Implants for surgery - Mechanical testing of implantable spinal devices - Fatigue test method for spinal implant assemblies using an anterior support
Lời nói đầu
TCVN 13403:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 12189:2008;
TCVN 13403:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Các quan điểm khác nhau về các thiết bị cố định cột sống sau như các hệ thống “cứng”, "bán cứng” hoặc “động” đã có sẵn trên thị trường. Một số các vật cấy ghép cột sống đang tồn tại này không được chỉ định trong các trường hợp bất ổn định lớn (vật cấy ghép “bán cứng” hay “động”, vật cố định dựa vào dây hay móc, các dây chằng nhân tạo, v.v), do chúng đã được thiết kế để cho phép chia sẻ gánh nặng với cột sống trước. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh một cách mạnh mẽ các ảnh hưởng của hiện tượng chia sẻ gánh nặng, đã mô tả nhiều trong tài liệu y học như một đặc điểm rất quan trọng liên quan đến các kiểu chịu tải mà các vật cấy ghép cột sống phải chịu.
Do những quan điểm khác nhau này dẫn đến hành vi vật cấy ghép khác nhau, nên một cấu trúc cấu hình phẫu thuật đốt sống không phải luôn luôn thích hợp để thử nghiệm, vì phẫu thuật bỏ đốt sống toàn phần mà sau đó không cung cấp đỡ trước diễn ra rất hiếm trong thực hành lâm sàng, và cũng vì loại cấu trúc này bỏ qua ảnh hưởng của đỡ cột sống trước lên tải trọng vật cấy ghép. Hơn nữa, một số loại vật cấy ghép thường quá mềm nên không thể thử nghiệm trên chính cấu hình riêng của chúng hay trong một cấu hình phẫu thuật đốt sống. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích cho phép thử nghiệm mỏi các vật cấy ghép cột sống mềm và cho phép thử nghiệm mỏi sinh cơ học của mọi loại vật cấy ghép cột sống, đặc biệt các vật cấy ghép bán cứng và động, bất kể độ cứng nội tại bên trong của chúng. Tiêu chuẩn này mô tả thử nghiệm mỏi nén/uốn, như thử nghiệm đa phương (kéo, vặn xoắn, cong bên), có thể cần thiết để đánh giá sự an toàn lâm sàng của thiết bị.
Đối với các thiết bị có khả năng chịu được tải trong cấu hình mổ đốt sống, nên thực hiện thử nghiệm không cần đỡ trước theo ASTM F1717 để chứng tỏ rằng trong hoàn cảnh xấu nhất thiết bị vẫn có thể đỡ được đủ tải.
Tiêu chuẩn này liên quan đến các phương pháp thử nghiệm mỏi các bộ cấy ghép cột sống (để cố định hay bảo tồn vận động) có đỡ trước.
VẬT CẤY GHÉP PHẪU THUẬT - THỬ NGHIỆM CƠ HỌC THIẾT BỊ CẤY GHÉP CỘT SỐNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ MỎI DÙNG CHO CÁC BỘ CẤY GHÉP CỘT SỐNG SỬ DỤNG CẤU TRÚC ĐỠ TRƯỚC
Implants for surgery - Mechanical testing of implantable spinal devices - Fatigue test method for spinal implant assemblies using an anterior support
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử nghiệm mỏi của các bộ cấy ghép cột sống (để cố định hay bảo tồn vận động) có sử dụng cấu trúc đỡ trước. Tiêu chuẩn này cung cấp cơ sở cho việc đánh giá độ bền nội tại tĩnh và động của các vật cấy ghép cột sống.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 10243, Tools for pressing - Compression springs with rectangular section - Housing dimensions and colour coding (Dụng cụ dùng để ép - Lò xo nén mặt cắt chữ nhật - Các kích thước hộp chứa và định mã màu)
ASTM F1717, Standart Test Methods for Spinal Implant Constructs in a Vertebrectomy Mode (Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn dùng cho các cấu trúc cấy ghép cột sống trong một Mô hình Mổ đốt sống)
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Độ dài hoạt động của thành phần trục (active lenghth of the longitudinal element)
Khoảng cách đường thẳng giữa tâm gắn kết nút cuối trên và tâm gắn kết nút cuối dưới.
3.2
Cánh tay đòn mô hình (model moment arm)
Khoảng cách vuông góc với một tải áp vào giữa điểm gài nút cuối (anchor) và tâm đặt tải.
3.3
Hỏng (failure)
Biến dạng vĩnh viễn xuất phát từ gãy; biến dạng chất dẻo hay sự nới lỏng quá mức không thể thay thế, có thể làm cho bộ cấy ghép cột sống trở nên không hiệu quả hay không thể đỡ tải một cách thỏa đáng
3.4
Điểm gài nút cuối (insertion point of an anchor)
Vị trí tại đó nút cuối được gắn vào mô hình đốt
3.5
Vị trí cột sống dự kiến (intended spinal location)
Khu vực giải phẫu của cột sống dự kiến để áp dụng bộ cấy ghép cột sống
CHÚ THÍCH: Bộ cấy ghép cột sống được phát triển cho những vị trí cột sống chuyên biệt như cột sống cổ trước hay cột sống cổ sau, cột sống ngực thắt lưng, cột sống thắt lưng và cột sống thắt lưng cùng.
3.6
Tải tối đa (maximum run-out load)
Tải tối đa có thể áp lên bộ cấy ghép cột sống trong đó tất cả các cấu trúc thử nghiệm chịu được 5 000 000 chu kỳ mà không bị hỏng
3.7
Bộ cấy ghép cột sống (spinal implant assembly)
Cấu hình cấy ghép đầy đủ dự định dùng trong phẫu thuật
CHÚ THÍCH: Một bộ cấy ghép cột sống sẽ chứa các nút cuối, các mối liên kết và các chi tiết dọc, và có thể chứa các chi tiết ngang.
3.8
Cấu trúc cấy ghép cột sống (spinal implant construct)
Bộ cấy ghép cột sống đầy đủ gắn vào cấu trúc đỡ thử nghiệm thích hợp
3.9
Khối thử nghiệm (test block)
UHMWPE
Bộ phận của dụng cụ thử nghiệm để nâng bộ cấy ghép cột sống
CHÚ THÍCH 1: Cần có một thiết kế khối thử nghiệm UHMWPE riêng cho mỗi vị trí cột sống dự kiến và phương pháp áp dụng dự định. Hình 1, 2 và 3 mô tả các thiết kế khuyến nghị cho các khối thử nghiệm (các ví dụ vùng thắt lưng) và Hình 4 mô tả thiết kế khuyến nghị cho các mẫu vùng cổ; tuy nhiên có thể sử dụng các thiết kế thay thế khác nếu có thể chứng minh hiệu quả tương đương.
CHÚ THÍCH 2: Các bộ cấy ghép cột sống chứa các loại nút cuối khác nhau. Mỗi loại nút cuối có một phương pháp áp dụng dự kiến vào cột sống.
Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp một phương pháp thử nghiệm mỏi cho phép thử nghiệm các thiết bị cấy ghép cột sống không thích hợp cho thử nghiệm mổ đốt sống.
Phương pháp này dựa trên việc sử dụng các khối thử nghiệm từ polyetylen siêu cao phân tử (UHMWPE) (có nguồn gốc từ các khối sử dụng trong thử nghiệm mổ đốt sống) và các lò xo (xem Hình 1). Cấu trúc đỡ thử nghiệm này gồm các khối thử nghiệm làm từ UHMWPE thể hiện các đốt sống, và các lò xo chuẩn hóa đại diện cho độ cứng của các đĩa sụn liên đốt sống. Các lò xo được chọn từ một bộ “chuẩn hóa” của ISO 10243. Sau đó thực hiện các thử nghiệm mỏi nén uốn trên cấu trúc cấy ghép cột sống (xem Hình 1) để đánh giá bộ cấy ghép cột sống đó (thử nghiệm mỏi).
Các điểm gài thể hiện trong Hình 1 cần được bám chặt vào, nếu có thể. Trong các trường hợp khi thiết kế bộ cấy ghép cột sống, hay các chỉ dẫn phẫu thuật để lắp đặt của nhà sản xuất chỉ định khác, các điểm gắn kết có thể khác với các kích cỡ này.
CHÚ DẪN
1. Các điểm gài
2. Tải
Hình 1 - Cấu trúc thắt lưng hai bên tiêu chuẩn gồm các thanh giằng và vít
5.1 Môi trường thử nghiệm (tùy chọn)
Có thể xem xét sử dụng một chất dịch cơ thể mô phỏng, nước muối sinh lý (9 g NaCI trong 1000 ml nước). Trong trường hợp này (trước khi thử nghiệm mỏi) cần đưa vào môi trường thử nghiệm dịch để làm ngập hoàn toàn các bề mặt tiếp xúc của cấu trúc cấy ghép cột sống. Nên duy trì nhiệt độ của môi trường thử nghiệm dịch trong khoảng (37 ± 2) °C, và các phép đo trong khi thử nghiệm nên tiến hành ở một vị trí đại diện nhiệt độ khối dịch.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng một dịch cơ thể mô phỏng, và khi ISO 10243 không xác định các tính chất vật liệu cụ thể của lò xo, cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ lò xo khỏi các tác nhân ăn mòn, hay đến việc sử dụng các lò xo (hay các chi tiết đàn hồi thay thế miễn là các đặc tính tĩnh và mỏi thích hợp) làm từ các vật liệu chống ăn mòn.
5.2 Mẫu thử
Cấu trúc đỡ thử nghiệm áp dụng với các khối thử nghiệm UHMWPE và các lò xo sản xuất theo ISO 10234 cân xứng với các kích thước hộp chứa và định mã màu của các lò xo nén mặt cắt chữ nhật, xác định độ cứng tiêu chuẩn của những lò xo này. Các lò xo được gài vào giữa các khối thử nghiệm UHMWPE nhờ khoan lỗ hình trụ thực hiện trên mỗi khối thử nghiệm UHMWPE (xem Hình 2 và 3). Để bảo tồn khoảng cách khuyến nghị trong ASTM F1717 giữa các khối thử nghiệm UHMWPE (76 mm đối với các vật cấy ghép thắt lưng và 35 mm đối với các vật cấy ghép vùng cổ), sử dụng 3 khối cho các vật cấy ghép vùng thắt lưng và hai khối cho các vật cấy ghép cổ. Có thể sử dụng các thiết kế cấu trúc đỡ thử nghiệm khác miễn là có cơ sở thích hợp. Ví dụ, có thể xem xét thiết lập thử nghiệm đơn mảnh với khoảng cách vít 38 mm đối với các vật cấy ghép vùng thắt lưng.
UHMWPE sử dụng để sản xuất các khối thử nghiệm cần có độ bền kéo đứt bằng 40 MPa ± 3 MPa.
Để thích hợp với tập tính sinh lý học của các đĩa sụn vùng thắt lưng dưới tải nén, khuyến nghị sử dụng kết hợp ba lò xo trong cùng một mặt phẳng (xem Hình 1). Mỗi lò xo nên có độ cứng 375 N/mm với L0 = 25 mm và ϕext = 25 mm.
CHÚ THÍCH 1: Độ cứng khi nén của đĩa sụn thắt lưng được dự tính trong tài liệu y học trong khoảng 700 N/mm và 2500 N/mm (xem các tham khảo [1] đến [4]).
CHÚ THÍCH 2: Một lò xo với độ cứng 375 N/mm phù hợp với ISO 10243 có mã màu đỏ.
Đối với các vật cấy ghép vùng cổ (xem Hình 4), sử dụng một lò xo có cùng kích thước như lò xo sử dụng cho đĩa vùng thắt lưng nhưng với độ cứng hoặc 147 N/mm hoặc 100 N/mm.
CHÚ THÍCH 3: Một lò xo với độ cứng 147 N/mm phù hợp với ISO 10243 là mã màu xanh trời. Một lò xo với độ cứng 100 N/mm phù hợp với ISO 10243 là mã màu xanh lá cây.
Hình 2 - Khối thử nghiệm UHMWP thắt lưng hai bên dùng cho vít hay bu lông
Có thể sử dụng các thiết kế và lò xo khác (thiết kế và độ cứng) của cấu trúc đỡ thử nghiệm miễn là các đặc điểm tĩnh và mỏi thích hợp. Ví dụ, có thể sử dụng các kết hợp lò xo khác để có tỷ lệ lực mô- men uốn/nén lớn hơn hoặc để cho các ứng dụng cụ thể
Tất cả các thành phần trong bộ cấy ghép cột sống phải là những phần chưa sử dụng trước đó. Các vật cấy ghép không được sử dụng lại. Chỉ sử dụng cấu trúc đỡ thử nghiệm (các khối thử nghiệm UHMWPE và lò xo) cho một thử nghiệm. Sau đó ghi nhãn và duy trì các cấu trúc thử nghiệm theo thực hành thử nghiệm tốt, không tháo rời cấu trúc thử nghiệm sau khi thử nghiệm trừ phi cần tháo rời để đánh giá bề mặt, các liên kết bị hỏng, sự ăn mòn hay các bề mặt bị lỏng. Chụp cấu trúc trước khi tháo rời.
Hình 3 - Khối thử nghiệm UHMWPE thắt lưng hai bên trung gian dùng cho vít hay bu lông
CHÚ DẪN
a Tải
Hình 4 - Cấu trúc hai bên vùng cổ và khối thử nghiệm cho vít hay bu lông.
6.1 Máy thử
Máy thử phải có khả năng tạo ra các tải quy định trong Bảng 1, kết hợp với các dịch chuyển tương ứng, vận hành với tần số 5 Hz ± 0,1 Hz.
Bảng 1 - Các thông số tài của máy thử nghiệm
Vật cấy ghép |
Tải, kN |
Dung sai, N |
Thắt lưng |
Tối đa 2,0 |
± 60 |
Tối thiểu 0,6 |
± 60 |
|
Cổ |
Tối đa 0,15 |
± 4,5 |
Tối thiểu 0,05 |
± 4,5 |
Máy thử phải có khả năng duy trì ± 1 % thời gian chu kỳ để bù pha.
6.2 Phương tiện để gắn và bao phủ mẫu thử nghiệm
Máy thử nghiệm phải có các phương pháp gắn thích hợp (hệ thống bi và ổ) để bao phủ cấu trúc cấy ghép cột sống.
6.3 Hệ thống kiểm soát nhiệt độ (tùy chọn)
Khi áp dụng, hệ thống kiểm soát nhiệt độ phải có khả năng duy trì nhiệt độ môi trường thử nghiệm dịch ở (37 ± 2) °C (xem 5.1).
7.1 Chọn cơ cấu đỡ thử nghiệm (vị trí cột sống và loại nút cuối dự kiến). Để dùng với các móc, dây cáp và dây thép, các khối thử nghiệm UHMWPE cần thay đổi giống như các khối dùng để thử nghiệm tương ứng (xem ASTM F1717).
7.2 Lắp và giữ các khối và lò xo với nhau bằng cách đặt tải nhỏ trước (khuyến nghị: nén 1 mm cho các lò xo), sau đó lắp các nút cuối theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoàn thành lắp ráp bộ cấy ghép cột sống bằng cách áp dụng tất cả các cơ chế bắt chặt, kẹp hay khóa như quy định bởi nhà sản xuất.
7.3 Gắn cấu trúc cấy ghép cột sống trong máy thử nghiệm bằng một hệ thống gắn kết thích hợp (hệ thống bi và ổ).
7.4 Nếu sử dụng môi trường thử nghiệm dịch, phải nhấn chìm hoàn toàn cấu trúc cấy ghép cột sống. Duy trì nhiệt độ môi trường thử nghiệm dịch ở nhiệt độ (37 ± 2) °C, tiến hành đo ở vị trí đại diện nhiệt độ khối của dịch. Xác định giá trị pH (tùy chọn). Trong khi thử nghiệm, thay thế dịch bị mất do bay hơi, ít nhất hàng ngày.
7.5 Khởi động máy thử nghiệm và điều chỉnh nó làm sao để các tải quy định (trong Bảng 1) được áp vào mẫu thử nghiệm. Thử nghiệm mỏi áp một tải dạng hình sin vào cấu trúc cấy ghép cột sống. Nên duy trì tải thông qua bộ kiểm soát biên độ tải hình sin ổn định. Tốc độ chu kỳ tối đa là 5 Hz cho thử nghiệm mỏi (khuyến nghị tốc độ chu kỳ thấp hơn).
CHÚ THÍCH: 1 Hz tương ứng với 100 % chu kỳ trong vòng 1s.
7.6 Đánh giá mẫu thử nghiệm ở các tải mỏi ban đầu. Tiếp tục thử nghiệm mỏi các mẫu với các tải lớn hơn cho đến khi xảy ra hỏng cấu trúc cấy ghép cột sống. Thiết lập tải tối đa gây lệch tâm. Các tải mỏi tối đa ban đầu gợi ý nên là 2000 N, để phù hợp với các tải nén sinh lý lên các đĩa sụn thắt lưng đã dự tính đại thể trong tài liệu khoa học (xem các Tham khảo [5] đến [7]).
Phải lập đồ thị mỏi bán loga của tải theo số lần chu kỳ tại điểm hỏng.
7.7 Tiếp tục thử nghiệm cho tới khi xảy ra một trong những điều sau:
a) hoàn thành 5 000 000 chu kỳ;
CHÚ THÍCH: Theo yêu cầu của người đặt mẫu, có thể tiến hành thử nghiệm ngoài giới hạn này.
b) hỏng hay lệch tâm cấu trúc cấy ghép cột sống (hỏng chức năng hay hỏng xác định bởi người dùng của vật liệu cấy ghép);
c) hỏng máy thử nghiệm không thể duy trì lực và các thông số dịch chuyển trong khoảng các dung sai.
7.8 Ghi chú các hỏng ban đầu và hỏng thứ phát, các kiểu hỏng và sự biến dạng các thành phần trước khi lấy cấu trúc cấy ghép cột sống ra khỏi máy thử nghiệm. Đánh giá tất cả sự thay đổi bề mặt.
7.9 Lấy cấu trúc cấy ghép cột sống ra khỏi máy thử nghiệm.
8.1 Báo cáo thử nghiệm phải:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 13403:2021 (ISO 12189:2008);
b) nêu rõ các thành phần cấy ghép cột sống, bộ cấy ghép cột sống, vị trí cột sống dự kiến và số lượng các mẫu đã thử nghiệm;
c) mô tả tất cả thông tin liên quan về các thành phần bao gồm tên, số lô, nhà sản xuất, vật liệu, số lượng phần; v.v
d) bao gồm mọi thông tin cụ thể cần thiết để tạo ra bộ cấy ghép;
e) nêu rõ độ dài lò xo, độ cứng và các hằng số lò xo cho tất cả lò xo;
f) mô tả tất cả thông tin liên quan về lò xo bao gồm tham khảo, số lô, nhà sản xuất; v.v
g) bao gồm mọi thông tin cụ thể liên quan cần thiết bộ cấy ghép, kể cả tải trước và lực xoắn chặt;
h) bao gồm một minh họa các cấu hình tải chính xác và mô tả những sự giống nhau và khác nhau với các chỉ số liên quan chứa trong tiêu chuẩn này;
i) báo cáo độ dài hoạt động của chi tiết dọc;
j) báo cáo cánh tay đòn mô hình và khoảng cách ở chiều X giữa đường xuyên tâm của chi tiết dọc và điểm gài của nút cuối trên mô hình đoạn cột sống;
k) ghi chú mọi thay đổi khác với quy trình thử nghiệm khuyến nghị;
l) công bố tốc độ tải.
8.2 Một báo cáo thử nghiệm cơ học động phải bao gồm các chi tiết sau:
Công bố các kích cỡ mẫu và tải theo số lượng chu kỳ tại thời điểm hỏng đối với tất cả thử nghiệm mỏi. Công bố các mức độ tải cho các mẫu thử nghiệm phải chịu 5 000 000 chu kỳ và tải lệch tối đa gây lệch tâm.
Báo cáo tất cả hỏng ban đầu và thứ phát. Cũng cần báo cáo các kiểu hỏng và những biến dạng thành phần đối với bộ cấy ghép cột sống và máy thử nghiệm. Các hỏng mỏi nên bao gồm một mô tả vị trí bắt đầu hỏng, khu vực lan truyền và khu vực hỏng cuối cùng. Mô tả tất cả các thay đổi bề mặt, mọi sự ăn mòn ma sát các bề mặt tương tác hoặc lỏng các kết nối. Bao gồm các hình ảnh bề mặt bị hỏng và kết cấu bề mặt tạo thành do mòn ma sát.
Lập đồ thị bán loga mỏi chịu tải nén, tải nén uốn hay mô-men nén uốn đối với số lượng chu kỳ tại thời điểm hỏng. Cho biết các mẫu đã không vượt qua được 5 000 000 chu kỳ.
Báo cáo một phân tích hồi quy tải nén và tải nén uốn đối với số lượng chu kỳ cho các cấu trúc hỏng.
9.1 Độ chụm
Thực tế không thể quy định độ chụm quy trình trong tiêu chuẩn này vì mức độ dao động lớn ở thiết kế và các thành phần cần thử nghiệm.
9.2 Độ chệch
Không thể có được công bố độ chệch trong tiêu chuẩn này vì vẫn chưa có các giá trị tham chiếu chấp nhận, cũng như không thể thu được chúng do bản chất phá hủy của thử nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] White, A.A, and Panjabi, M.M, Clinical Biomechanics of the spine, Lippincot, Philadelphia, 1990. (Sinh cơ học lâm sàng cột sống)
[2] Brown, T, Hansen, R.J, and Yorra, A.J. Some mechanical tests on lumbosacral spine with particular reference to intervertebral discs, J. Bone Joint Surg, 39A, pp. 1135-63, 1957, (Một số thử nghiệm cơ học trên cột sống thắt lưng cùng với sự tham khảo cụ thể các đĩa đệm)
[3] McGlashen, K.M., Miller, J.A. Schultz, A.B. and Anderson, G.B., Load displacement behavior of the human lumbo-sacral joint, J. Orthop. Res, 5.(4), pp. 488-96. 1987. (Tập tính dịch chuyển tải của khớp thắt lưng cùng của người)
[4] Shea, M, et al, A comparison of the effects of automated percutaneous diskectomy and conventional diskectomy on intradiscal pressure, disk geometry, and stiffness, J. Spinal Disord, 7(4), pp. 317-25, 1994. (So sánh hiệu quả của phẫu thuật đĩa đệm qua da và phẫu thuật đĩa đệm thông thường lên áp lực bên trong đĩa, hình học và độ cứng của đĩa đệm)
[5] Nachemson, A.L., Disc pressure measurements. Spine, 6(1). pp. 93-7, 1981. (Các phép đo áp lực đĩa đệm)
[6] Nachemson, A.L., The load on lubar discs in different positions of the body. Clinical Orthopaedics. 45. Pp. 107-22, 1966. (Tải lên các đĩa đệm thắt lưng ở các tư thế cơ thể khác nhau)
[7] Wilke, H.J, Neef, P., Clime, M., Hoogland, T. and Claes, L.E., New in vivo measurement of pressure in the intervertebral disc in daily life. Spine. 24(8). pp. 755-62, 1999. (Vấn đề mới trong phép đo in vivo áp lực ở đĩa sụn liên đốt sống trong cuộc sống hàng ngày)
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc
5 Chất thử và vật liệu
6 Thiết bị, dụng cụ
7 Cách tiến hành
8 Báo cáo thử nghiệm
9 Độ chụm và độ chệch
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.