TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13382-6:2022
GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH - PHẦN 6: GIỐNG CÀ PHÊ
Agricultural varieties - Testing for distinctness, Uniformity and Stability - Part 6: Coffee varieties
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
3.2 Chữ viết tắt
4 Yêu cầu về khảo nghiệm
4.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống cà phê
4.2 Tính trạng đặc trưng của giống
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.4 Phân nhóm giống khảo nghiệm
5 Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.2 Phương pháp đánh giá
5.3 Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E
Phụ lục A (Quy định) Tính trạng đặc trưng của giống
Phụ lục B (Quy định) Tờ khai
Phụ lục C (Quy định) Quy trình kỹ thuật canh tác
Phụ lục D (Tham khảo) Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng
Phụ lục E (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 13382-6:2022 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Bộ TCVN 13382-6:2022 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định gồm các phần sau:
TCVN 13382-1:2021, Phần 1: Giống lúa
TCVN 13382-2:2021, Phần 2: Giống ngô
TCVN 13382-3:2022, Phần 3: Giống cam
TCVN 13382-4:2022, Phần 4: Giống bưởi
TCVN 13382-5:2022, Phần 5: Giống chuối
TCVN 13382-6:2022, Phần 6: Giống cà phê
GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH - PHẦN 6: GIỐNG CÀ PHÊ
Agricultural varieties - Testing for Distinctness, Uniformity and Stability - Part 6: Coffee varieties
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống cà phê mới thuộc loài Coffea arabica L., (loại arabica), Coffea canephora Pierre ex A. Froehner, (loại robusta) và các giống lai giữa hai loại này. Đối với các giống lai hỗn hợp robusta khảo nghiệm từng dòng (giống) riêng rẽ tạo nên giống đó.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có);
TCVN 10684-2:2018 Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống. Phần 2: Cà phê
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1.1
Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)
Giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
3.1.2
Giống đối chứng (Check varieties)
Bao gồm các giống cà phê được bảo hộ, giống đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ, công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, công nhận chính thức tại Việt Nam và các giống cà phê thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
3.1.3
Giống tương tự (Similar varieties)
Giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm và có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.
3.1.4
Mẫu chuẩn (Standard sample)
…………………
Nội dung Tiêu chuẩn bằng File Word (đang tiếp tục cập nhật)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.