BS EN 913:2018
THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Gymnastic equipment - General safety requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 13318:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 913:2018.
TCVN 13318:2021 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Gymnastic equipment - General safety requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử đối với tất cả các thiết bị thể dục dụng cụ, thiết bị thể thao, và đối với tất cả các thiết bị sử dụng cho giáo dục thể chất, đào tạo, thi đấu, dành cho người có thẩm quyền giám sát và không được quy định trong các tiêu chuẩn cụ thể hoặc các quy định hiện hành khác.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 6487, Road vehicles - Measurement techniques in impact tests - Instrumentation (Phương tiện giao thông đường bộ - Kỹ thuật đo lường trong các thử nghiệm va đập - Thiết bị).
EN 1991-1-1, Eurocode 1: Actions on structures - Part 1-1: General actions - Densities, self-weight, imposed loads for buildings (Tác động/ảnh hưởng trên các cấu trúc - Phần 1-1: Tác động chung - Tỷ trọng, trọng lượng bản thân, tải trọng được áp đặt cho các tòa nhà).
EN 1991-1-3, Eurocode 1: Actions on structures - Part 1-3: General actions - Snow loads (Tác động/ảnh hưởng trên các cấu trúc - Phần 1-3: Tác động chung - Tải trọng tuyết).
EN 1991-1-4, Eurocode 1: Actions on structures - Part 1-4: General actions - Wind actions (Tác động trên các cấu trúc - Phần 1-4: Tác động chung - Tải trọng gió).
EN 1991-1-5, Eurocode 1: Actions on structures - Part 1-5: General actions - Thermal actions (Tác động trên các cấu trúc - Phần 1-5: Tác động chung - Tải trọng nhiệt độ).
EN ISO 12100, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction (An toàn máy - Nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Mối nguy (hazard)
Nguồn gây hại tiềm tàng
[NGUỒN: EN ISO 12100:2010, 3.6]
3.2
Rủi ro (risk)
Sự kết hợp giữa khả năng xảy ra thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đó.
[NGUỒN: EN ISO 12100:2010, 3.12]
3.3
Khối lượng cơ thể (body mass)
Khối lượng của người sử dụng thiết bị.
3.4
Tải trọng tĩnh (static load)
Tải trọng tác động lên thiết bị do cấu trúc của thiết bị, tải trọng thêm vào và các thành phần ứng suất trước.
3.5
Hệ số động (dynamic factor)
Hệ số có tính đến sự ảnh hưởng của khối lượng cơ thể khi chuyển động.
3.6
Hệ số an toàn (safety factor)
Hệ số bao gồm tính không ổn định về tải trọng cơ thể và hệ số động, không bao gồm việc cho phép thay đổi vật liệu và quy trình sản xuất.
3.7
Tải biến thiên (variable load)
Tải do các hệ số khác với tải trọng tĩnh và tải trọng cơ thể.
Việc đánh giá rủi ro theo EN ISO 12100. Mười hai mối nguy hoặc nguồn mối nguy được coi là có liên quan đến thiết bị thể dục dụng cụ, đó là:
a) nghiền nát;
b) nghiền cắt;
c) cắt và cắt đứt;
d) bị vướng vào và bị kẹt;
e) va đập;
f) đâm hoặc đâm thủng;
g) ma sát và mài mòn;
h) không đủ độ bền cơ học;
i) sử dụng vật liệu không phù hợp
CHÚ THÍCH Xem thêm Quy định (EC) số 1907/2006);
j) chuyển động ngoài ý muốn, kể cả trượt;
k) thiết kế ecgônômi không phù hợp;
l) thông tin sai hoặc thiếu.
CHÚ THÍCH Xem thêm Chỉ thị 2001/95/EC.
Vật liệu phải được lựa chọn và bảo quản sao cho tính toàn vẹn cấu trúc của thiết bị được sản xuất từ vật liệu đó không bị ảnh hưởng trước kỳ kiểm tra bảo dưỡng liên quan tiếp theo.
CHÚ THÍCH 1 Các quy định trong tiêu chuẩn này liên quan đến một số vật liệu không có nghĩa các vật liệu tương đương khác không phù hợp trong sản xuất thiết bị thể thao đa chức năng.
Việc lựa chọn và sử dụng vật liệu phải phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng khi áp dụng.
Trong việc lựa chọn vật liệu hoặc chất liệu cho thiết bị, nên xem xét việc xử lý thải bỏ đối với vật liệu hoặc chất liệu có liên quan đến bất kỳ nguy cơ độc hại đến môi trường.
CHÚ THÍCH 2 Thông tin về việc nhận biết và phân loại các chất/vật liệu được nêu trong Quy định (EC) số 1272/2008 (phân loại, đóng gói và dán nhãn các chất và hỗn hợp nguy hiểm) cũng như trong Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 18 tháng 12 năm 2006 liên quan đến việc đăng ký, đánh giá, ủy quyền và hạn chế hóa chất (REACH).
Bề mặt được coi là hoàn thiện khi không có đinh nhô ra, đầu dây cáp nhô ra hoặc những bộ phận nhọn hoặc có gờ sắc. Không được có bất kỳ bề mặt gồ ghề có nguy cơ gây chấn thương. Tất cả các mối hàn phải nhẵn. Các bu lông nhô ra trong bất kỳ phần nào của thiết bị có thể tiếp cận cần được che kín toàn bộ, ví dụ: ốc đầu tròn. Các đai ốc và đầu bu lông được phép nhô ra dưới 8 mm ở những phần không thể tiếp cận, miễn là chúng không có gờ sắc.
Các góc, cạnh và các phần nhô ra về phía người dùng trên 8 mm và không được che chắn với các khu vực liền kề không quá 25 mm tính từ cuối phần nhô ra phải được mài/về tròn. Bán kính tối thiểu của đường cong phải là 3 mm.
Hình 1 cho thấy các ví dụ về bảo vệ cho các loại đai ốc và bu lông và các bộ phận cho phép nhô ra. Hình 2 cho thấy các ví dụ về các bộ phận không cho phép nhô ra.
Yêu cầu này nhằm mục đích ngăn ngừa thương tích do tiếp xúc ngoài ý muốn với các bộ phận.
Kích thước tính bằng milimét
a) Ví dụ về bảo vệ cho các loại đai ốc và bu lông
b) Ví dụ về các bộ phận cho phép nhô ra
Hình 1 - Ví dụ về các bộ phận cho phép nhô ra
Kích thước tính bằng milimét
a) Không có con vít nhô ra bên ngoài
b) Không được bảo vệ, bộ phận nhô ra có cạnh sắc (cứng)
Hình 2 - Ví dụ về các bộ phận không cho phép nhô ra
5.3.1 Khe hở và các điểm cắt/nghiền
Khi sử dụng thiết bị
- không được có khe hở, khoảng trống hoặc các điểm cắt/nghiền có thể gây nguy hiểm cho đầu và cổ hoặc ngón tay, và
- trong trường hợp các bộ phận của thiết bị có thể chuyển động tương đối với nhau hoặc với mặt sàn, theo thiết kế hoặc do độ lệch hoặc uốn cong dưới tải, chuyển động này phải không tạo ra điểm bị kẹt.
Những yêu cầu này phải được đánh giá bằng cách kiểm tra trực quan và đo lường theo các phương pháp quy định trong Phụ lục A.
Không được có nguy cơ bị kẹt đầu và cổ ở phần thấp nhất của khe hở. Khoảng cách khe hở so với mặt sàn ít nhất là 600 mm. Khi một chi tiết của thiết bị có thể được sử dụng ở các độ cao khác nhau hoặc theo các hướng khác nhau, tất cả các độ cao và hướng phải được xem xét.
5.3.2 Hệ thống vận chuyển
Trong trường hợp sử dụng hệ thống vận chuyển, thiết bị sẽ không thể bị lật khi đặt tải ở một đầu có khối lượng tối thiểu là 75 kg.
Khi một hệ thống vận chuyển chạm mặt sàn, cần có cơ chế không thể thả ra hoặc rơi vô ý.
5.3.3 Thiết bị cố định sàn
Bất kỳ thiết bị cố định sàn nào cũng phải được thiết kế sao cho chúng không nhô lên khỏi mặt sàn, cũng không được có các khe hở có đường kính lớn hơn hoặc bằng 8 mm, khi thiết bị không được gắn vào sàn.
5.4.1 Yêu cầu chung
Trừ khi có quy định khác trong các tiêu chuẩn riêng, việc kiểm tra xác nhận độ ổn định và độ bền của thiết bị phải đạt được bằng tính toán kỹ thuật hoặc bằng thử nghiệm theo các quy trình quy định trong Phụ lục B.
5.4.2 Độ ổn định
Để kiểm tra độ ổn định khi hoạt động bình thường tạo ra lực bất ổn theo hướng ngang, ví dụ: khi nhảy ngựa, lực thử ngang lý thuyết phải được tính theo công thức nêu trong B.1.8. Việc tính toán phải cho kết quả ≥ 35 % khối lượng bản thân của thiết bị hoặc 50 N, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
Trừ khi có quy định khác tại các tiêu chuẩn riêng, đối với thiết bị có các phần thân không cố định, phải thực hiện thử nghiệm thực tế với lực thử ngang lý thuyết là 65 % lực thử lý thuyết được tính theo công thức nêu trong B.1.8, hoặc 50 N, tùy theo giá trị nào lớn hơn. Các phần thân không cố định phải không được tách rời ra.
5.4.3 Độ bền
Khi được thử theo Phụ lục B, thiết bị phải không bị sập hoặc gãy, hoặc có bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào dẫn đến nguy cơ mất an toàn như mô tả trong tiêu chuẩn này.
Trong quá trình sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị, cần tránh những thay đổi ngẫu nhiên do dụng cụ điều chỉnh gây ra.
Trong quá trình hoạt động, các cơ cấu nâng hạ không được phép nhô ra trong khoảng không gian của người vận hành.
Điều này sẽ được đánh giá bằng cách tiến hành kiểm tra trực quan và vận hành dụng cụ điều chỉnh.
5.6 Kiểm tra giảm chấn của lớp đệm trên cùng
Khi được thử theo phương pháp quy định trong Phụ lục C, gia tốc cực đại không được vượt quá 500 m/s2, nếu không có quy định tại các tiêu chuẩn riêng.
Các yêu cầu liên quan đến thiết bị thể dục dụng cụ và thiết bị thể thao cụ thể được đề cập trong tiêu chuẩn tương ứng (nếu có).
Các yêu cầu liên quan đến thiết bị thể dục dụng cụ và thiết bị thể thao cụ thể được đề cập trong tiêu chuẩn thích hợp (nếu có).
Tất cả các thiết bị thể dục dụng cụ phải ghi nhãn như sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) tên, nhãn hiệu hoặc biện pháp nhận biết khác của nhà sản xuất, nhà bán lẻ hoặc nhà nhập khẩu;
c) năm sản xuất;
d) số lượng người dùng thiết bị dự kiến.
Bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến mục đích sử dụng thiết bị dụng cụ thể dục và thiết bị thể thao cụ thể được đề cập trong tiêu chuẩn tương ứng (khi cần thiết).
Nhà sản xuất cần cung cấp các hướng dẫn an toàn cho việc lắp ráp, lắp đặt, vận chuyển, lưu trữ và bảo trì bằng ngôn ngữ thích hợp của quốc gia nơi lắp đặt và sử dụng thiết bị thể dục dụng cụ và thiết bị thể thao.
Các yêu cầu khác liên quan đến các thiết bị thể dục dụng cụ và thiết bị thể thao cụ thể được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng (khi cần thiết).
Trừ khi có quy định khác, dung sai của các đầu dò trong phụ lục này như sau:
a) ± 1 mm cho kích thước; và
b) ± 1 ° cho các góc.
Trong các tình huống nghi ngờ khi sử dụng các đầu dò liên quan đến dung sai, cần thực hiện phép đo chính xác để đảm bảo độ mở phù hợp với kích thước danh nghĩa của đầu dò.
Tất cả các phép thử cần được thực hiện cẩn thận.
A.2.1 Độ mở hoàn toàn
A.2.1.1 Thiết bị, dụng cụ
Đầu dò, như được minh họa trong Hình A.1.
Kích thước tính bằng milimét
a) Đầu dò E (đầu nhỏ)
Hình A.1 - Đầu dò xác định bị kẹt đầu và cổ trong các khe hở hoàn toàn (tiếp theo)
b) Đầu dò C (thân)
c) Đầu dò D (đầu lớn)
Hình A.1 - Đầu dò xác định bị kẹt đầu và cổ trong các khe hở hoàn toàn (kết thúc)
A.2.1.2 Quy trình thử
Áp dụng lần lượt các đầu dò như được minh họa trong Hình A.1 cho mỗi khe hở tương ứng. Ghi lại và báo cáo sự đi qua của bất kỳ đầu dò trong mọi khe hở. Nếu có đầu dò không tự do đi qua khe hở, tác dụng một lực (222 ± 5) N lên đầu dò. Khi sử dụng đầu dò, sẽ an toàn hơn khi cho thân đầu dò đi qua khe hở trước. Áp dụng đầu dò vuông góc với trục mặt phẳng của khe hở.
CHÚ THÍCH Kích thước của đầu dò D dựa trên kích thước của trẻ lớn và do đó, sẽ có dung sai lớn nếu đánh giá thiết bị sử dụng cho trẻ nhỏ.
A.2.2 Khe hở mở giới hạn một phần và mở hình chữ V
A.2.2.1 Thiết bị, dụng cụ
Mẫu thử, như được minh họa trong Hình A.2
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
A phần ‘A’ của đầu dò
B phần ‘B’ của đầu dò
B1 phần gờ của đầu dò
Hình A.2 - Mẫu thử để đánh giá bị kẹt đầu và cổ trong khe hở mở giới hạn một phần và mở hình chữ V
A.2.2.2 Quy trình thử
Định vị phần ‘B’, của mẫu thử ở giữa và vuông góc với ranh giới của khe hở, như trong Hình A.3 và báo cáo xem mẫu có vừa với ranh giới của khe hở hay không hoặc nếu mẫu thử không thể chèn hoàn toàn vào độ dày của đầu dò.
Nếu mẫu thử có thể được chèn vào độ sâu lớn hơn độ dày của mẫu (45 mm), áp dụng phần ‘A’ của mẫu thử, để kiểm tra các điểm đầu mút của khe hở cũng như đường trung tâm.
Đảm bảo rằng mặt phẳng của mẫu thử song song và thích hợp với khe hở, như trong Hình A.4.
Chèn mẫu thử dọc theo khe hở cho đến khi nó ngừng chuyển động do tiếp xúc với ranh giới của khe hở. Ghi lại và báo cáo kết quả bao gồm góc của đường trung tâm mẫu so với trục dọc và trục ngang (xem Hình A.4) vì điều này sẽ xác định các yêu cầu đạt hay không được đưa ra trong 5.3.1. Xem Hình A.5 và Hình A.6 để biết ví dụ về đánh giá cho các phạm vi góc khác nhau.
CHÚ DẪN:
1 tiếp cận được
2 không tiếp cận được
Hình A.3 - Phương pháp chèn phần ‘B’ của mẫu thử nghiệm
CHÚ DẪN:
1 phạm vi 1
2 phạm vi 2
3 phạm vi 3
4 góc chèn để đánh giá phạm vi
5 đường trung tâm mẫu
6 kiểm tra tất cả các góc chèn
7 phần A (xem Hình A.2)
8 phần B (xem Hình A.2)
Hình A.4 - Kiểm tra tất cả các góc chèn để xác định phạm vi
a) Bỏ qua nếu phần trước chèn hoàn toàn đến độ sâu tối đa (độ sâu vai mẫu) 265 mm
b) Không đạt
Hình A.5 - Phương pháp chèn phạm vi 1 phần A của mẫu thử nghiệm (tiếp theo)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.