GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - HẠT GIỐNG
Forest variety - Seeds
Lời nói đầu
TCVN 13276:2021 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - HẠT GIỐNG
Forest variety - Seeds
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng đối với hạt giống của các loài cây lâm nghiệp gồm; Keo tai tượng, Keo lá tràm, Mỡ, Sa mộc, Sao đen, Thông mã vĩ, Thông nhựa vùng cao, Thông nhựa vùng thấp, Thông caribe, Thông ba lá, Tếch, Phi lao, Lát hoa, Bồ đề, Lim xanh, Lim xẹt, Vối thuốc, Dầu rái, Xoan ta, Trám đen, Trám trắng, Quế, Hồi và Muồng đen.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Độ thuần hạt giống (Seed purity)
Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng hạt thuần và tổng khối lượng mẫu kiểm nghiệm.
2.2
Hàm lượng nước trong hạt (Seed water content)
Tỷ lệ phần trăm giữa lượng nước chứa trong hạt và khối lượng của hạt.
2.3
Khối lượng 1000 hạt (Weight of 1000 seeds)
Khối lượng tính bằng gam của 1000 hạt thuần.
2.4
Lô hạt giống (Seed lot)
Hạt giống thu từ một nguồn giống nhất định (lâm phần tuyển chọn, rừng giống, vườn giống, cây trội hoặc xuất xứ được công nhận) trong một vụ thu hoạch.
2.5
Nguồn giống (Seed source)
Nguồn cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm; lâm phần tuyển chọn, rừng giáng chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây mẹ hoặc cây trội và vườn cây đầu dòng.
2.6
Tạp chất (Inert matter)
Các dạng hạt và các dạng vật chất khác không được coi là hạt sạch hoặc hạt khác loài.
2.7
Thế nảy mầm (Germination energy)
Tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm trong 1 phần 3 thời gian đầu của kỳ hạn nảy mầm so với tổng số hạt kiểm nghiệm.
2.8
Tỷ lệ nảy mầm (Germination percentage)
Tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm so vội tổng số hạt kiểm nghiệm.
Yêu cầu kỹ thuật các chỉ tiêu chất lượng hạt giống đối với các loài cây lâm nghiệp quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu chất lượng hạt giống cây lâm nghiệp
Tên loài |
Chỉ tiêu chất lượng |
|||||||
Độ thuần hạt giống tối thiểu (%) |
Khối lượng 1000 hạt tối thiểu (gam) |
Tỷ lệ nảy mầm tối thiểu (%) |
Thế nảy mầm tối thiểu (%) |
Hàm lượng nước trong hạt tối đa (%) |
Hình thái |
Tình trạng sâu, bệnh hại |
Nguồn giống |
|
Keo tai tượng |
93 |
10 |
80 |
50 |
6 |
Hạt giống đồng đều về kích thước và màu sắc |
100 % hạt của lô hạt giống không bị sâu, bệnh hại |
Hạt giống thu từ nguồn giống được công nhận hoặc ở cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần có địa chỉ rõ ràng |
Keo lá tràm |
80 |
22 |
85 |
35 |
8 |
|||
Mỡ |
90 |
42 |
65 |
25 |
25 |
|||
Sa mộc |
90 |
8 |
25 |
15 |
10 |
|||
Sao đen |
95 |
400 |
85 |
75 |
35 |
|||
Thông mã vĩ |
93 |
14 |
80 |
55 |
7 |
|||
Thông nhựa vùng thấp |
93 |
36 |
75 |
40 |
7 |
|||
Thông nhựa vùng cao |
93 |
32 |
75 |
40 |
7 |
|||
Thông caribe |
93 |
14 |
70 |
55 |
7 |
|||
Thông ba lá |
93 |
32 |
75 |
40 |
7 |
|||
Tếch |
90 |
588 |
40 |
25 |
10 |
|||
Phi lao |
85 |
2 |
35 |
25 |
7 |
|||
Lát hoa |
85 |
20 |
65 |
40 |
8 |
Hạt giống đồng đều về kích thước và màu sắc |
100 % hạt của lô hạt giống không bị sâu, bệnh hại |
Hạt giống thu từ nguồn giống được công nhận hoặc ở cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần có địa chỉ rõ ràng |
Bồ đề |
95 |
143 |
80 |
30 |
28 |
|||
Lim xanh |
90 |
909 |
80 |
30 |
9 |
|||
Lim xẹt |
90 |
105 |
80 |
40 |
9 |
|||
Vối thuốc |
85 |
4,5 |
40 |
25 |
10 |
|||
Dầu rái |
80 |
4000 |
30 |
25 |
25 |
|||
Xoan ta |
90 |
454 |
80 |
40 |
9 |
|||
Trám đen |
90 |
4000 |
50 |
30 |
12 |
|||
Trám trắng |
90 |
2000 |
40 |
30 |
12 |
|||
Quế |
90 |
333 |
75 |
45 |
30 |
|||
HỒI |
90 |
125 |
75 |
40 |
30 |
|||
Muồng đen |
90 |
29 |
80 |
45 |
8 |
CHÚ THÍCH: Danh mục các loài kèm theo tên khoa học của từng loài cây tham khảo tại Phụ lục A.
4.1.1 Nguyên tắc chung
Phân tích độ thuần được phân chia thành 2 thành phần: hạt thuần và tạp chất. Tất cả các loại tạp chất sẽ được xác định và được tính bằng tỷ lệ phần trăm theo khối lượng.
4.1.2 Lấy mẫu
Khối lượng tối thiểu của mẫu phân tích độ thuần như sau:
- Khối lượng (tùy theo từng loại hạt cụ thể, sao cho trong mẫu có chứa ít nhất 1000 hạt).
- Sử dụng toàn bộ mẫu phân tích để xác định độ thuần. Mẫu phân tích được cân theo đơn vị gam với độ chính xác tới 0,01 gam.
4.1.3 Cách tiến hành
- Sau khi cân khối lượng, tiến hành phân chia các thành phần chứa trong mẫu.
- Việc xác định hạt thuần dựa trên những biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi. Trong quá trình phân lập các thành phần có trong mẫu hạt phải thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương đến cấu trúc của hạt, ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.
- Sau khi được phân định, các thành phần được cân lại với độ chính xác tới 0,01 gam.
4.1.4 Tính kết quả
- Kiểm tra khối lượng sau khi phân tích: Cộng tất cả khối lượng của các thành phần chứa trong mẫu và so sánh với khối lượng ban đầu. Nếu có sự chênh lệch dưới 5 % thì kết quả được chấp nhận. Nếu sự chênh lệch vượt quá 5 % thì phải tiến hành phân tích lại mẫu khác.
- Tỷ lệ phần trăm khối lượng của các thành phần được tính chính xác đến một chữ số thập phân.
- Tính tỷ lệ phần trăm phải dựa trên tổng khối lượng của các thành phần công lại sau khi cân, không so sánh với khối lượng ban đầu của mẫu phân tích. Sai khác giữa tổng khối lượng của các thành phần cộng lại sau khi cân so với khối lượng ban đầu của mẫu phải nhỏ hơn 5 %. Nếu vượt quá giới hạn này thì phải tiến hành phân tích lại.
Độ thuần hạt giống được tính theo công thức sau đây:
Độ thuần hạt giống (%) |
Khối lượng hạt thuần (gam) |
× 100 |
(1) |
Tổng khối lượng các thành phần của mẫu kiểm nghiệm (gam) |
- Quy tắc làm tròn số: Cộng tất cả các thành phần của mẫu lại theo tỷ lệ phần trăm khối lượng phải bằng 100 %. Nếu tổng nhỏ hoặc lớn hơn 100 % (99,9 % hay 100,1 %) thì cộng hoặc trừ 0,1 % vào phần có trị số lớn nhất. Nếu sự chênh lệch vượt quá 0.1 % thì phải kiểm tra lại những sai sót trong tính toán.
4.2.1 Nguyên tắc
Xác định khối lượng 1000 hạt được lấy ra từ phần hạt thuần đã loại bỏ tạp chất, được quy về khối lượng 1000 hạt ở hàm lượng nước tiêu chuẩn.
4.2.2 Lấy mẫu
Mẫu để xác định khối lượng 1000 hạt được chuẩn bị bằng cách trộn đều phần hạt thuần và từ đó lấy ngẫu nhiên 1000 hạt.
4.2.3 Cách tiến hành
Sau khi đếm hạt, cân khối lượng mẫu hạt tính bằng gam với độ chính xác đến 0,01 gam.
4.2.4 Tính kết quả
Dùng cân điện từ độ chính xác 0,01 gam cân tổng khối lượng của 1000 hạt.
4.3 Tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm
4.3.1 Nguyên tắc
- Xác định tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm trên các mẫu lấy từ phần hạt được tính là hạt thuần.
- Xác định tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm dựa trên số hạt mọc thành cây mầm bình thường và tổng số hạt kiểm nghiệm.
4.3.2 Lấy mẫu
- Trộn đều phần hạt thuần, lấy ngẫu nhiên 400 hạt, chia thành 4 tổ để kiểm nghiệm nảy mầm (4 lần lặp, mỗi lần 100 hạt). Chỉ áp dụng đối với những loại hạt có kích thước lớn (1,0 ki lô gam hạt có khoáng dưới 5000 hạt).
- Trộn đều mẫu phân tích, lấy ngẫu nhiên (tùy theo loại hạt từ 0,4 gam đến 4,0 gam, bao gồm cả hạt tinh và tạp vật) để kiểm nghiệm nảy mầm. Chia đều thành 4 tổ, mỗi tổ có khối lượng 0,1 g đến 1,0 gam (tùy theo loại hạt, sao cho mỗi lần lặp có xấp xỉ 100 hạt thuần). Chỉ áp dụng đối với những loại hạt có kích thước nhỏ (1,0 ki lô gam hạt có trên 5000 hạt).
- Môi trường nảy mầm:
+ Yêu cầu đối với cát: Cát tinh, đồng nhất về đường kính cấp hạt giao động từ 0,05 mm đến 0,8 mm; Độ pHKCl dao động từ 6,0 đến 7,5; Không lẫn các loại hạt giống, không có mầm mống nấm, sâu bệnh hoặc các chất độc hại; Có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm và cây mầm đồng thời có độ thông thoáng cần thiết cho không khí lưu thông.
+ Yêu cầu đối với đất: Đất có kết cấu tốt, không bị kết vón, không lẫn với các viên to; Độ pHKCl giao động từ 6,0 đến 7,5; Không lẫn các loại hạt giống, không có mầm mống nấm, sâu bệnh hoặc các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây mầm hoặc việc đánh giá kết quả nảy mầm; có khả năng giữ ẩm, khi được điều chỉnh đến giới hạn độ ẩm thích hợp, có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm và cây mầm, đồng thời có độ thông thoáng cần thiết cho không khí lưu thông.
+ Yêu cầu đối với khay, hộp đựng giả thể: Phải vô trùng, không lẫn các hợp chất vô cơ, hữu cơ làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
+ Yêu cầu đối với nước dùng để tưới ẩm cho giá thể là nước cất.
4.3.3 Cách tiến hành
4.3.3.1 Phương pháp sử dụng số lượng hạt thuần (Áp dụng đối với những loại hạt có kích thước lớn)
- Mẫu phân tích: Trộn đều phần hạt thuần, lấy ngẫu nhiên 400 hạt, chia thành 4 tổ để kiểm nghiệm nảy mầm (4 lần lặp, mỗi lần 100 hạt).
- Xử lý hạt: Đối với các loại hạt có tính ngũ sâu, trước khi gieo cần tiến hành xử lý, kích thích cho hạt nảy mầm, bằng các phương pháp xử lý vật lý hoặc hóa học.
- Gieo hạt: Hạt được chia làm 4 tổ (4 lần lặp), mỗi tổ (một lần lặp) gieo 100 hạt trên giá thể trông khay men hay hộp petri. Chú ý tạo khoảng cách giữa các hạt đều nhau và không ảnh hưởng lẫn nhau khi hạt đã nảy mầm và phát triển thì không chạm nhau.
- Trên mỗi khay men hay hộp petri gieo hạt đều có nhãn ghi:
+ Tên hạt giống.
+ Ký hiệu lô hạt.
+ Số hiệu lần lặp.
+ Ngày xử lý.
+ Ngày đặt hạt vào môi trường nảy mầm.
- Đặt khay hạt vào trong tủ nảy mầm: với nhiệt độ, ẩm độ được điều chỉnh thích hợp hoặc, nếu phòng kiểm nghiệm có điều kiện nhiệt độ phù hợp thì có thể đặt khay hạt lên trên giá, có kính đậy phía trên.
- Hàng ngày kiểm tra, phun thêm nước cho giá thể đủ ẩm.
- Trường hợp xuất hiện hiện tượng nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm thì phải kịp thời thay thế giá thể đang sử dụng bằng giá thể khác. Nếu nấm bệnh xuất hiện nhiều, gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường thì phải kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm không cao hơn không xử lý thì phải ghi rõ trong báo cáo kiểm nghiệm để có biện pháp khắc phục.
4.3.3.2 Phương pháp chia tổ theo khối lượng (Áp dụng cho các hạt có kính thước nhỏ)
- Mẫu phân tích: Trộn đều mẫu phân tích, lấy ngẫu nhiên (tùy theo loại hạt từ 0,4 gam đến 4,0 gam, bao gồm cả hạt tinh và tập vật) để kiểm nghiệm nảy mầm. Chia đều thành 4 tổ, mỗi tổ có khối lượng 0,1 gam đến 1,0 gam (tùy theo loại hạt, sao cho mỗi lần lặp có xấp xỉ 100 hạt thuần).
- Xử lý hạt: Đối với các loại hạt có tính ngủ sâu, trước khi gieo cần tiến hành xử lý, kích thích cho hạt nảy mầm, bằng các phương pháp xử lý vật lý hoặc hóa học.
- Gieo hạt: Hạt được chia làm 4 tổ (4 lần lặp), mỗi tổ (một lần lặp) gieo 0,1 gam đến 1,0 gam trên giấy lọc trong khay men hay hộp petri. Chú ý tạo khoảng cách giữa các hạt đều nhau và không ảnh hưởng lẫn nhau khi hạt đã nảy mầm và phát triển thì không chạm nhau.
- Trên mỗi khay men hay hộp petri gieo hạt đều có nhãn ghi:
+ Tên hạt giống.
+ Ký hiệu lô hạt.
+ Số hiệu lần lặp.
+ Ngày xử lý.
+ Ngày đặt hạt vào môi trường nảy mầm.
- Đặt khay hạt vào trong tủ nảy mầm: với nhiệt độ, ẩm độ được điều chỉnh thích hợp hoặc, nếu phòng kiểm nghiệm có điều kiện nhiệt độ phù hợp thì có thể đặt khay hạt lên trên giá, có kính đậy phía trên.
- Hàng ngày kiểm tra, phun thêm nước cho giấy lọc đủ ẩm.
- Trường hợp xuất hiện hiện tượng nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm thì phải kịp thời thay thế giá thể đang sử dụng bằng giá thể khác. Nếu nấm bệnh xuất hiện nhiều, gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường thì phải kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trữ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm không cao hơn không xử lý thì phải ghi rõ trong báo cáo kiểm nghiệm để có biện pháp khắc phục.
4.3.4 Tính kết quả
4.3.4.1 Phương pháp sử dụng số lượng hạt thuần (Áp dụng đối với những loại hạt có kích thước lớn)
- Tính số hạt mọc thành cây mầm bình thường cho mỗi tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của các tổ bằng cách tính hiệu số giữa tổ có số cây mầm bình thường cao nhất và tổ có số cây mầm bình thường thấp nhất.
- Tỷ lệ phần trăm trung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 tổ trong một lần kiểm nghiệm nảy mầm được coi là tỷ lệ nảy mầm của lô hạt nếu hiệu số giữa 2 số biên nhỏ han hay bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình quy định trong Bảng 2.
- Nếu hiệu số giữa 2 số biên lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong Bảng 2, phải loại bớt một tổ có trị số xa nhất so với trị số trung bình của 4 tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của 3 tổ và tỷ lệ phần trăm trung bình của 3 tổ còn lại. Tỷ lệ phần trăm trung bình này được coi là tỷ lệ nảy mầm của lô hạt khi hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình quy định trong Bảng 2.
- Nếu tỷ lệ phần trăm trung bình của 3 tổ đó vẫn lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong Bảng 2 thì phải làm lại kiểm nghiệm nảy mầm.
Bảng 2 - Quy định sai lệch lớn nhất cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình kiểm nghiệm
Tỷ lệ trung bình của 4 (hoặc 3) tổ (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép (%) |
Tỷ lệ trung bình của 4 (hoặc 3) tổ (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép (%) |
99 |
5 |
Từ 87 đến 88 |
13 |
98 |
6 |
Tử 84 đến 86 |
14 |
97 |
7 |
Từ 81 đến 83 |
15 |
96 |
8 |
Từ 78 đến 80 |
16 |
95 |
9 |
Từ 73 đến 77 |
17 |
Từ 93 đến 94 |
10 |
Từ 67 đến 72 |
18 |
Từ 91 đến 92 |
11 |
Từ 56 đến 66 |
19 |
Từ 89 đến 90 |
12 |
Từ 51 đến 55 |
20 |
- Nếu lô hạt giống có nhiều cơ sở cùng kiểm nghiệm và cho những kết quả khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm (và thế nảy mầm) của lô hạt là trị số trung bình cộng của các kết quả đó nếu sự sai khác giữa các kết quả đó nhỏ hơn hay bằng sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Quy định sai lệch lớn nhất cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình kiểm nghiệm giữa các đơn vị kiểm nghiệm
Tỷ lệ nảy mầm trung bình (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép (%) |
Tỷ lệ nảy mầm trung bình (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép (%) |
Từ 98 đến 99 |
2 |
Từ 77 đến 84 |
6 |
Từ 95 đến 97 |
3 |
Từ 60 đến 76 |
7 |
Từ 91 đến 94 |
4 |
Từ 51 đến 59 |
8 |
Từ 85 đến 90 |
5 |
- |
- |
- Kiểm nghiệm thế nảy mầm giống như kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm nhưng thời gian chỉ bằng 1/3 thời gian đầu của kỳ hạn kiểm nghiệm nảy mầm.
- Công thức tính tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm cho từng tổ:
Tỷ lệ nảy mầm: Gp (%) = |
Số hạt nảy mầm |
× 100 |
(2) |
Tổng số hạt kiểm nghiệm |
|||
Thế nảy mầm: GE (%) = |
Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu kỳ của kỳ hạn nảy mầm |
× 100 |
(3) |
Tổng số hạt kiểm nghiệm |
- Tính tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm cho lô hạt: lấy số trung bình cộng của 4 tổ với độ chính xác đến 1% theo nguyên tắc làm tròn số và sử dụng kết quả này trong phiếu kiểm nghiệm.
4.3.4.2 Phương pháp chia tổ theo khối lượng (Áp dụng cho các hạt có kính thước nhỏ)
- Tính số hạt mọc thành cây mầm bình thường cho mỗi tổ. Tính hiệu số giữa 2 số biên của các tổ bằng cách tính hiệu số giữa tổ có số cây mầm bình thường cao nhất và tổ có số cây mầm bình thường thấp nhất.
- Trị số trung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 tổ trong một lần kiểm nghiệm nảy mầm được coi là trị số nảy mầm theo khối lượng (0,1 gam đến 1,0 gam) của lô hạt nếu hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hay bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với số hạt đã nảy mầm trong tổng khối lượng hạt kiểm nghiệm quy định trong Bảng 4 dưới đây.
- Nếu hiệu số giữa 2 số biên lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong Bảng 4 phải loại bớt một tổ có trị số xa nhất so với trị số trung bình của 4 tổ, Tính hiệu số giữa 2 số biên của 3 tổ và trị số trung bình của 3 tổ còn lại. Trị số trung bình này được coi là trị số nảy mầm của lô hạt khi hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch lớn nhất cho phép ứng với giới hạn lớn nhất quy định trong Bảng 4.
- Nếu trị số trung bình của 3 tổ đó vẫn lớn hơn sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong Bảng 4 thì phải làm lại kiểm nghiệm nảy mầm.
Bảng 4 - Quy định sai lệch lớn nhất cho phép ứng với giới hạn lớn nhất
Số hạt nảy mầm trong tổng khối lượng hạt kiểm nghiệm |
Sai lệch lớn nhất cho phép (hạt nảy mầm) |
Số hạt nảy mầm trong tổng khối lượng hạt kiểm nghiệm |
Sai lệch lớn nhất cho phép (hạt nảy mầm) |
Từ 0 đến 6 |
4 |
Từ 161 đến 174 |
27 |
Tử 7 đến 10 |
6 |
Từ 175 đến 188 |
28 |
Từ 11 đến 14 |
8 |
Từ 189 đến 202 |
29 |
Từ 15 đến 18 |
9 |
Từ 203 đến 216 |
30 |
Từ 19 đến 22 |
11 |
Từ 217 đến 230 |
31 |
Từ 23 đến 26 |
12 |
Từ 231 đến 244 |
32 |
Từ 27 đến 30 |
13 |
Từ 245 đến 256 |
33 |
Tử 31 đến 38 |
14 |
Tử 257 đến 270 |
34 |
Từ 39 đến 50 |
15 |
Từ 271 đến 288 |
35 |
Từ 51 đến 56 |
16 |
Từ 289 đến 302 |
36 |
Từ 57 đến 62 |
17 |
Từ 303 đến 321 |
37 |
Từ 63 đến 70 |
18 |
Từ 322 đến 338 |
38 |
Từ 71 đến 82 |
19 |
Từ 339 đến 358 |
39 |
Tử 83 đến 90 |
20 |
Từ 359 đến 378 |
40 |
Từ 91 đến 102 |
21 |
Từ 379 đến 402 |
41 |
Từ 103 đến 112 |
22 |
Từ 403 đến 420 |
42 |
Từ 113 đến 122 |
23 |
Từ 421 đến 438 |
43 |
Từ 123 đến 134 |
24 |
Từ 439 đến 460 |
44 |
Từ 135 đến 146 |
25 |
Trên 460 |
45 |
Từ 147 đến 160 |
26 |
- |
- |
- Kiểm nghiệm thế nảy mầm giống như kiểm nghiệm nảy mầm nhưng thời gian chỉ bằng 1 phần 3 thời gian đầu của kỳ hạn kiểm nghiệm nảy mầm.
4.4.1 Nguyên tắc
Hàm lượng nước của hạt được xác định bằng phương pháp sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ ổn định đến khối lượng không đổi
4.4.2 Lấy mẫu
- Dùng thìa kim loại hoặc đũa thủy tinh đảo đều mẫu hạt chứa trong bình nhiều lần.
- Đổ mẫu hạt vào trong một bình khô khác có dung tích lớn hơn. Đậy nắp, lắc nhẹ và dốc ngược bình vài lần cho hạt được trộn đều.
- Trộn đều hạt sạch, lấy ngẫu nhiên 400 hạt lập thành mẫu phân tích. Phân thành 4 mẫu tương ứng với mỗi mẫu là 100 hạt.
4.4.3 Cách tiến hành
- Sấy 2 hộp nhôm (kể cả nắp đậy) trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 °C trong 1 giờ đến khối lượng không đổi. Lấy hộp ra, đặt vào bình hút ẩm cho hộp nguội dần. Cân khối lượng của từng hộp (M1).
- Đổ hạt đã chia vào từng hộp nhôm, dàn đều hạt cho phẳng, đậy nắp và cân khối lượng từng hộp (M2).
- Mở nắp hộp nhôm và lồng nắp vào bên dưới đáy hộp. Mở cửa tủ sấy, đặt nhanh 2 hộp nhôm vào trong tủ sấy ở vị trí gần kề nhau, Đóng cửa tủ sấy, điều chỉnh để giữ nhiệt độ đều đặn, ổn định ở nhiệt độ 103 °C trong thời gian 17 giờ. Thời gian sấy bắt đầu tỉnh từ lúc nhiệt độ của tủ sấy đạt nhiệt độ 103 °C.
- Lấy 2 hộp nhôm ra khỏi tủ sấy, nhanh chóng đậy nắp hộp lại và đặt hộp vào trong bình hút ẩm (với Silica gel trong đó), đậy nắp bình lại đẻ làm nguội trong 30 phút đến 45 phút.
- Cân xác định khối lượng của từng hộp (M3).
Âm độ tương đối không khí trong phòng kiểm nghiệm trong khi thực hiện những thao tác này thích hợp là dưới 70 %.
4.4.4 Tính kết quả
- Hàm lượng nước của hạt trong từng hộp nhôm được tính bằng công thức:
|
(4) |
Trong đó:
M1 là khối lượng của hộp nhôm (kể cả nắp) đã được sấy khô trước khi cân và cho hạt vào.
M2 là khối lượng của hộp nhôm (kể cả nắp) đã được sấy khô và lượng mẫu trước khi sấy.
M3 là khối lượng của hộp nhôm (kể cả nắp) đã được sấy khô và lượng mẫu sau khi sấy.
- Hàm lượng nước của hạt được tính chính xác đến 1 số lẻ sau dấu phẩy theo quy tắc làm tròn số.
- Hàm lượng nước của lô hạt giống là số trung bình cộng của hai kết quả kiểm nghiệm song song, khi hai kết quả đó có độ sai lệch không vượt quá sai khác cho phép sau đây quy định tại Bảng 5.
Bảng 5 - Quy định hàm lượng nước trong hạt sai lệch không vượt quá sai khác cho phép
Loại hạt |
Hàm lượng nước ban đầu |
Ghi chú |
||
Dưới 12% |
Từ 12% đến 25% |
Trên 25% |
||
Hạt nhỏ |
0,3 |
0,5 |
0,5 |
Có số lượng: lớn hơn 5.000 hạt trên 1 ki lô gam |
Hạt to |
0,4 |
0,8 |
2,5 |
Có số lượng: lớn hơn 5.000 hạt trên 1 ki lô gam |
- Khi sai khác vượt quá mức quy định ở trên thì phải kiểm nghiệm lại. Nếu lần kiểm nghiệm thứ 3 mà 2 lần lặp vẫn cho kết quả vượt quá mức quy định thì được lấy số trung bình của các lần lặp có sai lệch không quá sai số quy định ở trên của cả 3 lần kiểm nghiệm làm kết quả chính thức.
- Quan sát bằng mắt thường kết hợp quan sát bằng kính lúp để xác định hình thái chung của hạt, mức độ đồng đều giữa các hạt quan sát. Mô tả chi tiết hình dạng, kích thước, màu, vỏ hạt, vv....của toàn bộ lô hạt giống.
4.6.1 Nguyên tắc
Xác định mầm gây bệnh, côn trùng và các vết bệnh trong hoặc trên bề mặt của hạt.
4.6.2 Lấy mẫu
- Cách xác định sâu, mọt sống trong hạt: Lấy ngẫu nhiên 100 hạt, ngâm hạt trong nước nhiệt độ 30 °C cho hạt mềm, quan sát bằng mắt thưởng, kính lúp. Đếm số lượng sâu, mọt, nhộng, trứng sâu, vv ... có trong những hạt đó.
- Cách xác định vết bệnh trên hạt: Lấy ngẫu nhiên 100 hạt. Dàn hạt trên mặt kính hoặc khay men, quan sát bằng mắt thường, kính lúp. Nếu vết bệnh khó phát hiện thì soi hạt bằng kính hiển vi. Dùng panh gắp riêng những hạt có vết bệnh.
4.6.3 Cách tiến hành
- Đối với hạt có khối lượng 1000 hạt lớn hơn 20 gam. Lấy 100 hạt tử mẫu trung bình 2 ngâm trong nước có nhiệt độ 30 °C cho hạt mềm. Đếm số sâu, mọt, nhộng, trứng sâu có trong những hạt đó.
- Đối với những hạt nhỏ còn lại, quan sát toàn bộ mẫu trung bình 2 bằng mắt thường kết hợp với kính lúp. Đếm số sâu mọt, trứng, nhộng có trong mẫu. Số sâu, mọt, nhộng, trứng trong 1,0 ki lô gam hạt giống.
4.6.4 Tính kết quả
Tính số lượng sâu, mọt, trứng, nhộng trong 1 kg hạt theo công thức:
|
(5) |
Trong đó:
+ C = Số con sâu, mọt, nhộng, trứng, vv ... có trong 1,0 ki lô gam hạt giống.
+ C = Số con sâu, mọt, nhộng, trứng, vv ... có trong 100 hạt giống.
+ m = Khối lượng mẫu phân tích (100 hạt).
Tính tỷ lệ hạt mang vết bệnh bằng công thức:
|
(6) |
Hạt giống thu từ nguồn giống được công nhận hoặc từ cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần có địa chỉ rõ ràng.
Lô hạt giống đạt yêu cầu khi 100 % mẫu kiểm tra phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1.
Tài liệu kèm theo hạt giống gồm các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Tên giống, các chỉ tiêu chất lượng chính;
- Mã hiệu nguồn hạt giống;
- Mã hiệu lô hạt giống;
- Khối lượng hạt giống;
- Thời gian sử dụng;
- Lô hạt giống phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 13276:2021.
Hạt giống trong khi vận chuyển phải đảm bảo thoáng, mát, tránh tiếp xúc với nước, tránh nắng trực tiếp, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao trên 30 °C.
Danh lục tên loài và tên khoa học của từng loài cây áp dụng trong tiêu chuẩn
STT |
Tên phổ thông |
Tên khoa học |
Họ thực vật |
1 |
Keo tai tượng |
Acacia mangium Willd. |
Fabaceae |
2 |
Keo lá tràm |
Acacia auriculifomnis A. Cunn. ex Benth |
Fabaceae |
3 |
Mỡ |
Magnolia conifera (Dandy) V.S.Kumar |
Magnoliaceae |
4 |
Sa mộc |
Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. |
Cupressaceae |
5 |
Sao đen |
Hopea odorata Roxb. |
Fabaceae |
6 |
Thông mã vĩ |
Pinus massoniana Lamb. |
Pinaceae |
7 |
Thông nhựa vùng thấp |
Pinus merkusii Jungh. & de Vriese |
Pinaceae |
8 |
Thông nhựa vùng cao |
Pinus merkusii Jungh. & de Vriese |
Pinaceae |
9 |
Thông caribe |
Pinus caribaea Morelet |
Pinaceae |
10 |
Thông ba lá |
Pinus kesiya Royle ex Gordon |
Pinaceae |
11 |
Tếch |
Tectona grandis L.f. |
Lamiaceae |
12 |
Phi lao |
Casuarina equisetifolia Forst. & Forst. f |
Casuarinaceae |
13 |
Lát hoa |
Chukrasia tabularis A.Juss. |
Meliaceae |
14 |
Bồ đề |
Styrax tonkinensis Craib ex Hartwich |
Styracaceae |
15 |
Lim xanh |
Erythrophleum fordii Oliv. |
Fabaceae |
16 |
Lim xẹt |
Peltophomm dasyrrhachis var. tonkinense (Pierre) K.Larsen & S.S.Larsen |
Fabaceae |
17 |
Vối thuốc |
Schima wallichii Choisy |
Theaceae |
18 |
Dầu rái |
Dipterocarpus alatus Roxb. ex G Don |
Dipterocarpaceae |
19 |
Xoan ta |
Melia azedarach L. |
Meltaceae |
20 |
Trám đen |
Canarium pimela K.D. Koenig |
Burseraceae |
21 |
Trám trắng |
Canarium album (Lour.) DC. |
Burseraceae |
22 |
Quế |
Cinnamomum cassia (L.) J.PresI |
Lauraceae |
23 |
Hồi |
lllicium verum Hook.f. |
llliciaceae |
24 |
Muồng đen |
Senna siamea (Lam.) H.S.Irwin & Barneby |
Fabaceae |
Thư mục tài liệu tham khào
[1] Công ty Giống và phục vụ trồng rừng (1995), Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng, Nxb Nông nghiệp.
[2] 04TCN 33:2001 - Hạt giống cây lâm nghiệp - Phương pháp kiểm nghiệm.
[3] 04 TCN 45:2001 - Hạt giống Thông nhựa vùng thấp.
[4] 04 TCN 44:2001 - Hạt giống Thông nhựa vùng cao.
[5] 04 TCN 43:2001 - Hạt giống Thông mã vĩ.
[6] 04 TCN 42:2001 - Hạt giống Thông caribe.
[7] 04 TCN 41:2001 - Hạt giống Thông ba lá.
[8] 04 TCN 40:2001 - Hạt giống Tếch.
[9] 04 TCN 39:2001 - Hạt giống Sa mộc.
[10] 04 TCN 38:2001 - Hạt giống Phi lao.
[11] 04 TCN 37:2001 - Hạt giống Mỡ.
[12] 04 TCN 36:2001 - Hạt giống Lát hoa.
[13] 04 TCN 35:2001 - Hạt giống Keo tai tượng.
[14] 04 TCN 133:2006 - Tiêu chuẩn kỹ thuật hạt giống Sao đen.
[15] Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 về việc Quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.