MÁY LÀM ĐẤT - MÁY LU VÀ MÁY LÈN CHẶT - THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Earth-moving machinery - Rollers and compactors - Terminology and commercial specifications
Lời nói đầu
TCVN 13224:2020 hoàn toàn tương đương ISO 8811:2000
TCVN 13224:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 23, Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÀM ĐẤT - MÁY LU VÀ MÁY LÈN CHẶT - THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Earth-moving machinery - Rollers and compactors - Terminology and commercial specifications
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ dùng để mô tả đặc tính kỹ thuật trong thương mại cho các máy lu và máy lèn chặt đất, các trang bị và thiết bị phụ của máy. Tiêu chuẩn này nhận dạng các kiểu máy khác nhau, ngoài ra còn qui định các thuật ngữ của chúng và các ký hiệu dùng để chỉ thị các kích thước của máy và các kích thước của các thiết bị phụ của máy. Tiêu chuẩn này cũng bao hàm các máy lèn chặt kiểu có thiết bị phụ và tự hành, không tự hành (được kéo), kiểu bước (đi bộ).
Các tài liệu viện dẫn sau, một phần hoặc toàn bộ, là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 6014:1986, Earth-moving machinery - Determination of ground speed (Máy làm đất - Xác định vận tốc trên nền đất).
ISO 6016:1998, Earth-moving machinery - Methods of measuring the masses of whole machines, their equipment and components (Máy làm đất - Phương pháp đo các khối lượng của toàn bộ máy, trang bị và các bộ phận của chúng).
ISO 6746-1 [1]), Earth-moving machinery - Definitions of dimensions and symbols - Part 1:Base machine (Máy làm đất - Định nghĩa cho các kích thước và các ký hiệu - Phần 1: Máy cơ sở).
ISO 6746-2 [2]), Earth-moving machinery - Definitions of dimensions and symbols - Part 2: Equipment (Máy làm đất - Định nghĩa cho các kích thước và các ký hiệu - Phần 2: Trang bị).
ISO 9249, Earth-moving machinery - Engine test code - Net power (Máy làm đất - Qui tắc thử động cơ - Công suất hữu ích)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1 Thuật ngữ chung
3.1.1
máy lèn chặt nền đất (landfill compactor)
máy lèn chặt tự hành có trang bị được lắp phía trước hoặc các thiết bị phụ dùng để ủi hoặc lấp đất, có các bánh xe có thể ép và lèn chặt vật liệu phế thải và có thể di chuyển, san và lấp đất, làm nền đất hoặc thải đất thừa.
3.1.2
máy lu (roller)
máy tự hành hoặc không tự hành (được kéo) có một hoặc nhiều tang lu hình trụ bằng kim loại hoặc các bánh lốp cao su chuyển động lăn hoặc tạo rung hoặc cả lăn và tạo rung dùng để lèn chặt các vật liệu như đá được đập vụn, đất, nhựa đường hoặc sỏi.
3.1.3
máy lu không tự hành (được kéo) (towed roller)
máy lu không tự hành (3.1.2) được đẩy đi bằng một máy kéo, vị trí của người vận hành được bố trí trên thiết bị kéo.
3.1.4
máy cơ sở (base machine)
máy, có thể bao gồm một buồng lái, mái che, cơ cấu bảo vệ chống lật úp xe (ROPS)[3]), cơ cấu bảo vệ chống vật rơi vào máy (FOPS)[4]) hoặc cả hai, có các khung giá cho lắp trang bị hoặc các thiết bị phụ như đã mô tả trong đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất.
3.1.5
trang bị (equipment)
tập hợp hoặc các bộ phận được lắp trên máy cơ sở để hoàn thành chức năng chủ yếu theo thiết kế khi đã lắp một thiết bị phụ.
3.1.6
thiết bị phụ (attachment)
cụm các bộ phận tùy chọn có thể được lắp trên máy cơ sở hoặc trang bị của máy dùng cho mục đích sử dụng riêng.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016 cho phù hợp
3.1.7
bộ phận (component)
bộ phận hoặc cụm bộ phận của máy cơ sở, trang bị hoặc thiết bị phụ.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016 cho phù hợp
3.1.8 đối trọng (counterweight)
bất cứ khối lượng bổ sung nào có thể tháo ra được và giá đỡ di chuyển được của khối lượng này được bổ sung vào để tăng tải trọng lật.
3.2 Khối lượng và rung (besses and vibration)
3.2.1
khối lượng vận hành (operating mess)
khối lượng của máy cơ sở có trang bị và thiết bị phụ theo qui định của nhà sản xuất, người vận hành (75 kg), thùng nhiên liệu được chứa đầy và tất cả các hệ thống chất lỏng ở các mức do nhà sản xuất qui định.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016 cho phù hợp
3.2.2
khối lượng chuyên chở (shipping mass)
khối lượng của máy cơ sở không có người vận hành với mức nhiên liệu 10 % dung tích thùng chứa, tất cả các hệ thống chất lỏng ở các mức do nhà sản xuất qui định và có hoặc không có trang bị, thiết bị phụ, buồng lái, mái che, cơ cấu bảo vệ chống lật úp xe (ROPS), cơ cấu bảo vệ chống vật rơi vào máy (FOPS), các bánh xe và đối trọng do nhà sản xuất qui định.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016 cho phù hợp
3.2.3
khối lượng buồng lái, mái che, ROPS và/hoặc FOPS (cab, canopy, ROPS and/or FOPS mass)
khối lượng của một buồng lái, mái che, cơ cấu bảo vệ chống lật úp xe (ROPS) hoặc cơ cấu bảo vệ chống vật rơi vào máy (FOPS) với tất cả các bộ phận và khung giá để lắp đặt và kẹp chặt các bộ phận với máy cơ sở.
CHÚ THÍCH - Nếu máy phải được tháo rời cho mục đích chuyên chở, các khối lượng của các bộ phận được tháo ra nên được nhà sản xuất qui định.
3.2.4
khối lượng của các bộ phận rung (mass of vibrated parts)
khối lượng của tang lu rung cùng với khối lượng của tất cả các bộ phận khác được kết nối cứng vững vào tang lu.
3.2.5
khối lượng của các bộ phận cách ly rung (mass of isolated parts)
khối lượng của tất cả các bộ phận được đỡ bởi tang lu rung (tấm đế) và được cách ly khỏi rung.
3.2.6
tần số (frequency)
số các chu kỳ trong một giây
CHÚ THÍCH - Tần số được biểu thị bằng hertz (Hz)
3.2.7
momen lệch tâm (eccentric moment)
tích số của khối lượng lệch tâm và bán kính độ lệch tâm.
CHÚ THÍCH - Momen lệch tâm được biểu thị bằng kilogam mét (kgm)
3.2.8
lực ly tâm (centrifugal force)
tích số của momen lệch tâm (3.2.7) và bình phương của tốc độ góc quay chia cho 1000.
CHÚ THÍCH - Lực ly tâm được biểu thị bằng kilonewton (kN)
3.2.9
biên độ danh nghĩa (nominal amplitude)
momen lệch tâm (3.2.7) nhân với 1000 và chia cho khối lượng của các bộ phận rung.
CHÚ THÍCH - Biên độ danh nghĩa được biểu thị bằng milimét (mm)
3.3 Tải trọng tuyến tính và áp suất bề mặt (linear load and surface pressure)
3.3.1
tải trọng tuyến tính (linear load)
(tang lu nhẵn) bộ phận có khối lượng vận hành của tang lu gây ra trên nền đất, có hoặc không có tải balat (dằn) chia cho chiều rộng lăn của tang lu.
CHÚ THÍCH Tải trọng tuyến tính được biểu thị bằng kilogam trên centimet (kg/cm)
3.3.2
áp suất bề mặt (surface pressure)
(các tang lu có vấu đệm và vấu đệm da cừu) tổng tải trọng do tang lu gây ra trên nền đất, có hoặc không có tải balat (dằn) chia cho tổng diện tích tiếp xúc của số lượng tối thiểu các vấu đồng thời tiếp xúc với nền đất bằng phẳng.
3.3.3
áp suất bề mặt lý thuyết (theoretical surface pressure)
(bánh lốp) tỷ số của tải trọng máy có hoặc không có tải balat (dằn) và tổng diện tích tiếp xúc đo được trên bề mặt cứng, bằng phẳng.
CHÚ THÍCH Các giá trị có thể được biểu thị bằng biểu đồ quan hệ giữa áp suất bề mặt lý thuyết và tải trọng bánh xe, áp suất bơm căng lốp và diện tích tiếp xúc.
4.1 Chiều chuyển động và vị trí
Phải sử dụng các chuẩn tham chiếu cho vị trí và chiều chuyển động sang phải hoặc sang trái, tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau so với vị trí của người vận hành ở các cơ cấu điều khiển của máy cơ sở và chiều chuyển chính theo nhà sản xuất.
4.2 Máy tự hành và không tự hành, đi bộ tĩnh hoặc động
4.2.1 Máy lu một tang lu tĩnh (xem Hình 1)
Hình 1 - Máy lu một tang lu tĩnh
4.2.2 Máy lu một tang lu động (xem Hình 2)
Hình 2 - Máy lu một tang lu động
4.2.3 Máy lu một tang lu tĩnh (xem Hình 3)
4.2.4 Máy lu một tang lu động (xem Hình 3)
Hình 3 - Máy lu một tang lu tĩnh hoặc động
4.2.5 Máy lu hai tang lu động (xem Hình 4)
Hình 4 - Máy lu hai tang lu động
4.2.6 Máy lu rãnh (mương) (xem Hình 5)
Hình 5 - Máy lu rãnh (mương)
4.3 Các máy tự hành, lái ở trên xe
4.3.1 Máy lu hai tang lu tĩnh có khung cứng vững và tang lu lái trước hoặc sau lắp trên chạc (xem Hình 6)
Hình 6 - Máy lu hai hoặc ba tang lu tĩnh có khung cứng vững và tang lu lái lắp trên chạc
4.3.2 Máy lu hai hoặc bốn tang lu tĩnh với hệ thống lái có khớp nối bản lề (xem Hình 7)
Hình 7 - Máy lu hai hoặc bốn tang lu tĩnh hoặc động với hệ thống lái có khớp nối bản lề
4.3.3 Máy lu ba tang lu tĩnh có khung cứng vững và tang lu lái trước hoặc sau lắp trên chạc (xem Hình 8)
4.3.4 Máy lu ba tang lu tĩnh có hệ thống lái nối khớp bản lề (xem Hình 8)
Hình 8 - Máy lu ba tang lu tĩnh hoặc động với hệ thống lái được nối khớp bản lề
4.3.5 Máy lu bốn tang lu tĩnh có khung cứng vững với hệ thống lái bằng càng trượt (không có hình minh họa)
4.3.6 Máy lu bánh lốp có khung cứng vững và hệ thống lái trước hoặc sau được lắp trên chạc (xem Hình 9)
Hình 9 - Máy lu bánh hơi có khung cứng vững và hệ thống lái được lắp trên trạc
4.3.7 Máy lu bánh lốp có hệ thống lái nối khớp bản lề (không có hình minh họa).
4.3.8 Máy lu hai tang lu động có khung cứng vững và tang lu lái trước hoặc sau lắp trên chạc (không có hình minh họa).
4.3.9 Máy lu hai tang lu động có hệ thống lái nối khớp bản lề và một hoặc hai tang lu động (không có hình minh họa).
4.3.10 Máy lu ba tang lu động có khung cứng vững và tang lu lái trước hoặc sau lắp trên trạc (xem Hình 6)
4.3.11 Máy lu ba tang lu động có hệ thống lái được nối khớp bản lề (xem Hình 8)
4.3.12 Máy lu bốn tang lu động có hệ thống lái được nối khớp bản lề (xem Hình 7)
4.3.13 Máy lu một tang lu động, hai bánh lu có hệ thống lái được nối khớp bản lề (xem Hình 10).
CHÚ THÍCH - Kiểu máy này có thể dẫn động tang lu.
Hình 10 - Máy lu một tang lu động, hai bánh lu có hệ thống lái được nối khớp bản lề
4.3.14 Máy lu hai tang lu tĩnh hoặc động có hệ thống lái kéo bằng tời hoặc cơ cấu kéo dịch chuyển tang lu (xem Hình 11).
Hình 11 - Máy lu hai tang Iu tĩnh hoặc động có hệ thống lái bằng tời hoặc cơ cấu kéo dịch chuyển tang lu
4.3.15 Máy lu liên hợp có tang lu động và các bánh lốp được lắp trong khung có khớp nối bản lề (không có hình minh họa).
4.3.16 Máy lu ba tang lu có khung cứng vững và hai lu lái nối tiếp nhau được lắp trên chạc (không có hình minh họa).
4.3.17 Máy lu liên hợp có tang lu động và các bánh lốp được lắp trên chạc (không có hình minh họa).
5.1 Các máy cơ sở tự hành và không tự hành, tĩnh hoặc động được vận hành bởi người đi bộ.
5.1.1 Xem Hình 12a), có liên quan với 4.2.1. và 4.2.2.
5.1.2 Xem Hình 12b), có liên quan với 4.2.5
a) Máy lu tĩnh hoặc động
b) Máy lu hai lu động
CHÚ DẪN
1 |
Động cơ đốt trong |
8 |
Lỗ nâng |
2 |
Khung |
9 |
Thanh kéo |
3 |
Tải dằn (ba lát) |
10 |
Lỗ kéo |
4 |
Tang lu rung |
11 |
Thùng nước |
5 |
Vấu đệm da cừu (tang lu) |
12 |
Trụ/tay lái |
6 |
Vấu đệm (tang lu) |
13 |
Tang lu dẫn động |
7 |
Đệm dạng lưới (tang lu) |
14 |
Dẫn động/truyền động tang lu |
Hình 12 - Các máy cơ sở tự hành và không tự hành (được kéo)
5.2 Các máy cơ sở tự hành, lái ở trên xe
5.2.1 Xem 4.3.1 và 4.3.8 có liên quan với Hình 13a)
5.2.2 Xem 4.3.5 và 4.3.13 có liên quan với Hình 13b)
5.2.3 Xem 4.3.13 có liên quan với Hình 13c)
5.2.4 Xem 4.3.6 và 4.3.7 có liên quan với Hình 13d)
a) Máy lu hai tang lu tĩnh hoặc động
b) Máy lu bốn tang lu hoặc một tang lu và hai bánh lu động
Hình 13 - Các máy cơ sở tự hành, lái ở trên xe
c)
d)
CHÚ DẪN
1 |
Động cơ đốt trong |
8 |
Volăng lái |
15 |
Đệm dạng lưới (tang lu) |
2 |
Khung |
9 |
Ghế ngồi của người vận hành |
16 |
ống sprinkler |
3 |
Tang lu dẫn động |
10 |
Lỗ nâng |
17 |
Thùng nước |
4 |
Tang lu rung |
11 |
Thanh cạp đất |
18 |
Bộ phận cạp đất |
5 |
Trục sau |
12 |
Dẫn động/truyền động tang lu |
19 |
Tấm lót |
6 |
Trục dẫn động |
13 |
Vấu đệm da cừu (tang lu) |
20 |
Chạc lái |
7 |
Lốp |
14 |
Vấu đệm (tang lu) |
21 |
Trục trước |
Hình 13 - Các máy cơ sở tự hành, lái ở trên xe (kết thúc)
6.1.1 Về các định nghĩa và các ký hiệu của các kích thước có liên quan chặt chẽ với các máy lu và lèn chặt, áp dụng các định nghĩa và ký hiệu được giới thiệu trong Bảng 1. Đối với 6.1.2 đến 6.1.4 và Hình 14 đến Hình 16, áp dụng ISO 6746-1.
6.1.2 Xem Hình 14, có liên quan với 4.3.1 và 4.3.8.
Hình 14 - Các máy hai tang lu tĩnh hoặc động có khung cứng vững và tang lu lái trước hoặc sau được lắp trên chạc
6.1.3 Xem 4.3.3 và 4.3.10, có liên quan với Hình 15.
Hình 15 - Các máy ba tang lu tĩnh hoặc động có khung cứng vững và tang lu lái trước hoặc sau được lắp trên chạc
6.1.4 Xem 4.3.13, có liên quan với Hình 16.
Hình 16 - Máy lu một tang lu động, hai bánh lu với hệ thống lái được nối khớp bản lề
Bảng 1 - Các kích thước của máy cơ sở, các ký hiệu và định nghĩa của các kích thước
Ký hiệu |
Thuật ngữ |
Định nghĩa |
Hình minh họa |
D1 |
Đường kính tang lu trước |
Khoảng cách theo trục tọa độ X giữa bề mặt ngoài của tang lu trước đi qua tâm của tang lu. |
|
D2 |
Đường kính tang lu sau |
Khoảng cách theo trục tọa độ X giữa bề mặt ngoài của tang lu sau đi qua tâm của tang lu. |
|
H51 |
Khe sáng gầm xe |
Khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) và bộ phận thấp nhất của khung xe ở phía ngoài của tang lu. |
|
WW91 |
Chiều rộng tang lu trước |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa mặt phẳng Y đi qua điểm xa nhất trên hai mặt bên của tang lu để trần (không có vấu đệm) |
|
WW92 |
Chiều rộng tang lu sau |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa mặt phẳng Y đi qua điểm xa nhất trên các mặt bên của tang lu sau |
|
WW93 |
Chiều rộng tang lu sau (hai tang lu) |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua điểm xa nhất trên các tang lu sau để trần (không có vấu đệm) |
|
WW94 |
Khoảng chìa của tang lu (mỗi bên) |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng, một đi qua mặt bên phía ngoài của tang lu trước và một đi qua mặt bên phía trong của tang lu sau trên các máy lu có hai tang lu sau |
|
WW95 |
Khoảng hở mặt bên hoặc khoảng chìa ngang |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa mặt phẳng đi qua mặt bên phía ngoài của tang lu và điểm xa nhất của máy |
|
R11 |
Bán kính quay vòng của mặt lén chặt bên ngoài |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y (mặt phẳng Z) giữa tâm quay vòng và mặt phẳng bên ngoài của tang lu trước khi máy thực hiện vòng quay nhỏ nhất có thể thực hiện được |
|
R31 |
Bán kính quay vòng của mặt lén chặt bên trong |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y (mặt phẳng Z) giữa tâm quay vòng và mặt phẳng bên trong của tang lu trước khi máy đang thực hiện vòng quay nhỏ nhất có thể thực hiện được |
|
R41 |
Bán kính khoảng hở bên trong của máy |
Khoảng cách theo trục tọa độ Y (mặt phẳng Z) giữa tâm quay vòng và các điểm bên ngoài cùng của máy và trang bị của máy khi máy thực hiện vòng quay nhỏ nhất có thể thực hiện được |
|
a |
Độ nghiêng giữa các bộ phận của khung |
Độ dịch chuyển có thể có trong mặt phẳng X (±) |
|
6.2.1 Về các định nghĩa của kích thước và ký hiệu trên các Hình 17 và 18, áp dụng ISO 6746-2.
Hình 17 - Lưỡi gạt
Hình 18 - Cơ cấu cuốc xẻ rãnh
6.2.2 Về các định nghĩa và ký hiệu của kích thước có liên quan chặt chẽ với các máy lu và máy lèn chặt, áp dụng các định nghĩa và ký hiệu cho kích thước được trình bày trong Bảng 2.
7 Công suất hữu ích của động cơ
Tham khảo ISO 9249.
Tất cả các tốc độ phải được xác định trên một bề mặt cứng, bằng phẳng (xem ISO 6014).
8.1 Máy lu
Tốc độ lớn nhất phải được công bố ở khối lượng vận hành, không có tải dằn (ba lat) và có tải dằn (ba lát) lớn nhất và cho tất cả các tốc độ tiến và lùi.
Bảng 2 - Các kích thước của thiết bị phụ và ký hiệu của các kích thước này
Ký hiệu |
Thuật ngữ |
Định nghĩa |
Hình minh họa |
LL7 |
Khoảng chìa phía trước |
Khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các tâm của các bánh trước và điểm xa nhất về phía trước của thiết bị phụ khi thiết bị phụ ở trên mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) |
|
LL8 |
Khoảng chìa phía sau |
Khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X |
|
8.2 Máy búa lèn và máy tấm lèn rung
Phải công bố vận tốc ờ tốc độ lớn nhất của động cơ và ở số cao nhất được đỉnh đặt.
9 Góc nghiêng lớn nhất cho phép
Góc nghiêng là góc ở đó máy có thể được sử dụng (dọc và ngang) trong khi vẫn duy trì được khả năng vận hành theo thiết kế. Nếu đo được các góc nghiêng với máy được đỗ trên một bề mặt cứng, bằng phẳng. Các góc nghiêng phải có mặt trong các góc lái thực tế và có liên quan tới quá trình lái sang phải hoặc sang trái, tiến hoặc lùi của máy (xem 4.1).
Khả năng san bằng lớn nhất phải là góc dốc (nghiêng) lớn nhất tại đó máy có thể khởi động và di chuyển với tốc độ không thay đổi bằng chính công suất của máy.
Nên xác lập khả năng san bằng của máy trên lớp đất cái cứng, vững chắc và bằng phẳng với dẫn động tiến và lùi, thỉnh thoảng dừng lại. Các giới hạn trượt của các tang lu, lốp, v.v... phải được xem là khả năng san bằng thực tế. Phải công bố hệ số độ nhấp nhô thu được (RC)
11 Đặc tính kỹ thuật trong thương mại
11.1 Qui định chung
Phải qui định các thông tin sau trong tài liệu thương mại.
11.2 Khối lượng và tải trọng
a) khối lượng vận hành (với tất cả các lựa chọn);
b) tải trọng trên trục của tang trục;
c) tải trọng trên trục của tang lu sau;
d) tài trọng trên trục của bánh lu;
e) tải trọng tuyến tính tĩnh phía trước;
f) tải trọng tuyến tính tĩnh phía sau;
g) tải trọng bánh lu.
11.3 Kích thước
Phải qui định các thông tin sau cho các kích thước của máy.
a) chiều rộng làm việc phía trước;
b) chiều rộng làm việc phía sau;
c) tổng chiều rộng;
d) tổng chiều dài;
e) tổng chiều cao;
11.4 Đặc tính dẫn động
Phải qui định các thông tin sau về đặc tính dẫn động của máy.
a) tốc độ dẫn động tiến;
b) tốc độ dẫn động lùi;
c) bán kính quay vòng bên ngoài lớn nhất;
d) khả năng san bằng lớn nhất không có rung;
e) khả năng san bằng lớn nhất có rung;
f) góc lái;
g) góc lắc.
11.5 Hệ thống rung
Phải qui định các thông tin sau về hệ thống rung.
a) tần số;
b) biên độ;
c) lực ly tâm.
11.6 Tang lu và/hoặc bánh lốp
a) tang lu đơn nhẵn;
b) tang lu có vấu đệm;
c) chiều rộng tang lu;
d) đường kính tang lu;
e) số lượng vấu đệm;
f) chiều dày vách (thành);
g) cỡ lốp.
11.7 Hệ thống dẫn động
11.7.1 Động cơ đốt trong
Phải qui định các thông tin sau cho động cơ đốt trong:
a) nhà sản xuất;
b) mẫu (model);
c) loại nhiên liệu;
d) làm mát;
e) đặc tính (theo ISO 9249);
f) số xylanh;
g) đường kính lỗ xylanh;
h) hành trình pittông;
i) hệ thống điện.
11.7.2 Hệ truyền động
Phải qui định các thông tin sau cho hệ truyền động, khi thích hợp:
a) sang số bằng tay có hoặc không có khớp ly hợp ly tâm;
b) sang số bằng dẫn động với bộ biến đổi momen (thủy động);
c) thủy tĩnh;
d) điện;
e) số tốc độ tiến và lùi.
11.8 Hệ thống phanh
Phải qui định kiểu phanh vận hành và phanh đỗ.
11.9 Các dung tích chất lỏng
Phải qui định các thông tin sau cho các dung tích chất lỏng:
a) nhiên liệu;
b) nước (đối với hệ thống sprinkler);
c) nước làm mát;
d) thủy lực;
e) truyền động cuối;
f) dàu mơ tơ;
g) hệ truyền động.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.