Sustainable and traceable cocoa - Part 2: Requirements for performance (related to economic, social, and environmental aspects)
Lời nói đầu
TCVN 13142-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 34101-2:2019;
TCVN 13142-2:2020 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16/SC2 Cacao và sản phẩm cacao biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ TCVN 13142 (ISO 34101) Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc, gồm các phần sau:
- TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019), Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;
- TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019), Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường);
- TCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019), Phần 3: Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc;
- TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019), Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận.
Lời giới thiệu
Bộ TCVN 13142 (ISO 34101) quy định các yêu cầu đối với việc sản xuất hạt cacao bền vững, truy xuất nguồn gốc cacao sản xuất bền vững và chương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc.
Hạt cacao sản xuất bền vững thu được khi đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và theo tiêu chuẩn này.
Cách tiếp cận từng bước của bộ TCVN 13142 (ISO 34101) bao gồm ba mức yêu cầu: mức ban đầu, mức trung bình và mức cao. Các yêu cầu về ba mức của kết quả thực hiện được quy định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu về ba mức của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) hoặc TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) như sau:
- mức ban đầu: Phụ lục A trong TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019):
- mức trung bình: Phụ lục B trong TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019):
- mức cao: TCVN 13142-1 (ISO 34101-1).
Tổ chức sản xuất cacao bền vững có thể xin chứng nhận ban đầu cho mức bất kỳ và sau đó hướng tới và đạt được mức cao hơn. Thời gian từ mức ban đầu đến mức trung bình có thể mất 60 tháng. Từ mức trung bình đến mức cao có thể mất 60 tháng.
Các yêu cầu đối với kết quả thực hiện được quy định trong tiêu chuẩn này là các yêu cầu bổ sung cho các yêu cầu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. Chỉ các tổ chức đáp ứng được cả các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững [theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), hoặc theo Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019)] và các yêu cầu đối với kết quả thực hiện (theo tiêu chuẩn này) mới được phép công bố sản phẩm cacao của họ được sản xuất bền vững.
TCVN 13142-3 (ISO 34101-3) quy định các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản xuất cacao bền vững [đáp ứng các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101)] từ một tổ chức sản xuất cacao bền vững và toàn bộ chuỗi cung ứng cacao đó.
TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) quy định các yêu cầu về chương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc phù hợp với các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101), bao gồm các yêu cầu về mức ban đầu, mức trung bình đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.
Tiêu chuẩn |
Đối tượng |
Dự kiến áp dụng cho |
TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) |
Các yêu cầu mức cao đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. [Các yêu cầu mức ban đầu, mức trung bình đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong TCVN 13142-4 (ISO 34101-4)] |
Các tổ chức và các trang trại cacao đã được đăng ký sản xuất hạt cacao bền vững |
Tiêu chuẩn này [TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)] |
Các yêu cầu mức ban đầu, mức trung bình và mức cao về thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường) |
|
TCVN 13142-3 (ISO 34101-3) |
Các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc |
Đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao |
TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) |
Các yêu cầu về chương trình chứng nhận. Các yêu cầu về mức ban đầu và mức trung bình đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững (các yêu cầu mức cao đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong tiêu chuẩn này). |
Chương trình chứng nhận và các tổ chức chứng nhận phù hợp với bộ tiêu chuẩn TCVN 13142 (ISO 34101). Các tổ chức muốn được chứng nhận bởi bên thứ ba được công nhận về sự phù hợp. Các tổ chức và các trang trại trồng cacao sản xuất cacao bền vững đã đăng ký áp dụng các yêu cầu về các mức ban đầu hoặc mức trung bình về hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. |
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về kết quả thực hiện cho cả ba mức độ phù hợp: mức ban đầu, mức trung bình và mức cao.
Các mục tiêu hướng đến kết quả thực hiện và các mục tiêu nâng cao năng lực được quy định ở mức trang trại và nhóm nông hộ.
Tiêu chuẩn này đề cập đến các khía cạnh sau:
- Điều 4: các yêu cầu chung;
- Điều 5: các yêu cầu về kinh tế;
- Điều 6: các yêu cầu về xã hội;
- Điều 7: các yêu cầu về môi trường.
Nhiều yêu cầu không chỉ liên quan đến riêng khía cạnh kinh tế, xã hội hay môi trường. Khi có thể, các yêu cầu chồng chéo đã được nhóm lại với nhau. Tuy nhiên, một số chủ đề được giải quyết ở một số nơi trong các yêu cầu về kết quả thực hiện.
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các từ sau đây:
- "phải" chỉ sự yêu cầu;
- "cần" chỉ sự khuyến nghị;
- "có thể" chỉ sự cho phép, khả năng hoặc năng lực.
Thông tin nêu trong “CHÚ THÍCH" nhằm hướng dẫn để hiểu hoặc làm rõ các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
CACAO ĐƯỢC SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ CÓ THỂ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - PHẦN 2: YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾT QUẢ THỰC HIỆN (VỀ CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG)
Sustainable and traceable cocoa - Part 2: Requirements for performance (related to economic, social, and environmental aspects)
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với kết quả thực hiện về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường để sản xuất cacao bền vững, bao gồm cả các quá trình sau thu hoạch, nếu áp dụng.
CHÚ THÍCH: Các quy trình sau thu hoạch bao gồm tách vỏ, lên men, làm khô, phân loại, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hạt cacao.
Chỉ các tổ chức đáp ứng cả hai yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và các yêu cầu về kết quả thực hiện của tiêu chuẩn này mới có thể công bố hạt cacao của họ được sản xuất bền vững.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững
Trong tiêu chuẩn nảy sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Người làm nông nghiệp (agricultural worker)
Nông dân làm công ăn lương hoặc người làm việc tự do như người cho thuê đất, người thuê đất
CHÚ THÍCH 1: Người làm nông nghiệp được định nghĩa trong Công ước ILO 141[15].
3.2
Nhu cầu cơ bản (basic need)
Yêu cầu cơ bản làm nền tảng cho sự sống còn
CHÚ THÍCH 1: Tiếp cận các phương tiện cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, như thực phẩm, chỗ ở và quần áo là cần thiết cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng vững mạnh.
CHÚ THÍCH 2: Khái niệm về nhu cầu cơ bản bao gồm hai yếu tố:
a) các yêu cầu tối thiểu nhất định đối với tiêu dùng cá nhân, như đầy đủ thực phẩm, chỗ ở và quần áo cũng như một số thiết bị và đồ nội thất gia đình;
b) các dịch vụ thiết yếu được cung cấp bởi cộng đồng nói chung, như nước uống, dịch vụ vệ sinh cũng như các cơ sở y tế và giáo dục.
CHÚ THÍCH 3: Các nhu cầu cơ bản được quy định bằng cách sử dụng các khái niệm đã được thống nhất trong Hội nghị việc làm thế giới ILO 1976.
3.3
Vùng đệm (buffer zone)
Vùng bao quanh tiếp giáp khu bảo tồn (3.18) cụ thể, nơi hạn chế sử dụng nguồn lực và các biện pháp phát triển đặc biệt được thực hiện để nâng cao giá trị của khu bảo tồn
[NGUỒN: UNEP-WCMC, Đa dạng sinh học A-Z[26]]
3.4
Trẻ em (child)
Người dưới 16 tuổi
CHÚ THÍCH 1: Theo Luật trẻ em 2016[29], trẻ em là người dưới 16 tuổi.
CHÚ THÍCH 2: Theo Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và được đề cập trong Công ước ILO 182, trẻ em là người dưới 18 tuổi.
3.5
Lao động trẻ em (child labour)
Công việc tước đi tuổi thơ, sức lực, nhân phẩm của trẻ em (3.4) và điều đó có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
CHÚ THÍCH 1: Lao động trẻ em đặc biệt liên quan đến công việc có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc đạo đức đối với trẻ em và cản trở việc đi học của chúng bằng cách tước đi cơ hội đến trường hoặc bắt buộc chúng phải bỏ học sớm, hoặc yêu cầu chúng vừa đi học vừa làm việc lâu dài và nặng nề.
CHÚ THlCH 2: Lao động trẻ em được phân biệt với công việc của trẻ em/công việc nhẹ (3.6).
CHÚ THÍCH 3: Lao động trẻ em được quy định trong Công ước ILO 138.
[NGUỒN: ILO, Lao động trẻ em là gì]
3.6
Công việc của trẻ em (childwork)
Công việc nhẹ (lightwork)
Công việc do trẻ em (3.4) thực hiện phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành của trẻ em và không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển hoặc cản trở việc đi học của trẻ
CHÚ THÍCH 1: Công việc của trẻ em bao gồm các hoạt động như giúp đỡ cha mẹ công việc nhà hoặc hỗ trợ các hoạt động không nguy hiểm trong trang trại cacao ngoài giờ học và/hoặc trong các ngày nghỉ học. Công việc của trẻ em bao gồm các loại hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ và cho phúc lợi của gia đình; cung cấp cho trẻ em các kỹ năng và kinh nghiệm và giúp chuẩn bị cho trẻ trở thành thành viên hữu ích của xã hội.
[NGUỒN: ILO, Lao động trẻ em là gì][18]
3.7
Hệ sinh thái (ecosystem)
Tổ hợp linh hoạt của các quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật và môi trường phi sinh vật của chúng có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau
[NGUỒN: Công ước Liên hiệp quốc về Đa dạng sinh học][21]
3.8
Phân bón (fertilizer)
Vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp (trừ vôi) được sử dụng cho đất hoặc tế bào thực vật (thường là phần lá) để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây
CHÚ THÍCH 1: Điều này bao gồm:
a) phân hữu cơ và phân vô cơ;
b) phân bón đất và phân bón lá;
c) phân bón đơn và phân bón hỗn hợp.
Không bao gồm chức năng của vật liệu hữu cơ để tăng hoặc duy trì tuổi thọ của vi sinh vật đất cần thiết để tạo điều kiện cho sự hấp thu dinh dưỡng.
3.9
Khu vực có bổ sung phân bón (fertilizer ready)
Khu vực của vườn cacao nơi việc sử dụng phân bón (3.8) được kỳ vọng để cải thiện năng suất đến mức tạo ra lợi tức đầu tư trở lại vào phân bón
3.10
Lao động cưỡng bức (forced labour)
Công việc được thực hiện không tự nguyện và dưới sự đe dọa của bất kỳ hình phạt nào
CHÚ THÍCH 1: Lao động cưỡng bức đề cập đến các tình huống mà những người bị ép buộc làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, hoặc bằng các biện pháp tinh vi hơn như nợ bị thao túng, giữ giấy tờ tùy thân hoặc đe dọa tố cáo với cơ quan di trú.
[NGUỒN: ILO, Lao động cưỡng bức, nô lệ hiện đại và buôn bán người là gì][19]
3.11
Giới (gender)
Các đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới
CHÚ THÍCH 1: Các đặc điểm xã hội bao gồm các chuẩn mực, vai trò và mối quan hệ của và giữa các nhóm nữ giới và nam giới.
[NGUỒN: WHO, Giới]
3.12
Môi trường sống (habitat)
Nơi ở hoặc môi trường sống tự nhiên của động vật, thực vật hoặc sinh vật khác
3.13
Điều kiện nguy hại (hazardous conditions)
Công việc nguy hại (hazardous work)
Công việc được thực hiện trong các điều kiện nguy hiểm hoặc không đảm bảo sức khỏe có thể dẫn đến thương tích và/hoặc nhiễm bệnh do hậu quả của điều kiện không an toàn, không đảm bảo sức khỏe và cách bố trí công việc kém
CHÚ THÍCH 1: Một số thương tích hoặc sức khỏe kém có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
CHÚ THÍCH 2: Thông thường các vấn đề sức khỏe do làm việc trong môi trường không đảm bảo sức khỏe có thể không phát triển hoặc biểu hiện đến vài năm sau khi tiếp xúc với các điều kiện đó.
CHÚ THÍCH 3: Công việc nguy hiểm là công việc ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của người lao động.
3.14
Người làm thuê (hired worker)
Người làm nông nghiệp (3.1) làm việc về các hoạt động nông nghiệp và được trả tiền cho việc thực hiện các hoạt động này.
CHÚ THÍCH 1: Người làm thuê khác với lao động trong gia đình
3.15
Quyền con người/nhân quyền (human rights)
Quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên trong gia đình
CHÚ THÍCH 1: Quyền con người được quy định trong Hiến pháp, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (1948)[24], Công ước quốc tế về các quyền văn hóa và xã hội kinh tế (1966).
3.16
Quản lý bệnh và dịch hại tổng hợp (integrated pest and disease management)
Cách tiếp cận nhấn mạnh sự phát triển của cây trồng khỏe mạnh với sự gián đoạn ít nhất có thể đối với các hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích các cơ chế kiểm soát dịch hại tự nhiên
CHÚ THÍCH 1: Các cơ chế kiểm soát dịch hại tự nhiên có thể như kiểm soát sinh học, chi phối môi trường sống (3.12), điều chỉnh các biện pháp trồng trọt và sử dụng các giống kháng bệnh.
CHÚ THÍCH 2: Quản lý bệnh và dịch hại tổng hợp là xem xét tất cả các phương pháp bảo vệ thực vật có sẵn và tích hợp các biện pháp thích hợp tiếp theo nhằm ngăn ngừa sự phát triển của quần thể sinh vật gây hại và duy trì việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật và các hình thức can thiệp khác ở mức độ được chứng minh về mặt kinh tế, sinh thái và giảm thiểu hoặc giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường. (Theo mô tả trong Dự án Quản lý dịch hại tổng hợp [27] trong trường Đại học California và Chỉ thị 2009/128 / EC[6]).
3.17
Rừng nguyên sinh (primary forest)
Rừng chưa bao giờ bị khai thác hoặc chặt phá và được phát triển theo các xáo trộn tự nhiên và theo các quá trình tự nhiên, bất kể tuổi của rừng
3.18
Khu bảo tồn (protected area)
Các không gian địa lý được xác lập ranh giới, được công nhận và quản lý, thông qua các biện pháp hợp pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác, để đạt được sự bảo tồn lâu dài của thiên nhiên với các dịch vụ và giá trị văn hóa liên quan đến hệ sinh thái (3.7)
3.19
Người làm thuê thường xuyên (regular hired worker)
Người làm nông nghiệp (3.1) làm việc trong khoảng thời gian dài cho cùng một chủ lao động để thực hiện các hoạt động nông nghiệp
3.20
Đánh giá rủi ro (risk inventory)
Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh nội bộ của tổ chức
CHÚ THÍCH 1: Rủi ro có thể được quy định theo chủ đề của đánh giá rủi ro.
CHÚ THÍCH 2: Bối cảnh nội bộ bao gồm các hoạt động của tổ chức và nông dân đã đăng ký.
3.21
Rừng thứ sinh (secondary forest)
Rừng đã bị khai thác và đã được phục hồi tự nhiên hoặc nhân tạo
CHÚ THÍCH 1: Cũng bao gồm rừng bị suy thoái được coi là rừng thứ sinh đã bị mất cấu trúc, chức năng, thành phần loài hoặc năng suất liên quan đến loại rừng tự nhiên dự kiến trên vùng đất đó thông qua các hoạt động của con người.
3.22
Người làm thuê tạm thời (temporary hired worker)
Người làm nông nghiệp (3.1) làm việc trong một khoảng thời gian xác định để thực hiện các hoạt động nông nghiệp trong giai đoạn đó
3.23
Người làm việc hưởng lương (wage worker)
Người làm việc cho một chủ lao động công cộng hoặc tư nhân và nhận tiền công bằng lương, tiền công, hoa hồng, tiền thưởng, trả lương theo sản phẩm hoặc trả bằng hiện vật
3.24
Hành lang đa dạng sinh học (wildlife corridor)
Khu vực nối liền môi trường sống (3.12) hoang dã, thảm thực vật bản địa nói chung, kết nối hai hoặc nhiều khu vực lớn hơn của môi trường sống hoang dã tương tự
[NGUỒN: Chính phủ bang New South Wales (NSW), Hành lang đa dạng sinh học [20]]
3.25
Hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (worst forms of child labour)
Lao động trẻ em (3.5) liên quan đến:
a) tất cả các hình thức nô lệ hoặc thực hành tương tự như chế độ nô lệ, ví dụ buôn bán và buôn bán trẻ em (3.4), nô lệ trả nợ và lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, bao gồm tuyển dụng trẻ em bắt buộc hoặc bắt buộc sử dụng trong xung đột vũ trang;
b) việc sử dụng, mua bán hoặc cung cấp trẻ em để làm mại dâm, sản xuất nội dung khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm;
c) việc sử dụng trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là sản xuất và buôn bán thuốc gây nghiện theo quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan;
d) công việc về bản chất hoặc hoàn cảnh thực hiện, có khả năng gây hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của trẻ em
CHÚ THÍCH 1: Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được mô tả trong Công ước ILO 182[10].
CHÚ THÍCH 2: Luật trẻ em 2016[29] đưa ra khái niệm hình thức bóc lột trẻ em (child exploitation) và giải thích như sau: “Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi”.
3.26
Hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất có điều kiện (conditional worst forms of child labour)
Hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [(3.25 d)] có điều kiện và phải được xác định phù hợp với danh mục công việc nguy hại (3.13)
CHÚ THÍCH 1: Công việc nguy hại trong bối cảnh các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là công việc mà theo bản chất hoặc hoàn cảnh thực hiện, có khả năng gây hại cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của trẻ em (3.4). Theo Công ước ILO 182 [16], bản chất chính xác của những công việc bị cấm được xác định.
3.27
Hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất không có điều kiện (unconditional worst forms of child labour) Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [3.25 a), b), c)] bị cấm mà không liên quan đến bất kỳ điều kiện nào, kể cả tuổi của trẻ em (3.4), bản chất của các công việc thực hiện hoặc hoàn cảnh thực hiện các nhiệm vụ đó
3.28
Thiếu niên (youth)
Lứa tuổi từ cuối giai đoạn trẻ em
4 Cơ sở lý luận và các yêu cầu chung
Mục tiêu chính của tiêu chuẩn này là trao quyền cho nông dân trồng cacao đưa ra lựa chọn các tác động của các hoạt động và đầu tư đã hoạch định tại trang trại lên kinh tế, xã hội và môi trường. Để cacao được sản xuất bền vững, cần phải cải thiện và duy trì trên cả ba vấn đề.
Từ góc độ kinh tế, trong khi có những lợi ích do tăng năng suất và quản lý chất lượng cacao tốt hơn (để giảm tổn thất do thực hành canh tác kém hoặc dịch hại và bệnh hại), các cải tiến đòi hỏi nỗ lực và đầu tư thêm cho tất cả bên tham gia trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả nông dân, tổ chức và thương nhân.
Các hoạt động đào tạo, huấn luyện và các hoạt động hỗ trợ khác của tổ chức có thể được coi là có lợi cho nông dân, nhưng cần phải xác định xem liệu hỗ trợ này có cải thiện được kết quả thực hiện hay không, tức là cải thiện năng suất/chất lượng hoặc thậm chí quản lý thời gian ở mức trang trại. Các chỉ số giám sát rõ ràng cần được thống nhất để cho phép cả nông dân và tổ chức theo dõi kết quả thực hiện của họ theo thời gian.
Tại điểm khởi đầu, nông dân muốn tham gia (hoặc đã là một phần của) một tổ chức tuân thủ theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) [hoặc theo Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019)] và tiêu chuẩn này cần phải hiểu cách thức yêu cầu dự kiến ở mức trang trại sẽ tác động đến các hoạt động của họ. Đánh giá trang trại cacao [xem Phụ lục C của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019)] được thiết kế để nắm bắt tình trạng hiện tại của trang trại.
Tổ chức và nông dân sử dụng các phát hiện được ghi trong đánh giá trang trại cacao để xây dựng kế hoạch phát triển trang trại cacao (CFDP) [xem Phụ lục D của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019); xem thêm các yêu cầu trong 8.2.2 của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019)]. Kế hoạch này được thiết kế riêng cho từng trang trại và cho phép nông dân và tổ chức đo lường tiến độ so với các mục tiêu đã xác định trước đó để cải tiến. Nông dân chỉ xác nhận đăng ký của họ cho tổ chức áp dụng TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) và tiêu chuẩn này sau khi CFDP được thiết lập.
Từ góc độ xã hội, những can thiệp góp phần cải thiện các điều kiện xã hội. Tại điểm khởi đầu, thực hiện đánh giá các rủi ro xã hội trong bối cảnh nội bộ. Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển, phối hợp với cộng đồng địa phương và cuối cùng triển khai kế hoạch hành động để giải quyết những rủi ro xã hội này.
Từ góc độ môi trường, mục tiêu là để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối ưu hóa tác động tích cực đến môi trường.
4.2.1 Yêu cầu về khía cạnh kinh tế
Các yêu cầu cho các khía cạnh kinh tế nhằm:
a) tăng sản xuất cacao bền vững theo cách tiết kiệm chi phí;
b) cải thiện thu nhập và sinh kế của nông dân, bao gồm cải thiện năng suất trồng cacao, xem xét đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, tăng cường khả năng phục hồi khi đối mặt với biến đổi khí hậu và tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho nông dân trồng cacao;
c) hỗ trợ cải thiện tiêu chuẩn sống và điều kiện xã hội của người dân tham gia trồng cacao.
4.2.2 Yêu cầu đối với các khía cạnh xã hội
Các yêu cầu đối với các khía cạnh xã hội nhằm:
a) tôn trọng quyền con người, tránh xâm phạm quyền con người của người khác và giải quyết các tác động bất lợi về quyền con người khi cần thiết;
b) hỗ trợ xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất;
c) hỗ trợ cải thiện mức sống, điều kiện xã hội, điều kiện làm việc và lao động, bao gồm cả sức khỏe và an toàn của người dân tham gia vào ngành cacao.
4.2.3 Yêu cầu đối với khía cạnh môi trường
Các yêu cầu đối với khía cạnh môi trường nhằm:
a) hỗ trợ bảo tồn nguồn nước, tránh lãng phí nước, tránh ô nhiễm nước mặt và nước ngầm;
b) hỗ trợ sử dụng có trách nhiệm hóa chất nông nghiệp và quản lý chất thải tốt;
c) bảo tồn môi trường sống của thực vật, động vật, bảo vệ đời sống hoang dã và duy trì hệ sinh thái đa dạng.
Tổ chức có thể nộp đơn xin chứng nhận ban đầu cho bất kỳ mức nào và sau đó sẽ hướng đến mức cao hơn cho đến khi đạt được mức cao. Thời gian chuyển đổi từ mức ban đầu đến mức trung bình có thể mất 60 tháng. Thời gian chuyển đổi từ mức trung bình đến mức cao có thể mất 60 tháng.
Yêu cầu được quy định cho từng mức trong các bảng trong Điều 5, Điều 6 và Điều 7. Các yêu cầu được đánh dấu bằng "X" hoặc "12". Các yêu cầu được đánh dấu bằng "X" ở bất kỳ mức nào phải được đáp ứng kể từ ngày đầu tiên của mức đã nêu. Các yêu cầu được đánh dấu bằng "12" phải được thực hiện không muộn hơn 12 tháng sau mức ban đầu.
Tổ chức phải cung cấp tài liệu về:
a) ngày đầu tiên phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này;
b) mức yêu cầu (có thể là mức ban đầu, mức trung bình hoặc mức cao) làm mức bắt đầu.
CHÚ THÍCH 1: Tổ chức có thể chọn bắt đầu ở mức trung bình hoặc mức cao thay vì mức ban đầu.
CHÚ THÍCH 2: Mục tiêu cuối cùng là tính bền vững. Tuy nhiên, để đạt được tính bền vững là một quá trình liên quan đến tiêu chuẩn này và TCVN 13142-1 (ISO 34101-1).
CHÚ THÍCH 3: Mức ban đầu nhằm cho phép phần lớn nông dân áp dụng quy trình hướng tới sản xuất cacao bền vững, thông qua cách tiếp cận từng bước.
5 Các yêu cầu về các khía cạnh kinh tế
5.1 Kế hoạch đánh giá và phát triển trang trại cacao (CFDP)
Các yêu cầu chung ở mức ban đầu đối với CFDP được quy định trong Phụ lục D và 8.2.2 của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019). Các yêu cầu bổ sung đối với mức trung bình và mức cao được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu bổ sung cho CFDP
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải giám sát việc thực hiện CFDP của nông dân đã đăng ký (ví dụ: bằng cách thực hiện đánh giá nội bộ). |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải giám sát mức thu nhập của nông dân đã đăng ký và người làm thuê so với mức thu nhập/tiêu chuẩn sống thỏa thuận nếu có sẵn. |
|
|
X |
5.2 Nâng cao năng lực về kế toán và cho phép tiếp cận tín dụng tài chính
Bảng 2 - Yêu cầu nâng cao năng lực về kế toán và cho phép tiếp cận tín dụng tài chính
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải cung cấp cho nông dân đã đăng ký khóa đào tạo kinh doanh, có tính đến trình độ năng lực của nông dân đã đăng ký |
|
X |
X |
2 |
Tổ chức phải cung cấp cho nông dân đã đăng ký hỗ trợ kỹ thuật, logistic và cơ sở hạ tầng và kiến thức tài chính |
|
X |
X |
3 |
Tổ chức phải hỗ trợ nông dân đã đăng ký thiết lập hệ thống cơ bản để ghi lại thông tin và chi tiêu nhằm xây dựng lịch sử tài chính của họ |
|
X |
X |
4 |
Tổ chức phải liên lạc với nông dân đã đăng ký và xác định nhu cầu tài chính. Tổ chức phải ghi lại sự tương tác của mình với các nhà cung cấp đầu vào và các tổ chức tài chính để tìm kiếm nguồn tài chính cho nông dân đã đăng ký. |
|
|
X |
5.3 Kết quả thực hiện nông học trang trại và thực hành nông nghiệp tốt
5.3.1 Thành lập trang trại mới
Bảng 3 - Yêu cầu đối với việc thành lập trang trại mới
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng nông dân đã đăng ký được cung cấp thông tin về các yêu cầu áp dụng và kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải tư vấn cho nông dân đã đăng ký về sự phù hợp của việc sản xuất hạt cacao trên cánh đồng dự định |
|
X |
X |
5.3.2 Vật liệu trồng
Bảng 4 - Yêu cầu đối với vật liệu trồng
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo nông dân đã đăng ký được tiếp cận và nhận các khuyến nghị về việc sử dụng, trồng nguyên liệu đến từ nguồn được xác nhận và có thẩm quyền |
|
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp về các hoạt động nông nghiệp tốt liên quan đến vật liệu trồng trọt. |
|
X |
X |
5.3.3 Quản lý đất
Bảng 5 - Yêu cầu về quản lý đất
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp về quản lý đất, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cho đất |
|
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng người làm nông nghiệp giữ lại chất thải hữu cơ tốt cho sức khỏe, như cắt tỉa cây, vỏ quả khô và bất kỳ vật liệu hữu cơ nào khác, không có bệnh, tại các trang trại |
|
X |
X |
3 |
Tổ chức, nếu cần, đảm bảo rằng nông dân đã đăng ký được tiếp cận với phân bón chất lượng cao không có chất gây ô nhiễm. |
|
X |
X |
4 |
Tổ chức và nông dân đã đăng ký phải cam kết bổ sung chất dinh dưỡng trên các khu vực của trang trại được xác định là "khu vực có bổ sung phân bón" theo các CFDP riêng lẻ. |
|
X |
X |
5 |
Tổ chức và nông dân đã đăng ký phải cam kết thay thế các chất dinh dưỡng của đất để mức dinh dưỡng trong đất đầy đủ và cân bằng trên các khu vực của trang trại được xác định là "khu vực có bổ sung phân bón" theo các CFDP riêng lẻ. |
|
|
X |
6 |
Tổ chức phải thực hiện lấy mẫu đất để đảm bảo rằng phân bón được sử dụng để cân bằng đầu vào và đầu ra của chất dinh dưỡng (thay thế chất dinh dưỡng) trong các điều kiện sau: a) việc thử nghiệm đất là đáng tin cậy và giá cả phải chăng; b) phân bón cụ thể cho trang trại là có sẵn và chi phí hiệu quả |
|
|
X |
7 |
Tổ chức phải thúc đẩy thực hành để tránh xói mòn đất |
|
X |
X |
5.3.4 Chăm sóc cây cacao
Bảng 6 - Yêu cầu chăm sóc cây cacao
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp về việc chăm sóc và phục hồi cây cacao và cây che bóng mát. |
12 |
X |
X |
5.3.5 Sử dụng hóa chất nông nghiệp
Bảng 7 - Yêu cầu đối với hóa chất nông nghiệp
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng chỉ sử dụng trang thiết bị phù hợp và sử dụng đúng cách hóa chất nông nghiệp. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng thiết bị phun được rửa ba lần sau khi sử dụng và bảo trì để giảm thiểu chất thải và các ứng dụng quá mức của hóa chất. Tổ chức, ít nhất mỗi năm một lần, xác nhận lại chức năng chính xác của thiết bị phun |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức, nếu cần, đảm bảo quyền truy cập vào hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng trên cacao. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp trong quản lý dịch hại và dịch bệnh tổng hợp, bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ thích hợp và hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng và xử lý hóa chất nông nghiệp không được phép sử dụng |
|
X |
X |
5 |
Tổ chức và nông dân đã đăng ký phải cam kết cung cấp các biện pháp kiểm soát dịch hại và dịch bệnh, sử dụng phương pháp quản lý dịch bệnh và dịch hại tổng hợp, như được quy định trong các CFDP riêng lẻ |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH: Yêu cầu về môi trường liên quan đến việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp được nêu trong Bảng 26 vá Bảng 27 |
5.3.6 Thu hoạch
Bảng 8 - Yêu cầu về thu hoạch
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp trong các kỹ thuật thu hoạch tốt, bao gồm cả việc xác định các quả chín sẵn sảng cho thu hoạch và xác định các quả bị bệnh hoặc bị côn trùng gây hại để loại bỏ. |
12 |
X |
X |
5.3.7 Sau thu hoạch - tách vỏ quả
Bảng 9 - Yêu cầu tách vỏ quả
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Khi áp dụng, tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp trong các kỹ thuật tách vỏ quả tốt. |
12 |
X |
X |
5.3.8 Sau thu hoạch - Lên men
Bảng 10 - Yêu cầu lên men
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Khi áp dụng, tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp trong các kỹ thuật lên men thích hợp. |
12 |
X |
X |
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về chất lượng của hạt cacao được quy định trong TCVN 7519 (ISO 2451). |
||||
5.3.9 Sau thu hoạch - Làm khô
Bảng 11 - Các yêu cầu về làm khô
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Trường hợp hạt được làm khô ở trang trại hoặc tại tổ chức, thì tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp trong các kỹ thuật làm khô thích hợp tránh tiếp xúc trực tiếp với đường đi và đất |
12 |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng việc phơi nắng được tiến hành trên bề mặt đã chuẩn bị sạch |
|
X |
X |
3 |
Nếu hạt cacao được sấy khô nhân tạo thì tổ chức phải đảm bảo rằng máy sấy được bảo dưỡng tốt và tránh được ô nhiễm từ khói và nhiên liệu. |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH: Yêu cầu về chất lượng của hạt cacao được quy định trong TCVN 7519 (ISO 2451). |
5.3.10 Sau thu hoạch - Đóng gói và bảo quản hạt cacao
Bảng 12 - Yêu cầu về đóng gói và bảo quản hạt cacao
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người làm nông nghiệp về kỹ thuật, vật liệu bao gói và bảo quản đúng cách. |
12 |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các bao và túi thích hợp được sử dụng để đóng gói vá bảo quản hạt cacao (ví dụ: sử dụng các vật liệu sạch, bền và không độc hại). |
|
X |
X |
3 |
Khi áp dụng, tổ chức phải đảm bảo bao và túi đã được phê duyệt để cung cấp cho nông dân. |
|
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng hạt cacao đóng bao được thu từ nông dân theo yêu cầu. |
|
X |
X |
5 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng hạt cacao đóng bao được bảo quản trong các điều kiện thích hợp, bao gồm các biện pháp kiểm soát dịch hại |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về chất lượng của hạt cacao được quy định trong TCVN 7519 (ISO 2451) |
5.3.10 Khả năng phục hồi và đa dạng hóa sản xuất
Bảng 13 - Yêu cầu về khả năng phục hồi và đa dạng hóa sản xuất
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải nâng cao nhận thức về việc sử dụng các loại cây trồng đa dạng. |
|
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo cách thức ghi lại kết quả của các chương trình đa dạng hóa cây trồng ở mức nông dân đã đăng ký. |
|
X |
X |
3 |
Tổ chức phải tiến hành đánh giá các rủi ro và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với nông dân đã đăng ký sản xuất cacao. |
|
X |
X |
4 |
Tổ chức phải nâng cao nhận thức của những người nông dân đã đăng ký về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu |
|
X |
X |
5 |
Tổ chức phải cung cấp đào tạo và hỗ trợ khác để hỗ trợ nông dân đã đăng ký thích nghi với điều kiện khí hậu mới khi áp dụng |
|
|
X |
6 Các yêu cầu về các khía cạnh xã hội
6.1 Chính sách về quyền con người
Bảng 14 - Các yêu cầu đối với chính sách về quyền con người
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng việc đánh giá rủi ro được tạo ra từ các vấn đề về quyền con người. |
12 |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng người làm nông nghiệp nhận thức được quyền con người. |
12 |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có tác động bất lợi nào về quyền con người gây ra bởi các hoạt động của tổ chức. Tổ chức phải đảm bảo rằng mọi tác động như vậy xảy ra sẽ được giải quyết. |
12 |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có tác động bất lợi náo về quyền con người trong các hoạt động của tổ chức. Tổ chức phải đảm bảo rằng mọi tác động như vậy xảy ra sẽ được giải quyết. |
|
X |
X |
5 |
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách quyền con người, phù hợp với bối cảnh của tổ chức, có tính đến các yêu cầu áp dụng trong Bảng 14 đến Bảng 24. Chính sách này phải bao gồm quy trình thẩm định quyền con người để xác định, ngăn ngừa, giảm thiểu và giải thích cách thức tổ chức giải quyết các tác động của mình về quyền con người và trên các quy trình cho phép khắc phục mọi tác động bất lợi về quyền con người do tổ chức gây ra hoặc góp phần. Chính sách này nhằm tránh các tác động bất lợi về quyền con người liên quan trực tiếp đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu mọi tác động bất lợi về quyền con người trong các mối quan hệ kinh doanh của mình, ngay cả khi tổ chức không đóng góp vào các tác động đó. |
|
|
X |
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu 4 và 5 của bảng này dựa trên Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hiệp quốc về Kinh doanh và Quyền con người [25]. |
6.2 Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
Bảng 15 - Yêu cầu về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo đánh giá rủi ro về các vấn đề liên quan đến giới |
12 |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng kế hoạch hành động về giới đã được phát triển dựa trên đầu ra của bản đánh giá các vấn đề liên quan đến giới. |
|
X |
X |
3 |
Tổ chức phải thực hiện kế hoạch hành động về giới |
|
|
X |
4 |
Khi các khóa đào tạo được cung cấp, tổ chức phải đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, bao gồm cả vợ hoặc chồng của nông dân đã đăng ký. |
X |
X |
X |
5 |
Sử dụng các phương pháp thực hành tốt nhất, tổ chức phải đảm bảo người làm nông nghiệp, người quản lý và nhân viên của tổ chức, cả phụ nữ và nam giới, đều nhận thức được các vấn đề liên quan đến giới. |
12 |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng lãnh đạo cao nhất có kiến thức về các vấn đề liên quan đến giới. |
|
X |
X |
7 |
Khi cung cấp các khóa đào tạo, tổ chức phải đảm bảo phụ nữ được khuyến khích tham gia, bao gồm cả vợ/chồng của những người nông dân được điều hành đã đăng ký. |
|
X |
X |
Bảng 16 - Các yêu cầu về quyền trẻ em
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải có những hành động cần thiết khi có lo ngại về việc lạm dụng, khai thác hoặc làm hại trẻ em, bao gồm các hoạt động diễn ra tại trang trại và trong tổ chức. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo bảo vệ và an toàn cho trẻ em trong các hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm các hoạt động diễn ra tại trang trại và trong tổ chức. |
X |
X |
X |
3 |
Trong phạm vi quyền hạn của mình, tổ chức phải tích cực thúc đẩy việc giáo dục và việc đi học cho tất cả trẻ em và đào tạo nghề cho trẻ em trong độ tuổi lao động hợp pháp. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo thực hiện đánh giá rủi ro các vấn đề về quyền của trẻ em. |
12 |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải xây dựng chính sách về quyền trẻ em và cam kết tôn trọng quyền trẻ em. |
12 |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo người làm nông nghiệp hiểu biết về quyền trẻ em và đảm bảo rằng trẻ em của người làm nông nghiệp nhận thức được quyền trẻ em. |
12 |
X |
X |
7 |
Trong phạm vi quyền hạn của mình, tổ chức phải khuyến khích đào tạo nghề, học nghề và việc làm (không bao gồm các nhiệm vụ nguy hại) trong nông nghiệp cho thanh niên trên độ tuổi lao động hợp pháp, đặc biệt là trong sản xuất cacao bền vững. |
|
X |
X |
6.4 Lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
Bảng 17 - Yêu cầu liên quan đến lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải công khai danh mục các hoạt động nguy hại có thể áp dụng và phổ biến thông tin về việc cấm các việc nguy hiểm cho trẻ em trong tổ chức và giữa những người làm nông nghiệp và các con của họ. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải báo cáo ngay các trường hợp nghi ngờ về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vô điều kiện (bao gồm buôn bán trẻ em, lao động ngoại quan và lao động nô lệ) cho các cơ quan hữu quan. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải xây dựng chính sách lao động trẻ em, bao gồm cam kết rõ ràng chống lại lao động trẻ em. Chính sách này phải truyền đạt công khai trong tổ chức và giữa các người làm nông nghiệp. |
12 |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải thực hiện đánh giá rủi ro để xác định các rủi ro có thể liên quan đến lao động trẻ em trong tổ chức và trong cộng đồng nơi người làm nông nghiệp của tổ chức này sinh sống |
12 |
X |
X |
5 |
Dựa trên đánh giá rủi ro, tổ chức phải thực hiện các hành động để ngăn ngừa, xác định, giám sát, khắc phục lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất liên quan đến các hoạt động của tổ chức, của nông dân đã đăng ký và của người làm nông nghiệp. Tần suất giám sát phải dựa trên đánh giá rủi ro (xem yêu cầu 4 trong Bảng 17), như được quy định trong chính sách lao động trẻ em (xem yêu cầu 5 trong Bảng 16) và, ít nhất, phải diễn ra ở cấp hộ gia đình và trang trại, sử dụng phương pháp thực hành tốt nhất |
12 |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo người làm nông nghiệp có kiến thức về các vấn đề lao động trẻ em |
12 |
X |
X |
7 |
Trong phạm vi quyền hạn của mình, tổ chức phải đảm nhận những việc cần thiết đề con của người làm nông nghiệp có giấy khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân chính thức khác và khuyến khích con của người làm nông nghiệp được đăng ký khi sinh |
12 |
X |
X |
8 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các trường hợp nghi ngờ về các hình thức lao động trẻ em có điều kiện tồi tệ nhất (công việc nguy hiểm) được xác định và kế hoạch khắc phục được xây dựng và thực hiện. |
12 |
X |
X |
CHÚ THÍCH: Công việc của trẻ em/công việc nhẹ, lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là các thuật ngữ khác nhau. Ngoài ra, có sự khác biệt giữa các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất có điều kiện và không điều kiện |
6.5 Việc làm và quan hệ hợp đồng
Bảng 18 - Yêu cầu về việc làm và quan hệ hợp đồng
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng mỗi nông dân đã đăng ký chuẩn bị bản tóm tắt tất cả những người làm nông nghiệp trong trang trại của mình, bao gồm lao động thời vụ, hợp đồng phụ, người di cư và gia đình và người làm thuê thường xuyên. Giới và tuổi của người lao động cần được ghi lại. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không ai làm việc ở cấp hộ gia đình, trang trại hoặc tổ chức làm lao động ép buộc hoặc lao động cưỡng bức. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo không giữ giấy tờ tùy thân của người làm nông nghiệp cũng như từ nhân viên của tổ chức. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng, trong trường hợp người làm công ăn lương, tiền lương phải được trả đều đặn. Tần suất và mức chi trả lương phải được thông báo rõ ràng khi bắt đầu được nhận vào làm việc |
X |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải có quá trình thẩm định để đánh giá rủi ro buôn bán và lao động cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức tuyển dụng nào của tổ chức hoặc nông dân đã đăng ký. |
12 |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo đầy đủ chế độ nghỉ thai sản cho những người làm thuê thường xuyên, trong tổ chức và ở mức trang trại. |
12 |
X |
X |
7 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng những người làm thuê thường xuyên được cung cấp các hợp đồng bằng văn bản, quy định điều kiện lao động và bố trí việc chi trả, bằng ngôn ngữ, định dạng mà họ có thể hiểu, trong tổ chức và ở mức trang trại |
|
X |
X |
8 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng những người làm thuê tạm thời phải nhận được các điều kiện làm việc, các quyền lợi tương đương với những người làm thuê thông thường và các thỏa thuận hợp đồng của họ phải được tôn trọng, trong tổ chức và ở mức trang trại. |
|
X |
X |
9 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng nông dân đã đăng ký cung cấp cho người lao động làm thuê thường xuyên, người chăm sóc cây và người làm thuê tạm thời bằng hợp đồng bằng văn bản, quy định điều kiện lao động, bố trí việc chi trả bằng ngôn ngữ và định dạng mà họ có thể hiểu. |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH 1 Công ước ILO 183 [17] cung cấp các khuyến nghị về nghỉ thai sản. CHÚ THÍCH 2 Công ước ILO 29 [8] và Công ước ILO 105 cung cấp các khuyến nghị về lao động cưỡng bức. |
6.6 Thời lượng làm việc và điều kiện làm việc
Bảng 19 - Các yêu cầu về thời lượng làm việc
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng báo cáo tóm tắt số giờ làm việc tại trang trại mỗi tuần cho từng người làm nông nghiệp (tính trung bình hàng tuần) đã được thực hiện |
|
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng tiêu chuẩn chấp nhận được cho thời lượng làm việc đã được xác định là không quá 48 h mỗi người mỗi tuần trên trung bình hàng năm. |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH: Công ước ILO [7] quy định giờ làm việc tối đa mỗi tuần cho người lao động là 48 h (8 h một ngày, 6 ngày một tuần). |
6.7 Tham gia các hội, đoàn thể và thương lượng tập thể
Bảng 20 - Yêu cầu tham gia các hội, đoàn thể và thương lượng tập thể
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng người làm nông nghiệp và người sử dụng lao động của tổ chức có quyền tham gia các hội, đoán thể và các nhóm nông dân |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có sự cản trở nào đối với quyền của người làm nông nghiệp, nhân viên của tổ chức để thương lượng một cách tự nguyện bằng các thỏa thuận tập thể với người sử dụng lao động, tổ chức sử dụng lao động, bên mua và các tổ chức hoặc hiệp hội khác. Các cuộc đàm phán này phải bao gồm việc xác định các điều khoản và điều kiện làm việc và/hoặc các lợi ích tài chính và phi tài chính khác. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo người làm nông nghiệp trong tổ chức và/hoặc ở mức trang trại nhận thức được quyền tham gia các hội, đoàn thể của họ. |
|
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các người làm nông nghiệp trong tổ chức và/hoặc ở mức trang trại có quyền được đào tạo để sử dụng quyền tham gia các hội, đoàn thể của họ |
|
|
X |
CHÚ THÍCH: Công ước ILO 87[9], Công ước ILO 98 [10] và Công ước ILO 14 [15] mô tả quyền tham gia các hội, đoàn thể và quyền thương lượng tập thể. |
6.8 An toàn sức khỏe nghề nghiệp
Bảng 21 - Yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo thực hiện đánh giá rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong tổ chức và ở mức trang trại |
12 |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng kế hoạch hành động được thực hiện để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động đã xác định. |
|
X |
X |
3 |
Tổ chức phải thực hiện kế hoạch hành động về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. |
|
|
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo các thiết bị bảo vệ cần thiết được cung cấp và được tất cả các người làm nông nghiệp hoạt động trong điều kiện nguy hiểm sử dụng |
X |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực sức khỏe và an toàn của người làm nông nghiệp hoạt động trong điều kiện nguy hiểm |
X |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải cung cấp miễn phí các thiết bị bảo vệ cần thiết cho nhân viên của tổ chức. |
X |
X |
X |
7 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng tất cả người làm nông nghiệp đều được thông báo và bảo vệ trước các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong công việc nông nghiệp của họ. Thông tin này phải được cung cấp rõ ràng và dễ dàng trong môi trường làm việc của tổ chức, bằng ngôn ngữ mà họ hiểu và bằng chữ tượng hình. |
12 |
X |
X |
6.9 Ngăn ngừa phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng
Bảng 22 - Các yêu cầu để ngăn ngừa sự phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và quyền của cá nhân được tôn trọng và các sáng kiến được thực hiện để góp phần xóa bỏ phân biệt đối xử nếu được quan sát, bao gồm, nhưng không giới hạn, phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới, mối quan hệ cá nhân, khuyết tật, sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, tình trạng HIV/AIDS, tôn giáo, quan điểm chính trị, ngôn ngữ, tài sản, quốc tịch, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có người làm nông nghiệp nào phải chịu hình phạt về thể xác, ép buộc về tinh thần hoặc thể xác hoặc lạm dụng bằng lời nói. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng phụ nữ và nam giới nhận được cơ hội như nhau và tiền công bằng nhau cho công việc như nhau. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải thảo luận với nhân viên và người làm nông nghiệp về những gì cấu thành quấy rối và lạm dụng và giải thích rằng những hành vi này không được chấp nhận. Tất cả nhân viên và người làm nông nghiệp phải được thông báo về luật bảo vệ các cá nhân chống phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng. |
12 |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải soạn thảo và thực hiện kế hoạch hành động để xóa bỏ tất cả các hình thức quấy rối và lạm dụng, bao gồm cả thủ tục khiếu nại nhạy cảm về giới với quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trong thủ tục khiếu nại, không được trừng phạt khi có sự báo cáo về sự bất công. |
|
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các cuộc họp diễn ra giữa các nhân viên của mình, nông dân đã đăng ký và vợ hoặc chồng của họ ít nhất một lần một năm để đánh giá các hoạt động nhằm ngăn ngừa sự quấy rối và lạm dụng. Các cuộc họp, người tham gia và kết quả chính cần được ghi lại và chia sẻ. |
|
X |
X |
7 |
Tổ chức phải tích cực thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của các nhóm yếu thế/nhóm thiểu số trong các hoạt động của mình. |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH: Công ước ILO 100[11] mô tả nguyên tắc thù lao ngang nhau và Công ước ILO 111 [13] mô tả nguyên tắc phân biệt đối xử việc làm và nghề nghiệp. |
Bảng 23 - Các yêu cầu về hệ thống bảo trợ xã hội
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Khi thích hợp, các lợi ích về an sinh xã hội phải được cung cấp cho các nhân viên của tổ chức |
|
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng tất cả những người làm thuê thường xuyên có quyền tham gia vào các lợi ích của quỹ tiết kiệm hoặc chế độ lương hưu, nếu có sẵn. |
|
|
X |
Bảng 24 - Yêu cầu về các nhu cầu cơ bản
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng lãnh đạo được thông báo nguyên tắc về nhu cầu cơ bản, điều này phù hợp với tình hình của người làm nông nghiệp và gia đình họ. Tổ chức phải đảm bảo không cản trở nhân viên và người làm nông nghiệp của mình đáp ứng các nhu cầu cơ bản khi điều này nằm trong khả năng kiểm soát của tổ chức |
12 |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải hỗ trợ nhân viên và người làm nông nghiệp và gia đình của họ nâng cao năng lực để cải thiện các nhu cầu cơ bản khi điều này nằm trong khả năng kiểm soát của tổ chức. |
|
X |
X |
3 |
Tổ chức phải thực hiện các sáng kiến để nâng cao nhận thức và hiểu biết về quyền của nhân viên, người làm nông nghiệp và gia đình của họ về các nhu cầu cơ bản. Tối thiểu một năm tổ chức một cuộc họp. Các cuộc họp, người tham gia và kết quả chính phải được ghi lại và chia sẻ |
|
X |
X |
4 |
Tổ chức phải khuyến khích và tham gia vào các hoạt động chung với chính quyền (địa phương) có liên quan và/hoặc các chủ thể tiềm năng khác để thực hiện đánh giá nhu cầu cơ bản. |
|
X |
X |
5 |
Nếu thực hiện đánh giá nhu cầu cơ bản, thì tổ chức phải khuyến khích và tham gia vào các hoạt động chung với chính quyền (địa phương) có liên quan và/hoặc các chủ thể tiềm năng khác để xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện năng lực đáp ứng nhu cầu cơ bản. |
|
|
X |
6 |
Nếu kế hoạch hành động về nhu cầu cơ bản đã được xây dựng, tổ chức phải khuyến khích và tham gia vào các hoạt động chung với chính quyền (địa phương) có liên quan và/hoặc các chủ thể tiềm năng khác để thực hiện kế hoạch hành động. |
|
|
X |
7 Các yêu cầu liên quan đến khía cạnh môi trường
Bảng 25 - Yêu cầu bảo vệ các vùng nước sạch
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo duy trì khoảng cách từ cây cacao được trồng đến các vùng nước sạch ít nhất 10 m. Cây cacao đang tồn tại trong khu vực này có thể được giữ lại, nhưng không được sử dụng hóa chất nông nghiệp trong khu vực này. Tổ chức phải đảm bảo rằng thảm thực vật trong khu vực này không bao gồm các loài cây gây bất lợi cho cây cacao |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo người làm nông nghiệp hiểu biết về các yêu cầu bảo vệ nguồn nước, có tính đến bối cảnh địa phương. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có nước thải hoặc nước thải chưa được xử lý thải vào các vùng nước sạch. |
X |
X |
X |
CHÚ THÍCH: Khi thành lập trang trại mới và/hoặc liên quan đến khoảng cách từ cây cacao được trồng đến vùng nước và vành đai thực vật, cần tuân thủ quy định hiện hành. |
7.2 Quản lý dịch hại, dịch bệnh tổng hợp và sử dụng hóa chất nông nghiệp
Bảng 26 - Yêu cầu về quản lý dịch hại, dịch bệnh tổng hợp và sử dụng hóa chất nông nghiệp
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo có cảnh báo sau khi áp dụng hóa chất nông nghiệp cho biết thời gian áp dụng, thời gian trước khi áp dụng và thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và những người mắc bệnh hô hấp không tham gia xử lý hóa chất nông nghiệp. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng chỉ áp dụng hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng. Việc sử dụng phải được thực hiện một cách an toàn, bằng cách tham khảo thông tin sử dụng sản phẩm và hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp về cơ chế vận hành (ví dụ: máy bơm). Có thể tham khảo các nguồn sau: sổ tay cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật[4] của ICCO và bản thông tin về thiết bị và hỗ trợ người sử dụng)[5] |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các hướng dẫn sử dụng hóa chất nông nghiệp được tuân thủ nghiêm ngặt bằng cách hiệu chuẩn và sử dụng thiết bị phù hợp để áp dụng liều lượng, thời gian và khoảng thời gian áp dụng hóa chất nông nghiệp theo quy định trên nhãn của sản phẩm và theo hướng dẫn sử dụng. |
X |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không sử dụng hóa chất nông nghiệp đã hết hạn sử dụng. |
X |
X |
X |
6 |
Tổ chức và nông dân đã đăng ký phải cam kết về kế hoạch giảm thuốc bảo vệ thực vật như được xác định trong các CFDP riêng lẻ |
|
X |
X |
7 |
Tổ chức phải đảm bảo giám sát thường xuyên các sinh vật gây hại và nếu sử dụng hóa chất nông nghiệp |
|
X |
X |
7.3 Bảo quản và quản lý hóa chất nông nghiệp an toàn
Bảng 27 - Yêu cầu về bảo quản và quản lý hóa chất nông nghiệp an toàn
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo năng lực của người sử dụng hoặc người xử lý và người bảo quản hóa chất nông nghiệp. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các thùng chứa hóa chất được đóng lại đúng cách trong quá trình bảo quản và vận chuyển để tránh bị tràn. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các cơ sở bảo quản hóa chất nông nghiệp được thiết lập với hệ thống thông gió, ánh sáng và hệ thống thu gom chất thải. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các thùng chứa hóa chất được cách xa những người không có phận sự, động vật và các mặt hàng được tiêu thụ. |
X |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng hóa chất nông nghiệp được để xa tầm với của trẻ. |
X |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các thùng chứa hóa chất rỗng được rửa và đục lỗ ba lần, và việc bảo quản, xử lý, thải bỏ được thực hiện theo cách thích hợp |
X |
X |
X |
7 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng thông tin về việc sử dụng hóa chất nông nghiệp được ghi chép lại (ví dụ: nông dân ghi lại, hỗ trợ công nghệ thông tin) được lưu giữ lại. |
12 |
X |
X |
8 |
Tổ chức phải làm việc với các nhà cung cấp hóa chất nông nghiệp để thiết lập và thực hiện hệ thống việc thu gom (quản lý chất thải) bao bì rỗng và hóa chất nông nghiệp chưa sử dụng. |
|
X |
X |
9 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng việc xử lý và bảo quản hóa chất được tách riêng với khu vực sinh sống. |
|
|
X |
CHÚ THÍCH: Áp dụng các quy định hiện hành liên quan đến việc bảo quản và xử lý hóa chất nông nghiệp. |
Bảng 28 - Yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo không canh tác trong các khu bảo tồn, như vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên hoặc các khu bảo tồn khác. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng nguyên sinh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Tổ chức phải đảm bảo không xảy ra nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng thứ sinh, trừ khi có quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sử dụng đất và/hoặc quyền sử dụng đất thông thường (tùy theo từng trường hợp) và có sẵn giấy phép của chính phủ (nếu có) |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải thực hiện các biện pháp thích hợp đề giảm xói mòn nước và gió bằng cách bảo vệ thảm thực vật hoặc lớp phủ trên các trang trại cacao để tránh đất trống. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có cây bản địa lớn nào tồn tại trước khi thành lập trang trại bị đốn hoặc bị đốt trong các trang trại hiện có hoặc khi thành lập trang trại mới. |
X |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có đất được làm sạch bằng cách đốt thảm thực vật. Tổ chức có thể sử dụng các máy móc nhẹ và/hoặc các công cụ đơn giản, như dao rựa (dao kéo), cuốc, rìu, để dọn đất. |
X |
X |
X |
6 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng không có thực hành sinh thái bất lợi nào được thực hiện, như săn bắn động vật bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. |
X |
X |
X |
7 |
Tổ chức phải thiết lập vùng lưu giữ các loài thực vật và các loài hoang dã hiện có trong trang trại |
12 |
X |
X |
8 |
Tổ chức phải xây dựng và triển khai kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học xác định các khu vực bảo tồn, vùng đệm và hành lang đa dạng sinh học. Kế hoạch này được phát triển với sự tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương |
|
X |
X |
9 |
Tổ chức phải lập bản đồ (hoặc vẽ) các cây bản địa lớn hiện có với mục đích cung cấp sự rõ ràng về quyền sở hữu của cây, nếu có. |
|
X |
X |
10 |
Tổ chức phải thiết lập các vùng thực vật bằng cách trồng cây gỗ và các thảm thực vật khác trên bờ của các vùng nước và giữa các trang trại cacao, khi được phép. |
|
X |
X |
11 |
Tổ chức phải thúc đẩy việc trồng các loài cây rừng, cây ăn quả và cây bụi trong trang trại, bằng cách sử dụng các loại cây đa dạng và cây bản địa, nếu áp dụng trong bối cảnh quốc gia. |
|
X |
X |
12 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng người làm nông nghiệp có kiến thức về các loài hoang dã bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng trong khu vực sản xuất. |
|
X |
X |
CHÚ THÍCH: Có thể áp dụng về bảo tồn hệ sinh thái theo quy định. |
Bảng 29 - Yêu cầu về quản lý chất thải
Các yêu cầu |
Mức ban đầu |
Mức trung bình |
Mức cao |
|
1 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng người làm nông nghiệp có thẩm quyền về các hoạt động quản lý chất thải liên quan đến sản xuất cacao. |
X |
X |
X |
2 |
Tổ chức phải đảm bảo việc ủ phân của bất kỳ vật liệu hữu cơ nào được thực hiện trong một khu vực được quy định. |
X |
X |
X |
3 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng chất thải chỉ được lưu trữ và xử lý trong các khu vực quy định. Trong trường hợp không có cơ sở xử lý thích hợp, chất thải phi hữu cơ chỉ có thể được đốt ở khu vực thông thoáng cách xa người, động vật và cây trồng. |
X |
X |
X |
4 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng hóa chất nông nghiệp hết hạn được coi là chất thải nguy hại. |
X |
X |
X |
5 |
Tổ chức phải đảm bảo rằng các thùng chứa hóa chất rỗng không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. |
X |
X |
X |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 7519 (ISO 2451), Hạt cacao - Các yêu cầu về chất lượng và đặc tính kỹ thuật
[2] TCVN 13142-3 (ISO 34101-3), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 3: Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc
[3] TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận
[4] BATEMAN R., Pesticide Use in Cocoa: A Guide for Training Administrative and Research Staff. Third Edition. International Cocoa Organization (ICCO), 2015 [viewed 2 April 2019], Available at: https://www.icco.org/about-us/icco-news/292-new-pesticide-use-in-cocoa-manual-now-available.html
[5] Dropdata. Spray Nozzle Data [viewed 2 April 2019]. Available from: http://www.dropdata. org/DD/noz data.htm
[6] EU Directive 2009/128/EC of the European Parliament and of the Council establishing a framework for Community action to achieve the sustainable use of pesticides. European Union, 2009
[7] ILO. C001 - Hours of Work (Industry) Convention, 1919 (No. 1). Convention Limiting the Hours of Work in Industrial Undertakings to Eight in the Day and Forty-eight in the Week. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:1210Q:P12100 INSTRUMENT ID:312146:NO
[8] ILO. C029 - Forced Labour Convention, 1930 (No. 29). Convention concerning Forced or Compulsory Labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID: 312174:NO
[9] ILO. C087 - Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention, 1948 (No.87). Convention concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organise. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/ normlex/en/f?p = NORMLEXPUB:12100:0::NQ:I2100:PI2100 INSTRUMENT ID: 312232:NO
[10] ILO. C098 - Right to Organise and Collective Bargaining Convention, 1949 (No. 98). Convention concerning the Application of the Principles of the Right to Organise and to Bargain Collectively. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p = NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID: 3.12243:NO
[11] ILO. C100 - Equal Remuneration Convention, 1951 (No. 100). International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB: 12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312245:NO
[12] ILO. C105 - Abolition of Forced Labour Convention, 1957 (No. 105). Convention concerning the Abolition of Forced Labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p=1000:12100:0::NQ::P12100 ILO CQDE;C105
[13] ILO. Clll - Discrimination (Employment and Occupation) Convention, 1958 (No. 111). Convention concerning Discrimination in Respect of Employment and Occupation. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p= NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312256:NO
[14] ILO. C138 - Minimum Age Convention, 1973 (No. 138). Convention concerning Minimum Age for Admission to Employment. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312328:NO
[15] ILO. C141 - Rural Workers' Organisations Convention, 1975 (No. 141). Convention concerning Organisations of Rural Workers and Their Role in Economic and Social Development. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p = NORMLEXPUB: 12100:0::NO: 12100:P12100 INSTRUMENT ID: 312286:NO
[16] ILO. C182 - Worst Forms of Child Labour Convention, 1999 (No. 182). Convention concerning the Prohibition and Immediate Action for the Elimination of the Worst Forms of Child Labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/ normlex/en/f?p = NORMLEXPUB: 12100:0::NO: 12100:P12100 INSTRUMENT ID: 312328.NO
[17] ILO. C183 - Maternity Protection Convention, 2000 (No. 183). Convention concerning the revision of the Maternity Protection Convention (Revised). International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NQRMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312328:NO
[18] ILO. What is child labour. International Programme on the Elimination of Child Labour (IPEC) [viewed 2 April 2019], Available from: http://www.ilo.org/ipec/facts/lang-en/index.htm
[19] ILO. What is forced labour, modern slavery and human trafficking. International Programme on the Elimination of Child Labour (IPEC) [viewed 2 April 2019]. Available from: http://www.ilo.org/global/topics/forced-labour/definition/lang-en/index.htm
[20] N.s.w. Government. Wildlife Corridors. Office of Environment and Heritage. New South Wales Government, 2004 [viewed 2 April 2019]. Available from: http://www.environment.nsw.gov.au/ resources/nature/landholderNotesl5WildlifeCorridors.pdf
[21] UN. Convention on Biological Diversity. United Nations, 1992 [viewed 2 April 2019], Available from: https ://www. cbd. int/convention/text/
[22] UN General Assembly. Convention on the Rights of the Child. United Nations General Assembly resolution 44/25 of 20 November 1989 (entry into force 2 September 1990) [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/crc.aspx
[23] UN General Assembly. International Convention on Economic, Social and Cultural Rights (ICESCR). United Nations General Assembly resolution 2200A (XXI) of 16 December 1966 (entry into force 3 January 1976) [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ohchr.org/ EN/Professionallnterest/Pages/CESCR.aspx
[24] UN General Assembly. Universal Declaration of Human Rights. United Nations, 1948 [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.un.Qrg/en/universal-declaration-human-rights/
[25] UN OHCHR. Guiding Principles on Business and Human Rights: Implementing the United Nations "Protect, Respect and Remedy" Framework. United Nations special representative of the Secretary-General on the issue of human rights and transnational corporations and other business enterprises, 2011 [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ohchr.org/Documents/Publications/GuidingPrinciplesBusinessHR EN.pdf
[26] UNEP-WCMC. Buffer zones. Biodiversity A-Z. UNEP-WCMC, 2014 [viewed 2 April 2019], Available from: http://www.biodiversitva-z.org/content/buffer-zones
[27] University of California. State-wide Integrated Pest Management Project [viewed 2 April 2019] Available from: http://ipm.ucanr.edu/index.html
[28] WHO. Gender. Gender, equity and human rights [viewed 2 April 2019]. Available from: http //www.who.int/gender-equity-rights/understanding/gender-definition/en/
[29] Luật Trẻ em, 2016
[30] Luật Đa dạng sinh học, 2008
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Cơ sở lý luận và các yêu cầu chung
4.1 Cơ sở lý luận
4.2 Tóm tắt các yêu cầu
4.3 Các mức yêu cầu
5 Các yêu cầu về các khía cạnh kinh tế
5.1 Kế hoạch đánh giá và phát triển trang trại cacao (CFDP)
5.2 Nâng cao năng lực về kế toán và cho phép tiếp cận tín dụng tài chính
5.3 Kết quả thực hiện nông học trang trại và thực hành nông nghiệp tốt
6 Các yêu cầu về các khía cạnh xã hội
6.1 Chính sách về quyền con người
6.2 Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
6.3 Quyền trẻ em
6.5 Việc làm và quan hệ hợp đồng
6.6 Thời lượng làm việc và điều kiện làm việc
6.7 Tham gia các hội, đoàn thể và thương lượng tập thể
6.8 An toàn sức khỏe nghề nghiệp
6.9 Ngăn ngừa phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng
6.10 Hệ thống bảo trợ xã hội
6.11 Nhu cầu cơ bản
7 Các yêu cầu liên quan đến khía cạnh môi trường
7.1 Bảo vệ các vùng nước sạch
7.2 Quản lý dịch hại, dịch bệnh tổng hợp và sử dụng hóa chất nông nghiệp
7.3 Bảo quản và quản lý hóa chất nông nghiệp an toàn
7.4 Bảo tồn hệ sinh thái
7.5 Quản lý chất thải
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.