Electric vehicle conductive charging system - Part 21-2: Electric vehicle requirements for conductive connection to an AC/DC supply - EMC requirements for off-board electric vehicle charging systems
Lời nói đầu
TCVN 13078-21-2:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 61851-21-2:2018;
TCVN 13078-21-2:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13078 (IEC 61851), Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện, gồm có các phần sau:
- TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017), Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 13078-21-1:2020 (IEC 61851-21-1:2017), Phần 21-1: Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc lắp trên xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều
- TCVN 13078-21-2:2020 (IEC 61851-21-2:2018), Phần 21-2: Yêu cầu về xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều - Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc không lắp trên xe điện
- TCVN 13078-23:2020 (IEC 61851-21-2:2014), Phần 23: Trạm sạc điện một chiều cho xe điện
HỆ THỐNG SẠC ĐIỆN CÓ DÂY DÙNG CHO XE ĐIỆN - PHẦN 21-2: YÊU CẦU VỀ XE ĐIỆN KẾT NỐI CÓ DÂY VỚI NGUỒN CẤP ĐIỆN XOAY CHIỀU/MỘT CHIỀU - YÊU CẦU TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CỦA BỘ SẠC KHÔNG LẮP TRÊN XE ĐIỆN
Electric vehicle conductive charging system - Part 21-2: Electric vehicle requirements for conductive connection to an AC/DC supply - EMC requirements for off-board electric vehicle charging systems
Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu EMC đối với các thành phần hoặc thiết bị không lắp trên xe điện của hệ thống được sử dụng để cấp điện hoặc sạc điện cho xe điện bằng cách truyền năng lượng có dây (CPT), với điện áp đầu vào danh định, theo IEC 60038:2009, đến 1 000 V AC hoặc 1 500 V DC và điện áp đầu ra đến 1 000 V AC hoặc 1 500 V DC.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị sạc điện không lắp trên xe điện dùng cho sạc điện chế độ 1, chế độ 2, chế độ 3 và chế độ 4 như xác định trong TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).
Cáp trong trường hợp không có thiết bị điện tử hoặc không có đóng cắt điện/điện tử được coi là thụ động và phù hợp với các yêu cầu về phát xạ và miễn nhiễm trong tiêu chuẩn này mà không cần thử nghiệm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thành phần hoặc thiết bị của hệ thống sạc điện và hệ thống cấp điện lắp trên xe điện như một phần của xe điện. Các yêu cầu về EMC đối với các thiết bị như vậy thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 13078-21-1:2020 (IEC 61851-21-1:2017).
Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu về phát xạ và miễn nhiễm của tiêu chuẩn này trong trường hợp nó có thể được chứng minh là thiết bị cần thử nghiệm (EUT) đáp ứng các giới hạn liên quan trong các thử nghiệm điển hình theo bố trí đo của tiêu chuẩn này.
Các yêu cầu của hệ thống truyền năng lượng không dây cho xe điện được đề cập trong IEC 61980 (tất cả các phần).
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 6989-1-4:2010 (CISPR 16-1-4:2010), Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-4: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Anten và vị trí thử nghiệm dùng để đo nhiễu bức xạ
TCVN 7589-21:2007 (IEC 62053-21:2003), Thiết bị đo điện (xoay chiều). Yêu cầu cụ thể. Phần 1: Công tơ điện kiểu tĩnh đo điện năng tác dụng (cấp chính xác 1 và 2)
TCVN 7909-3-2:2020 (IEC 61000-3-2:2014), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-2: Các giới hạn - Giới hạn đối với phát xạ dòng điện hài (dòng điện vào thiết bị ≤16 A mỗi pha)
TCVN 7909-3-12:2020 (IEC 61000-3-12:2011), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-12: Các giới hạn - Giới hạn đối với dòng điện hài được sinh ra bởi thiết bị nối với hệ thống điện hạ áp có dòng điện đầu vào > 16 A và ≤ 75 A mỗi pha
TCVN 7909-4-2:2015 (IEC 61000-4-2:2008), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện
TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017), Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện - Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 7909-4-8:2015 (IEC 61000-4-8:2009), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-8: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số công nghiệp
TCVN 7909-6-1:2019 (IEC 61000-6-1:2016), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6-1: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn miễn nhiễm đối với môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ
TCVN 13078-23:2020 (IEC 61851-23:2014), Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện - Phần 23: Trạm sạc điện một chiều cho xe điện
IEC 60038:2009[1], IEC standards voltage (Điện áp tiêu chuẩn)
IEC 61000-3-3:2013[2], Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-3: Limits - Limitation of voltage changes, voltage fluctuations and flicker in public low-voltage supply systems, for equipment with rated current ≤ 16 A per phase and not subject to conditional connection (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-3: Các giới hạn - Giới hạn đối với sự thay đổi điện áp, thăng giáng điện áp và nháy trong các hệ thống điện hạ áp công cộng, dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤16 A mỗi pha và kết nối không điều kiện)
IEC 61000-3-11:2000[3], Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-11: Limits - Limitation of voltage changes, voltage fluctuations and flicker in public low-voltage supply systems - Equipment with rated current ≤ 75 A and subject to conditional connection (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-11: Các giới hạn - Giới hạn đối với sự thay đổi điện áp, thăng giáng điện áp và nháy trong các hệ thống điện hạ áp công cộng, dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤ 75 A mỗi pha và kết nối có điều kiện)
IEC 61000-4-3:2006 with amendment 1:2007 and amendment 2:2010, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-3 : Testing and measurement techniques - Radiated, radio-frequency, electromagnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Thử nghiệm miễn nhiễm trường điện từ bức xạ tần số radio)
IEC 61000-4-4:2012, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and measurement techniques - Electrical fast transient/burst immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-4: Phương pháp đo và thử nghiệm - Thử nghiệm miễn nhiễm đột biết/quá độ nhanh về điện)
IEC 61000-4-5:2014[4], Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-5: Testing and measurement techniques - Surge immunity (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung)
IEC 61000-4-6:2013[5], Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-6: Testing and measurement techniques - Immunity to conducted disturbances, induced by radio-frequency fields (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn cảm ứng bởi trường tần số vô tuyến)
IEC 61000-4-11:2004 with amendment 1:2017[6], Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-11: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-11: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp)
IEC 61000-4-34:2005 with amendment 1:2009, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-34: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests for equipment with mains current more than 16 A per phase (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-34: Phương pháp đo và thử nghiệm - Thử nghiệm miễn nhiễm sụt điện áp, gián đoạn ngắn và thay đổi điện áp đối với thiết bị có dòng điện nguồn lưới lớn hơn 16 A mỗi pha)
IEC 61000-6-2:2016, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6-2: Generic standards - Immunity standard for Industrial environments (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6-2: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn miễn nhiễm đối với môi trường công nghiệp)
IEC 61000-6-3:2006 with amendment 1:2010, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6-3: Generic standards - Emission standard for residential, commercial and light-industrial environments (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6-3: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn phát xạ đối với môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ)
IEC 61000-6-4:2006 with amendment 1:2010, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6-4: Generic standards - Emission standard for industrial environments (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6-43: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn phát xạ đối với môi trường công nghiệp)
CISPR 16-1-2:2014[7], Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 1-2: Radio disturbance and immunity measuring apparatus - Ancillary equipment - Conducted disturbances (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số radio - Phần 1-2: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số radio - Thiết bị phụ trợ - Nhiễu dẫn)
CISPR 25:2016, Vehicles, boats and internal combustion engines - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement for the protection of on-board receivers (Phương tiện giao thông, tàu và động cơ đốt trong - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và phương pháp đo bảo vệ của bộ thu lắp trên phương tiện)
CISPR 32:2015, Electromagnetic compatibility of multimedia equipment - Emission requirements (Tương thích điện từ của thiết bị đa phương tiện - Yêu cầu phát xạ)
MIL-STD-461F:2017, Department of defense interface Standard requirements for the control of electromagnetic interference characteristics of subsystems and equipment (Yêu cầu tiêu chuẩn giao diện của Bộ Quốc phòng để kiểm soát các đặc tính nhiễu điện từ của các hệ thống con và thiết bị)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong IEC 61851-1 và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Thiết bị kết hợp (associated equipment)
AE
Thiết bị cần thiết để thực hiện và/hoặc giám sát hoạt động của EUT.
3.2
Cổng (port)
Giao diện đặc biệt của thiết bị quy định với môi trường điện từ bên ngoài.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1.
Hình 1 - Ví dụ về các cổng của thiết bị sạc điện không lắp trên xe điện
3.3
Cổng vỏ (enclosure port)
Biên vật lý của thiết bị mà qua đó các trường điện từ có thể bức xạ hoặc đi vào.
[NGUỒN: IEC 60050-445, 445-07-04, có sửa đổi - thay từ “rơ le thời gian” bằng từ “thiết bị”]
3.4
Cổng nguồn đầu vào (power input port)
Cổng đầu vào tại đó dây dẫn hoặc cáp mang điện năng cần thiết cho hoạt động (thực hiện chức năng) của thiết bị hoặc thiết bị liên quan được nối với thiết bị.
CHÚ THÍCH: Cổng nguồn đầu vào có thể là AC hoặc DC.
3.5
Cổng mạng đi dây (wired network port)
Cổng kết nối dùng để truyền âm thanh, dữ liệu và tín hiệu nhằm liên kết các hệ thống phân tán rộng bằng đấu nối trực tiếp với mạng truyền thông một người dùng hoặc nhiều người dùng.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về cổng mạng đi dây là CATV, PSTB, ISDN, xDSL, LAN và các mạng tương tự.
CHÚ THÍCH 2: Các cổng này có thể hỗ trợ cáp bọc kim hoặc không bọc kim và cũng có thể mang điện AC hoặc DC trong trường hợp cổng này là một phần tích hợp của quy định kỹ thuật về viễn thông.
[NGUỒN: CISPR 32:2015, 3.1.32]
3.6
Cổng tín hiệu/điều khiển (signal/control port)
Cổng tại đó cáp hoặc dây dẫn được nối nhằm mục đích truyền các tín hiệu ngoại trừ cổng mạng đi dây và cổng CPT.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về cổng tín hiệu/điều khiển bao gồm RS-232, USB, HDMI, chuẩn IEEE 1394 (“Fire Wire”), đầu vào/đầu ra analog/digital.
CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về cổng điều khiển là cổng được sử dụng để khởi động hoạt động sạc khi tín hiệu chỉ thị biểu giá năng lượng thấp hơn và/hoặc việc sạc bị trễ lại cho mục đích quản lý năng lượng.
3.7
Cổng truyền năng lượng có dây (conductive power transfer port)
CPT port
Cổng đầu ra năng lượng của thiết bị sạc điện dùng để truyền năng lượng có dây (CPT) cho xe điện dưới dạng điện hạ áp AC hoặc DC cho thiết bị thứ cấp của hệ thống sạc điện (tức là đến tải cần sạc hoặc cần được cấp năng lượng) và cũng cung cấp tất cả các chức năng tín hiệu/điều khiển và/hoặc truyền thông cần thiết, ví dụ chức năng điều khiển quá trình sạc, CAN và PLC/T riêng.
3.8
Thiết bị cần thử nghiệm (equipment under test)
EUT
Thành phần hoặc thiết bị của hệ thống không lắp trên xe điện được sử dụng để cấp điện hoặc sạc điện cho xe điện bằng truyền năng lượng có dây (CPT) thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
3.9
Viễn thông trên đường dây điện (powerline telecommunication)
PLT
Truyền thông trên đường dây điện (powerline communication)
PLC
Công nghệ truyền tín hiệu sử dụng để nối với PSTN (mạng điện thoại công cộng) có dây thông qua lưới điện hạ áp AC (hoặc DC).
CHÚ THÍCH: PLT/C là công nghệ truyền dẫn sử dụng cho truyền thông, truyền dữ liệu, tín hiệu/điều khiển và các mục đích tương tự trong các mạng cá nhân và/hoặc cục bộ thông qua nhiều kiểu đường dây điện khác nhau như các cáp sạc của thiết bị sạc điện không nằm trên xe điện.
3.10
Thiết bị xách tay (portable equipment)
Thiết bị nối bằng dây nguồn và phích cắm, cụm cáp, bộ tiếp hợp hoặc các phụ kiện khác có thể được mang vác bởi một người và được thiết kế và dự kiến được mang trong xe điện.
[NGUỒN: TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017), 3.6.5]
3.11
Điện áp cao (high voltage)
HV
Điện áp làm việc từ 60 V đến 1 000 V.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “điện áp cao" có thể được xác định với dải điện áp khác trong các tiêu chuẩn khác.
3.12
Điện áp thấp (low voltage)
LV
Điện áp làm việc một chiều dưới 60 V, ví dụ các điện áp danh nghĩa 12 V, 24 V hoặc 48 V.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “điện áp thấp” có thể được xác định với dải điện áp khác trong các tiêu chuẩn khác.
4.1 Quy định chung
Kế hoạch thử nghiệm phải được thiết lập trước khi thử nghiệm. Kế hoạch thử nghiệm tối thiểu phải có các nội dung như cho trong Điều 4
4.2 Cấu hình của EUT
Tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách sử dụng EUT đại diện và cáp sạc (tại cổng truyền năng lượng nối dây - CPT) đến bộ mô phỏng AE/xe điện được nhà chế tạo cung cấp. Trong trường hợp cáp sạc không được cung cấp cùng với EUT (ví dụ trường hợp B theo TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017)) thì các thử nghiệm phải được thực hiện với cáp sạc có chiều dài hình dạng điển hình.
Các nội dung của tiêu chuẩn được viện dẫn trong tiêu chuẩn này không được lặp lại ở đây; tuy nhiên các thông tin sửa đổi hoặc bổ sung cần thiết cho ứng dụng thực tế của các phép đo EUT được nêu trong tiêu chuẩn này.
Các thử nghiệm phải được tiến hành trong dải làm việc quy định của EUT và ở điện áp nguồn danh định của nó.
Bố trí thử nghiệm theo Phụ lục A phải được sử dụng cho các thử nghiệm miễn nhiễm và phát xạ trên 150 kHz.
Các thiết bị điều khiển và bảo vệ lắp trên cáp (IC-CPD), thiết bị xách tay khác và thiết bị chế độ 2 phải được thử nghiệm như thiết bị đặt trên bàn.
4.3 Kết thúc của EUT trong quá trình thử nghiệm
Tất cả các cổng của EUT phải được kết thúc bằng AN/ISN hoặc CDN tương ứng khi thích hợp. Cổng nguồn đầu vào, cổng điều khiển tín hiệu và cổng mạng đi dây phải được kết thúc theo Phụ lục C.
Cổng CPT của EUT phải được nối với thiết bị kết hợp (AE) bao gồm các mạng giả (AN) và/hoặc các mạng ổn định trở kháng (ISN) theo Phụ lục C tạo thành các bộ mô phỏng xe điện và nối với tải thích hợp.
Các đường dây tín hiệu/điều khiển của cổng CPT phải được kết thúc theo Phụ lục C và cung cấp truyền thông bằng mô phỏng tương ứng và được nuôi bằng thiết bị ghép nối thích hợp.
4.4 Điều kiện làm việc và thử nghiệm
4.4.1 Quy định chung
Các yêu cầu và đánh giá dưới đây có thể được thực hiện theo trình tự bất kỳ.
4.4.2 Miễn nhiễm
Các yêu cầu miễn nhiễm được quy định trong Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4 theo kiểu đầu vào điện (AC hoặc DC) và phân loại môi trường (dân cư hoặc không dân cư) của EUT cần thử nghiệm.
Thử nghiệm phải được thực hiện theo hai chế độ làm việc sau:
• chế độ chờ: để mô phỏng khi EUT được cấp điện đầy đủ và được nối với xe điện nhưng chưa sạc (ví dụ khi các pin/acquy được sạc đủ hoặc đang chờ lưới điện quyết định khi nào sạc);
• chế độ sạc: trong quá trình thử nghiệm, EUT phải được làm việc ở 20 % công suất danh định lớn nhất ±10 %. Nếu điều này là không thể theo TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017) thì cho phép tăng trị số phần trăm này.
Cần coi rằng việc đánh giá là cần thiết khi không có tải nào nối vào vì chế độ chờ sẽ xác định thích hợp chế độ làm việc này.
Các thiết bị điều khiển và bảo vệ lắp trên cáp (IC-CPD) phải được thử nghiệm như thiết bị sạc điện AC không lắp trên xe.
Chế độ làm việc phải được quy định và các điều kiện thực, trong các thử nghiệm, phải được ghi lại chính xác trong báo cáo thử nghiệm.
4.4.3 Phát xạ
Các yêu cầu về phát xạ được quy định trong Bảng 7 đến Bảng 14 và Bảng 16 đến Bảng 19.
Thử nghiệm phải được thực hiện theo các chế độ làm việc dưới đây:
• 20 % công suất danh định lớn nhất ±10 % (nếu điều này là không thể thực hiện theo TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017) thì cho phép tăng trị số phần trăm); và
• 80 % công suất danh định lớn nhất ±10 %; hoặc
• với tải bất kỳ cho phép làm việc của thiết bị cấp điện cho EV (EVSE), nếu công suất đầu vào và công suất đầu ra được nối trực tiếp theo chế độ sạc (EVSE chế độ 2 và chế độ 3 sử dụng thiết bị đóng cắt cơ khí). Trong trường hợp đặc biệt này, thử nghiệm với 20 % và 80 % là không cần thiết.
Đối với hiện tượng tần số thấp (Bảng 5), các thử nghiệm phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn họ sản phẩm áp dụng được (bộ tiêu chuẩn IEC 61000-3-X).
Chế độ làm việc dùng cho thử nghiệm theo 6.2.3 phải là một chu kỳ sạc hoàn chỉnh với tất cả các ổ nối ra.
Trong thời gian thử nghiệm, tất cả các cổng nguồn đầu ra (cổng CPT) phải được điều khiển theo quy trình mô tả ở đây:
• từng các ổ nối ra/cổng CPT phải được bắt đầu/đặt vào chế độ sạc một cách lần lượt (theo trình tự);
• tất cả các ổ nối ra/cổng CPT phải được làm việc ở chế độ sạc một cách đồng thời;
• từng các ổ nối ra/cổng CPT phải được dừng một cách lần lượt (theo trình tự).
Nếu làm việc song song là không thể thực hiện được thì các đầu ra điện phải được làm việc lần lượt (theo trình tự) trong thời gian thử nghiệm. Đầu ra điện (cổng CPT) phải làm việc với tải không đổi và đầu vào điện của EUT phải đạt đến tối thiểu 80 % công suất danh định lớn nhất ±10 % trong quá trình thử nghiệm.
Nếu truyền thông trên các mạch điện điều khiển quá trình sạc hoặc các đường dây tín hiệu khác (ví dụ truyền thông trên đường dây điện - PLC) được sử dụng giữa EUT và xe điện, ví dụ để điều khiển việc sạc, thì các thử nghiệm phải được thực hiện với các tín hiệu truyền thông trường hợp xấu nhất, ví dụ với tốc độ dữ liệu (cao nhất) theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo.
Nếu tốc độ dữ liệu được giới hạn bởi EUT, tốc độ dữ liệu lớn nhất này phải được sử dụng cho thử nghiệm.
4.4.4 Điều kiện/giới hạn môi trường
Tiêu chuẩn này được chuẩn bị có tính đến các môi trường EMC bình thường đối với tất cả các kiểu EUT. Tuy nhiên, theo bản chất rất tự nhiên của nó, EUT có thể được sử dụng và lắp đặt trong các vị trí khác nhau. Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các môi trường dân cư, thương mại, công nghiệp nhẹ (xem IEC 61000-6-1:2016, IEC 61000-6-3:2006 và sửa đổi 1:2010) và môi trường công nghiệp (xem IEC 61000-6-2:2005, IEC 61000-6-4:2006 và sửa đổi 1:2010) bất kể thiết bị đặt trong nhà hay ngoài trời. Trong trường hợp nhà chế tạo EUT không xác định môi trường cụ thể mà EUT được thiết kế để sử dụng thì phải thực hiện các thử nghiệm phát xạ và miễn nhiễm khắc nghiệt nhất (tức là phải áp dụng các giới hạn phát xạ thấp nhất và các mức thử nghiệm miễn nhiễm cao nhất).
Ngoài các môi trường EMC thông thường đối với tất cả các kiểu EUT thuộc phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn EMC chung trong bộ tiêu chuẩn IEC 61000-6 (tất cả các phần), các EUT cụ thể thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này có cổng chuyên dụng (cổng CPT) nối với xe điện (xem Hình 1).
Thử nghiệm phải được thực hiện theo một trong các bảng (Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4) khi thích hợp, dựa trên kiểu EUT và môi trường trong đó nó được dự kiến làm việc (xem thêm 4.4.4).
Tất cả các thiết bị điều khiển và bảo vệ lắp trên cáp (IC-CPD) và thiết bị xách tay khác phải đáp ứng yêu cầu miễn nhiễm đối với các môi trường không phải môi trường dân cư được xác định trong Bảng 1 hoặc Bảng 3.
Bảng 1 - Yêu cầu miễn nhiễm sạc điện AC - Môi trường không phải môi trường dân cư
Cổng |
Thử nghiệm áp dụng |
Hiện tượng |
Tiêu chuẩn cơ bản |
Quy định về thử nghiệm |
Đơn vị |
Tiêu chí tính năng |
Vỏ bọc |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Phóng tĩnh điện (ESD) |
IEC 61000-4-2:2008 |
±4 (tiếp xúc) ±8 (không khí) |
kV kV |
B |
Trường RF bức xạ |
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
10 80 đến 1000 80 |
V/m c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 1,4 đến 2 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 2 đến 2,7 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
Trường từ j) |
TCVN 7909-4-8:2015 (IEC 61000-4-8:2009) |
50, 60 30 (đối với hệ thống ≤ 32 A) 100 (đối với hệ thống > 32 A) |
Hz A/m A/m |
A |
||
Nguồn đầu vào (AC) i) |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung l) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±4 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp j) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±4 a) ±2 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
Sụt áp và gián đoạn điện áp |
IEC 61000-4-11:2004 (≤ 16 A) IEC 61000-4-34:2005 và IEC 61000-4-34:2005/ AMD1:2009(> 16 A) |
40 % điện áp dư 70 % điện áp dư 0 % điện áp dư 0 % điện áp dư |
Với 10/12 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 25/30 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 1 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 250/300 chu ký ở 50/60 Hz |
B e) B e) B e) C |
||
Mạng đi dây và tín hiệu/ điều khiển |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung g) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp f) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±1 |
μs kV |
B |
||
Trường RF dẫn g) |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
CPT |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung d) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp d) f) j) m) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn k) |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
a) Pha-đất, chỉ áp dụng cho đường dây điện. b) Pha-pha, chỉ áp dụng cho đường dây điện. c) Mức thử nghiệm quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế. d) Các thử nghiệm không được yêu cầu nếu đầu vào và đầu ra điện được nối trực tiếp ở chế độ sạc sử dụng cơ cấu đóng cắt cơ khí. e) Các chức năng chính có thể suy giảm trong quá trình thử nghiệm nhưng phải trở về điều kiện ban đầu sau thử nghiệm. f) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 30 m. g) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 3 m. h) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối điện dung được xác định trong IEC 61000-4-4:2012; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. i) Thử nghiệm cũng áp dụng cho các cổng tín hiệu/điều khiển khi chúng được nối với cổng nguồn (ví dụ các tiếp điểm rơle mở có thể được nối trực tiếp với lưới điện AC). j) Các thử nghiệm chỉ được thực hiện ở chế độ sạc (đột biến: vì thiết bị bảo vệ đột biến bị mỏi; trường từ: dòng điện sạc có ảnh hưởng). k) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối EM được xác định trong IEC 61000-4-5:2013; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. l) Đối với thử nghiệm đột biến/bướu xung, sử dụng CDN thích hợp. m) Đối với đột biến trên đường dây điện của cổng CPT, sử dụng CDN thích hợp. |
Bảng 2 - Yêu cầu miễn nhiễm sạc điện AC - Môi trường dân cư
Cổng |
Thử nghiệm áp dụng |
Hiện tượng |
Tiêu chuẩn cơ bản |
Quy định về thử nghiệm |
Đơn vị |
Tiêu chí tính năng |
Vỏ bọc |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Phóng tĩnh điện (ESP) |
IEC 61000-4-2:2008 |
±4 (tiếp xúc) ±8 (không khí) |
kV kV |
B |
Trường RF bức xạ |
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 80 đến 1000 80 |
V/m c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD 1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 1,4 đến 2 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 2 đến 2,7 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
Trường từ j) |
TCVN 7909-4-8:2015 (IEC 61000-4-8:2009) |
50, 60 30 (đối với hệ thống ≤ 32 A) 100 (đối với hệ thống > 32 A) |
Hz A/m A/m |
A |
||
Nguồn đầu vào (AC) i) |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung l) |
IEC 61000-4-4:2012 |
+2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp j) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50(8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn |
IEC 61000-4-6:2013 |
3 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
Sụt áp và gián đoạn điện áp |
IEC 61000-4-11:2004 (≤ 16A) lEC 61000-4-34:2005 và IEC 61000-4-34:2005/ AMD 1:2009 (> 16 A) |
40 % điện áp dư 70 % điện áp dư 0 % điện áp dư 0 % điện áp dư |
Với 10/12 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 25/30 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 1 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 250/300 chu kỳ ở 50/60 Hz |
B e) B e) B e) C |
||
Mạng đi dây và tín hiệu/ điều khiển |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung g) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±1 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp f) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±1 |
μs kV |
B |
||
Trường RF dẫn g) |
IEC 61000-4-6:2013 |
3 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
CPT |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung d) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp d) f) j) m) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn k) |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
a) Pha-đất, chỉ áp dụng cho đường dây điện. b) Pha-pha, chỉ áp dụng cho đường dây điện. c) Mức thử nghiệm quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế. d) Các thử nghiệm không được yêu cầu nếu đầu vào và đầu ra điện được nối trực tiếp ở chế độ sạc sử dụng cơ cấu đóng cắt cơ khí. e) Các chức năng chính có thể suy giảm trong quá trình thử nghiệm nhưng phải trở về điều kiện ban đầu sau thử nghiệm. f) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 30 m. g) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 3 m. h) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối điện dung được xác định trong IEC 61000-4-4:2012; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. i) Thử nghiệm cũng áp dụng cho các cổng tín hiệu/điều khiển khi chúng được nối với cổng nguồn (ví dụ các tiếp điểm rơle mở có thể được nối trực tiếp với lưới điện AC). j) Các thử nghiệm chỉ được thực hiện ở chế độ sạc (đột biến: vì thiết bị bảo vệ đột biến bị mỏi; trường từ: dòng điện sạc có ảnh hưởng). k) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối EM được xác định trong IEC 61000-4-5:2013; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. l) Đối với thử nghiệm đột biến/bướu xung, sử dụng CDN thích hợp. m) Đối với đột biến trên đường dây điện của cổng CPT, sử dụng CDN thích hợp. |
Bảng 3 - Yêu cầu miễn nhiễm sạc điện DC - Môi trường không phải môi trường dân cư
Cổng |
Thử nghiệm áp dụng |
Hiện tượng |
Tiêu chuẩn cơ bản |
Quy định về thử nghiệm |
Đơn vị |
Tiêu chí tính năng |
Vỏ bọc |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Phóng tĩnh điện (ESD) |
IEC 61000-4-2:2008 |
±4 (tiếp xúc) ±8 (không khí) |
kV kV |
B |
Trường RF bức xạ |
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
10 80 đến 1000 80 |
V/m c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 1,4 đến 2 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 2 đến 2,7 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
Trường từ j) |
TCVN 7909-4-8:2015 (IEC 61000-4-8:2009) |
50, 60 30 (đối với hệ thống ≤ 32 A) 100 (đối với hệ thống > 32 A) |
Hz A/m A/m |
A |
||
Nguồn đầu vào (AC) i) |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung l) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±4 5/50 5 |
kv Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp j) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±4 a) ±2 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
Sụt áp và gián đoạn điện áp |
IEC 61000-4-11:2004 (≤ 16 A) IEC 61000-4-34:2005 và IEC 61000-4-34:2005/ AMD1:2009 (> 16 A) |
40 % điện áp dư 70 % điện áp dư 0 % điện áp dư 0 % điện áp dư |
Với 10/12 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 25/30 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 1 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 250/300 chu kỳ ở 50/60 Hz |
B e) B e) B e) C |
||
Nguồn đầu vào (DC) i) |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung l) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp j) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kv |
B |
||
Trường RF dẫn |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
Mạng đi dây và tín hiệu/ điều khiển |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung g) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp f) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±1 |
μs kV |
B |
||
Trường RF dẫn g) |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
CPT |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung d) h) |
IEC 610004-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp d) f) j) m) |
IEC 610004-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn k) |
IEC 610004-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
a) Pha-đất, chỉ áp dụng cho đường dây điện. b) Pha-pha, chỉ áp dụng cho đường dây điện. c) Mức thử nghiệm quy định lá giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế. d) Các thử nghiệm không được yêu cầu nếu đầu vào và đầu ra điện được nối trực tiếp ở chế độ sạc sử dụng cơ cấu đóng cắt cơ khí. e) Các chức năng chính có thể suy giảm trong quá trình thử nghiệm nhưng phải trở về điều kiện ban đầu sau thử nghiệm. f) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 30 m. g) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 3 m. h) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối điện dung được xác định trong IEC 61000-4-4:2012; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. i) Thử nghiệm cũng áp dụng cho các cổng tín hiệu/điều khiển khi chúng được nối với cổng nguồn (ví dụ các tiếp điểm rơle mở có thể được nối trực tiếp với lưới điện AC). j) Các thử nghiệm chỉ được thực hiện ở chế độ sạc (đột biến: vì thiết bị bảo vệ đột biến bị mỏi; trường từ: dòng điện sạc có ảnh hưởng). k) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối EM được xác định trong IEC 61000-4-5:2013, tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toán bộ cáp sạc. l) Đối với thử nghiệm đột biến/bướu xung, sử dụng CDN thích hợp. m) Đỏi với đột biến trên đường dây điện của cổng CPT, sử dụng CDN thích hợp |
Bảng 4 - Yêu cầu miễn nhiễm sạc điện DC - Môi trường dân cư
Cổng |
Thử nghiệm áp dụng |
Hiện tượng |
Tiêu chuẩn cơ bản |
Quy định về thử nghiệm |
Đơn vị |
Tiêu chí tính năng |
Vỏ bọc |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Phóng tĩnh điện (ESP) |
IEC 61000-4-2:2008 |
±4 (tiếp xúc) ±8 (không khí) |
kV kV |
B |
Trường RF bức xạ |
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 80 đến 1000 80 |
V/m c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 1,4 đến 2 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
IEC 61000-4-3:2006 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD 1:2007 và IEC 61000-4-3:2006/ AMD2:2010 |
3 2 đến 2,7 80 |
V/m c) GHz % AM (1 kHz) |
A |
|||
Trường từ j) |
TCVN 7909-4-8:2015 (IEC 61000-4-8:2009) |
50, 60 30 (đối với hệ thống ≤ 32 A) 100 (đối với hệ thống > 32 A) |
Hz A/m A/m |
A |
||
Nguồn đầu vào (AC) l) |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung l) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp j) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn |
IEC 61000-4-6:2013 |
3 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
Sụt áp và gián đoạn điện áp |
IEC 61000-4-11:2004 (≤ 16 A) IEC 61000-4-34:2005 và IEC 61000-4-34:2005/ AMD 1:2009 (> 16A) |
40 % điện áp dư 70 % điện áp dư 0 % điện áp dư 0 % điện áp dư |
Với 10/12 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 25/30 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 1 chu kỳ ở 50/60 Hz Với 250/300 chu kỳ ở 50/60 Hz |
B e) B e) B e) C |
||
Nguồn đầu vào (DC) i) |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung l) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp j) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV |
B |
||
Trường RF dẫn |
IEC 61000-4-6:2013 |
3 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
Mạng đi dây và tín hiệu/ điều khiển |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung g) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th, ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp f) l) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±1 |
μs kV |
B |
||
Trường RF dẫn g) |
IEC 61000-4-6:2013 |
3 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
CPT |
Chế độ chờ và chế độ sạc |
Quá độ điện nhanh/ bướu xung d) h) |
IEC 61000-4-4:2012 |
±2 5/50 5 |
kV Tr/Th ns Tần số lặp, kHz |
B |
Đột biến điện áp d) f) j) m) |
IEC 61000-4-5:2014 |
1,2/50 (8/20) ±2 a) ±1 b) |
μs kV kV |
B |
||
Trường RF dẫn k) |
IEC 61000-4-6:2013 |
10 0,15 đến 80 80 |
V (RMS) c) MHz % AM (1 kHz) |
A |
||
a) Pha-đất, chỉ áp dụng cho đường dây điện. b) Pha-pha, chỉ áp dụng cho đường dây điện. c) Mức thử nghiệm quy định là giá trị hiệu dụng của sóng mang không điều chế. d) Các thử nghiệm không được yêu cầu nếu đầu vào và đầu ra điện được nối trực tiếp ở chế độ sạc sử dụng cơ cấu đóng cắt cơ khí. e) Các chức năng chính có thể suy giảm trong quá trình thử nghiệm nhưng phải trở về điều kiện ban đầu sau thử nghiệm. f) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 30 m. g) Chỉ áp dụng cho các cổng nối với các cáp có tổng chiều dài theo quy định kỹ thuật về chức năng của nhà chế tạo lớn hơn 3 m. h) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối điện dung được xác định trong IEC 61000-4-4:2012; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. i) Thử nghiệm cũng áp dụng cho các cổng tín hiệu/điều khiển khi chúng được nối với cổng nguồn (ví dụ các tiếp điểm rơle mở có thể được nối trực tiếp với lưới điện AC). j) Các thử nghiệm chỉ được thực hiện ở chế độ sạc (đột biến: vì thiết bị bảo vệ đột biến bị mỏi; trường từ: dòng điện sạc có ảnh hưởng). k) Được thử nghiệm bằng cách sử dụng kẹp ghép nối EM được xác định trong IEC 61000-4-5:2013; tại cổng CPT, kẹp phải được kẹp trên toàn bộ cáp sạc. l) Đối với thử nghiệm đột biến/bướu xung, sử dụng CDN thích hợp. m) Đối với dột biến trên đường dây điện của cổng CPT, sử dụng CDN thích hợp |
5.2.1 Quy định chung
EUT phải duy trì ở tình trạng an toàn bằng cách áp dụng các thử nghiệm xác định trong tiêu chuẩn này. Xem TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017) (AC và DC) để có hướng dẫn thêm.
Có các tiêu chí tính năng khác nhau dựa trên chế độ sạc của EUT, đặc biệt đối với chế độ 2, 3 và 4.
Trong quá trình đặt đột biến điện áp (IEC 61000-4-5:2014) trên cổng nguồn đầu vào, phải thực hiện phép đo biên độ của quá độ liên quan trên cổng CPT, khi cấp điện DC. Phép đo này phải được thực hiện theo bố trí mô tả trong Phụ lục E. Các yêu cầu trên Hình E.1 phải được đáp ứng.
Khi có đo năng lượng và trả tiền, các tiêu chí tính năng tương ứng phải được xác định theo các tiêu chuẩn sản phẩm có thể áp dụng, ví dụ TCVN 7589-21:2007 (IEC 62053-21:2003).
Khi thiết bị bảo vệ dòng dư RCD được lắp trong EUT, chúng phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.
Bản mô tả chức năng và xác định các tiêu chí tính năng trong hoặc sau thử nghiệm EMC phải được cung cấp bởi nhà chế tạo EUT và được ghi vào báo cáo thử nghiệm dựa trên các tiêu chí sau.
5.2.2 Tiêu chí tính năng A
EUT phải tiếp tục làm việc như dự kiến trong dung sai xác định bởi nhà chế tạo EUT trong và sau khi áp dụng các thử nghiệm thích hợp. Không được thay đổi trạng thái mà nó đang hoạt động (tức là việc sạc phải tiếp tục nếu đang trong chế độ sạc và phải duy trì nghỉ nếu đang trong chế độ chờ).
CHÚ THÍCH: Sự thay đổi trạng thái bao gồm các đường dây điều khiển/truyền thông của cổng CPT và thay đổi bất kỳ về dòng điện sạc đối với sạc điện DC (quá dung sai do nhà chế tạo xác định).
5.2.3 Tiêu chí tính năng B
EUT phải tiếp tục làm việc như dự kiến trong dung sai xác định bởi nhà chế tạo EUT khi kết thúc các thử nghiệm áp dụng được. Ngoài ra, trong khi áp dụng các thử nghiệm thích hợp, các chức năng chính của bộ sạc phải được duy trì (trong phạm vi các dung sai do nhà chế tạo EUT xác định). Các chức năng phụ (ví dụ hiển thị, v.v.) có thể suy giảm tính năng trong thử nghiệm nhưng phải trở về tình trạng ban đầu sau thử nghiệm.
Sau khi đặt thử nghiệm áp dụng được, EUT không được thay đổi trạng thái mà nó đang hoạt động (tức là việc sạc phải tiếp tục nếu đang trong chế độ sạc và phải duy trì nghỉ nếu đang trong chế độ chờ).
CHÚ THÍCH: Sự thay đổi trạng thái bao gồm các đường dây điều khiển/truyền thông của cổng CPT và thay đổi bất kỳ về dòng điện sạc đối với sạc điện DC (quá dung sai do nhà chế tạo xác định).
5.2.4 Tiêu chí tính năng C
Trong và sau khi hoàn thành các thử nghiệm thích hợp, EUT có thể thay đổi sang tình trạng hỏng một cách an toàn. Trạng thái này đòi hỏi sự can thiệp của người sử dụng để khởi động chu kỳ sạc hoặc tự động sạc lại nếu các điều kiện an toàn được đáp ứng như xác định trong TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017) (chế độ đơn giản 3).
Các phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện xác định trước và có khả năng tái lập đối với từng loại nhiễu.
6.2 Giới hạn và điều kiện thử nghiệm đối với các nhiễu trong dải tần số thấp (LF)
Tổng quan thể hiện các tham chiếu dùng để đánh giá hiện tượng nhiễu trong dải tần số thấp (LF) cho trên Bảng 5.
Bảng 5 - Tham chiếu để đánh giá hiện tượng tần số thấp (LF)
Cổng |
Hiện tượng |
Tiêu chuẩn tham chiếu |
Điều tham chiếu trong tiêu chuẩn |
Nguồn đầu vào (AC) |
Dòng điện hài a) |
TCVN 7909-3-2:2020 (IEC 61000-3-2:2014) (≤ 16 A/pha) IEC 61000-3-12:2011 (> 16 A, ≤ 75 A/pha) |
6.2.2 |
Thăng giáng điện áp và nháy a) |
IEC 61000-3-3:2014 (≤ 16 A/pha) IEC 61000-3-11:2017 (> 16 A, ≤ 75 A/pha) b) |
6.2.3 |
|
a) Áp dụng cho thiết bị sạc điện thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 7909-3-2:2020 (IEC 61000-3-2:2014), IEC 61000-3-3:2013, IEC 61000-3-11:2017 và IEC 61000-3-12:2011. b) Thiết bị đáp ứng các yêu cầu của IEC 61000-3-3:2013 không phải áp dụng IEC 61000-3-11:2017. |
6.2.2 Dòng điện hài
Phát xạ các dòng điện hài sinh ra bởi EUT được nêu chi tiết trong Bảng 5.
CHÚ THÍCH: Ở một số nước, thiết bị có đầu vào vượt quá 75 A mỗi pha hoặc được nối với thiết bị trong nhà máy có thể phù hợp với các quy định kỹ thuật quốc gia hoặc các thỏa thuận trong hợp đồng giữa công ty phân phối và khách hàng.
6.2.3 Thăng giáng điện áp và nháy
Phát xạ của thăng giáng điện áp và nháy sinh ra bởi EUT được nêu chi tiết trong Bảng 5. Chế độ hoạt động được mô tả trong 4.4.3.
6.3 Giới hạn và điều kiện thử nghiệm đối với các nhiễu trong dải tần số radio (RF)
Tổng quan thể hiện các tham chiếu để đánh giá các nhiễu trong dải tần số radio cho trong Bảng 6
Với mục đích của tiêu chuẩn này, các hệ thống sạc điện cho xe điện không lắp trên xe được nhóm thành phần nhóm về môi trường. Các định nghĩa này được quy định trong CISPR 11:2015, 5.2 và được tổng hợp như sau:
1) Hệ thống sạc điện loại A dùng cho xe điện nhưng không lắp trên xe là thiết bị thích hợp để sử dụng trong mọi nơi không phải môi trường dân cư và được nối trực tiếp với lưới điện hạ áp cấp điện cho các tòa nhà được sử dụng cho mục đích dân cư.
Thiết bị loại A phải đáp ứng các giới hạn loại A.
Đối với các hệ thống sạc điện loại A dùng cho xe điện nhưng không lắp trên xe, hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm phải có lưu ý sau:
Lưu ý: Thiết bị này không được thiết kế để sử dụng trong các môi trường dân cư và không thể cung cấp bảo vệ đủ cho việc thu tần số radio trong các môi trường như vậy.
2) Hệ thống sạc điện loại B dùng cho xe điện nhưng không lắp trên xe là thiết bị thích hợp cho sử dụng trong các môi trường dân cư và trong các công trình nối trực tiếp với lưới điện hạ áp cấp điện cho các tòa nhà sử dụng cho mục đích dân cư.
Thiết bị loại B phải đáp ứng các giới hạn loại B.
Thiết bị điều khiển và bảo vệ lắp trên cáp (IC-CPD) và thiết bị sạc điện di động khác phải được thử nghiệm như thiết bị sạc điện không lắp trên xe đáp ứng các yêu cầu phát xạ loại B (dân cư).
Cảnh báo: Ngay cả nếu đáp ứng các yêu cầu đối với môi trường dân cư, việc thu tần số radio trên xe có thể bị ảnh hưởng bởi tạp phát xạ từ các hệ thống sạc điện EV không lắp trên xe. Để bảo vệ việc thu radio trên xe, một số nhà chế tạo xe điện có thể sử dụng các giới hạn trong CISPR 25 cho các xe điện của họ. Các giới hạn này không áp dụng cho các hệ thống sạc điện cho xe điện không lắp trên xe.
CHÚ THÍCH: Thiết bị xách tay có thể được mang dễ dàng trong xe điện đến các môi trường khác nhau vì việc sử dụng xe điện không bị hạn chế ở một trong các môi trường này.
Bảng 6 - Các tham chiếu để đánh giá nhiễu xuất hiện trong dải tần số radio (RF)
Loại cổng |
Hiện tượng |
Tham chiếu trong tiêu chuẩn |
Nguồn đầu vào (LV AC hoặc DC) (PLC/T tùy chọn) |
Nhiễu dẫn (150 kHz đến 30 MHz) |
6.3.2 |
CPT (LV AC hoặc DC) |
Nhiễu dẫn (150 kHz đến 30 MHz) |
6.3.3 |
Mạng đi dây và tín hiệu/điều khiển |
Nhiễu dẫn (150 kHz đến 30 MHz) |
6.3.4 |
Vỏ |
Nhiễu bức xạ (trên 30 MHz) |
6.3.5 |
Vỏ |
Nhiễu bức xạ (2 kHz đến 185 MHz) |
Phụ lục B |
CPT a) |
Phát xạ quá độ |
Phụ lục D |
a) Chỉ áp dụng cho thiết bị sạc điện DC. |
6.3.2 Cổng nguồn đầu vào (150 kHz đến 30 MHz)
Các giới hạn điện áp nhiễu trên Bảng 7, Bảng 8 hoặc Bảng 9 áp dụng cho cổng nguồn đầu vào, tương ứng với kiểu đầu vào điện (AC hoặc DC) và phân loại môi trường (loại A hoặc loại B) của EUT cần thử nghiệm.
Nếu cổng nguồn đầu vào cũng được sử dụng cho truyền thông trên đường dây điện (PLC) hoặc viễn thông trên đường dây điện (PLT) và các giới hạn không được đáp ứng thì EUT phải được thử nghiệm theo tiêu chuẩn PLT thích hợp để chỉ đánh giá chức năng truyền thông. Các giới hạn điện áp nhiễu của Bảng 7, Bảng 8 hoặc Bảng 9 phải được đáp ứng khi tắt chức năng truyền thông.
Quy trình này chỉ áp dụng nếu sử dụng truyền thông PLC chú ý với hạ tầng thông qua cổng nguồn đầu vào của EUT (ví dụ nguồn lưới). Đối với cổng CPT, phải sử dụng truyền thông trường hợp xấu nhất trong từng trường hợp.
Bảng 7 - Giới hạn điện áp nhiễu của thiết bị loại A đối với cổng nguồn đầu vào AC
Dải tần MHz |
Công suất danh định ≤ 20 kVA |
Công suất danh định > 20 kVA a) |
Hệ thống và thiết bị điện tử công suất cao, công suất danh định > 75 kVA b) |
|||
Tựa đỉnh |
Trung bình |
Tựa đỉnh |
Trung bình |
Tựa đỉnh |
Trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
79 |
66 |
100 |
90 |
130 |
120 |
0,50 đến 5 |
73 |
60 |
86 |
76 |
125 |
115 |
|
|
|
90 |
80 |
|
|
5 đến 30 |
73 |
60 |
Giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn |
115 |
105 |
|
|
|
|
73 |
60 |
|
|
Ở tần số chuyển tiếp, áp dụng giới hạn khắc nghiệt hơn. a) Các giới hạn này áp dụng cho thiết bị có công suất danh định > 20 kVA và được thiết kế để nối với điện áp hoặc máy phát công suất chuyên dụng, và không được nối với các đường dây hạ áp (LV) trên không. Đối với thiết bị không được thiết kế để nối với máy biến áp công suất cụ thể của người sử dụng, áp dụng các giới hạn đối với ≤ 20 kVA. Nhà chế tạo và/hoặc nhà cung cấp phải có thông tin về các biện pháp lắp đặt có thể sử dụng để giảm các phát xạ từ thiết bị sau khi lắp đặt. Cụ thể, phải chi ra rằng thiết bị này được thiết kế để nối với máy biến áp hoặc máy phát có công suất chuyên dụng mà không nhằm nối đến các đường dây hạ áp trên không. b) Các giới hạn này chỉ áp dụng cho các hệ thống và thiết bị điện tử công suất cao có công suất danh định > 75 kVA khi được thiết kế để được lắp đặt như sau: - hệ thống lắp đặt được cấp điện từ máy biến áp hoặc máy phát có công suất chuyên dụng, mà không được nối với các đường dây hạ áp trên không; - hệ thống lắp đặt được phân cách về vật lý với môi trường dân cư bằng khoảng cách lớn hơn 30 m hoặc bằng kết cấu đóng vai trò như tấm chắn các hiện tượng bức xạ; - nhà chế tạo và/hoặc nhà cung cấp phải chi ra rằng thiết bị này đáp ứng các giới hạn điện áp nhiễu đối với hệ thống và thiết bị điện tử công suất cao có công suất danh định > 75 kVA và cung cấp thông tin về các biện pháp lắp đặt cần được người lắp đặt áp dụng. Cụ thể, phải chỉ ra rằng thiết bị này được thiết kế để sử dụng trong hệ thống lắp đặt được cấp điện bởi máy biến áp hoặc máy phát công suất chuyên dụng mà không phải bởi các đường dây hạ áp (LV) trên không. |
Bảng 8 - Giới hạn điện áp nhiễu của thiết bị loại B đối với cổng nguồn đầu vào AC
Dải tần số MHz |
Tựa đỉnh dB(μV) |
Trung bình dB(μV) |
0,15 đến 0,50 |
66 giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn 56 |
56 giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn 46 |
0,50 đến 5 |
56 |
46 |
5 đến 30 |
60 |
50 |
Bảng 9 - Giới hạn điện áp nhiễu đối với cổng nguồn đầu vào DC
Dải tần số MHz |
Công suất danh định ≤ 75 kVA |
Công suất danh định > 75 kVA |
||
Tựa đỉnh |
Trung bình |
Tựa đỉnh |
Trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
79 |
66 |
100 |
90 |
0,50 đến 5 |
73 |
60 |
86 |
76 |
|
|
|
90 |
80 |
5 đến 30 |
73 |
60 |
giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn |
|
|
|
|
73 |
60 |
6.3.3 Cổng CPT (150 kHz đến 30 MHz)
Giới hạn điện áp nhiễu trong Bảng 10 và Bảng 11 áp dụng cho đường dây điện AC của cổng CPT, tương ứng với phân loại môi trường của EUT.
Giới hạn điện áp nhiễu trong Bảng 12 áp dụng cho đường dây điện DC của cổng CPT trong môi trường bất kỳ.
Phép đo điện áp nhiễu phải được thực hiện tại các đường dây của cổng CPT chỉ thực hiện việc truyền năng lượng có dây.
Nếu EUT sạc điện AC không chứa các bộ chuyển đổi công suất điện tử hoặc tương tự mà chỉ có cơ cấu đóng cắt và dao cách ly an toàn thì việc đo điện áp nhiễu tại cổng nguồn đầu vào AC LV là đủ.
Giới hạn điện áp nhiễu trong Bảng 10 và Bảng 11 áp dụng cho điện AC, Bảng 12 áp dụng cho điện DC.
Bảng 10 - Giới hạn điện áp nhiễu của thiết bị loại A đối với cổng CPT AC
Dải tần số |
Tựa đỉnh |
Trung bình |
0,15 đến 0,50 |
79 |
66 |
0,50 đến 30 |
73 |
60 |
Bảng 11 - Giới hạn điện áp nhiễu của thiết bị loại B đối với cổng CPT AC
Dải tần số |
Tựa đỉnh |
Trung bình |
0,15 đến 0,50 |
66 giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn 56 |
56 giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn 46 |
0,50 đến 5 |
56 |
46 |
5 đến 30 |
60 |
50 |
Bảng 12- Giới hạn điện áp nhiễu đối với cổng CPT DC
Dải tần số MHz |
Công suất danh định ≤ 75 kVA |
Công suất danh định > 75 kVA |
||
Tựa đỉnh |
Trung bình |
Tựa đỉnh |
Trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
79 |
66 |
100 |
90 |
0,50 đến 5 |
73 |
60 |
86 |
76 |
|
|
|
90 |
80 |
5 đến 30 |
73 |
60 |
giảm tuyến tính theo loga của tần số xuống còn |
|
|
|
|
73 |
60 |
6.3.4 Cổng mạng đi dây hoặc cổng tín hiệu/điều khiển (150 kHz đến 30 MHz)
Phép đo tại các cổng mạng đi dây của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phải được thực hiện nếu chúng được thiết kế để nối với các đường dây thuê bao của mạng viễn thông công cộng (PSTN).
Phép đo tại các cổng tín hiệu/điều khiển của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phải được thực hiện nếu chúng được thiết kế để nối với hệ thống giám sát cục bộ hoặc hệ thống phân phối năng lượng được thiết kế để quản lý việc truyền năng lượng thông qua nhiều hơn một thiết bị sạc điện tại chỗ không lắp trên xe điện.
Các phép đo phải được thực hiện theo CISPR 32:2015 sử dụng thiết bị thử nghiệm được nêu trong CISPR 32:2015 khi thích hợp.
Đối với EUT loại A, áp dụng các giới hạn trong Bảng 13, và đối với EUT loại B áp dụng các giới hạn trong Bảng 14.
Bảng 13 - Yêu cầu đối với phát xạ dẫn phương thức không đối xứng từ thiết bị loại A
Bảng điều |
Dải tần số MHz |
Thiết bị ghép nối |
Kiểu thiết bị phát hiện/băng tần |
Giới hạn điện
áp loại A |
Giới hạn
dòng điện loại A |
13.1 |
0,15 đến 0,5 |
AAN |
Tựa đỉnh/9 kHz |
97 đến 87 |
n/a |
0,5 đến 30 |
87 |
||||
0,15 đến 0,5 |
AAN |
Trung bình/9 kHz |
84 đến 74 |
||
0,5 đến 30 |
74 |
||||
13.2 |
0,15 đến 0,5 |
CVP và đầu dò dòng điện |
Tựa đỉnh/9 kHz |
97 đến 87 |
53 đến 43 |
0,5 đến 30 |
87 |
43 |
|||
0,15 đến 0,5 |
CVP và đầu dò dòng điện |
Trung bình/9 kHz |
84 đến 74 |
40 đến 30 |
|
0,5 đến 30 |
74 |
30 |
|||
13.3 |
0,15 đến 0,5 |
Đầu dò dòng điện |
Tựa đỉnh/9 kHz |
n/a |
53 đến 43 |
0,5 đến 30 |
43 |
||||
0,15 đến 0,5 |
Đầu dò dòng điện |
Trung bình/9 kHz |
40 đến 30 |
||
0,5 đến 30 |
30 |
||||
Lựa chọn thiết bị ghép nối và phép đo được xác định trong Phụ lục C của CISPR 32:2015. Cổng nguồn lưới AC cũng có chức năng của cổng mạng đi dây phải đáp ứng các giới hạn cho trong Bảng 7. Việc áp dụng các giới hạn điện áp và/hoặc dòng điện phụ thuộc vào quy trình đo được sử dụng. Xem Bảng C.1 của CISPR 32:2015 về các trường hợp áp dụng. Thử nghiệm được yêu cầu chỉ ở một điện áp và tần số nguồn EUT. Áp dụng cho các cổng được liệt kê ở trên và được thiết kế để nối với cáp dài hơn 3 m. |
Bảng 14 - Yêu cầu đối với phát xạ dẫn phương thức không đối xứng từ thiết bị loại B
Bảng điều |
Dải tần số MHz |
Thiết bị ghép nối |
Kiểu thiết bị phát hiện/băng tần |
Giới hạn điện
áp loại B |
Giới hạn
dòng điện loại B |
14.1 |
0,15 đến 0,5 |
AAN |
Tựa đỉnh/9 kHz |
84 đến 74 |
n/a |
0,5 đến 30 |
74 |
||||
0,15 đến 0,5 |
AAN |
Trung bình/9 kHz |
74 đến 64 |
||
0,5 đến 30 |
64 |
||||
14.2 |
0,15 đến 0,5 |
CVP và đầu dò dòng điện |
Tựa đỉnh/9 kHz |
84 đến 74 |
40 đến 30 |
0,5 đến 30 |
74 |
30 |
|||
0,15 đến 0,5 |
CVP và đầu dò dòng điện |
Trung bình/9 kHz |
74 đến 64 |
30 đến 20 |
|
0,5 đến 30 |
64 |
20 |
|||
14.3 |
0,15 đến 0,5 |
Đầu dò dòng điện |
Tựa đỉnh/9 kHz |
n/a |
40 đến 30 |
0,5 đến 30 |
30 |
||||
0,15 đến 0,5 |
Đầu dò dòng điện |
Trung bình/9 kHz |
30 đến 20 |
||
0,5 đến 30 |
20 |
||||
Lựa chọn thiết bị ghép nối và phép đo được xác định trong Phụ lục C của CISPR 32:2015 Các cổng có chống nhiễu có trở kháng phương thức chung là 150 Ω. Yêu cầu này thường được thực hiện với màn chắn được kết thúc bởi điện trở 150 Ω với đất. Cổng nguồn lưới AC cũng có chức năng của cổng mạng đi dây phải đáp ứng các giới hạn cho trong Bảng 8. Việc áp dụng các giới hạn điện áp và/hoặc dòng điện phụ thuộc vào quy trình đo được sử dụng. Xem Bảng C.1 của CISPR 32:2015 về các trường hợp áp dụng. Thử nghiệm được yêu cầu chỉ ở một điện áp và tần số nguồn EUT Áp dụng cho các cổng được liệt kê ở trên và được thiết kế để nối với cáp dài hơn 3 m |
Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu phát xạ của tiêu chuẩn này bằng cách kiểm tra xác nhận xem có thể chứng tỏ rằng EUT đáp ứng các giới hạn tương ứng, trong các thử nghiệm điển hình với bố trí đo theo CISPR 32:2015.
Các nhiễu điện từ cao hơn 30 MHz do EUT sinh ra không được vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng 16 đến Bảng 19 đối với loại A và loại B tương ứng. Phải sử dụng bố trí thử nghiệm được xác định trong Phụ lục A và các kết thúc như xác định trong Phụ lục C.
Tần số cao nhất đến đó phải thực hiện phép đo phát xạ bức xạ được xác định trong Bảng 15. Dựa trên Fx, Bảng 15 quy định tần số cao nhất áp dụng cho các giới hạn trong Bảng 17 hay Bảng 19.
Bảng 15 - Tần số cao nhất yêu cầu đối với phép đo bức xạ
Tần số nội cao nhất (Fx) |
Tần số đo cao nhất |
Fx ≤ 108 MHz 108 MHz < Fx ≤ 500 MHz 500 MHz < Fx ≤ 1 GHz Fx > 1 GHz |
1 GHz 2 GHz 5 GHz 5 x Fx đến giá trị lớn nhất là 6 GHz |
Trong trường hợp chưa biết Fx, các phép đo phát xạ bức xạ phải được thực hiện đến 6 GHz.
Bảng 16 - Yêu cầu đối với các phát xạ bức xạ ở các tần số đến 1 GHz của thiết bị loại A
Bảng điều |
Dải tần số MHz |
Phép đo |
Giới hạn loại
A |
|
Khoảng cách m |
Bộ phát hiện/ băng tần |
Vị trí thử nghiệm: OATS hoặc SAC theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012 |
||
16.1 |
30 đến 230 |
10 |
Tựa đỉnh/ 120 kHz |
40 |
230 đến 1 000 |
47 |
|||
16.2 |
30 đến 230 |
3 |
50 |
|
230 đến 1 000 |
57 |
|||
Chỉ áp dụng cho 16.1 hoặc 16.2 trên toàn bộ dải tần. Có thể sử dụng các khoảng cách đo khác. Các giới hạn tương ứng phải được tính theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012. |
Bảng 17 - Yêu cầu đối với các phát xạ bức xạ ở các tần số trên 1 GHz của thiết bị loại A
Bảng điều |
Dải tần số MHz |
Phép đo |
Giới hạn loại
A |
|
Khoảng cách m |
Bộ phát hiện/ băng tần |
Vị trí thử nghiệm: OATS hoặc SAC theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012 |
||
17.1 |
1 000 đến 3 000 |
3 |
Trung bình/ 1 MHz |
56 |
3 000 đến 6 000 |
60 |
|||
17.2 |
1 000 đến 3 000 |
Đỉnh/ 1 MHz |
76 |
|
3 000 đến 6 000 |
80 |
|||
17.1 |
1 000 đến 3 000 |
10 |
Trung bình/ 1 MHz |
46 |
3 000 đến 6 000 |
50 |
|||
17.2 |
1 000 đến 3 000 |
Đỉnh/ 1 MHz |
66 |
|
3 000 đến 6 000 |
70 |
|||
Áp dụng cho 17.1 hoặc 17.2 ở cùng một khoảng cách trên dải tần từ 1 000 MHz đến giá trị tần số lớn nhất yêu cầu của phép đo lấy từ Bảng 15. Có thể sử dụng các khoảng cách đo khác. Các giới hạn tương ứng phải được tính theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012. |
Bảng 18 - Yêu cầu đối với các phát xạ bức xạ ở các tần số đến 1 GHz của thiết bị loại B
Bảng điều |
Dải tần số MHz |
Phép đo |
Giới hạn loại
B |
|
Khoảng cách m |
Bộ phát hiện/ băng tần |
Vị trí thử nghiệm: OATS hoặc SAC theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012 |
||
18.1 |
30 đến 230 |
10 |
Tựa đỉnh/ 120 kHz |
30 |
230 đến 1 000 |
37 |
|||
18.2 |
30 đến 230 |
3 |
40 |
|
230 đến 1 000 |
47 |
|||
Chỉ áp dụng cho 18.1 hoặc 18.2 trên toàn bộ dải tần. Có thể sử dụng các khoảng cách đo khác. Các giới hạn tương ứng phải được tính theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:20127 |
Bảng 19 - Yêu cầu đối với các phát xạ bức xạ ở các tần số trên 1 GHz của thiết bị loại B
Bảng điều |
Dải tần số MHz |
Phép đo |
Giới hạn loại
B |
|
Khoảng cách m |
Bộ phát hiện/ băng tần |
Vị trí thử nghiệm: OATS hoặc SAC theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012 |
||
19.1 |
1 000 đến 3 000 |
3 |
Trung bình/ 1 MHz |
50 |
3 000 đến 6 000 |
54 |
|||
19.2 |
1 000 đến 3 000 |
Đỉnh/ 1 MHz |
70 |
|
3 000 đến 6 000 |
74 |
|||
19.1 |
1 000 đến 3 000 |
10 |
Trung bình/ 1 MHz |
40 |
3 000 đến 6 000 |
44 |
|||
19.2 |
1 000 đến 3 000 |
Đỉnh/ 1 MHz |
60 |
|
3 000 đến 6 000 |
64 |
|||
Áp dụng cho 19.1 hoặc 19.2 ở cùng một khoảng cách trên dải tần từ 1 000 MHz đến giá trị tần số lớn nhất yêu cầu của phép đo lấy từ Bảng 15. Có thể sử dụng các khoảng cách đo khác. Các giới hạn tương ứng phải được tính theo CISPR 16-1-4:2010 và sửa đổi 1:2012 |
7 Kết quả thử nghiệm và báo cáo thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm phải được lập dưới dạng văn bản trong báo cáo thử nghiệm toàn diện với đủ các nội dung để cho phép thử nghiệm có thể lặp lại.
Báo cáo thử nghiệm tối thiểu phải có thông tin sau:
• mô tả EUT;
• kế hoạch thử nghiệm EMC;
• dữ liệu thử nghiệm và kết quả thử nghiệm;
• thiết bị thử nghiệm và bố trí thử nghiệm.
Các ví dụ về bố trí thử nghiệm
Các bố trí thử nghiệm trên Hình A.1 và Hình A.2 thích hợp cho các thử nghiệm phát xạ và miễn nhiễm khi thích hợp. Phải sử dụng các kết thúc theo Phụ lục C. Thiết bị khác có thể lấy trong tiêu chuẩn cơ bản thích hợp (ví dụ việc sử dụng các mạng ghép nối/khử ghép ấn định).
Các cáp của EUT phải
• treo thẳng đứng bên cạnh EUT đến giá đỡ cách điện (ɛr ≤ 1,4) ở cao hơn mặt phẳng đất một khoảng (100 ± 25) mm, và
• chiều dài thừa ra phải được đặt trên giá đỡ cách điện (được gập zic zac nếu cần).
Các kết thúc (AN/ISN) phải được nối với mặt phẳng đất của vị trí thử nghiệm như chỉ ra trên Hình A.1 và Hình A.2 với các dây nối đất ngắn.
Hình A.1 thể hiện bố trí thử nghiệm ví dụ sử dụng cho EUT có lắp máy biến áp cách ly giữa cổng (CPT) AC và DC.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 EUT (loại đứng trên sàn) 2 cổng nguồn đầu vào 3 cổng tín hiệu/điều khiển hoặc cổng mạng đi dây 4 cổng CPT (kết thúc cáp sạc/ổ nối vào EV) 4a cổng CPT - đường dây 1 4b cổng CPT - đường dây 2 4c cổng CPT - không phải đường dây 5 dây nối đất của khung EUT (chỉ có nếu có yêu cầu trong sổ tay hướng dẫn EUT) 6 kết thúc các đường dây điện (AMN (đối với AC) hoặc AN (đối với DC) theo Phụ lục C) 7 kết thúc đối với cổng tín hiệu/điều khiển hoặc cổng mạng đi dây (ISN theo Phụ lục C) 8 cổng đo kết thúc bằng 50 Ω 9 cổng EUT kết thúc |
10 cổng nguồn/tải kết thúc 11 nối đất trở kháng thấp của khung kết thúc 12 nguồn lưới AC hoặc nguồn cấp điện DC (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 13 bộ mô phỏng truyền thông/hệ thống mô phỏng và theo dõi (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 14 nguồn nuôi thông qua bộ lọc 15 nguồn nuôi AC/DC thông qua bộ lọc 16 tải công suất (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 17 AE/bộ mô phỏng xe điện (chống nhiễu nếu cần) 18 mặt phẳng đất 19 giá đỡ cách điện có độ từ thẩm thấp 20 vỏ bọc chống nhiễu hoặc ALSE hoặc vị trí thử nghiệm |
Hình A.1 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm thiết bị đứng trên sàn đối với phát xạ và miễn nhiễm nhiễu bức xạ và nhiễu dẫn
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 EUT (loại đặt trên bàn hoặc treo tường) 2 cổng nguồn đầu vào 3 cổng tín hiệu/điều khiển hoặc cổng mạng đi dây 4 cổng CPT (kết thúc cáp sạc/ổ nối vào EV) 4a cổng CPT - đường dây 1 4b cổng CPT - đường dây 2 4c cổng CPT - không phải đường dây 5 dây nối đất của khung EUT (chỉ có nếu có yêu cầu trong sổ tay hướng dẫn EUT) 6 kết thúc các đường dây điện (AMN (đối với AC) hoặc AN (đối với DC) theo Phụ lục C) 7 kết thúc đối với cổng tín hiệu/điều khiển hoặc cổng mạng đi dây (ISN theo Phụ lục C) 8 cổng đo kết thúc bằng 50 Ω 9 cổng EUT kết thúc |
10 cổng nguồn/tải kết thúc 11 nối đất trở kháng thấp của khung kết thúc 12 nguồn lưới AC hoặc nguồn cấp điện DC (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 13 bộ mô phỏng truyền thông/hệ thống mô phỏng và theo dõi (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 14 nguồn nuôi thông qua bộ lọc 15 nguồn nuôi AC/DC thông qua bộ lọc 16 tải công suất (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 17 AE/bộ mô phỏng xe điện (chống nhiễu nếu cần) 18 mặt phẳng đất 19 bàn không dẫn điện 20 vỏ bọc chống nhiễu hoặc ALSE hoặc vị trí thử nghiệm |
Người sử dụng cần lưu ý các bố trí thử nghiệm này thường liên quan đến các điện áp nguy hiểm do dòng điện rò xuống đất lớn. Cần có tư vấn từ những kỹ thuật viên có trình độ thích hợp trước khi bật các nguồn điện của phòng thí nghiệm để đảm bảo không gây thương tích hoặc hư hỏng cho kỹ thuật viên thử nghiệm hoặc thiết bị.
Hình A.2 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm thiết bị đặt trên bàn đối với phát xạ và miễn nhiễm
Thử nghiệm nhiễu bức xạ đối với lối vào không chìa khóa
B.1 Quy định chung
Mục đích của thử nghiệm này nhằm mô phỏng các ảnh hưởng của trường từ bức xạ lên hệ thống lối vào không chìa khóa của xe điện. Yêu cầu này được đưa vào do các trường từ lớn phát ra từ các hệ thống sạc điện nằm sát với các xe điện khác.
Phương pháp thử nghiệm dựa trên MIL-STD-461F:2007 có sửa đổi như sau:
• tăng khoảng cách đo từ 7 cm lên 1 m;
• sử dụng chiều cao đo cố định;
• sử dụng băng tần đo cố định là 200 kHz trên toàn bộ dải tần của phép đo.
EUT phải có cấu hình và làm việc như xác định trong 4.3 và 4.4. Trong các điều kiện này, phép đo phải được thực hiện bằng cách sử dụng quy trình thử nghiệm dưới đây.
B.2 Bố trí thử nghiệm
Phải sử dụng bố trí thử nghiệm theo Phụ lục A và các kết thúc theo Phụ lục C. Cảm biến vòng phải được đặt như chỉ ra trên Hình B.1. Quy trình thử nghiệm dựa trên MIL-STD-461F:2007 và sử dụng cảm biến vòng cho bộ biến đổi như được xác định trong MIL-STD-461F:2007.
B.3 Phương pháp thử nghiệm
Phải sử dụng bố trí thử nghiệm theo Phụ lục A và các kết thúc theo Phụ lục C.
1) Bật EUT và chờ đủ thời gian để EUT ổn định.
2) Đặt cảm biến vòng cách mặt EUT 1 m. Hướng mặt phẳng của cảm biến vòng song song với mặt EUT.
3) Quét máy thu đo trên toàn bộ dải tần (2 kHz đến 185 kHz) với bước 0,5 x w trong đó w là băng tần đo.
4) Lặp lại các bước 2) đến 3) ở trên với cảm biến vòng trong từng mặt phẳng trực giao.
5) Lặp lại các bước 2) đến 4) ở trên đối với từng mặt của EUT và so sánh mức bức xạ lớn nhất với các giá trị giới hạn cho trong Bảng B.1.
Giá trị đo được tính như sau:
R = L + F - 2,0
trong đó
R là kết quả đo (dBuA/m);
L là mức của bộ thu đo (dBuV);
F là hệ số hiệu chỉnh vòng (dB/pT).
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH: Hình bên trái là chiếu đứng, bên phải là chiếu cạnh.
Hình B.1 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm phép đo nhiễu bức xạ của lối vào không chìa khóa (bố trí và khoảng cách của các cảm biến vòng)
B.4 Giới hạn đối với nhiễu bức xạ của lối vào không chìa khóa (2 kHz đến 185 kHz)
Nhiễu bức xạ điện từ trong dải tần từ 2 kHz đến 185 kHz gây ra bởi EUT không được vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng B.1.
Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho thiết bị sạc điện DC.
Bảng B.1 - Giá trị giới hạn của nhiễu bức xạ (2 kHz đến 185 kHz)
Tần số (kHz) |
Giá trị giới hạn/giá trị đỉnh dB (μA/m) |
2 đến 10 |
62 đến 60 a) |
10 đến 30 |
60 |
30 đến 75 |
60 đến 95 b) |
75 đến 120 |
95 đến 55 a) |
120 đến 140 |
55 |
140 đến 185 |
55 đến 95 b) |
a) Giới hạn giảm tuyến tính theo tần số. b) Giới hạn tăng tuyến tính theo tần số. |
C.1 Quy định chung
Phụ lục C mô tả các mạng giả (AN) để kết thúc các đường dây điện (đường dây điện cổng nguồn đầu vào/cổng CPT AC hoặc DC) của EUT và mạng ổn định trở kháng (ISN) để kết thúc các đường dây truyền thông đối xứng (ví dụ CAN, CHAdeMO) và các đường dây truyền thông không đối xứng (ví dụ PLC thông qua điều khiển quá trình sạc sử dụng cho các truyền thông sạc và truyền dữ liệu).
Cổng CPT bao gồm “cổng CPT - đường dây điện” và “không phải đường dây điện" (đường dây tín hiệu) như thể hiện trên Hình 1 và Hình A.1 và Hình A.2. Các kiểu đường dây khác nhau cần các kết thúc khác nhau mà phải được nối càng sát với cổng CPT càng tốt (ổ cắm hoặc phích nối dùng cho xe điện). Tất cả các đường dây này là một phần tích hợp của cáp sạc.
Phải sử dụng các kết thúc theo Bảng C.1.
Bảng C.1 - Kết thúc của các cổng
Kiểu cổng |
AC |
DC |
Nguồn đầu vào |
V-AMN 50 μH/50 Ω CISPR 16-1-2:2014 |
HV-AN 5 μH/50 Ω CISPR 25:2008 |
CPT - đường dây điện |
V-AMN 50 μH/50 Ω CISPR 16-1-2:2014 |
HV-AN 5 μH/50 Ω CISPR 25:2008 |
Đường dây truyền thông |
ISN như mô tả trong Điều C.2 |
ISN như mô tả trong Điều C.2 |
C.2 Kết thúc của đường dây truyền thông - Mạng ổn định trở kháng (ISN)
C.2.1 Quy định chung
Hiện nay có nhiều kiểu hệ thống truyền thông khác nhau và cáp truyền thông được sử dụng cho truyền thông giữa EUT và xe điện. Do đó, phân biệt giữa các kiểu cáp /hoạt động cụ thể là cần thiết.
C.2.2 Các đường dây truyền thông đối xứng (ví dụ CAN)
Phải sử dụng ISN hoặc mạch điện phù hợp với quy định kỹ thuật.
Ví dụ, mạng ổn định trở kháng (ISN) được nối giữa bộ mô phỏng tải (tức là thay cho xe điện, hoặc tương ứng với mô phỏng truyền thông) và EUT được xác định trong CISPR 32:2015, C.4.1.2 và Phụ lục G (xem ví dụ trên Hình C.1). ISN có trở kháng phương thức chung (CM) là 150 Ω. Trở kháng Zcat điều chỉnh sự đối xứng của cáp và thiết bị ngoại vi nối vào và thường được gọi là tổn hao chuyển đổi dọc cáp (LCL). Giá trị của LCL phải được chọn theo Bảng C.2 và C.4.1.2 của CISPR 32:2015, cáp loại 3 (hoặc tốt hơn) dùng cho bus CAN. Đối với tất cả các đường dây truyền thông khác, giá trị LCL phải được xác định trước bởi các phép đo hoặc được xác định bởi nhà chế tạo trạm sạc/cáp sạc. Giá trị được chọn cho LCL và xuất xứ của nó phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: ISN không được thiết kế cho phép đo phát xạ dẫn bát kỳ mà chỉ nhằm đảm bảo đủ khử ghép giữa các modem.
CHÚ DẪN
C 4,7 μF
R 200 Ω
L1 2 x 38 mH
L2 2 x 38 mH
AAN mạng giả không đối xứng
AE thiết bị kết hợp
EUT thiết bị cần thử nghiệm
NGUỒN: CISPR 32:2015, Hình G.1.
Hình C.1 - Ví dụ về mạng ổn định trở kháng đối với các đường dây truyền thông đối xứng
C.2.3 Thiết bị ghép nối dùng cho PLC trên các đường dây điện
Đối với PLC trên đường dây điện, phải sử dụng các thiết bị kết thúc/ghép nối theo các tiêu chuẩn PLC thích hợp. Các mạch điện được thể hiện trên Hình C.2 và Hình C.3 cho phép đo phát xạ đối với các thử nghiệm phát xạ và miễn nhiễm ngoài băng. Chúng có thể được sử dụng như thiết bị ghép nối PLC để đo các nhiễu dẫn ở cáp nguồn lưới (tức là tại cổng nguồn) và ở cáp của bộ sạc (tức là tại cổng CPT) của EUT. Chúng phải được sử dụng kết hợp với các mạng giả (AN) được sử dụng để kết thúc các đường dây điện của cổng nguồn và cổng CPT của EUT. Mạch điện trên Hình C.2 cung cấp kết thúc phương thức chung bởi AN. Đối với thử nghiệm phát xạ, chỉ cần đánh giá các phát xạ từ modem PLC của EUT. Do đó, bộ suy hao được đặt giữa đường dây điện và modem PLC trên phía AE trong mạch điện thử nghiệm phát xạ. Bộ suy hao này gồm hai điện trở kết hợp với trở kháng đầu vào/đầu ra của modem PLC. Giá trị các điện trở này phụ thuộc vào trở kháng thiết kế của các modem PLC và suy hao cho phép đối với hệ thống PLC.
CHÚ THÍCH: Các giá trị của điện trở phụ thuộc vào độ suy hao cho phép và trở kháng thiết kế của modem PLC (ở đây có: độ suy hao 40 dB, trở kháng thiết kế PLC là 100 Ω).
Hình C.2 - Ví dụ về mạng ổn định trở kháng đối với các đường dây truyền thông đối xứng
Bộ suy hao giữa hai modem PLC sẽ làm giảm tỷ lệ tín hiệu-tạp trên đường dây, và sẽ cho ra các kết quả không thực trong thử nghiệm miễn nhiễm. Do đó, các thử nghiệm miễn nhiễm cần được thực hiện mà không có bộ suy hao (xem Hình C.3).
Hình C.3 - Ví dụ về mạch thử nghiệm miễn nhiễm của PLC trên đường dây điện AC hoặc DC
C.2.4 (Công nghệ) PLC trên điều khiển quá trình sạc
Một số hệ thống truyền thông sử dụng đường dây điều khiển quá trình sạc (ngược với PE) với truyền thông (tần số cao) xếp chồng. Thông thường công nghệ cho truyền thông trên đường dây điện được sử dụng cho mục đích này. Một mặt, các đường dây truyền thông được hoạt động không đối xứng; mặt khác, hai hệ thống truyền thông khác nhau hoạt động trên cùng một đường dây. Do đó, phải sử dụng mạng giả (AN) đặc biệt. Mạng này được thể hiện trên Hình C.4 cung cấp trở kháng phương thức chung (150 ± 20) Ω trong dải tần từ 150 kHz đến 30 MHz trên đường dây điều khiển quá trình sạc (giả thiết trở kháng thiết kế của modem là 100 Ω). Cả hai kiểu truyền thông (điều khiển quá trình sạc, PLC) được phân tách bởi mạng nguồn. Do đó, thường sử dụng mô phỏng truyền thông kết hợp với mạng này. Bộ suy hao được tạo thành bởi các điện trở và trở kháng thiết kế của modem PLC để đảm bảo rằng tín hiệu trên cáp sạc chiếm ưu thế bởi các tín hiệu truyền thông của EUT mà không phải modem PLC AE.
Để đảm bảo rằng tín hiệu được chiếm ưu thế bởi tín hiệu truyền thông của EUT, công suất truyền của modem PLC AE cần được xác định là thấp hơn công suất Tx của EUT. Phụ lục A của ISO 15118-3:2015 chỉ xác định mật độ phổ công suất lớn nhất mà không xác định giá trị nhỏ nhất. Từ kinh nghiệm này, bộ suy hao giữa EUT và AE ≥ 10dB sẽ cho suy hao thích hợp của AE.
CHÚ THÍCH. Các giá trị của ba điện trở phụ thuộc vào trở kháng thiết kế của modem PLC nói trên phía AE. Các giá trị cho trong sơ đồ này là hợp lệ đối với trở kháng thiết kế 100 Ω.
Hình C.4 - Ví dụ về mạch thử nghiệm phát xạ của PLC trên đường dây điều khiển quá trình sạc
Bộ suy hao giữa hai modem PLC sẽ làm giảm tỷ lệ tín hiệu-tạp trên đường dây, và sẽ cho ra các kết quả không thực trong thử nghiệm miễn nhiễm. Do đó, các thử nghiệm miễn nhiễm cần được thực hiện mà không có bộ suy hao (xem Hình C.3).
Hình C.5 - Ví dụ về mạch thử nghiệm miễn nhiễm của PLC trên đường dây điều khiển quá trình sạc
C.3 Thiết bị ghép nối và kết thúc dùng cho đường dây truyền thông và phát tín hiệu
Để kết thúc các đường dây này, sử dụng các mạch kết thúc có chức năng thích hợp như xác định trong TCVN 13078-23:2020 (IEC 61851-23:2014), Phụ lục AA, BB và CC (xem Hình C.6).
CHÚ THÍCH: Lưu ý là các mạch điện này mô tả việc kết thúc theo chức năng mà không phải kết thúc liên quan đến EMC của các đường dây. Do đó, có thể thích hợp khi sử dụng AN hoặc AAN thông thường.
Hình C.6 - Ví dụ về mạch kết thúc dùng cho thử nghiệm hệ thống A
Đối với điều khiển quá trình sạc, xem TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).
Nhiễu quá độ điện áp từ thiết bị sạc điện DC
Quá độ điện áp gây ra bởi EUT không được vượt quá giá trị giới hạn trong Bảng D.1. Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho EUT sạc điện một chiều.
Bảng D.1 - Giới hạn quá độ điện áp của EUT
Điểm đo |
Giữa dương (+) và âm (-) |
Giữa dương (+) và đất |
Giữa âm (-) và đất |
Giới hạn/dU(+) dU(-) |
50 V |
50 V |
50 V |
Yêu cầu sau dùng cho thử nghiệm điển hình.
Thử nghiệm phần được thực hiện trong điều kiện làm việc ổn định như mô tả trong 4.4.
Hình D.1 thể hiện minh họa và định nghĩa quá độ điện áp của EUT sạc điện DC.
Cho phép sử dụng thiết bị đo thể hiện trên Hình D.2.
Hình D.1 - Quá độ điện áp của EUT sạc điện DC
CHÚ DẪN
1 Cáp sạc (cổng CPT) 2 Đường dây điện nguồn DC (dương) 3 Đường dây điện nguồn DC (âm) 4 Đường dây nối đất 5 Đất |
6 Bộ nối xe điện (phích cắm cáp bộ sạc + ổ cắm dùng cho phích đó) 7 Mạng giả theo Phụ lục C. 8 Tải điện biến trở và kết thúc R 9 Đầu dò điện áp vi sai trở kháng cao (được ghép nối AC và bao gồm các tín 100 MHz) và máy hiện sóng thích hợp |
Cáp số 1 trong hình tức là cáp sạc (cổng CPT) phải có chiều dài ngắn nhất được nhà chế tạo quy định cho người sử dụng cuối.
Hình D.2 - Thiết bị đo đột biến điện áp
Bố trí thử nghiệm đột biến điện áp đối với EUT sạc điện DC
Trong khi đặt các đột biến điện áp (IEC 61000-4-5:2014) trên cổng nguồn đầu vào AC hoặc DC, phép đo phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị đo thích hợp để đo biên độ tương ứng của quá độ xuất hiện trên cổng CPT tại các đầu nối của bộ nối dùng cho xe điện. Các đầu dò điện áp vi sai trở kháng cao (được ghép nối AC và bao gồm các tín hiệu 100 MHz) phải được sử dụng với máy hiện sóng thích hợp. Máy hiện sóng cần được cấp nguồn bằng pin/acquy hoặc được thả nổi để khử ghép nối từ bố trí thử nghiệm.
Điện áp ghép nối AC được đo trên các đường dây của cổng nguồn đầu ra DC và đường dây tín hiệu của cổng CPT không vượt quá các giới hạn trong bảng E.1 trong khi đặt các đột biến điện áp (theo IEC 61000-4-5:2014) trên cổng nguồn đầu vào AC hoặc DC của EUT sạc điện DC.
Bảng E.1 - Điện áp lớn nhất đo được trên CPT
Kiểu thử nghiệm miễn nhiễm |
Giới hạn điện áp đỉnh-đỉnh, ghép cặp AC giữa |
|||
|
DC+ (4a) và DC- (4b) |
DC+ (4a) và đất (4d) |
DC- (4b) và đất (4d) |
Đường dây tín hiệu cổng CPT (4ci) và đất (4d) |
Đột biến điện áp (IEC 610004-5:2014) |
500 Vpp |
500 Vpp |
500 Vpp |
500 Vpp |
Bố trí thử nghiệm được thể hiện trên Hình E.1. Chiều dài của cáp nguồn đầu vào phải theo IEC 61000-4-5:2014 nếu thích hợp. Tại cổng CPT, phải sử dụng cáp sạc ban đầu chưa được làm ngắn lại (bao gồm DC+, DC-, PE và các đường tín hiệu CPT) được nhà chế tạo cung cấp. Nếu nhà chế tạo đưa ra các cáp sạc có chiều dài khác nhau, phải sử dụng cáp ngắn nhất. Khoảng cách giữa EUT và AN cũng như EUT và IS được xác định trên Hình E.1. Chiều dài thừa ra phải được gập zic zac với đoạn dài 40 cm.
Theo Phụ lục A, AN và ISN phải được đặt trực tiếp trên đất (GND). Cổng đo phải được kết thúc bằng trở kháng 50 Ω.
• Chỉ đối với các thử nghiệm đột biến theo IEC 61000-4-5:2014, đường dây PE có thể được nối đất nếu dạng sóng theo IEC 61000-4-5:2014 (ví có thể có điện cảm bổ sung trong tuyến PE trong một số CDN mà không phải một phần của IEC 61000-4-5:2014).
• Chỉ thị nối đất của khung EUT nếu điều này là cần thiết trong sổ tay hướng dẫn EUT.
• Bộ phát đột biến, CDN, AN và ISN phải được nối liên kết với đất với các dây nối đất có trở kháng thấp.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 EUT (loại đứng trên sàn) 2 cổng nguồn đầu vào 3 cổng tín hiệu/điều khiển hoặc cổng mạng đi dây 4 cổng CPT (kết thúc cáp sạc/ổ nối vào EV) 4a cổng CPT - đường dây 1 4b cổng CPT - đường dây 2 4c cổng CPT - không phải đường dây 5 dây nối đất của khung EUT (chỉ có nếu có yêu cầu trong sổ tay hướng dẫn EUT) 6 kết thúc các đường đường dây điện (AMN (đối với AC) hoặc AN (đối với DC) theo Phụ lục C) 7 kết thúc đối với cổng tín hiệu/điều khiển hoặc cổng mạng đi dây (ISN theo Phụ lục C) 8 cổng đo kết thúc bằng 50 Ω 9 cổng EUT kết thúc |
10 cổng nguồn/tải kết thúc 11 nối đất trở kháng thấp của khung kết thúc 12 nguồn lưới AC hoặc nguồn cấp điện DC (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 13 bộ mô phỏng truyền thông/hệ thống mô phỏng và theo dõi (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 14 nguồn nuôi thông qua bộ lọc 15 nguồn nuôi AC/DC thông qua bộ lọc 16 tải công suất (đặt bên ngoài vị trí thử nghiệm hoặc bên trong nếu không ảnh hưởng) 17 AE/bộ mô phỏng xe điện (chắn nhiễu nếu cần) 18 mặt phẳng đất 19 giá đỡ cách điện có độ từ thẩm thấp 20 vỏ bọc chống nhiễu hoặc ALSE hoặc vị trí thử nghiệm 21 Bộ phát đột biến với CDN |
Hình E.1 - Ví dụ về bố trí quá độ
Thử nghiệm miễn nhiễm đột biến đối với thiết bị sạc điện DC
Phụ lục F mô tả bố trí thử nghiệm và các giá trị đối với nhấp nhô điện và và nhiễu xung hình sin trên đường dây của cổng CPT.
Phụ lục F là phụ lục tham khảo vì vấn đề này vẫn đang được thảo luận và sẽ được cập nhật khi có phiên bản mới của ISO 7637-4. Khi đó phụ lục F có thể trở thành phụ lục quy định.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 13078-21-1 (IEC 61851-21-1), Hệ thống sạc điện cho xe điện - Phần 21-1: Yêu cầu EMC đối với bộ sạc lắp trên xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện AC/DC
[2] IEC 61980 (all parts), Electric vehicle wireless power transfer (WPT) systems (Hệ thống truyền năng lượng không dây cho xe điện)
[3] CISPR 11:2015, Industrial, scientific and medical equipment - Radio-frequency disturbance characteristics - Limits and methods of measurement (Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số radio của thiết bị công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế)
[4] CISPR 16-2-1:2014, Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 2-1: Methods of measurement of disturbances and immunity - Conducted disturbance measurements (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số radio - Phần 21: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm - Đo nhiễu dẫn)
[5] ISO 7637-4, Road Vehicles - Electrical disturbance by conduction and coupling - Part 4: Electrical transient conduction along shielded high voltage supply lines only (Phương tiện giao thông đường bộ - Nhiễu điện do dẫn và ghép nói - Phần 4: Dẫn quá độ điện chỉ dọc theo các đường dây điện áp cao được chống nhiễu)
[6] ISO 15118-3, Road vehicles - Vehicle to grid communication interface - Part 3: Physical and data link layer requirements (Phương tiện giao thông đường bộ - Giao diện truyền thông giữa phương tiện giao thông và lưới điện - Phần 3: Yêu cầu lớp liên kết vật lý và dữ liệu)
[7] IEEE Std 1394, IEEE Standard for a High-Performance Serial Bus RS-232, Interface between Data Terminal Equipment and Data Communication Equipment Employing Serial Binary Data Interchange (Tiêu chuẩn IEEE dùng cho Bus RS-232, giao diện giữa thiết bị đầu nối dữ liệu và thiết bị truyền thông dữ liệu sử dụng trao đổi dữ liệu nhị phân nối tiếp)
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Kế hoạch thử nghiệm
5 Yêu cầu miễn nhiễm
6 Yêu cầu phát xạ
7 Kết quả thử nghiệm và báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (quy định) - Các ví dụ về bố trí thử nghiệm
Phụ lục B (tham khảo) - Thử nghiệm nhiễu bức xạ đối với lối vào không chìa khóa
Phụ lục C (quy định) - Kết thúc của các cổng
Phụ lục D (quy định) - Nhiễu quá độ điện áp từ thiết bị sạc điện DC
Phụ lục E (quy định) - Bố trí thử nghiệm đột biến điện áp đối với EUT sạc điện DC
Phụ lục F (tham khảo) - Thử nghiệm miễn nhiễm đột biến đối với thiết bị sạc điện DC
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.