Road vehicles - Electric power train -Requirements and test methods in type approval
Lời nói đầu
TCVN 13058:2020 được biên soạn trên cơ sở ECE 100; Soát xét 2:2013; Sửa đổi 1:2014; Sửa đổi 2:2016; Sửa đổi 3:2016; Sửa đổi 4:2019
TCVN 13058:2020 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Electric power train -Requirements and test methods in type approval
Điều 5 của tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu an toàn đối với hệ thống truyền động điện của các xe cơ giới (sau đây gọi tắt là xe) loại M và N, với tốc độ thiết kế lớn nhất trên 25 km/h, được trang bị một hoặc nhiều động cơ kéo được vận hành bằng năng lượng điện và không thường xuyên kết nối với lưới điện, cũng như các bộ phận và các hệ thống được kết nối galvanic với bus (sau đây gọi là mạch điện) có điện áp cao của hệ thống truyền động điện. Điều 5 không bao gồm các yêu cầu an toàn sau va chạm của xe.
Điều 6 của tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu an toàn đối với hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS), của các xe loại M và N được trang bị một hoặc nhiều động cơ kéo hoạt động bằng năng lượng điện và không được kết nối thường xuyên với lưới điện. Điều 6 không áp dụng cho REESS có công dụng chính là cung cấp năng lượng để khởi động động cơ và/hoặc chiếu sáng và/hoặc các hệ thống phụ khác của xe.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ECE 12, Uniform Provisions Concerning the Approval of: Vehicles with Regard to the Protection of the Driver Against the steering Mechanism in the Event of Impact (Quy định thống nhất liên quan đến việc phê duyệt: Các xe có trách nhiệm bảo vệ người lái chống lại cơ chế lái trong trường hợp va chạm).
ECE 94-03, Uniform Provisions Concerning the Approval of: Vehicles with Regard to the Protection of the Occupants in the Event of a Frontal Collision (Quy định thống nhất liên quan đến việc phê duyệt: Các xe có trách nhiệm bảo vệ người ngồi trên xe trong trường hợp va chạm trực diện).
ECE 95, Uniform provisions Concerning the Approval of Vehicles with regard to the protection of the occupants in the event of a lateral collision (Quy định thống nhất liên quan đến việc phê duyệt xe liên quan đến việc bảo vệ người ngồi trên xe trong trường hợp xảy ra va chạm bên).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Chế độ có thể lái xe chủ động (Active driving possible mode)
Chế độ của xe khi tác dụng lực lên bàn đạp ga (hoặc tác động điều khiển tương đương) hoặc nhả hệ thống phanh phải khiến hệ thống truyền động điện làm xe di chuyển.
3.2
Lớp ngăn (Barrier)
Chi tiết cung cấp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có dòng điện chạy qua từ mọi hướng.
3.3
Pin (Cell)
Một đơn vị galvanic được bọc kín gồm một điện cực dương và một điện cực âm có sự chênh lệch điện áp giữa hai cực.
3.4
Kết nối dẫn điện (Conductive connection)
Kết nối sử dụng các đầu nối với nguồn điện lưới điện bên ngoài khi nạp điện cho hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS).
3.5
Hệ thống khớp nối dùng cho việc nạp cho hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS) (Coupling system for charging the Rechargeable Energy storage System (REESS))
Mạch điện được sử dụng để nạp REESS từ nguồn năng lượng điện bên ngoài bao gồm cả đầu nạp trên xe.
3.6
Tốc độ C của “nC” (C Rate of “n C”)
Dòng điện không đổi của thiết bị được thử, phải mất 1/n h (giờ) để nạp hoặc xả thiết bị được thử giữa trạng thái nạp 0% và trạng thái nạp 100 %.
3.7
Tiếp xúc trực tiếp (Direct contact)
Tiếp xúc của người với những chi tiết có dòng điện chạy qua.
3.8
Khung dẫn điện (Electrical chassis)
Tổng thành các chi tiết dẫn điện được đấu nối với nhau, mà điện thế của chúng được lấy làm chuẩn.
3.9
Mạch điện (Electrical Circuit)
Tổ hợp các chi tiết có dòng điện chạy qua kết nối với nhau được thiết kế để cung cấp năng lượng điện trong điều kiện hoạt động bình thường.
3.10
Hệ thống chuyển đổi năng lượng điện (Electric energy conversion system)
Hệ thống phát ra và cung cấp năng lượng điện cho động lực đẩy.
3.11
Hệ thống truyền động điện (Electric power train)
Mạch điện bao gồm (các) động cơ kéo và có thể bao gồm REESS, hệ thống chuyển đổi năng lượng điện, bộ chuyển đổi điện tử, dây điện và các đầu nối đi kèm và hệ thống khớp nối dùng cho việc nạp REESS.
3.12
Bộ chuyển đổi điện tử (Electronic converter)
Một thiết bị có khả năng điều khiển và/hoặc chuyển đổi năng lượng điện cho động lực đẩy bằng điện.
3.13
Vỏ bao kín (Enclosure)
Chi tiết bao kín các cụm bên trong và bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp từ mọi hướng.
3.14
Chi tiết dẫn điện để hở (Exposed conductive part)
Chi tiết dẫn điện mà có thể chạm vào theo quy định về cấp bảo vệ đầu dò thử nghiệm IPXXB và trở nên có điện trong điều kiện lớp cách điện bị hỏng. Nó gồm các chi tiết ở bên dưới một lớp vỏ có thể được gỡ bỏ mà không cần sử dụng các dụng cụ.
3.15
Mạch điện cao áp (High voltage bus)
Mạch điện, bao gồm cả hệ thống khớp nối để nạp điện cho REESS hoạt động với điện áp cao.
Trong trường hợp các mạch điện kết nối galvanic với nhau được kết nối galvanic với khung dẫn điện và điện áp lớn nhất giữa bất kỳ chi tiết có dòng điện chạy qua và khung dẫn điện hoặc bất kỳ chi tiết dẫn điện để hở nào là ≤ 30 V AC và ≤ 60 V DC, chỉ các bộ phận hoặc các chi tiết của mạch điện hoạt động với điện áp cao được phân loại là mạch điện cao áp.
3.16
Nổ (Explosion)
Sự giải phóng năng lượng đột ngột đủ để gây ra sóng áp suất và/hoặc mảnh văng ra có thể gây ra hư hại về vật lý và/hoặc cấu trúc cho mặt bao quanh thiết bị được thử.
3.17
Nguồn cấp điện bên ngoài (External electric power supply)
Nguồn cấp điện xoay chiều (AC) hoặc dòng điện một chiều (DC) ở bên ngoài xe.
3.18
Điện áp cao (High Voltage)
Sự phân loại một mạch điện hoặc bộ phận điện, nếu điện áp làm việc của nó > 60 V và ≤ 1500 V DC hoặc > 30 V và ≤ 1000 V AC giá trị trị bình phương trung bình (rms).
3.19
Cháy (Fire)
Sự phát ra ngọn lửa từ một thiết bị được thử. Tia lửa điện và tia hồ quang điện phải không được xem là ngọn lửa
3.20
Chất điện phân dễ cháy (Flammable electrolyte)
Chất điện phân có chứa các chất được phân loại là "chất lỏng dễ cháy" Loại 3 theo "Khuyến nghị của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm - Quy định mẫu (Soát xét 17 từ tháng 6 năm 2011), Tập I, Chương 2.3”
3.21
Mạch điện cao áp (High voltage bus)
Mạch điện, bao gồm cả hệ thống khớp nối để nạp REESS hoạt động với điện áp cao.
Trong trường hợp các mạch điện kết nối galvanic với nhau được kết nối galvanic với khung dẫn điện và điện áp lớn nhất giữa bất kỳ chi tiết có dòng điện chạy qua và khung dẫn điện hoặc bất kỳ chi tiết dẫn điện để hở nào là nhỏ hớn hoặc bằng 30 V AC và nhỏ hơn hoặc bằng 60 V DC thì chỉ các bộ phận hoặc các chi tiết của mạch điện hoạt động với điện áp cao được phân loại là mạch điện cao áp.
3.22
Tiếp xúc gián tiếp (Indirect contact)
Sự tiếp xúc của người với những chi tiết dẫn điện để hở.
3.23
(Các) Chi tiết có dòng điện chạy qua (Live parts)
(Các) chi tiết dẫn điện dùng để cấp năng lượng điện trong hoạt động bình thường.
3.24
Khoang hành lý (Luggage compartment)
Không gian trong xe để chứa hành lý, bị giới hạn bởi mái, mui xe, sàn, thành bên, cũng như lớp ngăn và vò bao kín để bảo vệ người ngồi trong xe khỏi tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có dòng điện chạy qua. Khoang hành lý được tách riêng khỏi khoang hành khách bằng vách ngăn phía trước hoặc vách ngăn phía sau.
3.25
Nhà sản xuất (Manufacturer)
Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm trước cơ quan phê duyệt về tất cả các phương diện trong quá trình phê duyệt kiểu và đảm bảo sự phù hợp của sản xuất. Không nhất thiết người đó hoặc tổ chức phải tham gia trực tiếp vào tất cả các giai đoạn cấu tạo xe, hệ thống hoặc bộ phận mà chúng là đối tượng của quá trình phê duyệt.
3.26
Hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe (On-board isolation resistance monitoring system)
Thiết bị giám sát điện trở cách điện giữa các mạch điện cao áp và khung dẫn điện.
3.27
REESS kéo kiểu hở (Open type traction battery)
REESS dạng lỏng cần đổ thêm nước và giải phóng khí hydro ra khí quyển.
3.28
Khoang hành khách (Passenger compartment)
Không gian cho người ngồi trên xe, được giới hạn bởi nóc, sàn, sườn bên, cửa ra vào, kính cửa, vách ngăn phía trước và vách ngăn phía sau, hoặc cửa sau, cũng như bởi các lớp ngăn và vỏ bao kín để bảo vệ người trên xe khỏi tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có dòng điện chạy qua.
3.29
Cấp bảo vệ (Protection degree)
Sự bảo vệ được thực hiện bằng một lớp ngăn/vỏ bao kín liên quan đến sự tiếp xúc với các chi tiết có dòng điện chạy qua bằng đầu thử, chẳng hạn như đầu thử (IPXXB) hoặc dây thử (IPXXD), như được định nghĩa trong Phụ lục C.
3.30
Hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS) (Rechargeable Energy storage System(REESS))
Hệ thống tích điện có thể nạp lại để cấp năng lượng điện cho nguồn động lực đấy bằng điện.
REESS có thể bao gồm (các) hệ thống con cùng với các hệ thống phụ trợ cần thiết để hỗ trợ vật lý, quản lý nhiệt, điều khiển điện từ và các vỏ bao kín.
3.31
Vỡ (Rupture)
Các chỗ hở trên vỏ của bất kỳ cụm pin chức năng bất kỳ nào được hình thành hoặc mở rộng bởi một sự cố, đủ lớn để cho một đầu thử (IPXXB) có đường kính 12 mm xuyên vào và tiếp xúc với các chi tiết có dòng điện chạy qua (xem Phụ lục C).
3.32
Bộ ngắt kết nối điện (Service disconnect)
Thiết bị ngắt mạch điện khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa của REESS, bộ pin nhiên liệu, v.v.
3.33
Trạng thái nạp (SOC) (State of Charge (SOC))
Lượng điện nạp có sẵn trong một thiết bị được thử được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm dung lượng danh định của nó.
3.34
Chất cách điện rắn (Solid insulator)
Lớp phủ cách điện cho các bộ dây điện để bao che và bảo vệ các chi tiết có dòng điện chạy qua khỏi sự tiếp xúc trực tiếp từ mọi hướng; bao bọc để cách điện các chi tiết có dòng điện chạy qua của các đầu nối, và chất sơn dầu hoặc sơn với mục đích cách ly.
3.35
Hệ thống con (Subsystem)
Bất kỳ cụm chức năng nào của các bộ phận REESS.
3.36
Thiết bị được thử (Tested-device)
REESS đồng bộ hoặc là hệ thống con của một REESS cần được thử theo các quy định của Tiêu chuẩn này.
3.37
Kiểu REESS (Type of REESS)
Các hệ thống không khác biệt đáng kể về các yếu tố cơ bản như:
(a) Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất;
(b) Hóa học, dung lượng và kích thước vật lý của các pin;
(c) Số lượng pin, chế độ kết nối của các pin và giá đỡ vật lý của các pin;
(d) Cấu trúc, vật liệu và kích thước vật lý của vỏ
(e) Các thiết bị phụ cần thiết để gá đỡ vật lý, quản lý nhiệt và điều khiển điện tử.
3.38
Kiểu xe (Vehicle type)
Các xe không khác nhau về các yếu tố cơ bản như:
(a) Lắp đặt hệ thống truyền động điện và mạch điện cao áp được kết nối galvanic;
(b) Bản chất và kiểu hệ thống truyền động điện và các bộ phận được kết nối galvanic với điện áp cao.
3.39
Điện áp làm việc (Working voltage)
Giá trị bình phương trung bình lớn nhất (rms) của điện áp, được quy định bởi nhà sản xuất mà nó có thể xảy ra giữa bất kỳ chi tiết dẫn điện nào trong điều kiện mạch hở hoặc trong điều kiện hoạt động bình thường. Nếu mạch điện được chia bằng cách ly galvanic, điện áp làm việc được xác định tương ứng cho mỗi mạch được chia.
3.30
Khung xe được kết nối với mạch điện (Chassis connected to the electric circuit)
Các mạch điện AC và DC được kết nối galvanic với khung dẫn điện.
4.1 Phê duyệt kiểu xe liên quan đến an toàn điện, bao gồm hệ thống điện áp cao.
4.1.1 Tài liệu xin phê duyệt kiểu cho một xe liên quan đến các yêu cầu riêng đối với hệ thống truyền động điện phải được đệ trình bởi nhà sản xuất xe hoặc bởi đại diện hợp pháp của nhà sản xuất.
4.1.2 Tài liệu xin phê duyệt kiểu, được lập thành 3 bộ, phải đính kèm các tài liệu được đề cập dưới đây:
4.1.2.1 Mô tả chi tiết về kiểu xe liên quan đến hệ thống truyền động điện và mạch điện cao áp được kết nối galvanic.
4.1.2.2 Đối với những xe có REESS, một tài liệu bổ sung nêu rõ rằng REESS đó phù hợp với các yêu cầu trong Điều 6.
4.1.3 Một xe đại diện cho kiểu xe đề nghị phê duyệt phải được đưa tới cơ sở thử nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện các thử nghiệm phê duyệt và nếu có thể, theo quyết định của nhà sản xuất với sự đồng ý của cơ sở thử nghiệm, hoặc các xe bổ sung, hoặc các bộ phận của xe được cơ sở thử nghiệm coi là thiết yếu cho thử nghiệm được đề cập trong điều 6.
4.2 Phê duyệt một hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS)
4.2.1 Tài liệu xin phê duyệt cho một kiểu REESS hoặc một cụm kỹ thuật riêng biệt về các yêu cầu an toàn của một REESS phải được đệ trình bởi nhà sản xuất REESS hoặc đại diện hợp pháp của nhà sản xuất.
4.2.2 Tài liệu xin phê duyệt kiểu, được lập thành 3 bộ, phải đính kèm các tài liệu được đề cập dưới đây:
4.2.2.1 Mô tả chi tiết kiểu REESS hoặc cụm kỹ thuật riêng biệt về tính năng an toàn của REESS.
4.2.3 Một bộ phận đại diện cho kiểu của REESS cần phải được phê duyệt cộng, theo quyết định của nhà sản xuất, và với sự đồng ý của cơ sở thử nghiệm, các bộ phận này được cơ sở thử nghiệm của xe coi là thiết yếu cho các thử nghiệm phải được đưa tới các cơ sở thử nghiệm phụ trách tiến hành các thử nghiệm phê duyệt.
4.3 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểu phải kiểm tra xác nhận sự hiện hữu của các biện pháp thỏa đáng đảm bảo kiểm soát hiệu quả sự phù hợp của sản xuất trước khi cấp phê duyệt kiểu.
5 Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm một xe về an toàn điện
Yêu cầu an toàn về điện này áp dụng cho mạch điện cao áp trong điều kiện không được kết nối với nguồn điện lưới cấp điện cao thế bên ngoài.
5.1.1 Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp
Các chi tiết có dòng điện chạy qua phải được bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp và phải tuân theo 5.1.1.1 và 5.1.1.2 lớp ngăn, vỏ bao kín, các cách điện rắn và đầu nối không được phép hở, tách riêng, tháo ra hoặc loại bỏ mà không sử dụng các dụng cụ.
Tuy nhiên, các đầu nối (bao gồm đầu vào của xe) được phép tách ra mà không cần sử dụng các công cụ, nếu chúng đáp ứng một hoặc nhiều yêu cầu sau:
(a) Chúng đáp ứng 5.1.1.1 và 5.1.1.2 khi tách ra, hoặc
(b) Chúng được đặt bên dưới sàn xe và có một cơ cấu khóa, hoặc
(c) Chúng được cung cấp với một cơ cấu khóa. Các bộ phận khác, không phải là một phần của đầu nối, chỉ có thể tháo bỏ khi sử dụng các dụng cụ để có thể tách đầu nối hoặc
(d) Điện áp của các chi tiết có dòng điện chạy qua có trị số bằng hoặc nhỏ hơn 60 V DC hoặc bằng hoặc nhỏ hơn 30 V AC (rms) trong vòng 1 s sau khi tách đầu nối.
5.1.1.1 Để bảo vệ các chi tiết có dòng điện chạy qua bên trong khoang hành khách hoặc khoang hành lý, phải đạt cấp bảo vệ IPXXD.
5.1.1.2 Để bảo vệ các chi tiết có dòng điện chạy qua ở các khu vực không phải là khoang hành khách hoặc khoang hành lý, phải đạt cấp bảo vệ IPXXB.
5.1.1.3 Thiết bị ngắt kết nối
Với một thiết bị ngắt kết nối có thể mở, tháo rời, gỡ bỏ mà không cần sử dụng các công cụ, có thể chấp nhận được nếu cấp bảo vệ đầu dò thử nghiệm IPXXB được thỏa mãn với điều kiện thiết bị được mở, tháo rời hoặc ngắt ra mà không cần sử dụng các công cụ.
5.1.1.4 Ghi nhãn
5.1.1.4.1 Trong trường hợp một REESS điện áp cao, việc ghi nhãn như Hình 1 phải xuất hiện trên hoặc gần REESS. Nền nhãn có màu vàng, viền và mũi tên có màu đen
Hình 1 - Nhãn của thiết bị điện áp cao
5.1.1.4.2 Nhãn phải dễ thấy trên vỏ bao kín và lớp ngăn mà khi được gỡ bỏ phải làm lộ ra các chi tiết có dòng điện chạy qua của mạch điện cao áp. Quy định này không bắt buộc với bất kỳ đầu nối nào dùng cho các mạch điện cao áp và không áp dụng cho các trường hợp sau đây:
(a) Trường hợp các lớp ngăn hoặc vỏ bao kín không thể chạm vào được, mở hoặc tháo ra; trừ khi các bộ phận khác của xe tháo ra được khi sử dụng các công cụ;
(b) Trường hợp các lớp ngăn và vỏ bao kín ở phía dưới sàn xe
5.1.1.4.3 Cáp của mạch điện cao áp mà không nằm trong vỏ bao kín phải được nhận biết bằng vỏ ngoài có màu cam.
5.1.2 Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp
Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp cũng yêu cầu đối với các xe được trang bị bất kỳ kiểu REESS được phê duyệt theo 4.2.
5.1.2.1 Để bảo vệ chống điện giật có thể phát sinh do tiếp xúc gián tiếp, các chi tiết dẫn điện để hở, như lớp ngăn dẫn điện và vỏ bao kín, phải được kết nối galvanic chắc chắn với khung dẫn điện bằng sự đấu nối với dây điện hoặc cáp nối đất, hoặc bằng cách hàn hoặc kết nối sử dụng bu lông, v.v... nhằm ngăn ngừa nguy hiểm có thể xảy ra.
5.1.2.2 Điện trở giữa tất cả các chi tiết dẫn điện để hở và khung dẫn điện phải nhỏ hơn 0,1 Ω với dòng thấp nhất là 0,2A.
Yêu cầu này được đáp ứng nếu sự kết nối galvanic được thiết lập bằng mối hàn.
5.1.2.3 Trường hợp xe được kết nối với nguồn điện lưới điện bên ngoài đã nối đất thông qua kết nối dẫn điện, một thiết bị cho phép kết nối galvanic của khung dẫn điện với đất phải được trang bị.
Thiết bị này phải cho phép nối đất trước khi điện áp bên ngoài được đặt lên xe và duy trì kết nối này cho đến khi điện áp bên ngoài không còn đặt lên xe.
Việc tuân thủ yêu cầu này có thể được thể hiện bằng, cách hoặc sử dụng đầu nối được chỉ định bởi nhà sản xuất ô tô hoặc bằng các phân tích.
5.1.3 Điện trở cách điện
Điều này phải không được áp dụng khi các mạch điện được kết nối với khung dẫn điện trong đó điện áp lớn nhất giữa bất kỳ chi tiết có dòng điện chạy qua nào và khung dẫn điện hoặc bất kỳ chi tiết dẫn điện để hở nào có trị số không quá 30V AC (rms) hoặc 60 V DC.
5.1.3.1 Hệ thống truyền động điện bao gồm các mạch điện dẫn điện xoay chiều hoặc một chiều riêng biệt.
Nếu các mạch điện cao áp xoay chiều và các mạch điện cao áp một chiều được cách ly galvanic với nhau, điện trở cách điện giữa mạch điện cao áp và khung dẫn điện phải có giá trị nhỏ nhất là 100 Ω/V với điện áp làm việc một chiều, và giá trị nhỏ nhất là 500 Ω/V với điện áp làm việc xoay chiều.
Phép đo phải được thực hiện theo Phụ lục DA “Phương pháp đo điện trở cách điện cho trên các thử nghiệm trên cơ sở xe”.
5.1.3.2 Hệ thống truyền động điện gồm các mạch điện kết hợp xoay chiều và một chiều.
Nếu mạch điện cao áp xoay chiều và mạch điện cao áp một chiều được liên kết galvanic, điện trở cách điện giữa mạch điện cao áp và khung dẫn điện phải có giá trị nhỏ nhất 500 Ω/V ứng với điện áp làm việc.
Tuy nhiên, nếu tất cả các mạch điện cao áp xoay chiều được bảo vệ bằng một trong hai phương pháp sau thì điện trở cách điện giữa mạch điện cao áp và khung dẫn điện phải có giá trị nhỏ nhất là 100 Ω/V ứng với điện áp làm việc:
(a) Cách điện kép hoặc nhiều hơn các lớp cách điện rắn hoặc lớp ngăn hoặc vỏ bao kín mà chúng đáp ứng được yêu cầu trong 5.1.1 một cách độc lập, chẳng hạn như bộ dây dẫn điện;
(b) Các bảo vệ cơ học chắc khỏe đủ bền trong suốt tuổi thọ của xe như vỏ khoang động cơ, các hộp chứa bộ chuyển đổi điện tử hoặc các đầu nối
Điện trở cách điện giữa mạch điện cao áp và khung dẫn điện có thể được chứng minh qua tính toán đo lường và/hoặc cả hai.
Việc đo lường phải được tiến hành theo Phụ lục DA “Phương pháp đo điện trở cách điện các thử nghiệm trên cơ sở xe”.
5.1.3.3 Xe điện pin nhiên liệu
Nếu yêu cầu về điện trở cách điện nhỏ nhất không thể được duy trì trong suốt thời gian khi đó việc bảo vệ cách điện phải được thực hiện bằng một trong số các cách sau:
(a) Cách điện kép hoặc nhiều hơn các lớp cách điện rắn, hoặc lớp ngăn hoặc vỏ bao kín đáp ứng yêu cầu trong 5.1.1 một cách độc lập;
(b) Hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe cùng với một cảnh báo cho lái xe nếu điện trở cách điện hạ xuống thấp hơn giá trị nhỏ nhất được yêu cầu. Điện trở cách điện giữa mạch điện cao áp của hệ thống kết nối dùng cho việc nạp REESS mà nó không được cấp điện trong thời gian nạp REESS và khung dẫn điện thì không cần thiết phải giám sát. Chức năng của hệ thống giám sát điện trở cách điện này phải được xác nhận theo quy định trong Phụ lục E.
5.1.3.4 Yêu cầu về điện trở cách điện của hệ thống đấu nối dùng cho việc nạp REESS
Cửa nạp điện trên xe được dùng để kết nối với nguồn điện lưới điện xoay chiều được nối đất bên ngoài và mạch điện được kết nối galvanic với cửa nạp điện trên xe trong quy trình nạp REESS, điện trở cách điện giữa mạch điện cao áp và khung dẫn điện phải có giá trị nhỏ nhất là 1 MΩ khi bộ krrdt nối nạp bị ngắt. Trong khi phép đo, REESS kéo có thể bị ngắt kết nối.
5.2 Hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS)
5.2.1 Đối với xe được trang bị REESS, các yêu cầu trong 5.2.1.1 hoặc 5.2.1.2 phải được đáp ứng.
5.2.1.1 Đối với một REESS đã được phê duyệt kiểu theo Điều 6 của tiêu chuẩn này, nó phải được lắp theo hướng dẫn được đưa ra bởi nhà sản xuất REESS và tuân thủ theo mô tả trong Phụ lục F.2.
5.2.1.2 REESS phải tuân theo yêu cầu tương ứng trong Điều 6.
5.2.2 Tích tụ khí
Vị trí nơi để các REESS kéo kiểu hở có thể sinh ra khí hydro phải được trang bị quạt thông gió hoặc ống thông gió để ngăn sự tụ khí hydro.
Ít nhất phải có một chỉ dẫn nhất thời được đưa ra cho người lái xe khi xe đang ở "chế độ có thể lái xe chủ động".
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong các điều kiện trong đó động cơ đốt trong cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp công suất đẩy của xe.
Khi rời khỏi xe, người lái phải được thông báo bằng một tín hiệu (ví dụ: tín hiệu quang hoặc âm thanh) nếu xe vẫn ở chế độ có thể lái xe chủ động
Nếu REESS trên xe có thể được nạp bên ngoài bởi người dùng, việc di chuyển xe bằng hệ thống đẩy của chính nó phải không thể thực hiện được, miễn là đầu nối của nguồn điện bên ngoài được kết nối vật lý với cửa nạp điện của xe.
Yêu cầu này phải được thể hiện bằng cách sử dụng đầu nối được nhà sản xuất ô tô quy định.
Trạng thái của bộ điều khiển hướng lái phải được người lái xe nhận biết.
5.4 Xác định lượng phát thải hydro
5.4.1 Thử nghiệm này phải được tiến hành trên tất cả các xe được trang bị các REESS kéo kiểu hở. Nếu REESS được phê duyệt theo Phần II của tiêu chuẩn này và được lắp đặt theo 5.2.1.1 thì có thể bỏ qua thử nghiệm này.
5.4.2 Thử nghiệm phải được tiến hành theo phương pháp nêu trong Phụ lục G của Tiêu chuẩn này. Việc lấy mẫu hydro và phân tích phải theo những phương pháp đã được quy định. Những phương pháp phân tích khác có thể được phê duyệt nếu chúng cho kết quả tương đương.
5.4.3 Trong quá trình một nạp điện bình thường trong các điều kiện nêu tại Phụ lục G, lượng phát thải khí hydro trong vòng 5 h phải thấp hơn 125 g, hoặc thấp hơn 25 x t2 g trong thời gian t2 (tính bằng giờ).
5.4.4 Trong một lần nạp được thực hiện bằng một bộ nạp có lỗi (theo những điều kiện nêu tại Phụ lục G), phát thải hydro phải ít hơn 42 g. Ngoài ra bộ nạp phải ngăn được sự cố có thể xảy ra không được lâu hơn 30 min.
5.4.5 Tất cả các hoạt động liên quan tới việc nạp REESS phải được giám sát tự động, gồm cả việc dừng để nạp.
5.4.6 Không thể tiến hành điều khiển bằng tay trong các pha nạp.
5.4.7 Các thao tác bình thường của kết nối và ngắt kết nối với nguồn điện lưới điện hoặc ngắt điện phải không ảnh hưởng đến hệ thống điều khiển của các pha nạp.
5.4.8 Các sự cố quan trọng trong khi nạp phải được báo hiệu thường xuyên. Một sự cố quan trọng là một sự cố mà có thể dẫn tới hư hỏng bộ nạp trong khi nạp.
5.4.9 Nhà sản xuất phải chỉ rõ trong Sổ tay hướng dẫn sử dụng về sự phù hợp của xe với yêu cầu này.
5.4.10 Phê duyệt cấp cho kiểu xe liên quan tới phát thải hydro có thể được mở rộng cho những kiểu xe khác thuộc cùng dòng xe, theo định nghĩa về dòng xe được đưa ra trong Phụ lục G.2.
6 Yêu cầu về an toàn đối với Hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS)
Các quy trình được quy định trong Phụ lục H phải được áp dụng.
6.2.1 Thử nghiệm phải được thực hiện theo Phụ lục HA.
6.2.2 Tiêu chí chấp nhận
6.2.2.1 Trong quá trình thử nghiệm, không được có các dấu vết sau:
(a) Rò rỉ chất điện phân;
(b) Vỡ (chỉ áp dụng với các REESS điện áp cao);
(c) Cháy;
(d) Nổ.
Dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được kiểm tra xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không phải tháo bất kỳ bộ phận nào của thiết bị được thử.
6.2.2.2 Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau thử nghiệm theo Phụ lục DB phải nhỏ hơn 100 Ω/V.
6.3.1 Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HB.
6.3.2 Tiêu chí chấp nhận
6.3.2.1 Trong quá trình thử nghiệm, không được có các dấu vết sau:
(a) Rò rỉ chất điện phân;
(b) Vỡ (chỉ áp dụng với các REESS điện áp cao);
(c) Cháy;
(d) Nổ.
Dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không phải tháo bất kỳ bộ phận nào của thiết bị được thử.
6.3.2.2 Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau thử nghiệm theo Phụ lục DB phải nhỏ hơn 100 Ω/V.
6.4.1 Va chạm cơ học
Theo lựa chọn của nhà sản xuất, thử nghiệm có thể được tiến hành bằng một trong những cách sau:
(a) Các đối tượng thử nghiệm là xe theo 6.4.1.1, hoặc
(b) Các đối tượng thử nghiệm là bộ phận theo 6.4.1.2, hoặc
(c) Cả (a) và (b), theo các hướng khác nhau của xe.
6.4.1.1 Thử nghiệm trên cơ sở xe
Sự phù hợp với các yêu cầu về tiêu chí chấp nhận của 6.4.1.3 có thể được chứng minh thông qua các REESS được lắp trên xe đã được thử nghiệm va chạm theo ECE 12, Phụ lục 3 hoặc ECE 94, Phụ lục 3 về tác động từ phía trước, và ECE 95, Phụ lục 4 và tác động phía bên. Nhiệt độ môi trường xung quanh và trạng thái nạp SOC phải phù hợp với những quy định đã được nêu.
Sự phê duyệt một REESS được thử nghiệm theo điều này phải được giới hạn trong kiểu xe cụ thể.
6.4.1.2 Đối tượng thử nghiệm là bộ phận
Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HC.
6.4.1.3 Tiêu chí chấp nhận
Trong quá trình thử nghiệm, không được có những dấu vết sau:
(a) Cháy;
(b) Nổ;
(c1) Rò rỉ chất điện phân nếu được thử nghiệm theo 6.4.1.1.:
(i) Trong khoảng thời gian từ khi va chạm cho đến 30 min sau khi va chạm phải không có sự cố tràn chất điện phân từ REESS vào khoang hành khách;
(ii) Không được quá 7% theo thể tích của dung lượng chất điện phân của REESS tràn từ REESS ra bên ngoài khoang hành khách (đối với REESS kéo kiểu hở, hạn định lớn nhất 5 lít cũng được áp dụng);
(c2) Rò rỉ chất điện phân nếu được thử nghiệm theo 6.4.1.2.
Sau khi đối tượng thử nghiệm là xe (6.4.1.1), REESS ở vị trí bên trong khoang hành khách vẫn phải ở nguyên tại vị trí lắp và các bộ phận REESS phải ở nguyên tại bên trong khu vực dành cho REESS. Các bộ phận của REESS nằm bên ngoài khoang hành khách phải đưa vào được khoang hành khách trong hoặc sau các quá trình thử va chạm.
Sau khi đối tượng thử nghiệm là bộ phận (6.4.1.2), thiết bị được thử phải được giữ nguyên vị trí lắp và các bộ phận của nó vẫn phải nằm trong khu vực dành cho nó.
Với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện của thiết bị được thử phải có giá trị nhỏ nhất 100 Ω/V cho toàn bộ REESS đo được sau khi thử nghiệm theo Phụ lục DA hoặc Phụ lục DB, hoặc mức cấp bảo vệ IPXXB phải được đáp ứng cho thiết bị được thử.
Đối với một REESS được thử nghiệm theo 6.4.1.2, dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng mắt mà không cần tháo bất kỳ chi tiết nào của thiết bị được thử.
Để xác nhận sự phù hợp với (c1) của 6.4.1.3 một lớp phủ thích hợp, nếu cần thiết, phải được áp dụng cho lớp bảo vệ vật lý (hộp) để xác nhận liệu có bất kỳ sự rò rỉ chất điện phân nào từ REESS do hậu quả của thử nghiệm va chạm hay không. Nếu nhà sản xuất không đưa ra các biện pháp để phân biệt giữa sự rò rỉ của các chất lỏng khác nhau, tất cả rò rỉ chất lỏng phải được coi là chất điện phân.
6.4.2 Tính toàn vẹn cơ học
Thử nghiệm này chỉ áp dụng với một REESS dùng cho việc lắp đặt trên các xe Loại M1 và N1.
Theo lựa chọn của nhà sản xuất, thử nghiệm có thể được tiến hành bằng một trong những cách sau:
(a) Các đối tượng thử nghiệm là xe theo 6.4.2.1, hoặc
(b) Các đối tượng thử nghiệm là bộ phận theo 6.4.2.2.
6.4.2.1 Thử nghiệm cho xe cụ thể
Theo lựa chọn của nhà sản xuất, thử nghiệm có thể được tiến hành bằng một trong những cách sau:
(a) Các thử nghiệm trên cơ sở động lực học theo xe theo 6.4.2.1.1, hoặc
(b) Một bộ phận cụ thể theo 6.4.2.1.2, hoặc
(c) kết hợp của (a) và (b), theo các hướng di chuyển khác nhau của xe.
Khi REESS được gắn trên một vị trí nằm giữa đường từ mép sau của xe và cách đường tâm của xe 300 mm về phía trước của xe và song song với đường đó, nhà sản xuất phải chứng minh được với cơ sở thử nghiệm về tính toàn vẹn cơ học của REESS trên xe.
Phê duyệt một REESS được thử nghiệm trong điều này phải được giới hạn trong một kiểu xe cụ thể.
6.4.2.1.1 Thử nghiệm động lực học trên cơ sở xe
6.4.2.1.2 Sự phù hợp với yêu cầu về tiêu chí chấp nhận của 6.4.2.3 dưới đây có thể được chứng minh bởi (các) REESS được lắp trên xe mà đã được thử nghiệm va chạm theo ECE 12, Phụ lục 3 hoặc ECE 94, Phụ lục 3 cho thử nghiệm va chạm từ phía trước, và ECE 95, Phụ lục 4 cho thử nghiệm va chạm từ phía bên. Nhiệt độ môi trường xung quanh và SOC phải tuân theo những quy định đã nêu.
6.4.2.1.3 Thử nghiệm bộ phận cụ thể của xe
Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HD.
Lực ép thay thế lực mô tả trong HD.3.2.1 phải được xác định bởi nhà sản xuất xe từ việc sử dụng các dữ liệu thu được từ các thử nghiệm chèn ép thực tế hoặc các mô phỏng được quy định rõ trong ECE 12, Phụ lục 3 hoặc ECE 94 theo hướng di chuyển và ECE 95, Phụ lục 4 theo hướng ngang vuông góc với hướng di chuyển. Các lực này phải được sự chấp thuận của Cơ sở thử nghiệm
Các nhà sản xuất có thể, theo thỏa thuận với cơ sở thử nghiệm, sử dụng các lực lấy từ dữ liệu thu được từ các phương pháp thử thay thế về chèn ép, nhưng các lực này phải bằng hoặc lớn hơn các lực mà chúng có thể thu được từ việc sử dụng dữ liệu theo quy định ở trên.
Nhà sản xuất có thể xác định các chi tiết liên quan của kết cấu xe được sử dụng để bảo vệ cơ học của các bộ phận của REESS. Thử nghiệm phải được tiến hành với REESS được lắp vào kết cấu xe này theo cách phổ cập cho việc lắp trên xe.
6.4.2.2 Đối tượng thử nghiệm là bộ phận
REESS được phê duyệt theo điều này phải được lắp tại một vị trí nằm giữa hai mặt phẳng; (a) một mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với đường trung tuyến của xe nằm phía sau cách 420 mm so với mép trước của xe và (b) một mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với đường trung tuyến của xe nằm cách mép sau xe 300 mm
Các hạn chế về lắp đặt được ghi trong Phụ lục F.2.
Lực ép quy định trong điều HD.3.2.1 có thể được thay thế bằng giá trị được công bố bởi nhà sản xuất, trong đó lực ép phải được ghi lại trong Phụ lục F.2 dưới dạng hạn chế về lắp đặt. Trong trường hợp này, nhà sản xuất xe sử dụng REESS như vậy phải chứng minh, trong quá trình phê duyệt đối với Phụ lục F.1, lực tiếp xúc vào REESS phải không vượt quá giá trị mà nhà sản xuất công bố. Lực này phải được xác định bởi nhà sản xuất xe từ việc sử dụng dữ liệu đã thu được từ thử nghiệm chèn ép thực tế hoặc các mô phỏng được quy định trong ECE 12, Phụ lục 3 hoặc ECE 94 theo hướng di chuyển và theo ECE 95, Phụ lục 4 theo hướng ngang vuông góc với hướng di chuyển. Các lực này được chấp thuận của nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm.
Các nhà sản xuất có thể thống nhất với cơ sở thử nghiệm, sử dụng các lực lấy từ các dữ liệu thu được từ các phương pháp thử thay thế về chèn ép, nhưng các lực này phải bằng hoặc lớn hơn các lực lấy từ dữ liệu nhưng các lực này phải bằng hoặc lớn hơn các lực mà chúng có thể thu được từ việc sử dụng dữ liệu theo các ECE đã nêu trên.
6.4.2.3 Tiêu chí chấp nhận
Trong quá trình thử nghiệm không được có các dấu vết sau:
(a) Cháy;
(b) Nổ;
(c1) Rò rỉ chất điện phân nếu được thử nghiệm theo 6.4.1.1:
(i) Trong khoảng thời gian từ khi va chạm tới 30 min sau va chạm phải không có sự tràn chất điện phân vào khoang hành khách.
(ii) Lượng tràn từ REESS ra ngoài khoang hành khách không được vượt quá 7% theo thể tích của dung tích chất điện phân của REESS (đối với các REESS kéo kiểu hở, một hạn định lớn nhất 5 lít cũng được áp dụng).
(c2) Rò rỉ chất điện phân nếu được thử nghiệm theo 6.4.2.2.
Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện của thiết bị được thử phải đảm bảo ít nhất 100 Ω/V cho toàn bộ REESS được đo theo Phụ lục DA hoặc Phụ lục DB hoặc cấp bảo vệ IPXXB phải đáp ứng cho thiết bị được thử.
Trường hợp được thử nghiệm theo 6.4.2.2, các dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không phải tháo rời bất cứ bộ phận nào của thiết bị được thử.
Để xác nhận sự phù hợp với (c1) 6.4.2.3, một lớp phủ thích hợp, nếu cần thiết, phải được áp dụng cho lớp bảo vệ vật lý (hộp) để xác nhận liệu có bất kỳ rò rỉ chất điện phân nào từ REESS từ thử nghiệm va chạm hay không. Nếu nhà sản xuất không đưa ra được các biện pháp để phân biệt giữa sự rò rỉ của các chất lỏng khác nhau, tất cả rò rỉ chất lỏng phải được coi là chất điện phân.
Thử nghiệm này cần thực hiện đối với REESS có chứa chất điện phân dễ cháy.
Thử nghiệm này không cần thực hiện đối với REESS khi được lắp trên xe, hoặc được gắn tại bề mặt thấp nhất của hộp chứa REESS cao hơn mặt đất 1,5 m.Tuy nhiên, theo lựa chọn của nhà sản xuất, thử nghiệm này có thể được thực hiện khi bề mặt bên dưới của REESS ở vị trí cao hơn mặt đất 1,5m. Thử nghiệm phải được tiến hành trên cùng một mẫu thử
Theo lựa chọn của nhà sản xuất, thử nghiệm có thể được tiến hành theo một trong những cách sau:
(a) Một đối tượng thử nghiệm là xe theo 6.5.1, hoặc
(b) Một đối tượng thử nghiệm là bộ phận theo 6.5.2.
6.5.1 Đối tượng thử nghiệm là xe
Thử nghiệm phải được tiến hành theo HE.3.2.1.
Việc phê duyệt một REESS được thử nghiệm theo điều này phải được giới hạn trong các phê duyệt cho một kiểu xe cụ thể.
6.5.2 Đối tượng thử nghiệm là bộ phận
Thử nghiệm phải được tiến hành theo HE.3.2.2.
6.5.3 Tiêu chí chấp nhận
6.5.3.1 Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị được thử phải không có dấu vết nổ.
6.6.1 Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HF.
6.6.2 Tiêu chí chấp nhận;
6.6.2.1 Trong quá trình thử nghiệm phải không có dấu vết:
(a) Rò rỉ chất điện phân;
(b) Vỡ (chỉ áp dụng với (các) REESS điện áp cao);
(c) Cháy;
(d) Nổ.
Dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không phải tháo bất kỳ bộ phận nào của thiết bị được thử.
6.6.2.2 Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau khi thử theo Phụ lục DB phải không nhỏ hơn 100 Ω/V.
6.7.1 Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HG.
6.7.2 Tiêu chí chấp nhận
6.7.2.1 Trong quá trình thử nghiệm không có dấu vết:
(a) Rò rỉ chất điện phân;
(b) Vỡ (chỉ áp dụng với (các) REESS điện áp cao);
(c) Cháy;
(d) Nổ.
6.7.2.2 Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau thử nghiệm theo Phụ lục DB phải không nhỏ hơn 100 Ω/V.
6.8 Bảo vệ chống xả điện quá mức
Dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không phải tháo bất kỳ bộ phận nào của thiết bị được thử.
6.8.1 Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HH.
6.8.2 Tiêu chí chấp nhận
6.8.2.1 Trong quá trình thử nghiệm phải không có dấu vết:
(a) Rò rỉ chất điện phân;
(b) Vỡ (chỉ áp dụng với (các) REESS điện áp cao);
(c) Cháy;
(d) Nổ.
Dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không tháo rời bất kỳ bộ phận nào của thiết bị được thử.
6.8.2.2 Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau khi thử nghiệm theo Phụ lục DB phải không nhỏ hơn 100 Ω/V.
6.9.1 Thử nghiệm phải được tiến hành theo Phụ lục HJ.
6.9.2 Tiêu chí chấp nhận
6.9.2.1 Trong quá trình thử nghiệm phải không có dấu vết:
(a) Rò rỉ chất điện phân;
(b) Vỡ (chỉ áp dụng với (các) REESS điện áp cao);
(c) Cháy;
(d) Nổ.
Dấu vết rò rỉ chất điện phân phải được xác nhận bằng đánh giá trực quan mà không tháo rời bộ phận nào của thiết bị được thử.
6.9.2.2 Đối với một REESS điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau khi thử nghiệm theo Phụ lục DB phải không nhỏ hơn 100 Ω/V.
Phát thải khí có thể gây ra bởi quá trình chuyển đổi năng lượng trong quá trình sử dụng bình thường phải được xem xét.
Lượng khí có thể sinh ra từ quá trình chuyển đổi năng lượng trong quá trình sử dụng thông thường phải được xét tới.
6.10.1 Các REESS kéo kiểu hở phải đáp ứng các yêu cầu về phát thải hydro trong 5.4.
Các hệ thống có quá trình phản ứng hóa học khép kín phải được coi là không phát thải trong điều kiện hoạt động bình thường (ví dụ REESS lithi-ion).
Quá trình phản ứng hóa học khép kín phải được mô tả và ghi trong tài liệu của nhà sản xuất REESS theo Phụ lục F.2.
Những công nghệ khác phải được đánh giá bởi nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm về bất kỳ khả năng phát thải trong quá trình hoạt động bình thường
6.10.2 Tiêu chí chấp nhận
Đối với phát thải hydro, xem 5.4.
Không cần kiểm tra xác nhận lượng phát thải đối với các hệ thống không phát thải có quy trình phản ứng hóa học khép kín.
(Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297 mm))
Liên quan2
|
Ban hành bởi: Tên Cơ quan: ……………………………. ……………………………. ……………………………. ……………………………. |
|
|
Phê duyệt được cấp Phê duyệt được mở rộng Phê duyệt bị từ chối Sản xuất bị ngưng hoàn toàn Phê duyệt bị thu hồi |
|
Của một kiểu xe về an toàn điện, theo tiêu chuẩn ECE 100
Số phê duyệt …………………………………. Số mở rộng ...............................................
1 Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của xe: .....................................................................
2 Kiểu xe: ...................................................................................................................
3 Loại xe: ....................................................................................................................
4 Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất: ..................................................................................
5 Tên và địa chỉ của đại diện cơ sở sản xuất (nếu có): ..................................................
6 Bản mô tả xe: ...........................................................................................................
6.1 Kiểu REESS: .........................................................................................................
6.1.1 Số phê duyệt của REESS hoặc bản mô tả REESS2
6.2 Điện áp làm việc: ...................................................................................................
6.3 Hệ thống đẩy (ví dụ: xe hybrid, xe điện): .................................................................
7 Đệ trình để phê duyệt: ...............................................................................................
8 Cơ sở thử nghiệm chịu trách nhiệm tiến hành các thử nghiệm phê duyệt:.....................
9 Ngày báo cáo được cơ sở thử nghiệm ban hành: ......................................................
10 Số của báo cáo do cơ sở thử nghiệm phát hành: .....................................................
11 Vị trí nhãn phê duyệt kiểu: .......................................................................................
12 Lý do mở rộng giấy phê duyệt (nếu có)12: ................................................................
13 Cấp/từ chối/mở rộng/thu hồi phê duyệt2:
14 Địa điểm: ................................................................................................................
15 Ngày, tháng, năm: ..................................................................................................
16 Chữ ký: ..................................................................................................................
17 Các tài liệu trong hồ sơ được đệ trình với yêu cầu phê duyệt hoặc mở rộng có thể được lấy theo yêu cầu.
____________________
1 Phân biệt số quốc gia đã cấp/mở rộng/từ chối/thu hồi phê duyệt (xem quy định phê duyệt trong tiêu chuẩn này).
2 Gạch phần không áp dụng
Thông báo phê duyệt kiểu (Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297 mm))
Liên quan2
|
Ban hành bởi: Tên Cơ quan: ……………………………. ……………………………. ……………………………. ……………………………. |
|
|
Phê duyệt được cấp Phê duyệt được mở rộng Phê duyệt bị từ chối Sản xuất bị ngưng hoàn toàn Phê duyệt bị thu hồi |
|
của một kiểu REESS, theo ECE 100 hoặc TCVN 16058:
Số phê duyệt ……………………………….. Số mở rộng .................................................
1 Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của REESS: .............................................................
2 Kiểu REESS: ............................................................................................................
3 Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất: ............................................................................
4 Tên và địa chỉ của đại diện cơ sở sản xuất (nếu có): ..................................................
5 Bản mô tả REESS: ...................................................................................................
6 Các hạn chế lắp đặt áp dụng đối với REESS được mô tả trong 6.4. và 6.5.:................
7 Đệ trình để phê duyệt: ...............................................................................................
8 Cơ sở thử nghiệm chịu trách nhiệm tiến hành các thử nghiệm phê duyệt: ....................
9 Ngày tháng của báo cáo do cơ sở thử nghiệm phát hành: ..........................................
10 Số của báo cáo do cơ sở thử nghiệm phát hành: .....................................................
11 Vị trí nhãn phê duyệt: ..............................................................................................
12 Lý do mở rộng giấy phê duyệt (nếu có) 2: ................................................................
13 Cấp/từ chối/ mở rộng/thu hồi phê duyệt22: ................................................................
14 Địa điểm:
15 Ngày, tháng, năm: ..................................................................................................
16 Chữ ký:
17 Các tài liệu trong hồ sơ được đệ trình với yêu cầu phê duyệt hoặc mở rộng có thể được lấy theo yêu cầu.
____________________
1 Phân biệt số quốc gia đã cấp/mở rộng/từ chối/thu hồi phê duyệt (xem quy định phê duyệt trong tiêu chuẩn này).
2 Gạch phần không áp dụng
Mẫu A
Hình B.1
Nhãn phê duyệt trong Hình B.1 được gắn trên xe cho thấy xe đã được phê duyệt tại Hà Lan (E4) theo ECE 100 hoặc TCVN 16058 và có số phê duyệt 022492. Hai số đầu của số phê duyệt cho biết phê duyệt đã được cấp theo ECE 100 hoặc TCVN 16058 và được sửa đổi lần 02.
Hình B.2
Nhãn phê duyệt trong Hình B.2 được gắn vào REESS cho thấy loại REESS ("ES") có đã được phê duyệt ở Hà Lan (E4), theo ECE 100 hoặc TCVN 16058 và có số phê duyệt 022492. Hai chữ số đầu tiên của phê duyệt cho biết phê duyệt đã được cấp theo các yêu cầu của ECE 100 hoặc TCVN 16058 đã được sửa đổi lần 02.
Mẫu B
Nhãn phê duyệt ở trên được gắn vào xe cho biết rằng xe đã được phê duyệt ở Hà Lan (E4) theo ECE 100 hoặc TCVN 16058 và ECE 42. Số phê duyệt chỉ ra rằng, tại thời điểm phê duyệt tương ứng được cấp, ECE 100 hoặc TCVN 16058 đã được sửa đổi lần 02 và ECE 42 xuất bản lần 1.
Chữ số chỉ được nêu làm ví dụ.
Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có điện áp
C.1 Đầu dò
Đầu dò nhằm kiểm tra xác nhận bảo vệ chống lại các tiếp xúc với các chi tiết có dòng điện chạy qua được quy định trong Bảng C.1.
C.2 Điều kiện thử nghiệm
Đầu dò được đẩy vào bất kỳ các khe hở của vỏ bao kín với một lực được quy định trong Bảng C.1. Nếu đầu dò thâm nhập một phần hoặc toàn bộ, nó được đặt ở mọi vị trí có thể, nhưng trong mọi trường hợp, mặt dừng phải thâm nhập hoàn toàn qua khe mở.
Lớp ngăn phía trong được coi là một chi tiết của vỏ bao kín.
Một nguồn điện áp thấp (từ 40V tới 50V) nối tiếp với một đèn phù hợp nếu cần thiết phải được kết nối giữa đầu thử và các chi tiết có dòng điện chạy qua ở bên trong lớp ngăn hoặc vỏ bao kín.
Phương pháp mạch-tín hiệu cũng phải được áp dụng với những chi tiết có dòng điện chạy qua nguy hiểm của thiết bị có điện áp cao.
Các bộ phận chuyển động bên trong có thể cho chạy chậm, nếu điều này là có thể.
C.3 Tiêu chí chấp nhận
Đầu dò phải không được chạm vào chi tiết có dòng điện chạy qua.
Yêu cầu này được kiểm tra xác nhận bởi một mạch tín hiệu giữa đầu dò và chi tiết có dòng điện chạy qua, đèn phải không sáng
Trường hợp thử với IPXXB, đầu dò có khớp nối có thể thâm nhập vào với chiều dài 80 mm, nhưng mặt dừng (đường kính 80 mm x 20 mm) phải không được đi qua khe hở. Bắt đầu từ vị trí thẳng, cả hai khớp của đầu dò phải được uốn lượn liên tiếp một góc tới 90° so với trục của phần tiếp giáp của đầu dò và phải đặt ở mọi vị trí.
Trong trường hợp thử với IPXXD, đầu dò có thể xuyên qua toàn bộ chiều dài của nó, nhưng mặt dừng phải không được hoàn toàn xuyên qua lỗ mở
Bảng C.1 - Đầu dò dùng cho thử nghiệm bảo vệ người tránh tiếp cận
Các chi tiết có dòng điện chạy qua nguy hiểm
Số đầu |
Chữ cái bổ sung |
Đầu dò thử nghiệm |
Lực thử nghiệm |
2 |
B |
|
10N±10% |
4, 5, 6 |
D |
|
1N±10% |
Hình C.1 - Đầu thử
CHÚ DẪN:
Chất liệu: Kim loại, trừ khi có quy định khác Kích thước tính theo đơn vị mi li mét
Dung sai ước tính về kích thước:
(a) Kích thước góc: |
0/-10°; |
(b) Với kích thước dài: |
nhỏ hơn hoặc bằng 25 mm: 0/-0.05 mm; lớn hơn 25 mm: ±0.2 mm |
Phải cho phép cả 2 khớp nối chuyển động trong cùng một mặt phẳng và cùng hướng qua một góc 90° với sai số 0 tới +10°.
Phương pháp đo điện trở cách điện dựa vào thử nghiệm trên cơ sở xe
DA.1 Quy định chung
Điện trở cách điện của mỗi mạch điện cao áp của xe phải được đo hoặc xác định bằng tính toán từ việc sử dụng các giá trị đo từ mọi chi tiết hoặc bộ phận của mạch điện cao áp (sau đây gọi là phương pháp đo chia nhỏ).
DA.2 Phương pháp đo
Đo điện trở cách điện phải được thực hiện bằng việc lựa chọn một phương pháp đo phù hợp từ các phương pháp được đưa ra trong DA.2.1 và DA.2.2, tùy thuộc vào lượng điện nạp của các chi tiết có dòng điện chạy qua hoặc điện trở cách điện.v.v...
Phạm vi của mạch điện cần đo phải được làm rõ trước, sử dụng sơ đồ mạch điện, v.v...
Ngoài ra, các sửa đổi cần thiết có thể được thực hiện để đo điện trở cách điện như bỏ lớp vỏ để tiếp xúc các chi tiết có dòng điện chạy qua, về các đường đo, thay đổi phần mềm, v.v...
Trong trường hợp các giá trị đo được không ổn định do hoạt động của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe, v.v..., các sửa đổi cần thiết có thể được thực hiện để tiến hành các phương pháp đo như dừng hoạt động của thiết bị liên quan hoặc gỡ bỏ các thiết bị đó. Ngoài ra, khi thiết bị được gỡ bỏ, phải được chứng minh bằng việc sử dụng các bàn vẽ., rằng nó không làm thay đổi điện trở cách điện giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và khung dẫn điện.
Phải hết sức cẩn thận khi bị đoản mạch, điện giật, v.v., để việc xác nhận này có thể yêu cầu hoạt động trực tiếp của mạch điện cao áp.
DA.2.1 Phương pháp đo sử dụng nguồn điện áp bên ngoài xe
DA.2.1.1 Dụng cụ đo
Phải dùng một dụng cụ thử điện trở cách điện có thể áp điện áp một chiều lớn hơn điện áp làm việc của mạch điện cao áp.
DA.2.1.2 Phương pháp đo
Một dụng cụ thử điện trở cách điện phải được kết nối giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và khung dẫn điện. Sau đó điện trở cách điện phải được đo bằng cách áp một điện áp một chiều có giá trị nhỏ nhất bằng một nửa điện áp làm việc của mạch điện cao áp.
Nếu hệ thống có nhiều phạm vi điện áp (ví dụ do bộ biến đổi tăng áp) trong mạch được kết nối galvanic và có một vài bộ phận không thể chịu được điện áp làm việc của toàn mạch thì có thể tiến hành đo riêng biệt điện trở của các bộ phận đó và khung dẫn điện bằng cách áp một điện áp ít nhất có giá trị bằng một nửa điện áp làm việc của chính chúng với các bộ phận bị ngắt kết nối.
DA.2.2 Phương pháp đo bằng cách sử dụng REESS của bản thân xe làm nguồn điện áp DC
DA.2.2.1 Điều kiện xe thử
Mạch điện cao áp phải được cấp điện bởi REESS của bản thân xe và/hoặc hệ thống chuyển đổi năng lượng của xe và mức điện áp của REESS và/hoặc hệ thống chuyển đổi năng lượng trong quá trình thử nhỏ nhất phải là giá trị điện áp làm việc danh định theo quy định của nhà sản xuất xe.
DA.2.2.2 Dụng cụ đo
Vôn kế dùng trong thử nghiệm này phải đo được giá trị điện áp một chiều và phải có điện trở trong nhỏ nhất 10 MΩ.
DA.2.2.3 Phương pháp đo
DA.2.2.3.1 Bước 1
Điện áp được đo như trong Hình DA.1 và giá trị điện áp cao (Vb) được ghi lại. Giá trị Vb phải bằng hoặc lớn hơn giá trị điện áp làm việc danh định của REESS và/hoặc hệ thống chuyển đổi năng lượng theo quy định của nhà sản xuất xe.
Hình DA.1 - Phương pháp đo Vb, V1, V2
DA.2.2.3.2 Bước 2
Đo và ghi lại giá trị điện áp (V1) giữa cực âm của mạch điện cao áp và khung dẫn điện (Hình DA. 1-1).
DA.2.2.3.3 Bước 3
Đo và ghi lại giá trị điện áp (V2) giữa cực dương của mạch điện cao áp và khung dẫn điện (Hình DA.1).
DA.2.2.3.4 Bước 4
Nếu giá trị V1 lớn hơn hoặc bằng giá trị V2, chèn một điện trở chuẩn đã biết (Ro) giữa cực âm của mạch điện cao áp và khung dẫn điện. Với Ro đã đặt, đo giá trị điện áp (V1’) giữa cực âm của mạch điện cao áp và khung dẫn điện (Hình DA.2).
Tính điện trở cách điện (Ri) theo công thức sau:
Ri = Ro*(Vb/V1 ’ - Vb/V1) hoặc Ri = Ro*Vb*(1/V1’ - 1/V1)
Hình DA.2 - Phương pháp đo V1’
Nếu giá trị V2 lớn hơn giá trị V1, đặt 1 điện trở chuẩn có giá trị đã biết giữa cực dương của mạch điện cao áp và khung dẫn điện. Với Ro đã đặt, đo giá trị điện áp (V2’) giữa cực dương của mạch điện cao áp và khung dẫn điện (Hình DA.1-3). Tính điện trở cách điện (Ri) theo công thức được đưa ra. Lấy giá trị điện trở cách điện (Ω) chia cho giá trị điện áp làm việc danh định của mạch điện cao áp (V).
Tính giá trị điện trở cách điện (Ri) theo công thức sau :
Ri = Ro*(Vb/V2’ - Vb/V2) hoặc Ri = Ro*Vb*(1/V2’- 1/V2)
Hình DA.3 - Phương pháp tính V2’
DA.2.2.3.5 Bước 5
Lấy giá trị điện trở cách điện Ri(Ω) chia cho điện áp làm việc của mạch điện cao áp (V) ta được giá trị điện trở cách điện (Ω/V).
CHÚ THÍCH: Giá trị điện trở chuẩn đã biết Ro(Ω) bằng giá trị điện trở cách điện (Ω/V) yêu cầu nhỏ nhất nhân với giá trị điện áp làm việc của xe(V) ±20%. Ro không cần thiết phải chính xác với giá trị này vì các phương trình có giá trị với bất kỳ Ro nào; tuy nhiên, giá trị Ro trong phạm vi này phải cho một kết quả phù hợp với các phép đo điện áp.
Phương pháp đo điện trở cách điện đối với đối tượng thử nghiệm là bộ phận của một REESS
DB.1 Phương pháp đo
Đo điện trở cách điện phải được tiến hành bằng việc lựa chọn một phương pháp đo phù hợp từ các phương pháp được đưa ra trong DB.1.1 đến DB.1.2, tùy thuộc vào lượng điện nạp của các chi tiết có dòng điện chạy qua hoặc điện trở cách điện.
Nếu điện áp làm việc của thiết bị được thử (Vb, Hình DB.1) không thể đo được (do ngắt mạch bởi các công-tắc-tơ chính hay cầu chì), thử nghiệm có thể được tiến hành với một thiết bị thử sửa đổi để cho phép đo điện áp trong (thượng nguồn của công tắc tơ chính).
Những sửa đổi này không được ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
Phạm vi mạch điện được đo phải được định rõ trước bằng việc sử dụng sơ đồ mạch điện, v.v.... Nếu các mạch điện cao áp được cách điện galvanic với nhau, điện trở cách điện phải được đo với mỗi mạch điện.
Ngoài ra, có thể thực hiện những sửa đổi cần thiết để đo điện trở cách ly như bỏ lớp vỏ để tiếp xúc các chi tiết có dòng điện chạy qua, vẽ các đường đo, thay đổi phần mềm, v.v...
Trong trường hợp các giá trị đo không ổn định do hoạt động của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe, v.v.... Các sửa đổi cần thiết được thực hiện để có thể tiến hành các phương pháp đo như cho dừng hoạt động của thiết bị liên quan hoặc gỡ bỏ các thiết bị đó. Ngoài ra, khi thiết bị được gỡ bỏ phải chứng minh được bằng cách dung bản vẽ v.v...rằng nó không làm thay đổi điện trở cách điện giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và nối đất được nhà sản xuất quy định như một điểm được nối với khung dẫn điện khi được lắp trên xe.
Cần thận trọng với các dấu vết đoản mạch, điện giật, v.v... để xác nhận điều này có thể yêu cầu các thao tác trực tiếp trên mạch điện cao áp.
DB.1.1 Phương pháp đo sử dụng nguồn điện áp bên ngoài xe
DB.1.1.1 Dụng cụ đo
Phải dùng một dụng cụ đo điện trở cách điện có thể áp điện áp một chiều lớn hơn điện áp danh định của thiết bị được thử.
DB.1.1.2 Phương pháp đo
Thiết bị đo điện trở cách điện phải được kết nối giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và đầu nối đất. Sau đó phải đo điện trở cách điện.
Nếu hệ thống có nhiều dải điện áp (ví dụ do bộ biến đổi tăng áp) trong mạch đã được kết nối galvanic và có bộ phận không thể chịu được điện áp làm việc của toàn mạch thì có thể tiến hành đo riêng điện trở giữa các bộ phận này và đầu nối đất bằng cách sử dụng một điện áp có giá trị bằng một nửa điện áp làm việc với các bộ phận đó bị ngắt kết nối.
DB.1.2 Phương pháp đo sử dụng thiết bị được thử như nguồn điện một chiều
DB.1.2.1 Điều kiện thử nghiệm
Trong quá trình thử nghiệm giá trị điện áp nhỏ nhất của thiết bị được thử phải bằng giá trị điện áp làm việc danh định của nó.
DB.1.2.2 Điều kiện đo
Vôn kế dùng trong thử nghiệm này phải đo được giá trị điện áp một chiều và phải có điện trở trong nhỏ nhất 10 MΩ.
DB.1.2.3 Phương pháp đo
DB.1.2.3.1 Bước 1
Điện áp được đo như trong Hình DB.1 và điện áp làm việc của thiết bị được thử (Vb, Hình DB.1) được ghi lại. Giá trị Vb phải bằng hoặc lớn hơn điện áp làm việc danh định của thiết bị được thử.
Hình DB.1
DB.1.2.3.2 Bước 2
Đo và ghi lại giá trị điện áp (V1) giữa cực âm của thiết bị được thử và đầu nối đất (Hình DB.1).
DB.1.2.3.3 Bước 3
Đo và ghi lại giá trị điện áp (V2) giữa cực dương của thiết bị được thử và đầu nối đất (Hình DB.1).
DB.1.2.3.4 Bước 4
Nếu V1 lớn hơn hoặc bằng V2, chèn một điện trở chuẩn với giá trị đã biết (Ro) giữa cực âm của thiết bị được thử và đầu nối đất. Tiến hành đo giá trị điện áp (V1’) giữa cực âm của thiết bị được thử và đầu nối đất (Hình DB.2).
Tính điện trở cách điện (Ri) theo công thức sau:
Ri = Ro*(Vb/V1' - Vb/V1) hoặc Ri = Ro*Vb*(1/V1’ - 1/V1)
Hình DB.2
Nếu giá trị V2 lớn hơn giá trị V1, đặt một điện trở chuẩn với giá trị đã biết (Ro) giữa cực dương của thiết bị được thử và đầu nối đất. Tiến hành đo giá trị điện áp (V21) giữa cực dương của thiết bị được thử và đầu nối đất (Hình DB.3).
Tính điện trở cách điện (Ri) theo công thức sau:
Ri = Ro*(Vb/V2’ - VbA/2) hoặc Ri = Ro*Vb*(1/V2’ - 1/V2)
DB.1.2.3.5 Bước 5
Lấy giá trị điện trở cách điện Ri(Ω) chia cho điện áp danh định(V) của thiết bị được thử ta được giá trị điện trở cách điện (Ω/V).
CHÚ THÍCH: Giá trị điện trở chuẩn đã biết Ro (Q) bằng giá trị điện trở cách điện nhỏ nhát yêu cầu(Q/V) nhân với giá trị điện áp danh định của thiết bị được thử (V) ± 20 %. Ro không cần thiết phải chính xác với giá trị này vì các phương trình phải tương ứng với bất kỳ Ro nào; tuy nhiên, giá trị Ro trong phạm vi này phải đưa ra một kết quả phù hợp cho các phép đo điện áp.
Phương pháp xác nhận chức năng của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe
Chức năng của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe phải được xác nhận bằng phương pháp sau:
Chèn một điện trở sao cho không làm cho điện trở cách điện giữa đầu cực được giám sát và khung dẫn điện giảm xuống dưới giá trị điện trở cách điện nhỏ nhất yêu cầu. Cảnh báo phải được kích hoạt.
Đặc điểm cơ bản của xe hoặc hệ thống
F1.1 Khái quát
F1.1.1 Cấu tạo (tên thương mại của nhà sản xuất):
F1.1.2 Kiểu:
F1.1.3 Loại xe:
F1.1.4 Tên thương mại (nếu có):
F1.1.5 Tên và địa chỉ nhà sản xuất:
F1.1.6 Tên và địa chỉ đại diện của nhà sản xuất (nếu có):
F1.1.7 Ảnh hoặc bản vẽ của xe:
F1.1.8 Số phê duyệt của REESS:
F1.2 Động cơ điện (động cơ kéo)
F1.2.1 Kiểu (dây quấn, kích từ):
F1.2.2 Công suất thực lớn nhất và hoặc/công suất lớn nhất 30 min (kW):
F1.3 REESS
F1.3.1 Tên thương mại và nhãn hiệu của REESS:
F1.3.2 Chỉ dẫn của các kiểu pin:
F1.3.2.1 Pin hóa học:
F1.3.2.2 Kích thước vật lý:
F1.3.2.3 Dung lượng pin(Ah);
F1.3.3 Bản mô tả hoặc bản vẽ, ảnh của REESS giải thích:
F1.3.3.1 Kết cấu:
F1.3.3.2 Cấu hình (số pin, chế độ kết nối.vv.):
F1.3.3.3 Kích thước:
F1.3.3.4 Vỏ hộp (cấu tạo, vật liệu, kích thước vật lý):
F1.3.4 Thông số kỹ thuật điện:
F1.3.4.1 Điện áp danh định (V):
F1.3.4.2 Điện áp làm việc (V):
F1.3.4.3 Dung lượng (Ah):
F1.3.4.4 Dòng điện lớn nhất (A):
F1.3.5 Tốc độ kết hợp khí (%):
F1.3.6 Bản mô tả hoặc bản vẽ hoặc ảnh lắp đặt REESS trên xe:
F1.3.6.1 Giá đỡ vật lý:
F1.3.7 Kiểu quản lý nhiệt
F1.3.8 Bộ điều khiển điện tử:
F1.4. Pin nhiên liệu (nếu có)
F1.4.1 Tên thương mại và nhãn hiệu của pin nhiên liệu:
F1.4.2 Kiểu pin nhiên liệu:
F1.4.3 Điện áp danh định (V):
F1.4.4 Số lượng pin:
F1.4.5 Kiểu hệ thống làm mát (nếu có):
F1.4.6 Công suất lớn nhất (kW):
F1.5 Cầu chì và/hoặc thiết bị ngắt mạch
F1.5.1 Kiểu:
F1.5.2 Lược đồ phạm vi chức năng:
F1.6 Bộ dây điện lực
F1.6.1 Kiểu:
F1.7 Bảo vệ chống giật điện
F1.7.1 Mô tả quan niệm về bảo vệ:
F1.8 Dữ liệu phụ
F1.8.1 Bản mô tả ngắn gọn về việc lắp đặt các bộ phận mạch điện hoặc các bản vẽ/ ảnh chỉ ra các vị trí lắp đặt các bộ phận trong mạch điện:
F1.8.2 Sơ đồ của tất cả chức năng điện có trong mạch:
F1.8.3 Điện áp làm việc (V):
Đặc tính quan trọng của xe hoặc hệ thống với khung dẫn đấu nối với mạch điện
F2.1 Khái quát
F2.1.1 Cấu tạo (tên thương mại của nhà sản xuất):
F2.1.2 Kiểu:
F2.1.3 Loại xe:
F2.1.4 Tên thương mại (nếu có):
F2.1.5 Tên và địa chỉ nhà sản xuất:
F2.1.6 Tên và địa chỉ đại diện của nhà sản xuất (nếu có):
F2.1.7 Ảnh hoặc bản vẽ của xe:
F2.1.8 Số phê duyệt của REESS
F2.2 REESS
F2.2.1 Tên thương mại và nhãn hiệu của REESS:
F2.2.2 Pin hóa học:
F2.2.3 Thông số kỹ thuật điện:
F2.2.3.1 Điện áp danh định (V):
F2.2.3.2 Dung lượng (Ah):
F2.2.3.3 Cường độ dòng lớn nhất (A):
F2.2.4 Tốc độ kết hợp khí (theo %):
F2.2.5 Bản vẽ mô tả hoặc ảnh lắp đặt REESS trên xe:
F2.3 Dữ liệu bổ sung
F2.3.1 Điện áp làm việc mạch AC (V):
F2.3.2 Điện áp làm việc mạch DC (V):
Đặc tính cơ bản của xe hoặc hệ thống có khung xe được nối với mạch điện
F3.1 Khái quát
F3.1.1 Cấu tạo (tên thương mại của nhà sản xuất):
F3.1.2 Kiểu:
F3.1.3 Loại xe:
F3.1.4 Tên thương mại (nếu có):
F3.1.5 Tên và địa chỉ nhà sản xuất:
F3.1.6 Tên và địa chỉ đại diện của nhà sản xuất (nếu có):
F3.1.7 Ảnh hoặc bản vẽ của xe:
F3.1.8 Số hiệu phê duyệt của REESS: ........................................................................
F3.2 REESS
F3.2.1 Tên thương mại và nhãn hiệu của REESS:
F3.2.2 Chỉ dẫn của các kiểu pin:
F3.2.2.1 Pin hóa học:
F3.2.3 Thông số kỹ thuật điện:
F3.2.3.1 Điện áp danh định (V): ...................................................................................
F3.2.3.2 Dung lượng (Ah): ..........................................................................................
F3.2.3.3 Dòng điện lớn nhất (A): .................................................................................
F3.2.4 Tốc độ kết hợp khí (theo %):
F3.2.5 Bản vẽ mô tả hoặc ảnh lắp đặt REESS trên xe: .................................................
F3.3 Dữ liệu bổ sung
F3.3.1 Điện áp làm việc mạch AC (V):
F3.3.2 Điện áp làm việc mạch DC (V):......................................................................... ”
Xác định phát thải hydro trong các quy trình nạp REESS
Phụ lục này mô tả quá trình xác định phát thải hydro trong các quy trình nạp REESS của tất cả xe theo 5.4 của tiêu chuẩn này.
Thử nghiệm phát thải hydro (Hình G-1) được tiến hành để xác định phát thải hydro trong các quy trình nạp REESS với bộ nạp. Thử nghiệm bao gồm các bước sau:
(a) Chuẩn bị xe/REESS;
(b) Xả điện REESS;
(c) Xác định phát thải hydro trong một lần nạp thông thường:
(d) Xác định phát thải hydro trong một lần nạp khi sử dụng bộ nạp lỗi.
G.3.1 Đối tượng thử nghiệm là xe
G.3.1.1 Xe phải trong điều kiện tốt về cơ khí và ít nhất phải chạy được 300 km trong 7 ngày trước khi thử nghiệm. Xe phải được lắp REESS để thử nghiệm phát thải hydro trong suốt thời kỳ đó.
G.3.1.2 Nếu REESS được thử nghiệm trong nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ môi trường, người thực hiện phải tuân theo quy trình của nhà sản xuất để giữ nhiệt độ của REESS ở phạm vi chức năng bình thường.
Đại diện của nhà sản xuất phải có thể xác nhận hệ thống điều hòa nhiệt độ của REESS để không bị hư hỏng cũng như lỗi về dung lượng.
G.3.2 Đối tượng thử nghiệm là bộ phận
G.3.2.1 REESS phải trong điều kiện điều kiện tốt về cơ khí và phải tuân theo ít nhất 5 chu kỳ tiêu chuẩn (Phụ lục H.1).
G.3.2.2 Nếu REESS được thử nghiệm trong nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ môi trường, người thực hiện phải tuân theo quy trình của nhà sản xuất nhằm giữ nhiệt độ REESS ở vùng làm việc bình thường.
Đại diện của nhà sản xuất phải có thể đảm bảo hệ thống hệ thống kiểm soát nhiệt độ của REESS không bị hư hỏng cũng như lỗi về dung lượng
Hình G-1 - Xác định phát thải hydro trong các quy trình nạp REESS
G.4 Thiết bị thử nghiệm dùng cho thử nghiệm phát thải hydro
G.4.1 Băng thử
Băng thử phải đáp ứng các yêu cầu của các sửa đổi 06 của ECE 83.
G.4.2 Buồng kín đo phát thải hydro
Buồng kín đo phát thải hydro phải là một buồng kín khí có thể chứa được xe/REESS trong thử nghiệm. Xe/REESS phải có thể tiếp cận được từ mọi phía và buồng phải kín khí theo Phụ lục G.1. Bề mặt bên trong của buồng phải không thấm nước và không phản ứng với hydro. Hệ thống điều hòa nhiệt độ phải có khả năng kiểm soát nhiệt độ không khí bên trong buồng kín nhằm đáp ứng các quy định về nhiệt trong suốt quá trình thử với sai số ± 2 K trong quá trình thử.
Để phù hợp với sự thay đổi thể tích do phát thải hydro trong buồng kín, có thể sử dụng một thiết bị thử nghiệm có thể thay đổi thể tích hoặc có thể sử dụng thiết bị thử khác. Buồng kín có thể thay đổi thể tích, co dãn nhằm đáp ứng lượng phát thải hydro bên trong buồng. Hai phương tiện khả thi để điều chỉnh những thay đổi về thể tích bên trong là các tấm lưu động, hoặc kiểu thiết kế dạng ống ống thổi, trong đó các túi không thấm trong buồng dãn nở nhằm đáp ứng những thay đổi về áp suất bên trong thông qua việc trao đổi với khí từ bên ngoài buồng. Các thiết kế cho việc điều tiết thể tích phải đảm bảo được tính nguyên vẹn của buồng kín theo quy định tại Phụ lục G.1.
Mọi phương pháp lưu lượng thể tích phải giới hạn chênh lệch giữa áp suất bên trong buồng kín và áp suất khí quyển không quá ± 5 hPa.
Buồng phải có khả năng giữ thể tích ổn định. Buồng kín loại thể tích thay đổi phải có khả năng điều tiết sự thay đổi từ "thể tích danh nghĩa" của nó có tính đến lượng phát thải hydro trong quá trình thử nghiệm (xem Phụ lục G.1, G.1-2.1.1).
G.4.3 Hệ thống phân tích
G.4.3.1 Thiết bị phân tích hydro
G.4.3.1.1 Khí bên trong buồng thử được theo dõi bằng thiết bị phân tích hydro (loại máy dò điện hóa) hoặc máy sắc ký có thể phát hiện độ dẫn nhiệt. Khí mẫu phải được lấy ở điểm giữa của một bên thành hoặc trần của buồng đo và bất kỳ dòng khí rò rỉ nào phải được đưa trở lại buồng kín, tốt nhất là đưa tới một điểm ngay sau quạt gió.
G.4.3.1.2 Thiết bị phân tích khí hydro phải có thời gian đáp ứng 90 % cẩu số đọc cuối cùng trong khoảng dưới 10 s. Độ ổn định phải lớn hơn 2 % giá trị toàn thang đo tại điểm 0 và tại điểm 80 % ± 20 % giá trị toàn thang đo, trong khoảng thời gian 15 min cho tất cả các phạm vi hoạt động.
G.4.3.1.3 Độ lặp lại của thiết bị phân tích được biểu thị bằng một độ lệch chuẩn phải hơn 1 % tại điểm 0 và ở mức 80 % ± 20 % toàn thang đo trên tất cả các dải đo sử dụng.
G.4.3.1.4 Các dải hoạt động của thiết bị phân tích phải được chọn để cho ra độ phân giải tốt nhất trong các quy trình đo, hiệu chuẩn và kiểm tra rò rỉ.
G.4.3.2 Hệ thống ghi dữ liệu máy phân tích hydro
Máy phân tích hydro phải được gắn thiết bị để ghi lại đầu ra tín hiệu điện, với tần suất ít nhất một lần mỗi phút. Hệ thống ghi phải có các đặc tính vận hành ít nhất tương đương với tín hiệu được ghi và phải cung cấp một bản ghi kết quả thường xuyên. Bản ghi kết quả phân tích phải hiển thị một thông tin rõ ràng về sự bắt đầu và kết thúc của hoạt động thử nghiệm nạp bình thường và nạp lỗi.
G.4.4 Thiết bị ghi nhiệt độ
G.4.4.1 Nhiệt độ trong buồng được ghi lại ở hai điểm bằng cảm biến nhiệt độ, được kết nối để hiển thị giá trị trung bình. Các điểm đo được cách nhau khoảng 0,1 m về phía trong buồng kín từ đường tâm dọc của mỗi thành bên ở độ cao 0,9 ± 0,2 m.
G.4.4.2 Nhiệt độ gần vị trí các pin được ghi lại qua các cảm biến
G.4.4.3 Nhiệt độ trong phép đo phát thải hydro phải được ghi lại với tần số 1 lần/min.
G.4.4.4 Độ chính xác của hệ thống ghi nhiệt độ phải trong khoảng ± 1,0 K và độ chia phải ổn định trong khoảng ±0,1 K.
G.4.4.5 Hệ thống ghi hoặc xử lý dữ liệu phải có khả năng phân giải thời gian đến ± 15 s
G.4.5 Thiết bị ghi áp suất
G.4.5.1 Chênh lệch ∆p giữa áp suất khí quyển trong khu vực thử nghiệm và áp suất bên trong buồng kín, trong suốt các phép đo phát thải hydro, được ghi lại ở tần số ít nhất một lần mỗi phút.
G.4.5.2 Độ chính xác của hệ thống ghi áp suất phải nằm trong phạm vi ± 2 hPa và áp suất phải có khả năng phân giải đến ± 0,2 hPa.
G.4.5.3 Hệ thống ghi hoặc xử lý dữ liệu phải có khả năng phân giải thời gian đến ± 15 s.
G.4.6 Thiết bị ghi điện áp và cường độ dòng điện
G.4.6.1 Điện áp bộ nạp và cường độ dòng điện (REESS), trong suốt phép đo phát thải hydro, được phải ghi lại ở tần số ít nhất một lần mỗi phút.
G.4.6.2 Độ chính xác của hệ thống ghi điện áp phải nằm trong phạm vi ± 1 V và điện áp phải có khả năng phân giải đến ± 0,1 V.
G.4.6.3 Độ chính xác của hệ thống ghi cường độ dòng điện phải nằm trong phạm vi ± 0,5 A và cường độ dòng điện phải có khả năng phân giải đến ± 0,05 A.
G.4.6.4 Hệ thống ghi hoặc xử lý dữ liệu phải có khả năng phân giải thời gian đến + 15 s.
G.4.7 Quạt gió
Buồng thử phải được trang bị một hoặc nhiều quạt gió với lưu lượng gió 0,1 m3/s tới 0,5 m3/s để có thể trộn hoàn toàn khí trong buồng kín. Có thể đạt được nhiệt độ đồng nhất và nồng độ hydro trong buồng trong suốt quá trình đo. Luồng khí trực tiếp từ quạt gió hoặc máy thổi không được tác động trực tiếp lên xe trong buồng kín.
G.4.8 Khí
G.4.8.1 Các khí tinh khiết sau đây phải có sẵn để hiệu chuẩn và vận hành:
(a) Không khí tổng hợp tinh khiết (độ tinh khiết <1 ppm phải C1; <1 ppm CO; < 400 ppm CO2; < 0,1 ppm NO); hàm lượng oxy từ 18 % đến 21 % theo thể tích,
(b) Hydro (H2), độ tinh khiết nhỏ nhất 99,5 %
G.4.8.2 Hiệu chuẩn và khí span phải chứa hỗn hợp hydro (H2) và không khí tổng hợp tinh khiết. Nồng độ thực của khí hiệu chuẩn phải nằm trong phạm vi ± 2 % giá trị danh định. Độ chính xác của khí pha loãng thu được khi sử dụng bộ chia khí phải nằm trong phạm vi ± 2 % giá trị danh định. Nồng độ quy định trong Phụ lục G.1 cũng có thể thu được bằng bộ chia khí sử dụng không khí tổng hợp làm khí pha loãng.
Thử nghiệm bao gồm các bước sau:
(a) Chuẩn bị xe/REESS;
(b) Xả điện REESS;
(c) Xác định phát thải hydro trong một quy trình nạp thông thường;
(d) Xả điện REESS kéo;
(e) Xác định phát thải hydro khi nạp với một bộ nạp lỗi.
Nếu bỏ qua một bước, xe/REESS được phải được đưa tới khu vực thử nghiệm sau.
G.5.1 Thử nghiệm trên cơ sở xe
G.5.1.1 Chuẩn bị xe
Sự hóa già REESS phải được kiểm tra, chứng minh rằng xe đã chạy được ít nhất 300 km trong vòng 7 ngày trước khi thử nghiệm. Trong giai đoạn này, xe phải được trang bị REESS kéo đã được đệ trình để thử phát thải hydro. Nếu điều này không được chứng minh thì phải áp dụng theo quy trình sau:
G.5.1.1.1 Xả và nạp lần đầu của REESS
Quy trình bắt đầu bằng việc xả REESS trong khi lái xe trên đường thử hoặc trên bang thử ở tốc độ ổn định 70 % ± 5 % tốc độ lớn nhất của xe trong 30 min.
Việc xả phải ngừng:
(a) Khi xe không thể chạy ở vận tốc 65 % vận tốc lớn nhất 30 min, hoặc
(b) Khi có chỉ thị dừng xe được báo cho người lái xe bằng thiết bị tiêu chuẩn trên xe, hoặc
(c) Sau khi đi hết 100 km.
G.5.1.1.2 Nạp lần đầu cho REESS
Việc nạp được tiến hành:
(a) Với một bộ nạp;
(b) Nhiệt độ môi trường trong khoảng 293 K đến 303 K.
Quá trình này không bao gồm các kiểu bộ nạp ngoài.
Tiêu chí kết thúc nạp REESS tương ứng với việc dừng tự động do bộ nạp đưa ra.
Quy trình này bao gồm tất cả các loại nạp đặc biệt có thể được bắt đầu tự động hoặc bằng tay như, ví dụ, nạp cân bằng hoặc nạp dịch vụ
G.5.1.1.3 Quá trình từ G.5.1.1.1 và G.5.1.1.2 phải lặp lại 2 lần.
G.5.1.2 Xả của REESS
REESS được xả trong khi lái xe trên đường thử hoặc trên băng thử ở tốc độ ổn định 70 % ± 5 % từ tốc độ lớn nhất ở 30 min chạy của xe.
Dừng xả thải xảy ra:
(a) Khi có tín hiệu thông báo cho người lái xe qua thiết bị tiêu chuẩn trên xe, hoặc
(b) Khi vận tốc lớn nhất của xe nhỏ hơn 20 km/h.
G.5.1.3 Ngâm
Trong vòng 15 min kể từ khi hoàn thành thao tác xả REESS được chỉ định trong G.5.2, xe được đưa vào trong khu vực ngâm. Xe được đỗ ít nhất 12 h và lâu nhất 36 h, giữa thời điểm kết thúc nạp REESS kéo và bắt đầu thử nghiệm phát thải khí hydro trong một lần nạp bình thường. Trong thời gian này, xe phải được ngâm ở 293 K ± 2 K
G.5.1.4 Thử nghiệm phát thải hydro trong một lần nạp thường
G.5.1.4.1 Trước khi hoàn thành giai đoạn ngâm, buồng đo phải được làm sạch trong vài phút cho đến khi thu được nền hydro ổn định. Quạt trộn cũng phải được bật tại thời điểm này
G.5.1.4.2 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chỉnh khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.1.4.3 Khi kết thúc quá trình ngâm, xe thử nghiệm, với động cơ đã tắt và cửa sổ xe thử nghiệm và khoang hành lý được mờ phải được chuyển vào buồng đo
G.5.1.4.4 Xe phải được kết nối với nguồn điện lưới điện lưới. REESS được nạp theo quy trình nạp thông thường như được quy định trong G.5.1.4.7.
G.5.1.4.5 Cửa buồng thử được đóng và kín khí trong 2 min bởi khóa điện liên động của bước nạp thường.
G.5.1.4.6 Khởi phát một nạp bình thường cho giai đoạn thử nghiệm phát thải hydro bắt đầu khi buồng được đóng kín. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc ban đầu CH2i, Ti và Pi cho phép thử nạp bình thường
Những giá trị này được sử dụng trong tính toán phát thải hydro (G.6). Trong quy trình nạp bình thường, nhiệt độ môi trường trong buồng đo không được nhỏ hơn 291 K và không được lớn hơn 295 K.
G.5.1.4.7 Quy trình nạp thường
Nạp bình thường tiến hành với một bộ nạp và bao gồm các bước sau:
(a) Nạp với công suất không đổi trong thời gian t1;
(b) Nạp điện quá mức ở dòng không đổi trong thời gian t2. Cường độ nạp điện quá mức được chỉ định bởi nhà sản xuất và tương ứng với cường độ được sử dụng trong quy trình nạp cân bằng
Tiêu chí kết thúc nạp REESS tương ứng với việc dừng tự động do bộ nạp đưa ra với thời gian nạp là t1 + t2. Thời gian nạp này phải được giới hạn ở t1 + 5 h, ngay cả khi có một chỉ báo rõ ràng được cấp cho người lái xe bằng thiết bị tiêu chuẩn rằng REESS chưa được nạp đầy.
G.5.1.4.8 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và được hiệu chỉnh khí span ngay trước khi kết thúc thử nghiệm.
G.5.1.4.9 Kết thúc giai đoạn lấy mẫu phát thải xảy ra trong t1 + t2 hoặc t1 + 5 h sau khi bắt đầu lấy mẫu lần đầu, như quy định trong G.5.1.4.6. Thời gian khác nhau trôi qua được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc cuối cùng CH2f, Tf và Pf cho phép thử nạp bình thường, được sử dụng để tính toán trong G.6.
G.5.1.5 Thử nghiệm phát thải hydro với một bộ nạp lỗi
G.5.1.5.1 Trong vòng nhiều nhất là bảy ngày kể từ khi hoàn thành thử nghiệm trước đó, phương pháp thử bắt đầu bằng việc xả điện REESS của xe theo G.5.1.2.
G.5.1.5.2 Các bước của quy trình trong G.5.1.3 phải được lặp lại.
G.5.1.5.3 Trước khi kết thúc giai đoạn ngâm, buồng thử phải được là sạch cho tới khi thu được lượng hydro ổn định. Quạt gió phải bật trong suốt thời gian này.
G.5.1.5.4 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chuẩn bằng khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.1.5.5 Kết thúc quá trình ngâm, tắt động cơ, mở cửa sổ, khoang hành lý và đưa xe vào buồng thử.
G.5.1.5.6 Xe phải được nối với nguồn điện lưới. REESS được nạp theo quy trình nạp lỗi theo quy định trong G.5.1.5.9.
G.5.1.5.7 Cửa buồng kín được đóng và kín khí trong 2 min bởi khóa liên động của bước nạp thường.
G.5.1.5.8 Khởi phát thử nghiệm phát thải hydro với bộ nạp lỗi bắt đầu khi buồng được đóng kín. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra các số đọc ban đầu CH2f, Ti và Pi của thử nghiệm nạp lỗi.
Những giá trị này được sử dụng trong tính toán phát thải hydro (G.6). Trong quá trình này, nhiệt độ môi trường buồng không được nhỏ hơn 291 K và không được lớn hơn 295 K.
G.5.1.5.9 Quy trình nạp lỗi
Sự cố nạp được thực hiện với bộ nạp phù hợp và bao gồm các bước sau:
(a) Nạp với công suất không đổi trong thời gian t'1;
(b) Nạp với dòng lớn nhất trong 30 min theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Trong giai đoạn này, bộ nạp phải cung cấp dòng điện lớn nhất theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
G.5.1.5.10 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chuẩn bằng khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.1.5.11 Kết thúc giai đoạn thử nghiệm xảy ra tại t'1 + 30 min sau khi bắt đầu lấy mẫu ban đầu, như được quy định trong G.5.1.5.8. Thời gian trôi qua được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra kết quả cuối cùng CH2f, Tf và Pf đối với thử nạp lỗi, được sử dụng để tính toán trong G.6.
G.5.2 Đối tượng thử nghiệm là bộ phận
G.5.2.1 Chuẩn bị REESS
Phải kiểm tra độ hóa già của REESS để xác nhận rằng REESS đã thực hiện ít nhất 5 chu kỳ tiêu chuẩn (như được quy định trong Phụ lục H.1).
G.5.2.2 Xả điện REESS
REESS được xả 70 % ± 5 % dung lượng danh định của hệ thống.
Tiến hành dừng xả khi SOC nhỏ nhất đạt tới giá trị được quy định bởi nhà sản xuất.
G.5.2.3 Ngâm
Trong vòng 15 min sau khi kết thúc việc xả điện REESS được quy định trong G.5.2.2 và trước khi bắt đầu thử phát thải hydro, REESS phải được ngâm ở 293 K ± 2 K trong thời gian tối thiểu là 12 h và tối đa là 36 h.
Trong vòng 15 min kể từ khi hoàn tất xả điện REESS (xem G.5.2.2), REESS được ngâm ở nhiệt độ 293 K ± 2 K nhỏ nhất 12 h và lớn nhất 36 h trước khi bắt đầu thử nghiệm phát thải hydro.
G.5.2.4 Thử phát thải hydro trong quy trình nạp thường
G.5.2.4.1 Trước khi hoàn tất giai đoạn ngâm, buồng thử phải được làm sạch vài phút cho tới khi thu được lượng nền hydro ổn định. Quạt gió phải bật trong suốt thời gian này.
G.5.2.4.2 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chuẩn bằng khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.2.4.3 Kết thúc quá trình ngâm, REESS phải được đưa đưa vào buồng thử.
G.5.2.4.4 REESS phải được nạp theo quy trình nạp bình thường như quy định trong G.5.2.4.7.
G.5.2.4.5 Cửa buồng thử phải được đóng và kín khí trong 2 min bởi khóa liên động của bước nạp thường.
G.5.2.4.6 Giai đoạn thử nghiệm phát thải hydro của quy trình nạp thông thường bắt đầu khi buồng thử được đóng kín. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra các giá trị CH2i, Tl và Pl ban đầu của thử nghiệm nạp thường.
Những giá trị này được sử dụng trong tính toán phát thải hydro (G.6). Trong quá trình này, nhiệt độ môi trường T của buồng thử không được nhỏ hơn 291 K và không được lớn hơn 295 K
G.5.2.4.7 Quy trình nạp bình thường
Được tiến hành với một bộ nạp và bao gồm các bước sau:
(a) Nạp với công suất không đổi trong thời gian t1;
(b) Nạp quá dòng với dòng điện không đổi trong thời gian t2. Cường độ dòng nạp điện quá mức được quy định bởi nhà sản xuất và tương ứng với giá trị được sử dụng khi nạp cân bằng.
Tiêu chí kết thúc nạp REESS ứng với việc bộ nạp phát tự động lệnh dừng sau thời gian nạp là t1 + t2. Thời gian nạp này phải được giới hạn trong t1 + 5 h, ngay cả khi có tín hiệu báo rõ ràng phát ra bởi một thiết bị phù hợp rằng REESS chưa được nạp đầy.
G.5.2.4.8 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chuẩn bằng khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.2.4.9 Kết thúc giai đoạn lấy mẫu phát thải xảy ra trong t1 +t2 hoặc t1 + 5 h sau khi bắt đầu lấy mẫu ban đầu, như quy định trong G.5.2.4.6. Thời gian trôi được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra kết quả cuối cùng CH2f, Tf và Pf đối với thử nạp lỗi, được sử dụng để tính toán trong G.6.
G.5.2.5 Thử nghiệm phát thải hydro với một bộ nạp lỗi
G.5.2.5.1 Phương pháp thử nghiệm phải bắt đầu trong vòng tối đa bảy ngày sau khi hoàn thành thử nghiệm trong G.5.2.4, quy trình phải bắt đầu bằng việc xả REESS của xe theo G.5.2.2.
G.5.2.5.2 Các bước của quy trình trong G.5.2.3 phải được lặp lại.
G.5.2.5.3 Trước khi hoàn thành giai đoạn ngâm, buồng đo phải được làm sạch trong vài phút cho đến khi thu được nền hydro ổn định. Quạt trộn cũng phải được bật tại thời điểm này.
G.5.2.5.4 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chuẩn bằng khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.2.5.5 Kết thúc quá trình ngâm, REESS phải được đưa đưa vào buồng thử
G.5.2.5.6 REESS phải được nạp theo quy trình nạp lỗi theo quy định trong G.5.2.5.9.
G.5.2.5.7 Cửa buồng thử phải được đóng và kín khí trong 2 min bởi khóa liên động của bước nạp lỗi.
G.5.2.5.8 Khởi phát một nạp lỗi cho giai đoạn thử nghiệm phát thải hydro bắt đầu khi buồng được đóng kín. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc ban đầu CH2i, Ti và Pi cho phép thử nạp lỗi.
Những số liệu này được sử dụng trong tính toán phát thải hydro (G.6). Nhiệt độ xung quanh buồng kín T không được nhỏ hơn 291 K và không quá 295 K trong suốt thời gian nạp không thành công.
G.5.2.5.9 Quy trình nạp lỗi
Nạp lỗi được thực hiện với bộ nạp phù hợp và bao gồm các bước sau:
(a) Nạp với công suất không đổi trong thời gian t1;
(b) Nạp quá dòng với dòng điện không đổi trong thời gian t2. Cường độ dòng nạp điện quá mức được quy định bởi nhà sản xuất và tương ứng với giá trị được sử dụng khi nạp cân bằng.
G.5.2.5.10 Thiết bị phân tích hydro phải được hiệu chỉnh về 0 và hiệu chuẩn bằng khí span ngay trước thử nghiệm.
G.5.2.5.11 Kết thúc giai đoạn thử nghiệm xảy ra t'1 + 30 min sau khi bắt đầu lấy mẫu ban đầu, như được quy định trong G.5.2.5.8. Thời gian trôi được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra kết quả cuối cùng CH2f, Tf và Pf cho phép thử lỗi nạp, được sử dụng để tính toán trong G.6.
Các thử nghiệm phát thải hydro được mô tả trong G.5 cho phép tính toán lượng phát thải hydro từ các pha nạp thường và nạp lỗi. Lượng phát thải hydro từ mỗi pha này được tính bằng cách sử dụng nồng độ, nhiệt độ và áp suất hydro ban đầu và kết thúc của buồng thử, với thể tích thực buồng thử.
Sử dụng công thức sau:
Trong đó
MH2 |
= |
khối lượng hydro, tính theo g; |
CH2 |
= |
nồng độ hydro đo được trong buồng, tính theo ppm; |
V |
= |
thể tích buồng thử (m3) được hiệu chỉnh theo thể tích của xe, với các cửa sổ và khoang hành lý mở. Nếu thể tích của xe không được xác định thì phải trừ đi 1,42 m3 thể tích; |
Vout |
= |
thể tích bù m3, theo nhiệt độ và áp suất thử nghiệm; |
T |
= |
nhiệt độ môi trường trong buồng thử, tính theo K; |
P |
= |
áp suất tuyệt đối trong buồng thử, tính theo kPa; |
k |
= |
2,42. |
Trong đó: i giá trị đầu;
f giá trị cuối.
G.6.1 Kết quả thử nghiệm
Khối lượng phát thải hydro của REESS:
MN = khối lượng phát thải hydro trong thử nghiệm nạp thông thường, tính theo g;
MD = khối lượng phát thải hydro trong thử nghiệm nạp lỗi, tính theo g;
Sự hiệu chuẩn thiết bị thử phát thải hydro
G.1-1 Tần suất hiệu chuẩn và phương pháp
Tất cả các thiết bị phải được hiệu chuẩn trước khi sử dụng lần đầu và sau đó được hiệu chuẩn thường xuyên khi cần thiết và trong mọi trường hợp trong tháng trước khi thử nghiệm phê duyệt kiểu. Các phương pháp hiệu chuẩn được sử dụng được mô tả trong phụ lục này.
G.1-2.1 Xác định lần đầu thể tích bên trong buồng thử
G.1-2.1.1 Trước khi sử dụng lần đầu, thể tích trong buồng thử phải được xác định như sau. Các kích thước bên trong buồng được đo cẩn thận, có tính cả các thanh giằng. Thể tích bên trong của buồng được xác định từ các phép đo này.
Thể tích buồng thử phải được giữ cố định và nhiệt độ môi trường buồng thử được giữ ở 293 K. Thể tích danh định này phải nằm trong phạm vi ± 0,5% giá trị được báo cáo.
G.1-2.1.2 Thể tích thực trong buồng thử được xác định bằng thể tích trong buồng trừ đi 1,42 m3. Hoặc có thể trừ đi thể tích của xe thử nghiệm với khoang hành lý và cửa sổ mở hoặc REESS có thể được sử dụng thay vì 1,42 m3.
G.1-2.1.3 Buồng thử phải được kiểm tra như trong G.1-2.3. Nếu khối lượng hydro không phù hợp với khối lượng được bơm vào trong phạm vi ± 2 % thì cần phải có sự điều chỉnh cho đúng
G.1-2.2 Xác định phát thải nền trong buồng thử
Hoạt động này nhằm xác định buồng thử không chửa bất kỳ vật liệu nào có phát ra một lượng hydro đáng kể. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo hướng dẫn sử dụng buồng thử và sau bất kỳ hoạt động trong buồng thử mà có thể ảnh hưởng đến phát thải nền, theo tần suất ít nhất một lần/năm.
G.1-2.2.1 Buồng kín loại có thể thay đổi thể tích được hoạt động theo cách điều chỉnh thể tích cố định hoặc không cố định, như mô tả trong G.1-2.1.1. Nhiệt độ trong buồng phải được duy trì ở 293 K ± 2 K, trong suốt thời gian 4h được đề cập dưới đây.
G.1-2.2.2 Buồng kín có thể được đóng kín và quạt gió hoạt động trong khoảng thời gian lâu nhất 12 h trước khi giai đoạn lấy mẫu nền bắt đầu.
G.1-2.2.3 Máy phân tích (nếu cần thiết) phải được hiệu chuẩn, sau đó hiệu chuẩn điểm 0 và bằng khí span.
G.1-2.2.4 Buồng kín phải được làm sạch cho đến khi thu được giá trị hydro ổn định và quạt gió phải được bật.
G.1-2.2.5 Buồng thử sau đó được đóng kín, đo nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất không khí nền. Đây là các giá trị ban đầu CH2i, Ti và Pi được sử dụng trong tính toán giá trị nền buồng kín.
G.1-2.2.6 Buồng thử phải được đặt trong trạng thái không bị ảnh hưởng bởi quạt gió trong khoảng thời gian 4 h.
G.1-2.2.7 Kết thúc giai đoạn này, phải sử dụng cùng một máy phân tích để đo nồng độ hydro nhiệt độ và áp suất không khí trong buồng. Đây là các giá trị cuối CH2f, Tf và Pf.
G.1-2.2.8 Sự thay đổi khối lượng hydro trong buồng thử phải được tính như đã nêu trong G. 1-2.4 và không được vượt quá 0,5 g.
G.1-2.3 Kiểm tra hiệu chuẩn và duy trì lượng hydro trong buồng thử
Kiểm tra hiệu chuẩn và giữ hydro trong buồng kín đảm bảo xác định khối lượng tính toán (G.1-2.1) và đồng thời đo bất kỳ mức độ rò khí nào. Phải xác định, theo hướng dẫn sử dụng của buồng kín, mức độ rò khí của buồng kín sau bất kỳ hoạt động nào trong buồng kín có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của buồng kín, và ít nhất là hàng tháng sau đó. Nếu sáu lần kiểm tra mức giữ hydro hàng tháng liên tiếp có kết quả tốt mà không cần khắc phục, thì mức độ rò khí của buồng kín có thể được xác định hàng quý sau đó miễn là không cần không cần hiệu chỉnh.
G.1-2.3.1 Buồng thử phải được làm sạch cho đến khi đạt được nồng độ hydro ổn định. Quạt gió phải được bật. Máy phân tích hydro được hiệu chuẩn điểm 0 và hiệu chuẩn bằng khí span nếu cần.
G.1-2.3.2 Buồng thử phải được cố định vào vị trí có thể tích danh định.
G.1-2.3.3 Hệ thống điều hòa nhiệt độ môi trường được bật và điều chỉnh giá trị ban đầu là 293 K.
G.1-2.3.4 Khi nhiệt độ buồng thử ổn định ở mức 293 K ± 2 K, buồng thử được đóng kín, đo nồng độ nền, nhiệt độ và áp suất không khí. Đây là các giá trị ban đầu CH2i, Ti và Pi được sử dụng trong hiệu chuẩn buồng thử.
G.1-2.3.5 Buồng thử phải không được cố định theo thể tích danh định
G.1-2.3.6 Một lượng khoảng 100 g hydro được bơm vào buồng thử. Khối lượng hydro này phải được đo chính xác đến ± 2 % giá trị đo được.
G.1-2.3.7 Lượng khí trong buồng thử phải được trộn trong 5 min và sau đó tiến hành đo nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất không khí. Đây là các giá trị cuối CH2f, Tf và Pf để hiệu chuẩn buồng thử cũng như các giá trị ban đầu CH2i, Ti và Pi để kiểm tra lưu giữ.
G.1-2.3.8 Trên cơ sở các giá trị đo ghi được trong G.1-2.3.4 và G.1-2.3.7 và công thức trong điều 2.4. bên dưới, tính khối lượng hydro trong buồng thử. Kết quả tính toán phải nằm trong phạm vi ± 2 % khối lượng hydro được đo trong G.1-2.3.6.
G.1-2.3.9 Lượng khí của buồng phải được phép trộn ít nhất trong 10 h. Khi hoàn thành giai đoạn này, đo và ghi lại giá trị sau cùng nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển. Đây là giá trị sau cùng của CH2f, Tf và Pf để kiểm tra mức độ giữ hydro
G.1-2.3.10 Sử dụng công thức trong G.1-2.4, sau đó tính toán khối lượng hydro từ các giá trị trong G.1-2.3.7 và G.1-2.3.9. Khối lượng này có thể không sai khác quá 5 % so với khối lượng hydro trong G.1-2.3.8.
G.1-2.4 Tính toán
Việc tính toán sự thay đổi khối lượng hydro thực trong buồng thử được sử dụng để xác định lượng hydrocarbon nền và mức độ rò rỉ của buồng thử. Giá trị đo lần đầu và cuối cùng của nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được sử dụng trong công thức sau để tính toán sự thay đổi về khối lượng
Trong đó:
MH2 |
= |
khối lượng hydro, tính theo gram; |
CH2 |
= |
nồng độ hydro đo được trong buồng thử, tính theo ppm thể tích; |
V |
= |
thể tích buồng thử (m3) như đo lường trong G.1-2.1.1; |
Vout |
= |
thể tích bù m3, theo nhiệt độ và áp suất thử nghiệm; |
T |
= |
nhiệt độ môi trường trong buồng thử, tính theo K; |
P |
= |
áp suất tuyệt đối trong buồng thử, tính theo kPa; |
k |
= |
2.42. |
Trong đó:
i giá trị đầu;
f giá trị cuối.
G.1-3 Hiệu chuẩn thiết bị phân tích khí hydro
Máy phân tích phải được hiệu chuẩn bằng hydro có trong không khí và không khí tổng hợp được làm sạch (G.4.8.2).
Mỗi dải sử dụng thường được được hiệu chuẩn theo quy trình sau:
G.1-3.1 Thiết lập đường cong hiệu chuẩn bằng ít nhất năm điểm hiệu chuẩn cách đều nhau nhất có thể trong phạm vi hoạt động. Nồng độ danh định của khí hiệu chuẩn có nồng độ cao nhất không được nhỏ hơn 80 % giá trị toàn thang đo.
G.1-3.2 Tính đường cong hiệu chuẩn bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nếu bậc đa thức thu được lớn hơn ba, thì số điểm hiệu chuẩn phải ít nhất bằng bậc đa thức này cộng thêm hai.
G.1-3.3 Đường cong hiệu chuẩn phải không được sai khác quá 2 % so với giá trị danh định của từng khí hiệu chuẩn.
G.1-3.4 Sử dụng các hệ số của đa thức thu được từ G.1-3.2, một bảng các các trị số đo của máy phân tích theo nồng độ thực phải được lấy với bước không lớn hơn 1 % trên toàn thang đo. Việc này phải được thực hiện với từng phạm vi được hiệu chuẩn của thiết bị phân tích.
Bảng này phải bao gồm các dữ liệu liên quan như:
(a) Ngày hiệu chuẩn;
(b) Các số đọc của chiết áp kế và khí span (nếu áp dụng)
(c) Thang đo danh định;
(d) Dữ liệu chuẩn của mỗi khí hiệu chuẩn được sử dụng;
(e) Giá trị thực và hiển thị của từng khí hiệu chuẩn được sử dụng cùng nhau với % sai khác;
(f) Áp suất hiệu chuẩn của máy phân tích.
G.1-3.5 Có thể sử dụng các phương pháp thay thế (ví dụ: máy tính, bộ chuyển đổi phạm vi điều khiển điện tử) nếu nó được chứng minh với cơ sở thử nghiệm rằng các phương pháp này cho độ chính xác tương đương
Đặc tính quan trọng của một kiểu xe
G.2.-1 Các thông số xác định dòng xe liên quan tới phát thải Hydro.
Dòng xe có thể được xác định bởi các thông số thiết kế cơ bản phải phổ cập cho các xe trong dòng của nó. Trong một số trường hợp có thể có sự tương tác của các tham số. Những ảnh hưởng này cũng phải được xem xét để đảm bảo rằng chỉ những xe có đặc điểm phát thải hydro tương tự mới được đưa vào trong dòng của nó.
G.2.-2 Cuối cùng, những kiểu xe có thông số được mô tả dưới đây giống hệt nhau được coi là thuộc cùng kiểu phát thải hydro
REESS:
(a) Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất;
(b) Chỉ báo của tất cả các kiểu cặp điện hóa được sử dụng
(c) Số lượng pin của REESS;
(d) Số lượng hệ thống con của REESS;
(e) Điện áp danh định của REESS (V);
(f) Dung lượng của REESS (kWh);
(g) Tốc độ kết hợp khí (%);
(h) Kiểu thông gió cho hệ thống con của REESS;
(i) Kiểu hệ thống làm mát (nếu có).
Bộ nạp trên xe:
(a) Cấu tạo và kiểu của các bộ phận nạp;
(b) Công suất đầu ra danh định (kW);
(c) Điện áp lớn nhất (V);
(d) Dòng điện nạp lớn nhất (A);
(e) Cấu tạo và kiểu của bộ điều khiển (nếu có);
(f) Sơ đồ làm việc, điều khiển và an toàn;
(g) Đặc tính của các giai đoạn nạp.
Quy trình thực hiện một chu kỳ tiêu chuẩn
Một chu kỳ tiêu chuẩn phải bắt đầu với một lần xả tiêu chuẩn theo sau là một nạp tiêu chuẩn.
Xả tiêu chuẩn:
Tốc độ xả: quy trình xả bao gồm các tiêu chí chấm dứt phải được xác định bởi nhà sản xuất. Nếu không được chỉ định, thì nó phải là một dòng xả với tốc độ 1C.
Hạn định phóng điện (điện áp cuối): được chỉ định bởi nhà sản xuất
Thời gian nghỉ sau khi xuất viện: tối thiểu 30 min
Nạp tiêu chuẩn: quy trình nạp bao gồm các tiêu chí kết thúc phải được xác định bởi nhà sản xuất. Nếu không quy định, thì đó phải là một nạp với tốc độ C/3.
HA.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này là để kiểm tra hiệu năng an toàn của REESS trong môi trường rung trong quá trình vận hành bình thường của xe.
HA.2 Lắp đặt
HA.2.1 Thử nghiệm này phải được thực hiện với REESS đồng bộ hoặc hệ thống con của REESS có liên quan gồm các pin và các kết nối điện. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp hiệu năng của REESS đồng bộ theo hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin thì bộ quản lý điện tử có thể không cần lắp trên thiết bị được thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
HA.2.2 Thiết bị được thử phải được cố định chắc chắn với bệ máy thử rung động để đảm bảo các rung động được truyền trực tiếp tới thiết bị được thử.
HA.3 Phương pháp
HA.3.1 Điều kiện thử chung
Các điều kiện sau đây phải được áp dụng cho thiết bị được thử:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở nhiệt độ môi trường 20 °C ± 10 °C;
(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, SOC phải được điều chỉnh tới giá trị trên 50 % của phạm vi hoạt động bình thường của SOC của thiết bị được thử nghiệm
(c) Khi bắt đầu thử, tất cả các thiết bị bảo vệ ảnh hưởng đến (các) chức năng của thiết bị được thử nghiệm có liên quan đến kết quả của thử nghiệm phải đang hoạt động.
HA.3.2 Phương pháp thử
Các thiết bị được thử phải có rung động dạng sóng hình sin với tần số rung trong khoảng 7 Hz đến 50 Hz và quay trở lại 7 Hz trong 15 min. Chu kỳ này phải được lặp lại 12 lần trong 3 h theo phương thẳng đứng của hướng lắp REESS theo quy định của nhà sản xuất.
Mối tương quan giữa tần số và gia tốc phải được thể hiện trong Bảng HA.1:
Bảng HA.1 - Tần suất và gia tốc
Tần số |
Gia tốc |
(Hz) |
(m/s2) |
7-18 |
10 |
18-30 |
Giảm dần từ 10 xuống 2 |
30-50 |
2 |
Theo yêu cầu của nhà sản xuất, có thể sử dụng mức gia tốc cao hơn cũng như tần số tối đa cao hơn.
Theo yêu cầu của nhà sản xuất, hồ sơ thử rung được xác định bởi nhà sản xuất xe, được kiểm tra xác nhận các ứng dụng của xe và thống nhất với cơ sở thử nghiệm có thể được dùng để thay thế cho tương quan giữa tần số-gia tốc của Bảng HA.1. Sự phê duyệt cho một REESS được thử theo điều kiện này phải được giới hạn trong phê duyệt cho một kiểu xe cụ thể.
Sau khi rung, một chu trình tiêu chuẩn như được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành, nếu không bị hạn chế bởi thiết bị được thử.
Thử nghiệm phải kết thúc với thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm.
Sốc nhiệt và chu kỳ thử nghiệm
HB.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra xác nhận khả năng chịu đựng của REESS trước những thay đổi đột ngột về nhiệt độ. REESS phải trải qua một số chu kỳ nhiệt độ quy định, bắt đầu ở nhiệt độ môi trường, sau đó là chu kỳ nhiệt độ cao rồi thấp. Đó là sự mô phỏng thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường mà có thể tác động tới REESS trong suốt vòng đời của nó.
HB.2 Lắp đặt
Thử nghiệm này phải được tiến hành với REESS đồng bộ hoặc các hệ thống con của REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể tạo ra một cách phù hợp hiệu năng của một REESS đồng bộ theo hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin thì có thể không cần lắp trên thiết bị được thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
HB.3 Các quy trình
HB.3.1 Điều kiện thử chung
Các điều kiện sau đây phải được áp dụng cho thiết bị được thử nghiệm khi bắt đầu thử nghiệm:
(a) SOC phải được điều chỉnh đến một giá trị trên 50% của phạm vi hoạt động bình thường của SOC;
(b) Tất cả các thiết bị bảo vệ, có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm phải đang hoạt động.
HB.3.2 Phương pháp thử
Thiết bị được thử phải được giữ ít nhất 6 h ở nhiệt độ thử nghiệm bằng 60 °C ± 2°C hoặc cao hơn nếu nhà sản xuất yêu cầu, sau đó giữ trong ít nhất 6 h ở nhiệt độ thử nghiệm bằng -40 °C ± 2 °C hoặc thấp hơn nếu nhà sản xuất yêu cầu. Khoảng thời gian lâu nhất giữa các cực trị nhiệt độ thử nghiệm là 30 min. Quy trình này phải được lặp lại cho đến khi hoàn thành ít nhất 5 chu kỳ, sau đó thiết bị được thử phải được giữ trong 24 h ở nhiệt độ môi trường 20 °C ± 10 °C.
Sau 24 h, một chu trình tiêu chuẩn như được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành, nếu không bị thiết bị được thử cản trở.
Thử nghiệm phải kết thúc trong thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường thử nghiệm.
HC.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra xác nhận hiệu năng an toàn của REESS dưới tác động của tải trọng quán tính có thể xảy ra trong một vụ va chạm xe.
HC.2 Lắp đặt
HC.2.1 Thử nghiệm này phải được tiến hành với REESS đồng bộ hoặc các hệ thống con của REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp hiệu năng của một REESS đồng bộ theo hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin thì có thể không cần lắp trên thiết bị được thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
HC.2.2 Thiết bị được thử chỉ được lắp lên thiết bị thử bằng các giá treo được cung cấp riêng cho mục đích gắn hệ thống con REESS hoặc REESS vào xe
HC.3 Phương pháp thử
HC.3.1 Điều kiện và yêu cầu kiểm tra chung
Điều kiện sau đây phải được áp dụng cho thử nghiệm:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở nhiệt độ môi trường là 20 °C ± 10 °C,
(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, SOC phải được điều chỉnh thành giá trị trên 50 % trên của phạm vi hoạt động bình thường của SOC;
(c) Khi bắt đầu thử nghiệm, tất cả các thiết bị bảo vệ có ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử nghiệm và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm, phải đang hoạt động.
HC.3.2 Phương pháp thử
Thiết bị được thử phải được giảm tốc hoặc, theo lựa chọn của người nộp đơn, được tăng tốc tuân thủ các hành lang tăng tốc được quy định trong Bảng HC.1 đến Bảng HC.3. Cơ sở thử nghiệm tham khảo ý kiến của nhà sản xuất phải quyết định liệu các thử nghiệm có được tiến hành hay không hướng tích cực hoặc tiêu cực hoặc cả hai.
Đối với mỗi xung thử nghiệm được chỉ định, một thiết bị thử nghiệm riêng biệt có thể được sử dụng.
Xung thử phải nằm trong giá trị nhỏ nhất và lớn nhất như quy định trong Bảng HC.1 đến Bảng HC.3. Mức va chạm cao hơn và/hoặc thời gian dài hơn như được mô tả trong giá trị lớn nhất trong Bảng HC.1 đến Bảng HC.3 có thể được áp dụng cho thiết bị được thử nếu được khuyến nghị bởi nhà sản xuất
Hình HC.1 - Mô tả các va chạm
Bảng HC.1 - Với xe nhóm M1 và N1
Điểm |
Thời gian (ms) |
Gia tốc (g) |
|
Dọc |
Ngang |
||
A |
20 |
0 |
0 |
B |
50 |
20 |
8 |
C |
65 |
20 |
8 |
D |
100 |
0 |
0 |
E |
0 |
10 |
4.5 |
F |
50 |
28 |
15 |
G |
80 |
28 |
15 |
H |
120 |
0 |
0 |
Bảng HC.2 - Với xe nhóm M2 và N2
Điểm |
Thời gian (ms) |
Gia tốc (g) |
|
Dọc |
Ngang |
||
A |
20 |
0 |
0 |
B |
50 |
10 |
5 |
C |
65 |
10 |
5 |
D |
100 |
0 |
0 |
E |
0 |
5 |
2.5 |
F |
50 |
17 |
10 |
G |
80 |
17 |
10 |
H |
120 |
0 |
0 |
Bảng HC.3 - Với xe nhóm M3 và N3
Điểm |
Thời gian (ms) |
Gia tốc (g) |
|
Dọc |
Ngang |
||
A |
20 |
0 |
0 |
B |
50 |
6,6 |
5 |
C |
65 |
6,6 |
5 |
D |
100 |
0 |
0 |
E |
0 |
4 |
2.5 |
F |
50 |
12 |
10 |
G |
80 |
12 |
10 |
H |
120 |
0 |
0 |
Thử nghiệm phải kết thúc trong thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường thử nghiệm.
HD.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra xác nhận hiệu năng an toàn của REESS dưới tác động của tải trọng tiếp xúc có thể xảy ra trong một tình huống va chạm xe.
HD.2 Lắp đặt
HD.2.1 Thử nghiệm này phải được tiến hành với hoặc REESS đồng bộ hoặc các hệ thống con của REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp cho hiệu năng của một REESS đồng bộ theo tính năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin thì có thể không cần lắp trên thiết bị được thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
HD.2.2 Thiết bị được thử phải được kết nối với thiết bị thử theo khuyến nghị của nhà sản xuất
HD.3 Phương pháp thử
HD.3.1 Điều kiện thử chung
Các điều kiện và yêu cầu sau đây sẽ được áp dụng cho thử nghiệm:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở nhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 10 °C;
(b) SOC phải được điều chỉnh đến một giá trị trên 50 % của phạm vi hoạt động bình thường của SOC;
(c) Tất cả các thiết bị bảo vệ, có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm phải đang hoạt động.
HD.3.2 Thử nghiền
HD.3.2.1 Lực nghiền
Thiết bị được thử phải được nghiền giữa điện trở và tấm nghiền như mô tả trong Hình HD.1 với lực ít nhất bằng 100 kN, nhưng không vượt quá 105 kN, trừ khi có quy định khác theo 6.4.2, với thời gian nghiền dưới 3 min và thời gian giữ tối thiểu 100 ms nhưng không quá 10 s.
Hình HD.1
Một lực nghiền lớn hơn, thời gian nghiền lâu hơn, thời gian giữ lâu hơn hoặc kết hợp cả hai, có thể được áp dụng theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Việc tác động lực phải được quyết định bởi nhà sản xuất cùng với cơ sở thử nghiệm có xem xét hướng di chuyển của REESS liên quan đến việc lắp đặt nó trong xe. Lực được đặt theo chiều ngang và vuông góc với hướng di chuyển của REESS.
Thử nghiệm phải kết thúc với thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm.
HE.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng chống lửa của REESS từ phía ngoài xe do rò rỉ nhiên liệu (có thể từ xe khác). Tình huống này phải giúp lái xe và hành khách có đủ thời gian để xử lý.
HE.2 Lắp đặt
Thử nghiệm này phải được tiến hành hoặc với REESS đồng bộ hoặc các hệ thống con của REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp hiệu năng của một REESS đồng bộ theo hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin thì có thể không cần lắp trên thiết bị được thử nếu nhà sản xuất yêu cầu. Khi các hệ thống con của REESS phân bố rải rác trên xe, thử nghiệm có thể được tiến hành trên mỗi hệ thống con REESS tương ứng.
HE.3 Phương pháp thử
HE.3.1 Điều kiện thử chung
Các điều kiện và yêu cầu sau đây sẽ được áp dụng cho thử nghiệm:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở nhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 10 ° C;
(b) SOC phải được điều chỉnh đến một giá trị trên 50% của phạm vi hoạt động bình thường của SOC;
(c) Tất cả các thiết bị bảo vệ, có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm phải đang hoạt động.
HE.3.2 Phương pháp thử
Đối tượng thử nghiệm là xe hoặc một bộ phận phải do nhà sản xuất quy định:
HE.3.2.1 Thử nghiệm trên cơ sở xe
Thiết bị được thử phải được lắp trên thiết bị thử nghiệm mô phỏng các điều kiện lắp đặt thực tế càng giống càng tốt; không được sử dụng vật liệu dễ cháy cho việc này ngoại trừ vật liệu là một phần của REESS. Phương pháp theo đó thiết bị được thử được lắp cố định trên thiết bị thử phải tương ứng với các thông số kỹ thuật có liên quan để lắp trên xe. Trong trường hợp REESS được thiết kế cho một mục đích sử dụng xe cụ thể, các chi tiết của xe có ảnh hưởng đến quá trình cháy theo bất kỳ cách nào phải được xem xét.
HE.3.2.2 Đối tượng thử nghiệm là bộ phận
Thiết bị được thử phải được đặt trên tấm dạng lưới phía trên khay, với một hướng theo thiết kế của nhà sản xuất.
Tấm dạng lưới phải được cấu tạo bằng các thanh thép có đường kính 6 mm đến 10 mm, đặt cách nhau 4 cm đến 6 cm. Các thanh thép có thể được giữ cố định bởi các chi tiết bằng thép tấm mỏng.
HE.3.3 Thiết bị được thử phải phơi trước ngọn lửa được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu thương mại dùng cho động cơ cháy cưỡng bức (sau đây gọi là nhiên liệu) để trong khay. Lượng nhiên liệu phải đủ để cho phép ngọn lửa, trong điều kiện cháy tự do, cháy trong toàn bộ quá trình thử.
Ngọn lửa phải phủ lên toàn bộ khay trong suốt quá trình phơi trước lửa. Kích thước khay phải được chọn để đảm bảo rằng các mặt của thiết bị được thử được phơi với ngọn lửa. Do đó, khay phải lớn hơn hình chiếu bằng của thiết bị được thử ít nhất 20 cm, nhưng không quá 50 cm. Các cạnh của khay không được cao quá 8 cm so với mức nhiên liệu khi bắt đầu thử nghiệm.
HE.3.4 Khay chứa đầy nhiên liệu phải được đặt bên dưới thiết bị được thử theo cách sao cho khoảng cách giữa mức nhiên liệu trong khay và mặt đáy của thiết bị được thử tương ứng với chiều cao thiết kế của thiết bị được thử trên mặt đường tại khối lượng không tải nếu HE.3.2.1 được áp dụng hoặc khoảng 50 cm nếu HE3.2.2 được áp dụng. Khay hoặc đồ gá lắp chi tiết thử nghiệm hoặc cả hai đều có thể di chuyển tự do
HE.3.5 Trong pha C của thử nghiệm, một tấm dạng lưới phải để phía trên khay. Tấm dạng lưới này được đặt cao hơn 3 cm +/-1 cm so với mức nhiên liệu đo được trước khi đốt. Tấm dạng lưới phải được làm bằng vật liệu chịu lửa, như được quy định trong Phụ lục HE.1. Không được có khoảng cách giữa các vật chịu lửa, các vật này phải được đặt trên khay nhiên liệu sao cho các lỗ trên tấm dạng lưới không bị che khuất. Chiều dài và chiều rộng của khung phải nhỏ hơn từ 2 cm đến 4 cm so với kích thước bên trong của khay sao cho khoảng cách giữa khung và mặt bên của khay cách nhau một khoảng từ 1 cm đến 2 cm để cho phép thông gió.Trước khi thử nghiệm, tấm dạng lưới phải ở nhiệt độ môi trường. Các vật liệu chịu lửa có thể được làm ướt để đảm bảo các điều kiện thử nghiệm lặp lại.
HE.3.6 Nếu các thử nghiệm được thực hiện ngoài trời, phải cung cấp đủ bảo vệ gió và tốc độ gió ở cao độ của khay không được vượt quá 2,5 km/h.
HE.3.7 Thử nghiệm phải bao gồm ba pha B, C và D, nếu nhiên liệu ít nhất ở nhiệt độ 20 °C. Nếu không, thử nghiệm phải bao gồm cả bốn pha từ pha A đến pha D.
HE.3.7.1 Pha A: Làm nóng sơ bộ (Hình HE.1)
Nhiên liệu trong khay phải được đốt cháy ở khoảng cách ít nhất 3 m so với thiết bị được thử. Sau 60 s làm nóng sơ bộ, khay phải được đặt bên dưới thiết bị được thử. Nếu kích thước của khay quá lớn mà việc di chuyển có nguy cơ làm tràn chất lỏng nguy hại, v.v. thì thay vì di chuyển khay cho di chuyển thiết bị và dụng cụ thử nghiệm.
Hình HE.1 - Pha A: Làm nóng sơ bộ
HE.3.7.2 PhaB: Tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa (Hình HE.2)
Thiết bị được thử phải được tiếp xúc với ngọn lửa từ nhiên liệu cháy tự do trong 70 s.
Hình HE.2 - Pha B: Phơi trực tiếp trước ngọn lửa
HE.3.7.3 Pha C: Tiếp xúc gián tiếp với ngọn lửa (Hình HE.3)
Ngay sau khi pha B kết thúc, tấm dạng lưới phải được đặt giữa khay đang cháy và thiết bị được thử. Thiết bị được thử phải được phơi với ngọn lửa tắt dần này trong 60 s nữa
Trước khi tiến hành pha C của thử nghiệm, theo quyết định của nhà sản xuất pha B có thể được kéo dài trong 60 s nữa.
Tuy nhiên, điều này chỉ được phép khi có thể chứng minh với cơ sở thử nghiệm rằng nó phải không làm giảm mức độ nghiêm trọng của thử nghiệm.
Hình HE.3 - Pha C: Phơi gián tiếp trước ngọn lửa
HE.3.7.4 Pha D: Kết thúc thử nghiệm (Hình HE.4)
Khay với tấm dạng lưới phía trên phải được di chuyển trở lại vị trí được mô tả như trong pha A. được dập tắt lửa trên thiết bị được thử. Sau khi di chuyển khay, thiết bị được thử phải được theo được quan sát cho đến khi nhiệt độ bề mặt của thiết bị được thử giảm xuống nhiệt độ môi trường hoặc đã giảm trong tối thiểu 3 h.
Hình HE.4 - Pha D: Kết thúc thử nghiệm
Phụ lục HE.1
(Quy định)
Kích thước và thông số kỹ thuật của vật liệu chịu lửa
Độ chịu lửa: |
(Seger-Kegel) SK 30 |
Hàm lượng AI2O3: |
30 - 33 % |
Độ xốp (Po): |
20 - 22 % thể tích. |
Mật độ: |
1 900 - 2 000 kg/m3 |
Vùng lỗ hiệu dụng: |
44,18% |
HF.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này là để xác minh hiệu năng của bảo vệ ngắn mạch. Chức năng này, nếu được triển khai, phải làm ngắt hoặc hạn chế dòng ngắn mạch để bảo vệ REESS khỏi bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào khác liên quan do dòng ngắn mạch gây ra.
HF.2 Lắp đặt
Thử nghiệm này phải được tiến hành với REESS đồng bộ hoặc với (các) hệ thống con REESS liên quan, bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với (các) hệ thống con có liên quan, nhà sản xuất phải chứng minh rằng kết quả thử nghiệm có thể thể hiện hợp lý hiệu suất của REESS đồng bộ đối với hiệu năng an toàn của nó trong cùng điều kiện. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin, thì bộ quản lý điện tử có thể không cần lắp trên thiết bị được thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
HF.3 Phương pháp thử
HF.3.1. Điều kiện thử chung
Các điều kiện và yêu cầu sau đây phải được áp dụng cho thử nghiệm:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở nhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 10 °C hoặc cao hơn nếu được quy định bởi nhà sản xuất;
(b) SOC phải được điều chỉnh đến một giá trị trên 50 % của phạm vi hoạt động bình thường;
(c) Tất cả các thiết bị bảo vệ, có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm phải đang hoạt động.
HF.3.2 Ngắn mạch
Khi bắt đầu thử nghiệm, các công tắc tơ chính dùng cho việc nạp và xả điện phải được đóng để biểu trưng cho chế độ xe đang hoạt động cũng như chế độ có thể nạp ngoài. Nếu điều này không thể làm xong trong một thử nghiệm, thì phải tiến hành hai hoặc nhiều thử nghiệm.
Các cực dương và cực âm của thiết bị được thử phải được kết nối với nhau để tạo ra ngắn mạch. Kết nối được sử dụng cho mục đích này phải có điện trở không quá 5 mΩ.
Tình trạng ngắn mạch phải được tiếp tục cho đến khi hoạt động của chức năng bảo vệ REESS để ngắt hoặc hạn chế dòng ngắn mạch được xác nhận hoặc trong ít nhất 1h sau khi nhiệt độ đo trên vỏ hộp của thiết bị được thử đã ổn định, ví dụ như chênh lệch nhiệt độ nhỏ hơn 4 °C sau 1 h.
HF.3.3 Chu kỳ tiêu chuẩn và thời gian quan sát
Ngay sau khi kết thúc ngắn mạch, một chu kỳ tiêu chuẩn được quy định trong Phụ lục HE.1 phải được tiến hành nếu không bị thiết bị thử nghiệm hạn chế.
Thử nghiệm phải kết thúc trong thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường thử nghiệm.
HG.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra xác nhận hiệu năng của bảo vệ quá tải.
HG.2 Lắp đặt
Thử nghiệm này phải được tiến hành, trong các điều kiện làm việc tiêu chuẩn, với REESS đồng bộ (có thể là một xe nguyên chiếc) hoặc với (các) hệ thống con REESS liên quan, bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp hiệu năng của một REESS đồng bộ liên quan đến hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm.
Thử nghiệm có thể được tiến hành với một thiết bị được thử đã được sửa đổi theo thỏa thuận của nhà sản suất và cơ sở thử nghiệm. Tuy nhiên, những sửa đổi này phải không ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
HG.3 Phương pháp thử
HG.3.1 Điều kiện thử chung
Thử nghiệm phải được tiến hành theo các điều kiện sau:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành với nhiệt độ môi trường trong khoảng 20°C ± 10°C hoặc cao hơn nếu được quy định bởi nhà sản xuất;
(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, các thiết bị bảo vệ phải ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và kết quả thử nghiệm phải sẵn sàng cho vận hành.
HG.3.2 Nạp điện
Phải đóng các công tắc tơ trước khi nạp.
Các hạn định điều khiển nạp của thiết bị thử nghiệm phải bị vô hiệu hóa.
Thiết bị được thử nghiệm phải được nạp với dòng điện có tốc độ nhỏ nhất 1/3 C nhưng không vượt quá dòng lớn nhất trong phạm vi làm việc bình thường theo quy định của nhà sản xuất.
Việc nạp phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị được thử ngắt (tự động) hoặc hạn định quá trình nạp. Khi chức năng ngắt tự động không hoạt động hoặc nếu không có chức năng đó thì việc nạp phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị được thử nghiệm được nạp tới hai lần công suất nạp danh định của nó
Các hạn định kiểm soát việc nạp của thiết bị thử nghiệm phải bị vô hiệu hóa
Thiết bị được thử phải được nạp theo tỷ lệ 1/3 C nhưng không được lớn hơn dòng điện lớn nhất trong phạm vi hoạt động bình thường được quy định bởi nhà sản xuất.
Việc nạp điện phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị được thử (tự động) ngắt hoặc hạn định việc nạp. Trong trường hợp chức năng ngắt tự động không hoạt động hoặc nếu không có chức năng đó thì việc nạp điện phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị được thử được nạp tới 2 lần dung lượng định mức.
HG.3.3 Chu kỳ tiêu chuẩn và thời gian
Ngay sau khi dừng nạp, một chu kỳ tiêu chuẩn như trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành nếu không bị thiết bị được thử cản trở.
Thử nghiệm phải kết thúc trong thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường thử nghiệm.
HH.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này để kiểm tra xác nhận hiệu năng bảo vệ chống xả điện quá mức. Tính năng này khi hoạt động phải có khả năng ngắt hoặc hạn định dòng xả để bảo vệ REESS chống lại các sự cố gây ra do xả điện quá mức theo quy định của nhà sản xuất.
HH.2 Lắp đặt
Thử nghiệm này phải được tiến hành, trong các điều kiện làm việc tiêu chuẩn, với REESS đồng bộ (có thể là một xe nguyên chiếc) hoặc với (các) hệ thống con REESS liên quan, bao gồm các pin và các kết nối điện. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp hiệu năng của một REESS đồng bộ liên quan đến hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm.
Thử nghiệm có thể được tiến hành với một thiết bị được thử đã được sửa đổi theo thỏa thuận của nhà sản suất và cơ sở thử nghiệm. Tuy nhiên, những sửa đổi này phải không ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
HH.3. Phương pháp thử
HH.3.1 Điều kiện thử chung
Thử nghiệm phải được tiến hành theo các điều kiện sau:
(a) Thử nghiệm phải được tiến hành với nhiệt độ môi trường trong khoảng 20 °C ± 10 °C hoặc cao hơn nếu được quy định bởi nhà sản xuất;
(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, các thiết bị bảo vệ phải ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và kết quả thử nghiệm phải sẵn sàng cho vận hành.
HH.3.2 Xả điện
Trước khi thử nghiệm, các công tắc tơ chính phải được đóng.
Việc xả phải được thực hiện theo tốc độ 1/3 C nhưng không được lớn hơn dòng lớn nhất trong phạm vi hoạt động bình thường được quy định bởi nhà sản xuất.
Việc xả điện phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị được thử ngắt (tự động) hoặc hạn định việc xả. Trường hợp chức năng ngắt tự động không hoạt động hoặc nếu không có chức năng đó thì việc xả điện phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị được thử được xả còn 25 % mức điện áp danh định.
HH.3.3 Nạp tiêu chuẩn và thời gian quan sát
Ngay sau khi dừng xả, thiết bị được thử phải được nạp với chế độ nạp tiêu chuẩn được quy định trong Phụ lục H.1 nếu không bị thiết bị được thử cản trở.
Thử nghiệm phải kết thúc trong thời gian quan sát là 1 h ở điều kiện nhiệt độ môi trường thử nghiệm.
HJ.1 Mục đích
Mục đích thử nghiệm này nhằm xác định hiệu năng các phương pháp bảo vệ REESS chống lại quá nhiệt bên trong khi làm việc, ngay cả khi không có chức năng làm mát nếu có. Trong trường hợp không có biện pháp bảo vệ cụ thể nào là cần thiết để ngăn REESS đạt đến trạng thái không an toàn do nhiệt độ bên trong quá cao, hoạt động an toàn này phải được thể hiện.
HJ.2. Lắp đặt
HJ.2.1 Thử nghiệm sau đây có thể được tiến hành với một REESS đồng bộ (có thể là một xe nguyên chiếc) hoặc với các hệ thống con của REESS có liên quan gồm các pin và các kết nối điện. Nếu nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm với các hệ thống con của REESS, nhà sản xuất phải chứng minh kết quả thử nghiệm đó có thể đại diện một cách phù hợp hiệu năng của một REESS đồng bộ theo hiệu năng an toàn trong cùng điều kiện thử nghiệm. Thử nghiệm có thể được tiến hành với một thiết bị được thử đã được sửa đổi theo sự đồng ý của nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm. Tuy nhiên, những sửa đổi này phải không ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
HJ.2.2 Khi REESS được trang bị chứng năng làm mát và ngay cả khi phải duy trì chức năng này khi hệ thống làm mát không hoạt động, hệ thống làm mát phải được ngắt để thử nghiệm.
HJ.2.3 Nhiệt độ của thiết bị được thử phải được kiểm tra liên tục bên trong lớp hộp phía gần các pin trong phương pháp thử để theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ. Cảm biến trên thiết bị, nếu có, có thể được sử dụng. Nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm phải thống nhất vị trí các cảm biến nhiệt được sử dụng.
HJ.3 Phương pháp thử
HJ.3.1 Khi bắt đầu thử, tất cả các thiết bị bảo vệ ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị được thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm phải được vận hành, ngoại trừ mọi hoạt động hủy kích hoạt hệ thống được thực hiện theo HJ.2.2.
HJ.3.2 Trong quá trình thử, thiết bị được thử nghiệm phải được nạp và xả liên tục với dòng điện ổn định phải làm tăng nhiệt độ của pin càng nhanh càng tốt trong phạm vi hoạt động bình thường như được xác định bởi nhà sản xuất
HJ.3.3 Thiết bị được thử phải được đặt trong lò đối lưu hoặc buồng điều hòa. Nhiệt độ của buồng hoặc lò phải được tăng dần cho đến khi đạt đến nhiệt độ được xác định theo HJ.3.3.1 hoặc HJ.3.3.2 có thể vươn tới và sau đó duy trì ở ngưỡng nhiệt độ bằng hoặc cao hơn mức này, cho đến khi kết thúc thử nghiệm.
HJ.3.3.1 Khi REESS được trang bị các biện pháp bảo vệ quá nhiệt bên trong, nhiệt độ phải tăng tới ngưỡng được quy định bởi nhà sản xuất, đó là ngưỡng nhiệt độ cho các biện pháp bảo vệ quá nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị được thử phải tăng theo quy định trong HJ.3.2.
HJ.3.3.2 Khi REESS không được trang bị bất kỳ phương pháp bảo vệ quá nhiệt bên trong nào, nhiệt độ phải được tăng tới ngưỡng nhiệt lớn nhất theo quy định của nhà sản xuất.
H J.3.4 Kết thúc thử nghiệm: Thử nghiệm phải kết thúc khi xuất hiện một trong các dấu vết sau:
(a) Thiết bị được thử nghiệm ngăn cản và/hoặc hạn định nạp và/hoặc xả để ngăn tăng nhiệt độ;
(b) Nhiệt độ của thiết bị được thử được giữ ổn định, nghĩa là thay đổi nhiệt độ với chênh lệch nhỏ hơn 4 °C trong 2 h;
(c) Bất kỳ sự không đáp ứng tiêu chí chấp nhận quy định trong 6.9.2.1 của tiêu chuẩn này.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Tài liệu kỹ thuật
5 Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm xe về an toàn điện
6 Yêu cầu về an toàn đối với Hệ thống tích điện có thể nạp lại (REESS)
Phụ lục A.1 (Tham khảo) Thông tin
Phụ lục A.2 (Tham khảo) Thông tin
Phụ lục B (Tham khảo) Bố trí nhãn phê duyệt
Phụ lục C (Quy định) Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có điện áp
Phụ lục DA (Quy định) Phương pháp đo điện trở cách điện dựa vào các thử nghiệm trên cơ sở xe
Phụ lục DB (Quy định) Phương pháp đo điện trở cách điện đối với đối tượng thử nghiệm là bộ phận của một REESS
Phụ lục E (Quy định) Phương pháp xác nhận chức năng của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe
Phụ lục F.1 (Quy định) Đặc điểm cơ bản của xe hoặc hệ thống
Phụ lục F.2 (Quy định) Đặc tính quan trọng của xe hoặc hệ thống với khung dẫn đấu nối với mạch điện
Phụ lục F.3 (Quy định) Đặc tính quan trọng của xe hoặc hệ thống với khung xe đấu nói với mạch điện
Phụ lục G (Quy định) Xác định phát thải hydro trong các quy trình nạp REESS
Phụ lục G.1 (Quy định) Sự hiệu chuẩn thiết bị thử phát thải hydro
Phụ lục G.2 (Quy định) Đặc tính quan trọng của một kiểu xe
Phụ lục H (Quy định) Phương pháp thử REESS
Phụ lục H.1 (Quy định) Quy trình thực hiện một chu kỳ tiêu chuẩn
Phụ lục HA (Quy định) Thử rung động
Phụ lục HB (Quy định) Sốc nhiệt và chu kỳ thử nghiệm
Phụ lục HC (Quy định) Thử nghiệm va chạm cơ học
Phụ lục HD (Quy định) Tính toàn vẹn cơ học
Phụ lục HE (Quy định) Chịu lửa
Phụ lục HE.1 (Quy định) Kích thước và thông số kỹ thuật của vật liệu chịu lửa
Phụ lục HF (Quy định) Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài
Phụ lục HG (Quy định) Bảo vệ quá tải
Phụ lục HH (Quy định) Bảo vệ ngắt nguồn
Phụ lục HJ (Quy định) Bảo vệ quá nhiệt
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.