TCVN 12991:2020
ASEAN STAN 50:2016
Head lettuce
Lời nói đầu
TCVN 12991:2020 hoàn toàn tương đương với ASEAN STAN 50:2016;
TCVN 12991:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
XÀ LÁCH CUỘN
Head lettuce
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống xà lách cuộn thương phẩm thuộc loài Lactuca sativa L. họ Asteraceae, được tiêu thụ dưới dạng tươi, sau khi được xử lý và bao gói.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho xà lách cuộn và rau diếp dùng trong chế biến công nghiệp.
2.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, xà lách cuộn phải:
- nguyên vẹn;
- tươi;
- cắt tỉa tốt;
- phần cuống tối đa là 2 cm và không quá 4 lá bao ngoài;
- cuộn chặt;
- chắc;
- đặc trưng của giống;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- hầu như không chứa sinh vật gây hại và hư hỏng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- không bị ẩm bất thường, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào.
2.1.1 Xà lách cuộn phải được thu hoạch và đạt độ phát triển thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống và vùng trồng.
Độ phát triển và tình trạng của xà lách cuộn phải:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
2.2 Phân hạng
Xà lách cuộn được phân thành hai hạng như sau:
2.2.1 Hạng I
Xà lách cuộn thuộc hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương mại.
Cho phép có khuyết tật nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- không có lá bị héo và hư hỏng;
- không bị rám nắng, cháy nắng, gân lá bị gẫy và biến màu.
2.2.2 Hạng II
Xà lách cuộn thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu chất lượng trong các hạng I, nhưng đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1.
Cho phép có các khuyết tật sau với điều kiện xà lách cuộn vẫn giữ được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- có lá bị héo và hư hỏng nhẹ;
- bị rám nắng, cháy nắng, gân lá bị gẫy và mất màu nhẹ.
Kích cỡ được xác định theo khối lượng, phù hợp với Bảng 1:
Bảng 1 - Phân loại kích cỡ theo khối lượng
Mã kích cỡ |
Khối lượng, g |
1 |
lớn hơn 600 |
2 |
lớn hơn 450 đến 600 |
3 |
lớn hơn 300 đến 450 |
4 |
lớn hơn 200 đến 300 |
5 |
nhỏ hơn hoặc bằng 200 |
Cho phép dung sai về chất lượng trong mỗi bao gói sản phẩm (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.
4.1 Dung sai về chất lượng
4.1.1 Hạng I
Cho phép 5 % khối lượng xà lách cuộn không đáp ứng các yêu cầu của hạng I nhưng đạt chất lượng của hạng II hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
4.1.2 Hạng II
Cho phép 10 % khối lượng xà lách cuộn không đáp ứng các yêu cầu của hạng II nhưng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, trừ sản phẩm bị thối hoặc bất kỳ sự hư hỏng nào khác.
4.2 Dung sai về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng xà lách cuộn không đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ nhưng nằm trong cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề nêu trong Điều 3.
5 Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
5.1 Độ đồng đều
Lượng xà lách cuộn chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và có cùng xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói (hoặc trong lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
5.2 Bao gói
Xà lách cuộn phải được bao gói thích hợp để bảo vệ sản phẩm. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem dùng làm nhãn liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Xà lách cuộn cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44-1995) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Quy định về bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản xà lách cuộn. Bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) không được có tạp chất và mùi lạ.
6.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1 Tên sản phẩm
Mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi rõ tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc loại thương mại trên nhãn.
6.2 Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Thông tin trên mỗi bao gói sản phẩm gồm các từ/cụm từ được ghi tập trung, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải được thể hiện trong tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển dạng rời, các thông tin này phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã nhận biết (nếu có).
6.2.2 Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ phía bên ngoài. Tên của giống và/hoặc loại thương mại.
6.2.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4 Nhận biết về thương mại
- tên sản phẩm;
- tên giống (tùy chọn);
- hạng sản phẩm;
- kích cỡ;
- số lượng (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5 Dấu kiểm tra (tùy chọn).
7.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành [1].
7.2 Chất ô nhiễm khác
Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về kim loại nặng theo quy định hiện hành [2].
8.1 Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này cần được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603 (CAC/RCP 1-1969) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác có liên quan như quy phạm thực hành, quy phạm thực hành vệ sinh.
8.2 Sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chí vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632 (CAC/GL 21-1997) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm.
9 Phương pháp phân tích và lấy mẫu
Phương pháp phân tích và lấy mẫu được sử dụng để đánh giá các yêu cầu của tiêu chuẩn này theo CODEX STAN 234 Recommended methods of analysis and sampling (Các phương pháp khuyến cáo về phân tích và lấy mẫu).
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
[2] QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
[3] ASEAN Harmonized MRLs of Pesticides.
[4] Bureau of Agricutlure and Fisheries Product Standards. Philippine National Standard PNS/BAFS 19:2005 Vegetables-Head lettuce (Lactuca sativa var, capitata L) - Grading and classification.
[5] Malaysian Standard MS 1361:1994. Specification for fresh head lettuce
[6] UNECE STANDARD FFV-58 concerning the marketing and commercial quality control of Leafy vegetables 2012 Edition
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.