TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12980:2020
ISO 17366:2013
ỨNG DỤNG RFID TRONG CHUỖI CUNG ỨNG - BAO BÌ SẢN PHẨM
Supply chain applications of RFID - Product packaging
Lời nói đầu
TCVN 12980:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 17366:2013.
TCVN 12980:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 122 Bao bì biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
"Chuỗi cung ứng" là một khái niệm nhiều cấp đề cập đến tất cả các khía cạnh có liên quan đến sản phẩm, từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng, bao gồm vận chuyển đến nơi cuối cùng để bán, sử dụng, bảo quản, và có thể loại bỏ. Từng cấp này bao gồm nhiều khía cạnh trong việc xử lý các sản phẩm và quá trình kinh doanh cho mỗi cấp, gồm cả đơn nhất và xen vào với các cấp khác.
Tiêu chuẩn này được xây dựng để đảm bảo khả năng tương thích ở cấp vật lý, lệnh và dữ liệu với bốn tiêu chuẩn khác có cùng tên tổng quát: Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng. Khi có thể, khả năng tương thích này có dạng thay thế cho nhau. Khi khả năng thay thế không khả thi, các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn này có thể tương tác và không ảnh hưởng đến nhau. Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh về ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng bao gồm:
- TCVN 12977 (ISO 17363), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Công te nơ chở hàng;
- TCVN 12978 (ISO 17364), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng (RTI) và vật phẩm bao bì có thể quay vòng (RPI);
- TCVN 12979 (ISO 17365), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Đơn vị vận tải;
- TCVN 12980 (ISO 17366), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Bao bì sản phẩm;
- TCVN 12981 (ISO 17367), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Gắn thẻ sản phẩm.
Các tiêu chuẩn trên quy định các khía cạnh kỹ thuật và phân cấp dữ liệu thông tin cần thiết trong từng tầng của chuỗi cung ứng. Các tiêu chuẩn giao diện không gian và giao thức truyền tin được viện dẫn trong các tiêu chuẩn về ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng là ISO/IEC 18000; các lệnh và thông điệp được quy định bởi ISO/IEC 15961 và ISO/IEC 15962; ngữ nghĩa được quy định trong TCVN 8020 (ISO/IEC 15418); cú pháp được quy định trong ISO/IEC 15434.
Mặc dù không trực tiếp xây dựng tiêu chuẩn này, các Ban kỹ thuật dưới đây cũng có những nội dung liên quan:
- TCVN/JTC 1, Công nghệ thông tin, TCVN/JTC1/SC 31, Thu nhận dữ liệu tự động, trong các lĩnh vực giao diện không gian, các tiêu chuẩn cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp dữ liệu về sự tuân thủ;
- ISO/TC 104, Công te nơ chở hàng, trong lĩnh vực bảo mật công te nơ chở hàng, bao gồm cả con dấu điện tử (e-seals) (nghĩa là ISO 18185) và phân định công te nơ.
ỨNG DỤNG RFID TRONG CHUỖI CUNG ỨNG - BAO BÌ SẢN PHẨM
Supply chain applications of RFID - Product packaging
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc điểm cơ bản của RFID để sử dụng trong chuỗi cung ứng khi áp dụng cho bao bì sản phẩm. Đặc biệt:
- cung cấp các yêu cầu kỹ thuật để phân định bao bì sản phẩm.
- đưa ra khuyến nghị về thông tin bổ sung trên thẻ RF,
- quy định cú pháp và ngữ nghĩa dữ liệu được sử dụng,
- quy định giao thức dữ liệu được sử dụng để giao tiếp với các ứng dụng kinh doanh và hệ thống RFID,
- quy định các yêu cầu tính năng tối thiểu,
- quy định các tiêu chuẩn giao diện không gian giữa bộ thu phát RF và thẻ RF, và
- Quy định việc tái sử dụng hoặc tái chế thẻ RF.
2 Sự phù hợp và yêu cầu kỹ thuật về tính năng
Tất cả các vật phẩm và thiết bị công bố phù hợp với tiêu chuẩn này cũng phải phù hợp với các phần và các thông số kỹ thuật được quy định trong ISO/IEC 18046 về tính năng và ISO/IEC 18047-6 (đối với ISO/IEC 18000-63, kiểu C) và ISO/IEC/TR 18047-3 (đối với giao diện ASK của ISO/IEC 18000-3, Phương thức 3) về sự phù hợp.
3 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7322 (ISO/IEC 18004), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code
TCVN 8020 (ISO/IEC 15418), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Mã phân định ứng dụng GS1 và Mã phân định dữ liệu ASC MH10 và việc duy trì
TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Phân định đơn nhất - Phần 4: Sản phẩm đơn chiếc và gói sản phẩm
TCVN ISO 8601, Phần tử dữ liệu và dạng thức trao đổi - Trao đổi thông tin - Biểu diễn thời gian
TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) (tất cả các phần), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa
TCVN 12978:2020 (ISO 17364:2013), Ứng dụng RFDI trong chuỗi cung ứng - Vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng (RTI) và vật phẩm bao bì có thể quay vòng (RPI)
ISO 445, Pallets for materials handling - Vocabulary (Palét để bốc dỡ vật dụng - Từ vựng)
ISO 830, Freight containers - Vocabulary (Công te nơ chở hàng - Từ vựng)
ISO/IEC/IEEE 8802-15-4, Information technology - Telecommunications and information exchange between systems - Local and metropolitan area networks - Specific requirements - Part 15-4: Wireless medium access control (MAC) and physical layer (PHY) specifications for low-rate wireless personal area networks (WPANs) [Công nghệ thông tin - Viễn thông và trao đổi thông tin giữa các hệ thống - Mạng cục bộ và mạng đô thị - Yêu cầu cụ thể - Phần 15-4: Kiểm soát truy cập phương tiện không dây (MAC) và yêu cầu kỹ thuật của tầng vật lý (PHY) cho các mạng cá nhân không dây tốc độ thấp (WPANs)]
ISO/IEC 15434, Information technology - Automatic identification and data capture techniques - Syntax for high-capacity ADC media (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Cú pháp phương tiện truyền thông ADC dung lượng cao)
ISO/IEC 15961, Information technology - Radio frequency identification (RFID) for item management- Data protocol: application interface (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số vô tuyến để quản lý vật phẩm - Giao thức dữ liệu: giao diện ứng dụng)
ISO/IEC 15962, Information technology- Radio frequency identification (RFID) for item management - Data protocol: data encoding rules and loqical memory functions (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số vô tuyến để quản lý vật phẩm - Giao thức dữ liệu: quy tắc mã hóa dữ liệu và chức năng bộ nhớ logic)
ISO/lEC 15963, Information technology- Radio frequency identification for item management - Unique identification for RF tags (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số vô tuyến để quản lý vật phẩm - Phân định đơn nhất cho các thẻ RF)
ISO/IEC 16022, Information technology - Automatic identification and data capture techniques - Data Matrix barcode symbology specification (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình Data Matrix)
ISO/IEC 18000-3, Information technology- Radio frequency identification for item management - Pad 3: Parameters for air Interface communications at 13,56 MHz (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số vô tuyến để quản lý vật phẩm - Phần 3: Thông số truyền tin giao diện không gian ở 13,56 MHz)
ISO/IEC 18000-63, Information technology- Radio frequency identification for Item management - Pad 63: Parameters for air interface communications at 860 MHz to 960 MHz Type C (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số vô tuyến để quản lý vật phẩm - Phần 63: Thông số truyền tin giao diện không gian từ 860 MHz đến 960 MHz Kiểu C)
ISO/IEC 18046 (all parts), Information technology - Radio frequency Identification device performance test methods (Công nghệ thông tin - Phương pháp thử tính năng thiết bị phân định tần số vô tuyến)
ISO/IEC/TR 18047-3, Information technology - Radio frequency identification device conformance test methods - Pad 3: Test methods for air interface communications at 13,56 MHz (Công nghệ thông tin - Phương pháp thử sự phù hợp của thiết bị phân định tần số vô tuyến - Phần 3: Phương pháp thử hệ thống truyền tin giao diện không gian ở 13,56 MHz)
ISO/IEC 18047-6, Information technology - Radio frequency identification device conformance test methods - Pad 6: Test methods for air interface communications at 860 MHz to 960 MHz (Công nghệ thông tin - Phương pháp thử sự phù hợp của thiết bị phân định tần số vô tuyến - Phần 6: Phương pháp thử hệ thống truyền tin giao diện không gian từ 860 MHz đến 960 MHz)
ISO 21067, Packaging - Vocabulary (Bao bì - Từ vựng)
ISO/IEC/IEEE 21451-7, Information technology- Smart transducer interface for sensors and actuators - Pad 7: Transducer to radio frequency Identification (RFID) systems communication protocols and Transducer Electronic Data Sheet (TEDS) formats [Công nghệ thông tin - Giao diện đầu dò thông minh cho cảm biến và cơ cấu chấp hành - Phần 7: Đầu dò đến các giao thức truyền tin của hệ thống phân định bằng tần số vô tuyến (RFID) và các định dạng Bảng Dữ liệu Điện tử Đầu dò (TEDS)]
ISO/IEC/TR 24729-1, Information technology- Radio frequency identification for item management - Implementation guidelines - Pad 1: RFID-enabled labels and packaging suppoding ISO/IEC 18000-6C (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số vô tuyến để quản lý vật phẩm - Hướng dẫn triển khai - Phần 1: Nhãn và bao bì có RFID theo ISO/IEC 18000-6C)
ANS MH10.8.2, Data Identifiers and Application Identifiers (Mã phân định dữ liệu và Mã phân định ứng dụng)
GS1 EPC, Tag Data Standard, Version 1.6 (Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ, phiên bản 1.6)
GS1 General Specifications (Yêu cầu kỹ thuật chung của GS1)
ICNIRP Guidelines, Guidelines for limiting exposure to time-varying electric, magnetic, and electromagnetic fields (up to 300 GHz) [Nguyên tắc hạn chế phơi nhiễm với điện trường, từ trường và điện từ thay đổi theo thời gian (lên đến 300 GHz)]
IEEE C95-1, IEEE Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency Electromagnetic Fields, 3 kHz to 300 GHz (Tiêu chuẩn IEEE về mức độ an toàn liên quan đến sự phơi nhiễm của con người với các trường điện từ tần số vô tuyến, 3 kHz đến 300 GHz)
4 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 445, ISO 830, TCVN 12978 (ISO 17364), TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) (tất cả các phần) và ISO 21067.
Trong tiêu chuẩn này, các ký tự hệ cơ số mười sáu được biểu thị là 0xnn, trong đó, "nn" là giá trị hệ cơ số mười sáu.
5 Khái niệm
5.1 Khác biệt giữa tầng hiện tại và các tầng trước
Hình 1 và Hình 2 đưa ra cách trình bày ở dạng đồ họa của các tầng chuỗi cung ứng. Các tầng này cho thấy mô hình khái niệm của mối liên hệ chuỗi cung ứng có thể có, không phải là cách trình bày vật chất ở dạng một-một. Mặc dù một vài tầng ở Hình 2 có các phần vật chất giống nhau rõ ràng, một số vật phẩm vật chất trong chuỗi cung ứng chung phù hợp ở nhiều tầng, tùy thuộc vào việc sử dụng thẻ. Ví dụ được thể hiện trên Hình 2: palét sử dụng lặp lại, dưới quyền sở hữu không đổi, thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 12978 (ISO 17364) như là một RTI; palét là một phần của đơn vị tải hợp nhất thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 12979 (ISO 17365) như một đơn vị vận tải; và palét là không thể thiếu cho một vật phẩm đơn lẻ thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này như bao bì sản phẩm.
Thuật ngữ "các tầng chuỗi cung ứng" là một khái niệm nhiều cấp đề cập đến tất cả các khía cạnh của việc chế tạo sản phẩm từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng để vận chuyển đến nơi bán cuối cùng, sử dụng, bảo quản, thải loại và hàng hóa bị trả lại. Từng cấp này đề cập đến nhiều khía cạnh gắn liền với sản phẩm, còn quá trình kinh doanh đối với từng cấp là cả đơn nhất và xen vào các cấp khác.
Cấp vật phẩm xuyên suốt các tầng cấp Công te nơ chở Hàng được gắn địa chỉ trong phạm vi bộ tiêu chuẩn về "Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng" được sử dụng để làm tăng khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng. Cấp Phương tiện Di chuyển thuộc phạm vi của ISO/TC 204/WG 7.
Cấp bao bì sản phẩm trên Hình 2 và đặc biệt là bao bì sản phẩm [theo định nghĩa trong TCVN 12978 (ISO 17364), 4.2] là đối tượng của tiêu chuẩn này.
Các thẻ tầng bao bì sản phẩm có thể được phân biệt so với các thẻ tầng sau hoặc tầng trước đó bằng cách sử dụng một phương pháp luận lựa chọn nhóm có chứa trong bộ thu phát/máy đọc RFID. Chức năng lựa chọn nhóm này chấp nhận bộ thu phát và hỗ trợ Hệ thống Thông tin Tự động (AIS) phân định nhanh chóng các thẻ cấp bao bì sản phẩm.
CHÚ DẪN
1 bao bì cấp một - bao bì tiêu dùng - (sản phẩm)
2 bao bì cấp hai - bao bì bọc ngoài - (gói sản phẩm)
3 bao bì cấp ba - bao bì vận chuyển - (đơn vị vận tải)
4 bao bì cấp ba - bao bì vận chuyển hợp nhất - (đơn vị vận tải)
5 palét - (vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng - RTI)
Hình 1 - Bao bì
Hình 2 - Các tầng chuỗi cung ứng
5.2 Vật phẩm bao bì có thể quay vòng
Các vật dụng tại tất cả các tầng trong chuỗi cung ứng được vận chuyển đến khách hàng theo dự kiến, sẽ được trả lại cho nhà cung cấp. Vật phẩm bao bì có thể quay vòng (RPI) là các tài sản có giá trị, cũng như là bao bì sản phẩm. RPI và cách phân định được đề cập trong Phụ lục A của TCVN 12978:2020 (ISO 17364:2013) và Phụ lục A của TCVN 12979:2020 (ISO 17365:2013).
5.3 Mã phân định vật phẩm đơn nhất
5.3.1 Yêu cầu chung
Việc phân định bao bì sản phẩm đơn nhất là một quá trình ấn định chuỗi dữ liệu đơn nhất cho từng bao bì riêng rẽ, hoặc trong trường hợp này là thẻ RFID liên quan đến bao bì sản phẩm. Chuỗi dữ liệu đơn nhất được gọi là mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất. Phân định vật phẩm đơn nhất của bao bì sản phẩm cho phép thu thập và quản lý dữ liệu ở mức độ chi tiết. Lợi ích của dữ liệu mức độ chi tiết là rõ ràng trong các các vùng có sự bảo trì, bảo hành và cho phép ghi lại các giao dịch điện tử. Độ chi tiết chỉ có thể nếu từng vật phẩm được gắn thẻ có cách phân định vật phẩm đơn nhất.
Gắn thẻ các tầng bao bì sản phẩm có thể phân định đơn nhất các sản phẩm, do đó tạo ra sự khác biệt giữa các bao bì sản phẩm giống nhau và bao bì sản phẩm không giống nhau. Gắn thẻ tầng bao bì sản phẩm cũng được sử dụng để phân định các bao bì sản phẩm bằng cách phân biệt các bao bì sản phẩm không giống nhau chứ không phân biệt các bao bì sản phẩm giống nhau. Cách thức này được sử dụng cho hàng hóa mà việc phân biệt cá thể hóa không thực tế hoặc không mong muốn.
Mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất được mô tả ở trên phải là mã phân định đơn nhất như mô tả trong TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4). Mã phân định vật phẩm đơn nhất (UII) tạo ra sự phân biệt chi tiết giữa các vật phẩm giống nhau được phân định bằng thẻ RFID. Thẻ ID đơn nhất (theo định nghĩa bởi ISO/IEC 15963) là một cơ chế để phân định đơn nhất các thẻ RFID và không phải là mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất được quy định trong tiêu chuẩn này.
Các thành phần dữ liệu tối thiểu cần thiết để phân định đơn nhất là mã phân định doanh nghiệp và số sêri là đơn nhất trong phạm vi mã phân định doanh nghiệp đó. Thông thường, một phần hoặc số model cũng cần để có được cách phân định đơn nhất.
Tiêu chuẩn này sử dụng các phương án phân định sau đây để phân định bao bì sản phẩm đơn nhất:
- mã phân định đơn nhất cho các vật phẩm trong chuỗi cung ứng [TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4)];
- Số thương phẩm toàn cầu được seri hóa theo GS1 (SGTIN).
5.3.2 Phân định quốc tế đơn nhất cho vật phẩm
Mã phân định đơn nhất theo TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) cung cấp các sơ đồ phân định cho các tầng khác nhau của chuỗi cung ứng, từ cấp vật phẩm (sản phẩm) đến cấp RTI (các vật phảm vận chuyển có thể quay vòng). Việc phân định các bao bì sản phẩm đơn nhất phải theo TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4). Sự phân định đơn nhất được thực hiện bởi ba thành phần:
a) mã quốc gia (IAC),
b) mã doanh nghiệp (CIN),
c) số seri (SN),
đặt trước đó là một AFI và Mã phân định dữ liệu (DI). Bảng ấn định mã AFI trong ISO/IEC 15961-3, Bộ ghi cấu trúc dữ liệu và được nêu trong Bảng 1 dưới đây cho phép phân định tầng chuỗi cung ứng, nghĩa là sản phẩm = 0xA1, đơn vị vận tải = 0xA2, vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng = 0xA3 và gpi sản phẩm = 0xA5.
Mã phân định dữ liệu phải là "25S". Cơ quan có thẩm quyền đăng ký theo TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) chỉ định IAC. CIN được chỉ định bởi cơ quan phát hành mã số. Công ty đăng ký với cơ quan phát hành ấn định số seri. Số seri không được dài hơn 20 ký tự chữ và số.
Bảng 1 - Ấn định AFI 1736x
AFI |
Cấu trúc hoặc chức năng được ấn định |
0xA1 |
TCVN 12981 (ISO 17367) gắn thẻ sản phẩm |
0xA2 |
TCVN 12979 (ISO 17365) đơn vị vận tải |
0xA3 |
TCVN 12978 (ISO 17364) vật phẩm vận tải có thể quay vòng hoặc vật phẩm bao bì có thể quay vòng |
0xA4 |
TCVN 12981 (ISO 17367) gắn thẻ sản phẩm, có chứa các vật liệu nguy hiểm |
0xA5 |
TCVN 12980 (ISO 17366) bao bì sản phẩm |
0xA6 |
TCVN 12980 (ISO 17366), bao bì sản phẩm, có chứa các vật liệu nguy hiểm |
0xA7 |
TCVN 12979 (ISO 17365) đơn vị vận tải, có chứa các vật liệu nguy hiểm |
0xA8 |
TCVN 12978 (ISO 17364) vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng hoặc vật phẩm bao bì có thể quay vòng, có chứa các vật liệu nguy hiểm |
0xA9 |
TCVN 12977 (ISO 17363) công te nơ chở hàng |
0xAA |
TCVN 12977 (ISO 17363) công te nơ chở hàng, có chứa các vật liệu nguy hiểm |
EPC không sử dụng AFI; do đó không có AFI dùng cho RTI được sử dụng trong các ứng dụng bán lẻ có EPC. AFI 0xA5 có thể được sử dụng cho bao bì sản phẩm chỉ dành cho hàng hóa không phải là hàng tiêu dùng. Phụ lục B cung cấp một thảo luận chuyên sâu về cách tiếp cận của ISO để mã hóa.
Để xác định cấp [theo nghĩa trong TCVN 8021 (ISO/IEC 15459)], mã phân định đơn nhất phải có một mã phân định cấp liên quan, đó là Mã phân định Dữ liệu "25S". Trong tiêu chuẩn này, mã phân định đơn nhất của bao bì sản phẩm phải dài không quá 35 ký tự chữ và số, ngoại trừ Mã phân định dữ liệu (an3+an..35). Xem Bảng 2. Với sự thỏa thuận chung của các đối tác thương mại, độ dài này có thể được kéo dài đến 50 ký tự (an3+an..50).
Bảng 2 - Chuỗi thành phần ISO Ull
Định dạng Bảng đăng ký |
|
Mã phân định dữ liệu |
IAC, mã doanh nghiệp (CIN), số seri |
25S |
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 ... N35 |
5.3.3 Số phân định thương phẩm toàn cầu được seri hóa (SGTIN)
Số phân định thương phẩm toàn cầu được seri hóa theo GS1 EPC (SGTIN-96) là Mã phân định vật phẩm đơn nhất (UII) có khả năng cung cấp phân định vật phẩm đơn nhất của bao bì sản phẩm.
Bảng 3 - Chuỗi thành phần SGTIN-96
|
Giá trị đầu |
Giá trị lọc |
Phân vùng |
Tiền tố Công ty |
Tham chiếu Vật phẩm |
Số Seri |
Số lượng bit |
8 |
3 |
3 |
20 đến 40 |
24 đến 4 |
38 |
Tham chiếu |
00110000a |
_b |
_b |
999 999 to 999 999 999 999c |
9 999 999 to 9c |
274 877 906 943d |
CHÚ THÍCH Phạm vi giá trị thập phân tối đa của Tiền tố Công ty và trường Tham chiếu Vật phẩm thay đổi tùy theo nội dung của trường phân vùng. a Giá trị nhị phân. b Tham khảo GS1 EPC, Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ phiên bản 1.6 cho các giá trị c Phạm vi thập phân tối đa. d Giá trị thập phân tối đa. |
SGTIN bao gồm các thành phần thông tin sau:
a) Giá trị đầu, được xác định trong GS1 EPC, Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ, Phiên bản 1.6. Độ dài tám (8) bít và đối với SGTIN-96 là giá trị 0x30. Trong khi phần còn lại của tài liệu mô tả SGTIN-96, Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ GS1 EPC cũng mô tả một phiên bản dài hơn.
b) Giá trị lọc, được xác định trong Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ GS1 EPC Phiên bản 1.6. Giá trị lọc độ dài ba (3) bit và xác định liệu EPC dành cho vật phẩm thương mại bán lẻ, nhóm vật phẩm thương mại chuẩn hay một vật phẩm giao dịch tiêu dùng/vận chuyển đơn lẻ.
c) Phân vùng, được xác định trong Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ GS1 EPC Phiên bản 1.6. Phân vùng độ dài ba (3) bit, mang một trong bảy (7) giá trị, và phân định vị trí chia Tiền tố Công ty và số tham chiếu vật phẩm.
d) Tiền tố Công ty, được ấn định bởi GS1 cho một tổ chức. Tiền tố Công ty giống như các chữ số Tiền tố Công ty trong mã thập phân GS1 GTIN. Tiền tố Công ty kết hợp và Tham chiếu Vật phẩm dài 44 bít (13 chữ số thập phân).
e) Tham chiếu Vật phẩm, được ấn định bởi bộ phận "Công ty" cho một sản phẩm cụ thể. Tiền tố Công ty kết hợp và Tham chiếu Vật phẩm dài 44 bit (13 chữ số thập phân).
f) Số sêri được ấn định bởi bộ phận quản lý cho một đối tượng riêng lẻ. Cách biểu thị EPC chỉ có thể có khả năng biểu thị cho một tập hợp con Số sêri được phép trong Yêu cầu kỹ thuật chung của GS1. Cụ thể, chỉ những số sêri bao gồm một hoặc nhiều chữ số, không có số 0 đứng đầu mới được phép. Độ dài của Số sêri là 38 bít.
5.4 Yêu cầu phân định khác
Tiêu chuẩn này không hủy bỏ hoặc thay thể bất kỳ yêu cầu ghi nhãn hoặc dán nhãn nào.
Tiêu chuẩn này nhằm đáp ứng các yêu cầu phân định bao bì sản phẩm tối thiểu của nhiều ứng dụng và nhóm ngành. Như vậy, tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một loạt các ngành công nghiệp, mỗi ngành có thể có hướng dẫn thực hiện riêng. Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng bổ sung cho các yêu cầu ghi nhãn bắt buộc khác.
6 Sự khác biệt trong phạm vi một tầng
6.1 Quá trình kinh doanh
Các quá trình kinh doanh như các quá trình được mô tả dưới đây là minh họa cho các ứng dụng được đưa ra theo tiêu chuẩn này.
Mua hàng: đặt lệnh, bao gồm nhận biết các quy định kỹ thuật và các yêu cầu có liên quan, có thể đơn giản hóa bằng cách trích dẫn các dữ liệu tiếp nhận gốc của vật phẩm, sử dụng ID đơn nhất của thẻ RFID như một khóa mã cơ sở dữ liệu.
Vận chuyển: Khi các vật phẩm có cấu hình và dung lượng khác nhau, ví dụ: với việc nạp tải phần mềm máy tính để phân biệt các vật phẩm có hình thức, quy cách và chức năng giống hệt nhau, các vật phẩm này có thể được lưu hành và vận chuyển cùng với thẻ đọc, bảo đảm đã vận chuyển đúng vật phẩm, cấp truy nguyên và theo dõi không xâm nhập có thể coi là đầu nối đến ứng dụng RFID khi vận chuyển cấp cao hơn được liệt kê trong các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn này.
Tiếp nhận: Việc thu thập các dữ liệu không cần đến gần có thể rút ngắn thời gian gian thu thập dữ liệu, hỗ trợ các hệ thống quản lý hàng tồn kho tự động, và có thể cung cấp giao dịch điện tử của bản ghi hàng tồn kho sớm hơn nhiều trong quá trình quản lý này. Việc nắm bắt sớm về hàng tồn có trong kho có thể giảm sự thiếu hàng và giảm chi phí vận chuyển dự kiến.
Khâu trung gian: Ngoài ghi lại nhận hàng nhập và các chuyến hàng xuất khẩu, có thể phân loại vật phẩm gắn thẻ. Nhiều vật phẩm có nhãn ở mặt ngoài (ghi nhãn) được sử dụng để đọc thay cho thẻ sản phẩm.
Công việc trong quá trình: được sử dụng để truy xuất các thành phần riêng lẻ và tập hợp cuối cùng (hóa đơn vật liệu), và kiểm soát vật phẩm bất kỳ thông qua quá trình chế tạo hoặc sản xuất.
- Duy trì: liên quan đến công việc trong quá trình, được phân biệt bởi các chức năng trước và sau công việc thực tế. Điều này bao gồm phân tích lỗi, phân định, chuẩn bị đóng gói và đóng bao bì.
- Kiểm soát hàng tồn kho: cấp độ phân theo loại theo seri của vật phẩm mang lại độ chi tiết về sự hiển thị để hỗ trợ quản lý các vật phẩm riêng lẻ. Điều này cho phép thu thập dữ liệu, truy xuất và truy tìm các vật phẩm riêng lẻ, lựa chọn điểm phát hành.
- Loại bỏ: nhận biết vật phẩm là tái chế hoặc có yêu cầu loại bỏ khác.
- Chọn và chuyển đi: lựa chọn các vật phẩm từ một bao gói hoặc đơn vị vận tải trước khi chuyển vào kho hàng, ở vị trí trong kho hoặc vị trí lưu trữ khác cần cho một tài sản cụ thể hoặc cần có nhận biết về vật phẩm cụ thể đã chọn.
- Chọn và đặt: lựa chọn các vật phẩm từ vị trí trong kho hoặc vị trí lưu trữ khác cần cho một tài sản cụ thể hoặc cần có nhận biết về vật phẩm cụ thể đã chọn, liên quan đến việc đặt vật phẩm vào hoặc lên một tài sản khác liên quan đến sản xuất hoặc quá trình lắp ráp.
- Phân loại: quá trình đưa các vật phẩm riêng lẻ thành các nhóm dựa trên một số tiêu chí lựa chọn, thường được thực hiện nhanh.
- Phân định: quá trình là một phần không thể tách rời của từng chức năng được nêu ở trên. Phân định cho thấy sự khác biệt rõ ràng của một vật phẩm trong quá trình kinh doanh đang sử dụng. Phân định có thể ở cấp vật phẩm riêng rẽ cho các sản phẩm đã phân loại theo seri hoặc hàng hóa cho các sản phẩm không phân loại theo seri. Phân định thường là quá trình cơ sở cho các cách sử dụng khác của thẻ.
- Cấu trúc liên kết mạng: có thể được sử dụng để xác định các điểm hoặc vị trí riêng biệt trên mạng.
- Quản lý cấu hình: phân định riêng biệt các vật phẩm thành phần riêng lẻ có thể tạo ra một tổ hợp cao hơn. Dữ liệu thành phần này có thể được xếp theo trình tự để bao gồm từng cấp nhiều cấu hình (ví dụ: bảng mạch bên trong vô tuyến được cài đặt trong bộ liên lạc của máy bay).
Các quá trình kinh doanh khác nhau được giới hạn bởi chuỗi cung ứng sẽ sử dụng các nhóm chức năng và quá trình khác nhau được nêu ở trên. Việc đọc, ghi hoặc xóa dữ liệu đến/đi từ thẻ là nhằm mục đích phân định và thu thập dữ liệu về sản phẩm và quá trình liên quan và phải được tích hợp vào các quá trình kinh doanh theo yêu cầu của chủ sở hữu quá trình kinh doanh.
6.2 Lô/loạt, số sêri và mục đích để phân định sản phẩm
Giống như các quá trình kinh doanh khác nhau có các yêu cầu dữ liệu khác nhau, các vật phẩm khác nhau sẽ có các yêu cầu phân định khác nhau. Bất cứ khi nào có thể, nên tránh các dữ liệu bổ sung trong các sơ đồ phân loại thông minh hoặc theo cấu trúc, ví dụ: các dữ liệu bổ sung như số phần hoặc số lô trong sơ đồ phân loại theo seri. Một cách lý tưởng, sự phân loại theo seri là duy nhất trong doanh nghiệp.
Mức phân định thấp nhất chỉ là ID sản phẩm. Các vật phẩm theo lô và loạt phải được ghi nhãn bằng ID sản phẩm và lô hoặc loạt mà vật phẩm cụ thể đó thuộc về. Các vật phẩm đã phân loại phải được ghi nhãn bằng một số sêri đơn nhất phù hợp với phần tương ứng của TCVN 8021 (ISO/iEC 15459), trong đó nêu chi tiết các phương pháp phân loại theo seri để cung cấp cách phân định đơn nhất.
Thuốc là điển hình của loại vật phẩm được sản xuất và quản lý ở cấp lô nhưng được bán và sử dụng ở cấp vật phẩm. Do đó, một liều thuốc cụ thể sẽ yêu cầu phân định duy nhất liều đó và khả năng tham chiếu trở lại lô sản xuất ban đầu. Tra cứu thông tin liên quan trên hệ thống thông tin có thể thực hiện tham chiếu này.
6.3 Sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp/chính phủ
Các xem xét về quyền bảo mật cá nhân đưa ra một bộ xem xét duy nhất cho các sản phẩm tiêu dùng trái ngược với các sản phẩm chỉ dành riêng cho các ngành công nghiệp/chính phủ. Các quy định về quyền bảo mật của người tiêu dùng phải được xem xét trong thiết kế và vận hành của mọi trường hợp bao bì sản phẩm ở cấp người tiêu dùng. Mã hóa và bảo mật dữ liệu được nêu trong Điều 8.
7 Nội dung dữ liệu
7.1 Giới thiệu
Các điều từ 7.2 đến 7.7 mô tả nội dung dữ liệu của các thẻ RFID cho tầng bao bì sản phẩm. Trong số các dữ liệu mà thẻ này xác định có:
- các thành phần dữ liệu sẽ hoặc có thể có trên thẻ,
- cách thức phân định các thành phần dữ liệu (ngữ nghĩa), cách biểu thị các thành phần dữ liệu trong bộ nhớ thẻ, và
- cách sắp xếp các thành phần dữ liệu trong bộ nhớ của thẻ.
7.2 Thành phần dữ liệu của hệ thống
7.2.1 Phân định bao bì sản phẩm đơn nhất
Thành phần dữ liệu đầu tiên trên thẻ phải là phân định đơn nhất được mô tả trong TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4). Độ dài và bản chất của phân định đơn nhất này được xác định trong thành phần dữ liệu. Đối với thẻ theo ISO/IEC 18000-63, Kiểu C và ISO/IEC 18000-3, phương thức 3 thành phần dữ liệu "phân định đơn nhất" được tách biệt khỏi mọi dữ liệu bổ sung (Dữ liệu người dùng) theo cấu tạo bộ nhớ. Thành phần dữ liệu phân định đơn nhất sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ Ull (Dải 01), với bất kỳ dữ liệu bổ sung nào được lưu trữ trong bộ nhớ người dùng (Dải 11). Theo tiêu chuẩn này, mã phân định đơn nhất của các bao bì sản phẩm có thể dài đến 35 ký tự chữ và số, ngoại trừ Mã phân định dữ liệu (an3+an..35).
Theo thỏa thuận của các đối tác thương mại, độ dài này có thể được kéo dài đến 50 ký tự (an3+an..50). Phụ lục B cung cấp một phân tích chuyên sâu về mã hóa.
7.2.2 Ngữ nghĩa dữ liệu
Các thẻ chỉ mã hóa phân định sản phẩm đơn nhất cần tuân theo ISO/IEC 15961. Cấu trúc dữ liệu này phải tuân theo Phụ lục C. Các thẻ chứa cấu trúc dữ liệu phức tạp hoặc bộ dữ liệu lớn hơn phải bao gồm ngữ nghĩa theo TCVN 8020 (ISO/IEC 15418) và Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
7.2.3 Cú pháp dữ liệu
Các thẻ chỉ mã hóa danh tính được coi là không có cú pháp. Các thẻ chứa cấu trúc dữ liệu phức tạp hoặc bộ dữ liệu lớn hơn phải tuân theo Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
7.2.4 Bộ ký tự thẻ
Các thẻ dùng Mã phân
định dữ liệu sẽ sử dụng các ký tự từ bộ ký tự 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A,
B, C, D, E, F, G, H, I, J , K, L,
M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z,
[, \, ], :, ;, <, =,> ,? , @, (.), *, +, /,
7.3 Cấu trúc thẻ
7.3.1 Mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất
Dải bộ nhớ "1" của bao bì sản phẩm phải chứa AFI được xác định theo ISO/IEC hoặc EPC được xác định theo EPC GS1. AFI theo ISO/IEC 15961 đối với bao bì sản phẩm là 0xA2, các bít 0x18 - 0x1 F theo mô tả trong Bảng 1 và Bảng 4. Xác nhận theo các tiêu chuẩn ISO (bao gồm AFI) khi bít 0x17 được đặt thành "1". Ngoài ra, xác nhận để lập mã GS1 EPC khi bit 0x17 được đặt thành "0" theo mô tả trong tiêu chuẩn dữ liệu thẻ GS1 EPC.
CHÚ THÍCH SGTIN 96 bit được biểu thị bằng các giá trị đầu EPC 0x30.
7.3.2 Bộ nhớ thẻ
Hình 3 thể hiện sơ đồ của bộ nhớ thẻ.
Hình 3 - Sơ đồ bộ nhớ được phân đoạn
7.3.3 Dải bộ nhớ thẻ
Bộ nhớ thẻ sẽ được phân tách thích hợp thành bốn dải riêng biệt, mỗi dải có thể chứa một hoặc nhiều từ bộ nhớ. Một sơ đồ bộ nhớ logic được nêu trong Hình 3. Các dải bộ nhớ như sau:
a) Bộ nhớ dự trữ (MB00): sẽ chứa mật khẩu triệt tiêu và mật khẩu truy cập. Mật khẩu triệt tiêu sẽ được lưu trữ tại các địa chỉ bộ nhớ từ 0x00 đến 0x1 F; mật khẩu truy cập sẽ được lưu trữ tại các địa chỉ bộ nhớ từ 0x20 đến 0x3F. Nếu thẻ không thực hiện mật khẩu triệt tiêu và/hoặc mật khẩu truy cập, thẻ sẽ đóng vai trò như có mật khẩu giá trị-không bị khóa/ghi vĩnh viễn, và các vị trí bộ nhớ tương ứng trong bộ nhớ dự trữ không cần tồn tại.
b) Bộ nhớ Ull (MB01): sẽ chứa CRC-16 tại các địa chỉ bộ nhớ từ 0x00 đến 0x0F, các Bit kiểm soát giao thức (PC) tại các địa chỉ bộ nhớ từ 0x10 đến 0x1 F và mã, tức là UII, xác định đối tượng mà thẻ đó được hoặc phải được đính kèm bắt đầu tại địa chỉ 0x20. PC được chia nhỏ (xem Bảng 4 và Hình B.2). CRC-16, PC và Ull sẽ được lưu trữ MSB trước tiên (MSB của Ull được lưu trữ ở vị trí 0x20).
c) Bộ nhớ TID (MB10): sẽ chứa mã phân định cấp phân phối 8 bit theo ISO/IEC 15963 tại các vị trí bộ nhớ 0x00 đến 0x07. Bộ nhớ TID phải chứa đủ thông tin phân định trên 0x07 cho Bộ thu phát để xác định đơn nhất các lệnh tùy chỉnh và/hoặc các tính năng tùy chọn hỗ trợ thẻ.
Đối với các thẻ EPC có mã phân định cấp phân phối theo ISO/IEC 15963 là 111000102, thông tin phân định này sẽ bao gồm một mã phân định bộ thiết kế che chắn thẻ 12 bit tại các vị trí bộ nhớ 0x08 đến 0x13 và số model thẻ 12 bít tại các vị trí bộ nhớ 0x14 đến 0x1F. Thẻ có thể chứa dữ liệu cụ thể của thẻ và nhà cung cấp (ví dụ: số sêri thẻ) trong bộ nhớ TID trên 0x1 F.
Đối với các thẻ theo TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) hoạt động phù hợp với ISO/IEC 18000-63, Kiểu c và mã phân định cấp phân phối theo ISO/IEC 15963 là 111000002 (0xE0), thông tin phân định này sẽ bao gồm số đăng ký nhà sản xuất IC 8 bit tại các vị trí bộ nhớ 0x08 đến 0x0F và số sêri 48 bit được nhà sản xuất IC cấp từ các vị trí bộ nhớ 0x10 đến 0x3F.
Đối với các thẻ theo TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) hoạt động phù hợp với ISO/IEC 18000-3, Phương thức 3 và có mã phân định cấp phân phối theo ISO/IEC 15963 là 111000002 (0xE0), thông tin phân định này sẽ bao gồm số đăng ký nhà sản xuất IC 8 bit tại các vị trí bộ nhớ 0x08 đến 0x0F và số sêri 48 bit được nhà sản xuất IC cấp từ các vị trí bộ nhớ 0x10 đến 0x3F.
Đối với các thẻ theo TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) hoạt động phù hợp với ISO/IEC 18000-63, Kiểu C và ISO/IEC 18000-3, Phương thức 3 và có mã phân định cấp phân phối ISO/IEC 15963 là 111000112 (0xE3), thông tin phân định này sẽ bao gồm số đăng ký nhà sản xuất IC 8 bít tại các vị trí bộ nhớ 0x08 đến 0x0F, bộ nhớ người dùng 16 bít và xác định kích thước theo ISO/IEC 15963 từ các vị trí bộ nhớ 0x10 đến 0x1F và số sêri 48 bít được nhà sản xuất IC cấp từ các vị trí bộ nhớ 0x20 đến 0x4F.
d) Bộ nhớ người dùng (MB11): cho phép lưu trữ dữ liệu cụ thể của người dùng. Định dạng lưu trữ được mô tả trong ISO/IEC 15961 và ISO/IEC 15962 xác định cách cấu tạo bộ nhớ. Sự hiện diện của dữ liệu trong bộ nhớ người dùng MB11 phải được biểu thị bằng chữ số "1" trong bit PC 0x15. Số 0 trong bit PC 0x15 sẽ chỉ ra rằng không có bộ nhớ người dùng tại MB11 hoặc không có dữ liệu trong MB11. Thông tin thêm về MB11 có thể xem trong Phụ lục B.
7.4 Bit kiểm soát giao thức (PC)
Các bit PC chứa thông tin tầng vật lý mà một thẻ tán xạ ngược với Ull của nó trong quá trình kiểm kê. Có 16 bit PC, được lưu trữ trong bộ nhớ Ull tại các địa chỉ 0x10 đến 0x1 F, với các giá trị bít được xác định như sau:
- Bits 0x10 đến 0x14: Độ dài của (PC + UII) mà thẻ tán xạ ngược, bằng các từ:
- 000002: một từ (địa chỉ 0x10 đến 0x1 F trong bộ nhớ Ull).
- 000012: hai từ (địa chỉ 0x10 đến 0x2F trong bộ nhớ Ull).
- 000102: ba từ (địa chỉ 0x10 đến 0x3F trong bộ nhớ Ull).
- 111112: 32 từ (địa chỉ 0x10 đến 0x20F trong bộ nhớ Ull).
- Bit 0x15: Bộ nhớ người dùng; phải được đặt thành "0" đối với các thẻ không có dữ liệu trong bộ nhớ người dùng (MB "11") hoặc các thẻ không có Bộ nhớ người dùng và phải được đặt thành "1" đối với các thẻ có dữ liệu trong bộ nhớ người dùng.
Bit 0x16: Phải được đặt thành"0", nếu không có các bit PC (XPC) mở rộng hoặc các bit XPC có giá trị không và phải được đặt thành "1" nếu các bit PC được mở rộng thêm 16 bít.
CHÚ THÍCH 1 Nếu thẻ thực hiện các bit XPC thì bit PC 0x16 phải là OR logic của nội dung bit XPC. Thẻ lập trình OR logic này và sắp xếp kết quả vào bit PC 0x16, khi bật nguồn. Máy đọc có thể chọn trên bit này và các thẻ sẽ tán xạ ngược.
CHÚ THÍCH 2 XPC sẽ được đặt hợp lý tại từ 32 của bộ nhớ Ull. Nếu máy đọc muốn chọn trên các bit XPC thì XPC sẽ phát lệnh Chọn nhằm tới mục tiêu vị trí bộ nhớ này.
- Bit 0x17: Phải được đặt thành "0" nếu mã hóa EPC và phải được đặt thành "1" nếu mã hóa theo ISO/IEC 15961, AFI trong các Bit 0x18 - 0x1 F.
- Bit 0x18 - 0x1F: Các bít thuộc tính có giá trị mặc định là 000000002 và có thể bao gồm AFI như được định nghĩa trong ISO/IEC 15961 (khi mã hóa thẻ theo tiêu chuẩn ISO). MSB của NSI được lưu trữ trong vị trí bộ nhớ 0x18. Bit 0x1F đã được chỉ định trong hệ thống GS1 EPC sẽ được sử dụng làm chỉ số cho thấy bao bì sản phẩm có chứa Vật liệu Nguy hiểm.
Giá trị PC mặc định (không được lập trình) phải là 0x0000.
Bảng 4 tóm tắt nội dung.
Bảng 4 - Bộ nhớ được phân đoạn - Dải bộ nhớ "01"
Các Bit kiểm soát giao thức chạy từ 0x10 đến 0x1F |
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
0/1 |
0/1 |
0/1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
1A |
1B |
1C |
1D |
1E |
1F |
Chỉ số độ dài |
Bộ nhớ người dùng |
bit XPC |
EPC/ISO bit = 1 |
Mã phân định họ ứng dụng ISO (AFI) |
|||||||||||
Chỉ số độ dài |
Bộ nhớ người dùng |
bit XPC |
EPC/ISO bit = 0 |
Bit thuộc tính EPC |
Vật liệu nguy hiểm |
7.5 Thành phần dữ liệu
7.5.1 Mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất
Ull bao bì sản phẩm phải có trên tất cả các thẻ bao bì sản phẩm phù hợp. Đối với các thẻ không bán lẻ, mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất phải tuân theo TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) và sẽ được sử dụng như mô tả trong 5.3.2. Đối với các thẻ bán lẻ, mã phân định bao bì sản phẩm đơn nhất phải tuân theo Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ GS1 EPC, Phiên bản 1.6 cho SGTIN-96 và phải được sử dụng như mô tả trong 5.3.3.
7.5.2 Hàng hóa nguy hiểm
Đối với các bao bì sản phẩm được phân loại là nguy hiểm, thẻ RFID để lưu giữ, vận chuyển hoặc sử dụng phải chứa một bit tham chiếu chỉ rõ vật liệu đó là nguy hiểm. Ngoài ra theo quy định và luật, có thể cần phân loại chi tiết hơn về mối nguy hiểm trên thẻ. Việc cài đặt bit ("1") để chỉ dẫn người xử lý vật liệu đến Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu kèm theo. Việc phân loại bổ sung này sẽ không bắt buộc trừ khi nổ cung cấp các dữ liệu về độ nguy hiểm thay thế đã được duyệt khác với yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Mã hàng hóa nguy hiểm cụ thể phải bao gồm Mã phân định dữ liệu và bộ định tính phù hợp. Chúng phải được đưa vào trong bộ nhớ dữ liệu người dùng. Sự có mặt của vật liệu nguy hiểm đối với bao bì sản phẩm EPC được chỉ rõ bởi bit "0x1 F" của dải bộ nhớ MB01 như xác định trong ISO/IEC 18000-63, Kiểu C và ISO/IEC 18000-3 Phương thức 3. Sự có mặt của vật liệu nguy hiểm đối với bao bì sản phẩm ISO được chỉ rõ bằng AFI "0xA5", trong các bít "0x18" đến "0x1 F" của dải bộ nhớ MB01 như xác định trong ISO/IEC 18000-63, Kiểu C và ISO/IEC 18000-3 Phương thức 3.
Tiêu chuẩn này không hủy bỏ hoặc thay thế bất kỳ yêu cầu ghi nhãn hoặc dán nhãn an toàn, hoặc quy định hiện hành nào. Tiêu chuẩn này nhằm đáp ứng các yêu cầu phân định bao bì sản phẩm tối thiểu của nhiều ứng dụng và nhóm ngành. Như vậy, tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một loạt các ngành công nghiệp, mỗi ngành có thể có hướng dẫn thực hiện riêng. Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng bổ sung cho các yêu cầu ghi nhãn bắt buộc khác.
7.5.3 Dữ liệu tùy chọn
Tùy thuộc vào loại và dung lượng thẻ, dữ liệu tùy chọn có thể được ghi vào thẻ theo yêu cầu. Thỏa thuận giữa các đối tác thương mại là không bắt buộc. Dữ liệu tùy chọn có thể được mã hóa hoặc bảo mật theo quyết định của người viết thẻ. Lưu ý là các dữ liệu đã mã hóa hoặc bảo mật có thể không đọc được bởi các ứng dụng tiếp theo hoặc người dùng. Trừ khi được viết ở định dạng chỉ-đọc hoặc đã khóa, dữ liệu tùy chọn có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi bởi ứng dụng tiếp theo. Dữ liệu tùy chọn phải theo ISO/IEC 15434 (cú pháp) và ISO/IEC 15418 ngữ nghĩa bằng cách sử dụng ISO/IEC 15962, xem Phụ lục B.
7.6 Truy xuất nguồn gốc
Phân định đơn nhất cho phép truy xuất nguồn gốc. Truy xuất nguồn gốc có thể liên quan đến các vật phẩm cụ thể có khả năng phân biệt giữa các vật phẩm giống nhau, truy xuất nguồn gốc cũng có thể liên quan đến các nhóm vật phẩm giống nhau, phân biệt các nhóm vật phẩm này với các vật phẩm không giống khác.
Các sơ đồ phân loại theo seri phải áp dụng TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4).
Truy xuất nguồn gốc các vật phẩm hàng hóa có thể đạt được bằng cách ghép nối các thành phần dữ liệu đại diện cho nhà sản xuất, số phần/model và số lô hoặc loạt được ấn định bởi nhà sản xuất.
7.7 Số seri vật phẩm đơn nhất
Phân định vật phẩm đơn nhất phải được đảm bảo bằng cách kết hợp ba thành phần dữ liệu: mã quốc gia (IAC), mã phân định doanh nghiệp (liên quan đến IAC) và số seri đơn nhất như mô tả trong TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) sử dụng các quy tắc của TCVN 8021-3 (ISO/IEC 15459-3).
Các định dạng dữ liệu thẻ bao bì sản phẩm RFID phải sử dụng AFI trong các bit 0x18 đến 0x1 F có bit 0x17 bằng với "1". Danh mục giá trị AFI có thể tìm trong Bảng 1.
8 Bảo mật dữ liệu
8.1 Tính bảo mật
Người dùng thẻ muốn chỉ những người dùng được ủy quyền mới đọc được thẻ có dữ liệu đã ghi được bảo mật/bảo vệ. Thẻ phải có dữ liệu được bảo mật/bảo vệ đã ghi vào thẻ và đọc từ thẻ mà không bị ảnh hưởng bởi thiết kế hoặc cấu trúc thẻ. Việc sử dụng tính năng này sẽ theo quyết định của người dùng. Loại bảo mật/bảo vệ được sử dụng phải tương ứng với mức độ rủi ro và khả năng bị tấn công có liên quan đến dữ liệu thẻ, và phải được thỏa thuận giữa doanh nghiệp viết thẻ và bất kỳ/tất cả người đọc/người dùng dữ liệu được ủy quyền
8.2 Tính toàn vẹn dữ liệu
Các thẻ phải có khả năng ngăn chặn sự thay đổi hoặc xóa dữ liệu, thường được gọi là Khóa dữ liệu. Việc khóa dữ liệu phải do người dùng quyết định, ngoại trừ thẻ ID (MB10), sẽ được khóa bởi nhà sản xuất. Cần có CRC-16 để tăng cường tính toàn vẹn của dữ liệu. Vị trí của CRC-16 lưu trữ sẽ theo như sơ đồ bộ nhớ trong Hình 2.
8.3 Xác thực bộ thu phát
Sơ đồ lưu trữ dữ liệu thẻ cho bộ nhớ người dùng và giao thức truyền dữ liệu tương lai phải được cung cấp tùy chọn kích hoạt người dùng để yêu cầu xác thực của bộ thu phát trước khi đọc dữ liệu thẻ.
8.4 Dấu hiệu không hủy bỏ/kiểm tra
Các thẻ phải có khả năng hỗ trợ không hủy bỏ khi được lập trình để cung cấp bằng chứng không thể làm giả khi xảy ra một hành động cụ thể.
8.5 Xác thực sản phẩm/chống hàng giả
Tự các thiết bị RFID không ngăn được hàng giả. Seri hóa sản phẩm và chuỗi bảo hộ sản phẩm an toàn có thể hỗ trợ chống hàng giả. MB10 phải được seri hóa và khóa bởi nhà sản xuất thẻ. TID seri hóa đã khóa có thể hỗ trợ chống giả.
9 Phân định vật dụng được dán tem RFID
Thẻ RF và tem RF phù hợp với tiêu chuẩn này phải bao gồm một hoặc nhiều biểu tượng RFID được quốc tế chấp nhận. Các biểu tượng đã chấp nhận được thể hiện trong Hình 4 là các ví dụ về biểu tượng RFID và dấu niêm phong EPC theo mô tả trong ISO/IEC 29160.
Hình 4 - Biểu tượng theo ISO và EPC RFID
CHÚ THÍCH 1 Các biểu tượng ở trên chi đại diện cho giao diện không gian 860 MHz đến 960 MHz trong tiêu chuẩn này. Các ký hiệu giao diện không gian khác có thể tìm trong ISO/IEC 29160.
CHÚ THÍCH 2 Các hình ở trên có thể được vẽ với tỷ lệ theo kích thước phù hợp và áp dụng ở dạng tối trong sáng hoặc sáng trong tối.
10 Sao lưu trong trường hợp lỗi thẻ RF
10.1 Cách thể hiện con người có thể đọc
Cần cách thể hiện cách con người có thể đọc hoặc bản dịch con người có thể đọc về mã phân định vật phẩm đơn nhất.
ISO/IEC/TR 24729-1 cho thấy cách mã hóa trong phạm vi biểu tượng 2D có trong thẻ RF. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất là mã hóa cùng dữ liệu trong biểu tượng 2D và thẻ RF, sao cho máy tính chủ nhận được thông tin giống nhau, bất kể trong môi trường nào. Thực hiện cách mã hóa theo Phụ lục B.
Các mã vạch hai chiều theo tiêu chuẩn ISO, ví dụ: Data Matrix ECC 200 hoặc Mã QR hoặc thỏa thuận đối tác thương mại PDF417 được mã hóa theo ISO/IEC 15434 và TCVN 8020 (ISO/IEC 15418), phải được coi là bản sao lưu chính cho các thẻ RF trên các sản phẩm. Có thể xem xét mức độ sao lưu bồ sụng của cách thể hiện con người có thể đọc.
10.2 Bản dịch con người có thể đọc
HRI của các thẻ ISO hoặc EPC phải lá chữ hoa và chữ số đại diện cho dữ liệu được mã hóa theo quy định trong Phụ lục B.
Bản dịch dữ liệu con người có thể đọc trên thẻ là dữ liệu được chọn thay vì dữ liệu hoàn chỉnh và có thể có hoặc không chứa ngữ nghĩa dữ liệu. Nên sử dụng bản dịch con người có thể đọc khi có hạn chế về không gian hoặc cân nhắc về quyền bảo mật không cho phép sử dụng cách thể hiện con người có thể đọc.
10.3 Tiêu đề dữ liệu
Việc sử dụng các tiêu đề dữ liệu phải theo quy định trong ANS MH10.8.2 hoặc trong Yêu cầu kỹ thuật chung của GS1.
10.4 Sao lưu
Việc sử dụng thông tin con người có thể đọc được khuyến khích mạnh mẽ đối với dữ liệu quan trọng cho việc sử dụng hoặc bán vật phẩm và sẽ thực hiện sao lưu đầu tiên trong trường hợp thẻ RFID không thể đọc được/gây hiểu lầm vì bất kỳ lý do nào. Ở cấp bao bì sản phẩm, các đối tác thương mại phải đồng ý với mã vạch một chiều như Mã 128, theo mô tả trong ISO/IEC 15417 hoặc U.P.C. theo mô tả trong ISO/IEC 15420. Các đối tác thương mại phải đồng ý với mã vạch hai chiều được sử dụng như Data Matrix, theo mô tả trong ISO/IEC 16022 hoặc Mã QR, theo mô tả trong ISO/IEC 18004.
Nếu sử dụng phương tiện đọc quang học thì áp dụng Hình 5.
Hình 5 - Tiêu chuẩn chuỗi cung ứng cho mã vạch và mã vạch hai chiều
11 Hoạt động của thẻ
11.1 Giao thức dữ liệu
Giao thức dữ liệu trong tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ các yêu cầu của Phụ lục B.
11.2 Yêu cầu tính năng tối thiểu (phạm vi và tốc độ)
Tính năng của các thẻ phải đo theo ISO/IEC 18046-3. Yêu cầu tính năng tối thiểu số khác nhau đối với các ứng dụng chức năng khác nhau của RFID. Bảng 5 cho thấy các yêu cầu tính năng điển hình cho các thẻ thụ động để truyền dữ liệu thẻ lên đến 256 bit. Các yêu cầu kỹ thuật này cũng liên quan đến việc ghi thẻ. Khi đọc thẻ RF, có thể đạt được khoảng cách lớn hơn so với ghi vào thẻ RF[1]. Tính năng của bộ thu phát phải đo theo ISO/IEC 18046-2. Tính năng của các hệ thống phải đo theo ISO/IEC 18046-1.
Bảng 5 - Tính năng thẻ thụ động điển hình
Thông số |
860 MHz đến 960 MHz ISO/IEC 18000-63, Kiểu C |
13,56 MHz ISO/IEC 18000-3, Phương thức 3 |
Bao xa? [Khoảng cách đọc được hỗ trợ tối thiểu (tính bằng mét)] |
3 |
0,7 |
Nhanh như thế nào? [Tốc độ vật phẩm được hỗ trợ tối thiểu khi đọc (tính bằng kilômét trên giờ)] |
16 |
16 |
Bao nhiêu? [Đo hiệu quả hỗ trợ tối thiểu của tốc độ truyền dữ liệu thẻ và khả năng chống va chạm (tính bằng thẻ trên giây)] |
200a hoặc 500b |
200 |
a Giá trị này tương ứng với băng thông 200 kHz. b Giá trị này tương ứng với băng thông 500 kHz. |
11.3 Thông số về môi trường
Môi trường hoạt động sẽ thay đổi đáng kể theo vị trí. Phần mô tả về các yếu tố môi trường khác nhau liên quan đến RFID có thể tìm thấy trong ISO/IEC/TR 18001. Xem xét bộ thông số chung dưới đây, xuất phát từ cộng đồng người dùng bao bì sản phẩm.
Thẻ RFID trên bao bì sản phẩm phải hoạt động chính xác trong dải nhiệt độ từ -40 °C đến +70 °C. Thẻ phải chịu được các điều kiện khắc nghiệt hơn trong phạm vi từ -50 °C đến +85 °C trong một khoảng thời gian xác định.
- Độ ẩm tương đối 95 %.
- Kết cấu kho, kể cả giá đỡ.
- Phương thức vận chuyển.
- Tốc độ và hướng chuyển động của thẻ so với máy đọc.
- Hướng của thẻ so với máy đọc (nghĩa là được kiểm soát hoặc ngẫu nhiên).
- Khoảng cách đọc.
- Khoảng cách ghi (nếu có).
- Nhiễu điện từ từ động cơ, đèn huỳnh quang và thiết bị quang phổ khác.
- Đặc tính điện từ của vật phẩm được gắn thẻ.
- Giới hạn về hình dạng và kích thước trên ăng ten và yêu cầu để ngắt liên kết ăng ten khỏi vật phẩm được gắn thẻ.
- Giới hạn yếu tố tạo thành về kích thước, hình dạng, khả năng chịu áp lực, nhiệt độ, độ ẩm, làm sạch và các tạp chất [bụi, dầu (thực phẩm tự nhiên, dầu mỏ và chất tổng hợp), axit và kiềm].
- Phương pháp kèm theo yếu tố tạo thành.
- Độ bền của máy đọc đối với nóng, ẩm và va đập.
- Quy định về sức khỏe và an toàn.
Mô tả về các yếu tố môi trường khác nhau có liên quan đến RFID cũng có thể tìm trong ISO/IEC/TR 18001.
Tính năng của RFID thụ động (phạm vi và tốc độ) có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi có kim loại và/hoặc chất lòng trong công te nơ, đơn vị vận tải hoặc sản phẩm (đóng gói). Có thể che chắn thích hợp để giảm nhiễu.
Nếu quá trình yêu cầu tốc độ đọc liên tục vượt quá 200 thẻ trên giây thì nên xem xét đọc song song.
11.4 Định hướng thẻ
Hoạt động xử lý không thể dự đoán hướng của các sản phẩm (đóng gói) riêng lẻ ở cấp đóng gói và vận chuyển cao hơn. Điều này có thể cản trở việc sử dụng hiệu quả các thiết bị đọc tại hiện trường và/hoặc trên đường đi.
11.5 Vật liệu bao bì
Một loạt các vật liệu (như gỗ, kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy và vật liệu dệt) được sử dụng trong bao bì cấp một, các bao bì sản phẩm nhỏ và lớn. Ngoài ra còn sử dụng các vật liệu để mã hóa và phân định, cũng như dán nhãn và thể hiện thông tin cần thiết về mặt pháp lý. Các vật liệu này có thể gây nhiễu thiết bị RFID.
11.6 Tải va đập và mài mòn
Thông thường, các bao bì sản phẩm khác nhau chịu tải va đập trong quá trình xử lý vật lý. Điều này có thể dẫn đến hư hại cố ý hoặc vô ý cho thẻ RFID. Đặt và gắn thẻ sao cho giảm thiểu hư hại do va đập.
11.7 Thời gian sử dụng thẻ
Các thẻ được gắn vào bao bì sản phẩm phải được sử dụng liên tục trong suốt thời gian sử dụng gói sản phẩm. Thẻ RFID trên bao bì sản phẩm phải có khả năng được sử dụng liên tục trong suốt vòng đời của gói sản phẩm mà không bị hư hỏng.
11.8 Độ tin cậy tối thiểu của hệ thống
Các hệ thống nơi các thẻ được định vị, lập trình và trình bày cho thiết bị đọc theo 11.3 và ISO/IEC 18046, phải có độ tin cậy giá trị đọc tối thiểu là 99,99 %, tức là không quá một kết quả không đọc trong 10 000 lần đọc và độ chính xác giá trị đọc là 99,998 %, tức là không được quá hai lần đọc không chính xác trong 100 000 lần đọc.
11.9 Giao diện không gian
Thẻ RFID trên bao bì sản phẩm sẽ hoạt động ở một trong hai dài tần số và tuân theo các phần của ISO/IEC 18000. Các đối tác thương mại có thể thỏa thuận sử dụng ISO/IEC 18000-63, Kiểu C hoặc giao diện không gian ASK của ISO/IEC 18000-3 Phương thức 3. Khuyến nghị các thẻ hỗ trợ ISO/IEC 18000-63, Kiểu C cũng có thể hỗ trợ ISO/IEC 18000-3, Phương thức 3.
11.10 Yêu cầu về bộ nhớ cho ứng dụng
Các yêu cầu bộ nhớ cho thẻ RFID trên bao bì sản phẩm có thể được nhóm thành ba loại cơ bản: 96 bit, 256 bít và lớn hơn 256 bit. Các khảo sát công nghiệp đã đưa ra các khuyến nghị cho các nhà sản xuất chip RF để cung cấp loại 2 Kbit và 4 Kbit. Việc sử dụng các yêu cầu bộ nhớ thay thế không được làm thay đổi các thành phần dữ liệu tối thiểu và bắt buộc trong định dạng hoặc cấu trúc dữ liệu thẻ, như được quy định trong tiêu chuẩn này. Phụ lục A đề cập đến danh sách các trường dữ liệu hữu ích để quản lý vòng đời sản phẩm với tổng cộng 152 byte (1 216 bit).
11.11 Giao diện cảm biến, nếu có
Các cảm biến và pin được tích hợp vào trong hoặc trên thẻ, các hoạt động hoặc quản lý thẻ của chúng không được gây nhiễu hoạt động của thẻ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Các thẻ RFID trên bao bì sản phẩm được trang bị cảm biến phải tuân theo ISO/IEC/IEEE 21451-7 đối với giao diện có dây hoặc giao diện không dây.
O-QPSK 2,45 GHz tùy chọn của ISO/IEC/IEEE 8802-15-4 và ISO/IEC/IEEE 21451-5 phải được sử dụng cho giao diện không dây giữa thẻ/điểm truy cập và cảm biến.
11.12 Lựa chọn đồng hồ thời gian thực
Đồng hồ thời gian thực phải có trên các thẻ RFID bao bì sản phẩm có cảm biến và ứng dụng yêu cầu tem thời gian. Độ chính xác của thời gian so với Thời gian Phối hợp Quốc tế thực tế (UTC) không được lớn hơn ± 5 s mỗi ngày. Sự hiển thị về thời gian phải là UTC ("Z" - Zulu) và được định dạng theo mô tả trong TCVN ISO 8601, cụ thể là, yyyy-mm-ddThh:ssZ, ví dụ 2012-01-01T14:55Z. Khi diễn tả thời gian, chữ "T" đóng vai trò dấu phân cách giữa "dd" và "hh".
11.13 Xem xét về an toàn và khía cạnh pháp lý
Tất cả các thẻ, bộ thu phát và ăng ten tuân theo tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và quy định của quốc gia sử dụng công nghệ này. Việc sử dụng thẻ RFID thụ động hoặc bán thụ động (có hỗ trợ pin) phải bị hạn chế trong môi trường độc hại, như là ở gần hoặc xung quanh chất nổ hoặc khí dễ cháy, trừ khi các thiết bị này được chứng nhận là an toàn bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Tất cả các thẻ theo tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và quy định quốc gia, gồm có năng lượng, chế độ làm việc và bức xạ điện từ.
11.14 Dữ liệu không thể quan sát
Bản chất của dữ liệu không thể quan sát là khi các trường dữ liệu riêng lẻ trong thẻ được bảo vệ bởi lệnh của bộ thu phát, lệnh có thể thực hiện bất kỳ biện pháp bảo vệ nào được chọn, miễn là các biện pháp bảo vệ không làm ảnh hưởng, gây nhiễu hoặc làm giảm hoạt động của các thẻ khác trong chuỗi cung ứng.
11.15 Tái chế thẻ
Tất cả các thẻ gắn vào hoặc hợp nhất trên bao bì sản phẩm có thể được sử dụng để dễ dàng tái chế sản phẩm, bao bì và thẻ. Về mặt này, cũng có thể sử dụng lại thẻ sau khi lập trình lại, tuy nhiên không ảnh hưởng đến cấu trúc dữ liệu chuỗi cung ứng. Việc thực hiện chính xác phụ thuộc vào chi phí của thẻ và ý nghĩa môi trường của việc tái sử dụng/tái chế. Sẽ không thể sử dụng thẻ RF để tái chế nếu các thẻ "bị hỏng".
Khả năng tái chế của các thẻ bao bì sản phẩm được mô tả trong tiêu chuẩn này phụ thuộc vào các vật liệu thành phần được sử dụng trong các thẻ riêng lẻ. Nhà sản xuất thẻ phải ghi nhãn rõ ràng các thẻ sản phẩm bằng các hướng dẫn tái chế hoặc logo phù hợp để hỗ trợ việc loại bỏ thẻ đúng cách. Các hướng dẫn về tái chế thẻ có thể tìm trong ISO/IEC/TR 24729-2.
11.16 Tái sử dụng thẻ
Về mặt công nghệ, trên lý thuyết tất cả các thẻ RFID đều có thể tái sử dụng. Do các khía cạnh phân định đơn nhất của bao bì sản phẩm, bản chất gắn vĩnh viễn và chi phí thấp của các thẻ, thẻ cấp bao bì sản phẩm thường không được sử dụng lại cho các vật phẩm bán lẻ và vật phẩm hàng hóa thương mại.
Các vật phẩm quan trọng và có giá trị cao có thể sử dụng các thẻ chức năng cao hơn (đọc/ghi, bộ nhớ lớn hơn và có thể cảm biến), vì giá trị cao nên thẻ được tái sử dụng. Các thẻ dự định để tái sử dụng phải được ghi nhãn rõ ràng bằng các ký tự hoặc logo phù hợp mà con người có thể đọc, phân định, khôi phục và trả lại. Trước khi sử dụng lại, thẻ có thể tái sử dụng phải có phần đọc để kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu và làm sạch bộ nhớ người dùng.
12 Vị trí và trình bày thẻ
Hướng dẫn cho vị trí và trình bày thẻ có thể tìm trong ISO/IEC/TR 24729-1.
12.1 Vật dụng để gắn hoặc chèn thẻ
Khả năng gây nhiễu của kim loại và các vật liệu phản xạ khác cũng như chất lỏng và các vật liệu hấp thụ khác trong bao bì sản phẩm phải được xem xét khi thiết kế để giảm thiểu nhiễu loạn tín hiệu RF.
12.2 Hình dạng của bao gói/môi trường thẻ
Các thẻ RF phải được cố định vào gói sản phẩm theo cách để giảm thiểu nhiễu loạn tín hiệu RF. Điều này liên quan đến cả gói sản phẩm và các sản phẩm chứa trong đó. Xem ISO/IEC/TR 24729-1.
13 Yêu cầu đối với bộ thu phát và máy đọc tín hiệu
13.1 Xem xét về an toàn và khía cạnh pháp lý
Tất cả các thẻ RFID và bộ thu phát phải tuân theo IEEE C95-1 và hướng dẫn ICNIRP.
Tất cả các bộ thu phát và máy đọc phải tuân thủ các yêu cầu về công suất, băng thông và chế độ làm việc kèm theo tất cả các quy định về tần số vô tuyến cục bộ cho địa điểm mà chúng được sử dụng. Ngoài ra, tất cả các bộ thu phát và máy đọc dự định sử dụng trong môi trường nguy hiểm sẽ mang thông tin cụ thể phù hợp.
13.2 Bảo mật dữ liệu
13.2.1 Dữ liệu tổng hợp
Bảo mật dữ liệu tổng hợp phải là trách nhiệm của bên thu thập. Bên thu thập dữ liệu và bên thực hiện lưu trữ dữ liệu phải tuân thủ tất cả các quy định và quy tắc bảo mật cá nhân hiện hành liên quan đến thu thập, lưu trữ và phát tán dữ liệu cá nhân. Dữ liệu cá nhân được thu thập hoặc gắn liền với việc đọc thẻ RFID sẽ được bảo vệ và bảo mật giống như dữ liệu cá nhân được thu thập bằng các biện pháp khác.
13.2.2 Dữ liệu sở hữu riêng của công ty
Bảo mật dữ liệu bao bì sản phẩm được thu thập từ hoặc gắn liền với việc đọc thẻ RFID trên bao bì sản phẩm là trách nhiệm của công ty thu thập dữ liệu. Các công ty muốn giới hạn việc thu thập các dữ liệu Sở hữu riêng của công ty từ các thẻ sản phẩm RFID phải sử dụng các hình thức bảo mật dữ liệu phù hợp. Vỉ bảo mật/bảo vệ dữ liệu thẻ có thể bị xâm phạm, nên hạn chế việc sử dụng thẻ RFID trên bao bì sản phẩm để mang dữ liệu nhạy cảm, đã phân loại hoặc sở hữu riêng.
14 Khả năng tương tác, tương thích và không gây nhiễu với các hệ thống RF khác
Tất cả các hệ thống RFID bao gồm thẻ, bộ thu phát và máy đọc phải hoạt động trên cơ sở tuyệt đối không gây nhiễu với tất cả các hệ thống RF khác hoạt động trong cùng một phổ. Tất cả các hệ thống RFID bao gồm thẻ, bộ thu phát và máy đọc phù hợp với tiêu chuẩn này phải tương tác và tương thích ở tần số cụ thể được thiết kế.
Phụ lục A
(tham khảo)
Bảng các thành phần dữ liệu hữu ích để quản lý chu kỳ vòng đời sản phẩm
Bảng A.1 Các thành phần dữ liệu hữu ích để quản lý chu kỳ vòng đời sản phẩm
Tên |
Phân loại |
Vật phẩm |
Diễn giải |
Byte |
TID |
TID |
TID |
Mã phân định thẻ (ISO/IEC 15963) |
(32 bit) |
UII |
UII |
EPC |
(SGTIN) |
(96 bit) |
Mã phân định sản phẩm được ấn định bởi nhà sản xuất TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4)] |
Mã phân định dữ liệu |
Số vật phẩm được phân loại ("25S") |
|
|
Mã cơ quan ban hành |
|
|
||
Mã nhà sản xuất |
|
|
||
Mã sản phẩm |
Ví dụ: CF-L2M8WAXS |
|
||
Số seri |
Ví dụ: 3AKSB01019 |
3+50 |
||
Bộ nhớ người dùng |
Mã quốc tế của nhà sản xuất |
|
|
30 |
|
|
|
||
Vật liệu nguy hiểm |
Nhãn vật liệu nguy hiểm |
Nhãn vật liệu nguy hiểm |
1 |
|
Kiểm tra sản phẩm |
Kiểm tra số phân định sản phẩm |
5 |
||
Dữ liệu để bảo trì (dữ liệu này dùng cho cá nhân bảo trì tại văn phòng người tiêu dùng hoặc tại nhà) |
Ngày ký hợp đồng bảo trì |
Ngày ký hợp đồng bảo trì giữa công ty bảo trì và người dùng (YYM-MDD) |
6 |
|
Nhãn trao đổi các bộ phận |
Nhãn chỉ rõ một số bộ phận được thay bằng các bộ phận mới |
1 |
||
Nhãn cung cấp tiêu dùng |
Nhãn cung cấp tiêu dùng |
1 |
||
Ngày thay đổi cung cấp |
Ngày cung cấp tiêu dùng dịch vụ (YYMMDD) |
6 |
||
|
||||
Số giờ sử dụng |
Mất bao nhiêu giờ để cung cấp |
1 |
||
|
Ngày định dạng lại (dữ liệu này được sử dụng trong pha định dạng lại và bán lại) |
Ngày áp dụng định dạng lại |
Ngày thực hiện thủ tục định dạng lại (ngày người dùng chuyển vật phẩm định dạng lại đến công ty hoặc bên vận chuyển) YYMMDD |
6 |
Số ID áp dụng để định dạng lại |
Số ấn định để định dạng lại sản phẩm để phân định từng sản phẩm |
11 |
||
Phân loại sản phẩm |
Nhãn phân loại sản phẩm (ví dụ phân loại: màn hình máy tính, máy tính xách tay) nhãn này được sử dụng để phân loại lại các sản phẩm trong quá trình định dạng lại |
2 |
||
Ngày sản xuất |
Ngày sản xuất YYYYMMDD |
8 |
||
Độ bền lâu |
Khoảng thời gian tính theo năm từ ngày sản xuất |
2 |
||
Ngày bán lại |
Ngày bán lại các sản phẩm cho thuê (YYMMDD), Sản phẩm không còn được nhà sản xuất bảo hành. |
6 |
||
Người phụ trách việc bán lại |
Mã phân định người bán lại |
10 |
||
|
Tổng |
152 byte |
Phụ lục B
(quy định)
Mã hóa
B.1 Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn này khuyến nghị ba dạng mã hóa có thể có theo ISO/IEC 18000-63, kiểu C và ISO/IEC 18000-3, Phương thức 3 thẻ RF:
- một dạng tương thích GS1 EPC cho một hoặc cả hai Mã phân định Vật phẩm Đơn nhất (UII) trong Dải Bộ nhớ "01" và Bộ nhớ Người dùng trong Dải bộ nhớ "11". Việc phân chia các thẻ Kiểu C và Phương thức 3 được minh họa trong Hình B.1 bên dưới. Mã hóa EPC được nêu chi tiết trong EPC TDS 1.6 và cao hơn;
- một cấu trúc theo ISO/IEC 15962;
- một cấu trúc đơn giản, mã hóa toàn bộ thông tin theo ISO/IEC 15434 dưới dạng một đơn vị, không sử dụng thư mục, mã hóa sáu bit được xác định trong ISO/IEC 15962 theo mô tả trong phần còn lại của phụ lục này.
B.2 Cơ sở
Từng dạng mã hóa có thể được phân biệt rõ ràng so với dạng khác bởi nội dung của các bit 0x17 đến 0x1 F của Dải bộ nhớ "01", như minh họa trong Hình B.2 và các bít 0x00 đến 0x1 F của Dải Bộ nhớ "11".
ISO/IEC 15434 được xây dựng nhằm hỗ trợ tất cả các phương tiện AIDC, bao gồm RFID. Khi RFID phát triển, một bộ lược đồ mã hóa hoàn toàn khác đã được xây dựng cùng với bộ tiêu chuẩn, ISO/IEC 15961 và ISO/IEC 15962.
Hình B.1 - Kiểu C và Phương thức 3 cấu trúc Bộ nhớ Logic
Một cách tiếp cận chính trong dạng mã hóa đơn giản hóa này, trong cả MB01 và MB11, là việc sử dụng mã hóa sáu bít như thể hiện trong Bảng B.1.
Bảng B.1 - Mã hóa sáu bit
Dấu cách |
100000 |
0 |
110000 |
@ |
000000 |
P |
010000 |
|
100001 |
1 |
110001 |
A |
000001 |
Q |
010001 |
|
100010 |
2 |
110010 |
B |
000010 |
R |
010010 |
|
100011 |
3 |
110011 |
c |
000011 |
S |
010011 |
|
100100 |
4 |
110100 |
D |
000100 |
T |
010100 |
|
100101 |
5 |
110101 |
E |
000101 |
U |
010101 |
|
100110 |
6 |
110110 |
F |
000110 |
V |
010110 |
|
100111 |
7 |
110111 |
G |
000111 |
W |
010111 |
( |
101000 |
8 |
111000 |
H |
001000 |
X |
011000 |
) |
101001 |
9 |
111001 |
I |
001001 |
Y |
011001 |
* |
101010 |
|
111010 |
J |
001010 |
Z |
011010 |
+ |
101011 |
I |
111011 |
K |
001011 |
[ |
011011 |
> |
101100 |
< |
111100 |
L |
001100 |
\ |
011100 |
- |
101101 |
= |
111101 |
M |
001101 |
] |
011101 |
|
101110 |
> |
111110 |
N |
001110 |
|
011110 |
/ |
101111 |
? |
111111 |
O |
001111 |
|
011111 |
CHÚ THÍCH Bảng B.1 là mã hóa sáu bit được tạo thông qua việc loại bỏ đơn giản hai bít thứ tự cao khỏi bộ ký tự ASCII 646-8-bit, lưu các giá trị được tô đậm. Các giá trị tô đậm được ấn định lại, như được cung cấp, để giảm thiểu số lượng bít khi sử dụng ISO/IEC 15434.
Các giá trị
CHÚ DẪN 1 Bộ nhớ người dùng (MB11) trong Bộ chỉ thị sử dụng (UMI).
CHÚ DẪN 2 Bộ chỉ thị XPB.
CHÚ DẪN 3 "0 = Nhị phân/1 = AFI + TCVN 8021 (ISO/IEC 15459)".
CHÚ DẪN 4 AFI cho ISO/TDS - đã xác định cho EPC/29161 được xác định cho nhị phân ISO.
CHÚ DẪN 5 Bit cuối cùng của AFI cho ISO/vật liệu nguy hiểm cho EPB.
Hình B.2 - Cấu trúc kiểu C và phương thức 3 của Dài Bộ nhớ "01"
B.3 Mã hóa dải bộ nhớ "01" mã phân định vật phẩm đơn nhất
Bit 0x17 là sự chuyển đổi giữa các định dạng ISO và định dạng EPB. Khi Bít 0x17 được đặt thành "0", mã hóa Ull theo Tiêu chuẩn dữ liệu thẻ GS1 EPC, Phiên bản 1.6. Khi Bít 0x17 được đặt thành "1", mã hóa Ull theo TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) trước ISO/IEC 15961, Mã phân định họ ứng dụng (AFI). Các AFI cụ thể được xác định cho ISO 1736x các tiêu chuẩn được thể hiện trong Bảng B.2.
Bảng B.2 - Mã phân định họ ứng dụng 1736x (AFI)
AFI |
Cấu trúc hoặc chức năng được ấn định |
0xA1 |
TCVN 12981 (ISO 17367) Gắn thẻ sản phẩm |
0xA2 |
TCVN 12979 (ISO 17365) Đơn vị vận tải |
0xA3 |
TCVN 12978 (ISO 17364) Đơn vị vận tải có thể quay vòng |
0xA4 |
TCVN 12981 (ISO 17367) Gắn thẻ sản phẩm, nếu không chứa vật liệu nguy hiểm |
0xA5 |
TCVN 12980 (ISO 17366) Bao bì sản phẩm |
0xA6 |
TCVN 12980 (ISO 17366) Bao bì sản phẩm, nếu không chứa vật liệu nguy hiểm |
0xA7 |
TCVN 12979 (ISO 17365) Đơn vị vận tải, nếu chứa vật liệu nguy hiểm |
0xA8 |
TCVN 12978 (ISO 17364) Đơn vị vận tải có thể quay vòng, nếu chứa vật liệu nguy hiểm |
0xA9 |
TCVN 12977 (ISO 17363) Công te nơ chở hàng |
0xA A |
TCVN 12977 (ISO 17363) Công te nơ chở hàng, nếu chứa vật liệu nguy hiểm |
Để minh họa, hiển thị mã hóa của một sản phẩm. Các đơn vị vận tải sẽ được mã hóa giống hệt nhau, ngoại trừ AFI và DI. Mã vạch một chiều mã hóa dữ liệu cung cấp phân định vật phẩm đơn nhất bao gồm Mã phân định Dữ liệu (DI), Mã quốc gia (IAC), Mã doanh nghiệp (CIN) và số seri (SN). Mã vạch một chiều phân định vật phẩm đơn nhất như vậy sẽ được trình bày trong Mã 128 như thể hiện trong Hình B.3.
- DI = 25S
- IAC = UN (DUNS)
- CIN = 043325711
- SN = MH8031200000000001
Hình B.3 - Mã 128 mã hóa "25SUN043325711MH8041200000000001 "
Thêm AFI vào cấu trúc cho các mục đích RFID có:
- AFI = 0xA1
- DI = 25S
- IAC = UN (DUNS)
- CIN = 043325711
- SN = MH8031200000000001
Sau đó, nhìn vào cấu trúc dữ liệu đã hoàn thành, sử dụng mã hóa được xác định ở trên và sử dụng DUNS làm Mã quốc gia (IAC), thì MB01, khi mã hóa sản phẩm, cấu trúc dữ liệu này là 25SUN043325711MH8031200000000001 và được trình bày trong MB01 như sau:
Bảng B.3 - Cấu trúc MBQ1 của AFI và Ull (DUNS) sử dụng mã hóa sáu bit
AFI = 0xA1 |
2 |
5 |
S |
U |
N |
0 |
4 |
3 |
3 |
2 |
5 |
7 |
1 |
||
1010 0001 |
110010 |
110101 |
010011 |
010101 |
001110 |
110000 |
110100 |
110011 |
110011 |
110010 |
110101 |
110111 |
110001 |
||
1 |
M |
H |
8 |
0 |
3 |
1 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
110001 |
001101 |
001000 |
111000 |
110000 |
110011 |
110001 |
110010 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
0 |
0 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
110000 |
110000 |
110001 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài ra, nhìn vào cấu trúc dữ liệu đã hoàn thành bằng cách sử dụng mã hóa được xác định ở trên, sử dụng ODETTE làm Mã quốc gia (IAC), thì MB01 khi mã hóa sản phẩm có:
- AFI = 0xA1
- DI = 25S
- IAC = OD (ODETTE)
- CIN = CIN1
SN = 0000000RTIA1B2C3DOSN12345 (Ví dụ này cho thấy SN bao gồm Loại Đối tượng và Số sêri đối tượng)
... Ta có cấu trúc MB01 như trong Bảng B.4.
Bảng B.4 - cấu trúc MB01 của AFI và Ull (ODETTE) sử dụng mã hóa sáu bít
AFI = 0xA1 |
2 |
5 |
S |
O |
D |
C |
I |
N |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
||
1010 0001 |
110010 |
110101 |
010011 |
010101 |
001111 |
000011 |
001001 |
001110 |
110001 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
||
0 |
0 |
0 |
R |
T |
I |
A |
1 |
B |
2 |
C |
3 |
D |
O |
S |
N |
110000 |
110000 |
110000 |
010010 |
010100 |
001001 |
000001 |
110001 |
000010 |
110010 |
000011 |
110011 |
000100 |
001111 |
010011 |
001110 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
110001 |
110010 |
110011 |
110100 |
110101 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong cả hai trường hợp, một khi AFI bị xóa khỏi thông tin, đầu ra của máy đọc RFID giống hệt với mã vạch một chiều.
B.4 Mã hóa Dải Bộ nhớ "11" Bộ nhớ Người dùng
Để chỉ ra rằng dữ liệu hiện có trong MB11 (Bộ nhớ người dùng) bít 0x15 của MB01 được đặt thành "1". Tương tự, sự có mặt của AFI trong MB01 không thể thiết lập định dạng cho MB11 vì một số người dùng có thể chọn cài đặt EPC mã hóa cho MB01 và ISO mã hóa cho MB11, trong trường hợp MB01 được đọc bởi các nhà bán lẻ và MB11 được đọc bởi người tiêu dùng công nghiệp. Hơn nữa, không tồn tại sự nhầm lẫn giữa các cấu trúc được xác định trong tài liệu này và các cấu trúc được xác định trong ISO/IEC 15962. Do đó, MB11 phải thiết lập phương thức và định dạng truy cập riêng.
B.4.1 DSFID
Mã hóa dữ liệu bắt đầu với DSFID (Mã phân định định dạng lưu trữ dữ liệu) mã hóa phương thức truy cập và Định dạng Dữ liệu. Khi sử dụng mã hóa ISO/IEC 15434 trực tiếp, DSFID là ''0x03". Xem hình B.4 về cách thức để byte này phù hợp với chuỗi của ba byte được mã hóa đầu tiên.
B.4.1.1 Byte ký tự đứng trước
Mã hóa dữ liệu tiếp tục với Ký tự đứng trước và mã hóa bít mở rộng ở vị trí quan trọng nhất, kiểu nén (ba bit tiếp theo) và đường bao định dạng ISO/IEC 15434 (bốn bít ít có ý nghĩa nhất). Đối với các ứng dụng ISO/TC 122, Ký tự đứng trước được phép duy nhất là byte "0 100 0110", hoặc "0x46" (tức là bít mở rộng là "0" trong trường hợp không có cảm biến hoặc hỗ trợ pin, kiểu nén 4 cho biết việc sử dụng bảng 6 bit đặc biệt được xác định trong phụ lục này và một đường bao định dạng "06" ISO/IEC 15434). Xem Hình B.4 về cách thức để byte này phù hợp với chuỗi của ba byte được mã hóa đầu tiên.
B.4.1.2 Bộ chỉ thị đếm byte dữ liệu
Một số giao thức giao diện không gian cho phép tối ưu hóa trong môi trường nhiễu bằng cách thay đổi số lượng byte được gửi trong mỗi lần truyền. Do đó, rất hữu ích khi biết tại thời điểm bắt đầu, số lượng byte trong bộ nhớ thẻ có chứa dữ liệu. Đối với nhiều ứng dụng mã hóa dữ liệu DI, ISO/IEC 15434, số byte cần để mã hóa dữ liệu sẽ là một số nhỏ hơn 127 và do đó được xử lý trong một byte. Đối với các thông tin lớn hơn, sử dụng hai byte trong đó byte đầu tiên bắt đầu bằng "1" và byte thứ hai bắt đầu bằng "0" như trong ISO/IEC 15962:-, D.2. số lượng byte được mã hóa trong 14 bít còn lại (ví dụ: 200 byte được mã hóa dưới dạng "10000001 01001000").
Ví dụ: nếu một thông tin chứa 51 ký tự 6 bit, nó sẽ được mã hóa thành 39 byte (tức là bit cuối cùng của ký tự cuối cùng nằm trong byte thứ 39 và trong trường hợp này có sáu bit không được mã hóa cần đệm). Do đó, bộ chỉ thị đếm byte dữ liệu là "0x27". Xem hình B.4 về cách thức để byte này phù hợp với chuỗi của ba byte được mã hóa đầu tiên.
CHÚ DẪN 1 Phương thức truy cập (# 0 như được liệt kê trong Bảng 7 của ISO/IEC 15962:-)
CHÚ DẪN 2 Cú pháp mở rộng - bật byte bổ sung của byte DSFID (đã tắt trong trường hợp này).
CHÚ DẪN 3 Định dạng dữ liệu 03 (ISO/IEC 15434).
CHÚ DẪN 4 Bit mở rộng - không được quy định trong ví dụ này.
CHÚ DẪN 5 Bít nén (nêu rõ trong Bảng 6 bít).
CHÚ DẪN 6 Đường bao định dạng (cụ thể là DI "06").
CHÚ DẪN 7 Bộ chỉ thị đếm byte bật (được đặt về "0" để biểu thị byte cuối cùng của số byte).
CHÚ DẪN 8 Giá trị bít cho Bộ chỉ thị Đếm Byte (có thể thay đổi dựa trên độ dài dữ liệu).
CHÚ DẪN 9 Địa chỉ bộ nhớ vật lý (0x00, 0x07, 0x08, 0x0F, 0x10 và 0x17).
CHÚ DẪN 10 Theo ví dụ trên, hỗ trợ pin và cảm biến được thể hiện là không có.
Hình B.4 - Cấu trúc Kiểu C và Phương thức 3 của Dải Bộ nhớ "11" 24 bit đầu tiên
B.5 Mã hóa và giải mã
B.5.1 Quá trình mã hóa
1. Bắt đầu với ISO/IEC 15434 hợp lệ, thông tin DI, dải"[ ) > RS 06 GS" từ phía trước
và "
2. Chuyển đổi mọi ký tự dữ liệu thành giá trị mã theo Bảng B. 1.
3. Khi mã hóa nhiều Đường bao định dạng "06"
(ví dụ: để thể hiện một thông tin có chứa một số "hồ sơ" từ cùng một
định dạng dữ liệu để mô tả các phần nhỏ của một phần phức tạp) giảm từng chuỗi
ISO/IEC 15434 bên trong "
4. Mã hóa dạng
5. Trình bày các ký tự 6 bít dưới dạng bit và sau đó nhóm chúng thành các byte 8 bit.
6. Thêm 2 hoặc 4 bít đầu tiên của một ký tự
7. Xác định số byte chứa bit cuối cùng của ký tự
8. Mã hóa DSFID, Ký tự đứng trước, bộ chỉ thị đếm byte
dữ liệu, dữ liệu,
CHÚ THÍCH Vì chỉ có một thông tin ISO/IEC 15434 được phép mã hóa trong một vật thể mang dữ liệu RFID đơn nhất, nên không cần mã hóa một byte 0 làm đầu cuối sau byte dữ liệu cuối cùng.
B.5.2 Quá trình giải mã
1. Kiểm tra DSFID và byte ký tự đứng trước và xác minh rằng chúng tương đương với "0x03 0x46".
2. Xử lý 8 bit tiếp theo, chuyển đổi bộ chỉ thị đếm byte dữ liệu thu được thành giá trị thập phân để xác định số lượng byte chứa dữ liệu.
3. Bắt đầu với bit tiếp theo, nhóm các bit sau thành bộ bít ký tự từ bảng mã 6 bít và tiếp tục cho đến khi số byte chứa dữ liệu được phân tích cú pháp.
4. Gán các ký tự dữ liệu theo Bảng B.1 và xóa tất cả
các ký tự
5. Đối với ký tự
6. Thêm "[ ) > RS 06 GS" đến đầu truyền và "RS EOT" ở phía cuối.
7. Truyền toàn bộ thông tin theo ISO/IEC 15434. Tùy chọn, người nhận có thể phủ thông tin ISO/IEC 15434 ở định dạng OID dưới dạng một đối tượng dữ liệu. Khi sử dụng tùy chọn này, OID hoàn chỉnh của thông tin là {1 0 15434 06}.
B.6 Ví dụ mã hóa và giải mã
B.6.1 Quy trình dịch và mã hóa từ dữ liệu ISO/IEC 15434 sang Phương thức truy cập 0 Định dạng dữ liệu 3
Để chuẩn bị một thông tin đầu vào DI điển hình ở định dạng ISO/IEC 15434 để mã hóa bằng ISO/IEC 15962, Phương thức truy cập 0 Định dạng dữ liệu 3, thực hiện các bước sau:
Xác minh rằng thông tin đầu vào là ISO 15434 có hiệu lực, thông tin DI.
DSFID chỉ ra Phương thức truy cập 0 và Định dạng dữ liệu 3 được mã hóa.
Loại bỏ các ký tự đường bao thông tin đầu "[ ) > RS 06 GS" và dấu "RS EOT".
Dữ liệu được mã hóa thành các từ mã 6 bit theo Bảng B.1.
Thêm một ký tự
Thêm một phần hoặc toàn bộ
Mã hóa DSFID, Ký tự đứng trước, bộ chỉ thị đếm byte dữ
liệu, dữ liệu,
B.6.2 Quy trình giải mã và dịch từ Phương thức truy cập 0 Định dạng dữ liệu 3 sang dữ liệu ISO/IEC 15434
Hệ thống sẽ xem thông tin này dưới dạng dữ liệu bit DI ISO/IEC 15434-6 bằng cách đọc byte DSFID.
Hệ thống loại bỏ DSFID, Ký tự đứng trước và bộ chỉ thị đếm byte dữ liệu từ khi bắt đầu.
Các byte đã mã hóa được phân tích cứ pháp thành mã 6
bít, loại bỏ bất kỳ bít đệm nào và ký tự
Hệ thống bổ sung thêm "[ ) > RS 06 GS" đến đầu truyền và "RS EOT" ở đầu cuối.
Hệ thống truyền toàn bộ thông tin theo ISO/IEC 15434.
Tùy chọn, người nhận có thể phủ toàn bộ thông tin ISO/IEC 15434 ở định dạng OID dưới dạng một đối tượng dữ liệu đơn lẻ.
B.6.3 Ví dụ mã hóa và giải mã dữ liệu
Ví dụ dưới đây mã hóa dữ liệu DI theo ISO/IEC 15434,
trong một ứng dụng có yêu cầu bắt buộc
Dữ liệu bắt đầu:
[ )>
Dữ liệu trên thẻ theo thông tin ở trên như sau (với DI có phông chữ đậm):
25SUN043325711MH8031200000000001
Trong đó
Ull = 25SUN043325711MH8031200000000001
LOT = 1T110780
QTY = Q21
CoO=4LUS
Dữ liệu để chuyển đổi sang bit:
Có 51 ký tự 6 bit
(50 cộng với
Bảng B.5 - Cấu trúc kiểu C và Phương thức 3 của Dải bộ nhớ "11" 16 bit đầu tiên
DSFID = 0x03 |
Ký tự đứng trước=0x46 |
Đếm byte dữ Iỉệu=0x27 |
2 |
5 |
S |
U |
N |
0 |
4 |
3 |
3 |
2 |
5 |
00000011 |
01000110 |
00100111 |
110010 |
110101 |
010011 |
010101 |
001110 |
110000 |
110100 |
110011 |
110011 |
110010 |
110101 |
7 |
1 |
1 |
M |
H |
8 |
0 |
3 |
1 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
110111 |
110001 |
110001 |
001101 |
001000 |
111000 |
110000 |
110011 |
110001 |
110010 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
|
1 |
T |
1 |
1 |
0 |
7 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110000 |
110001 |
011110 |
110001 |
010100 |
110001 |
110001 |
110000 |
110111 |
8 |
0 |
|
Q |
2 |
1 |
|
4 |
L |
U |
S |
|
pad |
|
111000 |
110000 |
011110 |
010001 |
110010 |
110001 |
011110 |
110100 |
001100 |
010101 |
010011 |
100001 |
100001 |
|
B.6.3.1 Hoàn thành nội dung của bộ nhớ thẻ
Sử dụng mã hóa Phương thức truy cập 0 Định dạng 3, bao
gồm DSFID, ISO/IEC 15434, byte ký tự đứng trước, 39 byte dữ liệu (nén 51 ký tự
6 bit bao gồm
03 46 27 CB 54 D5 3B 0D 33 CF 2D 77 C7 13 48 E3 0C F1 CB 0C 30 C3 0C 30 C3 0C 31 7B 15 31 C7 0D F8 C1 E4 72 C5 ED 0C 55 38 61
B.6.3.2 Dữ liệu truyền
Các ký tự tiêu đề và "
B.6.3.3 Kết luận
Khi mã hóa theo mã 2D, đầu ra sẽ giống hệt nhau:
Hình B.5 - Mã QR mã hóa nội dung của MB01 và MB11
[)>
GS> 1T110780
Hình B.6 - Ma hóa Data Matrix nội dung của MB01 và MB11
[ )>
GS> 1T110780
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước - Phần 1: Mã nước
[2] ISO 15394, Packaging - Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels
[3] TCVN 6755 (ISO/IEC 15417), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật về mã vạch 128
[4] TCVN 7825 (ISO/IEC 15420), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật mã vạch EAN/UPC
[5] TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) (tất cả các phần), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Phân định đơn nhất
[6] TCVN 12977 (ISO 17363), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Công te nơ chở hàng
[7] TCVN 12978 (ISO 17364), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng (RTI) và vật phẩm bao bì có thể quay vòng (RPI)
[8] TCVN 12979 (ISO 17365), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Đơn vị vận tải
[9] TCVN 12981 (ISO 17367), Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Gắn thẻ sản phẩm
[10] ISO/IEC 18000 (all parts), Information technology- Radio frequency identification for item management
[11] TCVN 7982 (ISO 18185) (tất cả các phần), Công te nơ chở hàng -- Dấu niêm phong điện tử
[12] ISO 22742, Packaging - Linear bar code and two-dimensional symbols for product packaging
[13] ISO/IEC7 TR 24729-2, Information technology- Radio frequency Identification for item management - Implementation guidelines - Part 2: Recycling and RFID tags
[14] ISO/IEC 29160, Information technology- Radio frequency identification for item management - RFID Emblem
[15] AIM Global Standard for the use of the AIM RFID Emblem and index to identify RFID-enabled labels
[16] EPC™, Radio-Frequency Identity Protocols Class-1 Generation- 2 UHF RFID Protocol for Communications at 860 MHz - 960 MHz, Version 1.0.9
[17] GS1 EPC, Tag Notification Brand Guidelines
[18] IEEE 1451.7, Smart Transducer Interface for Sensors and Actuators - Transducers to Radio Frequency Identification (RFID) Systems Communication Protocols and Transducer Electronic Data Sheet Formats
[19] IEEE 1451.5, Information technology- Smart Transducer Interface for Sensors and Actuators - Wireless Communication Protocols and Transducer Electronic Data Sheet (TEDS) Formats
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.