TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
ASTM D5013-16
CHẤT THẢI - THỰC HÀNH LẤY MẪU CHẤT THẢI TỪ ĐƯỜNG ỐNG VÀ ĐIỂM XẢ THẢI KHÁC
Standard practices for sampling wastes from pipes and other point discharges
Lời nói đầu
TCVN 12955:2020 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D5013-16, Standard practices for sampling wastes from pipes and other point discharges với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D5013-16 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.
TCVN 12955:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT THẢI - THỰC HÀNH LẤY MẪU CHẤT THẢI TỪ ĐƯỜNG ỐNG VÀ ĐIỂM XẢ THẢI KHÁC
Standard practices for sampling wastes from pipes and other point discharges
1.1 Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn để lấy mẫu chất thải tại các điểm xả thải từ đường ống, cống, ống dẫn và băng chuyền. Bao gồm các nội dung sau:
Điều
Thực hành A - Xả thải chất lỏng hoặc bùn |
7 đến 9 |
Thực hành B - Xả thải chất rắn hoặc chất bán rắn |
10 đến 12 |
1.2 Tiêu chuẩn này dùng cho các tình huống khi không có phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn nào được áp dụng (xem ASTM D140 và ASTM D75) cho ngành cụ thể.
1.3 Tiêu chuẩn này không đề cập đến việc lấy mẫu theo tỷ lệ dòng chảy và thời gian và các thiết bị lấy mẫu tự động khác.
1.4 Các mẫu được lấy từ dòng chất thải đang chảy hoặc khối chất thải chuyển động, do đó chỉ mô tả trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian một mẫu được mô tả phụ thuộc vào tần suất lấy mẫu và kế hoạch tổng thể.
1.5 Nên sử dụng tiêu chuẩn này cùng với TCVN 12949 (ASTM D4687).
1.6 Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng. Xem Điều 5 để biết thêm thông tin.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12949 (ASTM D4687), Hướng dẫn lập kế hoạch chung của lấy mẫu chất thải;
ASTM D75 Practice for sampling aggregates;
ASTM D140 Practice for sampling bituminous materials;
ASTM E882 Guide for accountability and quality control in the chemical analysis laboratory;
ASTM EPA-SW-846 Test methods for evaluating solid waste, physical/chemical methods.
3.1 Độ biến thiên của dòng thải được xác định dựa trên (1) kiến thức về quá trình sản xuất tạo ra dòng thải hoặc (2) kết quả điều tra sơ bộ về biến thiên của dòng thải. Xây dựng một thiết kế lấy mẫu để xem xét tính biến thiên của dòng chất thải, trong khung thời gian để mẫu đại diện, độ chính xác và tính đúng đắn cần thiết để phân tích hoặc thử nghiệm chất thải. Quy trình lấy mẫu thực tế bao gồm lấy một số mẫu từ dòng hoặc đống chất thải chuyển động để phân tích hoặc thử nghiệm.
4.1 Quy trình sơ lược trong tiêu chuẩn này là các hướng dẫn thực hành để lấy mẫu mô tả về chất thải rắn, bán rắn và chất lỏng từ dòng chảy, kết hợp nhiều quy trình và thiết bị tương tự được nêu trong Tài liệu tham khảo. Những thực hành này không nhất thiết trong việc thu thập các mẫu đại diện cho tổng khối lượng chất thải. Mức độ mà các mẫu mô tả khối lượng chất thải phải được ước tính bằng cách áp dụng các phương pháp thống kê phù hợp và các biện pháp đảm bảo chất lượng. Khuyến nghị nên sử dụng tiêu chuẩn này cùng với TCVN 12949 (ASTM D4687).
5.1 Trong tất cả các thực hành lấy mẫu, an toàn cần được xem xét đầu tiên. Nhân viên tham gia lấy mẫu phải nhận thức đầy đủ và có biện pháp phòng ngừa sự có mặt của khí độc hoặc khí có tính ăn mòn, khả năng tiếp xúc với chất lỏng hoặc chất rắn ăn mòn hoặc chất độc, và sự nguy hiểm của dây đai di chuyển (dây của roa), băng tải hoặc các thiết bị cơ khí khác. Hướng dẫn về an toàn lấy mẫu chất thải xem trong TCVN 12949 (ASTM D4687).
6.1 Tần suất lấy mẫu và số lượng vật liệu tổng hợp cần thiết để lấy mẫu chất thải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
6.1.1 Biến đổi theo thời gian của thành phần chất thải,
6 6.1.2 Khoảng thời gian mà mẫu đại diện, và
6.1.3 Yêu cầu về độ chính xác của phân tích chất thải, ví dụ: nếu một thành phần nguy hại có trong chất thải ở các mức gần với giới hạn quy định hoặc giới hạn quan tâm khác, thì yêu cầu độ chính xác cao hơn nếu các mức đó thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn quan tâm.
6.2 Quá trình phát sinh chất thải sẽ quyết định sự biến đổi trong thành phần của chất thải. Nếu các quá trình được biết là không đổi và đáng tin cậy, thì cần ít mẫu hơn so với quá trình có độ biến thiên cao.
6.3 Để có được một mẫu mô tả về chất thải, trước tiên phải ước tính mức nồng độ ước tính thành phần chất thải thay đổi. Trong một số trường hợp, ước tính sơ bộ được thực hiện dựa trên kiến thức về các quá trình phát sinh chất thải. Trong một số trường hợp, kết quả từ sự nỗ lực lấy mẫu trước đó có thể được sử dụng để ước tính thành phần chất thải và tính biến thiên. Nỗ lực lấy mẫu thí điểm sơ bộ là cần thiết để thiết lập thành phần chất thải trước khi thiết kế chương trình lấy mẫu chính. Quy trình ước tính độ biến thiên của mẫu và lập thiết kế lấy mẫu xem trong TCVN 12949 (ASTM D4687).
6.4 Thiết kế lấy mẫu phải bao gồm các quy trình đảm bảo chất lượng, cần bao gồm những điều sau đây:
6.4.1 Kiểm soát chất lượng xử lý mẫu bằng cách thực hiện mẫu trắng qua tất cả các bước của việc lấy mẫu và phân tích mẫu, và
6.4.2 Người sử dụng cần nhận thức rõ các quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ của phòng thí nghiệm. Các quy trình đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng, có thể nghiêm ngặt hơn khi được yêu cầu tùy vào các mục tiêu cụ thể của chương trình lấy mẫu. Để biết thêm thông tin về đảm bảo chất lượng /kiểm soát chất lượng, xem ASTM E882 và EPA-SW-846.
6.5 Kế hoạch lấy mẫu cần được chuẩn bị trước khi lấy mẫu.
Kế hoạch mô tả các nội dung như: (a) Quy trình an toàn; (b) thiết kế lấy mẫu, bao gồm số lượng và vị trí của mẫu; (c) quy trình đảm bảo chất lượng; (d) trang thiết bị; (e) quy trình lấy mẫu; và (f) dán nhãn và xử lý hiện trường.
Chi tiết về quy trình lấy mẫu cần xem xét ở tất cả các khía cạnh của xả thải cụ thể, bao gồm đường kính ống, vận tốc, tốc độ xả, hàm lượng chất rắn của chất thải, các yêu cầu đối với mẫu đơn hoặc mẫu tổng hợp và sử dụng cuối cùng của dữ liệu phân tích.
THỰC HÀNH A - XẢ THẢI CHẤT LỎNG HOẶC BÙN
7.1 Gầu lấy mẫu (gáo lấy mẫu) - Đối với xả thải chất lỏng và bùn thải, cần sử dụng một dụng cụ lấy mẫu dạng gầu. Ví dụ về loại dụng cụ lấy mẫu này được mô tả trong Hình 1. Kích thước gầu lấy mẫu có thể thay đổi tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy từ đường ống hoặc cống.
Không sử dụng quy trình này cho tốc độ dòng chảy cao hoặc tốc độ > 378,54 l/min (> 100 gal/min), vì các vấn đề phát sinh trong việc giữ ổn định gầu trong dòng. Ngoài tốc độ dòng thì kích thước dòng, cỡ và hình dạng của ống cũng cần được xem xét thêm. Mẫu phải được lấy trong toàn bộ dòng trong thời gian ngắn nhất có thể. Điều này sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của những thay đổi trong thành phần của dòng chất thải do sự khác biệt mật độ, dòng chảy tầng và tương tự.
8.1 Làm sạch cốc và thùng chứa đối với mẫu tổng hợp bằng các phương pháp thích hợp để thực hiện phân tích.
Làm sạch thiết bị là đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo giữa các loại chất thải khác nhau. Trong một số trường hợp cần thiết hoặc đơn giản hơn thì để dùng riêng thiết bị được quy định cho loại chất thải riêng.
8.2 Lắp bộ lấy mẫu bằng cách kẹp cố định cốc vào sào.
8.3 Đảm bảo rằng bộ lấy mẫu phù hợp với kích thước của dòng xả thải. Nếu không, dùng gầu di chuyển qua dòng xả với tốc độ sao cho gầu được lấy đầy trong một lượt. Thực hiện đủ các lượt để bao phủ được toàn bộ diện tích mặt cắt ngang của dòng xả.
8.4 Nếu không thể phủ được toàn bộ chiều rộng dòng xả trong một lượt thì sẽ cần tiến hành thêm. Bắt đầu mỗi lượt bổ sung tại điểm kết thúc của lượt trước đó. Cần thực hiện thử một số lần hoặc chạy thực hành trước khi lấy mẫu chính thức. Nếu trong kế hoạch lấy mẫu yêu cầu tổng hợp mẫu thì sẽ tốt hơn và đôi khi cần thực hiện tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Bao gồm các quy trình cụ thể để tổng hợp trong kế hoạch lấy mẫu. Nếu các mẫu chưa được tổng hợp một cách thích hợp tại hiện trường, cần làm rõ thông tin này trên nhãn mẫu, trong số nhật ký hiện trường và trên mẫu yêu cầu phân tích.
8.5 Trong trường hợp lưu lượng cao > 378,54 l/min (> 100 gal/), đầu dò sẽ được đưa vào thượng nguồn của dòng xả để lấy mẫu. Thiết kế đầu dò để thu thập mẫu mặt cắt ngang đại diện của dòng chảy. Xem Hình 2 minh họa cho một ví dụ lấy mẫu thăm dò.
8.6 Sử dụng các kỹ thuật bảo quản thích hợp cho việc tiến hành phân tích hoặc thử nghiệm.
Hình 2 - Đầu dò ống lấy mẫu
9.1 Nhãn không xóa được và để nhận dạng thùng chứa mẫu. Nhãn phải chứa các thông tin sau:
9.1.1 Tên và vị trí địa điểm lấy mẫu
9.1.2 Ngày và giờ lấy mẫu,
9.1.3 Vị trí lấy mẫu,
9.1.4 Số mẫu,
9.1.5 Mô tả và cách bố trí mẫu,
9.1.6 Tên người lấy mẫu,
9.1.7 Loại chất bảo quản và
9.1.8 Điều kiện lấy mẫu và yêu cầu phân tích.
9.2 Đóng gói thùng chứa mẫu một cách an toàn khi vận chuyển. Nếu cần để bảo quản chất phân tích, vật chứa mẫu phải được đóng gói trong nước đá và làm lạnh đến 6 °C hoặc nhiệt độ thích hợp cho mẫu. Nếu cần làm mát, thì đo nhiệt độ tối thiểu với các mẫu hoặc thiết bị đo nhiệt độ thích hợp khác.
9.3 Thực hiện theo quy định về vận chuyển.
9.4 Sắp xếp để xử lý, đăng ký, lưu trữ và phân tích đầy đủ mẫu tại điểm đến. Nếu được đảm bảo, cần tuân thủ giao thức quản lý theo chuỗi.
THỰC HÀNH B - XẢ THẢI CHẤT RẮN HOẶC CHẤT BÁN RẮN
10.1 Muỗng (thìa) và xẻng lấy mẫu - Đối với chất thải rắn hoặc bán rắn từ băng chuyền, nên sử dụng muỗng hoặc xẻng, làm bằng vật liệu tương thích với dòng chất thải và trơ với chất phân tích. Khi lấy mẫu thông thường, một muỗng sẽ được thiết kế để phù hợp với chiều rộng và đường viền của băng chuyền. Theo đó, một mẫu gia tăng một lần có thể được lấy trong một muỗng.
11.1 Làm sạch muỗng hoặc xẻng phù hợp với phân tích hóa học mong muốn để ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo. Trong một số trường hợp, cần phải dùng thiết bị riêng cho các loại chất thải riêng hoặc tầng chất thải.
11.2 Mẫu tại một điểm thuận tiện dọc theo băng chuyền.
11.3 Lấy mẫu chất thải bằng muỗng hoặc xẻng phải đảm bảo lấy mẫu trên toàn bộ chiều rộng của băng. Đảm bảo bao gồm tất cả hạt và các chất lỏng để lấy được mẫu đại diện.
11.4 Lặp lại lấy mẫu tùy thuộc vào tính đồng nhất của chất thải. Trộn các mẫu đơn và chuyển một phần được trộn đều vào thùng chứa tương thích về hóa học và niêm phong. Có thể yêu cầu thực hiện tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Bao gồm các quy trình cụ thể để tổng hợp trong kế hoạch lấy mẫu.
11.5 Nếu việc tổng hợp chưa được thực hiện một cách thích hợp trước khi vận chuyển, phải ghi rõ trên nhãn mẫu, trong sổ nhật ký hiện trường và trên mẫu yêu cầu phân tích.
12.1 Xem Điều 9.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.