TCVN
12668-1:2020
IEC 60086-1:2015
PIN SƠ CẤP - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Primary batteries - Part 1: General
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các yêu cầu
5 Tính năng - Thử nghiệm
6 Tính năng - Điều kiện thử nghiệm
7 Lấy mẫu và đảm bảo chất lượng
8 Bao gói pin
Phụ lục A (quy định) - Tiêu chí dùng trong tiêu chuẩn hóa pin
Phụ lục B (tham khảo) - Các khuyến cáo đối với thiết kế thiết bị
Phụ lục C (quy định) - Hệ thống ký hiệu (danh pháp)
Phụ lục D (tham khảo) - Điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us - Định nghĩa và phương pháp xác định
Phụ lục E (tham khảo) - Chuẩn bị các phương pháp tiêu chuẩn để đo tính năng (SMMP) các hàng hóa tiêu dùng
Phụ lục F (tham khảo) - Phương pháp tính giá trị quy định của thời gian trung bình nhỏ nhất
Phụ lục G (quy định) - Quy phạm thực hiện dùng cho bao gói, vận chuyển, lưu kho, sử dụng và thải bỏ pin sơ cấp
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 12668-1:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 60086-1:2015;
TCVN 12668-1:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12668 (IEC 60086), Pin sơ cấp, gồm có các phần sau:
- TCVN 12668-1:2020 (IEC 60086-1:2015), Phần 1: Quy định chung
- TCVN 12668-2:2020 (IEC 60086-2:2015), Phần 2: Quy định kỹ thuật về vật lý và điện
- TCVN 12668-3:2020 (IEC 61558-3:2016), Phần 3: Pin dùng cho đồng hồ đeo tay
- TCVN 12668-4:2020 (IEC 60086-4:2019), Phần 4: An toàn của pin lithium
- TCVN 12668-5:2020 (IEC 60086-5:2016), Phần 5: An toàn của pin sử dụng chất điện phân lỏng
PIN SƠ CẤP - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Primary batteries - Part 1: General
Tiêu chuẩn này nhằm chuẩn hóa các kích thước, tên gọi, cấu hình đầu nối, ghi nhãn, phương pháp thử, tính năng điển hình, an toàn và môi trường của pin sơ cấp.
Như một công cụ để phân loại pin sơ cấp, các hệ thống điện hóa cũng được tiêu chuẩn hóa liên quan đến chữ cái dùng cho hệ thống, các điện cực, chất điện phân, điện áp hở mạch danh nghĩa và điện áp hở mạch lớn nhất.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu biện minh cho việc đưa vào hoặc tiếp tục giữ lại các pin trong bộ tiêu chuẩn TCVN 12668 (IEC 60086) được nêu trong Phụ lục A.
Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng pin sơ cấp, người thiết kế thiết bị và nhà chế tạo pin thông qua việc đảm bảo rằng các pin từ các nhà chế tạo khác nhau đều có thể đổi lẫn cho nhau theo hình dạng, lắp vừa và chức năng tiêu chuẩn. Ngoài ra, để đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu nêu trên, tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để thử nghiệm các ngăn và pin sơ cấp.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 12668-2:2020 (IEC 60086-2:2015), Pin sơ cấp - Phần 2: Quy định kỹ thuật về vật lý và điện
IEC 60086-3:2011 [1], Primary batteries - Part 3: Watch batteries (Pin sơ cấp - Phần 3: Pin dùng cho đồng hồ đeo tay)
IEC 60086-4:2014 [2], Primary batteries - Part 4: Safety of lithium batteries (Pin sơ cấp - Phần 4: An toàn của pin lithium)
lEC 60086-5:2011 [3], Primary batteries - Part 5: Safety of batteries with aqueous electrolyte (Pin sơ cấp - Phần 5: An toàn của pin sử dụng chất điện phân lỏng)
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Thử nghiệm ứng dụng (application test)
Mô phỏng thực tế sử dụng của pin trong ứng dụng cụ thể.
3.2
Pin (battery)
Một hoặc nhiều ngăn được nối điện với nhau và được lắp trong một vỏ bọc, có các đầu nối, ghi nhãn và thiết bị bảo vệ, v.v., cần thiết cho sử dụng.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-01-04, có sửa đổi]
3.3
Ngăn/pin cúc áo (button (cell or battery))
Ngăn hoặc pin hình tròn nhỏ trong đó chiều cao tổng nhỏ hơn đường kính.
3.4
Ngăn (cell)
Khối chức năng cơ bản bao gồm khối lắp ráp các điện cực, chất điện phân, vật chứa, các đầu nối và thường có các tấm ngăn, và là nguồn điện năng có được bằng cách chuyển đổi trực tiếp từ hóa năng. [NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-01-01]
3.5
Điện áp mạch kín (closed-circuit voltage)
CCV
Điện áp giữa các đầu nối của pin khi pin đang phóng điện.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-03-28, có sửa đổi - “điện áp giữa các đầu nối của ngăn hoặc pin” được thay bằng “điện áp giữa các đầu nối của pin”]
3.6
Ngăn/pin đồng xu (coin (cell or battery))
Xem định nghĩa Ngăn/pin cúc áo.
3.7
Ngăn hoặc pin hình trụ (cylindrical (cell or battery))
Ngăn hoặc pin hình tròn trong đó chiều cao tổng thể bằng hoặc lớn hơn đường kính.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-02-39, có sửa đổi - sử dụng cụm từ “ngăn có dạng hình trụ” được thay bằng cụm từ “ngăn hoặc pin hình tròn”]
3.8
Phóng điện (của pin sơ cấp) (discharge (of a primary battery))
Hoạt động trong đó pin cung cấp dòng điện cho mạch điện bên ngoài.
3.9
Pin (sơ cấp) khô (dry (primary) battery)
Pin sơ cấp trong đó chất điện phân lỏng về cơ bản được giữ cố định.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-04-14, có sửa đổi]
3.10
Điện trở trong hiệu dụng - phương pháp DC (effective internal resistance - DC method)
Điện trở trong một chiều của ngăn điện hóa bất kỳ được xác định bởi hệ thức sau:
3.11
Điện áp điểm cuối (end-point voltage)
EV
Điện áp quy định của pin tại đó pin ngừng phóng điện.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-03-30]
3.12
Rò rỉ (leakage)
Thất thoát ngoài dự kiến của chất điện phân, khí hoặc vật liệu khác khỏi ngăn hoặc pin.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-02-32]
3.13
Khoảng thời gian trung bình nhỏ nhất (minimum average duration)
MAD
Thời gian phóng điện trung bình nhỏ nhất mà mẫu pin đáp ứng.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm phóng điện được tiến hành theo các phương pháp hoặc các tiêu chuẩn quy định và được thiết kế để thể hiện sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng cho kiểu pin đó.
3.14
Điện áp danh nghĩa (của pin sơ cấp) (nominal voltage (of a primary battery))
Vn
Giá trị xấp xỉ thích hợp của điện áp được sử dụng để ký hiệu hoặc nhận biết ngăn, pin hoặc hệ thống điện hóa.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-03-31, có sửa đổi (bổ sung “của pin sơ cấp” và ký hiệu Vn)]
3.15
Điện áp hở mạch (open-circuit voltage)
OCV
Điện áp giữa các đầu nối của ngăn hoặc pin khi không phóng điện.
3.16
Ngăn hoặc pin sơ cấp (primary (cell or battery))
Ngăn hoặc pin không được thiết kế để nạp lại.
3.17
Ngăn hoặc pin hình tròn (round cell or battery)
Ngăn hoặc pin có tiết diện là hình tròn.
3.18
Đầu ra vận hành (của pin sơ cấp) (service output (of a primary battery))
Tuổi thọ vận hành, dung lượng hoặc điện năng đầu ra của pin trong các điều kiện phóng điện quy định.
3.19
Thử nghiệm đầu ra vận hành (service output test)
Thử nghiệm được thiết kế để đo đầu ra vận hành của pin.
CHÚ THÍCH 1: Thử nghiệm đầu ra vận hành có thể được quy định, ví dụ, khi
a) Thử nghiệm ứng dụng quá phức tạp để tái lặp;
b) Thời gian thử nghiệm ứng dụng có thể không khả thi đối với các mục đích thử nghiệm thường xuyên.
3.20
Pin nhỏ (small battery)
Ngăn hoặc pin lắp vừa hoàn toàn trong các giới hạn của hình trụ cắt vát như xác định trên Hình 1.
Kích thước trong tính bằng milimét (mm)
Hình 1 - Dưỡng nuốt
3.21
Tuổi thọ bảo quản (storage life)
Khoảng thời gian trong các điều kiện quy định mà khi kết thúc khoảng thời gian đó, pin vẫn còn khả năng thực hiện một đầu ra vận hành quy định.
[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-03-47, có sửa đổi (“chức năng” được thay bằng “đầu ra vận hành”)]
3.22
Đầu nối/Cực (của pin sơ cấp) (teminals (of a primary battery))
Phần dẫn của pin để đấu nối với mạch điện bên ngoài.
4.1.1 Thiết kế
Pin sơ cấp được bán chủ yếu trên thị trường tiêu dùng. Trong những năm gần đây, các pin ngày càng trở nên phức tạp cả về hóa chất và kết cấu, ví dụ cả về dung lượng và khả năng tốc độ đều tăng đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công nghệ của các thiết bị sử dụng pin.
Khi thiết kế các pin sơ cấp, cần tính đến các lưu ý trên. Đặc biệt, sự phù hợp và ổn định về kích thước, tính năng về vật lý và điện và vận hành an toàn của chúng trong sử dụng bình thường và các điều kiện sử dụng sai dự đoán được đều phải được đảm bảo.
Thông tin thêm về thiết kế thiết bị có thể xem trong Phụ lục B.
4.1.2 Kích thước pin
Các kích thước đối với kiểu pin cụ thể được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và IEC 60086-3.
4.1.3 Đầu nối
4.1.3.1 Quy định chung
Các đầu nối phải phù hợp với Điều 6 của TCVN 12668-2 (IEC 60086-2).
Hình dạng vật lý của các đầu nối phải được thiết kế sao cho chúng đảm bảo tiếp xúc và duy trì được tiếp xúc điện tốt tại mọi thời điểm.
Các đầu nối phải được làm bằng các vật liệu có tính dẫn điện tốt và có khả năng chịu ăn mòn.
4.1.3.2 Khả năng chịu áp lực tiếp xúc
Trong trường hợp được nêu trong các bảng quy định kỹ thuật về pin hoặc các tờ rời quy định kỹ thuật riêng trong TCVN 12668-2 (lEC 60086-2) thì áp dụng như sau:
- đặt lực 10 N thông qua một viên bi thép đường kính 1 mm tại tâm của từng vùng tiếp xúc trong 10 s, lực này không được gây ra biến dạng rõ ràng mà có thể làm ảnh hưởng đến vận hành thỏa đáng của pin.
CHÚ THÍCH: Xem thêm IEC 60086-3 đối với các trường hợp ngoại lệ.
4.1.3.3 Đầu nối kiểu mũ và đế
Kiểu đầu nối này được sử dụng cho các pin có kích thước quy định theo Hình 1 đến Hình 7 của TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và cạnh hình trụ của pin được cách điện với các đầu nối.
4.1.3.4 Đầu nối kiểu mũ và vỏ
Kiểu đầu nối này được sử dụng cho các pin có kích thước quy định theo Hình 8, Hình 9, Hình 10, Hình 14, Hình 15 và Hình 16 của TCVN 12668-2 (IEC 60086-2), trong đó cạnh hình trụ của pin tạo thành một phần của đầu nối dương.
4.1.3.5 Đầu nối bắt ren
Tiếp xúc này gồm một thanh hình trụ được ren kết hợp với một đai ốc bằng kim loại hoặc bằng kim loại có cách điện.
4.1.3.6 Tiếp xúc kiểu bề mặt
Các tiếp xúc này về cơ bản là các bề mặt kim loại phẳng được gia công để tạo tiếp xúc điện bằng các cơ cáu tiếp xúc thích hợp ép vào chúng.
4.1.3.7 Lò xo dẹt hoặc xoắn ốc
Các tiếp xúc này bao gồm các dải kim loại phẳng hoặc các dây dẫn được quấn theo đường xoắn ốc tạo thành tiếp xúc áp lực.
4.1.3.8 Ổ cắm cắm vào
Loại phích cắm trong ổ cắm được tạo thành bởi một cụm tiếp điểm kim loại phù hợp, được lắp trong vỏ hoặc cơ cấu giữ được cách điện và được điều chỉnh để tiếp nhận các chân cắm tương ứng của phích cắm.
4.1.3.9 Các cơ cấu siết nhanh
4.1.3.9.1 Quy định chung
Các tiếp xúc này được tạo thành từ tổ hợp đinh tán (không đàn hồi) dùng cho đầu nối dương và ổ cắm (đàn hồi) dùng cho đầu nối âm.
Chúng phải làm bằng kim loại thích hợp sao cho tạo ra đấu nối điện hiệu quả khi được nối với các phần tương ứng của mạch điện bên ngoài.
4.1.3.9.2 Cơ cấu siết nhanh
Kiểu đầu nối này gồm một đinh tán dùng cho đầu nối dương và một ổ cắm dùng cho đầu nối âm. Chúng phải được làm bằng thép mạ niken hoặc vật liệu thích hợp khác. Chúng phải được thiết kế để tạo ra đấu nối vật lý và điện chắc chắn, khi lắp với các phần tương ứng tương tự để nối với mạch điện bên ngoài.
4.1.3.10 Dây dẫn
Dây dẫn có thể bằng đồng tráng thiếc có bọc cách điện, một sợi hoặc nhiều sợi bện. Lớp bọc của sợi dây đầu nối dương phải màu đỏ và đầu nối âm phải màu đen.
4.1.3.11 Các tiếp điểm lò xo hoặc kẹp khác
Các tiếp điểm này nhìn chung được sử dụng trên các pin khi chưa biết chính xác các phần tương ứng của mạch điện bên ngoài. Chúng phải được làm bằng đồng thau đàn hồi hoặc vật liệu thích hợp khác có đặc tính tương tự.
4.1.4 Phân loại (hệ thống điện hóa)
Pin sơ cấp được phân loại theo hệ thống điện hóa của chúng.
Mỗi hệ thống, ngoại trừ hệ thống điện hóa kẽm-amonium clorua, hệ thống điện hóa kẽm clorua mangan dioxit đều được chỉ định sử dụng một chữ cái để biểu thị cho hệ thống cụ thể đó.
Các hệ thống điện hóa đã được tiêu chuẩn hóa cho đến nay được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các hệ thống điện hóa đã được tiêu chuẩn hóa
Chữ cái |
Điện cực âm |
Chất điện phân |
Điện cực dương |
Điện áp danh nghĩa V |
Điện áp hở mạch lớn nhất V |
Không sử dụng chữ cái |
Kẽm (Zn) |
Amonium clorua Kẽm clorua |
Mangan dioxit (MnO2) |
1,5 |
1,73 |
A |
Kẽm (Zn) |
Amonium clorua Kẽm clorua |
Oxy (O2) |
1,4 |
1,55 |
B |
Lithium (Li) |
Chất điện phân hữu cơ |
Cacbon monotlorua (CF)x |
3,0 |
3,7 |
C |
Lithium (Li) |
Chất điện phân hữu cơ |
Mangan dioxit (MnO2) |
3,0 |
3,7 |
E |
Lithium (Li) |
Chất vô cơ không ngậm nước |
Thionyl clorua (SOCI2) |
3,6 |
3,9 |
F |
Lithium (Li) |
Chất điện phân hữu cơ |
Sắt disuntua (FeS2) |
1,5 |
1,83 |
G |
Lithium (Li) |
Chất điện phân hữu cơ |
Đồng (II) oxit (CuO) |
1,5 |
2,3 |
L |
Kẽm (Zn) |
Hhydroxit kim loại kiềm |
Mangan dioxit (MnO2) |
1,5 |
1,68 |
P |
Kẽm (Zn) |
Hydroxit kim loại kiềm |
Oxy (O2) |
1,4 |
1,59 |
S |
Kẽm (Zn) |
Hydroxit kim loại kiềm |
Bạc oxit (Ag2O) |
1,55 |
1,63 |
W |
Lithium (Li) |
Chất điện phân hữu cơ |
Sulphua dioxit (SO2) |
3,0 |
3,05 |
Y |
Lithium (Li) |
Chất vô cơ không ngậm nước |
Sulphuaryl clorua (SO2CI2) |
3,9 |
4,1 |
Z |
Kẽm (Zn) |
Hydroxit kim loại kiềm |
Niken oxy hydroxid (NiOOH) |
1,5 |
1,78 |
CHÚ THÍCH 1: Không thể kiểm tra được giá trị của điện áp danh nghĩa; do đó giá trị này chỉ được đưa ra để tham khảo. CHÚ THÍCH 2: Điện áp hở mạch lớn nhất (3.15) được đo như đã định nghĩa trong 5.5 và 6.8.1. CHÚ THÍCH 3: Khi tham chiếu đến hệ thống điện hóa, nguyên tắc chung là nêu điện cực âm trước, sau đó là điện cực dương, tức là lithium-sắt disunfua |
4.1.5 Ký hiệu
Ký hiệu của pin sơ cấp dựa trên các tham số vật lý, hệ thống điện hóa của chúng cũng như các chữ cái bổ nghĩa, nếu cần.
Giải thích đầy đủ về hệ thống ký hiệu (danh pháp), xem thêm trong Phụ lục C.
4.1.6 Ghi nhãn
4.1.6.1 Quy định chung (xem Bảng 2)
Ngoại trừ các pin nhỏ (xem 4.1.6.2), mỗi pin phải được ghi nhãn các thông tin sau:
a) ký hiệu theo tiêu chuẩn này hoặc ký hiệu thông dụng khác;
b) ngày hết hạn thời gian sử dụng khuyến cáo hoặc năm và tháng hoặc tuần chế tạo. Năm và tháng hoặc tuần chế tạo có thể được mã hóa.
c) cực tính của đầu nối dương (+);
d) điện áp danh nghĩa;
e) tên hoặc nhãn thương mại của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp;
f) lời khuyên cảnh báo
CHÚ THÍCH: Ví dụ về các ký hiệu thông dụng có thể xem trong Phụ lục D của TCVN 12668-2 (IEC 60086-2).
4.1.6.2 Ghi nhãn của các pin nhỏ (xem Bảng 2)
a) Pin có ký hiệu trong IEC là loại nhỏ, chủ yếu lả pin cấp 3 hoặc cấp 4 có bề mặt quá nhỏ để chứa tất cả các ghi nhãn quy định trong 4.1.6.1. Đối với các pin này, ký hiệu 4.1.6.1 a) và cực tính 4.1.6.1 c) phải được ghi trên pin. Tất cả các nội dung khác ghi trên nhãn thể hiện trong 4.1.6.1 có thể được cho trên bao bì trực tiếp thay vì ghi trên pin.
b) Đối với pin hệ thống P, 4.1.6.1 a) có thể ghi trên pin, miếng dán niêm phong hoặc bao gói, 4.1.6.1 c) có thể ghi trên miếng dán niêm phong và/hoặc trên pin, 4.1.6.1 b), 4.1.6.1 d) và 4.1.6.1 e) có thể ghi trên bao bì trực tiếp thay vì ghi trên pin.
c) Phải có các lời khuyên cảnh báo về việc các pin có thể nuốt. Xem IEC 60086-4:2014 (7.2 a) và 9.2) và IEC 60086-5:2011 (7.1 i) và 9.2) để có thông tin chi tiết.
Bảng 2 - Yêu cầu về ghi nhãn
Ghi nhãn |
Pin ngoại trừ các pin nhỏ |
Pin nhỏ |
||
|
Pin hệ thống P |
|||
a) |
Ký hiệu theo tiêu chuẩn này hoặc ký hiệu thông dụng khác |
A |
A |
c |
b) |
Ngày hết hạn thời gian sử dụng khuyến cáo hoặc năm và tháng hoặc tuần chế tạo. Năm và tháng hoặc tuần chế tạo có thể ở dạng mã hóa |
A |
B |
B |
c) |
Cực tính của đầu nối dương (+) |
A |
A |
D |
d) |
Điện áp danh nghĩa |
A |
B |
B |
e) |
Tên hoặc nhãn thương mại của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp |
A |
B |
B |
J) |
Lời khuyên cảnh báo |
A |
Ba |
B 3 |
A: phải được ghi nhãn trên pin B: có thể được ghi nhãn trên bao bì trực tiếp thay vì trên pin C: có thể được ghi nhãn trên pin, miếng dán niêm phong hoặc bao bì trực tiếp D: có thể được ghi nhãn tên tầm dán niêm phong và/hoặc trên pin |
||||
a Phải có các lời khuyên cảnh báo về các pin có thể nuốt. Xem IEC 60086-4:2014 (7.2 a) và 9.2) và IEC 60086-5:2011 (7,1 I) và 9.2) đề có thông tin chi tiết. |
4.1.6.3 Ghi nhãn trên pin liên quan đến phương pháp thải bỏ
Ghi nhãn của pin liên quan đến phương pháp thải bỏ phải theo các yêu cầu luật pháp của quốc gia.
4.1.7 Tính lắp lẫn: điện áp pin
Pin sơ cấp được tiêu chuẩn hóa như hiện nay trong bộ tiêu chuẩn IEC 60086 có thể được phân loại bằng điện áp phóng điện tiêu chuẩn của chúng Us [4]. Đối với hệ thống pin mới, sự lắp lẫn theo điện áp được đánh giá sự phù hợp bằng công thức sau:
n x 0,85Ur ≤ m x Us < n x 1,15Ur
trong đó
n số lượng ngăn được nối nối tiếp với nhau, trên cơ sở điện áp tham chiếu Ur;
m số lượng ngăn được nối nối tiếp với nhau, trên cơ sở điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us.
Hiện nay, đã nhận diện được hai dải điện áp phù hợp với công thức trên. Chúng được nhận biết bởi điện áp tham chiếu Ur là giá trị giữa của dải điện áp liên quan.
Dải điện áp 1, Ur = 1,4 V: Pin có điện áp phóng điện tiêu chuẩn m x Us bằng hoặc nằm trong phạm vi n x 1,19 V đến n x 1,61 V.
Dải điện áp 2, Ur = 3,2 V: Pin có điện áp phóng điện tiêu chuẩn m x Us bằng hoặc nằm trong phạm vi n x 2,72 V đến n x 3,68 V.
Thuật ngữ điện áp phóng điện tiêu chuẩn và các đại lượng liên quan cũng như các phương pháp xác định chúng được cho trong Phụ lục D.
CHÚ THÍCH: Đối với các pin một ngăn và các pin nhiều ngăn được lắp với các ngăn có cùng dải điện áp, m và n sẽ đồng nhất; m và n sẽ khác nhau đối với các pin nhiều ngăn nếu được lắp với các ngăn có dải điện áp khác với các ngăn của pin đã được tiêu chuẩn hóa.
Dải điện áp 1 bao gồm tất cả các pin đã được tiêu chuẩn hóa hiện nay với điện áp danh nghĩa 1,5 V, tức là hệ thống “không dùng chữ cái”, hệ thống A, F, G, L, P, S và Z.
Dải điện áp 2 bao gồm tất cả các pin đã được tiêu chuẩn hóa hiện nay với điện áp danh nghĩa 3 V, tức là các hệ thống B, C, E, W và Y.
Vì các pin thuộc dải điện áp 1 và dải điện áp 2 có các điện áp phóng điện khác nhau đáng kể nên chúng phải được thiết kế để không thể lắp lẫn về mặt vật lý. Trước khi tiêu chuẩn hóa một hệ điện hóa mới, điện áp phóng điện của nó phải được xác định theo quy trình cho trong Phụ lục D để giải quyết vấn đề lắp lẫn theo điện áp.
CẢNH BÁO: Việc không đáp ứng yêu cầu này có thể gây nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng, ví dụ như cháy, nổ, rò rỉ và/hoặc hỏng thiết bị. Yêu cầu này là nhất thiết vì lý do an toàn và vận hành.
4.2.1 Tính năng phóng điện
Tính năng phóng điện của pin sơ cấp được quy định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2).
4.2.2 Độ ổn định kích thước
Kích thước của pin phải phù hợp với các kích thước quy định như cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và IEC 60086-3 tại mọi thời điểm trong quá trình thử nghiệm phóng điện trong các điều kiện tiêu chuẩn cho trong quy định kỹ thuật này.
CHÚ THÍCH 1: Việc tăng chiều cao pin lên 0,25 mm có thể xảy ra với các ngăn cúc áo thuộc các hệ thống B, C, G, L, P VÀ S, nếu bị phóng điện xuống thấp hơn điện áp điểm cuối.
CHÚ THÍCH 2: Đối với một số ngăn cúc áo nhất định thuộc các hệ thống C và B, việc giảm chiều cao ngăn có thể xảy ra Khi tiếp tục phóng điện.
4.2.3 Rò rỉ
Khi pin được bảo quản và phóng điện trong các điều kiện tiêu chuẩn cho trong quy định kỹ thuật này, không được xảy ra rò rỉ.
4.2.4 Giới hạn điện áp hở mạch
Điện áp hở mạch lớn nhất của pin không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 1.
4.2.5 Đầu ra vận hành
Khoảng thời gian phóng điện ban đầu hoặc trễ của pin phải đáp ứng các yêu cầu cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2).
4.2.6 An toàn
Khi thiết kế pin sơ cấp phải xét đến an toàn trong các điều kiện sử dụng dự kiến và sử dụng sai dự đoán được như quy định trong IEC 60086-4 và IEC 60086-5.
Để xây dựng các phương pháp tiêu chuẩn để đo tính năng (SMMP) sản phẩm hàng hóa, tham khảo Phụ lục E.
Dung lượng của pin sơ cấp có thể được thiết lập bằng các thử nghiệm phóng điện như được trình bày trong D.2.3. Tuy nhiên, trong các điều kiện sử dụng của người tiêu dùng, dung lượng nhận biết từ các phương pháp thử nghiệm phóng điện có thể thay đổi.
Các yếu tố/biến số dưới đây tác động rất lớn đến việc nhận được dung lượng tối ưu.
a) Nhu cầu về dòng điện từ mạch điện/thiết bị bên ngoài.
b) Tần suất của nhu cầu về dòng điện. (Sử dụng liên tục hoặc gián đoạn).
c) Điện áp nhỏ nhất tại đó thiết bị sẽ hoạt động thỏa đáng. (Điện áp ngưỡng).
d) Nhiệt độ làm việc.
Từ các biến số liệt kê tại các điểm a) đến d), nhu cầu về dòng điện cao trong thời gian dài gắn với điện áp ngưỡng cao và nhiệt độ thấp sẽ là các điều kiện cho trường hợp xấu nhất gây ra tổn thất dung lượng đáng kể.
Do dung lượng về điện hoặc hóa của pin sơ cấp không thể sử dụng tin cậy trong tính toán bất kỳ tính năng tới hạn của pin nên điều quan trọng là truyền tải đến người sử dụng một vài ý tưởng về tính năng/tuổi thọ của pin khi được sử dụng trong các thiết bị chạy bằng pin điển hình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ‘các thử nghiệm ứng dụng’ được chỉ định này (được xác định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2)) có thể không tái lặp hoàn toàn một thiết bị/ứng dụng mà có nhiều biến thể khác nhau, mỗi biến thể lại có nhiều yêu cầu về điện khác nhau trên thị trường. Ngoài ra, tính năng của pin có thể bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều điều kiện tại các điểm a) đến d) nêu trên.
Các nội dung dưới đây được lấy từ ISO/IEC Guide 36:1982.
5.2.1 Quy định chung
Các thử nghiệm phóng điện trong tiêu chuẩn này được chia thành hai loại:
- Thử nghiệm ứng dụng;
- Thử nghiệm đầu ra vận hành.
Trong cả hai loại thử nghiệm, các tải phóng điện được quy định theo 6.4.
Các phương pháp thử nghiệm để xác định tải và điều kiện thử nghiệm được cho trong 5.2.2.
5.2.2 Thử nghiệm ứng dụng
5.2.2.1 Quy định chung
a) Điện trở tương đương được tính từ dòng điện trung bình và điện áp làm việc trung bình của thiết bị khi có tải. Cho phép các tải dòng điện không đổi hoặc các tải công suất không đổi đối với các ứng dụng thể hiện các kiểu dạng mẫu nhu cầu công suất này.
b) Điện áp điểm cuối chức năng và tải điện trở, tải dòng điện tương đương hoặc các giá trị công suất không đổi có được từ các phép đo trên thiết bị trong ứng dụng điển hình.
c) Cấp điểm giữa xác định giá trị tải và điện áp điểm cuối cần sử dụng cho thử nghiệm phóng điện.
d) Nếu dữ liệu tập trung trong hai hoặc nhiều nhóm riêng biệt thì cho phép yêu cầu nhiều hơn một thử nghiệm.
Các thử nghiệm ứng dụng có thể được tăng tốc bởi tải phóng điện, chu kỳ chế độ làm việc hàng ngày hoặc cả hai. Các giá trị quy định đối với tải và sự gián đoạn về thời gian cần tính đến các yếu tố sau:
- hiệu suất phóng điện của pin liên quan đến ứng dụng.
- các dạng mẫu sử dụng theo chu kỳ điển hình đối với ứng dụng.
- tổng thời gian để thực hiện thử nghiệm không quá 30 ngày.
Một số thử nghiệm điện trở cố định đã được chọn để cho phép đơn giản hóa thiết kế và đảm bảo độ tin cậy của thiết bị thử nghiệm, mặc dù thực tế là trong một số trường hợp đặc biệt, các thử nghiệm dòng điện không đổi hoặc công suất không đổi có thể thể hiện tốt hơn ứng dụng này.
Trong tương lai, các điều kiện tải thay thế hoặc bổ sung có thể cần thiết để thể hiện hiệu quả phạm vi các ứng dụng đang sử dụng. Có nhiều khả năng là đặc tính tải của một chủng loại thiết bị cụ thể sẽ thay đổi theo thời gian khi công nghệ phát triển.
Không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác điện áp chức năng điểm cuối của thiết bị. Các điều kiện phóng điện tốt nhất là một sự thỏa hiệp được chọn để thể hiện một chủng loại thiết bị có thể có các đặc tính khác biệt lớn.
Tuy nhiên, mặc dù có các hạn chế này, thử nghiệm suy ra từ ứng dụng là cách tiếp cận tốt nhất để ước lượng khả năng của pin đối với một chủng loại thiết bị cụ thể.
CHÚ THÍCH: Để giảm thiểu sự gia tăng các thử nghiệm ứng dụng, các thử nghiệm quy định ở đây nhằm vào mục tiêu là các thử nghiệm tính đến 80 % thị trường theo ký hiệu của pin.
5.2.2.2 Thử nghiệm ứng dụng với nhiều tải
Đối với thử nghiệm ứng dụng với nhiều tải, thứ tự đặt tải trong một chu kỳ phải bắt đầu với tải nặng nhất và dịch chuyển dần sang tải nhẹ nhất nếu không có quy định khác.
5.2.3 Thử nghiệm đầu ra vận hành
Đối với các thử nghiệm đầu ra vận hành, các giá trị điện trở tải cần được chọn sao cho đầu ra vận hành xấp xỉ 30 ngày.
Khi không thể thu được dung lượng toàn phần trong khoảng thời gian yêu cầu, được phép kéo dài đầu ra vận hành đến khoảng thời gian thích hợp ngắn nhất sau đó bằng cách chọn tải phóng điện có giá trị thuần trở cao hơn, như xác định trong 6.4.
5.3 Kiểm tra sự phù hợp với khoảng thời gian trung bình nhỏ nhất quy định
Đề kiểm tra sự phù hợp của pin với các thử nghiệm phóng điện bất kỳ quy định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và IEC 60086-3, thử nghiệm phải được tiến hành như sau:
a) Thử nghiệm tám pin.
b) Tính giá trị trung bình mà không loại trừ kết quả bất kỳ nào.
c) Nếu giá trị trung bình này bằng hoặc lớn hơn con số quy định và không nhiều hơn một pin có đầu ra vận hành nhỏ hơn 80 % con số quy định thì pin được coi là phù hợp với đầu ra vận hành.
d) Nếu giá trị trung bình này nhỏ hơn con số quy định và/hoặc nhiều hơn một pin có đầu ra vận hành nhỏ hơn 80 % con số quy định, lặp lại thử nghiệm trên mẫu gồm tám pin khác và tính giá trị trung bình như trên.
e) Nếu giá trị trung bình của thử nghiệm lần hai này bằng hoặc lớn hơn con số quy định và chỉ có nhiều nhất một pin có đầu ra vận hành nhỏ hơn 80 % con số quy định thì pin đó được coi là phù hợp với đầu ra vận hành.
f) Nếu giá trị trung bình của thử nghiệm lần hai này nhỏ hơn con số quy định và/hoặc nhiều hơn một pin có đầu ra vận hành nhỏ hơn 80 % con số quy định thì các pin này được coi là không phù hợp với đầu ra vận hành và không cho phép thử nghiệm thêm.
g) Đối với mục đích kiểm tra xác nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn này, cho phép việc chấp nhận có điều kiện sau khi hoàn thành các thử nghiệm phóng điện ban đầu.
CHÚ THÍCH: Tính năng phóng điện của các pin sơ cấp được quy định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2).
5.4 Phương pháp tính giá trị quy định của khoảng thời gian trung bình nhỏ nhất
Phương pháp này được quy định trong Phụ lục F.
5.5 Thử nghiệm điện áp hở mạch (OCV)
Điện áp hở mạch phải được đo bằng thiết bị đo điện áp quy định trong 6.8.1.
Các kích thước phải được đo bằng thiết bị đo quy định trong 6.8.2.
Sau khi đầu ra vận hành đã được xác định trong các điều kiện môi trường quy định, phóng điện phải được tiếp tục theo cùng một cách cho đến khi điện áp mạch kín lần đầu tiên giảm xuống thấp hơn 40 % điện áp danh nghĩa của pin. Các yêu cầu của 4.1.3, 4.2.2 và 4.2.3 phải được đáp ứng.
CHÚ THÍCH: Đối với các pin dùng cho đồng hồ đeo tay, tiến hành xem xét rò rỉ bằng mắt theo Điều 8 của IEC 60086-3:2011.
6 Tính năng - Điều kiện thử nghiệm
6.1 Điều kiện bảo quản và phóng điện
Bảo quản trước thử nghiệm phóng điện và thử nghiệm phóng điện thực sự được tiến hành trong các điều kiện được xác định rõ ràng. Nếu không có quy định khác, phải áp dụng các điều kiện cho trong Bảng 3. Các điều kiện phóng điện nêu trong bảng dưới đây được gọi là các điều kiện tiêu chuẩn.
Bảng 3 - Điều kiện bảo quản trước và trong thử nghiệm phóng điện
Kiểu thử nghiệm |
Điều kiện bảo quản |
Điều kiên phóng điện |
|||
Nhiệt độ |
Độ ẩm tương đối |
Thời gian |
Nhiệt độ |
Độ ẩm tương đối d |
|
°C |
% RH |
|
°C |
%RH |
|
Thử nghiệm phóng điện ban đầu |
20 ± 2 a |
55 ± 20 |
Tối đa 60 ngày sau ngày chế tạo |
20 ± 2 |
55 + 20/-40 |
Thử nghiệm phóng điện có thời gian trễ |
20 ± 2 a |
55 ± 20 |
12 tháng |
20 ± 2 |
55 + 20/-40 |
Thử nghiệm phóng điện có thời gian trễ (nhiệt độ cao)b |
45 ± 2 c |
55 ± 20 |
13 tuần |
20 ± 2 |
55 + 20/-40 |
a Trong các khoảng thời gian ngắn, nhiệt độ bảo quản có thể khác với các giới hạn này nhưng không vượt quá (20 ± 5) °C. b Thử nghiệm này được thực hiện khi yêu cầu thử nghiệm bảo quản ở nhiệt độ cao. Các yêu cầu về tính năng cần được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng. c Pin cần được bảo quản không có vỏ bọc. d Ngoại trừ hệ thống “P”: (55 ± 10) %RH. |
6.2 Bắt đầu các thử nghiệm phóng điện sau khi bảo quản
Khoảng thời gian sau khi kết thúc bảo quản đến khi bắt đầu thử nghiệm phóng điện có thời gian trễ không được quá 14 ngày.
Trong khoảng thời gian này, pin phải được giữ ở (20 ± 2) °C và (55 +20/-40) %RH (ngoại trừ đối với các pin hệ thống p thì độ ẩm tương đối phải là (55 ± 10) %RH).
Phải để tối thiểu trong một ngày ở các điều kiện này để ổn định trước khi bắt đầu thử nghiệm phóng điện sau khi bảo quản ở nhiệt độ cao.
6.3 Điều kiện thử nghiệm phóng điện
6.3.1 Quy định chung
Để thử nghiệm, pin phải được phóng điện như quy định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) hoặc IEC 60086-3 cho đến khi điện áp rơi trên tải lần đầu tiên giảm xuống thấp hơn giá trị cuối quy định. Đầu ra vận hành có thể được thể hiện dưới dạng các xung, khoảng thời gian, dung lượng hoặc năng lượng.
6.3.2 Sự phù hợp
Khi TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) hoặc IEC 60086-3 quy định các đầu ra vận hành đối với nhiều hơn một thử nghiệm phóng điện thì các pin phải đáp ứng tất cả các yêu cầu này để phù hợp với quy định kỹ thuật này.
6.4 Điện trở tải
Giá trị của tải điện trở (bao gồm tất cả các thành phần của mạch điện bên ngoài) phải như quy định trong tờ quy định kỹ thuật liên quan và chính xác đến ±0,5 %.
Khi xây dựng các thử nghiệm mới, bất cứ khi nào có thể, tải điện trở phải được thể hiện như trong Bảng 4 cùng với bội số thập phân hoặc ước số thập phân của chúng.
Bảng 4 - Các tải điện trở đối với các thử nghiệm mới
Giá trị tính bằng ôm
1,00 |
1,10 |
1,20 |
1,30 |
1,50 |
1,60 |
1,80 |
2,00 |
2,20 |
2,40 |
2,70 |
3,00 |
3,30 |
3,60 |
3,90 |
4,30 |
4,70 |
5,10 |
5,60 |
6,20 |
6,80 |
7,50 |
8,20 |
9,10 |
6.5 Các khoảng thời gian
Thời gian phóng điện và ngừng phóng điện phải như quy định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2).
Khi xây dựng các thử nghiệm mới, bất cứ khi nào có thể, một trong các khoảng thời gian hàng ngày cần được lấy từ Bảng 5.
Bảng 5 - Khoảng thời gian đối với các thử nghiệm mới
1 min |
5 min |
10 min |
30 min |
1 h |
2 h |
4 h |
12 h |
24 h (liên tục) |
- |
Các trường hợp khác quy định trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2), nếu cần.
6.6 Dung sai điều kiện thử nghiệm
Nếu không có quy định khác, phải áp dụng các dung sai cho trong Bảng 6.
Bảng 6 - Dung sai điều kiện thử nghiệm
Tham số thử nghiệm |
Dung sai |
|
Nhiệt độ |
± 2°C |
|
Tải |
± 0,5 % |
|
Điện áp |
± 0,5 % |
|
Độ ẩm tương đối |
+20 / -40 %RH ngoại trừ hệ thống ‘P’ ± 10 %RH |
|
“Độ chính xác” về thời gian |
Thời gian phóng điện td |
Dung sai |
0 < td ≤ 2 s |
± 5 % của td |
|
2 s < td ≤ 100 s |
± 0,1 s |
|
td > 100 s |
± 0,1 % của td |
6.7 Kích hoạt các pin hệ thống ‘P’
Khoảng thời gian từ khi kích hoạt đến khi bắt đầu phép đo điện tối thiểu phải là 10 min.
6.8 Thiết bị đo
6.8.1 Phép đo điện áp
Độ chính xác của thiết bị đo phải ≤ 0,25 % và độ chụm phải ≤ 50 % giá trị của chữ số có nghĩa cuối cùng. Điện trở trong của thiết bị đo phải lớn hơn hoặc bằng 1 MΩ.
6.8.2 Phép do cơ
Độ chính xác của thiết bị đo phải ≤ 0,25 % và độ chụm phải ≤ 50 % giá trị của chữ số có nghĩa cuối cùng.
7 Lấy mẫu và đảm bảo chất lượng
Việc sử dụng kế hoạch lấy mẫu hoặc chỉ số chất lượng sản phẩm cần được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
Trong trường hợp không có thỏa thuận quy định, tham khảo TCVN 7790 (ISO 2859) và TCVN 9599 (ISO 21747) đối với lấy mẫu và đánh giá phù hợp chất lượng.
Có thể tra quy phạm thực hành dùng cho bao gói, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và thải bỏ pin trong Phụ lục G.
Tiêu chí dùng trong tiêu chuẩn hóa pin
Pin và các hệ thống điện hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau nhằm biện minh cho việc đưa chúng lần đầu vào hoặc giữ chúng hiện nay trong bộ tiêu chuẩn IEC 60086:
a) Pin hoặc các pin có hệ thống điện hóa này được sản xuất hàng loạt.
b) Pin hoặc các pin có hệ thống điện hóa này có sẵn ở một vài thị trường trên thế giới.
c) Pin được sản xuất ở ít nhất hai nhà chế tạo độc lập, (những) người giữ bằng sáng chế phải đáp ứng các yêu cầu trong 2.14 của các Chỉ thị của ISO/IEC, Phần 1, Tham chiếu đến các hạng mục có bằng sáng chế.
d) Pin được sản xuất ở ít nhất hai quốc gia khác nhau hoặc, theo cách khác, pin được mua từ hai nhà chế tạo pin quốc tế độc lập khác nhau và được bán dưới nhãn của công ty họ.
Các hạng mục trong Bảng A.1 phải được đưa vào đề xuất dự án mới để tiêu chuẩn hóa một pin mới riêng rẽ hoặc hệ thống điện hóa mới.
Bảng A.1 - Các hạng mục cần tiêu chuẩn hóa
Pin riêng rẽ |
Hệ thống điện hóa |
Nội dung công bố phù hợp với các điểm a) đến d) nêu trên |
Nội dung công bố phù hợp với các điểm a) và b) nêu trên |
Ký hiệu và hệ thống điện hóa |
Chữ cái ký hiệu khuyến cáo |
Các kích thước (kể cả bản vẽ) |
Điện cực âm |
Các điều kiện phóng điện |
Điện cực dương |
(Các) khoảng thời gian trung bình tối thiểu |
Điện áp danh nghĩa |
|
Điện áp hở mạch lớn nhất |
|
Chất điện phân |
Các khuyến cáo đối với thiết kế thiết bị
B.1 Liên kết về kỹ thuật
Các công ty sản xuất thiết bị chạy bằng pin cần duy trì mối liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp pin. Khả năng của các pin hiện hành cần được tính đến khi thiết kế ban đầu. Bất cứ khi nào có thể, kiểu pin được chọn cần là một kiểu trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2). Thiết bị cần được ghi nhãn bền lâu với ký hiệu, cấp và cỡ pin theo quy định để cho tính năng tối ưu.
B.2 Ngăn chứa pin
B.2.1 Quy định chung
Các ngăn chứa pin được thiết kế phải sao cho pin dễ dàng đặt vào và không bị rơi ra. Các kích thước và thiết kế ngăn chứa pin và tiếp điểm cần sao cho tiếp nhận được các pin phù hợp với tiêu chuẩn này. Cụ thể, người thiết kế thiết bị không được bỏ qua các dung sai được cho trong tiêu chuẩn này, ngay cả khi tiêu chuẩn quốc gia hoặc nhà chế tạo pin đòi hỏi các dung sai pin nhỏ hơn.
Việc thiết kế tiếp điểm âm cần có dự phòng cho hốc bất kỳ của đầu nối pin.
Chỉ thị rõ ràng kiểu pin được sử dụng, bố trí cực tính đúng và các hướng dẫn lắp đặt.
Sử dụng hình dạng và/hoặc các kích thước của các đầu nối dương (+) và âm (-) trong các thiết kế ngăn để tránh việc nối ngược pin. các tiếp điểm dương (+) và âm (-) cần khác nhau rõ ràng về hình dạng để tránh gây nhầm lẫn khi lắp pin.
Các ngăn chứa pin cần được cách điện với mạch điện và cần được bố trí sao cho giảm thiểu hư hại và/hoặc rủi ro thương tích có thể có. Chỉ các cực của pin mới được tiếp xúc vật lý với mạch điện, cẩn thận trọng khi chọn các vật liệu và thiết kế của các tiếp điểm để đảm bảo tiếp xúc điện hiệu quả và duy trì trong các điều kiện sử dụng ngay cả với các pin có các kích thước cực biên được phép theo tiêu chuẩn này. Pin và đầu nối của thiết bị cần tương thích về vật liệu và có điện trở thấp.
Khuyến cáo không sử dụng các ngăn chứa pin có các đấu nối song song vì pin lắp sai sẽ gây ra tình trạng nạp điện.
Thiết bị được thiết kế để được cấp nguồn bằng các pin khử cực bằng không khí hệ thống “A” hoặc “P” phải có đủ sự tiếp xúc không khí. Đối với hệ thống “A”, pin nên đặt ở vị trí thẳng đứng trong vận hành bình thường. Đối với các pin hệ thống “P” phù hợp với Hình 9 của TCVN 12668-2 (IEC 60086-2), tiếp điểm dương cần được thực hiện trên phía cạnh của pin sao cho không gây trở ngại cho việc tiếp xúc không khí.
Mặc dù pin đã được cải thiện rất nhiều liên quan đến khả năng chịu rò rỉ nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra rò rỉ. Khi ngăn chứa pin không thể cách ly hoàn toàn với thiết bị, thì ngăn chứa pin cần được bố trí sao cho giảm thiểu hư hại có thể có.
Ngăn chứa pin cần ghi nhãn rõ ràng và bền lâu để thể hiện chiều lắp pin đúng. Một trong các nguyên nhân gây ra sự khó chịu là do lắp ngược một pin trong bộ pin, mà có thể dẫn đến pin rò rỉ và/hoặc nổ và/hoặc cháy. Để giảm thiểu mối nguy hiểm này, các ngăn chứa pin cần được thiết kế sao cho một pin lắp ngược sẽ không tạo ra mạch điện.
Mạch điện kết hợp không được tạo tiếp xúc vật lý với bất kỳ phần nào của pin ngoại trừ tại các bề mặt được thiết kế cho mục đích này.
Người thiết kế rất nên tham khảo IEC 60086-4 và IEC 60086-5 về các lưu ý an toàn về mọi mặt.
B.2.2 Hạn chế trẻ em tiếp cận
Thiết bị cần được thiết kế để ngăn ngừa trẻ em tháo pin bằng một trong các phương pháp sau:
Cần có dụng cụ, ví dụ như tuốc nơ vít hoặc đồng xu, để mở ngăn chứa pin; hoặc
Cửa/nắp ngăn chứa pin cần tối thiểu hai sự dịch chuyển độc lập và đồng thời của cơ cấu giữ để mở bằng tay.
Nếu vít hoặc cơ cấu siết tương tự được sử dụng để giữ cửa/nắp tạo sự tiếp cận với ngăn chứa pin thì cơ cấu siết phải không dễ rời ra để đảm bảo chúng giữ được cửa/nắp. Điều này không áp dụng cho các cửa cạnh kiểu tấm phẳng cố định trên các thiết bị lớn hơn có vai trò thiết yếu cho sự vận hành thiết bị và ít có khả năng bị loại bỏ hoặc tháo rời khỏi thiết bị.
B.3 Ngưỡng điện áp
Để tránh rò rỉ do pin bị lắp ngược, ngưỡng cắt điện áp của thiết bị không nên thấp hơn giá trị khuyến cáo của nhà chế tạo pin.
Hệ thống ký hiệu (danh pháp) của pin xác định rõ ràng nhất có thể các kích thước, hình dạng, hệ thống điện hóa, điện áp danh nghĩa và, nếu cần, kiểu các đầu nối, năng lực tốc độ và các đặc tính đặc biệt khác.
Phụ lục này gồm hai điều:
- Điều C.2 xác định hệ thống ký hiệu (danh pháp) được sử dụng đến tháng 10 năm 1990.
- Điều C.3 xác định hệ thống ký hiệu (danh pháp) được sử dụng từ tháng 10 năm 1990 nhằm chứa các nhu cầu hiện tại và tương lai.
C.2 Hệ thống ký hiệu được sử dụng đến tháng 10 năm 1990
C.2.1 Quy định chung
Điều này áp dụng cho tất cả các pin đã được tiêu chuẩn hóa đến tháng 10 năm 1990 và sẽ còn hiệu lực đối với các pin này sau ngày trên.
C.2.2 Các ngăn
Ngăn được ký hiệu bằng một chữ cái viết hoa theo sau đó là một chữ số. Các chữ cái R, F và s xác định tương đương các ngăn hình tròn, dẹt (chế tạo theo lớp) và hình vuông một cách tương ứng. Chữ cái, cùng với chữ số[5] theo sau, được xác định bởi một tập hợp các kích thước danh nghĩa.
Trong trường hợp quy định pin một ngăn, các kích thước lớn nhất của pin thay vì các kích thước danh nghĩa của ngăn được cho trong Bảng C.1, Bảng C.2 và Bảng C.3. Lưu ý là các bảng này không nêu các chất điện hóa, ngoại trừ đối với hệ thống không sử dụng chữ cái, hoặc các ký tự bổ nghĩa khác. Các phần khác này của hệ thống ký hiệu (danh pháp) được cho trong C.2.3, C.2.4 và C.2.5. Các bảng này chỉ đưa ra các ký hiệu vật lý cơ bản dùng cho các ngăn đơn hoặc pin đơn.
CHÚ THÍCH: Các kích thước hoàn chỉnh của các pin này được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và IEC 60086-3.
Bảng C.1 - Ký hiệu vật lý và các kích thước của ngăn và pin tròn
Kích thước tính bằng milimét
Ký hiệu vật lý |
Kích thước danh nghĩa của ngăn |
Kích thước lớn nhất của pin |
||
Đường kính |
Chiều cao |
Đường kính |
Chiều cao |
|
R06 |
10 |
32 |
- |
- |
R03 |
- |
- |
10,5 |
44,5 |
R01 |
- |
- |
12,0 |
14,7 |
RO |
11 |
19 |
- |
- |
R1 |
- |
- |
12,0 |
30,2 |
R3 |
13,5 |
25 |
- |
- |
R4 |
13,5 |
38 |
- |
- |
R6 |
- |
- |
14,5 |
50,5 |
R9 |
- |
- |
16,0 |
6,2 |
R10 |
- |
- |
21,8 |
37,3 |
R12 |
- |
- |
21,5 |
60,0 |
R14 |
- |
- |
26,2 |
50,0 |
R15 |
24 |
70 |
- |
- |
R17 |
25,5 |
17 |
- |
- |
R18 |
25,5 |
83 |
- |
- |
R19 |
32 |
17 |
- |
- |
R20 |
- |
- |
34,2 |
61,5 |
R22 |
32 |
75 |
- |
- |
R25 |
32 |
91 |
- |
- |
R26 |
32 |
105 |
- |
- |
R27 |
32 |
150 |
- |
- |
R40 |
- |
- |
67,0 |
172,0 |
R41 |
- |
- |
7,9 |
3,6 |
R42 |
- |
- |
11,6 |
3,6 |
R43 |
- |
- |
11,6 |
4,2 |
R44 |
- |
- |
11,6 |
5,4 |
R45 |
9,5 |
3,6 |
- |
- |
R48 |
- |
- |
7,9 |
5,4 |
R50 |
- |
- |
16,4 |
16,8 |
R51 |
16,5 |
50,0 |
- |
- |
R52 |
- |
- |
16,4 |
11,4 |
R53 |
- |
- |
23,2 |
6,1 |
R54 |
- |
- |
11,6 |
3,05 |
R55 |
- |
- |
11,6 |
2,1 |
R56 |
- |
- |
11,6 |
2,6 |
R57 |
- |
- |
9,5 |
2,7 |
R58 |
- |
- |
7,9 |
2,1 |
R59 |
- |
- |
7,9 |
2,6 |
R60 |
|
- |
6,8 |
2,15 |
R61 |
7,8 |
39 |
- |
- |
R62 |
- |
- |
5,8 |
1,65 |
R63 |
- |
- |
5,8 |
2,15 |
R64 |
- |
- |
5,8 |
2,70 |
R65 |
- |
- |
6,8 |
1,65 |
R66 |
- |
- |
6,8 |
2,60 |
R67 |
- |
- |
7,9 |
1,65 |
R68 |
- |
- |
9,5 |
1,65 |
R69 |
- |
- |
9,5 |
2,10 |
R70 |
- |
- |
5,8 |
3,6 |
CHÚ THÍCH: Các kích thước hoàn chỉnh của các pin này được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và IEC 60086-3. |
Bảng C.2 - Ký hiệu vật lý và các kích thước bao danh nghĩa của các ngăn dẹt
Kích thước tính bằng milimét
Ký hiệu vật lý |
Đường kính |
Chiều dài |
Chiều rộng |
Chiều dày |
F15 |
- |
14,5 |
14,5 |
3,0 |
F16 |
- |
14,5 |
14,5 |
4,5 |
F20 |
- |
24 |
13,5 |
2,8 |
F22 |
- |
24 |
13,5 |
6,0 |
F24 |
23 |
- |
- |
6,0 |
F25 |
- |
23 |
23 |
6,0 |
F30 |
- |
32 |
21 |
3,3 |
F40 |
- |
32 |
21 |
5,3 |
F50 |
- |
32 |
32 |
3,6 |
F70 |
- |
43 |
43 |
5,6 |
F80 |
- |
43 |
43 |
6,4 |
F90 |
- |
43 |
43 |
7,9 |
F92 |
- |
54 |
37 |
5,5 |
F95 |
- |
54 |
38 |
7,9 |
F100 |
- |
60 |
45 |
10,4 |
CHÚ THÍCH: Các kích thước đầy đủ của các pin này được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2), |
Bảng C.3 - Ký hiệu vật lý và các kích thước của các ngăn và pin vuông
Kích thước tính bằng milimét
Ký hiệu vật lý |
Kích thước danh nghĩa của ngăn |
Kích thước lớn nhất của pin |
||||
Chiều dài |
Chiều rộng |
Chiều cao |
Chiều dài |
Chiều rộng |
Chiều cao |
|
S4 |
- |
- |
- |
57,0 |
57,0 |
125,0 |
S6 |
57 |
57 |
150 |
- |
- |
|
S8 |
- |
- |
- |
85,0 |
85,0 |
200,0 |
S10 |
95 |
95 |
180 |
- |
- |
- |
CHÚ THÍCH: Các kích thước đầy đủ của các pin này được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2). |
Trong một số trường hợp, các cỡ ngăn không được sử dụng trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) đã được giữ lại trong các bảng này vì chúng được sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc gia.
C.2.3 Hệ thống điện hóa
Ngoại trừ hệ thống điện hỏa kẽm-amoni clorua và kẽm clorua mangan dioxit, trước các chữ cái R, F và S có một chữ cái bổ sung để chỉ ra hệ thống điện hóa. Các chữ cái này có thể tìm thấy trong Bảng 1.
C.2.4 Pin
Nếu pin chỉ có một ngăn thì sử dụng ký hiệu của ngăn.
Nếu pin có nhiều hơn một ngăn nối tiếp nhau, chữ số chỉ số lượng ngăn đứng trước ký hiệu ngăn.
Nếu các ngăn được nối song song, chữ số chỉ số lượng nhóm song song theo sau ký hiệu ngăn và được nối với ký hiệu ngăn bằng dấu gạch ngang.
Nếu pin có nhiều hơn một phân đoạn, mỗi phân đoạn được ký hiệu riêng rẽ và với một gạch chéo (/) phân cách ký hiệu của chúng.
C.2.5 Các ký tự bổ nghĩa
Để tránh nhầm lẫn ký hiệu pin, các biến thể của một kiểu cơ bản được phân biệt bằng cách thêm một chữ cái X hoặc Y để thể hiện các bố trí khác nhau hoặc các đầu nối khác nhau và P hoặc S để thể hiện các đặc tính tính năng khác nhau.
C.2.6 Các ví dụ
R20 Pin chứa một ngăn cỡ R20 duy nhất có hệ thống điện hóa kẽm-amoni clorua, kẽm clorua- mangan dioxit
LR20 Pin chứa một ngăn cỡ R20 duy nhất có hệ thống điện hóa kẽm-kim loại kiềm hydroxit mangan dioxit
3R12 Pin chứa ba ngăn cỡ R12 có hệ thống điện hóa kẽm-amoni clorua, kẽm clorua-mangan dioxit, mắc nối tiếp
4R25X Pin chứa bốn ngăn cỡ R25 có hệ thống điện hóa kẽm amoni clorua, kẽm clorua mangan dioxit, mắc nối tiếp và có các tiếp điểm lò xo hình xoắn ốc
C.3 Hệ thống ký hiệu được sử dụng từ tháng 10 năm 1990
C.3.1 Quy định chung
Điều này áp dụng cho tất cả các kích cỡ mới được xem xét để tiêu chuẩn hóa sau tháng 10 năm 1990.
Cơ sở của hệ thống ký hiệu (danh pháp) nhằm truyền tải khái niệm về pin thông qua hệ thống ký hiệu. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng đường kính, lấy từ hình bao hình trụ, và chiều cao liên quan đến ý tưởng thiết kế đối với tất cả các pin, tròn (R) và không tròn (P).
Điều này cũng áp dụng cho các pin có một ngăn và pin nhiều ngăn với các ngăn mắc nối tiếp và/hoặc song song.
Ví dụ pin có đường kính lớn nhất là 11,6 mm và chiều cao lớn nhất là 5,4 mm được ký hiệu là R1154 và trước đó là mã hệ thống điện hóa, như mô tả trong điều này.
C.3.2 Pin tròn
C.3.2.1 Pin tròn có đường kính và chiều cao nhỏ hơn 100 mm
C.3.2.1.1 Quy định chung
Tên gọi dùng cho pin tròn có đường kính và chiều cao nhỏ hơn 100 mm được cho trên Hình C.1.
CHÚ THÍCH 1: Không quy định số lượng ngăn hoặc chuỗi song song.
CHÚ THÍCH 2: Các ký tự bổ nghĩa được đưa vào để ký hiệu ví dụ như sử dụng cho bố trí đầu nối cụ thể, khả năng tải và các đặc tính đặc biệt khác.
Hình C.1 - Hệ thống ký hiệu dùng cho các pin tròn: d1 < 100 mm; chiều cao h1 < 100 mm
C.3.2.1.2 Phương pháp ấn định mã đường kính
Mã đường kính được lấy từ đường kinh lớn nhất.
Mã đường kính
a) được ấn định theo Bảng C.4 đối với đường kính được khuyến cáo;
b) được ấn định theo Hình C.2 đối với đường kính không được khuyến cáo.
Bảng C.4 - Mã đường kính dùng cho đường kính được khuyến cáo
Kích thước tính bằng milimét
Mã |
Đường kính lớn nhất khuyến cáo |
Mã |
Đường kính lớn nhất khuyến cáo |
4 |
4,8 |
20 |
20,0 |
5 |
5,8 |
21 |
21,0 |
6 |
6,8 |
22 |
22,0 |
7 |
7,9 |
23 |
23,0 |
8 |
8,5 |
24 |
24,5 |
9 |
9,5 |
25 |
25,0 |
10 |
10,0 |
26 |
26,2 |
11 |
11,6 |
28 |
28,0 |
12 |
12,5 |
30 |
30,0 |
13 |
13,0 |
32 |
32,0 |
14 |
14,5 |
34 |
34,2 |
15 |
15,0 |
36 |
36,0 |
16 |
16,0 |
38 |
38,0 |
17 |
17,0 |
40 |
40,0 |
18 |
18,0 |
41 |
41,0 |
19 |
19,0 |
67 |
67,0 |
Hình C.2 - Mã đường kính dùng cho các đường kính không khuyến cáo
C.3.2.1.3 Phương pháp ấn định mã chiều cao
Mã chiều cao là một số, được xác định bằng số nguyên chiều cao lớn nhất của pin, được thể hiện dưới dạng phần mười của milimét (ví dụ chiều cao lớn nhất 3,2 mm thì mã chiều cao sẽ là 32).
Chiều cao lớn nhất được quy định như sau:
a) đối với đầu nối tiếp xúc, chiều cao lớn nhất là chiều cao tổng thể kể cả các đầu nối;
b) đối với tất cả các loại đầu nối khác, chiều cao lớn nhất là chiều cao tổng thể lớn nhất ngoại trừ các đầu nối (tức là từ vai đến vai).
Nếu cần quy định chiều cao dưới dạng một phần trăm của milimét thì phần trăm của milimét có thể được thể hiện bằng mã theo Hình C.3.
CHÚ THÍCH: Mã phần trăm của milimét chỉ được sử dụng khi cần.
VÍ DỤ 1 LR1154: Pin bao gồm một ngăn hoặc chuỗi tròn song song với một đường kính lớn nhất 11,6 mm (Bảng C.4), và chiều cao lớn nhất 5,4 mm, của hệ thống điện hóa kẽm-hydroxit kim loại kiềm-mangan dioxit.
VÍ DỤ 2 LR27A116: Pin bao gồm một ngăn hoặc chuỗi tròn song song với một đường kính lớn nhất 27 mm (Hình C.2), và chiều cao lớn nhất 11,6 mm, của hệ thống điện hóa kẽm-hydroxit kim loại kiềm-mangan dioxit.
VÍ DỤ 3 LR2616J: Pin bao gồm một ngăn hoặc chuỗi tròn song song với một đường kính lớn nhất 26,2 mm (Bảng C.4), và chiều cao lớn nhất 1,67 mm (Hình C.3), của hệ thống điện hóa kẽm-hydroxit kim loại kiềm-mangan dioxit
Hình C.3 - Mã chiều cao dùng để thể hiện chiều cao dưới dạng phần trăm của milimét
C.3.2.2 Pin tròn có đường kính và/hoặc chiều cao lớn hơn hoặc bằng 100 mm
C.3.2.2.1 Quy định chung
Ký hiệu dùng cho pin tròn có đường kính và/hoặc chiều cao ≥ 100 mm được thể hiện trên Hình C.4.
CHÚ THÍCH 1: Không thể hiện số lượng pin hoặc chuỗi song song.
CHÚ THÍCH 2: Ký tự bổ nghĩa được đưa vào để ký hiệu, ví dụ, bố trí đầu nối cụ thể, khả năng mang tải và các đặc tính đặc biệt khác.
Hình C.4 - Hệ thống ký hiệu dùng cho pin tròn: d1 ≥ 100 mm; chiều cao h1 ≥ 100 mm
C.3.2.2.2 Phương pháp ấn định mã đường kính
Mã đường kính được suy ra từ đường kính lớn nhất.
Chữ số mã đường kính là số nguyên của đường kính lớn nhất của pin được thể hiện bằng milimét.
C.3.2.2.3 Phương pháp ấn định mã chiều cao
Mã chiều cao là chữ số thể hiện số nguyên của chiều cao lớn nhất của pin, thể hiện bằng milimét.
Chiều cao lớn nhất được quy định như sau:
a) đối với các đầu nối tiếp xúc phẳng (ví dụ pin theo Hình 1, Hình 7, Hình 8 và Hình 9 của TCVN 12668-2 (IEC 60086-2)), chiều cao lớn nhất là chiều cao tổng, kể cả các đầu nối;
b) đối với tất cả các loại đầu nối khác, chiều cao lớn nhất là chiều cao tổng lớn nhất không kể các đầu nối (tức là vai đến vai).
VÍ DỤ 5R184/177: Pin tròn bao gồm năm ngăn hoặc chuỗi song song có hệ thống điện hóa kẽm-amoni clorua, kẽm clorua-mangan dioxit, được nối nối tiếp, có đường kính 184,0 mm và chiều cao lớn nhất vai-vai lớn nhất là 177,0 mm.
C.3.3 Pin không tròn
C.3.3.1 Quy định chung
Hệ thống ký hiệu dùng cho pin không tròn như sau:
Vẽ mặt bao hình trụ tưởng tượng, bao quanh bề mặt từ đó các đầu nối bắt đầu nhô ra khỏi vỏ pin.
Sử dụng các kích thước lớn nhất của chiều dài (l) và chiều rộng (w), tính đường chéo cũng là đường kính của hình trụ tưởng tượng.
Đối với ký hiệu này, áp dụng số nguyên của đường kính hình trụ tính bằng milimét và số nguyên của chiều cao lớn nhất của pin tính bằng milimét.
Chiều cao lớn nhất được quy định như sau:
a) đối với các đầu nối tiếp xúc phẳng, chiều cao lớn nhất là chiều cao tổng kể cả các đầu nối;
b) đối với tất cả các loại đầu nối khác, chiều cao lớn nhất là chiều cao tổng không kể các đầu nối (tức là vai đến vai).
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có hai hoặc nhiều đầu nối nhô lên khỏi các bề mặt khác nhau thì áp dụng đầu nối nào có điện áp cao nhất.
C.3.3.2 Pin không tròn có đường kính < 100 mm
Ký hiệu dùng cho các pin không tròn có các kích thước <100 mm được thể hiện trên Hình C.5.
CHÚ THÍCH 1: Không thể hiện số lượng pin hoặc chuỗi song song.
CHÚ THÍCH 2: Các ký tự bổ nghĩa được đưa vào để ký hiệu, ví dụ, bố trí đầu nối cụ thể, khả năng mang tải và các đặc tính đặc biệt khác.
CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp chiều cao cần được phân biệt theo phần mười của milimét, áp dụng mã chữ cái thể hiện trên Hình C.7.
VÍ DỤ 6LP3146: Pin gồm 6 ngăn hoặc chuỗi song song có hệ thống điện hóa kẽm-hydroxit kim loại kiềm-mangan dioxit, được nối nối tiếp với chiều dài lớn nhất 26,5 mm, chiều rộng lớn nhất 17,5mm, và chiều cao lớn nhất 46,4 mm. Số nguyên của đường kính của bề mặt này (I và w) được tính theo công thức:
Hình C.5 - Hệ thống ký hiệu dùng cho các pin không tròn, các kích thước < 100 mm
C.3.3.3 Pin không tròn có các kích thước ≥ 100 mm
Ký hiệu dùng cho các pin không tròn có các kích thước ≥ 100 mm được thể hiện trên Hình C.6.
CHÚ THÍCH 1: Không thể hiện số lượng pin hoặc chuỗi song song.
CHÚ THÍCH 2: Các ký tự bổ nghĩa được đưa vào để ký hiệu, ví dụ, bố trí đầu nối cụ thể, khả năng mang tải và các đặc tính đặc biệt khác.
CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp chiều cao cần được phân biệt theo phần chục của milimét, áp dụng mã chữ cái thể hiện trên Hình C.7.
VÍ DỤ 6P222/162: Pin gồm 6 ngăn hoặc chuỗi song song có hệ thống điện hóa kẽm-amoni clorua, kẽm clorua- mangan dioxit, được nối nối tiếp với chiều dài lớn nhất 192 mm, chiều rộng lớn nhất 113 mm, và chiều cao lớn nhất 162 mm.
Hình C.6 - Hệ thống ký hiệu dùng cho pin không tròn, các kích thước ≥ 100 mm
CHÚ THÍCH: Mã phần mười của milimét chỉ được sử dụng khi cần.
Hình C.7 - Mã chiều cao được phân biệt theo phần mười của milimét
C.3.4 Sự không rõ ràng
Trong trường hợp ít có khả năng xảy ra, có hai hoặc nhiều pin hơn có thể có cùng đường kính của hình trụ bao và cùng chiều cao, khi đó pin thứ hai trở đi sẽ được ký hiệu bằng cùng ký hiệu đó, được bổ sung thêm “-1”.
Bảng C.5 - Ký hiệu vật lý và các kích thước của ngăn và pin tròn dựa theo Điều C.2
Kích thước tính bằng milimét
Ký hiệu vật lý |
Kích thước lớn nhất của pin |
|
Đường kính |
Chiều cao |
|
R772 |
7,9 |
7,2 |
R1025 |
10,0 |
2,5 |
R1216 |
12,5 |
1,6 |
R1220 |
12,5 |
2,0 |
R1225 |
12,5 |
2,5 |
R1616 |
16,0 |
1,6 |
R1620 |
16,0 |
2,0 |
R2012 |
20,0 |
1,2 |
R2016 |
20,0 |
1,6 |
R2020 |
20,0 |
2,0 |
R2025 |
20,0 |
2,5 |
R2032 |
20,0 |
3,2 |
R2320 |
23,0 |
2,0 |
R2325 |
23,0 |
2,5 |
R2330 |
23,0 |
3,0 |
R2354 |
23,0 |
5,4 |
R2420 |
24,5 |
2,0 |
R2425 |
24,5 |
2,5 |
R2430 |
24,5 |
3,0 |
R2450 |
24,5 |
5,0 |
R3032 |
30,0 |
3,2 |
R11108 |
11,6 |
10,8 |
2R13252 |
13,0 |
25,0 |
R12A604 |
12,0 |
60,4 |
R14250 |
14,5 |
25,0 |
R15H270 |
15,6 |
27,0 |
R17335 |
17,0 |
33,5 |
R17345 |
17,0 |
34,5 |
R17450 |
17,0 |
45,0 |
CHÚ THÍCH: Các kích thước đầy đủ của các pin này được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2) và IEC 60086-3. |
Bảng C.6 - Ký hiệu vật lý và các kích thước của pin không tròn dựa theo Điều C.2
Kích thước tính bằng milimét
Ký hiệu vật lý |
Ký hiệu (ban đầu) |
Kích thước lớn nhất của pin |
||
Chiều dài |
Chiều rộng |
Chiều cao |
||
2P3845 |
2R5 |
34,0 |
17,0 |
45,0 |
2P4036 |
R-P2 |
35,0 |
19,5 |
36,0 |
CHÚ THÍCH 1: Ký hiệu được sử dụng hiện nay của các pin này là 2R5 và R-P2 vì các pin này trước đây đã được thừa nhận bằng các số này trước khi chúng được tiêu chuẩn hóa. CHÚ THÍCH 2: Các kích thước đầy đù của các pin này được cho trong TCVN 12668-2 (IEC 60086-2). |
Điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us - Định nghĩa và phương pháp xác định
D.1 Định nghĩa
Điện áp phóng điện tiêu chuẩn Ưs điển hình cho một hệ thống điện hóa cho trước. Đây là điện áp duy nhất không phụ thuộc vào kích thước và kết cấu bên trong của pin. Điện áp này chỉ phụ thuộc vào phản ứng nạp - chuyển đổi. Điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us được xác định bằng công thức (D.1).
|
(D.1) |
trong đó
Us là điện áp phóng điện tiêu chuẩn;
Cs là dung lượng phóng điện tiêu chuẩn;
ts thời gian phóng điện tiêu chuẩn;
Rs điện trở phóng điện tiêu chuẩn.
D.2 Xác định
D.2.1 Lưu ý chung: đường cong C/R
Xác định điện áp phóng điện Ud được thực hiện bằng cách vẽ đường cong C/R (trong đó C là dung lượng phóng điện của pin; R là điện trở phóng điện). Để minh họa, xem Hình D.1, thể hiện đường cong dung lượng phóng điện C theo điện trở phóng điện Rd[6] ở dạng chuẩn hóa, tức là C(Rd)/Cp được vẽ như một hàm của Rd. Đối với các giá trị Rd thấp, các giá trị C(Rd) nhận được cũng thấp và ngược lại. Khi tăng từ từ Rd, dung lượng phóng điện C(Rd) cũng tăng cho đến khi thiết lập đoạn nằm ngang và C(Rd) trở nên không đổi [7]:
Cp = hằng số |
(D.2) |
điều này có nghĩa là C(Rd)/Cp = 1 như được chỉ ra bởi đường nằm ngang trên Hình D.1. Nó cũng cho thấy dung lượng C = f(Rd) phụ thuộc vào điện áp ngưỡng Uc: giá trị này càng cao thì phần ΔC càng lớn mà không thể được trong quá trình phóng điện càng lớn.
CHÚ THÍCH: Trong đoạn nằm ngang, dung lượng C không phụ thuộc vào Rd.
Điện áp phóng điện Ud được xác định bằng công thức (D.3).
|
(D.3) |
Hình D.1 - Đồ thị đường cong C/R chuẩn hóa (giản đồ)
Thương số Cd/td trong công thức (D.3) thể hiện dòng điện trung bình i(avg) khi pin phóng điện qua điện trở phóng điện Rd đối với điện áp ngưỡng cho trước Uc = hằng số. Hệ thức này có thể biểu thị dưới dạng sau:
Cd = i(avg) x td |
(D.4) |
\/ới Rd = Rs (điện trở phóng điện tiêu chuẩn), công thức (D.3) chuyển thành công thức (D.1), và do vậy công thức (D.4) chuyển thành:
Cs = i(avg) x ts |
(D.5) |
Xác định i(avg) và ts được thực hiện theo phương pháp mô tả trong D.2.3 và được minh họa bởi Hình D.2.
D.2.2 Xác định điện trở phóng điện tiêu chuẩn Rs
Việc xác định Us được thực hiện tốt nhất bằng điện trở phóng điện Rd thu được 100 % dung lượng. Tuy nhiên thời gian để thực hiện phóng điện này có thể quá dài. Để giảm thời gian này, Us có thể được tính xấp xỉ khá chính xác bằng công thức (D.6).
Cs(Rs) = 0,98 Cp |
(D.6) |
Điều này có nghĩa là việc nhận được 98 % dung lượng được coi là đủ chính xác để xác định điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us. Điều này đạt được khi cho pin phóng điện qua điện trở phóng điện tiêu chuẩn Rs. Hệ số 0,98 hay lớn hơn không phải là yếu tố quyết định vì Us về cơ bản vẫn giữ không đổi đối với Rs ≤ Rd. Trong điều kiện này, việc thu được chính xác 98 % dung lượng không phải là cốt yếu.
D.2.3 Xác định dung lượng phóng điện tiêu chuẩn Cs và thời gian phóng điện tiêu chuẩn ts
Để minh họa, xem Hình D.2, thể hiện đường cong phóng điện ở dạng sơ đồ của pin.
Hình D.2 đánh dấu vùng A1 bên dưới và vùng A2 bên trên đường cong phóng điện. Khi
A1 = A2 |
(D.7) |
thì đạt được dòng điện phóng điện trung bình i(avg). Điều kiện mô tả bởi công thức D.7 không nhất thiết là điềm giữa của phóng điện, như chỉ ra trên Hình D.2. Thời gian phóng điện td được xác định từ điểm giao nhau giữa U(R,t) và Uc. Dung lượng phóng điện đạt được từ công thức (D.8).
Cd = i(avg) x td |
(D.8) |
Dung lượng tiêu chuẩn Cs đạt được khi Rd = Rs, biến công thức (D.8) trở thành công thức (D.9).
Cs = i(avg) x ts |
(D.9) |
phương pháp cho phép xác định bằng thực nghiệm dung lượng phóng điện tiêu chuẩn Cs và thời gian phóng điện tiêu chuẩn ts, cần thiết để xác định điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us (xem Công thức (D.1)).
Hình D.2 - Điện áp phóng điện tiêu chuẩn (giản đồ)
D.3 Điều kiện thực nghiệm cần tuân thủ và các kết quả thử nghiệm
Để xác định bằng thực nghiệm đường cong C/R, cần có 10 kết quả phóng điện riêng lẻ, mỗi kết quả là giá trị trung bình của 9 pin; dữ liệu này cần được phân bố đều trên dải kỳ vọng của đường cong C/R. Nên lấy giá trị phóng điện đầu tiên ở xấp xỉ 0,5 Cp như chỉ ra trên Hình D.1. Giá trị thực nghiệm cuối cùng cần được lấy ở xấp xỉ Rd ≈ 2 x Rs. Khi đó dữ liệu thu được có thể được thể hiện bằng đồ thị ở dạng đường cong C/R theo Hình D.1. Từ đường cong này, giá trị Rd cần được xác định dẫn đến xấp xỉ 98 % Cp. Điện áp phóng điện tiêu chuẩn Us thu được 98 % dung lượng thực hiện nên sai lệch ít hơn -50 mV so với giá trị tạo ra 100 % dung lượng. Các sai lệch trong dải mV này sẽ chỉ được gây ra bởi phản ứng nạp-chuyển đổi gây ra bởi hệ thống cần nghiên cứu.
Khi xác định Cs và is theo D.2.3, điện áp ngưỡng dưới đây cần được sử dụng theo TCVN 12668-2 (IEC 60086-2):
Dải điện áp 1: Uc = 0,9 V |
Dải điện áp 2: Uc = 2,0 V |
Các điện áp phóng điện tiêu chuẩn được xác định bằng thực nghiệm Us (SDV) thể hiện trong Bảng D.1 chỉ được đưa ra để cho phép chuyên gia quan tâm có thể kiểm tra tính tái lập.
Bảng D.1 - Điện áp phóng điện tiêu chuẩn theo hệ thống
Chữ cái hệ thống |
Không sử dụng chữ cái |
C |
E |
D |
L |
S |
W |
Y |
Z |
Us(SDV) V |
1,30 |
2,90 |
3,50 |
1,48 |
1,30 |
1,55 |
2,8 |
3,5 |
1,56 |
Việc xác định Us đối với các hệ thống A, B, G và P đang được xem xét. Hệ thống P là trường hợp đặc biệt, vì giá trị Us của nó phụ thuộc vào kiểu chất xúc tác đối với việc khử ôxy. Vì hệ thống P là một hệ thống mở ra không khí nên độ ẩm môi trường cũng như việc thu nhận CO2 sau khi kích hoạt hệ thống có những ảnh hưởng bổ sung. Đối với hệ thống P, có thể quan sát được các giá trị Us đến 1,37 V.
Chuẩn bị các phương pháp tiêu chuẩn để đo tính năng (SMMP) các hàng hóa tiêu dùng
CHÚ THÍCH: Phụ lục này được rút ra từ Hướng dẫn ISO/IEC 36:1982, Chuẩn bị các phương pháp tiêu chuẩn để đo tính năng (SMMP) của các hàng hóa tiêu dùng (bị hủy bỏ năm 1998.)
E.1 Quy định chung
Thông tin có ích cho người tiêu dùng về tính năng của hàng hóa tiêu dùng cần được dựa trên các phương pháp tiêu chuẩn có độ tái lập để đo tính năng (tức là các phương pháp thử nghiệm cho các kết quả có quan hệ rõ ràng với tính năng của sản phẩm trong sử dụng thực tế và được sử dụng làm cơ sở để thông tin đến người tiêu dùng về đặc tính tính năng của sản phẩm).
Trong chừng mực có thể, các thử nghiệm quy định cần tính đến các hạn chế về thiết bị thử nghiệm, chi phí và thời gian.
E.2 Đặc tính tính năng
Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị SMMP là nhằm thiết lập danh mục đầy đủ nhất các đặc tính liên quan theo hướng được đề cập trong Điều E.1.
CHÚ THÍCH: Khi đã lập được danh mục này thì có thể xem xét để chọn các thuộc tính nào của sản phẩm là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm.
E.3 Tiêu chí xây dựng phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm cần được cho trước đối với từng đặc tính tính năng được liệt kê. Các điểm dưới đây cần được xét đến:
a) các phương pháp thử nghiệm cần được xác định theo cách sao cho các kết quả thử nghiệm càng tương ứng với các kết quả tính năng càng tốt như cảm nhận của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm trên thực tế;
b) điều thiết yếu là các phương pháp thử nghiệm phải khách quan và cho ra các kết quả có ý nghĩa và có khả năng tái lập;
c) các chi tiết về các phương pháp thử nghiệm cần được xác định với quan điểm hướng đến sự tiện ích tối ưu cho người tiêu dùng, có tính đến tỷ số giữa giá trị của sản phẩm và chi phí để thực hiện các thử nghiệm;
d) trong trường hợp phải thực hiện các quy trình thử nghiệm gia tốc, hoặc các phương pháp chỉ có quan hệ gián tiếp đến việc sử dụng thực tế của sản phẩm, thì ban kỹ thuật cần cung cấp hướng dẫn cần thiết để giải thích đúng về các kết quả thử nghiệm liên quan đến sử dụng bình thường của sản phẩm.
Phương pháp tính giá trị quy định của thời gian trung bình nhỏ nhất
Phương pháp tính giá trị quy định của thời gian trung bình nhỏ nhất phải được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị dữ liệu về các giá trị thời gian tối thiểu trong 10 tuần và được chọn ngẫu nhiên.
b) Tính trung bình của các giá trị thời gian x của tám mẫu từ từng tập hợp;
Lưu ý: Nếu một số giá trị nằm ngoài 3σ của tập hợp đó thì bỏ qua các giá trị này khỏi phép tính .
c) Tính giá trị trung bình của các giá trị trung bình nêu trên của từng tập hợp và cũng tính .
d) Giá trị thời gian trung bình tối thiểu cần được cung cấp bởi mỗi quốc gia:
Tính cả A và B; xác định giá trị lớn hơn trong hai giá trị nêu trên và đó là thời gian trung bình nhỏ nhất.
Quy phạm thực hiện dùng cho
bao gói, vận chuyển, lưu kho, sử dụng và
thải bỏ pin sơ cấp
G.1 Quy định chung
Người sử dụng đạt được sự hài lòng nhất khi sử dụng pin sơ cấp khi có sự kết hợp các cách thực hiện tốt trong quá trình chế tạo, phân phối và sử dụng.
Mục đích của quy phạm này nhằm mô tả khái quát cách thực hiện tốt. Nó ở dạng tư vấn cho các nhà chế tạo, nhà phân phối và người sử dụng pin.
G.2 Bao gói
Bao gói phải đủ để tránh hư hại về cơ trong quá trình vận chuyển, di chuyển và xếp chồng. Vật liệu và thiết kế lớp bọc phải được chọn sao cho ngăn ngừa sự phát triển không chủ ý về dẫn điện, ăn mòn đầu nối và xâm nhập ẩm.
G.3 Vận chuyển và di chuyển
Phải giảm xóc và rung xuống mức thấp nhất. Ví dụ như không nên quăng quật các hộp chứa từ xe tải xuống, không ném vào vị trí hoặc xếp chồng quá cao gây quá tải cho các hộp chứa pin nằm phía dưới. Cần có bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt.
G.4 Bảo quản và quay vòng hàng tồn kho
Khu vực bảo quản cần sạch sẽ, mát, khô, thông gió và được bảo vệ khỏi thời tiết.
Đối với bảo quản bình thường, nhiệt độ cần nằm trong khoảng +10 °C đến 25 °C và không bao giờ được vượt quá 30 °C. cần tránh các điều kiện cực biên về độ ẩm (trên 95 % RH và dưới 40 % RH) trong các khoảng thời gian dài vì chúng có hại cho cả pin và bao gói. Do đó pin không nên bảo quản pin cạnh lò sưởi hoặc lò hơi cũng như tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Mặc dù tuổi thọ bảo quản của pin ở nhiệt độ phòng là tốt, nhưng việc bảo quản ở các nhiệt độ thấp hơn (ví dụ trong phòng lạnh -10 °C đến +10 °C hoặc các điều kiện lạnh sâu dưới -10 °C) sẽ được cải thiện nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Pin phải được bọc trong bao gói bảo vệ đặc biệt (ví dụ như túi nhựa được gắn kín hoặc tương tự) và cần được giữ lại để bảo vệ pin khỏi ngưng tụ trong thời gian chúng ấm lên nhiệt độ môi trường. Ấm lên nhanh sẽ có hại cho pin.
Pin được bảo quản lạnh cần được đưa vào sử dụng càng sớm càng tốt sau khi đưa trở lại nhiệt độ môi trường.
Cho phép bảo quản pin, lắp vào thiết bị hoặc các bao gói nếu được nhà chế tạo pin xác định là phù hợp.
Chiều cao xếp chồng các pin rõ ràng phụ thuộc vào độ bền của bao gói. Như một hướng dẫn chung, chiều cao này không nên vượt quá 1,5 m đối với bao gói bằng bìa các tông hoặc 3 m nếu bằng gỗ.
Các khuyến cáo trên đây có hiệu lực như nhau đối với các điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển dài. Do đó, pin phải được xếp cách xa động cơ tàu thủy và không được để trong thời gian dài trong hộp chứa bằng kim loại không có thông gió trong khí hậu mùa hè.
Pin phải được phân phối ngay sau khi chế tạo và được quay vòng đến các trung tâm phân phối và đến người sử dụng. Để có thể thực hiện quay vòng hàng tồn kho (nhập trước, xuất trước), khu vực bảo quản và bày hàng phải được thiết kế hợp lý và bao gỏi phải được đánh dấu đầy đủ.
G.5 Bày hàng tại điểm bán hàng
Khi pin được tháo bao gói, cẩn thận trọng tránh hư hại về vật lý và tiếp xúc về điện. Ví dụ, chúng không được để lẫn lộn chúng với nhau.
Pin dùng để bán không được bày ngoài cửa sổ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài.
Nhà chế tạo pin cần cung cấp đủ thông tin để người bán lẻ có thể chọn đúng loại pin cho ứng dụng của người sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi cung cấp các pin đầu tiên cho thiết bị mới mua.
Đồng hồ đo kiểm tra không cho phép so sánh đáng tin cậy về dịch vụ kỳ vọng của các pin tốt thuộc các kiểu loại và nhà chế tạo khác nhau. Tuy nhiên chúng có thể phát hiện được các hỏng hóc nghiêm trọng.
G.6 Lựa chọn, sử dụng và thải bỏ
G.6.1 Mua bán
Cần mua pin có kích cỡ và kiểu loại thích hợp nhất cho sử dụng dự kiến. Nhiều nhà chế tạo cung cấp nhiều hơn một kiểu loại pin với kích cỡ bất kỳ cho trước. Thông tin về kiểu loại thích hợp nhất cho ứng dụng dự kiến cần có sẵn ở các điểm bán hàng và trên thiết bị.
Trong trường hợp khi không có sẵn kích cỡ và kiểu loại yêu cầu của pin của một hãng cụ thể, ký hiệu hệ thống điện hóa và kích cỡ sẽ cho phép lựa chọn pin thay thế. Ký hiệu này cần được ghi trên nhãn của pin. Pin cũng cần được chỉ thị rõ ràng điện áp, tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp, ngày chế tạo, có thể dưới dạng mã, hoặc ngày hết thời hạn bảo hành, cũng như cực tính (+ và -). Đối với một số pin, phần thông tin này có thể ghi trên bao gói (xem 4.1.6.2).
G.6.2 Lắp đặt
Trước khi lắp pin vào ngăn chứa pin của thiết bị, các tiếp điểm của cả thiết bị và pin cần được kiểm tra độ sạch và vị trí đúng. Nếu cần, lau bằng miếng vải ẩm và làm khô trước khi lắp pin.
Điều cực kỳ quan trọng là các pin cần được lắp đúng cực tính (+ và -). Tuân thủ hướng dẫn của thiết bị một cách cần thận và sử dụng pin theo khuyến cáo. Việc không tuân thủ hướng dẫn có sẵn trên thiết bị có thể dẫn đến hoạt động sai và làm hỏng thiết bị và/hoặc pin.
G.6.3 Sử dụng
Sẽ rất không tốt khi sử dụng và đặt thiết bị trong các điều kiện khắc nghiệt, ví dụ cạnh lò sưởi, hoặc trong xe ô tô đỗ ngoài trời nắng, v.v.
Nên lấy pin ra khỏi thiết bị ngay lập tức khi không còn hoạt động thỏa đáng hoặc khi không sử dụng trong thời gian dài (ví dụ máy ảnh, đèn chớp chụp ảnh, v.v.)
Cần đảm bảo chắc chắn đã tắt nguồn thiết bị sau khi sử dụng.
Bảo quản pin ở nơi mát, khô ráo và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
G.6.4 Thay thế
Thay đồng thời tất cả các pin của bộ pin. Pin mới mua không nên để lẫn với các pin đã dùng hết một phần. Các pin có hệ thống điện hóa khác nhau, kiểu loại và nhãn hiệu khác nhau thì không nên để lẫn với nhau. Việc không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa này có thể dẫn đến một số pin trong bộ pin bị buộc phải vận hành quá điểm cạn kiệt thông thường và do đó làm tăng khả năng rò rỉ.
G.6.5 Thải bỏ
Pin sơ cấp có thể được thải bỏ tại những nơi đổ rác của cộng đồng, với điều kiện không trái với các quy định pháp lý của địa phương. Xem IEC 60086-4 và IEC 60086-5 để có thông tin thêm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC 60050-482, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Part 482: Primary and secondary cells and batteries
[2] I EC 62281, Safety of primary and secondary lithium cells and batteries during transport
[3] ISO/IEC Guide 36:1982, Preparation of standard methods of measuring performance (SMMP) of consumer goods (bị hủy năm 1998)
[4] TCVN 7790 (ISO 2859), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính
[5] TCVN 9599 (ISO 21747), Phương pháp thống kê. Thống kê hiệu năng và năng lực quá trình đối với các đặc trưng chất lượng đo được
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.