TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12639:2021
CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA THIẾT BỊ NGĂN CHẶN Ô NHIỄM DO DÒNG CHẢY NGƯỢC
Protection against pollution of potable water in water installations and general requirements of devices to prevent pollution by backflow
Lời nói đầu
TCVN12639:2021 xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1717:2001 (Protection against pollution of potable water in water installations and general requirements of devices to prevent pollution by backflow)
TCVN 12639:2021 do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học - Công nghệ công bố
CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA THIẾT BỊ NGĂN CHẶN Ô NHIỄM DO DÒNG CHẢY NGƯỢC
Protection against pollution of potable water in water installations and general requirements of devices to prevent pollution by backflow
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các biện pháp được sử dụng để ngăn ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ bên trong và những yêu cầu chung về các thiết bị bảo vệ nhằm tránh ô nhiễm do dòng chảy ngược.
Các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo vệ sinh của tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho toàn bộ tiêu chuẩn của các hệ thống hoặc các thiết bị đấu nối với hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người sử dụng.
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu tối thiểu đối với những tiêu chuẩn sản phẩm của các thiết bị bảo vệ.
Những tiêu chuẩn sản phẩm được sử dụng để xác định một cách chi tiết các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Khi không có tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn này được sử dụng như tiêu chuẩn tham khảo để xác định thông số kỹ thuật nhằm phát triển các sản phẩm mới.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 806, Specification for installations inside buildings conveying water for human consumption (Lắp đặt hệ thống vận chuyển nước sinh hoạt bên trong tòa nhà - Yêu cầu kỹ thuật).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Khoảng trống để xả (air break to drain)
Khoảng cách thông suốt tính từ điểm thấp của cửa chảy tràn, cửa xả hoặc đường thoát nước của phụ kiện hoặc hệ thống lắp đặt dẫn ra từ một thiết bị sử dụng nước tới điểm trên của phụ kiện thu nước này.
3.2
Khe không khí (Air gap)
Khoảng hở vật lý giữa mức thấp nhất của đường nước vào và mức tối đa khi lỗi hoặc mức tới hạn của thiết bị hoặc hệ thống, ống cấp nước, hoặc cửa lấy khí được gắn vào mạch thủy lực.
3.3
Cửa lấy khí (air inlet)
Miệng ống được thiết kế cho phép không khí đi từ môi trường vào mạch thủy lực.
3.4
Dụng cụ, thiết bị (appliance, equipment)
Thiết bị sử dụng nước sinh hoạt ví dụ như: bình nóng lạnh, thiết bị định lượng hóa chất, máy pha cà phê, bệ xí (bồn cầu).
3.5
Dòng chảy ngược (backflow)
Sự chuyển động của chất lỏng từ cuối dòng đến đầu dòng trong hệ thống.
3.6
Thiết bị bảo vệ chống dòng chảy ngược (backflow protection device)
Thiết bị được dùng để tránh ô nhiễm nước sinh hoạt do dòng chảy ngược
3.7
Nhiễm bẩn (contamination)
Kết quả do tiếp xúc hoặc trộn lẫn của các thành phần không tinh khiết, làm vẩn đục, làm ô nhiễm, làm bẩn, làm hỏng hoặc nhiễm độc.
3.8
Ngắt kết nối (disconnection)
Ngắt mạch thủy lực tạo ra khoảng không gian giữa hai thành phần, một thành phần dẫn hoặc chứa nước sinh hoạt (đầu dòng) và một thành phần dẫn hoặc chứa chất lỏng khác (cuối dòng).
3.9
Gia dụng (domestic use)
Các sử dụng liên quan đến nhà ở hoặc tương tự.
- Thông thường sử dụng tại nhà và hộ gia đình cũng như khách sạn, trường học và văn phòng, chung cư (ví dụ như chậu bếp, chậu rửa, chậu rửa mặt, bồn tắm, vòi hoa sen, nhà vệ sinh, bình nước nóng để vệ sinh, máy giặt và máy rửa bát gia dụng, bi đê-bồn tiểu nữ, hệ thống tưới cây);
- Các công dụng đặc biệt liên quan đến những hộ tiêu dùng tương tự mà những sản phẩm được sử dụng có tần xuất thấp và không gây nguy hại đến sức khỏe con người (ví dụ như điều hòa không khí, điều hòa nước);
- Tại các tòa nhà công nghiệp và thương mại, “gia dụng” được giới hạn đối với nước được sử dụng cho những dụng cụ/thiết bị được mô tả trong sử dụng thông thường tại các ngôi nhà và hộ gia đình (ví dụ không gồm nước sử dụng cho quá trình sản xuất, nước cứu hỏa, hệ thống tưới hoặc làm nóng trung tâm).
3.10
Cuối dòng (downstream)
Phía mà chất lưu chảy trong điều kiện bình thường.
3.11
Hệ thống nước sinh hoạt (potable water system)
Hệ thống nước được đặt ở cuối điểm phân phối.
3.12
Nhóm thiết bị bảo vệ (family of protection)
Nhận dạng chung của các thiết bị có cùng nguyên lý bảo vệ dòng chảy ngược
3.13
Chất lưu (fluid)
Toàn bộ các chất có thể biến dạng dưới các lực tác động nhỏ. Các chất lưu được chia thành chất lỏng và chất khí.
3.14
Các mức chất lỏng (liquid levels)
3.14.1
Mức tới hạn (critical level)
Mức vật lý hoặc mức áp suất của chất lỏng đạt được trong bất kỳ phần thiết bị nào sau 2s sau khi đóng đường nước vào, bắt đầu từ mức tối đa khi lỗi.
3.14.2
Mức hoạt động tối đa (maximum operational level)
Trong hệ thống mở, đây là mức chất lỏng tối đa. Trong hệ thống chịu áp, đây là áp suất tối đa có thể đo.
3.14.3
Mức lỗi tối đa (maximum fault level)
Mức vật lý hoặc mức đo áp suất cao nhất của chất lỏng đạt được trong bất kỳ phần thiết bị nào khi nó hoạt động liên tục trong các điều kiện rò như được đề cập đến trong tiêu chuẩn sản phẩm.
3.15
LD50 (LD50)
Lượng các chất hoặc hỗn hợp làm chết 50 trên 100 động vật trong vòng 15 ngày (thời gian cần thiết có tính đến tác dụng chậm).
3.16
Phi gia dụng (non domestic use)
Toàn bộ các sử dụng liên quan đến hoạt động chuyên môn trong ngành công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, cơ sở y tế,...Toàn bộ các hoạt động sử dụng liên quan đến những bể bơi tư nhân hoặc công cộng và những phòng tắm công cộng.
3.17
Chảy tràn (overflow)
Biện pháp xả tự nhiên lượng chất lưu vượt mức từ thiết bị chứa khi đạt đến mức độ nhất định.
3.18
Vị trí sử dụng (point of use)
Điểm mà người sử dụng lấy nước trực tiếp hoặc đấu nối với thiết bị dùng nước
3.19
Ô nhiễm nước sinh hoạt (pollution of potable water)
Bất kỳ sự suy giảm chất lượng nước sinh hoạt.
3.20
Điểm bảo vệ (protection point)
Vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ trong mạch thủy lực.
3.21
Thiết bị bảo vệ (protection unit)
Thiết bị hoặc thiết bị kết hợp với các bộ phận thủy lực khác để bảo vệ chống dòng chảy ngược
3.22
Loại bảo vệ (type of protection)
Nguyên tắc hoạt động đã xác định được áp dụng đối với thiết bị bảo vệ thuộc nhóm quy định.
3.23
Đầu dòng (upstream)
Phía mà từ đó chất lưu chảy trong điều kiện bình thường
4 Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: Những quan sát chung
Các hệ thống nước, được mô tả trong EN 806, phải được thiết kế hoặc xây dựng để không có khả năng gây ô nhiễm hệ thống cung cấp nguồn nước sinh hoạt chung hoặc riêng do các chất lắng, nước bẩn hay bất kỳ chất không mong muốn nào.
4.1 Dòng chảy ngược của nước đã qua sử dụng
Nước đã sử dụng có thể chảy ngược lại hệ thống nước sinh hoạt làm suy giảm chất lượng nước được phân phối.
4.2 Kết nối
Khi có sự kết hợp của nguồn cung nước sinh hoạt công cộng và bất kỳ nguồn cung nước nào khác, nguồn cung nước công cộng phải được bảo vệ bằng khe không khí không hạn chế.
Mạng phân phối nước không uống được hoặc bị nghi ngờ phải được tách riêng và toàn bộ hệ thống được đánh dấu (ví dụ các đường ống có mầu khác). Vòi nước không uống được hoặc bị nghi ngờ phải được đánh dấu với những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.
4.3 Những ảnh hưởng từ bên ngoài
Các bể chứa nước sinh hoạt, các đường ống và các thiết bị bảo vệ phải được bảo vệ tránh ô nhiễm từ bên ngoài.
Không vận chuyển chất lưu khác trong hệ thống nước sinh hoạt (chất khí, không khí nén, thông gió, hơi, các hóa chất, nước sử dụng trong thiết bị gia nhiệt, nước tái chế, nước thoát hoặc nước chảy tràn, nước thải,...) ngoại trừ nước dùng để uống.
Dưới điều kiện hoạt động quy định, nếu bất kỳ chất gây ô nhiễm nào có thể xâm nhập qua thiết bị bảo vệ (ví dụ như khe không khí, đường khí vào) vào hệ thống nước dùng để uống thì cần trang bị các biện pháp bảo vệ phù hợp.
4.4 Vật liệu sử dụng
Vật liệu sử dụng trong hệ thống nước, gồm vật liệu của các thiết bị bảo vệ tiếp xúc với nước sinh hoạt phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng.
Vật liệu phải tương thích với nhau, phù hợp với nước cấp và với các chất lỏng hoặc vật chất có thể tiếp xúc với chúng.
4.5 Sự ứ đọng
Sự ứ đọng nước trong các hệ thống có thể dẫn đến hiện tượng suy giảm chất lượng nước do nồng độ đáng kể các chất hòa tan, các chất lơ lửng hoặc sự phát triển của vi khuẩn.
Mức độ suy giảm chất lượng nước phụ thuộc vào vật liệu đã được sử dụng, chất lượng nước, nhiệt độ (ví dụ đường ống trong phòng xông hơi) và khoảng thời gian ứ đọng.
Để đảm bảo vệ sinh, phải súc xả các đường ống sau thời gian ứ đọng.
Các đường ống ít được sử dụng hoặc được sử dụng trong thời gian ngắn phải được đóng lại sau khi sử dụng và được súc xả trước khi đưa vào hoạt động trở lại. Các đường ống không còn sử dụng phải được ngắt khỏi hệ thống nước sinh hoạt.
4.6 Tác hại do bảo dưỡng không đầy đủ hoặc không đúng cách
Mọi hoạt động bảo dưỡng hệ thống cấp nước sinh hoạt bao gồm cả các thiết bị bảo vệ dòng chảy ngược không phù hợp có thể dẫn đến chất lượng nguồn nước bị suy giảm.
Vì vậy cần:
- Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị bảo vệ.
- Kiểm tra thường xuyên chức năng của các thiết bị theo đúng các quy định.
5 Phân tích những rủi ro tại vị trí sử dụng và lựa chọn phương pháp bảo vệ
5.1 Nhận xét chung
Dòng chảy ngược trong hệ thống cấp nước sinh hoạt có thể xảy ra do:
a) Hiệu ứng xi phông ngược: do sự hình thành chân không cục bộ (giảm áp lực) trong hệ thống cấp nước sinh hoạt (ví dụ: do hoạt động của van, nổ đường ống, hoạt động của máy bơm tăng áp, nhu cầu dùng nước vượt mức trong một nhánh của hệ thống cấp nước, nước được lấy dùng cho trường hợp khẩn cấp từ đường nước cứu hỏa);
b) Áp suất dòng chảy ngược: Áp suất ngược tạo ra khi áp suất trong hệ thống đường ống nước không dùng để uống vượt quá áp suất trong hệ thống cấp nước sinh hoạt.
Hai điều kiện phải có để gây ra dòng chảy ngược:
- Tiếp xúc có thể do hòa trộn vật lý giữa nước sinh hoạt và chất lưu khác;
- Sự chênh lệch áp suất tại vị trí đang xét của hệ thống làm đảo chiều dòng chảy thông thường.
Nếu hệ thống cấp nước sinh hoạt được yêu cầu có sẵn một hệ bảo vệ thông thường cho một số mạch thủy lực, cần xem xét thông số kỹ thuật biểu thị giá trị rủi ro cao nhất trong danh mục chất lưu bất lợi nhất đối với toàn bộ các mạch có liên quan.
Việc phân tích hệ thống hiện tại hoặc hệ thống dự kiến giúp cung cấp thông tin về các đặc tính của hệ thống và nhóm chất lưu. Kết quả phân tích này được đánh dấu x trong phần tương ứng của bảng mô tả hệ thống (xem Bảng 1).
Đối với các hệ thống thiết bị có thể xuất hiện rủi ro bất thường, nên xem xét các thông số kỹ thuật bổ sung.
Trong điều kiện không kiểm soát thì phải giả định mức rủi ro tồi tệ nhất.
5.2 Xác định danh mục chất lưu có thể tiếp xúc với nước sinh hoạt
Trong điều kiện sử dụng bình thường, những chất lưu có thể tiếp xúc với nước sinh hoạt được phân thành năm loại như dưới đây.
Trong những trường hợp các chất có mặt có nồng độ không đáng kể hoặc nồng độ quá lớn, cần phải xác định lại thông số an toàn.
5.2.1 Loại 1
Nước cho con người được sử dụng trực tiếp từ hệ thống phân phối nước sinh hoạt.
5.2.2 Loại 2
Chất lưu không nguy hiểm với sức khỏe của con người.
Chất lưu được công nhận là phù hợp cho mục đích sử dụng của con người, bao gồm nước lấy từ hệ thống phân phối nước sinh hoạt, có thể bị thay đổi về vị, mùi, màu sắc hay nhiệt độ (nóng hoặc lạnh).
5.2.3 Loại 3
Chất lưu có một số mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người do có sự xuất hiện của một hay nhiều chất có hại.
5.2.4 Loại 4
Chất lưu cho thấy có mối nguy hiểm đến sức khỏe của con người do có sự xuất hiện của một hay nhiều chất gây độc hoặc rất độc(1) hoặc một hay nhiều chất phóng xạ, chất gây đột biến gen (mutagenic) hoặc chất gây ung thư (carcinogenic).
5.2.5 Loại 5
Chất lưu có mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người do có sự xuất hiện của vi sinh vật hoặc vi rút.
5.3 Xác định các đặc tính của hệ thống
5.3.1 Áp suất
Đối với mỗi mạch thủy lực hiện có trong thiết bị, xác định (các) điểm dự kiến hoặc hiện có phải được bảo vệ, hoặc nếu không có các điểm này, phải xác định điểm đấu nối thiết bị với mạng lưới cấp nước sinh hoạt.
Xác định áp suất làm việc tối đa.
Xác định điểm bảo vệ (hiện có hoặc dự kiến) hoặc nếu không có các điểm này, thì xác định điểm đấu nối thiết bị với mạng lưới cấp nước sinh hoạt phải chịu áp suất khí quyển (p=1atm) hoặc chịu áp suất vượt quá áp suất khí quyển (p>1atm):
- Trường hợp p=1atm nếu điểm bảo vệ (hiện có hoặc dự kiến) hoặc nếu không có điểm này, thì điểm đấu nối thiết bị với mạng lưới cấp nước sinh hoạt được đặt trên mức áp suất làm việc tối đa;
- Trường hợp p>1atm nếu điểm bảo vệ (hiện có hoặc dự kiến) hoặc nếu không có điểm này, thì điểm đấu nối thiết bị với mạng lưới cung cấp nước sinh hoạt được đặt bên dưới mức áp suất làm việc tối đa.
5.3.2 Các kết nối
Toàn bộ các kết nối đều được coi là cố định
5.3.3 Giảm rủi ro
Nguyên tắc giảm rủi ro chỉ được chấp nhận đối với một số trang thiết bị nhất định phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình được liệt kê trong Điều 6 và tuân thủ theo 3.9.
5.4 Thiết bị phân cách bằng vách đơn hoặc đôi
Thiết bị phân cách vách đơn bao gồm vách ngăn đơn cố định được bịt kín hoặc lớp bọc, một mặt tiếp xúc với nước sinh hoạt và tiếp xúc với chất lưu khác ở mặt còn lại.
Thiết bị phân cách vách đôi bao gồm ít nhất hai vách ngăn cố định và được bít kín hoặc lớp bọc tạo ra vùng trung gian trung tính giữa một bên là nước sinh hoạt và bên còn lại là chất lưu khác.
Môi trường trung gian có thể được thiết kế theo hai cách:
- Gồm chất lưu thuộc thể khí hoặc vật liệu xốp trơ (ô trống);
- Chứa chất lưu Loại 1, 2, 3.
5.4.1 Các quy tắc
5.4.1.1 Đối với việc ngăn dòng chảy ngược
Chất lưu Loại 2 hoặc 3 có thể sử dụng vách đơn ngăn cách với nguồn nước sinh hoạt.
Khi chất lưu là loại 4 hoặc 5 thì vách đơn không phù hợp để chống dòng chảy ngược vào dòng nước sinh hoạt.
Vách đôi với môi trường bảo vệ ở giữa (chất lỏng hoặc khí) và hệ thống cảnh báo âm thanh hoặc bằng hình ảnh được sử dụng để ngăn cách dòng nước sinh hoạt khỏi chất lưu thứ hai.
5.4.1.2 Đối với việc bảo vệ người dùng trực tiếp
Vách ngăn đôi được sử dụng khi chống dòng chảy ngược chất lưu là Loại 4 hoặc 5 và ở cuối dòng là nước được dùng cho mục đích vệ sinh hoặc mục đích sử dụng có liên quan đến thực phẩm vào nước sinh hoạt.
5.4.2 Tính năng của vách phân cách
Tính năng của vách đơn hoặc đôi được đề cập đến trong các tiêu chuẩn phù hợp.
5.5 Khoảng trống để xả
Toàn bộ các thiết bị kết nối với mạng lưới cung cấp nước sinh hoạt và gồm thiết bị xả nước phải có khoảng trống trước khi xả vào hệ thống thải.
Khoảng trống này phù hợp với những quy định được đề cập đến trong Điều 9. Nếu không, chất lưu trong hệ thống được coi là chất lưu Loại 5.
5.6 Bảng mô tả hệ thống
Bảng 1 - Bảng mô tả hệ thống
Loại chất lưu |
|||||
Áp suất |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
P=1atm |
|
|
|
|
|
p>1atm |
|
|
|
|
|
Có thể xác định được rủi ro ô nhiễm của nguồn nước dùng để uống bằng cách phân tích hệ thống, đánh giá loại chất lưu mà dòng nước sinh hoạt được phân tách, cũng như các thông số kỹ thuật của nó (xem 5.3 đến 5.5).
Bất kỳ bố trí chống dòng chảy ngược nào đã được tích hợp vào hệ thống hoặc thiết bị phải không được đề cập đến trong phân tích.
Có thể hoàn thành bảng mô tả trên bằng cách thêm dấu gạch chéo với các thông số hiện có.
5.7 Thiết bị bảo vệ
5.7.1 Thông tin chung
Khi thiết bị bảo vệ được mô tả bằng một biểu tượng có hình lục lăng chứa chữ cái của nhóm thiết bị bảo vệ và chữ cái loại bảo vệ trong nhóm này.
VÍ DỤ:
Mạch thủy lực của hệ thống hoặc của thiết bị được nối với hệ thống có thể có nhiều thiết bị bảo vệ; mỗi thiết bị bao gồm một cơ cấu bảo vệ và các phụ kiện đi kèm cần thiết để bảo vệ nguồn nước và để thực hiện đúng chức năng của thiết bị và nhằm mục đích kiểm tra, bảo dưỡng; (Ví dụ như đối với van, bộ lọc, ...)
Bản thân thiết bị bảo vệ phải là một tập hợp sản phẩm hoàn chỉnh sẵn sàng để được lắp đặt trong mạch thủy lực.
Đặc tính của nhóm và loại bảo vệ và sơ đồ nguyên lý được nêu trong 5.7.3.
Để đảm bảo kiểm soát được hoàn toàn phạm vi rủi ro, cần lắp đặt chính xác thiết bị chống dòng chảy ngược.
Khi lựa chọn thiết bị bảo vệ chống dòng chảy ngược, phải xác minh rằng thiết bị phải không bị ảnh hưởng bởi cách thức hoặc góc lắp đặt.
Những chi tiết cấu thành thiết bị bảo vệ có thể kết hợp với cơ cấu bảo vệ là:
- Van chặn;
- Vòi kiểm tra;
- Vòi lấy mẫu;
- Bộ lọc;
- Bộ lọc có bộ phận súc rửa;
- Khoảng trống để xả.
Ngoài ra, các cơ cấu bảo vệ phải được lắp đặt theo hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp, miễn sao điều này không ảnh hưởng đến độ an toàn của thiết bị bảo vệ.
5.7.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị bảo vệ chống dòng chảy ngược
Các thiết bị bảo vệ phải có cấu tạo sao cho chúng phải ngăn được dòng chảy ngược an toàn bằng áp suất ngược và/hoặc bằng hiệu ứng xi phông ngược của chất lưu bị ô nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt.
Mức độ bảo vệ an toàn và cách hoạt động của thiết bị, như là bố trí khe không khí, cửa lấy khí hoặc bố trí cơ khí phải phụ thuộc vào loại chất lưu ô nhiễm phân cách với hệ thống nước sinh hoạt.
Ngoại trừ những lĩnh vực áp dụng cụ thể, các thiết bị chống dòng chảy ngược có thể hoạt động mà không cần sửa đổi hay điều chỉnh:
- Tại bất kỳ giá trị áp suất nào nhỏ hơn hoặc bằng 1 MPa (10bar);
- Đối với bất kỳ thay đổi áp suất nào lên tới 1 MPa (10bar);
- Khi hoạt động liên tục ở nhiệt độ tới hạn 65°C và ở 90°C trong 1 h.
Các thông số kỹ thuật của sản phẩm áp dụng cho thiết bị bảo vệ phải bao gồm cả thử nghiệm độ bền cho tuổi thọ dự kiến của sản phẩm.
Khi thiết bị chống dòng chảy ngược được thiết kế có bộ phận giữ lại nước, thì thiết bị phải khớp với đường xả.
Những bộ phận bên trong và bên ngoài của những thiết bị này phải dễ tiếp cận để:
- Kiểm tra và thử nghiệm;
- Thay thế hoặc sửa chữa;
Với các thiết bị có DN>50 mm, ưu tiên thực hiện tại chỗ những hành động này.
Những bộ phận có thể thay thế phải được thiết kế để lắp lại mà không có bất kỳ sai sót nào tại các vị trí ban đầu (không có rủi ro bị đảo ngược, hoán vị...).
Những chi tiết cấu thành thiết bị phải được cố định và không thể điều chỉnh. Thông tin chi tiết được đề cập trong tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp.
Những thiết bị kích hoạt bổ sung (điện, khí...) không được có tác động xấu đến hoạt động của thiết bị chống dòng chảy ngược.
Những vật liệu được lựa chọn mô tả trong 4.4.
5.7.3 Danh sách tham chiếu các thiết bị bảo vệ
Xem Phụ lục A.
5.8 Bảng mô tả các thiết bị bảo vệ tương ứng với danh mục chất lưu
Tính phù hợp của mỗi thiết bị bảo vệ được đề cập đến trong Bảng 2.
Bảng 2 - Bảng mô tả các thiết bị bảo vệ tương ứng với danh mục chất lưu
|
Loại chất lưu |
|||||
|
Thiết bị bảo vệ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
AA |
Khe không khí không hạn chế |
* |
● |
● |
● |
● |
AB |
Khe không khí có chảy tràn tiết diện không tròn (không hạn chế) |
* |
● |
● |
● |
● |
AC |
Khe không khí có ống dẫn chìm kết hợp cửa lấy khí vào ống chảy tràn. |
* |
● |
● |
- |
- |
AD |
Khe không khí có vòi phun |
* |
● |
● |
● |
● |
AF |
Khe không khí có ống thoát nước có tiết diện tròn (hạn chế) |
* |
● |
● |
● |
- |
AG |
Khe không khí có ống thoát nước được kiểm tra thông qua việc đo khoảng không |
* |
● |
● |
- |
- |
BA |
Thiết bị chặn dòng dòng chảy ngược có các vùng áp suất giảm có kiểm soát |
● |
● |
● |
● |
- |
CA |
Thiết bị chặn dòng dòng chảy ngược có các vùng áp suất khác nhau không kiểm soát |
● |
● |
● |
- |
- |
DA |
Van chống hút chân không nội dòng |
○ |
○ |
○ |
- |
- |
DB |
Ống ngắt có lỗ thông khí và chi tiết chuyển động |
○ |
○ |
○ |
○ |
- |
DC |
Ống ngắt có lỗ thông khí cố định |
○ |
○ |
○ |
○ |
○ |
EA |
Van kiểm tra chống ô nhiễm có kiểm soát |
● |
● |
- |
- |
- |
EB |
Van kiểm tra chống ô nhiễm không kiểm soát |
Chỉ dùng cho một số hoạt động tại gia đình (xem Điều 6) |
||||
EC |
Van kiểm tra đôi chống ô nhiễm có kiểm soát |
● |
● |
- |
- |
- |
ED |
Van kiểm tra đôi chống ô nhiễm không kiểm soát |
Chỉ dùng cho một số hoạt động tại gia đình (xem Điều 6) |
||||
GA |
Cầu dao cơ học dẫn động trực tiếp |
● |
● |
● |
- |
- |
GB |
Cầu dao cơ học dẫn động thủy lực |
● |
● |
● |
● |
- |
HA |
Khớp nối ống mềm ngăn dòng chảy ngược |
● |
● |
○ |
- |
- |
HB |
Khớp nối ống mềm cho vòi sen với van chống chân không |
○ |
○ |
- |
- |
- |
HC |
Van chuyển hướng tự động |
Chỉ dùng cho một số hoạt động tại gia đình (xem Điều 6) |
||||
HD |
Khớp nối ống mềm với van chống hút chân không có gắn van kiểm tra |
● |
● |
○ |
- |
- |
LA |
Van hút khí điều áp |
○ |
○ |
- |
- |
- |
LB |
Van hút khí điều áp có gắn van kiểm tra đặt cuối dòng |
● |
● |
○ |
- |
- |
CHÚ THÍCH: Những bộ phận có lỗ thông khí phải không được lắp đặt ở những vị trí có khả năng bị chảy tràn (ví dụ: AA, BA, CA, GA, BG,...) ● có rủi ro ○ có rủi ro nếu p = 1 atm - không có rủi ro * không áp dụng |
6 Vị trí sử dụng bảo vệ thiết bị tại điểm xả theo mục đích gia dụng.
6.1 Chọn các thiết bị bảo vệ phải được sử dụng
Các thiết bị bảo vệ của thiết bị được lắp đặt tại vị trí sử dụng phải được phân tích theo phương pháp đã được nhắc đến trong Điều 5. Các thiết bị bảo vệ, được cho trong Bảng 3 đều được phép sử dụng.
6.2 Vị trí các thiết bị bảo vệ
Các thiết bị bảo vệ phải được gắn vào thiết bị gia dụng. Nếu không phải vì mục đích kỹ thuật đặc biệt, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, chúng phải được lắp đặt tại điểm nối của hệ thống với mạng cấp.
Bảng 3 - Hướng dẫn lựa chọn các thiết bị bảo vệ
Thiết bị |
Loại |
Mức được phép sử dụng |
Vòi xịt chậu rửa, chậu rửa mặt, vòi sen, bồn tắm; không bao gồm bệ xí, bi đê |
5 |
Thiết bị bảo vệ tương ứng Loại 2 và EB, ED, HC |
Bồn tắm có đường dẫn nước vào bên dưới chậub |
5 |
Các thiết bị bảo vệ tương ứng Loại 3 |
Lỗ thoát nối ống mềm a b |
5 |
Các thiết bị bảo vệ tương ứng Loại 3 |
Hệ thống tưới cỏ - hệ thống ngầm |
5 |
Các thiết bị bảo vệ tương ứng Loại 4 |
a Được sử dụng để rửa, làm sạch hoặc tưới cây b Thiết bị bảo vệ phải được lắp đặt trên mức hoạt động tối đa. |
7 Vị trí sử dụng thiết bị bảo vệ đặc biệt phi gia dụng
Những hệ thống phi gia dụng - bởi tính phức tạp của chúng - cần được phân tích hoàn chỉnh và chi tiết theo Điều 5.
Nếu không thể tiến hành phân tích, khe không khí nhóm A, kiểu A, B, hay D là thiết bị bảo vệ duy nhất phải được sử dụng.
8 Bảo vệ tại vị trí đấu nối với hệ thống nước sinh hoạt công cộng
Việc phân tích kỹ thuật các mối nguy hiểm dựa trên việc kiểm tra mục đích sử dụng nước trong hệ thống nước nằm cuối dòng của điểm cung cấp nước tuân theo quy định hiện hành.
Thiết bị bảo vệ chống dòng chảy ngược phải được lắp đặt tại vị trí ban đầu của hệ thống đấu nối với mạng nước sinh hoạt ở vị trí thích hợp.
- Đối với toàn bộ các hoạt động dân dụng và phi dân dụng có thể tiến hành kiểm tra bên trong và đạt được độ an toàn hợp lý, các thiết bị bảo vệ phải là van kiểm tra có kiểm soát hoặc van kiểm tra được tích hợp trên đồng hồ nước;
- Đối với những hoạt động phi dân dụng mà không thể tiến hành kiểm tra và không đạt mức an toàn cho phép, thiết bị bảo vệ phải được chọn theo mức rủi ro tối đa có thể xuất hiện do việc sử dụng nước.
9 Khoảng trống để xả
Khoảng trống để xả phải được thực hiện bằng cách ngắt kết nối toàn bộ hoặc thông qua các cửa lấy khí.
CHÚ DẪN: |
Yêu cầu: |
1 Miệng xả |
b ≥ G |
2 Mức tràn |
b ≥ 20 mm |
E: Đường kính trong của ống xả |
G ≥ E và ống thoát (G) phải có khả năng mở xả toàn bộ |
G: Đường kính trong của ống thoát |
|
Cửa lấy khí: S1, S2: Tiết diện các cửa lấy khí |
|
e: kích thước nhỏ nhất để tính toán mặt cắt |
e ≥ 4 mm |
Hình 1
Phụ lục A
(Quy định)
Danh sách tham chiếu các thiết bị bảo vệ
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Định nghĩa Khe không khí là khoảng không thông suốt cố định (dù bên ngoài hay bên trong ống nhận) giữa miệng đường dẫn nước sinh hoạt đầu dòng và chất lỏng xuất hiện ở cuối dòng, được tính theo mức vận hành tối đa. |
||
Yêu cầu chức năng Ngăn cản hiện tượng chất lỏng bị ô nhiễm dòng chảy ngược vào hệ thống cấp nước sinh hoạt bằng khoảng không thông suốt cố định được ngắt rời. |
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Loại |
Khe không khí thông suốt |
A |
Hình A.1: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.2: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.3: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.4: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Khe không khí “AA” là khe không khí hoàn chỉnh, thông suốt và có thể nhìn thấy được, được đặt cố định và thẳng đứng giữa điểm thấp nhất của miệng ống thu và bất kỳ bề mặt nào của bình nhận được quyết định bởi mức vận hành tối đa khi thiết bị chảy tràn. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải cố định chắc chắn van phao hoặc thiết bị khác kiểm soát dòng nước đến bình nhận. Đường ống cấp nước đến van hoặc thiết bị đó phải được cố định tại vị trí của chúng để tránh cho chúng không bị di chuyển hay bị biến dạng. Dòng chảy trực tiếp từ đường ống vào bình nhận qua khe không khí “AA” phải đi vào môi trường ở áp suất khí quyển, hướng xuống và không quá 15° so với phương thẳng đứng. Không vật thể nào được nằm trong khoảng cách ba lần đường kính của đường ống dẫn nước đến ống thu hoặc đến đường vuông góc giữa ống thu hoặc đường ống dẫn nằm giữa đường ống và mực nước hoạt động tối đa của bình nhận. Nếu sử dụng các đường ống tiết diện không tròn, đường kính lỗ được lấy như là đường kính bên trong của đường ống có tiết diện tròn có diện tích mặt cắt tương đương như đường ống tiết diện không tròn. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. |
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Loại |
Khe không khí có chảy tràn tiết diện không tròn (thông suốt) |
B |
Hình A.5: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.6: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.7: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.8: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Khe không khí “AB” là khoảng không cố định và theo chiều thẳng đứng giữa điểm thấp nhất của miệng ống thu và mức nước tới hạn. Ống chảy tràn phải có thiết kế không tròn và có khả năng thoát lớn nhất trong điều kiện lỗi áp suất dương. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải cố định chắc chắn van phao hoặc thiết bị khác kiểm soát dòng nước đến bình nhận. Đường ống cấp nước đến van hoặc thiết bị đó phải được cố định tại vị trí của chúng để tránh cho chúng không bị di chuyển hay bị biến dạng. Thiết bị thu phải không tiếp xúc với sản phẩm theo bất kỳ cách thức nào từ cuối dòng, dù do dòng chảy ngược, uốn cong hay biến dạng thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. |
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Loại |
Khe không khí có đường ống dẫn chìm kết nối cửa thu khí và ống chảy tràn |
C |
Hình A.9: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.10: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.11: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.12: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Khe không khí “AC” là khoảng không cố định theo chiều thẳng đứng giữa điểm thấp nhất của miệng cửa lấy khí trong đường ống dẫn và mực nước tới hạn. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải cố định chắc chắn van phao hoặc thiết bị khác kiểm soát dòng nước đến bình nhận. Đường ống cấp nước đến van hoặc thiết bị đó phải được cố định tại vị trí của chúng để tránh cho chúng không bị di chuyển hay bị biến dạng. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. |
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Loại |
Khe không khí có vòi phun |
D |
Hình A.13: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.14: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.15: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.16: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Khe không khí “AD” có vòi phun là khe không khí cố định giữa miệng ống dẫn đầu dòng và miệng ống vào thiết bị cuối dòng. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải cố định chắc chắn van phao hoặc thiết bị khác kiểm soát dòng nước đến bình nhận. Đường ống cấp nước đến van hoặc thiết bị đó phải được cố định tại vị trí của chúng để tránh cho chúng không bị di chuyển hay bị biến dạng. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. |
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Loại |
Khe không khí có ống chảy tràn tiết diện tròn (hạn chế) |
F |
Hình A.17: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.18: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.19: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.20: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Khe không khí “AF” là khoảng không cố định và theo chiều thẳng đứng giữa điểm thấp nhất của miệng đường ống dẫn và mực nước tới hạn. Ống chảy tràn phải có thiết kế tròn và có khả năng thoát lớn nhất trong điều kiện rò áp suất dương. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải cố định chắc chắn van phao hoặc thiết bị khác kiểm soát dòng nước đến bình nhận. Đường ống cấp nước đến van hoặc thiết bị đó phải được cố định tại vị trí của chúng để tránh cho chúng không bị di chuyển hay bị biến dạng. Thiết bị thu phải không tiếp xúc với sản phẩm theo bất kỳ cách thức nào từ cuối dòng, dù do dòng dòng chảy ngược, uốn cong hay biến dạng thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. |
Nhóm |
Khe không khí |
A |
Loại |
Khe không khí có thử nghiệm ống chảy tràn bằng cách đo chân không |
G |
Hình A.21: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.22: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.23: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.24: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Khe không khí “AG” là khoảng cách cố định và theo chiều thẳng đứng giữa điểm thấp nhất của miệng đường ống dẫn và mực nước tới hạn. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải cố định chắc chắn van phao hoặc thiết bị khác kiểm soát dòng nước đến bình nhận. Đường ống cấp nước đến van hoặc thiết bị đó phải được cố định tại vị trí của chúng để tránh cho chúng không bị di chuyển hay bị biến dạng. Thiết bị thu phải không tiếp xúc với sản phẩm theo bất kỳ cách thức nào từ cuối dòng, dù do dòng dòng chảy ngược của miệng ống thoát, uốn cong hay biến dạng thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. |
Nhóm |
Ngắt kết nối có thể kiểm soát |
B |
Định nghĩa Ngắt kết nối là hành động khóa trong mọi trường hợp bằng phương pháp nhân tạo sử dụng thiết bị khóa liên động thủy cơ học đối với những thay đổi áp suất đầu dòng (giảm áp suất hoặc áp suất âm) và những thay đổi áp suất cuối dòng (áp suất ngược) cùng với van kiểm tra cuối dòng không kín. |
||
Yêu cầu lắp đặt Các thiết bị cùng Nhóm được phân biệt thông qua: - Ba vùng áp suất là đầu dòng p1 > giữa dòng pi > cuối dòng p2 (trong các điều kiện tĩnh không chảy và nước chảy) - Áp suất chênh lệch dương p1 - pi trong điều kiện tĩnh và động; - Cơ cấu xả tự động kết nối tại khu vực giữa dòng; - Ba nhánh áp suất cho phép thường xuyên tiến hành kiểm tra chức năng hệ thống - Lưu lượng xả đã cho Các thiết bị phải được gắn với khoảng trống để xả. Các thiết bị bảo vệ phải có khả năng làm việc mà không cần điều chỉnh hoặc sửa đổi. |
Nhóm |
Ngắt kết nối có thể kiểm soát |
B |
Loại |
Ngăn dòng chảy ngược bằng kiểm soát vùng áp suất giảm |
A |
Hình A.25: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.26: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.27: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.28: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Các đặc điểm cụ thể của thiết bị “BA” như sau: - p1 - pi > 14kPA(140mbar); - Kết nối vùng áp suất giữa dòng (pi) với môi trường khi p1 - pi ≤ 14kPa (140mbar); - Ngắt kết nối bằng cách thông vùng có áp suất giữa dòng (pi) với môi trường khi p1 tăng đến 14kPa (140mbar) - Cài đặt sẵn lưu lượng dòng thải tối thiểu (tốc độ dòng chảy ngược) - Những thiết bị cho phép kiểm tra trong mỗi vùng ngắt kết nối và những thiết bị bảo vệ được bịt kín (nút bịt, van xả). |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn.. Phải lắp đặt thiết bị trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm). Các ống cống phải có khả năng xả. Thiết bị phải được bảo vệ tránh sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. Phải lắp thiết bị theo chiều ngang, với van xả mở xuống. Các vòi áp lực phải giúp thiết bị có thể thực hiện được hoạt động thử nghiệm kiểm tra mà không có bất kỳ khó khăn nào. Thiết bị có thể được lắp đặt duy nhất cho khả năng dòng chảy ngược không vượt quá công suất xả thải của thiết bị bảo vệ. |
Nhóm |
Ngắt kết nối có thể kiểm soát |
C |
Định nghĩa Ngắt kết nối là hành động khóa trong mọi trường hợp bằng phương pháp nhân tạo sử dụng thiết bị khóa liên động thủy cơ học đối với những thay đổi áp suất đầu dòng (giảm áp suất hoặc áp suất âm) và những thay đổi áp suất cuối dòng (áp suất ngược) cùng với van kiểm tra cuối dòng không kín. |
||
Yêu cầu lắp đặt Các thiết bị cùng dòng được phân biệt thông qua: - Ba vùng áp suất, ở dòng chảy bình thường p1 > pi > p2; - Vùng giữa dòng thông với môi trường khi áp suất giữa dòng (Pi) đạt giá trị cao hơn áp suất ống thu nằm trong giới hạn tỷ lệ cố định; - Lưu lượng xả nhất định; - Không đưa ra biện pháp nào đối với hoạt động kiểm tra định kỳ và bất thường các giá trị kiểm soát hoạt động của thiết bị an toàn; - Cơ cấu xả tự động kết nối tại khu vực giữa dòng; Các thiết bị phải được gắn với khoảng trống để xả. Các thiết bị bảo vệ phải có khả năng làm việc mà không cần điều chỉnh hoặc sửa đổi. |
Nhóm |
Ngắt kết nối có thể kiểm soát |
C |
Loại |
Ngăn dòng chảy ngược với các vùng không kiểm soát áp suất khác nhau |
A |
Hình A.29: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.30: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.31: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.32: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị CA được chia thành ba vùng: - Vùng đầu dòng p1; - Vùng giữa dòng (pi không đo được) thông với môi trường; - Vùng cuối dòng p2. Thiết bị ngắt kết nối thông qua vùng áp suất giữa dòng với môi trường khi chênh lệch áp suất giữa vùng giữa dòng và vùng đầu dòng nhỏ hơn 10% áp suất đầu dòng (pi-p1 < 10%p1). Đảm bảo lưu lượng xả (tốc độ dòng chảy ngược) qua vùng giữa dòng, ít nhất bằng lưu lượng xả đã cho. Không đề cập đến các biện pháp kiểm soát thiết bị bảo vệ. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Phải lắp đặt thiết bị trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm). Các ống cống phải có khả năng xả. Thiết bị phải được bảo vệ tránh sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Nhóm |
Thông khí khí quyển |
D |
Định nghĩa Tiến hành ngắt kết nối bằng áp suất môi trường. |
||
Yêu cầu lắp đặt Nhóm thiết bị này được phân loại bằng: - Thiết bị thu khí mở trong trường hợp dòng chảy ngưng hoặc áp suất âm trong đường ống dẫn nước theo các đặc tính thứ nguyên đã cho. Tuân thủ những yêu cầu của cổng cửa lấy khí bằng việc tiến hành thử nghiệm chân không và những yêu cầu thứ nguyên nhỏ nhất trong tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng; - Khi ở trạng thái tĩnh, đảm bảo khe không khí cố định theo chiều thẳng đứng giữa cửa lấy khí và chất lỏng ở mực nước lớn nhất cuối dòng. Lắp đặt ở cuối dòng phải không tạo nên tải trọng cũng không tạo ra áp suất ngược cố định. |
Nhóm |
Thông khí khí quyển |
D |
|
Loại |
Van chống chân không trong dòng |
A |
|
Hình A.33: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.34: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.35: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.36: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị cơ khí có cửa lấy khí được đóng khi nước chảy qua thiết bị có áp lực bằng hoặc lớn hơn áp suất không khí, trường hợp cửa lấy khí mở cho phép không khí đi vào nếu áp suất nước chảy vào thấp hoặc khi dòng chảy dừng, và đóng để chặn nước khi dòng chảy bắt đầu hoạt động lại ở áp suất bình thường. Trong trường hợp áp suất khí quyển, vật bít kín cũng như việc cho phép không khí đi vào trong hệ thống đường ống ở cuối dòng cũng điều khiển dòng nước vào của thiết bị. Đảm bảo tránh hiện tượng hút ngược nước bằng xi phông khi xả thải ra môi trường nhưng không tránh được áp suất ngược. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt chất lỏng có h> 300 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất; Không đóng thiết bị phải được lắp đặt sau DA; Đường kính của thiết bị phải phù hợp với các thông số của hệ thống thiết bị đã được kết nối; Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị; Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn; Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.37: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Thông khí khí quyển |
D |
|
Loại |
Thiết bị ngắt đường ống với lỗ thông khí và chi tiết chuyển động |
B |
|
Hình A.38: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.39: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.40: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.41: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị chặn đường ống có lớp màng co giãn được gắn vào (các) cổng cửa lấy khí đang trong tình trạng đóng, khi nước chảy qua thiết bị đạt hoặc trên điểm áp suất không khí, trường hợp cửa lấy khí mở cho phép không khí đi vào nếu có áp suất khí quyển khi nước chảy vào hoặc khi dòng chảy dừng, và động để chặn nước khi dòng chảy bắt đầu hoạt động lại ở áp suất bình thường. Đảm bảo tránh hiện tượng hút ngược nước bằng xi phông khi xả thải ra môi trường nhưng không tránh được áp suất ngược. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt chất lỏng có h>150 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất; Không đóng thiết bị phải được lắp đặt sau DB. Đường kính của thiết bị phải phù hợp với các thông số của hệ thống thiết bị đã được kết nối. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị; Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn; Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm); Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.42: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Thông khí khí quyển |
D |
|
Loại |
Thiết bị ngắt đường ống với lỗ thông không khí cố định |
C |
|
Hình A.43: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.44: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.45: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.46: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị chặn đường ống có lỗ thông khí cố định ra môi trường được gắn vào (các) cửa lấy khí và toàn bộ các cửa này đang trong tình trạng không hạn chế và được cố định. Nước chảy xuống theo chiều thẳng đứng. Thiết bị ngăn dòng dòng chảy ngược bằng cách thông khí với một trường tại tất cả các bộ phận ở đầu dòng và cuối dòng. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt chất lỏng có h> 150 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất; Không đóng thiết bị phải được lắp đặt sau DC. Đường kính của thiết bị phải phù hợp với các thông số của hệ thống thiết bị đã được kết nối. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.47: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Van kiểm tra chống ô nhiễm |
E |
Định nghĩa Thiết bị bảo vệ cơ khí cho phép dòng đi theo một chiều duy nhất. Thiết bị được tự động mở khi áp suất định hướng đầu dòng chảy của van lớn hơn áp suất cuối dòng. Trong các trường hợp khi áp suất lớn ở cuối dòng hoặc dòng nước không chảy thì van được đóng lại. |
||
Yêu cầu chức năng Thiết bị bảo vệ trong trường hợp Ø ≤ 50 mm phải có thể hoạt động tại bất kỳ vị trí nào. |
Nhóm |
Van kiểm tra chống ô nhiễm |
E |
Loại |
Van kiểm tra chống ô nhiễm có kiểm soát |
A |
Hình A.48: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.49 Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.50: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.51: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị bảo vệ cơ khí có kiểm soát, được gắn một vật bít kín, chỉ cho phép dòng chảy theo một hướng nhất định. Thiết bị được tự động mở theo hướng dòng chảy đầu dòng của van lớn hơn áp suất cuối dòng. Khi áp suất lớn ở cuối dòng hoặc khi không có dòng chảy thì van được đóng lại dưới tác dụng của một lực ví dụ như của hệ thống cơ khí hoặc lò xo. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Nhóm |
Van kiểm tra chống ô nhiễm |
E |
Loại |
Van kiểm tra chống ô nhiễm không kiểm soát có kèm hộp |
B |
Hình A.52: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.53: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.54: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.55: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị bảo vệ cơ khí không kiểm soát (có kèm hộp), được gắn một vật bít kín để cho phép dòng nước chảy theo một hướng nhất định. Thiết bị được tự động mở khi áp suất định hướng đầu dòng chảy của van lớn hơn áp suất cuối dòng. Khi áp suất lớn ở cuối dòng hoặc dòng nước không chảy thì van được đóng lại dưới tác dụng của một lực ví dụ như của hệ thống cơ khí hoặc lò xo. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Nhóm |
Van kiểm tra chống ô nhiễm |
E |
Loại |
Van kiểm tra chống ô nhiễm có kiểm soát |
C |
Hình A.52: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.53: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.54: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.55: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị bảo vệ cơ khí có kiểm soát, được gắn hai vật bít kín hoạt động độc lập để cho phép dòng nước chảy theo một hướng nhất định. Thiết bị được tự động mở khi áp suất định hướng đầu dòng chảy của van lớn hơn áp suất cuối dòng. Khi áp suất lớn ở cuối dòng hoặc dòng nước không chảy thì van được đóng lại dưới tác dụng của một lực ví dụ như của hệ thống cơ khí hoặc lò xo. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Nhóm |
Van kiểm tra chống ô nhiễm |
E |
Loại |
Van kiểm tra đôi chống ô nhiễm không kiểm soát |
D |
Hình A.60: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.61: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.62: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.63: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị bảo vệ cơ khí không thể kiểm soát, được gắn hai vật bít kín hoạt động độc lập để cho phép dòng nước chảy theo một hướng nhất định. Thiết bị được tự động mở khi áp suất định hướng đầu dòng chảy của van lớn hơn áp suất cuối dòng. Khi áp suất lớn ở cuối dòng hoặc dòng nước không chảy thì van được đóng lại dưới tác dụng của một lực ví dụ như của hệ thống cơ khí hoặc lò xo. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Nhóm |
Ngắt kết nối cơ khí có kiểm soát |
G |
Định nghĩa Thực hiện ngắt kết nối thông qua ít nhất một thiết bị khóa thủy cơ học. Thiết bị ngắt kết nối Nhóm G có đặc điểm sau: - Hai vùng áp suất tại vị trí dòng chảy: đầu dòng và cuối dòng; - Ba vùng ở vị trí xả (lưu lượng - 0): đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng; - Lưu lượng giảm đã chọn; - Vị trí xả có thể trực tiếp nhìn thấy hoặc qua thiết bị chỉ báo vị trí. |
||
Yêu cầu chức năng Đối với thiết bị kết nối Nhóm G, vị trí xả đạt được thông qua lực lò xo chịu ứng suất trước. Van an toàn bắt đầu mở: - Đối với Nhóm A, khi đạt áp suất thiết lập ps ≥ pstat + 50 kPa (0,5bar); - Hoặc qua Nhóm B, khi áp suất chênh lệch p1 - p2 ≥ 15 kPa (0,15bar). Tại điểm lưu lượng bằng không, điểm xả phải mở bất kể áp suất chênh lệch thực tế. |
Nhóm |
Ngắt kết nối cơ khí có kiểm soát |
G |
|
Loại |
Thiết bị ngắt kết nối cơ học được kích hoạt trực tiếp |
A |
|
Hình A.64: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.65: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.66: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.67: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị ngắt kết nối được kích hoạt trực tiếp GA có đặc điểm sau đây: - Hai vùng áp suất tại vị trí dòng chảy: đầu dòng và cuối dòng; - Ba vùng ở vị trí xả (lưu lượng - 0): đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng; lò xo đầu dòng đưa vật bít kín vào hệ thống xả và van đống cuối dòng tách vùng giữa dòng khỏi vùng đầu dòng và cuối dòng; - Đạt được trạng thái chảy ở áp suất pf ≤ ps + 50 kPa (0,5bar); - Van an toàn bắt đầu mở khi đạt áp suất thiết lập ps ≥ ps - 36 kPa (0,36 bar); - Lưu lượng giảm đã chọn; - Vị trí xả có thể trực tiếp nhìn thấy hoặc qua thiết bị chỉ báo vị trí. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Cống có khả năng xả. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. Lò xo = [h(m) + 5(m)]. |
Hình A.68: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Ngắt kết nối cơ khí có kiểm soát |
G |
Loại |
Thiết bị ngắt kết nối cơ học được kích hoạt bằng thủy lực |
B |
Hình A.69: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.70: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.71 Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.72: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Thiết bị ngắt kết nối được kích hoạt thủy lực GB có đặc điểm sau đây: - Hai vùng áp suất tại vị trí dòng chảy: đầu dòng và cuối dòng: - Ba vùng ở vị trí xả (lưu lượng - 0): đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng: lò xo đầu dòng đưa vật bít kín vào hệ thống xả và van đống cuối dòng tách vùng giữa dòng khỏi vùng đầu dòng và cuối dòng; - Ở vị trí lưu lượng bằng không, thiết bị ngắt kết nối phải ở trạng thái xả; - Van an toàn bắt đầu mở khi chênh lệch áp suất giữa vùng đầu dòng và cuối dòng Δp ≥ 15 kPa (0,15bar); - Đạt được trạng thái chảy ở độ chênh áp suất Δp ≤ 100 kPa (1bar); - Lưu lượng giảm đã chọn; - Vị trí xả có thể trực tiếp nhìn thấy hoặc qua thiết bị chỉ báo vị trí. |
|
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
||
Yêu cầu lắp đặt Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Cống có khả năng xả. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. Thiết bị bảo vệ phải được lắp đặt theo chiều ngang, có van xả mở hướng xuống. Vòi áp suất giúp tiến hành kiểm tra một cách dễ dàng. Thiết bị chỉ có thể được lắp đặt cho các dòng dòng chảy ngược tiềm ẩn không vượt quá công suất xả của thiết bị bảo vệ. |
Nhóm |
Ngắt kết nối tại cửa xả |
H |
Định nghĩa Tiến hành ngắt kết nối thông qua áp suất môi trường hoặc tác động lại của thiết bị cơ khí. |
||
Yêu cầu chức năng Ống thu khí thông suốt ở mức lưu lượng bằng không hoặc trong điều kiện chân không thể hiện rõ đặc tính của dòng thiết bị này. Những thử nghiệm chân không được quy định cụ thể trong những tiêu chuẩn sản phẩm phải cho thấy cổng đường cửa lấy khí có phù hợp với các yêu cầu hay không. Lắp đặt ở cuối dòng phải không tạo ra tải trọng hoặc áp suất ngược cố định. Không thể khóa được các đường cửa lấy khí một cách dễ dàng. |
Nhóm |
Ngắt kết nối tại cửa xả |
H |
|
Loại |
Thiết bị ngăn dòng dòng chảy ngược của vòi |
A |
|
Hình A.73: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.74: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.75: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.76: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Hai vùng áp suất được tách rời bằng van đóng. Van kiểm tra đóng lại khi lưu lượng bằng không và các cửa thu khí mở ra. Lưu lượng hoạt động bình thường của nước: Van kiểm tra mở; các cửa thu khí đóng. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Thiết bị không được liên tục chịu áp suất ngược. Ống cuối dòng linh hoạt và có thể tháo rời. Thiết bị được lắp đặt theo chiều thẳng đứng. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. h > 200 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.77: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Ngắt kết nối tại cửa xả |
H |
|
Loại |
Thiết bị ngăn chân không của vòi |
B |
|
Hình A.78: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.79: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.80: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.81: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Bộ phận chuyển động đóng các lỗ thông khí ở điều kiện hoạt động bình thường và lưu lượng bằng không. Trường hợp chân không trong hệ thống thiết bị cung cấp nước, bộ phận chuyển động phải hoạt động như van kiểm tra và điều khiển đường ống cung cấp nước. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Thiết bị không được liên tục chịu áp suất ngược. Ống cuối dòng linh hoạt và có thể tháo rời. Thiết bị được lắp đặt theo chiều thẳng đứng. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. Không thiết bị đóng nào được lắp đặt sau HB h > 250 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.82: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Ngắt kết nối tại cửa xả |
H |
|
Loại |
Automatic diverter (van tự động) |
C |
|
Hình A.83: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.84: Ký hiệu thiết bảo vệ |
Hình A.85: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.86: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Chuyển sang sen tắm sau khi tác động bằng tay. Tự động chuyển sang chế độ phun và ngắt kết nối bằng cách thông khí với môi trường trong trường hợp: - Dòng nước được dừng có chủ định; - Hút chân không từ nguồn. Vòi phun hoạt động như là cửa thu khí. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Miệng sen không được nối với ống cứng. Lắp đặt ở cuối dòng của van đóng. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. Chất lỏng có h > 25 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.87: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Ngắt kết nối tại cửa xả |
H |
|
Loại |
Van chống chân không vòi có gắn van đóng |
D |
|
Hình A.88: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.89: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.90: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.91: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Đó là kết hợp van kiểm tra EB và van chống hút chân không HB |
||
Yêu cầu sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Thiết bị không được liên tục chịu áp suất ngược. Ống cuối dòng linh hoạt và có thể tháo rời. Thiết bị được lắp đặt theo chiều thẳng đứng. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. Không đóng thiết bị phải được lắp đặt sau HD chất lỏng có h > 250 mm trên mực nước cuối dòng lớn nhất. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.92: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Van thu khí chịu áp lực mở khi chân không |
L |
Định nghĩa Lắp đặt chi tiết lỗ thông hơi (thường đóng) tại các cửa lấy khí cho các van của cửa lấy khí trong cùng hệ thống trong trường hợp có áp lực, khi nước tại van ở trên hoặc bằng mức áp suất môi trường. Van mở cho phép không khí đi vào nếu có áp suất dưới khí quyển tại ống dẫn nước vào, và đóng kín khi nước bắt đầu chảy lại ở mức áp suất bình thường. |
||
Những yêu cầu chức năng Đáp ứng những yêu cầu về lỗ thông khí của cửa lấy khí thông qua kiểm tra hút chân không và những yêu cầu kích thước tối thiểu trong tiêu chuẩn tương ứng. |
Nhóm |
Van thu khí chịu áp lực mở khi hút chân không |
L |
|
Loại |
Van thu khí chịu áp lực |
A |
|
Hình A.93: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.94: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.95: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.96: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Lắp đặt chi tiết lỗ thông hơi (thường đóng) tại các cửa lấy khí cho các van của cửa lấy khí trong cùng hệ thống trọng trường hợp có áp lực, khi nước tại van ở trên hoặc bằng mức áp suất môi trường. Van mở cho phép không khí đi vào nếu có áp suất dưới khí quyển tại ống dẫn nước vào, và đóng kín khi nước bắt đầu chảy lại ở mức áp suất bình thường. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Chất lỏng có h > 300 mm trên mức nước cuối dòng tối đa. Đường kính của thiết bị phù hợp với các thông số của hệ thống thiết bị được kết nối. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.97: Lắp đặt |
||
Nhóm |
Van thu khí chịu áp lực mở khi hút chân không |
L |
|
Loại |
Van thu khí chịu áp lực có gắn Van kiểm tra được đặt ở cuối dòng |
B |
|
Hình A.98: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
Hình A.99: Ký hiệu thiết bị bảo vệ |
Hình A.100: Thiết bị bảo vệ - Ký hiệu biểu đồ |
|
Hình A.101: Nguyên tắc thiết kế |
Định nghĩa Lắp đặt chi tiết lỗ thông hơi (thường đóng) tại các cửa lấy khí cho các van của cửa lấy khí trong cùng hệ thống trong trường hợp có áp lực, khi nước tại van ở trên hoặc bằng mức áp suất môi trường. Van mở cho phép không khí đi vào nếu có áp suất dưới khí quyển tại ống dẫn nước vào, và đóng kín khi nước bắt đầu chảy lại ở mức áp suất bình thường. “LB” là “LA” có Van kiểm tra tích hợp Loại “EB” được đặt ở cuối dòng. |
||
Yêu cầu đối với sản phẩm Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ tiêu chuẩn tương ứng. |
|||
Yêu cầu lắp đặt Chất lỏng có h > 300 mm trên mức nước cuối dòng tối đa. Đường kính của thiết bị phù hợp với các thông số của hệ thống thiết bị được kết nối. Phải dễ dàng tiếp cận thiết bị. Không lắp đặt thiết bị tại các vị trí có khả năng bị tràn. Thiết bị được lắp đặt trong môi trường thoáng khí (môi trường không ô nhiễm) Phải được bảo vệ chống sương giá hoặc nhiệt độ quá mức. |
Ký hiệu 1 Mực nước cuối dòng lớn nhất Hình A.102: Lắp đặt |
||
Phụ lục B
(Tham khảo)
Bảng hướng dẫn phân loại chất lưu từ các yêu cầu bảo vệ
Bảng B.1
1 |
Nước dùng cho sinh hoạt |
Loại |
1.1 |
Nước sinh hoạt |
1 |
1.2 |
Nước có áp suất cao |
1 |
1.3 |
Nước ứ đọng1 |
2 |
1.4 |
Nước lạnh |
2 |
1.5 |
Nước nóng vệ sinh |
2 |
1.6 |
Hơi (tiếp xúc với thực phẩn, không có chất phụ gia) |
2 |
1.7 |
Nước điều hòa2 |
2 |
2 |
Nước có chất phụ gia hoặc tiếp xúc với chất lỏng hoặc các thành phần cứng không nằm trong Loại 1 |
Loại |
2.1 |
Nước mềm không dùng cho sinh hoạt |
3/43 |
2.2 |
Nước +chất chống ăn mòn không dùng trong sinh hoạt |
3/43 |
2.3 |
Nước + chất chống đông |
3/43 |
2.4 |
Nước + thuốc diệt tảo |
3/43 |
2.5 |
Nước + thực phẩm dạng lỏng (nước hoa quả, cà phê, không chứa cồn, súp) |
2 |
2.6 |
Nước + thức ăn cứng |
2 |
2.7 |
Nước + đồ uống có cồn |
2 |
2.8 |
Nước + sản phẩm tẩy rửa |
3/43 |
2.9 |
Nước + chất có hoạt tính bề mặt |
3/43 |
2.10 |
Nước + chất khử trùng không dùng cho sinh hoạt |
3/43 |
2.11 |
Nước + xà phòng giặt quần áo |
3/43 |
2.12 |
Nước + chất làm lạnh |
3/43 |
3 |
Nước từ các mục đích khác |
Loại |
3.1 |
Nước nấu ăn |
2 |
3.2 |
Nước rửa rau quả (hệ thống cung cấp thực phẩm) |
3/54 |
3.3 |
Nước trước khi rửa và nước rửa đĩa, chén và đồ dùng nấu nướng |
5 |
3.4 |
Nước tráng đĩa, chén và đồ dùng nấu nướng |
3 |
3.5 |
Nước bình nóng lạnh trung tâm không có chất phụ gia |
3 |
3.6 |
Nước thải, cống rãnh |
5 |
3.7 |
Nước tắm |
5 |
3.8 |
Nước trong thùng chứa của bệ xí |
3 |
3.9 |
Nước nhà vệ sinh |
5 |
3.10 |
Nước sinh hoạt cho động vật |
5 |
3.11 |
Nước hồ bơi |
5 |
3.12 |
Nước giặt quần áo |
5 |
3.13 |
Nước vô trùng |
2 |
3.14 |
Nước khử khoáng chất |
2 |
CHÚ THÍCH 1 Một số thành phần có thể làm gia tăng các rủi ro (nhiệt độ, vật liệu,....) 2 Nước điều hòa trong các tòa nhà (trừ các thiết bị) 3 Ranh giới giữa Loại 3 và Loại 4 dựa trên nguyên tắc LD 50 = 2000 mg/trọng lượng cơ thể theo đúng Hướng dẫn EU 93/21/EEC vào ngày 27/4/1993. 4 Loại 5 dùng cho nước trước khi rửa và nước rửa Loại 3 áp dụng đối với nước tráng. |
Phụ lục C
(Tham khảo)
Tóm tắt phương pháp phân tích
- Lên danh sách các thiết bị và dụng cụ có thể gây ra dòng chảy ngược.
- Xác định xem các đặc tính nào của hệ thống được xét đến theo 5.3:
a) Để lựa chọn vị trí mà thiết bị bảo vệ được đặt và không quan tâm xem thiết bị đó đã có hay chưa;
b) Để xác định mức lỗi lớn nhất.
Kết hợp các khoản a) và b) xác định xem điều kiện tại điểm bảo vệ có p = atm hay p > atm.
- Vẽ bảng mô tả hệ thống theo 5.6
- Xem xét những thiết bị bảo vệ nào được sử dụng bằng cách xem bảng mô tả bảo vệ theo 5.8, Điều 6 và Điều 7.
- Xác định xem vách ngăn đang có thực hiện chức năng bảo vệ hay không, theo 5.4
- Kiểm tra xem các hệ thống xả có lắp đặt khoảng trống để xả theo 5.5 hay không.
Kiểm tra xem các thiết bị bảo vệ đã có hay chưa. Trong trường hợp này, thiết bị bảo vệ có thể được đấu nối trực tiếp, ngoài ra lắp đặt thêm trong thiết bị hoặc ở đầu dòng hệ thống.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]EN 806, Specification for installations inside buildings conveying water for human consumption (Lắp đặt hệ thống vận chuyển nước sinh hoạt bên trong tòa nhà - Yêu cầu kỹ thuật)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: Những quan sát chung
4.1. Dòng chảy ngược của nước đã qua sử dụng
4.2. Kết nối
4.3. Những ảnh hưởng từ bên ngoài
4.4. Vật liệu sử dụng
4.5. Sự ứ đọng
4.6. Tác hại do bảo dưỡng không đầy đủ hoặc không đúng cách
5. Phân tích những rủi ro tại vị trí sử dụng và lựa chọn phương pháp bảo vệ
5.1. Nhận xét chung
5.2. Xác định danh mục chất lưu có thể tiếp xúc với nước sinh hoạt
5.3. Xác định các đặc tính của hệ thống
5.4. Thiết bị phân cách bằng vách đơn hoặc đôi
5.5. Khoảng trống để xả
5.6. Bảng mô tả hệ thống
5.7. Thiết bị bảo vệ
5.8. Bảng mô tả các thiết bị bảo vệ tương ứng với danh mục chất lưu
6. Vị trí sử dụng bảo vệ thiết bị tại điểm xả theo mục đích gia dụng
6.1. Chọn các thiết bị bảo vệ phải được sử dụng
6.2. Vị trí các thiết bị bảo vệ
7. Vị trí sử dụng thiết bị bảo vệ đặc biệt phi gia dụng
8. Bảo vệ tại vị trí đấu nối với hệ thống nước sinh hoạt công cộng
9. Khoảng trống để xả
Phụ lục A
(Quy định)
Danh sách tham chiếu các thiết bị bảo vệ
Phụ lục B
(Tham khảo)
Bảng hướng dẫn phân loại chất lưu từ các yêu cầu bảo vệ
Phụ lục C
(Tham khảo)
Tóm tắt phương pháp phân tích
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.