TCVN
12526:2018
ISO 20761:2018
Water reuse in urban areas - Guidelines for water reuse safety evaluation - Assessment parameters and methods
Lời nói đầu
TCVN 12526:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 20761:2018;
TCVN 12526:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 282 Tái sử dụng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Cùng với sự phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, nước đã trở thành nguồn tài nguyên chiến lược, đặc biệt ở các vùng khô hạn và bán khô hạn. Thiếu nước được xem như một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Để khắc phục những thiếu hụt này, các nguồn nước tái tạo đang được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng các nhu cầu về nước. Thêm vào đó, một số cộng đồng đang mở rộng nguồn cung cấp nước bằng cách tái sử dụng nước sạch. Những chiến lược này có ý nghĩa trong việc làm tăng độ tin cậy của các nguồn cung cấp nước lâu dài ở nhiều vùng khan hiếm nước.
Vai trò của tái sử dụng nước đang tăng lên ở các khu vực đô thị của nhiều quốc gia, bao gồm: tưới cảnh quan; sử dụng trong công nghiệp: sử dụng nước không uống được ở thành phố như nước xả nhà vệ sinh và bồn tiểu; dùng để chữa cháy và dập lửa, sử dụng trong môi trường và giải trí (nước có tính chất trang trí, bổ sung cho các thủy vực); và rửa xe. Các hệ thống tái sử dụng nước không uống được này đã được phát triển đến mức chúng được xem như một hợp phần hữu hiệu trong quản lý nước đô thị và được sử dụng cộng đồng ở nhiều thành phố và quốc gia.
Tuy nhiên, có một số loại chất ô nhiễm trong nước thải, kể cả chất hữu cơ hòa tan, chất dinh dưỡng, muối, các hóa chất độc hại và nguy hại, và các mầm bệnh. Do đó, việc đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng của chất lượng nước là những vấn đề quan trọng trong quá trình tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị. An toàn tái sử dụng nước kể cả an toàn sức khỏe, an toàn môi trường và an toàn phương tiện. Đối với việc sử dụng các loại nước tái tạo khác nhau, con đường tiếp xúc và nguy hại tiềm ẩn là rất khác nhau. Sự đa dạng của các ứng dụng nước tái tạo và những nguy hại liên quan có thể dẫn đến những sai khác đáng kể trong các thông số về chất lượng nước cho các ứng dụng như vậy.
Tiêu chuẩn này đưa ra các thông số và phương pháp đánh giá để đánh giá an toàn của việc tái sử dụng nước không uống được ở các khu vực đô thị. Các thông số và phương pháp này nhằm hỗ trợ các kỹ sư về nước, các nhà quản lý, người ra quyết định và các bên liên quan trong việc xác định an toàn của nước tái tạo cho mục đích sử dụng cuối cùng.
TÁI SỬ DỤNG Ở CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ - HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TÁI SỬ DỤNG NƯỚC - THÔNG SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Water reuse in urban areas - Guidelines for water reuse safety evaluation - Assessment parameters and methods
Tiêu chuẩn này quy định sự đánh giá an toàn tái sử dụng nước và các thông số được chấp nhận cộng đồng và các phương pháp sử dụng cho người thiết kế, quản lý và/hoặc giám sát các kế hoạch và hoạt động tái sử dụng nước không uống được ở các khu vực đô thị trên quan điểm về chất lượng nước. Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của các dự án tái sử dụng nước không uống được như thiết kế, vận hành và sau đánh giá.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tái sử dụng nước không uống được ở các khu vực đô thị bằng nước tái tạo từ các nguồn nước thải đô thị khác nhau. Các nguồn nước thải có thể bao gồm cả sự đóng góp có giới hạn từ đầu vào của nước thải công nghiệp. Trong khi một số cộng đồng đang chuyển sang tái sử dụng nước sạch để phù hợp với các nhu cầu cấp nước, thì thảo luận đánh giá an toàn về tái sử dụng loại nước sạch đó không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 20670, Water reuse - Terminology (Tái sử dụng nước - Thuật ngữ).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 20670 và các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
An toàn môi trường (evironmental safety)
Không xảy ra rủi ro không chấp nhận được và có liên quan đến sự thay đổi môi trường (đặc biệt sự khan hiếm và suy giảm) có thể phát sinh khi chuẩn bị và/hoặc cung cấp dịch vụ tái sử dụng nước theo mục đích sử dụng đã định của nước. Điều này bao gồm cả tác động của nước tái tạo đến môi trường tiếp nhận - đất; nước dưới đất và nước mặt; không khí, hệ sinh vật cạn hoặc thủy sinh.
BOD5 |
biochemical oxygen demand after 5 days |
nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày |
COD |
chemical oxygen demand |
nhu cầu oxy hóa học |
CFU |
Colony forming unit |
đơn vị tạo khuẩn lạc |
DBPs |
disinfection byproducts |
sản phẩm phụ của khử trùng |
DO |
dissolved oxygen |
oxy hòa tan |
E.coli |
Escherichia coli |
Escherichia coli |
EECRW |
estimation of environmental concentration at a site induced by water reuse |
đánh giá nồng độ môi trường tại nơi tái sử dụng nước gây ra |
HPC |
heterotrophic plate counts |
số lượng vi sinh vật dị dưỡng |
LC50 |
estimated concentration that is expected to be lethal to 50 % of a group of organisms |
nồng độ gây chết 50 % sinh vật thử nghiệm |
MPN |
most probable number |
số xác suất lớn nhất |
NOEC |
no observed effect concentration |
nồng độ cao nhất không gây ảnh hưởng |
NTU |
nephelometric turbidity unit |
đơn vị đo độ đục |
TSS |
total suspended solids |
tổng chất rắn lơ lửng |
TDS |
total dissolved solids |
tổng chất rắn hòa tan |
TN |
total nitrogen |
tổng nitơ |
TOC |
total organic carbon |
tổng cacbon hữu cơ |
UV |
ultraviolet light |
ánh sáng cực tím |
An toàn tái sử dụng nước thường bao gồm an toàn sức khỏe, an toàn môi trường và an toàn phương tiện. Sự xem xét về an toàn và chấp nhận cộng đồng trong tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được nêu trong Bảng 1. Tiền đề của an toàn tái sử dụng nước là đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước có liên quan và giới hạn rủi ro của sự suy giảm nước qua việc thực hiện các thực hành tốt. Khi sử dụng nước tái tạo, cần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường phòng ngừa sự suy giảm của các vật liệu và tài sản của hệ thống phân phối, hệ thống bảo trì và sử dụng cuối cùng. Chấp nhận cộng đồng cũng là tiêu chí để xem xét khi đánh giá các thông số cảm quan của chất lượng nước như màu và mùi.
Bảng 1 - Xem xét đối với an toàn và chấp nhận cộng đồng của tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị
Mục tiêu |
Xem xét |
An toàn sức khỏe |
Các rủi ro sức khỏe tới cộng đồng và người xử lý nước tái tạo |
An toàn môi trường |
Những ảnh hưởng đến hệ sinh vật cạn và thủy sinh Những ảnh hưởng lên đất tiếp nhận, nước dưới đất, nước mặt và không khí |
An toàn phương tiện (như thiết bị và đường ống) |
Đóng bám cặn, bẩn, ăn mòn các phương tiện Những ảnh hưởng nguy hại lên đặc tính của đồ dùng của người sử dụng, ví dụ quần áo và xe cộ Những ảnh hưởng có hại liên quan đến sự vận hành (loại trừ các sai hỏng trong các vận hành bằng tay) của quá trình và thiết bị |
Chấp nhận cộng đồng |
Màu và mùi |
6 Các thông số an toàn tái sử dụng nước
Bộ các thông số chất lượng nước liên quan và sự ảnh hưởng của chúng đến đặc tính an toàn tái sử dụng nước và chấp nhận cộng đồng được đưa ra ở Bảng 2. Việc chọn các thông số phù hợp và có liên quan để đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn chất lượng nước địa phương, các đặc tính của nguồn nước tái tạo, bối cảnh (khí hậu, môi trường, nghề nghiệp) và sử dụng. Các thông số chất lượng nước đã chọn có thể bao gồm cả các thông số hóa học và lý học thường quy, các thông số cảm quan, thông số vi khuẩn, thông số ổn định và hóa chất nguy hại và độc hại.
Có thể lựa chọn các chất chỉ thị và thông số đại diện để quan trắc (ví dụ, thay thế các thông số chất lượng nước cụ thể) khi các nghiên cứu đã đưa ra tính đại diện của chúng. Trong việc phân tích thường quy, có thể sử dụng độ đục, dư lượng chất khử trùng và các vi khuẩn chỉ thị như số đếm Escherichia (E.coli) và số lượng vi sinh vật dị dưỡng (HPC) để xác nhận an toàn vi khuẩn trong các hệ thống phân phối và bảo trì.
Bảng 2 - Các thông số chất lượng nước liên quana và ảnh hưởng của chúng tới đặc tính an toàn tái sử dụng nước và chấp nhận cộng đồng
Loại |
Các thông số chất lượng nước |
Ghi chú quan trọng |
Các thông số hóa học và lý học thường quy |
pH |
Ảnh hưởng tới hiệu suất khử trùng, đông tụ, độ tan của kim loại, độc tính của chất ô nhiễm |
Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (BOD5), Nhu cầu oxy hóa học (COD), hoặc tổng cacbon hữu cơ (TOC) |
Chỉ thị sự ô nhiễm hữu cơ và tiềm ẩn sự phát triển của vi khuẩn và tạo màng sinh học |
|
Amoniac |
Biểu hiện của độc tính tới thực vật và đời sống thủy sinh, gây ra ăn mòn ứng suất các hợp kim đồng |
|
Tổng nitơ (TN), nitrat hoặc nitrit |
Kích thích sự phát triển của vi khuẩn và tảo, gây ra sự nhiễm bẩn nước dưới đất |
|
Phospho |
Kích thích sự phát triển của vi khuẩn và tảo |
|
Oxy hòa tan (DO) |
Có thể có liên quan đến mùi, sự ăn mòn, đóng cặn và duy trì đời sống thủy sinh. |
|
Tổng chất rắn hòa tan (TDS), dẫn điện |
Có thể có liên quan đến sự ăn mòn và đóng cặn đường ống và thiết bị và ảnh hưởng đến khả năng cấp nước cho cây trồng và năng suất mùa vụ |
|
Độ kiềm, độ cứng |
Có thể có liên quan đến ăn mòn và đóng cặn đường ống và thiết bị |
|
Độ đục hoặc tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
Ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng và thiết bị tái sử dụng (ví dụ tạo ra sự tắc nghẽn, cặn bẩn, tạo mùi) và chấp nhận cộng đồng |
|
Nhu cầu Clo |
Ngăn chặn/giảm thiểu việc tạo DBP bằng cách điều chỉnh các mức khử trùng clo theo nhu cầu clo |
|
Dư lượng chất khử trùng (dư lượng clo, v.v..) |
Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và biểu hiện độc tính tới thực vật và đời sống thủy sinh |
|
Các thông số cảm quan |
Màu |
Ảnh hưởng đến chấp nhận cộng đồng |
Mùi |
Ảnh hưởng đến chấp nhận cộng đồng |
|
Thông số vi khuẩn |
Vi khuẩn chỉ thị (colifom chịu nhiệt, E.coli hoặc colifom tổng, V.V..) |
Chỉ thị khả năng xảy ra rủi ro sức khỏe của vi khuẩn và ảnh hưởng chấp nhận cộng đồng |
Mầm bệnh môi trườngb |
Có thể gây ra rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ, sự tồn tại của Legionella pneumophila trong các môi trường nước làm mát |
|
Các thông số ổn định |
Ổn định hóa học: các ion đặc trưng (như Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-), v.v..c |
Có thể có liên quan đến ăn mòn và đóng cặn đường ống và thiết bị |
Ổn định sinh học: số lượng vi sinh vật dị dưỡng (HPC), tảo, v.v..d |
Có thể thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, ảnh hưởng đến hiệu suất khử trùng và lọc, gây ra cặn bẩn sinh học cho thiết bị và tạo ra các vấn đề về cảm quan và phiền toái |
|
Các hóa chất độc hại và nguy hại |
Kim loại đặc trưng (như Pb, Hg, Cd)c |
Biểu hiện độc tính tới hệ thực vật và hệ động vật |
Dầu và mỡ |
Gây độc cho đời sống thủy sinh |
|
Các chất hoạt động bề mặt |
Tạo bọt và gây độc tới đời sống thủy sinh |
|
a Khuyến nghị xem xét về đánh giá an toàn tái sử dụng nước. b Xem xét lựa chọn tùy thuộc vào các đặc tính nguồn nước được tái tạo và sử dụng. c Xem xét việc lựa chọn các ion và kim loại đặc trưng tùy thuộc vào các đặc tính nguồn nước tái tạo (như sự đóng góp ion từ đầu vào của nước thải công nghiệp) và sử dụng. d Ước tính sự thay đổi của các thông số ổn định sinh học trong quá trình phân bố, bảo quản và khuyến nghị sử dụng thời gian lưu thủy lực lâu. Đối với các chi tiết liên quan đến tính ổn định sinh học và hóa học, xem Tài liệu tham khảo [9] và Tài liệu tham khảo [10]. |
Các thông số chất lượng nước tùy chọn về vi khuẩn, tính ổn định, hóa chất nguy hại và độc tính có thể được xem xét để đánh giá rủi ro từng trường hợp nhằm ứng phó với vấn đề chất lượng nước cụ thể, tùy thuộc vào bối cảnh địa phương (ví dụ sử dụng nước với rủi ro của dân cư tiếp xúc và có tính nhạy cảm cao, bằng chứng dịch tễ học, sự xuống cấp của thiết bị hoặc phương tiện). Có thể tiến hành các nghiên cứu điều tra để hỗ trợ đánh giá rủi ro.
Các ví dụ về các thông số tùy chọn được liệt kê như dưới đây và là thông tin về:
a) Các vi sinh vật như động vật nguyên sinh (Giardia và Crytosporidium) và giun sán được phát hiện phổ biến trong nước thải thô. Các thông số liên quan hoặc các vi sinh vật chỉ thị có thể được đưa vào tùy theo khả năng quan trắc và sự áp dụng chất lượng nước cụ thể.
b) Các bon hữu cơ dễ đồng hóa có trong nước tái tạo có thể tạo thuận lợi cho sự tái phát triển của vi sinh vật, gây ra cặn bẩn sinh học đến phương tiện và các ống phân phối như hệ thống nước làm mát và làm lạnh. Có thể gắn với các thông số ổn định sinh học liên quan hoặc các thông số thay thế.
c) Các hóa chất nguy hại và độc hại, như các sản phẩm phụ của khử trùng (DBPs) có thể được phát hiện trong nước tái tạo, những chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có thể chọn các thông số liên quan theo chất lượng nước địa phương và các điều kiện công nghệ.
d) Độc tính thủy sinh có thể được xem xét để sử dụng trong môi trường, như cải thiện môi trường sống và gia tăng dòng chảy.
Các thông số tùy chọn đã đề cập ở trên có thể được giải quyết do việc lo ngại về sự gia tăng các rủi ro tiềm ẩn của chúng. Trong mỗi loại thông số, có thể có nhiều loại chất chỉ thị. Có thể tiến hành các nghiên cứu điều tra bổ sung để hỗ trợ sự lựa chọn và đánh giá tối ưu của các chất chỉ thị thích hợp theo các trường hợp tại chỗ.
7 Khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị
Việc đánh giá an toàn tái sử dụng nước có thể được thực hiện theo khuôn khổ đã mô tả trong Hình 1. Chất lượng nước phải phù hợp với mục đích và việc đánh giá an toàn phải phụ thuộc theo các điều kiện tương ứng cụ thể. Hơn nữa, nhu cầu để đánh giá an toàn tái sử dụng nước phải được giải quyết cho mục đích đã định để đảm bảo rằng sự đánh giá là phù hợp và hữu ích cho các quyết định đã thông báo. Các điểm sau đây đưa ra các xem xét để thiết lập khuôn khổ cho việc đánh giá an toàn của tái sử dụng nước bao gồm.
a) Khuôn khổ để đánh giá an toàn chủ yếu được dựa vào sự so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng nước và các thực hành/ý kiến phản hồi tốt nhất của thực nghiệm và kiểm tra. Đánh giá an toàn nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ với các tiêu chuẩn chất lượng nước và hiệu lực của các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng nước.
b) Các thông số chất lượng nước cho đánh giá an toàn trong các khu vực đô thị phải được chọn xem xét các vấn đề khác nhau như là các đặc tính chất lượng nước của các nguồn nước tái tạo, các ứng dụng tái sử dụng nước cũng như các phương thức tiếp xúc khác nhau đến người sử dụng/dân cư.
c) Đối với đánh giá an toàn, dân cư dễ bị ảnh hưởng và những người có tiếp xúc cao với nước tái tạo, như trẻ em, người làm việc với nước tái tạo (như lính cứu hỏa, công nhân rửa đường và rửa xe, những người vận hành tại các cơ sở tái tạo nước) phải được xem xét.
d) Các thông số chất lượng nước có thể được thiết lập để giảm rủi ro ảnh hưởng cấp và mãn tính đến sức khỏe với mức tiếp xúc có thể chấp nhận được của nước tái tạo qua đường ăn uống, đường hô hấp và/hoặc tiếp xúc.
e) Đánh giá an toàn để bảo vệ sức khỏe, môi trường và các phương tiện được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng nước và các hướng dẫn đánh giá rủi ro, xem ISO 20426, Tài liệu tham khảo [11] và Tài liệu tham khảo[12].
f) Đánh giá an toàn tái sử dụng nước dài hạn có thể được thực hiện nếu các chất ô nhiễm ở các mức có thể phát hiện được mà những chất này có thể tích lũy sinh học và vẫn tồn tại bền vững trong môi trường hoặc có khuynh hướng bị khuếch đại sinh học trong chuỗi thức ăn hoặc gây độc mãn tính tới con người và các loài mẫn cảm.
a Các thông số chất lượng nước liên quan được khuyến nghị để xem xét việc đánh giá an toàn tái sử dụng nước. Các thông số tùy chọn có thể được xem xét việc đánh giá rủi ro từng trường hợp để ứng phó với (các) vấn đề chất lượng nước cụ thể.
b Các nghiên cứu có thể thực hiện để lựa chọn và tối ưu các thông số như các hóa chất độc hại và độc tính.
Hình 1 - Khuôn khổ của việc đánh giá an toàn tái sử dụng nước
8 Lựa chọn các thông số chất lượng nước để tái sử dụng nước tại khu vực đô thị
Việc lựa chọn các thông số chất lượng nước thích hợp đối với việc xem xét để đảm bảo an toàn và các chấp nhận cộng đồng phải được lập ra cho các nguồn nước tái tạo và phù hợp với các nhu cầu mục đích.
a) Thiết lập theo nguồn. Nước tái tạo thu được sau khi xử lý dòng nước thải đô thị hoặc nước thải thô. Các chi tiết có liên quan đến hệ thống tái sử dụng nước tập trung, xem TCVN 12525-1 (ISO 20760-1) và TCVN 12525-2 (ISO 20760-2). Do đó, việc lựa chọn các thông số chất lượng nước thích hợp có liên quan đến việc xem xét các loại dòng thải khác nhau (ví dụ nước thải đô thị, lượng nhỏ nước thải công nghiệp hoặc nước mưa bão v.v..) và các loại công nghệ xử lý khác nhau.
b) Phù hợp với mục đích. Các phương pháp tiếp cận sử dụng nước tái tạo khác nhau có các mục tiêu bảo vệ khác nhau và các đường tiếp xúc khác nhau và phải ấn định cho từng trường hợp. Phải xác định các mục tiêu bảo vệ và các đường tiếp xúc do tái sử dụng nước. Sau đó, chọn các thông số chất lượng nước dựa vào các mục tiêu bảo vệ khác nhau, kể cả an toàn sức khỏe cho người, an toàn môi trường và an toàn phương tiện, cùng với sự chấp nhận cộng đồng. Quan trắc các thông số thường quy và các thông số đặc thù có liên quan đến các rủi ro tiềm ẩn để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nước. Các thông số tùy chọn có thể được áp dụng từng trường hợp nếu nhận biết được các rủi ro đặc thù tại chỗ. Có thể phát triển các nghiên cứu để giải quyết an toàn sức khỏe và an toàn môi trường (như là các rủi ro hóa chất dài hạn).
Quan trọng là xác định vị trí thích hợp để quan trắc các thông số chất lượng nước. Đối với việc sử dụng tái tạo và môi trường, việc sử dụng với mục đích không để uống ở đô thị (tưới, rửa đường bằng phun nước áp suất cao, xả bồn cầu, chữa cháy và xây dựng), các vị trí quan trắc thường được định vị ở bên ngoài các nhà máy tái tạo nước để kiểm soát việc xử lý hoặc điểm sử dụng nếu cần. Đối với một số ứng dụng tái sử dụng nước đặc thù, một số thông số chất lượng nước, như các thông số vi sinh vật và clo dư, có thể được xem xét ở bên ngoài hệ thống phân phối, tại điểm phân phối tới người sử dụng cuối cùng, bên ngoài việc xử lý bổ sung, hoặc tại chỗ người sử dụng cuối cùng. Đối với nước rửa xe, nước làm mát và các mục đích tái sử dụng khác, cần xem xét xử lý bổ sung. Các vị trí quan trắc thường được đặt ở phía ngoài của hệ thống xử lý bổ sung.
8.2 Xem xét thông số đối với sử dụng trong môi trường và giải trí tại các khu vực đô thị
8.2.1 Yêu cầu chung
Tái sử dụng trong môi trường trước tiên bao gồm việc sử dụng nước tái tạo để bổ sung và hỗ trợ vùng ngập nước và bổ sung cho dòng sông, suối và hồ, mà không tiếp xúc với cơ thể người. Việc sử dụng giải trí bao gồm cả các biện pháp ngăn chặn có liên quan đến tiếp xúc bất ngờ (ngắm cảnh, câu cá, chèo thuyền), các đặc điểm nước công cộng (đài phun nước, thác nước và các máy tạo tuyết) và tiếp xúc toàn thân (bơi, tắm và lội nước).
8.2.2 Các khía cạnh quan trọng đối với các xem xét an toàn và chấp nhận cộng đồng
Các xem xét đối với an toàn và chấp nhận cộng đồng của việc sử dụng giải trí và sử dụng trong môi trường đã được nêu trong Bảng 3. So sánh với sử dụng trong môi trường, mục đích giải trí phải được chú ý nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng vì tiếp xúc lớn hơn. Những nguy hại về tiếp xúc với các sol khí và bụi nước thổi từ nước tái tạo qua đường hô hấp phải luôn được xem xét đối với một số ứng dụng như đài phun nước và thác nước.
Bảng 3 - Xem xét an toàn tái sử dụng nước và chấp nhận cộng đồng đối với sử dụng trong môi trường và giải trí
Mục tiêu |
Xem xét |
Sử dụng trong môi trường |
Sử dụng trong giải trí |
An toàn sức khỏe |
Tiếp xúc qua đường hô hấp |
|
•a |
Tiếp xúc qua đường ăn uống |
|
•b |
|
Tiếp xúc qua da |
|
• |
|
An toàn môi trường |
Độc tính với đời sống thủy sinh |
• |
• |
Sự phú dưỡng và tảo nở hoa |
• |
• |
|
Trầm tích và ô nhiễm đất |
• |
• |
|
Việc tiếp nhận sự ô nhiễm nước |
• |
• |
|
Chấp nhận cộng đồng |
Màu và mùi |
• |
• |
CHÚ THÍCH: Dấu “•” chỉ thị rằng cần chú ý đến loại sử dụng này. a Điều này có thể có liên quan đến các sol khí và bụi nước thổi được tạo ra từ đài phun nước và thác nước. b Trong một số cách sử dụng cho mục đích giải trí có thể vô tình nuốt phải. |
8.2.3 Thông số chất lượng nước quan tâm
Các ví dụ về các thông số chất lượng nước ảnh hưởng đến việc đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng của việc sử dụng trong môi trường và trong giải trí đã được nêu trong Bảng 4. Phải lựa chọn các thông số chất lượng nước dựa vào việc sử dụng, loại thủy vực cho nước tái tạo được cung cấp và khả năng tiếp xúc của con người.
a) Nên thường xuyên quan trắc các thông số lý học và hóa học để đảm bảo chất lượng nước tích tụ phù hợp với các tiêu chuẩn nước trong môi trường và nước trong giải trí.
b) Xem xét các thông số cảm quan bao gồm cả độ đục, màu và mùi để tạo điều kiện cho việc chấp nhận cộng đồng của nước tái tạo. Mùi của các thủy vực tiếp nhận có thể ảnh hưởng lớn do sự phát triển của tảo và vi khuẩn (liên quan đến tính ổn định sinh học), hàm lượng chất hữu cơ trong các trầm tích đáy và ôxy hòa tan.
c) Phải xem xét việc quan trắc các thông số vi sinh như vi khuẩn chỉ thị để giảm các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt để sử dụng cho mục đích giải trí. Bên cạnh đó, xác định nhu cầu clo trước khi sử dụng để điều chỉnh liều lượng chất khử trùng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự hình thành của DBP. Trong phân tích thường quy, dư lượng các chất khử trùng và vi khuẩn chỉ thị tại lối ra của nước từ nhà máy có thể được dùng để xác nhận an toàn tái sử dụng nước đối với việc sử dụng cho mục đích giải trí.
d) Xử lý các dưỡng chất bao gồm cả photpho và nitơ để đảm bảo mức dưỡng chất thích hợp, vì việc dư thừa của các dưỡng chất này có thể gây ra sự phú dưỡng hoặc nở hoa của tảo trong các nguồn nước tiếp nhận.
e) Xem xét các thông số ổn định sinh học (ví dụ tảo) để ngăn chặn sự phát triển của tảo trong nước tiếp nhận và giảm các rủi ro tiềm ẩn về môi trường và sức khỏe.
f) Phải xem xét các thông số như dư lượng các chất khử trùng (ví dụ dư lượng clo) và amoniac vì các lo ngại đến việc bảo vệ hệ sinh thái.
Bảng 4 - Ví dụ về các thông số chất lượng nước ảnh hưởng đến đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng trong việc sử dụng trong môi trường và giải trí tại các khu vực đô thị a,b,c
Nước tái tạo cho sử dụng trong môi trường và giải trí |
- pH - BOD5, COD hoặc TOC - Amoniac - TN, hoặc nitrat - Photpho - Độ đục và TSS - Vi khuẩn chỉ thị, như E.coli, colifom chịu nhiệt - Dư lượng các chất khử trùngd |
CHÚ THÍCH: Bảng này được dựa vào Tài liệu tham khảo [13], Tài liệu tham khảo [14], Tài liệu tham khảo [15] và Tài liệu tham khảo [16]. a Các vị trí quan trắc được định vị tại điểm của các lối ra xử lý nước tái tạo nếu không có yêu cầu cụ thể. b Các thông số, như DO, màu, mùi, sự ổn định sinh học của tảo trong nước tiếp nhận, các kim loại đặc thù, chất hoạt động bề mặt, có thể được xem xét từng trường hợp nếu xác định được các rủi ro đặc thù. Đối với các thông số ổn định sinh học, các vị trí quan trắc được định vị tại thời điểm tiếp nhận nước tái tạo. c Đối với nước tái tạo để sử dụng giải trí, các vi sinh vật đặc trưng (virus, động vật nguyên sinh, v.v..) có thể được đưa vào trong trường hợp đã nhận biết được rủi ro hoặc có bằng chứng dịch tễ. d Để kiểm soát sự ổn định sinh học và chất nhiễm bẩn từ môi trường nước, đặc biệt từ nguồn thải, clo dư là quan trọng trong hệ thống phân phối có thời gian lưu thủy lực dài và sử dụng cho mục đích giải trí. Đối với sử dụng trong môi trường, có thể xem xét sự khử clo để bảo vệ hệ sinh thái. |
Trong một số khu vực nhạy cảm, việc quan trắc bổ sung có thể được xem xét đối với độc tính thủy sinh, hóa chất nguy hại và hóa chất độc hại (như các kim loại và các chất halogen hữu cơ có thể hấp thụ) và các mầm bệnh.
8.3 Xem xét thông số đối với sử dụng nước không dùng để uống tại các khu vực đô thị
8.3.1 Yêu cầu chung
Các ứng dụng tái sử dụng nước phổ biến trong các khu vực đô thị bao gồm cả việc tưới cảnh quan (ví dụ tưới sân gôn), bảo trì đường phố, xả bồn cầu, chữa cháy, sử dụng trong xây dựng, v.v.. Tái sử dụng nước để tưới phải được tiến hành theo TCVN 12180-1 (ISO 16075-1) và TCVN 12180-2 (ISO 16075-2), TCVN 12180-3 (ISO 16075-3) và ISO 16075-4. Tái sử dụng nước trong việc chăm sóc và bảo trì đường phố bao gồm cả việc làm sạch đường phố và làm tan tuyết. Tái sử dụng nước trong các dự án xây dựng bao gồm nén đất, kiểm soát bụi, rửa và trộn bê tông.
8.3.2 Khía cạnh quan trọng để xem xét an toàn và chấp nhận cộng đồng
Các xem xét về an toàn và chấp nhận cộng đồng của việc sử dụng nước không dùng cho mục đích uống đô thị trong các khu vực đô thị đã được nêu trong Bảng 5. Đối với các mục đích này, có thể giải quyết các khía cạnh sau:
a) Sự tiếp xúc tiềm ẩn cho con người qua việc tiếp xúc hoặc đường hô hấp trực tiếp (ví dụ các sol khí và bụi nước thổi tạo ra từ nước tái tạo) phải được thực hiện xem xét. Các con đường tiếp xúc và các liều lượng phụ thuộc vào hành vi của con người và quyền tiếp cận việc tái sử dụng nước. Sử dụng bảo trì đường phố với áp suất thấp có thể giúp giảm rủi ro nhiều hơn so với bảo trì đường phố áp suất cao. Hơn nữa, các rủi ro tiềm ẩn gây ra do nhiễm bẩn chéo phải được ngăn chặn bằng việc quản lý đúng cách.
Cụ thể, đối với tưới cảnh quan, các vòi phun sương có thể làm cho con người tiếp xúc với nước tái tạo cao hơn qua đường hô hấp so với các hệ thống tưới hạn định (ví dụ các vòi phun sương micro và tưới nhỏ giọt).
b) An toàn môi trường có thể được giải quyết phụ thuộc vào chất lượng nước và bối cảnh dự án tái sử dụng nước (khả năng tái sử dụng nước và các thủy vực tiếp nhận), và nếu có khả năng xả cống thoát nước mưa bão và sau đó đến các kênh, ao và sông. Tuy nhiên, các rủi ro sinh thái có liên quan với nước tái tạo là thấp hơn đáng kể so với rủi ro từ nguồn không xác định rõ điểm xả chất tẩy rửa, muối, thuốc thử rã đông và các hóa chất khác đã sử dụng trong một số ứng dụng đô thị.
c) Việc lắng cặn, cặn bẩn và ăn mòn trong đường ống và các phương tiện, như các thiết bị xả, đã được sử dụng cho các ứng dụng tái sử dụng nước phải được xem xét.
Bảng 5 - Xem xét đối với an toàn tái sử dụng nước và chấp nhận cộng đồng của việc bảo trì đường phố áp suất cao, xả bồn tiểu và bồn cầu, chữa cháy bằng vòi chữa cháy ngoài trời, và các dự án xây dựng
Mục tiêu |
Xem xét |
Bảo trì đường phố áp suất cao |
Xả bồn tiểu và bồn cầu |
Chữa cháy bằng vòi chữa cháy ngoài trời |
Dự án xây dựng |
An toàn sức khỏea |
Tiếp xúc qua đường hô hấp |
• |
• |
• |
• |
Tiếp xúc qua da |
|
|
• |
|
|
An toàn môi trường |
Xả ra từ các hệ thống thoát nước mưa bão và nước tiếp nhận |
•b |
|
• |
•b |
An toàn phương tiện |
Việc lắng cặn, cặn bẩn và ăn mòn trong đường ống và các phương tiện |
|
• |
• |
• |
Chấp nhận cộng đồng |
Các vấn đề cảm quan (màu, mùi v.v..) |
• |
• |
• |
• |
CHÚ THÍCH: Dấu “•” chỉ thị rằng cần chú ý đến loại ứng dụng này. a Các biện pháp bảo vệ sức khỏe thích hợp phải được sử dụng cho công nhân, như quần áo, găng tay, mặt nạ bảo vệ v.v.. để ngăn chặn tiếp xúc. b An toàn môi trường đối với các hóa chất đã bổ sung cho việc làm tan tuyết và các dự án xây dựng nhưng không từ nước tái tạo. |
8.3.3 Thông số chất lượng nước quan tâm
Các ví dụ của các thông số chất lượng nước phân tích để đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng của tái sử dụng nước không dùng để uống tại các khu vực đô thị đã nêu trong Bảng 6. Các thông số chất lượng nước liên quan và phù hợp phải được lựa chọn phụ thuộc vào các nguồn nước tái tạo, phương tiện và thiết bị tái sử dụng nước, đặc điểm của nước tái sử dụng, đặc trưng điều kiện địa phương, người sử dụng cuối cùng và khả năng tiếp xúc với con người (tức là đường và liều tiếp xúc) với nước tái tạo như gợi ý dưới đây.
a) Phải xử lý các thông số vi sinh vật và khuyến nghị các phương pháp bảo vệ sức khỏe con người, đặc biệt là các tác động của vi sinh vật đến người sử dụng, người làm việc và cộng đồng có liên quan đến hoạt động tái sử dụng nước. Độ đục/TSS và các thông số vi sinh bao gồm cả vi khuẩn chỉ thị như E.coli, phải được xem xét các lo ngại về sức khỏe và chấp nhận cộng đồng. Một số thông số ổn định sinh học, bao gồm cả HPC, có thể được xem xét để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tùy thuộc vào chất lượng nước và thời gian lưu của các hệ thống phân phối. Clo dư được khuyến nghị để xác nhận an toàn vi sinh vật của nước tái tạo và để đạt tới cân bằng giữa kiểm soát vi sinh vật và bảo vệ hệ sinh thái. Trong quá trình xác định trước nhu cầu clo có thể được điều chỉnh liều của chất khử trùng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự tạo thành DBP.
Đối với một số trường hợp đặc biệt, xem xét các thông số vi sinh tùy chọn có rủi ro cao đến sức khỏe đã chứng minh đối với những người sử dụng dễ bị tiếp xúc, như trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ thống miễn dịch kém.
b) Các thông số cảm quan, như màu và mùi được khuyến nghị để đạt tới sự chấp nhận cộng đồng. Nước tái tạo phải không gây ra hoặc có liên quan đến mùi khó chịu (thường là nước có chất lượng cao hoặc tái sử dụng đô thị). Trong một số trường hợp, mùi có thể bị sinh ra do không bảo trì các hệ thống phân phối. Phải thực hiện các biện pháp cho các vấn đề này. Hơn nữa, đối với một số ứng dụng, ví dụ xả bồn cầu, chủ động thực hiện việc bổ sung thuốc nhuộm vào nước tái tạo để khử màu còn lại và giúp phân biệt nước tái tạo và nước sạch.
c) Các thông số an toàn phương tiện có liên quan đến các vấn đề lắng cặn, cặn bẩn và ăn mòn, bao gồm cả độ đục, các anion đặc trưng, các kim loại nhất định (ví dụ Fe và Mn) được khuyến nghị lựa chọn xử lý để đánh giá an toàn.
Trong thực hành tái sử dụng nước, có thể đưa vào kiểm soát các rủi ro sau:
a) Đối với tưới, khuyến nghị phương pháp tiếp cận đa rào cản trong TCVN 12180-1 (ISO 16075-1) và TCVN 12180-2 (ISO 16075-2).
b) Đối với bảo trì đường phố áp suất cao, khuyến nghị việc làm sạch đường phố trong các khoảng thời gian không có sự tham gia của cộng đồng và sử dụng thiết bị tự động để giảm các rủi ro trong quá trình làm sạch đường phố.
c) Đối với việc xả bồn cầu, có thể xem xét việc khử trùng, bảo trì bằng tuần hoàn clo dư và tránh nước đọng trong hệ thống phân phối, cùng với việc xả định kỳ các chất khử trùng, để giảm các rủi ro.
d) Đối với việc chữa cháy, bảo trì bằng cách tuần hoàn clo dư, tránh sử dụng tùy tiện các vòi nước chữa cháy, mã màu, ký hiệu nước và nhãn của ống phân phối, ngăn chặn dòng chảy ngược và các kết nối chéo, ngăn chặn sự rò rỉ và ăn mòn hệ thống, và khuyến nghị xả nước tái tạo định kỳ để giảm các rủi ro của nước tái tạo cho các vòi chữa cháy.
Bảng 6 - Ví dụ các thông số chất lượng nước cần quan tâm để đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng của việc tưới, bảo trì đường phố áp suất cao, xả bồn cầu và bồn tiểu, chữa cháy bằng các vòi chữa cháy ngoài trời, và các dự án xây dựnga
Tướib |
Bảo trì đường phố áp suất caoc |
Xả bồn cầu và bồn tiểud |
Chữa cháy bằng các vòi chữa cháy ngoài trờie |
Dự án xây dựngf |
- pH - BOD5 - TDS hoặc độ dẫn - Độ đục hoặc TSS - Clo dư9 - Vi khuẩn chỉ thị như E coli hoặc Coliform chịu nhiệt - Mùi |
- pH - Độ đục hoặc TSS - Vi khuẩn chỉ thị như E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt (có thể được xem xét trong một số trường hợp) |
- pH - Độ đục hoặc TSS - Màu - Mùi - Clo dư9 - Vi khuẩn chỉ thị như E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt |
- pH - Độ đục hoặc TSS - Mùi - Vi khuẩn chỉ thị như E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt - Clo dư9 |
- Vi khuẩn chỉ thị như E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt (có thể được xem xét trong một số trường hợp) |
CHÚ THÍCH: Bảng này dựa vào các Tài liệu tham khảo [13], Tài liệu tham khảo [16], Tài liệu tham khảo [17], Tài liệu tham khảo [18], Tài liệu tham khảo [19] và Tài liệu tham khảo [20]. a Các vị trí quan trắc thường đặt tại lối ra xử lý nước tái tạo ngoài trời. b Đánh giá các thông số để tưới trong các khu vực đô thị có thể được thực hiện theo TCVN 12180 (ISO 16075). c Đối với bảo trì đường phố áp suất cao, các thông số như màu, mùi và clo dư có thể được xem xét trong từng trường hợp. d Đối với xả bồn cầu và bồn tiểu, các thông số như HPC chỉ thị sự thay đổi của độ ổn định sinh học trong phân phối, bảo trì và sử dụng với thời gian lưu thủy lực dài có thể được xem xét từng trường hợp. e Đối với việc chữa cháy bằng các vòi chữa cháy ngoài trời, các thông số như màu và các vi sinh vật đặc trưng có thể được xem xét từng trường hợp. f Đối với các dự án xây dựng, các thông số khác có thể được xem xét từng trường hợp. g Clo dư cũng có thể được xem xét tại lối ra của nước trong hệ thống phân phối ở điểm phân phối tới những người sử dụng cuối cùng. |
8.4 Xem xét thông số cho mục đích sử dụng khác trong các khu vực đô thị
8.4.1 Khía cạnh quan trọng cho các xem xét an toàn và chấp nhận cộng đồng
Ở các khu vực đô thị, nước tái tạo được sử dụng rộng rãi cho một số ứng dụng công nghiệp và thương mại. Việc xử lý bổ sung tại đầu ra của nước tái tạo thường do người sử dụng thực hiện để cung cấp nước làm mát và làm lạnh cho hệ thống tháp làm mát tuần hoàn và rửa xe cộ. Các xem xét về an toàn và chấp nhận cộng đồng của nước làm mát, nước lạnh (điều hòa không khí) và rửa xe cộ đã liệt kê trong Bảng 7. Các vấn đề an toàn bao gồm cà an toàn sức khỏe và an toàn các phương tiện cần được xử lý. Việc chấp nhận cộng đồng cũng quan trọng đối với rửa xe cộ.
a) Các rủi ro sức khỏe cho dân cư, như người sử dụng hệ thống nước làm mát/làm lạnh, và những người rửa xe cộ phải được xem xét. Phải xem xét và kiểm soát khả năng tiếp xúc của các nhân viên với các sol khí đã phát thải từ tháp làm mát. Lưu ý bổ sung phải được đưa vào xem xét để ngăn ngừa sự phát triển sinh học, đặc biệt là Legionella spp. Thường xuyên bảo trì tháp làm mát, bao gồm cả việc làm sạch các thiết bị chống đọng hơi nước, cũng quan trọng. So với việc rửa xe cộ tự động, việc rửa xe cộ thủ công phải được lưu ý nhiều hơn vì rủi ro tiếp xúc với nước tái tạo của con người cao hơn.
b) Trong các hệ thống nước làm lạnh và nước làm mát, kể cả các đường ống và các phương tiện, phải giải quyết các vấn đề lắng đọng và ăn mòn do độ mặn và silic đioxit gây ra. Màng bám sinh học (tích tụ sinh học) trong các hệ thống nước làm lạnh và nước làm mát do sự phát triển sinh học gây ra cũng là vấn đề quan trọng. Trong quá trình rửa xe cộ, sự tạo thành các nốt bẩn trên xe cộ do sử dụng nước tái tạo cũng phải được quan tâm.
Trong một số trường hợp, có thể sử dụng nước tái tạo cho các ứng dụng tiềm năng khác, như bổ sung nước nồi hơi và chữa cháy bằng các hệ thống phun sương trong nhà sau khi xử lý bổ sung. Phân tích các vấn đề an toàn của việc bổ sung cho nước nồi hơi và chữa cháy bằng các hệ thống phun sương trong nhà phải là vị trí đặc trưng và được thay đổi theo nhiều yếu tố.
Bảng 7 - Xem xét đối với an toàn tái sử dụng nước và chấp nhận cộng đồng của việc rửa xe cộ và bổ sung nước lạnh/nước làm mát
Mục tiêu |
Xem xét |
Rửa xe cộ |
Bổ sung nước làm lạnh và nước làm mát |
An toàn sức khỏe |
Tiếp xúc qua đường hô hấp |
•a |
• |
Tiếp xúc qua da |
• |
|
|
An toàn phương tiện |
Lắng đọng, cặn bẩn và ăn mòn |
|
• (đường ống và thiết bị) |
Các nốt trên xe |
• |
|
|
Chấp nhận cộng đồng |
Các vấn đề cảm quan (màu, mùi, v.v..) |
• |
|
CHÚ THÍCH: Dấu “•” chỉ thị rằng phải chú ý đến loại này. a Nếu khu vực rửa không được cô lập tốt hoặc trong trường hợp rửa thủ công áp suất cao. |
8.4.2 Thông số chất lượng nước quan tâm
Các ví dụ về thông số chất lượng nước và các xem xét để đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng của tái sử dụng nước cho việc rửa xe cộ và bổ sung nước làm lạnh/nước làm mát được liệt kê trong Bảng 8. Phải chọn các thông số chất lượng nước có liên quan và phù hợp với việc rửa xe cộ và bổ sung nước làm lạnh/nước làm mát tùy thuộc vào các nguồn nước tái tạo, thiết bị và các đường ống hệ thống điều hòa không khí, thiết bị rửa xe cộ, và sự tiếp xúc của con người với nước tái tạo như các gợi ý sau:
a) Phải xem xét các thông số vi sinh vật đối với các lo ngại về sức khỏe cộng đồng. Khử trùng là cách chủ động để giải quyết các rủi ro về vi sinh vật. Dư lượng chất khử trùng và vi khuẩn chỉ thị, như E.coli có thể được xem xét để xác nhận an toàn tái sử dụng nước (điều quan trọng cần chú ý rằng nồng độ của dư lượng chất khử trùng phải ở mức có thể chấp nhận được để tránh gây hại cho sức khỏe và môi trường). Trong các hệ thống nước làm lạnh và làm mát, các thông số ổn định sinh học, như HPC cũng nên được xem xét để kiểm soát màng sinh học.
b) Đối với rửa xe cộ, các biện pháp bảo vệ, như găng tay và mặt nạ được khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe của người làm việc, đặc biệt về các tác động vi sinh vật đến những người rửa xe cộ. Thiết bị tự động được khuyến nghị để giảm các rủi ro trong quá trình rửa xe cộ.
c) Đối với nước làm lạnh và nước làm mát, phải quan tâm đến Legionella spp hoặc các thông số liên quan, như chất diệt khuẩn. Cần phải duy trì, làm sạch tháp và các bộ phận như việc bổ sung thêm chất diệt khuẩn. Nên thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro do sự phát triển và lan rộng của Legionella spp theo các hướng dẫn liên quan, xem Tài liệu tham khảo [21].
d) Xem xét các thông số liên quan đến vấn đề lắng đọng, cặn bẩn và ăn mòn, bao gồm cả độ đục, TDS, cũng như các thông số ổn định hóa học (như các anion và các kim loại), tùy thuộc vào chất lượng nước, tần suất rửa xe cộ và chu kỳ nồng độ của hệ thống nước làm lạnh và nước làm mát. Đối với nước làm lạnh và nước làm mát, amoniac phải được xử lý vì có thể gây ra sự phát triển sinh học và có thể gây ra ăn mòn do việc tạo thành các hợp chất chứa kim loại, đặc biệt là đồng hoặc hợp kim của đồng.
Bảng 8 - Ví dụ các thông số chất lượng nước cần quan tâm để đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng cho rửa xe cộ và bổ sung nước làm lạnh/nước làm mát
Nước tái tạo cho việc rửa xea,b |
Nước tái tạo cho việc bổ sung nước làm lạnh/ nước làm mát |
- pH - Độ đục hoặc TSS - Vi khuẩn chỉ thị, như E.coli, vi khuẩn Coliform v.v... - Dư lượng chất khử trùngd - Màu và mùi (có thể được xem xét trong một số trường hợp) |
- pH - BOD5, COD hoặc TOC - Độ đục hoặc TSS - Amoniac - TDS hoặc độ dẫn điện - Vi khuẩn chỉ thị, như E.coli, vi khuẩn Coliform v.v... - Các mầm bệnh môi trườngc (như Legionella spp) - Dư lượng chất khử trùngd - Độ cứng |
CHÚ THÍCH: Bảng này được dựa vào các Tài liệu tham khảo [13], Tài liệu tham khảo [16], Tài liệu tham khảo [18] và Tài liệu tham khảo [20]. a Các thông số, như độ ổn định hóa chất (ví dụ Fe, Mn, Cl-, SO42-, độ mặn, silic đioxit) và độ ổn định sinh học (ví dụ HPC), có thể được xem xét từng trường hợp. Nếu xác định được các rủi ro đặc trưng. Xem xét lựa chọn các anion các các kim loại đặc trưng tùy thuộc vào việc sử dụng cuối cùng. Các vị trí quan trắc độ ổn định sinh học có thể được xem xét tại đầu ra của hệ thống phân phối và bảo trì và điểm sử dụng có thời gian lưu thủy lực dài. b Các vi sinh vật đặc thù (trong trường hợp rửa thủ công áp suất cao) như virus, động vật nguyên sinh, v.v.. có thể được xem xét trong trường hợp đã nhận biết được rủi ro hoặc có bằng chứng dịch tễ. c Legionella spp và các chỉ thị của nó có thể được quan trắc ở tháp làm mát tuần hoàn tại điểm sử dụng hoặc các đường ống nước làm mát tuần hoàn. d Dư lượng chất khử trùng cũng có thể được xem xét tại điểm sử dụng. Một vài chất diệt khuẩn sử dụng trong hệ thống ống đồng dẫn nước làm lạnh hoặc nước làm mát. |
Đối với nước làm lạnh và nước làm mát, xử lý đi kèm bổ sung để kiểm soát các chất vô cơ, hữu cơ, và vi khuẩn thường được cung cấp để ngăn ngừa sự đóng cặn, ăn mòn, sự phát triển của sinh vật, cặn bẩn và tạo bọt. Trong khu vực công nghiệp, bụi nước thổi phải không được xâm nhập và khu vực có người làm việc hoặc cộng đồng có thể tiếp cận. Hơn nữa, giới hạn chu kỳ của nồng độ và bổ sung các thuốc thử chống cặn bẩn và các chất diệt khuẩn là quan trọng để đạt tới an toàn phương tiện. Các hệ thống làm lạnh và làm mát đã đóng cửa để giới hạn việc bay hơi ra bên ngoài và việc làm sạch thường xuyên cũng được khuyến nghị để đảm bảo an toàn sức khỏe và phương tiện.
9 Đánh giá an toàn tái sử dụng nước
Sự đánh giá an toàn tái sử dụng nước phải theo ba bước đó, là các thông số chất lượng nước và lựa chọn tiêu chí, quan trắc, và đánh giá an toàn. Các công nghệ và quá trình xử lý phải được tối ưu để cải tiến độ tin cậy của chúng và đảm bảo sự tuân thủ liên tục của chất lượng nước, xem ISO 20468-1. Việc sử dụng các công nghệ đã được xác minh, các thao tác vận hành tốt và sự giảm tiếp xúc trong quá trình thực hiện các hoạt động đã được công nhận như các biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn tái sử dụng nước.
9.2 Thông số chất lượng nước và lựa chọn tiêu chí
Các thông số chất lượng nước phải được chọn dựa vào việc sử dụng cụ thể nước tái tạo. Những người làm việc xử lý nước tái tạo, những lo ngại của cộng đồng có liên quan và các phương tiện, và các yếu tố môi trường phải được xác định, vấn đề an toàn chính phải được chọn từ Bảng 1, Bảng 3, Bảng 5 hoặc Bảng 7 trong từng trường hợp. Các thông số chất lượng nước thích hợp có thể được chọn từ các thông số đã liệt kê trong Bảng 2, Bảng 4, Bảng 6 hoặc Bảng 8 theo các điều kiện đặc trưng của tái sử dụng nước.
Sau khi lựa chọn thông số chất lượng nước, đối với các giá trị chuẩn và tiêu chí của các thông số chất lượng nước, những người thực hiện có thể tham khảo các hướng dẫn chất lượng nước của quốc gia, tỉnh hoặc địa phương, các giới hạn quan trọng hoặc các hướng dẫn liên quan tương ứng với các ứng dụng sử dụng cuối cùng cụ thể. Ví dụ, khi sử dụng nước tái tạo cho các mục đích làm mát, chất lượng của nước tái tạo phải phù hợp với tiêu chí về nước làm mát.
Đối với một số thông số quan trọng, sự lựa chọn giá trị chuẩn được khuyến nghị theo đánh giá rủi ro, chấp nhận cộng đồng và các thực hành hiện tại.
a) Đánh giá rủi ro định tính có thể thực hiện theo các phương pháp chuẩn, xem ISO 20426, để xác định các thông số liên quan trong trường hợp nhận biết các rủi ro hóa chất hoặc rủi ro sức khỏe vi sinh vật cụ thể. Đánh giá rủi ro vi sinh vật định lượng chỉ có thể được áp dụng nếu xảy ra rủi ro cao và tiếp xúc trực tiếp và nếu có sẵn đủ số liệu cho mô hình hóa.
b) Các đặc điểm phát triển của vi sinh vật ở các mức chất hữu cơ khác nhau, cũng như các mức cặn bẩn và ăn mòn liên quan, có thể được điều tra đánh giá để xác định mức ổn định sinh học có thể chấp nhận để kiểm soát rủi ro. Đối với an toàn phương tiện, các kết quả phân tích phải được so sánh với các thao tác vận hành.
Quan trắc chất lượng nước có thể tham khảo các phương pháp tiêu chuẩn (như các phương pháp trong ISO 16075-4) hoặc các phương pháp quan trắc tiêu chuẩn địa phương hoặc quốc gia. Trong quá trình phân tích, lưu ý phải được thực hiện theo các đặc điểm nước tái tạo, như tính phức tạp của các thành phần trong nước và các nồng độ chất ô nhiễm thấp.
Các tần suất quan trắc phải được xác định tùy theo việc sử dụng, khả năng tiếp xúc và tác động tiềm ẩn có hại đến sức khỏe và môi trường. Các tần suất phải cao hơn khi có nguy cơ rủi ro cao hơn. Khuyến nghị quan trắc hàng ngày hoặc hàng tuần đối với các thông số vận hành vì các thông số này tạo ra các anion ăn mòn kiểu tức thời. Đối với các thông số chất lượng nước không theo quy ước, việc quan trắc hàng năm hoặc nửa năm một lần có thể là cần thiết để kiểm soát các tác động tiềm ẩn có hại.
Quan trắc sự tuân thủ của chất lượng nước, như một quy tắc, ở đầu ra của phương tiện tái tạo nước. Trong một số trường hợp tái sử dụng ở đô thị, có thể xem xét cả các điểm bổ sung cho quan trắc chất lượng nước, rủi ro tiếp xúc cao hoặc các rủi ro làm thay đổi chất lượng nước (tức là đầu ra của hệ thống phân phối tại điểm cung cấp tới người sử dụng cuối cùng, đầu ra xử lý bổ sung, và các điểm sử dụng cuối cùng phụ thuộc vào các điều kiện tại chỗ cụ thể). Đối với các điểm sử dụng cuối cùng, nên quan tâm nhất đến khoảng cách lớn nhất và thời gian lưu thủy lực dài nhất. Phải lưu ý hơn nữa tới nhóm người sử dụng cuối cùng nhạy cảm những người dễ bị nhiễm khuẩn và/hoặc trong các tình huống tiếp xúc cao, như dân cư nhạy cảm (ví dụ trẻ em, người già và những người suy giảm miễn dịch), các sinh vật mẫn cảm (ví dụ thực vật ngập nước và các loài bị đe dọa), những người làm việc và những phương tiện quan trọng (ví dụ tháp làm mát). Đối với các điểm sử dụng cuối cùng có tiếp xúc cao, sự trao đổi thông tin và đào tạo cộng đồng phải được xem xét như một phần quan trọng của các dự án tái sử dụng nước. Sự kiểm soát và đảm bảo chất lượng là các thành phần cần thiết của tất cả các giai đoạn trong chương trình quan trắc, để đảm bảo rằng số liệu thu được là tin cậy và có chất lượng tốt.
Đối với quan trắc và quản lý hàng ngày, khuyến nghị sử dụng thông số đại diện và các chất chỉ thị của các thông số chất lượng nước. Lỗi hệ thống có thể được chỉ thị bằng sự yếu kém trong loại bỏ của các thông số đại diện và/hoặc các vật/chất chỉ thị, trong khi đó các điều kiện vận hành thông thường có thể được chỉ thị bằng việc loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn của các thông số đại diện và/hoặc vật chỉ thị. Các thông số hữu cơ có số lượng lớn có thể được sử dụng như thông số đại diện để kiểm soát chất lượng nước. Ví dụ, sự suy giảm của mật độ hấp thụ và huỳnh quang UV được sử dụng như thông số đại diện của hiệu suất loại bỏ các hóa chất nguy hại và độc hại (bao gồm cả các hóa chất hủy hoại nội tiết) trong quá trình xử lý. Các thông số độ đục, clo dư và vi sinh vật thay thế, như Coliphages, có thể được xem xét như thông số đại diện để đánh giá chất lượng nước. Bằng cách đo thông số đại diện (vật lý và sinh học) trong nước tái tạo, là hợp lý để chỉ ra rằng một mức chất lượng nước đã quy định đang đạt được[22].
9.4 Đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị
9.4.1 Yêu cầu chung
Đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị bao gồm an toàn sức khỏe, môi trường và phương tiện.
Đối với một số thông số quản lý chất lượng nước, bao gồm cả việc quan trắc chất lượng nước thường quy, ổn định hóa chất và các thông số cảm quan, số liệu quan trắc phải được ghi lại và được so sánh với tiêu chí mục tiêu và các giá trị chuẩn, giá trị trung bình và giá trị lớn nhất đã quy định trong các hướng dẫn tiêu chuẩn. Phụ lục A mô phỏng các giá trị giới hạn chất lượng nước đã quy định ở một số quốc gia về chuẩn thông tin. Các biện pháp khắc phục và quan trắc bổ sung phải được áp dụng để đảm bảo vận hành đúng hệ thống tái tạo nước. Các kết quả quan trắc phải được báo cáo và xem xét lại định kỳ.
9.4.2 Đánh giá an toàn sức khỏe
Đánh giá an toàn sức khỏe được dựa trên sự so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng nước và việc thực hiện các thao tác vận hành tốt. Đánh giá rủi ro sức khỏe một cách định lượng có thể được thực hiện tùy theo bối cảnh, xem ISO 20426, hoặc các hướng dẫn đánh giá rủi ro sức khỏe của riêng từng quốc gia. Có thể đề cập đến các rủi ro tiềm ẩn qua các đường tiếp xúc, bao gồm đường ăn uống, đường hô hấp và qua da.
9.4.3 Đánh giá an toàn môi trường
Đánh giá an toàn môi trường của nước tái tạo ở các khu vực đô thị bao gồm sự đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận (đất, nước dưới đất và nước mặt); không khí; khu sinh vật cạn và thủy sinh.
Đánh giá an toàn môi trường cho nước và đất tiếp nhận có thể được thực hiện tùy theo bối cảnh của dự án tái sử dụng nước. Đánh giá rủi ro định tính có thể được tiến hành cho đất, nước dưới đất và nước mặt để xử lý rủi ro của đất và vùng nước đang bị ô nhiễm do việc sử dụng nước thải đã xử lý, kết hợp với các tính chất dễ bị tổn thương và đặc tính của nước dưới đất và nước mặt. Các phương pháp đơn giản để đánh giá các tác động tưới của nước mặt và nước dưới đất có thể tham khảo Phụ lục C của TCVN 12180-1:2017 (ISO 16075-1:2015).
Đánh giá an toàn môi trường trong tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị bằng các thông số liên quan liệt kê trong Bảng 2 đối với đánh giá rủi ro cụ thể cho sinh cảnh và thủy sinh được khuyến nghị cho một số tình huống cực đoan. Việc đánh giá định lượng rủi ro về sinh thái có thể được xem xét bằng phương pháp tiếp cận đơn giản theo các tình huống cụ thể của từng ứng dụng sử dụng nước tái tạo. Xem Phụ lục B về thông tin của việc đánh giá rủi ro định lượng.
Để tham khảo, Bảng A.1 đến Bảng A.5 mô phỏng tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho các ứng dụng tái sử dụng nước khác nhau (ví dụ sử dụng trong môi trường và sử dụng trong giải trí, tưới cảnh quan, xả bồn cầu, bảo trì đường phố và chữa cháy) đang được thực hiện ở một số quốc gia. Đối với các nghiên cứu của trường hợp tái sử dụng nước thành công ở một số quốc gia khác nhau, xem Tài liệu tham khảo [13] và Tài liệu tham khảo [23].
Bảng A.1 - Tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho sử dụng trong môi trường ở một số quốc gia
Các thông số |
Trung Quốca |
Tây Ban Nhab |
Mỹc |
pH |
6,0-9,0 |
Các nhu cầu chất lượng tối thiểu sẽ được lập ra theo từng trường hợp |
- |
BOD5 (mg O2/L) |
≤10 (6) |
≤30 |
|
TSS (mg/L) |
≤ 20 (10) |
≤30 |
|
Màu (màu hoặc đơn vị Hazen) |
≤30 |
- |
|
TN (mg N/L) |
≤15 |
- |
|
NH3-N (mg N/L) |
≤5 |
- |
|
TP (mg P/L) |
≤1 (0,5) |
- |
|
Coliform phân (đơn vị tạo khuẩn lạc, CFU/100 mL hoặc số có xác suất lớn nhất. MNP/100 mL) |
1000 (200) |
≤200 (trung bình 7 d) ≤800 (lớn nhất) |
|
Clo dư (mg/L) |
≥0,05 |
≥1,0 (90 min) |
|
a Trung Quốc: các giá trị giới hạn là để tái sử dụng nước ở sông và hồ, các giới hạn bên trong dấu ngoặc đơn là để tái sử dụng nước trong nước cảnh quan, xem Tài liệu tham khảo [14] trong đó cũng liệt kê một số giá trị cho lượng lớn các thông số và đưa ra các ra giá trị đặc trưng cho các kim loại và các hóa chất độc hại. b Tây Ban Nha: việc cải tạo các vùng đất ngập nước, các dòng suối nhỏ nhất và các vùng tương tự, xem Tài liệu tham khảo [24], c Mỹ: clo dư ≥1,0 mg/L (thời gian tiếp xúc theo phương thức thực tế ít nhất là 90 min trừ khi chứng minh được thời gian tiếp xúc nhỏ hơn cung cấp sinh vật chỉ thị và giảm mầm bệnh tương đương với thời gian tiếp xúc đã gợi ý trong các hướng dẫn này. Trong mọi trường hợp, phải có thời gian tiếp xúc thực tế nhỏ hơn 30 min), xem Tài liệu tham khảo [16]. Ở Mỹ, mỗi Bang đặt ra tiêu chí riêng cho việc tái sử dụng nước. Các giá trị trong bảng là các hướng dẫn đề xuất như các khuyến nghị do tổ chức EPA của Mỹ cho các Bảng để xem xét. |
Bảng A.2 - Tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho sử dụng giải trí ở một số quốc gia
Các thông số |
Trung Quốca |
lsarenb |
Nhậtc (Khu vực không hạn chế tiếp cận) |
Mỹd (Khu vực hạn chế tiếp cận) |
Mỹd (Khu vực không hạn chế tiếp cận) |
pH |
6,0 - 9,0 |
6,5 - 8,5 |
5,8 - 8,6 |
- |
6,0 - 9,0 |
BOD5 (mg O2/L) |
≤6 |
<10 |
- |
≤30 |
≤10 |
TSS (mg/L) |
- |
- |
- |
≤30 |
- |
Màu (màu hoặc đơn vị Hazen) |
≤30 |
- |
≤10 |
- |
- |
Độ đục (đơn vị độ đục theo đục kế, NTU hoặc mg Cao lanh/L) |
≤5 NTU |
≤2 NTU (trung bình) ≤5 NTU (lớn nhất) |
<2 mg-cao lanh/L |
- |
≤2 NTU |
NH3-N (mg N/L) |
≤5 |
- |
- |
- |
- |
TN (mg N/L) |
≤15 |
- |
- |
- |
- |
TP (mg P/L) |
≤1 (0,5) |
- |
- |
- |
- |
Coliform phân (đơn vị tạo khuẩn lạc, CFU/100 mL hoặc MNP/100 mL) |
≤50(Không phát hiện được) |
<0 (trung bình) <14 (lớn nhất) |
|
≤200 (trung bình 7 d) ≤800 (lớn nhất) |
Không phát hiện được (trung bình 7 d) ≤14 (lớn nhất) |
E.coli (CFU/100 mL hoặc MPN/100 mL) |
- |
- |
Không phát hiện được |
- |
- |
Clo dư (mg/L) |
≥0,05 |
>1,0 (30 min) |
Clo dư tự do >0,1 hoặc clo dư kết hợp >0,4 |
≥1,0 (90 min) |
≥1,0 (90 min) |
a Trung Quốc: Trung Quốc: các giá trị giới hạn là để tái sử dụng nước ở sông và hồ, các giới hạn bên trong dấu ngoặc đơn là để tái sử dụng nước trong nước cảnh quan, xem Tài liệu tham khảo [14] trong đó cũng liệt kê một số giá trị cho các thông số số lượng lớn và đưa ra các ra giá trị đặc trưng cho các kim loại và các hóa chất độc hại b Israren: các đài phun nước và thác nước, xem Tài liệu tham khảo [25]. c Nhật: xem Tài liệu tham khảo [26], d Mỹ: clo dư ≥1,0 mg/L (thời gian tiếp xúc theo phương thức thực tế ít nhất là 90 min trừ khi chứng minh được thời gian tiếp xúc nhỏ hơn cung cấp sinh vật chỉ thị và giảm mầm bệnh tương đương với thời gian tiếp xúc đã gợi ý trong các hướng dẫn này. Trong mọi trường hợp, phải có thời gian tiếp xúc thực tế nhỏ hơn 30 min), xem Tài liệu tham khảo [16]. Ở Mỹ, mỗi bang đặt ra tiêu chí riêng cho việc tái sử dụng nước. Các giá trị trong bảng là các hướng dẫn đề xuất như các khuyến nghị do tổ chức EPA của Mỹ cho các Bảng để xem xét. |
Bảng A.3 - Tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho sử dụng tưới cảnh quan ở một số quốc gia
Các thông số |
Úca (khu vực không hạn chế tiếp cận) |
Trung Quốcb |
Israselc
|
Israselc (khu vực hạn chế tiếp cận) |
Nhậtd |
Bồ Đào Nhae (khu vực hạn chế tiếp cận) |
Mỹf (khu vực hạn chế tiếp cận) |
pH |
Các nhu cầu chất lượng tối thiểu sẽ được lập ra phù hợp với mục đích |
6,0 - 9,0 |
6,5 - 8,5 |
6,5 - 8,5 |
5,8 - 8,6 |
- |
6,0 - 9,0 |
BOD5 (mg O2/L) |
≤20 |
≤10 |
≤10 |
- |
- |
≤30 |
|
TSS (mg/L) |
- |
- |
- |
- |
- |
≤30 |
|
Màu (màu hoặc đơn vị Hazen) |
≤30 |
- |
- |
≤40 |
- |
- |
|
Độ đục (NTU hoặc mg Cao lanh/L) |
≤10 NTU |
≤2 NTU (trung bình) ≤5 NTU (lớn nhất) |
≤2 NTU (trung bình) ≤5 NTU (lớn nhất) |
≤2 mf cao lanh/L |
- |
- |
|
NH3-N (mg N/L) |
≤20 |
- |
- |
- |
- |
- |
|
Coliform phân (CFU/100 mL hoặc MNP/100 ml_) |
≤200 |
≤0 (trung bình) ≤14 (lớn nhất) |
≤10 (trung bình 7 d) ≤40 (lớn nhất) |
- |
|
- |
|
E.coli (CFU/100 mL hoặc MPN/100 mL) |
- |
- |
- |
- |
≤200 (30 m ≤ d ≤ 60 m) 200 < E.coli ≤ 1000 (60 m ≤ d < 80 m) > 1000 (d ≥ 80 m)g |
≤200 (trung bình 7 d) ≤800 (lớn nhất) |
|
Coliform tổng (CFU/100 mL hoặc MPN/100 mL) |
- |
- |
- |
≤1000 (tạm thời) |
- |
- |
|
TDS (mg/L) |
≤1000 |
- |
- |
- |
- |
- |
|
Clo dư (mg/L) |
- |
>1,0 (30 min) |
>1,0(30 min) |
- |
- |
≥1,0 (90 min) |
|
a Úc: Tài liệu tham khảo [11] và Tài liệu tham khảo [27]. b Trung Quốc: Tài liệu tham khảo [28] cũng liệt kê một số giá trị cho lượng lớn các thông số. c Israsel: Tài liệu tham khảo [25], d Nhật: Tài liệu tham khảo [26], e Bồ Đào Nha: Tài liệu tham khảo [29]. f Mỹ: clo dư ≥1,0 mg/L (thời gian tiếp xúc theo phương thức thực tế ít nhất là 90 min trừ khi chứng minh được thời gian tiếp xúc nhỏ hơn cung cấp sinh vật chỉ thị và giảm mầm bệnh tương đương với thời gian tiếp xúc đã gợi ý trong các hướng dẫn này. Trong mọi trường hợp, phải có thời gian tiếp xúc thực tế nhỏ hơn 30 min), xem Tài liệu tham khảo [16]. Ở Mỹ, mỗi Bang đặt ra tiêu chí riêng cho việc tái sử dụng nước. Các giá trị trong bảng là các hướng dẫn đề xuất như các khuyến nghị do tổ chức EPA của Mỹ cho các Bảng để xem xét. g “d” tham khảo khoảng cách tối thiểu giữa các ngôi nhà và giới hạn của khu vực tưới. |
Bảng A.4 - Tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho việc xả bồn cầu ở một số quốc gia
Các thông số |
Úca |
Canadab |
Trung Quốcc |
lsraseld |
Nhậte |
Tây Ban Nhaf |
Mỹg |
pH |
Các nhu cầu chất lượng tối thiểu sẽ được lập ra phù hợp với mục đích |
|
6,0 - 9,0 |
6,5 - 8,5 |
5,8 - 8,6 |
- |
6,0 - 9,0 |
BOD5 (mg O2/L) |
≤10 (trung bình) ≤20 (lớn nhất) |
≤10 |
≤10 |
|
|
≤10 |
|
TSS (mg/L) |
≤10 (trung bình) ≤20 (lớn nhất) |
|
|
|
≤10 |
|
|
Màu (màu hoặc đơn vị Hazen) |
- |
≤30 |
|
|
|
|
|
Độ đục (NTU hoặc mg Cao lanh/L) |
≤2 NTU (trung bình) ≤5 NTU (lớn nhất) |
≤5 NTU |
≤2 NTU (trung bình) ≤5 NTU (lớn nhất) |
≤2 mg cao lanh/L |
≤2 NTU |
≤2 NTU |
|
NH3-N (mg N/L) |
- |
≤10 |
|
|
|
|
|
Trực khuẩn phân (CFU/100 mL hoặc MNP/100 mL) |
Không phát hiện thấy (trung bình) ≤200 (lớn nhất) |
|
≤0 (trung bình), 14 (lớn nhất) |
|
|
Không phát hiện thấy (trung bình 7 ngày) ≤14 (lớn nhất) |
|
E.coli (CFU/100 mL hoặc MPN/100 mL) |
Không phát hiện thấy (trung bình) ≤200 (lớn nhất) |
|
|
Không phát hiện thấy |
Không phát hiện thấy |
|
|
Trực khuẩn tổng (CFU/100 mL) |
- |
≤3 |
|
|
|
|
|
TDS (mg/L) |
- |
≤1500 |
|
|
|
|
|
Clo dư (mg/L) |
≥0,5 |
≥1,0 (30 min) ≥0,2 (ở nơi sử dụng) |
>1 (30 min) |
Clo dư tự do >0,1 hoặc clo dư kết hợp >0,4 |
|
≥1,0 (90 min) |
|
a Úc: Tài liệu tham khảo [11] và Tài liệu tham khảo [27], b Canada: Tài liệu tham khảo [17] c Trung Quốc: Tài liệu tham khảo [18] cũng liệt kê một số giá trị cho lượng lớn các thông số. d Israsel: Tài liệu tham khảo [25]. d Nhật: Tài liệu tham khảo [26], f Tây Ban Nha: Tài liệu tham khảo [24] Chỉ được cho phép nếu đánh dấu từng phần tới sử dụng là một sơ đồ kép. g Mỹ: clo dư ≥1,0 mg/L (thời gian tiếp xúc theo phương thức thực tế ít nhất là 90 min trừ khi chứng minh được thời gian tiếp xúc nhỏ hơn cung cấp sinh vật chỉ thị và giảm mầm bệnh tương đương với thời gian tiếp xúc đã gợi ý trong các hướng dẫn này. Trong mọi trường hợp, phải có thời gian tiếp xúc thực tế nhỏ hơn 30 min), xem Tài liệu tham khảo [16]. Ở Mỹ, mỗi Bang đặt ra tiêu chí riêng cho việc tái sử dụng nước. Các giá trị trong bảng là các hướng dẫn đề xuất như các khuyến nghị do tổ chức EPA của Mỹ cho các Bảng để xem xét. |
Bảng A 5 - Tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho bảo trì đường phố và chữa cháy ở một số quốc gia
Các thông số |
Úca |
Trung Quốcb |
Nhậtc |
Tây Ban Nhad |
Mỹe |
pH |
Các nhu cầu chất lượng tối thiểu sẽ được lập ra phù hợp với mục đích |
6,0 - 9,0 |
5,8 - 8,6 |
- |
6,0 - 9,0 |
BOD5 (mg O2/L) |
≤15 |
- |
- |
≤10 |
|
TSS (mg/L) |
- |
- |
≤20 |
- |
|
Màu (màu hoặc đơn vị Hazen) |
≤30 |
- |
- |
- |
|
Độ đục (NTU hoặc mg Cao lanh/L) |
≤10 NTU |
≤2 mg cao lanh/L |
≤10 NTU |
≤2 NTU |
|
NH3-N (mg N/L) |
- |
- |
- |
- |
|
Trực khuẩn phân (CFU/100 mL hoặc MNP/100 mL) |
- |
- |
- |
Không phát hiện thấy (trung bình 7 ngày) ≤14 (lớn nhất) |
|
E.coli (CFU/100 mL hoặc MPN/100 mL) |
- |
Không phát hiện thấy |
≤200 |
- |
|
Trực khuẩn tổng (CFU/L) |
≤3 |
- |
- |
- |
|
a Úc: Tài liệu tham khảo [11]. b Trung Quốc: Tài liệu tham khảo [18] cũng liệt kê một số giá trị cho lượng lớn các thông số. c Nhật: Tài liệu tham khảo [26] d Tây Ban Nha: sử dụng đô thị, Dịch vụ chất lượng 1.2. Nếu có rủi ro của sự sol khí hóa nước, các điều kiện sử dụng đã quy định từng trường hợp phải được quan trắc bởi các tổ chức có thẩm quyền về sức khỏe cộng đồng, nếu không có quy định như người sử dụng không có thẩm quyền, xem Tài liệu tham khảo [24]. e Mỹ: xem Tài liệu tham khảo [16]. Ở Mỹ, mỗi Bang đặt ra tiêu chí riêng cho việc tái sử dụng nước. Các giá trị trong bảng là các hướng dẫn đề xuất như các khuyến nghị do tổ chức EPA của Mỹ cho các Bảng để xem xét. |
Thông tin về đánh giá an toàn môi trường cho việc tái sử dụng nước trong các tình huống cực đoan
B.1 Nguyên tắc
Đối với môi trường dễ bị tổn thương và/hoặc các loại đặc hữu được bảo vệ của địa phương, tái sử dụng nước phải chỉ được xem xét như một lựa chọn trong tình huống cực đoan. Trong trường hợp như vậy, đánh giá rủi ro định lượng có thể được thực hiện trong phạm vi các chương trình nghiên cứu khi các phân tích định tính chỉ ra các rủi ro cao và số liệu để nghiên cứu là không đủ. Đánh giá rủi ro sinh thái bao gồm cả một số bước, như hình thành vấn đề về môi trường, phân tích (đặc tính tiếp xúc và ảnh hưởng môi trường) và đặc tính rủi ro như đã gợi ý dưới đây [12][30].
a) Trong bước đặt vấn đề, lựa chọn vùng nước tiếp nhận và đánh giá các điểm cuối phải tùy thuộc tái sử dụng nước, các loài đặc hữu được bảo vệ của địa phương, và các điều kiện sinh thái và môi trường địa phương.
b) Trong bước đặc tính hóa tiếp xúc, nên ước tính nồng độ môi trường tại một vị trí do tái sử dụng nước gây ra (EECWR), sử dụng số liệu đã điều chỉnh bằng chất ô nhiễm trong nước tái tạo để đánh giá rủi ro tiềm ẩn khi không có sẵn số liệu EECWR của các hóa chất do nước tái tạo gây ra.
c) Trong bước đặc tính hóa các ảnh hưởng môi trường, các thông số như NOEC và LC50 được lựa chọn. Các thông số này dựa trên số liệu độc chất có sẵn, và các loài đặc hữu được bảo vệ (kể cả những loài quý, nhạy cảm và hiếm) có thể được xem xét trong các phép thử độc tính.
Đối với đánh giá an toàn môi trường của các thông số độc tính, các điều kiện sử dụng tiềm ẩn có thể được đưa ra khi độc tính dưới nước biểu kiến được chọn trong các mẫu nước tái tạo không đậm đặc.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 20426, Risk and performance evaluation of water reuse systems — Guidelines for health risk assessment and management for water reuse
[2] ISO 20468-1, Guidelines for performance evaluation of treatment technologies for water reuse systems — Part 1: General
[3] TCVN 12525-1 (ISO 20760-1), Tái sử dụng nước tại khu vực đô thị - Hướng dẫn cho hệ thống tái sử dụng nước tập trung - Phần 1: Nguyên tắc thiết kế hệ thống tái sử dụng nước tập trung
[4] TCVN 12525-2 (ISO 20760-2), Tái sử dụng nước tại khu vực đô thị - Hướng dẫn cho hệ thống tái sử dụng nước tập trung - Phần 2: Quản lý hệ thống tái sử dụng nước tập trung
[5] TCVN 12180-1:2017 (ISO 16075-1:2015), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới - Phần 1: Cơ sở của một dự án tái sử dụng cho tưới
[6] TCVN 12180-2 (ISO 16075-2), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới - Phần 2: Xây dựng dự án
[7] TCVN 12180-3 (ISO 16075-3), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới - Phần 3: Các hợp phần của dự án tái sử dụng cho tưới
[8] ISO 16075-4, Guidelines for treated wastewater use for irrigation projects — Part 4: Monitoring
[9] H.Y. Hu, J.J. Huang, Y. Sun, Q.Y. Wu Water quality research methodology, 2015, Science Press China, Beijing, China
[10] B.E., Rittmann, V.L. Snoeyink Achieving biologically stable drinking water. J. Am. Water Works Assoc. 1984, 76 pp. 106-114
[11] Natural resource management ministerial council, environment protection and heritage council, and Australian health minister’s conference Australian guidelines for water recycling: managing health and environmental risks (Phase 1). Canberra, Australia, 2006. Available from: http://www.recycledwater.com.au/index.php?id=16
[12] EPA/630/R-95/002F. Guidelines for ecological risk assessment, 1998, United States Environmental Protection Agency, Washington, D.C., USA
[13] T. Asano, F.L. Burton, H.L. Leverenz, R. Tsuchihashi, G. Tchobanoglous Water reuse issues, technologies, and applications, 2007, McGraw-Hill Companies, New York, USA
[14] GB/T 18921-2002, The reuse of urban recycling water — Water quality standard for scenic environmental use, General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine of the People’s Republic of China, Beijing, China
[15] H129-15/2012E. Guidelines for Canadian recreational water quality, 2012, Water, Air and Climate Change Bureau, Healthy Environments and Consumer Safety Branch, Health Canada, Ottawa, Canada
[16] EPA/600/R-12/618. Guidelines for water reuse, 2012, United States Environmental Protection Agency, Washington, D.C., USA
[17] H128-1/10-602E. Canadian Guidelines for domestic reclaimed water for use in toilet flushing and urinal flushing, 2010, Health Canada, Ottawa, Canada
[18] GB/T 18920-2002, The reuse of urban recycling water — Water quality standard for urban miscellaneous water consumption, General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine of the People’s Republic of China, Beijing, China
[19] DWE 08-092. Interim NSW guidelines for management of private recycled water schemes, 2008, Department of Water and Energy, New South Wales, Sydney, Australia
[20] 62-610. Reuse of reclaimed water and land application, 1996, Florida Administrative Code, Florida, USA
[21] World Health Organizyation Legionella and the prevention of legionellosis, 2007, WHO Press, Geneva, Switzerland
[22] Wateruse Association Development of indicators and surrogates for chemical contaminant removal during wastewater treatment and reclamation. 2008, Alexandria, VA. Available from: https://watereuse.org/watereuse-research/03-14-development-of-indicators-and-surrogate- for-chemical-contaminant/
[23] V. Lazarova, T. Asano, A. Bahri, J. Anderson Milestones in water reuse: the best success stories, 2013, IWA Publishing, London, UK
[24] Royal Decree 1620/2007. Spanish regulations for water reuse, 2007, Spanish Association for Sustainable Water Reuse, Madrid, Spain
[25] Rules for reclaimed water reuse in the city, for recreation and in the industry, 2003, Rules of the Ministry of Health of Israel, Israel
[26] Technical guideline standards for treated wastewater reuse in Japan, 2005, Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism, Tokyo, Japan
[27] Australian guidelines for water recycling: managing health and environmental risks (Phase 1), 2006, Natural Resource management Ministerial Council, Canberra, Australia
[28] GB/T 25499-2010, The reuse of urban recycling water — Water quality standard for green space irrigation, General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine of the People’s Republic of China, Beijing, China
[29] NP 4434. Norma portuguesa sobre reutilização de Águas residuais urbanas tratadas na Rega, 2006, Instituto Portugues da Qualidade, IPQ, Caparica
[30] EPA/540/R-97/006. Ecological risk assessment guidance for superfund: Process for designing and conducting ecological risk assessments — interim final, 1997, United States Environmental Protection Agency, Washington, D.C., USA
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.