HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ THỰC VẬT CÓ TÁI TỔ HỢP ADN
Guideline for the conduct of food safety assessment of foods derived from recombinant-DNA plants
Lời nói đầu
TCVN 12374:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CAC/GL 45-2003 Guideline for the conduct of food safety assessment of foods derived from recombinant-DNA plants;
TCVN 12374:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ THỰC VẬT CÓ TÁI TỔ HỢP ADN
Guideline for the conduct of food safety assessment of foods derived from recombinant-DNA plants
1. Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc phân tích nguy cơ đối với thực phẩm được sản xuất theo công nghệ sinh học hiện đại. Tiêu chuẩn này đề cập các khía cạnh an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm từ thực vật hoặc được sản xuất từ thực vật có lịch sử sử dụng an toàn để làm thực phẩm và tạo ra các đặc tính mới hoặc thay đổi các đặc tính bằng công nghệ sinh học hiện đại.
2. Tiêu chuẩn này không đề cập đến thức ăn chăn nuôi hoặc thức ăn cho động vật cảnh. Tiêu chuẩn này cũng không giải quyết các mối nguy liên quan đến môi trường.
3. Các nguyên tắc phân tích nguy cơ, đặc biệt là các nguyên tắc đánh giá nguy cơ, chủ yếu áp dụng cho các phân tích nguy cơ về hóa học như phụ gia thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất gây ô nhiễm hóa học hoặc vi sinh vật cụ thể có nguy cơ và mối nguy có thể nhận diện được; chúng không có ý định áp dụng cho toàn bộ thực phẩm. Thực tế, một số ít thực phẩm đã được đánh giá một cách cách khoa học đầy đủ tất cả các nguy cơ liên quan đến thực phẩm. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm có chứa các chất có thể có hại nếu được thử nghiệm về tính an toàn theo cách tiếp cận thông thường. Do đó, khi xem xét tính an toàn của toàn bộ thực phẩm cần có cách tiếp cận cụ thể hơn.
4. Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc an toàn của thực phẩm được sản xuất từ các giống cây trồng mới, bao gồm thực vật có tái tổ hợp ADN được đánh giá tương đối so với thực vật bình thường có lịch sử sử dụng an toàn, có tính đến cả các tác động như dự định và tác động ngoài ý muốn. Thay vì cố gắng nhận diện mọi mối nguy liên quan đến thực phẩm, thì nhận diện các mối nguy mới hoặc mối nguy đã biến đổi liên quan đến thực vật bình thường.
5. Cách tiếp cận đánh giá an toàn này nằm trong khuôn khổ đánh giá nguy cơ như được thảo luận trong Điều 3 của TCVN 12373:2018 Nguyên tắc phân tích nguy cơ đối với thực phẩm sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại. Nguyên tắc phân tích nguy cơ liên quan đến thực phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại. Nếu một mối nguy mới hoặc đã bị biến đổi thì vấn đề dinh dưỡng hoặc an toàn thực phẩm khác được nhận diện bằng đánh giá an toàn, nguy cơ liên quan được đánh giá trước tiên là xác định mức độ liên quan của nó đối với sức khỏe con người. Theo sau đánh giá an toàn và nếu tiếp tục phải đánh giá nguy cơ thì thực phẩm cần được xem xét quản lý nguy cơ theo các nguyên tắc phân tích nguy cơ của thực phẩm được sản xuất từ công nghệ sinh học hiện, đại trước khi được xem xét để phân phối ra thị trường.
6. Các biện pháp quản lý nguy cơ như theo dõi hậu quả của các ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng có thể hỗ trợ cho quá trình đánh giá nguy cơ. Những điều này được đề cập trong 3.2 của TCVN 12373:2018.
7. Tiêu chuẩn này mô tả cách tiếp cận khuyến cáo để đánh giá an toàn thực phẩm của thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN, nơi có thực vật bình thường và nhận diện các dữ liệu cũng như thông tin thường được áp dụng để đánh giá. Trong khi tiêu chuẩn này được thiết kế cho các loại thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN thì nhìn chung cách tiếp cận được mô tả có thể áp dụng được cho các loại thực phẩm được sản xuất từ thực vật đã bị thay đổi bằng các kỹ thuật khác.
8. Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Thực vật có tái tổ hợp ADN (recombinant-DNA plant)
Thực vật trong đó vật liệu di truyền đã bị thay đổi bằng kỹ thuật axit nucleic in vitro, bao gồm tái tổ hợp axit deoxyribonucleic (ADN) và được bơm trực tiếp vào tế bào hoặc bào quan.
2.2
Thực vật bình thường (conventional counterpart)
Giống thực vật có liên quan, các sản phẩm hoặc các thành phần của nó đã thiết lập an toàn dựa trên việc sử dụng thông thường làm thực phẩm1).
3 Giới thiệu đánh giá an toàn thực phẩm
9. Theo truyền thống, các giống cây trồng dùng làm thực phẩm mới chưa được đánh giá một cách hệ thống về hóa học, độc tính hoặc dinh dưỡng trước khi đưa ra thị trường, ngoại trừ các loại thực phẩm dành cho các nhóm cụ thể, ví dụ trẻ nhỏ, mà thực phẩm có thể chiếm một phần đáng kể trong chế độ ăn uống. Vì vậy, các giống mới của ngô, đậu tương, khoai tây và các thực vật dùng làm thực phẩm phổ biến khác được đánh giá bởi các nhà lai tạo về đặc điểm nông học và kiểu hình, nhưng nhìn chung, các loại thực phẩm được sản xuất từ các giống cây trồng mới như vậy không phải chịu các quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt và có phạm vi rộng, bao gồm các nghiên cứu độc tính đã được xác nhận giá trị sử dụng trên động vật thử nghiệm, các hóa chất đặc thù như phụ gia thực phẩm hoặc chất gây ô nhiễm có thể có mặt trong thực phẩm.
10. Việc sử dụng các mô hình động vật để đánh giá tác động của các độc tố là một thành phần quan trọng nhất trong việc đánh giá nguy cơ của nhiều hợp chất, ví dụ thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các chất được kiểm tra đã được mô tả rõ ràng, đã biết độ tinh khiết, không có giá trị dinh dưỡng đặc biệt nào và mức độ tác động đến cơ thể người thường là thấp. Do đó, đưa vào thức ăn chăn nuôi các hợp chất như vậy ở một khoảng liều lượng cao hơn nhiều so với mức tác động lên cơ thể người, nhằm xác định bất kỳ tác động bất lợi tiềm tàng và đáng kể nào đối với sức khỏe của con người. Như vậy, trong hầu hết các trường hợp có thể để đánh giá được mức tác động mà ở mức đó không thấy có các hậu quả bất lợi và sử dụng các hệ số an toàn thích hợp để thiết lập mức ăn vào an toàn.
11. Các nghiên cứu trên động vật không thể dễ dàng áp dụng để thử nghiệm các nguy cơ liên quan đến toàn bộ thực phẩm, thực phẩm là hỗn hợp các hợp chất phức tạp và thường được đặc trưng bởi sự dao động lớn về thành phần và giá trị dinh dưỡng. Thức ăn chăn nuôi nhiều chất xơ và gây cảm giác no, nên thường chỉ được cung cấp cho động vật với số lượng ít hơn nhiều so với số lượng có trong khẩu phần ăn của người. Ngoài ra, để tránh tác động bất lợi không liên quan trực tiếp với bản thân nguyên vật liệu, khi tiến hành nghiên cứu trên động vật nhằm kiểm tra thực phẩm, phải kiểm tra một trong số các yếu tố then chốt đó là giá trị dinh dưỡng và sự cân bằng khẩu phần ăn được sử dụng. Việc phát hiện bất kỳ tác động tiềm ẩn bất lợi nào và mối liên quan của tác động tiềm ẩn bất lợi này đến tính chất riêng của thực phẩm có thể rất khó khăn. Nếu đặc tính của thực phẩm cho thấy các dữ liệu hiện có là không đủ để đánh giá sự an toàn một cách kỹ lưỡng thì cần thiết lập nghiên cứu phù hợp trên động vật trên toàn bộ thực phẩm, cần cân nhắc thêm khi quyết định về sự cần thiết nghiên cứu trên động vật đó là việc đưa động vật thí nghiệm vào nghiên cứu như vậy có phù hợp hay không, nếu khả năng thu được thông tin có ý nghĩa là không nhiều.
12. Do những khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp kiểm tra độc tính truyền thống và đánh giá tổng thể các nguy cơ liên quan đến thực phẩm, cần có một phương pháp định hướng rõ hơn để đánh giá sự an toàn các loại thực phẩm được sản xuất bằng thực vật có tái tổ hợp ADN. Vấn đề này đã được giải quyết bằng cách xây dựng một phương pháp đa lĩnh vực để đánh giá sự an toàn, có tính đến các tác động dự kiến và những thay đổi thấy được ngoài ý muốn, mà có thể xảy ra trong động vật hoặc sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, kết hợp sử dụng các khái niệm tương đương.
13. Khái niệm tương đương là một bước quan trọng trong quá trình đánh giá an toàn. Tuy nhiên, không phải là đánh giá an toàn của chính nó; thay vào đó là thể hiện điểm khởi đầu được sử dụng để xây dựng việc đánh giá an toàn của một thực phẩm mới liên quan đến thực vật bình thường. Khái niệm này được sử dụng để nhận diện các điểm tương đồng và khác biệt giữa thực phẩm mới và thực vật bình thường2). Khái niệm này hỗ trợ việc nhận diện các vấn đề an toàn, dinh dưỡng và được coi là chiến lược thích hợp nhất cho đến nay để đánh giá an toàn các loại thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN. Việc đánh giá an toàn được thực hiện theo cách này không ngụ ý sự an toàn tuyệt đối của sản phẩm mới; tập trung vào đánh giá an toàn đối với sự khác biệt bất kỳ nào được xác định sao cho sự an toàn của sản phẩm mới có thể được coi là tương đối so với sản phẩm bình thường.
3.1 Tác động ngoài ý muốn
14. Để đạt được mục tiêu đưa ra đặc điểm cụ thể (kết quả như dự định) đối với thực vật bằng việc chèn các trình tự ADN xác định, những đặc điểm mới bổ sung hoặc sẵn có trong một số trường hợp có thể bị mất hoặc bị biến đổi (tác động ngoài ý muốn). Sự xuất hiện tiềm ẩn của các tác động ngoài ý muốn không giới hạn việc sử dụng các kỹ thuật axit nucleicin vitro (trong ống nghiệm) mà đó là hiện tượng thông thường có thể xảy ra trong nhân giống thông thường cũng như kết hợp tốt với việc sử dụng các kỹ thuật trợ giúp sinh sản hiện hành. Các tác động ngoài ý muốn có thể có lợi, có hại hoặc không rõ ràng đối với sức khỏe của thực vật hoặc an toàn của thực phẩm được sản xuất từ thực vật. Tác động ngoài ý muốn ở thực vật có tái tổ hợp ADN cũng có thể phát sinh qua việc chèn các trình tự ADN và/hoặc chúng có thể phát sinh thông qua sinh sản thông thường của thực vật có tái tổ hợp ADN. Đánh giá an toàn cần bao gồm dữ liệu và thông tin để giảm khả năng thực phẩm được sản xuất từ thực vật tái tổ hợp ADN có thể có tác động ngoài ý muốn gây bất lợi đến sức khỏe con người.
15. Các tác động ngoài ý muốn có thể là do việc chèn ngẫu nhiên các trình tự ADN vào hệ gen thực vật có thể gây ra sự gián đoạn hoặc bất hoạt các gen hiện có, kích hoạt các gen nằm im hoặc biến đổi trình tự gen hiện có. Các tác động ngoài ý muốn cũng có thể dẫn đến sự hình thành các dạng chuyển hóa mới hoặc thay đổi các chất chuyển hóa. Ví dụ: biểu hiện của các enzym ở mức cao có thể làm phát sinh các thay đổi hoặc hiệu ứng sinh hóa thứ cấp trong đường trao đổi chất và/hoặc thay các mức của chất chuyển hóa bị thay đổi.
16. Các tác động ngoài ý muốn do biến đổi di truyền có thể được chia thành hai nhóm: nhóm có thể dự đoán được và những nhóm “ngoài dự đoán”. Nhiều tác động ngoài ý muốn phần lớn có thể dự đoán được dựa trên kiến thức của tính trạng được chèn vào và các kết nối chuyển hóa của nó hoặc của vị trí chèn. Do thông tin mở rộng về bộ gen thực vật và tính đặc hiệu về vật liệu di truyền được đưa vào bằng các kỹ thuật tái tổ hợp ADN tăng so với các hình thức nhân giống cây trồng khác, nên có thể dễ dàng dự đoán các tác động ngoài ý muốn của một biến đổi cụ thể. Các kỹ thuật phân tử sinh học và sinh hóa cũng có thể được sử dụng để phân tích những thay đổi tiềm ẩn ở mức phiên mã gen và truyền tin mà có thể dẫn đến các tác động ngoài ý muốn.
17. Đánh giá an toàn đối với thực phẩm được sản xuất từ thực vật tái tổ hợp ADN liên quan đến các phương pháp nhận diện, phát hiện những tác động ngoài ý muốn, các quy trình đánh giá sinh học của chúng và tác động tiềm ẩn đối với an toàn thực phẩm. Để đánh giá các tác động ngoài ý muốn cần có những dữ liệu và thông tin đa dạng nhất, bởi vì không có thử nghiệm riêng lẻ nào có thể phát hiện tất cả những hậu quả không mong muốn khả quan hoặc xác lập mức độ chắc chắn của những tác động liên quan đến sức khỏe con người. Những dữ liệu và thông tin này, khi được xem xét toàn diện cung cấp sự đảm bảo rằng thực phẩm dường như không có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của người. Các đánh giá về các tác động ngoài ý muốn có tính đến các đặc tính nông học/kiểu hình của thực vật thường được các nhà lai tạo quan sát thấy trong việc lựa chọn các giống mới cho thương mại hóa. Những đánh giá này cung cấp sàng lọc đầu tiên về các thực vật có tái tổ hợp ADN có các đặc điểm không mong muốn. Các giống mới đáp ứng quá trình sàng lọc này được đánh giá an toàn như như trong Điều 4 và Điều 5.
3.2 Khung đánh giá an toàn thực phẩm
18. Đánh giá an toàn của thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN tuân theo quá trình từng bước giải quyết các yếu tố liên quan bao gồm:
A) Mô tả chung về thực vật có tái tổ hợp ADN;
B) Mô tả cây chủ và việc sử dụng nó trong sản xuất thực phẩm;
C) Mô tả các sinh vật cho;
D) Mô tả các biến đổi di truyền;
E) Xác định đặc tính của biến đổi di truyền;
F) Đánh giá an toàn:
a) các chất được biểu hiện (các chất không phải axit nucleic);
b) phân tích thành phần của các hợp phần chính;
c) đánh giá các chất chuyển hóa;
d) chế biến thực phẩm;
e) dự kiến biến đổi dinh dưỡng; và
G) Các xem xét khác.
19. Trong một số trường hợp, các đặc điểm của sản phẩm có thể yêu cầu phải xây dựng thêm dữ liệu và thông tin để giải quyết các vấn đề cho sản phẩm đang được xem xét.
20. Các thực nghiệm nhằm xây dựng dữ liệu để đánh giá an toàn cần được thiết kế và thực hiện phù hợp với các khái niệm và nguyên tắc khoa học đúng đắn và Thực hành Phòng thí nghiệm Tốt, khi thích hợp. Các dữ liệu ban đầu cần có sẵn để cho các cơ quan quản lý theo yêu cầu. Dữ liệu thu được bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học và phân tích bằng kỹ thuật thống kê thích hợp. Độ nhạy của tất cả các phương pháp phân tích cần được ghi lại.
21. Mục tiêu của mỗi đánh giá an toàn là cung cấp sự bảo đảm, với kiến thức khoa học có sẵn tốt nhất, rằng thực phẩm không gây hại khi được chuẩn bị, sử dụng và/hoặc được ăn theo mục đích sử dụng. Điểm kết thúc dự kiến của đánh giá như vậy sẽ đưa ra kết luận về thực phẩm mới có an toàn như thực vật bình thường hay không có tính đến tác động của chế độ ăn với mọi sự thay đổi về thành phần hoặc giá trị dinh dưỡng. Do đó, về bản chất, kết quả của quá trình đánh giá về tính an toàn là để xác định rõ sản phẩm đang được xem xét theo cách để cho các nhà quản lý nguy cơ xác định xem có cần có biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và nếu vậy cần cung cấp đủ tài liệu đề đưa ra quyết định phù hợp về vấn đề này.
4.1 Mô tả chung về thực vật có tái tổ hợp ADN
22. Cần được cung cấp bản mô tả về thực vật có tái tổ hợp ADN để đánh giá an toàn. Bản mô tả này mô tả phải nhận diện cây trồng, các sự kiện chuyển đổi được xem xét kiểu loại và mục đích của biến đổi. Bản mô tả này phải đủ để giúp hiểu được bản chất của thực phẩm được gửi để đánh giá an toàn.
4.2 Mô tả thực vật chủ và sử dụng chúng làm thực phẩm
23. Cần cung cấp bản mô tả toàn diện về thực vật chủ. Các dữ liệu và thông tin cần thiết phải bao gồm, nhưng không giới hạn như sau:
A) tên thường gọi hoặc tên thông thường; tên khoa học và phân loại;
B) lịch sử phát triển thông qua nhân giống, cụ thể là các tính trạng có thể nhận diện mà có thể tác động bất lợi đến sức khỏe con người;
C) thông tin về kiểu gen và kiểu hình của thực vật chủ có liên quan đến tính an toàn của nó, bao gồm tính độc bất kỳ hoặc dị ứng đã biết; và
D) lịch sử sử dụng an toàn để dùng làm thực phẩm.
24. Thông tin về kiểu hình có liên quan cần được cung cấp không chỉ cho các thực vật chủ, mà còn cho các loài thực vật có liên quan và với các thực vật đã tạo ra hoặc có thể đóng góp đáng kể vào nguồn gốc di truyền của cây chủ.
25. Lịch sử sử dụng có thể bao gồm thông tin về cách các loại thực vật thường được canh tác, quá trình vận chuyển và bảo quản, cho dù có cần cách chế biến đặc biệt để thực vật an toàn cho tiêu thụ và vai trò bình thường của thực vật trong chế độ ăn (ví dụ: một phần của thực vật được sử dụng làm thực phẩm, cho dù việc tiêu thụ là quan trọng trong các phân nhóm dân cư cụ thể, tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đa lượng hoặc vi lượng góp cho chế độ ăn uống cũng cần được xem xét).
26. Cần cung cấp thông tin về các sinh vật cho và khi thích hợp và các loài có liên quan khác. Điều này đặc biệt quan trọng để xác định xem các sinh vật cho hoặc các sinh vật khác có cùng một họ thể hiện các đặc tính tự nhiên gây bệnh hoặc sinh ra độc tố hoặc có các đặc tính khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không (ví dụ: có mặt các chất kháng dinh dưỡng). Việc mô tả các sinh vật cho cần bao gồm:
A) tên thông thường hoặc tên thường gọi;
B) tên khoa học;
C) phân loại;
D) thông tin về lịch sử tự nhiên liên quan đến an toàn thực phẩm;
E) thông tin về các chất độc xuất hiện tự nhiên, chất kháng dinh dưỡng và chất gây dị ứng; đối với vi sinh vật, thông tin bổ sung về khả năng gây bệnh và mối quan hệ với các tác nhân gây bệnh đã biết; và
F) thông tin về việc sử dụng quá khứ và hiện tại, nếu có, trong các nguồn cung cấp thực phẩm và phương thức phơi nhiễm ngoài mục đích sử dụng thực phẩm (ví dụ, có thể có mặt như chất gây ô nhiễm).
27. Cần cung cấp đầy đủ thông tin về biến đổi di truyền để cho phép nhận diện tất cả các vật liệu di truyền có thể truyền sang thực vật chủ và để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc phân tích dữ liệu hỗ trợ mô tả đặc điểm của AND được chèn vào thực vật.
28. Mô tả quá trình chuyển đổi cần bao gồm:
A) thông tin về phương pháp luận cụ thể được sử dụng để chuyển đổi (ví dụ: chuyển đổi qua trung gian Agrobacterium);
B) thông tin về ADN được sử dụng để biến đổi thực vật (ví dụ: plasmid hỗ trợ), nếu thích hợp, bao gồm cả nguồn (ví dụ: thực vật, vi khuẩn, virus, tổng hợp), nhận diện và chức năng mong muốn trong thực vật; và
C) sinh vật chủ trung gian bao gồm các sinh vật (ví dụ: vi khuẩn) được sử dụng để sản xuất hoặc xử lý ADN để biến đổi của sinh vật chủ.
29. Cần cung cấp thông tin về ADN đưa vào được đưa vào, bao gồm:
A) đặc tính của tất cả các thành phần di truyền, bao gồm các gen đánh dấu, các gen vector, các yếu tố điều chỉnh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến chức năng của ADN;
B) kích cỡ và dữ liệu nhận dạng;
C) vị trí và hướng của trình tự trong vector/cấu trúc cuối cùng; và
D) chức năng.
4.5 Đặc trưng của biến đổi di truyền
30. Để cung cấp sự hiểu biết rõ ràng về tác động lên thành phần và an toàn của thực phẩm được sản xuất từ các thực vật có tái tổ hợp ADN, cần mô tả đặc trưng phân tử và sinh hóa toàn diện của biến đổi gen.
31. Cần cung cấp thông tin về việc chèn vào bộ gen thực vật; thông tin phải bao gồm:
A) đặc điểm và mô tả các vật liệu di truyền được chèn vào;
B) số lượng các vị trí chèn;
C) cấu tạo của các vật liệu di truyền chèn tại mỗi vị trí bao gồm số lượng bản sao, dữ liệu trình tự của vật liệu chèn và vùng xung quanh, đủ đề nhận diện các chất bất kỳ được thể hiện như kết quả của vật liệu chèn hoặc khi thích hợp hơn thì nêu các thông tin khác như phân tích bản sao (phiên mã) hoặc biểu thị các sản phẩm để nhận diện chất mới bất kỳ có thể có trong thực phẩm; và
D) dữ liệu nhận diện về khung đọc mở bất kỳ nào trong ADN được chèn vào hoặc được tạo bởi các lần chèn ADN gen thực vật bao gồm cả những ADN có thể tạo ra các protein kết hợp.
32. Cần cung cấp thông tin về chất mới bất kỳ trong thực vật có tái tổ hợp ADN; thông tin này bao gồm:
A) thông tin về các sản phẩm gen (ví dụ: protein hoặc ARN chưa được dịch chuyển);
B) chức năng của sản phẩm gen;
C) mô tả kiểu hình của các tính trạng mới;
D) mức độ và vị trí biểu hiện trên thực vật của sản phẩm gen đã biểu hiện và mức độ trao đổi của nó trong thực vật, đặc biệt là trong các phần ăn được; và
E) khi có thể, số lượng sản phẩm gen đích nếu chức năng của các biểu hiện trình tự/gen là để thay đổi sự tích lũy của một mARN nội sinh hoặc protein đặc hiệu.
33. Ngoài ra, cần cung cấp thông tin nhằm mục đích:
A) chứng minh liệu sự sắp xếp của vật liệu di truyền được sử dụng để chèn đã được lưu giữ hoặc liệu có xuất hiện sự sắp xếp lại đáng kể khi tích hợp:
B) chứng minh liệu các biến đổi có chủ ý được thực hiện đối với trình tự axit amin biểu hiện protein có gây ra biến đổi sau dịch mã hay không hoặc có ảnh hưởng đến các vị trí đặc biệt quan trọng đối với cấu trúc hoặc chức năng của protein hay không:
C) chứng minh hiệu quả mong muốn của việc biến đổi di truyền có đạt được hay không và tất cả các tính trạng biểu hiện được thể hiện và di truyền ổn định qua nhiều thế hệ phù hợp với luật di truyền. Có thể cần kiểm tra tính di truyền của ADN được chèn hoặc biểu hiện của ARN tương ứng nếu không thể đo trực tiếp các đặc tính kiểu hình;
D) chứng minh liệu các tính trạng mới được thể hiện như dự kiến hay không trong các mô thích hợp và các mức là phù hợp với các trình tự quy định liên quan đến việc điều khiển sự biểu hiện của gen tương ứng:
E) chỉ ra sự hiện diện của bất kỳ bằng chứng nào cho thấy rằng một hoặc vài gen trong thực vật chủ đã bị tác động bởi quá trình biến đổi, và
F) xác nhận các dữ liệu nhận diện và tính chất biểu hiện của bất kỳ protein tổng hợp mới nào.
4.5.1 Các chất được thể hiện (các chất không phải là axit nucleic)
Đánh giá độc tính có thể xảy ra
34. Các kỹ thuật axit nucleic invitro cho phép đưa ADN vào mà có thể dẫn đến tổng hợp các chất mới trong thực vật có tái tổ hợp ADN. Các chất mới có thể là các thành phần thông thường của thực phẩm được sản xuất từ thực vật, như protein, chất béo, carbohydrat, vitamin mới lạ trong thực vật có tái tổ hợp ADN. Các chất mới cũng có thể bao gồm các chất chuyển hóa phát sinh từ hoạt động của các enzym được tạo ra bởi sự biểu hiện của ADN được đưa vào.
35. Việc đánh giá an toàn cần tính đến bản chất hóa học và chức năng của chất mới biểu hiện và việc nhận diện nồng độ của chất trong các phần ăn được của thực vật có tái tổ hợp ADN, bao gồm các biến thể và giá trị trung bình. Phơi nhiễm chế độ ăn hiện hành và các tác động có thể xảy ra đối với các nhóm dân cư cũng cần được xem xét.
36. Thông tin cần được cung cấp để đảm bảo rằng các gen mã hóa các chất độc hoặc chất kháng dinh dưỡng đã biết có mặt trong sinh vật cho không được chuyển sang thực vật có tái tổ hợp ADN mà thường không biểu hiện các tính độc hoặc kháng dinh dưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN được xử lý khác với sinh vật cho, vì các kỹ thuật chế biến thực phẩm thông thường liên quan đến các sinh vật cho có thể bất hoạt, làm suy giảm hoặc loại các chất kháng dinh dưỡng hoặc các chất độc.
37. Vì những lý do được nêu trong Điều 3, mà các nghiên cứu độc tính bình thường có thể không được coi là cần thiết khi chất hoặc chất có liên quan chặt chẽ đã tính đến chức năng và phơi nhiễm của nó được tiêu thụ an toàn trong thực phẩm. Trong các trường hợp khác, có thể cần có các nghiên cứu độc tính thông thường thích hợp hoặc các nghiên cứu khác về chất mới.
38. Trong trường hợp của các protein, đánh giá độc tính tiềm ẩn cần tập trung vào tính tương đồng trình tự axit amin giữa protein và các độc tố protein đã biết cũng như tính ổn định với nhiệt hoặc quá trình chế biến và mức độ suy giảm trong hệ thống đường ruột và dạ dày. Các nghiên cứu độc tính3) có thể cần phải được thực hiện trong trường hợp protein có trong thực phẩm không giống với protein đã được tiêu thụ an toàn trong thực phẩm và có tính đến chức năng sinh học trong thực vật đã biết.
39. Độc tính tiềm ẩn các chất không phải protein không được tiêu thụ an toàn trong thực phẩm cần được đánh giá cho từng trường hợp tùy thuộc vào đặc điểm nhận diện và chức năng sinh học trong thực vật của chất và phơi nhiễm qua chế độ ăn. Loại nghiên cứu được thực hiện có thể bao gồm các nghiên cứu về chuyển hóa, độc lực học, độc tính bán mãn tính, độc tính mãn tính/khả năng gây ung thư, sinh sản và độc tính phát triển theo cách tiếp cận độc tính truyền thống.
40. Đánh giá độc tính tiềm ẩn có thể yêu cầu phân lập của chất mới từ tái tổ hợp ADN, hoặc tổng hợp hoặc sản xuất chất từ nguồn thay thế, trong trường hợp đó, vật liệu cần được chứng minh là có tính sinh hóa, cấu trúc và chức năng tương đương với sản phẩm được sản xuất trong thực vật có tái tổ hợp ADN.
4.5.2 Đánh giá khả năng gây dị ứng (protein)
41. Khi các protein thu được từ gen được chèn vào có mặt trong thực phẩm cần đánh giá khả năng gây dị ứng tiềm ẩn trong mọi trường hợp. Cách tiếp cận tích hợp từng bước được sử dụng trong đánh giá tiềm năng tính gây dị ứng của protein mới được biểu hiện cần dựa trên các tiêu chí khác nhau được sử dụng kết hợp (vì không có một tiêu chí riêng lẻ nào là đủ để dự đoán về dị ứng hoặc không gây dị ứng). Như đã nêu trong đoạn 20 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này, dữ liệu cần thu được bằng phương pháp khoa học. Chi tiết về các vấn đề cần xem xét có thể tìm thấy trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này4).
42. Các protein mới biểu hiện trong thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN cần được đánh giá về bệnh lý nhạy với gluten, nếu vật liệu di truyền được đưa vào có nguồn gốc từ lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch, hoặc ngũ cốc ngũ cốc có liên quan.
43. Việc chuyển các gen từ các loại thực phẩm gây dị ứng thông thường và từ các loại thực phẩm được biết đến gây bệnh mẫn cảm với gluten ở những người nhạy cảm nên tránh, trừ khi đã được ghi nhận rằng gen được truyền không mã hóa cho chất gây dị ứng hoặc cho một protein liên quan đến bệnh đường ruột mẫn cảm với gluten.
4.5.3 Phân tích thành phần của các hợp phần chính
44. Việc phân tích nồng độ của các thành phần chính5) của thực vật có tái tổ hợp ADN và đặc biệt là những thành phần điển hình của thực phẩm cần được so sánh bằng phân tích tương đương của một thực vật bình thường được trồng và thu hoạch trong các điều kiện tương tự. Trong một số trường hợp, có thể cần so sánh tiếp với thực vật có tái tổ hợp ADN được trồng trong các điều kiện dự kiến (ví dụ: áp dụng thuốc diệt cỏ). Ý nghĩa thống kê của bất kỳ sự khác biệt quan sát thấy nào, cần được đánh giá trong phạm vi biến động tự nhiên của thông số đó nhằm xác định ý nghĩa sinh học của chúng. Các so sánh được sử dụng trong đánh giá này tốt nhất là dòng bố mẹ gây bệnh gần. Trong thực tế, điều này có thể không khả thi ở tất cả các lần đánh giá, trong trường hợp đó nên chọn càng giống các thực vật bình thường càng tốt. Mục đích của so sánh này, kết hợp với đánh giá phơi nhiễm khi cần thiết, là để thiết lập các chất quan trọng về dinh dưỡng hoặc chất có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đã không bị thay đổi theo cách thức sẽ có tác động xấu đến sức khỏe con người.
45. Vị trí của các khu vực thử nghiệm phải đại diện cho một loạt các điều kiện môi trường ở cây giống được trồng, số lượng vị trí thử nghiệm phải đủ để cho phép đánh giá chính xác đặc điểm thành phần trong dải này. Tương tự, các thử nghiệm cần được tiến hành trên một số lượng đủ của các thế hệ để cho phép tiếp xúc đầy đủ với các điều kiện gặp phải trong tự nhiên. Để giảm thiểu tác động môi trường và để giảm bất kỳ ảnh hưởng nào từ sự biến đổi kiểu gen tự nhiên trong một giống cây trồng thì mỗi vị trí thử nghiệm cần được lặp lại. Cần lấy đủ các mẫu thực vật và các phương pháp phân tích phải đủ nhạy đủ đặc trưng để phát hiện các biến thể trong các thành phần chính.
4.5.4 Đánh giá các chất chuyển hóa
46. Một số thực vật có tái tổ hợp ADN có thể đã được biến đổi theo cách mà có thể dẫn đến các mức mới hoặc đã bị thay đổi của các chất chuyển hóa khác nhau trong thực phẩm, cần xem xét đến khả năng tích tụ các chất chuyển hóa trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Việc đánh giá an toàn của các thực vật đó đòi hỏi phải điều tra dư lượng và các mức chất chuyển hóa trong thực phẩm và đánh giá sự thay đổi bất kỳ về dinh dưỡng. Khi nhận diện có dư lượng hoặc mức chất chuyển hóa đã thay đổi trong thực phẩm thì cần xem xét đến các tác động tiềm ẩn đến sức khỏe con người bằng các quy trình thông thường để thiết lập sự an toàn của các chất chuyển hóa đó (ví dụ: các quy trình đánh giá an toàn của các hóa chất có trong thực phẩm đối với người).
4.5.5 Chế biến thực phẩm
47. Cần xem xét các tác động tiềm ẩn của chế biến thực phẩm, bao gồm chuẩn bị tại nhà, trên các loại thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN. Ví dụ, sau khi chế biến có thể xảy ra sự thay đổi các chỉ số bền nhiệt của các chất độc nội sinh hoặc về sinh khả dụng của một chất dinh dưỡng quan trọng. Do đó, cần cung cấp thông tin mô tả các điều kiện chế biến đã áp dụng trong sản xuất thực phẩm này. Ví dụ, đối với dầu thực vật, cần cung cấp thông tin về quá trình chiết và các bước tinh luyện tiếp theo bất kỳ.
4.5.6 Biến đổi dinh dưỡng
48. Việc đánh giá những thay đổi thành phần của chất dinh dưỡng chính cần được tiến hành đối với tất cả các thực vật có tái tổ hợp ADN đã được thực hiện theo “các phân tích thành phần của các hợp phần chính”. Tuy nhiên, thực phẩm có nguồn gốc từ các thực vật có tái tổ hợp ADN đã được biến đổi chủ định về chất lượng dinh dưỡng hoặc chức năng cần phải được đánh giá dinh dưỡng bổ sung để đánh giá tiếp những thay đổi và để biết liệu các chất dinh dưỡng có khả năng bị thay đổi do việc đưa các loại thực phẩm đó vào cung cấp hay không. Chi tiết của các vấn đề cần được xem xét có thể được tìm thấy trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
49. Thông tin về các mô hình đã biết về sử dụng và tiêu thụ thực phẩm và các dẫn xuất của chúng cần được sử dụng để ước tính lượng ăn vào của thực phẩm từ thực vật có tái tổ hợp ADN. Lượng ăn vào dự kiến của thực phẩm cần được sử dụng để đánh giá các ứng dụng dinh dưỡng của mô hình dinh dưỡng đã biến đổi cả ở mức thông thường và mức tối đa tiêu thụ. Dựa trên ước tính về mức tiêu thụ cao nhất có thể đảm bảo rằng tiềm năng đối với tác động dinh dưỡng bất kỳ không mong muốn cũng được phát hiện. Cần chú ý đến các đặc điểm sinh lý cụ thể và các yêu cầu trao đổi chất của các nhóm dân cư cụ thể như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính hoặc hệ miễn dịch bị tổn hại. Dựa trên phân tích tác động dinh dưỡng và nhu cầu chế độ ăn của các nhóm dân cư cụ thể, có thể cần đến các đánh giá bổ sung về dinh dưỡng: Điều quan trọng là để xác định mức mà chất dinh dưỡng được biến đổi có sinh khả dụng hay không và ổn định theo thời gian, chế biến và bảo quản.
50. Việc sử dụng giống cây trồng, bao gồm cả kỹ thuật axit nucleic invitro, để thay đổi mức dinh dưỡng trong cây trồng có thể dẫn đến những thay đổi lớn đối về dinh dưỡng theo hai cách. Biến đổi có chủ định trong các thành phần thực vật có thể thay đổi hồ sơ dinh dưỡng tổng thể của sản phẩm thực vật và thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người tiêu thụ thực phẩm. Những thay đổi ngoài dự định trong các chất dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng tương tự. Mặc dù các thành phần thực vật có tái tổ hợp ADN có thể được đánh giá riêng là an toàn, nhưng tác động về sự thay đổi trên toàn bộ cấu trúc dinh dưỡng cần được xác định.
51. Khi biến đổi dẫn đến trong một sản phẩm thực phẩm có thành phần khác biệt so với thực vật bình thường, có thể thích hợp để sử dụng bổ sung các thực phẩm thông thường hoặc các thành phần thực phẩm khác (ví dụ: thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm có thành phần dinh dưỡng gần với thành phần của thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN) làm so sánh để đánh giá tác động dinh dưỡng của thực phẩm.
52. Do có sự khác nhau về mặt địa lý và văn hóa tiêu dùng thực phẩm, mà những thay đổi dinh dưỡng đối với một thực phẩm cụ thể có thể có tác động khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau hoặc giữa một số dân cư khác nhau. Một số thực phẩm được sản xuất từ thực vật là nguồn chất dinh dưỡng chủ yếu cho một số quần thể dân cư. Cần xác định dinh dưỡng và dân cư bị ảnh hưởng.
53. Một số loại thực phẩm có thể yêu cầu thử nghiệm bổ sung, ví dụ, các nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi có thể được bảo đảm cho thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN nếu những thay đổi về sinh khả dụng của chất dinh dưỡng như dự kiến hoặc nếu thành phần không thể so sánh với thực phẩm thông thường. Ngoài ra, thực phẩm vì mục đích sức khỏe có thể yêu cầu có các nghiên cứu dinh dưỡng, nghiên cứu độc tính cụ thể hoặc thích hợp khác. Nếu đặc tính của thực phẩm cho thấy các dữ liệu có sẵn là không đủ để đánh giá an toàn một cách kỹ lưỡng thì có thể yêu cầu các nghiên cứu trên động vật được thiết kế phù hợp trên toàn bộ thực phẩm.
5.1 Khả năng tích lũy các chất liên quan đến sức khỏe con người
54. Một số thực vật có tái tổ hợp ADN có thể biểu hiện các tính trạng (ví dụ: khả năng chịu được thuốc diệt cỏ) có thể gián tiếp dẫn đến khả năng tích lũy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất chuyển hóa bị biến đổi của các dư lượng, các chất chuyển hóa độc, chất ô nhiễm hoặc các chất khác có liên quan đến sức khỏe con người. Đánh giá an toàn cần tính đến các thay đổi này và những thay đổi này cần được nhận diện và cần xem xét đối với các tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe con người bằng quy trình thông thường để thiết lập tính an toàn.
5.2 Sử dụng các gen đánh dấu kháng kháng sinh
55. Các công nghệ chuyển đổi thay thế không tạo ra các gen đánh dấu kháng kháng sinh trong thực phẩm cần được sử dụng trong sự phát triển tương lai của các thực vật có tái tổ hợp ADN, nơi mà các công nghệ đó có sẵn và được chứng minh là an toàn.
56. Chuyển gen từ thực vật và sản phẩm thực phẩm của chúng đến vi sinh vật hoặc tế bào của người ít khi xảy ra vì rất phức tạp. Tuy nhiên, khả năng xảy ra các sự kiện như vậy không thể được bỏ qua hoàn toàn6).
57. Khi đánh giá an toàn của thực phẩm có chứa gen kháng kháng sinh, cần xem xét đến các yếu tố sau đây:
A) việc sử dụng thuốc thú y, lâm sàng và và tầm quan trọng của kháng sinh được quan tâm;
(Một số thuốc kháng sinh cụ thể là thuốc duy nhất có sẵn để điều trị một số tình trạng lâm sàng (ví dụ: vancomycin để sử dụng trong điều trị nhiễm trùng tụ cầu). Các gen đánh dấu mã hóa kháng kháng sinh như vậy không nên sử dụng trong các thực vật có tái tổ hợp ADN).
B) sự có mặt trong thực phẩm của enzym hoặc protein được mã hóa bởi gen kháng kháng sinh có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, và
(Đánh giá này cần cung cấp ước tính số lượng kháng sinh qua đường uống có thể bị phân hủy do enzym trong thực phẩm, có tính đến các yếu tố như liều kháng sinh, lượng enzym có trong thực phẩm sau khi tiếp xúc với các điều kiện tiêu hóa, bao gồm điều kiện trung tính hoặc kiềm trong dạ dày và nhu cầu về các đồng yếu tố của enzym (ví dụ: ATP) về hoạt độ enzym và nồng độ ước tính của các yếu tố đó trong thực phẩm.)
C) độ an toàn của sản phẩm gen, như trường hợp của bất kỳ sản phẩm gen nào khác được thể hiện.
58. Nếu đánh giá dữ liệu và thông tin cho thấy việc có mặt của gen hoặc sản phẩm gen kháng kháng sinh có mối nguy đối với sức khỏe con người thì gen hoặc sản phẩm gen đánh dấu không nên có mặt trong thực phẩm. Các gen kháng kháng sinh được sử dụng trong sản xuất thực phẩm mã hóa tính kháng với kháng sinh không nên có mặt trong thực phẩm.
5.3 Xem xét các đánh giá an toàn
59. Mục đích của đánh giá an toàn là kết luận liệu thực phẩm mới có an toàn như thực phẩm thông thường hay không có tính đến tác động của chế độ ăn đối với thay đổi bất kỳ về hàm lượng hoặc giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, đánh giá an toàn cần được xem xét lại theo thông tin khoa học mới về kết luận đánh giá an toàn ban đầu.
A.1 Giới thiệu
1. Tất cả các protein mới được biểu hiện7) trong các thực vật có tái tổ hợp ADN có thể có mặt trong thực phẩm cuối cùng cần được đánh giá khả năng gây ra các phản ứng dị ứng. Điều này cần bao gồm xem xét liệu một protein mới được biểu hiện có khả năng gây dị ứng cho người không cũng như liệu một loại protein mới được dùng làm thực phẩm có gây ra phản ứng dị ứng ở người hay không.
2. Hiện tại, không có thử nghiệm cuối cùng nào có thể dựa vào đó để dự đoán phản ứng dị ứng ở người đối với một protein mới biểu hiện, do đó, nó được khuyến khích tích hợp từng bước theo từng trường hợp như mô tả dưới đây, để đánh giá khả năng gây dị ứng có thể có của các protein mới biểu hiện. Cách tiếp cận này có tính đến bằng chứng thu được từ một số loại thông tin và dữ liệu vì không có tiêu chí duy nhất nào là dự đoán đầy đủ.
3. Kết luận về khả năng protein là chất gây dị ứng thực phẩm là kết quả cuối cùng của việc đánh giá.
A.2 Chiến lược đánh giá
4. Các bước ban đầu khi việc đánh giá khả năng gây dị ứng của bất kỳ protein có biểu hiện mới đó là xác định: nguồn gốc protein được đưa vào; bất kỳ sự tương đồng đáng kể nào giữa trình tự axit amin của protein và trình tự axit amin của các chất gây dị ứng đã biết; và tính chất cấu trúc của chúng, bao gồm nhưng không giới hạn, tính nhạy cảm của chúng đối với sự phân hủy bởi enzym và độ bền nhiệt và/hoặc độ bền khi xử lý bằng axit và enzym.
5. Vì không có thử nghiệm đơn lẻ nào có thể dự đoán khả năng đáp ứng miễn dịch E globulin (IgE) của con người đối với phơi nhiễm qua đường miệng, bước đầu tiên để xác định đặc điểm của protein có biểu hiện mới đó là so sánh trình tự axit amin và các đặc tính hóa lý nhất định của protein có biểu hiện mới với trình tự axit amin và đặc tính hóa lý của các chất gây dị ứng đã xác định trên cơ sở các dữ liệu bằng chứng đang có. Điều này đòi hỏi tách bất kỳ protein có biểu hiện mới được tạo ra bởi thực vật có tái tổ hợp tái tổ hợp ADN, hoặc tổng hợp hay sản xuất chất từ một nguồn thay thế, trong trường hợp đó, cần chỉ ra rằng, về cấu trúc, chức năng và các tính chất sinh hóa, vật liệu thể hiện sự tương đương với vật liệu sinh ra bởi thực vật có tái tổ hợp ADN. Cần chú ý đặc biệt đến việc lựa chọn thực vật chủ thể hiện, bởi vì tiềm năng dị ứng của protein sẽ chịu tác động của các biến đổi sau dịch mã, các biến đổi này được cho phép bởi các thực vật chủ khác nhau [ví dụ: hệ nhân thật (eukaryotic) so với hệ nhân nguyên sinh (prokaryotic)].
6. Điều quan trọng là thiết lập nguồn được biết là gây phản ứng dị ứng hay không. Các gen thu được từ các nguồn gây dị ứng cần được giả định để mã hóa một chất gây dị ứng trừ khi bằng chứng khoa học chứng minh điều ngược lại.
A.3 Đánh giá ban đầu
A.3.1 Nguồn proetin
7. Là một phần của dữ liệu xác nhận sự an toàn của thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng thực vật có tái tổ hợp ADN, thông tin nên bao gồm bất kỳ báo cáo về dị ứng liên quan đến sinh vật cho. Các nguồn gen dị ứng sẽ được xác định là những sinh vật mà có bằng chứng rõ ràng về gây dị ứng bởi phản ứng của IgE (immunoglobulin E) tác động qua đường miệng, hô hấp và tiếp xúc. Kiến thức về nguồn gốc của protein đưa vào cho phép nhận biết các phương tiện và dữ liệu có liên quan, sẽ được xem xét khi đánh giá gây dị ứng. Chúng bao gồm: hiện diện của huyết thanh cho mục đích sàng lọc; dữ liệu văn bản chứng nhận về thể loại, về mức độ nghiêm trọng và về tần suất phản ứng dị ứng; đặc điểm cấu trúc và trình tự axit amin; các tính chất lý hóa và miễn dịch (nếu có) của các protein gây dị ứng đã biết từ nguồn đó.
A.3.2 Sự tương đồng của trình tự axit amin
8. Mục đích của việc so sánh sự tương đồng về trình tự là đề đánh giá mức độ mà một protein có biểu hiện mới tương tự về cấu trúc với một chất gây dị ứng đã biết. Thông tin này có thể cho khả năng kết luận liệu protein đó có khả năng gây dị ứng hay không, cần thực hiện tìm kiếm tương đồng về trình tự nhằm so sánh cấu trúc của tất cả các protein có biểu hiện mới với tất cả các chất gây dị ứng đã biết. Để dự đoán các điểm giống nhau về cấu trúc tổng thể cần tiến hành tìm kiếm bằng cách sử dụng các thuật toán khác nhau như FASTA hoặc BLASTP. Để xác định các trình tự, trong đó có thể là các yếu tố quyết định kháng nguyên (epitope) tuyến tính, cũng cần sử dụng chiến lược như tìm kiếm từng bước các đoạn axit amin giống nhau liền kề cạnh nhau. Mức độ công việc tìm kiếm axit amin liền kề phải dựa trên cơ sở lý luận hợp lý về mặt khoa học để giảm thiểu khả năng kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả8). Các quy trình đánh giá và nghiên cứu đã được xác nhận cần được sử dụng để cho các kết quả có ý nghĩa sinh học.
9. Phản ứng chéo IgE giữa protein mới được biểu hiện và chất gây dị ứng đã biết cần được xem là khả năng có thể khi có hơn 35 % giống nhau trong một phân đoạn gồm 80 axit amin trở lên (FAO/WHO 2001) hoặc các tiêu chí khoa học hợp lý khác. Tất cả các thông tin thu được từ so sánh tương đồng trình tự giữa protein mới biểu hiện và các chất gây dị ứng đã biết cần được báo cáo để cho phép đánh giá dựa trên khoa học theo từng trường hợp.
10. Việc tìm kiếm sự tương đồng trình tự có những hạn chế nhất định. Đặc biệt, các so sánh như vậy bị hạn chế bởi trình tự của các chất gây dị ứng đã biết có trong cơ sở dữ liệu công khai và trong tài liệu khoa học. Ngoài ra, việc so sánh như thế không phải lúc nào cũng phát hiện được các yếu tố quyết định kháng nguyên (epitope) không tiếp giáp, có khả năng tự liên kết với các kháng thể IgE.
11. Kết quả tìm kiếm tương đồng trình tự âm tính chỉ ra rằng, một protein có biểu hiện mới không phải là chất gây dị ứng đã biết và chưa chắc có khả năng phản ứng chéo với các chất gây dị ứng đã biết. Kết quả mà cho thấy không có sự tương đồng trình tự đáng kể, thì phải được xem xét cùng với các dữ liệu khác trình bày trong chiến lược này về việc đánh giá khả năng gây dị ứng của các protein có biểu hiện mới. Trong các trường hợp thích hợp khác, cần tiến hành các nghiên cứu bổ sung sâu hơn (xem A.4 và A.5). Kết quả tìm kiếm tương đồng trình tự dương tính chỉ ra rằng, một protein có biểu hiện mới có thể là một chất gây dị ứng. Nếu sản phẩm này cần được nghiên cứu sâu hơn, thì cần được nghiên cứu bằng cách sử dụng huyết thanh từ những người nhạy cảm với nguồn gây dị ứng đã được xác định.
A.3.3 Kháng pepsin
12. Tính kháng với phân giải pepsin đã được quan sát thấy trong một số chất gây dị ứng thực phẩm; do đó có sự tương quan giữa khả năng kháng với phân giải pepsin và khả năng gây dị ứng9). Vì vậy, tính kháng của một protein với sự suy giảm khi có mặt pepsin trong các điều kiện thích hợp cho thấy cần tiến hành phân tích sâu hơn để xác định khả năng của protein mới được thể hiện là gây dị ứng. Việc thiết lập sự nhất quán và quy trình suy giảm pepsin đã được đánh giá xác nhận có thể nâng cao tính ứng dụng của phương pháp này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc thiếu đề kháng với pepsin không loại trừ rằng protein mới được biểu hiện có thể là một chất gây dị ứng có liên quan.
13. Mặc dù quy ước kháng pepsin được khuyến cáo nhiều, nhưng phải công nhận rằng đang có các quy ước về độ nhạy cảm của các enzym khác. Có thể sử dụng các quy ước thay thế khi cung cấp bằng chứng đầy đủ10).
A.4 Sàng lọc huyết thanh đặc hiệu
14. Đối với những protein cụ thể có nguồn gốc từ nguồn gây dị ứng đã biết, hoặc nó có tương đồng trình tự với một chất gây dị ứng đã biết và trong những trường hợp khi mà có được huyết thanh tương ứng, thì cần tiến hành các thí nghiệm miễn dịch. Để kiểm tra sự liên kết đặc thù của protein với các kháng thể loại IgE trong các thử nghiệm in vitro có thể sử dụng huyết thanh từ các cá nhân bị dị ứng với nguồn protein đã được khẳng định bằng các phương pháp lâm sàng. Một vấn đề quan trọng của thử nghiệm này là sự sẵn có huyết thanh người từ số lượng cá nhân phù hợp11). Ngoài ra, để thu được kết quả thử khách quan thì chất lượng của huyết thanh và quy trình thử nghiệm phải được chuẩn hóa. Đối với protein từ các nguồn không được biết là có gây dị ứng hay không, và không có biểu hiện sự tương đồng trình tự với một chất gây dị ứng đã biết, thì có thể xem xét vấn đề tiến hành sàng lọc huyết thanh đích khi có thể tiến hành các phép thử, như được mô tả trong đoạn 17 của Phụ lục này.
15. Trong trường hợp một protein có biểu hiện mới từ một nguồn gây dị ứng đã biết thì kết quả âm tính trong thử nghiệm miễn dịch in vitro có thể không được coi là phù hợp. Nhưng có thể xem xét như một gợi ý cần tiến hành thử nghiệm bổ sung, ví dụ có thể sử dụng phép thử trên da và quy trình chuẩn ex vivo12). Kết quả dương tính trong các phép thử như thế sẽ chỉ ra chất gây dị ứng tiềm ẩn.
A.5 Các xem xét khác
16. Phơi nhiễm hoàn toàn với protein có biểu hiện mới và hậu quả của việc chế biến thực phẩm liên quan sẽ góp phần vào kết luận chung về việc protein tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người. Do đó, khi xác định phương thức chế biến để áp dụng và xác định ảnh hưởng của quá trình chế biến đối với sự hiện diện của protein trong sản phẩm thực phẩm cuối cùng, cần phải xem xét bản chất của thực phẩm sẽ sử dụng cho mục đích tiêu dùng.
17. Khi kiến thức khoa học và công nghệ phát triển, các phương pháp và công cụ khác có thể được xem xét trong việc đánh giá khả năng gây dị ứng của các protein mới được biểu hiện như một phần của chiến lược đánh giá. Những phương pháp này cần có tính khoa học và có thể bao gồm việc kiểm tra huyết thanh đích (tức là đánh giá sự liên kết với IgE trong huyết thanh của những người có phản ứng dị ứng được xác nhận lâm sàng đối với các loại thực phẩm có liên quan rộng rãi); sự phát triển của các ngân hàng huyết thanh quốc tế; sử dụng các mô hình động vật; và kiểm tra các protein mới được biểu hiện đối với các kháng nguyên (epitope) tế bào T và cấu trúc kết hợp với chất gây dị ứng.
B.1 Giới thiệu
1. Hướng dẫn chung về đánh giá an toàn thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN được cung cấp trong nội dung chính của tiêu chuẩn này. Phụ lục này đưa ra các xem xét bổ sung dành riêng cho thực phẩm biến đổi về dinh dưỡng hoặc vì lợi ích sức khỏe. Nội dung không mở rộng vượt quá đánh giá an toàn và do đó, không bao gồm việc đánh giá các lợi ích hoặc bất kỳ tuyên bố nào về sức khỏe tương ứng hoặc các biện pháp quản lý mối nguy13).
2. Các yếu tố sau xác định liệu thực vật có tái tổ hợp ADN có phải là thực vật có tái tổ hợp ADN được biến đổi vì dinh dưỡng hoặc sức khỏe hay không và như vậy trong phạm vi áp dụng của Phụ lục này:
(a) thực vật có tái tổ hợp ADN thể hiện một đặc điểm cụ thể trong phần của cây được dùng để sử dụng làm thực phẩm, và;
(b) Tính trạng là kết quả của i) việc đưa vào các chất dinh dưỡng mới hoặc các chất liên quan, hoặc ii) thay đổi về số lượng hoặc sinh khả dụng của các chất dinh dưỡng hoặc các chất liên quan, iii) loại bỏ hoặc giảm các chất không mong muốn (ví dụ: các chất gây dị ứng hoặc chất độc), hoặc iv) thay đổi các tương tác về dinh dưỡng hoặc sức khỏe của các chất này.
B.2 Thuật ngữ và định nghĩa
3. Trong Phụ lục này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
B.2.1
Chất dinh dưỡng (nutrient)14)
Chất được ăn uống bình thường như là một thành phần của thực phẩm mà:
a) cung cấp năng lượng: hoặc
b) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống: hoặc
c) thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý hoặc sinh hóa
4. Định nghĩa này được lấy từ Điều 2.5 của TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985, revised 2015), Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng.
B.3 Đánh giá an toàn thực phẩm
5. Các nguyên tắc chung của TCVN 12055:2017 (CAC/GL 9-1987, Amd. 2-1991, Rev.1-2015) Nguyên tắc chung đối với việc bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu vào thực phẩm nhìn chung có thể áp dụng cho việc đánh giá thực phẩm được sản xuất từ thực vật được sửa đổi bằng cách tăng lượng chất dinh dưỡng hoặc các chất liên quan có sẵn để hấp thụ và trao đổi chất. Khung an toàn thực phẩm được nêu trong tiêu chuẩn này15) áp dụng cho đánh giá an toàn tổng thể của một thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN được biến đổi vì lợi ích dinh dưỡng hoặc sức khỏe. Phụ lục này trình bày các xem xét bổ sung liên quan đến đánh giá an toàn thực phẩm của những loại thực phẩm đó.
6. Thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN được biến đổi vì lợi ích dinh dưỡng hoặc sức khỏe có thể có lợi cho một dân cư cụ thể, trong khi các nhóm dân cư khác có thể có mối nguy từ cùng một loại thực phẩm này16).
7. Thay vì cố gắng nhận diện mọi nguy cơ liên quan đến một loại thực phẩm cụ thể, dự định đánh giá an toàn của thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN là xác định các nguy cơ mới hoặc nguy cơ đã bị thay đổi liên quan đến các thực vật bình thường17). Vì thực vật có tái tổ hợp ADN được biến đổi vì lợi ích dinh dưỡng hoặc sức khỏe dẫn đến các sản phẩm thực phẩm có thành phần có thể khác biệt đáng kể so với các thực vật bình thường của chúng, việc chọn bộ so sánh18) là rất quan trọng đối với đánh giá an toàn được đề cập trong Phụ lục này. Những thay đổi đó được nhận diện trong thực vật đã biến đổi để có được lợi ích dinh dưỡng hoặc sức khỏe là đối tượng của đánh giá an toàn này.
8. Mức trên của lượng ăn vào đối với nhiều chất dinh dưỡng đã quy định19) có thể được xem xét, khi thích hợp. Cơ sở về nguồn gốc cũng cần được xem xét để đánh giá các tác động đến sức khỏe cộng đồng vượt quá các mức này.
9. Đánh giá an toàn của các chất có liên quan cần tuân theo cách tiếp cận theo từng trường hợp có tính đến các mức trên cũng như các giá trị khác, khi thích hợp.
10. Mặc dù ưu tiên sử dụng mức trên của lượng ăn vào đã được xác định bằng cơ sở khoa học của một lượng chất dinh dưỡng cụ thể hoặc chất có liên quan, nhưng khi không có giá trị như vậy được xác định thì việc xem xét có thể theo lịch sử đã thiết lập của việc sử dụng an toàn đối với chất dinh dưỡng hoặc các chất liên quan được tiêu thụ trong chế độ ăn nếu phơi nhiễm dự kiến hoặc có thể dự đoán nhất quán với các mức an toàn trước đó.
11. Thông thường, thực phẩm tăng cường là việc bổ sung vào thực phẩm một chất dinh dưỡng hoặc một chất liên quan ở nồng độ kiểm soát và có cấu trúc hóa học đặc trưng. Mức các chất dinh dưỡng trong thực vật hoặc các chất có liên quan có thể thay đổi ở cả thực vật thông thường lẫn thực vật có tái tổ hợp ADN theo các điều kiện sinh trưởng. Ngoài ra, chất dinh dưỡng có thể có nhiều hơn một cấu trúc hóa học do kết quả của sự biến đổi và chúng có thể không đặc trưng. Khi thích hợp, có thể cần thông tin về cấu trúc hóa học khác nhau của các chất dinh dưỡng hoặc các chất có liên quan có trong bộ phận của thực vật dùng làm thực phẩm và các mức tương ứng của chúng.
12. Sinh khả dụng của các chất dinh dưỡng, các chất liên quan, hoặc các chất không mong muốn trong thực phẩm là đối tượng biến đổi trong thực vật có tái tổ hợp ADN cần được thiết lập, khi thích hợp. Nếu các chất dinh dưỡng hoặc các chất liên quan có nhiều hơn một cấu trúc hóa học thì sinh khả dụng kết hợp cần được thiết lập, khi thích hợp.
13. Sinh khả dụng sẽ khác nhau đối với các chất dinh dưỡng khác nhau và các phương pháp thử nghiệm về sinh khả dụng phải phù hợp với chất dinh dưỡng và thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng, cũng như tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và chế độ ăn của dân cư tiêu thụ thức ăn. Các phương pháp in vitro và in vivo để xác định sinh khả dụng, sau đó được tiến hành trên động vật và ở người. Các phương pháp in vitro có thể cung cấp thông tin để đánh giá mức độ giải phóng một chất ra khỏi tế bào thực vật trong quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu in vivo ở động vật có giá trị giới hạn trong việc đánh giá giá trị dinh dưỡng hoặc sinh khả dụng dinh dưỡng cho người và yêu cầu thiết kế. Cụ thể, trong nghiên cứu in vivo thì nghiên cứu trên người có thể cung cấp thêm thông tin liên quan đến mức độ dinh dưỡng hoặc sinh học.
14. Hướng dẫn đánh giá phơi nhiễm chế độ ăn của thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN có các biến đổi dinh dưỡng được quy định tại đoạn 49 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này. Trong Phụ lục này, đánh giá phơi nhiễm chế độ ăn là ước tính nồng độ của các chất dinh dưỡng hoặc các chất liên quan trong thực phẩm, dự kiến hoặc có thể dự đoán được mức tiêu thụ thực phẩm đó và bất kỳ yếu tố nào đã biết ảnh hưởng đến sinh khả dụng. Việc phơi nhiễm các chất dinh dưỡng hoặc các chất liên quan cần được đánh giá trong chế độ ăn tổng số và việc đánh giá phải được thực hiện dựa trên về mức tiêu thụ chế độ ăn thông thường bởi các dân cư liên quan của thực phẩm tương ứng có khả năng thay thế. Khi đánh giá phơi nhiễm, việc xem xét thông tin về việc tiêu thụ của thực phẩm đã biến đổi có thể dẫn đến các tác động dinh dưỡng bất lợi so với việc tiêu thụ thực phẩm mà nó được dùng để thay thế. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các khía cạnh của đánh giá phơi nhiễm không phải là duy nhất đối với thực vật có tái tổ hợp ADN được biến đổi vì lợi ích dinh dưỡng hoặc sức khỏe20).
15. Bước đầu tiên của đánh giá phơi nhiễm là xác định các mức của các chất có trong bộ phận của thực vật dùng làm thực phẩm. Hướng dẫn xác định những thay đổi về mức độ của các chất này được đề cập trong tiêu chuẩn này.21)
16. Các mô hình tiêu thụ sẽ thay đổi tùy thuộc vào tầm quan trọng của thực phẩm trong chế độ ăn của dân cư đã nêu. Do đó, khuyến cáo rằng các ước tính tiêu thụ dựa trên dữ liệu tiêu thụ có sẵn, sử dụng hướng dẫn hiện hành về ước tính phơi nhiễm trong một các quần thể nhất định22). Khi không có sẵn dữ liệu tiêu thụ thực phẩm thì dữ liệu về tính sẵn có của thực phẩm là nguồn23) hữu ích.
17. Để đánh giá an toàn của thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN được biến đổi vì dinh dưỡng hoặc sức khỏe, lượng ăn vào ước tính của dinh dưỡng hoặc chất liên quan trong dân cư được so sánh với các giá trị tham khảo về dinh dưỡng hoặc độc tính, như các mức trên của lượng ăn vào, các ADI của các chất dinh dưỡng hoặc chất liên quan, khi đang có các giá trị này. Điều này có thể liên quan đến việc đánh giá các kịch bản tiêu thụ khác nhau so với giá trị dinh dưỡng tham chiếu có liên quan, có tính đến các thay đổi có thể có trong sinh khả dụng hoặc mở rộng đến các phương pháp xác suất mô tả đặc tính phân bố phơi nhiễm trong các dân cư có liên quan.
C.1 Mở đầu
1. Ngày càng có nhiều thực vật có tái tổ hợp ADN được phép thương mại hóa. Do hậu quả của việc cho phép không đồng bộ này, nên các mức thấp của các nguyên liệu thực vật có tái tổ hợp ADN đã qua đánh giá an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn này có thể có mặt trong thực phẩm ở các nước nhập khẩu, mà an toàn thực phẩm của các thực vật có tái tổ hợp ADN có liên quan chưa được xác định.
2. Phụ lục này mô tả cách tiếp cận được khuyến cáo để đánh giá an toàn thực phẩm trong các tình huống có mặt ở mức thấp của vật liệu thực vật có tái tổ hợp ADN24).
3. Phụ lục này cũng mô tả các cơ chế chia sẻ dữ liệu và thông tin để tạo thuận tiện cho việc sử dụng Phụ lục và xác định xem có nên áp dụng hay không.
4. Phụ lục này có thể được áp dụng trong hai tình huống phơi nhiễm chế độ ăn khác nhau:
a) liên quan đến hàng hóa, ví dụ như ngũ cốc, đậu hoặc hạt có dầu, trong đó phơi nhiễm với thực phẩm từ nhiều loại không cho phép ở nước nhập khẩu. Việc này có thể là tình trạng phổ biến hơn của sự có mặt ở mức thấp của vật liệu thực vật có tái tổ hợp ADN. Bởi vì ngũ cốc, đậu hoặc hạt có dầu dùng làm thực phẩm hầu hết thu được từ nhiều loài thực vật và thường có nguồn gốc từ nhiều trang trại, được trộn lẫn, sau đó được gộp thành các lô hàng xuất khẩu, khi nhập khẩu và khi được sử dụng trong thực phẩm chế biến thì bất kỳ vật liệu nào được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN có thể sẽ có mặt ở mức thấp trong bất kỳ khẩu phần ăn nào.
b) Điều đó liên quan đến các thực phẩm thường được tiêu thụ toàn bộ và không pha loãng, ví dụ một số loại rau quả như khoai tây, cà chua và đu đủ, trong đó sự phơi nhiễm sẽ rất hiếm nhưng có thể là một dạng không pha loãng của vật liệu thực vật có tái tổ hợp ADN không được phép. Trong khi khả năng tiêu thụ nguyên liệu từ giống cây chưa được phép sẽ thấp và khả năng tiêu thụ lặp lại sẽ thấp hơn nhiều, bất kỳ sự tiêu thụ nào như vậy có thể là của toàn bộ rau hoặc quả chưa được cấp phép sử dụng.
5. Trong cả hai trường hợp, mức độ phơi nhiễm chế độ ăn sẽ thấp hơn đáng kể so với mức được xem xét trong đánh giá an toàn thực phẩm của thực vật có tái tổ hợp ADN theo tiêu chuẩn này.
6. Phụ lục này không:
- giải quyết các biện pháp quản lý mối nguy: cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định khi nào vật liệu từ thực vật có tái tổ hợp ADN có mặt ở mức thấp đủ để Phụ lục này là phù hợp;
- ngăn ngừa cơ quan có thẩm quyền thực hiện đánh giá an toàn theo tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định thời điểm và cách thức sử dụng Phụ lục trong bối cảnh hệ thống quản lý; hoặc
- loại bỏ trách nhiệm của các ngành, các nhà xuất khẩu và khi có thể, các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu có liên quan.
C.2 Tổng quan và các xem xét khác
7. Đối với đánh giá an toàn thực phẩm trong các tình huống có mặt ở mức độ thấp của vật liệu thực vật có tái tổ hợp ADN trong thực phẩm, Điều 4 và Điều 5 của tiêu chuẩn này được áp dụng như các bổ sung sau đây. Các đoạn có thể áp dụng được chỉ ra cụ thể. Những đoạn trong tiêu chuẩn này không được liệt kê có thể được bỏ qua khi xem xét.
C.2.1 Mô tả thực vật có tái tổ hợp ADN
8. Áp dụng đoạn 22 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.2.2 Mô tả thực vật chủ và sử dụng chúng làm thực phẩm
9. Áp dụng các đoạn 23, 24 và 25 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.2.3 Mô tả sinh vật cho
10. Thông tin cần được cung cấp về các sinh vật cho và khi thích hợp, trên các loài có liên quan khác. Điều này đặc biệt quan trọng để xác định liệu các sinh vật cho hoặc các sinh vật có liên quan chặt chẽ khác của một họ thể hiện tự nhiên các đặc tính gây bệnh hoặc sinh độc tố hoặc có những tính trạng khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc mô tả về các sinh vật cho cần bao gồm:
A. tên thông thường hoặc tên thường gọi;
B. tên khoa học;
C. phân loại;
D. thông tin về lịch sử tự nhiên liên quan đến an toàn thực phẩm;
E. thông tin về các độc tố và chất gây dị ứng tự nhiên; đối với vi sinh vật, thông tin bổ sung về khả năng gây bệnh và mối quan hệ với sinh vật gây bệnh đã biết; và,
F. thông tin về việc sử dụng trước đây và hiện tại, nếu có, trong các nguồn cung cấp thực phẩm và đường phơi nhiễm mà không phải từ thực phẩm (ví dụ, có thể có mặt chất ô nhiễm)25).
C.2.4 Mô tả biến đổi di truyền
11. Áp dụng các đoạn 27, 28 và 29 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.2.5 Đặc điểm của biến đổi di truyền
12. Áp dụng các đoạn 30 và 31 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
13. Thông tin cần được cung cấp về các chất biểu hiện bất kỳ trong thực vật có tái tổ hợp ADN; điều này bao gồm:
A) các sản phẩm gen (ví dụ: protein hoặc ARN chưa chuyển);
B) chức năng của sản phẩm gen;
C) mô tả kiểu hình của các tính trạng mới;
D) mức và vị trí biểu hiện trong thực vật của sản phẩm gen được biểu hiện và mức của các chất chuyển hóa của nó trong các phần ăn được của thực vật; và
E) số lượng các sản phẩm gen đích nếu chức năng của các trình tự /gen biểu hiện các là để thay đổi sự tích lũy của một mARN nội sinh hoặc protein cụ thể26), nếu có thể.
14. Áp dụng đoạn 33 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.2.6 Đánh giá an toàn
C.2.6.1 Các chất được biểu hiện (các chất không phải là axit nucleic)
Đánh giá độc tính có thể
15. Đánh giá an toàn cần tính đến tính chất hóa học và chức năng của chất mới được thể hiện và xác định nồng độ của chất trong các phần ăn được của thực vật có tái tổ hợp ADN, bao gồm các biến thể và giá trị trung bình.27)
16. Thông tin cần được cung cấp để đảm bảo rằng các gen mã hóa về các độc tố đã biết có mặt trong các sinh vật cho là không được chuyển sang thực vật có tái tổ hợp ADN mà thường không thể hiện những đặc tính độc hại đó. Sự đảm bảo này là đặc biệt quan trọng trong trường hợp một thực vật có tái tổ hợp ADN được xử lý khác với thực vật cho, vì các kỹ thuật chế biến thực phẩm thường gắn với các sinh vật cho có thể bất hoạt, suy giảm hoặc loại các chất độc28).
17. Áp dụng đoạn 37 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
18. Trong trường hợp của protein, việc đánh giá độc tính tiềm ẩn cần tập trung vào tính tương đồng về trình tự axit amino giữa protein và các độc tố protein đã biết cũng như khả năng chịu nhiệt hoặc chế biến và suy giảm trong các hệ thống dạ dày và ruột. Có thể cần thực hiện các nghiên cứu độc tính qua đường miệng thích hợp29) trong các trường hợp protein có trong thực phẩm không giống với các protein trước đây đã được tiêu thụ an toàn trong thực phẩm và có tính đến chức năng sinh học của nó trong thực vật đã biết.30)
19. Áp dụng các đoạn 39 và 40 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.2.6.2 Đánh giá khả năng gây dị ứng (protein)
20. Áp dụng các đoạn 41, 42 và 43 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.2.6.3 Phân tích chất độc và chất gây dị ứng chính
21. Việc phân tích các chất độc chính31) và các chất gây dị ứng rất quan trọng trong một số trường hợp thực phẩm từ thực vật có tái tổ hợp ADN (ví dụ: những loại thường được tiêu thụ toàn bộ và không pha loãng, ví dụ như khoai tây, cà chua và đu đủ). Phân tích của nồng độ các chất độc chính và chất gây dị ứng của thực vật có tái tổ hợp ADN điển hình của thực phẩm cần được so sánh với việc phân tích tương đương của đối tượng truyền thống được trồng và thu hoạch trong cùng điều kiện. Các ý nghĩa thống kê của bất kỳ sự khác biệt quan sát cần được đánh giá trong bối cảnh của các biến thể tự nhiên đối với thông số đó để xác định ý nghĩa sinh học. So sánh được sử dụng trong đánh giá này tốt nhất là dòng bố mẹ gần giống. Trong thực tế, điều này có thể không khả thi ở tất cả các lần, trong trường hợp đó cần chọn một dòng càng gần càng tốt. Mục đích của so sánh này là xác định các chất đó có thể ảnh hưởng đến an toàn của thực phẩm chưa bị thay đổi theo cách có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.32)
22. Vị trí của các điểm thử nghiệm phải đại diện cho một loạt các điều kiện môi trường mà theo đó các giống thực vật được trồng, số lượng vị trí thử nghiệm phải đủ để cho phép đánh giá chính xác chất độc và chất gây dị ứng chính trong dải này. Tương tự, các thử nghiệm cần được tiến hành trên một số lượng đủ thế hệ để cho phép tiếp xúc đầy đủ với nhiều điều kiện thường gặp trong tự nhiên. Để giảm thiểu tác động môi trường và để giảm ảnh hưởng bất kỳ từ sự biến đổi kiểu gen xuất hiện tự nhiên trong một giống cây trồng, mỗi vị trí thử nghiệm phải được lặp lại. Cần lấy đủ mẫu các thực vật và các phương pháp phân tích phải đủ nhạy và đặc trưng để phát hiện các biến thể trong chất độc và chất gây dị ứng chính.33)
C.2.6.4 Đánh giá các chất chuyển hóa
23. Một số thực vật có tái tổ hợp ADN có thể đã được biến đổi theo cách có thể dẫn đến mức độ mới hoặc thay đổi các chất chuyển hóa khác nhau trong thực phẩm. Trong một số trường hợp thực phẩm từ thực vật có tái tổ hợp ADN (ví dụ: những thực vật thường tiêu thụ toàn bộ và không pha loãng), cần cân nhắc đến khả năng tích tụ các chất chuyển hóa trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đánh giá an toàn thực phẩm trong các tình huống ở mức có mặt thấp các vật liệu tái tổ hợp ADN trong thực phẩm từ thực vật như vậy đòi hỏi phải điều tra dư lượng và mức độ chất chuyển hóa trong thực phẩm. Khi nhận diện được dư lượng hoặc các mức chuyển hóa đã thay đổi trong thực phẩm, cần xem xét đến các tác động tiềm ẩn về sức khỏe con người bằng cách sử dụng các quy trình thông thường để thiết lập sự an toàn của các chất chuyển hóa như vậy (ví dụ: các quy trình đánh giá an toàn của con người đối với hóa chất trong thực phẩm).34)
C.2.6.5 Chế biến thực phẩm
24. Các tác động tiềm ẩn của chế biến thực phẩm, bao gồm chuẩn bị tại nhà, trên các loại thực phẩm được sản xuất từ thực vật có tái tổ hợp ADN cũng cần được xem xét. Ví dụ, sự thay đổi có thể xảy ra trong tính bền nhiệt của một chất độc nội sinh. Do đó, thông tin được cung cấp phải mô tả các điều kiện chế biến được sử dụng trong sản xuất thực phẩm có thành phần từ thực vật. Ví dụ, trong trường hợp của dầu thực vật, thông tin cần được cung cấp về quá trình chiết và các bước tinh luyện tiếp theo.35)
C.2.7 Khả năng tích lũy các chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người
25. Một số thực vật có tái tổ hợp ADN có thể biểu hiện các tính trạng (ví dụ: khả năng chịu thuốc diệt cỏ), điều này có thể dẫn đến khả năng tích lũy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất chuyển hóa bị biến đổi của dư lượng này, các chất chuyển hóa độc hại, chất ô nhiễm hoặc các chất khác có liên quan đến sức khỏe con người. Trong một số trường hợp cụ thể của thực phẩm từ thực vật có tái tổ hợp ADN (ví dụ: thực phẩm được tiêu thụ toàn bộ và không pha loãng), việc đánh giá mối nguy cần tính đến khả năng tích lũy này. Quy trình thông thường để thiết lập an toàn của các hợp chất như vậy (ví dụ: các quy trình đánh giá an toàn cho người của hóa chất) cần được áp dụng.36)
C.2.8 Sử dụng các gen đánh dấu kháng kháng sinh
26. Áp dụng các đoạn 55, 56, 57 và 58 trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
C.3 Hướng dẫn chia sẻ dữ liệu và thông tin
27. Để các thành viên sử dụng Phụ lục này, điều quan trọng là họ có quyền truy cập vào dữ liệu và thông tin cần thiết.
28. Thành viên cần được cung cấp cơ sở dữ liệu trung tâm mà có thể truy cập được. Thông tin này nên được trình bày theo định dạng sau:
a. tên của người áp dụng sản phẩm;
b. tóm tắt ứng dụng;
c. tổ chức được ủy quyền;
d. ngày ủy quyền;
e. phạm vi ủy quyền;
f. định danh duy nhất;
g. liên kết đến thông tin trên cùng một sản phẩm trong các cơ sở dữ liệu khác được duy trì bởi các tổ chức, khi thích hợp;
h. tóm tắt đánh giá an toàn, phù hợp với khung đánh giá an toàn thực phẩm của tiêu chuẩn này;
i. các phương pháp phát hiện và tài liệu tham chiếu thích hợp phù hợp với tình huống mức phát hiện thấp có thể thu được37); và
j. chi tiết liên lạc của cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm đánh giá an toàn và người áp dụng sản phẩm.
29. Quá trình này sẽ tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng bằng cách nhập các thành viên vào các thông tin bổ sung liên quan đến đánh giá đánh giá an toàn thực phẩm trong các tình huống có mặt vật liệu thực vật có tái tổ hợp ADN trong thực phẩm ở mức thấp phù hợp với Phụ lục này.
30. Các thành viên cần cung cấp thông tin bổ sung cho các thành viên khác đánh giá an toàn theo tiêu chuẩn này, phù hợp với khung pháp lý/pháp lý.
31. Người áp dụng sản phẩm phải cung cấp thêm thông tin và làm rõ khi cần thiết để cho phép đánh giá theo Phụ lục này, cũng như thủ tục được xác thực để phát hiện sự kiện cụ thể hoặc đặc điểm phương pháp phù hợp với các tình huống ở mức thấp và các tài liệu tham khảo phù hợp. Điều này không ảnh hưởng đến các mối quan tâm chính đáng để bảo vệ tính bảo mật của thương mại.
32. Khi thích hợp, cần cung cấp thông tin khoa học mới có liên quan đến kết luận đánh giá an toàn thực phẩm được tiến hành.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.