PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG CHẢY
Chemical admixtures for flowing concrete
Lời nói đầu
TCVN 12301:2018 được biên soạn dựa trên ASTM C1017/C1017M-2013.
TCVN 12301:2018 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG CHẢY
Chemical admixtures for flowing concrete
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho hai loại phụ gia hóa học dùng để sản xuất hỗn hợp bê tông xi măng độ chảy cao, gồm: phụ gia hóa dẻo (loại P) và phụ gia hóa dẻo và làm chậm đông kết (loại PR).
1.2 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các loại phụ gia hóa học nói trên thông qua bê tông đối chứng hoặc bê tông được chế tạo từ vật liệu sẽ dùng cho công trình cụ thể.
1.3 Nếu phụ gia được xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn này khi thử nghiệm với bê tông đối chứng thì coi như phụ gia đó phù hợp với bê tông được chế tạo từ vật liệu cụ thể của công trình. Chỉ thực hiện các thử nghiệm bổ sung khi có thỏa thuận giữa các bên liên quan và cũng chỉ thực hiện một số phép thử được mô tả trong tiêu chuẩn này.
1.4 Tiêu chuẩn này quy định 3 mức thử.
1.4.1 Mức 1
Thử nghiệm ban đầu để kiểm chứng sự phù hợp với tiêu chuẩn này theo các yêu cầu được quy định tại Bảng 1; Thử nghiệm độ đồng nhất và sự tương đương của lô sản phẩm để lấy kết quả làm cơ sở so sánh về sau.
1.4.2 Mức 2
Thử nghiệm lại một phần trong phạm vi có liên quan đến những yêu cầu chung. Thử nghiệm này có thể thực hiện trong những khoảng thời gian nào đó tùy theo yêu cầu. Kiểm tra theo một số yêu cầu được lựa chọn từ Bảng 1 để xác định xem phụ gia có còn duy trì sự phù hợp với tiêu chuẩn hay không.
1.4.3 Mức 3
Khi có yêu cầu kiểm tra để chấp nhận lô sản phẩm hoặc xác định độ đồng nhất trong một lô hoặc giữa các lô thì thực hiện các thử nghiệm xác định độ đồng nhất.
CHÚ THÍCH: Khi áp dụng tiêu chuẩn này cần tham khảo Phụ lục A.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2117:2009 (ASTM D1193), Nước thuốc thử - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt.
TCVN 3117:1993 - Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ co.
TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.
TCVN 3119:1993, Bê tông nặng - Phương pháp thử - Xác định cường độ kéo khi uốn.
TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 4787:2009, Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.
TCVN 9338:2012, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết.
TCVN 12041:2017, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu chung về thiết kế độ bền lâu và tuổi thọ trong môi trường xâm thực.
TCVN 12300:2018, Phụ gia cuốn khí cho bê tông.
ASTM C157/C157M, Standard test method for length change of hardened hydraulic-cement mortar and concrete (Xác định sự thay đổi chiều dài của vữa và bê tông xi măng đã đóng rắn).
ASTM C231/C231M-14, Standard test method for air content of freshly mixed concrete by the pressure method (Xác định hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông theo phương pháp áp suất).
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Bê tông chảy (Flowing concrete)
Bê tông có độ sụt của hỗn hợp lớn hơn 190 mm nhưng vẫn đảm bảo độ đồng nhất và thỏa mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 1.
3.2
Phụ gia hóa dẻo (Plasticizing admixture)
Loại phụ gia hóa học có khả năng làm tăng độ chảy của hỗn hợp bê tông mà không cần bổ sung thêm nước, không làm chậm đông kết.
3.3
Phụ gia hóa dẻo và làm chậm đông kết (Plasticizing and retarding admixture)
Loại phụ gia hóa học có khả năng làm tăng độ chảy của hỗn hợp bê tông mà không cần bổ sung thêm nước và làm chậm đông kết.
3.4
Bê tông đối chứng (Reference concrete)
Bê tông có cùng thành phần xi măng, cốt liệu, nước và các vật liệu khác như bê tông thử nghiệm nhưng không có phụ gia.
3.5
Bê tông thử nghiệm (Test concrete)
Bê tông có cùng thành phần như bê tông đối chứng nhưng có cho thêm phụ gia cần thử nghiệm.
3.6
Mẫu đơn (Grab sample)
Mẫu thử lấy một lần ở một vị trí bất kỳ.
3.7
Mẫu hỗn hợp (Composite sample)
Mẫu được tạo thành bằng cách trộn đều từ ít nhất 3 mẫu đơn lấy từ cùng 1 lô.
3.8
Mẫu ban đầu (Original sample)
Mẫu được thử nghiệm theo mức 1, Điều 1.4.
Theo tính năng tác dụng, phụ gia trong tiêu chuẩn này được phân thành hai loại:
- Phụ gia hóa dẻo (loại P);
- Phụ gia hóa dẻo và làm chậm đông kết (loại PR).
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Hỗn hợp bê tông và bê tông thử nghiệm với các loại phụ gia đã nêu trong Điều 1.1 phải phù hợp với quy định tại Bảng 1 khi thử nghiệm lần đầu.
5.1.2 Các bên liên quan có thể yêu cầu thử nghiệm lại một số phép thử để kiểm chứng đối với các yêu cầu của phụ gia theo tiêu chuẩn này. Thử nghiệm lại gồm xác định các đặc tính vật lý và tính năng của phụ gia.
5.1.2.1 Các đặc tính vật lý cần thử lại gồm xác định độ đồng nhất và sự tương đương theo phân tích hồng ngoại, khối lượng riêng và hàm lượng chất khô.
5.1.2.2 Các tính năng cần thử lại gồm thời gian đông kết và cường độ chịu nén ở tuổi 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày.
5.1.3 Khi phụ gia được sử dụng cho bê tông ứng lực trước, nhà sản xuất phải thông báo hàm lượng ion clo có trong phụ gia cho bên mua bằng văn bản.
5.1.4 Các phép thử độ đồng nhất và sự tương đương được thực hiện trên mẫu ban đầu và kết quả được lưu giữ để làm tài liệu đối chứng và so sánh với kết quả thử các mẫu lấy từ vị trí khác trong lô hoặc của các lô tiếp theo được cấp cho công trình.
5.2 Yêu cầu về tính năng cơ lý của bê tông có phụ gia
Các loại phụ gia được ghi trong Điều 1.1 cần có tính năng tác dụng đảm bảo hỗn hợp bê tông và bê tông có tính năng cơ lý phù hợp với yêu cầu quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu tính năng cơ lý của bê tông có phụ giaA
Tên chỉ tiêu |
Mức yêu cầu |
|
Loại P Hóa dẻo |
Loại PR Hóa dẻo và làm chậm đông kết |
|
1. Thời gian đông kết, chênh lệch so với đối chứng, (h:min) |
|
|
- Bắt đầu: |
Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30 |
Muộn hơn 1:00 Muộn hơn 3:30 Muộn hơn 3:30 |
- Kết thúc: |
Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30 |
|
2. Làm tăng độ sụt, mm, không nhỏ hơn |
90 |
|
3. Cường độ chịu nén theo tuổi, % so với đối chứng, không nhỏ hơn |
||
3 ngày 7 ngày 28 ngày |
90 |
|
4. Cường độ chịu uốnB theo tuổi, % so với đối chứng, không nhỏ hơn |
||
3 ngày 7 ngày 28 ngày |
90 |
|
5. Thay đổi chiều dài sau 14 ngày dưỡng hộ ẩm, độ co không lớn hơn (tùy chọn)C |
||
- % so với đối chứng |
135 |
|
- Tăng so với mẫu bê tông đối chứng, mm |
0,25 |
|
6. Hệ số độ bền băng giáD, không nhỏ hơn |
80 |
|
CHÚ THÍCH: A Giá trị trong Bảng bao gồm cả mức sai lệch cho phép. Yêu cầu cường độ 90 % là mức so với mẫu đối chứng. B Chỉ áp dụng khi có yêu cầu; C Tùy chọn, biểu thị bằng: - % so với mẫu đối chứng khi thay đổi chiều dài của mẫu đối chứng ≥ 0,030 %; - mm khi thay đổi chiều dài của mẫu đối chứng < 0,030 % D Chỉ áp dụng khi phụ gia được dùng cho bê tông cuốn khí sử dụng ở điều kiện đóng băng - tan băng. |
5.3 Yêu cầu độ đồng nhất
Yêu cầu về độ đồng nhất được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Yêu cầu về độ đồng nhất
Tên chỉ tiêu |
Mức sai lệch cho phép |
|
Phụ gia lỏng |
Phụ gia không lỏng |
|
1. Phổ hồng ngoại |
Tương tự mẫu ban đầu |
|
2. Hàm lượng chất khô, mức sai lệch so với mẫu ban đầu, điểm phần trăm, không lớn hơn |
5 |
4 |
3. Khối lượng riêng1), mức sai lệch so với sự sai khác giữa khối lượng riêng của mẫu ban đầu và nước thuốc thử2) ở cùng nhiệt độ, %, không lớn hơn |
10 |
- |
CHÚ THÍCH: 1) Nếu 10 % sai khác giữa khối lượng riêng của mẫu ban đầu và nước thuốc thử nhỏ hơn 0,01 thì mức sai lệch lớn nhất cho phép là 0,01. 2) Nước thuốc thử phù hợp với loại 3 hoặc loại 4 theo TCVN 2117:2009 (ASTM D 1193). |
6.1.1 Lấy mẫu thử tại nơi sản xuất hoặc tại công trình tùy theo quy định của các bên liên quan.
6.1.2 Mẫu thử nghiệm có thể là mẫu đơn hoặc mẫu hỗn hợp tùy theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
6.1.2.1 Mẫu thử nghiệm tính năng là mẫu hỗn hợp.
6.1.2.2 Mẫu thử nghiệm độ đồng nhất và sự tương đương
Các mẫu thử nghiệm độ đồng nhất của một lô là mẫu đơn. Mẫu thử nghiệm sự tương đương giữa các lô khác nhau từ cùng một nguồn là mẫu hỗn hợp từ các lô riêng lẻ.
6.1.3 Khối lượng mẫu thử
6.1.3.1 Đối với phụ gia lỏng
- Trước khi lấy mẫu phải khuấy đều. Lấy ít nhất ba mẫu đơn, mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 L đại diện cho một lô có thể tích không lớn hơn 9500 L. Mẫu hỗn hợp ít nhất là 4 L từ hỗn hợp trộn đều các mẫu đơn đã lấy.
- Đối với phụ gia chứa trong các thùng lớn, mẫu đơn được lấy với lượng bằng nhau từ các vị trí trên, giữa và dưới thùng chứa bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dùng thích hợp (ví dụ: các van hút ra từ cạnh bên của thùng chứa hoặc lấy bằng chai lấy mẫu có thể điều khiển đóng mở nắp khi ở độ sâu quy định).
- Mẫu thử nghiệm phải được bảo quản trong dụng cụ chứa kín, làm bằng vật liệu chống ăn mòn.
6.1.3.2 Đối với phụ gia không lỏng
- Lấy ít nhất 4 mẫu đơn, khối lượng mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 kg đại diện cho một lô khối lượng phụ gia không lớn hơn 2 tấn. Mẫu được lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau phân bố đều trên toàn khối lượng cần kiểm tra. Mẫu hỗn hợp ít nhất bằng 2,3 kg lấy từ hỗn hợp các mẫu đơn đã được trộn đều.
- Đối với phụ gia chứa trong bao gói, dùng ống lấy mẫu để lấy mẫu theo TCVN 4787:2009.
- Các mẫu thử nghiệm được bảo quản trong các bao kín, không hút ẩm.
- Các mẫu phụ gia phải được hòa tan trong nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thử nghiệm.
6.2 Thử nghiệm hỗn hợp bê tông và bê tông
6.2.1 Vật liệu dùng trong thử nghiệm
6.2.1.1 Xi măng
Xi măng poóc lăng phù hợp với TCVN 2682:2009.
CHÚ THÍCH: Cho phép sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp để thử nghiệm nhưng không dùng để xác định các tình huống từ chối.
6.2.1.2 Cốt liệu nhỏ
Phù hợp với TCVN 7570:2006, có mô đun độ lớn từ 2,3 đến 3,0.
6.2.1.3 Cốt liệu lớn
Cốt liệu lớn là đá dăm (sỏi) phù hợp với TCVN 7570:2006. Cốt liệu lớn sử dụng cho thí nghiệm phải cùng một loại, từ cùng một nguồn, có thành phần hạt giống nhau, khối lượng cho một lần thí nghiệm phải đủ dùng để chế tạo mẫu thử (gồm mẫu bê tông đối chứng và mẫu bê tông có phụ gia thử nghiệm) và để phân tích thành phần hạt.
6.2.1.4 Nước trộn
Phù hợp với TCVN 4506:2012.
6.2.2 Vật liệu để thử nghiệm cho ứng dụng cụ thể
Để thử nghiệm phụ gia hóa học cho ứng dụng trong công trình cụ thể, vật liệu dùng thử nghiệm phải là đại diện cho vật liệu sẽ được dùng cho công trình đó. Quy trình sử dụng phụ gia hóa học cũng theo cùng một cách, cùng thời gian trong khi trộn và cùng thứ tự giống như trong thực tế ở công trường. Thành phần bê tông có hàm lượng xi măng như được quy định khi dùng ở công trường.
6.2.3 Thành phần hỗn hợp bê tông
Cát và đá trong thành phần bê tông để thử nghiệm được lấy theo TCVN 8826:2011, lượng vật liệu cho 1 m3 bê tông như sau:
6.2.3.1 Xi măng: (335 ± 3) kg
6.2.3.2 Cát: (765 ± 5) kg
6.2.3.3 Đá dăm:
- cỡ hạt từ 5 mm đến 10 mm: (400 ± 5) kg
- cỡ hạt từ 10 mm đến 20 mm: (740 ± 5) kg
6.2.3.4 Lượng nước của cả cấp phối đối chứng và cấp phối thử nghiệm được điều chỉnh để có độ sụt ban đầu bằng (90 ± 15) mm. Tính công tác của hỗn hợp bê tông phù hợp với điều kiện lèn chặt bằng thanh chọc và hỗn hợp bê tông phải có lượng nước trộn nhỏ nhất có thể. Để đạt được điều kiện này có thể điều chỉnh tỷ lệ cốt liệu nhỏ so với tổng khối lượng cốt liệu hoặc tổng khối lượng cốt liệu hoặc cả hai, trong khi vẫn giữ nguyên khối lượng bê tông và độ sụt yêu cầu.
6.2.3.5 Đối với hỗn hợp bê tông thử nghiệm không cuốn khí, hàm lượng bọt khí sử dụng trong tính toán thành phần bê tông là 1,5 %. Đối với hỗn hợp bê tông thử nghiệm có yêu cầu cuốn khí, hàm lượng bọt khí sử dụng trong tính toán thành phần bê tông là 5,5 %.
6.2.3.6 Các loại bê tông
Chuẩn bị các mẻ bê tông theo hỗn hợp thử đã xác định ở 6.2.3 gồm bê tông thử nghiệm và bê tông đối chứng. Cho thêm phụ gia vào hỗn hợp thử nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và với khối lượng cần thiết để đạt được độ sụt bằng (215 ± 25) mm.
Khi thử nghiệm phụ gia đối với hỗn hợp bê tông không cuốn khí, hàm lượng bọt khí của cả hỗn hợp thử nghiệm và hỗn hợp đối chứng đều bằng hoặc nhỏ hơn 3,0 %, với mức sai lệch không vượt quá 0,5 %. Nếu cần thiết, có thể cho thêm phụ gia cuốn khí vào hỗn hợp đối chứng.
Khi thử nghiệm phụ gia đối với hỗn hợp bê tông cuốn khí, thì phụ gia cuốn khí được cho thêm vào cả hỗn hợp thử nghiệm và hỗn hợp đối chứng để đạt được hàm lượng bọt khí trong khoảng 5,0 % đến 7,0 %. Khi sử dụng phụ gia cuốn khí nhằm cải thiện tính dễ đổ hoặc các mục đích khác, thì hàm lượng khí được điều chỉnh đến khoảng từ 3,5 % đến 7,0 %, trong cả hai trường hợp mức sai lệch hàm lượng bọt khí của hai loại hỗn hợp đều không vượt quá 0,5 %.
6.2.4 Trộn hỗn hợp bê tông bằng máy, thời điểm cho thêm phụ gia thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có hướng dẫn, thời điểm cho thêm phụ gia được bắt đầu từ 2 min cuối của quá trình trộn.
Số lượng mẫu thử tối thiểu cho từng loại chỉ tiêu được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3 - Loại và số lượng mẫu thử
Chỉ tiêu |
Số tuổi thử nghiệm |
Số loại mẫu bê tông |
Số mẫu thử, không nhỏ hơn |
Độ sụt |
1 |
2 |
A |
Hàm lượng khí |
1 |
2 |
A |
Thời gian đông kết |
B |
2 |
6 |
Cường độ chịu nén |
5 |
2 |
30 |
Cường độ chịu uốn |
3 |
2 |
18 |
Độ bền băng giá |
1 |
2 |
12 |
Thay đổi chiều dài |
1 |
2 |
6 |
CHÚ THÍCH: A xác định trên mỗi mẻ trộn; B như quy định trong tiêu chuẩn này. |
Trong một ngày phải tạo được ít nhất 2 loại mẫu cho một thí nghiệm ứng với 2 loại mẫu bê tông và các tuổi thí nghiệm. Phải hoàn thành việc chế tạo tất cả các mẫu trong vòng 3 ngày liên tục. Tất cả các phép thử so sánh đều phải tiến hành song song trên các mẫu bê tông đối chứng và mẫu bê tông thử nghiệm được chế tạo trong cùng một điều kiện và có cùng ngày tuổi.
6.2.6 Thử các tính chất của hỗn hợp bê tông
6.2.6.1 Mỗi tính chất của bê tông cần thử phải lấy mẫu ít nhất từ ba mẻ trộn riêng lẻ.
6.2.6.2 Xác định độ sụt theo TCVN 3106:1993;
6.2.6.3 Xác định hàm lượng bọt khí theo ASTM C231/C231M-14;
6.2.6.4 Xác định thời gian đông kết theo TCVN 9338:2012.
6.2.7 Thử các tính chất của bê tông
6.2.7.1 Chế tạo mẫu thử bê tông từ ít nhất ba mẻ trộn riêng lẻ cho mỗi lần thử và tuổi thử nghiệm theo TCVN 3105:1993. Số mẫu tối thiểu được quy định tại Bảng 3.
Mẫu thử độ bền băng giá theo Phụ lục A của TCVN 12300:2018. Tạo một tổ mẫu thử nghiệm từ hỗn hợp bê tông thử có phụ gia và một tổ mẫu thử từ hỗn hợp bê tông đối chứng, hàm lượng bọt khí của mỗi hỗn hợp theo quy định.
6.2.7.2 Kiểm tra mẫu thử
Kiểm tra bằng mắt các nhóm mẫu thử, loại bỏ các mẫu thử có khuyết tật nhìn thấy. Nếu có nhiều hơn một mẫu thử có khuyết tật nhìn thấy trước hoặc sau khi thử thì loại toàn bộ tổ mẫu thử đó và phải làm lại thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình của các kết quả thử riêng lẻ của các mẫu thử còn lại.
6.2.7.3 Xác định cường độ chịu nén theo TCVN 3118:1993 ở tuổi 3 ngày, 7 ngày, 28 ngày. Tính cường độ chịu nén của bê tông thử nghiệm theo phần trăm so với cường độ chịu nén của bê tông đối chứng ở cùng ngày tuổi như sau: Lấy cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thử được tạo từ hỗn hợp bê tông thử nghiệm chia cho cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thử được tạo từ hỗn hợp bê tông đối chứng ở cùng tuổi, rồi nhân với 100, biểu thị bằng phần trăm. Yêu cầu cụ thể được nêu trong Bảng 1.
6.2.7.4 Xác định cường độ chịu uốn theo TCVN 3119:1993 ở tuổi 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày. Tính cường độ chịu uốn của bê tông thử nghiệm, biểu thị bằng phần trăm so với cường độ chịu uốn của bê tông đối chứng ở cùng ngày tuổi theo cách tương tự như đối với cường độ chịu nén.
6.2.7.5 Xác định hệ số độ bền băng giá
Theo Phụ lục A của TCVN 12300:2018. Đánh giá trên mẫu thử nghiệm đã dưỡng hộ 14 ngày tuổi, trừ khi có yêu cầu xác định ở ngày tuổi lớn hơn cho công trình cụ thể. Hệ số độ bền băng giá được xác định theo công thức (1):
DF (hoặc DF1) |
= |
(1) |
trong đó:
DF: hệ số độ bền băng giá của bê tông có phụ gia thử nghiệm;
DF1: hệ số độ bền băng giá của bê tông đối chứng;
P: mô đun đàn hồi động tương đối tính theo phần trăm mô đun đàn hồi động ở 0 chu kỳ (giá trị của P ≥ 60) khi bắt đầu thử nghiệm độ bền đóng băng - tan băng theo Phụ lục A của TCVN 12300:2018;
N: số chu kỳ mà tại đó P = 60 % hoặc bằng 300 nếu P không đạt tới 60 % trước khi kết thúc thử nghiệm (300 chu kỳ);
RDF: hệ số độ bền băng giá của bê tông thử nghiệm so với bê tông đối chứng được tính theo (2):
(2)
6.2.7.6 Xác định độ co
Xác định độ co (sự thay đổi chiều dài của bê tông đã đóng rắn), theo ASTM C157. Thời gian dưỡng hộ ẩm là 14 ngày kể cả khi còn ở trong khuôn.
6.3 Xác định độ đồng nhất và sự tương đương
6.3.1.1 Hóa chất
- Kali bicromat (K2Cr2O7) tinh khiết hoá học;
- Nước cất;
- Bromua kali.
6.3.1.2 Thiết bị, dụng cụ
6.3.1.2.1 Chày cối thủy tinh;
6.3.1.2.2 Tủ sấy có thể điều chỉnh và khống chế nhiệt độ;
6.3.1.2.3 Thiết bị trộn bằng chảo và máy hỗn hống chạy điện;
6.3.1.2.4 Khuôn tạo mẫu dạng đĩa cho phân tích hồng ngoại;
6.3.1.2.5 Máy hút chân không;
6.3.1.2.6 Máy đo phổ hồng ngoại.
6.3.1.2.7 Cân có độ chính xác đến 0,0001 g;
6.3.1.2.8 Cốc thủy tinh;
6.3.1.2.9 Đĩa Petri.
6.3.1.3 Cách tiến hành
6.3.1.3.1 Đối với các phụ gia lỏng
Dùng nước cất pha loãng mẫu phụ gia đã biết trước hàm lượng chất khô để tạo ra một dung dịch có nồng độ chất khô khoảng 0,015 g/mL. Dùng pipét nhỏ 5 mL dung dịch phụ gia đã pha loãng như trên vào đĩa petri có chứa 2,5 g bicromat kali và 5 mg nước cất, khuấy trộn cho đến khi hòa tan hết. Đặt dung dịch vào tủ sấy và sấy ở (105 ± 3) °C trong (24 ± 1) h. Để nguội và cho cặn khô vào cối, nghiền thành bột mịn, cần làm nhanh để tránh hút ẩm. Cân 0,1 g bột khô đã nghiền và 0,4 g bromua kali rồi trộn đều trong máy hỗn hống chạy điện trong thời gian 30 s, sử dụng nắp đậy và các viên bi bằng thép không gỉ.
6.3.1.3.2 Đối với phụ gia không lỏng
Nghiền 10 g phụ gia đã được sấy khô thành bột mịn bằng cối và chày, chuyển mẫu vào đĩa petri và đặt vào tủ sấy rồi sấy ở (105 ± 5) °C trong (24 ± 1) h. Cân 0,005 g bột đã sấy khô và nghiền 0,995 g kali bicromat rồi trộn đều trong máy hỗn hống chạy điện trong thời gian 30 s, sử dụng nắp đậy và các viên bi bằng thép không gỉ. Thực hiện tiếp theo 6.3.1.3.3.
6.3.1.3.3 Chuẩn bị đĩa để phân tích hồng ngoại bằng cách cân 0,3 g hỗn hợp đã được chuẩn bị theo 6.3.1.3.1 hoặc theo 6.3.1.3.2 và cho vào khuôn thích hợp. Nếu dùng khuôn có khả năng tạo chân không, hút không chân không trong 2 min trước khi nén ép. Tiếp tục hút chân không và nén ép với lực thích hợp trong 3 min để hỗn hợp tạo thành tấm dày khoảng 1 mm. Lấy tấm mẫu ra khỏi khuôn và cho vào máy phân tích để nhận phổ hấp thụ hồng ngoại.
6.3.2 Xác định hàm lượng chất khô
6.3.2.1 Thiết bị, dụng cụ
6.3.2.1.1 Lọ thủy tinh miệng rộng có nắp;
6.3.2.1.2 Bình hút ẩm;
6.3.2.1.3 Pipet 5 mL;
6.3.2.1.4 Tủ sấy có thể khống chế và điều chỉnh nhiệt độ;
6.3.2.1.5 Cân phân tích, độ chính xác đến ± 0,001 g.
6.3.2.2 Cách tiến hành
6.3.2.2.1 Đối với phụ gia lỏng
Cho (25 ÷ 30) g cát trắng vào lọ thủy tinh thấp, miệng rộng (ví dụ lọ có đường kính trong khoảng 60 mm, chiều cao khoảng 30 mm), cho lọ, và nắp vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ (105 ± 3) °C trong thời gian (24 ± 1) h. Sau đó chuyển vào bình hút ẩm, làm nguội đến nhiệt độ phòng, đậy nắp và cân chính xác đến 0,001 g. Mở nắp đậy, dùng pipet nhỏ từ từ 4 mL phụ gia lỏng lên cát, đậy nắp lại để tránh tổn thất do bay hơi và cân chính xác đến 0,001 g. Mở nắp ra, đặt cả lọ và nắp vào tủ sấy. Sấy khô ở nhiệt độ (105 ± 3) °C trong thời gian (24 ± 1) h. Sau khi kết thúc quá trình sấy, chuyển lọ và nắp vào bình hút ẩm, làm nguội đến nhiệt độ phòng, đậy nắp lại và cân chính xác đến 0,001 g.
6.3.2.2.2 Đối với phụ gia không lỏng
Cho 3 g phụ gia không lỏng vào chén cân có nắp đã sấy khô. Đậy nút và cân chén và mẫu thử chính xác đến 0,001 g. Bỏ nút ra và ngay sau đó cho cả chén và nút vào tủ sấy. Sấy ở nhiệt độ (105 ± 3) °C trong thời gian (24 ± 1) h. Sau khi kết thúc quá trình sấy, chuyển chén và nút vào bình hút ẩm, làm nguội đến nhiệt độ phòng, đậy nút và cân chính xác đến 0,001 g.
CHÚ THÍCH: Đối với phòng thí nghiệm hoạt động thường xuyên, cát và chén cân có thể sấy trước và bảo quản trong bình hút ẩm sao cho luôn có sẵn để dùng khi cần.
6.3.2.3 Tính toán kết quả
- Ghi lại các khối lượng sau, tính bằng gam (g):
M1 - khối lượng lọ, nắp, cát sau khi sấy;
M2 - khối lượng lọ, nắp, cát và mẫu thử trước khi sấy;
M3 - khối lượng mẫu thử, M3 = M2 - M1;
M4 - khối lượng lọ, nắp, cát và mẫu thử sau khi sấy;
M5 - khối lượng chất khô, M5 = M4 - M1;
- Tính hàm lượng chất khô theo công thức (3):
Chất khô (%) |
= |
(3) |
6.3.2.4 Độ chụm
6.3.2.4.1 Đối với phụ gia lỏng
Hệ số biến động lớn nhất về hàm lượng chất khô (của phụ gia lỏng) xác định bằng phương pháp sấy khô của nhiều phòng thí nghiệm được ghi nhận là 1,25 %. Vì vậy, các kết quả thử của hai phòng thí nghiệm khác nhau trên các mẫu thử phụ gia giống nhau phải khác biệt không quá 3,5 % giá trị trung bình của chúng. Hệ số biến động lớn nhất trong các phòng thí nghiệm đơn khi xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp sấy là 0,60 %. Vì vậy, kết quả thử của hai lần thử do một người thực hiện trên cùng loại vật liệu phải khác biệt không quá 1,7 %.
6.3.2.4.2 Đối với phụ gia không lỏng
Hệ số biến động lớn nhất về hàm lượng chất khô (của phụ gia không lỏng) xác định bằng phương pháp sấy khô của nhiều phòng thí nghiệm được ghi nhận là 1,40 %. Vì vậy, các kết quả thử của hai phòng thí nghiệm khác nhau trên các mẫu thử phụ gia giống nhau phải khác biệt không quá 4,0 % giá trị trung bình của chúng. Hệ số biến động lớn nhất trong các phòng thí nghiệm đơn khi xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp sấy là 0,48 %. Vì vậy, kết quả thử của hai lần thử do một người thực hiện trên cùng loại vật liệu có sự khác biệt không lớn hơn 1,4 % giá trị trung bình của chúng (xem CHÚ THÍCH).
CHÚ THÍCH: Các thông báo về độ chính xác dựa trên mức sai lệch lớn nhất của các phép thử được thực hiện ở 18 phòng thí nghiệm với các tổ mẫu gồm ba mẫu kép của hai phụ gia khác nhau.
6.3.3 Xác định khối lượng riêng (phụ gia lỏng)
6.3.3.1 Thiết bị, dụng cụ
6.3.3.1.1 Ống đong 250 mL có chia vạch đến mililit (mL);
6.3.3.1.2 Tỷ trọng kế có vạch chia đến 0,002;
6.3.3.1.3 Thùng ổn định nhiệt độ.
6.3.3.2 Cách tiến hành
Cho mẫu thử vào ống thủy tinh hình trụ 250 mL có vạch chia và đặt tỷ trọng kế vào trong đó sao cho nổi tự do, không va chạm với thành bình. Đặt ống thủy tinh có mẫu thử và tỷ trọng kế vào thùng nước ở nhiệt độ không đổi (25 ± 1) °C. Chờ khoảng 10 min cho đến khi tất cả đã ổn định ở nhiệt độ cân bằng (25 ± 1) °C. Nếu có hiện tượng sủi bọt thì phải theo dõi tiếp cho đến khi số đọc trên tỷ trọng kế không đổi. Đọc giá trị tỷ trọng trên tỷ trọng kế tại đáy mặt cong với độ chính xác đến 0,005.
CHÚ THÍCH: Khi cho phụ gia vào ống thủy tinh hình trụ, nếu có bọt thì chờ cho bọt tan hết hoặc bọt nổi hết lên bề mặt và vớt toàn bộ bọt ra khỏi ống mới thả tỷ trọng kế vào.
6.3.3.3 Độ tái lập và lặp lại
Hệ số biến động lớn nhất đối với khối lượng riêng (của phụ gia lỏng) của nhiều phòng thí nghiệm là 0,316 %. Vì vậy, biến động của các kết quả thử bởi hai phòng thí nghiệm trên cùng một loại mẫu thử không lớn hơn 0,9 % giá trị trung bình của chúng. Hệ số biến động lớn nhất trong một phòng thí nghiệm là 0,09 %. Vì vậy, biến động của các kết quả thử hai mẫu trong cùng một phòng thí nghiệm do một người làm trên cùng một vật liệu không lớn hơn 0,275 %.
Nội dung báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ đơn vị thử nghiệm;
- Tên và địa chỉ đơn vị yêu cầu thử nghiệm;
- Tên thương mại của phụ gia cần thử nghiệm;
- Các chỉ tiêu yêu cầu thử nghiệm;
- Ngày giờ tạo mẫu;
- Tên thương mại, tên nhà sản xuất, loại và dữ liệu thử nghiệm của xi măng poóc lăng hoặc các xi măng đã sử dụng;
- Các dữ liệu kiểm tra cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ;
- Các dữ liệu chi tiết về các thành phần bê tông đã dùng (hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/xi măng, tỷ lệ cốt liệu nhỏ/cốt liệu lớn, độ sụt và hàm lượng khí).
- Các kết quả thử nghiệm theo yêu cầu;
- Chữ ký của người thử nghiệm;
- Ký xác nhận của đơn vị thử nghiệm.
7.1 Sau thử nghiệm ban đầu, phụ gia thử nghiệm không đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật quy định của tiêu chuẩn này.
7.2 Sau thử nghiệm lại có giới hạn với một số yêu cầu được lựa chọn từ Bảng 1 của tiêu chuẩn này, và xác định yêu cầu về độ đồng nhất và sự tương đương đều không đáp ứng.
7.3 Phụ gia đã lưu kho ở nơi sản xuất hoặc ở các đại lý bán hàng trên 6 tháng, nếu kiểm tra lại xác nhận không đáp ứng các yêu của tiêu chuẩn này.
7.4 Không đảm bảo yêu cầu bao gói như:
- khối lượng hoặc thể tích của các bao hoặc thùng chứa sai lệch lớn hơn 5 % so với khối lượng hoặc thể tích quy định.
- khối lượng hoặc thể tích trung bình của 50 bao hoặc thùng chứa lấy ngẫu nhiên từ lô hàng nhỏ hơn khối lượng hoặc thể tích quy định.
7.5 Theo hàm lượng bọt khí trong hỗn hợp bê tông (xác định theo TCVN 3111:1993)
- khi bê tông không yêu cầu cuốn khí mà sử dụng phụ gia làm cho hàm lượng bọt khí trong hỗn hợp bê tông lớn hơn 3 %.
- Khi bê tông có yêu cầu cuốn khí mà sử dụng phụ gia làm cho hàm lượng bọt khí trong hỗn hợp bê tông lớn hơn 7 %. Trừ khi cho phép sử dụng vật liệu khác với yêu cầu của tiêu chuẩn này để chế tạo bê tông đối chứng và bê tông thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu về hàm lượng bọt khí.
8 Bao gói, ghi nhãn và bảo quản, vận chuyển
8.1 Bao gói, ghi nhãn
Phụ gia được đóng gói trong các bao, hoặc thùng chứa phải được ghi nhãn rõ ràng, gồm:
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Tên thương mại của phụ gia, loại phụ gia (theo phân loại của tiêu chuẩn này);
- Khối lượng hoặc thể tích thực;
- Ngày tháng năm sản xuất và thời hạn sử dụng.
Khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, trong đó thể hiện kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn này.
8.2 Bảo quản, vận chuyển
Phụ gia phải được cất giữ một cách thích hợp cho phép dễ dàng kiểm tra và nhận dạng đúng từng lô hàng (hoặc chuyến hàng).
Phụ gia phải được bảo quản trong điều kiện kín thích hợp để tránh tác động của thời tiết như mưa, nắng, môi trường ẩm ướt, v.v...
Phụ gia phải được vận chuyển trên các phương tiện thích hợp, tránh làm biến dạng, thủng, rách bao bì dẫn đến làm thất thoát khối lượng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng TCVN 12301:2018
A.1 Khuyến cáo rằng, bất cứ lúc nào có thể, các phép thử nên được thực hiện với vật liệu dùng để chế tạo bê tông (xi măng, puzolan, xỉ, cốt liệu, phụ gia cuốn khí), tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông và phương thức định lượng cũng như các điều kiện tự nhiên khác càng gần giống với điều kiện cụ thể của công trình càng tốt. Hiệu quả cụ thể của phụ gia hóa dẻo có thể thay đổi tùy theo tính chất và tỷ lệ của các thành phần khác trong bê tông.
A.2 Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian đông kết của bê tông, có thể rút ngắn quá mức khi dùng phụ gia hóa dẻo loại I và loại II. Nếu nhiệt độ bê tông có ảnh hưởng đến việc thi công thì phải tăng cường thử nghiệm khi sử dụng phụ gia hóa dẻo.
A.3 Đối với các loại phụ gia này, đôi khi xảy ra sự giảm nhanh độ sụt theo thời gian một cách bất thường. Tốc độ giảm độ sụt của hỗn hợp bê tông phụ thuộc vào vật liệu, tỷ lệ thành phần hỗn hợp, thiết bị, quy trình trộn và nhiệt độ. Có thể duy trì độ sụt trong thời gian lâu hơn khi ở nhiệt độ cao bằng cách sử dụng phụ gia loại II.
A.4 Phụ gia có chứa lượng ion clo tương đối lớn có thể làm tăng nhanh sự ăn mòn cốt thép ứng lực trước. Phụ gia phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể không nhất thiết phải phù hợp với phụ gia cho bê tông ứng lực trước (xem TCVN 12041:2017).
A.5 Phụ gia có chứa tổng đương lượng kiềm (Na2O + 0,658K2O) tương đối lớn có thể tham gia vào phản ứng với một số loại cốt liệu. Phụ gia phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể không được chấp nhận khi dùng trong bê tông với cốt liệu có khả năng phản ứng với kiềm và một vài loại xi măng.
A.6 Các cảnh báo phòng ngừa sau chỉ áp dụng cho phần các phương pháp thử của tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khoẻ cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Thư mục tham khảo
ASTM C1017/C1017M-2013 Standard specification for chemical admixtures for use in producing flowing concrete (Phụ gia hóa học dùng trong sản xuất bê tông chảy - Yêu cầu kỹ thuật).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Yêu cầu về tính năng cơ lý
5.3 Yêu cầu độ đồng nhất
6 Phương pháp thử
6.1 Lấy mẫu
6.2 Thử nghiệm hỗn hợp bê tông và bê tông
6.3 Xác định độ đồng nhất và sự tương đương
6.4 Báo cáo thử nghiệm
7 Các tình huống từ chối
8 Bao gói, ghi nhãn và bảo quản, vận chuyển
8.1 Bao gói, ghi nhãn
8.2 Bảo quản, vận chuyển
Phụ lục A (tham khảo) Những điểm cần lưu ý khi áp dụng TCVN 12301:2018
Thư mục tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.