BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - TÁI SỬ DỤNG
Packaging and the environment - Reuse
Lời nói đầu
TCVN 12256:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 18603:2013.
TCVN 12256:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 122 Bao bì biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Lời giới thiệu
Bao bì đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp, lĩnh vực và chuỗi cung ứng. Bao bì phù hợp là rất cần thiết để ngăn ngừa sự thất thoát hàng hóa và giảm tác động đến môi trường. Sử dụng bao bì hiệu quả góp phần tích cực để đạt được một xã hội bền vững, nhờ (ví dụ):
a) Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trong bảo vệ hàng hóa, an toàn, bốc xếp và thông tin;
b) Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và hạn chế tác động đến môi trường;
c) Tiết kiệm chi phí trong phân phối và buôn bán hàng hóa.
Đánh giá bao bì về mặt môi trường có thể bao gồm hệ thống sản xuất và phân phối, sự lãng phí vật liệu bao bì và hàng hóa, hệ thống thu gom có liên quan, cũng như hoạt động thu hồi hoặc thải bỏ. Bộ tiêu chuẩn về Bao bì và môi trường và các báo cáo bổ sung đưa ra các trình tự thực hiện để đạt được mục đích:
d) giảm tác động đến môi trường;
e) hỗ trợ sự đổi mới sản phẩm, bao bì và chuỗi cung ứng;
f) tránh những hạn chế quá mức đối với việc sử dụng bao bì;
g) ngăn ngừa các rào cản và hạn chế trong thương mại.
Bao bì được thiết kế để cung cấp một số chức năng cho người sử dụng và nhà sản xuất như: chứa đựng, bảo vệ, thông tin, tiện lợi, đơn vị hóa, bốc xếp, phân phối hoặc trình bày hàng hóa. Vai trò chính của bao bì là ngăn ngừa hư hại hoặc thất thoát hàng hóa. [xem TCVN 12254 (ISO 18601) Phụ lục A đưa ra danh mục các chức năng của bao bì).
TCVN 12254 (ISO 18601) định rõ mối tương quan trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn về tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng (xem Hình 1). Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định cách thức lựa chọn bao bì tối ưu và cần thay đổi bao bì để đảm bảo tái sử dụng hoặc thu hồi sau khi sử dụng.
Việc chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thực hiện bởi bên thứ nhất (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp), bên thứ hai (người sử dụng hoặc người mua), hoặc bởi sự hỗ trợ của bên thứ ba (cơ quan độc lập).
Những đòi hỏi công khai về thuộc tính môi trường của bao bì có thể được giải quyết theo các phương pháp khác nhau. Một vài phương pháp trong số đó là các khía cạnh kỹ thuật về việc tái sử dụng hoặc thu hồi, các phương pháp khác có liên quan đến sự tiếp cận của dân cư đối với hệ thống tái sử dụng hoặc hệ thống thu hồi hoặc lượng bao bì có trên thị trường để thu hồi. Bộ tiêu chuẩn này đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật của bao bì nhưng không đề cập đến các yêu cầu trong TCVN ISO 14021 (ISO 14021), hỗ trợ công bố hoặc ghi nhãn.
Hình 1 - Mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn về bao bì và môi trường
BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - TÁI SỬ DỤNG
Packaging and the environment - Reuse
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với bao bì được phân loại là có thể tái sử dụng và đưa ra quy trình thực hiện để đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu, kể cả các hệ thống kết hợp. Trình tự áp dụng tiêu chuẩn này được quy định trong TCVN 12254 (ISO 18601).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12254 (ISO 18601), Bao bì và môi trường - Yêu cầu chung về sử dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực bao bì và môi trường
ISO 21067, Packaging - Vocabulary (Bao bì - Từ vựng)
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 12254 (ISO 18601), ISO 21067 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Tái sử dụng (reuse)
Hoạt động qua đó bao bì được làm đầy lại hoặc sử dụng cho cùng một mục đích theo dự kiến, có hoặc không có hỗ trợ của các sản phẩm phụ trợ có sẵn trên thị trường giúp cho việc làm đầy lại bao bì.
CHÚ THÍCH Các chi tiết không tái sử dụng được mà hỗ trợ việc tái sử dụng bao bì, như nhãn hoặc chi tiết làm kín, được coi là một phần của bao bì.
3.2
Bao bì có thể tái sử dụng (reusable packaging)
Bao bì hoặc bộ phận bao bì được thiết kế để hoàn thành hoặc chứng tỏ khả năng có thể hoàn thành số hành trình hoặc số vòng quay tối thiểu trong một hệ thống để tái sử dụng.
3.3
Hành trình (trip)
Sự chuyển đổi bao bì từ trạng thái đầy sang trạng thái rỗng.
CHÚ THÍCH 1 Xem Phụ lục A.
3.4
Vòng quay (rotation)
Chu trình mà bao bì có thể tái sử dụng trải qua từ trạng thái đầy sang trạng thái đầy tiếp theo.
CHÚ THÍCH 1 Xem Phụ lục A.
3.5
Bao bì sử dụng cho cùng một mục đích (packaging used for the same purpose)
Bao bì, đã hoàn thành một vòng quay, sau đó được tái sử dụng với mục đích ban đầu, trong hệ thống tái sử dụng.
VÍ DỤ Tái sử dụng pallet, mục đích ban đầu để các sản phẩm bơ sữa và sau đó để gạch xây nhà.
CHÚ THÍCH Phải chú ý đến cách sử dụng và chức năng dự kiến của bao bì, để kiểm tra liệu bao bì có được tái sử dụng cho cùng một mục đích hoặc sử dụng thứ cấp hay không. Trong trường hợp sử dụng cho mục đích thứ cấp, bao bì không được coi là bao bì có thể tái sử dụng theo tiêu chuẩn này.
3.6
Hệ thống tái sử dụng (systems for reuse)
Sự sắp xếp đã thiết lập (về mặt tổ chức, kỹ thuật hoặc tài chính) đảm bảo khả năng tái sử dụng.
CHÚ THÍCH 1 Trong phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này, "các hệ thống" đã nhận biết hiện nay được liệt kê dưới đây (xem Điều 6 để có thêm thông tin).
3.6.1
Hệ thống chu trình kín (closed loop system)
Hệ thống mà trong đó bao bì được tái sử dụng bởi một công ty hoặc một nhóm kết hợp các công ty.
3.6.2
Hệ thống chu trình mở (open loop system)
Hệ thống mà trong đó bao bì được tái sử dụng bởi các công ty chưa xác định.
3.6.3
Hệ thống lai ghép (hybrid system)
Hệ thống gồm hai phần:
a) Bao bì, được giữ lại bởi người sử dụng cuối, không có hệ thống tái phân phối để làm đầy lại với mục đích thương mại.
b) Bao bì, được sử dụng như một sản phẩm phụ trợ để chuyển hàng hóa vào bao bì có thể tái sử dụng.
3.7
Sản phẩm phụ trợ (auxiliary product)
Sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ việc làm đầy lại bao bì có thể tái sử dụng.
CHÚ THÍCH Các sản phẩm phụ trợ là sản phẩm một chiều và vì vậy không được đề cập trong tiêu chuẩn này. Ví dụ về một sản phẩm phụ trợ tà một túi chất tẩy rửa được dùng để đổ lại vào dụng cụ chứa ở nhà.
3.8
Sự phục hồi (reconditioning)
Các hoạt động cần thiết để khôi phục lại một bao bì có thể tái sử dụng đến trạng thái chức năng để tái sử dụng tiếp.
3.9
Nhà cung cấp (supplier)
Thực thể có trách nhiệm đưa bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện ra thị trường.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ "nhà cung cấp" theo cách sử dụng thông thường có thể liên quan đến các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong tiêu chuẩn này, "nhà cung cấp" liên quan đến điểm bất kỳ trong chuỗi cung ứng mà tại đó xảy ra hoạt động có liên quan đến bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện.
[NGUỒN: TCVN 12254 (ISO 18601), định nghĩa 3.22]
3.10
Bên dỡ hàng (emptier)
Người hoặc thực thể làm rỗng kiện hàng.
4.1 Đánh giá xác nhận
Các bên có liên quan, bao gồm bên đóng gói, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dở hàng hoặc các đối tượng khác, phải bảo đảm đáp ứng được các điều kiện cho phép dưới đây để đánh giá liệu bao bì có phù hợp với công bố “có thể tái sử dụng” trong hoàn cảnh sử dụng dự kiến:
a) Thiết kế của bao bì cho phép các bộ phận chính hoàn thành một số hành trình hoặc vòng quay trong các điều kiện sử dụng thông thường có thể dự đoán;
b) Bao bì có khả năng phục hồi tốt theo các yêu cầu trong Phụ lục B;
c) Hệ thống, cần để hỗ trợ tái sử dụng, có sẵn trên thị trường trong đó bao bì được đưa ra một cách phù hợp.
4.2 Điều kiện cơ sở
Các yêu cầu tổng thể cho bao bì có thể tái sử dụng được xác định bởi sự kết hợp giữa nhu cầu dùng bao bì và các yêu cầu của hệ thống tái sử dụng. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các yêu cầu chi tiết của bao bì "có thể tái sử dụng" có thể thay đổi từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Hơn nữa, quá trình thiết kế có xu hướng liên tục phát triển để đáp ứng kinh nghiệm thực hiện việc tái sử dụng bao bì có liên quan. Nhu cầu về độ bền lâu có nghĩa là thiết kế bao bì có thể tái sử dụng nên kết hợp nhiều loại vật liệu hơn so với mục đích sử dụng khác.
Để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này, cần có tài liệu hỗ trợ và đặc biệt là các ghi chép kết quả quy trình đánh giá. Tiêu chuẩn này yêu cầu thực hiện theo cách chính thức thông qua một báo cáo ghi lại sự đáp ứng tất cả các điều kiện được xác định là có khả năng tái sử dụng.
Liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe và an toàn của người thực hiện trong quá trình tái sử dụng, ví dụ: làm mới hoặc làm sạch bao bì, pháp luật hiện hành của tất cả các quốc gia đưa ra các yêu cầu cụ thể và toàn diện và không coi là phù hợp với việc xây dựng các yêu cầu riêng cho bao bì.
5.1 Điều kiện ban đầu
Đối với từng loại bao bì được đưa ra thị trường:
a) Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể khác phải chứng minh được bao bì có thể tái sử dụng đối với ứng dụng dự kiến theo các điều kiện sử dụng thông thường có thể dự đoán;
b) Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể khác có liên quan phải chứng minh sự tồn tại của một hệ thống tái sử dụng, bao gồm cả phục hồi.
CHÚ THÍCH Thông tin này có thể có được, ví dụ, trực tiếp từ nhà cung cấp bao bì, bên dỡ hàng hoặc bằng cách viện dẫn đến tiêu chuẩn đã công bố, tổ chức được thừa nhận hoặc người điều hành thương mại. Kinh nghiệm thực tế trong các tài liệu từ các ứng dụng đã có là nguồn dữ liệu hỗ trợ có giá trị.
Trong trường hợp bao bì được dự kiến để sử dụng như một bộ phận của hệ thống lai ghép, chỉ áp dụng 5.1 a).
5.2 Quy trình kiểm tra
Đối với từng loại bao bì được đưa ra thị trường và ở giai đoạn có thể thực hiện sớm nhất, thực thể có liên quan phải thiết lập và ghi lại:
a) Dự kiến về khả năng tái sử dụng của bao bì, dựa trên việc xem xét các trường hợp cụ thể có thể thực hiện tái sử dụng;
b) Thiết kế bao bì cho phép các bộ phận chính hoàn thành một số hành trình hoặc vòng quay trong các điều kiện sử dụng thông thường có thể dự đoán;
c) Bao bì mà có thể được làm rỗng/dỡ tải mà không bị hư hại đáng kể, từ đó có thể sửa chữa;
d) Bao bì có thể được phục hồi theo phương pháp thích hợp và đạt đến một mức yêu cầu, bao bì vẫn duy trì được khả năng thực hiện các chức năng dự kiến và không gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của người có trách nhiệm thực hiện;
e) Quá trình phục hồi bất kỳ dưới sự kiểm soát của đơn vị, quản lý theo cách có tính đến tác động môi trường;
f) Quá trình phục hồi bất kỳ đáp ứng các yếu tố cần thiết có liên quan đối với bao bì được định rõ trong Phụ lục B;
g) Bao bì có thể được làm đầy lại mà không có rủi ro về tình trạng nguyên vẹn của sản phẩm hoặc đến sức khỏe và an toàn của người có trách nhiệm thực hiện;
h) Trên thị trường có sẵn một hệ thống tái sử dụng mà nhà cung cấp có trách nhiệm đưa hàng hóa đã đóng kiện đến để có thể thực hiện việc tái sử dụng;
i) Hệ thống tái sử dụng được xác định là phù hợp, theo thực tế sử dụng, tuân theo một trong các yêu cầu kỹ thuật của Điều 6.
j) Bao bì không tái sử dụng được nữa phải phải thu hồi theo các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn TCVN 12257 (ISO 18604), TCVN 12258 (ISO 18605) hoặc TCVN 12259 (ISO 18606).
Phụ lục C (quy định) đưa ra nội dung yêu cầu của việc ghi lại sự đáp ứng và công bố kết quả đánh giá tổng thể khả năng đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này. Phụ lục C cũng minh họa biểu mẫu trình bày được khuyến nghị.
5.3 Áp dụng
Việc áp dụng tiêu chuẩn này cho bao bì cụ thể bất kỳ phải theo quy định trong TCVN 12254 (ISO 18601).
6 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống tái sử dụng
6.1 Loại hệ thống
Trong tiêu chuẩn này quy định ba loại hệ thống sau:
- Hệ thống chu trình kín (6.2);
- Hệ thống chu trình mở (6.3);
- Hệ thống lai ghép (6.4).
Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể có liên quan khác phải xác định hệ thống phù hợp nhất để tái sử dụng bao bì cụ thể bất kỳ, có tính đến các tình huống cụ thể trong sử dụng dự kiến và đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chí có thể áp dụng cho hệ thống đã xác định, như sau:
6.2 Tiêu chí cho hệ thống chu trình kín (xem Hình 2)
a) Bao bì có thể tái sử dụng được sở hữu hoặc quản lý bởi một công ty hoặc một nhóm kết hợp các công ty;
b) Bao bì được quay vòng bởi một công ty hoặc một nhóm kết hợp các công ty;
c) Thiết kế bao bì cố định theo yêu cầu kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn tính năng có thể thừa nhận lẫn nhau;
d) Bao bì được sử dụng theo các trình tự có thể thừa nhận lẫn nhau;
e) Hệ thống thu gom, phục hồi và phân bố lại luôn sẵn sàng. Các vật liệu bao bì không được tái sử dụng nữa và bị loại khỏi hệ thống phải được thu hồi để đáp ứng các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn TCVN 12257 (ISO 18604), TCVN 12258 (ISO 18605) hoặc TCVN 12259 (ISO 18606);
f) Công ty, hoặc nhóm các công ty, chịu trách nhiệu đưa bao bì có thể tái sử dụng quay trở lại nếu bao bì đã được sử dụng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật;
g) Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể có liên quan khác cung cấp thông tin về cách thức xử lý và nơi để bao bì cho mục đích tái sử dụng;
h) Hệ thống kiểm soát, đảm bảo việc tái sử dụng, có thể thực hiện dựa trên yêu cầu kỹ thuật.
Hình 2 - Hệ thống chu trình kín
6.3 Các tiêu chí cho hệ thống chu trình mở (xem Hình 3)
a) Bao bì có thể tái sử dụng được sở hữu bởi từng người sử dụng tại thời điểm bao bì thuộc sở hữu của người đó;
b) Thiết kế bao bì được cố định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn tính năng được thừa nhận chung;
c) Bao bì được sử dụng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn tính năng được thỏa thuận hoặc chấp nhận bởi các bên tham gia trong hệ thống;
d) Sau khi bao bì có thể tái sử dụng được sử dụng bởi bên dỡ hàng/người sử dụng, họ sẽ quyết định liệu có tái sử dụng bao bì hoặc chuyển qua bên thứ ba để tái sử dụng hay không:
e) Các hệ thống phân phối lại là dùng cho bao bì và thường sẵn có;
f) Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể có liên quan khác cung cấp thông tin về cách thức xử lý và nơi để bao bì cho mục đích tái sử dụng;
g) Các vật liệu bao bì không được tái sử dụng nữa và vì vậy bị loại khỏi hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn TCVN 12257 (ISO 18604), TCVN 12258 (ISO 18605) hoặc TCVN 12259 (ISO 18606);
h) Sự phục hồi có thể được thực hiện bởi bên đóng hàng/bên làm đầy hoặc có sẵn trên thị trường như một phần của hệ thống và đáp ứng các yếu tố cần thiết được xác định trong Phụ lục B.
Hình 3 - Hệ thống chu trình mở
6.4 Các tiêu chí cho hệ thống lai ghép (xem Hình 4)
a) Bao bì có thể tái sử dụng được người sử dụng cuối cùng giữ lại và được làm đầy lại nhờ sự hỗ trợ của sản phẩm phụ trợ;
b) Bao bì có thể tái sử dụng thuộc sở hữu của bên dỡ hàng;
c) Bên dỡ hàng là bên làm đầy lại;
d) Bao bì có thể tái sử dụng chỉ được đưa ra thị trường nếu có sẵn sản phẩm phụ trợ;
e) Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể có liên quan khác cung cấp thông tin về cách thức để làm đầy lại bao bì có thể tái sử dụng;
f) Bao bì có thể tái sử dụng và sản phẩm phụ trợ phải đáp ứng các yêu cầu của một hoặc nhiều tiêu chuẩn TCVN 12257 (ISO 18604), TCVN 12258 (ISO 18605) hoặc TCVN 12259 (ISO 18606).
Hình 4 - Hệ thống lai ghép
(tham khảo)
Khái niệm tổng thể về hệ thống tái sử dụng
Phụ lục này làm rõ khái niệm tổng thể về các hệ thống tái sử dụng. Vì vậy, tiêu chuẩn đưa ra biểu đồ dòng liên quan đến việc tái sử dụng trong Hình A.1.
Hình A.1 - Biểu đồ dòng tái sử dụng
CHÚ THÍCH 1 Kích thước của dòng không tương ứng với thể tích của dòng.
CHÚ THÍCH 2 Sự thất thoát có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trong chu trình.
CHÚ THÍCH 3 Biểu đồ dòng tái sử dụng được đưa ra để làm rõ thuật ngữ “hành trình” và "vòng quay"
(quy định)
Hệ thống phục hồi được phân loại phù hợp với bao bì có thể tái sử dụng phải chứa các yếu tố có liên quan theo danh mục dưới đây, được áp dụng khi phù hợp với loại bao bì và cách sử dụng bao bì.
VÍ DỤ Đối với bao bì không được sửa chữa, bỏ qua bước e).
a) Đánh giá trạng thái của bao bì;
b) Loại bỏ các bộ phận bị hư hại hoặc không tái sử dụng được;
c) Thay thế các bộ phận bị hư hại hoặc không tái sử dụng được;
d) Làm sạch hoặc rửa sạch theo các điều kiện tương ứng;
e) Sửa chữa bao bì, khi có yêu cầu ;
f) Kiểm tra và đánh giá sự phù hợp với mục đích;
g) Đưa lại vào hệ thống tái sử dụng.
CHÚ THÍCH 1 Quá trình làm sạch/rửa sạch có thể được áp dụng ở các giai đoạn khác nhau và có thể lặp lại.
CHÚ THÍCH 2 Trình tự các yếu tố yêu cầu được đưa ra ở trên, mặc dù có logic chung, không nhất thiết phải theo đúng thứ tự áp dụng.
CHÚ THÍCH 3 Đối với một số loại bao bì, thử nghiệm có thể là một yêu cầu.
(quy định)
Đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này hay không
Sự sẵn có của các tài liệu viện dẫn hỗ trợ từ các nguồn có liên quan là một yêu cầu của tiêu chuẩn này và danh mục các tài liệu đó phải kèm theo công bố sự đáp ứng các yêu cầu.
CHÚ THÍCH Hình thức trình bày chỉ là ví dụ, các cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể sử dụng các dạng trình bày khác miễn là có tất cả các thông tin liên quan bao gồm thông tin yêu cầu cho khả năng truy xuất nguồn gốc.
Bảng C.1 - Ví dụ về công bố đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này
Nhận biết bao bì |
Viện dẫn đánh giá |
||
Nhận biết vật liệu quan trọng sử dụng |
|||
Tiêu chí cho phép |
Có/không |
Viện dẫn và nguồn |
|
Tính đến tình huống/địa điểm sử dụng cụ thể, bao bì được tái sử dụng. |
|
|
|
Thiết kế bao bì cho phép các bộ phận chính hoàn thành một số hành trình hoặc vòng quay trong các điều kiện sử dụng thông thường có thể dự đoán. |
|
|
|
Bao bì có thể được làm rỗng/dỡ tải mà không bị hư hại nghiêm trọng, có thể được sửa chữa. |
|
|
|
Bao bì có thể được phục hồi, làm sạch, rửa sạch, sửa chữa bằng phương pháp bất kỳ và đến mức độ bất kỳ được quy định, trong khi vẫn duy trì khả năng thực hiện chức năng dự kiến. |
|
|
|
Quá trình phục hồi trong phạm vi kiểm soát của bên đóng hàng/bên làm đầy được quản lý theo cách có tính đến tác động đến môi trường. |
|
|
|
Có sẵn quá trình phục hồi và áp dụng cho bao bì có thể tái sử dụng, kết hợp với tất cả các yếu tố cần thiết được liệt kê trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này. |
|
|
|
Bao bì có thể được làm đầy lại/chịu tải lại mà không gây rủi ro đến tình trạng nguyên vẹn của sản phẩm hoặc đến sức khỏe và an toàn của người có trách nhiệm thực hiện. |
|
|
|
Trong những tình huống và địa điểm sử dụng dự kiến, sự sắp xếp (theo tổ chức, kỹ thuật, tài chính) luôn sẵn sàng và có thể thực hiện việc tái sử dụng. |
|
|
|
Hệ thống tái sử dụng được xác định là phù hợp, trong tình huống sử dụng thực tế, tuân theo một trong các yêu cầu kỹ thuật hoặc các tính năng trong Điều 6. |
|
|
|
Khi đáp ứng các điều được ghi ở trên, bao bì được coi là có thể tái sử dụng theo tiêu chuẩn này. |
|||
Tên và địa chỉ của bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể có liên quan khác: |
|||
Chữ ký: |
Ngày: |
||
Bảng C.2 - Ví dụ về công bố việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này (chai 1,8 L cho sản phẩm shochu)
Nhận biết bao bì |
Viện dẫn đánh giá |
|
Nhận biết vật liệu quan trọng sử dụng |
||
Tiêu chí cho phép |
Có/không |
Viện dẫn và nguồn |
Tính đến tình huống/địa điểm sử dụng cụ thể, bao bì được tái sử dụng. |
Có |
Cf.a các yêu cầu kỹ thuật của chai có liên quan |
Thiết kế bao bì cho phép các bộ phận chính hoàn thành một số hành trình hoặc vòng quay trong các điều kiện sử dụng thông thường có thể dự đoán. |
Có |
Cf.a các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất chai và kết quả thử nghiệm vật phẩm |
Bao bì có thể được làm rỗng/dỡ tải mà không bị hư hại nghiêm trọng, mà có thể được sửa chữa. |
Có |
Cf.a các yêu cầu kỹ thuật của chai có liên quan |
Bao bì có thể được phục hồi theo Phụ lục B (làm sạch, rửa sạch, sửa chữa) bằng phương pháp bất kỳ và đến mức độ bất kỳ được quy định, trong khi vẫn duy trì khả năng thực hiện chức năng dự kiến. |
Có |
Các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất chai và kết quả thử nghiệm vật phẩm |
Quá trình phục hồi trong phạm vi kiểm soát của bên đóng hàng/bên làm đầy được quản lý theo cách có tính đến tác động đến môi trường. |
Có |
Cf.a tài liệu về quy trình làm việc |
Có sẵn quá trình phục hồi và áp dụng được với bao bì có thể tái sử dụng. |
Có |
Cf.a các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất chai và kết quả thử nghiệm vật phẩm |
Bao bì có thể được làm đầy lại/chịu tải lại mà không gây rủi ro đến tình trạng nguyên vẹn của sản phẩm hoặc đến sức khỏe và an toàn của người có trách nhiệm thực hiện. |
Có |
Cf.a tài liệu về quy trình làm việc |
Trong những tình huống và địa điểm sử dụng dự kiến, sự sắp xếp (theo tổ chức, kỹ thuật, tài chính) luôn sẵn sàng và có thể thực hiện việc tái sử dụng. |
Có |
Chúng tôi dùng hệ thống sẵn có để sử dụng chai loại thông thường |
Hệ thống tái sử dụng được xác định là phù hợp, trong tình huống sử dụng thực tế, tuân theo một trong các yêu cầu kỹ thuật hoặc các tính năng trong Điều 6. |
Có |
Chúng tôi đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống chu trình mở. |
Khi đáp ứng các điều được ghi ở trên, bao bì được coi là có thể tái sử dụng theo tiêu chuẩn này. |
||
Tên và địa chỉ của bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dở hàng hoặc các thực thể có liên quan khác: |
||
Chữ ký: |
Ngày: |
|
a "cf." trong các trích dẫn chỉ ra rằng người đọc nên so sánh công bố đó với công bố lấy từ nguồn được trích dẫn. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 12255 (ISO 18602), Bao bì và môi trường - Tối ưu hóa hệ thống bao bì
[2] TCVN 12257 (ISO 18604), Bao bì và môi trường - Tái sinh vật liệu
[3] TCVN 12258 (ISO 18605), Bao bì và môi trường - Thu hồi năng lượng
[4] TCVN 12259 (ISO 18606), Bao bì và môi trường - Tái sinh hữu cơ
[5] ISO 21067:2007, Packaging - Vocabulary
[6] EN 13429:2004, Packaging - Reuse
[7] EN 14182:2002, Packaging - Terminology - Basic terms and definitions
[8] EN 13193, Packaging - Packaging and the environment - Terminology
[9] CEN/TR 14520, Packaging - Reuse - Methods for assessing the performance of a reuse system
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.