BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG BAO BÌ
Packaging and the environment- Optimization of the packaging system
Lời nói đầu
TCVN 12255:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 18602:2013.
TCVN 12255:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 122 Bao bì biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bao bì đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp, lĩnh vực và chuỗi cung ứng. Bao bì phù hợp là rất cần thiết để ngăn ngừa sự thất thoát hàng hóa và giảm tác động đến môi trường. Sử dụng bao bì hiệu quả góp phần tích cực để đạt được một xã hội bền vững, nhờ (ví dụ):
a) Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trong bảo vệ hàng hóa, an toàn, bốc xếp và thông tin;
b) Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và hạn chế tác động đến môi trường;
c) Tiết kiệm chi phí trong phân phối và buôn bán hàng hóa.
Đánh giá bao bì về mặt môi trường có thể bao gồm hệ thống sản xuất và phân phối, sự lãng phí vật liệu bao bì và hàng hóa, hệ thống thu gom có liên quan, cũng như hoạt động thu hồi hoặc thải bỏ. Bộ tiêu chuẩn về Bao bì và môi trường và các báo cáo bổ sung đưa ra các trình tự thực hiện để đạt được mục đích:
d) giảm tác động đến môi trường;
e) hỗ trợ sự đổi mới sản phẩm, bao bì và chuỗi cung ứng;
f) tránh những hạn chế quá mức đối với việc sử dụng bao bì;
g) ngăn ngừa các rào cản và hạn chế trong thương mại.
Bao bì được thiết kế để cung cấp một số chức năng cho người sử dụng và nhà sản xuất như: chứa đựng, bảo vệ, thông tin, tiện lợi, đơn vị hóa, bốc xếp, phân phối hoặc trình bày hàng hóa. Vai trò chính của bao bì là ngăn ngừa hư hại hoặc thất thoát hàng hóa. [xem TCVN 12254 (ISO 18601) Phụ lục A đưa ra danh mục các chức năng của bao bì].
TCVN 12254 (ISO 18601) định rõ mối tương quan trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn về tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng (xem Hình 1). Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định cách thức lựa chọn bao bì tối ưu và cần thay đổi bao bì để đảm bảo tái sử dụng hoặc thu hồi sau khi sử dụng.
Việc chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thực hiện bởi bên thứ nhất (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp), bên thứ hai (người sử dụng hoặc người mua), hoặc bởi sự hỗ trợ của bên thứ ba (cơ quan độc lập).
Những đòi hỏi công khai về thuộc tính môi trường của bao bì có thể được giải quyết theo các phương pháp khác nhau. Một vài phương pháp trong số đó là các khía cạnh kỹ thuật về việc tái sử dụng hoặc thu hồi, các phương pháp khác có liên quan đến sự tiếp cận của dân cư đối với hệ thống tái sử dụng hoặc hệ thống thu hồi hoặc lượng bao bì có trên thị trường để thu hồi. Bộ tiêu chuẩn này đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật của bao bì nhưng không đề cập đến các yêu cầu trong TCVN ISO 14021 (ISO 14021), hỗ trợ công bố hoặc ghi nhãn.
Hình 1 - Mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn về bao bì và môi trường
Hình 2 - Tối ưu hóa bao bì
Mô hình trong Hình 2 minh họa hậu quả môi trường khi thất thoát sản phẩm do giảm bao bì quá mức lớn hơn nhiều so với sự bảo vệ đầy đủ sản phẩm qua việc tăng cường bao bì quá mức cần.
Tiêu chuẩn này giới thiệu sơ đồ tự đánh giá để xác định việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cách tiếp cận của tiêu chuẩn này giống cách tiếp cận của các tiêu chuẩn hệ thống, ví dụ: TCVN ISO 9000 (ISO 9000) hoặc hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001 (ISO 14001).
BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG BAO BÌ
Packaging and the environment- Optimization of the packaging system
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và qui trình đánh giá bao bì để đảm bảo khối lượng hoặc thể tích của vật liệu bao bì được tối ưu hóa, phù hợp với chức năng của bao bì. Đây là một trong nhiều lựa chọn để làm giảm tác động của bao bì đến môi trường.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra phương pháp luận và trình tự để
a) Xác định hàm lượng và giảm thiểu các chất hoặc hỗn hợp chất nguy hại cho môi trường, và
b) Xác định hàm lượng bốn kim loại nặng (chì, cađimi, thủy ngân và crom hóa trị sáu) trong bao bì.
Khả năng các chất trên phát thải vào môi trường cũng được đưa vào đánh giá. Trình tự được nêu trong Phụ lục C.
Quá trình thiết kế bao bì, bao gồm việc lựa chọn vật liệu, không được quy định trong tiêu chuẩn này. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp cho việc bảo đảm và chứng minh vật liệu đã chọn cho bao bì được sử dụng một cách hiệu quả.
CHÚ THÍCH 1 Theo tiêu chuẩn này, việc thay thế một vật liệu bao bì bằng vật liệu khác không phải là cơ sở để tối ưu hóa bao bì.
CHÚ THÍCH 2 Tối ưu hóa vật liệu bao bì có thể bao gồm sự gia tăng khối lượng hoặc thể tích của bao bì để làm giảm thất thoát hàng hóa.
Trình tự để áp dụng tiêu chuẩn này được nêu trong TCVN 12254 (ISO 18601).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12254 (ISO 18601), Bao bì và môi trường - Yêu cầu chung về sử dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực bao bì và môi trường
ISO 21067, Packaging - Vocabulary (Bao bì - Từ vựng)
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa được nêu trong TCVN 12254 (ISO 18601), ISO 21067 và các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Tối ưu hóa bao bì (packaging optimization)
Quá trình chế biến để đạt được khối lượng hoặc thể tích vừa đủ tối thiểu (giảm từ nguồn) để đáp ứng các yêu cầu cần thiết của bao bì thứ nhất hoặc bao bì thứ hai hoặc bao bì vận chuyển, khi tính năng và sự chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng vẫn giữ không thay đổi hoặc vừa đủ, nhờ đó giảm được tác động đến môi trường.
3.2
Vùng tới hạn (critical area)
Các tiêu chí/tiêu chí tính năng cụ thể ngăn ngừa việc giảm thêm khối lượng hoặc thể tích mà không gây ảnh hưởng đến chức năng, sự an toàn và sự chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng.
3.3
Nhà cung cấp (supplier)
Thực thể có trách nhiệm đưa bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện ra thị trường.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ "nhà cung cấp" theo cách sử dụng thông thường có thể liên quan đến các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong tiêu chuẩn này, "nhà cung cấp" liên quan đến điểm bất kỳ trong chuỗi cung ứng mà tại đó xảy ra hoạt động có liên quan đến bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện.
[NGUỒN: TCVN 12254 (ISO 18601), định nghĩa 3.22]
3.4
Bộ phận bao bì (packaging component)
Phần của bao bì có thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản.
[NGUỒN: TCVN 12254 (ISO 18601), định nghĩa 3.11]
3.5
Thành phần bao bì (packaging constituent)
Phần từ đó tạo thành bao bì hoặc bộ phận bao bì, mà không thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản.
[NGUỒN: TCVN 12254 (ISO 18601), định nghĩa 3.12]
3.6
Hệ thống bao bì (packaging system)
Bộ bao bì hoàn chỉnh cho hàng hóa được đóng kiện, bao gồm một hoặc nhiều bao bì sau đây (tùy thuộc vào hàng hóa được đóng kiện): bao bì thứ nhất, bao bì thứ hai, bao bì thứ ba (phân phối hoặc vận chuyển).
3.7
Các chất (substances)
Các nguyên tố hóa học và hợp chất của nó ở trạng thái tự nhiên hoặc hoặc thu được qua quá trình sản xuất, kể cả mọi phụ gia cần thiết để duy trì tính ổn định, và mọi tạp chất sinh ra từ quá trình sản xuất được sử dụng, nhưng không kể các dung môi có thể được tách ra mà không gây ảnh hưởng đến sự ổn định hoặc làm thay đổi thành phần của chất đó.
3.8
Hỗn hợp (mixture)
Chất pha chế hoặc dung dịch bao gồm hai hoặc nhiều chất.
3.9
Phiếu dữ liệu an toàn (safety data sheet)
Tài liệu cung cấp thông tin toàn diện về một chất hoặc hỗn hợp.
CHÚ THÍCH 1 Tài liệu Hệ thống Hài hòa toàn cầu của Liên hợp quốc (xuất bản lần thứ ba) - Phần 1 và Phụ lục 4 - yêu cầu phải cung cấp tài liệu cho người sử dụng chất hoặc hỗn hợp và phải có thông tin yêu cầu.
3.10
Bao bì đã sử dụng (used packaging)
Bao bì đã sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng cuối và dự kiến để tái sử dụng hoặc thu hồi.
3.11
Bao bì thải (packaging waste)
Bao bì đã được sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng cuối và được loại ra để thải bỏ hoàn toàn và không có ý định để tái sử dụng hoặc thu hồi.
3.12
Chất nguy hại cho môi trường (substances hazardous to the environment)
Các chất bất kỳ được phân loại là có nguy hại môi trường theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất của Liên hợp quốc (GHS) và các sửa đổi, bản sửa đổi lần thứ ba, Phần 4, trong đó đáp ứng các tiêu chí về việc dán nhãn kèm theo hình ảnh nguy hại cho môi trường.
CHÚ THÍCH Đây là phân loại chung của các chất nguy hại cho môi trường và không thể coi là đặc trưng riêng liên quan đến các chất được sử dụng trong bao bì.
4.1 Áp dụng
Việc áp dụng tiêu chuẩn này cho bao bì cụ thể bất kỳ phải theo quy định trong TCVN 12254 (ISO 18601), Bao bì và môi trường - Yêu cầu chung về sử dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực bao bì và môi trường.
4.2 Đánh giá bao bì
4.2.1 Xác định vùng tới hạn
Người cung cấp phải đánh giá danh mục đầy đủ các tiêu chí liên quan trong Điều 5 để xác định (các) vùng tới hạn sẽ chi phối giới hạn có thể đạt được của việc tối ưu hóa bao bì. Xem hướng dẫn trong Phụ lục A.
Việc phát hiện ít nhất một vùng tới hạn là cơ sở để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này đối với tối thiểu hóa. Nếu không phát hiện được vùng tới hạn nào thì bao bì không đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và phải khảo sát thêm khả năng tối ưu hóa bao bì.
CHÚ THÍCH Vì các vùng tới hạn này có thể phụ thuộc lẫn nhau, trong một số trường hợp, có thể phát hiện được nhiều hơn một vùng tới hạn để xác định lượng bao bì vừa đủ tối thiểu.
4.2.2 Xác định sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường
Nhà cung cấp phải xác định (tham khảo theo hướng dẫn trong Phụ lục C) sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường thường có trong khí thải, tro, hoặc nước rỉ rác khi bao bì được đốt hoặc chôn lấp.
Ví dụ: nhà sản xuất bao bì phải nhận được phiếu dữ liệu an toàn từ nhà cung cấp.
Mục “thành phần/thông tin về cấu tử” phải đưa ra nồng độ hoặc dải nồng độ của các chất hoặc hỗn hợp gây nguy hại cho môi trường như được nêu trong Phụ lục C.
CHÚ THÍCH Nhà sản xuất bao bì có thể tính toán và đo sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường có trong bao bì trên cơ sở thông tin liên quan đến công thức và quy trình sản xuất bao bì.
4.2.3 Xác định bốn kim loại nặng
Nhà cung cấp phải xác định (tham khảo hướng dẫn trong Phụ lục C), bằng cách đo, tính toán hoặc truy ngược thông tin và dữ liệu xem liệu bốn kim loại nặng [chì, cađimi, thủy ngân và crom (VI)] có trong bộ phận bao bì hay không.
CHÚ THÍCH Nhà sản xuất bao bì có thể tính toán và đo sự có mặt của bốn kim loại nặng có trong bao bì trên cơ sở thông tin liên quan đến công thức và quy trình sản xuất bao bì.
4.3 Chứng minh các yêu cầu của tiêu chuẩn này đã được đáp ứng
Nhà cung cấp phải:
- Chuẩn bị một tài liệu ghi rõ đã đáp ứng các yêu cầu của 4.2.1, 4.2.2, và 4.2.3;
- Lập hồ sơ về các dữ liệu liên quan hoặc thông tin khác đã được sử dụng để xây dựng danh mục tiêu chí tính năng liên quan và đặc biệt là thiết lập bản chất và ảnh hưởng của các yếu tố có tính quyết định;
- Sử dụng bảng liệt kê các mục cần kiểm tra (ví dụ cho trong Phụ lục B) hoặc hồ sơ để chứng minh tất cả các vùng tới hạn được liệt kê trong Điều 5 đã được xem xét đến;
- Lập phiếu dữ liệu an toàn và thông tin quá trình tiếp theo đã được sử dụng để phát hiện sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường trong bộ phận bao bì và thường có trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác từ các hoạt động quản lý chất thải;
- Nếu phát hiện sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường thì hồ sơ về các dữ liệu liên quan và thông tin quá trình tiếp theo được sử dụng để chứng minh sự tối thiểu hóa đã đạt được đối với các vùng tới hạn được liệt kê trong Điều 5, có tham khảo đến phương pháp luận được nêu trong Phụ lục C của tiêu chuẩn này;
- Xác định sự có mặt cùng lúc bốn kim loại nặng (chì, cadimi, thủy ngân, và crom hóa trị sáu) trong bộ phận bao bì đã được đánh giá theo yêu cầu của các quy định khu vực hoặc quốc gia mà bao bì được sử dụng; Phụ lục C đưa ra hướng dẫn thực hiện.
- Ghi lại các kết quả tham khảo theo phương pháp luận trong Phụ lục C.
5 Vùng tới hạn để đánh giá khi xác định mức tối ưu hóa bao bì có thể đạt được
- Bảo vệ hàng hóa;
- Quá trình sản xuất bao bì;
- Quá trình đóng bao bì/làm đầy;
- Logistic (bao gồm vận chuyển, lưu kho và bốc xếp);
- Trình bày và tiếp thị hàng hóa;
- Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng;
- Thông tin;
- An toàn;
- Luật pháp;
- Các khía cạnh khác.
CHÚ THÍCH 1 Luật pháp và sự an toàn là các ví dụ của các vùng tới hạn không độc lập mà phải được xem xét cùng nhau.
CHÚ THÍCH 2 Xem Điều A.3 về các vùng tới hạn.
(tham khảo)
Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn để xác định mức tối ưu hóa bao bì có thể đạt được
A.1 Giới thiệu
Các thông tin chi tiết hơn dược nêu trong Phụ lục này để hướng dẫn người sử dụng tiêu chuẩn. Phụ lục có thể được sử dụng để đánh giá bao bì hiện có hoặc như một hỗ trợ trong tương tác thông thường giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng khi thỏa thuận về một yêu cầu kỹ thuật cho bao bì mới.
Điều A.2 nói về phương pháp luận, mô tả các giai đoạn khác nhau trong qui trình đánh giá.
Điều A.3 nêu 10 vùng tới hạn và đưa ra một số ví dụ của các yêu cầu quan trọng có thể liên quan đến kiện hàng đã cho.
Điều A.4 đưa ra ví dụ về bảng liệt kê các mục cần kiểm tra để hỗ trợ quá trình đánh giá và lập hồ sơ.
Quá trình này là để có được khối lượng hoặc thể tích vừa đủ tối thiểu của một kiện hàng đã cho, và do đó làm giảm tác động đến môi trường, mà không làm gia tăng hư hỏng hoặc chất thải hàng hóa, và có tính đến các vùng tới hạn mà bao bì cần đáp ứng. Bảng liệt kê các mục cần kiểm tra đánh giá có thể được dùng để ghi lại các phát hiện chính mang tính quyết định của quá trình tối ưu hóa bao bì.
Đây là một quá trình liên tục bao gồm kinh nghiệm thiết kế và thực hiện mà sẽ cung cấp thông tin hữu ích để xác định các vùng tới hạn.
Hai ví dụ về bảng liệt kê đầy đủ các mục cần kiểm tra, đánh giá và các báo cáo hỗ trợ cùng với các tài liệu giải thích, hỗ trợ cho việc hoàn thiện bảng liệt kê các mục cần kiểm tra được nêu trong Phụ lục B.
A.2 Phương pháp luận đánh giá
Mục đích của qui trình đánh giá có thể được lập thành tài liệu bằng cách hoàn thiện bảng liệt kê các mục cần kiểm tra (như nêu trong A.4), để bảo đảm:
- Nhận biết và xem xét tất cả các khả năng của cùng một loại vật liệu bao gói (tham khảo Chú thích 1 của Phạm vi áp dụng) để tối ưu hóa;
- Đạt được sự tối thiểu hóa vật liệu bao bì trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu cần thiết của chức năng bao bì;
- Ghi lại các viện dẫn mang tính quyết định quan trọng, hỗ trợ cho công bố nêu trên.
Các yêu cầu chi tiết cho bao bì có thể thay đổi tùy theo từng ứng dụng. Trong quá trình thiết kế bao bì, khi xem xét việc tối ưu hóa bao bì, phân tích từng yêu cầu sẽ tác động đến yêu cầu kỹ thuật tổng thể của bao bì. Các yêu cầu này có thể được phân loại trong bảng liệt kê các mục cần kiểm tra. Tại bước đánh giá đầu tiên, (các) yêu cầu quan trọng nhất, trong mỗi vùng tới hạn, có thể được liệt kê tại cột thứ hai của bảng liệt kê các mục cần kiểm tra.
Trong quá trình thiết kế bao bì cho một ứng dụng đã biết hoặc nhóm các ứng dụng tương tự nhau, một số các yêu cầu sẽ xác định giới hạn thực tế đối với việc giảm thêm khối lượng hoặc thể tích của bao bì mà không ảnh hưởng đến các mức cần thiết về an toàn, vệ sinh và khả năng chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng.
Tại bước thứ hai của qui trình đánh giá, nhận biết các tiêu chí/tiêu chí tính năng làm hạn chế khả năng giảm khối lượng hoặc thể tích của bao bì. Điều này được gọi là “(các) vùng tới hạn". Việc nhận biết này phải dựa trên các phép thử hoặc nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra giá trị pháp lý của các cơ hội để đạt được việc tối ưu hóa hơn nữa.
Kinh nghiệm thực tế được ghi lại từ thị trường cũng có giá trị như một nguồn dữ liệu về giới hạn chấp nhận. Các giới hạn nhận biết có thể được ghi lại như là vùng tới hạn.
A.3 Vùng tới hạn
A.3.1 Quy định chung
10 tiêu chí tính năng được đưa ra trong điều này. Đối với mỗi tiêu chí, đưa ra một danh mục chưa đầy đủ các yêu cầu điển hình. Danh mục này giúp cho người sử dụng tiêu chuẩn nhận biết các yêu cầu quan trọng và mang tính quyết định.
CHÚ THÍCH Vì một số vùng tới hạn này có thể phụ thuộc lẫn nhau, trong một số trường hợp, có thể nhận biết được nhiều hơn một vùng tới hạn để xác định lượng bao bì vừa đủ tối thiểu.
A.3.2 Bảo vệ hàng hóa
Hàng hóa phải được bảo vệ khỏi các hư hại, thất thoát và biến chất từ thời điểm đóng gói đến khi sử dụng.
Các yêu cầu có thể bao gồm: bảo vệ chống rung lắc, nén ép, độ ẩm, ánh sáng, khí ôxy, nhiễm vi sinh vật, côn trùng, mất mùi vị, v.v... Bao bì thông minh cũng có thể đóng góp vào việc bảo vệ hàng hóa.
Ví dụ các yêu cầu có thể quan trọng gồm:
- Đối với các hàng hóa dễ vỡ được xếp cao, chồng lên nhau: khả năng chịu tải trọng theo phương thẳng đứng;
- Đối với nước hoa quả: tránh tia UV và ôxy.
A.3.3 Quá trình sản xuất bao bì
Quá trình sản xuất do nhà sản xuất bao bì thực hiện có ảnh hưởng đến các đặc tính của bao bì đã thiết kế.
Các yêu cầu có thể bao gồm hình dạng của dụng cụ chứa, dung sai độ dày, kích cỡ, tính khả thi của các dụng cụ, các yêu cầu kỹ thuật về giảm thiểu chất thải trong sản xuất, v.v...
Ví dụ về các yêu cầu quan trọng gồm:
- Đối với chai: sự phân bố độ dày thành;
- Đối với hộp dạng sóng: hướng sóng.
A.3.4 Quá trình đóng bao bì/làm đầy
Quá trình đóng bao bì/làm đầy ảnh hưởng đến phạm vi lựa chọn sẵn có cho nhà thiết kế để giảm thiểu chất thải từ hàng hóa và bao bì. Các yêu cầu có thể bao gồm: khả năng chịu va đập và ứng suất, độ bền cơ học, tốc độ và hiệu quả của dây chuyền đóng gói, độ ổn định khi vận chuyển, độ bền nhiệt, cách làm kín hiệu quả, khoảng trống tối thiểu, vệ sinh, v.v...
Ví dụ các yêu cầu quan trọng gồm:
- Đối với can bằng kim loại: độ ổn định trong khi vận chuyển, làm đầy và lấy ra;
- Đối với bột mịn công nghiệp (ví dụ: bột màu) được nạp vào thùng cứng: khoảng trống đủ để không bị tràn ra trước khi lắng xuống.
A.3.5 Logistic (bao gồm vận chuyển, lưu kho và bốc xếp)
Bao bì (tổ hợp bất kỳ của bao bì thứ nhất, bao bì thứ hai và bao bì vận chuyển), phải phù hợp với hệ thống logistic, vận chuyển và bốc xếp dự kiến và duy trì việc bảo vệ vừa đủ hàng hóa và an toàn khi bốc xếp và sử dụng hàng hóa được đóng kiện.
Các yêu cầu có thể bao gồm: hướng sắp xếp để tận dụng tối ưu khoảng cách, khả năng tương thích với hệ thống palet và dỡ palet, bốc xếp và hệ thống kho bãi, và tình trạng nguyên vẹn của hệ thống bao bì trong suốt quá trình vận chuyển và bốc xếp, v.v...
Ví dụ các yêu cầu quan trọng gồm:
- Sự tương thích về kích thước với palet chuẩn hoặc hệ thống thùng thưa;
- đối với hàng hóa có giá trị cao (ví dụ: linh kiện máy tính), bao bì phải không có các hư hại nhìn thấy được.
A.3.6 Trình bày và tiếp thị hàng hóa
Bao bì phải cho phép người sử dụng/người tiêu dùng nhận biết chính xác hàng hóa đã đóng gói cũng như khuyến khích mua hàng. Các yêu cầu này được liên kết với hình ảnh thương hiệu, nhãn, trình bày, v.v...
Các yêu cầu có thể bao gồm: sự đồng nhất và cách nhận biết thương hiệu, thẩm mỹ, nhãn hiệu, sự tương thích với hệ thống bán lẻ, sự tương thích với hệ thống làm đầy lại, chống được mất mát.
Ví dụ các yêu cầu quan trọng gồm:
- Đối với nước hoa quả tươi có thương hiệu: Dụng cụ chứa có hình dạng cụ thể;
- Đối với hàng hóa nhỏ có giá trị cao trong quầy bán lẻ tự phục vụ: chống được mất mát.
A.3.7 Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng
Bao bì phải thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người sử dụng/người tiêu dùng về mặt kích cỡ đơn vị và sự thuận tiện công như yêu cầu về ecgônômi có liên quan đến bốc xếp, mở, đóng lại, bảo quản, thải bỏ, v.v...
Các yêu cầu có thể bao gồm: kích thước đơn vị, cách sắp xếp/nhiều gói hàng, ecgônômi khi bốc xếp, dấu niêm phong, bảo quản/thời gian sử dụng, dễ mở, định lượng và độ trống rỗng, trình bày hấp dẫn, v.v...
Ví dụ các yêu cầu quan trọng gồm:
- Đối với côngtenơ: dễ vận chuyển;
- Đối với đồ dùng cho một người: gói hàng thành phần đủ nhỏ để sử dụng hết trước khi bị hỏng;
- Đối với tất cả dụng cụ chứa: dễ mở
A.3.8 Thông tin
Bao bì phải có các thông tin cần thiết đề cập đến cách sử dụng và bảo quản hàng hóa cũng như các hướng dẫn hữu ích khác.
Các yêu cầu có thể bao gồm: cung cấp thông tin về hàng hóa đã đóng kiện, hướng dẫn bảo quản, công dụng và cách sử dụng, mã vạch, hạn sử dụng, v.v...
Ví dụ các yêu cầu quan trọng gồm:
- Đối với thực phẩm sơ chế: dễ tìm thấy hướng dẫn chi tiết về cách chế biến và liều lượng sử dụng trên bao bì tách rời thực phẩm để nấu;
- Đối với hàng hóa được ghi nhãn là nguy hiểm: kích cỡ tối thiểu của nhãn.
A.3.9 An toàn
Bao bì phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu liên quan đến an toàn của người sử dụng/người tiêu dùng và an toàn sản phẩm trong toàn bộ hệ thống phân phối. Các yêu cầu có thể bao gồm: thiết kế để bốc xếp an toàn, chống trẻ em, dấu niêm phong, cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn liên quan đến an toàn người tiêu dùng/người sử dụng và an toàn sản phẩm, nhận biết rõ lượng chứa bên trong, dụng cụ mở an toàn, van xả áp suất, v.v...
Ví dụ về các yêu cầu quan trọng gồm:
- Đối với thực phẩm cho trẻ em: dấu niêm phong để chống/nhận biết sự nhiễm bẩn có thể có;
- Đối với hàng hóa công nghiệp: kích cỡ đơn vị được hạn chế để nâng hạ an toàn.
A.3.10 Luật pháp
Bao bì phải tuân theo luật pháp, quy định và thỏa thuận thương mại quốc tế.
Một số lượng lớn các yêu cầu về bao bì được quy định bởi luật và tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Thực tế này liên quan đến một số lĩnh vực bao bì quan trọng như thực phẩm, thuốc, hàng hóa nguy hiểm và hóa chất, cần có trách nhiệm pháp lý liên quan đến bao bì được sử dụng trong một số loại phương tiện vận chuyển như hàng không, đường sắt và đường biển.
Các điều trên sẽ được chuyển thành quy định cần thiết cho thiết kế hoặc thông tin về bao bì.
Việc luật hóa với mục đích bảo vệ người sử dụng/người tiêu dùng và hạn chế việc sử dụng các vật liệu có hại cho môi trường là đặc biệt quan trọng trong thiết kế, lựa chọn và sử dụng bao bì.
A.3.11 Khía cạnh khác
Nếu tiêu chí liên quan để đạt được khối lượng/thể tích vừa đủ tối thiểu của bao bì không được quy định bởi chín vùng tới hạn nêu trên nhưng là một yêu cầu chất lượng đã có đối với bao bì, thì nó phải được nêu chi tiết trong “khía cạnh khác". Các khía cạnh này có thể đề cập đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội hoặc môi trường.
A.4 Ví dụ về bảng liệt kê các mục cần kiểm tra để chứng minh các yêu cầu của tiêu chuẩn này đã được đáp ứng
BAO BÌ Tối ưu hóa hệ thống bao bì Bảng liệt kê các mục cần kiểm tra đánh giá |
Bao bì: |
||
Tiêu chí |
Yêu cầu liên quan/quan trọng nhất |
Vùng tới hạn |
Viện dẫn |
Bảo vệ hàng hóa |
|
|
|
Quá trình sản xuất bao bì |
|
|
|
Quá trình đóng bao bì/làm đầy |
|
|
|
Logistic |
|
|
|
Trình bày và tiếp thị hàng hóa |
|
|
|
Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng |
|
|
|
Thông tin |
|
|
|
An toàn |
|
|
|
Luật pháp |
|
|
|
Khía cạnh khác |
|
|
|
Dựa vào của các kết quả đánh giá được ghi ở trên, bao bì này đáp ứng các yêu cầu của TCVN 12255 (ISO 18602). Chi tiết về nhà cung cấp: Tên: Chức vụ: Cơ quan/tổ chức: Địa chỉ gửi thư: Thành phố: Quốc gia: Ngày: Chữ ký: |
(tham khảo)
Ví dụ của việc áp dụng tiêu chuẩn khi sử dụng bảng liệt kê các mục cần kiểm tra
B.1 Nguyên tắc chung
Các ví dụ dưới đây được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc hoàn thiện bảng liệt kê các mục cần kiểm tra. Ví dụ B.2 đưa ra cách lựa chọn một vùng tới hạn riêng: ví dụ B.3 đưa ra cách lựa chọn các vùng tới hạn đa dạng.
B.2 Ví dụ: Bao bì của nước hoa quả tươi
B.2.1 Qui định chung
Bao bì là chai thủy tinh không sử dụng lại, dùng để chứa 1 l nước hoa quả tươi, có nắp vặn để nhận biết đã mở/chưa mở.
B.2.2 Bảo vệ hàng hóa
Để duy trì chất lượng và mùi vị của nước hoa quả, bao bì phải có một lớp bảo vệ chống tia UV, ôxy và bay hơi. Dụng cụ chứa và nắp đậy được chọn đáp ứng các yêu cầu này do các tính chất vật lý của chúng cũng như cách lựa chọn màu thủy tinh ngăn được ánh sáng. Không ảnh hưởng đến khối lượng và thể tích của chai thủy tinh nên không phải là vùng tới hạn.
B.2.3 Quá trình sản xuất bao bì
Các công nghệ sản xuất tinh vi được sử dụng trong sản xuất dụng cụ chứa đảm bảo sự phân bố thủy tinh đồng nhất ở thành của dụng cụ chứa, cần để đạt đến độ dày thành tối thiểu (kích thước, hình dáng và độ bền cơ học yêu cầu của chai). Đây không phải là một vùng tới hạn.
B.2.4 Quá trình đóng bao bì/làm đầy
Để ngăn ngừa các hư hại trên dây chuyền vận chuyển, làm đầy và đóng gói ở tốc độ cao, yêu cầu phải có sự ổn định cơ học. Đây được xác định là một vùng tới hạn, vì sự ổn định của chai trực tiếp liên quan đến độ dày thành của dụng cụ chứa và lớp hoàn thiện.
B.2.5 Logistic
Liên quan đến các điều kiện vận chuyển và bốc xếp, yêu cầu dụng cụ chứa bằng thủy tinh phải có đủ độ bền cơ học. Tuy nhiên, bao bì vận chuyển luôn luôn được sử dụng trong chuỗi phân bố và các tác động này không được cho là vượt quá độ bền cơ học yêu cầu bởi quá trình làm đầy. Do đó, logistic không được xem là một vùng tới hạn.
B.2.6 Trình bày và tiếp thị hàng hóa
Khi thiết kế chai, phải xem xét đến chiến lược tiếp thị của bên đóng hàng và nhu cầu của các nhà bán lẻ liên quan đến việc trình bày hàng hóa đã đóng gói. Điều này tạo thành hai vùng tới hạn tiềm ẩn:
- Các kích thước của chai được lựa chọn để tạo thuận lợi cho hệ thống mođun phân phối và trình bày sản phẩm;
- Hình dạng chai được xác định để hỗ trợ việc nhận biết nhãn hiệu.
Tuy nhiên thiết kế này không được xác định là một vùng tới hạn vì hình dạng đã chọn cho phép độ dày thành tối thiểu và do đó khối lượng chai tối thiểu.
B.2.7 Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng
Nắp vặn ren tạo thuận lợi cho việc mở và đóng lại chai và cũng tạo được dấu niêm phong. Yêu cầu về dấu niêm phong không phải là một vùng tới hạn vì chỉ có tác động nhỏ đến khối lượng hoặc thể tích của bao bì.
B.2.8 Thông tin
Thông tin về hàng hóa đã đóng kiện được in lên nhãn. Yêu cầu về thông tin không đúng với một vùng tới hạn khi bề mặt của chai cung cấp khoảng diện tích đủ để dán nhãn.
B.2.9 An toàn
Vì lý do an toàn, chai được làm kín bằng nắp vặn có nhận biết đã mở/chưa mở. Đây không phải là một vùng tới hạn như đã phân tích ở trong phần "chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng".
B.2.10 Luật pháp
Không liên quan.
B.2.11 Khía cạnh khác
Không xác định.
VÍ DỤ B.2
BAO BÌ Tối ưu hóa hệ thống bao bì Bảng liệt kê các mục cần kiểm tra đánh giá |
Bao bì |
Chai thủy tinh 1 L, không sử dụng lại |
|
Mã sản phẩm: Nước hoa quả tươi 026 |
|||
Mã bao bì: BPSC/1L |
|||
Mã danh mục kiểm tra: 100117 |
|||
Tiêu chí |
Yêu cầu liên quan/quan trọng nhất |
Vùng tới hạn |
Viện dẫn |
Bảo vệ hàng hóa |
Tính kín với UV và oxy |
Không |
|
Quá trình sản xuất bao bì |
Sự đồng nhất của phân bố thủy tinh |
Không |
|
Quá trình đóng bao bì/làm đầy |
Độ bền va đập/độ ổn định cơ học |
Có |
Phép thử độ ổn định và tính toán |
Logistic |
Độ bền va đập/độ ổn định cơ học |
Không |
|
Trình bày và tiếp thị hàng hóa |
Kích thước mođun/hình dạng riêng |
Không |
|
Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng |
Dấu niêm phong/dễ dàng mở và đóng lại |
Không |
|
Thông tin |
|
Không |
|
An toàn |
Dấu niêm phong |
Không |
|
Luật pháp |
Không liên quan |
Không |
|
Khía cạnh khác |
Không xác định |
Không |
|
Dựa vào của các kết quả đánh giá được ghi ở trên, bao bì này đáp ứng các yêu cầu của TCVN 12255 (ISO 18602). Tên: Chức vụ: Cơ quan/tổ chức: Địa chỉ gửi thư: Thành phố: Quốc gia: Ngày: Chữ ký: |
B.3 Ví dụ: Bao bì máy tính
B.3.1 Qui định chung
Máy tính được bán gồm 4 phần tách rời có bao bì:
- Túi chất dẻo có gói hút ẩm;
- Hộp bằng các tông sóng có lớp lót dạng khuôn
B.3.2 Bảo vệ hàng hóa
Máy tính cần có hai yêu cầu bảo vệ cụ thể:
- Bảo vệ chống ẩm: dễ dàng đạt được với túi chất dẻo và gói hút ẩm có ảnh hưởng không đáng kể đến khối lượng và thể tích của bao bì. Điều này rõ ràng không phải là một vùng tới hạn.
- Bảo vệ cơ học: thử nghiệm chứng minh rằng các yêu cầu cho hệ thống vận chuyển và bốc xếp (xem B.3.5) bao trùm đầy đủ việc bảo vệ máy tính. Điều này rõ ràng không phải là một vùng tới hạn.
B.3.3 Quá trình sản xuất bao bì
Hộp bằng các tông sóng và lớp lót bất kỳ có thể được sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mong đợi.
Không có giới hạn từ việc sản xuất hộp và lớp lót. Đây rõ ràng không phải là một vùng tới hạn.
B.3.4 Quá trình đóng bao bì/làm đầy
Lớp lót dạng khuôn được sử dụng như một khay “vận chuyển” trong suốt quá trình sản xuất để làm giảm hư hại và dễ dàng cho việc lắp ráp. Lớp lót có thể được sản xuất để đáp ứng hai yêu cầu (lót và khay vận chuyển) không thêm khối lượng hoặc thể tích. Đây rõ ràng không phải là một vùng tới hạn.
B.3.5 Logistic
Hệ thống bao bì (hộp bằng các tông sóng + lớp lót) được yêu cầu đáp ứng các điều kiện vận chuyển và bốc xếp thông thường. Phép thử rơi đã được thực hiện với các hộp bằng các tông sóng khác nhau để thử độ bền cơ học. Kết luận đưa ra là định lượng các tông được chấp nhận tối thiểu đối với hộp là 400 g/m2. Logistic được xác định rõ ràng là vùng tới hạn đối với bao bì này.
B.3.6 Trình bày và tiếp thị hàng hóa
Đối với các loại hàng hóa có giá trị cao, kiện hàng không bị hư hại là rất quan trọng, đặc biệt khi giao hàng nhanh. Vì các yêu cầu đối với logistic (B.3.5) cao hơn nên đây không phải là một vùng tới hạn.
B.3.7 Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng
Đôi khi phần cứng có kèm theo một gói phần mềm cài đặt được người tiêu dùng lựa chọn. Do đó, bao bì cần có khoảng trống đủ để chứa tài liệu phần mềm và các đĩa. Đây là một vùng tới hạn về thể tích.
B.3.8 Thông tin
Thông tin về máy tính không phải là một vấn đề. Bề mặt rộng của kiện hàng đủ để cho phép tất cả các dấu hiệu nhận biết và ghi nhãn mà không có bất kỳ vấn đề gì. Các yêu cầu về thông tin rõ ràng không phải là một vùng tới hạn.
B.3.9 An toàn
Trong trường hợp gây hư hại nghiêm trọng hàng hóa, bao bì bảo đảm rằng sản phẩm được chứa đựng hoàn toàn và không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Các yêu cầu về an toàn rõ ràng không phải là một vùng tới hạn.
B.3.10 Luật pháp
Không liên quan vì không có yêu cầu riêng được xác định.
B.3.11 Khía cạnh khác
Đối với các hàng hóa có giá trị cao, mục tiêu tỷ lệ hư hại phải nhỏ hơn 4 phần một triệu. Điều này được đề cập đến bởi các yêu cầu nghiêm ngặt đối với B.3.5. Đây không phải là một vùng tới hạn.
VÍ DỤ B.3
BAO BÌ Tối ưu hóa hệ thống bao bì Bảng liệt kê các mục cần kiểm tra đánh giá |
Bao bì |
Túi chất dẻo + túi hút ẩm + hộp bằng các tông sóng + lớp lót |
|
Mã sản phẩm: Máy tính 216/14 |
|||
Mã bao bì: CB 16/PS27 |
|||
Mã danh mục kiểm tra: 100127 |
|||
Tiêu chí |
Yêu cầu liên quan/quan trọng nhất |
Vùng tới hạn |
Viện dẫn |
Bảo vệ hàng hóa |
Bảo vệ chống ẩm/bảo vệ cơ học |
Không |
|
Quá trình sản xuất bao bì |
|
Không |
|
Quá trình đóng bao bì/làm đầy |
Lớp lót được sử dụng như một khay vận chuyển trong quá trình lắp ráp |
Không |
|
Logistic |
Phù hợp để vận chuyển và bốc xếp |
Có |
Báo cáo thử nghiệm bởi phòng thử nghiệm XX ngày 11/09/2010 |
Trình bày và tiếp thị hàng hóa |
Không có dấu hiệu hư hại trên bao bì |
Không |
|
Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng |
Khoảng trống cho tài liệu và đĩa nếu cần và thao tác |
Có (thể tích) |
Kích thước của máy tính và các bộ phận cơ bản |
Thông tin |
|
Không |
|
An toàn |
|
Không |
|
Luật pháp |
|
Không |
|
Khía cạnh khác |
Hư hại trong bao bì nhỏ hơn 4 ppm |
Không |
|
Dựa vào của các kết quả đánh giá được ghi ở trên, bao bì này đáp ứng các yêu cầu của TCVN 12255 (ISO 18602). Tên: Chức vụ: Cơ quan/tổ chức: Địa chỉ gửi thư: Thành phố Quốc gia: Ngày: Chữ ký: |
B.4 Ví dụ báo cáo thử nghiệm của phòng thử nghiệm
Các loại hộp bằng các tông sóng khác nhau đã được thử nghiệm theo yêu cầu của công ty điện tử
Phép thử được lựa chọn là một phép thử rơi thẳng đứng (ISO 2248) từ độ cao 0,75 m lên từng bề mặt và một góc đại diện cho các điều kiện vận chuyển và bốc xếp chuẩn.
Trước khi thử, các hộp được điều hòa trong 48 h tại 20 °C và độ ẩm tương đối 65 %.
Thực hiện hai mươi lần thử cho mỗi hộp các tông sóng chuẩn sau khi đưa mẫu chất dẻo mô phỏng máy tính vào bên trong. Các hư hại được xác định là các biến dạng vĩnh viễn lớn hơn 5 mm tại vị trí bất kỳ của hộp.
Bảng B.1 - Kết quả thử
Hộp các tông sóng chuẩn/định lượng các tông chuẩn (g/m2) |
Số lượng hư hại (trong 20 phép thử) |
200 |
8 |
250 |
4 |
300 |
1 |
350 |
0 |
400 |
0 |
450 |
0 |
500 |
0 |
Mặc dù bảng trên có thể chỉ ra rằng định lượng các tông chuẩn 350 g/m2 không có hư hại, giải thích thống kê xác định rằng để đạt được hư hại ở mức nhỏ hơn 4 ppm (4x10-6) lỗi, yêu cầu định lượng các tông chuẩn phải bằng 400 g/m2.
(tham khảo)
Đánh giá và giảm thiểu các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường
C.1 Giới thiệu và phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra cách đánh giá các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường mà có thể có trong bao bì và cách giảm thiểu việc sử dụng các chất hoặc hỗn hợp này. Trong phạm vi áp dụng của phụ lục đặc biệt quan tâm đến sự có mặt của bốn kim loại nặng.
Một phương pháp đánh giá đơn giản và hiệu quả được đề xuất, ưu tiên dựa trên “tiếp cận ngược dòng". Phương pháp được sử dụng trong thực tế và có thể áp dụng hiệu quả, ngay cả với các công ty nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp bao bì.
Phụ lục đề cập đến sự có mặt của các chất trong bao bì cũng như sự phát thải vào môi trường. Phụ lục C cũng có mục đích hỗ trợ nhà cung cấp bao bì trong việc đáp ứng các yêu cầu của luật pháp (khi có áp dụng).
Điều C.3 đưa ra phương pháp luận và trình tự khuyến nghị để xác định sự có mặt của chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường có trong bao bì, và giảm thiểu việc sử dụng chúng.
Điều C.4 đưa ra hướng dẫn bổ sung trong việc xác định sự có mặt của các kim loại nặng có trong bao bì và sự phát thải của các kim loại này vào môi trường. Bốn kim loại nặng được đề cập là chì, cađimi, crom hóa trị sáu (CrVI) và thủy ngân, việc kiểm soát các kim loại này là vấn đề được quy định bởi luật. Luật này nhằm mục đích hạn chế sự phát thải các kim loại hoặc các hợp chất của chúng vào trong môi trường từ bao bì thải được chôn lấp hoặc thiêu đốt.
Đối với các trường hợp khi không thể áp dụng tiếp cận ngược dòng, Điều C.4 cũng chỉ ra và khuyến nghị các phương pháp thử có thể áp dụng cho bao bì và các bộ phận bao bì để xác định sự có mặt và phát thải các chất được quan tâm.
Đối với thông tin về giới hạn nồng độ, người sử dụng tiêu chuẩn cần tham chiếu đến các luật áp dụng trong các thị trường bao bì dự kiến hoặc các tiêu chuẩn liên quan.
C.2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 8890:2011 (ISO Guide 30:1992)1), Thuật ngữ và định nghĩa sử dụng cho mẫu chuẩn
TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-1:2006), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
TCVN 7147 (ISO 7086) (tất cả các phần), Dụng cụ bằng thủy tinh có lòng sâu tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cađimi
TCVN ISO 10012:2007 (ISO 10012:2003), Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
ISO 17088, Specifications for compostable plastics (Yêu cầu kỹ thuật cho chất dẻo có thể tạo compost)
UN Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals, 3rd revised editon (Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất của liên hợp quốc, bản sửa đổi lần thứ ba).
C.3 Nhận biết và giảm thiểu việc sử dụng các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường
C.3.1 Cơ sở của phương pháp luận và cách tiếp cận đánh giá
C.3.1.1 Bao bì, bộ phận bao bì và thành phần bao bì
"Bộ phận bao bì" và “thành phần bao bì" được định nghĩa trong Điều 3. Phương pháp luận được đưa ra trong Phụ lục này được xây dựng trên cơ sở “tiếp cận ngược dòng" trong đó việc đánh giá một đơn vị bao bì dựa trên thông tin từ nhà cung cấp bộ phận, thành phần và vật liệu thô/tái chế. Biểu đồ dưới đây biểu thị mối liên hệ này.
Hình C.1 - Mối liên hệ giữa bao bì, bộ phận bao bì và vật liệu bao bì
CHÚ THÍCH Để hiểu rõ hơn, dưới đây là một số ví dụ minh họa.
a) "Bộ phận bao bì" (3.4)
1) "Phần của bao bì có thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản"
VÍ DỤ 1 Chai thủy tinh, nhãn in, thủy tinh tráng men, màng nhiều lớp được in, phía đầu dễ mở, thân, nắp bình bằng thép.
b) "Thành phần bao bì" (3.5)
1) "Phần từ đó tạo thành bao bì hoặc bộ phận bao bì, mà không thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản".
VÍ DỤ 2 Đối với bộ phận "nhãn được in”, thành phần gồm: nhãn chưa được in - mực in, bao gồm các dung môi được sử dụng;
VÍ DỤ 3 Đối với bộ phận "thủy tinh tráng men”, thành phần gồm: thủy tinh trơn - men được sử dụng bao gồm môi trường pha;
VÍ DỤ 4 Đối với bộ phận "màng nhiều lớp được in", thành phần gồm; màng nền - lớp phủ liên kết - màng chắn - màng trên cùng - mực in.
C.3.1.2 Tiếp cận ngược dòng
"Tiếp cận ngược dòng" được khuyến nghị là cách thức hiệu quả nhất trong việc thiết lập và xác nhận việc sử dụng và sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường trong bao bì và bộ phận bao bì. Nguồn vật liệu thô và vật liệu tái chế, các đặc tính của thành phần và phương pháp sản xuất bao bì và bộ phận bao bì trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm, được xem xét trong qui trình đánh giá này.
Theo cách này có thể bảo đảm rằng thông tin liên quan đến từ nhà cung cấp vật liệu thô và thành phần vật liệu, là những người đứng ở vị trí có thể kiểm soát đúng các mức nồng độ, để thử khi phù hợp và có thể đánh giá sự cần thiết của việc thử nghiệm và tần suất thử nghiệm phù hợp.
Hơn nữa, tiếp cận ngược dòng còn giúp để hoàn thiện hồ sơ về mức nồng độ có trong bao bì và bộ phận bao bì. Cách đánh giá các mức nồng độ trong bao bì hoặc bộ phận bao bì thông thường được thực hiện bằng tính toán. Việc nhận biết các chất nguy hại cho môi trường bằng phương pháp phân tích hóa học vật liệu là một cách, nhưng với số lượng và sự đa dạng của các chất đã biết thì có thể coi là nguy hại cho môi trường, không thể tiến hành thử tất cả các chất có thể có trên tất cả các vật liệu và sản phẩm. Trừ khi có yêu cầu của luật hoặc các quy định, sự cần thiết thử nghiệm bao bì hoặc bộ phận bao bì được giới hạn trong một số trường hợp khi nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu không thể cung cấp đầy đủ hồ sơ về nồng độ trong vật liệu thô, thành phần hoặc bộ phận của bao bì.
Phiếu dữ liệu an toàn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để đưa thông tin về các mối nguy và các khuyến nghị bốc xếp phù hợp. Hệ thống Hài hòa toàn cầu về Phân loại và Ghi nhãn Hóa chất của Liên hợp quốc (GHS), Phần 4, cung cấp hệ thống quốc tế về việc phân loại và nhận biết các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường; Phần 1 và Phụ lục 4 cung cấp hướng dẫn về nội dung của Phiếu dữ liệu an toàn. Dựa trên các phần này, các nhà sản xuất vật liệu và bao bì có thể nhận biết việc sử dụng các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường được dùng trong sản xuất cũng như sự có mặt của chúng trong bao bì thành phẩm.
Khi nhận biết sự có mặt của các chất nguy hại cho môi trường, có thể đánh giá tác động môi trường và đưa ra hành động giảm thiểu việc sử dụng các chất này.
Cách tiếp cận được đưa ra trong Phụ lục này là phương pháp luận nhằm giảm thiểu việc sử dụng các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường và sự phát thải của chúng vào trong môi trường, dựa trên việc sử dụng theo chức năng trong các đơn vị bao bì cụ thể. Luôn áp dụng các giới hạn về luật pháp cho các hàng hóa cụ thể.
Danh mục giới hạn, thường dựa trên các yêu cầu về luật pháp và các chất liên quan đến một số loại hàng hóa, là công cụ hiệu quả và thường được sử dụng để hạn chế việc sử dụng các chất nguy hại cho môi trường - miễn là số lượng các chất cần kiểm tra được giới hạn. Danh mục đó sẽ tạo thuận lợi cho việc nhận biết các chất hoặc hỗn hợp được xem là nguy hại cho môi trường, thích hợp với một nhà cung cấp bao bì, đặc biệt là các công ty nhỏ và vừa. Tuy nhiên, khi xem xét đến số lượng và sự đa dạng của các chất quan tâm, để bao trùm một lĩnh vực công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới bằng cách sử dụng danh mục hạn chế toàn diện sẽ là không thực tế. Thay vào đó, đề xuất cách tiếp cận chung của việc giảm thiểu dựa trên việc sử dụng theo chức năng.
Đối với bao bì, tầm quan trọng của an toàn, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh hàng hóa đã đóng kiện được coi trọng. Các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường cũng có thể gây hại ở các khía cạnh khác, ví dụ: sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Kết quả có thể là các xem xét liên quan đến sức khỏe và sự an toàn đã có tác động đến giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ việc sử dụng các chất như vậy trong bao bì.
C.3.2 Phương pháp luận để nhận biết và giảm thiểu các chất hoặc hỗn hợp gây hại cho môi trường trong bao bì
Cách tiếp cận được đưa ra trong Phụ lục này là phương pháp luận bậc thang được thể hiện trên sơ đồ cây trong Hình C.2.
CHÚ DẪN
M (các) Hỗn hợp
S (các) Chất
CHÚ THÍCH Nguyên tắc ngưỡng được xác định trong GHS
Hình C.2 - Cây sơ đồ - Giảm thiểu các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường
C.3.2.1 Nguyên tắc chung
Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm trong việc đưa bao bì cụ thể vào thị trường phải chứng minh được chỉ có một lượng vừa đủ tối thiểu chất hoặc hỗn hợp bất kỳ nguy hại cho môi trường được sử dụng trong bao bì hoặc bộ phận bao bì, liên quan đến việc phát thải chúng vào môi trường, nghĩa là có trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác từ hoạt động đốt thiêu hoặc chôn lấp.
C.3.2.2 Nhận biết
C.3.2.2.1 “Tiếp cận ngược dòng” là nguyên tắc cơ bản
Cần phải có một phương pháp đánh giá đơn giản và hiệu quả để nhận biết các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường có trong bao bì và vật liệu bao bì. Tiêu chuẩn này đề xuất phương pháp “tiếp cận ngược dòng”.
Việc xác nhận ngược dòng trong TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005)2 phải có khả năng truy suất từ thông tin của nhà cung cấp vật liệu thô hoặc thành phần. Nên tham khảo Phiếu dữ liệu an toàn tương ứng.
C.3.2.2.2 Trình tự nhận biết
C.3.2.2.2.1 Các chất nguy hại cho môi trường -1
Chất bất kỳ được phân loại là nguy hại cho môi trường theo Hệ thống Hài hòa toàn cầu về Phân loại và Ghi nhãn Hóa chất của Liên hợp quốc và các Sửa đổi (GHS), Phiên bản lần 3, Phần 4, khi đáp ứng các tiêu chí về dán nhãn có biểu tượng nguy hại cho môi trường.
CHÚ THÍCH 1 Đây là phân loại chung về các chất nguy hại cho môi trường và không thể coi là có liên quan riêng đến các chất được sử dụng trong bao bì.
CHÚ THÍCH 2 Các chất hoặc hỗn hợp đáp ứng tiêu chí ghi nhãn với biểu tượng gây hại môi trường là các chất gây hại cho môi trường thủy sinh, được phân loại là có:
a) Loại độc cấp tính 1, hoặc
b) Loại độc mãn tính 1 hoặc 2.
C.3.2.2.2.2 Sử dụng phiếu dữ liệu an toàn để xác định sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường - 2
Để nhận biết các chất, nhà sản xuất bao bì hoặc nhà cung cấp ngược dòng phải tham khảo Phiếu dữ liệu an toàn liên quan nhận được từ nhà cung cấp. Phiếu dữ liệu an toàn cung cấp các thông tin cần thiết về các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường và theo đó nhà sản xuất bao bì có thể xác nhận sự có mặt của chúng trong bao bì.
Cần chú ý đến các điểm sau:
a) Phiếu dữ liệu an toàn là tài liệu được cung cấp bởi cá nhân có trách nhiệm trong việc đưa chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường vào thị trường, đó là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối. Thông tin về Phiếu dữ liệu an toàn được sử dụng chủ yếu bởi người sử dụng có chuyên môn và cho phép họ tiến hành các phép đo cần thiết liên quan đến bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường tại nơi làm việc. Phiếu dữ liệu an toàn có thể cung cấp dưới dạng bản giấy hoặc điện tử.
b) Theo GHS, Phiếu dữ liệu an toàn gồm 16 điều mục bắt buộc. Thông tin về thành phần hỗn hợp các chất gây hại được nêu trong mục 2 và 3. Mục 12 (thông tin sinh thái) yêu cầu việc mô tả các đặc tính quan trọng nhất như tác động đến môi trường do bản chất của chất hoặc hỗn hợp và các phương pháp sử dụng. Phải cung cấp thông tin tương tự về các chất nguy hại cho môi trường sinh ra từ quá trình phân hủy các chất hoặc hỗn hợp.
c) Để nhận biết và xác nhận sự có mặt các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường, nhà sản xuất bao bì phải nhận được Phiếu dữ liệu an toàn các chất hoặc hỗn hợp từ nhà cung cấp.
Mục 2, "thành phần/thông tin về cấu từ" phải chỉ rõ nồng độ hoặc dải nồng độ các chất có nguy hại cho môi trường nếu chúng có nồng độ bằng hoặc lớn hơn ngưỡng được nêu trong Bảng 1.5.1 của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và dán nhãn hóa chất của liên hợp quốc.
Nhà sản xuất bao bì có thể tính và từ đó xác định sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường trong bao bì được sản xuất, trên cơ sở thông tin liên quan đến công thức bao bì và quá trình sản xuất.
d) Khi không có Phiếu dữ liệu an toàn cho bộ phận bao bì hoặc thành phần vật liệu bao bì thì nhà sản xuất bao bì phải có được thông tin liên quan, tương ứng để có thể thực hiện việc đánh giá rủi ro.
C.3.2.2.2.3 Sử dụng các vật liệu tái chế trong sản xuất bao bì - 3
Vật liệu tái chế thường được sử dụng trong sản xuất bao bì, vì lý do môi trường, luật pháp hoặc kinh tế. Cần xem xét hai tình huống.
Tình huống thứ nhất là khi thành phần của các vật liệu này có thể được xác định chính xác do đã biết chính xác nguồn gốc của chúng: trong hầu hết các trường hợp như vậy, các nguồn này đến từ công nghiệp và có thể nhận biết. Nếu vậy, có thể áp dụng tiếp cận ngược dòng. Đây cũng có thể là trường hợp khi rác thải sau tiêu thụ được tái chế thông qua quá trình phù hợp.
Tình huống thứ hai là khi thành phần, và đặc biệt sự có mặt ngẫu nhiên của các tạp chất, không thể xác định chính xác. Điển hình cho trường hợp này là tái chế vật liệu bao bì sau tiêu thụ, mà phần lớn được thu gom và tập trung lại từ các hộ gia đình. Trong trường hợp này, có thể khó để kiểm soát chính xác sự gia tăng các tạp chất không mong muốn tại một số điểm trong chu trình tái chế. Phiếu dữ liệu an toàn đối với các vật liệu này thường không tồn tại.
Trong tình huống thứ hai, khi có nghi ngại hợp lý rằng chất được phân loại trong các vật liệu tái chế tồn tại ở mức vượt quá ngưỡng GHS, nhà sản xuất bao bì phải tiến hành đánh giá các rủi ro về môi trường, như mô tả trong C.3.5.1.2. Điều này phải tính đến các thông tin liên quan từ nhà cung cấp về cả vật liệu và chuỗi cung ứng.
Trong trường hợp cần các phép đo nồng độ để đánh giá sự có mặt của các tạp chất, thì cần phải dựa vào phương pháp thống kê.
C.3.3 Phát thải vào môi trường
C.3.3.1 Trong một số quy định, sự có mặt của các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường trong thành phần của vật liệu bao bì, hoặc trong bộ phận bao bì bất kỳ, phải giảm thiểu sự có mặt của chúng trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác, khi bao bì hoặc cặn từ hoạt động quản lý hoặc bao bì thải được thiêu đốt hoặc chôn lấp.
C.3.3.2 Để nhận biết, chỉ các chất hoặc hỗn hợp được xác định là nguy hại cho môi trường mà có thể bị phát thải vào môi trường thì mới phải xem xét.
C.3.3.3 Liên quan đến số lượng và sự đa dạng của các chất hoặc hỗn hợp, được xem là nguy hại cho môi trường, hiện tại chưa có phương pháp chuẩn hóa chung cho việc xác định một cách hệ thống sự có mặt của chúng trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác, khi bao bì hoặc cặn từ hoạt động quản lý hoặc bao bì thải được thiêu đốt hoặc chôn lấp.
Nhiệm vụ của các phương pháp chuẩn hóa phòng thử nghiệm đối với mỗi chất và áp dụng trong mỗi trường hợp cụ thể có thể rất phức tạp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể chứng minh với bằng chứng hợp lý là thậm chí khi một chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường có mặt trong thành phần, không có rủi ro các chất này bị phát thải vào môi trường.
Các ví dụ có thể là các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường có bản chất hữu cơ, mà không gây độc khi đốt cháy. Rủi ro của việc ngấm qua bãi chôn lấp cũng có thể liên quan đến bản chất hóa học hoặc vật lý của các vật liệu được xem xét.
C.3.4 Giảm thiểu
C.3.4.1 Nếu xác định một thành phần chứa chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường mà có thể được phát thải vào môi trường thì áp dụng nguyên tắc chỉ sử dụng một lượng vừa đủ tối thiểu các chất này.
C.3.4.2 Thiết lập nguyên tắc sử dụng một lượng vừa đủ tối thiểu trong mối liên hệ với các yêu cầu tính năng chức năng của các chất được sử dụng (xem Điều A.3).
C.3.5 Đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường
Trách nhiệm của cá nhân hoặc tổ chức trong việc đưa bao bì vào thị trường ('nhà cung cấp bao bì') phải chứng minh là chỉ sử dụng một lượng vừa đủ tối thiểu chất hoặc hỗn hợp bất kỳ nguy hại cho môi trường dưới dạng thành phần của vật liệu bao bì hoặc bộ phận bao bì bất kỳ, liên quan đến sự có mặt của chất hoặc hỗn hợp đó trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác từ lò đốt hoặc bãi chôn lấp. Các bước tiến hành để xác định và chứng minh sự giảm thiểu được giải thích dưới đây và được chỉ ra trong cây sơ đồ Hình C.2.
C.3.5.1 Xác định các chất hoặc hỗn hợp được xem xét để việc giảm thiểu
C.3.5.1.1 Trước tiên, nhà cung cấp bao bì phải xác định liệu có hay không các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường được sử dụng trong qui trình sản xuất bao bì hoặc bộ phận bao bì được đưa vào thị trường. Việc xác định này phải được tiến hành bằng cách sử dụng Phiếu dữ liệu an toàn đối với chất hoặc hỗn hợp liên quan.
Nếu xác định không có chất hoặc hỗn hợp như vậy thì kết thúc qui trình. Trong trường hợp này tiến hành theo C.3.5.2.1.
Nếu có mặt các chất hoặc hỗn hợp như vậy, tiến hành theo C.3.5.1.2.
C.3.5.1.2 Nhà cung cấp bao bì phải đánh giá khả năng chất hoặc hỗn hợp bất kỳ được xác định trong C.3.5.1.1 có mặt trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác từ quá trình đốt hoặc chôn lấp bao bì hoặc bộ phận bao bì sau khi đã sử dụng.
- Nếu xác định các chất hoặc hỗn hợp không phát thải vào trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác thì kết thúc qui trình. Trong trường hợp này, không áp dụng xem xét việc giảm thiểu các chất hoặc hỗn hợp. Tiến hành theo C.3.5.2.1;
- Nếu xác định chất hoặc hỗn hợp bất kỳ có phát thải vào trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác thì nhà cung cấp bao bì phải đáp ứng yêu cầu giảm thiểu và tiến hành theo C.3.5.2.2.
C.3.5.2 Đáp ứng tiêu chí giảm thiểu
C.3.5.2.1 Nếu xác định không có chất hoặc hỗn hợp được phân loại là nguy hại cho môi trường hoặc không có trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác thì bộ phận bao bì đáp ứng các yêu cầu. Phải lưu lại bản ghi chép dữ liệu.
C.3.5.2.2 Nếu xác định chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường theo trình tự thực hiện được mô tả trong C.3.5.1.2 thì phải nhận biết rõ yêu cầu giảm thiểu.
Đối với mục đích này, nhà cung cấp bao bì phải:
- Lập tài liệu các chất liên quan được xác định trong C.3.5.1.1 và C.3.5.1.2; và
- Lập tài liệu là chỉ sử dụng một lượng vừa đủ tối thiểu các chất liên quan theo mục đích chức năng của chúng, tiêu chí tính năng được mô tả trong tiêu chuẩn này, và khả năng có các chất này trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác từ lò đốt hoặc bãi chôn lấp.
C.4 Phương pháp xác định sự có mặt của bốn kim loại nặng trong bao bì và sự phát thải vào môi trường
C.4.1 Nguồn các kim loại nặng có trong bao bì
C.4.1.1 Nguồn tự nhiên
Bốn kim loại nặng được quy định trong Phụ lục này xuất hiện một cách tự nhiên ngoại trừ crom hóa trị sáu (CrVI). CrVl là trạng thái oxi hóa cao nhất của crom. lon CrVI rất không ổn định, đặc biệt sau khi phát thải vào môi trường, do chúng bị khử nhanh bởi chất hữu cơ và vô cơ. Các kim loại khác hoặc hợp chất của chúng có thể tìm thấy trong vật liệu thô, thường có nồng độ rất thấp.
C.4.1.2 Tái chế
Mức kim loại nặng có thể gia tăng do sử dụng thêm vật liệu tái chế. Trường hợp ngoại lệ là một số quá trình công nghiệp phân tách kim loại nặng. Sự xuất hiện các kim loại nặng trong các vật liệu tái chế không phải nhất thiết có trong bao bì, nhưng có trong hàng hóa hoặc vật liệu khác đưa vào cùng dây chuyền với vật liệu bao bì. Ví dụ: thủy tinh hoặc men sứ có chứa chì (không là bao bì). Đây có thể là nguồn chủ yếu để có kim loại nặng trong bao bì, đặc biệt khi quá trình tái chế là chu trình kín (bao bì đến bao bì).
C.4.1.3 Sử dụng theo chức năng
Ví dụ về việc đưa có chủ ý bốn kim loại nặng vào bao bì là rất ít. Trong nhiều trường hợp, các ứng dụng này đã được thay thế, nhưng không phải luôn khả thi. Các ví dụ đã biết về mặt nguyên tắc là: chì hoặc cađimi trong thuốc nhuộm được sử dụng trong một số loại men; chì, cađimi hoặc crom hóa trị sáu (CrVl) trong thuốc nhuộm được sử dụng trong một số vỏ chai nhựa, palet, và thùng thưa bằng chất dẻo khác; chì ôxit được sử dụng trong thủy tinh pha lê chì (mặc dù rất hiếm gặp trong bao bì), chì và CrVl trong một số sơn hoặc sơn dầu được sử dụng trên trống thép. Crom hóa trị ba được sử dụng rộng rãi hơn và không có tính độc của CrVl.
C.4.1.4 Crom hóa trị sáu trong vật liệu kim loại
CrVI không có trong vật liệu kim loại và sẽ không ổn định trên bề mặt trong các trường hợp sử dụng muối crom để xử lý bề mặt.
Không có phương pháp thông thường để chứng minh sự không có mặt của CrVI trong các vật liệu kim loại nhưng các nguyên tắc hóa học cơ bản không thừa nhận sự có mặt của CrVl trong các kim loại.
C.4.2 Xác định nồng độ của các kim loại nặng trong bao bì hoặc bộ phận bao bì - Hai cách tiếp cận
Dưới đây là ba đặc tính của qui trình sản xuất bao bì:
- Sản xuất bao bì là quá trình nhiều giai đoạn từ vật liệu thô đến sản phẩm bao bì cuối cùng;
- Có thể đưa các kim loại nặng vào - theo chủ ý hoặc là tạp chất - tại giai đoạn bất kỳ của quá trình sản xuất;
- Thông tin về sự xuất hiện của các kim loại nặng ở các giai đoạn khác nhau tùy theo từng trường hợp.
Từ các đặc tính này, khuyến nghị hai phương pháp cơ bản để xác định các mức nồng độ trong bao bì hoặc bộ phận bao bì. Cả hai phương pháp này được xem xét dưới dạng các lựa chọn, phụ thuộc vào thông tin đã có:
a) Tính hàm lượng kim loại nặng trong bao bì hoặc các bộ phận bao bì trên cơ sở thông tin tin cậy về hàm lượng các kim loại nặng trong thành phần riêng rẽ của bao bì (tiếp cận ngược dòng).
Việc tính toán được khuyến nghị khi đáng tin cậy, thông tin “ngược dòng" được tài liệu hóa về các kim loại nặng thông qua quá trình sản xuất. Với mục đích tính toán thông tin tin cậy về các sản phẩm trung gian (“thành phần” mà từ đó bao bì hoặc bộ phận bao bì được tạo ra) được quan tâm thích đáng.
b) Thử nghiệm hàm lượng kim loại nặng trong bao bì hoặc trong bộ phận bao bì.
Các thử nghiệm là cần thiết trong trường hợp khi không có thông tin “ngược dòng” đầy đủ hoặc đáng tin cậy về các kim loại nặng từ các giai đoạn ban đầu của qui trình sản xuất hoặc khi được yêu cầu bởi luật hoặc quy định.
Để triển khai qui trình đánh giá trên thực tế, dưới đây là các lựa chọn thay thế:
c) Tính toán dựa trên “thông tin ngược dòng" về các thành phần của bao bì:
1) Thu thập thông tin xác thực về hàm lượng kim loại nặng của tất cả các thành phần bao bì;
2) Tính tổng hàm lượng kim loại nặng của bao bì hoặc bộ phận bao bì bằng cách cho thêm một lượng kim loại nặng đã định của các thành phần riêng rẽ (được cân theo phần tỷ lệ khối lượng trên tổng khối lượng bao bì /bộ phận).
d) Thử nghiệm các mẫu bao bì hoặc bộ phận bao bì
1) Tách bao bì thành các bộ phận;
2) Thử hàm lượng kim loại nặng của từng bộ phận bằng phương pháp thử và phân tích phù hợp (xem C.4.4)
Hai phương pháp phải nhất quán với nhau vì theo lý thuyết, việc đánh giá phải đưa ra cùng một nồng độ kim loại nặng trong bao bì hoặc trong bộ phận bao bì tại bất kỳ thời điểm nào. Trong thực tế, các kết quả này có thể khác nhau do độ không đảm bảo đo thống kê của các phương pháp thử.
C.4.3 Cách tiếp cận đánh giá giảm thiểu tác động môi trường
C.4.3.1 Giới thiệu
Một phương pháp đánh giá tác động môi trường của các kim loại nặng trong bao bì là đánh giá khả năng có mặt của chúng trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác từ qui trình quản lý chất thải (tức là đốt hoặc chôn lấp).
- Trong một số trường hợp, có thể tồn tại sự tương quan lớn giữa hàm lượng kim loại nặng trong bao bì và sự phát thải các kim loại nặng vào môi trường. Điều này có nghĩa để giảm tác động đến môi trường thì phải giảm thiểu hàm lượng.
- Mặt khác, có thể không tồn tại sự tương quan lớn giữa hàm lượng kim loại nặng trong bao bì và sự phát thải các kim loại nặng vào môi trường. Do vậy bộ phận bao bì có hàm lượng kim loại nặng cao hơn có thể chỉ tạo ra một lượng nhỏ kim loại nặng vào trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác, phụ thuộc vào tính chất hóa lý của chúng.
C.4.3.2 Đánh giá sự có mặt của các kim loại nặng trong khí thải, tro và nước rỉ rác từ qui trình quản lý chất thải
Phần này đề xuất một cách tiếp cận về khả năng giảm thiểu
- Nếu một thành phần có chứa kim loại nặng được sử dụng cho mục đích công dụng của sản phẩm thì thường áp dụng nguyên tắc chỉ dùng một lượng vừa đủ tối thiểu của thành phần này.
- Nếu bao bì hoặc bộ phận bao bì có chứa các kim loại nặng chỉ là dạng tạp chất thì việc giảm thiểu hàm lượng sẽ không thực tế (ví dụ: nguồn các kim loại nặng là tạp chất, xem C.4.1). Trong các trường hợp như vậy, có thể thực hiện phép thử ngâm chiết để xác định khả năng có mặt của các kim loại nặng trong khí thải, tro hoặc nước rỉ rác để đánh giá mức độ tác động môi trường, thậm chí khi chúng không đại diện các điều kiện thực tế trong lò đốt hoặc bãi chôn lấp.
CHÚ THÍCH Trong các trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng các yêu cầu riêng liên quan đến hàm lượng kim loại nặng (ví dụ: các yêu cầu riêng cho các chất dẻo phân hủy, ISO 17088).
C.4.4 Phương pháp thử có thể áp dụng
Nói chung, có ba loại phương pháp thử có thể được đưa ra:
a) Phương pháp phân tích, chuẩn hóa từng phần, được sử dụng bởi mỗi lĩnh vực công nghiệp để kiểm soát nội bộ
b) Trình tự điều tra khảo sát chung đối với việc xác định các kim loại nặng, có thể sử dụng trong phân tích vật liệu bao bì:
1) Phương pháp được sử dụng bởi các phòng thử nghiệm phi công nghiệp;
2) Các phương pháp chuẩn hoặc dự thảo các phương pháp chuẩn áp dụng cho đất và chất thải.
c) Phương pháp ngâm chiết
Tiêu chuẩn này không mô tả chi tiết phương pháp xác định các kim loại nặng. Tuy nhiên các phương pháp thử sử dụng phải thực hiện được bởi các phòng thử nghiệm đáp ứng TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025) hoặc các tiêu chuẩn được công nhận phù hợp khác.
Khi không có phương pháp thử chuẩn, tham khảo các tiêu chuẩn quốc gia liên quan.
C.4.4.1 Xác định bốn kim loại nặng
Việc thực hiện bao gồm ba bước chính sau: lấy mẫu; chuẩn bị phần thử; phân tích phần thử.
C.4.4.1.1 Lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu phụ thuộc vào số lượng, loại, kích cỡ bao bì và bao bì thải.
C.4.4.1.2 Chuẩn bị phần thử
Mẫu thử cần được làm sạch trước khi thử, trừ trường hợp yêu cầu giữ lại cả phần cặn.
Việc chuẩn bị các mẫu thử phụ thuộc vào loại, kích cỡ, vật liệu tạo thành bao bì và phương pháp phân tích sẽ được sử dụng. Việc chuẩn bị mẫu có thể được chia thành ba bước:
- Tách bao bì thành các bộ phận. Sau đó, xử lý riêng từng bộ phận. Phòng thử nghiệm phân tích có trách nhiệm bảo đảm các kết quả phân tích kim loại nặng sẽ đại diện toàn bộ các bộ phận.
- Cắt, nghiền, và sau đó trộn để nhận được mẫu trung bình.
- Giảm bằng phương pháp thủ công hoặc cơ học mẫu trung bình thành một phần thử để phân tích.
Để xác định thành phần, sử dụng một trong các phương pháp phân tích được liệt kê trong C.4.4.1.3,.b) (bên dưới), trước tiên phải hóa mẫu, sử dụng dung dịch axit hoặc hỗn hợp quy định (ví dụ perdoric, nitric, axít sulphuric và axít hydrofloric và cường toan). Mục đích để hòa tan mẫu hoàn toàn và thu được kết quả có độ tái lập tốt (độ phân tán thấp). Đôi khi cần thêm thuốc thử loại khác (ví dụ: alkali). Việc chọn thuốc thử phụ thuộc chủ yếu vào các vật liệu được thử và tính an toàn. Không yêu cầu hóa mẫu bằng axit đối với các phương pháp phân tích khác.
C.4.4.1.3 Phân tích phần thử
Có thể xem xét ba loại phép thử:
a) Huỳnh quang tia X (XRF), phương pháp phát xạ tia lửa điện, và phương pháp quang phổ phát hồ quang DC. Phép phân tích được tiến hành mà không cần xử lý thêm mẫu.
b) Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử plasma cặp cảm ứng, cực phổ;
Trong các phép thử này, phép phân tích được tiến hành theo hai pha:
- Hóa mẫu: các phương pháp khác nhau được chuẩn hóa hoặc được công bố ở cấp quốc gia hoặc khu vực (xem chuẩn bị mẫu ở điều trước);
- Phân tích dung dịch nước sau khi hóa mẫu: trình tự chung.
c) Phép thử ngâm chiết. Phép thử được sử dụng khi kiểm tra sự phát thải các chất từ bao bì hoặc bộ phận bao bì vào môi trường. Phép phân tích được tiến hành theo tiêu chuẩn mà không cần xử lý thêm mẫu, trừ khi có thể cần nghiền hoặc sàng [Ví dụ: TCVN 7147 (ISO 7086) đối với thủy tinh tiếp xúc với thực phẩm].
CHÚ THÍCH Ngoại trừ nước rỉ rác, các phương pháp phân tích không cho phép tách riêng crom hóa trị sáu khỏi crom hóa trị ba.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 8890:2011 (ISO Guide 30:1992)3), Thuật ngữ và định nghĩa sử dụng cho mẫu chuẩn
[2] TCVN 7147 (ISO 7086), Dụng cụ bằng thủy tinh có lòng sâu tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi
[3] TCVN 10228:2013 (ISO 11014:2004), Bản dữ liệu an toàn đối với sản phẩm hóa học - Nội dung và trật tự các phần
[4] TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004)4), Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[5] TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ
[6] TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
[7] TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025:2005)5), Yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
[8] ISO 17088, Specifications for compostable plastics
[9] TCVN 12256 (ISO 18603), Bao bì và môi trường - Tái sử dụng
[10] TCVN 12257 (ISO 18604), Bao bì và môi trường - Tái chế vật liệu
[11] TCVN 12258 (ISO 18605), Bao bì và môi trường - Thu hồi năng lượng
[12] TCVN 12259 (ISO 18606), Bao bì và môi trường - Tái chế hữu cơ
[13] TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-1:2006), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
[14] TCVN ISO 10012:2007 (ISO 10012:2003), Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
[15] TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
[16] UN Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals, 3rd revised edition
[17] WHO. Lead and Cadmium Reference List, 2008 www.who.int/ifcs/documents/standingcommittee/lyc_05.doc
[18] 57/548/EEC Council Directive 67/548/EEC of 27 June 1967 on the approximation of laws, regulations and administrative provisions relating to the classification, packaging and labelling of dangerous substances
[19] 91/155/EEC Commission Directive 91/155/EEC of 5 March 1991 defining and laying down the detailed arrangements for the system of specific information relating to dangerous preparations in implementation of Article 10 of Directive 88/379/EEC
[20] 1999/45/EC Directive of the European Parliament and of the Council of 31 May 1999 concerning the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States relating to the classification, packaging and labelling of dangerous preparations
[21] 2001/58/EC, Commission Directive 2001/58/EC of 27 July 2001 amending for the second time Directive 91/155/EEC defining and laying down the detailed arrangements for the system of specific information relating to dangerous preparations in implementation of Article 14 of European Parliament and Council Directive 1999/45/EC and relating to dangerous substances in implementation of Article 27 of Council Directive 67/548/EEC (safety data sheets) (Text with EEA relevance)
[22] 1999/177/EC Commission Decision of 8 February 1999 establishing the conditions for a derogation for plastic crates and plastic pallets in relation to the heavy metal concentration levels established in Directive 94/62/EC on packaging and packaging waste (notified under document number C(1999) 246) (Text with EEA relevance)
[23] 2001/171/EC Commission Decision of 19 February 2001 establishing the conditions for a derogation for glass packaging in relation to the heavy metal concentration levels established in Directive 94/62/EC on packaging and packaging waste
[24] Commission Decision (2006/340/EC) of May 2006 amending Decision 2001/171/EC of the European Parliament and of the Council for the purpose of prolonging the validity of the conditions for a derogation for glass packaging in relation to the heavy metal concentration levels established in Directive 94/62/EC
[25] Commission Decision (2009/292/EC) of 24 March 2009 establishing the conditions for a derogation for plastic crates and plastic pallets in relation to the heavy metal concentration levels established in Directive 94/62/EC of the European Parliament and of the Council on packaging and packaging waste (notified under document number C(2009) 1959) (Text with EEA relevance)
[26] TCVN 6777:2007 (ASTM D 4057-6), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công
[27] ISO/TR 16218, Packaging and the environment - Processes for chemical recovery
[28] ISO/TR 17098, Packaging material recycling - Report on substances and materials which may impede recycling
[29] CR 13910, Packaging - Report on criteria and methodologies for life cycle analysis of packaging
[30] CR 13695:2000, Packaging - Requirements for measuring and verifying the four heavy metals and other dangerous substances present in packaging and their release into the environment. (CEN reports, Part I & II)
[31] CLP-Regulation (EC) No 1272/2008 Regulation (EC) No 1272/2008 on classification, labelling and packaging of substances and mixtures
[32] Erlov L.,Lofgren C., Soras A. Packaging - A tool for the prevention of Enviromental impact, Packforsk report 194, Stockholm 2000.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.