IEC 60127-1:2015
CẦU CHẢY CỠ NHỎ - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI DÂY CHẢY CỠ NHỎ
Miniature fuses- Part 1: Definitions for miniature fuses and general requirements for miniature fuse-links
Lời nói đầu
TCVN 12238-1:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 60127-1:2015;
TCVN 12238-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12238 (IEC 60127), Cầu chảy cỡ nhỏ đã có các phần sau:
- TCVN 12238-1:2018 (IEC 60127-1:2015), Phần 1 - Yêu cầu chung đối với dây chảy cỡ nhỏ;
- TCVN 12238-5:2018 (IEC 60127-5:2016), Phần 5: Hướng dẫn đánh giá chất lượng dây chảy cỡ nhỏ;
- TCVN 12238-7:2018 (IEC 60127-7:2015), Phần 7: Dây chảy cỡ nhỏ dùng cho các ứng dụng đặc biệt.
Bộ tiêu chuẩn IEC 60127 còn các tiêu chuẩn sau:
- IEC 60127-2:2014, Miniature fuses - Part 2: Cartridge fuse-links
- IEC 60127-3:2015, Miniature fuses - Part 3: Sub-miniature fuse- links
- IEC 60127-4:2005, amd 1:2008 and amd 2:2012, Miniature fuses - Part 4: Universal modular fuse-links (UMF) -Through- hole and surface mount types
- IEC 60127-6:2014, Miniature fuses - Part 6: Fuse-holders for miniature fuse-links
- IEC 60127-8:2018, Miniature fuses - Part 8: Fuse resistors with particular overcurrent protection
- IEC 60127-10:2001, Miniature fuses - Part 10: User guide for miniature fuses
CẦU CHẢY CỠ NHỎ - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI DÂY CHẢY CỠ NHỎ
Miniature fuses - Part 1: Definitions for miniature fuses and general requirements for miniature fuse-links
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung và các thử nghiệm áp dụng cho tất cả các loại dây chảy cỡ nhỏ (ví dụ dây chảy của cầu chảy có vỏ bọc, dây chảy của các cầu chảy cỡ siêu nhỏ và dây chảy kiểu môđun đa năng) để bảo vệ thiết bị điện, thiết bị điện tử và các bộ phận hợp thành của chúng thường được sử dụng trong nhà.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cầu chảy được thiết kế để bảo vệ hệ thống lắp đặt điện hạ áp. Các cầu chảy dùng cho hệ thống lắp đặt điện hạ áp được đề cập trong bộ tiêu chuẩn IEC 60269.
Nội dung chi tiết đề cập đến từng chủng loại chính được cho trong các tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cầu chảy dùng cho thiết bị được thiết kế để làm việc trong các điều kiện đặc biệt như trong khí quyển nổ hoặc ăn mòn.
Tiêu chuẩn này nhằm
a) thiết lập các yêu cầu thống nhất cho các cầu chảy cỡ nhỏ dùng để bảo vệ các thiết bị hoặc các bộ phận của thiết bị theo cách thích hợp nhất,
b) xác định tính năng của các cầu chảy, để có được hướng dẫn cho người thiết kế các thiết bị điện và thiết bị điện tử và để đảm bảo thay dây chảy bằng các dây chảy có kích thước và đặc tính tương tự,
c) xác định phương pháp thử,
d) xác định sự tiêu tán công suất liên tục lớn nhất của dây chảy nhằm đảm bảo sự tương thích tốt của công suất công bố khi được sử dụng với giá đỡ cầu chảy theo tiêu chuẩn này (xem IEC 60127-6).
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 7995 (IEC 60038), Điện áp tiêu chuẩn
IEC 60127-6:1994 with amendment 1:1996 and amendment 2:2003, Miniature fuses - Part 6: Fuse- holders for miniature fuse-links (Cầu chảy cỡ nhỏ - Phần 6: Đế cầu chảy dùng cho dây chảy cỡ nhỏ)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Cầu chảy (fuse)
Thiết bị được thiết kế đặc biệt để làm hở mạch điện mà do nóng chảy một hoặc nhiều bộ phận hợp thành, nhờ đó ngắt mạch điện khi dòng diện vượt quá giá trị cho trước trong thời gian thích hợp.
CHÚ THÍCH: Cầu chảy bao gồm tất cả các bộ phận tạo thành thiết bị hoàn chỉnh.
3.2
Cầu chảy cỡ nhỏ (miniature fuse)
Cầu chảy trong đó dây chảy là loại dây chảy cỡ nhỏ.
3.3
Dây chảy (fuse-link)
Bộ phận của cầu chảy gồm (các) phần tử chảy được thiết kế để thay thế sau khi cầu chảy tác động.
3.4
Dây chảy bọc kín (enclosed fuse-link)
Dây chảy trong đó phần tử chảy được bọc kín hoàn toàn, sao cho trong quá trình tác động trong phạm vi thông số đặc trưng của nó thì không thể gây ra ảnh hưởng có hại đến bên ngoài, ví dụ do phát sinh hồ quang, giải phóng khí hoặc phụt ra lửa hoặc bắn ra các hạt kim loại.
3.5
Dây chảy cỡ nhỏ (miniature fuse-link)
Dây chảy bọc kín để bảo vệ thiết bị điện, thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng thường được thiết kế để sử dụng trong nhà.
3.5.1
Dây chảy có vỏ bọc (cartridge fuse-link)
Dây chảy cỡ nhỏ bọc kín có khả năng cắt danh định không lớn hơn 2 kA và có tối thiểu một kích thước chính không lớn hơn 10 mm.
CHÚ THÍCH: Kích thước chính là chiều dài, chiều rộng, chiều cao và đường kính.
3.5.2
Dây chảy cỡ nhỏ dùng cho các ứng dụng đặc biệt (miniature fuse-link for special applications)
Dây chảy cỡ nhỏ bọc kín không thuộc phạm vi áp dụng của IEC 60127-2, IEC 60127-3 hoặc IEC 60127-4 và có khả năng cắt danh định không lớn hơn 50 kA và có chiều rộng và chiều cao không lớn hơn 12 mm và chiều dài không lớn hơn 50 mm.
3.6
Dây chảy cỡ siêu nhỏ (sub-miniature fuse-link)
Dây chảy cỡ nhỏ mà vỏ (thân) có tất cả các kích thước chính không lớn hơn 10 mm.
CHÚ THÍCH: Kích thước chính là chiều dài, chiều rộng, chiều cao và đường kính.
3.7
Dây chảy dạng môđun đa năng (universal modular fuse-link)
Dây chảy cỡ nhỏ chủ yếu thích hợp để nối điện trực tiếp tới các bảng mạch in hoặc các nền dẫn điện khác, có các đặc trưng được thiết kế để tạo ra khả năng không lắp lẫn, khi cần.
3.8
Cực tiếp xúc của dây chảy (fuse-link contact)
Bộ phận dẫn điện của dây chảy được thiết kế để ăn khớp với cực tiếp xúc của đế cầu chảy hoặc với cực tiếp xúc của ống cầu chảy.
3.9
Giá đỡ cầu chảy (fuse-holder)
Tổ hợp đế cầu chảy với ống cầu chảy.
3.10
Đế cầu chảy (fuse-base/fuse-mount)
Bộ phận cố định của cầu chảy có các cực tiếp xúc và các đầu nối để nối với hệ thống.
3.11
Cực tiếp xúc của đế cầu chảy (fuse-base contact)
Bộ phận dẫn điện của đế cầu chảy nối với đầu nối được thiết kế để ăn khớp với cực tiếp xúc của ống cầu chảy hoặc với cực tiếp xúc của dây chảy.
3.12
Ống cầu chảy (fuse-carrier)
Bộ phận tháo ra được của cầu chảy, được thiết kế để mang dây chảy.
3.13
Cực tiếp xúc của ống cầu chảy (fuse-carrier contact)
Bộ phận dẫn điện của ống cầu chảy được nối với cực tiếp xúc của dây chảy và được thiết kế để ăn khớp với cực tiếp xúc của đế cầu chảy.
3.14
Phần tử chảy (fuse-element)
Bộ phận của dây chảy được thiết kế để chảy khi cầu chảy tác động.
3.15
Loạt đồng nhất (các dây chảy) (homogeneous series (of fuse-links))
Loạt dây chảy chỉ sai lệch nhau về các đặc tính nào đó sao cho trong một thử nghiệm cho trước, việc thử nghiệm của một hoặc một số ít hơn các dây chảy cụ thể của loạt đó có thể coi là đại diện cho tất cả các dây chảy của loạt đó.
CHÚ THÍCH: Các dây chảy được xem là tạo thành một loạt đồng nhất khi các đặc tính của chúng đáp ứng các yêu cầu sau:
- thân có cùng kích thước, vật liệu và phương pháp chế tạo;
- đầu hoặc vỏ bọc các đầu của thân có cùng kích thước, vật liệu và phương pháp gắn và gắn kín;
• chất độn dạng hạt, nếu có, của thân có cùng vật liệu và độ điền đầy. Các chất độn này cần có cùng kích cỡ hoặc sai lệch bất kỳ về cỡ hạt và thông số đặc trưng dòng điện cần đồng biến;
- phần tử chảy được làm từ cùng một vật liệu, có cùng nguyên lý thiết kế và kết cấu; sự thay đổi bất kỳ của các kích thước phân tử chảy theo thông số dòng diện cần đồng biến;
• điện áp danh định giống nhau;
- đối với dây chảy có khả năng cắt thấp, chỉ cần thử nghiệm khả năng cắt danh định cao nhất trong mỗi loạt đồng nhất.
3.16
Thông số đặc trưng (rating)
Thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ các giá trị đặc trưng, mà tổ hợp các giá trị này xác định các điều kiện làm việc và làm cơ sở cho việc tiến hành thử nghiệm và thiết kế cầu chảy.
Ví dụ về các giá trị danh định thường được công bố đối với cầu chảy:
- điện áp (UN);
- dòng điện (IN);
- khả năng cắt.
3.17
Đặc tính thời gian-dòng điện (của dây chảy) (time-current characteristic (of a fuse-link))
a) Đối với điện xoay chiều: trong các điều kiện làm việc quy định, đường cong chỉ ra giá trị thời gian được biểu diễn là thời gian thực dưới dạng hàm số của dòng điện đối xứng kỳ vọng, biểu diễn dưới dạng giá trị hiệu dụng.
b) Đối với điện một chiều: trong các điều kiện làm việc quy định, đường cong chỉ ra giá trị thời gian được biểu diễn là thời gian thực dưới dạng hàm số của dòng điện một chiều kỳ vọng.
CHÚ THÍCH: Đặc tính thời gian-dòng điện thường được công bố cho dây chảy theo thời gian trước hồ quang và thời gian tác động.
3.18
Dòng điện không gây chảy quy ước (conventional non-fusing current)
Giá trị dòng điện quy định mà dây chảy có thể mang trong thời gian quy định (thời gian quy ước) mà không bị chảy.
3.19
Dòng điện kỳ vọng (prospective current) (của mạch điện và có liên quan đến cầu chảy)
Dòng điện chạy trong mạch, nếu cầu chảy nằm trong mạch đó được thay thế bằng một dây nối có trở kháng không đáng kể.
3.20
Thời gian trước hồ quang (thời gian chảy) (pre-arcing time (melting time))
Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu có dòng điện đủ lớn để gây chảy phần tử chảy đến thời điểm bắt đầu hồ quang.
3.21
Thời gian hồ quang (arcing time)
Khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu xuất hiện hồ quang đến thời điểm kết thúc hồ quang.
3.22
Thời gian tác động (thời gian cắt tổng) (operating time (total clearing time))
Tổng của thời gian trước hồ quang và thời gian hồ quang.
3.23
Thời gian thực (virtual time)
Giá trị I2t chia cho giá trị bình phương của dòng điện kỳ vọng.
CHÚ THÍCH: Các giá trị thời gian thực, thường được công bố cho dây chảy, là các giá trị thời gian trước hồ quang và thời gian tác động.
3.24
I2t, tích phân Jun (Joule integral)
Tích phân của bình phương dòng điện trong khoảng thời gian cho trước.
I2t =
CHÚ THÍCH 1: I2t trước hồ quang là tích phân I2t trong thời gian trước hồ quang của cầu chảy.
CHÚ THÍCH 2: I2t tác động là tích phân I2t trong thời gian tác động của cầu chảy.
CHÚ THÍCH 3: Năng lượng tính bằng Jun, được giải phóng trên điện trở 1 Ω trong mạch điện được bảo vệ bằng cầu chảy sẽ bằng giá trị I2t tác động, tính bằng A2s.
3.25
Khả năng cắt của dây chảy (breaking capacity of a fuse-link)
Giá trị (hiệu dụng đối với điện xoay chiều) của dòng điện kỳ vọng mà dây chảy có khả năng cắt ở điện áp công bố trong các điều kiện quy định về sử dụng và đáp ứng.
3.26
Điện áp phục hồi (recovery voltage)
Điện áp xuất hiện giữa các đầu nối của cực cầu chảy sau khi cắt dòng điện.
CHÚ THÍCH: Điện áp này có thể được xem xét trong hai khoảng thời gian nối tiếp nhau, một là trong khoảng thời gian tồn tại điện áp quá độ, tiếp theo đó là khoảng thời gian thứ hai trong đó tồn tại điện áp phục hồi tần số nguồn lưới hoặc điện áp phục hồi trạng thái ổn định.
3.27
Tiêu tán công suất duy trì lớn nhất (maximum sustained dissipation)
Tiêu tán công suất của dây chảy đo được trong các điều kiện đo quy định ở mức dòng diện lớn nhất có thể duy trì trong tối thiểu 1 h hoặc, như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn đối với các thông số đặc trưng lớn hơn 6,3 A.
CHÚ THÍCH 1: Con số đối với tiêu tán công suất duy trì lớn nhất được sử dụng cùng với công suất lớn nhất chấp nhận được của giá đỡ cầu chảy đối với các dây chảy cỡ nhỏ theo IEC 60127-6.
CHÚ THÍCH 2: Các giá trị này thường bị vượt quá trong các khoảng thời gian ngắn ngay trước khi phần tử chảy nóng chảy. Đã ghi lại các giá trị này cao gấp hai lần công suất tiêu tán duy trì lớn nhất.
Dây chảy phải có kết cấu sao cho chúng tin cậy và an toàn trong vận hành và có tính năng như nhau ở dòng điện bất kỳ đến và bằng khả năng cắt danh định và ở điện áp bất kỳ đến điện áp danh định, khi được sử dụng trong phạm vi các giới hạn của tiêu chuẩn này.
Trong sử dụng bình thường của dây chảy và trong phạm vi các điều kiện cho trước trong tiêu chuẩn này, không được sinh ra hồ quang kéo dài, hồ quang bên ngoài, ngọn lửa bất kỳ có thể gây nguy hiểm cho xung quanh. Trong thử nghiệm để thiết lập tiêu tán công suất duy trì lớn nhất và sau khi tác động, dây chảy không được có những hỏng hóc gây khó khăn khi thay dây chảy và ghi nhãn vẫn phải dễ đọc.
Nhìn chung, kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm quy định.
5 Thông số đặc trưng tiêu chuẩn
Trong các tờ rời tiêu chuẩn liên quan, các giá trị được cho trước đối với
• điện áp danh định,
• dòng điện danh định,
• khả năng cắt danh định.
Nếu không có quy định khác trong các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn này, các yêu cầu về ghi nhãn phải như sau:
6.1 Từng dây chảy phải được ghi nhãn với:
a) Dòng điện danh định tính bằng miliampe đối với các dòng điện danh định nhỏ hơn 1 A, và tính bằng ampe đối với các dòng điện danh định bằng hoặc lớn hơn 1 A. Ghi nhãn của dòng điện danh định phải đứng trước và sát với ghi nhãn điện áp danh định.
Để phù hợp với các thông lệ đang tồn tại ở một số quốc gia, hiện nay cho phép dòng điện được ghi dưới dạng phân số của ampe.
b) Điện áp danh định, tính bằng vôn (V).
c) Tên nhà sản xuất hoặc thương hiệu.
d) Ký hiệu biểu thị đặc tính thời gian-dòng diện trước hồ quang tương đối như cho trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan. Ký hiệu này phải được đặt trước và ngay sát giá trị dòng điện danh định.
Các ký hiệu này được hiểu như sau:
FF: tác động rất nhanh
F: tác động nhanh
M: thời gian trễ trung bình
T: thời gian trễ
TT: thời gian trễ dài
6.2 Ghi nhãn phải không tẩy xóa được và dễ đọc:
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách dùng miếng vải thấm đẫm nước chà xát bằng tay lên nhãn trong 15 s và trong 15 s tiếp theo dùng miếng vải thấm đẫm xăng.
CHÚ THÍCH 1: Đối với xăng, khuyến cáo sử dụng hexan dung môi mạch thẳng có hàm lượng chất thơm không quá 0,1 % thể tích, giá trị kauributanol 29, điểm sôi ban đầu xấp xỉ 65 °C, điểm khô xấp xỉ 69 °C và khối lượng riêng xấp xỉ 0,68.
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp sử dụng mã màu, không nhất thiết phải áp dụng thử nghiệm đặc tính không tẩy xóa được.
6.3 Ghi nhãn theo 6.1 phải được in lên bao bì cùng với số hiệu tiêu chuẩn này và số hiệu tham chiếu tờ rời tiêu chuẩn thích hợp. Ghi nhãn trên bao bì phải có chữ viết tắt A và mA.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
6.4 Cho phép sử dụng nhận biết bổ sung của thông số dòng điện và đặc tính thời gian/dòng điện bằng các bảng màu.
Ghi nhãn bổ sung này phải phù hợp với Phụ lục A.
Thử nghiệm theo tiêu chuẩn này là các thử nghiệm điển hình.
Trong trường hợp yêu cầu các thử nghiệm chấp nhận thì nên lựa chọn từ các thử nghiệm điển hình trong tiêu chuẩn này.
7.1 Điều kiện khí quyển cho thử nghiệm
7.1.1 Nếu không có quy định nào khác trong các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn này, tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện trong các điều kiện khí quyển sau:
- nhiệt độ trong khoảng từ 15 °C đến 35 °C;
- độ ẩm tương đối trong khoảng từ 45 % đến 75 %;
- áp suất không khí trong khoảng từ 8,6 x 104 Pa đến 1,06 x 105 Pa.
Trong trường hợp các điều kiện nêu trên có ảnh hưởng đáng kể, chúng phải được giữ không đổi trong suốt các thử nghiệm.
Dây chảy phải được thử nghiệm trong các đế quy định đặt trong không khí lưu thông tự do, và được bảo vệ khỏi gió lùa và bức xạ nhiệt trực tiếp. Vị trí của giá đỡ cầu chảy phải nằm ngang.
Nếu nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể lên các kết quả của các thử nghiệm thì chúng phải được thực hiện ở nhiệt độ 23 °C ± 1 °C.
7.1.2 Trong các báo cáo thử nghiệm, nhiệt độ môi trường phải được ghi lại. Nếu các điều kiện tiêu chuẩn đối với độ ẩm tương đối hoặc áp suất không được đáp ứng trong các thử nghiệm này thì cần bổ sung lưu ý về ảnh hưởng này trong báo cáo thử nghiệm.
Trong trường hợp đòi hỏi các thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ tăng cao thì các thử nghiệm này phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường 70 °C ± 2 °C, nếu không có quy định khác.
7.2.1 Số lượng dây chảy cần thiết phải được quy định trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Dây chảy phải được thử nghiệm hoặc kiểm tra theo các nội dung dưới đây:
a) Ghi nhãn (xem 6.1)
b) Kích thước (xem 8.1)
c) Kết cấu (xem 8.2)
d) Điện áp rơi (xem 9.1)
cùng với các thử nghiệm bổ sung như quy định trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
7.2.2 Dựa trên kết quả của thử nghiệm trong điểm d) nêu trên, các dây chảy phải được phân xếp theo thứ tự giảm dần của điện áp rơi, và đánh số liên tiếp, các số nhỏ hơn dùng cho các dây chảy có điện áp rơi lớn hơn. Khi đó các thử nghiệm từ các dây chảy này phải được thực hiện theo lịch biểu thử nghiệm liên quan.
Nếu thử nghiệm cần được lặp lại thì dây chảy dự phòng có điện áp rơi gần tương tự với dây chảy ban đầu phải được sử dụng cho thử nghiệm lặp lại này.
7.2.3
a) Không cho phép có mẫu nào không đạt trong bất cứ thử nghiệm nào nêu trong Điều 6 và Điều 8, cũng như các thử nghiệm mô tả trong 9.1, 9.2.2 và 9.7 và các điều bổ sung quy định trong các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này.
b) Trong các thử nghiệm nêu trong 9.2.1 và 9.3, nếu xảy ra hai mẫu không đạt ở một dòng điện bất kỳ thì dây chảy được coi là không đáp ứng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu xảy ra một mẫu không đạt thì thử nghiệm phải được lặp lại trên hai lần số lượng dây chảy, ở cùng dòng điện đó và nếu vẫn có mẫu không đạt sẽ là nguyên nhân để loại bỏ.
Nếu xảy ra hai mẫu không đạt, nhưng không phải cả hai đều ở cùng một thử nghiệm thì dây chảy phải được coi là đáp ứng, với điều kiện không có mẫu không đạt thêm nữa trong các thử nghiệm lặp lại trên hai lần số lượng dây chảy.
Nếu xảy ra hai mẫu không đạt, nhưng không phải cả hai đều ở cùng một dòng điện thì dây chảy phải được coi là đáp ứng với điều kiện không có mẫu không đạt thêm nữa trong các thử nghiệm lặp lại trên hai lần số lượng dây chảy.
c) Trong mỗi thử nghiệm trong các thử nghiệm theo 9.4, 9.5 và 9.6, cho phép một mẫu không đạt. Nếu hai hoặc nhiều dây chảy không đáp ứng một thử nghiệm bất kỳ, dây chảy được coi là không đáp ứng tiêu chuẩn này, trừ khi có quy định khác trong các tiêu chuẩn tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này.
7.3 Đế cầu chảy dùng cho thử nghiệm
Đối với các thử nghiệm đòi hỏi đế cầu chảy để lắp dây chảy thì phải sử dụng đế cầu chảy phù hợp với các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này.
7.4 Bản chất của nguồn cung cấp
Bản chất của nguồn cung cấp dùng cho các thử nghiệm điện được quy định trong các điều liên quan hoặc trong các tờ rời tiêu chuẩn liên quan trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Đối với điện xoay chiều, điện áp thử nghiệm có dạng về cơ bản là hình sin có tần số trong khoảng từ 45 Hz đến 62 Hz.
8.1 Kích thước
Kích thước của dây chảy phải phù hợp với tờ rời tiêu chuẩn liên quan, cho trong các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn này.
8.2 Kết cấu
Phần tử cầu chảy phải được bao kín. Các nội dung chi tiết về kết cấu được cho, khi cần, trong các tiêu chuẩn liên quan trong bộ tiêu chuẩn này.
8.3 Đầu cốt
Các tiếp điểm dây chảy phải được làm bằng vật liệu không ăn mòn hoặc vật liệu được bảo vệ thích hợp chống ăn mòn, và không được có chất gây chảy hoặc chất không dẫn khác trên bề mặt bên ngoài của chúng.
Mạ niken hoặc bạc được coi là bảo vệ đủ đối với các đầu bịt bằng đồng.
Các thử nghiệm kiểm tra độ gắn chắc chắn được cho trong các tiêu chuẩn tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này, khi thích hợp.
8.4 Bố trí và cấu trúc đầu cốt
Các thử nghiệm thích hợp đối với bố trí hoặc đặt vị trí các chân, v.v., nếu thuộc đối tượng áp dụng, được cho trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
8.5 Mối nối hàn
Các mối nối hàn nhìn thấy được từ bên ngoài (ví dụ trên đầu bịt) không được chảy trong sử dụng bình thường và khi tác động.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét các mối nối hàn sau khi tiến hành các thử nghiệm mô tả trong 9.2.1, 9.2.2, 9.4, 9.5 và 9.6.
Điện áp rơi trên các dây chảy ở dòng điện danh định của chúng không được vượt quá các giá trị lớn nhất cho trên tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
Các giá trị riêng rẽ không được sai lệch so với giá trị trung bình được xác định cho mẫu cần thử nghiệm trong các thử nghiệm điển hình quá 15 %.
CHÚ THÍCH 1: Cần lưu ý đến thực tế là đoạn thứ hai ở trên dựa trên giả thiết rằng các dây chảy được nộp cho thử nghiệm điển hình, thuộc về cùng một lô sản xuất. Trong trường hợp các mẫu được lấy ngẫu nhiên, không cần thỏa mãn điều kiện sai lệch cho phép so với giá trị trung bình. Do hiệu ứng Peltier, nếu do được các điện áp rơi khác nhau khi dòng điện chạy qua dây chảy bị đảo ngược thì phải lấy giá trị cao nhất.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện áp rơi khi dây chảy mang dòng điện danh định của chúng trong thời gian đủ để đạt đến ổn định nhiệt.
Dòng diện một chiều phải được sử dụng cho thử nghiệm này; thiết bị phải được sử dụng mà không được gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của thử nghiệm.
Ổn định nhiệt được coi là đạt được khi điện áp rơi thay đổi nhỏ hơn 2 % giá trị quan sát trước đo trong mỗi phút. Trong thời gian thử nghiệm này, dòng điện chạy trong dây chảy không được lệch so với dòng điện danh định quá ± 1 % và độ chính xác của phép đo điện áp rơi phải nằm trong dung sai ± 1 %.
CHÚ THÍCH 2: Các vấn đề có thể phát sinh khi dây chảy được sử dụng ở các điện áp thấp hơn đáng kể so với các điện áp danh định, chủ yếu đối với các thông số đặc trưng thấp. Do việc tăng điện áp rơi khi phần tử dây chảy tiến tới điểm gây chảy, cần thận trọng để đảm bảo rằng có sẵn điện áp mạch điện đủ để làm cho dây chảy ngắt dòng điện khi sự cố điện xảy ra. Ngoài ra, dây chảy thuộc cùng một kiểu và cùng thông số đặc trưng, do sự khác nhau về thiết kế hoặc vật liệu, có thể có các điện áp rơi khác nhau và do đó có thể không lắp lẫn được trên thực tế khi được sử dụng trong các ứng dụng với điện áp mạch điện thấp, đặc biệt là kết hợp với các dây chảy có dòng điện danh định thấp.
9.2 Đặc tính thời gian/dòng điện
9.2.1 Đặc tính thời gian/dòng điện ở nhiệt độ môi trường bình thường
Đặc tính thời gian/dòng điện phải nằm trong các giới hạn quy định trong các tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo thời gian trước hồ quang trong các điều kiện khí quyển đề cập trong 7.1.
Dòng điện chạy trong dây chảy phải được điều chỉnh trong phạm vi ±1 % giá trị yêu cầu. Ổn định dòng điện trong thử nghiệm phải được duy trì trong phạm vi ±1 % giá trị điều chỉnh. Điện áp nguồn không được vượt quá điện áp danh định của dây chảy cần thử nghiệm. Độ chính xác của phép đo thời gian phải nằm trong phạm vi dung sai ±5 % đối với các thời gian nhỏ hơn 10 s và ±2 % đối với các thời gian bằng 10 s hoặc lớn hơn.
Trong trường hợp thời gian trước hồ quang rất ngắn ở các mức dòng điện lớn khi đó có thể không duy trì được dòng điện không đổi, thì đo giá trị I2t và tính thời gian thực.
9.2.2 Thử nghiệm ở nhiệt độ nâng cao
Khi được quy định trên tờ rời tiêu chuẩn, các dây chảy cũng phải được thử nghiệm trong 1 h ở nhiệt độ môi trường và với bội số của dòng điện danh định như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
Ổn định dòng diện trong thử nghiệm phải được duy trì trong phạm vi ±2,5 % giá trị điều chỉnh. Dây chảy không được tác động.
9.2.3 Quy trình thử nghiệm
Dòng điện một chiều phải được sử dụng cho các thử nghiệm này.
CHÚ THÍCH 1: Dòng điện một chiều được sử dụng vì dễ khống chế và loại bỏ sự thăng giáng so với dòng điện xoay chiều gây ra do điểm trên sóng điện áp khi xảy ra đóng cắt.
CHÚ THÍCH 2: Cần lưu ý để thời gian hồ quang không nằm trong thời gian tổng của phép đo.
Điện áp ra của nguồn dòng phải đủ để giới hạn sự thăng giáng của dòng điện trong thời gian trước hồ quang. Ngoài ra, điện áp ra không được vượt quá giá trị do nhà chế tạo công bố và được chọn từ danh mục các điện áp một chiều trong Bảng 6 của TCVN 7995 (IEC 60038).
Hằng số thời gian của mạch điện không được vượt quá 3 % thời gian trước hồ quang.
Trong trường hợp ảnh hưởng có thể có của hiệu ứng Peltier, cần lưu ý đến việc đảo hướng dòng điện chạy trong dây chảy đối với từng mẫu kế tiếp.
CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp ảnh hưởng của hiệu ứng Peltier về cơ bản là do cấu trúc thì đặc tính thời gian/dòng điện cần được thử nghiệm với hai lần số lượng dây chảy ở 2,0 IN hoặc 2,1 IN. Các mẫu bổ sung có thể lấy từ các dây chảy dự phòng.
Cần lưu ý đến thực tế là, đối với các kiểu dây chảy nhất định, đặc tính thời gian/dòng điện với điện xoay chiều có thể khác đáng kể so với đặc tính được xác định với điện một chiều và đặc biệt với các dòng điện chỉ vừa vượt quá dòng điện không gây chảy quy ước.
Ngoài ra, cần lưu ý là đo độ trễ nhiệt nhỏ của các phần tử chảy đối với các dòng điện nhỏ, đặc tính của dây chảy có thể thay đổi đáng kể ở các tần số rất nhỏ.
9.2.4 Thể hiện kết quả
Nếu vẽ đồ thị đặc tính thời gian/dòng điện với dòng điện là tham số độc lập thì nên thể hiện với các thang đo loga trên cả hai trục của đồ thị. Cơ sở của thang đo loga phải là tỷ lệ 2:1 với kích thước lớn hơn trên trục hoành.
Nếu sử dụng bội số của dòng điện danh định làm tham số độc lập thì tỷ lệ này phải là 3:1.
CHÚ THÍCH: Ví dụ về các định dạng này được cho trong Phụ lục B.
9.3.1 Điều kiện tác động
Dây chảy phải tác động thỏa đáng mà không gây nguy hiểm cho xung quanh khi dòng điện cắt kỳ vọng nằm trong phạm vi giữa dòng diện không gây chảy kỳ vọng và khả năng cắt danh định theo tờ rời tiêu chuẩn liên quan trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Điện áp phục hồi phải nằm trong phạm vi từ 1,02 đến 1,05 [1] lần điện áp danh định của dây chảy và phải được duy trì trong 30 s sau khi cầu chảy tác động.
Mạch điện thử nghiệm điển hình được cho trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Đối với thử nghiệm khả năng cắt, dòng điện phải được điều chỉnh bằng cách thay đổi điện trở nối tiếp.
Trở kháng của nguồn xoay chiều phải nhỏ hơn 10 % giá trị điều chỉnh của trở kháng tổng của mạch điện.
Kiểm tra sự phù hợp bằng phương pháp A hoặc phương pháp B dưới đây.
1) Phương pháp A (thông số đặc trưng rời rạc)
a) khả năng cắt danh định;
b) các dòng điện kỳ vọng xấp xỉ 5, 10, 50 và 250 lần dòng điện danh định nhưng không vượt quá khả năng cắt danh định như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
Mạch điện phải đóng ở (30 ± 5)° sau khi điện áp đi qua điểm zero.
2) Phương pháp B (loạt đồng nhất)
a) khả năng cắt danh định với góc đóng ngẫu nhiên;
b) dây chảy phải được thử nghiệm ở khả năng cắt danh định.
CHÚ THÍCH 1: Khả năng cắt với dòng điện một chiều có thể thấp hơn so với dòng điện xoay chiều. Khả năng cách bị ảnh hưởng bởi độ tự cảm của mạch điện và, với điện xoay chiều, bị ảnh hưởng thêm bởi thời điểm đóng mạch điện.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị một chiều, nếu được yêu cầu bởi người mua hoặc người sử dụng, cần được quy định bởi nhà chế tạo.
Thông tin chi tiết thêm về các thử nghiệm thích hợp đối với khả năng cắt của từng kiểu cầu chảy cỡ nhỏ có thể có trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
9.3.2 Tiêu chí tính năng thỏa đáng
Trong từng thử nghiệm, dây chảy phải tác động thỏa đáng mà không có bất cứ hiện tượng nào sau đây:
- hồ quang kéo dài;
- mồi cháy;
- nổ dây chảy.
Tiêu chí bổ sung đối với tính năng thỏa đáng của các kiểu dây chảy cỡ nhỏ riêng rẽ được cho, khi thích hợp, trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Sự thay đổi màu sắc không được coi là không đạt.
Tiêu chí liên quan đến quá điện áp đóng cắt đang được xem xét.
9.3.3 Điện trở cách điện
Sau thử nghiệm khả năng cắt, điện trở cách điện giữa các đầu cốt của dây chảy phải được đo với điện áp một chiều bằng hai lần điện áp danh định của dây chảy, nhưng không nhỏ hơn 250 V. Điện trở không được nhỏ hơn 0,1 MΩ.
9.3.4 Thử nghiệm điển hình đối với các dây chảy trong loạt đồng nhất
Các dây chảy có dòng điện danh định lớn nhất phải được thử nghiệm hoàn toàn theo lịch biểu thử nghiệm liên quan đối với thông số ampe lớn nhất của loạt đồng nhất cho trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Dây chảy có dòng điện danh định nhỏ nhất phải được thử nghiệm theo lịch biểu thử nghiệm liên quan đối với thông số dòng điện nhỏ nhất của loạt đồng nhất cho trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Dây chảy phải có kết cấu sao cho ngăn ngừa hư hại về điện hoặc cơ trong sử dụng bình thường ngoài dự kiến làm mất sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
Dòng điện một chiều phải được sử dụng cho thử nghiệm này, trừ khi có quy định khác trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
a) Dòng điện quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan được cho đi qua dây chảy trong thời gian 1 h. Sau đó cắt dòng điện trong 15 min. Chu kỳ này được lặp lại 100 lần.
Sự ổn định của dòng điện trong thử nghiệm phải được duy trì trong phạm vi ±1 % giá trị đã điều chỉnh. Thử nghiệm cần được chạy liên tục, nhưng nếu không thể tránh được, thì cho phép một lần gián đoạn.
b) Sau đó dòng điện quy định trong các tờ rời tiêu chuẩn liên quan được cho chạy qua dây chảy trong 1 h hoặc như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn đối với các thông số trên 6,3 A. Khi kết thúc thử nghiệm này, điện áp rơi trên dây chảy được đo và sử dụng để tính công suất tiêu thụ duy trì lớn nhất, trong trường hợp điều này có quy định trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
c) Cuối cùng, điện áp rơi trên dây chảy được đo theo 9.1. Điện áp rơi không được tăng quá 10 % giá trị đo được trước thử nghiệm và không được vượt quá giá trị lớn nhất quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
d) Sau thử nghiệm, ghi nhãn vẫn phải rõ ràng và các khớp nối hàn trên các đầu không được cho thấy có biến dạng đáng kể.
CHÚ THÍCH: Thay đổi về màu không được coi là không đạt.
9.5 Công suất tiêu tán duy trì lớn nhất
Giá trị tính được từ phép đo theo 9.4 b) phải nằm trong các giới hạn quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
Trong trường hợp yêu cầu các thử nghiệm xung trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này, chúng phải được thực hiện như sau:
Thử nghiệm xung ở nhiệt độ môi trường bình thường
Dây chảy phải có kết cấu để, khi chịu đột biến dòng điện thường xảy ra trong vận hành, ngăn ngừa được hư hại về điện hoặc cơ làm mất sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:
a) Xung dòng điện quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan được cho chạy qua dây chảy 1 000 lần ở tốc độ lặp quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan. Dây chảy sau đó được để nguội về nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 h.
b) Dòng điện bằng giá trị quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan được cho chạy qua dây chảy trong thời gian khuyến cáo trên tờ rời tiêu chuẩn liên quan.
c) Cuối cùng, điện áp rơi trên dây chảy sau thử nghiệm được đo lại theo 9.1.
Điện áp rơi trên dây chảy sau thử nghiệm không được tăng quá 10 % giá trị đo được trước thử nghiệm.
d) Sau thử nghiệm, ghi nhãn vẫn phải rõ ràng và các khớp nối hàn trên các đầu không được cho thấy có biến dạng đáng kể.
CHÚ THÍCH: Thay đổi về màu không được coi là không đạt.
Trong trường hợp yêu cầu các thử nghiệm nhiệt độ trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này, chúng phải được thực hiện như sau:
Độ tăng nhiệt, khi được đo ở vị trí bất kỳ trên vỏ ngoài của dây chảy hoặc đầu cốt của dây chảy, không được lớn hơn 135 K khi dây chảy được thử nghiệm như sau:
- dòng điện ban đầu phải như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan;
- dòng điện ban đầu phải được đặt trong 15 min;
- sau 15 min đầu tiên, dòng điện phải được tăng lên 0,1 IN cứ sau mỗi 15 min cho đến khi dây chảy tác động;
- nhiệt độ của dây chảy phải được đo liên tục;
- điểm đo nhiệt độ phải ở vị trí nóng nhất.
CHÚ THÍCH 1: Do sự khác nhau khi quy định vị trí điểm nóng nhất nên cần được xác định trong 15 min đầu tiên.
CHÚ THÍCH 2: Nhiệt ngẫu hoặc các phương pháp đo khác không ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ phải được sử dụng để đo độ tăng nhiệt.
Để thử nghiệm để lắp đặt và nối dây chảy phải theo 7.3.
Mã màu dùng cho các dây chảy cỡ nhỏ
Trong trường hợp sử dụng các dải màu để nhận biết thêm về thông số đặc trưng dòng điện và đặc tính thời gian/dòng điện, phải áp dụng hệ thống sau:
a) Dây chảy cỡ nhỏ quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan được cung cấp bốn dải màu, ba dải đầu tiên nhận biết dòng điện danh định thể hiện bằng miliampe còn dải màu cuối cùng rộng hơn để nhận biết đặc tính thời gian/dòng diện.
b) Các dải màu phải mở rộng trên tối thiểu một nửa chu vi của thân cầu chảy và phải cách đều nhau và tách rời rõ ràng như thể hiện trên Hình A.1.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp dây chảy cỡ nhỏ trong suốt, các khoảng cách vẫn cho phép nhìn thấy phần tử chảy.
c) Các tiêu chuẩn IEC liên quan đến thông lệ mã hóa màu, tức là IEC 60662 và IEC 60425, phải được sử dụng nếu thuộc đối tượng áp dụng.
d) Phải sử dụng hệ thống mã màu cho trong Bảng A.1.
CHÚ THÍCH 2: Trong Bảng A.1, cả hai dãy R 10 và R 20 được cho với mã màu tương ứng của chúng. Để giữa số lượng dải màu là ít nhất, chỉ sử dụng hai dải màu đầu tiên để nhận biết hai chữ số đầu tiên.
e) Ngoài các yêu cầu cho trong 6.3, nên in thêm mã màu liên quan lên bao bì.
CHÚ THÍCH: Các giá trị d và s được cho trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn này.
Hình A.1 - Bố trí các dải màu
Bảng A.1 - Mã màu dùng cho dây chảy cỡ nhỏ
A.1 Dòng điện danh định mA |
Dải màu đầu tiên |
Dải màu thứ hai |
Dải màu thứ ba |
Dải màu thứ tư Đặc tính thời gian/dòng điện |
|
Màu |
Bội số |
||||
25 * |
Đỏ |
Xanh lá cây |
Đen |
10° |
FF (0) = đen |
32 * |
Cam |
Đỏ |
« |
10° |
F (2) = đỏ |
40 * |
Vàng |
Đen |
« |
10° |
M (4) = vàng |
50 * |
Xanh lá cây |
Đen |
« |
10° |
T (6) = xanh lam |
56 |
Xanh lá cây |
Xanh lam |
« |
10° |
TT (8) = xám |
63 * |
Xanh lam |
Cam |
« |
10° |
|
71 |
Tlm |
Nâu |
« |
10° |
|
80 * |
Xám |
Đen |
« |
10° |
|
90 |
Trắng |
Đen |
« |
10° |
|
100 * |
Nâu |
Đen |
Nâu |
101 |
|
112 |
Nâu |
Nâu |
« |
101 |
|
125 * |
Nâu |
Đỏ |
« |
101 |
|
140 |
Nâu |
Vàng |
« |
101 |
|
160 * |
Nâu |
Xanh lam |
« |
101 |
|
180 |
Nâu |
Xám |
« |
101 |
|
200* |
Đỏ |
Đen |
« |
101 |
|
224 |
Đỏ |
Đỏ |
« |
101 |
|
250 * |
Đỏ |
Xanh lá cây |
« |
101 |
|
280 |
Đỏ |
Xám |
« |
101 |
|
315 |
Cam |
Nâu |
« |
101 |
|
355 |
Cam |
Xanh lá cây |
« |
101 |
|
400* |
Vàng |
Đen |
« |
101 |
|
450 |
Vàng |
Xanh lá cây |
« |
101 |
|
500 * |
Xanh lá cây |
Đen |
« |
101 |
|
560 |
Xanh lá cây |
Xanh lam |
« |
101 |
|
630 * |
Xanh lam |
Cam |
« |
101 |
|
710 |
Tím |
Nâu |
« |
101 |
|
800 |
Xám |
Đen |
« |
101 |
|
900 |
Trắng |
Đen |
« |
101 |
|
1 000 * |
Nâu |
Đen |
Đỏ |
102 |
|
1 120 |
Nâu |
Nâu |
« |
102 |
|
1 250 * |
Nâu |
Đỏ |
« |
102 |
|
1 400 |
Nâu |
Vàng |
« |
102 |
|
1 600 * |
Nâu |
Xanh lam |
« |
102 |
|
1 800 |
Nâu |
Xám |
« |
102 |
|
2 000 * |
Đỏ |
Đen |
« |
102 |
|
2 500 * |
Đỏ |
Xanh lá cây |
« |
102 |
|
3 150 * |
Cam |
Nâu |
« |
102 |
|
4 000 * |
Vàng |
Đen |
« |
102 |
|
5 000 * |
Xanh lá cây |
Đen |
« |
102 |
|
6 300 * |
Xanh lam |
Cam |
« |
102 |
|
8 000 * |
Xám |
Đen |
« |
102 |
|
10 000 * |
Nâu |
Đen |
Cam |
103 |
|
* = Chuỗi R 10. Các dải màu chỉ thị dòng điện danh định dựa trên hai chữ số đầu tiên của dãy R 10/R 20. |
Ví dụ thể hiện đặc tính thời gian/dòng điện
Hình B.1 - Ví dụ thể hiện đặc tính thời gian/dòng điện, tỷ lệ 2:1
Hình B.2 - Ví dụ thể hiện đặc tính thời gian/dòng điện, tỷ lệ 3:1
C.1 Giới thiệu
Phụ lục này đưa ra hướng dẫn cho thử nghiệm kiểm tra và theo dõi dây chảy. Các thử nghiệm và kiểm tra mô tả trong phụ lục này là tùy chọn. Tuy nhiên, nếu chúng được thực hiện thì điều thiết yếu là các yêu cầu về thử nghiệm kiểm tra và theo dõi phải được đáp ứng.
C.2 Tổng quan
Phụ lục này mô tả trách nhiệm của nhà chế tạo dây chảy và tổ chức chứng nhận quốc gia (NCB) đối với việc thử nghiệm kiểm tra và theo dõi sản phẩm dây chảy.
Phụ lục này cũng đề cập đến việc chuẩn bị báo cáo đánh giá sự phù hợp và các thử nghiệm kiểm tra và giám sát được xem là yêu cầu tối thiểu của NCB. Các kiểm tra, thử nghiệm và đo lường này được thực hiện bởi NCB nhằm kiểm tra biện pháp mà nhà chế tạo thực hiện để xác định sự phù hợp của các sản phẩm với các yêu cầu trong các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn này.
C.3 Thuật ngữ và định nghĩa
Phụ lục này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
C.3.1
Người yêu cầu (applicant)
Người/tổ chức yêu cầu đánh giá sự phù hợp và kiểm soát việc chế tạo sản phẩm.
C.3.2
Đánh giá sự phù hợp (conformity assessment)
Hành động bất kỳ liên quan đến việc xác định trực tiếp hoặc gián tiếp rằng các yêu cầu liên quan được đáp ứng.
C.3.3
Mẫu đại diện (significant sample)
Mẫu được lấy đại diện cho loạt đồng nhất của dây chảy.
C.3.4
Báo cáo đánh giá sự phù hợp (conformity assessment report)
Tài liệu chứa sản phẩm và thông tin đánh giá sự phù hợp tại nhà máy được tổ chức A cấp cho người yêu cầu.
C.4 Báo cáo đánh giá sự phù hợp
C.4.1 Mô tả sản phẩm
Nội dung của báo cáo đánh giá liên quan đến việc mô tả sản phẩm chỉ nhận biết các thông tin cụ thể về các thành phần và kích thước mà có tác động chính đến tính năng của dây chảy. Dưới đây là ví dụ về kiểu nội dung chi tiết có thể được sử dụng để chuẩn bị cho phần mô tả của báo cáo đánh giá:
a) phần tử chảy: vật liệu, chiều dày về sơ đồ hình dạng tổng thể đối với mỗi thông số đặc trưng về dòng điện;
b) phần trễ thời gian: xác định thuật ngữ chung như mang tải bằng lò xo, nút hàn, v.v.; cung cấp chi tiết về vật liệu hợp kim chảy, kích thước và thành phần chính khác.
c) thân: vật liệu và chiều dày tối thiểu của vách;
d) chất độn: mô tả chung về vật liệu độn; cỡ hạt nếu thuộc đối tượng áp dụng;
e) tiếp điểm: vật liệu và lớp mạ, phương pháp giữ và các kích thước chính chưa được đề cập trong các yêu cầu về kích thước tổng thể;
f) khác: mô tả về các thành phần khác có tác động chính lên thiết kế và tính năng của dây chảy.
Ví dụ về mô tả sản phẩm được nêu trong Hình C.1.
Dây chảy hình trụ dài 20 mm có đường kính 5 mm chứa phần tử chảy được quấn hình xoắn ốc lên lõi bằng gốm. Phần tử chảy được hàn với các tiếp điểm ở mỗi đầu của dây chảy.
i. Tiếp điểm: các đầu bịt hình trụ bằng hợp kim đồng có phủ hoặc không phủ có chiều dài tối thiểu của vách là 0,25 mm.
ii. Lõi: gốm
iii. Phần tử chảy: dây được quấn hình xoắn ốc lên lõi đỡ Thông số đặc trưng dòng điện: 6,3 A
Đường kính dây: 0,40 mm
Vật liệu chính: hợp kim đồng
Vật liệu phủ: thiếc
iv. Chất độn: cát thạch anh; cỡ hạt 100 µm đến 300 µm.
v. Ống: thủy tinh có chiều dày nhỏ nhất của vách là 0,50 mm.
vi. Khác: không
Hình C.1 - Ví dụ về mô tả dây chảy
C.4.2 Nhận biết các mẫu đại diện
Khi sử dụng kế hoạch lấy mẫu giảm nhẹ, báo cáo đánh giá sự phù hợp phải nhận biết các mẫu đại diện cần thiết cho thử nghiệm, được chọn trên cơ sở đại diện cho loạt đồng nhất. Nếu các thông số đặc trưng nhất định của dây chảy không đòi hỏi thử nghiệm hoặc chỉ đòi hỏi một phần của chương trình thử nghiệm do tương tự với dây chảy khác đã được lên lịch biểu thử nghiệm thì điều này phải được ghi lại.
C.5 Sử dụng tiêu chuẩn
Yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác thuộc bộ tiêu chuẩn này phải được áp dụng cho thử nghiệm kiểm tra và giám sát, trừ trường hợp thông tin trong báo cáo đánh giá sự phù hợp đã đề cập đến các yêu cầu này. Các tham chiếu cụ thể được nêu trong Bảng C.1 và Bảng C.2.
C.6 Tùy chọn chương trình thử nghiệm kiểm tra và giám sát
Có sẵn bốn tùy chọn chương trình để kiểm tra khả năng người yêu cầu cung cấp các dây chảy tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này. Người yêu cầu phải chọn một trong các tùy chọn này. Chương trình không nhằm cho sử dụng kết hợp mặc dù có thể chọn các chương trình khác nhau cho các loạt dây chảy khác nhau.
Tùy chọn 1: Chương trình thử nghiệm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này phải được thực hiện trên mỗi thông số đặc trưng dòng điện của từng loạt dây chảy. Chương trình hoàn chỉnh phải được lặp lại cứ sau 10 năm theo C.6.1 dưới đây.
Tùy chọn 2: Chương trình thử nghiệm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này phải được thực hiện trên mỗi thông số đặc trưng dòng điện của từng loạt dây chảy. Chương trình hoàn chỉnh phải được lặp lại cứ sau 10 năm, và hệ thống kiểm soát chất lượng của người yêu cầu phải được sử dụng theo C.6.2 dưới đây.
Tùy chọn 3: chương trình thử nghiệm sử dụng cách tiếp cận loạt đồng nhất (mẫu đại diện) phải được thực hiện theo C.6.3 dưới đây.
Tùy chọn 4: chương trình thử nghiệm sử dụng cách tiếp cận loạt đồng nhất (mẫu đại diện) và hệ thống kiểm soát chất lượng của người yêu cầu phải được thực hiện theo C.6.4 dưới đây.
Các nội dung dưới đây áp dụng cho từng tùy chọn:
a) lịch biểu của thử nghiệm kiểm tra và theo dõi có thể sắp xếp xen kẽ:
b) NCB phải có trách nhiệm đối với các hoạt động theo dõi và kiểm tra;
c) người yêu cầu phải đưa ra bằng chứng về sự phù hợp liên tục với các yêu cầu của tiêu chuẩn thích hợp trong bộ tiêu chuẩn này;
d) Chọn mẫu để thử nghiệm kiểm tra và giám sát phải được thực hiện ngẫu nhiên, nếu có thể;
e) khuyến cáo rằng các mẫu dự phòng được chọn để thử nghiệm kiểm tra để giảm thời gian chờ đợi khi cần các thử nghiệm bổ sung:
f) sử dụng bởi NCB của cơ sở thử nghiệm của nhà chế tạo:
1) thử nghiệm tại cơ sở của nhà chế tạo (TMP): thử nghiệm có thể thực hiện bởi nhân viên của phòng thí nghiệm CB tại phòng thí nghiệm của nhà chế tạo theo các quy tắc cụ thể nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp.
Không nhất thiết phải được chấp thuận bởi NCB của phòng thí nghiệm của nhà chế tạo với điều kiện phòng thí nghiệm được đăng ký với tổ chức chứng nhận được công nhận thích hợp;
2) thử nghiệm của nhà chế tạo có giám sát (SMT): thử nghiệm có thể được thực hiện (toàn bộ hoặc một phần) bởi phòng thí nghiệm của nhà chế tạo với điều kiện phòng thí nghiệm này đã được chấp thuận bởi NCB theo các nguyên tắc cụ thể nhằm mục đích kiểm tra xác nhận sự phù hợp.
Không nhất thiết phải được chấp thuận của NCB đối với phòng thí nghiệm của nhà chế tạo với điều kiện phòng thí nghiệm được đăng ký với tổ chức chứng nhận được công nhận thích hợp.
C.6.1 Thử nghiệm kiểm tra và giám sát - Tùy chọn 1
C.6.1.1 Thử nghiệm kiểm tra
Chương trình thử nghiệm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này phải được thực hiện trên từng thông số đặc trưng dòng điện của từng loạt dây chảy. Chương trình đầy đủ phải được lặp lại cứ sau 10 năm. Các thử nghiệm kiểm tra này có thể là thử nghiệm có chứng kiến, thử nghiệm lại, TMP hoặc SMT.
C.6.1.2 Giám sát
Kiểm tra thường xuyên phải được thực hiện không ít hơn một lần trong một năm. Kiểm tra phải rà soát tính nhất quán của từng sản phẩm với mô tả sản phẩm trong báo cáo đánh giá sự phù hợp.
C.6.2 Thử nghiệm kiểm tra và giám sát - Tùy chọn 2
C.6.2.1 Trách nhiệm bổ sung của NCB
NCB được yêu cầu đánh giá hệ thống chất lượng của nhà chế tạo. Ngoài ra, hệ thống chất lượng của nhà chế tạo phải được xem xét để đảm bảo rằng nó có giám sát cụ thể như dưới đây.
C.6.2.2 Trách nhiệm bổ sung của người yêu cầu
Người yêu cầu phải
a) có hệ thống chất lượng đang có hiệu lực và được lập thành văn bản gồm các điều khoản để duy trì liên tục sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan trong bộ tiêu chuẩn này.
b) có giám sát nêu chi tiết trong C.6.2.4 trong hệ thống chất lượng của mình.
C.6.2.3 Thử nghiệm kiểm tra
Chương trình thử nghiệm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này phải được thực hiện trên từng thông số đặc trưng dòng điện của từng loạt dây chảy. Chương hình hoàn chỉnh phải được lặp lại cứ sau 10 năm. Các thử nghiệm kiểm tra này có thể là thử nghiệm có chứng kiến, thử nghiệm lại, TMP hoặc SMT.
C.6.2.4 Giám sát
Kiểm tra thường xuyên phải được thực hiện không ít hơn một lần trong một năm. Kiểm tra phải rà soát từng sản phẩm để xét sự phù hợp với mô tả sản phẩm trong báo cáo đánh giá sự phù hợp. Kiểm tra cũng phải gồm đánh giá thường xuyên hoạt động của kế hoạch chất lượng và hệ thống chất lượng.
Người yêu cầu phải ghi vào hồ sơ tất cả các thử nghiệm thường xuyên yêu cầu bởi hệ thống chất lượng của người yêu cầu và hồ sơ này phải có sẵn để kiểm tra và rà soát theo yêu cầu của NCB.
NCB phải kiểm tra các kết quả của tất cả các thử nghiệm thường xuyên được yêu cầu trong hệ thống chất lượng của người yêu cầu cứ hai năm một lần.
C.6.3 Thử nghiệm kiểm tra và giám sát - Tùy chọn 3
Phải thực hiện chương trình thử nghiệm sử dụng cách tiếp cận loạt đồng nhất (mẫu đại diện).
C.6.3.1 Thử nghiệm kiểm tra
Phải sử dụng chương trình thử nghiệm theo khái niệm loạt động nhất trong bộ tiêu chuẩn này trên các mẫu đại diện theo lịch biểu thể hiện trong Bảng C.1. Các thử nghiệm kiểm tra này có thể là thử nghiệm có chứng kiến, thử nghiệm lại, TMP hoặc SMT.
Bảng C.1 - Thử nghiệm kiểm tra đối với tùy chọn 3
Mô tả |
Điều |
Số lượng mẫu khi giảm giá trị điện áp rơi |
||||||||
1-6 |
7-12 |
13-15 |
16-18 |
19-21 |
22-24 |
25-27 |
28-30 |
|||
Thử nghiệm độ bền |
9.4 |
A |
s |
|
|
|
|
|
|
|
Khả năng cắt danh định |
9.3 |
|
|
A |
s |
|
|
|
|
|
Đặc tính thời gian/dòng điện |
10 IN |
9.2.1 |
|
|
|
|
A |
s |
|
|
2 IN hoặc 2,1 IN a) |
|
|
|
|
|
|
A |
s |
||
A: được thử nghiệm hàng năm. s: dây chảy dự phòng, chỉ được sử dụng nếu không đạt được các kết quả phù hợp. |
||||||||||
a) Như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan. |
C.6.3.2 Giám sát
Các kiểm tra thường xuyên phải được thực hiện không ít hơn một lần một năm. Việc kiểm tra phải rà soát từng mẫu đại diện xem có phù hợp với mô tả sản phẩm trong báo cáo đánh giá sự phù hợp.
C.6.4 Thử nghiệm kiểm tra và giám sát - Tùy chọn 4
Phải thực hiện chương trình thử nghiệm sử dụng cách tiếp cận loạt đồng nhất (mẫu đại diện) và hệ thống kiểm soát chất lượng của người yêu cầu.
C.6.4.1 Trách nhiệm bổ sung của NCB
NCB được yêu cầu đánh giá hệ thống chất lượng của nhà chế tạo. Ngoài ra, hệ thống chất lượng của nhà chế tạo phải được xem xét để đảm bảo rằng nó có giám sát cụ thể như dưới đây.
C.6.4.2 Trách nhiệm bổ sung của người yêu cầu
Người yêu cầu phải
a) có hệ thống chất lượng đang có hiệu lực và được lập thành văn bản gồm các điều khoản để duy trì liên tục sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan trong bộ tiêu chuẩn này.
b) có giám sát nêu chi tiết trong C.6.4.4 trong hệ thống chất lượng của mình.
C.6.4.3 Thử nghiệm kiểm tra
Chương trình hoàn chỉnh phải được lặp lại cứ sau 10 năm. Các thử nghiệm kiểm tra này có thể là thử nghiệm có chứng kiến, thử nghiệm lại, TMP hoặc SMT.
Bảng C.2 - Thử nghiệm kiểm tra đối với tùy chọn 4
Mô tả |
Điều |
Số lượng mẫu khi giảm giá trị điện áp rơi |
||||||||
1-6 |
7-12 |
13-15 |
16-18 |
19-21 |
22-24 |
25-27 |
28-30 |
|||
Thử nghiệm độ bền |
9.4 |
B |
s |
|
|
|
|
|
|
|
Khả năng cắt danh định |
9.3 |
|
|
B |
s |
|
|
|
|
|
Đặc tính thời gian dòng điện |
10 IN |
9.2.1 |
|
|
|
|
B |
s |
|
|
2 IN hoặc 2,1 IN a) |
|
|
|
|
|
|
|
B |
s |
|
B: được thử nghiệm hai năm một lần. s: dây chảy dự phòng, chỉ được sử dụng nếu không đạt được các kết quả phù hợp. |
||||||||||
a) Như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan. |
C.6.4.4 Giám sát
Kiểm tra thường xuyên phải được thực hiện không ít hơn hai lần trong một năm. Kiểm tra phải rà soát từng mẫu đại diện. Kiểm tra cũng phải gồm đánh giá thường xuyên hoạt động của kế hoạch chất lượng và hệ thống chất lượng.
Người yêu cầu phải ghi vào hồ sơ tất cả các thử nghiệm thường xuyên yêu cầu bởi hệ thống chất lượng của người yêu cầu và hồ sơ này phải có sẵn để kiểm tra và rà soát theo yêu cầu của NCB.
NCB phải kiểm tra các kết quả của tất cả các thử nghiệm thường xuyên cứ hai năm một lần.
C.7 Chấp nhận kết quả thử nghiệm kiểm tra
Nếu có nhiều hơn một mẫu có kết quả không phù hợp trong thử nghiệm kiểm tra thì dây chảy và tất cả các dây chảy được đại diện phải bị loại bỏ. Nếu một kết quả không phù hợp đối với một thử nghiệm cụ thể trong thử nghiệm kiểm tra thì bộ mẫu thứ hai từ cùng một lô phải được chọn và chịu thử nghiệm đó. Bộ mẫu thứ hai phải có cùng số lượng mẫu như bộ mẫu thứ nhất. Nếu các kết quả là không phù hợp trên bộ mẫu thử hai thì dây chảy và tất cả các dây chảy được đại diện phải bị loại bỏ.
C.8 Chấp nhận các kết quả thử nghiệm giám sát
Nếu có kết quả không phù hợp bất kỳ trong quá trình giám sát thì NCB phải tư vấn nhà chế tạo và người yêu cầu để xác định xem sự không phù hợp này có quan trọng không, và xem có cần thực hiện hành động khắc phục không hay thực hiện thử nghiệm điển hình.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC 60062:2004, Marking codes for resistors and capacitors
[2] IEC 60425:1973, Guide for the choice of colours to be used for the marking of capacitors and resistors
[3] IECEE 03:2005, Rules of procedure of the scheme of the IECEE for mutual recognition of conformity assessment certificates according to standards for electrical and electronic equipment and components (CBFCS)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
5 Thông số đặc trưng tiêu chuẩn
6 Ghi nhãn
7 Lưu ý chung về các thử nghiệm
8 Kích thước và kết cấu
9 Yêu cầu về điện
Phụ lục A (tham khảo) - Mã màu dùng cho dây chảy cỡ nhỏ
Phụ lục B (tham khảo) - Ví dụ thể hiện đặc tính thời gian/dòng điện
Phụ lục C (tham khảo) - Thử nghiệm kiểm tra và giám sát - Hướng dẫn áp dụng nguyên tắc của IECEE 03 (CB-FCS) cho dây chảy cỡ nhỏ
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.