CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - QUY TRÌNH SỐ HÓA VÀ TẠO LẬP DỮ LIỆU ĐẶC TẢ CHO ĐỐI TƯỢNG 3D
Information technology - Process and metadata creation for 3D digitization
Lời nói đầu
TCVN 12201:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn ISO/IEC 19775-1:2013, ISO/TR 13028:2010, ISO 23081-1:2018 và ISO 23081- 2:2009.
TCVN 12201:2018 do Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - QUY TRÌNH SỐ HÓA VÀ TẠO LẬP DỮ LIỆU ĐẶC TẢ CHO ĐỐI TƯỢNG 3D
Information technology - Process and metadata creation for 3D digitization
Tiêu chuẩn này thiết lập các hướng dẫn và nguyên tắc chung đảm bảo cho quy trình tạo lập dữ liệu số 3D diễn ra đúng và hiệu quả nhất, nhằm đạt được các yêu cầu cần thiết về việc số hóa 3D.
Tiêu chuẩn này có thể đóng vai trò như một hướng dẫn trong việc xây dựng quy trình tạo lập dữ liệu số 3D cho tổ chức, doanh nghiệp, viện bảo tàng,... để đạt hiệu quả và sự chuẩn xác.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các quy trình, đề tài hoặc dự án số hóa các đối tượng 3D của các tổ chức.
Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7420-1:2004 (ISO 15489-1:2001) Thông tin và tư liệu - Quản lý hồ sơ - Phần 1: Yêu cầu chung.
3.1
Mô hình hóa (Modeling)
Quá trình quét, sao chụp, thu thập dữ liệu, dựng hình, chuyển đổi dữ liệu từ một đối tượng thực tế cần số hóa 3D sang dạng số, lưu trữ dữ liệu 3D, hiển thị đối tượng 3D dưới dạng mô phỏng trên thiết bị số.
3.2
Đám mây điểm (Points of clouds)
Các vùng điểm ảnh thô, có được sau khi thực hiện quét đối tượng số hóa 3D, chứa thông tin sao chụp về các bề mặt, góc cạnh của số hóa 3D.
3.3
Công cụ tô bóng (shader)
Công cụ, phần mềm, ứng dụng có tác dụng tạo ra, chỉnh sửa các thông số của sắc thái, hình ảnh (tô bóng, làm mịn, màu sắc) cần thiết để xác định sự xuất hiện của một bề mặt trong suốt từ bề mặt khối dữ liệu 3D.
3.4
Tô bóng (shading)
Sử dụng các công cụ, phần mềm, ứng dụng để tô bóng, làm mịn các bề mặt của khối dữ liệu 3D.
3.5
Xử lý kết cấu bề mặt (Texturing)
Công đoạn sử dụng các công cụ, phần mềm, ứng dụng để xử lý các đám mây điểm nhằm làm tạo kết cấu cho một bề mặt trong một khối dữ liệu 3D.
3.6
Kết xuất đồ họa (Rendering)
Công đoạn sử dụng các kỹ thuật, phần mềm, ứng dụng để hiển thị các bề mặt, các góc cạnh trong một khối dữ liệu 3D.
3.7
Số hóa 3D (3D digitization)
Chuyển đổi dữ liệu từ bản cứng, đối tượng cần số hóa 3D sang dạng số, lưu trữ dữ liệu 3D, hiển thị đối tượng 3D dưới dạng mô phỏng trên thiết bị số.
3.8
Dự án số hóa 3D (3D digitization project)
Quét đối tượng 3D, sao chụp các bề mặt, góc cạnh để số hóa 3D đối tượng, lưu trữ dữ liệu 3D, hiển thị và nâng cao khả năng tiếp cận và tối đa hóa việc tái sử dụng.
3.9
Đối tượng 3D chưa số hóa 3D (non-digital source records)
Các đối tượng nguyên bản, chưa được số hóa 3D có nhu cầu được số hóa 3D, được lưu giữ dữ liệu, mô hình hóa dưới dạng số để hiển thị hoặc lưu giữ phục vụ việc phục chế, tái tạo lại sau này hoặc các công cụ khác
3.10
Dữ liệu đặc tả (metadata)
Dữ liệu mô tả đặc điểm đối tượng, khung cảnh, nội dung, cấu trúc dữ liệu và quản lý dữ liệu theo thời gian.
3.11
Hồ sơ (records)
Thông tin do tổ chức hoặc cá nhân tạo lập, tiếp nhận và duy trì để làm bằng chứng và quản lý trong các giao dịch công việc hoặc các trách nhiệm pháp lý
3.12
Quản lý hồ sơ (records management)
Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình tạo lập, tiếp nhận, duy trì, sử dụng và xác định giá trị dữ liệu một cách có hiệu quả và hệ thống, bao gồm cả các quá trình thu nhận và duy trì bằng chứng và thông tin về các hoạt động và giao dịch công việc dưới hình thức dữ liệu.
3.13
Quy trình nghiệp vụ số hóa 3D (3D business-process digitization)
Số hóa dữ liệu 3D và thường xuyên đưa vào hệ thống nghiệp vụ, nơi các hoạt động trong tương lai diễn ra trên dữ liệu kỹ thuật số 3D, chứ không phải trên dữ liệu nguồn phi kỹ thuật số.
CHÚ THÍCH: mục đích để quản lý các dữ liệu, các phiên bản của các dữ liệu mà trên đó hoạt động nghiệp vụ diễn ra, hoặc là phiên bản mà cần phải được quản lý như dữ liệu chính thức. Trong mọi trường hợp, các tổ chức cần phải phân tích các quá trình nghiệp vụ của họ để xác định và quản lý dữ liệu hoạt động.
3.14
Xác định giá trị (disposition)
Loạt quá trình liên quan đến việc thực hiện những quyết định về lưu giữ, tiêu hủy hoặc chuyển giao dữ liệu, được quy định bằng văn bản về thẩm quyền xác định giá trị dữ liệu hoặc các công cụ khác.
3.15
Lập chỉ mục (indexing)
Quá trình thiết lập các điểm tiếp cận nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm dữ liệu và/hoặc thông tin.
3.16
Đối tượng hình học cơ bản (Geometry 3D)
Đối tượng hình học cơ bản trong số hóa dữ liệu 3D là các thành phần hình học bao gồm các loại nút, các khối hình học cơ bản mô hình hóa đối tượng 3D về cấu trúc số hóa và đặc điểm.
3.17
Hình hộp (Box)
Đối tượng hình hộp định hình một hộp hình chữ nhật với hình tâm có tọa độ (0, 0, 0) trong các miền dữ liệu của đối tượng 3D.
3.18
Hình nón (Cone)
Các đối tượng hình nón chỉ định một hình nón đó là trung tâm trong các bề mặt đối tượng 3D và hệ thống có trục trung tâm được gắn kết với trục tọa độ phối hợp.
3.19
Hình trụ (Cylinder)
Các đối tượng hình trụ (Cylinder) định ra một hình trụ có tâm tại (0,0,0) ở các trục tọa độ phối hợp hệ thống và với một trục trung tâm định hướng dọc theo trục của tọa độ có kích thước vào trong cả ba chiều.
3.20
Hình cầu (Sphere)
Các đối tượng hình cầu xác định một hình cầu có tâm tại (0, 0, 0) trong hệ tọa độ có các thông số bán kính xác định bán kính của mặt cầu và phải lớn hơn không.
3.21
Khối mạng bề mặt lồi lõm (ElevationGrid)
Các khối mạng bề mặt lồi lõm (ElevationGrid) xác định một lưới hình chữ nhật đồng nhất của các chiều cao khác nhau trong tọa độ mặt phẳng của hệ tọa độ.
3.22
Khối bề mặt lồi (Extrusion)
Các khối bề mặt lồi định hình dạng hình học dựa trên một chiều cắt ngang hay dọc theo một chiều cột nằm trong hệ tọa độ địa phương. Các mặt cắt ngang có thể được thu nhỏ lại và luân phiên tại mỗi điểm cột để hình thành một loạt các hình dạng.
3.23
Bề mặt khía cạnh lồi lõm (IndexedFaceSet)
Các bề mặt khía cạnh lồi lõm đại diện cho một hình dạng 3D được hình thành bằng cách xây dựng mặt (đa giác) từ đỉnh được liệt kê trong từng lĩnh vực biểu diễn. Các lĩnh vực này chứa các thông số và một hệ số phối hợp xác định các đỉnh 3D tham chiếu bởi các tọa độ.
3.24
Thời điểm thu nhận ảnh số (point of capture)
Thời điểm tiến hành chụp, quét đối tượng 3D trên thực tế để chuyển dữ liệu quét thành các đám mây điểm để xử lý dữ liệu 3D.
3.25
Sau thời điểm thu nhận ảnh số (after point of capture)
Thời điểm sau khi đã tiến hành chụp, quét đối tượng 3D trên thực tế, là khi thu được các đám mây điểm để xử lý dữ liệu 3D.
3.26
Lược đồ (schema)
Lên kế hoạch phù hợp cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố dữ liệu đặc tả, thông qua việc thiết lập các quy tắc cho việc sử dụng và quản lý dữ liệu đặc tả cụ thể liên quan đến ngữ nghĩa, cú pháp và mức độ bắt buộc của dữ liệu.
3.27
Thông tin thư mục (Bibliographic Information)
Một chỉ số được tạo ra bởi tổ chức (có thể thu được từ các bản ghi nguồn) nhằm hỗ trợ trong việc truy vấn.
3.28
Thông tin tiểu sử (Biographic Information)
Thông tin liên quan đến ảnh được thu nhận, có thể bao gồm ngày thu nhận, thời gian, định danh người thu nhận, định danh thiết bị chụp và vị trí và các chi tiết sửa đổi, nếu có.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.