TCVN
12155:2018
ISO 19136:2007
THÔNG TIN ĐỊA LÝ - KHUÔN THỨC TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐỊA LÝ
Geographic information - Geography Markup Language (GML)
Mục lục
1 Phạm vi áp dụng
2 Sự phù hợp
2.1 Các yêu cầu phù hợp
2.2 Các lớp phù hợp với các lược đồ ứng dụng GML
2.3 Các lớp phù hợp với hồ sơ GML
2.4 Các lớp phù hợp với tài liệu GML
2.5 Các lớp phù hợp với việc triển khai phần mềm
3 Tài liệu viện dẫn
4 Thuật ngữ và ký hiệu
4.1 Thuật ngữ và định nghĩa
4.2 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
5 Quy ước
5.1 Không gian tên XML
5.2 Phiên bản
5.3 Các phần không chấp nhận phiên bản GML trước
5.4 Ký hiệu UML
5.5 Lược đồ XML
6 Tổng quan lược đồ GML
6.1 Lược đồ GML
6.2 Lược đồ ứng dụng GML
6.3 Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn ISO 19100, lược đồ GML và lược đồ ứng dụng
6.4 Tổ chức của tiêu chuẩn này
6.5 Các thành phần lược đồ thử nghiệm và đã bị lược bỏ
7 Lược đồ GML - Quy tắc chung và các thành phần lược đồ cơ bản
7.1 Cú pháp và mô hình GML
7.2 Thành phần lược đồ gmlBase
8 Lược đồ GML - Xlinks và một số kiểu cơ bản
8.1 Xlinks - Liên kết đối tượng và các thuộc tính từ xa
8.2 Một số kiểu cơ bản
9 Lược đồ GML - Đối tượng
9.1 Khái niệm chung
9.2 Mối quan hệ với ISO 19109
9.3 Các đối tượng địa lý
9.4 Thuộc tính đối tượng chuẩn
9.5 Thuộc tính hình học
9.6 Thuộc tính địa hình học
9.7 Thuộc tính thời gian
9.8 Xác định kiểu đối tượng ứng dụng cụ thể
9.9 Tập hợp đối tượng
9.10 Hệ quy chiếu được dùng trong một hoặc tập các đối tượng
10 Lược đồ GML - Hình học nguyên thủy
10.1 Khái niệm
10.2 Hình học nguyên thủy trừu tượng
10.3 Hình học nguyên thủy (0-chiều)
10.4 Hình học nguyên thủy (1-chiều)
10.5 Hình học nguyên thủy (2-chiều)
10.6 Hình học nguyên thủy (3-chiều)
11 Lược đồ GML - phức hệ hình học, tổ hợp hình học và kết tập hình học
11.1 Tổng quan
11.2 Phức hệ hình học và tổ hợp hình học
11.3 Kết tập hình học
12 Lược đồ GML - lược đồ hệ quy chiếu tọa độ
12.1 Tổng quan
12.2 Hệ quy chiếu
12.3 Hệ quy chiếu tọa độ
12.4 Hệ tọa độ
12.5 Hệ thống tham số gốc
12.6 Phương thức xử lý tọa độ
13 Lược đồ GML - Hình học tô-pô
13.1 Khái niệm chung
13.2 Hình học tô-pô tóm lược
13.3 Hình học tô-pô nguyên thủy
13.4 Tập hình học tô-pô
13.5 Phức hợp hình học tô-pô
14 Lược đồ GML - thông tin thời gian và các đối tượng động
14.1 Khái niệm chung
14.2 Lược đồ thời gian
14.3 Lược đồ hình học tô-pô thời gian
14.4 Hệ quy chiếu thời gian
14.5 Mô tả đối tượng động
15 Lược đồ GML - Định nghĩa và từ điển
15.1 Tổng quan
15.2 Lược đồ từ điển
16 Lược đồ GML - Đơn vị, đo lường và giá trị
16.1 Giới thiệu
16.2 Lược đồ đơn vị
16.3 Lược đồ đo lường
16.4 Lược đồ các đối tượng giá trị
17 Lược đồ GML - Phương hướng
17.1 Lược đồ phương hướng
17.2 Hướng, DirectionPropertyType
17.3 DirectionVectorType
17.4 DirectionDescriptionType
18 Lược đồ GML - Quan sát
18.1 Quan sát
18.2 Lược đồ quan sát
19 Lược đồ GML - Tập dữ liệu địa lý
19.1 Mô hình tập dữ liệu địa lý và biểu diễn
19.2 Lược đồ lưới
19.3 Lược đồ tập dữ liệu địa lý
20 Hồ sơ
20.1 Hồ sơ GML và lược đồ ứng dụng
20.2 Định nghĩa tóm lược
20.3 Mối liên hệ lược đồ ứng dụng
20.4 Quy tắc cho các phần tử và kiểu trong bản tóm lược
20.5 Quy tắc tham chiếu tóm lược GML từ lược đồ ứng dụng
20.6 Khuyến nghị lược đồ ứng dụng sử dụng tóm lược GML
20.7 Tóm tắt các quy tắc tóm lược GML
21 Quy tắc của lược đồ ứng dụng GML
21.1 Trường hợp đặc biệt của các đối tượng GML
21.2 Lược đồ ứng dụng GML
21.3 Lược đồ xác định đối tượng và tập đối tượng
21.4 Lược đồ xác định các hình học không gian
21.5 Lược đồ xác định các tô-pô không gian
21.6 Lược đồ xác định thời gian
21.7 Lược đồ xác định hệ quy chiếu tọa độ
21.8 Lược đồ xác định các tập dữ liệu địa lý
21.9 Lược đồ xác định quan sát
21.10 Lược đồ xác định từ điển và định nghĩa
21.11 Lược đồ xác định giá trị
21.12 Hồ sơ GML của lược đồ GML
Phụ lục A (Quy định): Trường hợp kiểm thử lược đồ ứng dụng GML
Phụ lục B (Quy định): Trường hợp kiểm thử triển khai phần mềm
Phụ lục C (Tham khảo): Lược đồ GML
Phụ lục D (Quy định): Hồ sơ thực hiện của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 và phần mở rộng.
Phụ lục E (Quy định): Quy tắc mã hóa lược đồ ứng dụng UML sang GML
Phụ lục F (Quy định): Quy tắc mã hóa lược đồ ứng dụng GML sang UML
Phụ lục G (Tham khảo): Hướng dẫn thiết lập phụ cho lược đồ GML
Phụ lục H (Tham khảo): Kiểu mặc định
Phụ lục I (Tham khảo): Tính tương thích với các phiên bản GML trước
Phụ lục J (Tham khảo): Mô hình hóa và các phụ thuộc
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 12155:2018 hoàn toàn tương đương ISO 19136:2007 Geographic information - Geography Markup Language (GML).
TCVN 12155:2018 do Trung tâm Công nghệ phần mềm và GIS phối hợp với Trung tâm ứng dụng và Chuyển giao công nghệ - Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THÔNG TIN ĐỊA LÝ - KHUÔN THỨC TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐỊA LÝ
Geographic information - Geography Markup Language (GML)
Ngôn ngữ đánh dấu địa lý (GML) là một dạng mã hóa XML tuân thủ ISO 19118 cho chuyển đổi và lưu trữ thông tin địa lý đã được mô hình hóa phù hợp với khung mô hình hóa khái niệm được sử dụng trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100, và bao gồm cả thuộc tính không gian, phi không gian của các đối tượng địa lý.
Tiêu chuẩn này quy định quy ước, cơ chế và cú pháp lược đồ XML:
- Quy định khung mở trong việc mô tả lược đồ ứng dụng thông tin địa lý cho các chuyển đổi và lưu trữ thông tin địa lý bằng XML
- Cung cấp các hồ sơ hỗ trợ các tập qui tắc về khả năng mô tả của khung GML.
- Hỗ trợ mô tả các lược đồ ứng dụng không gian địa lý cho lĩnh vực chuyên ngành và thông tin cộng đồng.
- Cho phép tạo và duy trì liên kết lược đồ ứng dụng địa lý với bộ dữ liệu.
- Hỗ trợ lưu trữ và trao đổi của lược đồ ứng dụng và bộ dữ liệu.
- Tăng khả năng của tổ chức để chia sẻ lược đồ ứng dụng địa lý và thông tin mô tả.
Các điều từ 7 đến 19 của tiêu chuẩn này quy định các thành phần lược đồ XML, nghĩa là lược đồ GML, được sử dụng trong các lược đồ ứng dụng GML theo điều 21. Điều 20 quy định các quy tắc cho việc xác định một hồ sơ GML có thể được định nghĩa để sử dụng trong một lược đồ ứng dụng GML.
Rất ít ứng dụng sẽ yêu cầu đầy đủ các tính năng được mô tả bởi lược đồ GML. Do đó, điều này xác định một tập hợp các lớp phù hợp sẽ hỗ trợ các ứng dụng có yêu cầu từ mức tối thiểu cần thiết để xác định các loại đối tượng đơn giản tới việc sử dụng toàn bộ lược đồ GML.
Hầu hết các thành phần lược đồ quy định trong tiêu chuẩn này áp dụng các khái niệm được định nghĩa trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100. Trong những trường hợp này, các lớp phù hợp được định nghĩa trong tiêu chuẩn này dựa trên các lớp phù hợp được định nghĩa trong tiêu chuẩn tương ứng.
Bất kỳ lược đồ ứng dụng GML, hồ sơ GML hoặc việc triển khai phần mềm yêu cầu sự phù hợp với một trong các lớp phù hợp phải vượt qua tất cả các trường hợp kiểm thử của bộ kiểm thử lý thuyết tương ứng.
Bất kỳ việc triển khai phần mềm nào yêu cầu phù hợp tiêu chuẩn này phải ghi lại hồ sơ GML được hỗ trợ bởi việc triển khai. Hồ sơ GML phải vượt qua tất cả các trường hợp kiểm thử bắt buộc của bộ kiểm thử lý thuyết tương ứng với hồ sơ GML.
2.2 Các lớp phù hợp với các lược đồ ứng dụng GML
Các lược đồ ứng dụng GML yêu cầu sự phù hợp với tiêu chuẩn này phải phù hợp với các quy tắc được quy định trong các điều 7 đến 21 và vượt qua tất cả các trường hợp kiểm thử có liên quan của bộ kiểm thử lý thuyết trong Phụ lục A.1.
Tùy thuộc vào đặc điểm của một lược đồ ứng dụng GML, sẽ phân ra 12 lớp phù hợp. Bảng 1 liệt kê các lớp phù hợp và phần phụ tương ứng của bộ kiểm thử lý thuyết.
Bảng 1 - Các lớp phù hợp với các lược đồ ứng dụng GML
Lớp phù hợp |
Phụ lục của bộ kiểm thử |
Tất cả các lược đồ ứng dụng GML |
A.1.1 |
Các lược đồ ứng dụng GML được chuyển đổi từ một lược đồ ứng dụng GML ISO 19109 bằng UML |
A.1.2 |
Các lược đồ ứng dụng GML được chuyển đổi thành một lược đồ ứng dụng GML ISO 19109 bằng UML |
A.1.3 |
Các lược đồ ứng dụng GML GML định nghĩa các đối tượng địa lý và tập các đối tượng địa lý |
A.1.4 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa các hình học không gian |
A.1.5 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa các topo không gian |
A.1.6 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa thời gian |
A.1.7 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa hệ tọa độ |
A.1.8 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa các bao phủ |
A.1.9 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa các quan sát |
A.1.10 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa từ điển và định nghĩa |
A.1.11 |
Các lược đồ ứng dụng GML định nghĩa các giá trị |
A.1.12 |
2.3 Các lớp phù hợp với hồ sơ GML
Các yêu cầu của một lược đồ ứng dụng xác định các thành phần lược đồ XML từ lược đồ GML sẽ được bao gồm trong một hồ sơ GML. Các hồ sơ GML yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu của bộ kiểm thử lý thuyết Phụ lục A.2.
Tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu liên quan đến một hồ sơ GML cụ thể, phân loại 31 lớp phù hợp. Bảng 2 liệt kê các lớp này và phần phụ tương ứng của bộ kiểm thử lý thuyết.
Bảng 2 - Các lớp phù hợp với hồ sơ GML
Lớp phù hợp |
Phụ lục của bộ kiểm thử |
Tất cả hồ sơ GML |
A.2.1 |
Nguyên thủy hình học (không gian) - 0 - chiều |
A.2.2.1.1 |
Nguyên thủy hình học (không gian) - 0/1 - chiều |
A.2.2.1.2 |
Nguyên thủy hình học (không gian) - 0/1/2 - chiều |
A.2.2.1.3 |
Nguyên thủy hình học (không gian) - 0/1/2/3- chiều |
A.2.2.1.4 |
Phức hợp hình học (không gian) - 0/1-chiều |
A.2.3.1.1 |
Phức hợp hình học (không gian) - 0/1/2-chiều |
A.2.3.1.2 |
Phức hợp hình học (không gian) - 0/1/2/3-chiều |
A.2.3.1.3 |
Phức hợp hình học tô-pô (không gian) - 0/1-chiều |
A.2.4.1.1 |
Phức hợp hình học tô-pô (không gian) - 0/1/2-chiều |
A.2.4.1.2 |
Phức hợp hình học tô-pô (không gian) - 0/1/2/3-chiều |
A.2.4.1.3 |
Phức hợp hình học tô-pô với phép thể hiện hình (không gian) - 1- chiều |
A.2.5.1.1 |
Phức hợp hình học tô-pô với phép thể hiện hình (không gian) - 2- chiều |
A.2.5.1.2 |
Phức hợp hình học tô-pô với phép thể hiện hình (không gian) - 3- chiều |
A.2.5.1.3 |
Các hệ tọa độ |
A.2.6 |
Các phép toán tọa độ giữa 2 hệ tọa độ |
A.2.7 |
Hình học thời gian - 0-chiều |
A.2.8.1 |
Hình học thời gian - 0/1-chiều |
A.2.8.2 |
Hình học tô-pô thời gian |
A.2.9 |
Các hệ tọa độ thời gian |
A.2.10 |
Các đối tượng địa lý động |
A.2.11 |
Từ điển |
A.2.12 |
Từ điển đơn vị |
A.2.13 |
Những quan sát |
A.2.14 |
Vùng phủ trừu tượng |
A.2.15.1 |
Vùng phủ điểm rời rạc |
A.2.15.2 |
Vùng phủ đường cong rời rạc |
A.2.15.3 |
Vùng phủ bề mặt rời rạc |
A.2.15.4 |
Vùng phủ khối rời rạc |
A.2.15.5 |
Vùng phủ lưới |
A.2.15.6 |
Vùng phủ liên tục |
A.2.15.7 |
Việc triển khai đường cong các hồ sơ GML bao gồm các đối tượng hình học 1-chiều, sẽ bao gồm kỹ thuật nội suy tuyến tính. Việc triển khai bề mặt các hồ sơ GML bao gồm các đối tượng hình học không gian 2 chiều, luôn bao gồm kỹ thuật nội suy phẳng. Các cơ chế bổ sung đường cong và bề mặt là tùy chọn, nhưng nếu được triển khai chúng sẽ tuân theo định nghĩa trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: So sánh các lớp phù hợp với ISO 19107:2003 điều 2, ISO 19108:2002 điều 2.2, và ISO 19123:2005 điều 2.
CHÚ THÍCH 2: Một hồ sơ GML phù hợp với 3 lớp phù hợp - nguyên thủy hình học (không gian) -0-chiều, nguyên thủy hình học (không gian) - 0/1- chiều, nguyên thủy hình học (không gian) - 0/1/2-chiều, phù hợp với hồ sơ không gian được định nghĩa trong ISO 18137:2007 và phù hợp với các kiểm thử tương ứng trong ISO 19137:2007, Phụ lục B.1, B.2 và B.3.
2.4 Các lớp phù hợp với tài liệu GML
Những tài liệu GML yêu cầu sự phù hợp với tiêu chuẩn này phải phù hợp với các quy tắc được quy định tại điều 7 đến điều 21 và vượt qua tất cả các trường hợp kiểm thử có liên quan của bộ kiểm thử lý thuyết tại Phụ lục A.3.
2.5 Các lớp phù hợp với việc triển khai phần mềm
Triển khai phần mềm đọc hoặc viết GML hoặc các lược đồ ứng dụng GML yêu cầu phù hợp tiêu chuẩn này phải vượt qua tất cả các bộ kiểm thử lý thuyết tương ứng được mô tả trong bộ kiểm thử lý thuyết tại Phụ lục B.
Tùy thuộc vào khả năng của việc triển khai, phân loại 11 lớp phù hợp. Bảng 3 liệt kê các lớp này và phần phụ tương ứng của bộ kiểm thử lý thuyết.
Bảng 3 - Các lớp phù hợp với việc triển khai phần mềm
Lớp phù hợp |
Phụ lục của bộ kiểm thử |
Tất cả việc triển khai phần mềm |
B.1 |
Hỗ trợ Xlinks đơn giản từ xa |
B.2.1 |
Hỗ trợ Xlinks mở rộng |
B.2.2 |
Hỗ trợ các thuộc tính nillable |
B.2.3 |
Hỗ trợ các đơn vị đo lường |
B.2.4 |
Hỗ trợ ngữ nghĩa sở hữu của các thuộc tính |
B.2.5 |
Các thuộc tính siêu dữ liệu |
B.2.6 |
Hỗ trợ hồ sơ GML trong việc xác nhận hợp lệ |
B.2.7 |
Ghi GML |
B.3 |
Đọc GML |
B.4 |
Ghi các lược đồ ứng dụng GML |
B.5 |
Đọc các lược đồ ứng dụng GML |
B.6 |
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 8601, Data elements and interchange formats - Information interchange - Representation of dates and times (Các phần tử dữ liệu và định dạng trao đổi - Trao đổi thông tin - Biểu diễn ngày và thời gian).
ISO/IEC 11404:1996, Information technology - Programming languages, their environments and system software interfaces - Language-independent datatypes (Công nghệ thông tin - Các ngôn ngữ lập trình, giao diện phần mềm hệ thống và môi trường của ngôn ngữ lập trình - Ngôn ngữ - các kiểu dữ liệu độc lập).
ISO/TS 19103:2005, Geographic information - Conceptual schema language (Thông tin địa lý - Ngôn ngữ lược đồ khái niệm)
ISO 19107:2003, Geographic information - Spatial schema (Thông tin địa lý - Lược đồ không gian)
ISO 19108:2002, Geographic information - Temporal schema (Thông tin địa lý- Lược đồ thời gian)
ISO 19109:2005, Geographic information - Rules for application schema (Thông tin địa lý- Nguyên tắc lược đồ ứng dụng)
ISO 19111:2007, Geographic information - Spatial referencing by coordinates (Thông tin địa lý - Tham chiếu không gian bằng tọa độ)
ISO 19115:2003, Geographic information - Metadata (Thông tin địa lý - Siêu dữ liệu)
ISO 19118:2005, Geographic information - Encoding (Thông tin địa lý- Mã hóa)
ISO 19123:2005, Geographic information - Schema for coverage geometry and functions (Thông tin địa lý - Lược đồ cho các hàm và hình học tập dữ liệu địa lý)
ISO/TS 19139, Geographic information - Metadata - XML schema implementation (Thông tin địa lý - Siêu dữ liệu - Triển khai lược đồ XML)
ISO/IEC 19757-3, Information technology - Document Schema Definition Languages (DSDL) - Part 3: Rule- based validation - Schematron (Công nghệ thông tin - Ngôn ngữ định nghĩa lược đồ tài liệu - Phần 3: Quy tắc - xác nhận cơ sở - Schematron)
ISO 80000-3, Quantities and units - Part 3: Space and time (Đại lượng và đơn vị - Phần 3: Không gian và thời gian)
IETF RFC 2396, Uniform Resource Identifiers (URI): Generic Syntax (08-1998) (Định danh tài nguyên thống nhất: Cú pháp chung)
W3C XLink, XML Linking Language (XLink) Version 1.0, W3C Recommendation (27 June 2001)) (Ngôn ngữ liên kết XML)
W3C XML, Extensible Markup Language (XML) 1.0 (Third Edition), W3C Recommendation (4 February 2004) (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng, khuyến nghị tổ chức W3C)
W3C XML Namespaces, Namespaces in XML, W3C Recommendation (14 January 1999) (Không gian tên XML, không gian tên trong XML, khuyến nghị W3C)
W3C XML Schema Part 1, XML Schema Part 1: Structures, W3C Recommendation (2 May 2001) (Lược đồ XML Phần 1: Các cấu trúc, khuyến nghị W3C)
W3C XML Schema Part 2, XML Schema Part 2: Datatypes, W3C Recommendation (2 May 2001) (Lược đồ XML Phần 2: Kiểu dữ liệu, khuyến nghị W3C)
Các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được áp dụng cho tiêu chuẩn này:
4.1.1
Lược đồ ứng dụng (application schema)
Lược đồ khái niệm cho dữ liệu yêu cầu bởi một hoặc nhiều ứng dụng.
4.1.2
Liên kết (association)
Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hai hay nhiều phân kiểu mà đặc tả các kết nối giữa các thể hiện cụ thể của chúng.
4.1.3
Đặc tính
Cặp tên-giá trị có trong một phần tử.
4.1.4
Đường bao (boundary)
Tập hợp biểu diễn giới hạn của thực thể.
4.1.5
Phần tử con
Phần tử con cụ thể của một phần tử.
4.1.6
Khép kín (closure)
Hợp của đường bao và phần bên trong của một đối tượng hình học tô-pô hoặc đối tượng hình học.
4.1.7
Danh sách mã (codelist)
Miền giá trị bao gồm một mã tương ứng với giá trị cho phép.
4.1.8
Không gian mã (codespace)
Quy tắc hay căn cứ cho mã, tên, thuật ngữ hoặc danh mục.
4.1.9
Tổ hợp đường cong (composite curve)
Chuỗi các đường cong trong đó mỗi đường cong (trừ đường đầu tiên) bắt đầu tại điểm kết thúc của đường cong trước đó trong chuỗi.
CHÚ THÍCH: Một đường cong tổ hợp, như một tập hợp các vị trí trực tiếp, có tất cả các thuộc tính của một đường cong.
4.1.10
Khối tổ hợp (composite solid)
Kết nối tập các khối liền kề nhau với một tập các khối khác dọc theo bề mặt ranh giới được chia sẻ.
CHÚ THÍCH: Một khối đa hợp, là một tập các vị trí trực tiếp, có tất cả các thuộc tính của một khối.
4.1.11
Mặt tổ hợp (composite surface)
Một tập được kết nối bởi các liền kề nhau với một mặt khác dọc theo đường cong ranh giới được chia sẻ.
CHÚ THÍCH: Một mặt đa hợp, là một tập các vị trí trực tiếp, có tất cả các đặc tính của một mặt.
4.1.12
Tọa độ (coordinate)
Một trong chuỗi n con số xác định vị trí của một điểm trong không gian n chiều.
[ISO 19111:2007]
CHÚ THÍCH: Trong một hệ quy chiếu tọa độ, những con số phải được định lượng bằng đơn vị đo.
4.1.13
Hệ quy chiếu tọa độ (coordinate reference system)
Hệ toạ độ có quan hệ với đối tượng thông qua tham số hoặc tập tham số định nghĩa vị trí điểm gốc, tỷ lệ và hướng của hệ toạ độ (các tham số, hoặc tập tham số được gọi là datum).
[ISO 19111:2007]
CHÚ THÍCH: Đối với tham số gốc trắc địa và độ cao, đối tượng sẽ là Trái đất.
4.1.14
Hệ tọa độ (coordinate system)
Tập qui tắc toán học để xác định các tọa độ sẽ được quy thành các điểm như thế nào.
4.1.15
Bộ dữ liệu tọa độ (coordinate tuple)
Bộ dữ liệu bao gồm một chuỗi các tọa độ.
4.1.16
Phủ (coverage)
Đối tượng địa lý mà hoạt động như một hàm trả về các giá trị xuất phát từ phạm vi của đối tượng địa lý đó với vị trí trực tiếp bất kỳ trong miền giá trị không gian, thời gian, hoặc miền giá trị không gian - thời gian của đối tượng địa lý đó.
[ISO 19123:2005]
VÍ DỤ: Các ví dụ bao gồm một ảnh quét, lớp phủ đa giác hoặc ma trận kỹ thuật số độ cao.
4.1.17
Đường cong (curve)
Hình học nguyên thủy 1-chiều, biểu diễn hình ảnh liên tục của một đường
4.1.18
Kiểu dữ liệu (data type)
Đặc tả miền giá trị với thao tác cho phép trên các giá trị trong chính miền giá trị đó.
4.1.19
Tham số gốc (datum)
Tham số hoặc tập hợp các tham số được tham chiếu hoặc là cơ sở cho việc tính toán các tham số khác.
CHÚ THÍCH: Một tham số gốc xác định vị trí của gốc, tỷ lệ và hướng của các trục trong một hệ tọa độ.
4.1.20
Vị trí trực tiếp (direct position)
Vị trí được mô tả bởi một tập đơn lẻ các tọa độ trong một hệ quy chiếu tọa độ.
4.1.21
Miền giá trị (domain)
Một tập hợp được xác định.
[ISO/TS 19103:2005]
CHÚ THÍCH 1: Một hàm toán học có thể được xác định trên tập này. Ví dụ: trong một hàm f:A->B, A là miền của hàm f.
CHÚ THÍCH 2: Một miền như là lĩnh vực của bài luận đề cập đến một chủ đề hoặc phạm vi quan tâm.
4.1.22
Cạnh biên (edge)
Đối tượng hình học tô-pô nguyên thủy một chiều, biểu diễn mối quan hệ giữa các mặt; một cạnh được giới hạn bởi 1 hoặc 2 nút.
4.1.23
Phần tử
Mục thông tin cơ bản của một tài liệu XML có chứa các phần tử con, thuộc tính và dữ liệu ký tự.
CHÚ THÍCH: Theo tập thông tin XML: "Mỗi tài liệu XML chứa một hay nhiều phần tử, những ranh giới được quy định bởi thẻ đầu và thẻ cuối, hoặc, cho các phần tử trống, bởi một thẻ phần tử trống. Mỗi phần tử có một kiểu, xác định bởi tên, đôi khi được gọi là "định danh chung" (GI) của nó, và có thể có một tập hợp các chi tiết kỹ thuật thuộc tính. Mỗi chi tiết kỹ thuật thuộc tính có một cái tên và một giá trị.
4.1.24
Mặt ngoài (exterior)
Khoảng không gian phía ngoài vùng khép kín của một đối tượng hình học tô-pô hoặc đối tượng hình học.
[ISO 19107:2003]
4.1.25
Mặt (face)
Nguyên thủy hình học tô-pô 2-chiều, là đối tượng tô-pô nguyên thủy biểu diễn mối quan hệ giữa các khối; một mặt được giới hạn bởi một tập hợp các cạnh có hướng.
[ISO 19107:2003]
4.1.26
Đối tượng địa lý (feature)
Sự chiết xuất, trích rút ra một khía cạnh cụ thể của các hiện tượng trong thế giới thực.
[ISO 19101:2002]
CHÚ THÍCH: Một đối tượng địa lý có thể xuất hiện như một kiểu hoặc một thể hiện. Kiểu đối tượng địa lý hoặc thể hiện đối tượng địa lý nên được sử dụng khi có cùng một ý nghĩa.
4.1.27
Liên kết đối tượng (feature association)
Mối quan hệ liên kết các thể hiện cụ thể của một kiểu đối tượng với các thể hiện khác cùng một kiểu hoặc khác kiểu đối tượng.
4.1.28
Hàm (function)
Quy tắc mà liên kết mỗi phần tử từ một miền giá trị (nguồn, miền giá trị của hàm) tới một phần tử duy nhất trong miền giá trị khác (đích, miền giá trị cơ sở, hoặc phạm vi).
[ISO 19107:2003]
4.1.29
Tham số gốc trắc địa (geodetic datum)
Tham số gốc mô tả mối quan hệ của hệ tọa độ 2, 3 chiều với Trái đất.
4.1.30
Đối tượng hình học (geometric object)
Đối tượng không gian biểu diễn cho một tập hình học.
4.1.31
Nguyên gốc hình học (geometric primitive)
Đối tượng hình học biểu diễn cho một phần tử đơn nhất, có tính kết nối, đồng nhất của không gian.
4.1.32
Tập hình học (geometric set)
Tập hợp của các vị trí trực tiếp.
4.1.33
Thuộc tính hình học (geometry property
Thuộc tính của một đối tượng GML mô tả một số khía cạnh hình học của các đối tượng.
CHÚ THÍCH: Tên thuộc tính hình học là vai trò của hình học liên quan đến đối tượng.
4.1.34
Lược đồ ứng dụng GML (GML application schema)
Lược đồ ứng dụng viết bằng lược đồ XML phù hợp với các quy tắc của GML cho một lược đồ ứng dụng cụ thể quy định trong tiêu chuẩn này.
4.1.35
Tài liệu GML (GML document)
Tài liệu XML với một phần tử gốc đó là một trong những phần tử AbstractFeature, Dictionary (từ điển) hoặc TopoComplex quy định trong lược đồ GML hoặc bất kỳ phần tử thuộc một nhóm thay thế của bất kỳ phần tử nào.
4.1.36
Hồ sơ GML(GML profile)
Tập con của lược đồ GML.
4.1.37
Lược đồ GML (GML schema)
Thành phần lược đồ trong không gian tên XML - "http:/ / www.opengis.net/gml/3.2" như quy định trong tiêu chuẩn này.
4.1.38
Lưới (grid)
Mạng lưới bao gồm hai hoặc nhiều tập đường cong trong đó các đường cong của mỗi tập hợp cắt giao nhau với các đường cong của tập hợp khác theo một phương pháp thuật toán.
CHÚ THÍCH: Các đường cong chia cắt một không gian thành các lưới.
4.1.39
Mặt trong (interior)
Tập hợp tất cả các vị trí trực tiếp trên một đối tượng hình học nhưng không thuộc đường bao của nó.
4.1.40
Chuỗi đường thẳng (line string)
Đường cong bao gồm các đoạn đường thẳng.
4.1.41
Phép đo (measure
Giá trị mô tả sử dụng một lượng số với quy mô hoặc sử dụng một hệ thống tham chiếu vô hướng.
CHÚ THÍCH: Khi được sử dụng như một danh từ, phép đo này là một từ đồng nghĩa với đại lượng vật lý.
4.1.42
Mạng lưới có thể tham chiếu (referenceable grid)
Lưới liên kết với một phép chuyển đổi có thể được sử dụng để chuyển đổi giá trị tọa độ lưới sang các giá trị tọa độ được tham chiếu đến một hệ quy chiếu tọa độ bên ngoài.
4.1.43
Không gian tên (namespace
Tập hợp tên, xác định bởi một tham chiếu URI, được sử dụng trong các tài liệu XML là tên phần tử và tên thuộc tính (không gian tên W3C XML).
4.1.44
Nút (node)
Hình học nguyên thủy tô-pô 0-chiều, biểu diễn mối quan hệ giữa các cạnh.
[ISO 19107:2003]
4.1.45
Đối tượng (object)
Thực thể có ranh giới và định danh xác định trong đó trạng thái và hành vi khép kín.
4.1.46
Kiểu quan sát (observable type)
Kiểu dữ liệu để chỉ ra đại lượng vật lý như là kết quả của một quan sát.
4.1.47
Điểm (point)
Hình học nguyên thủy 0-chiều, biểu diễn một vị trí.
[ISO 19107:2003]
CHÚ THÍCH: Đường bao của một điểm là tập rỗng.
4.1.48
Đa giác (polygon)
Bề mặt phẳng được xác định bởi một đường bao ngoài và 0 hoặc nhiều đường bao trong.
4.1.49
Thuộc tính (property
Một phần tử con của một đối tượng GML.
CHÚ THÍCH: Nó tương ứng với thuộc tính đối tượng và vai trò liên kết đối tượng trong tiêu chuẩn ISO 19109. Nếu một thuộc tính của một đối tượng GML có thuộc tính Xlink: href tham chiếu một đối tượng, thuộc tính biểu diễn một vai trò liên kết đối tượng.
4.1.50
Đại lượng vật lý (physical quantity)
Số lượng sử dụng để mô tả định lượng của các hiện tượng vật lý.
CHÚ THÍCH: Trong GML một đại lượng vật lý luôn luôn là một giá trị được mô tả bằng cách sử dụng một số lượng với quy mô hoặc sử dụng một hệ thống tham chiếu vô hướng. Lượng vật lý là một từ đồng nghĩa cho phép đo, sau này được sử dụng như một danh từ.
4.1.51
Phạm vi (range)
Tập hợp tất cả các giá trị hàm f có thể mất đối số của nó thay đổi theo miền giá trị.
4.1.52
Lưới được chỉnh (rectified grid)
Lưới có một phép biến đổi affine giữa các tọa độ lưới và các tọa độ của một hệ quy chiếu tọa độ bên ngoài.
[ISO 19123:2005]
4.1.53
Lược đồ (schema)
Mô tả chính thức của mô hình.
[ISO 19101:2002]
CHÚ THÍCH: Nói chung, một lược đồ là một mô tả tóm tắt các đặc tính của đối tượng và mối quan hệ với các đối tượng khác. Một lược đồ XML mô tả cho mối quan hệ giữa các thuộc tính và các phần tử của một đối tượng XML (ví dụ, một tài liệu hoặc một phần của một tài liệu).
4.1.54
Lược đồ
Tập các thành phần lược đồ trong không gian tên cùng một mục tiêu.
VÍ DỤ: Thành phần lược đồ của lược đồ W3C XML là các kiểu, các phần tử, các thuộc tính, các nhóm...
4.1.55
Tài liệu lược đồ (schema document
Tài liệu XML có chứa thành phần định nghĩa lược đồ và những tuyên bố.
CHÚ THÍCH: Lược đồ W3C XML cung cấp một định dạng trao đổi XML cho lược đồ thông tin. Một tài liệu lược đồ duy nhất cung cấp các mô tả của các thành phần liên kết với một không gian tên XML duy nhất, nhưng một số tài liệu có thể mô tả các thành phần trong cùng một lược đồ, ví dụ: không gian tên cùng một mục tiêu.
4.1.56
Kiểu ngữ nghĩa (semantic type)
Kiểu các đối tượng chia sẻ một số đặc điểm chung và được quy định một tên kiểu xác định trong một lĩnh vực cụ thể của bài luận.
4.1.57
Chuỗi (sequence)
Một tập hợp hữu hạn được sắp thứ tự của các đối tượng hoặc các giá trị có thể được lặp đi lặp lại.
4.1.58
Tập hợp (set)
Tập có thứ tự, không lặp lại của các mục liên quan (đối tượng hoặc giá trị).
4.1.59
Đối tượng không gian (spatial object)
Đối tượng sử dụng để biểu diễn đặc trưng không gian của một đối tượng địa lý.
4.1.60
Bề mặt (surface)
Hình học nguyên thủy hai chiều, biểu diễn một cách cục bộ hình ảnh liên tục của một vùng trên một mặt phẳng.
[ISO 19107:2003]
4.1.61
Thẻ (tag
Đánh dấu trong một tài liệu XML phân định nội dung của một phần tử.
VÍ DỤ:
CHÚ THÍCH: Một thẻ không có dấu gạch chéo (ví dụ như <Đường>) được gọi là một thẻ-khởi đầu (còn gọi là thẻ mở), và một thẻ với một dấu gạch chéo (ví dụ Đường>) được gọi là một thẻ-kết thúc (còn gọi là thẻ đóng).
4.1.62
Đối tượng hình học tô-pô (topological object)
Đối tượng không gian biểu diễn các đặc trưng không gian bất biến với các phép biến đổi liên tục.
4.1.63
Bộ dữ liệu (tuple)
Danh sách các giá trị được sắp xếp theo thứ tự.
CHÚ THÍCH: Số lượng các giá trị trong một bộ là không thay đổi.
4.1.64
Lược đồ ứng dụng UML (UML application schema)
Lược đồ ứng dụng viết bằng UML theo tiêu chuẩn ISO 19109.
4.1.65
Định danh tài nguyên thống nhất (Uniform Resource Identifier (URI))
Định danh duy nhất cho một tài nguyên, cấu trúc phù hợp với IETF RFC 2396.
4.2 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
CRS |
Coordinate Reference System |
Hệ quy chiếu tọa độ |
CS |
Coordinate System |
Hệ tọa độ |
CT |
Coordinate Transformation |
Phép biến đổi tọa độ |
DTD |
Document Type Definition |
Xác định kiểu tài liệu |
EPSG |
European Petroleum Survey Group |
Nhóm khảo sát dầu khí châu Âu |
GIS |
Geographic Information System |
Hệ thống thông tin địa lý |
GML |
Geographic Markup Language |
Ngôn ngữ đánh dấu địa lý |
HTTP |
Hypertext Transfer Protocol |
Giao thức truyền siêu văn bản |
UML |
Unified Modeling Language |
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất |
URL |
Uniform Resource Locator |
Định vị tài nguyên thống nhất (Địa chỉ web hay liên kết mạng) dùng để tham chiếu tới các tài nguyên trên Internet |
URI |
Uniform Resource Identifiers |
Định danh tài nguyên thống nhất |
URN |
Uniform Resource Name |
Tên tài nguyên thống nhất |
RFC |
Request for Comments |
Tập hợp những tài liệu về kiến nghị, đề xuất và những lời bình luận liên quan đến công nghệ |
SVG |
Scalable Vector Graphic |
Khả năng mở rộng của vector đồ họa |
W3C |
World Wide Web Consortium |
Hiệp hội World Wide Web |
WMS |
Web Map Service |
Dịch vụ bản đồ trong môi trường web |
WFS |
Web Feature Service |
Dịch vụ đối tượng địa lý trong môi trường web |
XML |
Extensible Markup Language |
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng |
0D |
Zero Dimensional |
0 chiều |
1D |
One Dimensional |
1 chiều |
2D |
Two Dimensional |
2 chiều |
3D |
Three Dimensional |
3 chiều |
LRS |
Linear Referencing System |
Hệ quy chiếu tuyến tính |
Tất cả thành phần của lược đồ GML được định nghĩa trong không gian tên với ký hiệu định danh "http://www.opengis.net/gml/3.2", cho tiền tố gml hoặc không gian tên mặc định sử dụng trong tiêu chuẩn này.
Tất cả các thành phần được mô tả bởi Khuyến nghị XLink của W3C được định nghĩa trong không gian tên với ký hiệu định danh http://www.w3.org/1999/xlink, cho tiền tố xlink sử dụng trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Các thành phần lược đồ trong cả hai không gian tên nói trên được nêu trong các tài liệu lược đồ XML tại Phụ lục C.
Mỗi tài liệu lược đồ xác định các thành phần của lược đồ kèm theo một thuộc tính phiên bản như định nghĩa trong Đề xuất lược đồ XML. Định dạng của chuỗi thuộc tính phiên bản là x.y.z trong đó x biểu thị số phiên bản chính, y biểu thị số phiên bản phụ và z mô tả bản phát hành sửa lỗi cho tài liệu đó. Phiên bản mô tả theo tiêu chuẩn này là 3.2.1.
CHÚ THÍCH: Đây là phiên bản GML tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên. Các phiên bản GML trước được phát triển và công bố bởi tổ chức OGC (Open Geospatial Consortium).
5.3 Các phần không chấp nhận phiên bản GML trước
Một số phần tham chiếu của tiêu chuẩn này đang được giữ lại để tương thích ngược với các phiên bản trước đây, tuy nhiên các mục này có thể được loại bỏ tại một phiên bản trong tương lai mà không cần thông báo thêm.
Các phần của tiêu chuẩn này mà mô tả hoặc tham chiếu tới các thành phần GML không dùng nữa được viết bằng chữ in nghiêng trong tài liệu.
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này là hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn GML 3.2.1 của OGC, phiên bản GML trước đó của OGC là phiên bản 3.1.1.
CHÚ THÍCH 2: Tất cả các thành phần lược đồ của phiên bản GML 2.1 không được chấp thuận trong phiên bản GML 3.0 đã được loại bỏ và không được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn này.
Các biểu đồ trong tiêu chuẩn này được trình bày bằng biểu đồ cấu trúc tĩnh ngôn ngữ mô hình hóa UML (Unified Modeling Language). Các ký hiệu UML được sử dụng trong tiêu chuẩn này được mô tả trong Hình 1.
Liên kết giữa các lớp
Hình 1 - Ký hiệu UML
Trong tiêu chuẩn này, các khuôn mẫu UML sau được sử dụng:
- <<DataType>> là một tập hợp các thuộc tính thiếu danh tính (tồn tại độc lập và khả năng của hiệu ứng). DataType là một lớp giữ thông tin, không có hàm.
- <<Union>> là một tập hợp các thuộc tính. Chỉ có một trong các thuộc tính có thể có mặt tại bất kỳ thời điểm nào.
- <
- <<CodeList>> là một liệt kê linh hoạt sử dụng các giá trị chuỗi để thể hiện một danh sách các giá trị tiềm năng.
- <
- <<Abstract là một loại đối tượng trừu tượng (khuôn mẫu được sử dụng bằng việc định dạng tên lớp bằng chữ in nghiêng)
- <<Type>> là một tập hợp các thuộc tính và liên kết trừu tượng.
Trong tiêu chuẩn này, các loại dữ liệu tiêu chuẩn sau được sử dụng:
- Characterstring - Một chuỗi ký tự (kiểu dữ liệu này được ánh xạ tới "string" trong lược đồ XML)
- Integer - Một số nguyên (kiểu dữ liệu này được ánh xạ tới "integer" trong lược đồ XML).
- Real - Số thực (kiểu dữ liệu này được ánh xạ tới "double" trong lược đồ XML).
- Boolean - Một giá trị xác định TRUE(đúng) hoặc FALSE(sai) (kiểu dữ liệu này được ánh xạ tới "boolean" trong lược đồ XML).
Các phần chuẩn hóa của tiêu chuẩn này sử dụng ngôn ngữ lược đồ XML của W3C để mô tả ngữ pháp của các trường hợp dữ liệu GML phù hợp. Lược đồ XML là một ngôn ngữ phong phú với nhiều khả năng và tinh tế. Người đọc không quen thuộc với lược đồ XML có thể theo dõi mô tả theo cách chung, mặc dù tiêu chuẩn này không nhằm mục đích giới thiệu về lược đồ XML. Để hiểu đầy đủ về tiêu chuẩn này, người đọc cần phải hiểu biết cơ bản về lược đồ XML.
GML quy định cụ thể mã hóa XML của một số lớp khái niệm được định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 và tài liệu kỹ thuật tóm lược của OpenGIS phù hợp với các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật.
Các mô hình khái niệm có liên quan bao gồm những quy định tại:
- ISO/TS 19103 - Ngôn ngữ lược đồ khái niệm (đơn vị của phép đo, các kiểu cơ bản);
- ISO 19107 - Lược đồ không gian (hình học và địa hình học không gian);
- ISO 19108 - Lược đồ thời gian (hình học và địa hình học thời gian, hệ quy chiếu thời gian);
- ISO 19109 - Quy tắc lược đồ ứng dụng (Các đối tượng địa lý);
- ISO 19111 - Quy chiếu không gian bởi tọa độ (Hệ quy chiếu tọa độ);
- ISO 19123 - Lược đồ cho các hàm và hình học tập dữ liệu địa lý (tập dữ liệu địa lý, lưới).
Trong nhiều trường hợp, những ánh xạ từ các lớp khái niệm sang XML là đơn giản, trong đó có một số trường hợp ánh xạ phức tạp hơn. Những ánh xạ được liệt kê chi tiết trong Phụ lục D.
Ngoài ra, GML cung cấp mã hóa XML cho khái niệm bổ sung chưa được mô hình hóa trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 hoặc các tài liệu kỹ thuật tóm tắt của OpenGIS. Ví dụ như đối tượng chuyển động, quan sát đơn giản hoặc đối tượng giá trị. Các lớp khái niệm bổ sung tương ứng với những phần mở rộng cũng được quy định trong Phụ lục D.
Lược đồ GML bao gồm các thành phần (phần tử, thuộc tính, các kiểu đơn giản, các kiểu phức tạp, thuộc tính nhóm, các nhóm XML...) được mô tả trong tiêu chuẩn này. Mã hóa XML phù hợp với tiêu chuẩn ISO 19118.
Thiết kế các lược đồ ứng dụng GML có thể mở rộng hoặc hạn chế các kiểu được định nghĩa trong lược đồ GML, để xác định các kiểu thích hợp cho một miền ứng dụng. Các phần tử cụ thể, các kiểu và các thuộc tính từ lược đồ GML có thể được sử dụng trực tiếp trong một lược đồ ứng dụng, nếu không có yêu cầu thay đổi.
Theo tiêu chuẩn ISO 19109, các kiểu đối tượng của một ứng dụng hoặc phạm vi ứng dụng tên được quy định trong một lược đồ ứng dụng. Một lược đồ ứng dụng GML quy định cụ thể bằng lược đồ XML và nhập các lược đồ GML. Nó có thể được xây dựng theo một trong hai cách khác nhau:
- Bằng cách tuân theo các quy tắc lược đồ ứng dụng GML quy định tại điều 20 cho việc tạo ra một lược đồ ứng dụng GML trực tiếp bằng lược đồ XML.
- Bằng cách tuân theo các quy tắc quy định tại tiêu chuẩn ISO 19109 với các lược đồ ứng dụng bằng UML, phù hợp với những hạn chế và các quy tắc ánh xạ sang lược đồ ứng dụng GML quy định tại Phụ lục E của tiêu chuẩn này. Ánh xạ từ một lược đồ ứng dụng tuân thủ tiêu chuẩn ISO 19109 bằng UML sang lược đồ ứng dụng GML tương ứng được dựa trên một tập hợp các quy tắc mã hóa. Các quy tắc mã hóa phù hợp với các quy tắc cho lược đồ ứng dụng GML và ISO 19118.
Cả hai cách đều là cách tiếp cận hợp lệ để xây dựng lược đồ ứng dụng GML. Tất cả các lược đồ ứng dụng được mô hình phù hợp với các mô hình đối tượng tổng quát quy định tại tiêu chuẩn ISO 19109. Trong bộ tiêu chuẩn ISO 19100, UML là ngôn ngữ để mô tả lược đồ khái niệm.
Phương pháp thứ hai là khuyến cáo chung để đảm bảo sử dụng hợp lý trong khuôn khổ mô hình khái niệm của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100. Tuy nhiên, những lý do sau đây là những ví dụ mà nó có thể được biện minh để áp dụng các phương pháp tiếp cận đầu tiên:
- Khả năng bổ sung của các lược đồ GML có thể được yêu cầu ngoài các khả năng có thể truy cập bằng cách sử dụng các quy tắc mã hóa quy định tại Phụ lục E.
- Chỉ có một mô tả XML có thể được yêu cầu và các lược đồ ứng dụng có thể tương đối đơn giản, vì vậy việc sử dụng một ngôn ngữ lược đồ khái niệm có thể được coi là một chi phí vô lý.
- Các ứng dụng có thể cần một mã hóa XML tối ưu hóa nhiều hơn hoặc nhỏ gọn hơn so với một trong kết quả của các quy tắc mã hóa quy định tại Phụ lục E.
CHÚ THÍCH: Phụ lục F cung cấp quy định để ánh xạ một lược đồ ứng dụng GML tới một lược đồ ứng dụng đúng theo ISO 19109 bằng UML.
Trong cả hai trường hợp, các lược đồ ứng dụng GML theo đúng tiêu chuẩn này phải sử dụng tất cả các thành phần lược đồ GML có thể áp dụng, hoặc trực tiếp hoặc bằng chuyên môn, và có giá trị phù hợp với các quy tắc cho lược đồ XML.
6.3 Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn ISO 19100, lược đồ GML và lược đồ ứng dụng GML
Phương pháp tiếp cận của tiêu chuẩn này được trình bày trong Hình 2. Có hai hướng chính là:
- Lập tài liệu rõ ràng về mô hình khái niệm của GML: Hồ sơ của bộ tiêu chuẩn ISO 19100 được thực hiện cho GML được lập tài liệu cũng như các mở rộng cho hồ sơ này.
- Hỗ trợ phát triển lược đồ ứng dụng theo UML hoặc lược đồ XML: Để đạt được ánh xạ hai chiều giữa UML (nghĩa là các lược đồ ứng dụng tuân thủ ISO 19109 theo UML) và lược đồ XML (nghĩa là các lược đồ ứng dụng GML theo lược đồ XML) cấu trúc được sử dụng trong cả hai cách biểu diễn đều đã được giới hạn lại. Việc này làm giảm khả năng diễn tả lược đồ một mức độ nào đó và cũng làm giảm độ phức tạp và có thể làm cho việc thực thi dễ dàng hơn.
CHÚ THÍCH: Trong khi ánh xạ giữa UML và lược đồ XML được mô tả trong ISO 19118, Phụ lục A, ánh xạ ngược không được trình bày tại các tiêu chuẩn khác nào trong bộ tiêu chuẩn ISO 19100.
Hình 2 - Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn ISO 19100 và ISO 19136/GML
6.4. Tổ chức của tiêu chuẩn này
GML xác định các thực thể khác nhau như các đối tượng địa lý, các hình học, các tô-pô... thông qua một cấu trúc phân cấp của các kiểu đối tượng GML. Việc ánh xạ giữa các kiểu đối tượng GML và các lớp trong mô hình khái niệm của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 và đặc tả trích xuất OGC được trình bày trong Bảng D.2. Lược đồ GML chuẩn hóa đã được tổ chức với các kiểu đối tượng này.
Điều 7.2 mô tả các thành phần lược đồ cơ bản của GML, quy định đối tượng gốc, gml:AbstractObject, và gốc của phân cấp lớp GML, gml:AbstractGML.
Điều 8.1 mô tả lược đồ Xlink. Lược đồ này là OGC của đặc tả Xlink sử dụng lược đồ XML. Nó có thể được thay thế bằng một lược đồ tương lai tương đương của W3C.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này một mô tả lược đồ XML được đưa ra cho các thành phần xlink. Mô tả này nhằm thuận tiện cho ngữ cảnh của môi trường dựa trên lược đồ XML Các định nghĩa chuẩn hóa được đưa ra một dạng lược đồ phi XML theo Khuyến nghị Xlink.
Điều 8.2 quy định biểu diễn GML của một số kiểu dữ liệu cơ bản được sử dụng trong lược đồ GML. Hầu hết các kiểu này là các kiểu đơn hoặc các kiểu nội dung đơn.
Điều 9 mô tả các thành phần lược đồ đối tượng địa lý gml:AbstractFeature và một số thành phần dẫn xuất.
Điều 10, 10.5.10 và điều 11 mô tả các thành phần lược đồ hình học gml:AbstractGeometry, gml:AbstractGeometricPrimitive, gml:AbstractGeometricAggregate, gml:GeometricComplex và một số thành phần dẫn xuất.
Điều 12 mô tả các thành phần lược đồ hệ quy chiếu tọa độ, quy định các kiểu gml:ldentifiedObject, gml:AbstractCRS, gml:AbstractCoordinateReferenceSystem, và các phần tử và các kiểu được yêu cầu để cấu thành các hệ quy chiếu tọa độ cụ thể.
Điều 13 mô tả các thành phần lược đồ cho tô-pô, quy định gml:AbstractTopology, gml:AbstractTopoPrimitive, gml:TopoComplex và một số thành phần dẫn xuất.
Điều 14 mô tả các thành phần lược đồ để xác định cấu trúc thời gian gml:AbstractTimeObject, gml:AbstractTimePrimitive, gml:AbstractTimeGeometricPrimitive, gml:AbstractTimeTopologyPrimitive, gml:AbstractTimeComplex và các thành phần dẫn xuất cũng như gml:DynamicFeature và các thành phần dẫn xuất.
Điều 15 mô tả các thành phần lược đồ cho định nghĩa và từ điển, bao gồm gml:Definition và gml:Dictionary.
Điều 16 mô tả các thành phần lược đồ cho xây dựng các đơn vị đo (gml:UnitDefinition và các thành phần dẫn xuất), các đo lường và đối tượng giá trị (gml:AbstractValue, gml:AbstractScalarValue, gml:AbstractScalarValueList và các thành phần dẫn xuất).
Điều 17 mô tả các thành phần lược đồ cho mô tả phương hướng.
Điều 18 mô tả các thành phần lược đồ cho quan sát đơn (gml:Observation và các thành phần dẫn xuất).
Điều 19 mô tả các thành phần lược đồ cho lưới và tập dữ liệu. Điều này mô tả gml:Grid, gml:AbstractCoverage, gml:AbstractDiscreteCoverage, gml:AbstractContinuousCoverage và các thành phần dẫn xuất.
Những điều trên mô tả các lược đồ GML chuẩn hóa và giải thích các nội dung, cấu trúc và sự phụ thuộc của chúng.
Việc biểu diễn lược đồ GML trong tiêu chuẩn này sử dụng khuôn dạng trao đổi XML được cung cấp bởi Lược đồ XML W3C. Các mô tả tập hợp các thành phần được thực hiện dưới dạng các tài liệu lược đồ, với mỗi tài liệu bao gồm các thành phần phù hợp với phân loại được thể hiện trong Hình 2. Tuy nhiên, trong khi biểu diễn XML của mỗi thành phần lược đồ GML trong tiêu chuẩn này là chuẩn hóa thì việc đóng gói thành các tài liệu lược đồ không phải chuẩn hóa. Điều 20 (các hồ sơ) và Phụ lục G (các thiết lập phụ) mô tả các nguyên tắc và phương pháp cho đóng gói thay thế của biểu diễn XML của các thành phần lược đồ GML.
Tất cả các thành phần được định nghĩa hoặc được mô tả trong tiêu chuẩn này sử dụng cùng không gian tên đích của http://www.opengis.net/gml/3.2.
CHÚ THÍCH 2: Các không gian tên XML cung cấp một cơ chế để tránh sự mơ hồ nảy sinh do đụng độ tên trong các tài liệu XML. Tất cả các thành phần mô tả trong cùng một tài liệu lược đồ sẽ nằm trong cùng một không gian tên đích, nhưng có thể có nhiều tài liệu lược đồ mô tả các thành phần trong một không gian tên. Trong cộng đồng phát triển XML có những người đi trước gán một hoặc một số không gian tên cho một tập hợp các thành phần lược đồ cho cùng một ứng dụng. Việc sử dụng cùng một không gian tên cho các thành phần lược đồ GML là nhất quán với việc tạo ra các biểu diễn XML của các thành phần GML phi chuẩn hóa giữa các tài liệu lược đồ.
UML sử dụng các gói để tập hợp các thành phần có liên quan. Hơn nữa, trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100, các tiền tố theo sau mẫu "AA_" được sử dụng để phân biệt các loại gói khác nhau theo cách có thể tái tạo các không gian tên XML. Tuy nhiên, vì những lý do nêu trên, việc đóng gói các thành phần GML là phi chuẩn hóa và tất cả các thành phần GML nằm trong cùng một không gian tên, vì thế không thể có sự tương ứng giữa các tiền tố 2 chữ cái trong bộ tiêu chuẩn ISO 19100 và các không gian tên XML trong GML
6.5. Các thành phần lược đồ thử nghiệm và đã bị lược bỏ
Các thành phần lược đồ thử nghiệm, mang tính chất thông tin làm quy tắc cho các kiểu mặc định của đối tượng GML được mô tả trong Phụ lục H.
Các thành phần lược đồ toàn cầu đã bị lược bỏ (các phần tử, các thuộc tính, các kiểu) được nêu tại Phụ lục I.
7 Lược đồ GML - Quy tắc chung và các thành phần lược đồ cơ bản
GML sử dụng một cú pháp rõ ràng để tạo một lược đồ ứng dụng GML phù hợp với mô hình đối tượng chung được định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 19109 bằng một tài liệu XML.
Một đối tượng được mã hóa như một phần tử XML với tên của kiểu đối tượng. Đối tượng nhận dạng khác được mã hóa như các phần tử XML với tên của các kiểu đối tượng.
Mỗi thuộc tính đối tượng và vai trò liên kết đối tượng là một thuộc tính của một đối tượng. Các thuộc tính đối tượng được mã hóa bởi một phần tử XML.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "thuộc tính" trong XML đề cập đến một thành phần cú pháp cụ thể trong tài liệu XML, vì vậy để tránh nhầm lẫn khi mô tả mã hóa XML, GML theo thuật ngữ RDF (W3C, 1999) và sử dụng thuộc tính thuật ngữ hơn là thuộc tính hoặc vai trò liên kết. Mô hình đối tượng chung (ISO 19109) cũng sử dụng thuật ngữ "thuộc tính" như một sự tổng quát cho "thuộc tính", "vai trò liên kết" hay "hoạt động".
Hơn nữa, ngữ nghĩa thuộc tính được chỉ định bởi tên của phần tử biểu diễn thuộc tính, được phân biệt với giá trị thuộc tính mô tả bởi nội dung của phần tử thuộc tính. Một phần tử thuộc tính có thể chứa giá trị của nó là nội dung được mã hóa nội tuyến, hoặc tham chiếu giá trị của nó với một XLink đơn giản. Giá trị của một thuộc tính có thể là đối tượng đơn giản, hoặc có thể là một đối tượng địa lý hoặc đối tượng phức hợp khác. Khi lưu nội tuyến, giá trị của một thuộc tính đơn giản được ghi nhận là một giá trị bằng chữ không có đánh dấu (văn bản) gắn vào, trong khi nếu giá trị là phức hợp sẽ sử dụng đánh dấu XML (tức là một phần tử XML với cấu trúc phụ).
CHÚ THÍCH 2: Mô hình GML có một mô tả đơn giản bằng cách sử dụng UML được sử dụng trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 (được định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/TS 19103). Điều này được mô tả chi tiết trong Phụ lục D và Phụ lục E, nhưng có thể được tóm lược ngắn gọn như sau.
Đối tượng được mô tả
- bằng UML bởi các đối tượng, mà tên của kiểu đối tượng được sử dụng như là tên của lớp đối tượng;
- bằng GML thể hiện bởi các phần tử XML, tên của kiểu đối tượng được sử dụng như là tên của phần tử.
Thuộc tính đối tượng được mô tả
- bằng UML bởi vai trò liên kết với các lớp kiểu đối tượng, và các thuộc tính của các lớp kiểu đối tượng, trong đó ngữ nghĩa thuộc tính được đưa ra bởi tên vai trò liên kết hoặc tên thuộc tính;
- bằng GML thể hiện bởi các phần tử con (được gọi là các phần tử thuộc tính) của các phần tử thuộc tính, trong đó ngữ nghĩa thuộc tính được đưa ra bởi tên phần tử thuộc tính.
Giá trị thuộc tính có một kiểu được biểu thị
- bằng UML bởi lớp của mục tiêu liên kết, hoặc bởi các kiểu dữ liệu của thuộc tính;
- bằng GML, trong trường hợp các thuộc tính có giá trị phức tạp, bởi các tên của phần tử đối tượng chứa trong phần tử thuộc tính. Và trong trường hợp một thuộc tính với giá trị đơn giản bởi kiểu giá trị thật và không chứa đánh dấu XML nhúng.
Kết quả là một tài liệu XML phân lớp, trong đó các phần tử XML tương ứng với các đối tượng địa lý, các đối tượng hoặc các giá trị xen kẽ với các phần tử XML tương ứng với các thuộc tính có liên quan. Chức năng của một đối tượng địa lý, đối tượng hoặc giá trị trong ngữ cảnh luôn được xác định bằng cách kiểm tra tên của các phần tử thuộc tính trực tiếp chứa nó, hoặc các phần tử thuộc tính kèm theo các tham chiếu đến nó.
CHÚ THÍCH 3: Mẫu mã hóa này đôi khi được gọi là "mô hình thuộc tính-đối tượng" và là cơ sở của mô hình mã hóa GML kể từ khi phiên bản đầu tiên được thông qua bởi OGC. Trong khi một vài trường hợp mô hình mã hóa này cho biết thêm mức độ của các phần tử trong các tài liệu ví dụ, nó cũng cung cấp lợi ích đáng kể: giúp để thực hiện một tài liệu thể hiện GML dễ hiểu, cung cấp một cấu trúc có thể dự đoán và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào lược đồ XML như dự kiến, các tài liệu thể hiện GML có thể vượt qua những tài liệu sử dụng ngôn ngữ lược đồ W3C XML.
Có một số quy ước từ vựng sử dụng trong lược đồ GML cho tên của các phần tử và các kiểu phức hợp để hỗ trợ con người hiểu các lược đồ và thể hiện GML;
- Các đối tượng được khởi tạo là các phần tử XML với một tên khái niệm có ý nghĩa trong UpperCamelCase;
- Các thuộc tính được khởi tạo là các phần tử XML có tên trong lowerCamelCase;
- Những phần tử tóm tắt có một tiền tố "Abstract" (đối tượng) - hoặc "abstract" (thuộc tính) vào trước tên của các phần tử;
- Tên của các kiểu phức hợp lược đồ XML trong UpperCamelCase kết thúc bằng chữ "Type";
- Các kiểu phức hợp lược đồ XML tóm tắt có từ "Abstract" ở trước.
Các quy định chỉ áp dụng trong các ngôn ngữ phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường.
CHÚ THÍCH: UpperCamelCase là một quy ước đặt tên trong đó một tên được hình thành bởi nhiều từ được nối lại với nhau như một từ duy nhất với chữ cái đầu tiên của mỗi từ viết hoa trong từ mới hình thành tên. lowerCamelCase là một biến thể trong đó chữ cái đầu tiên của từ mới là chữ thường, cho phép nó được phân biệt dễ dàng với một tên UpperCamelCase.
7.1.3 Định nghĩa lược đồ XML của ngôn ngữ GML
Lược đồ GML bao gồm các thành phần lược đồ XML W3C xác định kiểu và khai báo:
- phần tử XML để mã hóa các đối tượng GML với định danh,
- phần tử XML để mã hóa thuộc tính GML của các đối tượng, và
- các đặc tính XML gọi là những thuộc tính.
Một đối tượng GML là một phần tử XML của một kiểu bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ gml:AbstractGMLType. Từ nguồn gốc này, một đối tượng GML sẽ có một thuộc tính gml:id.
Một thuộc tính GML không được bắt nguồn từ gml :AbstractGMLType, sẽ không có thuộc tính gml:id, hoặc mọi thuộc tính khác của XML kiểu ID .
Một phần tử là một thuộc tính GML khi và chỉ khi nó là một phần tử con của một đối tượng GML.
Một đối tượng GML sẽ không xuất hiện như là con trực tiếp của một đối tượng GML.
Do đó, không có phần tử đồng thời là một đối tượng GML và thuộc tính GML. Tất cả các đặc tính XML được khai báo trong lược đồ GML được xác định không có không gian tên, ngoại lệ duy nhất là đặc tính XML gml :id.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng các đặc tính XML bổ sung trong một lược đồ ứng dụng GML không được khuyến khích.
7.2 Thành phần lược đồ gmlBase
7.2.1 Mục đích của các thành phần lược đồ cơ bản
Các thành phần lược đồ gmlBase thiết lập mô hình và cú pháp GML, chi tiết như.
- tất cả các đối tượng GML có nguồn gốc từ kiểu XML gốc.
- một mô hình và các thành phần cho các thuộc tính GML.
- mô hình tập hợp, các mảng, và các thành phần cho tập hợp và mảng chung,
- các thành phần cho liên kết siêu dữ liệu với các đối tượng GML.
- thành phần để xây dựng các định nghĩa và từ điển.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ được xác định bởi tên vị trí độc lập sau (sử dụng cú pháp URN): urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:gmlBase:3.2.1.
7.2.2.1 AbstractObject
Một phần tử tóm tắt gml :AbstractObject được khai báo như sau:
<element name="AbstractObject" abstract="true"/>
Phần tử này không có kiểu xác định, và là một lược đồ XML anytype (phù hợp với các quy tắc lược đồ XML W3C). Nó được sử dụng như phần tử đứng đầu của một nhóm thay thế lược đồ XML, thống nhất các phần tử nội dung phức hợp và nội dung đơn giản được sử dụng cho các kiểu dữ liệu trong GML, bao gồm nhóm thay thế gml:AbstractGML.
CHÚ THÍCH: gml :AbstractObject được xác định chủ yếu để hoạt động như một biến trong mô hình kết tập nơi nó là cần thiết để cho phép một trong hai phần tử trong nhóm thay thế gml :AbstractGML, hoặc các phần tử nội dung phức hợp nhất định hoặc nội dung đơn giản là hợp lệ trong một thể hiện.
Một tập dữ liệu GML (còn được gọi là một thể hiện dữ liệu hoặc tài liệu dữ liệu) được biểu diễn bởi một phần tử đối tượng. Đối tượng này có thể là một tập hợp của các đối tượng GML.
7.2.2.2 AbstractGML, AbstractGMLType
Các thành phần cơ bản nhất cho việc biểu diễn các đối tượng nhận dạng được mô tả trong lược đồ như sau:
Các phần tử tóm tắt gml:AbstractGML là "bất kỳ đối tượng GML có tính đồng nhất". Nó hoạt động như phần tử đứng đầu của một nhóm lược đồ thay thế XML, có thể bao gồm bất kỳ phần tử mà là một đối tượng GML, hoặc đối tượng khác, với tính đồng nhất. Phần tử này được sử dụng như là một biến trong mô hình nội dung cốt lõi và các lược đồ ứng dụng GML.
Các cặp gml:AbstractGML và gml:AbstractGMLType cho thấy một mô hình cơ bản được sử dụng trong lược đồ GML, theo đó mỗi kiểu đối tượng GML được mô tả bởi một tuyên bố phần tử toàn cục, trong đó có một định nghĩa kiểu lược đồ XML liên kết. Tên của một phần tử biểu diễn cho một đối tượng GML chỉ ra ý nghĩa khái niệm của đối tượng. Tên phần tử chung trong GML bao gồm gml:AbstractObject, gml:AbstractGML, gml:AbstractFeature, gml:AbstractValue, gml:AbstractCoverage, gml:AbstractTopology và gml:AbstractCRS. Những phần tử chung khác biểu diễn cho đối tượng được xác định ở những phần khác trong tiêu chuẩn này.
Các phần tử XML con và các thuộc tính XML của một đối tượng GML là thuộc tính của đối tượng đó. Do đó một đối tượng biểu diễn bởi một phần tử gml:AbstractGML có năm thuộc tính không bị phản đối: gml:identifier, gml:description, gml:descriptionReference, gml:name và gml:id. Chúng được mô tả trong điều 6.2.4.
CHÚ THÍCH: Nhóm gml :StandardObjectProperties được cung cấp để thuận tiện trong việc xây dựng các lược đồ ứng dụng, đặc biệt khi đó là mong muốn xác định các kiểu có nguồn gốc do hạn chế từ gml: AbstractGMLType và gml: AbstractFeatureType. Bắt nguồn bằng cách hạn chế yêu cầu tất cả các thành phần được sử dụng không thay đổi được sao chép thành định nghĩa kiểu mới. Như một thay thế cho khai bao gồm cả phần tử cho tất cả các thuộc tính đối tượng tiêu chuẩn, một dòng tham chiếu tới gml: StandardObjectProperties có thể được sử dụng thay thế:
<group ref="gml:StandardObjectProperties"/>
7.2.3.1 Giới thiệu
Thuật ngữ "thuộc tính" được dùng để chỉ một thuộc tính GML, là mỗi đặc tính của một đối tượng GML. Một phần tử trong một tài liệu hoặc luồng dữ liệu GML là một thuộc tính GML khi và chỉ khi nó là một phần tử con của một phần tử đối tượng GML. Ý nghĩa của mỗi thuộc tính được chỉ định bởi tên của các phần tử khởi tạo nó.
Đối tượng GML có thể có một số thuộc tính không giới hạn, ngoài những kế thừa từ gml :AbstractGMLType. Một thuộc tính được xác định có nội dung đơn giản hoặc phức hợp. Một thuộc tính có nội dung đơn giản có một lược đồ XML kiểu nội dung đơn giản, như được minh họa bằng trường hợp của các phần tử thuộc tính tiêu chuẩn gml :description và gml :name. Một thuộc tính có nội dung phức hợp có một lược đồ XML kiểu nội dung phức hợp.
Các phần tử thuộc tính có thể sử dụng hai chế độ:
- inline (nội tuyến): giá trị thuộc tính được mô tả trực tiếp, như là nội dung của phần tử thuộc tính. Phương pháp này được sử dụng bởi các thuộc tính tiêu chuẩn gml:name và có thể được sử dụng cho gml:description (xem 6.2.4.2 ).
- bằng cách tham khảo (by reference): giá trị của thuộc tính hiện có sẵn ở nơi khác, và được xác định bởi giá trị của một thuộc tính xlink :href trên các phần tử thuộc tính. Phương pháp thay thế này sẽ được sử dụng cho thuộc tính tiêu chuẩn gml :descriptionReference (xem 6.2.4.3 )
CHÚ THÍCH: Vai trò của các liên kết đối tượng như định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 19109 (Mô hình đối tượng chung) và Chủ đề 8 Tài liệu kỹ thuật tóm lược của OpenGIS có thể được biểu diễn bằng nhiều cách trong một lược đồ ứng dụng GML:
- Bằng cách thực hiện chỉ có một vai trò của liên kết như điều hướng, tức là biểu diễn nó trong mã hóa XML. Đây là cách biểu diễn thông dụng trong lược đồ GML chính nó với một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ, ranh giới và đồng giới vai trò liên kết giữa các đối tượng địa hình học.
- Bằng cách xác định thuộc tính riêng trong các kiểu đối tượng tham gia vào liên kết. Tuy nhiên trong trường hợp này, hạn chế nhất quán ngụ ý của liên kết không có thể được thực thi bởi sự phê chuẩn lược đồ XML. Phong cách mã hóa này là, ví dụ, sử dụng cho các ranh giới và đồng giới vai trò liên kết giữa các đối tượng hình học tô-pô và trong Phụ lục E Xem điều 6.2.3.9.
- Bằng cách tạo ra một đối tượng liên kết như là một đối tượng GML. Điều này cũng cho phép các liên kết n -phân và các liên kết với các thuộc tính được mô hình hóa.
- Bằng cách sử dụng Xlinks mở rộng. Mã hóa này là tương tự như các "đối tượng liên kết" mô tả.
7.2.3.2 AssociationAttributeGroup
Thành phần Xlink là phương pháp tiêu chuẩn để hỗ trợ siêu văn bản tham chiếu trong XML. Một nhóm thuộc tính lược đồ XML gml :AssociationAttributeGroup, được cung cấp để hỗ trợ việc sử dụng các Xlinks là phương pháp chỉ ra giá trị của một thuộc tính bằng cách tham chiếu một cách thống nhất trong GML. Nhóm thuộc tính này được xác định như sau:
Giá trị của một thuộc tính GML mang một thuộc tính xlink :href là nguồn tài nguyên được gửi trả về bằng cách đi qua các liên kết.
Thuộc tính nilReason có thể được sử dụng trong một phần tử thuộc tính đó là nillable để chỉ ra một lý do cho một giá trị trống (rỗng).
CHÚ THÍCH: Tất cả các thành phần trong nhóm thuộc tính là tùy chọn.
7.2.3.3 abstractAssociationRole, AssociationRoleType
Để hỗ trợ mã hóa các thuộc tính có thể có nội dung phức hợp, một mô hình cơ bản cho các phần tử thuộc tính được cung cấp trong lược đồ GML như sau:
Áp dụng mô hình này sẽ hạn chế sự đa dạng của các đối tượng trong một phần tử thuộc tính sử dụng mô hình nội dung này một cách chính xác. Một ví dụ của kiểu này sẽ chứa một phần tử biểu diễn cho một đối tượng, hoặc dùng như là một con trỏ đến một đối tượng từ xa.
Việc áp dụng mẫu để xác định một lược đồ ứng dụng kiểu thuộc tính cụ thể cho phép hạn chế.
- đối tượng nội tuyến với các kiểu đối tượng được quy định,
- mã hóa "chỉ bằng cách tham chiếu" - (xem 6.2.3.7),
- mã hóa "chỉ nội tuyến" - (xem 6.2.3.8).
CHÚ THÍCH 1: Việc kê khai gml :abstractAssociationRole và định nghĩa kiểu kèm theo của nó được cung cấp sự tiện lợi, hoạt động như một mẫu hoặc mô hình cho việc xây dựng các phần tử thuộc tính trong lược đồ ứng dụng. Không có yêu cầu đối với thuộc tính cụ thể để sử dụng kiểu lược đồ XML nguồn gốc từ gml :AssociationType để tạo thuộc tính trong một lược đồ ứng dụng GML phù hợp. Điều này trái ngược với yêu cầu là mô hình nội dung cho tất cả các đối tượng nhận dạng sẽ xuất phát từ gml :AbstractGMLType, và cho tất cả các thuộc tính từ gml :AbstractFeatureType.
CHÚ THÍCH 2: Trong khi gml :abstractAssociationRole là trừu tượng, kiểu của nó gml :AssociationRoleType không trừu tượng, bởi vì cùng kiểu được sử dụng bởi thuộc tính thể hiện gml:member (xem 6.2.3.10). Cũng lưu ý rằng thuộc tính này đã bị phản đối.
7.2.3.4 Nội tuyến hoặc tham chiếu?
Phần tử any ở các mô hình nội dung cho các thuộc tính là tùy chọn. Kết hợp với một số phần tử trong thành phần trong gml :AssociationAttributeGroup điều này có nghĩa là một phần tử kiểu này có thể có một phần tử nội dung hoặc các thuộc tính xlink. Các phần tử thuộc tính GML mà theo mô hình này có thể được sử dụng để gắn các giá trị hoặc nội tuyến hoặc tham chiếu.
VÍ DỤ: Một thuộc tính tiện ích cung cấp cho các tính năng là "centerOf". Điều này có thể được dùng để chỉ một vị trí không gian nội tuyến như sau:
trong đó sử dụng gml :Point đối tượng được định nghĩa trong lược đồ hình học GML (được mô tả trong 5.2). Các phần tử cùng thuộc tính có thể được dùng để chỉ một vị trí bằng cách tham chiếu như sau:
Địa điểm http://my.big.org/location/point53 xác định một điểm (một phần tử gml:Point) được cung cấp bởi dịch vụ đã chỉ ra.
Tuy nhiên, một phần tử thuộc tính theo mô hình này có thể không có nội dung hoặc các thuộc tính, hoặc nó có thể có cả nội dung và thuộc tính, và vẫn là lược đồ XML hợp lệ. Nó không thể bắt buộc sự xuất hiện đồng thời nội dung hoặc các thuộc tính, vì vậy nó không thể sử dụng lược đồ W3C XML giới hạn một thuộc tính, hoặc chỉ nội tuyến hoặc chỉ bằng cách tham chiếu.
Nếu cả liên kết và nội dung được trình bày trong một thể hiện của một phần tử thuộc tính, lúc đó các đối tượng được tìm thấy bằng cách đi qua các liên kết xlink :href là giá trị tiêu chuẩn của thuộc tính. Các đối tượng bao gồm như là nội dung được sử dụng bởi người nhận dữ liệu chỉ khi các thể hiện từ xa không thể được giải quyết; điều này có thể được coi là một "lưu trữ" phiên bản của đối tượng.
CHÚ THÍCH: Hầu hết thuộc tính giá trị đối tượng (GML-Object-valued) trong lược đồ GML có thể được mã hóa hoặc nội tuyến hoặc bằng tham chiếu.
7.2.3.5 Quyền sở hữu giá trị thuộc tính
Mã hóa một thuộc tính GML nội tuyến so với bằng tham chiếu không bao hàm bất cứ điều gì về "các quyền sở hữu" của đối tượng GML được bao hàm hoặc tham chiếu, tức là cách mã hóa không bao hàm ngữ nghĩa "bản sao" hoặc " xóa". Để thể hiện quyền sở hữu đối tượng GML được bao hàm hoặc tham chiếu, các nhóm thuộc tính gml :OwnershipAttributeGroup có thể được bổ sung vào phần tử thuộc tính giá trị đối tượng (object-valued). Nếu nhóm thuộc tính không phải là một phần mô hình nội dung của một phần tử thuộc tính, thì giá trị có thể không được "sở hữu".
Nhóm thuộc tính được xác định như sau:
Khi giá trị của thuộc tính sở hữu "owns" là "đúng" (true), sự tồn tại của các đối tượng nội tuyến hoặc đối tượng tham chiếu phụ thuộc vào sự tồn tại của đối tượng cha.
VÍ DỤ: Nếu một thuộc tính "hasOwner" được biểu diễn trong một tài liệu thể hiện như sau:
sau đó đối tượng được tham chiếu, ví dụ một người, không thuộc "sở hữu" bởi các đối tượng parcel (thửa đất), tức là đối tượng người sẽ không bị xóa, nếu parcel (thửa đất) bị xóa. Tuy nhiên, nếu một thuộc tính được mã hóa với một thuộc tính "sở hữu" là "true" (đúng), ví dụ:
sau đó đối tượng được tham chiếu "owns" (sở hữu) bởi đối tượng xe (car), tức là một phần sẽ bị xóa, nếu chiếc xe (car) bị xóa.
7.2.3.6 abstractStrictAssociationRole
Rằng buộc giá trị của một thuộc tính có thể là nội tuyến nhúng hoặc theo quy định bởi một tham chiếu xlink có thể được mô tả một cách chính xác bằng cách sử dụng ngôn ngữ hạn chế phụ trợ Schematron (xem ISO/IEC 19757-3). Về lý thuyết, các phần tử toàn cục gml :abstractAssociationRole và gml :abstractStrictAssociationRole cả hai sử dụng gml :AssociationRoleType, nhưng các đoạn lược đồ sau đây cho thấy làm thế nào một tuyên bố phần tử có thể kèm theo một rằng buộc Schematron hạn chế thuộc tính để hoạt động một trong hai chế độ nội tuyến hoặc bằng cách tham chiếu.
CHÚ THÍCH: Một số xác nhận XML sẽ xử lý các rằng buộc Schematron tự động. Nếu không, các mã Schematron có thể được xử lý chỉ đơn thuần là một mô tả chính thức của ràng buộc cần thiết. Nó được bao gồm ở đây chủ yếu như một minh họa về cách thức này có thể được sử dụng cho các mục đích cụ thể của các nhà phát triển lược đồ ứng dụng
7.2.3.7 abstractReference, ReferenceType
Để hỗ trợ mã hóa các thuộc tính có giá trị được cung cấp từ xa bằng cách tham chiếu, các thành phần sau đây được cung cấp:
Các phần tử gml :abstractReference là trừu tượng, và do đó có thể được sử dụng như phần tử đứng đầu của một nhóm thay thế các phần tử cụ thể hơn cung cấp một giá trị bằng tham chiếu.
CHÚ THÍCH: Trong khi gml :abstractReference là trừu tượng, thì kiểu gml :ReferenceType không phải trừu tượng, bởi vì các kiểu được thiết kế để được sử dụng trong lược đồ ứng dụng trực tiếp, nếu một phần tử thuộc tính phải sử dụng một mã hóa "bằng tham chiếu".
Các phần tử gml :abstractInlineProperty là trừu tượng, và do đó có thể được sử dụng như phần tử đứng đầu của một nhóm thay thế các phần tử cụ thể hơn cung cấp một nội tuyến giá trị.
7.2.3.8 abstractlnlineProperty, InlinePropertyType
Để hỗ trợ mã hóa các thuộc tính có giá trị được cung cấp nội tuyến, các thành phần sau đây được cung cấp:
Các phần tử gml :abstractlnlineProperty là trừu tượng, và do đó có thể được sử dụng như phần tử đứng đầu của một nhóm thay thế các phần tử cụ thể hơn cung cấp một giá trị nội tuyến.
7.2.3.9 Các thuộc tính biểu diễn mối quan hệ giống nhau
Nếu giá trị của một thuộc tính đối tượng là một đối tượng khác và đối tượng này cũng bao gồm một thuộc tính cho sự liên kết giữa hai đối tượng, lúc đó tên này của thuộc tính đảo có thể được mã hóa trong một phần tử gml :reversePropertyName trong một chú thích appinfo của các phần tử thuộc tính để đưa ra tài liệu ràng buộc giữa hai thuộc tính. Giá trị các phần tử phải bao gồm tên đủ điều kiện của phần tử thuộc tính.
VÍ DỤ:
7.2.3.10 Thuộc tính của các đối tượng giá trị
Đối tượng giá trị, là những đối tượng đặc biệt trong trường hợp một thuộc tính duy nhất có thể được biểu diễn bởi một giá trị ngôn ngữ duy nhất, giá trị xuất hiện như nội dung trực tiếp của các phần tử đối tượng mà không có một phần tử phụ cho thuộc tính.
VÍ DỤ:
7.2.4 Thuộc tính chuẩn của các đối tượng GML
7.2.4.1 Nguồn gốc từ AbstractGMLType
Kiểu lược đồ XML cho tất cả các đối tượng GML lấy được trực tiếp hoặc gián tiếp từ gml :AbstractGMLType. Điều này có nghĩa rằng tất cả các đối tượng GML thừa kế thuộc tính tiêu chuẩn nhất định trong mô hình nội dung của gml :AbstractGMLType.
7.2.4.2 description
Giá trị thuộc tính này là một mô tả văn bản của đối tượng. gml:description sử dụng gml :StringOrReftype như mô hình nội dung của nó, tức là nó phải chứa một nội dung chuỗi văn bản đơn giản.
<element name-"description" type="gml:StringOrRefType"/>
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng gml:description để tham chiếu một mô tả bên ngoài đã bị phản đối và được thay thế bằng thuộc tính gml:descriptionReference (xem 6.2.4.3).
7.2.4.3 descriptionReference
Giá trị thuộc tính này là một mô tả văn bản từ xa của đối tượng. Thuộc tính xlink :href của thuộc tính gml :descriptionReference tham chiếu mô tả bên ngoài.
<element name-"descriptionReference" type="gml:ReferenceType"/>
7.2.4.4 name, identifier
Thuộc tính gml :name cung cấp một nhãn hiệu hoặc định danh đối tượng, thường là một tên mô tả.
Một đối tượng có thể có nhiều tên, thường được ấn định bởi các căn cứ khác nhau, gml :name sử dụng mô hình nội dung gml :CodeType. Căn cứ cho một tên được chỉ định bởi giá trị thuộc tính (tùy chọn) codeSpace của nó. Tên có thể hoặc không thể là duy nhất, như được xác định bởi các quy tắc của tổ chức chịu trách nhiệm về codeSpace. Trong sử dụng thông thường sẽ có một tên theo căn cứ, do đó một ứng dụng xử lý có thể lựa chọn tên từ codeSpace mà nó đưa ra.
Thông thường, một định danh đặc biệt được gán cho một đối tượng bởi căn cứ duy trì đối tượng với ý định rằng nó được sử dụng trong tham chiếu cho các đối tượng. Đối với trường hợp này, codeSpace sẽ được cung cấp. Định danh là thường chỉ có một hoặc trên toàn cục hoặc trong một miền ứng dụng, gml identifier là một thuộc tính được xác định trước để định danh như vậy.
VÍ DỤ: UUID và URN thường được sử dụng định danh duy nhất trên toàn cục.
<element name="identifier" type="gml:CodeWithAuthorityType"/>
7.2.4.5 id
Thuộc tính gml : id hỗ trợ cung cấp một xử lý cho các phần tử XML mô tả một đối tượng GML. Thuộc tính này sử dụng bắt buộc đối với tất cả các đối tượng GML.
<attribute name="id" type-"ID"/>
Nó là kiểu ID XML, vì vậy bị rằng buộc là duy nhất trong tài liệu XML mà trong đó nó xuất hiện. Một định danh bên ngoài cho các phần tử XML mô tả các đối tượng GML trong mẫu của một URI có thể được xây dựng bằng phương pháp chuẩn (IETF RFC 2396). Điều này được thực hiện bằng cách ghép URI cho các tài liệu, một ký tự tách đoạn "#", và giá trị của các thuộc tính kiểu ID XML.
7.2.5 Tập hợp các đối tượng GML
7.2.5.1 AbstractMemberType và các kiểu thuộc tính có nguồn gốc
Để tạo ra một tập hợp các đối tượng GML mà không phải là tất cả các đối tượng, một kiểu thuộc tính được bắt nguồn bằng cách mở rộng từ gml :AbstractMemberType.
Kiểu thuộc tính có nguồn gốc thực hiện theo một trong những mẫu quy định tại 6.2.3 và có thể thiết lập sự đa dạng của các đối tượng trong tập hợp là yêu cầu cho mục đích sử dụng.
Kiểu thuộc tính trừu tượng này có dụng ý chỉ được sử dụng trong các kiểu đối tượng mà phần mềm có thể định danh một thể hiện của một kiểu đối tượng được hiểu là một tập hợp của các đối tượng.
Theo mặc định, kiểu thuộc tính trừu tượng này không bao hàm bất kỳ quyền sở hữu của các đối tượng trong tập hợp. Thuộc tính owns (sở hữu) của gml:OwnershipAttributeGroup có thể được sử dụng trên một thể hiện phần tử thuộc tính để khẳng định quyền sở hữu của một đối tượng trong tập hợp. Một tập hợp không được sở hữu một đối tượng đã thuộc sở hữu của một đối tượng khác.
7.2.5.2 Tập hợp đối tượng GML, AggregationAttributeGroup
Một tập hợp đối tượng GML là mọi gml :AbstractObject với một phần tử thuộc tính trong mô hình nội dung của nó, mô hình nội dung có nguồn gốc bằng cách mở rộng từ gml :AbstractMemberType.
Ngoài ra, kiểu phức hợp mô tả mô hình nội dung của tập hợp đối tượng GML cũng có thể bao gồm một tham chiếu đến nhóm thuộc tính gml :AggregationAttributeGroup cung cấp thêm thông tin về ngữ nghĩa của các tập hợp đối tượng. Thông tin này có thể được sử dụng bởi các ứng dụng cho nhóm đối tượng GML, và tùy chọn sắp xếp và liệt kê chúng.
Các giá trị thuộc tính aggregationType được định nghĩa bởi gml :AggregationType. Xem 8.4 của tiêu chuẩn ISO/IEC 11404:1996 cho ý nghĩa của các giá trị trong điều tra.
CHÚ THÍCH 1: Nếu một tập hợp các kiểu kết hợp (aggregation) "mảng" (array) được thực hiện trong một lược đồ ứng dụng, lúc đó kiểu mảng trong lược đồ ứng dụng cần mô hình thông tin bổ sung để đối phó với lập chỉ mục.
CHÚ THÍCH 2: Nếu một tập hợp các kiểu kết hợp "bảng" (table) được thực hiện trong một lược đồ ứng dụng, lúc đó kiểu bảng trong lược đồ ứng dụng cần mô hình thông tin bổ sung thêm các thông tin cần thiết về các lĩnh vực và cấu trúc của chúng.
Kết hợp siêu dữ liệu mô tả bởi mọi lược đồ XML với một đối tượng GML, một phần tử thuộc tính được xác định có mô hình nội dung có nguồn gốc bằng cách mở rộng từ gml :AbstractMetadataPropertyType.
Giá trị của một thuộc tính như vậy sẽ được siêu dữ liệu. Mô hình nội dung của một kiểu thuộc tính đó, tức là các lược đồ ứng dụng siêu dữ liệu sẽ được xác định bởi các lược đồ ứng dụng GML.
Các kiểu thuộc tính có nguồn gốc từ gml :AbstractMetadataPropertyType được thực hiện theo một trong những mẫu quy định cho các kiểu thuộc tính GML trong 6.2.3.
Theo mặc định, kiểu thuộc tính trừu tượng này không bao hàm bất kỳ quyền sở hữu của siêu dữ liệu. Thuộc tính "owns" (sở hữu) của gml :OwnershipAttributeGroup có thể được sử dụng trên một thể hiện phần tử thuộc tính siêu dữ liệu để khẳng định quyền sở hữu của siêu dữ liệu.
Nếu siêu dữ liệu theo mô hình khái niệm của tiêu chuẩn ISO 19115 là được mã hóa trong một tài liệu GM, các kỹ thuật thực hiện tương ứng quy định tại tiêu chuẩn ISO/TS 19139 được sử dụng để mã hóa các thông tin siêu dữ liệu.
VÍ DỤ: Giả sử rằng một kiểu đối tượng "đường" (road) có thể được kết hợp với hai phần tử siêu dữ liệu, một thuộc thuộc tính lượng dữ liệu "horizontalAbsolutAccuracy" và một thuộc tính "siêu dữ liệu" chung tiêu chuẩn ISO/TS 19139.
Điều này có thể được ánh xạ trong lược đồ ứng dụng như sau bởi gói các thuộc tính siêu dữ liệu trong một thuộc tính phức hợp:
Khi đó, một thể hiện của một đối tượng đường (Road) có thể như sau:
Một mã hóa thay thế mô tả các thuộc tính siêu dữ liệu như là thuộc tính riêng của đối tượng sẽ là:
Lúc đó, thể hiện ví dụ sẽ như sau:
CHÚ THÍCH 2: Giả định rằng một tập dữ liệu sẽ được cho phép chứa các phần tử siêu dữ liệu Dublin Core. Điều này có thể được ánh xạ trong lược đồ ứng dụng như sau:
Một ví dụ thể hiện có thể như sau:
8 Lược đồ GML - Xlinks và một số kiểu cơ bản
8.1 Xlinks - Liên kết đối tượng và các thuộc tính từ xa
Chi tiết kỹ thuật Xlink tiêu chuẩn hiện sẵn có từ W3C.
CHÚ THÍCH: Một tài liệu lược đồ xlinks.xsd được cung cấp như một phần của tài liệu lược đồ GML trong Phụ lục C.
Thành phần Xlink được sử dụng trong GML để thực hiện các liên kết giữa các đối tượng tham chiếu. Các phần tử thuộc tính GML (xem 6.2.3) có thể mang thuộc tính Xlink, có hỗ trợ mã hóa một mối quan hệ liên kết bằng cách tham chiếu, tên của các phần tử thuộc tính biểu thị vai trò mục tiêu trong liên kết. Thành phần Xlink quan trọng nhất là:
xlink:href (định danh của tài nguyên đó là mục tiêu của liên kết, được coi là một URI)
Sự xuất hiện của một xlink:href trên một thuộc tính GML chỉ ra rằng giá trị của thuộc tính sẽ được tìm thấy bằng cách đi qua các liên kết, đó là giá trị được trỏ đến bởi giá trị của thuộc tính xlink:href. Theo thuật ngữ của Xlink, thuộc tính GML với thuộc tính xlink:href đôi khi được gọi là thuộc tính từ xa.
Các thành phần Xlink khác được sử dụng để chỉ ra ngữ nghĩa bổ sung của mối quan hệ. Hữu ích nhất trong số này là
xlink:role (Mô tả bản chất của tài nguyên mục tiêu, được coi là một URI)
xlink:arcrole (Mô tả về vai trò hoặc mục đích của tài nguyên mục tiêu liên quan đến các nguồn tài nguyên hiện tại, được coi là một URI)
xlink:title (Mô tả liên kết hoặc các tài nguyên mục tiêu, được coi là văn bản)
Đối với định nghĩa đầy đủ của các thành phần này và xlink khác, bao gồm cả việc sử dụng chúng trong các bản đồ liên kết xlink mở rộng, tham chiếu tới chi tiết kỹ thuật xlink.
Một tham chiếu URI [URI] được xác định là một lựa chọn tùy chọn giữa một URI tuyệt đối hoặc tương đối, theo sau bởi định danh đoạn bao gồm một ký tự ("#") và thông tin tham chiếu bổ sung. Đối với thuộc tính đối tượng GML và các liên kết từ xa, thông tin tham chiếu bổ sung này sẽ là một trong những điều sau:
- một cách viết tắt (trước đây được gọi là "barename") XPointer [XPointer Framework] bao gồm giá trị của thuộc tính gml:id của một đối tượng GML, hoặc
- một lược đồ phần tử () dựa vào XPointer [XPointer element()], hoặc
- một lược đồ xpointer() dựa vào XPointer [XPointer xpointer()] có chứa biểu thức XPath [XPath] chọn lọc một đối tượng GML, tùy chọn trước bởi một hoặc nhiều lược đồ xmlns() dựa vào XPointer(s) [XPointer xmlns()] xác định các tiền tố không gian tên được sử dụng trong các biểu thức XPath.
Một URI mà không chứa một URI tuyệt đối hoặc tương đối, nhưng bao gồm toàn bộ một định danh đoạn, đề cập đến một đối tượng GML ở nơi khác trong cùng một tài liệu GML.
URI tuyệt đối và tương đối có thể bao gồm một thành phần truy vấn gồm một dấu chấm hỏi ("?"), tiếp theo là một truy vấn được giải thích bởi các nguồn tài nguyên. Đối với thuộc tính đối tượng GML và các liên kết từ xa, bất kỳ truy vấn như vậy sẽ là một yêu cầu dịch vụ trả về một đối tượng GML. URI có chứa một truy vấn như vậy có thể hoặc không thể sử dụng một định danh đoạn, tùy thuộc vào cú pháp yêu cầu theo quy định của dịch vụ.
Trong lược đồ GML, Xlinks đơn giản được sử dụng độc quyền để biểu thị vai trò liên kết của các đối tượng GML và để biểu thị giá trị thuộc tính tham chiếu từ xa.
VÍ DỤ 1: Một tham chiếu đến một phần tử đối tượng trong cùng một tài liệu GML có thể được mã hóa như sau:
<myProperty xlink:href="#o1"/>
VÍ DỤ 2: Một tham chiếu đến một phần tử đối tượng trong một tài liệu XML từ xa bằng cách sử dụng giá trị gml: id của đối tượng có thể được mã hóa như sau:
VÍ DỤ 3: Một tham chiếu đến một phần tử đối tượng trong một tài liệu XML từ xa (hoặc kho lưu trữ đối tượng GML) sử dụng giá trị thuộc tính gml :identifier của đối tượng đó, có thể được mã hóa như sau:
VÍ DỤ 4: Một tham chiếu đến một phần tử đối tượng với một tên tài nguyên thống nhất có thể được mã hóa như sau (lưu ý rằng một giải quyết URN là cần thiết để giải quyết các URN và truy cập các đối tượng tham chiếu):
Các kiểu dữ liệu IDREF và các phần tử duy nhất, khóa, và khóa tham chiếu (keyref) được định nghĩa trong XML và thông số kỹ thuật lược đồ XML cung cấp nhận dạng thay thế và các cơ chế liên kết với các kiểu dữ liệu ID và tham chiếu Xlink sử dụng trong một tài liệu XML đơn nhất. Mặc dù các thành phần XML có thể được sử dụng trong lược đồ XML, các thành phần này không có vai trò tiêu chuẩn trong GML, và không thể được sử dụng để biểu thị vai trò liên kết của các đối tượng GML hoặc giá trị thuộc tính tham chiếu từ xa.
Lược đồ W3C XML cung cấp một tập hợp các kiểu đơn giản trong đó xác định phương pháp để biểu diễn các giá trị ngữ nghĩa mà không cần đánh dấu nội bộ. Chúng được mô tả trong W3C XML Schema Phần 2:2001. Vì GML là một mã hóa XML trong đó trường hợp được mô tả bằng cách sử dụng lược đồ XML, những kiểu đơn giản được sử dụng càng nhiều càng tốt và thiết thực cho việc biểu diễn các kiểu dữ liệu. W3C XML Schema cũng cung cấp các phương pháp để xác định
- kiểu đơn giản mới bằng cách hạn chế và sự kết hợp của các kiểu tích hợp, và
- kiểu phức hợp, với nội dung đơn giản, nhưng cũng có các thuộc tính XML.
Ở nhiều địa điểm, nơ một kiểu đơn giản phù hợp được xây dựng là không có sẵn, những kiểu nội dung đơn giản có nguồn gốc cơ chế lược đồ XML được sử dụng cho việc biểu diễn các kiểu dữ liệu trong GML.
Một tập hợp của các kiểu nội dung đơn giản được yêu cầu của một số thành phần GML được định nghĩa trong lược đồ basicTypes, cũng như một số phần tử dựa trên chúng. Đây là những chủ yếu dựa trên các thành phần cần thiết để ghi số lượng, tổng số, cờ và các điều khoản, cùng với hỗ trợ cho các trường hợp ngoại lệ hoặc giá trị null.
CHÚ THÍCH: Các kiểu cơ bản và những phần tử được mô tả trong tài liệu lược đồ basicTypes tại Phụ lục C. Các lược đồ được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:basicTypes:3.2.1
8.2.2 Mối liên hệ với tiêu chuẩn ISO/TS 19103
ISO/TS 19103 xác định kiểu cơ bản cho các lược đồ khái niệm trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100. GML thực hiện một tập hợp con của các kiểu cơ bản như mô tả trong D.2.2.
CHÚ THÍCH: Một số các tiêu chuẩn ISO/TS 19103 kiểu cơ bản được quy định trong các tài liệu lược đồ khác của lược đồ GML.
8.2.3.1 NilReasonType
gml :NilReasonType định nghĩa một mô hình nội dung cho phép ghi một lời giải thích cho một giá trị rỗng hoặc ngoại lệ khác.
gml :NilReasonType là hợp nhất của các giá trị liệt kê sau đây:
- "inapplicable" (không áp dụng): không có giá trị
- "missing": giá trị chính xác không có sẵn cho trình gửi dữ liệu này. Hơn nữa, một giá trị đúng có thể không tồn tại
- "template": giá trị sẽ có sau này
- "unknown": giá trị chính xác không được biết đến, và không ước tính bởi trình gửi dữ liệu này. Tuy nhiên, một giá trị chính xác có thể tồn tại
- "withheld": giá trị không được tiết lộ
- "other:"+text: giải thích ngắn gọn khác, nơi mà văn bản là một chuỗi của hai hoặc nhiều ký tự không bao gồm dấu cách
Và
- anyURI tham chiếu một nguồn tài nguyên trong đó mô tả lý do cho ngoại lệ.
- Một cộng đồng cụ thể có thể chọn để chỉ định ngữ nghĩa chi tiết hơn các giá trị tiêu chuẩn được cung cấp. Ngoài ra, phương pháp URI cho phép một lời giải thích cụ thể hoặc đầy đủ hơn cho sự vắng mặt của một giá trị được cung cấp ở nơi khác và chỉ định bởi tham chiếu trong một tài liệu thể hiện.
gml:NilReasonType được sử dụng như một thành viên của một hợp nhất trong một số kiểu nội dung đơn giản được xác định dưới đây (xem 7.2.3.4, 7.2.4.1 , 7.2.4.2, 7.2.4.3), nó cần thiết cho phép một giá trị từ hợp nhất NilReasonType như một thay thế cho các kiểu chính.
8.2.3.2 Các phần tử được trình bày "nillable"
Thuộc tính lược đồ XML nillable có thể bao gồm trong mọi phần tử khai báo trong một lược đồ.
CHÚ THÍCH: Mặc định nillable thuộc tính lược đồ có giá trị là "false".
VÍ DỤ 1: Những tuyên bố phần tử sau đây minh họa cho việc sử dụng thuộc tính nillable:
Bằng cách khai báo một phần tử như nillable (nillable ="true"), một thể hiện phần tử đó có thể bỏ qua nội dung của nó trường hợp một giá trị rỗng thường không hợp lệ trong lược đồ bằng cách cung cấp một thuộc tính nil từ không gian tên thể hiện lược đồ XML với giá trị "true".
VÍ DỤ 2: Các phần tử được khai báo với thuộc tính nillable="true" trong lược đồ có thể xuất hiện trong những tài liệu thể hiện như sau:
Việc trình bày một phần tử nil (không) là một thực hiện kiểu dữ liệu "Void" (trống) theo tiêu chuẩn ISO IEC 11404, tức là mô tả "một đối tượng có sự hiện diện yêu cầu cú pháp hoặc ngữ nghĩa, nhưng không mang thông tin trong một trường hợp nhất định" [ISO/IEC 11404].
CHÚ THÍCH: Đây là sự khác nhau để khai báo phần tử với thuộc tính cardinality (số các phần tử trong một tập hợp) thiết lập để tạo phần tử tùy chọn, chẳng hạn như:
<element name= "amount" type= "double" minOccurs= "0"/>
Điều này cho phép phần tử được bỏ qua trong thể hiện trọn vẹn.
Trong một số trường hợp có yêu cầu khai báo một phần tử trong một lược đồ ứng dụng nillable, nó có thể được tiện lợi bằng cách bổ sung một thuộc tính kiểu gml :NilReasonType.
VÍ DỤ 3: Các thành phần lược đồ ứng dụng
sẽ cho phép các thể hiện được tăng cường với một thuộc tính bổ sung giải thích sự vắng mặt của một giá trị, chẳng hạn như
Trong lược đồ GML và trong lược đồ ứng dụng GML, cấu trúc "nillable" và "nilReason" có thể được sử dụng trên các phần tử mô tả các thuộc tính GML (xem 6.2.3). Điều này cho phép các thuộc tính là một phần nội dung của các đối tượng và các đối tượng trong GML và ngôn ngữ ứng dụng GML sẽ được khai báo là bắt buộc, trong khi vẫn cho phép chúng xuất hiện không có giá trị trong một tài liệu thể hiện.
CHÚ THÍCH: Các phần tử nội dung đơn giản và các phần tử nội dung phức hợp có thể được khai báo là nillable, vì vậy cấu trúc này cho phép một cú pháp thống nhất cho các thuộc tính với giá trị void (trống).
8.2.3.3 SignType
gml:SignType là một kiểu tiện lợi với giá trị "+" (cộng) và (trừ).
CHÚ THÍCH: Các phần tử hoặc các thuộc tính của kiểu này được sử dụng ở những nơi khác nhau, ví dụ như để chỉ ra hướng của các đối tượng topo với "+" cho phía trước , hoặc cho phía ngược lại.
8.2.3.4 booleanOrNilReason, doubleOrNilReason, integerOrNilReason, NameOrNilReason, stringOrNilReason
Các kiểu gml :booleanOrNilReason, gml :doubleOrNilReason, gml :integerOrNilReason,
gml :NameOrNilReason, gml :stringOrNilReason cung cấp phần mở rộng cho kiểu đơn giản gắn liền với lược đồ XML tương ứng cho phép một sự lựa chọn hoặc một giá trị của kiểu đơn giản gắn liền hoặc một lý do cho một giá trị trống. Chúng được xây dựng như sau:
8.2.3.5 CodeType, CodeWithAuthorityType
gml:CodeType là một kiểu phổ biến được sử dụng cho một thuật ngữ, từ khóa hoặc tên.
Nó thêm một thuộc tính XML codeSpace vào một thuật ngữ, trong đó giá trị của thuộc tính codeSpace (nếu có) sẽ chỉ ra một từ điển, bộ từ điển lớn, lược đồ phân kiểu, thẩm quyền, hoặc mẫu thuật ngữ.
VÍ DỤ: Lược đồ gmlBase chứa khai báo phần tử sử dụng kiểu (xem 7.2.3.5):
<element name="name" type="gml:CodeType"/>
do đó, một phần tử tương ứng có thể xuất hiện trong một tài liệu thể hiện như sau:
Trong ví dụ này "St Paul" được khẳng định là một tên có ý nghĩa phù hợp với http://www.ukusa.gov/placenames. Lưu ý rằng trong mọi trường hợp các quy tắc cho các giá trị, bao gồm những thứ như hạn chế tính độc đáo, được thiết lập bởi cơ quan chịu trách nhiệm về codeSpace.
Kiểu nguồn gốc kiểu gml :CodeWithAuthorityType yêu cầu các thuộc tính codeSpace được cung cấp trong một thể.
8.2.3.6 MeasureType, Uomldentifier
gml :MeasureType hỗ trợ ghi một số mã hóa như là một giá trị kép của XML Schema, cùng với một đơn vị đo lường được chỉ định bởi một thuộc tính uom, viết tắt của "đơn vị đo lường". Giá trị của thuộc tính uom xác định một hệ thống tham chiếu cho giá trị thực, thường là một tỷ lệ hoặc phạm vi thời gian.
gml.MeasureType được xác định như sau:
VÍ DỤ: Một lược đồ ứng dụng có thể chứa một tuyên bố phần tử sử dụng kiểu này:
Các phần tử tương ứng với điều này có thể xuất hiện trong một tài liệu thể hiện dữ liệu như sau:
<height uom= "m">1.4224</height>
<height uom= "http://www.equestrian.org/units/hands">14</height>
trong đó giá trị của thuộc tính uom xác định các đơn vị đo lường hoặc một nguồn tài nguyên xác định các đơn vị đo lường.
Kiểu đơn giản gml:Uomldentifer xác định cú pháp và không gian giá trị của đơn vị định danh phép đo. Đây là kiểu hợp nhất định nghĩa như sau:
Phần tử đầu tiên của kiểu hợp nhất gml:UomSymbol, được xác định như sau:
Kiểu này chỉ định một chuỗi ký tự có độ dài ít nhất một, và hạn chế như vậy mà nó không được chứa bất kỳ các ký tự sau: " :" (dấu hai chấm ), " " (không gian ), (dòng mới ), (vận chuyển trở lại ), (tab). Điều này cho phép các giá trị tương ứng với chữ viết tắt quen thuộc, chẳng hạn như "kg", "m/s", vv.
CHÚ THÍCH: Nó đề nghị các biểu tượng có một định danh cho một đơn vị đo lường theo quy định tại "Mã thống nhất đơn vị đo - Unified Code of Units of Measure (UCUM)" (http://aurora.regenstrief.org/UCUM). Điều này cung cấp một tập hợp các biểu tượng và ngữ pháp để xây dựng định danh cho đơn vị đo lường thống nhất, và có thể dễ dàng nhập vào với một bàn phím hỗ trợ bộ ký tự hạn chế được biết là 7-bit ASCII. ISO 2955 trước đây cung cấp một đặc điểm kỹ thuật với phạm vi này, nhưng đã bị hủy bỏ trong năm 2001. UCUM phong phú sau tiêu chuẩn ISO 2955 với những thay đổi để kiểu bỏ sự mơ hồ và các vấn đề khác.
Phần tử thứ 2 của kiểu hợp nhất gml.UomURI, được định nghĩa như sau:
Kiểu này chỉ định một URI, hạn chế nó phải bắt đầu với một trong những chuỗi sau: "./" "#", "../", Hoặc một chuỗi ký tự theo sau bởi một ký tự ":". Các mẫu đảm bảo rằng hình thức URI phổ biến nhất được hỗ trợ, bao gồm cả các URI tuyệt đối và URI tương đối là những định danh đoạn đơn giản, nhưng nghiêm cấm một số hình thức URI tương đối có thể bị nhầm lẫn với biểu tượng đơn vị đo lường.
CHÚ THÍCH: Có thể viết lại như một URI tương đối để phù hợp với các hạn chế (ví dụ: "./m/s").
Trong một tài liệu thể hiện, trên các phần tử của kiểu gml :MeasureType thuộc tính uom bắt buộc phải thực hiện một giá trị tương ứng với một trong hai
- Một đơn vị quy ước của biểu tượng đo lường
- Một liên kết tới một định nghĩa một đơn vị đo lường không có biểu tượng quy ước, hoặc khi đó là yêu cầu chỉ ra một định nghĩa chính xác hoặc biến thể.
8.2.3.7 CoordinatesType
Kiểu này bị phản đối cho dữ liệu với giá trị tung độ mà là những con số
gml:CoordinatesType là một chuỗi văn bản, dự định sẽ được sử dụng để ghi lại một loạt các bộ dữ liệu hoặc tọa độ.
Trong khi nó không thể để thực thi các cấu trúc bên trong của chuỗi thông qua xác nhận lược đồ, một số thuộc tính tùy chọn được cung cấp trong các phiên bản trước của GML để hỗ trợ mô tả về cấu trúc bên trong. Những thuộc tính này không được tán thành. Các thuộc tính đã được dự định sẽ được sử dụng như sau:
Decimal biểu tượng được sử dụng cho một điểm thập phân (mặc định - một dấu chấm)
cs biểu tượng được sử dụng để tách các thành phần trong một tập hoặc chuỗi tọa độ.
(mặc định ="," một dấu phẩy)
ts biểu tượng được sử dụng để tách tập hoặc chuỗi tọa độ.
(mặc định =" " một dấu cách)
Kể từ khi nó dựa trên kiểu chuỗi lược đồ XML gml :CoordinatesType có thể được sử dụng trong việc xây dựng các bảng tập dữ liệu hoặc mảng của tập dữ liệu, bao gồm cả những tập dữ liệu có chứa cả văn bản và các giá trị số.
VÍ DỤ:
8.2.4.1 booleanList, doubleList, integerList, NameList, NCNameList, QNameList,
booleanOrNilReasonList, NameOrNilReasonList, doubleOrNilReasonList,
integerOrNilReasonList
Một tập hợp các kiểu danh sách các giá trị đơn giản được xây dựng phù hợp với các mô hình sau:
Những kiểu được định nghĩa là một danh sách các giá trị của các kiểu đơn giản gắn với lược đồ XML, hoặc các kiểu hợp nhất quy định tại các điểm trước đó. Các kiểu ... OrNilReasonList hỗ trợ lý do giá trị không (số không) xen kẽ trong danh sách.
CHÚ THÍCH 1: Các kiểu được cung cấp như các kiểu tiện lợi. Chúng có thể hữu ích trong trường hợp một kiểu nội dung đơn giản được xác định đó là một sự hợp nhất của một danh sách và một kiểu nội dung đơn giản khác.
CHÚ THÍCH 2: Một số kiểu bắt đầu với một chữ viết hoa, một số với chữ viết thường. Lý do là trường hợp của các kiểu cơ bản XML Schema đã được duy trì trong các kiểu GML cho rõ ràng.
CHÚ THÍCH 3: Một phần tử trong đó sử dụng một trong các kiểu gồm có một danh sách khoảng trắng phân tách giữa các thành viên của các kiểu có liên quan (xem http://www.w3.org/TR/xmlschema-2/#atomic-vs-list chi tiết hơn về cấu trúc danh sách XML).
CHÚ THÍCH 4: Không kiểu nào trong số các kiểu danh sách được xác định ở đây sử dụng một chuỗi XML Schema là một mục. Lý do cho điều này là một chuỗi có thể bao gồm khoảng trắng được gắn vào, linefeeds, vv (http://www.w3.org/TR/xmlschema-2/#string). Từ khoảng trắng hoạt động như tách mục trong một thể hiện danh sách, sẽ có sự không rõ ràng trong việc xác định các mục có khả năng chứa khoảng trắng. Mặt khác, một thể hiện của kiểu tên lược đồ XML có thể không chứa khoảng trắng (http://www.w3.org/TR/2000/WD-xml-2e-20000814#NT-Name), vì vậy điều này có thể được sử dụng một cách an toàn trong bối cảnh danh sách. Hệ quả của việc này là nếu một thuật ngữ có thể chứa khoảng trắng, lúc đó một thuật ngữ có thể không xảy ra trong một thể hiện danh sách.
8.2.4.2 CodeListType, CodeOrNilReasonListType
Hai kiểu gml :CodeListType và gml :CodeOrNilReasonListType cung cấp cho các danh sách các thuật ngữ. Các định nghĩa lược đồ như sau:
Các giá trị trong một phần tử thể hiện của gml :CodeListType có giá trị phù hợp với các quy tắc của từ điển, phân kiểu lược đồ, hoặc được xác định bởi giá trị của thuộc tính codeSpace của nó:
VÍ DỤ: Một lược đồ ứng dụng có thể chứa một tuyên bố phần tử sử dụng kiểu này:
<element name = "species" type = "gml:CodeListType"/>
Do đó, một phần tử tương ứng có thể xuất hiện trong một tài liệu thể hiện như sau:
<species codeSpace= "http://my.big.org/florelegium">dryandra banksia hardenbergia lavender
nơi các mục được liệt kê là từ "http://my.big.org/florelegium" mà là một (giả) danh sách các hoa
Một phần tử thể hiện của gml :CodeOrNilReasonListType cũng có thể bao gồm giá trị nhúng từ gml :NilReasonType. Nó được thiết kế để sử dụng trong các tình huống mà một thuật ngữ hoặc phân kiểu được chờ đợi, nhưng giá trị có thể vắng mặt vì lý do nào đó.
8.2.4.3 MeasureListType, MeasureOrNilReasonListType
Hai kiểu gml :MeasureListType và gml :MeasureOrNilReasonListType cung cấp các danh sách về số lượng. Các định nghĩa lược đồ như sau:
VÍ DỤ: Một lược đồ ứng dụng có thể chứa các khai báo thành phần sử dụng các kiểu
Trong cả hai ví dụ tất cả các giá trị trong danh sách được mô tả bằng cách sử dụng cùng một tỷ lệ.
Trong ví dụ thứ hai là một giá trị mô tả lý do cho một giá trị không xuất hiện nơi một phép đo pháp thường được chờ đợi, nhưng giá trị có thể vắng mặt vì một vài lý do.
Một đối tượng GML là một đối tượng được mã hóa bằng cách sử dụng GML.
VÍ DỤ: Một con đường, một dòng sông, một người, một chiếc xe, một khu vực hành chính, một sự kiện...
Lược đồ đối tượng cung cấp một khung cho việc tạo ra các đối tượng GML và tập hợp đối tượng.
CHÚ THÍCH: Tài liệu lược đồ đối tượng feature.xsd (xem Phụ lục C) được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng cú pháp URN):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:feature:3.2.1
Mô hình đối tượng GML tuân theo nguyên tắc quy định trong tiêu chuẩn ISO 19109:2005, điều 7. Nó cung cấp một tuân thủ, thực hiện một phần của tiêu chuẩn ISO 19109 Mô hình đối tượng chung. Mối quan hệ được trình bày chi tiết trong D.2.6.
CHÚ THÍCH: Các mô hình đối tượng GML cũng rút ra khái niệm tập hợp đối tượng từ điều 5 và 10 trong tiêu chuẩn.
9.3.1 AbstractFeatureType
Mô hình đối tượng cơ bản được đưa ra bởi các gml : AbstractFeatureType, được định nghĩa trong lược đồ như sau:
Mô hình nội dung cho gml : AbstractFeatureType thêm hai thuộc tính cụ thể phù hợp với đối tượng địa lý mô hình nội dung quy định tại gml : AbstractGMLType.
Giá trị của thuộc tính gml : boundedBy mô tả một hình bao vây quanh thể hiện đối tượng thực thể, và được dùng ưu tiên để hỗ trợ tìm kiếm nhanh các đối tượng xảy ra ở một vị trí trực tiếp.
Giá trị của thuộc tính gml:location mô tả quy mô, vị trí hoặc vị trí tương đối của các đối tượng. gml :location bị phản đối như một phần của mô hình nội dung tiêu chuẩn của gml : AbstractFeatureType.
9.3.2 AbstractFeature
Các phần tử gml : AbstractFeature được khai báo như sau:
<element name="AbstractFeature" type="gml:AbstractFeatureType" abstract="true" substitutionGroup="gml:AbstractGML"/>
Phần tử trừu tượng này phục vụ như phần tử đầu tiên của một nhóm thay thế mà có thể chứa bất kỳ phần tử có mô hình nội dung bắt nguồn từ gml :AbstractFeatureType. Phần tử này có thể được sử dụng như là một biến trong việc xây dựng các mô hình nội dung.
gml : AbstractFeature có thể được hiểu như "bất cứ vật gì là một đối tượng GML" và có thể được sử dụng để xác định các biến hay các mẫu trong đó giá trị của một thuộc tính GML là "bất kỳ đối tượng nào". Điều này đặc biệt xảy ra trong một tập hợp đối tượng GML (xem 8.9), nơi các thuộc tính đối tượng chứa một hoặc nhiều bản sao của gml : AbstractFeature tương ứng.
9.4 Thuộc tính đối tượng chuẩn
9.4.1 boundedBy, BoundingShapeType, EnvelopeWithTimePeriod, Envelope WithTimePeriodType
Thuộc tính này mô tả các khung giới hạn tối thiểu hoặc hình chữ nhật bao quanh toàn bộ đối tượng. Mô hình nội dung của nó như sau:
Các phần tử gml: Envelope được định nghĩa trong điều 9.1.4.6
Một giá trị không (nil) được mã hóa như mô tả trong 7.2.3.2. Các thuộc tính nilReason có thể được sử dụng trong trường hợp này để xác định lý do cho giá trị con không.
Giá trị của gml: Null, được sử dụng trong các phiên bản trước của GML để mã hóa một mức độ nào là không thích hợp hoặc không có sẵn cho một số lý do, đã bị phản đối.
CHÚ THÍCH 1: Khi một hình bao được định nghĩa đơn giản bởi vị trí của hai góc đường chéo đối lập, những dấu chân chính xác của một hình bao phụ thuộc vào hệ quy chiếu được sử dụng. Nếu đối tượng được mô tả có mức độ không, lúc đó hai góc sẽ trùng và các hình bao có kích thước bằng không. Các thuộc tính gml: boundedBy được cung cấp bởi một nhà cung cấp dữ liệu cho sự tiện lợi. Giá trị của hình bao thường có thể tính toán bởi người dùng dữ liệu từ các thuộc tính không-thời gian của một đối tượng. Đối với tất cả các thuộc tính, đó là trách nhiệm của nhà cung cấp dữ liệu để đảm bảo rằng giá trị là đúng.
Đối với các hình bao gồm có một phạm vi thời gian, thuộc tính gml: EnvelopeWithTimePeriod được cung cấp, được định nghĩa như sau:
Điều này cho biết thêm hai thuộc tính vị trí thời gian, gml: beginPosition và gml: endPosition, trong đó mô tả phạm vi của một bao-thời gian.
Khi gml :EnvelopeWithTimePeriod được gán cho đầu nhóm thay thế gml : Envelope, nó có thể được sử dụng bất cứ khi nào gml: Envelope là hợp lệ.
CHÚ THÍCH 2: Giống như tất cả các phần tử hình học có nguồn gốc từ gml : AbstractGeometryType (xem 9.1.3.1), hệ quy chiếu tọa độ được sử dụng cho các vị trí xác định gml: Envelope có thể được chỉ ra bằng cách sử dụng thuộc tính XML tùy chọn srsName. Nếu hệ quy chiếu được sử dụng bao gồm một trục thời gian, lúc đó gml :Envelope có thể được sử dụng trực tiếp để mô tả một mức độ không gian-thời gian.
9.4.2 locationName, locationReference
Các thuộc tính phần tử gml : locationName là một thuộc tính tiện lợi, mô tả vị trí của đối tượng. Nó được định nghĩa như sau:
<element name="locationName" type=" gml:CodeType"/>
Nếu tên địa điểm được lựa chọn từ một danh sách kiểm soát, lúc đó danh sách được xác định bằng thuộc tính codeSpace.
Các thuộc tính phần tử gml : location Reference là một thuộc tính tiện lợi, giá trị văn bản được tham chiếu bởi thuộc tính Xlink : href mô tả vị trí của đối tượng này. Nó được định nghĩa như sau:
VÍ DỤ: Các trường hợp sau đây minh họa những cách khác nhau phần tử gml : locationName hoặc gml : locationReference có thể xuất hiện trong một thể hiện dữ liệu.
Vị trí được mô tả sử dụng một tên từ một nguồn được kiểm soát:
9.4.3 FeaturePropertyType, FeatureArrayPropertyType
Một lớp đặc biệt của các thuộc tính xác định mối liên kết giữa các đối tượng. Các sử dụng mô hình gml : AssociationRoleType như sau:
Đôi khi nó được sử dụng để xác định một thuộc tính có chứa một loạt các đối tượng khác. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một kiểu thuộc tính mảng đối tượng theo quy định mô hình nội dung sau đây:
Tên ứng dụng cụ thể được lựa chọn cho các thuộc tính hình học trong lược đồ ứng dụng GML. Tên của các thuộc tính nên được lựa chọn để thể hiện ngữ nghĩa của các giá trị. Sử dụng tên ứng dụng cụ thể là phương pháp ưu tiên dành cho tên của thuộc tính bao gồm thuộc tính hình học.
Không có giới hạn trong kiểu thuộc tính hình học của một kiểu đối tượng có thể có miễn là giá trị thuộc tính là một đối tượng hình học có thể thay thế cho gml: AbstractGeometry.
VÍ DỤ 1: Một kiểu đối tượng RadioTower có thể có một vị trí trả về một hình học điểm để xác định vị trí của nó thông qua một điểm đại diện, và có một thuộc tính hình học được gọi là floorSpace trả về hình dạng bề mặt mô tả cấu trúc vật lý của nó, và chưa có một thuộc tính hình học thứ ba được gọi là serviceArea trả về hình dạng bề mặt mô tả khu vực mà sự chuyển giao của nó có thể được thừa nhận.
Lược đồ GML bao gồm các kiểu thuộc tính được xác định trước có thể được sử dụng như các kiểu phần tử thuộc tính hình học.
Bảng 4 - Các kiểu thuộc tính hình học được xác định trước
Kiểu thuộc tính lược đồ XML |
Kiểu đối tượng hình học liên kết (tên phần tử) |
PointPropertyType |
Point |
CurvePropertyType |
AbstractCurve LineString Curve OrientableCurve CompositeCurve |
SurfacePropertyType |
AbstractSurface Polygon Surface OrientableSurface CompositeSurface |
SolidPropertyType |
AbstractSolid Solid CompositeSolid |
MultiPointPropertyType |
MultiPoint |
MultiCurvePropertyType |
MultiCurve |
MultiSurfacePropertyType |
MultiSurface |
MultiSolidPropertyType |
MultiSolid |
MultiGeometryPropertyType |
MultiGeometry |
PointArrayPropertyType |
Point(s) |
CurveArrayPropertyType |
AbstractCurve(s) LineString(s) Curve(s) OrientableCurve(s) CompositeCurve(s) |
SurfaceArrayPropertyType |
AbstractSurface(s) Polygon(s) Surface(s) OrientableSurface(s) CompositeSurface(s) |
SolidArrayPropertyType |
AbstractSolid(s) Solid(s) CompositeSolid(s) |
Tương tự các thuộc tính hình học, tên ứng dụng cụ thể được lựa chọn có thuộc tính tô-pô trong lược đồ ứng dụng GML. Tên của các thuộc tính nên được lựa chọn để thể hiện ngữ nghĩa của các giá trị.
VÍ DỤ: Một kiểu đối tượng StatisticalArea có thể có một hoặc nhiều thuộc tính ranh giới trả về một TopoCurve đại diện cho ranh giới của khu vực thống kê, một hoặc nhiều thuộc tính bề mặt trả về một TopoSurface đại diện cho khu vực thống kê chính nó.
Lược đồ GML bao gồm các kiểu thuộc tính được xác định trước có thể được sử dụng như các kiểu phần tử thuộc tính tô-pô. Bốn thuộc tính đầu tiên của những thuộc tính này biểu diễn phương hướng, trong khi những thuộc tính khác thì không.
Bảng 5 - Các kiểu thuộc tính tô-pô được xác định trước
Kiểu thuộc tính lược đồ XML |
Kiểu đối tượng địa hình học liên kết (tên phần tử) |
DirectedNodePropertyType |
Node |
DirectedEdgePropertyType |
Edge |
DirectedFacePropertyType |
Face |
DirectedTopoSolidPropertyType |
TopoSolid |
TopoCurvePropertyType |
TopoCurve |
TopoSurfacePropertyType |
TopoSurface |
TopoVolumePropertyType |
TopoVolume |
TopoComplexPropertyType |
TopoComplex |
Như hình học và thuộc tính hình học tô-pô, định nghĩa của phần tử thuộc tính thời gian là trách nhiệm của các nhà thiết kế lược đồ ứng dụng.
VÍ DỤ: Một kiểu đối tượng Building (xây dựng) có thể có một thuộc tính constructionTime có kiểu XML là "gml : TimePeriodPropertyType", một thuộc tính completionTime có kiểu XML là "gml : TimelnstantPropertyType" và một thời kỳ có kiểu XML là "duration (thời gian)" hoặc "gml: TimelntervalLengthType".
Các kiểu xuất hiện trong Bảng 6 được cung cấp để sử dụng trực tiếp trong việc khai báo các phần tử thuộc tính.
Bảng 6 - Các kiểu thuộc tính thời gian chính thức được xác định trước
Kiểu thuộc tính lược đồ XML |
Kiểu đối tượng thời gian liên kết (tên phần tử) |
TimePrimitivePropertyType |
AbstractTimePrimitive AbstractTimeGeometricPrimitive Timelnstant TimePeriod AbstractTimeTopologyPrimitive TimeEdge TimeNode |
TimeGeometricPrimitivePropertyType |
AbstractTimeGeometricPrimitive Timelnstant TimePeriod |
TimelnstantPropertyType |
Timelnstant |
TimePeriodPropertyType |
TimePeriod |
TimeTopology PrimitivePropertyType |
AbstractTimeTopologyPrimitive TimeEdge TimeNode |
TimeEdgePropertyType |
TimeEdge |
TimeNodePropertyType |
TimeNode |
TimeTopologyComplexPropertyType |
TimeTopologyComplex |
TimeOrdinalEraPropertyType |
TimeOrdinalEra |
TimeCalendarPropertyType |
TimeCalendar |
TimeCalendarEraPropertyType |
TimeCalendarEra |
TimeClockPropertyType |
TimeClock |
TimePositionType |
- (simple type) |
xsd:duration |
- (simple type) |
TimelntervalLengthType |
- (simple type) |
Các kiểu thuộc tính thời gian được liệt kê ở trên cung cấp một tập hợp khá đầy đủ các thành phần cho liên kết thông tin thời gian với các đối tượng địa lý và các đối tượng khác.
9.8 Xác định kiểu đối tượng ứng dụng cụ thể
Tất cả các kiểu đối tượng cụ thể được xác định trong lược đồ ứng dụng được thực hiện như các phần tử XML toàn cục có mô hình nội dung (kiểu lược đồ XML) có nguồn gốc từ gml : AbstractFeatureType, và do đó tất cả các đối tượng GML kế thừa thuộc tính tùy chọn gml:boundedBy, cũng như tiêu chuẩn gml :identifier, gml :description, gml :descriptionReference và gml :name tính kế thừa lần lượt từ gml : AbstractGMLType, trừ khi bất kỳ thuộc tính nào bị chặn trong một gốc bằng cách hạn chế. gml : AbstractFeatureType cũng được thừa hưởng gml : id từ gml : AbstractGMLType và đây là phương tiện ưu tiên hỗ trợ các định dạng cơ sở dữ liệu trong GML.
CHÚ THÍCH: Các thuộc tính bị phản đối đã được bỏ qua trong danh sách các thuộc tính thừa kế.
Yêu cầu nguồn gốc kiểu này có nghĩa là phần mềm đa dụng được thiết kế để xử lý dữ liệu GML tùy ý sẽ có thể đi qua cây nguồn gốc lược đồ XML để xác định có hay không một phần tử được đưa ra trong các dòng dữ liệu là một đối tượng GML.
Một đối tượng GML có một tập hợp các thuộc tính, nơi tập hợp các thuộc tính cụ thể xác định kiểu đối tượng. Các thuộc tính có giá trị đơn giản, sử dụng các kiểu nội dung đơn giản lược đồ XML, hoặc thuộc tính có thể có giá trị phức hợp, trong trường hợp chúng cần được khai báo sử dụng các mô hình được mô tả trong điều 6.2.3.
Trong lược đồ ứng dụng xác định một đối tượng là một phần tử toàn cục được khai báo có tên là kiểu ngữ nghĩa của các đối tượng trong phạm vi thảo luận. Phần tử toàn cục làm một thành viên của nhóm thay thế gml :AbstractFeature (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Mô hình nội dung của đối tượng có thể là một tên hoặc kiểu phức hợp vô danh.
9.9.1 Tập hợp đối tượng GML
Một tập hợp đối tượng GML là một tập hợp các thể hiện đối tượng GML.
Một tập hợp đối tượng GML là bất kỳ đối tượng GML với một phần tử thuộc tính trong mô hình nội dung của nó có mô hình nội dung bắt nguồn bằng cách mở rộng từ gml : AbstractFeatureMemberType (xem 8.9.2).
Ngoài ra, kiểu phức hợp mô tả mô hình nội dung của tập hợp đối tượng GML cũng có thể bao gồm một tham chiếu đến nhóm thuộc tính gml: AggregationAttributeGroup để cung cấp thêm thông tin về ngữ nghĩa của các tập hợp đối tượng theo quy định tại 6.2.5.1.
VÍ DỤ: Các thành phần lược đồ sau mô hình một tập hợp đơn giản các đối tượng tùy ý; tập hợp được gọi là MyFeatures:
Một ví dụ thể hiện mã hóa một tập hợp với tập hợp ngữ nghĩa mà bao ranh giới được cung cấp:
VÍ DỤ 2: Thông thường, các tập hợp đối tượng sẽ bao gồm thể hiện của một kiểu cụ thể. Trong ví dụ dưới đây, tập hợp đối tượng là một con đường mà bao gồm các đoạn đường:
Một ví dụ thể hiện mảnh mã hóa một tập hợp có thứ tự các đoạn đường được hiển thị dưới đây:
9.9.2 AbstractFeatureMemberType và thuộc tính có nguồn gốc
Để tạo ra một tập hợp các đối tượng GML, một kiểu thuộc tính bắt nguồn bằng cách mở rộng từ gml: AbstractFeatureMemberType.
Các kiểu thuộc tính có nguồn gốc thực hiện theo một trong những mẫu quy định tại 6.2.3 và có thể thiết lập sự đa dạng của các đối tượng trong tập hợp là cần thiết cho mục đích sử dụng của nó. Theo mặc định, kiểu thuộc tính trừu tượng này không bao hàm bất kỳ quyền sở hữu các đối tượng trong tập hợp. Sở hữu thuộc tính của gml: OwnershipAttributeGroup có thể được sử dụng trên một thể hiện phần tử thuộc tính để khẳng định quyền sở hữu thuộc tính của một đối tượng trong tập hợp. Một tập hợp không được sở hữu một đối tượng đã thuộc sở hữu của một đối tượng khác.
9.10 Hệ quy chiếu được dùng trong một hoặc tập các đối tượng
Giá trị của thuộc tính gml : boundedBy cho một đối tượng hoặc tập hợp đối tượng thường là một gml : Envelope. Chung với tất cả các phần tử hình học có nguồn gốc từ gml : AbstractGeometryType (xem 9.1.3.1), hệ quy chiếu tọa độ sử dụng cho các vị trí xác định gml : Envelope có thể được chỉ ra bằng cách sử dụng XML tùy chọn thuộc tính srsName.
Để thuận tiện trong việc xây dựng đối tượng và các thể hiện tập hợp đối tượng, giá trị của thuộc tính srsName trên gml : Envelope đó là giá trị thuộc tính gml : boundedBy của các đối tượng được thừa hưởng tất cả các hình học thể hiện trực tiếp trong tất cả các thuộc tính của tính năng hoặc các thành phần của tập hợp, trừ khi bác bỏ bởi sự hiện diện của một srsName địa phương. Do đó nó không phải là cần thiết cho một hình học để thực hiện một thuộc tính srsName, nếu nó sử dụng cùng hệ quy chiếu như được đưa ra trên thuộc tính gml : boundedBy của đối tượng cha mẹ của nó. Thừa kế hệ quy chiếu liên tục bất kỳ độ sâu làm tổ, nhưng nếu bị bác bỏ bởi một tuyên bố srsName địa phương, lúc đó hệ quy chiếu mới được thừa hưởng bởi tất cả các kết quả của nó một cách lần lượt.
Mặc dù quy định này, tất cả các hình học được sử dụng trong một đối tượng hoặc tập hợp đối tượng có thể mang thuộc tính srsName, để chỉ ra hệ quy chiếu sử dụng tại địa phương, ngay cả khi chúng có cùng nguồn gốc.
10 Lược đồ GML - Hình học nguyên thủy
CHÚ THÍCH 1: mô hình hình học của GML phù hợp với tiêu chuẩn ISO 19107. Các khái niệm cơ bản về các kiểu và các phần tử của mô hình hình học GML được thảo luận trong tài liệu này.
Mục này mô tả các thành phần lược đồ cho hình học nguyên thủy theo quy định của GML.
CHÚ THÍCH 2: tài liệu lược đồ hình học tương ứng, geometryBasic0d1d.xsd, geometryBasic2d.xsd và geometryPrimitives.xsd, xem Phụ lục C, được xác định bởi cú pháp URN:
Bất kỳ phần tử hình học kế thừa ngữ nghĩa của gml: AbstractGeometryType có thể xem như là một tập hợp các vị trí trực tiếp.
Tất cả các lớp bắt nguồn từ gml:AbstractGeometryType kế thừa một liên kết tùy chọn tới một hệ quy chiếu tọa độ. Tất cả các vị trí trực tiếp liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với một hệ quy chiếu tọa độ. Khi các phần tử hình học được tổng hợp trong một phần tử hình học (ví dụ như một gml: MultiGeometry hoặc gml:GeometricComplex), đã có một hệ quy chiếu tọa độ xác định, thì những phần tử này được giả định trong cùng một hệ tọa độ qui chiếu trừ khi có quy định khác.
Mô hình hình học phân biệt hình học nguyên thủy, kết tập và phức hợp.
Hình học nguyên thủy, tức là các thể hiện kiểu con (subtype) của gml:AbstractGeometricPrimitiveType, là mở, có nghĩa là, sẽ không chứa các điểm ranh giới; đường cong sẽ không chứa điểm cuối cùng, bề mặt sẽ không chứa đường cong ranh giới, và các đối tượng dạng khối sẽ không chứa các bề mặt ranh giới.
10.1.2 Mối quan hệ với ISO 19107
Các thành phần hình học không gian của lược đồ GML quy định tại điều 10 và 11, thực hiện một phần của lược đồ không gian (hình học) theo tiêu chuẩn ISO 19107. Mối quan hệ được trình bày chi tiết trong D.2.3.
Các kiểu hình học theo tiêu chuẩn ISO 19107 thực hiện trong GML được quy định trong tiêu chuẩn ISO bổ sung một số ràng buộc được quy định trong tiêu chuẩn ISO 19107 cho các kiểu, trong đó cũng có những ràng buộc trên các thành phần hình học không gian của lược đồ GML.
Ngoài ra, GML xác định thành phần lược đồ hình học không gian bổ sung như mô tả trong điều D.3.5 tới D.3.8.
10.1.3.1 AbstractGeometryType
Tất cả các phần tử hình học đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ kiểu trừu tượng cơ sở này. Một phần tử hình học sẽ có một thuộc tính xác định(gml:id),có thể có một hoặc nhiều tên (các phần tử: gml:identifier và gml:name) và mô tả (các phần tử gml:description và gml:descriptionReference)2). Có thể liên kết với một hệ qui chiếu không gian (Nhóm thuộc tính gml:SRSReferenceGroup).
Các quy tắc sau đây sẽ được thực hiện:
Mỗi kiểu hình học sẽ xuất phát từ kiểu trừu tượng này.
Mỗi phần tử hình học (ví dụ một phần tử của kiểu hình học) sẽ thuộc trong nhóm thay thế AbstractGeometry trực tiếp hoặc gián tiếp.
10.1.3.2 SRSReferenceGroup
Nhóm thuộc tính gml: SRSReferenceGroup là một tham chiếu tùy chọn tới CRS sử dụng bởi hình học này, với thông tin bổ sung tùy chọn để đơn giản hóa việc xử lý các tọa độ khi một định nghĩa hoàn chỉnh hơn về CRS không cần thiết.
Một cách tổng quát các từ các điểm thuộc tính srsName tới thể hiện CRS của gml:AbstractCoordinateReferenceSystem (xem 12.2.3), thì việc tham chiếu không yêu cầu mô tả CRS ở vị trí URI chỉ tới.
Nếu thuộc tính srsName không được đưa ra, CRS sẽ được quy định như một phần trong bối cảnh lớn hơn, trong đó phần tử hình học này là một phần.
VÍ DỤ: Một hình học kết tập hoặc một tập đối tượng là ngữ cảnh điển hình-lớn hơn.
CHÚ THÍCH: Tên-srsName là mặc định. Trong phiên bản hiện tại của GML-crsName sẽ thích hợp hơn, tuy nhiên, trong các phiên bản tương lai các kiểu hệ qui chiếu không gian, tức là những người sử dụng định danh địa lý, có thể được hỗ trợ bởi GML.
Các thuộc tính tùy chọn srsDimension là số giá trị tọa độ ở một vị trí. Chiều không gian này có nguồn gốc từ hệ tọa độ qui chiếu. Khi các thuộc tính srsName được bỏ qua.
10.1.3.3 SRSInformationGroup
Các thuộc tính uomLabels và axisLabels, được định nghĩa trong gml:SRSInformationGroup, nhóm thuộc tính là tùy chọn, bổ sung và dự phòng thông tin cho một CRS để đơn giản hóa việc xử lý các giá trị tọa độ trong khi định nghĩa hoàn chỉnh hơn về CRS không cần thiết. Thông tin này giống như trong định nghĩa đầy đủ của CRS, tham chiếu bởi thuộc tính srsName. Khi các thuộc tính srsName được đưa ra, thì cả hai thuộc tính của axisLabels và uomLabels cũng được đưa ra. Khi các thuộc tính srsName được bỏ qua, cả hai thuộc tính đó sẽ được bỏ qua.
Các thuộc tính axisLabels là một danh sách có thứ tự các nhãn cho tất cả các trục của CRS. Giá trị gml:axisAbbrev nên được sử dụng cho các nhãn trục, sau không gian và kí tự được lược bỏ. Khi các thuộc tính srsName được đưa ra, thuộc tính này là tùy chọn. Khi thuộc tính srsName được bỏ qua, thuộc tính axisLabels cũng được bỏ qua.
Các thuộc tính uomLabels là một danh sách có thứ tự của các nhãn đơn vị đo lường (uom) cho tất cả các trục của CRS. Giá trị của chuỗi trong gml: catalogSymboI nên được sử dụng cho các nhãn uom này, sau không gian và các ký tự được gỡ bỏ. Khi các axisLabels thuộc tính được bao gồm, thuộc tính này cũng được bao gồm. Khi axisLabels thuộc tính được bỏ qua, thuộc tính uomLabels cũng được bỏ qua.
10.1.3.4 AbstractGeometry
Phần tử gml:AbstractGeometry là đại diện đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả các phần tử hình học của GML. Việc này yêu cầu xác định trước và các phần tử hình học do người dùng định nghĩa. Bất kỳ phần tử hình học sẽ là một phần mở rộng / giản lược trực tiếp hoặc gián tiếp của gml: AbstractGeometryType và sẽ có trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm thay thế ml:.AbstractGeometry.
D.2.3.2 quy định cụ thể việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Object bởi đối tượng GML này.
10.1.3.5 GeometryPropertyType
Một thuộc tính hình học có thể là bất kỳ phần tử hình học đóng gói trong một phần tử kiểu này hoặc một tham chiếu XLink đến một phần tử hình học từ xa (bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi tương tự hoặc một tài liệu khác). Lưu ý rằng hoặc là đưa ra các phần tử tham chiếu hoặc chứa hoặc là không phần tử nào được đưa, xem 7.2.3.
Nếu một đối tượng có một thuộc tính mà phải lấy một phần tử hình học như giá trị, gọi là một thuộc tính hình học. Một kiểu chung cho một thuộc tính hình học như vậy là gml: GeometryPropertyType được mô tả trong 7.2.3.
10.1.3.6 GeometryArrayPropertyType
Nếu một đối tượng có một thuộc tính mà phải lấy một mảng của các phần tử hình học như giá trị, gọi là một thuộc tính mảng hình học. Một kiểu chung cho một thuộc tính hình học như vậy là gml:GeometryArrayPropertyType được mô tả trong 7.2.3.
Các phần tử luôn nội tuyến trong các thuộc tính mảng. Tham chiếu các phần tử hình học hoặc các mảng phần tử hình học thông qua XLinks không được hỗ trợ.
VÍ DỤ: Tất cả các phần tử trong một gml:GeometryArrayPropertyType là kiểu gml: AbstractGeometryType (bao gồm cả kiểu có nguồn gốc từ kiểu cơ sở trừu tượng) miễn là phần tử trực tiếp hoặc gián tiếp thể thay thế cho gml:AbstractGeometry.
10.1.4 Coordinate geometry, vectors and envelopes
10.1.4.1 DirectPositionType, pos
Các thể hiện vị trí trực tiếp tổ chức các tọa độ cho một vị trí trong một số hệ qui chiếu tọa độ (CRS). Từ vị trí trực tiếp, như các kiểu dữ liệu, sẽ được bao gồm trong đối tượng lớn hơn (ví dụ như các phần tử hình học) tham chiếu tới CRS, nếu vị trí trực tiếp có trong phần tử lớn hơn tham chiếu tới CRS thì về mặt tổng quát thuộc tính rsName không còn, nếu vị trí trực tiếp đặc biệt này được bao gồm trong một phần tử lớn như vậy với một tham chiếu đến một CRS. Trong trường hợp này, CRS ngầm giả định để đưa vào giá trị của hệ qui chiếu đối tượng chứa.
Nhóm thuộc tính gml:RSReferenceGroup được mô tả trong 10.1.3.2. Nếu thuộc tính srsName không được được đưa ra, CRS sẽ quy định như một phần của bối cảnh lớn hơn, trong đó phần tử hình học này là một phần, thông thường một đối tượng hình học như một điểm, đường cong...
D.2.3.4 quy định cụ thể việc thực hiện DirectPosition trong tiêu chuẩn ISO 19107 bởi các thành phần lược đồ.
10.1.4.2 DirectPositionListType, posList
Thể hiện GML:.posList (và các thể hiện khác với mô hình nội dung theo quy định của DirectPositionListType) tổ chức các tọa độ cho một chuỗi các vị trí trực tiếp trong hệ qui chiếu tọa độ tương tự.
Các nhóm thuộc tính SRSReferenceGroup được mô tả trong 10.1.3.2. Nếu thuộc tính srsName không được đưa ra, CRS sẽ được quy định như một phần của bối cảnh lớn hơn, trong đó phần tử hình học này là một phần, thường là một đối tượng hình học như một điểm, đường cong, vv
Các thuộc tính tùy chọn count xác định số lượng vị trí trực tiếp trong danh sách. Nếu thuộc tính count là được đưa ra thì thuộc tính cũng srsDimension được đưa ra.
Số lượng các mục trong danh sách bằng các thành phần của các chiều trong hệ quy chiếu tọa độ (ví dụ: là giá trị nguồn của hệ tọa độ qui chiếu định nghĩa) và số lượng các vị trí trực tiếp.
D.2.3.4 quy định cụ thể việc thực hiện GM_PointArray của tiêu chuẩn ISO 19107 sử dụng các vị trí trực tiếp chỉ bởi những thành phần lược đồ.
10.1.4.3 geometricPositionGroup
GML hỗ trợ hai cách khác nhau để xác định một vị trí hình học: vị trí trực tiếp (một kiểu dữ liệu) hoặc một điểm (một đối tượng hình học).
Phần tử gml:pos là vị trí thuộc hình học nguyên thủy đóng gói vị trí hình học này.
Phần tử gml:pointProperty chứa một điểm tham chiếu từ các phần tử hình học khác hoặc chiếu một điểm xác định ở nơi khác (tái sử dụng các điểm đã tồn tại).
D.2.3.4 quy định cụ thể việc thực hiện GM_Position trong tiêu chuẩn ISO 19107 theo nhóm chọn này.
10.1.4.4 geometricPositionListGroup
GML hỗ trợ hai cách khác nhau để xác định một danh sách các vị trí hình học: bằng một chuỗi các vị trí hình học (bằng cách tái sử dụng các định nghĩa nhóm) hoặc một chuỗi các trực tiếp vị (phần tử gml:posList).
Phần tử gml:posList cho phép xác định tọa độ của các vị trí, nếu tất cả các vị trí được đại diện trong hệ qui chiếu tọa độ tương tự.
D.2.3.4 quy định cụ thể việc thực hiện GM_PointArray trong tiêu chuẩn ISO 19107 theo nhóm chọn này.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa của nhóm này có thể được sử dụng như một mẫu trong định nghĩa hình học nguyên thủy thay vì sử dụng định nghĩa nhóm trực tiếp. Sự thay đổi chính sẽ là một sự thay đổi trong sự đa dạng của các nhóm tham chiếu. Ví dụ một LineString, đòi hỏi ít nhất hai vị trí.
Ngoài ra, để hỗ trợ các phần tử, ví dụ gml:coordinates (thay thế bằng gml:posList) và gml: pointRep (thay thế bởi gml:pointProperty),các bảng mã hiện tại của mảng điểm trong GML, ví dụ như trong các phân đoạn đường cong, sử dụng nhóm này như là một mẫu và thêm các phần tử này.
10.1.4.5 VectorType, Vector
gml: vector thực hiện Vector theo tiêu chuẩn ISO/TS 19103, xem D.2.3.2 và ISO/TS 19103:2005, 6.5.2.6.
Đối với một số ứng dụng các thành phần của vị trí này có thể được điều chỉnh để lấy lại một vector đơn vị.
CHÚ THÍCH: định nghĩa này cho phép VectorType được sử dụng ở những nơi khác khi thích hợp - ví dụ như cho offsetVector trong grids.xsd, và vector được sử dụng trực tiếp khi cần thiết - ví dụ như DirectionVector trong direction.xsd.
10.1.4.6 EnvelopeType, Envelope
gml:Envelope thực hiện theo GM_Envelope trong tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.3.
Hình bao xác định một mức độ sử dụng một cặp vị trí xác định góc đối diện trong chiều tùy ý. Vị trí trực tiếp đầu tiên là "góc dưới" (một vị trí tọa độ bao gồm tất cả các tọa độ tối thiểu cho mỗi chiều với tất cả các điểm trong hình bao), thứ hai là "góc trên bên" (một vị trí tọa độ bao gồm tất cả các tọa độ tối đa cho mỗi chiều với tất cả các điểm trong hình bao).
Không sử dụng các thuộc tính "tọa độ" và "pos" trong hình bao. Thay thế bằng các thuộc tính được đặt tên một cách rõ ràng "lowerCorner" và "upperCorner".
CHÚ THÍCH: Bất kể chiều, một hình bao có thể được biểu diễn mà không có sự mơ hồ như hai vị trí trực tiếp (điểm tọa độ) cung cấp sự sắp xếp của những điểm tuân thủ các nguyên tắc quy định. Hình bao thường được gọi là một khung giới hạn tối thiểu hoặc hình chữ nhật. Tuy nhiên, Hình bao này sẽ không xác định ranh giới khu vực hình chữ nhật tối thiểu, nếu CRS được tham chiếu như một CRS trắc địa, hoặc sử dụng một hình elip, hình cầu, Polar, hoặc hệ thống tọa độ trụ, như những điều mục được quy định trong 12.4. Hình bao này sẽ không xác định ranh giới khu vực hình chữ nhật tối thiểu của một hình học mà tập hợp các điểm span gián đoạn giá trị trong một góc tọa độ trục. Trục như vậy bao gồm kinh độ và vĩ độ của hình / elip và hệ thống tọa độ cầu. Hình học có thể nằm trong một khu vực nhỏ trên bề mặt của ellipsoid hoặc hình cầu, hoặc có / thể mở rộng hoàn toàn xung quanh các ellipsoid hoặc hình cầu.
10.2 Hình học nguyên thủy trừu tượng
10.2.1 AbstractGeometricPrimitiveType, AbstractGeometricPrimitive
gml: AbstractGeometricPrimitiveType là kiểu trừu tượng gốc của hình học nguyên thủy. Một hình học nguyên thủy là một đối tượng hình học không bị phân chia sâu hơn vào nguyên thủy khác trong hệ thống. Tất cả nguyên thủy được định hướng theo hướng gợi ý trong chuỗi các tập dữ liệu tọa độ.
Phần tử gml:AbstractGeometricPrimitive là đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả (định nghĩa trước và người dùng định nghĩa) nguyên thủy hình học.
gml:AbstractGeometricPrimitive thực hiện GM_Primitive theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.3.10.
10.2.2 GeometricPrimitivePropertyType
Một thuộc tính một nguyên thủy hình học như miền giá trị có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử của kiểu này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc các tài liệu tham chiếu hoặc các phần tử có quy định được đưa ra).
10.3 Hình học nguyên thủy (0-chiều)
10.3.1 PointType, Point
Một gml:Point được xác định bởi một tuple tọa độ duy nhất. Vị trí trực tiếp của một điểm được xác định bởi phần tử GMLpos đó là kiểu gml:DirectPositionType.
gml:Point thực hiện GM_Point theo ISO 19107 (xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.3.11). sử dụng phần tử "pos" thay thế phần tử "coordinates".
10.3.2 PointPropertyType, pointProperty
Một thuộc tính có một điểm như miền giá trị có thể là một phần tử hình học thích hợp đóng gói trong một phần tử của kiểu này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (bao gồm các phần tử hình học ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Các tham chiếu hoặc các phần tử có quy định được đưa ra, hoặc cả hai cùng không được đưa ra.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một điểm thông qua XLink-thuộc tính hoặc có chứa các phần tử điểm. pointProperty là thuộc tính có thể được định nghĩa trước sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho gml:Point.
10.3.3 PointArrayPropertyType, pointArrayProperty
gml: PointArrayPropertyType là chứa một mảng các điểm. Các phần tử luôn chứa nội tuyến trong các thuộc tính mảng. Tham chiếu các phần tử hình học hoặc các mảng phần tử hình học thông qua XLinks không được hỗ trợ.
Phần tử thuộc tính này chứa một danh sách các phần tử điểm. pointArrayProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho một danh sách các điểm được xác định trước.
10.4 Hình học nguyên thủy (1-chiều)
10.4.1 AbstractCurveType, AbstractCurve
gml: AbstractCurveType là một khái niệm trừu tượng của một đường cong để hỗ trợ các mức độ phức tạp khác nhau. Đường cong luôn luôn được xem là một hình học nguyên thủy.
Phần tử gml:AbstractCurve đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả (liên tục) các phần tử đường cong
10.4.2 CurvePropertyType, curveProperty
Một thuộc tính có một đường cong như miền giá trị hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc tham khảo một XLink đến một phần tử hình học từ xa (bao gồm hình học các phần tử nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Tham chiếu hoặc các phần tử có quy định nào được đưa ra, hoặc là cả hai đều không được đưa ra.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một đường cong qua XLink-thuộc tính hoặc có chứa các phần tử đường cong. curveProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho gml:AbstractCurve.
10.4.3 CurveArrayPropertyType, curveArrayProperty
Một container cho một mảng các đường cong. Các phần tử luôn chứa nội tuyến trong các thuộc tính mảng. Tham chiếu các phần tử hình học hoặc các mảng phần tử hình học thông qua XLinks không được hỗ trợ.
Phần tử thuộc tính này có chứa một danh sách các phần tử đường cong. curveArrayProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho một danh sách các đường cong được xác định trước.
10.4.4 LineStringType, LineString
Một gml: LineString là một đường cong đặc biệt bao gồm một phân khúc đơn với nội suy tuyến tính (xem bản D.3.5). Nó được xác định bởi hai hay nhiều bộ dữ liệu tọa độ, với nội suy tuyến tính giữa chúng.
Việc mã hóa các điểm kiểm soát theo mô hình được mô tả trong 10.1.4.4. có ít nhất hai vị trí trực tiếp trong danh sách.
CHÚ THÍCH: ISO 19107 GM_LineString được thực hiện bởi gml:LineStringSegment.
gml: Curve thực hiện GM_Curve theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.3.16.
Một đường cong là nguyên thủy 1-chiều. Đường cong là liên tục, kết nối và có chiều dài đo được trong hệ tọa độ.
Một đường cong bao gồm một hoặc nhiều phân đoạn đường cong. Mỗi đoạn đường cong trong một đường cong có thể được xác định bằng cách sử dụng phương pháp nội suy khác nhau. Các đoạn đường cong được kết nối với nhau, với điểm cuối của mỗi đoạn trừ cuối cùng điểm bắt đầu của đoạn tiếp theo trong danh sách phân khúc.
Định hướng của đường cong là dương.
Phần tử gml:segments đóng gói các phân đoạn của đường cong.
10.4.6 OrientableCurveType, OrientableCurve, baseCurve
gml: OrientableCurve thực hiện GM_OrientableCurve theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.3.14.
gml:OrientableCurve bao gồm một đường cong và một orientation. Nếu orientation là "+" thì gml: OrientableCurve giống hệt với gml:baseCurve. Nếu orientation là "-" thì gml: OrientableCurve có liên quan đến một gml: AbstractCurve với một tham số đảo ngược ý nghĩa của các đường cong ngang qua (traversals).
Thuộc tính gml:baseCurve tham chiếu hoặc chứa các đường cong cơ sở, tức là, hoặc tham chiếu đường cong cơ sở qua XLink-thuộc tính hoặc có chứa các phần tử đường cong. Một phần tử đường cong là phần tử bất kỳ có thể thay thế cho gml:AbstractCurve. Đường cong cơ sở có định hướng là dương.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một gml:OrientableCurve có thể sử dụng một gml: OrientableCurve khác như đường cong cơ sở.
10.4.7.1 AbstractCurveSegmentType, AbstractCurveSegment
gml: AbstractCurveSegment thực hiện GM_CurveSegment theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.4.9.
Một đoạn đường cong định nghĩa một đoạn đồng nhất của một đường cong.
Các thuộc tính numDerivativesAtStart, numDerivativesAtEnd và numDerivativeslnterior xác định kiểu liên tục theo quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107:2003.
Phần tử gml:AbstractCurveSegment đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả các phần tử phân khúc đường cong, tức là phân đoạn liên tục của các cơ chế nội suy tương tự.
Việc mã hóa các điểm kiểm soát trong một phân đoạn đường cong được thực hiện theo mô hình được mô tả trong 10.1.4.4.
Tất cả các đoạn đường cong có một thuộc tính interpolation y với kiểu gml: CurvelnterpolationType quy định cụ thể cơ chế đường cong nội suy được sử dụng cho phân khúc này. Cơ chế này sử dụng các điểm kiểm soát và các thông số kiểm soát để xác định vị trí của đoạn đường cong.
10.4.7.2 CurveSegmentArrayPropertyType, segments
gml: CurveSegmentArrayPropertyType là một container cho một mảng các đoạn đường cong.
Phần tử thuộc tính này có chứa một danh sách các phân đoạn đường. Thứ tự của các phần tử này là quan trọng và phải được đảm bảo khi xử lý mảng.
10.4.7.3 CurvelnterpolationType
gml: CurvelnterpolationType là một danh sách các mã có thể sử dụng để xác định các cơ chế nội suy theo quy định của một lược đồ ứng dụng.
Kiểu này thực hiện GM_Curvelnterpolation theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.8.
10.4.7.4 LineStringSegmentType, LineStringSegment
gml: LineStringSegment thực hiện GM_LineString theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.10.
Một gml:LineStringSegment là một phân khúc đường cong được xác định bởi hai hay nhiều điểm kiểm soát bao gồm cả điểm đầu và cuối, với nội suy tuyến tính giữa chúng.
Các mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong, xem 10.4.7.
10.4.7.5 ArcStringType, ArcString
gml: Arcstring thực hiện GM_ArcString theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.14.
Một ArcString là một phân khúc đường cong sử dụng ba điểm cung tròn nội suy (circularArc3Points). Số lượng cung trong chuỗi cung có thể được nêu rõ trong thuộc tính numArc. Số lượng các điểm kiểm soát trong chuỗi cung sẽ là 2 * numArc + 1.
Mô hình nội dung theo mẫu chung cho việc mã hóa các đoạn đường cong, xem 10.4.7.
10.4.7.6 ArcType, Arc
gml: Arc thực hiện GM_Arc theo tiêu chuẩn ISO 19107 xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.15.
Một cung Arc là một chuỗi cung chỉ có một đơn vị cung, ví dụ ba điểm kiểm soát bao gồm cả điểm bắt đầu và kết thúc. Cung là một chuỗi cung bao gồm một cung duy nhất, thuộc tính-numArc cố định là "1".
10.4.7.7 CircleType, Circle
gml:Circle thực hiện GM_Circle theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.16.
Một Circle là một cung mà đầu trùng cuối để tạo thành một vòng khép kín đơn giản. Ba điểm kiểm soát sẽ là điểm không - tuyến tính riêng biệt cho các vòng tròn được xác định rõ ràng. Cung chỉ đơn giản là mở rộng qua điểm kiểm soát thứ ba cho đến khi gặp điểm kiểm soát đầu tiên.
10.4.7.8 ArcStringByBulgeType, ArcStringByBulge
gml: ArcStringByBuldge thực hiện GM_ArcStringByBuldge theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3 0,4 và ISO 19107:2003, 6.4.17.
Phiên bản này của vòng cung tính toán điểm giữa của vòng cung thay vì lưu trữ tọa độ trực tiếp. Trình tự điểm kiểm soát bao gồm các điểm đầu và cuối của mỗi cung cộng với gml:bulge (xem ISO 19107:2003, 6.4.17.2). gml:normal một vector bình thường (vuông góc) với hợp âm của vòng cung (xem ISO 19107:2003, 6.4.17.4).
Các interpolation là cố định như "circularArc2PointWithBulge".
Số lượng cung trong chuỗi cung có thể được quy định rõ ràng trong thuộc tính numArc. Số lượng các điểm kiểm soát trong chuỗi cung là numArc + 1.
Các mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.9 ArcByBulgeType, ArcByBulge
gml: ArcByBuldge thực hiện GM_ArcByBuldge theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4 0,18.
Một ArcByBulge là một chuỗi cung chỉ có một đơn vị cung, tức là hai điểm kiểm soát, một bulge và một vector bình thường. Như vòng cung là một chuỗi vòng cung bao gồm một vòng cung duy nhất, thuộc tính-numArc cố định là "1".
10.4.7.10 ArcByCenterPointType, ArcByCenterPoint
Phiên bản này của vòng cung yêu cầu các điểm trên vòng cung được tính thay vì lưu trữ tọa độ trực tiếp. Các điểm kiểm soát duy nhất là điểm trung tâm của vòng cung cộng với bán kính và mang tại đầu và cuối. Đại diện này có thể được sử dụng trong 2D.
Phần tử gml:radius xác định bán kính của vòng cung.
Phần tử gml:startAngle quy định cụ thể về cung ở điểm bắt đầu. Phần tử gml:endAngle quy định cụ thể về cung ở điểm cuối.
interpolation là cố định như "circularArcCenterPointWithRadius".
Kiểu mô tả luôn luôn là một vòng cung đơn, thuộc tính-numArc cố định là "1".
Các mô hình nội dung sau mô hình chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.11 CircleByCenterPointType, CircleByCenterPoint
Một gml: CircleByCenterPoint là một gml: ArcByCenterPoint với góc đầu và cuối giống hệt nhau để tạo thành một vòng tròn đầy đủ, chỉ có thể được sử dụng trong 2D.
10.4.7.12 CubicSplineType, CubicSpline
gml: CubicSpline thực hiện GM_CubicSpline theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.28). Số lượng các điểm kiểm soát ít nhất là ba.
gml:VectorAtStart là vector đơn vị tiếp tuyến tại điểm bắt đầu của spline gml:VectorAtEnd là vector đơn vị tiếp tuyến tại điểm cuối của spline. Hướng của các vector được sử dụng để xác định hình dạng của spline khối, không phải chiều dài.
Interpolation là cố định là "cubicSpline".
degree sẽ là bậc của đa thức được sử dụng cho nội suy trong spline này. Do đó mức độ cho một spline khối được cố định là "3".
Các mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.13 BSplineType, BSpline
gml: BSpline thực hiện GM_BSplineCurve theo tiêu chuẩn ISO 19107, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.30.
A B-Spline là một piecewise tham số đường cong đa thức hoặc mô tả hợp lý về các điểm kiểm soát và các chức năng cơ sở theo quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.4.30. Vì vậy, interpolation có thể là "polynomialSpline" hoặc "rationalSpline" tùy thuộc vào kiểu nội suy; mặc định là "polynomialSpline".
Degree sẽ là bậc của đa thức được sử dụng cho nội suy trong spline này.
gml:knot sẽ là chuỗi các nút thắt khác nhau được sử dụng để xác định các chức năng cơ sở spline, xem ISO 19107:2003, 6.4.26.2).
Thuộc tính isPolynomial được thiết lập để thực hiện nếu điều này là một spline đa thức (xem ISO 19107:2003, 6.4.30.5.)
Thuộc tính knotType sẽ cung cấp các kiểu phân phối nút thắt sử dụng trong việc xác định spline này, xem ISO 19107:2003, 6.4.30.4.
Mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.14 KnotType, KnotPropertyType
gml: Knot thực hiện GM_Knot theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D. 2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.24). Một nút thắt là một điểm dừng trên một đường cong từng phần theo spline
gml:value là giá trị của tham số ở nút thắt của spline (xem ISO 19107:2003, 6.4.24.2)
gml:multiplicity là sự đa dạng của nút này được sử dụng trong định nghĩa của spline (với cùng một trọng lượng).
gml:weight là giá trị của trọng lượng trung bình sử dụng cho nút thắt này của spline.
gml:KnotPropertyType đóng gói một nút để sử dụng trong kiểu hình học.
10.4.7.15 KnotTypesType
gml: KnotTypesType thực hiện GM_KnotType theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.25).
Kiểu này xác định giá trị cho kiểu của nút thắt (xem ISO 19107:2003, 6.4.25).
10.4.7.16 BezierType, Bezier
gml: Bezier thực hiện GM_Bezier theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.31).
Đường cong Bezier là splines đa thức sử dụng đa thức Bezier hoặc Bernstein cho các mục đích nội suy. Là một trường hợp đặc biệt của đường cong B-Spline với hai nút thắt.
gml:degree là bậc của đa thức được sử dụng cho nội suy trong spline này
gml:knot là chuỗi các nút thắt khác nhau được sử dụng để xác định các chức năng cơ sở spline.
Interpolation là cố định là "polynomialSpline".
isPolynomial là cố định là -true.
knotType là không có liên quan cho các phân đoạn đường cong Bezier.
10.4.7.17 OffsetCurveType, OffsetCurve
Một offset đường cong là một đường cong có một khoảng cách cố định với đường cong cơ sở
gml: OffsetCurve thực hiện GM_OffsetCurve theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.23) gmk:.offsetBase là đường cong cơ sở mà từ đó đường cong này được định nghĩa là một offset, gml:distance và gml: refDirection có nghĩa tương tự như quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.4.23.
Các mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.18 AffinePlacementType, AffinePlacement
gml: AffinePlacement thực hiện GM_AffinePlacement theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.21 và 6.4.20.1) gml:location, gml:refDirection, gml:inDimension và gml: outDimension có cùng một ý nghĩa như quy định trong tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.4.21.
10.4.7.19 ClothoidType, Clothoid
Một clothoid, hoặc xoắn ốc Cornu, là đường cong phẳng có độ cong là một hàm cố định chiều dài.
gml: Clothoid thực hiện GM_Clothoid theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.22) gml.refLocation, gml:startParameter, gml: endParameter và gml: scaleFactor có nghĩa tương tự như quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107: 2003, 6.4.22.
interpolation là cố định là "clothoid".
Các mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.20 GeodesicStringType, GeodesicString
gml: GeodesicString thực hiện GM_GeodesicString theo tiêu chuẩn ISO 19107 (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.12), một chuỗi các đoạn trắc địa.
Có ít nhất hai điểm kiểm soát.
interpolation là cố định "geodesic".
Các mô hình nội dung theo mẫu chung cho mã hóa các đoạn đường cong (xem 10.4.7).
10.4.7.21 GeodesicType, Geodesic
gml:Geodesic thực hiện GM_Geodesic theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Geodesic, xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.13.
10.5 Hình học nguyên thủy (2-chiều)
10.5.1 AbstractSurfaceType, AbstractSurface
gml: AbstractSurfaceType là một khái niệm trừu tượng của bề mặt để hỗ trợ các mức độ phức tạp khác nhau. Một bề mặt luôn luôn là một khu vực liên tục của một mặt phẳng.
Phần tử gml:AbstractSurface đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả (liên tục) các phần tử bề mặt.
10.5.2 SurfacePropertyType, surfaceProperty
Một thuộc tính có bề mặt như miền giá trị thì hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong kiểu này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một). Các tham chiếu hoặc các phần tử có quy định được đưa ra, Hoặc cả hai đều không được đưa ra.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một bề mặt thông qua XLink-thuộc tính hoặc có chứa các phần tử bề mặt. surfaceProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho gml:AbstractSurface.
10.5.3 SurfaceArrayPropertyType, surfaceArrayProperty
gml: SurfaceArrayPropertyType là một container cho một mảng các bề mặt. Các phần tử luôn có trong thuộc tính mảng, tham chiếu các phần tử hình học hoặc các mảng phần tử hình học thông qua XLinks không được hỗ trợ.
<element Name="surfaceArrayProperty" type="gml:SurfaceArrayPropertyType" />
Phần tử thuộc tính này có chứa một danh sách các phần tử bề mặt. surfaceArrayProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho một danh sách các AbstractSurfaces được xác định trước.
Một gml:Polygon là một bề mặt đặc biệt được xác định bởi một bề mặt dạng ghép (xem D.3.6). Ranh giới của các miếng ghép này là đồng phẳng và đa giác phẳng sử dụng nội suy bên trong.
CHÚ THÍCH: ISO 19107 GM_Polygon được thực hiện bởi gml :PolygonPatch
Các phần tử gml:exterior và gml:interior mô tả ranh giới bề mặt của đa giác và được quy định dưới đây.
Một ranh giới của một bề mặt bao gồm một số lượng vòng. Trong trường hợp 2D bình thường, một trong những vòng được phân biệt như là ranh giới bên ngoài. Trong trường hợp tất cả các ranh giới được liệt kê như là ranh giới bên trong, thì bên ngoài sẽ trống.
Một ranh giới của một bề mặt bao gồm một số lượng vòng. Các vòng "bên trong" tách các mặt ghép của bề mặt / bề mặt từ khu vực được bao bọc bởi các vòng.
10.5.6 AbstractRingType, AbstractRing
Một trừu tượng của một vòng để hỗ trợ ranh giới bề mặt phức hợp khác nhau.
Phần tử gml:AbstractRing đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả các ranh giới đóng của một bề mặt ghép.
10.5.7 AbstractRingPropertyType
Thuộc tính với mô hình nội dung của gml: AbstractRingPropertyType gói gọn một vòng để đại diện cho thuộc tính bề mặt ranh giới của một bề mặt.
10.5.8 LinearRingType, LinearRing
Một gml: LinearRing được xác định bởi bốn hoặc nhiều bộ dữ liệu tọa độ hơn, với suy tuyến tính giữa các tọa độ; tọa độ đầu tiên và cuối cùng trùng nhau.
Việc mã hóa các điểm kiểm soát theo mô hình được mô tả trong 10.1.4.4. có ít nhất bốn vị trí trực tiếp trong danh sách.
Một thuộc tính với mô hình nội dung của gml:LinearRingPropertyType gói gọn một vòng tuyến tính đại diện cho một thành phần của một ranh giới bề mặt.
Một mặt là một nguyên thủy 2 chiều và bao gồm một hoặc nhiều bề mặt ghép như quy định trong tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.3.17.1. Các bản bề mặt ghép được kết nối với nhau.
gml:Surface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Surface (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.3.17)
gml:patches đóng gói các bản ghép của bề mặt.
10.5.11 OrientableSurfaceType, OrientableSurface, basesurface
gml: OrientableSurface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_OrientableSurface (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.3.15).
gml:OrientableSurface bao gồm một bề mặt và hướng. Nếu orientation là "+", thì gml: OrientableSurface giống hệt với gml:baseSurface. Nếu orientation là thì gml :OrientableSurface là một tham chiếu đến một gml: AbstractSurface với với hướng ngược lại với: gml:OrientableSurface, ý nghĩa là "đỉnh của bề mặt".
Thuộc tính gml:baseSurface tham chiếu hoặc chứa bề mặt cơ sở. Thuộc tính gml:baseSurface hoặc tham chiếu bề mặt cơ sở thông qua XLink-thuộc tính hoặc có chứa các phần tử bề mặt. Một phần tử bề mặt là phần tử bất kỳ có thể thay thế cho gml:AbstractSurface.Bề mặt cơ sở có hướng dương.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một gml:OrientableSurface có thể sử dụng một gml:OrientableSurface khác làm bề mặt cơ sở.
10.5.11.1 Ring, RingType, curveMember
gml:Ring thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Ring (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.3.6).
Một vòng được sử dụng để đại diện cho một thành phần kết nối duy nhất của một ranh giới bề mặt như quy định trong tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.3.6.
Mọi gml:curveMember tham chiếu hoặc chứa một đường cong, nghĩa là bất kỳ phần tử nào có thể thể thay thế cho gml:AbstractCurve.Trong bối cảnh của một vòng, các đường cong mô tả ranh giới của bề mặt. chuỗi các đường cong sẽ tiếp giáp và kết nối trong một chu kỳ.
Nếu được đưa ra, thuộc tính aggregationType có giá trị chuỗi
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một gml:CurveMember có thể là một gml: CompositeCurve được xây dựng từ gml: CompositeCurve khác như đường cong thành viên.
10.5.11.2 RingPropertyType
Một thuộc tính với mô hình nội dung của gml: RingPropertyType gói gọn một vòng để đại diện cho một thành phần của một ranh giới bề mặt.
10.5.11.3 PolyhedralSurface
Gml:PolyhedralSurface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_PolyhedralSurface (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.35).
Một bề mặt đa diện là một bề mặt bao gồm các bản bề mặt đa giác ghép kết nối cùng đường cong ranh giới chung.
gml:patches đóng gói các bề mặt đa giác ghép của bề mặt đa diện. Tất cả các bản ghép là các bản bề mặt đa giác ghép.
10.5.11.4 TriangulatedSurface
gml:TriangultedSurface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_TriangulatedSurface (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.37).
Một bề mặt tam giác là một bề mặt đa diện mà chỉ gồm các hình tam giác. Không có hạn chế về nguồn gốc tam giác.
gml:patches đóng gói tam giác của bề mặt tam giác. Tất cả các bản ghép là các bản bề mặt tam giác ghép
10.5.11.5 TinType, Tin
gml:Tin thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Tin (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.39).
Một tin là bề mặt tam giác có sử dụng các thuật toán Delauny hoặc một thuật toán tương tự bổ sung với việc xem xét stoplines(gml:stopLines), breaklines(gml:breakLines), và chiều dài tối đa của mặt tam giác (gml:maxlength). gml: ControlPoint chứa một tập các vị trí (từ ba hoặc nhiều hơn) được sử dụng như bài viết cho TIN (góc của tam giác trong TIN). Xem ISO 19107:2003, 6.4.39.
10.5.11.6 LineStringSegmentArrayPropertyType
gml: LineStringSegmentArrayPropertyType cung cấp một container cho các chuỗi dây chuyền.
10.5.12.1 AbstractSurfacePatchType, gml: AbstractSurfacePatch
Một bề mặt ghép định nghĩa một phần đồng nhất của một bề mặt.
gml:AbstractSurfacePatch thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_SurfacePatch (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.34).
Phần tử AbstractSurfacePatch đứng đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả các phần tử bề mặt ghép mô tả một phần liên tục của một bề mặt.
Tất cả các bề mặt ghép có một thuộc tính interpolation (khai báo trong các kiểu có nguồn gốc từ ml:AbstractSurfacePatchType) quy định cụ thể cơ chế nội suy được sử dụng cho các bề mặt ghép sử dụng gml: SurfacelnterpolationType (xem 10.5.12.3).
10.5.12.2 SurfacePatchArrayPropertyType, patches
gml: SurfacePatchArrayPropertyType là một container cho một chuỗi các bề mặt ghép.
Thuộc tính gml:patches có chứa các chuỗi các bề mặt ghép. Thứ tự của các phần tử này là quan trọng và phải được bảo đảm khi xử lý mảng.
10.5.12.3 SurfacelnterpolationType
gml: SurfacelnterpolationType là một danh sách các mã có thể được sử dụng để xác định các cơ chế nội suy theo quy định của một lược đồ ứng dụng.
Kiểu này thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Surfacelnterpolation (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.32).
10.5.12.4 PolygonPatchType, PolygonPatch
gml: PolygonPatch thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Polygon (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.36) GML.
Một gml:PolygonPatch là một bề mặt ghép được xác định bởi một tập hợp các đường cong ranh giới và một bề mặt cơ bản có những đường cong tuân thủ. Các đường cong được đồng phẳng và đa giác phẳng sử dụng nội suy trong bên trong.
interpolation mặc định là "phẳng", tức là một nội suy sẽ lấy về các điểm trên một mặt phẳng đơn. Ranh giới của các miếng ghép được chứa trong mặt phẳng.
10.5.12.5 TriangleType, Triangle
gml:Triangle đại diện cho một tam giác như một bề mặt ghép với một ranh giới bên ngoài bao gồm một vòng tuyến tính. Lưu ý rằng đây là một đa giác (subtype) không có ranh giới nội tâm. Số điểm trong vòng tuyến tính là bốn.
Vòng (phần tử gml:exterior) là một gml: LinearRing và sẽ tạo thành một hình tam giác, vị trí đầu tiên và vị trí cuối cùng trùng nhau.
interpolation mặc định là "phẳng" tức là một nội suy sẽ lấy về các điểm trên một mặt phẳng. Ranh giới của các miếng ghép chứa trong mặt phẳng.
10.5.12.6 RectangleType, Rectangle
gml:Rectangle đại diện cho một hình chữ nhật như một bề mặt ghép với một ranh giới bên ngoài bao gồm một vòng tuyến tính. Lưu ý rằng đây là một đa giác (subtype) không có ranh giới nội tâm. Số điểm trong vòng tuyến tính là năm.
CHÚ THÍCH: Khi khái niệm một hình chữ nhật là một subtype của một đa giác, việc xác định RectangleType như là một kiểu có nguồn gốc bằng cách giản lược từ gml: PolygonType là vấn đề do cách giản lược xây dựng được quy định tại lược đồ XML và do đó trường hợp này cần tránh đi.
Vòng (phần tử gml:exterior) là gml: LinearRing và sẽ tạo thành một hình chữ nhật, vị trí đầu tiên và cuối cùng trùng nhau.
interpolation mặc định là "phẳng", tức là một nội suy sẽ lấy về các điểm trên một mặt phẳng. Ranh giới của các miếng bề mặt ghép chứa trong mặt phẳng.
10.5.12.7 PointGrid
gml:PointGrid thực hiện theo ISO 19107 GM_PointGrid (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.6).
Nhóm gml:PointGrid chứa hoặc tham chiếu các điểm hoặc các vị trí được tổ chức thành chuỗi hoặc lưới.
Tất cả gml:rows có cùng một số vị trí (cột).
10.5.12.8 AbstractParametricCurveSurfaceType, AbstractParametricCurveSurface
gml:AbstractParametricCurveSurface thực hiện theo ISO 19107 GM_ParametricCurveSurface (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.40).
Các phần tử cung cấp một nhóm đầu thay thế cho các bề mặt ghép dựa trên tham số đường cong. Tất cả thuộc tính được quy định trong các kiểu con đều có nguồn gốc. Tất cả các kiểu con có nguồn gốc phải phù hợp với các giản lược quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.4.40.
Nếu được cung cấp, thuộc tính aggregationType có giá trị "set".
10.5.12.9 AbstractGriddedSurfaceType, AbstractGriddedSurface
gml: AbstractGriddedSurface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_GriddedSurface (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.41). Nếu được cung cấp, rows cho biết số hàng, columns cho số cột trong tham số lưới. Tham số lưới đại diện bởi một thể hiện của nhóm gml:PointGrid.
Các phần tử cung cấp một nhóm đầu thay thế cho các bề mặt ghép dựa trên một mạng lưới. Tất cả các kiểu con có nguồn gốc phải phù hợp với các giản lược quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.4.41.
10.5.12.10 ConeType, Cone
gml:Cone thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Cone (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.42)
10.5.12.11 CylinderType, gmlCylinder
gml:Cylinder thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Cylinder (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.43).
10.5.12.12 SphereType, Sphere
gml: Sphere thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Sphere (xem D.2.3.4 và ISO 19107:2003, 6.4.44).
10.6 Hình học nguyên thủy (3-chiều)
10.6.1 AbstractSolidType, AbstractSolid
gml: AbstractSolidType là một khái niệm trừu tượng của một dạng khối để hỗ trợ các cấp độ phức hợp khác nhau. Dạng khối (solid) có thể luôn luôn được xem như là một nguyên thủy hình học.
Phần tử gml:AbstractSolid đầu của nhóm thay thế trừu tượng cho tất cả (liên tục) các phần tử dạng khối.
10.6.2 SolidPropertyType, solidProperty
Một thuộc tính có một dạng khối như miền giá trị thì hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một kiểu phần tử này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Các tham chiếu hoặc các phần tử có quy định nào được đưa ra hoặc cả hai đều không được đưa ra.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một dang khối thông qua XLink-thuộc tính hoặc có chứa các phần tử dạng khối, gml: solidProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho gml:AbstractSolid.
10.6.3 SolidArrayPropertyType, solidArrayProperty
gml: SolidArrayPropertyType là một container cho một mảng các dạng khối. Các phần tử luôn có trong thuộc tính mảng, tham chiếu các phần tử hình học hoặc các mảng phần tử hình học không được hỗ trợ.
<element Name="solidArrayProperty" type="gml:SolidArrayPropertyType"/>
Phần tử thuộc tính này chứa danh sách các phần tử dạng khối. solidArrayProperty là thuộc tính có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với giá trị được thay thế cho một danh sách được xác định trước gml:AbstractSolid.
10.6.4 SolidType, Solid
gml:Solid thực hiện tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Solid (xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.3.18).
Một dạng khối là cơ sở cho hình học 3 chiều. Mở rộng của một dạng khối được xác định bởi các bề mặt ranh giới theo quy định tại tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.3.18 gml:exterior xác định ranh giới ngoài, gml:interior xác định ranh giới bên trong của dạng khối.
10.6.5 ShellType, Shell
gml: Shell thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Shell (xem D.2.3.3 và ISO 19107:2003, 6.3.8).
Một cấu trúc tạo nên khung (shell) được sử dụng để đại diện cho một thành phần kết nối duy nhất của một đường biên giới vững chắc, như quy định trong tiêu chuẩn ISO 19107:2003, 6.3.8.
Mọi gml:surfaceMember tham chiếu hoặc chứa một bề mặt, bất kỳ phần tử có thể thay thế cho GML: AbstractSurface. Trong bối cảnh của một vỏ, bề mặt mô tả ranh giới của dạng khối.
Nếu được cung cấp, thuộc tính aggregationType có giá trị là "set".
CHÚ THÍCH: Nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một SurfaceMember có thể là một gml: CompositeSurface được xây dựng từ gml:CompositeSurface khác như là một thành viên bề mặt.
10.6.6 ShellPropertyType
Một thuộc tính với mô hình nội dung của gml: ShellPropertyType gói gọn một cấu trúc tạo nên khung để đại diện cho một thành phần của một ranh giới vững chắc.
11 Lược đồ GML - phức hệ hình học, tổ hợp hình học và kết tập hình học
Điều khoản này mô tả các thành phần lược đồ hình học cho khu phức hệ và kết tập hình học.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ hình học, geometryAggregates.xsd và geometryComplexes.xsd (xem Phụ lục C), được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:geometryAggregates:3.2.1
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:geometryComplexes:3.2.1
Kết tập hình học (ví dụ như thể hiện của một kiểu con của gml : AbstractGeometricAggregateType) là kết tập tùy ý của các phần tử hình học. Chúng không được thừa nhận có bất kỳ cấu trúc bên trong bổ sung và được sử dụng để "thu thập" bộ phận hình học của một kiểu quy định. Lược đồ ứng dụng có thể sử dụng kết tập các đối tượng sử dụng nhiều đối tượng hình học trong biểu diễn của chúng.
Phức hợp hình học (ví dụ như thể hiện của gml : GeometricComplexType) kết thúc tập hợp của nguyên thủy hình học, tức là chúng sẽ bao gồm ranh giới của chúng.
Một phức hợp hình học (gml : GeometricComplex) được xác định theo tiêu chuẩn ISO 19107:2003, điều 6.6.1 như "một tập hợp các đối tượng hình học nguyên thủy" (trong một hệ tọa độ chung) phía trong của chúng là tác rời. Hơn nữa, nếu một nguyên thủy là trong một phức hệ hình học, lúc đó tồn tại một tập hợp các nguyên thủy trong phức hệ mà hợp nhất điểm lối đoàn là đường ranh giới của nguyên thủy đầu tiên này.
Một tổ hợp hình học (gml : CompositeCurve, gml : CompositeSurface và gml : CompositeSolid) biểu diễn một phức hợp hình học với một hình học cốt lõi cơ bản đó là đẳng cấu với một nguyên thủy, tức là nó có thể được xem như là một nguyên thủy và là một phức hợp. Xem ISO 19107:2003, điều 6.1 và 6.6.3 để biết thêm chi tiết về bản chất của hình học tổ hợp.
Phức hợp và tổ hợp hình học được dự định sẽ được sử dụng trong ứng dụng lược đồ nơi chia sẻ hình học là quan trọng.
11.2 Phức hệ hình học và tổ hợp hình học
11.2.1 Phức hệ hình học
11.2.1.1 GeometricComplexType, GeometricComplex
gml : GeometricComplex thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Complex (xem ISO 19107:2003, 6.6.2 và 6.6.1) theo quy định tại D.2.3.6.
gml:element tham chiếu hoặc có chứa nội tuyến một nguyên thủy hình học (bao gồm tổ hợp hình học).
11.2.1.2 GeometricComplexPropertyType
Một thuộc tính mà có một phức hợp hình học như miền giá trị của nó có thể hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc một XLink tham chiếu đến một phần tử hình học từ xa (nơi xa bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc các tham chiếu hoặc các phần tử được chứa sẽ được đưa ra.
CHÚ THÍCH: Các phần tử hình học được cho phép chứa trong một thuộc tính (hoặc tham chiếu bởi nó) được mô hình bởi một phần tử lựa chọn lược đồ XML từ khi tổ hợp (theo lý thuyết) kế thừa cả hai từ phức hợp hình học và nguyên thủy hình học và đã là một phần của nhóm thay thế gml: AbstractGeometricPrimitive.
11.2.2 Hình học tổ họp
11.2.2.1 Biểu diễn chung của tổ hợp bằng GML
Các thành viên của một tổ hợp hình học biểu diễn một tập hợp đồng nhất nguyên thủy hình học hợp nhất sẽ là hình học cốt lõi của tổ hợp. Phức hợp sẽ bao gồm tất cả các thành viên nguyên thủy và tất cả các nguyên thủy trên đường ranh giới của các nguyên thủy, và cho đến khi gml: Poinnts được tính đến. Do đó, thuộc tính "thành viên" trong gml: CompositeCurve, gml : CompositeSurface và gml: CompositeSolid biểu diễn cho một tập hợp con thuộc tính gml: element của gml: GeometricComplex.
Lược đồ XML như không hỗ trợ khái niệm
"đa kế thừa" được sử dụng trong tiêu chuẩn ISO 19107 để thể hiện tính
hai mặt của các tổ hợp hình học (như là một nguyên thủy mở và như là một phức
hệ đóng) trong lược đồ GML, các tổ hợp được có nguồn gốc chỉ từ gml:
AbstractGeometricPrimitiveType. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng một phần tử
11.2.2.2 CompositeCurveType, CompositeCurve
gml :CompositeCurve thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_CompositeCurve (xem ISO 19107:2003, 6.6.5) theo quy định tại D.2.3.6 .
Một gml : CompositeCurve được biểu diễn bởi một chuỗi số (định hướng - orientable) đường cong mà mỗi đường cong trong chuỗi kết thúc tại điểm bắt đầu của đường cong tiếp theo trong danh sách.
Các đường cong liền kề nhau, tập hợp các đường cong có thứ tự. Do đó, nếu được cung cấp, các thuộc tính aggregationType có giá trị "chuỗi".
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một gml : CompositeCurve có thể sử dụng, ví dụ , một gml: CompositeCurve khác là một thành viên đường cong.
11.2.2.3 CompositeSurfaceType, CompositeSurface
gml : CompositeSurface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_CompositeSurface (xem ISO 19107:2003, 6.6.6) theo quy định tại D.2.3.6.
Một gml : CompositeSurface được biểu diễn bởi một tập hợp các bề mặt định hướng. Nó là một kiểu hình học với tất cả các thuộc tính hình học của một (nguyên thủy) bề mặt. Về cơ bản, một bề mặt tổ hợp là một tập hợp các bề mặt tham gia trong cặp trên đường cong ranh giới chung và nó, khi xem xét như một toàn thể, tạo thành một bề mặt duy nhất.
gml : surfaceMember tham chiếu hoặc chứa nội tuyến một bề mặt trong bề mặt tổ hợp. Các bề mặt là tiếp giáp.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một gml : CompositeSurface có thể sử dụng, ví dụ, một gml : CompositeSurface là một thành viên bề mặt.
11.2.2.4 CompositeSolidType, CompositeSolid
gml :CompositeSolid thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_CompositeSolid (xem ISO 19107:2003, 6.6.7) theo quy định tại D.2.3.6 .
Một gml: CompositeSolid được biểu diễn bởi một tập hợp các bề mặt định hướng. Nó là một kiểu hình học với tất cả các thuộc tính hình học của một (nguyên thủy) khối, về cơ bản, một khối tổ hợp là một tập hợp của các khối kết hợp theo cặp trên các bề mặt đường ranh giới chung và nó, khi xem xét như một toàn thể, tạo thành một khối đơn nhất, gml : solidMember tham chiếu hoặc có chứa một khối trong khối tổ hợp. Các khối là liền kề nhau.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cho phép một cấu trúc lồng nhau, tức là một gml : CompositeSolid có thể sử dụng, ví dụ, một gml : CompositeSolid là một thành viên.
11.3.1 Kết tập của chiều không xác định
11.3.1.1 AbstractGeometricAggregateType, AbstractGeometricAggregate
gml : AbstractGeometricAggregate thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_Aggregate (xem ISO 19107:2003, 6.5.2) theo quy định tại D.2.3.5. Nó là phần tử trừu tượng đứng đầu của nhóm thay thế cho tất cả các kết tập hình học.
11.3.1.2 MultiGeometryType, MultiGeometry, geometryMember, geometryMembers
gml: MultiGeometry là một tập hợp của một hoặc nhiều đối tượng hình học GML của kiểu bất kỳ (xem D.3.8).
Các thành viên của kết tập hình học có thể được chỉ định hoặc sử dụng thuộc tính "chuẩn" (gml : geometryMember) hoặc thuộc tính mảng (gml : geometryMembers). Nó cũng có giá trị sử dụng cả hai "tiêu chuẩn" và các thuộc tính mảng trong tập hợp tương tự.
CHÚ THÍCH: Các thuộc tính mảng không thể tham chiếu các phần tử hình học từ xa thông qua XLinks.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một phần tử hình học thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử hình học.
Phần tử thuộc tính này có một danh sách các phần tử hình học. Thứ tự của các phần tử này quan trọng và phải được duy trì khi xử lý mảng.
11.3.1.3 MultiGeometryPropertyType, multiGeometryProperty
Một thuộc tính có kết tập hình học như miền giá trị của nó có thể hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc một XLink tham chiếu đến một phần tử hình học từ xa (nơi xa bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc các tham chiếu hoặc các phần tử được chứa sẽ được đưa ra.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một kết tập hình học thông qua thuộc tính XLink hoặc chứa phần tử "đa hình", gml : multiGeometryProperty là thuộc tính được xác định trước, có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML với một thuộc tính có giá trị được thay thế cho gml: AbstractGeometricAggregate.
11.3.2 Kết tập 0-Chiều
11.3.2.1 MultiPointType, Multipoint, pointMember, pointMembers
gml : MultiPoint thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_MultiPoint (xem ISO 19107:2003, 6.5.4) theo quy định tại D.2.3.5. Một gml: MultiPoint bao gồm một hoặc nhiều gml: Point.
Các thành viên của kết tập hình học có thể được chỉ định hoặc sử dụng thuộc tính "chuẩn" (GML : pointMember) hoặc thuộc tính mảng (gml : pointMembers). Nó cũng có giá trị sử dụng cả hai "tiêu chuẩn" và các thuộc tính mảng trong tập hợp tương tự.
CHÚ THÍCH: Thuộc tính mảng không thể tham chiếu các phần tử hình học từ xa thông qua XLinks.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một điểm thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử điểm .
Phần tử thuộc tính này có một danh sách các điểm. Thứ tự của các phần tử này là quan trọng và phải được duy trì khi xử lý mảng.
11.3.2.2 MultiPointPropertyType, multiPointProperty
Một thuộc tính mà có một tập hợp các điểm như miền giá trị của nó có thể hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc một XLink tham chiếu đến một phần tử hình học từ xa (nơi xa bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc các tham chiếu hoặc các phần tử được chứa sẽ được đưa ra.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một kết tập điểm qua thuộc tính XLink hoặc chứa phần tử "đa điểm", gml : multiPointProperty là thuộc tính được xác định trước, có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML với một thuộc tính có giá trị được thay thế cho gml : Multipoint.
11.3.3 Kết tập 1-Chiều
11.3.3.1 MultiCurveType, multiCurve, curveMembers
gml : MultiCurve thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_MultiCurve (xem ISO 19107:2003, 6.5.5) theo quy định tại D.2.3.5. Một gml: MultiCurve được xác định bởi một hoặc nhiều gml: AbstractCurves.
Các thành viên của kết tập hình học có thể được chỉ định hoặc sử dụng thuộc tính "chuẩn" (gml : curveMember) hoặc thuộc tính mảng (gml : curveMembers). Nó cũng có giá trị sử dụng cả hai "tiêu chuẩn" và các thuộc tính mảng trong tập hợp tương tự.
CHÚ THÍCH 1: thuộc tính mảng không thể tham chiếu các phần tử hình học từ xa thông qua XLinks.
Phần tử thuộc tính này có một danh sách các đường cong. Thứ tự của các phần tử này là quan trọng và phải được duy trì khi xử lý mảng.
CHÚ THÍCH 2: gml : curveMember được khai báo trong 9.5.11.1.
11.3.3.2 MultiCurvePropertyType, multiCurveProperty
Một thuộc tính có một tập hợp các đường cong như miền giá trị của nó có thể hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (nơi xa bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc tham chiếu hoặc các phần tử được chứa sẽ được đưa ra.
Thuộc tính này hoặc tham chiếu một kết tập đường cong thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử "đa đường cong", gml : multiCurveProperty là thuộc tính được xác định trước, có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với một giá trị được thay thế cho gml : MultiCurve.
11.3.4 Kết tập 2-Chiều
11.3.4.1 MultiSurfaceType, MultiSurface, surfaceMember, surfaceMembers
gml : MultiSurface thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_ MultiSurface (xem ISO 19107:2003, 6.5.6) theo quy định tại D.2.3.5. Một gml : MultiSurface bao gồm một hoặc nhiều gml : AbstractSurfaces.
Các thành viên của kết tập hình học có thể được chỉ định hoặc sử dụng thuộc tính "chuẩn" (gml : surfaceMember) hoặc thuộc tính mảng (gml : surfaceMembers). Nó cũng có giá trị sử dụng cả hai "tiêu chuẩn" và các thuộc tính mảng trong tập hợp tương tự.
CHÚ THÍCH: Thuộc tính mảng không thể tham chiếu các phần tử hình học từ xa thông qua XLinks.
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một bề mặt thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử bề mặt.
Phần tử thuộc tính này có một danh sách các bề mặt. Thứ tự của các phần tử này là quan trọng và phải được duy trì khi xử lý mảng.
11.3.4.2 MultiSurfacePropertyType, multiSurfaceProperty
Một thuộc tính có một tập hợp các bề mặt như miền giá trị của nó có thể hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (nơi xa bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc tham chiếu hoặc các phần tử được chứa sẽ được đưa ra.
Thuộc tính này hoặc tham chiếu một kết tập bề mặt thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử "đa bề mặt", gml : multiSurfaceProperty là thuộc tính được xác định trước, có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với một giá trị được thay thế cho gml : MultiSurface.
11.3.5 Kết tập 3-Chiều
11.3.5.1 MultiSolidType, MultiSolid, solidMember, solidMembers
gml:MultiSolid thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19107 GM_ MultiSolid (xem ISO 19107:2003, 6.5.7) theo quy định tại D.2.3.5. Một gml: MultiSolid bao gồm một hoặc nhiều gml: AbstractSolids.
Các thành viên của kết tập hình học có thể được chỉ định hoặc sử dụng thuộc tính "chuẩn" (gml : solidMember) hoặc thuộc tính mảng (gml : solidMembers). Nó cũng có giá trị sử dụng cả hai "tiêu chuẩn" và các thuộc tính mảng trong tập hợp tương tự.
CHÚ THÍCH: Thuộc tính mảng không thể tham chiếu các phần tử hình học từ xa thông qua XLinks .
Phần tử thuộc tính này hoặc tham chiếu một khối thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử khối.
Phần tử thuộc tính này có một danh sách các khối. Thứ tự của các phần tử này là quan trọng và phải được duy trì khi xử lý mảng.
11.3.5.2 MultiSolidPropertyType, multiSolidProperty
Một thuộc tính có một tập hợp các khối như miền giá trị của nó có thể hoặc có thể là một phần tử hình học thích hợp gói gọn trong một phần tử kiểu này hoặc tham chiếu một XLink đến một phần tử hình học từ xa (nơi xa bao gồm các phần tử hình học nằm ở nơi khác trong cùng một tài liệu). Hoặc tham chiếu hoặc các phần tử được chứa sẽ được đưa ra.
Thuộc tính này hoặc tham chiếu một kết tập khối thông qua thuộc tính XLink hoặc có chứa các phần tử "đa khối", gml: multiSolidProperty là thuộc tính được xác định trước, có thể được sử dụng bởi lược đồ ứng dụng GML bất cứ khi nào một đối tượng GML có một thuộc tính với một giá trị được thay thế cho gml: MultiSolid
12 Lược đồ GML - lược đồ hệ quy chiếu tọa độ
12.1.1 Giới thiệu
Điều khoản này mô tả các thành phần lược đồ GML mã hóa các định nghĩa của hệ quy chiếu tọa độ và các phép tính toán tọa độ; giải thích nội dung, cấu trúc, và phụ thuộc của hệ quy chiếu tọa độ và các phép tính toán tọa độ.
12.1.2 Mối quan hệ với tiêu chuẩn ISO 19111
Các thành phần lược đồ của lược đồ GML quy định tại khoản này cung cấp một tuân thủ, thực hiện đầy đủ các lược đồ khái niệm quy định tại tiêu chuẩn ISO 19111. Mối quan hệ được thảo luận chi tiết trong Phụ lục D.2.7. Thành phần bổ sung cho các hệ quy chiếu thời gian được quy định trong Phụ lục D.3.9.
Các kiểu ISO 19111 thực hiện trong GML được quy định trong tiêu chuẩn ISO 19111; một số rằng buộc bổ sung được quy định trong tiêu chuẩn ISO 19111 cho các kiểu, trong đó cũng có những rằng buộc trên các thành phần lược đồ của lược đồ GML.
CHÚ THÍCH: Năm tài liệu lược đồ tương ứng là referenceSystems.xsd, coordinateReferenceSystems.xsd, datums.xsd, coordinateSystems.xsd, và coordinateOperations.xsd. Các tài liệu lược đồ thực hiện gói UML có tên tương tự trong các mô hình khái niệm.
12.1.3 Các phần tử XML quan trọng
Các thành phần XML Schema mã hóa dữ liệu định nghĩa cho cả các hệ quy chiếu tọa độ (CRS) và các phép tính toán tọa độ (bao gồm cả biến đổi và chuyển đổi tọa độ). Dữ liệu định nghĩa này bao gồm dữ liệu định danh và đặc điểm kỹ thuật, bao gồm cả hai khi cần thiết. Xem 19111 ISO cho ngữ nghĩa của các thành phần lược đồ.
Mã hóa XML quy định bao gồm nhiều phần tử XML cấp cao thay thế có thể được sử dụng khi cần thiết. (Tức là, không có một phần tử cấp cao duy nhất mà có thể là cơ sở cho tất cả các tài liệu XML). Hầu hết các phần tử XML cấp cao là các đối tượng GML bao gồm thông tin định danh, cho phép nó được tham chiếu. Các phần tử XML cấp cao thay thế bao gồm:
- Tất cả các phần tử XML cụ thể trong nhóm thay thế bởi các phần tử XML trừu tượng SingleCRS. Những phần tử này đều có thể được sử dụng để chuyển định nghĩa của một hệ quy chiếu tọa độ của kiểu đó. Tám phần tử XML cụ thể được đặt tên:
○ CompoundCRS
○ GeodeticCRS
○ ProjectedCRS
○ EngineeringCRS
○ ImageCRS
○ VerticalCRS
○ TemporalCRS
○ DerivedCRS
- Tất cả các phần tử XML cụ thể có thể thay thế cho các phần tử CoordinateOperation XML trừu tượng, cụ thể là:
○ ConcatenatedOperation
○ PassThroughOperation
○ Transformation
○ Conversion
- Các phần tử XML cụ thể có thể thay thế cho SingleCRS sử dụng nhiều phần tử XML cấp thấp có chứa các cấu trúc dữ liệu. Những phần tử cấp dưới bao gồm tất cả năm phần tử cụ thể có thể thay thế cho các phần tử hệ thống tham số gốc XML trừu tượng, đó là:
○ GeodeticDatum
○ VerticalDatum
○ TemporalDatum
○ EngineeringDatum
○ ImageDatum
- Những phần tử XML cấp dưới cũng bao gồm tất cả mười phần tử cụ thể có thể thay thế cho các phần tử CoordinateSystem XML trừu tượng, đó là:
○ EllipsoidalCS
○ VerticalCS
○ CartesianCS
○ AffineCS
○ LinearCS
○ PolarCS
○ SphericalCS
○ CylindricalCS
○ TimeCS
○ UserDefinedCS
- Các phần tử XML cụ thể có thể thay thế cho các phần tử CoordinateOperation sử dụng nhiều phần tử cấp dưới có chứa các cấu trúc dữ liệu, bao gồm cả các phần tử có tên là:
○ OperationMethod
○ OperationParameter
○ OperationParameterGroup
○ ParameterValue
○ ParameterValueGroup
12.2.1 Khái quát
Các thành phần lược đồ hệ quy chiếu có hai phần hợp lý, trong đó xác định các phần tử và các kiểu mã hóa XML định nghĩa về:
- Đối tượng được xác định, được thừa kế bởi các 10 kiểu đối tượng GML được sử dụng cho hệ quy chiếu tọa độ và phương thức xử lý tọa độ
- Một phần cấp cao của định nghĩa về hệ quy chiếu tọa độ.
Lược đồ này mã hóa các gói đối tượng xác định và hệ quy chiếu của mô hình UML cho tiêu chuẩn ISO 19111.
CHÚ THÍCH: Lược đồ referenceSystems bao gồm các tài liệu lược đồ GML dictionary.xsd, và bao gồm các tài liệu lược đồ metadataEntitySet.xsd từ tiêu chuẩn ISO 19139. Tài liệu lược đồ này được xác định bởi tên độc lập sau (sử dụng cú pháp URN):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:referenceSystems:3.2.1
12.2.2 IdentifiedObjectType
gml :IdentifiedObjectType cung cấp thuộc tính nhận dạng của một đối tượng liên quan đến CRS. Trong gml :DefinitionType, phần tử gml : identifier phải là tên chính mà đối tượng này được xác định, mã hóa thuộc tính "tên" trong mô hình UML.
Không hoặc nhiều phần tử gml :name có thể là một tập hợp có thứ tự của "định danh", thuộc tính mã hóa "định danh" trong mô hình UML. Mỗi phần tử gml :name có thể tham chiếu thông tin xác định của đối tượng ở những nơi khác hoặc là một định danh mà đối tượng này có thể được tham chiếu.
Không hoặc nhiều phần tử gml :name khác có thể là một tập hợp có thứ tự của tên thay thế "bí danh" mà CRS đối tượng liên quan này được xác định, mã hóa các thuộc tính "bí danh" trong mô hình UML.
Một đối tượng có thể có nhiều bí danh, thường được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Ngữ cảnh cho một bí danh được chỉ định bởi giá trị (tùy chọn) thuộc tính codeSpace của nó.
Bất kỳ thông tin phiên bản cần thiết sẽ được bao gồm trong các thuộc tính codeSpace của một gml: identifier và các phần tử gml :name. Phần tử gml :remarks trong gml : DefinitionType sẽ bao gồm lời chú thích hoặc thông tin về đối tượng này, trong đó có thông tin nguồn dữ liệu.
12.2.3 Tóm lược hệ quy chiếu tọa độ
12.2.3.1 Abstracte RS
gml :AbstractCRS xác định một hệ quy chiếu tọa độ mà thường là đơn nhất nhưng có thể phức hợp. Kiểu hình phức hợp trừu tượng này sẽ không được sử dụng, mở rộng, hoặc bị giới hạn, trong một lược đồ ứng dụng GML, để xác định một kiểu phụ cụ thể với một ý nghĩa tương đương với một kiểu phụ cụ thể quy định trong tài liệu này.
12.2.3.2 domainOfValidity
Các thuộc tính gml :domainOfValidity thực hiện một vai trò liên kết để một đối tượng EX_Extent như mã hóa trong tiêu chuẩn ISO/TS 19139, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa về phạm vi đó.
12.2.3.3 Scope
Các thuộc tính gml :scope cung cấp một mô tả việc sử dụng, hoặc hạn chế sử dụng, mà đối tượng liên quan đến CRS này là hợp lệ. Nếu không biết, nhập "not known (không biết)".
12.2.3.4 CRSPropertyType
gml :CRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ quy chiếu tọa độ trừu tượng CRS, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của CRS đó.
12.3.1 Khái quát
Các thành phần lược đồ hệ quy chiếu tọa độ không gian - thời gian được chia thành hai phần logic. Một phần xác định các phần tử và các kiểu mã hóa XML của hệ quy chiếu tọa độ trừu tượng. Phần lớn xác định cấu trúc đặc biệt để mã hóa XML của định nghĩa nhiều kiểu cụ thể của hệ quy chiếu tọa độ không gian - thời gian.
Các thành phần lược đồ mã hóa Phối hợp hệ thống tham khảo các gói của các mô hình UML của tiêu chuẩn ISO 19111:2007, điều 8 và D.3.9 của tiêu chuẩn này, với ngoại lệ của các trừu tượng "SC_CRS" lớp.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ coordinateReferenceSystems bao gồm các tài liệu lược đồ GML coordinateSystems.xsd, datums.xsd, và coordinateOperations.xsd. Tài liệu lược đồ này được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:coordinateReferenceSystems:3.2.1
12.3.2 Tóm lược hệ quy chiếu tọa độ
12.3.2.1 AbstractSingleCRS
gml :AbstractSingleCRS thực hiện một hệ quy chiếu tọa độ bao gồm một hệ tọa độ và một hệ thống tham số gốc (trái ngược với một CRS phức hợp).
12.3.2.2 SingleCRSPropertyType
gml :SingleCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ quy chiếu tọa độ đơn nhất, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa hệ quy chiếu tọa độ đó.
12.3.2.3 AbstractGeneralDerivedCRS
gml :AbstractGeneralDerivedCRS là một hệ quy chiếu tọa độ được định nghĩa bởi phép chuyển đổi từ một hệ quy chiếu tọa độ khác của nó. Kiểu phức hợp trừu tượng này sẽ không được sử dụng, mở rộng, hoặc bị giới hạn, trong lược đồ ứng dụng GML, để xác định một kiểu phụ cụ thể với một ý nghĩa tương đương với một kiểu phụ cụ thể được quy định trong tài liệu này.
12.3.2.4 Conversion
gml:conversion là một vai trò liên kết để phép chuyển đổi được sử dụng xác định nguồn gốc CRS.
12.3.3 Hệ quy chiếu tọa độ cụ thể
12.3.3.1 CompoundCRS
gml :CompundCRS là một hệ quy chiếu tọa độ mô tả vị trí của các điểm thông qua hai hoặc nhiều hệ quy chiếu tọa độ độc lập. Nó gắn liền với một chuỗi không lặp lại của hai hoặc nhiều thể hiện của SingleCRS.
12.3.3.2 ComponentReferenceSystem
gml :componentReferenceSystem là một chuỗi các lệnh của các liên kết để tất cả các hệ quy chiếu tọa độ thành phần bao gồm trong hệ quy chiếu tọa độ phức hợp. gml : AggregationAttributeGroup nên được sử dụng để xác định thuộc tính gml : componentReferenceSystem được sắp đặt.
12.3.3.3 CompoundCRSPropertyType
gml :CompoundCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết để một hệ quy chiếu tọa độ hợp nhất, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu đó.
12.3.3.4 GeodeticCRS
gml :GeodeticCRS là một hệ quy chiếu tọa độ dựa trên hệ thống tham số gốc trắc địa.
12.3.3.5 EllipsoidalCS
gml :ellipsoidalCS là một vai trò liên kết để hệ tọa độ Elipxôit được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.6 cartesianCS
gml :cartesianCS là một vai trò liên kết để hệ tọa độ Đề-các được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.7 sphericalCS
gml :sphericalCS là một vai trò liên kết để các hệ tọa độ hình cầu được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.8 geodeticDatum
gml :geodeticDatum là một vai trò liên kết để các mốc tham số gốc trắc địa được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.9 GeodeticCRSPropertyType
gml :GeodeticCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến hệ quy chiếu tọa độ trắc địa, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
12.3.3.10 VerticalCRS
gml :VerticalCRS là một hệ tọa độ 1D được sử dụng để ghi độ cao hoặc độ sâu. Hệ quy chiếu tọa độ thẳng (Vertical CRSs) sử dụng hướng của trọng lực để xác định các khái niệm về độ cao hay độ sâu, nhưng mối quan hệ với lực hấp dẫn có thể không đơn giản. Ngụ ý, độ cao Elipxôit (h) không thể bị trong một hệ quy chiếu tọa độ thẳng đứng. Độ cao elipxôit không thể tồn tại độc lập, nhưng chỉ như là một phần không thể tách rời của một tọa độ 3D định nghĩa trong một hệ quy chiếu tọa độ địa lý 3D.
12.3.3.11 verticalCS
gml :verticalCS là một vai liên kết đến các hệ tọa độ thẳng đứng được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.12 verticalDatum
gml:verticalDatum là một vai trò liên kết đến các tham số gốc thẳng đứng được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.13 VerticalCRSPropertyType
gml:VerticalCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ quy chiếu tọa độ theo chiều dọc, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
12.3.3.14 ProjectedCRS
gml :ProjectedCRS là một hệ quy chiếu tọa độ 2D được sử dụng giống với hình dạng của trái đất trên một bề mặt phẳng, chấp nhận sự biến dạng thực tế. Hiệu chỉnh biến dạng thường được áp dụng cho phương diện và khoảng cách tính toán để tạo ra giá trị gần với giá trị trường thực tế.
12.3.3.15 baseGeodeticCRS
gml :baseGeodeticCRS là một vai trò liên kết tới hệ quy chiếu tọa độ trắc địa được sử dụng bởi CRS giả định này.
12.3.3.16 ProjectedCRSPropertyType
gml :ProjectedCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ quy chiếu tọa độ giả định, hoặc tham khảo hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
12.3.3.17 DerivedCRS
gml :DerivedCRS là một hệ quy chiếu tọa độ đơn nhất được xác định bởi phép chuyển đổi từ một hệ quy chiếu tọa độ đơn nhất được gọi là CRS cơ sở. CRS cơ sở có thể là một hệ quy chiếu giả định, nếu DerivedCRS này được sử dụng cho một tập dữ liệu địa lý dạng lưới georectified như mô tả trong tiêu chuẩn ISO 19123:2005, điều 8.
12.3.3.18 baseCSR
gmI :baseCRS là một vai trò liên kết đến hệ quy chiếu tọa độ được sử dụng bởi CRS có nguồn gốc này.
12.3.3.19 derivedCRSType
<element name="derivedCRSType" type="gml:CodeWithAuthorityType"/>
Thuộc tính gml :derivedCRSType mô tả kiểu của một hệ quy chiếu tọa độ có nguồn gốc. Yêu cầu thuộc tính codeSpace phải tham chiếu một nguồn thông tin xác định giá trị và ý nghĩa của tất cả các giá trị chuỗi cho phép cho thuộc tính này.
12.3.3.20 coordinateSystem
gml:usesCS là một vai trò liên kết đến một hệ quy chiếu sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.21 DerivedCRSPropertyType
gml :DerivedCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ quy chiếu có nguồn gốc không phải giả định, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
12.3.3.22 EngineeringCRS
gml :EngineeringCRS là một hệ quy chiếu tọa độ địa phương theo ngữ cảnh có thể được chia thành hai kiểu lớn:
- hệ thống Trái đất cố định áp dụng cho các hoạt động kỹ thuật trên hoặc gần bề mặt trái đất;
- Các CRS trên nền tảng chuyển động như phương tiện đường bộ, tàu, máy bay, tàu vũ trụ hoặc, xem ISO 19111:2007, 8.3.
12.3.3.23 cylindricalCS
gml :cylindricalCS là một vai trò liên kết đến các hệ tọa độ mặt trụ được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.24 linearCS
gml :linearCS là một vai trò liên kết đến các hệ tọa độ tuyến tính được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.25 polarCS
gml :polarCS là một vai trò liên kết đến các hệ tọa độ cực được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.26 userDefinedCS
gml :userDefinedCS là một vai trò liên kết đến hệ tọa độ người dùng định nghĩa được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.27 engineeringDatum
gml :engineeringDatum là một vai trò liên kết đến các tham số gốc kỹ thuật được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.28 EngineeringCRSPropertyType
gml :EngineeringCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến hệ quy chiếu tọa độ kỹ thuật, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
12.3.3.29 ImageCRS
gml :lmageCRS là một hệ quy chiếu tọa độ kỹ thuật áp dụng cho các vị trí trong ảnh. Hệ quy chiếu tọa độ ảnh đang được coi là một kiểu phụ riêng biệt, vì định nghĩa của tham số gốc hình ảnh liên kết có chứa hai thuộc tính không liên quan đến hệ thống tham số gốc kỹ thuật khác.
12.3.3.30 affineCS
gml :affineCS là một vai trò liên kết đến hệ tọa độ affine được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.31 imageDatum
gml :imageDatum là một vai liên kết đến một tham số gốc hình ảnh được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.32 ImageCRSPropertyType
gml :ImageCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ quy chiếu tọa độ hình ảnh, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
12.3.3.33 TemporalCRS
gml :TemporalCRS là một hệ quy chiếu tọa độ 1D được sử dụng để ghi thời gian.
12.3.3.34 timeCS
gml :timeCS là một vai trò liên kết đến hệ tọa độ thời gian được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.35 temporalDatum
gml :temporalDatum là một vai trò liên kết đến một tham số gốc thời gian được sử dụng bởi CRS này.
12.3.3.36 TemporalCRSPropertyType
gml :TemporalCRSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ quy chiếu tọa độ thời gian, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ quy chiếu.
Các thành phần lược đồ hệ tọa độ có thể được chia thành ba phần logic, trong đó xác định các phần tử và các kiểu mã hóa XML định nghĩa về:
- Các trụ hệ tọa độ;
- Hệ tọa độ trừu tượng;
- Nhiều kiểu cụ thể hệ tọa độ thời gian- không gian.
Các thành phần lược đồ mã hóa gói hệ tọa độ của mô hình UML tiêu chuẩn ISO 19111:2007, điều 9 và Phụ lục D.3.9 của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Tài liệu lược đồ coordinateSystems bao gồm các tài liệu lược đồ GML: referenceSystems.xsd. Lược đồ này được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:coordinateSystems:3.2.1
12.4.2.1 CoordinateSystemAxis
gml :CoordinateSystemAxis là một định nghĩa của một trụ hệ tọa độ.
12.4.2.2 axisAbbrev
gml :axisAbbrev là chữ viết tắt được sử dụng cho trục hệ tọa độ này; viết tắt này cũng được sử dụng để xác định tọa độ trong bộ dữ liệu tọa độ. Thuộc tính codeSpace có thể tham chiếu một nguồn nhiều thông tin về một tập chữ viết tắt chuẩn hóa, hoặc viết tắt này.
VÍ DỤ: Điển hình là chữ viết tắt "X" và "Y".
12.4.2.3 axisDirection
VÍ DỤ: Hướng điển hình có thể là "bắc" hay "nam", "đông" hoặc "tây", "lên" hay "xuống".
Trong bất kỳ tập hợp các trục hệ tọa độ, chỉ một trong mỗi cặp từ ngữ trên có thể được sử dụng. Cho hệ quy chiếu tọa độ Trái đất cố định, hướng này là thường gần đúng và mục đích cung cấp một ý nghĩa giải thích của con người với các trục tọa độ. Khi một tham số gốc trắc địa được sử dụng, hướng chính xác của các trục do đó có thể thay đổi chút ít so với hướng xấp xỉ này.
CHÚ THÍCH: Một gml :EngineeringCRS thường yêu cầu mô tả cụ thể các hướng trục tọa độ của nó.
Thuộc tính codeSpace phải tham chiếu một nguồn thông tin xác định giá trị và ý nghĩa của tất cả các giá trị chuỗi cho phép cho thuộc tính này.
12.4.2.4 minimumValue, maximumValue, rangeMeaning
Các thuộc tính gml :minimumValue và gml :maximumValue chấp nhận các đặc điểm kỹ thuật giá trị thông thường cho phép tối thiểu và tối đa cho trục này, trong đơn vị đo lường cho các trục. Đối với một trục góc liên tục như kinh độ, các giá trị bao quanh giá trị này. Ngoài ra, giá trị vượt quá mức tối thiểu/ tối đa này có thể được sử dụng cho các mục đích cụ thể, chẳng hạn như trong một khung giới hạn. Một giá trị âm vô cực được phép cho phần tử gml :minimumValue, một giá trị dương vô cực cho phần tử gml :maximumValue. Nếu những phần tử này bị bỏ qua, giá trị là không xác định.
gml :rangeMeaning mô tả ý nghĩa của phạm vi giá trị trục theo quy định của gml :minimumValue và gml :maximumValue. Phần tử này sẽ được bỏ qua khi cả hai gml :minimumValue và gml :maximumValue bị bỏ qua. Phần tử này nên được tính đến khi gml :minimumValue và / hoặc gml :maximumValue được bao gồm. Nếu phần tử này được bỏ qua khi gml :minimumValue và / hoặc gml :maximumValue được bao gồm, ý nghĩa là không xác định. Thuộc tính codeSpace phải tham chiếu một nguồn thông tin xác định giá trị và ý nghĩa của tất cả các giá trị chuỗi cho phép cho thuộc tính này.
12.4.2.5 uom
Thuộc tính uom cung cấp một định danh các đơn vị đo lường được sử dụng cho các trục hệ tọa độ này. Các giá trị của tọa độ này trong một bộ dữ liệu tọa độ sẽ được ghi bằng cách sử dụng đơn vị đo lường này, bất cứ khi nào những tọa độ sử dụng một hệ quy chiếu tọa độ có sử dụng một hệ tọa độ sử dụng trục này.
12.4.2.6 CoordinateSystemAxisPropertyType
gml :CoordinateSystemAxisPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một trục hệ tọa độ, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của trục.
12.4.3.1 AbstractCoordinateSystem
gml :AbstractCoordinateSystem là trình tự không lặp lại của các trục hệ tọa độ kéo dài một không gian tọa độ nhất định. Một CS có nguồn gốc từ một bộ quy tắc toán học để xác định tọa độ như thế nào trong một không gian nhất định sẽ được cho là điểm. Các giá trị tọa độ trong một bộ dữ liệu tọa độ được ghi theo thứ tự mà trong đó trục hệ hệ tọa độ liên kết được ghi nhận. Kiểu phức hợp trừu tượng này sẽ không được sử dụng, mở rộng, hoặc bị hạn chế, trong một lược đồ ứng dụng, để xác định một kiểu phụ cụ thể với một ý nghĩa tương đương với một kiểu phụ cụ thể quy định trong tài liệu này.
12.4.3.2 axis
Thuộc tính gml :axis là một vai trò liên kết (chuỗi có thứ tự) đến các trục hệ tọa độ trong hệ tọa độ này. Các giá trị tọa độ trong một bộ dữ liệu tọa độ được ghi theo thứ tự mà trong đó trục hệ tọa độ liên kết được ghi lại, bất cứ khi nào những tọa độ sử dụng một hệ quy chiếu tọa độ, sử dụng hệ tọa độ này. Gml :AggregationAttributeGroup nên được sử dụng để xác định các đối tượng trục được sắp đặt.
12.4.3.3 CoordinateSystemPropertyType
gml :CoordinateSystemPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ.
12.4.4.1 EllipsoidalCS
gml :EllipsoidalCS là một hệ tọa độ hai hoặc ba chiều, trong đó vị trí được xác định bởi vĩ độ trắc địa, kinh độ trắc địa, và (trong trường hợp ba chiều) chiều cao elipxôit. Một EllipsoidalCSó hai hoặc ba phần tử thuộc tính gml :axis; số lượng các liên kết sẽ bằng chiều của CS.
12.4.4.2 EllipsoidalCSPropertyType
gml :EllipsoidalCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tạo độ elipxôit, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ.
12.4.4.3 CartesianCS
gml :CartesianCS là một hệ tọa độ 1-, 2- hoặc 3- chiều. Trong trường hợp 1 chiều, nó có chứa một trục tọa độ thẳng duy nhất. Trong trường hợp 2- và 3- chiều cung cấp các vị trí của điểm so với trục thẳng trực giao. Trong trường hợp đa chiều, tất cả các trục có các đơn vị độ dài như nhau của phép đo. Một hệ tọa độ Đề-các sẽ có một, hai, hoặc ba phần tử thuộc tính gml : axis.
12.4.4.4 CartesianCSPropertyType
gml :CartesianCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ Đề-các, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ đó.
12.4.4.5 VerticalCS
gml :VerticalCS là một hệ tọa độ một chiều được sử dụng để ghi lại chiều cao hoặc độ sâu của điểm. Một hệ tọa độ như vậy thường là phụ thuộc vào trường hấp dẫn của Trái đất, có lẽ lỏng lẻo như khi áp suất khí quyển là cơ sở cho trục hệ tọa độ thẳng đứng. Một VerticalCS sẽ có một phần tử thuộc tính gml :axis.
12.4.4.6 VerticalCSPropertyType
gml: VerticalCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ theo chiều dọc, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ.
12.4.4.7 TimeCS
gml: TimeCS là một hệ tọa độ một chiều có chứa một trục thời gian, được sử dụng để mô tả vị trí thời gian của một điểm trong các đơn vị thời gian quy định từ một gốc thời gian quy định. Một TimeCS sẽ có một phần tử thuộc tính gml: axis.
12.4.4.8 TimeCSPropertyType
gml: TimeCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ tọa độ thời gian, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ.
12.4.4.9 LinearCS
gml : LinearCS là một hệ tọa độ một chiều mà bao gồm các điểm nằm trên trục mô tả. Các liên kết tọa độ là khoảng cách - có hoặc không có offset - từ tham số gốc quy định tới điểm dọc hướng theo trục. Một Lineares sẽ có một phần tử thuộc tính gml: axis.
VÍ DỤ: sử dụng các đối tượng đường biểu diễn cho một đường ống để mô tả điểm trên hoặc dọc theo đường ống.
CHÚ THÍCH: gml: LinearCS chỉ có thể được sử dụng cho các hệ thống tuyến tính liên tục đơn giản. Hệ quy chiếu tuyến tính (LRS), đặc biệt là áp dụng cho các ngành công nghiệp giao thông vận tải, được quy định trong tiêu chuẩn ISO 19133 và không được thực hiện bởi tiêu chuẩn này.
12.4.4.10 LinearCSPropertyType
gml : LinearCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ tuyến tính, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ thống tọa độ.
12.4.4.11 UserDefinedCS
gml : UserDefinedCS là một hệ thống phối hợp hai hoặc ba chiều bao gồm bất kỳ sự kết hợp của các trục hệ tọa độ không bao trùm bởi bất kỳ kiểu hệ tọa độ khác. Một UserDefinedCS có hai hoặc ba phần tử thuộc tính gml: axis; số phần tử thuộc tính sẽ bằng chiều của CS.
VÍ DỤ: Một hệ tọa độ đa tuyến, trong đó có một trục tọa độ mà có thể có hình dạng bất kỳ 1D mà không có nút giao với chính nó. Trục không thẳng này được bổ sung bởi một hoặc hai trục thẳng để hoàn thành một hệ tọa độ 2 hoặc 3 chiều. Trục không thẳng thướng là từng bước thẳng hoặc cong.
12.4.4.12 UserDefinedCSPropertyType
gml :UserDefinedCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ người dùng định nghĩa, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa hệ tọa độ đó.
12.4.4.13 SphericalCS
gml: SphericalCS là một hệ tọa độ ba chiều với một khoảng cách tính từ nguồn gốc và hai tọa độ góc.
CHÚ THÍCH: Không nên nhầm lẫn với một elip hệ thống phối hợp dựa trên một ellipsoid " thoái hóa " thành một hình cầu.
Một SphericalCS có ba phần tử thuộc tính gml: axis.
12.4.4.14 SphericalCSPropertyType
gml : SphericalCSPropertyType là kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ hình cầu, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ.
12.4.4.15 PolarCS
gml : PolarCS là một hệ tọa độ hai chiều, trong đó vị trí được xác định bởi khoảng cách từ gốc tọa độ và góc giữa đường từ gốc tọa độ đến một điểm và một hướng tham chiếu. Một PolarCS có hai gml : axis.
12.4.4.16 PolarCSPropertyType
gml: PolarCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ cực, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ đó.
12.4.4.17 CylindricalCS
gml : CylindricalCS là một hệ tọa độ ba chiều bao gồm một hệ tọa độ cực mở rộng bởi một trục tọa độ thẳng vuông góc với mặt phẳng kéo dài bởi hệ tọa độ cực. Một CylindricalCS có ba phần tử thuộc tính gml: axis.
12.4.4.18 CylindricalCSPropertyType
gml : CylindricalCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một hệ tọa độ trụ, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ đó.
12.4.4.19 AffineCS
gml : AffineCS là một hệ tọa độ hai hoặc ba chiều với trục thẳng mà không nhất thiết phải trực giao. Một AffineCS có hai hoặc ba phần tử thuộc tính gml : axis; số phần tử thuộc tính sẽ bằng chiều của CS.
12.4.4.20 AffineCSPropertyType
gml : AffineCSPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một hệ tọa độ affine, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của hệ tọa độ affine.
Các thành phần lược đồ hệ thống tham số gốc có thể được chia thành ba phần hợp lý, trong đó xác định các phần tử và các kiểu mã hóa XML định nghĩa về:
- Tham số gốc trừu tượng;
- Hệ thống tham số gốc trắc địa, bao gồm Elipxôit và kinh tuyến gốc;
- Nhiều kiểu tham số gốc cụ thể khác của tham số gốc không gian hoặc thời gian.
Các thành phần lược đồ mã hóa các gói Tham số gốc của các mô hình UML của tiêu chuẩn ISO 19111:2007, điều 10 và Phụ lục D.3.9 của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ tham số gốc bao gồm các lược đồ GML referenceSystems.xsd. Lược đồ này được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:datums:3.2.1
12.5.2.1 AbstractDatum
Một gml: AbstractDatum quy định cụ thể mối quan hệ của một hệ tọa độ với Trái đất, do đó tạo ra một hệ quy chiếu tọa độ. Một tham số gốc sử dụng một tham số hoặc tập các tham số để xác định vị trí gốc của hệ quy chiếu tọa độ. Mỗi kiểu phụ tham số gốc có thể được liên kết với chỉ các kiểu cụ thể của hệ tọa độ. Kiểu phức hệ trừu tượng này sẽ không được sử dụng, mở rộng, hoặc bị giới hạn, trong một lược đồ ứng dụng GML, để xác định một kiểu phụ cụ thể với một ý nghĩa tương đương với một kiểu phụ cụ thể quy định trong tài liệu này.
12.5.2.2 anchorDefinition
<element name="anchorDefinition" type="gml:CodeType"/>
gml:anchorDefinition là một mô tả, có thể bao gồm cả tọa độ, định nghĩa được sử dụng để neo tham số gốc với Trái đất, còn được gọi là "gốc", đặc biệt là tham số gốc kỹ thuật và ảnh. Thuộc tính codeSpace có thể được sử dụng để tham chiếu tới một nguồn chi tiết hơn về điểm hoặc bề mặt, hoặc trên một tập hợp các mô tả như vậy.
- Đối với một tham số gốc trắc địa, điểm này còn được gọi là điểm cơ bản, đó là truyền thống các điểm mà mối quan hệ giữa mặt geoid và Elipxôit được xác định. Trong một số trường hợp, các "điểm cơ bản" có thể bao gồm một số điểm. Trong những trường hợp, các tham số xác định mối quan hệ geoid / Elipxôit đã được trung bình cho các điểm, và mức trung bình thông qua như là định nghĩa tham số gốc.
- Cho một tham số gốc kỹ thuật, định nghĩa neo có thể là một điểm vật lý, hoặc nó có thể là một điểm có tọa độ được xác định trong một CRS.
- Cho một tham số gốc ảnh, định nghĩa neo thường có thể là trung tâm của hình ảnh hoặc các góc của hình ảnh.
- Đối với những tham số gốc thời gian, thuộc tính này không được xác định. Thay vì định nghĩa neo, những tham số gốc thời gian mang một gốc thời gian riêng biệt kiểu datetime.
12.5.2.3 realizationEpoch
<element name="realizationEpoch" type="date"/>
gml: realizationEpoch là thời gian sau khi định nghĩa tham số gốc này là hợp lệ. Xem ISO 19111:2007, Bảng 33, để biết chi tiết.
12.5.2.4 realizationEpoch
gml: DatumPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với những tham số gốc, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số gốc đó.
12.5.3.1 GeodeticDatum
gml : GeodeticDatum là một tham số gốc trắc địa xác định vị trí chính xác và định hướng trong không gian 3 chiều của một Elipxôit xác định (hoặc hình cầu), hoặc của một hệ tọa độ Đề-các trung tâm trong Elipxôit (hoặc hình cầu) này.
12.5.3.2 primeMeridian
<element name="primeMeridian" type="gml:PrimeMeridianPropertyType"/>
gml: primeMeridian là một vai trò liên kết kinh tuyến gốc được sử dụng bởi tham số gốc trắc địa này.
12.5.3.3 ellipsoid
<element name="ellipsoid" type="gml:EllipsoldPropertyType"/>
gml: ellipsoid là một vai trò liên kết các Elipxôit được sử dụng bởi tham số gốc trắc địa này.
12.5.3.4 GeodeticDatumPropertyType
gml : GeodeticDatumPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết những tham số gốc trắc địa, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số gốc đó.
12.5.3.5 Ellipsoid, semiMajorAxis, secondDefiningParameter
Một gml : Ellipsoid là một hình dáng hình học có thể được sử dụng để mô tả hình dạng gần đúng của trái đất. Trong thuật ngữ toán học, Elipxôit là một bề mặt được hình thành bởi sự quay của một hình Elip quanh bán trục nhỏ của nó.
gml : semiMajorAxis xác định độ dài của bán trục chính của Elipxôit, với các đơn vị của Elipxôit. Sử dụng MeasureType với những hạn chế mà các đơn vị đo lường tham chiếu bởi uom phải phù hợp với chiều dài, chẳng hạn như mét hoặc feet.
gml: secondDefiningParameter là một thuộc tính có chứa định nghĩa của tham số thứ hai xác định hình dạng của một Elipxôit. Một Elipxôit yêu cầu hai tham số xác định : bán trục lớn và nghịch đảo độ dẹt Elipxôit hoặc bán trục lớn và bán trục nhỏ. Khi vật thể tham chiếu là một hình cầu chứ không phải là một Elipxôit, chỉ có một tham số xác định đơn nhất là cần thiết, cụ thể là bán kính hình cầu; trong trường hợp đó, các bán trục lớn "biến đổi" thành bán kính hình cầu.
Các phần tử gml : inverseFlattening chứa giá trị nghịch đảo độ dẹt của Elipxôit. Giá trị này là một tỷ lệ thực tế (hoặc tỷ lệ). Nó sử dụng gml : LengthType với những giới hạn mà các đơn vị đo lường tham chiếu bởi thuộc tính uom phải phù hợp với một tỷ lệ thực tế, chẳng hạn như phần trăm, hoặc phần triệu.
Các phần tử gml :semiMinorAxis chứa chiều dài của bán trục nhỏ của Elipxôit. Khi phần tử gml : isSphere được bao gồm, các Elipxôit là suy biến và thực sự là một hình cầu. Hình cầu được xác định hoàn toàn bởi các bán trục lớn, đó là bán kính của hình cầu.
12.5.3.6 EllipsoidPropertyType
gml : EllipsoidPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết một Elipxôit, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của Elipxôit đó.
12.5.3.7 PrimeMeridian, greenwichLongitude
Một gml : PrimeMeridian xác định gốc mà từ đó giá trị kinh độ được xác định. Giá trị mặc định cho giá trị kinh tuyến chính gml: identifier là "Greenwich".
gml : greenwichLongitude là kinh độ của kinh tuyến gốc đo từ kinh tuyến Greenwich, chiều dương về phía đông. Nếu giá trị của gốc kinh tuyến tên là "Greenwich" thì giá trị của greenwichLongitude là 0 độ. Thuộc tính sử dụng gml : AngleType.
12.5.3.8 PrimeMeridianPropertyType
gml : PrimeMeridianPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một kinh tuyến gốc, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của kinh tuyến gốc đó.
12.5.4 Hệ thống tham số gốc cụ thể khác
12.5.4.1 EngineeringDatum
gml : EngineeringDatum xác định gốc của một hệ quy chiếu tọa độ kỹ thuật, và được sử dụng trong một khu vực xung quanh gốc đó. Gốc này có thể được cố định đối với Trái đất (như một điểm quy định tại một công trường xây dựng), hoặc là một điểm được xác định trên một phương tiện di chuyển (chẳng hạn như trên một con tàu hoặc vệ tinh).
12.5.4.2 EngineeringDatumPropertyType
gml : EngineeringDatumPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một tham số gốc kỹ thuật, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số gốc đó.
12.5.4.3 ImageDatum
gml : ImageDatum xác định gốc của một hệ quy chiếu tọa độ, và được sử dụng trong chỉ một bối cảnh địa phương. Cho một tham số gốc hình ảnh, định nghĩa neo thường có thể là trung tâm của hình ảnh hoặc các góc của hình ảnh. Để biết thêm thông tin, xem ISO 19111:2007, Phụ lục B.3.5.
12.5.4.4 pixelInCell
gml : pixellnCell là một đặc điểm kỹ thuật của cách một lưới hình ảnh được liên kết với các thuộc tính dữ liệu hình ảnh. Yêu cầu thuộc tính codeSpace phải tham chiếu một nguồn thông tin xác định giá trị và ý nghĩa của tất cả các giá trị chuỗi cho phép cho thuộc tính này.
12.5.4.5 ImageDatumPropertyType
gml : ImageDatumPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một tham số gốc hình ảnh, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số gốc đó.
12.5.4.6 VerticalDatum
gml: VerticalDatum là một mô tả văn bản và/hoặc một tập hợp các tham số xác định một bề mặt phẳng tham chiếu cụ thể được sử dụng như một bề mặt độ cao bằng không, bao gồm cả vị trí của nó đối với trái đất cho bất cứ kiểu độ cao được công nhận bởi tiêu chuẩn này.
12.5.4.7 VerticalDatumPropertyType
gml : VerticalDatumPropertyType là kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với những tham số gốc dọc, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số gốc đó.
12.5.4.8 TemporalDatum, origin
Một gml : TemporalDatum xác định gốc của một hệ quy chiếu thời gian. Kiểu này bỏ qua các phần tử "anchorDefinition" và "realizationEpoch" và cho biết thêm phần tử " gốc" với kiểu datetime.
Một phần TemporalDatumBaseType xác định gốc của một hệ quy chiếu tọa độ thời gian. Kiểu này hạn chế AbstractDatumType để loại bỏ các phần tử "anchorDefinition" và "realizationEpoch".
gml : origin là ngày và thời gian xuất xứ của tham số gốc thời gian này.
Các phần tử metaDataProperty đã bị phản đối, và phần tử gml : description đã bị phản đối một phần.
12.5.4.9 TemporalDatumPropertyType
gml : TemporalDatumPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với những tham số gốc thời gian, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số gốc đó.
Các thành phần lược đồ phương thức xử lý tọa độ không gian hoặc thời gian có thể được chia thành năm phần hợp lý, trong đó xác định các phần tử và các kiểu mã hóa XML định nghĩa về:
- Các phương thức xử lý tọa độ phức hợp tóm lược.
- Nhiều kiểu cụ thể của phương thức xử lý tọa độ, trong đó có biến đổi và chuyển đổi.
- Các nhóm và giá trị tham số cụ thể và tóm lược.
- Các phương thức xử lý.
- Các nhóm và các tham số xử lý cụ thể và tóm lược.
Các thành phần lược đồ mã hóa gói Phương thức xử lý tọa độ của mô hình UML ISO 19111:2007, điều 11.
CHÚ THÍCH: Các lược đồ coordinateOperations bao gồm các tài liệu lược đồ GML coordinateOperations.xsd. Tài liệu lược đồ này được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:coordinateOperations:3.2.1
12.6.2 Tóm lược phương thức xử lý tọa độ
12.6.2.1 AbstractCoordinateOperation
12.6.2.2 operationVersion
Phiên bản phương thức xử lý.
12.6.2.3 coordinateOperationAccuracy
12.6.2.4 sourceCRS
Hệ quy chiếu nguồn.
12.6.2.5 targetCRS
Hệ quy chiếu đích.
12.6.2.6 CoordinateOperationPropertyType
12.6.2.7 AbstractSingleOperation
12.6.2.8 SingleOperationPropertyType
12.6.2.9 AbstractGeneralConversion
12.6.2.10 GeneralConversionPropertyType
12.6.2.11 AbstractGeneralTransformation
12.6.2.12 GeneralTransformationPropertyType
12.6.3 Phương thức xử lý tọa độ cụ thể
12.6.3.1 ConcatenatedOperation
12.6.3.2 CoordOperation
12.6.3.3 ConcatenatedOperationPropertyType
12.6.3.4 PassThroughOperation
12.6.3.5 modifiedCoordinate
12.6.3.6 PassThroughOperationPropertyType
12.6.3.7 Conversion
12.6.3.8 Method
12.6.3.9 parameterValue
12.6.3.10 ConversionPropertyType
12.6.3.11 Transformation
12.6.3.12 TransformationPropertyType
gml :TransformationPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một phép biến đổi, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của phép chuyển đổi đó.
12.6.4 Nhóm và giá trị tham số
12.6.4.1 AbstractGeneralParameterValue
gml :AbstractGeneralParameterValue là một giá trị tham số trừu tượng hoặc một nhóm các giá trị tham số.
12.6.4.2 AbstractGeneralParameterValuePropertyType
12.6.4.3 ParameterValue
12.6.4.4 Value
12.6.4.5 stringValue
12.6.4.6 integerValue
12.6.4.7 booleanValue
12.6.4.8 valueList
12.6.4.9 integerValueList
12.6.4.10 ValueFile
12.6.4.11 operationParameter
12.6.4.12 ParameterValueGroup
12.6.4.13 group
gml :group là một vai trò liên kết đến các nhóm tham số tính toán mà phần tử này cung cấp giá trị tham số.
12.6.5.1 OperationMethod
gml :OperationMethod là một phương thức (thuật toán hoặc thủ tục) được sử dụng để thực hiện một phương thức tính toán tọa độ. Hầu hết các phương thức tính toán sử dụng một số các tham số tính toán mặc dù một số phép chuyển đổi sử dụng không. Mỗi phương thức tính toán tọa độ sử dụng phương pháp gán giá trị cho các tham số này.
Các phần tử gml :parameter là một danh sách không có thứ tự của các hiệp hội để thiết lập các tham số hoạt động và các nhóm tham số được sử dụng bởi phương thức tính toán này.
12.6.5.2 formula, formulaCitation
gml: formula công thức hoặc thủ tục được sử dụng bởi một phương thức tính toán.
Việc sử dụng các thuộc tính codespace đã bị phản đối. Giá trị thuộc tính sẽ là một chuỗi ký tự.
gml: formulaCitation cung cấp một tham chiếu đến một ấn phẩm cho các công thức hoặc thủ tục được sử dụng bởi một phương thức xử lý tọa độ.
12.6.5.3 sourceDimensions
gml :sourceDimensions là số chiều trong CRS nguồn của phương thức tính toán này.
12.6.5.4 targetDimensions
gml :targetDimensions là số chiều trong CRS mục tiêu của phương tính toán này.
12.6.5.5 Parameter
gml: parameter là một liên kết tới một tham số tính toán hoặc nhóm tham số.
12.6.5.6 OperationMethodPropertyType
gml :OperationMethodPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một phương thức tính toán có mục đích chung cụ thể, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của phương thức đó.
12.6.6 Nhóm và giá trị tính toán
12.6.6.1 GeneralOperationParameter
gml :GeneralOperationParameter là định nghĩa trừu tượng của một tham số hoặc một nhóm các tham số được sử dụng bởi một phương thức tính toán.
12.6.6.2 minimumOccurs
gml :minimumOccurs là số lần tối thiểu mà các giá trị nhóm tham số hoặc tham số này được yêu cầu. Nếu thuộc tính này được bỏ qua, số lượng tối thiểu sẽ là một.
12.6.6.3 AbstractGeneralOperationParameterPropertyType
gml : AbstractGeneralOperationParameterPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một tham số tính toán hoặc nhóm, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa về tham số hoặc nhóm.
12.6.6.4 OperationParameter
gml: OperationParameter là định nghĩa của một tham số được sử dụng bởi một phương thức tính toán. Hầu hết các giá trị tham số là số, nhưng các kiểu khác có giá trị tham số là có thể. Kiểu hình phức tạp này dự kiến sẽ được sử dụng hoặc mở rộng cho tất cả các phương thức tính toán, mà không cần xác định tên phần tử chuyên dụng - phương thức tính toán.
12.6.6.5 OperationParameterPropertyType
gml :OperationParameterPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết đến một tham số tính toán, hoặc tham chiếu hoặc có chứa các định nghĩa của tham số đó.
12.6.6.6 OperationParameterGroup
gml :OperationParameterGroup là định nghĩa của một nhóm các tham số được sử dụng bởi một phương thức tính toán. Kiểu hình phức tạp này dự kiến sẽ được sử dụng hoặc mở rộng cho tất cả các phương thức tính toán có thể áp dụng, mà không cần xác định tên phần tử chuyên dụng - phương pháp thức tính toán.
Các phần tử gml :parameter là một danh sách không có thứ tự các liên kết để thiết lập các thông số tính toán là thành viên của nhóm OperationParameterGroup.
12.6.6.7 maximumOccurs
gml :maximumOccurs là số lần tối đa giá trị nhóm tham số này có thể được tính đến. Nếu thuộc tính này được bỏ qua, số lượng tối đa là một.
12.6.6.8 OperationParameterPropertyType
gml :OperationParameterPropertyType là một kiểu thuộc tính cho vai trò liên kết với một nhóm thông số tính toán, hoặc tham chiếu hoặc có chứa định nghĩa của nhóm tham số.
13 Lược đồ GML - Hình học tô-pô
13.1.1 Tổng quan
Hình học tô-pô là một nhánh của toán học mô tả các thuộc tính của đối tượng là bất biến theo phép biến đổi liên tục. Ví dụ, một hình tròn là hình học tô-pô tương đương với một hình elip vì có thể được chuyển đổi thành hình khác bằng cách kéo dài. Trong mô hình địa lý, việc sử dụng quan trọng nhất của hình học tô-pô là việc đẩy nhanh hình học tính toán, cấu trúc của hình học tô-pô cho phép mô tả đặc điểm của các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng sử dụng các thuật toán tổ hợp hoặc đại số đơn giản. Hình học tô-pô, thể hiện bởi các hình học thích hợp, cho phép một cơ chế nhỏ gọn và rõ ràng để thể hiện hình học chia sẻ giữa các đối tượng địa lý.
13.1.2 Mối quan hệ với ISO 19107
Các thành phần hình học tô-pô không gian của lược đồ GML được mô tả trong mục này cung cấp sự phù hợp với lược đồ không gian (hình học tô-pô) ISO 19107. Mối quan hệ được mô tả chi tiết tại Phụ lục D.2.3.
Các kiểu hình học tô-pô triển khai trong GML được mô tả trong ISO 19107; bổ sung các ràng buộc mô tả trong ISO 19107 cho các kiểu này, cũng là ràng buộc của các thành phần hình học tô-pô không gian trong lược đồ GML.
Các thành phần hình học tô-pô không gian bổ sung trong lược đồ GML được mô tả tại Phụ lục D.3.10.
Kiểu tóm lược này cung cấp các kiểu gốc hoặc cơ bản cho tất cả các phần tử hình học tô-pô bao gồm cả nguyên thủy và phức hợp. Kế thừa AbstractGMLType và do đó có thể xác định bằng cách sử dụng đặc tính gml :id.
gml:AbstractTopology triển khai lớp TP_Object trong tiêu chuẩn ISO 19107 (xem Phụ lục D.2.4.2 và ISO 19107:2003, 7.2.2)
13.3 Hình học tô-pô nguyên thủy
13.3.1 Hình học tô-pô nguyên thủy tóm lược
13.3.1.1 AbstractTopoPrimitive, AbstractTopoPrimtive
gml:AbstractTopoPrimitive triển khai lớp TP_Primitive trong tiêu chuẩn ISO 19107 (xem Phụ lục D.2.4.3 và ISO 19107:2003, 7.3.10). Đây là kiểu cơ bản cho tất cả các tô-pô nguyên thủy. Hình học tô-pô nguyên thủy là đơn vị nhỏ nhất của một hình học tô-pô phức hợp.
13.3.2 Hình học tô-pô nguyên thủy (0-chiều)
13.3.2.1 NodeType, Node
gml:Node biểu diễn nguyên thủy 0-chiều và triển khai từ TP_Node trong ISO 19107 (xem Phụ lục D.2.4.3 và ISO 19107:2003, 7 3.12).
Phần tử thuộc tính gml:container triển khai quy tắc về tên giống ISO 19107 (Xem ISO 19107:2003, 7.3.10.4 và Phụ lục D.2.4.3)
13.3.2.2 DirectedNodePropertyType, directedNode
Phần tử thuộc tính gml: directedNode mô tả đường bao của các cạnh hình học tô-pô được sử dụng trong việc hỗ trợ hình học tô-pô đối tượng địa lý dạng điểm thông qua gml:TopoPoint được mô tả dưới đây.
13.3.3 Hình học tô-pô nguyên thủy (1-chiều)
13.3.3.1 EdgeType, Edge
gml:Edge biểu diễn nguyên thủy 1-chiều và triển khai từ TP_Edge trong ISO 19107 (Xem ISO 19107:2003, 7.3.14 và Phụ lục D.2.4.3)
Một cạnh có thể thực hiện bởi một hình học nguyên thủy 1-chiều (gml:curveProperty).
13.3.3.2 DirectedEdgePropertyType, directedEdge
Phần tử thuộc tính gml: directedEdge mô tả đường bao của các mặt hình học tô-pô, các coBoundary của các nút hình học tô-pô được sử dụng để hỗ trợ các đối tượng dạng đường thông qua gml: TopoCurve được diễn tả dưới đây.
13.3.4 Hình học tô-pô nguyên thủy (2-chiều)
13.3.4.1 FaceType, Face
gml:Face biểu diễn nguyên thủy hình học tô-pô 2-chiều và triển khai từ TP_Face trong ISO 19107 (xem D.2.4.3 và ISO 19107:2003, 7.3.16).
13.3.4.2 DirectedFacePropertyType, directedFace
Phần tử thuộc tính gml:directedFace mô tả đường bao của các khối hình học tô-pô, coBoundary của các nút hình học tô-pô và được sử dụng để hỗ trợ các đối tượng địa lý dạng bề mặt thông qua gml:TopoSurface.
13.3.5 Hình học tô-pô nguyên thủy (3-chiều)
13.3.5.1 TopoSolidType, TopoSolid
gml:TopoSolid biểu diễn nguyên thủy hình học tô-pô 3-chiều và triển khai TP_Solid trong ISO 19107 (Xem D.2.4.3 và ISO 19107:2003, 7.3.18)
13.3.5.2 DirectedTopoSolidPropertyType, directedTopoSolid
Phần tử thuộc tính gml:directedSolid mô tả coBoundary của các mặt hình học tô-pô được sử dụng để hỗ trợ các đối tượng địa lý dạng khối thông qua gml:TopoVolume.
13.4.1 Tập hình học tô-pô (0-chiều)
13.4.1.1 TopoPointType, TopoPoint
Mục đích của việc sử dụng gml:TopoPoint là diễn tả đối tượng địa lý điểm về các mối quan hệ cấu trúc và hình học của đối tượng này với các đối tượng khác thông qua việc định nghĩa nút chia sẻ.
13.4.1.2 TopoPointPropertyType, topoPointProperty
Phần tử thuộc tính gml:topoPointProperty được sử dụng trong các đối tượng địa lý để diễn tả mối quan hệ của các đối tượng với các nút hình học tô-pô được tham chiếu.
13.4.2 Tập hình học tô-pô (1-chiều)
13.4.2.1 TopoCurveType, TopoCurve
gml:TopoCurve biểu diễn hình học tô-pô đồng nhất, một chuỗi các cạnh cụ thể thực hiện đồng hình với hình học đường cong nguyên thủy. Mục đích của gml:TopoCurve là diễn tả cấu trúc và mối quan hệ hình học của các đối tượng địa lý này với các đối tượng địa lý khác thông qua định nghĩa các nút chia sẻ.
13.4.2.2 TopoCurvePropertyType, topoCurveProperty
Phần tử thuộc tính gml: topoCurveProperty sử dụng trong các đối tượng địa lý mô tả mối quan hệ của chúng với các cạnh hình học tô-pô được tham chiếu.
13.4.3 Tập hình học tô-pô (2-chiều)
13.4.3.1 TopoSurfaceType, TopoSurface
gml:TopoSurface biểu diễn hình học tô-pô đồng nhất một tập các mặt cụ thể thực hiện đồng hình với một bề mặt hình học nguyên thủy. Mục đích của gml:TopoSurface là diễn tả cấu trúc và mối quan hệ hình học của các đối tượng địa lý dạng bề mặt với các đối tượng địa lý khác thông qua định nghĩa bề mặt chia sẻ.
13.4.3.2 TopoSurfacePropertyType, topoSurfaceProperty
Phần tử thuộc tính gml:topoSurfaceProperty được sử dụng trong đối tượng địa lý để diễn tả mối quan hệ của chúng với các mặt hình học tô-pô được tham chiếu.
13.4.4 Tập hình học tô-pô (3-chiều)
13.4.4.1 TopoVolumeType, TopoVolume
gml:TopoVolume biểu diễn hình học tô-pô đồng nhất, một tập các khối hình học tô-pô thực hiện đồng hình với một bề mặt hình học nguyên thủy. Mục đích của gml:TopoVolume là diễn tả cấu trúc và mối quan hệ hình học của các đối tượng địa lý dạng khối với các đối tượng địa lý khác thông qua định nghĩa khối chia sẻ.
13.4.4.2 TopoVolumePropertyType, topoVolumeProperty
gml :topoVolumeProperty có thể được sử dụng trong các đối tượng để diễn tả mối quan hệ của chúng với khối hình học tô-pô được tham chiếu.
13.5.1 TopoComplexType, TopoComplex
gml:TopoComplex là tập hình học tô-pô và triển khai lớp TP_Complex trong ISO 19107.
Một phức hợp hình học tô-pô bao gồm các thành phần nguyên thủy và phức hợp nhỏ hơn.
13.5.2 Maximal, sub-and super-complexes
Các phần tử thuộc tính gml :subComplex, gml :superCompIex và gml :maximalComplex cung cấp một mã hóa cho mối quan hệ giữa cấu trúc liên kết phức hợp như mô tả cho gml: TopoComplex phần trên.
13.5.3 topoPrimitiveMember
Phần tử thuộc tính gml :topoPrimitiveMember mã hóa cho mối quan hệ giữa một cấu trúc liên kết phức tạp và một nguyên thủy hình học tô-pô đơn nhất.
13.5.4 topoPrimitiveMembers
Phần tử thuộc tính gml:topoPrimitiveMember mã hóa mối quan hệ giữa một phức hợp hình học tô-pô và một nguyên thủy hình học đơn nhất.
13.5.5 TopoComplexPropertyType, topoComplexProperty
Phần tử thuộc tính gml :topoComplexProperty mã hóa các mối quan hệ giữa đối tượng GML và một phức hệ hình học tô-pô.
VÍ DỤ: Điều này cho phép một tập hợp đối tượng chứa hoặc tham chiếu một phức hệ hình học tô-pô có chứa đối tượng hình học tô-pô được tham chiếu bởi các thành phần của tập hợp đối tượng.
14 Lược đồ GML - thông tin thời gian và các đối tượng động
14.1.1 Tổng quan
Lược đồ thời gian GML bao gồm các thành phần để mô tả hình học thời gian và cấu trúc liên kết topo thời gian, hệ thống tham chiếu thời gian, và các đặc tính thời gian của dữ liệu địa lý. Mô hình khái niệm cơ bản về thời gian mô tả trong ISO 19108. Mô hình không thời gian (spatiotemporal) cơ bản chứa cả hai mức là mức - đối tượng, mức - thuộc tính về thời gian. Ngoài ra cũng hỗ trợ theo dõi đối tượng động.
Có hai kiểu quy mô thời gian: khoảng thời gian và thứ tự. Khoảng thời gian là thước đo cho một quá trình, thứ tự cung cấp thông tin về vị trí liên quan trong thời gian đó.
Hai tiêu chuẩn ISO khác có liên quan đến đối tượng mô tả thời gian ISO 8601 mô tả mã hóa cho thời điểm thời gian và khoảng thời gian, như chuỗi văn bản với cấu trúc và dấu chấm câu đặc biệt; ISO / IEC 11404 cung cấp mô tả chi tiết các khoảng thời gian như một phần của một cuộc thảo luận chung bằng kiểu dữ liệu với ngôn ngữ độc lập.
Các lược đồ thời gian bao gồm hai chủ đề liên quan đến nhau và cung cấp thành phần lược đồ cơ bản để biểu diễn cho thời điểm thời gian và khoảng thời gian, cấu trúc liên kết topo thời gian, và các hệ thống tham chiếu; Thành phần lược đồ xác định các thành phần chuyên biệt hơn được sử dụng cho đối tượng động. Thể hiện của các kiểu hình học thời gian được sử dụng như giá trị cho các thuộc tính thời gian của các đối tượng địa lý.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ thời gian chính được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng cú pháp URN)
urn: x-OGC: đặc điểm kỹ thuật: GML: lược đồ XSD: thời gian: 3.2.1
Tài liệu lược đồ topo thời gian được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng cú pháp URN):
urn: x-OGC: đặc điểm kỹ thuật: GML: lược đồ XSD: topo thời gian:3.2.1
Tài liệu lược đồ cho hệ thống tham chiếu thời gian được xác định bởi vị trí độc lập tên sau đây (sử dụng cú pháp URN):
urn: x-OGC: đặc điểm kỹ thuật: GML: lược đồ XSD: temporalReferenceSystems:3.2.1
Tài liệu lược đồ đối tượng động cho đại diện cho tính thời gian khác nhau của địa lý tính năng được xác định bởi vị trí độc lập tên sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn: x-OGC: đặc điểm kỹ thuật: GML: lược đồ XSD: đối tượng động:3.2.1
Tất cả các tài liệu lược đồ được liệt kê trong Phụ lục C.
14.1.2 Mối quan hệ với ISO 19108
Các thành phần hình học và topo thời gian của lược đồ GML quy định tại mục này cung cấp quy định, thực hiện một phần của lược đồ thời gian ISO 19108. Mối quan hệ được thảo luận chi tiết trong D.2.5.
Các kiểu hình học và topo trong ISO 19108 biểu diễn bằng GML được đặc tả trong tiêu chuẩn ISO 19108. Ràng buộc trên các thành phần hình học và topo thời gian được thêm vào lược đồ GML.
Ngoài ra, GML xác định thành phần lược đồ thời gian như mô tả trong D.3.11.
14.2.1 Đối tượng thời gian trừu tượng
14.2.1.1 AbstractTimeObject
gml: AbstractTimeObject biểu diễn TM_Object, xem D.2.5.2 và ISO 19108:2002, 5.2.2. Nhóm thời gian nguyên thủy và phức hợp. Được khai báo như sau:
Một gml: AbstractTimeObject được sử dụng trong bất kỳ vị trí, trong đó một gml: AbstractGML là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
14.2.1.2 AbstractTimePrimitive
gml:AbstractTimePrimitive biểu diễn TM_Primitive (xem D.2.5.2 và ISO 19108:2002, 5.2.3. Nhóm hình học và topo thời gian nguyên thủy. Được khai báo như sau:
Một gml :AbstractTimePrimitive được sử dụng trong bất kỳ vị trí, trong đó một gml: AbstractTimeObject là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Điều này mở rộng mô hình đối tượng thời gian tổng quát với các thuộc tính chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian nguyên thủy với thời gian nguyên thủy khác. Định nghĩa của gml: RelatedTimeType được cung cấp trong 9.2.1.4.
14.2.1.3 TimePrimitivePropertyType, validTime
gml:TimePrimitivePropertyType cung cấp một mô hình nội dung chuẩn cho liên kết giữa một thành viên tùy ý của nhóm gml: AbstractTimePrimitive với đối tượng khác:
gml: validTime là phần tử thuộc tính được khai báo như sau:
14.2.1.4 RelatedTimeType
gml: RelatedTimeType cung cấp một mô hình nội dung để chỉ ra vị trí tương đối của một thành viên tùy ý của các nhóm thay thế đó là gml:AbstractTimePrimitive. Mở rộng gml: TimePrimitivePropertyType với một thuộc tính XML relativePosition, có giá trị được chọn từ tập hợp 13 mối quan hệ thời gian 13 xác định bởi Allen (1983):
14.2.1.5 AbstractTimeComplex
gml:AbstractTimeComplex là một tập hợp các nguyên thủy thời gian và triển khai từ TM_Complex, xem D.2.5.2 và ISO 19108:2002, 5.2.2 và hành động của một nhóm thời gian phức hợp. Được khai báo như sau:
Một gml: AbstractTimeComplex được sử dụng trong bất kỳ vị trí, trong đó một gml: AbstractTimeObject là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này chỉ quy định cụ thể cho một phức hợp topo thời gian. Một phức hợp hình học thời gian thì không.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này không phân biệt được một đồ thị tuyến tính thời gian từ một đồ thị phi tuyến tính thời gian.
14.2.2.1 Giới thiệu
Hình học thời gian mô tả về thể hiện thời gian, giai đoạn, vị trí và độ dài.
14.2.2.2 AbstractTimeGeometricPrimitive
gml:TimeGeometricPrimitive triển khai từ TM_GeometricPrimitive, xem D.2.5.2 và ISO 19108:2002, 5.2.3. Hoạt động của một nhóm thay thế cho nguyên thủy hình học thời gian. Được khai báo như sau:
Một gml: AbstractTimeGeometricPrimitive được sử dụng trong bất kỳ vị trí, trong đó một gml: AbstractTimePrimitive là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Hình học thời gian liên kết với hệ thống tham chiếu thời gian qua thuộc tính frame cung cấp một tham chiếu URI xác định mô tả của hệ thống tham chiếu. Theo tiêu chuẩn ISO 19108, lịch dương với UTC là hệ thống tham chiếu mặc định, nhưng những hệ thống khác khác cúng có thể được sử dụng.
Hai nguyên thủy hình học trong chiều thời gian là thời điểm và giai đoạn. Thành phần GML được định nghĩa bên dưới để hỗ trợ như sau.
14.2.2.3 Timelnstant
Timelnstant triển khai từ TM_Instant, xem D.2.5.2 và ISO 19108:2002, 5.2.3.2, và hoạt động như hình học nguyên thủy không chiều, biểu diễn một vị trí xác định tại thời điểm. Được khai báo như sau:
Một gml: Timelnstant được sử dụng trong bất kỳ vị trí, trong đó đó một gml:
AbstractTimeGeometricPrimitive là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
VÍ DỤ: Một thể hiện tài liệu, một gml: Timelnstant chứa một gml: timePosition như sau:
14.2.2.4 TimelnstantPropertyType
gml:TimeInstantPropertyType là đặc tả chi tiết của gml: TimePrimitivePropertyType cung cấp cho liên kết một gml: Timelnstant với một đối tượng:
14.2.2.5 TimePeriod
gml: TimePeriod triển khai từ TM_Period, xem D.2.5.2 và ISO 19108:2002, 5.2.3.3, và hoạt động như hình học nguyên thủy một chiều trong đó biểu diễn mức độ xác định tại thời điểm. Được khai báo như sau:
gml: TimePeriod được sử dụng trong bất kỳ vị trí, trong đó đó một gml:
AbstractTimeGeometricPrimitive là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Vị trí tại thời điểm của một gml: TimePeriod được mô tả bởi các vị trí theo thời gian của thời điểm bắt đầu và kết thúc. Chiều dài của giai đoạn là tương đương với khoảng cách thời gian giữa hai vị trí ranh giới thời gian.
Cả hai bắt đầu và kết thúc mô tả về vị trí trực tiếp sử dụng gml:TimePositionType, xem 14.2.2.7 là một lược đồ XML đơn giản kiểu nội dung, hoặc bằng cách tham chiếu đến một thời điểm xác định sử dụng gml: TimelnstantPropertyType, xem 14.2.2.4.
VÍ DỤ 1: Trong một gml:TimePeriod, một gml: Timelnstant có thể xuất hiện trực tiếp như giá trị của bắt đầu và kết thúc như sau:
Giới hạn của một gml: TimePeriod có thể sử dụng mô hình thuộc tính GML thông thường để thực hiện một tham chiếu đến một thời điểm thời gian mô tả ở nơi khác, hoặc một giới hạn có thể được chỉ ra như là một vị trí trực tiếp.
VÍ DỤ 2: Ví dụ hỗn hợp cho cả hai, cũng bao gồm thuộc tính tùy chọn gml:duration:
14.2.2.6 TimePeriodPropertyType
gml:TimePeriodPropertyType là một đặc tả của gml: TimePrimitivePropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimePeriod với một đối tượng:
14.2.2.7 TimePositionType, timePosition
Phương pháp để xác định một vị trí thời gian cụ thể cho từng hệ thống tham chiếu thời gian gml:TimePositionType hỗ trợ các mô tả về vị trí thời gian phù hợp với các phân nhóm được mô tả trong ISO 19108. Triển khai từ TM_Position, xem D.2.5.5 và ISO 19108:2002, 5.4.2.
Giá trị dựa trên lịch và đồng hồ sử dụng các định dạng từ vựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 8601 như được mô tả trong lược đồ XML Phần 2:2001. Một giá trị số thập phân có thể được sử dụng với hệ tọa độ như thời gian GPS hoặc thời gian UNIX. Một URI có thể được sử dụng để cung cấp một tham chiếu đến một số thời kỳ trong một hệ thống tài liệu tham khảo thứ tự.
Giống như rất nhiều các thành phần mô hình hóa như các kiểu dữ liệu trong bộ tiêu chuẩn quốc tế 19100, các thành phần tương ứng GML có nội dung đơn giản. Tuy nhiên, mô hình nội dung gml: TimePositionType được định nghĩa trong một vài bước (các chi tiết của việc ánh xạ tiêu chuẩn ISO 19108 TM_Position được mô tả trong D.2.5.5):
Ba thuộc tính XML xuất hiện trên gml:TimePositionType:
Một giá trị thời gian được liên kết với một hệ thống tham chiếu thời gian qua thuộc tính frame cung cấp một tham chiếu URI xác định một mô tả của hệ thống tài liệu tham chiếu. Theo tiêu chuẩn ISO 19108, lịch dương với UTC là hệ thống tham chiếu mặc định, các hệ thống tham chiếu khác cũng có thể được sử dụng. Thành phần để mô tả hệ thống tham chiếu thời gian được mô tả trong 14.4, nhưng không yêu cầu hệ thống tham chiếu được mô tả theo cách này, như việc tham chiếu có thể tham chiếu tới bất kỳ tài nguyên được xác định với một URI.
Đối với các giá trị thời gian sử dụng một lịch chứa hơn một thời đại, các thuộc tính (tùy chọn) calendarEraName cung cấp tên của thời đại lịch.
Vị trí thời gian không chính xác có thể được thể hiện bằng cách sử dụng thuộc tính tùy chọn indeterminatePosition. Việc này lấy một giá trị bằng định nghĩa như sau:
Những giá trị này được hiểu như sau:
- "unknown" chỉ ra rằng không có giá trị cụ thể cho vị trí thời gian được cung cấp.
- "now" chỉ ra rằng giá trị cụ thể được thay thế bằng vị trí thời gian hiện tại bất cứ khi nào giá trị được truy cập.
- "before" chỉ ra rằng vị trí theo thời gian thực tế là không rõ, nhưng được biết đến là giá trị đặc tả trước đó.
- "after" chỉ ra rằng vị trí theo thời gian thực tế là không rõ, nhưng được biết đến là giá trị đặc tả sau đó.
Một giá trị cho indeterminatePosition có thể
- Được sử dụng đơn lẻ hoặc
- Hội tụ đủ điều kiện một giá trị cụ thể cho vị trí thời gian.
Kiểu đơn giản gml: TimePositionUnion là một kết hợp của kiểu lược đồ XML đơn giản, khởi tạo các kiểu con cho vị trí thời gian được mô tả trong ISO 19108.
Thứ tự kỷ nguyên có thể được tham chiếu qua URI. Một giá trị số thập phân có thể được sử dụng để chỉ ra khoảng cách từ nguồn gốc quy mô5) time được sử dụng cho một vị trí lấy lại hàng ngày, xem ISO 19108:2002, 5.4.4.2.
Lịch và dạng đồng hồ hỗ trợ biểu diễn thời gian trong hệ thống dựa trên năm, tháng, ngày, giờ, phút và giây, trong một ký hiệu theo tiêu chuẩn ISO 8601, được biểu diễn như sau:
CHÚ THÍCH 1: Kiểu đơn giản dateTime không cho phép cắt ngắn, trừ phân số của giây, vì thế date, gYear và gYearMonth được yêu cầu.
CHÚ THÍCH 2: Theo ISO 19108, khi sử dụng với lịch không phải Gregorian dựa trên năm, tháng, ngày, thì việc biểu diễn cũng nên sử dụng cách tương tự. Theo lược đồ XML Phần 2, số không được thêm vào nếu giá trị năm có ít hơn bốn chữ số.
Phần tử gml.timePosition được khai báo như sau:
Phần tử này được sử dụng như thuộc tính của gml:timelnstant, xem 9.2.2.3, và cũng có thể được sử dụng trong lược đồ ứng dụng.
VÍ DỤ: Các ví dụ sau minh họa cách gml: timePosition hoặc các phần tử khác xuất hiện trong thể hiện dữ liệu:
14.2.2.8 TimeLength, duration, timelnterval, TimeUnitType
Chiều dài của một khoảng thời gian được mô tả bằng cách sử dụng nhóm: gml:timeLength, được khai báo trong lược đồ như sau:
Mô hình nội dung là một sự lựa chọn của hai phần tử thuộc tính:
gml:duration: phù hợp với cú pháp tiêu chuẩn ISO 8601 cho chiều dài thời gian bằng việc triển khai kiểu khoảng thời gian trong lược đồ XML. Thay thế khác là gml: timelnterval phù hợp với tiêu chuẩn ISO / IEC 11404 dựa trên các giá trị điểm thực cho độ dài thời gian.
Cú pháp ISO / IEC 11404 quy định cụ thể việc sử dụng một positivelnteger cùng với giá trị thích hợp cho cơ số và phần tử. Độ phân giải của khoảng thời gian là một cơ số ^ (mũ) của đơn vị thời gian quy định.
VÍ DỤ: unit="second", radix="10'', factor="3" xác định độ phân giải mili giây.
Giá trị của đơn vị là hoặc lựa chọn từ các đơn vị khoảng thời gian trong ISO 80.000-3, hoặc là một đơn vị phù hợp. Mã hóa được định nghĩa cho GML trong gml:TimeUnitType:
Thành phần thứ hai của kiểu kết hợp (union) cung cấp một phương thức để chỉ ra các đơn vị thời gian khác với sáu đơn vị tiêu chuẩn được đưa ra trong liệt kê.
VÍ DỤ: Để thể hiện chiều dài thời hạn 5 ngày, 14 giờ và 30 phút, trường hợp sau đây được chấp nhận:
14.3 Lược đồ hình học tô-pô thời gian
Tô-pô thời gian mô tả về phức hợp thời gian, các nút, và các cạnh, và kết nối giữa chúng. Tô-pô thời gian không trực tiếp cung cấp thông tin về vị trí thời gian mà được sử dụng trong trường hợp mô tả một dòng hoặc một lịch sử (ví dụ như một cây gia đình thể hiện sự tiến hóa của các loài, một chu kỳ sinh thái, một dòng dõi của vùng đất hoặc tòa nhà, hoặc có tiền sử tách và sáp nhập địa giới hành chính). Các mục dưới đây chỉ rõ các tô-pô thời gian như đặc tính thời gian của các đối tượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 19108.
14.3.2 Các đối tượng tô-pô thời gian
14.3.2.1 Tổng quan
Một đối tượng tô-pô thời gian sẽ là một phần tử thời gian mô tả thứ tự của các đối tượng hoặc thuộc tính đối tượng như các đặc tính thời gian của các đối tượng. Hai đối tượng tô-pô thời gian là nguyên thủy và phức hợp.
Khi thời gian là một không gian tô-pô một chiều, tô-pô thời gian nguyên thủy sẽ là một nút tương ứng với một thời điểm, và một cạnh thời gian tương ứng với giai đoạn. Một nút thời gian là một khái niệm trừu tượng của một sự kiện đã xảy ra tại một thời điểm nào đó như một sự khởi đầu hay kết thúc của một hoặc nhiều trạng thái. Một trạng thái là một điều kiện - một đặc tính của một đối tượng hoặc tập dữ liệu tồn tại trong một giai đoạn. Một "đối tượng tĩnh" (static feature) trong tiêu chuẩn này có nghĩa là một đối tượng mà giữ một định danh nhất quán trong thời gian tồn tại. Cạnh thời gian là một khái niệm trừu tượng của một trạng thái, và liên kết với các nút đại diện cho thời gian bắt đầu và kết thúc. Tuy nhiên, tô-pô thời gian nguyên thủy không trực tiếp chỉ ra, "khi nào" hoặc "bao lâu". Một nút thời gian không cần là một khởi đầu hoặc kết thúc của một cạnh thời gian trong trường hợp mô tả sự kiện này không liên kết với các trạng thái. Một nút như vậy được gọi là một nút bị cô lập.
Một phức hợp tô-pô là một tập hợp các nguyên thủy tô-pô được khép kín bằng các thao tác ranh giới. Một phức hợp tô-pô thời gian là một biểu đồ kết nối có cấu trúc chuỗi mở và có hướng bao gồm các cạnh thời gian và nút thời gian. Một tô-pô phức hợp thời gian tối thiểu là một cạnh thời gian với hai nút thời gian ở cả hai đầu của đoạn.
VÍ DỤ: Một vòng đời của một tòa nhà có thể được mô tả như một chuỗi các giai đoạn: Kế hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng, xử lý và phá hủy. Mỗi giai đoạn có thể được biểu diễn như là một cạnh thời gian. Ranh giới của từng giai đoạn mô tả như là một nút thời gian đại diện cho một sự kiện, trong đó chấm dứt giai đoạn và cũng bắt nguồn giai đoạn tiếp theo. Do đó, một vòng đời của một tòa nhà được mô tả như là một cấu trúc liên kết phức tạp thời gian bao gồm một trình tự thời gian các cạnh kết nối với các nút thời gian.
14.3.2.2 AbstractTimeTopologyPrimitive
Tô-pô thời gian nguyên thủy bao gồm thứ tự thông tin giữa các đối tượng hoặc thuộc tính đối tượng. Kết nối thời gian của các đối tượng có thể được xem xét nếu có tô-pô thời gian nguyên thủy như giá trị thuộc tính. Thông thường, một liên kết đối tượng tức thời tương ứng với một nút thời gian, và một đối tượng tính tĩnh tương ứng với một cạnh thời gian. Một đối tượng với cả hai chế độ liên kết với các tô-pô thời gian nguyên thủy: Một kiểu cơ sở (supertype) của các nút thời gian và cạnh thời gian.
gml :TimeTopologyPrimitive triển khai từ TM_TopologicalPrimitive (xem D.2.5.6 và ISO 19108:2002, 5.2.4.2) và Hoạt động như là một nhóm cho tô-pô thời gian nguyên thủy. Nó được định nghĩa trong lược đồ như sau:
gml: AbstractTimeTopologyPrimitive được sử dụng ở vị trí mà một gml: AbstractTimePrimitive là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Một tô-pô nguyên thủy luôn luôn kết nối với một hoặc nhiều tô-pô nguyên thủy khác, do đó, luôn luôn là một thành viên của một tô-pô phức hợp. Trong một thể hiện GML, điều này thường sẽ được chỉ định bởi các nguyên thủy được mô tả bởi các phần tử đó là hậu duệ của một phần tử mô tả một phức hợp. Tuy nhiên, thuộc tính tùy chọn gml :complex được cung cấp để hỗ trợ các trường hợp một tô-pô thời gian nguyên thủy được mô tả trong bối cảnh khác, mang theo các tham chiếu tới tô-pô thời gian nguyên thủy cấp cha.
14.3.2.3 TimeTopologyPrimitivePropertyType
gml:TimeTopologyPrimitivePropertyType cung cấp cho liên kết một gml:AbstractTimeTopologyPrimitive với một đối tượng:
14.3.2.4 TimeTopologyComplex
Một tô-pô thời gian phức hợp sẽ là là một biểu đồ kết nối có cấu trúc chuỗi mở của tô-pô thời gian nguyên thủy và có hướng bao gồm các cạnh thời gian và nút thời gian. Một cạnh thời gian không tồn tại nếu không có hai nút thời gian trên biên, đối tượng tĩnh có cạnh thời gian là một tô-pô thời gian phức hợp như là giá trị thuộc tính thời gian.
Một tô-pô thời gian phức hợp thể hiện một đồ thị tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Một đồ thị tuyến tính thời gian, bao gồm một chuỗi các cạnh thời gian, cung cấp một dòng mô tả chỉ bằng cách "thay thế (substitution)" thể hiện đối tượng hoặc giá trị phần tử đối tượng. Một nút thời gian bắt đầu hoặc kết thúc của đồ thị kết nối với ít nhất một cạnh thời gian. Một nút thời gian khác với bắt đầu và kết thúc sẽ kết nối với ít nhất hai cạnh thời gian: Một bắt đầu từ nút, và một kết thúc tại nút.
gml: TimeTopologyComplex triển khai từ TM_TopologicalComplex trong ISO 19108, xem D.2.5.6 và ISO 19108:2002, 5.2.4.5, được khai báo như sau:
gml: TimeTopologyComplex được sử dụng ở vị trí nào mà một gml: AbstractTimeComplex là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Một tô-pô thời gian phức hợp là một tập hợp các kết nối tô-pô thời gian nguyên thủy. Các thành viên nguyên thủy được chỉ định, bằng tham chiếu hoặc giá trị, bằng cách sử dụng thuộc tính gml :primitive
14.3.2.5 TimeTopologyComplexPropertyType
gml :TimeTopologyComplexPropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimeTopologyComplex với một đối tượng:
14.3.2.6 TimeNode
Một nút thời gian là một topo không chiều nguyên thủy, biểu diễn cho một nút xác định trong thời gian (tương đương với một điểm trong không gian). Một nút có thể hành động như là kết thúc hoặc bắt đầu của bất kỳ số cạnh thời gian. Một nút thời gian có thể được thực hiện như một hình học, vị trí, có giá trị là một thời điểm.
gml:TimeNode triển khai từ TM_Node xem D.2.5.6 và ISO 19108:2002, 5.2.4.3, được khai báo như sau:
gml: TimeNode được sử dụng trong bất kỳ vị trí trong đó một gml: AbstractTimeTopologyPrimitive là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
14.3.2.7 TimeNodePropertyType
gml:TimeNodePropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimeNode với một đối tượng:
14.3.2.8 TimeEdge
Một cạnh thời gian là một topo nguyên thủy một chiều. Đó là một khoảng thời gian mở bắt đầu và kết thúc tại một nút. Cạnh có thể được thực hiện như một hình học có giá trị là một khoảng thời gian.
gml:TimeEdge triển khai từ TM_Edge, xem D.2.5.6 và ISO 19108:2002, 5.2.4.4, được khai báo như sau:
gml:TimeEdge có thể được sử dụng trong bất kỳ vị trí nào mà gml: AbstractTimeTopologyPrimitive là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
14.3.2.9 TimeEdgePropertyType
gml:TimeEdgePropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimeEdge với một đối tượng:
Một giá trị trong miền giá trị thời gian được đo tương đối với một hệ thống tham chiếu thời gian. Kiểu phổ biến của hệ thống tham chiếu bao gồm lịch, hệ thống tham chiếu thời gian thứ tự, hệ thống tham chiếu thời gian phối hợp (thời gian trôi qua một số thời đại). Hệ thống tham chiếu thời gian chính để sử dụng với thông tin địa lý là Lịch Gregorian và 24 giờ địa phương hoặc UTC, nhưng các ứng dụng đặc biệt có thể dẫn đến việc sử dụng hệ thống tài liệu tham chiếu khác. Hệ thống đánh số ngày Julian là một hệ thống phối hợp thời gian có nguồn gốc sớm hơn bất kỳ lịch nào.
Bảy phần tử GML dùng để mô tả hệ thống tham chiếu thời gian:
14.4.2 Hệ quy chiếu thời gian cơ sở, TimeReferenceSystem
Một hệ thống tham chiếu đặc trưng miền giá trị không gian và thời gian được áp dụng. Các phần tử GML cơ bản cho hệ thống tham chiếu thời gian là gml:TimeReferenceSystem.
Mô hình nội dung mở rộng (gml: DefinitionType, xem 15.2.1, với thuộc tính bổ sung, gml:domainOfValidity. Được thực hiện như sau:
gml: TimeReferenceSystem được sử dụng trong bất kỳ vị trí trong đó một gml:Definition là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
VÍ DỤ: phần tử này xuất hiện trong một tài liệu như sau:
Một hệ thống phối hợp thời gian dựa trên phạm vi khoảng thời gian liên tục xác định bởi khoảng thời gian đơn.
gml:TimeCoordinateSystem triển khai từ TM_CoordinateSystem, xem D.2.5.9 và ISO 19108:2002, 5.3.3, với trường hợp ngoại lệ quy định dưới đây và được khai báo như sau:
gml: TimeCoordinateSystem được sử dụng ở bất kỳ vị trí, trong đó một gml: TimeReferenceSystem là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Sự khác biệt với tiêu chuẩn ISO 19108 TM_CoordinateSystem là:
Sử dụng thuộc tính gml:originPosition có giá trị là một vị trí thời gian trực tiếp (xem 14.2.2.7), hoặc sử dụng thuộc tính gml:origin của mô hình đó là gml:TimelnstantPropertyType, xem 14.2.2.4; Điều này linh hoạt hơn trong việc biểu diễn và cũng hỗ trợ việc đề cập đến một giá trị cố định ở nơi khác; khoảng thời gian sử dụng gml: TimelntervalLengthType quy định tại 14.2.2.8.
VÍ DỤ: Hệ thống phối hợp được mô tả trong thể hiện dữ liệu như sau:
14.4.4.1 Tổng quan
Lịch và đồng hồ đều dựa trên phạm vi khoảng thời gian. Một lịch là một hệ thống tham chiếu thời gian rời rạc mà cung cấp một cơ sở để xác định vị trí thời gian của một ngày. Một đồng hồ cung cấp một cơ sở để xác định vị trí theo thời gian trong ngày. Một đồng hồ sử dụng với lịch để cung cấp mô tả đầy đủ về một vị trí thời gian trong một ngày cụ thể.
Lịch có một loạt các cấu trúc bên trong phức tạp. Lược đồ này định nghĩa một giao diện lịch bên ngoài đơn giản. Mỗi lịch cung cấp một bộ quy tắc để soạn một ngày lịch từ một tập hợp các phần tử như năm, tháng và ngày. Trong mỗi lịch, năm được đánh số tương đối so với ngày một sự kiện tham chiếu xác định một kỷ nguyên lịch. Một lịch đơn có thể tham chiếu nhiều hơn một kỷ nguyên lịch.
14.4.4.2 TimeCalendar, TimeCalendarEra
Lịch là một hệ thống tham chiếu thời gian rời rạc, cung cấp một cơ sở để xác định vị trí thời gian của một ngày gml:TimeCalendar triển khai từ TM_Calender, xem D.2.5.8 và ISO 19108:2002, 5.3.2.3 và được khai báo như sau:
gml: TimeCalendar được sử dụng ở vị trí trong đó gml: TimeReferenceSystem là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
gml:TimeCalendar bổ sung thêm thuộc tính thừa kế từ gml:TimeReferenceSystem. gml: referenceFrame cung cấp một liên kết đến gml: TimeCalendarEra. GML: TimeCalendar có thể tham chiếu nhiều hơn một kỷ nguyên lịch.
Phần tử referenceFrame theo mô hình thuộc tính GML, cho phép liên kết tới khởi tạo hoặc sử dụng mô tả nội tuyến bằng cách sử dụng phần tử gml:TimeCalendarEra, hoặc một liên kết đến gml: TimeCalendarEra ở nơi khác.
gml: TimeCalendarEra triển khai từ TM_CalenderEra, xem D.2.5.8 và ISO 19108:2002, 5.3.2.1, và được khai báo như sau:
của nó mô hình nội dung được quy định như sau:
gml:TimeCalendarEra kế thừa các thuộc tính cơ bản từ gml: DefinitionType, xem 15.2.1, và có các thuộc tính bổ sung sau đây:
gml: referenceEvent là tên hoặc mô tả một sự kiện có tính tưởng tượng hoặc lịch sử mà kết hợp với vị trí của phạm vi lịch thời đại. Bằng việc đưa ra dưới dạng văn bản hoặc sử dụng một liên kết để mô tả tổ chức ở nơi khác.
gml:ReferenceDate xác định ngày của referenceEvent thể hiện như một ngày trong lịch. Trong hầu hết lịch, ngày này là nguồn gốc (tức là ngày đầu tiên) của phạm vi, nhưng điều này không phải luôn luôn đúng.
gml:.JulianReference xác định ngày Julian tương ứng với ngày tham chiếu, số ngày Julian là một giá trị số nguyên; ngày Julian là một giá trị số thập phân cho phép độ phân giải lớn hơn. Chuyển ngày lịch đến và đi từ ngày Julian, cung cấp một cơ sở đơn giản để chuyển đổi ngày từ lịch này đến lịch khác.
gml:.EpochOfUse là khoảng thời gian để lịch thời đại sử dụng như một cơ sở cho việc tính ngày.
14.4.4.3 TimeCalendarPropertyType, TimeCalendarEraPropertyType
TimeCalendarPropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimeCalendar với một đối tượng:
gml: TimeCalendarEraPropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimeCalendarEra với một đối tượng:
14.4.4.4 TimeClock
Đồng hồ cung cấp một cơ sở để xác định vị trí theo thời gian trong ngày. Đồng hồ được sử dụng với lịch để cung cấp mô tả đầy đủ của vị trí thời gian trong một ngày cụ thể gml:.Timeclock triển khai từ TM_Clock, xem D.2.5.8 và ISO 19108:2002, 5.3.2.4, và khai báo như sau:
gml: timeclock được sử dụng trong bất kỳ vị trí với một gml: TimeReferenceSystem là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
gml: timeclock thêm các thuộc tính kế thừa từ gml:TimeReferenceSystemType:
gml: referenceEvent là tên hoặc mô tả một sự kiện, kết hợp với vị trí phạm vi cơ bản theo đồng hồ
gml:referenceTime quy định cụ thể thời gian trong ngày liên quan đến các sự kiện thể hiện như thời gian trong ngày của đồng hồ. Thời gian tham chiếu thường là nguồn gốc của phạm vi đồng hồ
gml:UtcReference xác định thời gian 24 giờ địa phương hoặc UTC tương ứng với thời gian tham chiếu.
gml:DateBasis chứa hoặc tài liệu tham chiếu tới lịch sử dụng đồng hồ
14.4.4.5 TimeClockPropertyType
gml:TimeClockPropertyType cung cấp cho liên kết một gml: timeclock với một đối tượng:
14.4.5 Hệ quy chiếu thời gian thời gian
14.4.5.1 Tổng quan
Trong một số ứng dụng thông tin địa lý - chẳng hạn như địa chất và khảo cổ học - vị trí tương đối resolution resolution trong thời gian được biết đến một cách chính xác hơn thời gian hoặc thời gian tuyệt đối. Thứ tự của các sự kiện trong thời gian có thể được thiết lập, nhưng tầm quan trọng của khoảng cách giữa các sự kiện không thể xác định được chính xác; trong trường hợp này, thì sử dụng một hệ thống tham chiếu thời gian có tính thứ tự. Một hệ thống tham chiếu thời gian có tính thứ tự bao gồm một chuỗi các tên thời đại coterminous, có thể lần lượt gồm các trình tự của thời kỳ thành viên ở quy mô tốt hơn, tạo cấu trúc phân cấp thời đại của độ phân giải khác nhau
Một hệ thống tham chiếu thời gian có tính thứ tự có thành phần thời đại không chia thêm là một tô-pô thời gian phức hợp ràng buộc bởi một đồ thị tuyến tính. Một hệ thống tham chiếu thời gian thứ tự có một số hoặc tất cả các thành phần thời đại được chia là một tô-pô thời gian phức hợp với ràng buộc là các cặp nhánh song song trong đó một nhánh là thời đại thứ tự dạng đơn còn nhánh khác là chuỗi các thời đại thứ tự gọi là thành viên của nhóm. Ràng buộc này có nghĩa là trong một hệ thống tham chiếu thời gian thứ tự duy nhất, vị trí tương đối của tất cả các thời đại tự thời gian là rõ ràng.
Vị trí bắt đầu và kết thúc của một kỷ nguyên nhất định có thể hiệu chỉnh phạm vi thời gian tương đối.
14.4.5.2 TimeOrdinalReferenceSystem, TimeOrdinalEra
TimeOrdinalReferenceSystem triển khai từ TM_OrdinalReferenceSystem, xem D.2.5.10 và ISO 19108:2002, 5.3.4, bằng cách thêm một hoặc nhiều thuộc tính gml:component tới mô hình hệ thống tham chiếu thời gian chung. Được khai báo như sau:
gml: TimeOrdinalReferenceSystem được sử dụng trong bất kỳ vị trí trong đó gml: TimeReferenceSystem là hợp lệ. Mô hình nội dung được xác định như sau:
gml:TimeOrdinalEra triển khai từ TM_OrdinalEra, xem D.2.5.10 và ISO 19108:2002, 5.3.4. Mô hình nội dung theo mô hình của gml: TimeEdge, xem 14.3.2.8, kế thừa các thuộc tính từ gml: DefinitionType, xem 15.2.1), và thêm các thuộc tính sau gml:start, gml:end and gml:extent, một tập hợp các thuộc tính gml:member chỉ ra việc sắp xếp các phần tử gml:TimeOrdinalEra, và thuộc tính chỉ tới thời đại cha gml:group được khai báo như sau:
Đệ quy của phần tử gml:TimeOrdinalEra cho phép xây dựng một lược đồ tham chiếu độ sâu phân cấp thứ tự tùy ý, vì vậy một thời đại thứ tự ở một mức độ nhất định của hệ thống phân cấp bao gồm một chuỗi ngắn hơn, thời kỳ thứ tự coterminous.
VÍ DỤ: Ví dụ dưới đây cho thấy một phần của địa lý phạm vi thời gian được mô tả như một hệ thống tham chiếu thứ tự:
CHÚ THÍCH: việc sử dụng tham chiếu khác nhau với các phần tử bắt đầu và kết thúc cho phép vị trí của ranh giới giữa các thời kỳ được ghi một lần và sau đó tái sử dụng nhiều lần cho phù hợp, tương ứng với một đồ thị phi tuyến tính khi thích hợp. Tất cả các vị trí đề cập đến một khung geologyMa được định nghĩa như một hệ thống phối hợp thời gian, xem điều 12.
14.4.5.3 TimeOrdinalEraPropertyType
gml:TimeOrdinalEraPropertyType cung cấp cho liên kết một gml: TimeOrdinalEra với một đối tượng:
14.5.1 Tổng quan
Một số lượng kiểu và mối quan hệ được xác định để biểu diễn cho các thuộc tính thời gian khác nhau của đối tượng địa lý.
Trong mô hình không-thời gian (spatiotemporal), Langran, xem Tài liệu tham khảo, phân biệt ba thực thể thời gian chính trạng thái, sự kiện và dấu hiệu (states, events, and evidence ). Mô hình khái niệm được trình bày trong D.3.11.
14.5.2 Nguồn dữ liệu
Trong GML, dấu hiệu được đại diện bởi một thuộc tính đơn gml:dataSource hoặc gml:dataSourceReference cho biết nguồn gốc của dữ liệu thời gian
Các thuộc tính liên kết từ xa của phần tử gml:dataSource đã không được dùng. Để đề cập đến một nguồn dữ liệu từ xa, sử dụng các thuộc tính liên kết từ xa gml:dataSourceReference.
14.5.3 Thuộc tính động
Nhóm tiện ích gml:dynamicProperties được định nghĩa như sau:
Cho phép một nhà phát triển lược đồ ứng dụng thêm vào thuộc tính động trong một mô hình nội dung một cách tiêu chuẩn. Các thuộc tính gml:validTime quy định tại 14.2.1.3. Các thuộc tính khác được quy định ở 14.5.
14.5.4 DynamicFeature
Các thể hiện về trạng thái của thời gian được đánh dấu (time-stamped) của một đối tượng. gml:DynamicFeature triển khai DynamicFeature và được trình bày trong D.3.11, được khai báo như sau
Mô hình nội dung mở rộng tiêu gml:AbstractFeatureType với nhóm mô hình gml: dynamicProperties
Mỗi thời gian đánh dấu biểu diễn cho một bản chụp (snapshot) của một đối tượng. Các lớp đối tượng động thông thường sẽ được mở rộng cho phù hợp với các ứng dụng cụ thể. Một đối tượng động mang hoặc một thời gian đánh dấu hoặc có lịch sử.
CHÚ THÍCH: Lịch sử bao gồm một tập hợp các gml: AbstractTimeSlices và thời gian như lát cắt có thể chứa bất kỳ thuộc tính thời gian khác nhau. Ví dụ như sử dụng một cơ chế như vậy để mô tả một đối tượng với một thuộc tính thay đổi trong thời gian.
14.5.5 DynamicFeatureCollection
gml:DynamicFeatureCollection triển khai DynamicFeatureCollection như trong D.3.11 và được khai báo như sau:
Các mô hình nội dung mở rộng gml: DynamicFeatureType với thuộc tính gml:dynamicMembers
Một gml:DynamicFeatureCollection là một tập đối tượng có một thuộc tính gml:validTime (tức là một bản chụp của tập đối tượng) hoặc có một thuộc tính gml:history chứa một hoặc nhiều gml:
AbstractTimeSlices chứa các giá trị thuộc tính thời gian của tập đối tượng khác nhau, gml: DynamicFeatureCollection có thể là:
Một tập đối tượng bao gồm các thành viên đối tượng tĩnh (thành viên không thay đổi trong thời gian) nhưng có thuộc tính của tập đối tượng thay đổi trong thời gian.
Một tập đối tượng bao gồm các thành viên là đối tượng động (các thành viên là gml:DynamicFeatures) nhưng cũng có các thuộc tính của tập đối tượng thay đổi trong thời gian.
14.5.6 AbstractTimeSlice
Để mô tả một sự kiện Một hành động xảy ra ngay lập tức hoặc qua một khoảng thời gian - GML cung cấp phần tử gml: AbstractTimeSlice, được khai báo như sau:
Một timeslice đóng gói các thuộc tính thời gian khác nhau của một đối tượng động, nó sẽ được mở rộng để biểu diễn cho một thời gian đánh dấu của một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính gml:dataSource mô tả cách thức các dữ liệu thời gian thu được.
Một thể hiện của gml:AbstractTimeSlice là một đối tượng đóng gói cập nhật các thuộc tính động hoăc thay đổi phản ánh một số sự kiện thay đổi do đó chỉ bao gồm những thuộc tính thực sự thay đổi do một số quá trình.
gml:AbstractTimeSlice về cơ bản cung cấp một cơ sở cho mức thuộc tính cấp thời gian được đánh dấu, trái ngược với mức đối tượng thời gian được đánh dấu trong các thể hiện của đối tượng động.
Các lát cắt thời gian được xem như là sự kiện hoặc quá trình định hướng. Một timeslice có quan hệ nhân quả phong phú hơn, trong khi đó một bản chụp chỉ đơn thuần là mô tả tình trạng của toàn bộ.
14.5.7 Lịch sử
Một chuỗi các sự kiện chung tạo thành một Lịch sử của một đối tượng. Phần tử thuộc tính này được khai báo như sau:
Các phần tử gml:history bao gồm một tập hợp các phần tử trong nhóm thay thế bởi các phần tử trừu tượng gml:AbstractTimeSlice, biểu diễn cho các thuộc tính thời gian khác nhau. Thuộc tính lịch sử của một đối tượng động liên kết với một chuỗi lát cắt thời gian (tức là sự kiện thay đổi) gói gọn sự phát triển của đối tượng.
Nếu một đối tượng biểu diễn cho một đối tượng di chuyển thì thuộc tính gml:history bao gồm một chuỗi các phần tử gml: MovingObjectStatus. Ví dụ:
15 Lược đồ GML - Định nghĩa và từ điển
15.1 Tổng quan
15.2 Lược đồ từ điển
15.2.1 Definition, DefinitionType, remarks
15.2.2 Dictionary, DictionaryType
15.2.3 dictionaryEntry, DictionaryEntryType
Những phần tử này bao gồm hoặc tham chiếu các định nghĩa là thành phần của một từ điển. Các phần tử gml: dictionaryEntry được khai báo như sau:
15.2.4 Sử dụng định nghĩa và từ điển
Từ điển và định nghĩa là các đối tượng GML, như vậy có thể được tìm thấy trong các tài liệu thể hiện dữ liệu GML độc lập.
Trong lược đồ ứng dụng nó có thể hữu ích để đính kèm một gml:Dictionary hoặc gml:Definitions một tập hợp đối tượng để ghi lại các định nghĩa được sử dụng trong các thuộc tính của các thành viên của tập hợp.
VÍ DỤ: Ví dụ sau đây cho thấy hai trường hợp của từ điển:
16 Lược đồ GML - Đơn vị, đo lường và giá trị
Một số thành phần lược đồ GML quan tâm hoặc yêu cầu các giá trị định lượng sử dụng phạm vi tham chiếu hoặc đơn vị đo lường trong điều 3.2 các kiểu gml: MeasureType, GML MeasureListType và gml: MeasureOrNilReasonListType được xác định để cho phép các thuộc tính GML và các đối tượng thực hiện đơn vị đo lường, phù hợp với mẫu sau:
Các thuộc tính uom có nghĩa là đơn vị đo lường và giữ một gml:Uomldentifier, xem 3.2.3.6. mô tả thành phần lược đồ liên quan đến ba chủ đề:
- Một tập hợp các thành phần cho việc xác định đơn vị đo lường.
- Một tập hợp kiểu đo lường
- Cấu trúc kết tập và danh sách đo lường
16.2.1 Tổng quan
Một số thành phần lược đồ GML quan tâm hoặc yêu cầu một quy mô tham chiếu hoặc đơn vị đo. Đơn vị được yêu cầu cho số lượng có thể xảy ra như giá trị thuộc tính của các kiểu tính năng, như là kết quả của quan sát, trong các tham số phạm vi của một phạm vi bảo hiểm, và các biện pháp được sử dụng trong hệ thống Phối hợp tham chiếu các định nghĩa.
CHÚ THÍCH: tài liệu lược đồ units.xsd định nghĩa các thành phần để hỗ trợ việc xác định đơn vị đo lường. Lược đồ đơn vị được liệt kê trong Phụ lục C; Được xác định bởi vị trí độc lập với tên sau đây (sử dụng cú pháp URN):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:units:3.2.1
Đơn vị cơ bản là một phần mở rộng của phần tử gml:Definition định nghĩa trong 10.2.1. Ba phần tử chuyên dùng cho định nghĩa đơn vị có nguồn gốc từ phần tử này.
Mô hình này dựa trên hệ thống các đơn vị SI, xem ISO 1000, trong đó phân biệt giữa các đơn vị cơ sở và các đơn vị có nguồn gốc.
- Đơn vị cơ sở là những đơn vị được ưu tiên cho một tập hợp các số lượng cơ bản trực giao trong đó xác định các hệ thống đơn vị cụ thể, mà không bắt nguồn từ sự kết hợp của các đơn vị cơ sở khác.
- Đơn vị nguồn gốc là những đơn vị được ưu tiên cho số lượng khác trong hệ thống, được xác định bởi sự kết hợp đại số của các đơn vị cơ sở.
Trong một số lĩnh vực ứng dụng, đơn vị thường được sử dụng, có thể được chuyển đổi sang các đơn vị ưu tiên sử dụng một phần tử mở rộng hoặc một công thức định nghĩa một tái mở rộng phạm vi. Tập hợp các đơn vị ưu tiên cho tất cả kiểu đại lượng vật lý trong một hệ thống đơn vị cụ thể bao gồm sự kết hợp của các đơn vị cơ sở và các đơn vị có nguồn gốc.
16.2.2 Sử dụng định nghĩa đơn vị
Định nghĩa đơn vị có thể thay thế cho phần tử gml: Definition được khai báo như một phần của mô hình từ điển. Một từ điển chỉ chứa các định nghĩa đơn vị và tham chiếu tới định nghĩa đơn vị là một từ điển đơn vị.
16.2.3 unitOfMeasure, UnitOfMeasureType
Các phần tử gml: unitOfMeasure là một phần tử thuộc tính để chỉ một đơn vị đo lường. Nó được khai báo trong lược đồ như sau:
Đây là một phần tử rỗng mang một tham chiếu đến một đơn vị đo định nghĩa, xem 3.2.3.6.
VÍ DỤ: phần tử này có thể xuất hiện trong một trường hợp dữ liệu như
16.2.4 UnitDefinition, UnitDefinitionType
Một gml: UnitDefinition là một định nghĩa chung của một đơn vị đo lường, phần tử chung này chỉ được sử dụng cho các đơn vị mà không có mối quan hệ với các đơn vị khác hoặc các hệ thống đơn vị khác. Được khai báo trong lược đồ như sau:
Mô hình nội dung của gml: UnitDefinition thêm ba thuộc tính tới gml:Definition, mô tả trong 10.2.1, gml:quantityType, gml:quantityTypeReference và gml:catalogSymbol.
Các thuộc tính tùy chọn gml:catalogSymbol cho biểu tượng ngắn được sử dụng cho đơn vị này. Phần tử này thường được sử dụng khi mối quan hệ của đơn vị này sang đơn vị khác hoặc các hệ thống đơn vị chưa được khai báo.
16.2.5 quantityType, quantityTypeReference
Các thuộc tính gml : quantityType và gml : quantityTypeReference chỉ ra hiện tượng mà các đơn vị áp dụng. Chúng được khai báo như sau:
phần tử này có chứa một mô tả chính thức của hiện tượng hoặc kiểu đại lượng vật lý được đo hoặc quan sát
Ví dụ "chiều dài", "góc", "thời gian", "áp lực", hay "nhiệt độ".
Khi đại lượng vật lý là kết quả của một quan sát hay đo lường, thuật ngữ này được biết đến như kiểu quan sát hoặc đo lường.
Việc sử dụng gml:quantityType cho việc tham chiếu tới các giá trị từ xa không được sử dụng và thay vào đó là sử dụng gml: quantityTypeReference.
16.2.6 catalogSymbol
Các catalogSymbol là biểu tượng từ vựng ưu tiên sử dụng cho đơn vị này đo lường. Nó được khai báo như sau:
Thuộc tính codeSpace trong gml: CodeType xác định một không gian tên cho các giá trị danh mục biểu tượng, và có thể tham chiếu các danh mục mở rộng. Chuỗi giá trị string trong gml: CodeType chứa giá trị của một biểu tượng và phải là duy nhất trong danh mục không gian tên. Biểu tượng này thường xuất hiện rõ ràng trong danh mục, nhưng có thể là một sự kết hợp của các biểu tượng bằng cách sử dụng một đại số quy định của các đơn vị.
Ví dụ Biểu tượng "cm" có thể chỉ ra rằng đó biểu tượng là "m" kết hợp với tiền tố "c".
16.2.7 BaseUnit, BaseUnitType, unitsSystem
Một đơn vị cơ sở là một đơn vị đo lường, không thể bắt nguồn từ sự kết hợp của các đơn vị cơ sở khác trong một hệ thống đơn vị cụ thể. Ví dụ, trong hệ thống SI của các đơn vị, các đơn vị cơ sở là mét, kilogram, thứ hai, Ampe, Kelvin, và candela, cho chiều dài các kiểu đại lượng vật lý, khối lượng, khoảng thời gian, dòng điện, nhiệt độ, nhiệt động lực học, lượng chất và cường độ sáng, tương ứng.
Hỗ trợ bằng cách sử dụng gml:BaseUnit phần tử khai báo như sau:
gml: BaseUnit mở rộng chung gml:UnitDefinition với thuộc tính gml: unitsSystem, mang theo một tham chiếu đến hệ thống các đơn vị chứa đơn vị cơ sở này.
16.2.8 DerivedUnit, DerivedUnitType
Đơn vị nguồn gốc được xác định bởi sự kết hợp của các đơn vị khác. Đơn vị dẫn xuất được sử dụng cho số lượng khác với những đơn vị cơ sở tương ứng, chẳng hạn như hertz(s-1) cho tần số, Newton (kg.m/s2) cho lực. Các đơn vị có nguồn gốc trực tiếp trên đơn vị cơ sở thường ưu tiên dành cho số lượng khác với số lượng cơ bản trong một hệ thống. Nếu một đơn vị có nguồn gốc không phải là đơn vị được ưu tiên, phần tử gml: ConventionalUnit phần tử (xem 11.2.10) nên được sử dụng thay thế. Các gml:DerivedUnit được khai báo như sau:
Gml :DerivedUnit mở rộng (extends) gml :UnitDefinition với thuộc tính: gml: derivationUnitTerms.
16.2.9 derivationUnitTerms, DerivationUnitTermType
Một tập hợp phần tử gml :derivationUnitTerm mô tả một đơn vị có nguồn gốc của đo lường. Mỗi phần tử mang một số mũ nguyên. Các thuật ngữ kết hợp bằng cách tăng mỗi đơn vị tham chiếu với số mũ. Các phần tử gml: derivationUnitTerm được khai báo như sau:
Đơn vị này tham chiếu tới một đơn vị đo lường khác (uom) và cung cấp một số mũ nguyên áp dụng cho đơn vị đó trong việc xác định đơn vị hợp chất, số mũ có thể là âm hoặc dương, nhưng không phải số không.
16.2.10 ConventionalUnit, ConventionalUnitType
Đơn vị thông thường, không phải là đơn vị cơ sở thì không được xác định bởi sự kết hợp trực tiếp của các đơn vị cơ sở được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ứng dụng. Ví dụ năng lượng điện tử, feet và hải lý cho chiều dài. Trong hầu hết các trường hợp được biết đến, thường là tuyến tính, chuyển đổi sang một đơn vị ưu tiên, có thể là một đơn vị cơ sở hoặc có nguồn gốc trực tiếp bởi sự kết hợp của các đơn vị cơ sở. Các phần tử gml:ConventionalUnit được khai báo như sau:
gml :ConventionalUnit mở rộng gml:UnitDefinition với một thuộc tính mô tả một chuyển đổi một đơn vị ưu tiên cho đại lượng vật lý. Khi chuyển đổi chính xác, phần tử gml: conversionToPreferredUnit được sử dụng, hoặc khi chuyển đổi là không chính xác các phần tử gml: roughConversionToPreferredUnit được sử dụng, cả hai phần tử có mô hình cùng một nội dung. Các thuộc tính gml: derivationUnitTerm quy định trên được đưa vào để cho phép người dùng tùy chọn ghi lại đơn vị mà có thể được bắt nguồn từ các đơn vị khác.
16.2.11 conversionToPreferredUnit, roughConversionToPreferredUnit, ConversionToPreferredUnitType, FormulaType
Các phần tử gml :ConversionToPreferredUnit và gml :roughConversionToPreferredUnit biểu diễn cho các thông số được sử dụng để chuyển đổi các đơn vị thông thường cho các đơn vị ưu tiên cho kiểu đại lượng vật lý. Một đơn vị ưu tiên, hoặc là một đơn vị cơ bản hoặc một đơn vị nguồn gốc đó là lựa chọn cho tất cả các giá trị của một kiểu đại lượng vật lý. Những chuyển đổi này được khai báo trong lược đồ như sau:
Thuộc tính kế thừa uom tham chiếu đơn vị ưu tiên bằng việc áp dụng chuyển đổi. Việc chuyển đổi của một đơn vị cho đơn vị ưu tiên cho kiểu đại lượng vật lý được xác định bởi một chuyển đổi số học (mở rộng phạm vi hoặc bù). Mô hình nội dung mở rộng gml:UnitOfMeasureType,trong đó có một thuộc tính bắt buộc uom xác định các đơn vị được ưu tiên cho các kiểu đại lượng vật lý mà chuyển đổi được áp dụng. Việc chuyển đổi được xác định bởi một sự lựa chọn của:
- gml:factor, xác định phần tử phạm vi, hoặc
- gml:formula, xác định một công thức
mà theo đó một giá trị bằng cách sử dụng đơn vị đo lường thông thường có thể được chuyển đổi để có được những giá trị tương ứng bằng cách sử dụng đơn vị ưu tiên của đo lường. Mô hình cho công thức được đưa ra như sau:
Công thức này xác định các thông số của một công thức đơn giản của một giá trị bằng cách sử dụng đơn vị đo lường thông thường có thể được chuyển đổi sang giá trị tương ứng bằng cách sử dụng đơn vị ưu tiên của đo lường. Các phần tử công thức chứa các phần tử a, b, c, d, có giá trị sử dụng các kiểu của lược đồ XML là: double. Những giá trị này được sử dụng trong công thức y= (a + bx) / (c + dx), trong đó x là một giá trị đơn vị sử dụng này, và y là giá trị tương ứng bằng cách sử dụng đơn vị cơ sở. Các phần tử a và d là tùy chọn, và nếu giá trị này không được cung cấp, các thông số được coi là bằng không. Nếu giá trị không được cung cấp cho cả a, d, công thức tương đương với một phần nhỏ với tử số và mẫu số.
16.2.12 Ví dụ từ điển đơn vị <thông tin>
Từ điển này chứa các định nghĩa tương ứng với tất cả các cơ sở và các đơn vị có nguồn gốc được định nghĩa bởi trong hệ thống SI [SI], cộng với một lựa chọn các đơn vị thông thường để minh họa cho việc sử dụng các thành phần.
1. một nguồn gốc được biết đến từ các đơn vị nguyên thủy hơn, có thể có hoặc có thể không SI cơ sở đơn vị,
2. hoặc chuyển đổi được biết đến với một đơn vị ưu tiên, có thể có hoặc có thể không phải là một cơ sở SI, đơn vị nguồn gốc, thông qua rescaling và bù đắp, hoặc cả hai.
16.3.1 Tổng quan
gml : MeasureType được định nghĩa trong lược đồ basicTypes. Các kiểu đo lượng được xác định ở đây tương ứng với một tập hợp các kiểu đo lường mô tả trong ISO/TS 19103. Việc XML dựa trên lược đồ kiểu đơn giản-kiểu kép, hỗ trợ cả số thập phân và ký hiệu khoa học, và bao gồm một thuộc tính XML "uom" trong đó đề cập đến các đơn vị đo cho giá trị. Lưu ý rằng, không có yêu cầu để lưu trữ các định dạng giá trị sử dụng bất kỳ, và các ứng dụng nhận được các phần tử của kiểu này có thể chọn để áp dụng cho các kiểu dữ liệu khác.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ với cho đo lượng cụ thể được xác định bởi cú pháp URN. urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:measures:3.2.1
16.3.2 Đo lường (measure)
Đây là giá trị của một đại lượng vật lý, cùng với các đơn vị của nó. Nó được khai báo như sau:
Xem 5.2.3.6 cho định nghĩa gml:MeasureType.
16.3.3 Các kiểu phép đo vô hướng
Một tập hợp các kiểu phép đo cụ thể được định nghĩa là phần mở rộng rỗng (tức là bí danh) của gml :MeasureType. Một định nghĩa nguyên mẫu như sau:
Mô hình nội dung này hỗ trợ các mô tả về một số lượng chiều dài (hay khoảng cách), với các đơn vị. Các đơn vị đo lường tham chiếu bởi uom phù hợp với một chiều dài, chẳng hạn như mét hoặc feet.
Các kiểu đo lường khác được xác định theo mẫu là gml:ScaleType, gml:GridLengthType, gml:AreaType, gml:VolumeType, gml:SpeedType, gml:TimeType, và gml :AngleTyp.
VÍ DỤ: phần tử sử dụng các mô hình nội dung có thể xuất hiện trong một trường hợp dữ liệu như sau:
CHÚ THÍCH: Lưu ý rằng các phần tử cuối cùng trong ví dụ địa chỉ yêu cầu chức năng tương tự như các phần tử trong gml:AbstractTimeLength, nhóm thay quy định tại điều 8.
16.3.4 Góc (angle)
Các phần tử thuộc tính gml : angle được sử dụng để ghi lại các giá trị của một đại lượng góc như một số duy nhất, với các đơn vị của nó. Nó được khai báo như sau:
16.4 Lược đồ các đối tượng giá trị
Các phần tử được tuyên bố trong điều khoản này xây dựng trên thành phần lược đồ GML khác, đặc biệt là gml : AbstractTimeObject, gml: AbstractGeometry, và các kiểu sau: gml MeasureType, gml:MeasureListType, gml:CodeType, gml :CodeOrNilReasonListType, gml :BooleanOrNilReasonListType, gml: IntegerOrNilReasonList.
Quan tâm những phần tử mà đứng đầu nhóm thay thế, và một nhóm lựa chọn đặt tên. Đây là những lý do chính cho các lược đồ đối tượng giá trị, vì có thể hoạt động như các biến trong định nghĩa của mô hình nội dung, chẳng hạn như quan sát, khi đó là mong muốn cho phép các kiểu giá trị khác để xảy ra một số trong đó có thể có nội dung phức tạp như mảng, hình học và thời gian các đối tượng, và nơi là hữu ích không quy định các kiểu giá trị thực tế. Các thành viên của nhóm bao gồm số lượng, phân kiểu thể kiểu, boolean, số, giá trị thời gian và không gian, và tập hợp.
CHÚ THÍCH 1: Các tài liệu lược đồ valueObjects.xsd mô tả các thành phần cho các giá trị chung được liệt kê trong Phụ lục C. được xác định bởi sử dụng cú pháp URN:
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:valueObjects:3.2.1
CHÚ THÍCH 2: Phần tử khai báo trong lược đồ này được sử dụng cho các biểu diễn trực tiếp của các giá trị. Mô hình nội dung nói chung không bắt nguồn từ gml: AbstractGMLType và không mang một định danh.
16.4.2 Hệ thống phân cấp phần tử giá trị
Các đối tượng giá trị được định nghĩa trong một hệ thống phân cấp. Mô hình khái niệm được trình bày trong D.3.15.
Các mối quan hệ sau đây được xác định:
- Các phần tử cụ thể gml :Quantity, gml:Category, gml:Count và gml : Boolean có thể thay thế cho các phần tử trừu tượng gml: AbstractScalarValue.
- Các phần tử cụ thể gml :QuantityList, gml:CategoryList, gml:CountList và gml: BooleanList có thể thay thế cho các phần tử trừu tượng gml: AbstractScalarValueList.
- Phần tử cụ thể gml :ValueArray là thể thay thế cho các phần tử cụ thể gml: CompositeValue.
- Phần tử trừu tượng gml: AbstractScalarValue và gml : AbstractScalarValueList, và các phần tử cụ thể gml : CompositeValue , gml : ValueExtent , gml : CategoryExtent, gml : CountExtent và gml: QuantityExtent có thể thay thế cho các phần tử trừu tượng gml: AbstractValue.
- Các phần tử trừu tượng gml :AbstractValue, gml: AbstractTimeObject và gml: AbstractGeometry, và phần tử cụ thể gml: Null (phản đối) là tất cả trong một nhóm lựa chọn tên gml: Value, được sử dụng để hợp lại trong gml: CompositeValue và gml: ValueExtent.
- Các lược đồ cần các giá trị có thể sử dụng các phần tử trừu tượng gml: AbstractValue trong một mô hình nội dung để cho phép bất kỳ gml: AbstractScalarValues, gml: AbstractScalarValueLists, gml: CompositeValue hoặc gml: ValueExtent xảy ra trong một trường hợp, hoặc nhóm có tên là gml:Value cũng cho phép gml: AbstractTimeObjects, gml: AbstractGeometrys, và gml: Nulls (phản đối).
Để ghi một giá trị hoặc danh sách các giá trị từ logic hai giá trị, bằng cách sử dụng kiểu lược đồ XML boolean; các phần tử sử dụng tuyên bố lược đồ sau:
gml:booleanOrNilReasonList được mô tả trong phần 7.2.4.1.
VÍ DỤ: Trong một trường hợp ví dụ sau đây có thể được tìm thấy:
CHÚ THÍCH: Những ví dụ minh họa cho việc sử dụng khác nhau giá trị boolean {1, 0, đúng, sai} và cũng thực tế là giá trị nilReason như-missing hoặc một URI có thể được nhúng bên trong một danh sách.
Đối với ngôn ngữ ghi chép mô tả cho một phân kiểu. Những phần tử này sử dụng tuyên bố lược đồ sau:
Một gml:Category có một thuộc tính XML tùy chọn codeSpace, có giá trị là một URI trong đó xác định một từ điển, codelist hoặc authority trong thuật ngữ.
VÍ DỤ: Trong một trường hợp ví dụ sau đây có thể được tìm
Đối với ghi số nguyên biểu diễn cho một tỷ lệ xuất hiện. Những phần tử này khai báo như sau:
VÍ DỤ: Trong một trường hợp ví dụ sau đây có thể được tìm thấy
Đối với ghi giá trị số với phạm vi. Nội dung của các phần tử là một số sử dụng các kiểu lược đồ XML double mà cho phép số thập phân hoặc ký hiệu khoa học. Những phần tử này khai báo như sau:
thuộc tính XML uom "đơn vị đo lường" là cần thiết, có giá trị là một URI xác định phạm vi tỷ lệ hoặc đơn vị mà giá trị số được nhân, hoặc một khoảng thời gian hoặc vị trí phạm vi các giá trị xảy ra.
VÍ DỤ: Trong một trường hợp ví dụ sau đây có thể được tìm thấy:
16.4.7 AbstractValue, AbstractScalarValue, AbstractScalarValueList
gml: AbstractValue là một phần tử trừu tượng hoạt động như đứng đầu của một nhóm thay thế, trong đó có gml:AbstractScalarValue, gml:AbstractScalarValueList, gml: CompositeValue và gml:ValueExtent, và (transitively) các phần tử trong nhóm thay thế.
gml:AbstractScalarValue là một phần tử trừu tượng hoạt động như đứng đầu của một nhóm thay thế, trong đó có gml:Boolean, gml:Category, gml:Count và gml:Quantity,và (transitively) các phần tử trong nhóm thay thế
gml:.AbstractScalarValueList là một phần tử trừu tượng hoạt động như đứng đầu của một nhóm thay thế, trong đó có gml:BooleanList, gml:CategoryList, gml:CountList và gml:QuantityList,và (transitively) các phần tử trong nhóm thay thế.
Những phần tử khai báo như sau:
Những phần tử này có thể được sử dụng trong một lược đồ ứng dụng như các biến, vì vậy mà trong một tài liệu XML bất kỳ thành viên của nhóm thay thế có thể được khai báo.
Đây là một nhóm lựa chọn trong đó giá trị thống nhất chung quy định tại mục này với các đối tượng không gian và thời gian và các phương pháp đo lường mô tả ở trên, do đó có thể được sử dụng trong giá trị kết tập. Phần tử này sử dụng khai báo như sau:
16.4.9 valueProperty, valueComponent, valueComponents
Phần tử trong đó khởi tạo một thuộc tính GML, hoặc chứa, một giá trị hay các giá trị; các phần tử được khai báo như sau:
Lưu ý rằng cả hai gml: ValuePropertyType và gml: ValueArrayPropertyType có nhóm tên là gml:Value là nội dung. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ của các phần tử trong nhóm gml:Value, hoặc trong các nhóm thay thế các thành viên của nhóm lựa chọn có thể khai báo như nội dung của một giá trị thuộc tính.
Phần tử gml:valueProperty là một phần tử cho sử dụng chung. Các gml: valueComponent và phần tử gml: valueComponents được sử dụng trong kết hợp đặc biệt.
gml:CompositeValue là một giá trị tổng hợp được xây dựng từ các giá trị khác, chứa số không hoặc một số tùy ý của phần tử thuộc tính gml:valueComponent, có thể được sử dụng để làm kết hợp ghép (vector, tensor) hoặc các bộ giá trị. Phần tử này khai báo như sau:
Một giá trị mảng được sử dụng cho các mảng đồng nhất của các giá trị nguyên thủy và kết tập.
Các giá trị thành viên có thể vô hướng, tổng hợp, các mảng hoặc danh sách. Phần tử khai báo như sau:
ValueArray có mô hình nội dung giống CompositeValue, nhưng các giá trị thành viên phải đồng nhất. Khai báo các phần tử bao gồm ràng buộc Schematron. Các thành viên đặc tả gml:ValueArray và tất cả các thành viên đều có thể kế thừa.
VÍ DỤ 1: Phần tử gml:ValueArray xuất hiện trong thể hiện như sau. Một tập các điểm, mỗi điểm là một giá trị thuộc tính gml:valueComponent. Một trong các giá trị tham chiếu sử dụng cú pháp chuẩn xlink:href
VÍ DỤ 2: Tập số lượng chứa trong một thuộc tính gml:valueComponents. Một trong những giá trị không có sẵn có giá trị là nil:
VÍ DỤ 3: Chú ý rằng một gml:AbstractScalarValueList luôn ưu tiên cho mảng các giá trị vô hướng vì mã hóa hiệu quả hơn. Thông tin trong ví dụ trước được mô tả
16.4.12 Typed ValueExtents: CategoryExtent, CountExtent, QuantityExtent
Kiểu giá trị mở rộng có ba phần tử, danh mục, số đếm, số lượng. Mô hình nội dung được xác định như sau:
Phần tử gml:QuantityExtent và các phần tử khác sử dụng kiểu này chứa hai giá trị và một phạm vi.
VÍ DỤ 1:
VÍ DỤ 2:
VÍ DỤ 3:
16.4.13 BooleanPropertyType, CategoryPropertyType, CountPropertyType, QuantityPropertyType
Các thuộc tính có mô hình nội dung của nhóm thay thế gml :AbstractScalarValue bao gồm một tập kiểu (gml:BooleanPropertyType, gml:CategoryPropertyType, gml :CountPropertyType, gml :QuantityPropertyType). Các định nghĩa có cùng một mẫu của gml :BooleanPropertyType:
17.1 Lược đồ phương hướng
Các thành phần lược đồ hướng cung cấp cho nhà phát triển lược đồ ứng dụng GML với một phần tử thuộc tính tiêu chuẩn để mô tả hướng, và các đối tượng liên quan có thể được sử dụng để thể hiện định hướng, hướng, nhóm, vị trí phương hướng hoặc các khía cạnh khác của đối tượng địa lý.
CHÚ THÍCH: Các tài liệu lược đồ tương ứng được xác định bởi tên vị trí độc lập sau đây (sử dụng URN cú pháp):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:direction:3.2.1
17.2 Hướng, DirectionPropertyType
Các gml : direction được dự định như là một thuộc tính thể hiện một hướng được gán cho các đối tượng được định nghĩa trong lược đồ ứng dụng GML. Nó được khai báo như sau:
Hai kiểu thay thế chi tiết kỹ thuật hướng, một vector hoặc mô tả, được quy định trong phần nhỏ dưới đây.
17.3 DirectionVectorType
Vectơ hướng được quy định bằng cách cung cấp các thành phần của một vector như sau:
Các phần tử gml : vector được mô tả trong 5.1.4.5.
VÍ DỤ: Hình thức này có thể xuất hiện trong một thể hiện dữ liệu như sau:
Việc sử dụng mô tả thay thế thông qua các góc đã bị phản đối, gml : vector sẽ được sử dụng thay thế.
17.4 DirectionDescriptionType
Mô tả hướng được quy định bởi một mã số điểm la bàn, một từ khóa, mô tả văn bản hoặc một tham chiếu đến một mô tả. Các phần tử gml : DirectionDescriptionType được khai báo như sau:
Một gml : compassPoint được xác định bởi một kiểu chuỗi liệt kê đơn giản được khai báo như sau:
Những hướng này gần như là cần thiết, cho hướng với độ chính xác 22,5°. Nó là như vậy, nói chung là không cần thiết để xác định khung tham chiếu, mặc dù điều này có thể được trình bày chi tiết trong định nghĩa của một ngôn ngữ ứng dụng GML.
VÍ DỤ 1 : Hình thức này có thể xuất hiện trong một thể hiện dữ liệu như sau:
Ngoài ra, các phần tử có phần mô tả dựa trên văn bản cho hướng được cung cấp.
Nếu hướng được chỉ định bằng cách dùng một thuật ngữ từ một danh sách, gml: keyword sẽ được sử dụng, và danh sách chỉ sử dụng giá trị của thuộc tính codeSpace.
VÍ DỤ 2: Hình thức này có thể xuất hiện trong một thể hiện dữ liệu như sau:
Nếu hướng được mô tả trong văn xuôi, gml : direction hoặc gml : reference nên được sử dụng, cho phép các giá trị được đưa nội tuyến hoặc bằng cách tham chiếu.
VÍ DỤ 3: Hình thức này có thể xuất hiện trong một thể hiện dữ liệu như sau:
Một mô hình quan sát GML hành động quan sát, thường với một máy ảnh, một người hoặc một số hình thức cụ thể. Một đối tượng quan sát mô tả các "siêu dữ liệu" liên quan đến một sự kiện nắm bắt thông tin, cùng với một giá trị cho kết quả của sự quan sát. Điều này bao gồm một loạt các trường hợp, bao gồm cả hình ảnh du lịch (không phải là hình ảnh nhưng hành động lấy hình ảnh).
CHÚ THÍCH: Lược đồ này chủ yếu nhằm phục vụ cho quan sát "đơn giản". Lược đồ cho các quan sát khoa học, kỹ thuật và kỹ thuật xây dựng và đo lường thông thường sẽ đòi hỏi sự phát triển của một lược đồ ứng dụng GML cho các quan sát như vậy. Xem, ví dụ, chi tiết kỹ thuật quan sát và đo lường từ Open Geospatial Consortium.
18.2.1 Tổng quan
Phần này mô tả hai kiểu quan sát, gml:Observation và gml :DirectedObservation.
CHÚ THÍCH: Quan sát được mô tả trong tài liệu lược đồ observations.xsd. Lược đồ được xác định bởi tên vị trí độc lập sau (sử dụng cú pháp URN):
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:observation:3.2.1
18.2.2 Sự quan sát (Observation)
Các phần tử gml:Observation được khai báo trong lược đồ như sau:
Mô hình nội dung là một phần mở rộng đơn giản của gml:AbstractFeatureType; có các thuộc tính gml:identifier, gml:description, gml:descriptionReference, gml:name, và gml:boundedBy
Các phần tử gml:validTime được khai báo trong 9.2.1.3. Trong bối cảnh này mô tả thời điểm quan sát. Lưu ý rằng đây có thể là một thời gian ngay lập tức hoặc một khoảng thời gian.
VÍ DỤ: Một số ví dụ của các quan sát đơn giản như sau:
18.2.3 Using
Thuộc tính gml:using có hoặc tham chiếu một mô tả của một thủ tục (chẳng hạn như một máy ảnh) được sử dụng để quan sát. Được khai báo như sau:
18.2.4 target
Thuộc tính gml:target chứa hoặc tham chiếu mẫu, khu vực hoặc trạm là đối tượng của quan sát. Phần tử thuộc tính này được khai báo trong lược đồ như sau:
Thuộc tính này đặc biệt hữu ích cho các quan sát từ xa, chẳng hạn như hình ảnh, trong đó một thuộc tính vị trí chung có thể áp dụng cho các vị trí của máy ảnh hoặc vị trí của trường xem.
Phần tử thuộc tính gml:subject được cung cấp tạo thuận lợi cho gml:target. Đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong nhiếp ảnh.
CHÚ THÍCH: gml:Observation không chứa một thuộc tính được xác định trước vị trí. Nếu nhà phát triển sơ đồ muốn chỉ định một vị trí trực tiếp cho các điểm quan sát (vị trí của cảm biến) sẽ làm như vậy thông qua một thuộc tính vị trí. Trong trường hợp các mục tiêu có một hướng được biết đến nhưng không biết khoảng cách đến điểm quan sát (cảm nhận từ xa) gml: DirectedObservation nên được sử dụng. Những nơi hướng tương đối và khoảng cách được khai báo thì sử dụng, gml: DirectedObservationAtDistance
VÍ DỤ: Một ứng dụng xác định kiểu quan sát đối tượng với một vị trí của điểm quan sát có thể được quy định như
18.2.5 resultOf
Thuộc tính gml:resultOf cho biết kết quả của sự quan sát. Giá trị có thể được nội tuyến, hoặc một tham chiếu đến giá trị ở nơi khác. Được khai báo trong lược đồ như sau:
18.2.6 DirectedObservation
gml:DirectedObservation giống như một quan sát ngoại trừ việc cho biết thêm một thuộc tính bổ sung gml:direction. Đây là hướng trong đó các quan sát đã được yêu cầu lại. Chỉ áp dụng cho một số kiểu quan sát như quan sát trực quan của con người, hoặc quan sát thu được từ máy ảnh trên mặt đất.
18.2.7 DirectedObservationAtDistance
gml :DirectedObservationAtDistance thêm một thuộc tính khoảng cách. Đây là khoảng cách từ người quan sát đến chủ đề của các quan sát. Chỉ áp dụng cho một số kiểu quan sát như quan sát trực quan của con người, hoặc quan sát thu được từ máy ảnh trên mặt đất.
19 Lược đồ GML - Tập dữ liệu địa lý
19.1 Mô hình tập dữ liệu địa lý và biểu diễn
19.1.1 Nhận xét chung
Mục này định nghĩa mã hóa GML cho tập dữ liệu địa lý và phù hợp với các mô hình khái niệm được nêu trong ISO 19123.
ISO 19123 cung cấp một định nghĩa:
Tập dữ liệu địa lý hỗ trợ ánh xạ từ một miền không gian - thời gian (spatiotemporal) tới các giá trị của kiểu thuộc tính chung cho tất cả các vị trí địa lý trong miền không gian - thời gian. Một miền không gian - thời gian bao gồm một tập hợp các vị trí trực tiếp trong tọa độ không gian. Ví dụ về tập dữ liệu địa lý bao gồm rasters, mạng tam giác bất chính quy, tập dữ liệu địa lý dạng điểm, tập dữ liệu địa lý dạng đa giác. Tập dữ liệu địa lý là những cấu trúc dữ liệu phổ biến trong một số lĩnh vực ứng dụng, chẳng hạn như viễn thám, khí tượng, và độ sâu, độ cao, đất, và lập bản đồ thảm thực vật.
Các thông tin mô tả tập dữ liệu địa lý thể hiện bằng một trong hai cách
a) Là một tập hợp cặp vị trí - giá trị rời rạc.
b) Là một mô tả về miền không gian-thời gian (đa hình học, lưới) và mô tả của tập các giá trị thuộc phạm vi, cùng với một phương thức hay quy tắc (có thể ẩn) chỉ định một giá trị từ phạm vi tới mỗi vị trí trong miền.
Phương thức đầu tiên chỉ áp dụng cho các miền giá trị là một trong các thành phần rời rạc. Biểu diễn này có thể được thực hiện trong GML như một tập đối tượng địa lý đồng nhất (ví dụ: tất cả các đối tượng địa lý có cùng tập thuộc tính), trong đó tập các vị trí từ các đối tượng địa lý kết hợp với miền giá trị và tập các giá trị thuộc tính kết hợp với phạm vi. Các ánh xạ từ miền giá trị tới phạm vi là: các thuộc tính trên mỗi đối tượng địa lý được gán cho vị trí của đối tượng địa lý đó. Đối với các tập dữ liệu địa lý thì miền giá trị được kết hợp bởi một tập hợp lớn các vị trí biểu diễn rõ ràng.
Phương thức thứ hai linh hoạt hơn.
- Miền giá trị và phạm vi là tập hợp đồng nhất, có hiệu quả trong biểu diễn.
- Các giá trị trong phạm vi có thể được biểu diễn trong dưới dạng phân tích hơn là giá trị rời rạc, nhưng thực tế là các giá trị rời rạc.
- Khi các giá trị thuộc tính khác nhau liên tục trên miền giá trị, một dạng hàm gồm các miền giá trị đầy đủ là cần thiết để có thể cung cấp giá trị của vị trí tùy ý. Hàm thường liên quan đến nội suy, có thể sử dụng mô hình xử lý.
Đầu tiên việc biểu diễn thường được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu mà một tập hoặc các thuộc tính liên quan đến một vị trí duy nhất được quản lý với nhau, hoặc cập nhật một kho dữ liệu mà chỉ có một số ít đối tượng được tạo tại một thời điểm. Biểu diễn thứ hai phù hợp để phân tích.
Phương thức thứ hai, sử dụng hàm ánh xạ trên toàn miền giá trị, đó là chủ đề của mã hóa tập dữ liệu địa lý GML.
19.1.2 Mô tả chính thức của một tập dữ liệu địa lý
Một tập dữ liệu địa lý kết hợp một ánh xạ từ một miền không gian - thời gian tới một tập phạm vi, sau này cung cấp tập giá trị thuộc tính. Tập phạm vi có thể là một thiết lập tùy ý bao gồm danh sách rời rạc, số nguyên, số thực, phạm vi điểm, và không gian vector đa chiều. Mô hình khái niệm của một tập dữ liệu địa lý được mô tả trong Hình 4.
Hình 4 - Mô hình khái niệm của một tập dữ liệu địa lý
Một tập dữ liệu địa lý có thể được xem như là đồ thị của hàm tập dữ liệu địa lý f: A→B, đó là là tập hợp các cặp
{(x, f (x)) I x là trong A}
Quan điểm này đặc biệt áp dụng cho mã hóa GML của một tập dữ liệu địa lý. Trong trường hợp một tập dữ liệu địa lý rời rạc, miền tập A được phân chia thành một tập các tập con (thường là một tập rời nhau) A = UAi và hàm f là hằng số trên mỗi Ai. Cho một miền không gian, Ai là những phần tử hình học, do đó phạm vi tập dữ liệu địa lý có thể được xem như là một cặp tập (hình học, giá trị), trong đó giá trị là một phần tử của tập. Nếu miền không gian A là một không gian tô-pô thì phạm vi tập dữ liệu địa lý được xem như là một cặp tập (tô-pô, giá trị), các phần tử tô-pô trong cặp là một n-chuỗi tô-pô (GML này là một gml:TopoPoint, gml:TopoCurve, gml:TopoSurfacehoặcgml:TopoSolid)
19.1.3 Tập dữ liệu địa lý trong GML
Một tập dữ liệu địa lý được triển khai như một đối tượng GML.
Như là trường hợp cho bất kỳ đối tượng GML, một đối tượng tập dữ liệu địa lý cũng có thể là giá trị của một thuộc tính của một đối tượng.
VÍ DỤ : sự phân bố nhiệt độ có thể là một thuộc tính của một đối tượng thành phố (abc:City), một mô tả về thành phố HaNoi có thể được biểu diễn trong GML như sau (ở đây, abc: TempratureCoverage là một đối tượng tập dữ liệu địa lý đó là một thuộc tính của các đối tượng thành phố):
CHÚ THÍCH: Tập dữ liệu địa lý trong GML được hỗ trợ bởi hai tài liệu lược đồ, coverage.xsd và grids.xsd. Coverages.xsd cung cấp các mô hình cơ bản Tập dữ liệu địa lý GML. Grids.xsd cung cấp các cấu trúc hình học lưới được sử dụng mô tả về tập dữ liệu địa lý dạng lưới.
Các tài liệu lược đồ grids.xsd xác định bởi cú pháp URN
ogc:specification:gml:schema-xsd:grids:3.2.1
Các tài liệu lược đồ coverage.xsd được xác định bởi cú pháp URN
urn:x-ogc:specification:gml:schema-xsd:coverage:3.2.1
Tất cả các tài liệu lược đồ được liệt kê trong Phụ lục C.
19.1.4 Mối quan hệ với ISO 19123
Các thành phần tập dữ liệu địa lý của các lược đồ GML quy định tại mục này thực hiện một phần của lược đồ tập dữ liệu địa lý theo tiêu chuẩn ISO 19123. Mối quan hệ được nêu chi tiết trong D.2.11.
Các kiểu tập dữ liệu địa lý theo tiêu chuẩn ISO 19123 triển khai trong GML được quy định trong tiêu chuẩn ISO 19123 bổ sung các ràng buộc quy định trong tiêu chuẩn ISO 19123 cho các kiểu cũng có những ràng buộc trên các thành phần tập dữ liệu địa lý của các lược đồ GML.
19.2.1 Tổng quan
Một mô tả ẩn của hình học là một trong các mục của hình học không xuất hiện một cách rõ ràng trong mã hóa. Thay vào đó, một ký hiệu nhỏ gọn ghi lại một tập hợp các thông số, và một tập các đối tượng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một quy tắc với các thông số. Mục này cung cấp lưới hình học được sử dụng trong các mô tả về tập dữ liệu địa lý dạng lưới và các ứng dụng khác.
GML có hai cấu trúc lưới được xác định, cụ thể là gml:Grid và gml:RectifiedGrid.
19.2.2 Lưới
gml:Grid triển khai từ CV_Grid, xem D.2.11 và ISO 19123:2005, 8.3 và được định nghĩa như sau:
Các gml:Grid ẩn xác định một lưới unrectified, là một mạng lưới bao gồm hai hay nhiều tập các đường cong trong đó các thành viên của mỗi tập giao với thành viên của tập khác bằng thuật toán. Các vùng trong lưới được đưa ra trong gml:Limits, là lưới tọa độ góc chéo đối lập của một khu vực hình chữ nhật gml:AxisLabels được cung cấp với một danh sách nhãn của các trục của lưới (gml:axisName không được dùng), gml:dimension quy định cụ thể kích thước của lưới.
Trong GML các phần tử gml:limits chứa một gml:GridEnvelope duy nhất, phù hợp với các định nghĩa lược đồ sau:
Các phần tử gml:low và gml:high là mỗi gml:integerLists là các bộ tọa độ, tọa độ được đo như độ lệch từ gốc của lưới dọc theo mỗi trục, các góc chéo đối diện của một hình chữ nhật.
Ví dụ sau đây minh họa một lưới đơn giản:
Trong ví dụ này Grid có điểm tại các vị trí (0,0), (0,1), (1,0), (1,1) đến (3,3).
Khi một điểm lưới được sử dụng để biểu diễn cho một không gian mẫu (ví dụ như điểm ảnh), điểm lưới biểu diễn cho trung tâm của không gian mẫu, xem ISO 19123:2005, 8.2.2.
19.2.3 RectifiedGrid
Một lưới được hiệu chỉnh là một mạng lưới có một biến đổi affine giữa các tọa độ lưới và các tọa độ của một hệ tọa độ tham chiếu mở rộng. Được xác định bằng đặc tả vị trí (trong một vài không gian hình học) của lưới "gốc" và của các vectơ đặc tả các vị trí.
gml:RectifiedGrid thực hiện theo CV_RectifiedGrid xem D.2.11 và ISO 19123:2005, 8,9, và được khai báo như sau:
Lưu ý rằng các giới hạn lưới (chỉ số post) và các trục thuộc tính được đặt tên được kế thừa từ gml: GridType và gml:RectifiedGrid thêm một thuộc tính gml:origin (bao gồm hoặc tham chiếu đến gml:Point) và một danh sách các thuộc tính gml: offsetVector (sử dụng gml: VectorType như kiểu dữ liệu, được mô tả trong 9.1.4.5.
CHÚ THÍCH: gml:origin và danh sách thuộc tính gml:offsetVector liên kết các lưới đến một vị trí trong không gian địa lý và cho biết khoảng cách thẳng góc của các ô dọc theo mỗi trục. Xem ISO 19123:2005, 8.9.6, về danh sách các ràng buộc các thuộc tính này.
VÍ DỤ 1: Hình 5 cho thấy hình học của một lưới rectified chính
Chú giải:
O - gốc
p1, p2 - offset vector
Hình 5 - Hình học RectifiedGrid
VÍ DỤ 2: Một ví dụ ví dụ về một gml: RectifiedGrid như sau:
Lưu ý rằng trong ví dụ này lưới được hiệu chỉnh bắt đầu từ số nguyên offset 1 1 (giá trị của thuộc tính low) liên quan đến gốc tọa độ như thể hiện trong Hình 6.
Chú giải:
O gốc
p1, p2 offset vector
Hình 6 - RectifiedGrid với khác không giới hạn thấp
19.3 Lược đồ tập dữ liệu địa lý
19.3.1 AbstractCoverageType, AbstractCoverage
Các kiểu cơ bản cho tập dữ liệu địa lý là gml:AbstractCoverageType, được định nghĩa trong lược đồ như sau:
Các phần tử cơ bản của một tập dữ liệu địa lý có thể thấy trong mô hình nội dung: tập dữ liệu địa lý gồm các thuộc tính gml: domainSet và gml:rangeSet. Các thuộc tính gml:domainSet mô tả các miền tập dữ liệu địa lý và thuộc tính gml:rangeSet mô tả phạm vi của tập dữ liệu địa lý.
Phần tử tóm tắt gml:AbstractCoverage thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 19123 CV_Coverage, xem D.2.11 và ISO 19123:2005, 5.3 và được khai báo như sau:
Phần tử này đóng vai trò đứng đầu của một nhóm thay thế có thể chứa mọi tập dữ liệu địa lý có kiểu bắt nguồn từ gml:AbstractCoverageType. Hoạt động như một biến trong định nghĩa của mô hình nội dung cho phép mọi tập dữ liệu địa lý là hợp lệ.
19.3.2 DiscreteCoverageType, AbstractDiscreteCoverage
Một tập dữ liệu địa lý rời rạc bao gồm một tập tên miền, tập phạm vi và tùy chọn một chức năng tập dữ liệu địa lý. Tập miền bao gồm các đối tượng hình học hoặc không gian hoặc thời gian, hữu hạn về số lượng. Tập phạm vi bao gồm một số hữu hạn các giá trị thuộc tính mỗi trong số đó có liên quan đến tất cả các vị trí trực tiếp trong bất kỳ đối tượng không gian - thời gian duy nhất trong miền. Nói cách khác, các giá trị phạm vi là không đổi trên mỗi đối tượng không gian - thời gian trong miền. Chức năng tập dữ liệu địa lý ánh xạ mỗi phần tử từ các miền tập dữ liệu địa lý cho một phần tử trong phạm vi. Định nghĩa này phù hợp với tiêu chuẩn ISO 19123 Các kiểu cơ sở cho tập dữ liệu địa lý rời rạc là DiscreteCoverageType, được định nghĩa trong lược đồ như sau:
Các phần tử coverageFunction mô tả các ánh xạ -"f" như thể hiện trong Hình 4.
Phần tử trừu tượng gml:AbstractDiscreteCoverage thực hiện tiêu chuẩn ISO 19123 CV_DiscreteCoverage, xem D.2.11 và ISO 19123:2005, 5.7 và được khai báo như sau:
phần tử này đóng vai trò đứng đầu của một nhóm thay thế có thể chứa bất kỳ tập dữ liệu địa lý rời rạc.
19.3.3 AbstractContinuousCoverageType, AbstractContinuousCoverage
Một tập dữ liệu địa lý liên tục như quy định tại tiêu chuẩn ISO 19123 là một tập dữ liệu địa lý có thể lấy giá trị khác nhau cho các thuộc tính đối tượng tương tự tại các vị trí trực tiếp khác nhau trong một đối tượng đơn không gian - thời gian trong miền không gian - thời gian. Kiểu cơ sở cho tập dữ liệu địa lý liên tục là AbstractContinuousCoverageType, được xác định trong lược đồ như sau:
Phần tử coverageFunction mô tả các ánh xạ-f như thể hiện trong Hình 4.
Phần tử trừu tượng AbstractContinuousCoverage được khai báo như sau:
Phần tử này đóng vai trò đứng đầu của một nhóm thay thế mà có thể chứa bất kỳ tập dữ liệu địa lý liên tục có kiểu là có nguồn gốc từ gml :AbstractContinuousCoverageType.
19.3.4 domainSet, DomainSetType
Các phần tử thuộc tính gml:domainSet mô tả các vùng không gian-thời gian, trong đó tập dữ liệu địa lý được xác định. Mô hình nội dung của được đưa ra bởi gml: DomainSetType được định nghĩa như sau:
Giá trị của miền giá trị là một sự lựa chọn giữa một gml: AbstractGeometry và gml:AbstractTimeObject. Trong trường hợp các phần tử trừu tượng thông thường sẽ được thay thế bằng một hình học phức hợp hoặc thời gian phức hợp, biểu diễn cho tập dữ liệu địa lý không gian và chuỗi thời gian tương ứng.
CHÚ THÍCH: Các lĩnh vực không gian - thời gian được hỗ trợ nếu các miền giá trị được mô tả bằng cách sử dụng một hệ thống tài liệu tham chiếu phối hợp, một trong những thành phần đó là thời gian.
Sự hiện diện của gml:AssociationAttributeGroup có nghĩa là domainSet theo mô hình thuộc tính GML bình thường và có thể sử dụng thuộc tính XLink: href để trỏ đến miền giá trị, như một thay thế cho mô tả nội tuyến miền giá trị. Ngữ nghĩa được cung cấp bằng cách sử dụng gml:OwnershipAttributeGroup.
19.3.5 rangeSet, RangeSetType
Các phần tử thuộc tính gml:rangeSet chứa các giá trị của tập dữ liệu địa lý (đôi khi được gọi là giá trị thuộc tính). Mô hình nội dung bởi gml: RangeSetType được định nghĩa như sau :
Mô hình nội dung này hỗ trợ mô tả cấu trúc của phạm vi (range). Các thông tin ngữ nghĩa mô tả tập phạm vi được nhúng vào sử dụng một phương thức thống nhất, như một phần của giá trị rõ ràng, hoặc là một giá trị mẫu kèm theo các biểu diễn sử dụng gml:DataBlock và gml:File.
Giá trị từ mỗi thành phần (hoặc nhánh) trong phạm vi có thể được mã hóa trong một phần tử gml: ValueArray hoặc một thành viên cụ thể của nhóm thay thế gml:AbstractScalarValueList. Sử dụng các phần tử đáp ứng các giá trị kiểu yêu cầu đồng nhất.
19.3.6 DataBlock
gml:DataBlock mô tả các phạm vi (range) như một khối văn bản được mã hóa các giá trị tương tự như một giá trị biểu diễn chung (CSV). Mô hình nội dung như sau:
Phạm vi thiết lập tham số mô tả bởi các thuộc tính gml:rangeParameters.
19.3.7 rangeParameters
Các thuộc tính gml:rangeParameters được khai báo như sau:
gml: rangeParameters cung cấp một khe (slot) cho các mô tả tham số phạm vi. Đây có thể là mô tả nội tại sử dụng một sơ đồ phù hợp để ghi lại (xem ISO/TS 19103), hoặc có thể mang theo một liên kết đến mô tả phạm vi mở rộng phù hợp với một số tiêu chuẩn. Thông số phạm vi cụ thể sử dụng nội tuyến có thể được xác định thông qua việc tạo ra một lược đồ ứng dụng GML có thể dựa trên giá trị các đối tượng lược đồ, như được mỏ tả trong 11.4.
19.3.8 tupleList
Thuộc tính gml:tupleList được khai báo như sau:
gml: CoordinatesType được mô tả trong 9.1.4.5. Bao gồm một danh sách các bộ tọa độ, với mỗi bộ tọa độ ngăn cách bởi ts hoặc dấu phân cách bộ (khoảng trắng), và mỗi tọa độ trong các bộ của cs hoặc tọa độ phân cách (dấu phẩy).
gml:TupleList mã hóa là có hiệu quả- nhánh-nút lá nội.
VÍ DỤ: Một tập hợp các cặp nhiệt độ và áp suất quan sát có thể được ghi lại trong một gml:DataBlock như sau:
nơi nhiệt độ và áp suất là những phần tử được xác định trong lược đồ ứng dụng địa phương, sử dụng gml :MeasureOrNilReasonListType.
19.3.9 doubleOrNilReasonTupleList
Thuộc tính gml.doubleOrNilReasonTupleList được khai báo như sau:
gml:doubleOrNilReasonList được mô tả trong 3.2.4.1 bao gồm một danh sách các giá trị của gml:doubleOrNiIReason, cách nhau một khoảng trắng. Các giá trị gml:doubleOrNilReason được nhóm lại thành tập dữ liệu mà kích thước của mỗi bộ dữ liệu trong danh sách là bằng với số tham số.
VÍ DỤ: Một ví dụ về việc sử dụng gml:DoubleOrNilReasonTupleList để ghi lại cùng một tập cặp nhiệt độ và áp suất quan sát được trong gml:DataBlock như sau:
9.3.10 File, FileType
GML cung cấp một phương tiện mã hóa tập phạm vi, trong một mã hóa mở rộng tùy ý, chẳng hạn như một tập tin nhị phân. Chế độ này sử dụng phần tử gml: File, được khai báo như sau:
Trong phiên bản này mã hóa tập dữ liệu địa lý, các giá trị của tập dữ liệu địa lý (giá trị thuộc tính trong các tập phạm vi) được truyền đi trong một tập tin mở rộng được tham chiếu từ các cấu trúc XML mô tả bởi gml:FileType. Các tập tin bên ngoài được tham chiếu bởi thuộc tính gml:fileReference là một anyURI.
Thuộc tính gml:compression chỉ đến một định nghĩa của thuật toán nén thông qua một anyURI. Định nghĩa tính toán thể đệ quy hoặc chỉ đơn giản là một tham chiếu đến một tên rõ ràng cho các phương thức nén.
Thuộc tính gml:mimeType chỉ đến cho một định nghĩa của các kiểu tập tin mime.
Thuộc tính gml:fileStructure được xác định bởi một codelist.
Các ngữ nghĩa của các tập phạm vi được mô tả như trên bằng cách sử dụng thuộc tính gml:rangeParameters
Cấu trúc tập tin tham chiếu được thực hiện như thể hiện trong Hình 7.
Hình 7 - Tập tin cấu trúc bản ghi hoặc tập tin dữ liệu địa lý
Lưu ý rằng nếu bất kỳ thuật toán nén (compression) được áp dụng, cấu trúc trên chỉ áp dụng cho tiền nén hoặc sau giải nén cấu trúc của tập tin
Lưu ý rằng các trường trong một bản ghi phù hợp với gml: valueComponents của gml:CompositeValue
VÍ DỤ: Một mã hóa của một tập tin nhị phân có thể xem xét như sau:
19.3.11 coverageFunction, CoverageFunctionType
Mục này mô tả các thuộc tính gml:coverageFunction, ánh xạ -f (xem hình 4) từ miền giá trị đến phạm vi của tập dữ liệu địa lý. Mô hình nội dung cho các chức năng tập dữ liệu địa lý:
Chú ý rằng giá trị của CoverageFunction là một trong gml :MappingRule gml:CoverageMappingRule và gml:GridFunction.
Nếu thuộc tính gml:coverageFunction được bỏ qua cho một tập dữ liệu địa lý theo dạng lưới (bao gồm cả tập dữ liệu địa lý dạng lưới được hiệu chỉnh) các gml: StartPoint được giả định là giá trị của thuộc tính gml:low trong hình học gml:Grid, và gml: sequenceRule được giả định là tuyến tính và thuộc tính gml:axisOrder được giả định là +1 +2.
VÍ DỤ: Những mặc định được minh họa tốt nhất bằng một ví dụ đơn giản như
Vì không có coverageFunction nên giả định là của quét tuyến tính với +1 +2 để bắt đầu từ vị trí (0 0). Nếu nhìn vào khối dữ liệu, thấy rằng có các ánh xạ thể hiện trong Bảng 7.
Bảng 7 - Ví dụ khối dữ liệu
Vị trí lưới |
Giá trị dữ liệu |
0 0 |
3,101.2 |
1 0 |
5,101.3 |
2 0 |
7,101.4 |
3 0 |
11,101.5 |
0 1 |
13,101.6 |
1 1 |
17,101.7 |
2 1 |
19,101.7 |
3 1 |
23,101.8 |
0 2 |
29,101.9 |
1 2 |
31,102.0 |
2 2 |
37,102.1 |
3 2 |
41,102.2 |
0 3 |
43,102.3 |
1 3 |
47,102.4 |
2 3 |
53,102.5 |
3 3 |
59,102.6 |
19.3.12 CoverageMappingRule
gml: CoverageMappingRule cung cấp một mô tả chính thức hoặc không chính thức của các chức năng tập dữ liệu địa lý.
Quy tắc ánh xạ có thể được định nghĩa là một chuỗi nội tuyến (gml:ruleDefinition) hoặc thông qua một tài liệu chiếu từ xa thông qua XLink: href (gml:ruleReference).
Nếu không có tên quy tắc được quy định, mặc định là "Linear" đối với các thành viên của miền giá trị.
19.3.13 GridFunction, GridFunctionType
gml: GridFunction cung cấp một quy tắc ánh xạ rõ ràng cho lưới hình học, tức là các miền giá trị sẽ là hình học của kiểu lưới. Mô tả các ánh xạ của lưới post (lưới tập dữ liệu địa lý điểm rời rạc) hoặc các ô lưới (bề mặt tập dữ liệu địa lý rời rạc) tới các giá trị trong tập phạm vi. Mô hình nội dung như sau:
Các gml: StartPoint là chỉ số vị trí một điểm trên lưới trong đó ánh xạ tới điểm đầu tiên trong tập phạm vi (đây cũng là chỉ số vị trí của các lưới post đầu tiên). Nếu thuộc tính gml:StartPoint được bỏ qua thì gml: StartPoint được giả định là bằng với giá trị của gml:low trong hình học gml:Grid. Điểm tiếp theo trong việc ánh xạ được xác định bởi giá trị của gml:.sequenceRule.
19.3.14 sequenceRule, SequenceRuleType, SequenceRuleEnumeration
Các sequenceRule được mô tả bằng mô hình nội dung:
Các gml: SequenceRuleType bắt nguồn từ gml: SequenceRuleEnumeration thông qua việc bổ sung một thuộc tính axisOrder. Các gml: SequenceRuleEnumeration là một kiểu liệt kê được định nghĩa là:
Những nguyên tắc đặt tên được quy định trong tiêu chuẩn ISO 19123.
Nếu không có quy tắc nào được quy định mặc định là "tuyến tính"
Thuộc tính axisOrder có mô hình nội dung sau đây:
Giá trị của một gml: AxisDirection chỉ ra thứ tự incrementation được sử dụng trên một trục của lưới.
VÍ DỤ 1: "+3" có nghĩa là các điểm trong lưới sẽ được đi qua từ thấp nhất đến cao nhất trên trục 3.
Các giá trị khác nhau trong một gml:AxisDirectionList chỉ thứ tự incrementation được sử dụng trên tất cả các trục của lưới. Mỗi trục được đề cập một lần.
VÍ DỤ 2: "+1 -2 +3" có nghĩa là các điểm là để được đi qua từ thấp nhất đến cao nhất trên trục 1, bắt đầu từ giá trị cao nhất trên trục thứ 2 và giá trị thấp nhất trên điểm trục thứ 3, tăng lên nhanh nhất trên trục trước 1 cách tăng trên trục thứ 2 và cuối cùng là 3.
19.3.15 Kiểu tập dữ liệu địa lý cụ thể trong GML
GML hỗ trợ tất cả các kiểu tập dữ liệu địa lý rời rạc quy định tại tiêu chuẩn ISO 19123
Các kiểu hỗ trợ có thể thay thế từ gml:AbstractDiscreteCoverage bao gồm:
- gml:MultiPointCoverage (CV_DiscretePointCoverage)
- gml:MultiCurveCoverage (CV_DiscreteCurveCoverage)
- gml:MultiSurfaceCoverage (CV_DiscreteSurfaceCoverage)
- gml:MultiSolidCoverage (CV_DiscreteSolidCoverage)
- gml:GridCoverage (CV_DiscreteGridPointCoverage)
- gml:RectifiedGridCoverage (CV_DiscreteGridPointCoverage)
Người dùng cũng có thể xây dựng các kiểu tập dữ liệu địa lý bằng cách sử dụng từ gml:DiscreteCoverageType, gml:AbstractContinuousCoverageType hoặc bằng cách sử dụng hoặc lấy từ các kiểu tập dữ liệu địa lý cụ thể trên.
Tập phạm vi mã hóa giống nhau áp dụng cho mỗi kiểu tập dữ liệu địa lý rời rạc khác nhau như sau này được quy định bởi các kiểu hình học của miền giá trị.
19.3.16 MultiPointCoverage
Trong một MultiPointCoverage miền giá trị là một gml:MultiPoint, là một tập hợp các điểm hình học phân bố tùy ý. Nghĩa là, giá trị trong gml: domainSet sẽ là gml:MultiPoint.
Trong một gml: MultiPointCoverage ánh xạ từ miền giá trị đến phạm vi là đơn giản
- Đối với gml:DataBlock mã hóa các điểm của gml: MultiPoint được ánh xạ trong tài liệu tới các bộ dữ liệu của khối dữ liệu.
- Đối với gml:CompositeValue mã hóa các điểm của gml: MultiPoint được ánh xạ tới các thành viên của các giá trị phức hợp trong tài liệu.
- Đối với gml:File mã hóa các điểm của gml: MultiPoint được ánh xạ tới các hồ sơ của các tập tin trong trình tự.
VÍ DỤ: Một GML: MultiPointCoverage sử dụng mã hóa giá trị:
19.3.17 MultiCurveCoverage
Trong một miền giá trị gml: MultiCurveCoverage được phân chia thành một tập hợp các đường cong bao gồm một gml:MultiCurve. Hàm tập dữ liệu địa lý ánh xạ mỗi đường cong trong tập đến một giá trị trong tập phạm vi.
Giá trị trong gml:DomainSet sẽ là gml:MultiCurveGML.
Trong một gml: MultiCurveCoverage các ánh xạ từ miền giá trị tới phạm vi là đơn giản
- Đối với gml:DataBlock mã hóa các đường cong của gml:MultiCurve .Được ánh xạ để tài liệu để các bộ dữ liệu của khối dữ liệu
- Đối với gml:CompositeValue mã hóa các đường cong của gml: MultiCurve được ánh xạ tới các thành viên của giá trị phức hợp tới tài liệu.
- Đối với gml:File mã hóa các đường cong của gml: MultiCurve được ánh xạ tới các hồ sơ của các tập tin trong trình tự.
VÍ DỤ: Một gml:MultiCurveCoverage sử dụng khối dữ liệu mã hóa:
19.3.18 MultiSurfaceCoverage
Trong một miền giá trị gml: MultiSurfaceCoverage được phân chia thành một tập hợp các bề mặt bao gồm một gml:MultiSurface. Hàm tập dữ liệu địa lý ánh xạ mỗi bề mặt trong tập đến một giá trị trong tập hợp phạm vi
Giá trị trong DomainSet sẽ là gml:MultiSurface
Trong một gml: MultiSurfaceCoverage các ánh xạ từ miền giá trị tới phạm vi là đơn giản
- Đối với gml:DataBlock mã hóa các bề mặt của gml:MultiSurface được ánh xạ trong tài liệu tới các bộ dữ liệu của khối dữ liệu
- Đối với gml:CompositeValue mã hóa bề mặt của gml: MultiSurface được ánh xạ tới các thành viên của giá trị phức hợp trong tài liệu.
- Đối với gml:File mã hóa các bề mặt của gml: MultiSurface được ánh xạ tới các hồ sơ của các tập tin theo thứ tự.
VÍ DỤ: Một MultiSurfaceCoverage sử dụng mã hóa tập tin:
19.3.19 MultiSolidCoverage
Trong một miền giá trị gml: MultiSolidCoverage được phân chia thành một tập của gml:MultiSolid. Hàm tập dữ liệu địa lý ánh xạ mỗi solid trong tập đến một giá trị trong tập phạm vi
Giá trị trong DomainSet sẽ là gml:MultiSolid
Trong một gml: MultiSolidCoverage các ánh xạ từ miền giá trị tới phạm vi là đơn giản
- Đối với gml:DataBlock mã hóa các solids của gml:MultiSolid được ánh xạ trong tài liệu tới các bộ dữ liệu của khối dữ liệu.
- Đối với gml:CompositeValue mã hóa các solids của gml: MultiSolid được ánh xạ tới các thành viên của giá trị phức hợp trong tài liệu.
- Đối với gml:File mã hóa các solids của gml: MultiSolid được ánh xạ tới các hồ sơ của các tập tin theo trình tự.
19.3.20 GridCoverage
Một gml:GridCoverage là một tập dữ liệu địa lý dạng điểm rời rạc trong đó tập miền giá trị là một mạng lưới hình học của các điểm như trong Hình 8.
Hình 8 - Miền tập dữ liệu địa lý dạng lưới là một mạng lưới các điểm
Lưu ý rằng giống như gml: MultiPointCoverage ngoại trừ các giá trị trong gml: domainSet sẽ là gml:Grid.
gml:Grid được định nghĩa trong 11.2.2. Lưu ý rằng lưới tập dữ liệu địa lý đơn giản không tham chiếu hình học và do đó không có vị trí hình học gán cho các điểm trong lưới. Định vị hình học như vậy được giới thiệu trong gml:RectifiedGridCoverage trong 11.3.21
CHÚ THÍCH: Khi một điểm lưới được sử dụng để biểu diễn cho một không gian mẫu, điểm lưới biểu diễn cho trung tâm của không gian mẫu, xem 11.2.2
VÍ DỤ: Một gml:GridCoverage sử dụng một tập tin mã hóa cho các giá trị:
19.3.21 RectifiedGridCoverage
gml: RectifiedGridCoverage là một tập dữ liệu địa lý dạng điểm rời rạc dựa trên một mạng lưới Rectified. Nó tương tự tập dữ liệu địa lý dạng lưới trong điều 14.3.20 ngoại trừ các điểm của lưới được tham chiếu hình học. Độ che phủ lưới Rectified có một miền giá trị mà gml: RectifiedGrid hình học theo quy định tại 14.2.3.
Giá trị trong gml:DomainSet sẽ là một gml:RectifiedGrid, gml: RectifiedGrid được định nghĩa trong 14.2.3
VÍ DỤ: Một gml:RectifiedGridCoverage (sử dụng một khối dữ liệu):
20.1 Hồ sơ GML và lược đồ ứng dụng
GML là một tiêu chuẩn phức tạp đa dạng về diễn tả. Một ứng dụng không cần phải khai thác toàn bộ lược đồ GML, nhưng có thể sử dụng một tập hợp con của các cấu trúc tương ứng với yêu cầu cụ thể có liên quan.
Sử dụng định nghĩa này của một hồ sơ (theo tiêu chuẩn ISO / IEC TR 10000-1:1998 và tiêu chuẩn ISO.
Hồ sơ: Một tập hợp của một hoặc nhiều tiêu chuẩn cơ sở và / hoặc [profile], và, nếu có thể, việc xác định các lớp chọn [(các kiểu, các thuộc tính và các phần tử)], tập con phù hợp, lựa chọn và các thông số của các tiêu chuẩn cơ sở, hoặc [profile] cần thiết để thực hiện một chức năng cụ thể.
Điều này đã được xác định cho mô hình kiến trúc OSI, vì vậy dịch ͇ class tới ͇ type, thuộc tính và các phần tử "để áp dụng định nghĩa cho lược đồ XML. Hồ sơ GML sử dụng một phương pháp tiếp cận sao chép và kiểu bỏ. Để tạo ra một hồ sơ cá nhân, một nhà phát triển có thể sao chép các tập tin lược đồ áp dụng từ GML và chỉ cần kiểu bỏ bất kỳ kiểu nào, các phần tử và các phần tùy chọn cho rằng cô không cần thiết cho lược đồ ứng dụng.
Một hồ sơ của GML có thể được xác định để nâng cao khả năng tương tác và để ngăn chặn sự nhập nhằng bằng cách cho phép một tập hợp GML cụ thể. Sau đó lược đồ ứng dụng có thể phù hợp với một hồ sơ như vậy để tận dụng lợi thế của bất kỳ khả năng tương tác hoặc lợi thế hiệu suất cung cấp so với một GML hoàn chỉnh. Hồ sơ như vậy có thể được xác định với các lược đồ ứng dụng có trong thông số kỹ thuật khác.
Có trường hợp giảm chức năng là chấp nhận được, hoặc trong trường hợp yêu cầu xử lý bắt buộc sử dụng một tập hợp con GML hợp lý. Ví dụ, các ứng dụng mà không cần phải xử lý thuộc tính XLink dưới mọi hình thức có thể tuân theo một hồ sơ cá nhân cụ thể mà không bao gồm thuộc tính này; các hạn chế trong trường hợp này là sẽ không sử dụng các liên kết. Các trường hợp khác có thể bao gồm các ràng buộc xác định về mức độ cho phép bên trong các thẻ, hoặc chỉ cho phép các đối tượng với thuộc tính đồng nhất như các thành viên của một bộ đối tượng. Trong nhiều trường hợp, những hạn chế này có thể được thực thi thông qua lược đồ mới.
20.3 Mối liên hệ lược đồ ứng dụng
Một hồ sơ có thể là sự khởi đầu của một lược đồ ứng dụng.
Việc xây dựng lược đồ ứng dụng là một quá trình gồm hai phần. Hồ sơ cá nhân hoạt động như một GML giản lược để tạo các kiểu và các phần tử phù hợp với GML hoàn chỉnh nhưng có khả năng thiếu một số phần tùy chọn. Các lược đồ ứng dụng sau đó sử dụng các kiểu như là một cơ sở chung, và sử dụng trong các kiểu mới và các phần tử của các phần mở rộng hoặc giản lược.
20.4 Quy tắc cho các phần tử và kiểu trong bản tóm lược
Các phần tử trong một hồ sơ GML sẽ
- chia sẻ tên (và không gian tên) của một phần tử cha trong GML.
- bao gồm tất cả các phần bắt buộc (phần tử con và các thuộc tính) của phần tử cha trong GML.
- không bao gồm phần mà không có trong các phần tử cha trong GML.
- có cùng giá trị mặc định cho các thuộc tính như các phần tử cha trong GML.
- có một hệ thống phân cấp nhóm thay thế song song cho các phần tử có tên trong cả hai lược đồ.
Kiểu chung trong một hồ sơ GML sẽ:
- chia sẻ tên (và không gian tên) của một kiểu cha trong GML.
- bao gồm tất cả các phần bắt buộc (phần tử con và các thuộc tính) của các kiểu cha trong GML.
- không bao gồm phần mà không có trong các kiểu cha GML.
- có giá trị mặc định tương tự cho các thuộc tính như kiểu cha trong GML.
- có một cây dẫn xuất song song với nhiều tên trong cả hai lược đồ. Tài liệu thể hiện của một hồ sơ có giá trị đối với các lược đồ GML đầy đủ.
Sử dụng sao chép và kiểu bỏ mô tả ở trên, nhà phát triển có thể:
- Xóa các phần tử chung và các kiểu chung.
- xóa phần tử con tùy chọn từ bất kỳ kiểu hoặc các phần tử.
- làm cho phần tử con hoặc tùy thuộc tính bắt buộc trong bất kỳ kiểu hay thành phần (nếu giá trị mặc định tồn tại, nó sẽ bị kiểu hoặc xác nhận lược đồ sẽ báo lỗi giá trị mặc định chỉ có giá trị cho hạt tùy chọn).
- giản lược cardinality của bất kỳ phần.
Phát triển không thể:
- xóa phần tử con bắt buộc từ bất kỳ kiểu hoặc các phần tử khác.
- tạo các phần bắt buộc thành tùy chọn.
- giản lược cardinality của bất kỳ phần.
- thêm hoặc thay đổi giá trị mặc định.
20.5 Quy tắc tham chiếu tóm lược GML từ lược đồ ứng dụng
Một lược đồ ứng dụng GML sẽ tham chiếu
lược đồ GML đầy đủ trong các thuộc tính schemaLocation của phần tử
Một tài liệu lược đồ ứng dụng GML phù
hợp với một hoặc nhiều GML Profiles sẽ cung cấp một phần tử chú thích Applnfo
VÍ DỤ:
Phần tử
20.6 Khuyến nghị lược đồ ứng dụng sử dụng tóm lược GML
Để các hồ sơ trong một lược đồ ứng dụng có thể được mở rộng sau đó, bao gồm các phần tử GML khác, các khuyến nghị sau đây được thực hiện:
- Các phần tử chung mà không có trong hồ sơ GML nhưng lại có trong một lược đồ ứng dụng sử dụng một hồ sơ GML, không có cùng tên với bất kỳ phần tử nào trong lược đồ GML.
- Kiểu chung không có trong một hồ sơ GML nhưng có trong một lược đồ ứng dụng sử dụng một hồ sơ GML không nên có tên giống như bất kỳ kiểu trong lược đồ GML.
Nếu một kiểu hoặc phần tử trong một lược đồ ứng dụng được tìm thấy là sử dụng, sau đó các khuyến nghị trên sẽ hỗ trợ các ứng dụng từ lược đồ di chuyển kiểu hay phần tử từ không gian tên của GML
Các khuyến nghị sau đây được thực hiện đơn giản để hiểu vai trò của các hồ sơ cá nhân trong lược đồ ứng dụng:
- các phần tử Profiled và các kiểu nên cóc trong một tập tin duy nhất cho cấu hình nhỏ hơn hoặc trong một cấu trúc tập tin song song của GML.
- Một tham chiếu đến các tài liệu lược đồ GML thích hợp phải được thực hiện ở đầu của tập tin.
20.7 Tóm tắt các quy tắc tóm lược GML
Tóm lại, các quy tắc cho một hồ sơ
- Một hồ sơ của GML là một giản lược của tập con GML
- Một hồ sơ sẽ không thay đổi tên, định nghĩa, hoặc kiểu dữ liệu của các phần tử và thuộc tính GML bắt buộc.
- Các lược đồ hoặc lược đồ có liên quan để xác định một hồ sơ sử dụng trong không gian tên "gml" lõi http://www.opengis.net/gml/3.2.
- Lược đồ ứng dụng có thể mở rộng và sử dụng các kiểu từ hồ sơ, nhưng sẽ làm như vậy trong không gian tên riêng của mình, và không sử dụng http://www.opengis.net/gml/3.2
Các thử nghiệm chức năng của các quy tắc này.
Bất kỳ tài liệu ví dụ cho một lược đồ ứng dụng sử dụng một hồ sơ GML sẽ có hiệu lực đối với các lược đồ ứng dụng tương tự nếu hồ sơ GML được thay thế bằng lược đồ GML đầy đủ. Hơn nữa, việc giải thích của tài liệu đó sẽ là như nhau.
21 Quy tắc của lược đồ ứng dụng GML
21.1 Trường hợp đặc biệt của các đối tượng GML
21.1.1 Tài liệu GML
Một tài liệu XML bao gồm một phần tử XML duy nhất. Một tài liệu GML có thể là một trong các phần tử sau:
Một gml :AbstractFeature hoặc bất kỳ phần tử trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm thay thế của nó.
CHÚ THÍCH 1: Bao gồm tập đối tượng và tập dữ liệu địa lý.
Một gml:Dictionary hoặc bất kỳ phần tử trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm thay thế
CHÚ THÍCH 2: Bao gồm hệ thống phối hợp tham chiếu và các đơn vị từ điển.
Một gml:TopoComplex hoặc bất kỳ phần tử trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm thay thế.
Các phương pháp chuẩn cho các tài liệu XML dựa trên lược đồ W3C XML cung cấp các không gian tên XML sử dụng trong một tài liệu được khai báo như là thuộc tính trong tài liệu, và vị trí của tài liệu lược đồ cung cấp các thành phần nguồn cho mỗi không gian tên.
Đối với một tài liệu GML, nguồn gốc của các thành phần mô tả các thành phần chính trong tài liệu là một lược đồ ứng dụng GML. Cả hai kiểu tài liệu và các lược đồ ứng dụng GML liên quan được mô tả trong mục này.
Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là tất cả các phần tử và thuộc tính trong tài liệu GML được xác định bởi một lược đồ ứng dụng GML duy nhất. Các thành phần lược đồ tham chiếu từ các tài liệu GML có thể có trong bất kỳ số lượng các lược đồ ứng dụng GML hoặc lược đồ XML khác.
21.1.2 Các phần tử đối tượng GML trong tài liệu XML khác
Các phần tử của các đối tượng GML có thể xảy ra trong các tài liệu XML mà không phải là tài liệu GML, quá. Các tài liệu XML sẽ xác nhận đối với một lược đồ XML là hàng nhập trực tiếp hoặc gián tiếp các lược đồ GML hoặc một hồ sơ GML và tùy chọn một hoặc nhiều lược đồ ứng dụng GML.
VÍ DỤ: Phần tử đối tượng GML có thể được sử dụng trong yêu cầu và đáp ứng thông điệp của dịch vụ WebGML.
21.2.1 Giới thiệu
Lược đồ ứng dụng GML là một lược đồ XML, phù hợp với các quy định nêu tại mục này, trong đó mô tả một hoặc nhiều kiểu đối tượng địa lý, thành phần của các đối tượng địa lý hoặc siêu dữ liệu, bao gồm cả từ điển và các định nghĩa, được sử dụng trong định nghĩa của các đối tượng địa lý. Một lược đồ ứng dụng GML định nghĩa một từ vựng cho một miền giá trị cụ thể của ngôn bằng cách xác định và mô tả các điều mục của từ vựng xem ISO 19109 như sau:
Một lược đồ ứng dụng có thể tham chiếu cố định trực tiếp, các phần tử GML chung (bao gồm cả các nhóm) và các thuộc tính (bao gồm cả attributeGroups) có tên và các mô hình nội dung biểu diễn chính xác các thành phần của từ vựng nó định nghĩa
VÍ DỤ 1: Các phần tử thuộc tính như gml:name hoặc gml:description, các phần tử đối tượng như gml:Observation, gml:Dictionary, or gml:Point, và các thuộc tính như gml:id.
Lược đồ ứng dụng có thể khai báo các phần tử mới và các thuộc tính trong không gian tên riêng, sử dụng các kiểu GML khi định nghĩa từ vựng cần phải bao gồm các tên khác nhau cho các mô hình cùng một nội dung để phân biệt vai trò ngữ nghĩa của. Các phần tử khai báo trong lược đồ ứng dụng nằm trong không gian tên khác nhau, và có thể được sử dụng trong một thể hiện tài liệu.
VÍ DỤ 2: gml:EnvelopeType có thể được sử dụng như mô hình nội dung cho phần tử xmml:lnterval.
VÍ DỤ 3: gml: LengthType có thể được sử dụng như mô hình nội dung cho phần tử ex:height.
VÍ DỤ 4: gml: PointPropertyType có thể được sử dụng trực tiếp như mô hình nội dung cho một phần tử ex:representativePoint.
Lược đồ ứng dụng có thể lấy được các kiểu mới trong không gian tên riêng bằng cách mở rộng các kiểu GML khi định nghĩa từ vựng cần các thành phần bổ sung, thuộc tính miền cụ thể.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa của ứng dụng cụ thể các kiểu đối tượng yêu cầu mô hình nội dung của các kiểu đối tượng có nguồn gốc từ gml:AbstractFeatureType, thường bằng cách mở rộng.
VÍ DỤ 5: Định nghĩa của kiểu hình học mới không quy định trong lược đồ GML, nhưng theo yêu cầu của một ứng dụng, ví dụ như một hình elip.
Lược đồ ứng dụng có thể lấy được các kiểu mới trong không gian tên bằng cách giản lược các kiểu GML khi định nghĩa từ vựng cần các phiên bản chuyên biệt hơn các kiểu GML giản lược cardinality hoặc kiểu thuộc tính.
VÍ DỤ 6: Một ứng dụng muốn ngăn cấm việc sử dụng nhiều tên trong các kiểu đối tượng. Điều này có thể đạt được bằng cách bắt nguồn một ứng dụng cụ thể đối tượng gốc của kiểu giản lược từ gml: AbstractFeatureType mà đặt sự xuất hiện tối đa của Tên gml:name tới 1.
Một lược đồ ứng dụng có thể khai báo các phần tử mới được gán cho một nhóm thay thế mà dẫn đầu là một phần tử GML trừu tượng hay cố định. Sau đó các phần tử khai báo trong lược đồ ứng dụng có thể xuất hiện trong các tài liệu ví dụ ở vị trí đứng đầu nhóm thay thế và được tuân thủ QTI với mô hình nội dung đề cập đứng đầu nhóm thay thế. Lưu ý rằng để có một thành viên hợp lệ của một nhóm thay thế, các kiểu của các phần tử hợp lệ có nguồn gốc từ các kiểu của các phần tử đó là đứng đầu của nhóm thay thế. Tất cả các phần tử trừu tượng trong lược đồ GML chỉ hữu ích khi đứng đầu nhóm thay thế.
VÍ DỤ 7: gml:AbstractGML, gml:AbstractFeature, gml:AbstractGeometry, gml:AbstractCoverage có thể đứng đầu của một nhóm thay thế cho các phần tử trong một lược đồ ứng dụng.
Lược đồ ứng dụng có thể khai báo các phần tử mới, các thuộc tính và các kiểu trong không gian tên riêng của mình sử dụng các kiểu đã được xác định để cung cấp cho tên từ vựng cụ thể để mô hình nội dung.
VÍ DỤ 8: Ứng dụng cụ thể các kiểu dữ liệu hoặc liệt kê.
Tất cả lược đồ ứng dụng GML được xây dựng, sử dụng các quy tắc chung của mục này, từ một hoặc nhiều hơn các thành phần lược đồ quy định tại điều 11.
GML cho phép nguồn gốc của nhiều kiểu khác của các phần tử như đơn vị đo lường mới, tính hình học mới và hình học mới. Trong khi những phần tử này có thể được đóng gói vào lược đồ riêng rẽ họ được xem là phụ thuộc vào các kiểu lược đồ của mục này. Bất kỳ lược đồ ứng dụng GML được ít nhất một trong các kiểu lược đồ mô tả trong điều 21.3 tới 21.11, và tuân thủ các quy tắc tương ứng trong 21.2. Nó là như vậy, cho phép tạo ra một lược đồ ứng dụng GML định nghĩa đối tượng, tập dữ liệu địa lý và giá trị, miễn là lược đồ này đáp ứng các quy định của 21.2, 21.3, 21.8 và 21.9.
21.2.2 Target namespace
Lược đồ ứng dụng thực hiện được khai báo một không gian tên mục tiêu. Đây là không gian tên trong đó các điều mục cho các đối tượng và thuộc tính của các từ vựng được định nghĩa bởi sống lược đồ ứng dụng. Không gian tên này không phải là không gian tên GML (http://www.opengis.net/gml/3.2). Thường quy ước một nhận dạng tên miền không gian là một URL được kiểm soát bởi tổ chức của tác giả lược đồ ứng dụng. Một không gian tên mục tiêu được khai báo trong một lược đồ ứng dụng bằng cách sử dụng targetNamespace thuộc tính của phần tử lược đồ từ XML Schema.
Lược đồ ứng dụng có thể được bao gồm nhiều tài liệu lược đồ rằng tất cả các khai báo không gian tên cùng một mục tiêu.
CHÚ THÍCH: Khuyến nghị một tài liệu lược đồ cấp cao trong lược đồ ứng dụng module hóa như vậy nên trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm các tài liệu khác để tránh những giản lược xử lý ứng dụng XML thảo luận trong Phụ lục J.
21.2.3 Nhập lược đồ GML
Một lược đồ ứng dụng GML sẽ nhập các lược đồ GML đầy đủ. Có thể xác định hồ sơ GML bao gồm tất cả các thành phần từ sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định từ vựng như quy định tại 20.5.
Việc yêu cầu nhập các thành phần lược đồ GML được cung cấp gián tiếp thông qua việc nhập lược đồ khác trong không gian tên của GML bao gồm các tài liệu lược đồ GML cần thiết.
VÍ DỤ 1 : Nhập gml.xsd từ Phụ lục C thỏa mãn các yêu cầu nhập lược đồ.
Các phần tử
Đường dẫn (schemaLocation) vào tài liệu lược đồ GML nhập được cung cấp và có thể là một bản sao của tài liệu, hoặc có thể một tham chiếu URI để một bản sao của tài liệu lược đồ trong một số kho lưu trữ từ xa.
VÍ DỤ 2: Ví dụ về kho như là http://www.iso.org/ittf/ISO_19136_Schemas trên trang web của ISO hoặc http://schemas.opengis.net/ trên trang web OGC
CHÚ THÍCH: Theo đặc tả lược đồ XML của W3C, thuộc tính schemaLocation chỉ là một gợi ý cho vị trí địa lý và có thể được bỏ qua bởi phân tích cú pháp XML.
21.2.4 Kiểu đối tượng gốc
Một kiểu đối tượng được khai báo trong lược đồ ứng dụng GML không được vi phạm các quy tắc về của lược đồ XML hoặc các giản lược đại số áp dụng cho thuộc tính final của kiểu GML.
Mô hình nội dung của một kiểu đối tượng được xác định bởi một lược đồ ứng dụng GML sẽ lấy trực tiếp từ các kiểu đối tượng GML làm cơ sở cho mô hình nội dung, trong khi vẫn giữ sự nhất quán ngữ nghĩa và tăng tính chuyên môn.
21.2.5 Các phần tử biểu diễn các đối tượng
Một lược đồ ứng dụng GML khai báo một phần tử chung cho các kiểu đối tượng là phần tử gốc trong một tài liệu GML.
21.2.6 Kiểu thuộc tính gốc
Một kiểu thuộc tính quy định bởi một lược đồ ứng dụng GML có chứa nội tuyến hoặc tham chiếu một đối tượng GML đơn được bắt nguồn từ gml: AssociationRoleType hoặc theo mô hình mẫu của kiểu này.
Một kiểu thuộc tính quy định bởi một lược đồ ứng dụng GML có chứa nội tuyến một đối tượng GML đơn có thể được bắt nguồn từ gml: InlinePropertyType hoặc có thể làm theo mô hình mẫu của kiểu GML này.
Một kiểu thuộc tính quy định bởi một lược đồ ứng dụng GML để tham chiếu một đối tượng GML đơn có thể được bắt nguồn từ gml:ReferenceType hoặc có thể làm theo mô hình mẫu của kiểu này.
Một kiểu thuộc tính quy định bởi một
lược đồ ứng dụng có chứa một tập đồng nhất của các đối tượng GML được thực hiện
theo mô hình của gml:lnlinePropertyType, nhưng có thể thay đổi giá trị
minOccurs và maxOccurs trong phần tử
CHÚ THÍCH: Khi nguồn gốc-bởi-giản lược của kiểu thuộc tính đã tạo ra vấn đề với phân tích cú pháp XML thường được sử dụng trong quá khứ, tất cả các trường hợp được gỡ bỏ từ lược đồ GML. Đó là khuyến cáo để tránh nguồn gốc-bởi-giản lược trong các kiểu thuộc tính trong lược đồ ứng dụng.
21.2.7 Phần tử biểu diễn cho thuộc tính
Phần tử biểu diễn các thuộc tính của đối tượng GML được khai báo là các phần tử chung trong một lược đồ ứng dụng, hoặc có thể được khai báo trong mô hình nội dung đối tượng (kiểu định nghĩa).
CHÚ THÍCH: Phần tử trong nội dung của các kiểu phức hợp được xác định với tên cục bộ trong một lược đồ ứng dụng sẽ ngăn chặn sự giản lược trong không gian tên khác. Kiểu phức hợp như vậy là phù hợp với các phần tử sử dụng y nguyên không gian tên riêng, và có thể được khai báo final = "restriction". Phần tử trong nội dung của các kiểu phức hợp được xác định bằng cách tham chiếu đến các phần tử chung hỗ trợ nguồn gốc bởi sự giản lược trong không gian tên khác, cho phép giản lược cardinality, hoặc thay thế bởi một thành viên của một nhóm thay thế. Kiểu phức hợp như vậy được thiết kế cho nguồn gốc bằng cách giản lược là các kiểu "thư viện" thích hợp cho các phần tử trong nhóm thay thế mà qua không gian tên.
Nếu giá trị của thuộc tính dự kiến sẽ có sẵn ở những nơi khác, các kiểu của các phần tử thuộc tính sẽ hỗ trợ tham chiếu các đối tượng GML là giá trị của thuộc tính.
Nếu giá trị của thuộc tính dự kiến được biểu diễn nội tuyến, các kiểu phần tử thuộc tính sẽ hỗ trợ giá trị này, hoặc bằng mô hình nội dung lược đồ XML của các kiểu đơn giản thích hợp hoặc chứa đối tượng GML là giá trị của các thuộc tính nội tuyến.
Nếu giá trị của thuộc tính dự kiến có sẵn hoặc ở nơi khác, hoặc biểu diễn nội tuyến, thì kiểu của phần tử thuộc tính sẽ hỗ trợ cả hai phương pháp. Trong trường hợp này các kiểu phần tử thuộc tính có các gml:AssociationAttributeGroup, trong đó tất cả các thành viên là không bắt buộc, và các phần tử con có minOccurs = "0" bởi vậy trong một tài liệu, các phần tử thuộc tính có thể trống nếu mang một XLink, xem 6.2.3.
Nếu không sử dụng XLink, thì các ràng
buộc này phải được ghi nhận như là một chỉ thị quy phạm trong một phần tử
21.3 Lược đồ xác định đối tượng và tập đối tượng
21.3.1 Giới thiệu
Đối tượng và tập đối tượng là thông tin chính về không gian địa lý được hỗ trợ bởi GML, và đặc biệt hữu ích trong mô hình thế gới thực về thông tin địa lý hoặc trong việc xác định các kiểu thông điệp cho các dịch vụ web địa lý. Mô hình đối tượng thế giới thực hay khái niệm mô tả trong điều 9.
Lược đồ ứng dụng đối tượng xác định đối tượng địa lý và tập đối tượng cho một miền ứng dụng cụ thể. Các lược đồ ứng dụng GML phải tuân theo các quy tắc được mô tả trong các mục con sau.
21.3.2 Nhập các thành phần lược đồ GML
Lược đồ ứng dụng sẽ nhập các lược đồ GML như mô tả trong 12.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML tham chiếu từ các lược đồ ứng dụng bao gồm ít nhất là phần tử gml:AbstractFeature và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng phần tử này.
21.3.3 Phần tử biểu diễn cho các đối tượng
Tất cả đối tượng địa lý và tập đối tượng
trong lược đồ ứng dụng được khai báo là các phần tử chung trong lược đồ, là các
phần tử con của các phần tử trong lược đồ XML
Tên của phần tử thể hiện một đối tượng GML là kiểu đối tượng, theo nghĩa mô tả trong ISO 19109.
Một phần tử biểu diễn cho một đối tượng được là nhóm thay thế trực tiếp hoặc gián tiếp của gml:AbstractFeature.
Một phần tử biểu diễn cho một tập kiểu đối tượng là nhóm thay thế trực tiếp hoặc gián tiếp của gml: AbstractFeature và có trong mô hình nội dung là một phần tử thuộc tính có mô hình nội dung mở rộng từ gml: AbstractFeatureMemberType.
Trong một lược đồ ứng dụng GML, một đối tượng mà là một khái niệm trừu tượng của một hiện tượng thế giới thực được mô hình hóa như một đối tượng. Tất cả các đối tượng khác được mô hình hóa như một đối tượng GML (GML object) không phải là một đối tượng (feature), ví dụ các phần tử biểu diễn trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc trong nhóm thay thế gml:AbstractGML, thì không là phần tử biểu diễn trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm thay thế gml: AbstractFeature.
21.3.4 Đối tượng ứng dụng là đối tượng
Một đối tượng được xác định trong một lược đồ ứng dụng phải phù hợp với các quy tắc biểu diễn đối tượng GML như mô tả trong điều 8 và phù hợp với các quy tắc được mô tả tại điều 6.
CHÚ THÍCH 1: Tên của một phần tử đối tượng là kiểu ngữ nghĩa của các đối tượng.
CHÚ THÍCH 2: Con của một phần tử đối tượng luôn luôn là phần tử thuộc tính mô tả đối tượng đó, và thuộc tính đó luôn luôn được mã hóa như các phần tử con. Các thuộc tính đó không được mã hóa như các thuộc tính XML.
21.4 Lược đồ xác định các hình học không gian
21.4.1 Nhập các thành phần lược đồ hình học GML
Lược đồ ứng dụng sẽ nhập lược đồ GML như mô tả trong điều 21.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML nào được tham chiếu từ lược đồ ứng dụng phải bao gồm phần tử gml: AbstractGeometry và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
CHÚ THÍCH: Thông thường các thành phần lược đồ hình học bổ sung được yêu cầu ngoài các yêu cầu của gml: AbstractGeometry. Trong thực tế, đặc biệt là các phần tử và các loại cụ thể như gml: Điểm và gml: PointPropertyType thường là một phần của hồ sơ.
21.4.2 Các loại hình học và thuộc tính hình học người dùng định nghĩa
21.4.2.1 Các loại hình học người dùng định nghĩa
Tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo ra các kiểu hình học của riêng mình nếu GML thiếu cấu trúc mong muốn. Để làm điều này, các tác giả phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các hình học và loại tập hợp hình học cụ thể đó nằm trong nhóm thay thế (trực tiếp hoặc gián tiếp) của thành phần đối tượng GML tương ứng: gml: AbstractGeometry.
VÍ DỤ: Dưới đây là phần tử và định nghĩa kiểu phức hợp trong một lược đồ ứng dụng mở rộng gml: Point (ví dụ như hướng của một biểu tượng trong chân dung).
Bất kỳ các phân lớp hình học do người dùng định nghĩa sẽ kế thừa các phần tử và thuộc tính của các kiểu hình học GML cơ bản mà không có giới hạn, nhưng có thể mở rộng các loại cơ bản này để đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng, như cung cấp mức độ tương thích tốt hơn với các hệ thống kế thừa và bộ dữ liệu.
Mọi quy tắc quy định tại điều 7, điều 10, 10.5.10 và điều 11 đều phải tuân theo.
21.4.2.2 Các loại thuộc tính hình học người dùng định nghĩa
Thêm nữa, các tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo các loại thuộc tính hình học của riêng mình bao gồm các kiểu hình học được quy định tại các điều 10, 10.5.10 hoặc điều 11 hoặc được định nghĩa theo 21.4.2.1. Họ phải đảm bảo rằng những thuộc tính này tuân theo mô hình được sử dụng bởi gml: GeometryPropertyType cho các thuộc tính chuẩn và gml: GeometryArrayPropertyType cho thuộc tính mảng. Loại mục tiêu phải là một yếu tố đối tượng hình học có thực.
Một loại thuộc tính hình học có thể là hạn chế của gml: GeometryPropertyType, nhưng đây không phải là yêu cầu. Tuy nhiên, mọi thuộc tính hình học phải tuân theo mô hình của loại này. Một lược đồ ứng dụng có thể hỗ trợ sự lựa chọn giữa một ngữ nghĩa nội tuyến hoặc một ngữ nghĩa tham chiếu hoặc nó có thể giới hạn việc sử dụng nội tuyến (không sử dụng thuộc tính Xlink) hoặc theo tham chiếu (cấm ngăn chặn các hình học trong đối tượng địa lý).
Một loại thuộc tính mảng hình học có thể là một hạn chế của gml: GeometryArrayPropertyType, nhưng đây không phải là yêu cầu. Tuy nhiên, mọi thuộc tính hình học phải tuân theo mô hình kiểu này. Tất cả các phần tử hình học trong mảng được chứa nội tuyến trong đối tượng chứa, chỉ có các ngữ nghĩa nội tuyến được hỗ trợ bởi thuộc tính mảng.
VÍ DỤ Các định nghĩa kiểu phức hợp sau đây trong một lược đồ ứng dụng định nghĩa một loại thuộc tính chuẩn cho kiểu hình học do người dùng định nghĩa và một kiểu thuộc tính mảng cho cùng một kiểu hình học.
21.5 Lược đồ xác định các tô-pô không gian
21.5.1 Nhập các thành phần lược đồ tô-pô GML
Lược đồ ứng dụng sẽ nhập lược đồ GML như mô tả trong điều 21.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML nào được tham chiếu từ lược đồ ứng dụng phải bao gồm phần tử gml: AbstractTopology và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
CHÚ THÍCH: Thông thường các thành phần lược đồ tô-pô bổ sung được yêu cầu ngoài các yêu cầu của gml: AbstractTopology. Trong thực tế, đặc biệt là các phần tử và các loại cụ thể như gml: Edge và gml: DirectedEdgePropertyType thường sẽ là một phần của hồ sơ.
VÍ DỤ: Nhập lược đồ GML sử dụng tài liệu lược đồ Phụ lục C:
mport namespace="http://www.opengis.net/gml/3.2" schemaLocation="../gml.xsd"/>
21.5.2 Các loại tô-pô và thuộc tính tô-pô người dùng định nghĩa
21.5.2.1 Các loại tô-pô người dùng định nghĩa
Tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo các kiểu tô-pô của riêng mình nếu GML thiếu cấu trúc mong muốn. Để làm điều này, các tác giả phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các kiểu tô- pô cụ thể này nằm trong nhóm thay thế (trực tiếp hay gián tiếp) của thành phần đối tượng GML tương ứng: gml: AbstractTopology.
Bất kỳ các phân lớp tô-pô do người dùng định nghĩa sẽ kế thừa các phần tử và thuộc tính của các kiểu tô-pô GML cơ bản mà không có giới hạn, nhưng có thể mở rộng các loại cơ bản này để đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng, như cung cấp mức độ tương thích tốt hơn với các hệ thống kế thừa và các bộ dữ liệu.
Tất cả các quy tắc được quy định tại các điều 7 và 13 cần được tuân thủ.
21.5.2.2 Các loại thuộc tính tô-pô người dùng định nghĩa
Các tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tự tạo các loại thuộc tính tô-pô của riêng mình, bao gồm các kiểu tô-pô đã được xác định theo điều 13. Tác giả phải đảm bảo rằng các thuộc tính này tuân theo các quy tắc được mô tả trong điều 21.2.6. Ngoài ra, kiểu mục tiêu (đích) sẽ là một cấu trúc tô-pô thực.
Một loại thuộc tính tô-pô có thể là một hạn chế của một loại thuộc tính tô-pô hiện có.
Một loại thuộc tính tô-pô có thể hỗ trợ sự lựa chọn giữa một ngữ nghĩa nội tuyến hoặc một ngữ nghĩa tham chiếu hoặc nó có thể hạn chế sử dụng cho nội tuyến (không sử dụng thuộc tính Xlink) hoặc theo tham chiếu (cấm ngăn chặn các hình học trong đối tượng tượng địa lý)
21.6 Lược đồ xác định thời gian
21.6.1 Nhập các thành phần lược đồ thời gian GML
Lược đồ ứng dụng nhập lược đồ GML như mô tả trong điều 21.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML nào được tham chiếu từ lược đồ ứng dụng sẽ bao gồm phần tử gml: AbstractTimeObject và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
CHÚ THÍCH: Thông thường các thành phần lược đồ thời gian bổ sung được yêu cầu ngoài những yêu cầu của gml: AbstractTimeObject. Trong thực tế, đặc biệt là các phần tử và các loại cụ thể như gml: Timelnstant và gml: TimelnstantPropertyType thường là một phần của hồ sơ.
21.6.2 Các loại thời gian và thuộc tính thời gian người dùng định nghĩa
21.6.2.1 Các loại thời gian người dùng định nghĩa
Các tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo ra các kiểu thời gian riêng của họ nếu GML thiếu cấu trúc mong muốn. Để làm điều này, tác giả phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các kiểu thời gian cụ thể này nằm trong nhóm thay thế (trực tiếp hoặc gián tiếp) của thành phần đối tượng GML tương ứng: gml: AbstractTimeObject.
Bất kỳ kiểu con thời gian nào do người dùng định nghĩa sẽ kế thừa các phần tử và thuộc tính của các loại thời gian GML cơ bản mà không có giới hạn, nhưng có thể mở rộng các loại cơ bản này để đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng, như cung cấp mức độ tương thích tốt hơn với các hệ thống kế thừa và tập dữ liệu.
Mọi quy tắc quy định tại các điều 7 và 14 cần được tuân thủ.
21.6.2.2 Các loại thuộc tính thời gian người dùng định nghĩa
Các tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo các loại thuộc tính thời gian riêng của họ, bao gồm các loại thời gian đã được xác định theo điều 14. Họ phải đảm bảo rằng các thuộc tính này tuân theo các quy tắc được mô tả trong 21.2.6. Thêm vào đó, kiểu mục tiêu sẽ là một cấu trúc thời gian thực.
Một loại thuộc tính thời gian có thể là sự hạn chế của một loại thuộc tính thời gian hiện có.
Một loại thuộc tính thời gian có thể hỗ trợ sự lựa chọn giữa một ngữ nghĩa nội tuyến hoặc một ngữ nghĩa tham chiếu hoặc nó có thể hạn chế việc sử dụng nội tuyến (không sử dụng thuộc tính Xlink) hoặc theo tham chiếu (cấm ngăn chặn các hình học trong đối tượng địa lý).
21.7 Lược đồ xác định hệ quy chiếu tọa độ
21.7.1 Giới thiệu
Nhiều phần tử trong số các phần tử XML cụ thể quy định tại CRS Schema có thể được sử dụng mà không cần ứng dụng lược đồ. Một lược đồ ứng dụng được sử dụng bất cứ khi nào nội dung phần tử mở rộng là cần thiết, và nên sử dụng trong hầu hết các trường hợp khác để xác định các giới hạn cần thiết. Có nghĩa là, một lược đồ ứng dụng cần được xác định để mở rộng hoặc giản lược các phần tử cần thiết cho một ứng dụng cụ thể, hoặc một tập hợp các ứng dụng, để:
Thêm các phần tử nội dung vào các phần tử hiện có, cho việc ghi dữ liệu bổ sung cần thiết cho ứng dụng.
Giản lược sự đa dạng của các phần tử nội dung hiện tại, để kiểu bỏ tính linh hoạt không cần thiết và có thể gây nhầm lẫn cho ứng dụng đó.
Sử dụng một tên thành phần khác nhau, để dễ hiểu hơn về ứng dụng cụ thể, chủ yếu là cho các phần tử được khởi tạo nhiều lần.
Xác định nội dung chuẩn và nội dung mô hình các phần tử và các thuộc tính lựa chọn, khi cần thiết để cải thiện khả năng tương tác.
Xác định tiêu chuẩn XML và các tài liệu khác được tham chiếu hoặc được sử dụng, khi cần thiết để cải thiện khả năng tương tác.
Lược đồ ứng dụng như vậy được sử dụng cho nội dung tài liệu XML mở rộng, giản lược, hoặc cả hai. Nội dung mở rộng dự kiến sẽ thường sử dụng để ghi lại các dữ liệu bổ sung cần thiết cho các ứng dụng. Nội dung giản lược dự kiến sử dụng thường xuyên để giản lược nội dung, để tăng khả năng tương tác và làm giảm sự mơ hồ, không cần thiết cho các ứng dụng. Phần mở rộng của các phần tử cụ thể được định nghĩa bằng cách mở rộng mà phần tử cụ thể. Trong nhiều trường hợp, giản lược các phần tử cụ thể hiện có thể được thực hiện bằng cách mở rộng các phần tử trừu tượng mà từ đó có phần tử cụ thể có nguồn gốc, bằng cách thêm một vài phần mở rộng tương ứng khác nhau.
Một lược đồ ứng dụng có thể chỉ định một phần tử đơn ở mức cao sử dụng trong một tài liệu XML, với các phần tử XML và các kiểu mà sử dụng. Phần tử đơn XML ở mức cao có thể là một đối tượng đặc tả, nhưng điều này là không cần thiết. Một lược đồ ứng dụng như vậy sẽ nhập và xây dựng dựa trên các thành phần lược đồ XML quy định tại điều 7.
Lược đồ ứng dụng có thể xác định các phần tử cụ thể bổ sung để sử dụng hoặc mở rộng các phần tử trừu tượng khác, nếu cần thiết. Tuy nhiên, một phần tử cụ thể bổ sung để sử dụng hoặc mở rộng một phần tử trừu tượng không được xác định nếu đã tồn tại phần tử cụ thể là phần tử lớn tương tự, nên mở rộng hoặc sử dụng một phần tử cố định. Trong nhiều trường hợp, các phần tử cụ thể có sử dụng một phần tử trừu tượng được cho là toàn diện. Điều này đặc biệt đúng khi các phần tử cụ thể bao gồm một phần tử chung, chẳng hạn như các phần tử EngineeringCRS, DerivedCRS, EngineeringDatum, UserDefinedCS, OperationParameter, và OperationParameterGroup.
Các chuyển đổi, chuyển giao các phần tử, ParameterValue, và phần tử ParameterValueGroup được sử dụng cho các phương pháp phối hợp hoạt động, đặc biệt là khi chỉ có một thể hiện của phần tử là cần thiết cho phương pháp hoạt động. Tuy nhiên, những phần tử này không nên được sử dụng cho phương thức phối hợp hoạt động khi nhiều trường hợp của các phần tử cho một phương pháp hoạt động. Thay vào đó, một lược đồ ứng dụng định nghĩa hoạt động-phương pháp đặc tả tên phần tử và các nội dung cần cho mỗi phương pháp hoạt động như vậy.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng các lược đồ dụng ứng dụng tuân thủ theo các mô hình sử dụng trong lược đồ ứng dụng đối tượng.
21.7.2 Nhập thành phần lược đồ hệ thống phối hợp tham chiếu GML
Các lược đồ ứng dụng sẽ nhập các lược đồ GML như mô tả trong 12.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML tham chiếu từ các lược đồ ứng dụng bao gồm ít nhất là phần tử gml:AbstractCoordinateReferenceSystem và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này
CHÚ THÍCH: Thêm các thành phần lược đồ phối hợp hệ thống tham chiếu được yêu cầu, bên cạnh những yêu cầu của gml:AbstractCoordinateReferenceSystem. Trong thực tế, các phần tử đặc biệt là cố định và các kiểu thường sẽ là một phần của hồ sơ cá nhân.
21.8 Lược đồ xác định các tập dữ liệu địa lý
21.8.1 Giới thiệu
Mục này xác định các quy tắc cho việc xây dựng lược đồ ứng dụng GML cho các tập dữ liệu địa lý. Các tập dữ liệu địa lý được mô tả trong điều 11. Lưu ý rằng các tập dữ liệu địa lý là các đối tượng và do đó các quy tắc của 12.3 trên cũng áp dụng đối với các tập dữ liệu địa lý.
21.8.2 Nhập thành phần lược đồ tập dữ liệu địa lý
Các lược đồ ứng dụng sẽ nhập các lược đồ GML như mô tả trong 12.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML tham chiếu từ các lược đồ ứng dụng bao gồm ít nhất phần tử gml:AbstractCoverage và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
CHÚ THÍCH: Thêm các thành phần lược đồ tập dữ liệu địa lý được yêu cầu, bên cạnh những yêu cầu của gml:AbstractCoverage. Trong thực tế, các phần tử đặc biệt là cố định và các kiểu như gml:RectifiedGridCoverage thường sẽ là một phần của hồ sơ cá nhân.
21.8.3 Kiểu tập dữ liệu địa lý do người dùng định nghĩa
Tất cả các tập dữ liệu địa lý trong lược
đồ ứng dụng GML sẽ được khai báo là các phần tử chung trong lược đồ, là các
phần tử con của các phần tử lược đồ XML
Tác giả của lược đồ ứng dụng có thể tạo ra các kiểu tập dữ liệu địa lý nếu GML thiếu xây dựng mong muốn. Để làm điều này, phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các kiểu tập dữ liệu địa lý đang thuộc nhóm thay thế (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) của phần tử đối tượng GML tương ứng: hoặc gml: AbstractDiscreteCoverage hoặc gml:AbstractContinuousCoverage
CHÚ THÍCH 1: Những phần tử gián tiếp trong nhóm thay thế gml: AbstractFeature thỏa mãn các điều kiện của mô hình đối tượng.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này cung cấp các kiểu tập dữ liệu địa lý rời rạc gml:MultiPointCoverage, gml:MultiCurveCoverage, gml:MultiSurfaceCoverage, gml:MultiSolidCoverage, gml:GridCoverage, và gml:RectifledGridCoverage. Các ứng dụng tập dữ liệu địa lý có thể xuất phát từ bất kỳ phần tử nào trong số những phần tử này.
Bất kỳ kiểu tập dữ liệu địa lý con do người dùng định nghĩa kế thừa các phần tử và các thuộc tính của các kiểu tập dữ liệu địa lý GML cơ sở mà không giản lược, nhưng có thể mở rộng các kiểu cơ sở để đáp ứng yêu cầu ứng dụng.
Tất cả các quy tắc quy định tại điều 6, 8 và 11 được áp dụng.
21.8.4 Tham số phạm vi (range) sẽ được thay thế cho AbstractValue
Lược đồ ứng dụng tập dữ liệu địa lý quy định hoặc nhập các định nghĩa cho tất cả các tham số phạm vi. Mỗi tham số phạm vi như vậy sẽ có thể thay thế cho gml: AbstractValue theo quy định tại 16.4. Lưu ý rằng điều này cho phép các tham số trên phạm vi rộng để đưa vào một loạt các kiểu. Lưu ý thêm rằng các thành phần lược đồ quy định tại 16.4 bao gồm một số phân nhóm trừu tượng mà có thể thay thế cho gml:AbstractValue, bao gồm gml: AbstractScalarValue và gml:AbstractValueList. Các phần tử đầu nhóm vô hướng cụ thể và danh sách giá trị các kiểu, và thay thế, cũng được cung cấp (được thay thế cho gml: AbstractScalarValue hoặc gml:AbstractValueList)và bao gồm:
gml:Category(mô hình nội dung được quy định bởi gml:CodeType)
gml:CategoryList(nội dung mô hình được xác định bởi gml:CodeOrNilReasonListType)
gml:Quantity(mô hình nội dung được quy định bởi gml:MeasureType)
gml:QuantityList(mô hình nội dung được quy định bởi gml:MeasureOrNilReasonListType)
gml:Count(mô hình nội dung được quy định bởi gml:CountType)
gml:Boolean(mô hình nội dung được quy định bởi gml:BooleanType).
Để xác định các tham số phạm vi trong một lược đồ ứng dụng tập dữ liệu địa lý, tham chiếu 16.4.
VÍ DỤ: ví dụ điển hình của việc sử dụng các kiểu giá trị trong sự phát triển của một tập dữ liệu địa lý GML có thể được tìm thấy trong 11.3, và được tóm tắt trong Bảng 8.
Bảng 8 - Phạm vi tham số lược đồ tập dữ liệu địa lý
Tập dữ liệu địa lý |
Phạm vi tham số |
Định nghĩa trong GML |
Phân bố nhiệt độ (thời tiết) |
Nhiệt độ |
Có thể được bắt nguồn từ MeasureOrNilReasonListType và thực hiện thể thay thế cho gml: measure |
Phân bố loại đất (nông học) |
Loại đất |
Có thể được bắt nguồn từ GML: CategoryType và thực hiện thể thay thế cho gml: Category. |
Hình ảnh quang học đa phổ (viễn thám) |
Hệ số phản xạ trong mỗi dải quang phổ |
Có thể được bắt nguồn từ gml:QuantityListType và thực hiện thay thế cho gml:QuantityList. |
Phân bố các trường hợp virus West Nile (Dịch tễ học) |
Tổng số các trường hợp |
Có thể được bắt nguồn từ gml:integerOrNilReasonList, và thực hiện thay thế cho gml:CountList. |
21.8.5 Tài liệu tập dữ liệu địa lý
Tài liệu tập dữ liệu địa lý được xác định tương ứng với một lược đồ tập dữ liệu địa lý. Phần tử gốc của tài liệu này sẽ là một tập dữ liệu địa lý quy định tại lược đồ này hoặc có thể là một tập đối tượng như mô tả trong 8.9 mà các thành viên là các tập dữ liệu địa lý.
21.9 Lược đồ xác định quan sát
21.9.1 Giới thiệu
Các tiểu mục dưới đây mô tả cách tạo ra một lược đồ ứng dụng quan sát. Các quan sát được mô tả trong điều 18. Một lược đồ ứng dụng quan sát xác định một hoặc nhiều loại quan sát theo các quy tắc sau đây.
21.9.2 Nhập các thành phần lược đồ quan sát GML
Lược đồ ứng dụng sẽ nhập lược đồ GML như mô tả trong 21.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML nào được tham chiếu từ lược đồ ứng dụng phải bao gồm phần tử gml: Obvervation và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
21.9.3 Các kiểu quan sát do người dùng định nghĩa
Tất cả các kiểu quan sát được xác định
trong lược đồ ứng dụng GML sẽ được khai báo là các phần tử toàn cục trong lược
đồ, nghĩa là chúng phải là các phần tử con của phần tử
Tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo ra các loại quan sát riêng của họ nếu GML không có cấu trúc mong muốn. Để làm điều này, các tác giả phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các kiểu quan sát này nằm trong nhóm thay thế (trực tiếp hoặc gián tiếp) của thành phần đối tượng GML tương ứng: gml:Observation.
CHÚ THÍCH 1: Các yếu tố gián tiếp trong nhóm thay thế của gml: AbstractFeature và do đó điều kiện của mô hình đối tượng địa lý là thỏa mãn.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này cung cấp các kiểu quan sát đơn giản cụ thể gml:Observation, gml: DirectedObservatlon và gml: DirectedObservationAtDistance. Các loại quan sát ứng dụng cũng có thể xuất phát từ bất kỳ dạng quan sát nào.
Mọi quy tắc quy định tại các điều 7, 9, 18 đều phải được tuân thủ.
21.9.4 Bộ sưu tập quan sát
Tất cả các bộ sưu tập quan sát trong lược
đồ ứng dụng GML sẽ được khai báo là các phần tử toàn cục trong lược đồ, tức là
chúng sẽ là các phần tử con của phần tử
21.9.5 Quan sát là các đối tượng địa lý
Một quan sát được xác định trong một lược đồ ứng dụng phải tuân thủ các quy tắc về đối tượng địa lý GML như mô tả trong điều 9 và điều 7. Xem thêm 21.3.4.
21.9.6 Tài liệu tập quan sát
Theo các quy tắc đối với các tài liệu GML (xem 21.1), một tài liệu bộ sưu tập quan sát có thể tham chiếu các quan sát được định nghĩa trong bất kỳ một lược đồ ứng dụng GML nào và chỉ có thể xác định các quan sát này, các bộ sưu tập quan sát hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giống nhau.
21.10 Lược đồ xác định từ điển và định nghĩa
21.10.1 Giới thiệu
Các tiểu mục dưới đây mô tả cách tạo ra một lược đồ ứng dụng cho các định nghĩa. Các định nghĩa và từ điển được mô tả trong điều 15. Một bộ các định nghĩa chuyên ngành được xây dựng trong GML.
Một lược đồ ứng dụng cho các định nghĩa xác định một hoặc nhiều loại định nghĩa phù hợp với các quy tắc sau.
21.10.2 Nhập thành phần lược đồ từ điển GML
Lược đồ ứng dụng sẽ nhập lược đồ GML như mô tả trong 21.2.3. Bất kỳ cấu hình GML nào được tham chiếu từ lược đồ ứng dụng phải bao gồm ít nhất phần tử gml: Definition và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
21.10.3 Các kiểu định nghĩa do người dùng định nghĩa
Tất cả các định nghĩa trong lược đồ ứng
dụng sẽ được khai báo như các phần tử toàn cục trong lược đồ, tức là chúng sẽ
là các phần tử con của phần tử
Các tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo các kiểu định nghĩa của riêng họ nếu GML thiếu cấu trúc mong muốn. Để làm điều này, các tác giả phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các loại định nghĩa này nằm trong nhóm thay thế (trực tiếp hoặc gián tiếp) của thành phần đối tượng GML tương ứng: gml: Definition.
Mọi quy tắc được quy định tại các điều 7 và 15 sẽ được tuân thủ.
21.10.4 Các kiểu từ điển do người dùng định nghĩa
Một từ điển trong lược đồ ứng dụng sẽ được khai báo như là một phần tử toàn cục trong lược đồ, nghĩa là nó sẽ là một phần tử con của phần tử lược đồ XML. Mô hình nội dung cho các yếu tố toàn cầu như vậy sẽ được lấy trực tiếp hoặc gián tiếp từ gml: DictionaryType.
Các tác giả của các lược đồ ứng dụng có thể tạo các loại từ điển của riêng mình nếu GML không có cấu trúc mong muốn. Để làm điều này, các tác giả phải đảm bảo rằng các phần tử đối tượng của các kiểu định nghĩa này nằm trong nhóm thay thế (trực tiếp hay gián tiếp) của thành phần đối tượng GML tương ứng: gml: Dictionary.
Mọi quy tắc được quy định tại các điều 7 và 15 sẽ được tuân thủ.
21.11 Lược đồ xác định giá trị
21.11.1 Giới thiệu
GML cho phép người dùng định nghĩa các kiểu giá trị. Các loại giá trị có thể được sử dụng để thể hiện các thuộc tính của đối tượng địa lý và của các loại đối tượng GML khác. Các loại gốc cơ bản cho các giá trị do người dùng xác định được định nghĩa trong điều 7.2.2.1. Một hình thức thay thế cho việc biểu hiện các giá trị được nêu trong điều 16.4. Được sử dụng chủ yếu để cung cấp giá trị cho tham số gml: resultOf cho một quan sát.
21.11.2 Nhập các thành phần lược đồ đối tượng giá trị GML
Lược đồ ứng dụng sẽ nhập lược đồ GML như mô tả trong điều 21.2.3. Bất kỳ hồ sơ GML nào được tham chiếu từ lược đồ ứng dụng phải bao gồm nhóm gml: Value và tất cả các thành phần lược đồ được sử dụng bởi phần tử này.
21.11.3 Xây dựng các loại giá trị mới
Các loại giá trị mới có thể được tạo ra bởi phép lấy đạo hàm từ bất kỳ loại gốc nào được trình bày trong Bảng 9.
Bảng 9 - Xây dựng các loại giá trị mới
Mô hình nội dung |
Mô tả |
gml:MeasureTvpe |
Môt số lượng với một đơn vị đo lường (uom) |
gml:CategoryType |
Một phân loại |
gml:CountType |
Một số lần xuất hiện, các sự kiện, vv |
Một số loại giá trị tiêu chuẩn có thể được tìm thấy trong các thành phần lược đồ được chỉ định trong điều 16.3
21.12 Hồ sơ GML của lược đồ GML
Thông thường một lược đồ ứng dụng GML chỉ yêu cầu một tập con giới hạn các thành phần lược đồ của lược đồ GML. Đề nghị xác định và ghi lại hồ sơ GML, xem điều 20, được yêu cầu bởi một lược đồ ứng dụng GML. Các điều từ 21.3 đến 21.11 nêu một số nguyên tắc mà các thành phần lược đồ có thể được yêu cầu tùy thuộc vào loại lược đồ ứng dụng GML.
CHÚ THÍCH 1 : Phụ lục G nêu một phương pháp để tự động tạo một hồ sơ GML dựa trên một danh sách các thành phần lược đồ giản lược được yêu cầu bởi lược đồ ứng dụng GML.
Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết:
a) Trong một lược đồ ứng dụng mô hình các đối tượng địa lý, gml: AbstractFeature và tất cả các thành phần lược đồ yêu cầu bởi phần tử này là bắt buộc. Xem điều 9.
b) Trong một lược đồ ứng dụng mô hình hòa tập các đối tượng địa lý, gml: AbstractFeatureMemberType và gml: AggregationAttributeGroup cũng được yêu cầu, cũng như tất cả các thành phần lược đồ mà 2 thành phần này yêu cầu. Xem điều 7.
c) Nếu các đối tượng địa lý có các thuộc tính sử dụng các đơn vị đo lường, gml: MeasureType và tất cả các phân nhóm cụ thể, ví dụ: gml: LengthType, được yêu cầu cũng như tất cả các thành phần lược đồ do các thành phần này yêu cầu (xem điều 8). gml: BaseUnit, gml: DerivedUnit, gml: ConventionalUnit (và tất cả các thành phần lược đồ yêu cầu của các thành phần này, xem điều 16) không bắt buộc trừ khi ứng dụng xác định các đơn vị đo lường như xuất hiện trong một đơn vị của từ điển đo.
d) Nếu lược đồ ứng dụng sử dụng hình học không gian 0 chiều, gml: Point được yêu cầu (và tất cả các thành phần lược đồ do thành phần này yêu cầu). Xem điều 10.
e) Nếu lược đồ ứng dụng chỉ sử dụng các hình học không gian đơn giản 1 chiều với nội suy tuyến tính, chỉ thành phần gml: LineString là bắt buộc (và tất cả các thành phần lược đồ theo yêu cầu của thành phần này). Xem điều 10.
f) Nếu lược đồ ứng dụng sử dụng các kiểu nội suy bổ sung, gml: Curve và bất kỳ số phân đoạn đường cong nào tùy thuộc vào ứng dụng (nhưng ít nhất là một) là bắt buộc. Đồng thời, tất cả các thành phần lược đồ yêu cầu bởi các yếu tố này. Xem 10.5.10.
g) Nếu lược đồ ứng dụng chỉ sử dụng các hình học không gian 2 chiều đơn giản với nội suy tuyến tính dọc theo ranh giới của chúng mà không chia sẻ các phần tử ranh giới, chỉ gml: Polygon và gml: LinearRing được yêu cầu (và tất cả các thành phần lược đồ yêu cầu của các thành phần này). Xem điều 10.
h) Nếu lược đồ ứng dụng sử dụng các kiểu nội suy bổ sung hoặc các bản vá bề mặt, gml: Surface và bất kỳ số lượng vá bề mặt nào tùy thuộc vào ứng dụng (nhưng ít nhất là một) là bắt buộc. Nếu bề mặt chia sẻ các nguyên thủy hình học dọc theo ranh giới của chúng, gml: Ring được yêu cầu (tất cả các thành phần lược đồ yêu cầu bởi các yếu tố này). Xem 10.5.10.
i) Nếu lược đồ ứng dụng sử dụng hình học không gian 3 chiều, gml: Solid được yêu cầu (và tất cả các thành phần lược đồ cần thiết của nó). Xem 10.5.10.
j) Các thành phần lược đồ tổng hợp hình học được mô tả trong điều 11 chỉ được yêu cầu, nếu các đối tượng địa lý sử dụng các đối tượng hình học là tập các nguyên thủy hình học trong các thuộc tính không gian của chúng.
k) Các thành phần lược đồ tổ hợp và hỗn hợp hình học được mô tả trong điều 11 được yêu cầu, nếu các đối tượng địa lý sử dụng phức hợp hình học trong các thuộc tính không gian của chúng.
l) Các thành phần lược đồ tô-pô được mô tả trong điều 13 chỉ được yêu cầu, nếu các đối tượng địa lý có thuộc tính tô-pô.
m) Các thành phần lược đồ Hệ tọa độ được mô tả trong điều 12 chỉ được yêu cầu, nếu ứng dụng yêu cầu xây dựng hoặc xử lý các mục từ điển của Hệ tọa độ (và các thành phần hỗ trợ của chúng).
VÍ DỤ 1 Các kinh tuyến trục, tham số trắc địa, vv là các thành phần hỗ trợ.
n) Các lược đồ thời gian được mô tả trong điều 14 chỉ được yêu cầu, nếu lược đồ ứng dụng liên quan đến thuộc tính đối tượng địa lý phụ thuộc thời gian hoặc các đối tượng địa lý động.
o) Các thành phần lược đồ vùng phủ mô tả trong điều 19 chỉ được yêu cầu, nếu ứng dụng liên quan đến việc xây dựng hoặc xử lý các vùng phủ.
VÍ DỤ 2 Các ảnh viễn thám, ảnh chụp từ trên không, phân bố đất, các mô hình độ cao kỹ thuật số là những vùng phủ điển hình.
p) Các thành phần lược đồ quan sát được mô tả trong điều 18 chỉ được yêu cầu, nếu lược đồ ứng dụng liên quan đến các hành động mô hình hóa quan sát như chụp ảnh hoặc làm phép đo. Trong trường hợp thứ hai, các đối tượng giá trị và các thành phần lược đồ đo cũng được yêu cầu trong hầu hết các trường hợp.
q) Các thành phần lược đồ hướng trong điều 17 được yêu cầu, nếu lược đồ ứng dụng yêu cầu cấu trúc định hướng như la bàn. Lược đồ hướng được sử dụng bởi gml: DirectedObservation.
r) Các phần tử thuộc tính có mô hình nội dung được tạo ra bởi phần mở rộng từ gml: AbstractMetadataPropertyType, xem 7.2.6, được sử dụng để chỉ định ứng dụng cụ thể hoặc các lược đồ ứng dụng siêu dữ liệu của đối tượng cụ thể.
CHÚ THÍCH 2 Trong nhiều ứng dụng, chỉ cần nhập tệp tin feature.xsd của Phụ lục C nhập lược đồ hình học đơn giản và gmlBase.xsd. Chi tiết về các phụ thuộc và mô đun lược đồ xem Phụ lục J.
(Quy định)
Trường hợp kiểm thử lược đồ ứng dụng GML
A.1 Trường hợp kiểm thử cho các yêu cầu phù hợp bắt buộc
A.1.1 Sử dụng không gian tên XML
a) Mục đích kiểm thử: Kiểm tra việc sử dụng chính xác của không gian tên XML trong một biểu đồ ứng dụng GML.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra rằng tất cả các thành phần lược đồ trong lược đồ ứng dụng được liên kết với một XML tên miền không gian và không gian tên này không phải là "http://www.opengis.net/gml/3.2" này.
c) Tham chiếu: ISO 19136 : 2007, 12.2.2.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.1.2 Những quy tắc chung
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh rằng các biểu đồ ứng dụng GML tuân theo các quy tắc chung để xây dựng lược đồ ứng dụng GML.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra các biểu đồ ứng dụng và kiểm tra xem nó đáp ứng các quy tắc chung được mô tả trong 12.2.1.
c) Tham chiếu: ISO 19136 : 2007, 12.2.1.
d) Kiểu kiểm thử: Khả năng kiểm tra.
A.1.3 Nhập các thành phần lược đồ GML
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh rằng các biểu đồ ứng dụng GML nhập khẩu các lược đồ GML đầy đủ và tài liệu tham khảo hồ sơ GML một cách chính xác.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra các báo cáo nhập khẩu trong lược đồ ứng dụng (các lược đồ GML đầy đủ phải được trực tiếp hoặc gián tiếp nhập khẩu). Ngoài ra, nếu một hoặc nhiều cấu GML được tham chiếu, kiểm tra các thành phần XML Schema được quy định trong GML: yếu tố gmlProfileSchema đáp ứng các yêu cầu phù hợp bắt buộc của Tóm tắt Test Suite trong A.2.1.
c) Tham chiếu: ISO 19136 : 2007, 12.2.3.
d) Loại kiểm thử: Khả năng kiểm tra
A.1.4 Lược đồ XML hợp lệ
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tính hợp lệ tài liệu XML lược đồ ứng dụng GML dựa vào tài liệu kỹ thuật lược đồ XML.
a) Phương pháp kiểm thử: Xác nhận tài liệu XML của lược đồ ứng dụng GML dựa vào tài liệu kỹ thuật lược đồ XML. Quá trình này có thể sử dụng một công cụ phần mềm thích hợp để xác định hoặc một quá trình thủ công kiểm tra tất cả các định nghĩa liên quan từ tài liệu kỹ thuật lược đồ XML.
b) Tham chiếu ISO 19136:2007, 12.2; W3C XML Schema Phần 1, W3C XML Schema Phần 2 (Xem điều 3).
c) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng.
A.1.5 Hỗ trợ mô hình và cú pháp GML
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh lược đồ ứng dụng GML tuân theo quy tắc mã hóa đối tượng và thuộc tính.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 6.1; điều 12.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng.
A.1.6 Nhóm thay thế của các yếu tố đối tượng, kiểu nguồn gốc
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả đối tượng trong lược đồ ứng dụng GML thuộc nhóm thay thế chính xác.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng, tất cả các phần tử đối tượng với đặc tính (trực tiếp hoặc gián tiếp) thuộc nhóm thay thế gml: AbstractGML.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 5.2, 6.2.2, 12.2.4; 12.2.5.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng.
A.1.7 Các yếu tố thuộc tính không phải là yếu tố đối tượng
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả các yếu tố thuộc tính trong lược đồ ứng dụng GML không phải là các đối tượng.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng, mỗi phần tử con của yếu tố đối tượng là trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm thay thế gml: AbstractObject.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 6.2.2, 12.2.5.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng
A.1.8 Mô hình nội dung của các yếu tố thuộc tính
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả các yếu tố thuộc tính trong lược đồ ứng dụng GML có một mô hình nội dung hợp lệ.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra mỗi phần tử con của yếu tố đối tượng trong lược đồ ứng dụng.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 6.2.3, 12.2.6, 12.2.7.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng
A.1.9 Các thuộc tính chất lượng dữ liệu và siêu dữ liệu
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả các thuộc tính có giá trị là siêu dữ liệu về một đối tượng có thể được định danh như thuộc tính siêu dữ liệu.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng GML, mô hình nội dung của tất cả siêu dữ liệu có giá trị yếu tố thuộc tính có nguồn gốc mở rộng từ gml:AbstractMetadataPropertyType.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 6.2.6.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng
A.1.10 Tập hợp đối tượng GML
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả các đối tượng là tập hợp các đối tượng GML có thể được xác định.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng GML, các đối tượng có một hoặc nhiều yếu tố thuộc tính với mô hình nội dung mở rộng từ gml:AbstractMemberType. Kiểm tra, nếu thích hợp, thuộc tính gml: aggregationType là một nút con của yếu tố đối tượng
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 6.2.5.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng
A.1.11 Nhóm thay thế các yếu tố đối tượng địa lý
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả các đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng GML thuộc nhóm thay thế chính xác.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng GML, tất cả các phần tử đối tượng biểu diễn đối tượng địa lý (trực tiếp hoặc gián tiếp) thuộc nhóm thay thế gml:AbstractFeature.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 8.3.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng.
A.1.12 Tập hợp đối tượng địa lý GML
a) Mục đích kiểm thử: Xác minh tất cả các đối tượng địa lý là tập hợp các đối tượng địa lý GML có thể được định danh.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng GML, các đối tượng địa lý có 1 hoặc 2 yếu tố thuộc tính với một mô hình mở rộng gml:AbstractFeatureMemberType. Kiểm tra, nếu tích hợp, thuộc tính gml:aggregationType là nút con của yếu đối tượng.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, 8.9.
d) Kiểu kiểm thử: kiểm thử khả năng
A.2 Trường hợp kiểm thử cho lược đồ ứng dụng GML được chuyển đổi từ một lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML
A.2.1 Lược đồ ứng dụng ISO 19109 hợp lệ
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng GML được ánh xạ từ một lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML, xác minh lược đồ ứng dụng UML này đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 19109.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra sự phù hợp của lược đồ ứng dụng UML với ISO 19109 và kiểm tra lược đồ ứng dụng UML được xây dựng phù hợp với quy tắc mã hóa lược đồ ứng dụng chuyển đổi từ UML sang GML tại Phụ lục E.2.1.
c) Tham chiếu: ISO 19109:2005, điều 2, Phụ lục A; ISO 19136:2007, Phụ lục E.2.1.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.2.2 Ánh xạ từ một lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục A.2, xác minh lược đồ ứng dụng GML có nguồn gốc từ lược đồ ứng dụng UML là phù hợp.
b) Phương pháp kiểm thử: So sánh cả hai mô tả lược đồ ứng dụng và kiểm tra xem việc chuyển đổi từ lược đồ UML sang lược đồ XML có phù hợp với quy tắc chuyển đổi tại Phụ lục E.2.4.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, Phụ lục E.2.4.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.3 Trường hợp kiểm thử cho lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML được chuyển đổi từ một lược đồ ứng dụng GML
A.3.1 Lược đồ ứng dụng GML hợp lệ
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng GML được ánh xạ từ một lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML, xác minh lược đồ ứng dụng GML đã được xây dựng phù hợp.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng GML được xây dựng phù hợp với Phụ lục F.2.1.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, Phụ lục F.2.1.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.3.2 Ánh xạ tới một lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng GML đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục A.3, xác minh lược đồ ứng dụng ISO 19109 bằng UML có nguồn gốc từ lược đồ ứng dụng GML là phù hợp.
b) Phương pháp kiểm thử: So sánh cả hai mô tả lược đồ ứng dụng và kiểm tra xem việc chuyển đổi từ lược đồ XML sang lược đồ UML phù hợp với quy tắc chuyển đổi tại Phụ lục F.2.3.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, Phụ lục F.2.3.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.4 Lược đồ ứng dụng GML định nghĩa các đối tượng địa lý và tập hợp đối tượng địa lý
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng GML định nghĩa đối tượng địa lý, xác minh lược đồ ứng dụng GML được xây dựng là phù hợp.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng được xây dựng phù hợp với điều 12.3.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, điều 12.3.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.5 Lược đồ ứng dụng GML định nghĩa hệ quy chiếu
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng GML định nghĩa đối tượng hệ quy chiếu, xác minh lược đồ ứng dụng GML được xây dựng là phù hợp.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng được xây dựng phù hợp với điều 12.7.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, điều 12.4.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
A.6 Lược đồ ứng dụng GML định nghĩa tập dữ liệu địa lý
a) Mục đích kiểm thử: Nếu lược đồ ứng dụng GML định nghĩa đối tượng địa lý, xác minh lược đồ ứng dụng GML được xây dựng là phù hợp.
b) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra lược đồ ứng dụng được xây dựng phù hợp với điều 12.5.
c) Tham chiếu: ISO 19136:2007, điều 12.5.
d) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
(Quy định)
Trường hợp kiểm thử triển khai phần mềm
B.1 Trường hợp kiểm thử cho các yêu cầu phù hợp bắt buộc
B.1.1 Hỗ trợ Xlinks đơn giản cục bộ
e) Mục đích kiểm thử: Nếu việc triển khai phần mềm có khả năng xử lý các yếu tố đối tượng GML ở định dạng XML, xác minh rằng việc triển khai hỗ trợ tham chiếu tới các đối tượng khác trong cùng tài liệu GML.
f) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra việc triển khai có thể xử lý thể hiện thuộc tính sử dụng thuộc tính xlink:href với một nội dung của một ký hiệu Xpointer trỏ tới một tài nguyên trong cùng tài liệu XML.
g) Tham chiếu: ISO 19136 : 2007, điều 7.1.
h) Kiểu kiểm thử: Thử nghiệm cơ bản.
B.1.2 Hệ quy chiếu được sử dụng trong các đối tượng địa lý (triển khai phần mềm)
e) Mục đích kiểm thử: Nếu việc thực hiện phần mềm có khả năng để xử lý các yếu tố đối tượng GML ở định dạng XML và nếu hồ sơ GML của việc triển khai bao gồm các đối tượng địa lý, xác minh rằng các cơ chế để thiết lập hệ quy chiếu mặc định cho tất cả các đối tượng hình học trong một đối tượng địa lý được tuân thủ.
f) Phương pháp kiểm thử: Kiểm tra việc thực hiện các thuộc tính srsName của yếu tố gm : Envelope là giá trị của thuộc tính gml :boundedBy của một đối tượng được sử dụng như là hệ quy chiếu mặc định cho tất cả các đối tượng hình học được mã hóa nội tuyến của yếu tố đối tượng địa lý.
g) Tham chiếu: ISO 19136 : 2007, 8.10.
h) Kiểu kiểm thử: Khả năng kiểm tra.
(Tham khảo)
Tài liệu lược đồ XML với các lược đồ GML có sẵn trực tuyến trên trang web của tổ chức ISO tại địa chỉ URL sau:
http://www.iso.org/ittf/ISO19136_Schemas
Các thành phần lược đồ được mô hình hóa trong cấu trúc thể hiện trong Phụ lục J, các tài liệu lược đồ cụ thể được liệt kê sau đây:
Các tài liệu bổ sung http://www.iso.org/ittf/ISO_19136_Schemas/defaultStyle.xsd chứa thông tin các thành phần lược đồ.
Tài liệu lược đồ XML Xlinks http://schemas.opengis.net/xlink/1.0.0/xlinks.xsd.
Lược đồ thay thế trên trang web của tổ chức OGC: http://schemas.opengis.net/gml/3.2.1/
(Quy định)
Hồ sơ thực hiện của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 và phần mở rộng
D.1 Nhận xét chung
Mối quan hệ chung giữa bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 và GML được đề cập trong điều 5. Phụ lục này mô tả chi tiết hồ sơ của các mô hình khái niệm được định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 được thực hiện bởi GML (xem D.2) cũng như các phần mở rộng hồ sơ này (xem D.3).
D.2 Hồ sơ của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 được sử dụng bởi GML
D.2.1 Tổng quan
Các mục nhỏ sau đây mô tả hồ sơ của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 được sử dụng bởi GML. Mô tả sơ đồ lớp của hồ sơ, mối quan hệ và ánh xạ lược đồ GML được đề cập:
Gói UML |
Tiền tố lớp UML |
Các mục nhỏ của ISO 19136 |
Mục nhỏ Phụ lục C |
ISO/TS 19103:Basic Types:Units of Measure |
— |
8.2.3.6, 16.2 |
D.2.2 |
ISO 19107:Geometry:Geometric root |
GM |
10.1.3 |
D.2.3.2 |
ISO 19107:Geometry:Geometric primitive |
GM |
10.2, 10.3, 10.4, |
D.2.3.3 |
ISO 19107:Geometry:Geometric complex |
GM |
11.2 |
D.2.3.6 |
ISO 19107:Geometry:Geometric aggregates |
GM |
11.3 |
D.2.3.5 |
ISO 19107:Geometry:CoorBinate geometry |
GM |
10.1.4 |
D.2.3.4 |
ISO 19107:Topology:Topology root |
TP |
13.2 |
D.2.4.2 |
ISO 19107:Topology:Topology primitive |
TP |
13.3 |
D.2.4.3 |
ISO 19107:Topology:Topology complex |
TP |
13.5 |
D.2.4.4 |
ISO 19108:Temporal Objects |
TM |
14.2, 14.3 |
D.2.5.2 đến D.2.5.6 |
ISO 19108:Temporal Reference System |
TM |
14.4 |
D.2.5.7 |
ISO 19111:SC_CoorBinateReferenceSystem |
SC |
12.2, 12.3 |
D.2.7.3 |
ISO 19111 :SC_CoorBinateSystem |
CS |
12.4 |
D.2.7.4 |
ISO 19111:SC_Batum |
CD |
12.5 |
D.2.7.5 |
ISO 19111:SC_CoordinateOperation |
CC |
12.6 |
D.2.7.6 |
ISO 19123 |
CV |
19 |
D.2.11 |
(Quy định)
Quy tắc mã hóa lược đồ ứng dụng UML sang GML
E.1 Các yêu cầu mã hóa
E.1.1 Lược đồ ứng dụng
Các quy tắc mã hóa được áp dụng cho các lược đồ ứng dụng được định nghĩa tuân theo các quy định trong quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.
E.1.2 Bảng mã ký tự
Bảng mã ký tự UTF-8 được sử dụng là để mã hóa ký tự khi mã hóa thông tin địa lý bằng GML.
E.1.3 Siêu dữ liệu
Siêu dữ liệu được trao đổi thông qua định dạng XML. Lược đồ XML cho siêu dữ liệu địa lý được chuyển đổi theo các quy tắc mã hóa được quy định trong Phụ lục này.
E.1.4 Mã xác định đối tượng
Cơ chế ID của GML được sử dụng để xác định mã nhận dạng duy nhất đối tượng địa lý.
E.2 Cấu trúc dữ liệu đầu vào
Cấu trúc dữ iiệu đầu vào tuân thủ yêu cầu của ISO 19118:2005, điều A.3.
E.3 Cấu trúc dữ liệu đầu ra
Quy tắc mã hóa tuân thủ XML 1.0 và XML Linking Language (XLink) phiên bản 1.0.
Lược đồ cho cấu trúc dữ liệu đầu ra điều chỉnh cấu trúc khuôn dạng trao đổi là (tập) lược đồ XML hợp lệ theo XML Schema 1.0 và các quy tắc áp dụng lược đồ (xem điều 21).
E.4 Các quy tắc chuyển đổi
E.4.1 Quy tắc chung
Quy tắc chuyển đổi quy định cách thức chuyển đổi lược đồ ứng dụng biểu diễn bằng UML theo các quy định trong chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý về lược đồ ứng dụng GML được mã hóa theo các quy định trong phần 1 của Phụ lục này.
Các quy tắc mã hóa lược đồ được xây dựng dựa trên ý tưởng các định nghĩa lớp trong lược đồ ứng dụng biểu diễn bằng UML được ánh xạ thành các khai báo kiểu và khai báo phần tử trong lược đồ XML và như vậy các thể hiện của các lớp trong lược đồ ứng dụng (các đối tượng) có thể được ánh xạ tương ứng thành các phần tử trong tài liệu XML.
E.4.2 Quy tắc chuyển đổi gói UML có kiểu mẫu phân loại là <<Application schema>>
- Khi chuyển đổi một lược đồ UML, một gói có kiểu mẫu phân loại là <<Application schema>> được chuyển thành một tệp lược đồ XML (tệp XSD). Một và chỉ một tệp XSD cho một gói;
- Mặc định, tất cả các lược đồ ứng dụng biểu diễn bằng UML chỉ sử dụng một tên miền (namespace) XML chung. Một tên miền XML khác cho một gói và các gói con của nó có thể được bổ sung, song phải được khai báo trong lược đồ XML.
- Quan hệ phụ thuộc giữa các gói được ánh xạ tương ứng thành quan hệ nhập (import) hoặc gộp (include) giữa các lược đồ ứng dụng GML
E.4.3 Quy tắc chuyển đổi lớp UML
E.4.3.1 Quy tắc chung
Các lớp có kiểu mẫu phân loại là <<Enumeration>>, <<CodeList>>, <<DataType>>, <<Abstract>>, <<Type>>, <<Union>>, <<Feature>>, <<BasicType>> sẽ được ánh xạ tương ứng sang lược đồ GML. Tất cả các lớp có kiểu mẫu phân loại không thuộc danh sách này sẽ không được xét đến trong quá trình chuyển đổi.
Tất cả các lớp sẽ được ánh xạ thành các khai báo kiểu. Trong đó tên kiểu có hậu tố Type.
Ánh xạ các kiểu dữ liệu nguyên thủy định nghĩa trong chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu thành các kiểu dữ liệu nguyên thủy trong lược đồ ứng dụng GML:
STT |
Kiểu dữ liệu trong lược đồ ứng dụng UML |
Kiểu dữ liệu trong lược đồ ứng dụng GML |
1 |
CharacterString |
xsd:string |
2 |
Integer |
xsd:integer |
3 |
Real |
xsd:double |
4 |
Decimal |
xsd:double |
5 |
Number |
xsd:double |
6 |
Date |
xsd:date |
7 |
Time |
xsd:time |
8 |
DateTime |
xsd:dateTime |
9 |
Boolean |
xsd:boolean |
10 |
Length |
gml:LengthType |
11 |
Distance |
gml:LengthType |
12 |
Angle |
gml:AngleType |
13 |
Measure |
gml:MeasureType |
14 |
Sign |
gml:SignType |
15 |
UnitOfMeasure |
gml:UnitOfMeasureType |
E.4.3.2 Quy tắc ánh xạ lớp định nghĩa kiểu dữ liệu
- Lớp có kiểu mẫu phân loại là <<DataType>> trong lược đồ ứng dụng UML được chuyển tương ứng thành một kiểu dữ liệu tự định nghĩa trong lược đồ ứng dụng GML.
- Áp dụng mẫu mã hóa kiểu dữ liệu tự định nghĩa để khai báo trong lược đồ ứng dụng GML.
- Áp dụng các mẫu mã hóa thuộc tính để khai báo các thuộc tính của kiểu dữ liệu tự định nghĩa trong lược đồ ứng dụng GML.
E.4.3.3 Quy tắc ánh xạ lớp định nghĩa kiểu đối tượng địa lý
- Lớp có kiểu mẫu phân loại là <<FeatureType>> trong lược đồ ứng dụng UML được chuyển tương ứng thành khai báo kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ GML.
- Áp dụng mẫu mã hóa kiểu đối tượng địa lý để khai báo kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng GML.
- Tên của kiểu đối tượng địa lý được sử dụng trong khai báo là tên lớp UML.
E.4.3.4 Quy tắc ánh xạ lớp định nghĩa kiểu dữ liệu liệt kê
Lớp có kiểu mẫu phân loại là <<Enumeration>> trong lược đồ ứng dụng UML được chuyển tương ứng thành khai báo kiểu dữ liệu đơn (simpleType) trong lược đồ ứng dụng GML.
E.4.3.5 Quy tắc ánh xạ lớp định nghĩa danh sách mã
Lớp có kiểu mẫu phân loại là <<CodeList>> trong lược đồ ứng dụng UML được chuyển tương ứng thành khai báo kiểu dữ liệu phức kế thừa kiểu gml:CodeType của GML
E.4.3.6 Quy tắc ánh xạ lớp định nghĩa kiểu dữ liệu tập hợp
Lớp có kiểu mẫu phân loại là <<Union>> trong lược đồ ứng dụng UML được chuyển tương ứng thành khai báo kiểu dữ liệu phức trong lược đồ ứng dụng GML;
Áp dụng mẫu mã hóa kiểu dữ liệu tự định nghĩa để khai báo kiểu dữ liệu tự định nghĩa trong lược đồ ứng dụng GML.
E.4.3.7 Quy tắc ánh xạ thuộc tính và vai trò quan hệ trong quan hệ liên kết
Thuộc tính của lớp UML hoặc vai trò trong quan hệ liên kết được chuyển đổi tương ứng thành khai báo thuộc tính trong khai báo kiểu dữ liệu hoặc kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng GML.
Số phần thể hiện của thuộc tính được chuyển đổi thành giá trị của cặp thuộc tính minOccurs và maxOccurs khi khai báo phần tử XML. Nếu số thể hiện là số nguyên thì chuyển tương ứng, n được chuyển thành giá trị xml: unbounded.
E.4.3.8 Quy tắc ánh xạ kiểu dữ liệu không gian
STT |
Kiểu trong lược đồ ứng dụng UML |
Kiểu lược đồ ứng dụng GML |
Phần tử thay thế trong GML |
1 |
GM_Object |
gml:GeometryPropertyType |
gml:_Geometry |
2 |
GM_Primitive |
gml:GeometricPrimtivePropertyType |
gml:_GeometricPrimtive |
3 |
GM_Position |
gml:geometricPositionGroup |
|
4 |
GM_PointArray |
gml:geometricPositionListGroup |
|
5 |
GM_Point |
gml: PointPropertyType |
gml:Point |
6 |
GM_Curve |
gml:CurvePropertyType |
gml:_Curve |
7 |
GM_Surface |
gml:SurfacePropertyType |
gml:_Surface |
8 |
GM_CompositeCurve |
gml:CompositeCurveType |
gml:CompositeCurve |
9 |
GM_Complex |
gml:GeometricComplexPropertyType |
gml:GeometricComplex |
10 |
GM_Aggregate |
gml:MultiGeometryPropertyType |
gml:MultiGeometry |
11 |
GM_MultiPoint |
gml:MultiPointPropertyType |
gml:MultiPoint |
12 |
GM_MultiCurve |
gml:MultiCurvePropertyType |
gml:MultiCurve |
13 |
GM_MultiSurface |
gml:MultiSurfacePropertyType |
gml:MultiSurface |
14 |
TP_Node |
gml:DirectedNodePropertyType |
gml:DirectedNode |
15 |
TP_Edge |
gml: DirectedEdgePropertyType |
gml:DirectedEdge |
16 |
TP_Face |
gml:DirectedFacePropertyType |
gml:DirectedFace |
17 |
TP_DirectedNode |
gml:DirectedNodePropertyType |
gml:DirectedNode |
18 |
TP_DirectedEdge |
gml:DirectedEdgePropertyType |
gml:DirectedEdge |
19 |
TP_DirectedFace |
gml:DirectedFacePropertyType |
gml:DirectedFace |
20 |
TP_Complex |
gml:TopoComplexMemberType |
gml:TopoComplex |
E.4.3.9 Quy tắc ánh xạ kiểu dữ liệu thời gian
STT |
Kiểu trong lược đồ ứng dụng UML |
Kiểu trong lược đồ ứng dụng GML |
Phần tử thay thế trong GML |
1 |
TM_lnstant |
gml:TimelnstantPropertyType |
gml:Timelnstant |
2 |
TM_Period |
gml:TimePeriodPropertyType |
gml:TimePeriod |
3 |
TM_Node |
gml:TimeNodePropertyType |
gml:TimeNode |
4 |
TM_Edge |
gml:TimeEdgePropertyType |
gml:TimeEdge |
E.4.3.10 Quy tắc ánh xạ quan hệ kế thừa và lớp trừu tượng
Áp dụng mẫu mã hóa quan hệ kế thừa để ánh xạ quan hệ kế thừa giữa hai lớp trong lược đồ ứng dụng UML để khai báo một kiểu dữ liệu tự định nghĩa hoặc một kiểu đối tượng địa lý kế thừa từ một kiểu dữ liệu hoặc một kiểu đối tượng địa lý khác.
(Quy định)
Quy tắc mã hóa lược đồ ứng dụng GML sang UML
F.1 Các yêu cầu mã hóa
F.1.1 Lược đồ GML
Các lược đồ ứng dụng GML có và bao gồm định nghĩa cho chỉ một không gian tên đích.
Các lược đồ ứng dụng GML có thể nhập từ các định nghĩa không gian tên XML khác hơn là không gian tên đích của nó.
F.1.2 Các phần tử dùng chung cho các kiểu đối tượng GML
Một phần tử XML dùng chung phải được xác định cho mỗi kiểu đối tượng GML được định nghĩa trong một biểu đồ ứng dụng GML.
Tên của phần tử này sẽ là tên của kiểu đối tượng GML mà không có hậu tố "Type".
F.1.3 Các kiểu tính chất mặc định cho các kiểu đối tượng GML
Kiểu tính chất GML mặc định có thể được xác định trong một lược đồ ứng dụng GML cho mỗi kiểu đối tượng GML được định nghĩa trong lược đồ ứng dụng GML đó.
F.1.4 Các kiểu tính chất nội tuyến cho các kiểu đối tượng GML
Một kiểu tính chất GML mặc định cho các tính chất nội tuyến có thể được xác định trong một lược đồ ứng dụng GML cho mỗi kiểu đối tượng GML được định nghĩa trong lược đồ ứng dụng GML.
F.1.5 Các kiểu dữ liệu GML bao gồm các kiểu hợp nhất GML
Một kiểu phức tạp được định nghĩa trong một lược đồ ứng dụng GML không trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ gml : AbstractGMLType được gọi là một kiểu dữ liệu GML.
F.1.3 Các kiểu tính chất mặc định cho các kiểu dữ liệu GML
(Tham khảo)
Hướng dẫn thiết lập phụ cho lược đồ GML
G.1 Tổng quan
G.2 depends.xslt
G.3 gmlSubset.xslt
G.4 utility.xslt
(Tham khảo)
H.1 Tổng quan
GML được thiết kế để tách biệt nội dung dữ liệu từ đồ họa hoặc biểu diễn khác của dữ liệu đó. Mô tả đối tượng GML như vậy không bao gồm bất kỳ thông tin nào liên quan tới việc biểu diễn của đối tượng đó.
Phụ lục này cung cấp các thành phần lược đồ cho việc xác định các tập quy tắc kiểu để áp dụng cho bộ dữ liệu liên kết GML nhằm tạo ra thể hiện đồ họa của dữ liệu đó bằng việc sử dụng W3C SVG (Saclabel Vector Graphics). Những quy tắc này cho phép tạo các tài liệu SVG dựa trên các phần tử dữ liệu, bao gồm: Tên kiểu đối tượng địa lý, chủ đề, các thuộc tính không gian của đối tượng, …
Khả năng cho phép xác định các kiểu dữ liệu GML được xem là cần thiết cho việc trình bày dữ liệu GML. Đó là ý nghĩa của kiểu mặc định của các thành phần lược đồ, tuy nhiên có vấn đề đưa ra đó là việc hài hòa với việc triển khai và thực hiện rộng rãi của chuẩn mở SLD. Khi một lược đồ mô tả kiểu được chấp nhận thì Phụ lục này có thể được gỡ bỏ.
Các thành phần lược đồ có kiểu mặc định mô tả trong Phụ lục này được dự định sử dụng cho một mô hình cụ thể mà có thể là một plugged-in của bộ dữ liệu GML
VÍ DỤ: một sử dụng điển hình đó là cung cấp một kiểu cố định liên kết với các kiểu đối tượng địa lý cụ thể.
Thuật ngữ "mặc định" thể hiện một mối quan hệ không chặt chẽ với dữ liệu liên kết GML và kiểu thông tin được gán cho bộ dữ liệu này có thể được sử dụng cho việc xác định kiểu nhưng cũng có thể được bỏ qua. Do đó việc sử dụng các quy tắc định kiểu mặc định này được xác định thông qua kiểu ứng dụng.
Các khái niệm về kiểu được xác định trong Phụ lục này có hiệu quả trong liên kết giữa một đối tượng GML (ví dụ đối tượng địa lý, hình học, hoặc tô-pô) và một biểu diễn đồ họa của phần tử trong SVG. Ví dụ một kiểu có thể được diễn tả là biểu diễn đồ họa mặc định của một gml:Curve là biểu diễn đường tâm của đối tượng đường, và là một đường SVG tương ứng với độ rộng và màu sắc.
Các thành phần lược đồ có kiểu mặc định cũng phụ thuộc vào lược đồ ngôn ngữ tích hợp đồng bộ đa phương tiện(SMIL) của W3C.
Mối quan hệ của thông tin kiểu mặc định và thể hiện dữ liệu GML thể hiện thông qua thuộc tính gml:defaultStyle. Thuộc tính có thể được gán cho thể hiện bằng cách gán nói với kiểu đối tượng trong liên kết lược đồ ứng dụng. Vì GML là một mã hóa đối tượng cơ bản, nên một kiểu mặc định luôn được áp dụng cho đối tượng, các đối tượng hoặc tập đối tượng. Việc định kiểu mặc định cho phép đồ họa biểu diễn các đối tượng dựa trên các thuộc tính của chúng.
CHÚ THÍCH: Mô hình khái niệm cho lược đồ kiểu mặc định và mô tả trong ISO 19117 không là một phần của Phụ lục này vì Phụ lục này là phụ lục tham khảo của tiêu chuẩn này.
H.2 Kiểu các phần tử ở mức cao (Top - level)
H.2.1 Tổng quan
Kết nối giữ một bộ dữ liệu GML và một mô tả kiểu được thiết lập thông qua thuộc tính duy nhất, gml:defaultStyle. Giá trị của thuộc tính này, gml: style bao gồm tất cả các mô tả về kiểu, thuộc tính gml:defaultStyle phải được mô tả trong kiểu đối tượng của lược đồ ứng dụng vì vậy nó có thể được sử dụng để liên kết phần tử đối tượng với các quy tắc định kiểu.
H.2.2 Kiểu mặc định (defaultStyle)
Thuộc tính gml:defaultStyle là thuộc tính được xác định như là một phần tử chung và có thể được gán cho bất kỳ đối tượng nào trong lược đồ ứng dụng. Thuộc tính này được định nghĩa như sau:
Thuộc tính này có thể bao gồm thuộc tính: about. Thuộc tính này có thể sử dụng trong tập đối tượng địa lý để gán kiểu mặc định cho các đối tượng trong tập đối tượng. Trong trường hợp này thuộc tính gml:defaultStyle được đính kèm tới tập hợp (Lược đồ ứng dụng có thể cho phép một số lượng bất kỳ các thuộc tính như vậy). Mỗi một thuộc tính đều chứa hoặc tham khảo thông tin quy tắc định kiểu. Nếu thuộc tính "about" được sử dụng thì nó có thể tham chiếu bất kỳ đối tượng địa lý nào (hoặc tập đối tượng địa lý); nếu nó không được sử dụng thì kiểu đối tượng áp dụng cho đối tượng cha của thuộc tính gml:defaultStyle mà thuộc tính "about" được gán. Thuộc tính này có thể bao gồm một đối tượng thông qua việc xác định lược đồ ứng dụng
VÍ DỤ: Minh họa định kiểu cho đối tượng đường
H.2.3 Kiểu (Style)
Đối tượng gml:Style là giá trị mặc định cụ thể của thuộc tính gml: defaultStyleproperty. Nó là mức cao (top -level) gói gọn tất cả các đối tượng khác và được định nghĩa như sau:
Mô hình nội dung của đối tượng gml:Style bắt nguồn từ việc mở rộng gml:AbstractStyleType, là kiểu trừu tượng phục vụ mục đích mở rộng.
Việc xác định đối tượng gml:Style sử dụng cơ chế mở rộng và chỉ ra các quy tắc này có thể áp dụng trong lược đồ:
Mô hình nội dung của một kiểu cụ thể bắt nguồn từ gml:AbstractStyleType.
Kiểu cụ thể phù hợp với: gml:AbstractStyle.
Chức năng của các phần tử định kiểu trong gml:Style mô tả kiểu cho hai khía cạnh của dữ liệu GML:
Các đối tượng cụ thể và các tô-pô đồ họa bao gồm tập các đối tượng địa lý. Chú ý rằng các phần tử mô tả các kiểu của khía cạnh cụ thể như: các đối tượng địa lý, đặt tên, kiểu đối tượng địa lý, kiểu đồ họa, kiểu hình học, kiểu tô-pô và kiểu nhãn luôn luôn được gọi là mô tả kiểu.
H.3 Kiểu đối tượng (Feature style)
H.3.1 FeatureStyle
Một mô tả FeatureStyle được gán tới một gml:Style thông qua thuộc tính the gml:featureStyle
Một mô tả feature style định kiểu thông tin cho tập các thể hiện đối tượng địa lý. Tập này được xác định bởi cơ chế chọn của kiểu mô tả.
Định nghĩa một mô tả feature style như sau:
H.3.2 featureType
Cách đơn giản nhất và phổ biến nhất của liên kết các đối tượng địa lý với kiểu là sử dụng thuộc tính này. Giá trị của nó được khai báo trong tên của đối tượng địa lý, các thể hiện đối tượng mà người dụng muốn định kiểu
VÍ DỤ: nếu giá trị là exp:Road, thì đối tượng gml:FeatureStyle sẽ áp dụng cho tất cả các đối tượng đường.
H.3.3 baseType
Một cách khác của việc lựa chọn thể hiện đối tượng để áp dụng định kiểu, là giá trị của thuộc tính, tên của kiểu cơ bản bắt nguồn từ đối tượng hoặc các đối tượng. Cách này luôn là tên của một kiểu lược đồ XML phức hợp. Bất kỳ một kiểu phức hợp nào đều bắt nguồn từ việc sử dụng kiểu đó.
H.3.4 featureConstraint
Thuộc tính này được sử dụng để thêm ràng buộc thể hiện tới kiểu được áp dụng. Nó là một thuộc tính tùy chọn và giá trị là một mô tả Xpath. Nếu thuộc tính này không tồn tại, thì kiểu này áp dụng cho tất cả các thể hiện đối tượng được chọn thông qua featureType hoặc baseType.
H.3.5 queryGrammar
Giá trị của thuộc tính này được xác định như là một tập liệt kê đặc tả ngữ pháp sử dụng trong nội dung của phần tử gml:featureConstraint. Tập liệt kê này cho phép ba giá trị: "Xpath", "Xquery", và "Other"
H.4 Geometry style
Giá trị của thuộc tính gml:geometryStyle là mô tả gml:GeometryStyle cho một hình học của một đối tượng địa lý.
gml:geometryStyle được xác định theo cách tương tự như thuộc tính GML cho phép tham chiếu giá trị từ xa hoặc nội tại.
Thuộc tính gml:symbol được mô tả trong H.7.2.
Thuộc tính style đã bị lược bỏ.
H.5 Topology style
Giá trị của thuộc tính gml:topologyStyle là một mô tả gml:TopologyStyle descriptor.
Thuộc tính gml:topologyStyle được xác định tương tự như các thuộc tính GML khác.
Thuộc tính gml:symbol được mô tả trong H.7.2.
Thuộc tính kiểu này đã được loại bỏ.
H.6 Label style
Giá trị của thuộc tính gml:labelStyle là mô tả gml:LabelStyle mô tả kiểu văn bản cho đối tượng địa lý về nhãn thể hiện đối tượng.
Label có hai phần tử: gml:stylevà gml:label.
H.7 Các phần tử kiểu phổ biến
H.7.1 Tổng quan
Một số phần tử kiểu chung được sử dụng trong nhiều mô tả kiểu. Phần tử gml:symbolelement được sử bởi các mô tả kiểu hình học và topo. Phần tử spatialResolution, styleVariation và các thuộc tính linh hoạt được khai báo trong gml:BaseStyleDesriptorType, và kế thừa bởi những mô tả kiểu hình học, topo, nhãn và đồ thị.
H.7.2 symbol
Phần tử thuộc tính gml:symbol đặc tả biểu tượng đồ họa sử dụng để vẽ lại một hình học hoặc tô-pô. Một symbol là một mô tả của thuộc tính đồ họa của đối tượng đồ họa mà không chứa một ý nghĩa cụ thể. Nó có thể là một đường, cung, vùng hoặc nhiều hình phức tạp khác. Sử dụng các phần tử symbol theo hai cách:
- Từ xa: Giống như các thuộc tính từ xa khác, thuộc tính symbol có các thuộc tính gml:AssociationAttributeGroup cho phép đặc tả các con trỏ liên kết tới đối tượng từ xa.
- Nội tại: Giá trị của thuộc tính gml:symbol property là một đặc tả cụ thể. Cho phép xác định cấu trúc tùy ý của biểu tượng.
Phần tử này có hai thuộc tính: symbolType và transform. symbolType có kiểu liệt kê với các giá trị "svg", "xpath", hoặc "other", ứng dụng sẽ dựa vào giá trị của thuộc tính này để quyết định biểu tượng.
Thuộc tính transform cho phép đặc tả chuyển đổi được áp dụng cho giai đoạn redering. Nó có kiểu chuỗi trong SVG.
H.7.3 styleVariation
Chức năng của phần tử thuộc tính gml:styleVariation property đa dạng bao gồm:
- Định kiểu nhãn: Kiểu nhãn không có liên kết với nội dung vì nội dung chỉ đưa ra dạng văn bản, thuộc tính này có thể được sử dụng để đặt kiểu cho các đặc tính.
- Thay đổi kiểu symbol: Một symbol được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Để quản lý số lượng các symbol thì khó khăn, thay vì đó có cách dễ hơn là tạo và sử dụng các symbol để diễn tả tham chiếu hiện tại của thuộc tính.
- Kiểu tham số: là kiểu phụ thuộc vào một vài thuộc tính của kiểu đối tượng địa lý.
H.7.4 spatialResolution
Giá trị của phần tử thuộc tính gml:spatialResolutionproperty là một gml:MeasureType. Trong GML, ý nghĩa của phần tử này dự vào định nghĩa trong ISO 19115.
H.7.5 animation
Các đặc tính Animation được sử dụng để mô tả hành vi hình họa của hình học, tô-pô nhãn hoặc đồ họa. Các thuộc tính này được định nghĩa trong W3C SMIL. Xem Bảng H.1
Bảng H.1 — Đặc tính cho animation
Đặc tính |
Sử dụng |
animate |
Đặc tính hình họa tổng quát |
animateMotion |
Di chuyển một phần tử theo một đường |
animateColor |
Đặc tính màu sắc |
set |
Thiết lập giá trị thuộc tính |
H.8 Graph style
Thuộc tính gml:graphStyle của mô tả gml:FeatureStyledescriptor có giá trị gml:GraphStyle mô tả đặc tính kiểu đồ họa của tập đối tượng.
Mô tả này thêm vào mô hình nội dung cơ bản một nhóm các thuộc tính đặc tả kiểu đồ họa. Chúng được mô tả trong thuộc ngữ đặc trưng trong Bảng H.2.
Bảng H.2 — Các phần tử sử dụng trong định kiểu đồ họa
Phần tử |
Kiểu |
Sử dụng |
planar |
boolean |
Nếu là true thì cạnh đồ thị không ngang qua (đồ thị phẳng) nếu false thì cạnh có thể ngang qua. |
directed |
boolean |
Nếu true thì là đồ thị có hướng, là false là đồ thị vô hướng |
grid |
boolean |
Nếu đúng (true), tọa độ các đỉnh, giao cắt, chỗ rẻ có giá trị số nguyên, nếu không có thể có giá trị thập phân. |
minDistance |
double |
Yêu cầu khoảng cách tối thiểu của các đỉnh và các cạnh vô hướng |
minAngle |
double |
Yêu cầu góc tối thiểu giữa các cạnh liên tiếp (độ phân giải góc) |
graphType |
Một bản liệt kê |
Kiểu đồ thị có thể dạng cây hoặc nhị phân |
drawingType |
Một bản liệt kê |
Kiểu vẽ liên quan đến tính trực giao của cạnh, giá trị có thể là POLYLIN hoặc ORTHOGONAL |
lineType |
Một bản liệt kê |
Xác định các cạnh cong, có thể là STRAIGHT hoặc BENT |
aestheticCriteria |
Một bản liệt kê |
Tiêu chuẩn đồ thị, giá trị có thể là: MIN_CROSSINGS, MIN_AREA, MIN_BENDS, MAX_BENDS, UNIFORM_BENDS, MIN_SLOPES, MIN_EDGE_LENGTH, MAX_EDGE_LENGTH, UNIFORM_EDGE_LENGTH, |
(Tham khảo)
Tính tương thích với các phiên bản GML trước
I.1 Tổng quan
Phụ lục này quy định các thành phần lược đồ đã được lược bỏ hoặc thay thế.
I.2 Các thành phần lược đồ cơ bản
I.2.1
remoteSchema
Thuộc tính này được cung cấp để chỉ ra một lược đồ có các ràng buộc mô tả tham chiếu bởi xlink. Việc sử dụng thuộc tính này đã được lược bỏ, xlink:role, có thể sử dụng cho các mục đích tương tự
I.2.2
member
Tên phần tử thuộc tính cụ thể được khai báo như sau:
Các phần tử thuộc tính được xác định trong lược đồ ứng dụng và sẽ được thay thế.
I.2.3
ArrayAssociationType
Thuộc tính này chỉ được mã hóa như sau:
Kiểu này được thay thế bởi: gml:AbstractMemberType (xem 7.2.5.1).
I.2.4 members
Tên phần tử thuộc tính cụ thể được khai báo như sau:
Các phần tử thuộc tính được xác định trong lược đồ ứng dụng và sẽ được thay thế.
I.2.5 featureProperty, featureMember, featureMembers
Các phần tử gml:featureMember và gml:featureProperty sử dụng mẫu gml:AssociationRoleType trong mô hình khái niệm và được khai báo như sau:
Các phần tử gml:featureMembers bao gồm một mảng các đối tượng địa lý và được khai báo như sau:
Các phần tử thuộc tính này được thay thế bởi các phần tử được định nghĩa trong lược đồ ứng dụng.
I.2.6 StringOrRefType
gml:StringOrRefType là kiểu được cung cấp để chứa các giá trị chuỗi mở rộng. Nó được định nghĩa như sau:
1.2.7 Array, ArrayType, Bag, BagType
Hai tập đối tượng cụ thể được cung cấp nhưng đã được lược bỏ. Tập đối tượng GML sẽ được xây dựng trong lược đồ ứng dụng như mô tả trong điều 7.2.5.
Một gml:Bag là một tập chung không có ý nghĩa về kiểu, thứ tự hoặc tính duy nhất của các đối tượng:
gml:Array được dự định sử dụng cho tập các đối tượng đồng nhất về kiểu và ý nghĩa
I.2.8 metaDataProperty, MetaDataPropertyType, AbstractMetaData, AbstractMetaDataType
Các thành phần lược đồ được xác định trong mục này được thay thế bởi các thành phần lược đồ quy định tại điều 7.2.6.
Thuộc tính này chứa hoặc tham chiếu tới gói siêu dữ liệu chứa các thuộc tính siêu dữ liệu trong mã hóa của phiên bản GML trước. Phần tử này được lược bỏ và thay thế bởi mô hình nội dung bắt nguồn từ gml:AbstractMetadataPropertyType. Mô tả chi tiết ở điều 7.2.6.
Thuộc tính tùy chọn "about" mang theo một URI chỉ tới phần tử hoặc dải phần tử tham chiếu siêu dữ liệu.
Giá trị của metaDataProperty là một phần tử trừu tượng gml:AbstractMetaData được định nghĩa như sau:
I.2.9 GenericMetaData, GenericMetaDataType
Phần tử concrete MetaData được cung cấp ở phiên bản trước nhưng đã được lược bỏ và được thay thế trong thành phần lược đồ mô tả trong điều 7.2.6.
I.3 Basic types, Null
gml:Null được thay thế bởi nillable và nilReason mô tả trong điều 8.2.3.2.
gml:Null được khai báo như sau:
I.4 Features
I.4.1 location, LocationPropertyType, LocationKeyWord, LocationString
Phần tử gml:location được khai báo như sau:
Giá trị có thể là một hình học, một chuỗi vị trí, một từ khóa vị trí hoặc null.
gml:location và gml:LocationPropertyType đã được lược bỏ.
Chuỗi vị trí là một đoạn văn bản mô tả vị trí. Nó được khai báo như sau:
gml:LocationKeyWord được lược bỏ và thay thế bởi gml:locationName.
gml:LocationString được lược bỏ và thay thế bởi gml:locationReference và gml:locationName (xem 9.4.2).
I.4.2 priorityLocation, priorityLocationType
Một thuộc tính gml:priorityLocation cung cấp cho các nhà phát triển lược đồ ứng dụng để cung cấp vị trí ưu tiên cho các đối tượng địa lý:
1.4.3 BoundedFeatureType
Giản lược của gml:AbstractFeatureType được cung cấp làm thuộc tính cho gml:BoundedFeatureType và được khai báo như sau:
I.4.4 AbstractFeatureCollectionType, AbstractFeatureCollection, FeatureCollection, FeatureCollectionType
Tập đối tượng GML bắt nguồn từ việc mở rộng hoặc giản lược gml:AbstractFeatureCollectionType, được định nghĩa như sau:
Tập các đối tượng GML là các đối tượng GML hợp lệ và được mô tả trong lược đồ ứng dụng:
Phần tử trừu tượng gml:AbstractFeatureCollection đóng vai trò là đứng đầu của nhóm thay thế có thể bao gồm bất kỳ phần tử nào thuộc mô hình nội dung bắt nguồn từ gml:AbstractFeatureType. Có thể sử dụng như biến của mô hình nội dung.
Lược đồ cung cấp tập đối tượng cụ thể:
Các thành phần lược đồ trong mục này được lược bỏ và thay thế bởi các quy tắc trong điều 9.9.1.
I.4.5 Spatial properties
a) Descriptive names Cung cấp tập các tên thuộc tính sử dụng trong lược đồ ứng dụng đó là:
Các phần tử thuộc tính này cung cấp vai trò chung cho các hình học hoặc tô-pô của đối tượng địa lý. Tuy nhiên ngữ nghĩa cụ thể của tên và vai trò không được định nghĩa.
b) Formal names Biểu thị thuộc tính không gian theo cách dựa trên các kiểu hình học hoặc tô-pô. Những tên này dựa trên tên của các kiểu không gian với hậu tố là "Property". Những kiểu thuộc tính này được sử dụng trong lược đồ GML. Chúng không được sử dụng trong lược đồ ứng dụng.
I.5 Coordinate geometry, geometric primitives
I.5.1 coordinates
gml:coordinates được thay thế bởi gml:posList (xem 10.1.4.2).
I.5.2 pos in EnvelopeType
Các thuộc tính gml:lowerCorner và gml:upperCorner trong gml:EnvelopeType sẽ được thay thế (xem 10.1.4.6).
I.5.3 pointRep
Thuộc tính này được thay thế sử dụng gml:pointPropertyinstead, xem 10.3.2.
I.5.4 polygonPatches
gml:polygonPatches được thay thế bởi gml:patches.
I.5.5 trianglePatches
gml:trianglePatches được thay thế bởi gml:patches.
I.6 Coordinate reference systems
I.6.1 baseGeographicCRS
gml:baseGeographicCRS được thay thế bởi gml:baseGeodeticCRS (xem 12.3.3.15).
1.6.2 GeographicCRS
gml:GeographicCRSPropertyType được thay thế bởi gml:GeodeticCRSPropertyType (xem 12.3.3.9).
1.6.3 GeocentricCRS
gml:GeocentricCRSPropertyType được thay thế bởi gml:GeodeticCRSPropertyType (xem 12.3.3.9).
I.6.4 uom
Đặc tính uom sẽ được thay thế.
1.6.5 ObliqueCartesianCS
gml:ObliqueCartesianCS được thay thế bởi gml:AffineCS (xem 12.4.4.19).
gml:ObliqueCartesianCSPropertyType được thay thế bởi gml:AffineCSPropertyType.
I.6.6 TemporalCS
gml:TemporalCSPropertyType được lược bỏ.
I.6.7 greenwichLongitude
Thay thế gml:AngleChoiceType trong gml:greenwichLongitude (xem 12.5.3.7) đã được lược bỏ.
I.6.8 AbstractOperation
gml:AbstractOperation được thay thế bởi gml:AbstractSingleOperation (xem 12.6.2.7).
gml:OperationPropertyType được thay thế bởi gml:AbstractSingleOperationPropertyType (xem 12.6.2.8).
I.6.9 dmsAngleValue
gml:dmsAngleValue đã được thay thế.
1.6.10 Renamed property elements
Phiên bản GML trước chứa các phần tử thuộc tính sử dụng quy ước đặt tên khác nhau so với ISO/TS 19103 và sử dụng ở những nơi khác nhau trong GML hoặc tên các thuộc tính trong mô hình khái niệm đã được thay đổi. Các phần tử này được thay thế như sau:
1.6.11 Ref property elements
Các thuộc tính này đã được lược bỏ và sẽ được đặc tả trong lược đồ ứng dụng
I.7 Temporal information and dynamic features
I.7.1 SuccessionType
gml:SuccessionType được thay thế và định nghĩa như sau:
I.7.2 MovingObjectStatus
gml:MovingObjectStatus được khai báo như sau:
gml:status hoặc gml:statusReference được khai báo như sau:
I.7.3 track
gml:track được thay thế, gml:history (xem 14.5.7) được khai báo như sau:
I.8 Definitions and dictionaries
I.8.1 DefinitionCollection
Bí danh gml:DefinitionCollection, được thay thế gml:Dictionary (xem 15.2.2).
I.8.2 definitionMember
gml:definitionMember được thay thế (xem 15.2.3).
1.8.3 indirectEntry, IndirectEntryType, DefinitionProxy, DefinitionProxyType
gml:indirectEntry được khai báo như sau:
gml:definitionRef được khai báo như sau:
1.9 Units, measures and values
1.9.1 dmsAngle
gml:dmsAngle được khai báo như sau:
I.9.2 degrees
Phần tử degrees có giá trị nguyên.
"N" hoặc "S" Có nghĩa là bắc hoặc nam;
"E" hoặc "W" có nghĩa là đông hoặc tây;
"+" hoặc "-" hướng dương hoặc âm.
I.9.3 decimalMinutes
Kiểu số thực sử dụng trong giá trị của degrees
I.9.4 minutes
Kiểu số nguyên sử dụng trong giá trị của degrees
I.9.5 seconds
Số giây sử dụng trong degrees.
I.9.6 AngleChoiceType
gml:AngleChoiceType được khai báo như sau:
I.10 Directions
Các thuộc tính gml:horizontalAngle và gml:verticalAngle trong gml:DirectionVectorType (xem 17.3) được thay thế bởi gml:vector (xem 10.1.4.5).
I.11 Coverages
I.11.1 MappingRule
gml:CoverageMappingRule (xem 19.3.12) thay thế cho gml:MappingRule:
I.11.2 IncrementOrder
gml:order có mô hình nội dung (coverage 2 chiều):
gml:axisOrder (xem 19.3.14).
I.11.3 Domain set properties
Các thuộc tính này được thay thế xem chi tiết trong điều 20.2.6.
(Tham khảo)
Lược đồ GML được mô tả trong chuẩn này đã được mô hình hóa trong Phụ lục C để giúp tạo hồ sơ cần thiết cho ứng dụng.
Mô hình hóa mặc định của lược đồ GML tạo ra các phụ thuộc giữa các lược đồ cơ bản thể hiện trong Hình J.1 dưới đây. Mũi tên cho thấy lược đồ ở cuối mũi tên phụ thuộc vào lược đồ ở đầu mũi tên.
Có bảy tài liệu trong lược đồ GML:
- observation.xsd
- dynamicFeature.xsd
- coverage.xsd
- topology.xsd
- defaultStyle.xsd
- coordinateReferenceSystems.xsd
- temporalReferenceSystems.xsd.
Hình J.1 - Sự phụ thuộc giữa các lược đồ
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Open Geospatial Consortium Inc (27-08-2007), OpenGIS® Geography Markup Language (GML) Encoding Standard, Clemens Portele.
[2] Open Geospatial Consortium Inc (07-02-2012), OGC® Geography Markup Language (GML) - Extended schemas and encoding rules, version 3.3.0, Clemens Portele.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.