EN 16228-6:2014
THIẾT BỊ KHOAN VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG - AN TOÀN - PHẦN 6: THIẾT BỊ DÙNG TRONG KHOAN PHỤT
Drilling and foundation equipment - Safety - Part 6: Jetting, grounting and injection equipment
Lời nói đầu
TCVN 12091-6:2018 hoàn toàn tương đương EN 16228-6:2014.
TCVN 12091-6:2018 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12091 “Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn” bao gồm các phần sau:
TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014), Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ
TCVN 12091-3:2018 (EN 16228-3:2014), Phần 3: Thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD)
TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014), Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng
TCVN 12091-5:2018 (EN 16228-5:2014), Phần 5: Thiết bị thi công tường trong đất
TCVN 12091-6:2018 (EN 16228-6:2014), Phần 6: Thiết bị dùng trong khoan phụt
TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014), Phần 7: Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được
Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với Phần 1 của Bộ tiêu chuẩn nói trên.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại/nhóm C như quy định trong ISO 12100:2010.
Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm, các trường hợp nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Khi các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C này khác với các điều khoản trong các tiêu chuẩn loại/nhóm A hoặc loại/nhóm B thì các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C phải được ưu tiên hơn các điều khoản của các tiêu chuẩn khác. Máy phải được thiết kế và chế tạo theo các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C này.
THIẾT BỊ KHOAN VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG - AN TOÀN - PHẦN 6: THIẾT BỊ DÙNG TRONG KHOAN PHỤT
Drilling and foundation equipment - Safety - Part 6: Jetting, grounting and injection equipment
Tiêu chuẩn này cùng với TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) đề cập đến các mối nguy hiểm đáng kể liên quan đến thiết bị dùng trong công tác khoan phụt khi chúng được sử dụng đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng chúng sai mục đích thiết kế nhưng vẫn nằm trong dự tính của nhà chế tạo trong toàn bộ tuổi thọ làm việc của máy (xem Điều 4).
Các yêu cầu của tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu chung của TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014).
Tiêu chuẩn này không nêu lại các yêu cầu trong TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), nhưng bổ sung hoặc thay thế các yêu cầu áp dụng cho thiết bị dùng trong công tác khoan phụt.
Thiết bị để khoan, khoan rung, máy đóng cọc được sử dụng để tạo lỗ cho các ứng dụng này được đề cập đến trong TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014) và/hoặc TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014).
Thiết bị dùng trong công tác khoan phụt được sử dụng cho công tác chuẩn bị, vận chuyển và sử dụng vữa phun để:
- gia cố đất; hoặc
- làm đầy các lỗ rỗng, ví dụ như xung quanh cọc hoặc neo đất.
Thiết bị dùng trong công tác khoan phụt bao gồm tất cả các thiết bị dẫn động tay hay dẫn động điện và các thiết bị dẫn động bằng khí nén, cơ khí hoặc thủy lực. Các thiết bị này dùng để:
- trộn, lưu trữ, định lượng và bơm hỗn hợp (vữa xi măng, vữa hoặc dung dịch hóa chất/hỗn hợp trộn);
- thực hiện công việc khoan phụt (từ trong/vào trong lòng đất) với áp lực thấp, trung bình hoặc cao hoặc các hệ thống hút chân không;
- tất cả các loại vòi phun áp lực và chống mài mòn, các đầu nối, khớp nối tháo nhanh với liên kết ren hoặc liên kết ống, van bi và ống đàn hồi;
- tất cả hệ thống điều khiển, các thiết bị đo áp lực và đo lưu lượng dòng chảy bằng điện hoặc cơ để theo dõi các hoạt động bơm phụt;
- tất cả các thiết bị phụ trợ cho khoan phụt như: các dụng cụ chuyên dùng, vòi phun, thanh giằng, ống cút, thiết bị bao gói, kìm giữ, móc xoay.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có).
TCVN 11358:2017 (EN 12001:2012), Máy vận chuyển, phun, bơm bê tông và vữa xây dựng - Yêu cầu an toàn
TCVN 11359:2017 (EN 12151:2007), Máy và trạm sản xuất hỗn hợp bê tông và vữa xây dựng - Yêu cầu an toàn
TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Drilling and foundation equipment - Safety - Part 1: General requirements (Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung)
ISO 4413:2010, Hydraulic fluid power - General rules and safety requirements for systems and their components (ISO 4413:2010) (Kỹ thuật thủy khí - Quy định chung và yêu cầu về an toàn cho thiết bị thủy lực và các bộ phận của chúng)
ISO 4414:2010, Pneumatic fluid power - General rules and safety requirements for systems and their components (ISO 4414:2010) (Kỹ thuật thủy khí - Quy định chung và yêu cầu về an toàn cho thiết bị khí nén và các bộ phận của chúng)
ISO 12100:2010, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction1) (An toàn máy - Nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá và giảm rủi ro)
EN 809:1998/A1:2009, Pumps and pump units for liquids - Common safety requirements (Máy bơm và tổ hợp bơm chất lỏng - Yêu cầu chung về an toàn)
EN 853:2013, Rubber hoses and hose assemblies - Wire braid reinforced hydraulic type - Specification (Ống cao su và cụm vòi - Ống dẫn thủy lực lõi thép - Đặc tính kỹ thuật)
EN 854:2013, Ruber hoses and hose assemblies - Textile reinforced hydraulic type - Specification (Ống cao su và cụm vòi - Ống dẫn thủy lực có lớp sợi dệt - Đặc tính kỹ thuật)
EN 855:2011, Plastics hoses and hose assemblies - Thermoplastics textile reinforced hydraulic type - Specification (Ống nhựa và cụm vòi - Ống dẫn thủy lực bằng nhựa có lớp sợi dệt - Đặc tính kỹ thuật)
EN 856:2011, Ruber hoses and hose assemblies - Rubber-covered spiral wire reinforced hydraulic type - Specification (Ống cao su và cụm vòi - Ống dẫn thủy lực với dây xoắn ốc tăng cường - Đặc tính kỹ thuật)
EN 857:2013, Ruber hoses and hose assemblies - Wire braid reinforced compact type for hydraulic application - Specification (Ống cao su và cụm vòi - Ống dẫn thủy lực loại nhỏ với dây xoắn ốc tăng cường - Đặc tính kỹ thuật)
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 12100:2010 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1 Khoan phụt làm đầy lỗ (grouting)
Phương pháp để làm đầy các lỗ khoan.
CHÚ THÍCH: Áp suất của bơm phụt đến 0,3 MPa.
3.2 Khoan phụt ép thẩm thấu (injection)
Phương pháp để phun hỗn hợp chất lỏng hoặc nhựa lỏng vào các lỗ rỗng/lỗ chân chim hoặc phun vào neo đất hoặc các cọc nhỏ.
CHÚ THÍCH 1: Có hai phương pháp khác nhau: Phun chất rắn như xi măng hay betonit vào hỗn hợp chất lỏng hoặc bơm hóa chất như thủy tinh lỏng và chất làm cứng.
CHÚ THÍCH 2: Áp lực của bơm phun đến 11 MPa.
3.3 Khoan phun cao áp (jetting or jet-grouting)
Phương pháp dùng để tạo các khối bê tông trong đất thường được sử dụng làm nền cho móng của tòa nhà đã có từ trước, để gia cố hố hoặc đáy hố, để gia cố đất trong quá trình thi công đường hầm hoặc tạo vách ngăn có độ chặt cao cho đập nước.
CHÚ THÍCH: Áp suất của bơm phun hoặc bơm phun cao áp đến 60 MPa, khi này tốc độ phun của tia được tạo ra qua vòi phun lớn hơn 100 m/s.
3.4 Đoạn ống an toàn (safety burst hose)
Đường ống đặc biệt với cường độ phá hủy thấp là các loại ống được sử dụng rộng rãi, nó sẽ bị vỡ trước tiên trong trường hợp xuất hiện tải trọng hoặc áp suất lớn bất thường.
CHÚ THÍCH: Khi sử dụng đoạn ống đặc biệt này, sự phá hủy đoạn ống này sẽ loại trừ mối nguy hiểm cho các đoạn ống khác trong hệ thống đường ống và sự tăng áp không mong muốn.
4 Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Điều 4 cùng với Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1 của TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) và Bảng 1 của tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm đáng kể liên quan đến thiết bị dùng trong công tác khoan phụt. Chúng được nhận biết thông qua đánh giá rủi ro cho các thiết bị dùng trong công tác khoan phụt, đồng thời yêu cầu phải có các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm các rủi ro này.
Các mối nguy hiểm thông thường xuất hiện trong các trường hợp sau:
a) khi vận chuyển đến và đi khỏi nơi sử dụng;
b) khi lắp ráp và tháo dỡ tại nơi sử dụng;
c) khi vận hành ở nơi sử dụng;
d) khi di chuyển giữa các vị trí làm việc ở nơi sử dụng;
e) khi không vận hành máy ở nơi sử dụng;
f) khi bảo quản ở nhà máy hoặc nơi sử dụng;
g) khi điều khiển bơm từ xa, đặc biệt, nếu khi bơm nằm ngoài tầm nhìn của người vận hành thiết bị khoan;
h) khi bảo dưỡng.
Bảng 1- Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung và các yêu cầu có liên quan
Số TT |
Các mối nguy hiểm |
Điều liên quan của tiêu chuẩn này |
1 |
Mối nguy hiểm cơ học |
|
1.1 |
Dòng chất lỏng có áp |
5.2.1, 5.2.2, 5.2.5, 5.2.7, 5.2.8, 5.2.9, 7.1 |
1.2 |
Phun hoặc phóng ra của chất lỏng có áp lực cao |
5.2.2, 5.2.6, 5.2.9, 7.1 |
2 |
Mối nguy hiểm do tiếng ồn dẫn đến: |
|
2.1 |
Mất khả năng nghe và rối loạn sinh học |
Phụ lục A |
2.2 |
Tai nạn do rối loạn về khả năng giao tiếp bằng lời nói và tín hiệu cảnh báo |
Phụ lục A |
3 |
Vật liệu và chất xử lý cũng như vật liệu sử dụng và nhiên liệu |
|
3.1 |
Mối nguy hiểm do tiếp xúc với chất lỏng cỏ hại, khí ga, hơi nước, khói và bụi |
5.2.3, 5.3 |
5 Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
5.1 Quy định chung
Các thiết bị khoan dùng trong công tác khoan phụt phải đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014). Mọi yêu cầu riêng trong tiêu chuẩn này không được làm thay đổi hoặc thay thế các yêu cầu trong tiêu chuẩn nói trên.
Ngoài ra khi thiết kế các thiết bị này, đối với các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không phải là chủ yếu và không được đề cập đến trong tài liệu này, cần theo hướng dẫn của ISO 12100:2010.
5.2 Các bộ phận thiết bị
5.2.1 Bơm chất lỏng, ống dẫn mềm và máy trộn
Các bộ phận của thiết bị dùng trong công tác khoan phụt phải tuân thủ các yêu cầu theo các tiêu chuẩn dưới đây, nếu áp dụng:
- Bơm chất lỏng: EN 809:1998/A1:2009;
- Ống dẫn mềm: EN 853:2013, EN 854:2013, EN 855:2011, EN 856:2011, EN 857:2013, ISO 4413:2010, ISO 4414:2010;
- Máy trộn: TCVN 11359:2017 (EN 12151:2007).
5.2.2 Điều kiện vận hành
Tất cả các bộ phận trong hệ thống chịu áp lực phải được thiết kế và chế tạo sao cho có thể được vận hành an toàn trong tất cả các điều kiện bất lợi nhất.
Các bộ phận này, ngoại trừ ống dẫn mềm, phải được tính với hệ số an toàn chống phá hủy tương ứng bằng hai lần áp lực làm việc hoặc vượt 50% áp lực lớn nhất có thể hoặc với một giá trị nhỏ nhất vượt 50% áp lực lớn nhất có thể của thiết bị bơm.
5.2.3 Các yêu cầu bổ sung đối với mối nguy hiểm do khí độc
Nếu thiết bị dùng trong công tác khoan phụt khi làm việc tạo ra khí độc, nhà sản xuất, nếu cần, phải trang bị hệ thống thông gió cưỡng bức và một thiết bị giám sát không khí xung quanh với cảnh báo bằng âm thanh hoặc bằng tín hiệu nhấp nháy.
5.2.4 Điều khiển từ xa
Việc đóng lại nguồn cung cấp năng lượng ở các thiết bị được điều khiển từ xa phải thực hiện tại vị trí của thiết bị.
5.2.5 Các yêu cầu bổ sung đối với đường ống dùng cho phương pháp khoan phun cao áp
Nếu như ống hoặc tổ hợp ống có áp lực cao đến 400 bar thì phải lắp một đoạn ống vỡ an toàn vào hệ thống đường ống. Đoạn ống vỡ an toàn phải được bao bọc bởi một vỏ bảo vệ phù hợp để tránh gây chấn thương.
Áp lực phá hủy của đoạn ống vỡ an toàn không được lớn gấp hai lần áp lực làm việc.
5.2.6 Dừng khẩn cấp ờ phương pháp khoan phun cao áp
Bổ sung cho TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.15.4.2, khi sử dụng phương pháp khoan phun cao áp cả hai thiết bị khoan và bơm cao áp phải trang bị một thiết bị dừng khẩn cấp ở vị trí điều khiển để dừng bơm.
5.2.7 Lắp đặt ống cho phương pháp khoan phun cao áp
Ống và tổ hợp ống được dùng trong phương pháp khoan phun cao áp phải được bảo vệ tránh va đập hoặc rung.
5.2.8 Hệ số an toàn vỡ ống cho đường ống được sử dụng cho phương pháp khoan phun cao áp
Đường ống được dùng trong phương pháp khoan phun cao áp phải có áp lực phá hủy gấp bốn lần áp lực làm việc. Áp lực vỡ ống ở đoạn ống vỡ an toàn chỉ gấp hai lần áp lực làm việc.
5.2.9 Điều kiện cho thử nghiệm vòi phun cao áp ở thiết bị dùng trong khoan phụt cao áp
Để thử nghiệm vòi phun cao áp của thiết bị dùng trong khoan phụt cao áp, lỗ vòi phun phải được bảo vệ bởi một vỏ bọc xung quanh và được kẹp cố định với máy.
5.3 Bụi
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Điều 5.28.2 với các sửa đổi dưới đây.
Máy trộn nạp liệu bằng tay không cần trang bị hệ thống thu hồi bụi hoặc lọc bụi.
Máy trộn nạp liệu bằng tay phải có dấu hiệu cảnh báo về nguy hại do bụi.
6 Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
6.1 Quy định chung
Các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của Điều 5 và Điều 7 của tiêu chuẩn này phải được kiểm tra xác nhận theo Bảng 2 dưới đây. Việc kiểm tra xác nhận bao gồm các công việc sau:
a) Kiểm tra thiết kế: kết quả xác nhận các tài liệu thiết kế thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) Tính toán: kết quả xác nhận các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thỏa mãn;
c) Kiểm tra bằng quan sát: kết quả xác nhận đối tượng kiểm tra là có (ví dụ: một tấm chắn bảo vệ, một ký hiệu, một tài liệu);
d) Đo: kết quả chỉ ra các giá trị yêu cầu được đáp ứng (ví dụ: kích thước hình học, khoảng cách an toàn, độ cách điện của mạch điện, tiếng ồn, rung);
e) Kiểm tra chức năng: kết quả chỉ ra các tín hiệu thích hợp, tín hiệu nào có thể được chuyển tiếp đến hệ điều khiển chính của toàn máy, tín hiệu nào sẵn sàng dùng và tín hiệu nào đáp ứng các yêu cầu cũng như các tài liệu kỹ thuật;
f) Kiểm tra đặc biệt: phương pháp đã cho hoặc trong Điều được tham chiếu.
Bảng 2 - Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Điều |
Tên điều |
a) Kiểm tra thiết kế |
b) Tính toán |
c) Kiểm tra bằng quan sát |
d) Đo |
e) Kiểm tra chức năng |
f) Kiểm tra đặc biệt (xem phía cuối bảng) |
5 |
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Quy định chung |
X |
|
|
|
|
2) |
5.2 |
Các bộ phận thiết bị |
|
|
|
|
|
|
5.2.1 |
Bơm chất lỏng, ống dẫn mềm và máy trộn |
X |
|
|
|
|
1), 2) |
5.2.2 |
Điều kiện vận hành |
X |
|
|
|
|
1) |
5.2.3 |
Các yêu cầu bổ sung đối với mối nguy hiểm do khí độc |
X |
|
|
|
X |
|
5.2.4 |
Điều khiển từ xa |
X |
|
|
|
X |
|
5.2.5 |
Các yêu cầu bổ sung đối với ống mềm được sử dụng trong công nghệ khoan cao áp |
X |
|
|
|
|
1) |
5.2.6 |
Dừng khẩn cấp ở phương pháp khoan phun cao áp |
X |
|
|
|
|
2) |
5.2.7 |
Lắp đặt ống trong công nghệ khoan phun cao áp |
X |
|
X |
|
|
|
5.2.8 |
Hệ số an toàn cho đường ống được sử dụng cho phương pháp khoan phun cao áp |
X |
|
|
|
|
1) |
5.2.9 |
Điều kiện cho việc thử nghiệm vòi phun cao áp ở thiết bị dùng trong khoan phụt cao áp |
X |
|
X |
|
|
|
5.3 |
Bụi |
|
|
X |
|
|
2) |
7 |
Thông tin cho sử dụng |
|
|
|
|
|
|
7.1 |
Hướng dẫn sử dụng |
|
|
X |
|
|
2) |
7.2 |
Hướng dẫn bảo dưỡng |
|
|
X |
|
|
2) |
1) Kiểm tra thông qua tài liệu của nhà chế tạo ống 2) Kiểm tra thông qua tài liệu tham khảo của tiêu chuẩn được nêu trong các phần có liên quan. |
6.2 Thử nghiệm chức năng
Tất cả các chuyển động của thiết bị để thực hiện công việc khoan và gia cố được sử dụng trong công nghệ khoan phụt phải được thực hiện không tải trên toàn bộ phạm vi chuyển động cho tới khi đạt tốc độ lớn nhất tương ứng. Thiết bị phải giảm tốc độ trước khi tác động vào giới hạn hành trình và giảm chấn.
7.1 Hướng dẫn sử dụng
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 7.3.2.2 với bổ sung dưới đây:
- Hướng dẫn lắp đặt thiết bị dùng trong công tác khoan phụt;
- Hướng dẫn kiểm tra vòi phun cao áp của thiết bị dùng trong khoan phụt cao áp;
- Hướng dẫn việc xử lý bơm cao áp khi thiết bị dừng khẩn cấp được kích hoạt bởi người điều khiển hoặc người lái;
- Hướng dẫn việc xử lý đường ống cao áp ở nơi sử dụng.
7.2 Hướng dẫn bảo dưỡng
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 7.3.3 với bổ sung sau:
- Hướng dẫn việc giám sát hiện tượng mài mòn và hư hỏng của tất cả các đường ống cao áp;
- Hướng dẫn giám sát các điểm cố định đường ống cao áp trên thiết bị.
Không áp dụng Phụ lục B của TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014).
Đo tiếng ồn phải thực hiện theo TCVN 11358:2017 (EN 12001:2012).
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014), Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ
[2] TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014), Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung
5 Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
6 Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
7 Thông tin cho sử dụng
Phụ lục A (Quy định) Phương pháp thử tiếng ồn
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.