EN 16228-3:2014
THIẾT BỊ KHOAN VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG - AN TOÀN - PHẦN 3: THIẾT BỊ KHOAN NGANG CÓ ĐỊNH HƯỚNG (HDD)
Drilling and foundation equipment - Safety - Part 3: Horizontal directional drilling equipment (HDD)
Lời nói đầu
TCVN 12091-3:2018 hoàn toàn tương đương EN 16228-3:2014.
TCVN 12091-3:2018 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12091 “Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn” bao gồm các phần sau:
TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014), Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ
TCVN 12091-3:2018 (EN 16228-3:2014), Phần 3: Thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD)
TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014), Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng
TCVN 12091-5:2018 (EN 16228-5:2014), Phần 5: Thiết bị thi công tường trong đất
TCVN 12091-6:2018 (EN 16228-6:2014), Phần 6: Thiết bị dùng trong khoan phụt
TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014), Phần 7: Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được
Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với Phần 1 của Bộ tiêu chuẩn nói trên.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại/nhóm C như quy định trong ISO 12100:2010.
Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm, các trường hợp nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Khi các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C này khác với các điều khoản trong các tiêu chuẩn loại/nhóm A hoặc loại/nhóm B thì các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C phải được ưu tiên hơn các điều khoản của các tiêu chuẩn khác. Máy phải được thiết kế và chế tạo theo các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C này.
THIẾT BỊ KHOAN VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG - AN TOÀN - PHẦN 3: THIẾT BỊ KHOAN NGANG CÓ ĐỊNH HƯỚNG (HDD)
Drilling and foundation equipment - Safety - Part 3: Horizontal directional drilling equipment (HDD)
Tiêu chuẩn này cùng với TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) đề cập đến các mối nguy hiểm đáng kể liên quan đến thiết bị khoan ngang có định hướng khi chúng được sử dụng đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng chúng sai mục đích thiết kế nhưng vẫn nằm trong dự tính của nhà sản xuất trong toàn bộ tuổi thọ làm việc của máy (xem Điều 4).
Các yêu cầu của tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu chung của TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014).
Tiêu chuẩn này không nêu lại các yêu cầu trong TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), nhưng bổ sung hoặc thay thế các yêu cầu áp dụng cho thiết bị khoan ngang có định hướng.
Một máy được coi là thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD) nếu nó được thiết kế để khoan theo một đường cong dẹt cho mục đích đặt đường ống, kênh dẫn, cáp điện và thông thường có góc tới của chuỗi cần khoan nhỏ hơn 45° so với bề mặt làm việc trên nền đất.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Máy và thiết bị gia cố nền móng - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung)
ISO 2867:2011, Earth-moving machinery - Access system (Máy đào và chuyển đất - Hệ thống lối vào)
ISO 3411:2007, Earth-moving machinery - Physical dimentions of operators and minimum operator space envelope (Máy đào và chuyển đất - Kích thước cơ thể của người điều khiển và hình bao khoảng không gian hoạt động tối thiểu)
ISO 3449:2005, Earth-moving machinery - Falling-object protective structures - Laboratory tests and performance requirements (Máy đào và chuyển đất - Kết cấu bảo vệ phòng vật rơi - Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các yêu cầu đặc tính)
ISO 3471:2008, Earth-moving machinery - Roll-over protective structures - Laboratory tests and performance requirement (Máy đào và chuyển đất - Kết cấu bảo vệ chống ngã lộn - Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các yêu cầu đặc tính)
ISO 5353:1995, Earth-moving machinery, and tractors and machinery for agriculture and forestry - Seat index point (Máy đào và chuyển đất, máy kéo và máy nông và lâm nghiệp - Điểm dấu chỉ ghế ngồi)
ISO 6682:1986/Amd 1:1989, Earth-moving machinery - Zones of comfort and reach for controls (Máy đào và chuyển đất - Khu vực tiện nghi và khu vực hoạt động cho điều khiển)
ISO 7731:2003, Ergonomics - Danger signals for public and work areas - Auditory danger signals (Ecgônômi - Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm ở nơi công cộng và nơi làm việc - Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm bằng âm thanh)
ISO 9533:2010, Earth-moving machinery - Machine-mounted audible travel alarms and forward horns - Test methods and performance criteria (Máy đào và chuyển đất - Máy gắn hệ thống cảnh báo bằng âm thanh và còi lắp phía trước - Phương pháp thử nghiệm và chỉ tiêu đặc tính)
ISO 11112:1995/Amd 1:2001, Earth-moving machinery - Operators seat - Dimensions and requirements (Máy đào và chuyển đất - Ghế ngồi của người điều khiển - Kích thước và yêu cầu)
ISO 12100:2010, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction1) (An toàn máy - Nguyên tắc thiết kế chung - Đánh giá các rủi ro và giảm rủi ro)
ISO/DIS 15818:2013, Earth-moving machinery - Lifting and tying-down attachment points - Performance requirements (Máy đào và chuyển đất - Điểm nâng và điểm treo buộc - Yêu cầu đặc tính)
ISO 16754:2008, Earth-moving machinery - Determination of average ground contact pressure for crawler machines (Máy đào và chuyển đất - Xác định áp suất tiếp xúc trung bình trên nền của máy bánh xích)
ISO 17063:2003, Earth-moving machinery - Braking systems of pedestrian-controlled machines - Performance requirement and test procedures (Máy đào và chuyển đất - Hệ thống phanh của máy với người đi bộ điều khiển - Yêu cầu đặc tính và quy trình thử nghiệm)
EN 474-1:2006/A4:2013, Earth-moving machinery - Safety - Part 1: General requirements (Máy đào và chuyển đất - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung)
EN 12999:2011/A1:2012, Crane - Loader cranes (Cần trục - Cần trục xếp dỡ)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 12100:2010, TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ về thiết bị khoan ngang có định hướng được quy định trong ISO 21467.
3.1 Thiết bị khoan ngang có định hướng (horizontal directional drill)
Thiết bị sử dụng một đầu cắt có khả năng điều khiển hướng được lắp ở đầu cuối của một chuỗi cần khoan để tạo một lỗ khoan xuyên qua nền đất theo phương ngang.
CHÚ THÍCH: Hoạt động khoan bao gồm việc phun dung dịch khoan qua chuỗi cần khoan đến đầu cắt, kiểm soát lỗ khoan thông qua các cảm biến hoặc bộ phát đáp ở gần đầu cắt và tiếp theo là mở rộng lỗ khoan nhờ hoạt động khoan mở rộng theo hướng ngược lại.
3.2 Chuỗi cần khoan cho thiết bị khoan ngang có định hướng (drill string for HDD)
Một chuỗi dài các đoạn cần khoan kết nối với nhau để truyền lực từ giàn khoan đến đầu cắt hoặc đầu khoan mở rộng để cắt đất và cho phép đổi hướng đầu khoan để định hướng lỗ khoan.
CHÚ THÍCH: Cụm từ “Chuỗi cần khoan” được sử dụng cho thuật ngữ này.
3.3 Giàn khoan (Drill frame)
Kết cấu trên thiết bị khoan ngang dùng để truyền chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến cho chuỗi cần khoan.
3.4 Thiết bị neo cố định vào nền đất (ground fixation device)
Bộ phận giúp cho thiết bị khoan ngang có định hướng được cố định trên nền đất.
3.5 Chỗ thoát cần khoan (exit side)
Vị trí nằm cách xa so với máy cơ sở mà ở đó cần khoan thoát ra khỏi nền đất.
3.6 Khoan mở rộng (back-reaming)
Quá trình mở rộng lỗ khoan nhờ kéo ngược trở lại một đầu khoan mở rộng có đường kính lớn hơn so với đầu khoan để tạo hình lỗ khoan trước đó.
3.7 Công cụ khoan mở rộng (back-reamer)
Công cụ khoan có đường kính lớn hơn công cụ khoan được sử dụng trước đó để tạo hình lỗ khoan.
3.8 Bộ phận dẫn hướng ống (hose track)
Kết cấu để bảo vệ, dẫn hướng và duy trì bán kính uốn cong phù hợp của ống thủy lực, cáp điện, ống dẫn khí trong quá trình chuyển động giữa phần cố định và phần di động của thiết bị khoang ngang có định hướng
3.9 Hệ thống giữ cần khoan/ ống dẫn (drill rod/pipe receiver)
Kết cấu hoặc phương pháp hỗ trợ cần/ống khoan trên thiết bị khoan ngang có định hướng khi chúng không được trang bị thiết bị lắp đặt cần/ống khoan kiểu cơ giới.
3.10 Khu vực kiểm soát của người vận hành (operator zone of control)
Chiều dài đoạn ống khoan có thể quan sát được khi người vận hành ngồi ở vị trí ghế điều khiển với góc quan sát là 60° ở mối phía dựa trên hướng nhìn với giả thiết rằng đầu và mắt cố định được đo từ vị trí trung tâm với chiều dài mở rộng chỉ đến mép trong của khu vực lưu trữ cần khoan/ống khoan và không vượt ra ngoài.
Chú thích 1: Xem Hình 1
CHÚ DẪN:
A |
Điểm chỉ vị trí ngồi |
B |
Khu vực kiểm soát của người vận hành |
Hình 1 - Khu vực kiểm soát của người vận hành
4 Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 4 cùng với Bảng 1.
Bảng 1 của TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) và Bảng 1 của tiêu chuẩn này đề cập tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống và các trường hợp nguy hiểm đáng kể liên quan đến thiết bị khoan ngang có định hướng. Chúng được nhận biết thông qua đánh giá rủi ro cho các thiết bị khoan khoan ngang có định hướng và yêu cầu phải có các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm các rủi ro này.
Mối nguy hiểm thông thường xảy ra trong các điều kiện sau:
a) khi vận chuyển đến và đi khỏi nơi sử dụng;
b) khi lắp ráp và tháo dỡ tại nơi sử dụng;
c) khi vận hành ở nơi sử dụng;
d) khi dịch chuyển giữa các vị trí làm việc ở nơi sử dụng;
e) khi không vận hành máy ở nơi sử dụng;
f) khi bảo dưỡng máy;
g) khi bảo quản ở công trường hoặc nơi sử dụng;
Bảng 1 - Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung và các yêu cầu có liên quan
Số TT |
Mối nguy hiểm |
Điều có liên quan của tiêu chuẩn |
1 |
Mối nguy hiểm cơ học |
5.10.3 |
1.1 |
Cuốn vào hoặc mắc lại |
5.3 |
1.2 |
Mắc lại |
5.10.3, 5.12.3, 5.13 |
1.3 |
Chèn ép do vận hành máy |
5.6, 5.7, 5.9, 5.10.2 |
1.4 |
Chèn ép do chuyển động của các bộ phận |
5.6 |
1.5 |
Chèn ép trong quá trình nối cần/ống khoan |
5.12.8, 5.12.9.1 |
1.6 |
Chèn ép trong khi điều chỉnh cần khoan bằng tay |
5.12.9 |
2 |
Mối nguy hiểm do các chuyển động ngoài ý muốn |
5.3 |
2.1 |
Chuyển động của cần khoan/ công cụ cắt tại chỗ thoát cần khoan |
5.13 |
2.2 |
Chuyển động của các vật thể kết nối với cần khoan tại vị trí thoát cần khoan |
5.13 |
2.3 |
Dịch chuyển máy khỏi vị trí neo |
5.2 |
2.4 |
Chuyển động của máy (dịch chuyển) ở vị trí khoan |
5.6, 5.8 |
3 |
Mối nguy hiểm do tiếp xúc với điện |
5.11 |
4 |
Mối nguy hiểm do tiếng ồn dẫn đến: |
|
4.1 |
Mất khả năng nghe và rối loạn sinh học |
Phụ lục B |
4.2 |
Tai nạn do rối loạn thông tin liên lạc bằng giọng nói và tín hiệu cảnh báo |
Phụ lục B |
5 |
Tầm nhìn tại nơi làm việc |
5.6.2.2, 5.11.2, 5.12.5 |
5 Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014). Mọi yêu cầu riêng trong tiêu chuẩn này không được làm thay đổi hoặc thay thế các yêu cầu trong tiêu chuẩn nói trên.
5.2.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.23 với các thay đổi sau:
Góc ổn định α không nhỏ hơn 10° theo mọi hướng khi di chuyển và không nhỏ hơn 5° trong tất cả các trường hợp khác. Điều này đạt được nhờ máy đủ nặng và/hoặc nhờ sử dụng thiết bị neo vào nền đất. Ổn định máy được xác định bằng tính toán hoặc thử nghiệm vật lý.
5.2.2 Áp lực nền đất
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.2.3.7 với các thay đổi sau:
Ở thiết bị khoan ngang có định hướng đặt trên hệ di chuyển bánh xích, áp lực nền đất trong khi máy di chuyển phải tính toán tuân theo TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Phụ lục F hoặc ISO 16754:2008.
5.3.1 Phanh cho di chuyển máy
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.7.1 với các bổ sung sau:
Hệ thống phanh của thiết bị khoan ngang có định hướng với người đi bộ điều khiển phải phù hợp với các yêu cầu của ISO 17063:2003.
5.3.2 Phanh cho quay máy
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.7.2 với các thay đổi sau:
Chỉ các thiết bị khoan ngang có định hướng được trang bị cơ cấu quay mới phải tuân theo các yêu cầu này.
5.4.1 Quy định chung
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.8.
CHÚ THÍCH: Thiết bị khoan ngang có định hướng không có tời sử dụng cho mục đích nâng hạ.
5.4.2 Xích con lăn và xích tấm
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.8.5 với các ngoại lệ sau:
Xích con lăn và xích tấm sử dụng trên thiết bị khoan ngang có định hướng dùng để đẩy ngang cần khoan với một lực bằng 200 kN hoặc nhỏ hơn được chọn với hệ số an toàn nhỏ nhất là 1,5.
5.5 Thiết bị chỉ báo độ nghiêng
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.10.
CHÚ THÍCH: Tính ổn định thiết bị khoan ngang có định hướng không bị ảnh hưởng bởi vị trí của giá khoan.
5.6.1 Quy định chung
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.14.1.
Phải bố trí một thiết bị bảo vệ phù hợp tại nơi có nguy cơ vật văng ra theo phương ngang.
Khoảng không gian yêu cầu, chỗ để chân... phải tuân theo ISO 3411:2007 và ISO 6682:1986.
5.6.2 Buồng điều khiển/Cabin
5.6.2.1 Thiết bị khoan ngang có định hướng với khối lượng nhỏ hơn 8000 kg
Thiết bị khoan ngang có định hướng với khối lượng vận hành nhỏ hơn 8000 kg không yêu cầu phải có buồng điều khiển.
5.6.2.2 Thiết bị khoan ngang có định hướng với khối lượng bằng hoặc lớn hơn 8000 kg
Phải trang bị một buồng điều khiển/ca bin cho thiết bị khoan ngang có định hướng với khối lượng vận hành bằng hoặc lớn hơn 8000 kg. Buồng điều khiển phải phù hợp với yêu cầu của TCVN xxxx-1:2013 (EN 474-1:2006/A4:2013), 5.3.2, 5.20.1 và 5.22.5.
Thiết bị khoan ngang có định hướng được trang bị một cabin kín phải có ít nhất một thiết bị rửa kính bằng nước cho kính chắn phía trước. Kích thước của buồng điều khiển phải tuân theo yêu cầu của ISO 3411:2007.
5.6.3 Di chuyển, dịch chuyển máy ở nơi làm việc và vị trí (các vị trí) vận hành
Thiết bị khoan ngang có định hướng cho phép người vận hành ngồi trên thiết bị khi di chuyển máy trong quá trình làm việc phải được trang bị một ghế ngồi và một kết cấu bảo vệ phòng lật (ROPS) theo ISO 3471:2008.
Thiết bị khoan ngang có định hướng không trang bị kết cấu bảo vệ phòng lật cho phép người vận hành điều khiển máy từ vị trí ghế ngồi phải có thời gian di chuyển trong quá trình khoan tối đa là 10 s. Giới hạn 10 s để di chuyển máy trong quá trình làm việc phải được thực hiện bởi một thiết bị điều khiển có khả năng tự hồi vị trí.
Thiết bị khoan ngang có định hướng (không kể loại máy được thiết kế làm việc trong hầm lò hoặc được điều khiển từ xa) phải trang bị một ghế ngồi sao cho người vận hành có thể điều khiển máy trong khi làm việc một cách thoải mái. Kích thước ghế ngồi và phạm vi điều chỉnh theo phương ngang phải tuân theo ISO 11112:1995.
5.6.4 Kết cấu bảo vệ phòng vật rơi (FOPS)
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải được trang bị kết cấu bảo vệ phòng vật rơi (FOPS) mức độ II theo ISO 3449:2005 nếu nó sử dụng thiết bị nâng để nâng cần khoan hoặc công cụ làm việc ở phía trên vị trí điều khiển.
5.7 Tiếp cận vị trí điều khiển, vị trí can thiệp và vị trí bảo dưỡng
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.12 với các bổ sung sau:
Yêu cầu tiếp cận đối với đầu cặp và thiết bị kẹp để liên kết đường cáp phải tuân theo ISO 2867:2011.
5.8 Thu hồi, vận chuyển, nâng hạ và lai dắt thiết bị khoan ngang có định hướng và các bộ phận của nó
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.19 với các bổ sung sau:
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải được trang bị điểm móc nâng. Nếu trang bị điểm móc nâng, có thể áp dụng theo hướng dẫn trong ISO/DIS 15818:2013.
Nếu có hộp để hoặc giá để cần khoan có khả năng tháo lắp được, phải ghi khối lượng của toàn bộ hộp để/ giá để cần khoan và đánh dấu điểm móc nâng của nó.
Tốc độ tiến của thiết bị khoan ngang có định hướng do người đi bộ điều khiển không được phép vượt quá 6 km/h.
Tốc độ khi di chuyển về phía người điều khiển (ví dụ lùi máy) khi thiết kế không được phép vượt quá 2,5 km/h. Nếu thiết bị khoan ngang có định hướng được điều khiển thông qua bộ điều khiển từ xa có dây hoặc không dây thì khi thiết kế tốc độ tiến hoặc lùi trong quá trình làm việc không được phép vượt quá 6 km/h.
5.10.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.16 với các bổ sung sau:
Biểu tượng cho thiết bị điều khiển của thiết bị khoan ngang có định hướng được mô tả trong Phụ lục A.
5.10.2 Thiết bị khoan ngang do người đi bộ điều khiển
Chức năng di chuyển của thiết bị khoan ngang do người đi bộ điều khiển phải được điều khiển bằng một thiết bị điều khiển có khả năng tự hồi vị trí, nó cho phép thiết bị dừng lại khi thôi tác động.
5.10.3 Biện pháp bảo vệ khi dừng quay và dừng đẩy cần khoan
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.16.1, Đoạn 3 cho thiết bị khoan ngang có định hướng:
Điều khiển chính cho chuyển động quay và đẩy cần khoan phải là loại điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và phải dừng ngay chuyển động khoan nếu như thôi tác động. Nếu có thể chọn một mô đun điều khiển có khả năng duy trì chuyển động quay và đẩy cần khoan một cách lâu dài, thì mỗi một thao tác điều khiển chuyển động quay và điều khiển (các điều khiển) đẩy cần khoan phải dẫn đến dừng ngay lập tức các chuyển động quay và đẩy cần khoan.
Phải có khóa liên động để đảm bảo các hoạt động quay và đẩy cần khoan chỉ có thể được thực hiện khi người vận hành đã thực sự có mặt ở đúng vị trí điều khiển. Ngay khi người vận hành rời khỏi vị trí điều khiển quy định, chuyển động quay và đẩy cần khoan phải tự động dừng lại.
5.10.4 Chế độ vận hành hạn chế
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.23.2.2.4 với các thay đổi sau:
Chế độ vận hành hạn chế của thiết bị khoan ngang có định hướng phải thực hiện theo yêu cầu tốc độ đẩy cần khoan không lớn hơn 20 m/min.
5.11 Thiết bị thông tin và cảnh báo
5.11.1 Quy định chung
Phải trang bị thiết bị để cảnh báo người vận hành thiết bị khoan ngang có định hướng trong trường hợp máy bị chạm chập điện do tiếp xúc với cáp điện chôn ngầm dưới đất. Thiết bị kiểu này có thể là, ví dụ, một máy dò dòng điện hoặc một hệ thống báo động khi bị chạm chập điện.
Thiết bị khoan ngang có định hướng được thiết kế để sử dụng ở những chỗ có thể có cáp điện đặt ngầm dưới đất thì phải có một thiết bị để theo dõi đầu cuối của cần khoan.
5.11.2 Thiết bị cảnh báo
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.30, Đoạn 1 và Đoạn 2.
Thiết bị khoan ngang có định hướng với người lái ngồi trên có tầm nhìn về phía sau bị che khuất phải có tín hiệu cảnh báo được kích hoạt tự động khi lùi máy tuân theo ISO 9533:2010.
5.12 Bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ
5.12.1 Quy định chung
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 5.23.2 ngoại trừ Điều 5.23.2.2.4.
Bộ phận che chắn cố định và di động phải tuân theo TCVN 9059:2011 (EN 953:2009).
5.12.2 Thiết kế
Máy được thiết kế sao cho phải loại trừ được việc tiếp cận vào cần khoan đang quay hoặc các bộ phận chuyển động trong hệ thống lắp cần khoan khi chúng nằm ở ngoài khu vực kiểm soát của người vận hành.
Trong khu vực kiểm soát của người vận hành, giữa vị trí vận hành và neo cố định với nền đất, không đòi hỏi phải có bộ phận che chắn cho cần khoan khi quay.
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải được thiết kế sao cho không cần phải có người để lắp cần/ống khoan hoặc để đưa cần/ống khoan vào đường dẫn trong khi cần/ống khoan đang quay.
Nhà sản xuất không chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ chuỗi cần khoan nằm phía ngoài các thiết bị kẹp. Khu vực phía trước thiết bị kẹp của máy, nơi có cần/ống khoan lộ ra phải được giám sát tại chỗ.
5.12.3 Bộ phận che chắn chân
Khi không lắp buồng điều khiển và nếu cần/ống khoan nằm trong phạm vi bán kính 1050 mm so với điểm dấu chỉ ghế ngồi theo quy định trong ISO 5353:1995 ở vị trí vận hành, phải có bộ phận che chắn để tránh đặt chân vô ý lên cần/ống khoan tại vị trí vận hành máy. Tất cả phần lộ ra của cần/ống khoan trong phạm vi bán kính 1050 mm so với điểm dấu chỉ ghế ngồi (SIP) phải được che chắn bằng bộ phận che chắn chân nếu như nó không được bảo vệ bằng một kết cấu nào khác của máy (ví dụ vỏ động cơ, buồng điều khiển...). Bộ phận che chắn chân phải có chiều cao bằng với phần trên cùng của cần /ống khoan hoặc bằng 350 mm, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
5.12.4 Vùng nguy hiểm phía sau máy
Phải ngăn chặn việc tiếp cận cần khoan và đầu khoan ở phía sau của máy khi làm việc. Phải sử dụng bộ phận che chắn để ngăn cản việc tiếp cận trong trường hợp không có các kết cấu nào khác của máy đảm nhận (ví dụ vỏ động cơ).
Bộ phận che chắn phải đảm bảo che chắn từ mặt trên của giá khoan (đầu dẫn động trượt trên nó) ở vị trí làm việc đến độ cao 2,5m so với nền đất.
Nếu như bộ phận dẫn hướng ống trên mép giá khoan (giá dẫn hướng) ở phía sau của máy nhô lên cao trong khoảng 1,2m và 2m so với nền đất, cần phải có thiết bị ngăn cản người đi vào khu vực nguy hiểm phía sau máy hoặc tốc độ của bộ phận dẫn hướng ống phải giảm xuống thấp hơn 0,6 m/s trong khu vực nguy hiểm.
5.12.5 Nâng hạ giá khoan
Nếu như giá khoan (giá dẫn hướng) có thể được nâng lên độc lập với máy và việc tiếp cận vào phía dưới của giá khoan là có thể, người vận hành phải quan sát trực tiếp được khu vực phía dưới giá khoan khi nó được hạ xuống. Nếu như người vận hành không thể quan sát trực tiếp, thiết bị cảnh báo phù hợp với ISO 7731:2003 phải báo trước 3 s trước khi hạ giá khoan xuống hoặc tốc độ hạ giá khoan đo ở đầu cuối phía sau của giá khoan không được vượt quá 0,2 m/s.
5.12.6 Thiết bị kẹp
Nếu như chuyển động của thiết bị kẹp, ngoại trừ ngàm kẹp, gây nên mối nguy hiểm do chèn ép, phải lắp đặt một bộ phận che chắn hoặc một thiết bị bảo vệ để ngăn chặn việc tiếp cận.
5.12.7 Thiết bị neo cố định vào nền đất
Neo cố định vào nền đất sử dụng vít xoắn trên suốt chiều dài phải được bảo vệ bằng bộ phận che chắn cố định. Không yêu cầu phải có bộ phận che chắn cố định nếu như trục vít xoắn không nhô lên trên bộ dẫn hướng và người vận hành có thể quan sát trực tiếp thiết bị neo đất và bộ điều khiển là loại có khả năng tự hồi vị trí.
5.12.8 Thiết bị khoan ngang có định hướng với hộp chứa cần/ống khoan
5.12.8.1 Quy định chung
Phải sử dụng một bộ phận che chắn phía bên cạnh của thiết bị khoan ngang có định hướng mà ở đó có lắp hộp chứa cần/ống khoan để loại trừ việc tiếp cận vào hộp chứa cần khoan cũng như việc đi qua hộp chứa cần khoan để tiếp cận với cần khoan đang quay.
Nghiêm cấm việc tiếp cận vào cần/ống khoan đang quay ở phía dưới hộp chứa cần/ống khoan trên thiết bị khoan di chuyển bánh xích nếu như mép dưới của bộ phận che chắn không cao hơn 1m so với nền.
Nhà sản xuất có thể quyết định việc cung cấp thêm một thiết bị bổ sung cần /ống khoan vào giá đỡ cần khoan.
Hướng dẫn vận hành phải có các chỉ dẫn về việc thêm cần/ống khoan bổ sung vào hộp chứa.
Các chỉ dẫn về vận hành/ chứa cần khoan phải có trong hướng dẫn vận hành.
5.12.8.2 Thiết bị khoan trang bị hệ thống lắp đặt cần/ống khoan kiểu cơ giới
Việc tiếp cận vào các bộ phận chuyển động của hệ thống lắp đặt cần/ống khoan kiểu cơ giới phải được loại trừ bằng bộ phận che chắn.
Ở chỗ đòi hỏi việc tiếp cận vào cần/ống khoan ở thiết bị kẹp và/hoặc tại chỗ đầu cặp dẫn động (ví dụ để kết nối đường cáp) phải có một bộ đóng ngắt tại vị trí tiếp cận để kích hoạt chế độ làm việc hạn chế được quy định ở Điều 5.10.4.
5.12.9 Thiết bị khoan ngang có định hướng không có hệ thống lắp đặt cần/ống khoan kiểu cơ giới
5.12.9.1 Thiết bị khoan với cần/ống khoan có khối lượng lớn hơn 25 kg
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải được thiết kế sao cho các đoạn cần/ống khoan có thể được lắp đặt bằng một cần trục hoặc thiết bị nâng chuyên dùng.
Khi thiết bị khoan ngang có định hướng được trang bị một cần trục phục vụ lắp ráp thì cần trục này phải tuân theo EN 12999:2011/A1:2012.
Khi thiết bị khoan ngang có định hướng không có cần trục riêng, người sử dụng cần trang bị một thiết bị nâng chuyên dùng để lắp đặt cần/ống khoan.
Phải có bộ phận tiếp nhận cần/ống khoan để hỗ trợ việc liên kết/vặn ren hai đầu cần/ống khoan mà không cần sử dụng các biện pháp thủ công.
Ở chỗ đòi hỏi việc tiếp cận vào cần/ống khoan ở thiết bị kẹp và/hoặc tại chỗ đầu cặp dẫn động (ví dụ để kết nối dây) phải có một bộ đóng ngắt tại vị trí tiếp cận để kích hoạt chế độ vận hành hạn chế được quy định ở Điều 5.10.4.
5.12.9.2 Thiết bị khoan với cần/ống khoan có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg
Ở thiết bị khoan ngang có định hướng được thiết kế để sử dụng cần/ống khoan có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg, cần khoan có thể do người vận hành lắp đặt bằng thủ công.
Nếu cần khoan được lắp đặt bằng thủ công, phải có bộ phận tiếp nhận cần/ống khoan để hỗ trợ hai đầu của cần/ống khoan. Nó phải cho phép kết nối hoặc vặn ren các đoạn cần khoan mà không cần dùng tay.
Loại điều khiển chuyển động quay và chuyển động đẩy cần khoan kiểu duy trì được trình bày trong Điều 5.10.3 không được phép sử dụng trên thiết bị khoan có chế độ lắp đặt cần/ống khoan bằng thủ công.
5.13 Hệ thống dừng cố định hoạt động
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải được trang bị một thiết bị điều khiển không dây giữa máy và người làm việc ở vị trí thoát cần khoan.
Hệ thống phải bao gồm một trạm điều khiển gốc được lắp trên thiết bị tại vị trí điều khiển và một trạm điều khiển cầm tay. Nó cho phép một người ở cách xa máy có thể tác động để dừng và sau đó giữ cố định cả hai chuyển động quay và đẩy cần khoan. Ngay sau khi cần khoan dừng lại, hệ thống phải loại trừ việc chuyển động tiếp theo của cần khoan cho tới khi trạm điều khiển cầm tay thiết lập một trạng thái làm việc ở trạm gốc được lắp trên máy và người vận hành máy khởi động lại hoạt động của chuỗi cần khoan.
Trạm để dừng hoạt động từ xa không được phép dừng khẩn cấp thay cho trạm điều khiển gốc.
Trạng thái dừng của chuyển động quay và đẩy cần khoan phải được thông báo từ trạm điều khiển cầm tay và tại vị trí người vận hành.
CHÚ THÍCH: Hệ thống dừng hoạt động không thay thế cho trao đổi bằng giọng nói giữa người vận hành và người ở phía vị trí thoát cần khoan.
Liên quan đến độ bền, thiết bị khoan ngang có định hướng được trang bị các bộ phận mở rộng có khả năng điều chỉnh kéo dài hoặc thu ngắn giàn khoan phải được thiết kế tuân theo Điều 5.2.1 của TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014). Phần mở rộng của giàn khoan phải được bố trí điểm treo buộc theo ISO/DIS 15818:2013.
6 Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của Điều 5 và Điều 7 của tiêu chuẩn này phải được kiểm tra xác nhận theo Bảng 2 dưới đây. Việc kiểm tra xác nhận bao gồm các công việc sau:
a) Kiểm tra thiết kế: kết quả xác nhận rằng các tài liệu thiết kế thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) Tính toán: kết quả xác nhận rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thỏa mãn;
c) Kiểm tra bằng quan sát: kết quả xác nhận rằng đối tượng kiểm tra là có (ví dụ: một bộ phận che chắn bảo vệ, một ký hiệu, một tài liệu);
d) Đo: kết quả chỉ ra rằng các giá trị yêu cầu được đáp ứng (ví dụ: kích thước hình học, khoảng cách an toàn, độ cách điện của mạch điện, tiếng ồn, rung);
e) Kiểm tra chức năng: kết quả cho thấy các tín hiệu thích hợp, có thể được chuyển tiếp đến hệ điều khiển chính của toàn máy phải sẵn sàng dùng được và đáp ứng các yêu cầu cũng như các tài liệu kỹ thuật;
f) Kiểm tra đặc biệt: phương pháp đã cho hoặc trong Điều được tham chiếu.
Bảng 2 - Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Điều |
Tên điều |
a) Kiểm tra thiết kế |
b) Tính toán |
c) Kiểm tra bằng quan sát |
d) Đo |
e) Kiểm tra chức năng |
f) Kiểm tra đặc biệt (xem cuối bảng) |
5 |
Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Quy định chung |
x |
|
|
|
|
1) |
5.2 |
Ổn định |
|
|
|
|
|
|
5.2.1 |
Quy định chung |
x |
x |
|
|
x |
1) |
5.2.2 |
Áp lực nền đất |
x |
x |
|
|
|
1) |
5.3 |
Phanh |
|
|
|
|
|
1) |
5.3.1 |
Phanh cho di chuyển máy |
|
|
|
|
|
1) |
5.3.2 |
Phanh cho quay máy |
x |
|
|
|
x |
1) |
5.4 |
Tời, cơ cấu nâng và cáp |
|
|
|
|
|
1) |
5.4.2 |
Xích con lăn và xích tấm |
x |
|
|
|
|
1) |
5.5 |
Thiết bị chỉ báo độ nghiêng |
|
|
|
|
|
1) |
5.6 |
Vị trí điều khiển |
|
|
|
|
|
|
5.6.1 |
Quy định chung |
|
|
|
|
x |
|
5.6.2 |
Buồng điều khiển/Cabin |
|
|
|
|
|
1) |
5.6.2.1 |
Thiết bị khoan ngang có định hướng với khối lượng nhỏ hơn 8000 kg |
|
|
x |
x |
|
|
5.6.2.2 |
Thiết bị khoan ngang có định hướng với khối lượng bằng hoặc lớn hơn 8000 kg |
x |
|
|
x |
|
1) |
5.6.3 |
Di chuyển, dịch chuyển máy ở nơi làm việc và vị trí (các vị trí) vận hành |
x |
|
|
|
|
1) |
5.6.4 |
Kết cấu bảo vệ phòng vật rơi (FOPS) |
x |
x |
|
|
|
1) |
5.7 |
Tiếp cận vị trí điều khiển, vị trí can thiệp và vị trí bảo dưỡng |
|
|
|
|
|
1) |
5.8 |
Thu hồi, vận chuyển, nâng hạ và lai dắt thiết bị khoan ngang có định hướng và các bộ phận của nó |
|
|
x |
|
|
1) |
5.9 |
Vận tốc di chuyển |
x |
|
x |
x |
|
|
5.10 |
Thiết bị điều khiển |
|
|
|
|
|
|
5.10.1 |
Quy định chung |
|
|
x |
|
|
1) |
5.10.2 |
Thiết bị khoan ngang có định hướng do người đi bộ điều khiển |
x |
|
|
|
x |
|
5.10.3 |
Biện pháp bảo vệ khi dừng quay và dừng đẩy cần khoan |
|
|
|
|
x |
1) |
5.10.4 |
Chế độ vận hành hạn chế |
x |
|
|
|
x |
1) |
5.11 |
Thiết bị thông tin và cảnh báo |
|
|
|
|
x |
1) |
5.11.2 |
Thiết bị cảnh báo |
|
|
|
|
x |
1) |
5.12 |
Bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
5.12.1 |
Quy định chung |
|
|
|
|
|
1) |
5.12.2 |
Thiết kế |
x |
|
|
x |
|
|
5.12.3 |
Bộ phận che chắn chân |
x |
|
|
x |
|
|
5.12.4 |
Vùng nguy hiểm phía sau máy |
x |
|
|
x |
|
|
5.12.5 |
Nâng hạ giá khoan |
x |
|
|
|
x |
1) |
5.12.6 |
Thiết bị kẹp |
x |
|
x |
|
|
|
5.12.7 |
Thiết bị neo cố định vào nền đất |
x |
|
x |
|
|
|
5.12.8 |
Thiết bị khoan ngang có định hướng với hộp chứa cần/ống khoan |
|
|
|
|
|
|
5.12.8.1 |
Quy định chung |
x |
|
x |
|
|
|
5.12.8.2 |
Thiết bị khoan trang bị hệ thống lắp đặt cần/ống khoan kiểu cơ giới |
x |
|
x |
|
|
|
5.12.9 |
Thiết bị khoan ngang có định hướng không có hệ thống lắp đặt cần/ống khoan kiểu cơ giới |
|
|
|
|
|
|
5.12.9.1 |
Thiết bị khoan với cần/ống khoan có khối lượng lớn hơn 25 kg |
x |
|
|
|
x |
1) |
5.12.9.2 |
Thiết bị khoan với cần/ống khoan có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg |
x |
|
x |
|
|
|
5.13 |
Hệ thống dừng |
|
|
|
|
x |
|
5.14 |
Mở rộng giàn khoan |
x |
|
x |
|
|
1) |
7 |
Thông tin cho sử dụng |
|
|
|
|
|
|
7.2 |
Hướng dẫn vận hành |
|
|
x |
|
|
1) |
7.3 |
Kí hiệu cảnh báo |
|
|
x |
|
|
1) |
1) Kiểm tra thông qua tài liệu tham khảo của tiêu chuẩn được nêu trong các phần có liên quan. |
6.2 Thử nghiệm phù hợp được áp dụng
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 6.2.2.3.
Thiết bị khoan ngang có định hướng phải được thử nghiệm tuân theo các quy định tại TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 6.2.2.1.
Khi sử dụng hộp hoặc giá để cần khoan có khả năng tháo lắp được, khối lượng đầy tải và điểm treo buộc của nó phải được ghi và đánh dấu, xem Điều 5.8 (Đoạn cuối).
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 7.3.2 với các bổ sung sau:
Các hướng dẫn, cách sử dụng thiết bị an toàn có liên quan đến máy khoan ngang có định hướng, phải bao gồm các điều dưới đây:
- Máy dò dòng điện chạm chập điện và hệ thống báo động tương ứng;
- Hệ thống lưới điện đẳng thế;
- Hệ thống khóa vị trí thoát cần khoan;
- Hướng dẫn vận hành/lắp ráp cần khoan;
- Hướng dẫn cho tất cả mọi người phải tránh xa trong quá trình thiết bị khoan ngang có định hướng làm việc;
- Hướng dẫn bố trí cabin điều khiển;
- Hướng dẫn lắp đặt và tháo dỡ giàn khoan mở rộng, nếu có;
- Hướng dẫn đối với các thiết bị liên quan để tháo và lắp đặt cần khoan tại vị trí thoát cần khoan;
- Hướng dẫn vận hành điều khiển từ xa, nhờ nó mà người vận hành có thể quan sát máy trong quá trình làm việc;
- Hướng dẫn có mô tả đầy đủ những biện pháp phải thực hiện khi khoan phải cáp điện chôn dưới đất.
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), 7.3.2.2.2 với các bổ sung dưới đây:
Dấu hiệu và biểu tượng cảnh báo cho thiết bị an toàn dùng riêng cho máy khoan ngang có định hướng phải tuân theo các yêu cầu của ISO 9244:2008 và Phụ lục A.
Phụ lục này đưa ra các biểu tượng nhằm nâng cao việc sử dụng và vận hành an toàn thiết bị khoan ngang có định hướng và áp dụng chúng đối với từng trường hợp cụ thể cho thiết bị khoan ngang có định hướng. Biểu tượng trong Phụ lục này bổ sung cho các biểu tượng đã có trong TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Phụ lục D.
Các biểu tượng được đưa ra là những biểu tượng cơ bản cho các chức năng riêng. Ngược lại một số biểu tượng có thể được kết hợp để mô tả một chức năng kết hợp và một số ví dụ mô tả các kết hợp nào đó cần cho thiết bị khoan ngang có định hướng.
Trong phụ lục này máy cơ sở được ký hiệu bằng hình tam giác hoặc hình vuông, trong trường hợp cụ thể nó có thể được thay bằng một biểu tượng mô tả cấu hình của máy cơ sở.
A.2 Biểu tượng cho máy cơ sở và giá khoan
Bảng A.1 - Biểu tượng cho máy cơ sở và giá khoan
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dáng/Hình dạng |
1 |
Máy cơ sở/Biểu tượng cơ bản |
|
2 |
Giá máy/Góc giá khoan - nâng lên |
|
3 |
Giá máy/góc giá khoan - hạ xuống |
|
4 |
Bàn trượt - Nâng lên/Rút |
|
5 |
Bàn trượt - Hạ xuống/Đẩy |
|
6 |
Chân chống - Nâng lên |
|
7 |
Chân chống - Hạ xuống |
|
A.3 Biểu tượng cho bộ kẹp phía trước
Bảng A.2 - Biểu tượng cho bộ kẹp phía trước
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dáng/Hình dạng |
8 |
Di chuyển của bộ kẹp - tiến |
|
9 |
Di chuyển của bộ kẹp - lùi |
|
10 |
Bộ kẹp - đóng |
|
11 |
Bộ kẹp - mở |
|
A.4 Biểu tượng cho giá đỡ cần khoan
Bảng A.3 - Biểu tượng cho giá đỡ cần khoan
TT |
Ý nghĩa |
biểu tượng Hình dáng/Hình dạng |
12 |
Hệ thống điều chỉnh cần khoan - nâng lên |
|
13 |
Hệ thống điều chỉnh cần khoan - hạ xuống |
|
14 |
Giá đỡ cần khoan - nâng lên |
|
15 |
Giá đỡ cần khoan - hạ xuống |
|
Bảng A.4 - Biểu tượng cho đầu khoan
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dạng/Hình dáng |
16 |
Đầu khoan - Biểu tượng cơ bản |
|
17 |
Đầu khoan - quay tiến về phía trước |
|
18 |
Đầu khoan - quay lùi về phía sau |
|
19 |
Đầu khoan - rút |
|
20 |
Đầu khoan - đẩy |
|
21 |
Chất lỏng đầu khoan - Lưu lượng đầy đủ |
|
22 |
Chất lỏng đầu khoan - Giảm lưu lượng |
|
A.6 Biểu tượng cho neo trong đất
Bảng A.5 - Biểu tượng cho neo trong đất
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dạng/Hình dáng |
23 |
Neo trong đất - Biểu tượng cơ bản |
|
24 |
Neo trong đất - đi vào/đi xuống |
|
25 |
Neo trong đất - đi ra/đi lên |
|
26 |
Neo trong đất - quay tiến |
|
27 |
Neo trong đất - quay lùi |
|
A.7 Biểu tượng cho bộ kẹp cần khoan
Bảng A.6 - Biểu tượng cho neo trong đất
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dạng/Hình dáng |
28 |
Bộ kẹp - Biểu tượng cơ bản |
|
29 |
Bộ kẹp xoay - Biểu tượng cơ bản |
|
30 |
Bộ kẹp xoay - đóng |
|
31 |
Bộ kẹp xoay - mở |
|
32 |
Bộ kẹp xoay - Xoay ngược chiều kim đồng hồ (ngắt liên kết dưới) |
|
33 |
Bộ kẹp xoay - Xoay cùng chiều kim đồng hồ (ngắt liên kết trên) |
|
34 |
Bộ kẹp cố định - Biểu tượng cơ bản |
|
35 |
Bộ kẹp cố định - đóng |
|
36 |
Bộ kẹp cố định - mở |
|
A.8 Biểu tượng cho nạp cần khoan
Bảng A.7 - Biểu tượng cho nạp cần khoan
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dạng/Hình dáng |
37 |
Lắp cần khoan - chu trình tự động bật |
|
38 |
Lắp cần khoan - chu trình tự động tắt |
|
39 |
Lắp cần khoan - Chu trình tự động |
|
40 |
Lắp cần khoan - Cần ra |
|
41 |
Lắp cần khoan - Cần vào |
|
42 |
Lắp cần khoan - Nâng cần khoan lên phía trên |
|
43 |
Lắp cần khoan - hạ cần khoan xuống phía dưới |
|
44 |
Lắp cần khoan - Mở rộng |
|
45 |
Lắp cần khoan - Thu cần |
|
46 |
Đầu khoan - Búa va đập |
|
A.9 Biểu tượng về cung cấp chất lỏng cho khoan
Bảng A.8 - Biểu tượng về cung cấp chất lỏng cho khoan
TT |
Ý nghĩa |
Biểu tượng Hình dạng/Hình dáng |
47 |
Cấp chất lỏng cho khoan/Nguồn - Biểu tượng cơ bản |
|
48 |
Cấp chất lỏng cho khoan/Nguồn - Lưu lượng đầy đủ |
|
49 |
Cấp chất lỏng cho khoan/Nguồn - Một phần lưu lượng |
|
50 |
Cấp chất lỏng cho khoan/Nguồn - Lưu lượng không ổn định |
|
51 |
Cấp chất lỏng cho khoan/Nguồn - Tắt |
|
52 |
Bơm nước - Áp suất cao |
|
53 |
Bơm - Ly tâm |
|
54 |
Bơm chất lỏng - Biểu tượng cơ bản |
|
55 |
Áp lực của bơm chất lỏng |
|
56 |
Thùng chứa chất lỏng - Biểu tượng cơ bản |
|
57 |
Áp lực trong thùng chứa chất lỏng |
|
58 |
Thùng chứa chất lỏng - Cửa nạp |
|
59 |
Thùng chứa chất lỏng - Cửa xả |
|
60 |
Thùng trộn chất lỏng - Biểu tượng cơ bản |
|
61 |
Thùng trộn chất lỏng - Cửa nạp |
|
62 |
Thùng trộn chất lỏng - Cửa xả |
|
63 |
Thùng chứa hóa chất chống đông lạnh - Biểu tượng cơ bản |
|
64 |
Thùng chứa hóa chất chống đông lạnh - Cửa xả |
|
65 |
Nước/ Súng phun nước làm sạch |
|
66 |
Cửa vào/Áp suất/Nguồn cấp |
|
67 |
Cửa ra/Đường về |
|
B.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Phụ lục B với các bổ sung dưới đây.
B.2 Điều kiện làm việc
Đối với máy khoan ngang có định hướng, các ảnh hưởng của phương pháp thử được loại bỏ bằng cách cho phép thiết bị khoan vận hành với tốc độ lớn nhất nhưng không có dụng cụ khoan gắn kèm.
Khi kiểm tra phát thải tiếng ồn, thiết bị khoan xoay phải vận hành không tải trong một chu kỳ làm việc bình thường.
Không áp dụng TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), B.2.4 cho bơm chất lỏng tích hợp và máy nén khí.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 21467:2004, Earth moving machinery - Horizontal directional drills - Terminology and specifications (Máy đào chuyển đất - Máy khoan ngang có định hướng - Thuật ngữ và các thông số kỹ thuật)
[2] ISO 15817:2012, Earth moving machinery - Safety requirements for remote operator control systems (Máy đào và chuyển đất - Yêu cầu an toàn cho hệ thống điều khiển từ xa)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung
5 Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
6 Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
7 Thông tin sử dụng
Phụ lục A (Tham khảo) Biểu tượng và ký hiệu
Phụ lục B (Quy định) Phương pháp thử tiếng ồn
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.