ISO 61850-3:2013
MẠNG VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG TRONG TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG ĐIỆN - PHẦN 3: YÊU CẦU CHUNG
Communication networks and systems for power utility automation - Part 3: Genearal requirements
Lời nói đầu
TCVN 11996-3:2017 hoàn toàn tương đương với IEC 61850-3:2013;
TCVN 11996-3:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E12 Lưới điện thông minh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11996 (IEC 61850), Mạng và hệ thống truyền thông trong tự động hóa hệ thống điện gồm các phần sau:
1) TCVN 11996-1:2017 (IEC/TR 61850-1:2013), Mạng và hệ thống truyền thông trong tự động hóa hệ thống điện - Phần 1: Giới thiệu và tổng quan
2) TCVN 11996-3:2017 (IEC 61850-3:2013), Mạng và hệ thống truyền thông trong tự động hóa hệ thống điện - Phần 3: Yêu cầu chung
3) TCVN 11996-4:2017 (IEC 61850-4:2011), Mạng và hệ thống truyền thông trong tự động hóa hệ thống điện - Phần 4: Quản lý hệ thống và dự án
Bộ tiêu chuẩn IEC 61850 còn có các phần sau:
1) IEC TS 61850-2, Communication networks and systems in substations - Part 2: Glossary
2) IEC 61850-5, Communication networks and systems for power utility automation - Part 5: Communication requirements for functions and device models
3) IEC 61850-6, Communication networks and systems for power utility automation - Part 6: Configuration description language for communication in electrical substations related to lEDs
4) IEC 61850-7-1, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-1: Basic communication structure - Principles and models
5) IEC 61850-7-2, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-2: Basic information and communication structure - Abstract communication service interface (ACSI)
6) IEC 61850-7-3, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-3: Basic communication structure - Common data classes
7) IEC 61850-7-4, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-4: Basic communication structure - Compatible logical node classes and data object classes
8) IEC 61850-7-410, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-410: Basic communication structure - Hydroelectric power plants - Communication for monitoring and control
9) IEC 61850-7-420, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-420: Basic communication structure - Distributed energy resources logical nodes
10) IEC 61850-7-5, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-5: IEC 61850 - Modelling concepts1
11) IEC TR 61850-7-500, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-500: Basic information and communication structure - Use of logical nodes for modeling application functions and related concepts and guidelines for substations
12) IEC TR 61850-7-510, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-510: Basic communication structure - Hydroelectric power plants - Modelling concepts and guidelines
13) IEC TR 61850-7-520, Communication networks and systems for power utility automation - Part 7-520: Use of logical nodes to model functions of distributed energy resources1
14) IEC 61850-8-1, Communication networks and systems for power utility automation - Part 8-1: Specific communication service mapping (SCSM) - Mappings to MMS (ISO 9506-1 and ISO 9506-2) and to ISO/IEC 8802-3
15) IEC TS 61850-80-1, Communication networks and systems for power utility automation - Part 80-1: Guideline to exchanging Information from a CDC-based data model using IEC 60870-5-101 or IEC GC870-5-104
16) IEC 61850-9-2, Communication networks and systems for power utility automation - Part 9-2: Specific communication service mapping (SCSM) - Sampled values over ISO/IEC 8802-3
17) IEC TR 61850-90-1, Communication networks and systems for power utility automation - Part 90-1: Use of IEC 61850 for the communication between substations
18) IEC TR 61850-90-2, Communication networks and systems for power utility automation - Part 90-2: Using IEC 61850 for communication between substations and control centres
19) IEC TR 61850-90-3, Communication networks and systems for power utility automation - Part 90-3: Using IEC 61850 for condition monitoring diagnosis and analysis
20) IEC TR 61850-90-4, Communication networks and systems for power utility automation - Part 90-4: Network engineering guidelines
21) IEC TR 61850-90-5, Communication networks and systems for power utility automation - Part 90-5: Use of IEC 61850 to transmit synchrophasor information according to IEEE C37.118
22) IEC 61850-10, Communication networks and systems for power utility automation - Part 10: Conformance testing
MẠNG VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG TRONG TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG ĐIỆN - PHẦN 3: YÊU CẦU CHUNG
Communication networks and systems for power utility automation - Part 3: Genearal requirements
Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu chung, chủ yếu là về kết cấu, thiết kế và điều kiện môi trường đối với các thiết bị điện tử thông minh truyền thông và tự động hóa và các hệ thống trong môi trường nhà máy điện và trạm biến áp. Những yêu cầu chung này phù hợp với yêu cầu đối với các thiết bị điện tử thông minh được sử dụng trong các môi trường tương tự, ví dụ như rơle đo lường và thiết bị bảo vệ.
Trong trường hợp các thiết bị điện tử thông minh truyền thông hoặc tự động hóa là một phần tích hợp của thiết bị khác trong nhà máy điện hoặc trạm biến áp, thì các yêu cầu về môi trường đối với thiết bị này sẽ áp dụng cho thiết bị truyền thông.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 4255 (IEC 60529), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).
TCVN 6405:1998 (ISO 780:1997), Bao bì - Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa.
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2008), Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến - Giới hạn và phương pháp đo
TCVN 7699-2-1:2007 (IEC 60068-2-1:2007), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-1: Các thử nghiệm - Thử nghiệm A: Lạnh
TCVN 7699-2-2:2011 (IEC 60068-2-2:2007), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm B: Nóng khô
TCVN 7699-2-30:2007 (IEC 60068-2-30:2005), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-30: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12 h + 12 h)
TCVN 7699-2-78:2007 (IEC 60068-2-78:2001), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-78: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Cab: Nóng ẩm, trạng thái ổn định
TCVN 7909-4-2:2015 (IEC 61000-4-2:2008), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Phương pháp đo và thử- Thử miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện
TCVN 7909-4-3:2015 (IEC 61000-4-3:2010), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử- Thử miễn nhiễm đối với trường điện từ bức xạ tần số vô tuyến
TCVN 7909-4-6:2015 (1EC 61000-4-6:2008), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-6: Phương pháp đo và thử- Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn cảm ứng bởi trường tần số vô tuyến
TCVN 8241-4-5:2009 (IEC 61000-4-5:2005), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Phương pháp đo và thử- Miễn nhiễm đối với xung
TCVN 8241-4-8:2009 (61000-4-8:2001), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-8: Phương pháp đo và thử miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn
TCVN 8241-4-11:2009 (IEC 61000-4-11:2004), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-11: Phương pháp đo và thử- Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp
TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10), Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 11-10: Ngọn lửa thử nghiệm - Phương pháp thử bằng ngọn lửa 50 W nằm ngang và thẳng đứng
TCVN 10884-1 (IEC 60664-1), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm
TCVN 11996 (IEC 61850) (tất cả các phần), Mạng và hệ thống truyền thông trong tự động hóa hệ thống điện
CISPR 24:2010, Information technology equipment - Immunity characteristics - Limits and methods of measurement (Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính miễn nhiễm - Giới hạn và phương pháp đo)
IEC 60068-2-14:2009, Environmental testing- Part 2-14: Tests - Test N: Change of temperature (Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14: Các thử nghiệm - Thử nghiệm N: Thay đổi nhiệt độ)
IEC 60255-21-1, Electrical relays - Part 21: Vibration, shock, bump and seismic tests on measuring relays and protection equipment - Section 1: Vibration tests (sinusoidal) (Rơle điện - Phần 21: Thử nghiệm rung, xóc, va đập và địa chấn trên rơle đo lường và thiết bị bảo vệ - Mục 1: Thử nghiệm rung (hình sin))
IEC 60255-21-2, Electrical relays - Part 21: Vibration, shock, bump and seismic tests on measuring relays and protection equipment - Section 2: Shock and bump tests (Rơle điện - Phần 22: Thử nghiệm rung, xóc, va đập và địa chấn trên rơle đo lường và thiết bị bảo vệ - Mục 2: Thử nghiệm xóc và va đập)
IEC 60255-21-3, Electrical relays - Part 21: Vibration, shock, bump and seismic tests on measuring relays and protection equipment - Section 3: Seismic tests (Rơle điện - Phần 22: Thử nghiệm rung, xóc, va đập và địa chấn trên rơle đo lường và thiết bị bảo vệ - Mục 3: Thử nghiệm địa chấn)
IEC 60255-27:2013, Measuring relays and protection equipment - Part 27: Product safety requirements (Rơle đo lường và thiết bị bảo vệ - Phần 27: Yêu cầu an toàn sản phẩm)
IEC 60417, Graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu bằng hình vẽ trên thiết bị)
IEC 60825-1, Safety of laser products - Part 1: Equipment classification, requirements (An toàn của sản phẩm laze - Phần 1: Phân loại thiết bị, yêu cầu)
IEC 60990:1999, Methods of measurement of touch current and protective conductor current (Phương pháp đo dòng điện chạm và dòng điện chạy trong dây dẫn bảo vệ)
IEC 61000-4-4:2004, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and measurement technique - Electrical fast transient/burst immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-4: Kỹ thuật thử nghiệm và kỹ thuật đo - Thử nghiệm miễn nhiễm với quá độ/đột biến nhanh về điện)
IEC 61000-4-16:2002, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-16: Testing and measurement techniques - Test for immunity to conducted, common mode disturbances in the frequency range 0 Hz to 150 kHz (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-16: Phương pháp đo và thử - Thử nghiệm miễn nhiễm đối với nhiễu chế độ chung, nhiễu dẫn trong dải tần 0-150 kHz)
IEC 61000-4-17:2009, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-17: Testing and measurement techniques - Ripple on d.c. input power port immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-17: Phương pháp đo và thử- Thử nghiệm miễn nhiễm cổng công suất vào một chiều nhấp nhô)
IEC 61000-4-18:2006, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-18: Testing and measurement techniques - Damped oscillatory wave immunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-18: Phương pháp đo và thử- Thử nghiệm miễn nhiễm sóng dao động tắt dần)
IEC 61000-4-29:2000, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-29: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations on d.c. input power port immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-29: Phương pháp đo và thử - Sụt áp, ngắt quãng ngắn và thay đổi điện áp ở thử nghiệm miễn nhiễm cổng nguồn vào một chiều.)
IEC 61010-1:2010, Safety requirements for electrical equipment for measurement, control, and laboratory use - Part 1: General requirements (Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện để đo, điều khiển và sử dụng trong phòng thử nghiệm - Phần 1: Yêu cầu chung)
IEC 61180-1:1992, High-voltage test techniques for low voltage equipment - Part 1: Definitions, test and procedure requirements (Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao dùng cho thiết bị hạ áp - Phần 1: Định nghĩa, yêu cầu về thử nghiệm và quy trình)
IEC 61180-2, High-voltage test techniques for low-voltage equipment - Part 2: Test equipment (Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao dùng cho thiết bị hạ áp - Phần 2: Thiết bị thử nghiệm)
IEC 61850-2:2003, Communication networks and systems in substations - Part 2: Glossary (Mạng và hệ thống truyền thông trong trạm biến áp - Phần 2: Thuật ngữ)
IEC 62271-1, High-voltage switchgear and controlgear - Part 1: Common specifications (Bộ đóng cắt và bộ điều khiển cao áp - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chung)
IEEE 1613:2009, IEEE Standard environmental and testing requirements for Communications networking devices installed in electric power substations (Tiêu chuẩn IEEE yêu cầu về môi trường và thử nghiệm đối với thiết bị mạng truyền thông lắp đặt trong trạm biến áp)
ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment - Registered symbols (Ký hiệu bằng hình vẽ cho sử dụng trên thiết bị - Ký hiệu đã đăng ký)
ISO 9772, Cellular plastics - Determination of horizontal burning characteristics of small specimens subjected to a small flame (Chất dẻo xốp - Xác định đặc tính cháy theo phương ngang của các mẫu nhỏ bằng ngọn lửa nhỏ)
3 Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong IEC 61850-2 và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1.1
Bộ phận tiếp cận được (accessible part)
Bộ phận tiếp cận được trong sử dụng bình thường với một ngón tay thử nghiệm cứng hoặc có khớp chuẩn chặt như được quy định tại TCVN 4255 (IEC 60529).
CHÚ THÍCH 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, bộ phận tiếp cận được trong sử dụng bình thường phần lớn được áp dụng cho mặt trước của thiết bị.
CHÚ THÍCH 2: Mạch/mạng truyền thông có thể được kết nối và đưa ra bên ngoài tủ, thiết bị, hoặc ở mặt trước của tủ mà không cần mở nắp hoặc tấm chắn để tiếp cận, được xem là bộ phận tiếp cận được, đó là PEB, PELV, SELV hoặc tương đương.
[NGUỒN: IEC 60050-442:1998,442-01-15, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH 1 và 2.]
3.1.2
Mạch lân cận (adjacent circuits)
Các mạch điện được ngăn cách khỏi mạch điện được xem xét bằng cách điện chính hoặc cách điện kép/tăng cường.
CHÚ THÍCH 1: Các mạch điện được cách ly bằng các cách điện cao hơn mức cách điện kép hoặc tăng cường không được xem là mạch lân cận.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.2]
3.1.3
Nhiệt độ không khí xung quanh (ambient air temperature)
Nhiệt độ không khí bao quanh toàn bộ thiết bị được xác định trong điều kiện quy định.
CHÚ THÍCH 1: Đối với thiết bị được lắp đặt bên trong một vỏ ngoài, đó là nhiệt độ không khí bên ngoài vỏ ngoài.
CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ môi trường xung quanh được đo bằng một nửa khoảng cách đến bất kỳ thiết bị lân cận nào, nhưng không quá 300 mm từ vỏ thiết bị, ở giữa độ cao của thiết bị, được bảo vệ khỏi bức xạ nhiệt trực tiếp từ thiết bị.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.3]
3.1.4
Tự động hóa (automation)
Hệ thống tự động hóa (automation system)
Việc sử dụng các hệ thống điều khiển và công nghệ thông tin để giảm nhu cầu sử dụng sức người trong sản xuất, truyền tải và phân phối năng lượng.
3.1.5
Tấm chắn (barrier)
Tấm chắn bảo vệ điện.
Bộ phận cung cấp bảo vệ khỏi tiếp xúc trực tiếp từ tất cả các hướng tiếp cận thông thường.
CHÚ THÍCH 1: Tấm chắn có thể chống cháy lan (xem Điều 7).
[NGUỒN: IEC 60050-826:2004, 826-12-23, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH 1.]
3.1.6
Cách điện chính (basic insulation)
Cách điện đặt lên bộ phận mang điện để cung cấp bảo vệ chính chống điện giật.
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này không áp dụng đối với các biện pháp cách ly được áp dụng riêng cho các mục đích vận hành.
[NGUỒN: IEC 60050-826:2004, 826-12-14]
3.1.7
Mặt biên (bounding surface)
Mặt bên ngoài của vỏ thiết bị, được xem là lá kim loại được ép vào bề mặt tiếp xúc của vật liệu cách điện.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.6]
3.1.8
Thiết bị cấp I (class I equipment)
Thiết bị gồm lớp cách điện chính nhằm bảo vệ thiết bị khi điện giật xảy ra và tấm nối bảo vệ nhằm bảo vệ thiết bị khỏi sự cố, do đó các bộ phận dẫn điện bên ngoài vỏ thiết bị không thể có điện trong trường hợp lớp cách điện chính gặp sự cố.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.7]
3.1.9
Thiết bị cấp II (class II equipment)
Thiết bị có
• cách điện chính nhằm chống điện giật cơ bản, và
• cách điện phụ như phương pháp bảo vệ dự phòng sự cố; hoặc
• trong thiết bị đó, bảo vệ chính và bảo vệ sự cố được thực hiện bằng biện pháp cách điện tăng cường.
CHÚ THÍCH 1: Không có quy đjnh đối với dây dẫn bảo vệ và không phụ thuộc vào điều kiện lắp đặt cho các mục đích an toàn, tuy nhiên, thiết bị cấp II cho phép việc kết nối với dây dẫn nối đất cho các mục đích vận hành (ví dụ như EMC).
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.8]
3.1.10
Thiết bị cấp III (class III equipment)
Thiết bị, hoặc các bộ phận của thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn điện SELV hoặc PELV và không sinh ra điện áp nguy hiểm.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.9]
3.1.11
Khe hở không khí (clearance)
Khoảng cách ngắn nhất, được đo trong không khí, giữa hai bộ phận dẫn điện, hoặc giữa một bộ phận dẫn điện và mặt biên của thiết bị, cho dù bề mặt đó có dẫn điện hay không.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.10]
3.1.12
Chỉ số phóng điện tương đối - CTI (comparative tracking index - CTI)
Giá trị bằng số của điện áp lớn nhất tính bằng vôn mà tại đó vật liệu có thể chịu được mà không phóng điện bề mặt trong điều kiện thử nghiệm quy định.
[NGUỒN: IEC 60050-212:2010, 212-11-59]
3.1.13
Mạch truyền thông (communication circuit)
Mạng truyền thông (communication network)
Mạch/mạng để nhận và/hoặc truyền, tín hiệu digital hoặc analog.
CHÚ THÍCH 1: Mạch này có giao tiếp nối với các mạch khác thông qua các kết nối quang, từ hoặc bức xạ điện từ, hoặc kim loại.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.12]
3.1.14
Chiều dài đường rò (creepage distance)
Khoảng cách ngắn nhất dọc theo bề mặt của vật liệu cách điện cứng giữa hai bộ phận dẫn điện, hoặc giữa một bộ phận dẫn điện và phần mặt biên (bộ phận tiếp cận được) của thiết bị, được đo dọc theo bề mặt cách điện.
[NGUỒN: IEC 60050-151:2001, 151-15-50, có sửa đổi - đã bổ sung "hoặc giữa phần dẫn điện và mặt biên (bộ phận tiếp cận được) của thiết bị, được đo dọc theo bề mặt cách điện".]
3.1.15
Tiếp xúc trực tiếp (direct contact)
Tiếp xúc của người với bộ phận có điện.
[NGUỒN: IEC 60050-826:2004, 826-03-05, có sửa đổi - đã xóa "hoặc động vật".]
3.1.16
Cách điện kép (double insulation)
Cách điện kết hợp cả cách điện chính và cách điện phụ.
CHÚ THÍCH 1: Cách điện chính và cách điện phụ là riêng biệt, từng loại cách điện được thiết kế nhằm bảo vệ chống điện giật cơ bản.
[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-06-08, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH 1.]
3.1.17
ELV
Điện áp cực thấp (extra low voltage)
Các mạch phụ tuân thủ theo các điều kiện sử dụng bình thường sau:
• không quá 33 V hiệu dụng xoay chiều hoặc 70 V một chiều được gọi là giới hạn điện áp ELV, và
• tách biệt khỏi HLV tối thiểu bằng biện pháp cách điện chính
VÍ DỤ 1: Các mạch phụ.
VÍ DỤ 2: Đầu nhận và xuất các tín hiệu analog/digital tuân thủ giới hạn điện áp ELV.
VÍ DỤ 3: Kết nối với điểm cuối ELV của các thiết bị khác.
CHÚ THÍCH 1: Không nên tiếp cận các mạch điện ELV trong các điều kiện sử dụng bình thường.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, Bảng A.1]
3.1.18
Vỏ ngoài (enclosure)
Vỏ ngoài phải phù hợp với phân loại và cấp bảo vệ khi áp dụng.
[NGUỒN: IEC 60050-195:1998,195-02-35]
3.1.19
Thiết bị (equipment)
Thiết bị đơn lẻ hoặc bộ thiết bị hoặc bộ máy, hoặc bộ thiết bị lắp đặt chính, hoặc tất cả các thiết bị cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ như máy biến áp, thiết bị của một trạm biến áp, thiết bị đo lường.
CHÚ THÍCH 2: Để phù hợp với mục đích của tiêu chuẩn này, trang thiết bị là các thiết bị truyền thông đa dụng và tự động hóa.
[NGUỒN: IEC 60050-151:2001, 151-11-25, có sửa đổi-bổ sung CHÚ THÍCH 2.]
3.1.20
Thiết bị cần thử nghiệm - EUT (equipment under test - EUT)
Thiết bị quá trình thử nghiệm, kể cả các phụ kiện, trừ khi có quy định khác.
3.1.21
Bộ phận dẫn điện để hở (exposed conductive part)
Bộ phận dẫn điện của thiết bị điện, có thể tiếp cận được và thường không có điện, nhưng có thể có điện trong trạng thái lỗi đơn.
CHÚ THÍCH 1: Đối với các thiết bị không có vỏ ngoài, khung, thiết bị cố định, v.v, có thể trở thành các bộ phận dẫn điện để hở.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các thiết bị có vỏ ngoài, các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận khi thiết bị được lắp ở vị trí sử dụng thông thường, bao gồm cả các bề mặt cố định thiết bị, cấu thành các bộ phận dẫn điện để hở.
[NGUỒN: IEC 60050-826:2004, 826-12-10, có sửa đổi - bổ sung CHÚ THÍCH 1 và 2.]
3.1.22
Vỏ ngoài chống cháy (fire enclosure)
Bộ phận của thiết bị nhằm giảm thiểu cháy lan hoặc ngăn chặn ngọn lửa từ bên trong thiết bị.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.19]
3.1.23
Nối đất chức năng (functional earthing/functional grounding)
Nối đất một điểm hoặc nhiều điểm trong hệ thống hoặc hệ thống lắp đặt hoặc thiết bị, cho nhiều mục đích khác không phải là an toàn điện.
[NGUỒN: IEC 60050-195, Sửa đổi 1:2001,195-01-13]
3.1.24
Cách điện chức năng (functional insulation)
Cách điện giữa các bộ phận dẫn điện, cần thiết cho sử dụng bình thường của thiết bị.
[NGUỒN: IEC 60050-195:1998,195-02-41]
3.1.25
Mức năng lượng nguy hiểm (hazardous energy level)
Mức công suất từ 240 VA trở lên, được duy trì từ 60 s trở lên, hoặc mức năng lượng lưu trữ là 20 J trở lên (ví dụ, từ một hoặc nhiều tụ điện), có điện áp từ 2 V trở lên.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.22]
3.1.26
Bộ phận mang điện nguy hiểm (hazardous live part)
Bộ phận mang điện với điện áp vượt quá 33 V xoay chiều hoặc 70 V một chiều.
[NGUỒN: IEC 60050-826:2004, 826-12-13, có sửa đổi - Các giá trị điện áp đã được cung cấp]
3.1.27
Điện áp nguy hiểm (hazardous live voltage)
HLV
Điện áp trong điều kiện sử dụng bình thường vượt quá 33 V xoay chiều hoặc 70 V một chiều.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.23]
3.1.28
Vật liệu xốp loại HBF (HBF class foamed material)
Vật liệu xốp được thử nghiệm với độ dày nhỏ nhất có thể, được sử dụng và phân loại HBF theo tiêu chuẩn ISO 9772.
[NGUỒN: IEC 60255-27:2005, 3.27]
3.1.29
Vật liệu loại HB40 (HB40 class material)
Vật liệu được thử nghiệm với độ dày nhỏ nhất có thể, được sử dụng và được phân loại HB40 theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.25]
3.1.30
Vật liệu loại HB75 (HB75 class material)
Vật liệu được thử nghiệm với độ dày nhỏ nhất có thể, được sử dụng và được phân loại HB75 theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, 3.26]
3.1.31
Tính nguyên vẹn cao (high-integrity)
Bộ phận hoặc vật liệu có tính nguyên vẹn cao được xem là không bị hỏng đến mức gây rủi ro nguy hiểm theo tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Bộ phận hoặc vật liệu có tính nguyên vẹn cao được xem là không bị hư hỏng khi một sự cố duy nhất xảy ra.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.27]
3.1.32
Mạch năng lượng bị giới hạn (limited-energy circuit)
Mạch điện đáp ứng tất cả các tiêu chí được đưa ra trong 7.12 của IEC 60255-27:2013.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.28]
3.1.33
Bộ phận mang điện (live part)
Dây dẫn hoặc bộ phận dẫn điện được dùng để cấp điện trong sử dụng bình thường, kể cả dây trung tính.
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này không cần thiết hàm ý nguy cơ điện giật.
[SOURCE: IEC 60050-195:1998, 195-02-19, có sửa đổi - đã xóa "nhưng theo quy ước không phải là dây PEN hoặc dây PEM hoặc dây PEL".]
3.1.34
Môi trường hẹp (micro-environment)
Những điều kiện xung quanh mà ngay lập tức bao quanh khe hở không khí và chiều dài đường rò, và được xem là không bao gồm nhiễm bẩn do chính thiết bị thải ra trong sử dụng bình thường.
CHÚ THÍCH 1: Môi trường hẹp của khe hở không khí hoặc chiều dài đường rò, chứ không phải là môi trường của thiết bị, mới quyết định hiệu quả cách điện.
[IEC 60050-442:1998, 442-01-29, có sửa đổi - CHÚ THÍCH 1 đã sửa đổi.]
3.1.35
Mạch điện phụ (non-primary circuit)
Mạch điện được cách ly với nguồn xoay chiều hoặc một chiều và VT và CT bên ngoài.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.32]
3.1.36
Sử dụng bình thường (normal operational use)
Thiết bị được lắp đặt và vận hành trong điều kiện sử dụng bình thường, với tất cả các vỏ ngoài và biện pháp bảo vệ được áp dụng.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.33]
3.1.37
Cấp quá điện áp (overvoltage category)
Con số xác định điều kiện quá điện áp quá độ.
CHÚ THÍCH 1: Các cấp quá áp I, II, III được sử dụng.
CHÚ THÍCH 2. Xem Điều A.1 của IEC 60255-27:2013 về chi tiết các cấp quá điện áp.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.35]
3.1.38
Mạch PEB - Mạch liên kết đẳng thế bảo vệ (PEB circuit - protective equipotential bonding circuit)
Các mạch phụ tuân thủ theo các giới hạn điện áp ELV và các điều kiện sau:
• bảo vệ chính chống điện giật bởi biện pháp cách điện chính cách ly HLV với các mạch PEB; và
• đối với bảo vệ chống sự cố, các mạch PEB và các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận, sẽ được nối với đầu cuối của dây dẫn bảo vệ và tuân thủ mục 6.6.5, giúp ngăn chặn các điện áp nguy hiểm trong mạch PEB
VÍ DỤ 1: Đầu nhận và xuất tín hiệu analog/digital có thể được kết nối trực tiếp với mạng hoặc mạch truyền thông.
VÍ DỤ 2: Các cổng PEB phù hợp để kết nối với các cổng PEB của các thiết bị khác.
CHÚ THÍCH 1: Xem IEC 60255-27:2013, Hình A.3.
CHÚ THÍCH 2: Các mạch PEB có thể tiếp cận được và an toàn khi chạm vào trong điều kiện sử dụng bình thường và trong trạng thái lỗi đơn.
CHÚ THÍCH 3: Các mạch PEB có thể được coi là các mạch bảo vệ nối đất hoặc các bộ phận nối đất có thể tiếp cận cho các mục đích được đề cập trong IEC 60255-27:2013, Bảng A.2.
3.1.39
Mạch PELV - Mạch bảo vệ điện áp cực thấp (PELV circuit - protective extra low voltage circuit)
Các mạch phụ tuân thủ các giới hạn điện áp ELV và các điều kiện sau:
• các mạch PELV được cách ly ra khỏi HLV bằng các biện pháp cách điện tăng cường/cách điện kép và
• các mạch PELV có thể được nối với bộ phận nối đất chức năng, dây dẫn bảo vệ (nối đất), hoặc có nối đất dự phòng.
VÍ DỤ 1: Đầu nhận và xuất tín hiệu analog/digital có thể được kết nối trực tiếp với mạng truyền thông hoặc mạch điện.
VÍ DỤ 2: Các cổng PELV phù hợp để kết nối với các cổng PELV của các thiết bị khác.
CHÚ THÍCH 1: Xem IEC 60255-27:2013, Hình A.2.
CHÚ THÍCH 2: Các mạch PELV có thể tiếp cận được và an toàn khi chạm vào trong điều kiện sử dụng bình thường và trong trạng thái lỗi đơn.
3.1.40
Nhiễm bẩn (pollution)
Bất kỳ vật chất lạ, chất rắn, lỏng hoặc khí có thể làm giảm độ bền điện môi hoặc điện trở bề mặt của lớp cách điện.
CHÚ THÍCH 1: Các khí ion hóa có tính chất tạm thời không được xem là nhiễm bẩn.
[SOURCE: IEC 60050-442:1998, 442-01-28]
3.1.41
Độ nhiễm bẩn (pollution degree)
Số mô tả sự nhiễm bẩn dự kiến của môi trường hẹp.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.39]
3.1.42
Nhiễm bẩn độ 1 (pollution degree 1)
Thường không gây nhiễm bẩn hoặc chỉ xuất hiện các nhiễm bẩn khô, không dẫn điện. Sự nhiễm bẩn không gây ảnh hưởng.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.40]
3.1.43
Nhiễm bẩn độ 2 (pollution degree 2)
Thường chỉ xuất hiện các nhiễm bẩn không dẫn điện ngoại trừ thỉnh thoảng tạm dẫn điện do mật độ tăng cao có thể dự báo được.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.41]
3.1.44
Nhiễm bẩn độ 3 (pollution degree 3)
Thường xuất hiện nhiễm bẩn dẫn điện, hoặc nhiễm bẩn khô không dẫn điện, nhưng có thể trở nên dẫn điện do mật độ cao có thể dự báo được.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.42]
3.1.45
Nhiễm bẩn độ 4 (pollution degree 4)
Thường nhiễm bẩn tạo ra sự dẫn điện liên tục do bụi dẫn hoặc mưa hoặc tuyết.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.43]
3.1.46
Mạch chính (primary circuit)
Mạch điện kết nối trực tiếp đến đầu vào nguồn xoay chiều hay một chiều. Các mạch điện của thiết bị kết nối với VT hoặc CT cũng được xếp loại là mạch chính.
CHÚ THÍCH 1: Xem IEC 60255-27:2013, Phụ lục B.
CHÚ THÍCH 2: Mạch rơle đo lường được cấp nguồn từ nguồn cáp điện bên ngoài xoay chiều hoặc một chiều, tuân thủ các yêu cầu về mạch ELV, theo tiêu chuẩn IEC 60255-27:2013, Bảng A.1, có thể được coi như các mạch phụ, với điều kiện điện áp quá độ hoặc xung ở đầu ra nguồn không vượt quá yêu cầu ở Hình 2 của IEC 61010-1:2010.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.44]
3.1.47
Họ sản phẩm (product family)
Những thiết bị dựa trên một nền tảng phần cứng và/hoặc phần mềm chung.
[SOURCE: IEC 60255-1:2009, 3.17]
3.1.48
Mạch liên kết bảo vệ (protective bonding)
Kết nối điện từ của bộ phận dẫn điện để hở hoặc của màn chắn bảo vệ, bằng các phương tiện kết nối, đến dây dẫn bảo vệ ngoài đã được nối đất an toàn nhằm tạo ra tính liên tục điện.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.45]
3.1.49
Điện trở liên kết bảo vệ (protective bonding resistance)
Trở kháng giữa điểm nối của dây dẫn bảo vệ và phần dẫn điện phải được nối với dây dẫn bảo vệ.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.46]
3.1.50
Dây dẫn bảo vệ (protective conductor)
Dây dẫn dùng cho mục đích an toàn, ví dụ như chống điện giật, bằng cách nối điện bất kỳ bộ phận nào sau đây:
• điểm nối đất chính;
• bộ phận dẫn điện để hở;
• điện cực nối đất;
• điểm nối đất của nguồn hoặc điểm trung tính nhân tạo.
[NGUỒN: IEC 60050-195:1998, 195-02-09, có sửa đổi, thêm vào - "Bằng cách nối điện bất kỳ bộ phận nào sau đây: điểm nối đất chính, bộ phận dẫn điện để hở, điện cực nối đất, điểm nối đất của nguồn hoặc điểm trung tính nhân tạo".]
3.1.51
Nối đất bảo vệ (protective earthing/protective grounding)
Nối đất một điểm trong thiết bị nhằm chống điện giật trong trường hợp có sự cố.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.48]
3.1.52
Trở kháng bảo vệ (protective impedance)
Trở kháng được kết nối giữa các bộ phận có điện và các bộ phận dẫn điện để hở, ở giá trị mà dòng điện được giới hạn ở một giá trị an toàn trong tình huống sử dụng bình thường và dưới các điều kiện lỗi có thể xảy ra trong thiết bị, và được cấu tạo sao cho độ an toàn được duy trì trong suốt thời gian sử dụng thiết bị.
CHÚ THÍCH 1: Một trở kháng bảo vệ phải vượt qua được thử nghiệm khả năng chịu điện áp của điện môi trong biện pháp cách điện kép, và lựa chọn cần tính đến trạng thái cao hơn của nó.
[SOURCE: IEC 60050-442:1998, 442-04-24, có sửa đổi - thuật ngữ "chuyển mạch điện từ" đã được thay thế bằng "thiết bị" và bổ sung CHÚ THÍCH 1.]
3.1.53
Màn chắn bảo vệ (protective screening/protective shielding)
Vách ngăn các mạch điện và/hoặc dây dẫn khỏi các bộ phận mang điện nguy hiểm bằng một màn chắn bảo vệ điện được kết nối với hệ thống liên kết đẳng thế bảo vệ nhằm chống điện giật.
[SOURCE: IEC 60050-195, Sửa đổi 1:2001, 195-06-18]
3.1.54
Vách ngăn bảo vệ (protective separation)
Vách ngăn một mạch điện khỏi một mạch khác bằng:
• cách điện kép, hoặc
• cách điện chính và màn chắn bảo vệ điện, hoặc
• cách điện tăng cường.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.51]
3.1.55
Điện áp xung danh định (rated impulse voltage)
Giá trị điện áp xung được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị hoặc một phần của thiết bị, đặc trưng cho khả năng cách điện lý thuyết của thiết bị khi xảy ra quá áp quá độ. Giá trị điện áp này được dùng để tham khảo cho khe hở không khí.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.52]
3.1.56
Điện áp cách điện danh định (rated insulation voltage)
RIV
Giá trị điện áp được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị, hoặc một bộ phận của thiết bị, đặc trưng cho khả năng cách điện lý thuyết (dài hạn) của thiết bị. Giá trị điện áp này được dùng để tham chiếu cho thử nghiệm điện môi và chiều dài đường rò.
CHÚ THÍCH 1: Mức điện áp cách điện không nhất thiết phải bằng mức điện áp của thiết bị. Điện áp thiết bị chủ yếu liên quan đến thực hiện chức năng.
CHÚ THÍCH 2: Mức điện áp cách diện đề cập đến khả năng cách điện giữa các mạch điện.
CHÚ THÍCH 3: Đối với khe hở không khí và vật liệu cách điện cứng, giá trị đỉnh của điện áp xuất hiện qua lớp cách điện hoặc khe hở không khí là giá trị xác điện áp cách điện danh định. Đối với chiều dài đường rò, giá trị hiệu dụng hay một chiều là giá trị xác định.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.53]
3.1.57
Điện áp danh định (rated voltage)
Giá trị điện áp được nhà chế tạo ấn định cho một điều kiện hoạt động cụ thể của một thành phần, thiết bị hoặc trang thiết bị.
CHÚ THÍCH 1: Thiết bị có thể có nhiều giá trị điện áp danh định hoặc có thể có một dãy điện áp danh định
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.54]
3.1.58
Cách điện tăng cường (reinforced insulation)
Biện pháp cách điện các bộ phận mang điện nguy hiểm, nhằm chống điện giật tương đương với cách điện kép.
CHÚ THÍCH 1: Biện pháp cách điện tăng cường có thể gồm nhiều lớp không thể thử nghiệm đơn lẻ như các biện pháp cách điện chính hoặc cách điện phụ.
[SOURCE: IEC 60050-195:1998, 195-06-09]
3.1.59
Khu vực hạn chế tiếp cận (restricted access area)
Khu vực chỉ được tiếp cận bởi người có kỹ năng và người đã được đào tạo về điện, có thẩm quyền và hiểu biết về bất kỳ nguy cơ mất an toàn.
CHÚ THÍCH 1: Các khu vực này bao gồm các thiết bị chuyển mạch kín, thiết bị phân phối, tủ chuyển áp, tủ biến áp, các hệ thống phân phối được bọc bằng kim loại hoặc các thiết bị khép kín khác.
[SOURCE: IEC 60050-195:1998, 195-04-04, có sửa đổi - CHÚ THÍCH 1 đã thêm nội dung "và hiểu biết về bất kỳ nguy cơ mất an toàn".]
3.1.60
Thử nghiệm thường xuyên (routine test)
Thử nghiệm phù hợp được thực hiện trên từng hạng mục trong hoặc sau khi sản xuất.
[SOURCE: IEC 60050-151:2001, 151-16-17]
3.1.61
Màn chắn (screen/shield)
Bộ phận dẫn điện bao gồm hoặc tách biệt với mạch điện và/hoặc dây dẫn.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.59]
3.1.62
Mạch SELV - Mạch điện áp cực thấp cách ly/an toàn (SELV circuit - separated/safety extra low voltage circuit)
Các mạch phụ tuân thủ các giới hạn điện áp ELV và các điều kiện sau:
• tách khỏi HLV bằng biện pháp cách điện tăng cường/kép, và
• không có liên kết nối đất.
VÍ DỤ 1: Đầu nhận và xuất tín hiệu analog/digital có thể được kết nối trực tiếp với mạng truyền thông không nối đất hoặc mạch điện.
VÍ DỤ 2: Các cổng SELV phù hợp để kết nối với các cổng SELV của các thiết bị khác.
CHÚ THÍCH 1: Xem IEC 60255-27:2013, Hình A.1.
CHÚ THÍCH 2: Các mạch SELV có thể tiếp cận được và an toàn khi chạm vào trong điều kiện sử dụng bình thường và cả trong trạng thái lỗi đơn.
CHÚ THÍCH 3: Không được phép nối đất với mạch SELV; ví dụ, không được kết nối với cáp dưới mặt đất hoặc mạch truyền thông nối đất. Trong trường hợp cần thiết, định nghĩa mạch thay đổi theo IEC 60255-27:2013, Hình A.2 (PELV).
3.1.63
Cách điện phụ (supplementary insulation)
Cách điện độc lập được áp dụng bổ sung vào cách điện chính nhằm bảo vệ chống lại điện giật trong trường hợp hỏng cách điện chính.
[SOURCE: IEC 60050-195:1998, 195-06-07, có sửa đổi - "để bảo vệ lỗi" được thay thế bằng "nhằm bảo vệ chống lại điện giật trong trường hợp hỏng cách điện chính".]
3.1.64
Phóng điện bề mặt (tracking)
Suy giảm liên tục của bề mặt của vật liệu cách điện rắn gây ra bởi hiện tượng phóng điện cục bộ tạo thành tuyến dẫn điện hoặc một phần tuyến dẫn điện.
CHÚ THÍCH 1: Phóng điện bề mặt thường xảy ra do nhiễm bẩn bề mặt.
[SOURCE: IEC 60050-212:2010, 212-11-56]
3.1.65
Thử nghiệm điển hình (type test)
Thử nghiệm một hoặc nhiều thiết bị được thực hiện theo một thiết kế nhất định, nhằm kiểm tra xem những thiết bị này có tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan.
[SOURCE: IEC 60050-851:2008, 851-12-05]
3.1.66
Người sử dụng (user)
Nhân viên được đào tạo phù hợp và có kinh nghiệm cần thiết để nhận thức được các mối nguy hiểm mà họ phải đối mặt khi vận hành thiết bị trong khu vực hạn chế tiếp cận và các biện pháp giảm thiểu nguy hiểm cho bản thân và người khác.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.65]
3.1.67
Khả năng chịu thử (withstand)
Tình trạng thiết bị có thể hoạt động trong các điều kiện môi trường hoặc điều kiện thử nghiệm được đặt vào (ví dụ, điện áp xung).
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.66]
3.1.68
Điện áp làm việc (working voltage)
Giá trị hiệu dụng cao nhất của điện áp xoay chiều hay một chiều trên bất kỳ cách điện cụ thể nào xuất hiện khi thiết bị được cấp điện áp danh định.
CHÚ THÍCH 1: Không tính tới các quá độ điện áp.
CHÚ THÍCH 2: Áp dụng cho cả hai điều kiện hở mạch và điều kiện sử dụng bình thường.
[SOURCE: IEC 60255-27:2013, 3.67]
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
a.c. |
Dòng điện xoay chiều |
AIS |
Thiết bị ngắt điện bằng không khí |
d.c. |
Dòng điện một chiều |
GIS |
Thiết bị ngắt điện bằng khí gas |
HMI |
Giao diện người-máy |
IED |
Thiết bị điện tử thông minh |
IP |
Giao thức liên mạng |
MTTF |
Thời gian hoạt động trung bình đến khi hư hỏng |
SCADA |
Điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu |
SF6 |
Sulfur hexafluoride |
TCP |
Giao thức điều khiển vận chuyển |
4.1 Quy định chung
Điều 4 quy định các điều kiện môi trường đối với thiết bị được bảo vệ thời tiết trong khi sử dụng tĩnh, bảo trì và sửa chữa.
Áp dụng IEC 62271-1 khi thiết bị tạo thành một phần tích hợp với thiết bị đóng cắt và điều khiển cao áp (ví dụ các thành phần của bus quá trình).
4.2 Điều kiện môi trường bình thường
Các IED truyền thông và tự động hóa và các hệ thống trong môi trường nhà máy điện và trạm biến áp được sử dụng trong các điều kiện làm việc thông thường được liệt kê trong Bảng 1.
Bảng 1 - Điều kiện môi trường bình thường
Tham số môi trường |
Điều kiện |
|
Nhiệt độ môi trường xung quanha |
Giới hạn trên |
≤ +55 °C |
Giới hạn dưới |
≥ -10 °Cd |
|
Bức xạ mặt trời |
Không đáng kể |
|
Độ cao so với mục nước biển |
≤ 2 000 m |
|
Không khí nhiễm bẩn do bụi, muối, khói, khí ăn mòn/dễ cháy, hơi |
Nhiễm bẩn không khí không đáng kểc |
|
Độ ẩm tương đối: trung bình 24 h |
Từ 5 % đến 95 %b |
|
Rung động, động đất |
Theo các cấp của bộ IEC 60255-21 môi trường cấp 0 hoặc cấp 1 |
|
Nhiễu điện từ |
Môi trường điện từ được xác định bởi vị trí sử dụng |
|
a Nhiệt độ không khí xung quanh là nhiệt độ tối đa hoặc tối thiểu xung quanh vỏ ngoài của IED. Tùy thuộc vào loại khí hậu và loại vị trí được bảo vệ thời tiết nơi mà IED được gắn, các giới hạn về nhiệt độ có thể khắc nghiệt ít hoặc nhiều. Do đó, thiết bị phải có khả năng hoạt động theo một trong các dải nhiệt độ chuẩn ưu tiên liệt kê trong 5.5. b Các điều kiện này tương ứng với các giá trị lớn nhất được cho các cấp 3C1 và 3S1 trong IEC 60721-3-3. c Không ngưng tụ hoặc đá được xem xét. d Màn hình có thể trở nên tối hoặc không thể đọc được ở nhiệt độ thấp; Tuy nhiên, điều kiện này không ảnh hưởng đến hoạt động đúng của việc bảo vệ hoặc các chức năng khác. |
4.3 Điều kiện môi trường đặc biệt
Người sử dụng phải tham khảo Bảng 2 khi thiết bị được sử dụng trong các điều kiện khác với điều kiện môi trường bình thường trong Bảng 1. Trong trường hợp này, phải có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.
Bảng 2 - Điều kiện môi trường đặc biệt
Tham số môi trường |
Điều kiện |
|
Nhiệt độ môi trường xung quanh a |
Giới hạn trên |
≤ +55°C |
Giới hạn dưới |
≥ -10 °C f |
|
Độ cao so với mực nước biển |
> 2 000 m b |
|
Không khí nhiễm bẩn do bụi, muối, khói, khí ăn mòn/dễ cháy, hơi |
Nhiễm bẩn không khí không đáng kểc |
|
Độ ẩm tương đối: trung bình 24 h |
> 95 %d |
|
Rung động, động đất |
Theo các cấp của bộ IEC 60255-21 môi trường cấp 2 e |
|
Nhiễu điện từ |
Môi trường điện từ được xác định bởi vị trí sử dụng |
|
a Nhiệt độ không khí xung quanh là nhiệt độ tối đa hoặc tối thiểu xung quanh vỏ ngoài của IED. b Đối với các độ cao so với mực nước biển trên 2.000 m người sử dụng phải tham khảo IEC 60664-1. c Các điều kiện này tương ứng với các giá trị lớn nhất được cho các cấp 3C2 và 3S2 trong IEC 60721-3-3. d Trong điều kiện trong nhà nhiệt đới, giá trị trung bình của độ ẩm tương đối đo được trong thời gian 24 h có thể là 98 %. e Cấp khắc nghiệt này liên quan đến các rơle đo lường và các thiết bị bảo vệ đòi hỏi phải có độ an toàn rất cao hoặc khi mức xó-c động đất rất cao f Màn hình có thể trở nên tối hoặc không thể đọc được ở nhiệt độ thấp: Tuy nhiên, điều kiện này không ảnh hưởng đến hoạt động đúng của việc bảo vệ hoặc các chức năng khác. |
4.4 Điều kiện bảo quản
Các IED truyền thông và tự động hóa được thiết kế để bảo quản trong bao bì mà chúng được cung cấp. Phạm vi nhiệt độ nơi bảo quản phải được chọn từ các dải được cho trong 5.5 và được nhà chế tạo nêu ra.
5.1 Quy định chung
Các giá trị danh định được liệt kê dưới đây là các giá trị ưu tiên cho mục đích quy định kỹ thuật. Các giá trị khác có thể được áp dụng theo điều kiện vận hành và sử dụng.
5.2 Điện áp danh định - Điện áp cấp điện phụ
5.2.1 Điện áp xoay chiều
Các giá trị danh định ưu tiên của điện áp xoay chiều, ở giá trị hiệu dụng cho bên dưới, cùng với các giá trị đó nhân với 3 hoặc 1/3:
100 V; 110 V; 115 V; 120 V: 200 V; 230 V.
5.2.2 Điện áp một chiều
Các giá trị danh định ưu tiên của điện áp một chiều được cho dưới đây:
12 V; 24 V; 48 V: 60 V; 110 V; 125 V; 220 V; 250 V.
5.2.3 Dải làm việc
Dải làm việc được ưu tiên là 80 % đến 110 % điện áp danh định.
5.3 Đầu vào và đầu ra nhị phân
5.3.1 Đầu vào nhị phân
Nhà chế tạo phải công bố thông số đặc trưng.
5.3.2 Đầu ra nhị phân
Nhà chế tạo phải công bố thông số đặc trưng.
5.4 Tải danh định
Tải đối với nguồn cấp điện (bao gồm hệ số công suất xoay chiều/một chiều) ở trạng thái chờ và tải tối đa. Dòng khởi động tối đa khi khởi động của các mạch nguồn cấp điện cũng phải được nêu rõ.
5.5 Nhiệt độ môi trường xung quanh danh định
Trừ khi có quy định khác, nhiệt độ môi trường xung quanh danh định ưu tiên là từ -10 °C đến +55 °C để vận hành thiết bị. Các giá trị được khuyến nghị khác là:
-5 °C đến +40 °C |
0 °C đến +40 °C |
0°C đến +45°C |
-10 °C đến +50 °C |
-25 °C đến +40 °C |
-20 °C đến +55 °C |
25°C đến +55°C |
-20 °C đến +60 °C |
-20 °C đến +70 °C |
-25 °C đến +70 °C |
-30 °C đến +65 °C |
-40 °C đến +70 °C |
6.1.1 Quy định chung
Khi lắp vào vị trí sử dụng bình thường, thiết bị phải được gắn nhãn chỉ dẫn ở bất kì vị trí nào theo mục 6.1.2 đến 6.2. Các chỉ dẫn này phải được nhìn thấy từ bên ngoài thiết bị hoặc nhìn thấy bằng cách tháo nắp hoặc lỗ hở mà người sử dụng không cần tới dụng cụ.
Trong trường hợp, vì những hạn chế không gian, các chỉ dẫn này không thể nhìn thấy được ở vị trí sử dụng bình thường hoặc ở bất cứ vị trí nào trên thiết bị, thì phải được diễn giải trong tài liệu hướng dẫn của thiết bị (xem Bảng 3 về mô tả các ký hiệu).
Đối với khung thiết bị hoặc bảng thiết bị, các ghi nhãn được phép đặt ở bất kỳ bề mặt nào có thể nhìn thấy được sau khi gỡ bỏ thiết bị ra khỏi khung hoặc bảng.
Các ghi nhãn áp dụng cho toàn bộ thiết bị không được đặt trên các bộ phận mà người sử dụng có thể gỡ bỏ mà không sử dụng dụng cụ.
Các ghi nhãn được liệt kê trong khoản 6 được coi là có liên quan đến vấn đề an toàn.
GHI NHÃN AN TOÀN ĐƯỢC ƯU TIÊN HƠN BẤT KỲ CÁC GHI NHÃN VẬN HÀNH.
6.1.2 Nhận dạng
Thiết bị phải được ghi nhãn tối thiểu bằng
• tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp;
• kiểu dáng hoặc loại tham khảo;
• nếu, thiết bị có cùng đặc điểm phân biệt (số hiệu) được sản xuất tại nhiều địa điểm, thì địa điểm sản xuất phải được ghi chú để nhận dạng.
Địa điểm sản xuất có thể được ghi chú bằng mã.
Trên đây là các chỉ dẫn tối thiểu bắt buộc phải được ghi nhãn trên thiết bị. Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.1 và 6.1.2 bằng cách xem xét.
6.1.3 Nguồn phụ trợ, đầu vào/đầu ra (I/O)
6.1.3.1 Yêu cầu chung về ghi nhãn
Việc ghi nhãn chỉ dẫn cần chú ý các điểm sau đây:
• xoay chiều - với ký hiệu 2 của Bảng 3 và mức tần số hoặc dải tần số;
• một chiều - với ký hiệu 1 của Bảng 3;
• ký hiệu 3 của Bảng 3 trên thiết bị cho nguồn xoay chiều và một chiều;
• một dấu gạch nối (-) sẽ được sử dụng để phân định mức điện áp danh nghĩa cao và thấp, ví dụ: 125 V-230 V;
• công suất chịu tải được ký hiệu watts (năng lượng hoạt động) hoặc volt-amperes (năng lượng biểu hiện) hoặc điện áp danh định đầu vào, với tất cả các phụ kiện hoặc các chuôi cắm được kết nối
Tài liệu này sẽ chỉ rõ công suất chịu tải cho các đầu vào digital độc lập, rơle cổng xuất và cổng I/O khác có công suất chịu tải cụ thể để người sử dụng tính toán được công suất chịu tải tối đa trong vận hành thiết bị.
Các giá trị được đo khi thiết bị được cắm điện ở mức điện áp danh nghĩa nhưng không hoạt động.
Giá trị đo được không được vượt quá giá trị chỉ dẫn trên 10 %;
• mức điện áp cấp hoặc dải mức điện áp cấp.
• nếu thiết bị có thể vận hành ở nhiều mức điện áp thì các dải điện áp riêng biệt sẽ được ghi nhãn trừ khi giá trị cực đại và cực tiểu của chúng không vượt quá 20 % giá trị trung bình.
Nếu người sử dụng có thể đặt các mức điện áp khác nhau trên thiết bị thì công cụ chỉ dẫn chỉ số điện áp này phải được gắn trên thiết bị. Nếu sự tùy chỉnh cài đặt nguồn xoay chiều hay một chiều có thể thực hiện được mà không cần sử dụng công cụ thì việc thay đổi cài đặt cũng phải làm thay đổi chỉ số điện áp tương ứng.
6.1.3.2 Nguồn phụ trợ
Những thông tin sau phải được cung cấp trên thiết bị và trong tài liệu:
• nguồn xoay chiều và/hoặc một chiều;
• giá trị danh định;
• trong tài liệu;
• tải.
6.1.3.3 Đầu vào
Những thông tin sau phải được cung cấp trong tài liệu:
• nguồn xoay chiều và/hoặc một chiều;
• giá trị danh định;
• tải trên đầu vào nguồn.
6.1.3.4 Đầu ra
Những thông tin sau phải được cung cấp trong tài liệu:
• loại đầu ra, ví dụ, rơle, bộ ghép quang, v.v;
• tải trên đầu vào nguồn;
• khả năng chuyển mạch bật/tắt;
• điện áp chuyển mạch;
• dòng cho phép, giá trị liên tục và giá trị ngắn hạn cho 1 s;
• điện áp chịu qua các tiếp điểm hở.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.3.1 đến 6.1.3.4 bằng cách xem xét và đo.
6.1.4 Cầu chảy
Khi sử dụng cầu chảy có thể thay thế, công suất và loại cầu chảy (ví dụ như tốc độ đoản mạch) phải được ghi nhãn bên cạnh cầu chảy và chi tiết phải được cung cấp trong hướng dẫn sử dụng. Nếu cầu chảy được hàn vào bảng mạch điện, hoặc không có đủ không gian trên bảng, thì chỉ cần cung cấp thông tin chi tiết cầu chảy trong hướng dẫn sử dụng.
Các mã tốc độ làm hỏng của IEC 60127-1 nên được sử dụng, như sau:
• tác động rất nhanh: FF hoặc đen;
• tác động nhanh: F hoặc đỏ;
• thời gian trễ trung bình: M hoặc vàng;
• thời gian trễ: T hoặc xanh lam;
• thời gian trễ dài: TT hoặc màu xám.
Cầu chảy không thể thay thế được bởi người sử dụng phải có cùng thông tin như trên, phải được cung cấp trong tài liệu thiết bị.
Công suất đề nghị của các cầu chảy bảo vệ hoặc các thiết bị bảo vệ bên ngoài khác cần thiết cho thiết bị hoạt động an toàn trong trạng thái lỗi đơn phải được nêu chi tiết trong tài liệu lắp đặt thiết bị và tài liệu kỹ thuật.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.4 bằng cách xem xét.
6.1.5 Thiết bị đầu cuối và thiết bị vận hành
Khi cần thiết cho sự an toàn, chỉ dẫn bằng từ ngữ, số liệu hoặc ký hiệu phải được cung cấp trên tất cả các thiết bị đầu cuối, đầu nối, bộ điều khiển và các thiết bị chỉ dẫn, bao gồm cả kỳ trình tự hoạt động. Trường hợp không đủ không gian, có thể sử dụng ký hiệu 14 của Bảng 3. Trong những trường hợp này, các thông tin liên quan sẽ được cung cấp trong tài liệu thiết bị.
Các cổng kết nối nguồn xoay chiều hoặc một chiều phải dễ nhận dạng.
Các thiết bị đầu cuối và thiết bị vận hành khác được ghi nhãn như sau: các ghi nhãn phải liền kề hoặc trên các thiết bị đầu cuối, nhưng tốt nhất là không nên đặt trên một bộ phận có thể tháo rời mà không cần đến dụng cụ.
• Các điểm nối đất chức năng có ký hiệu 5 của Bảng 3.
• Các điểm nối dây dẫn bảo vệ có ký hiệu 6 của Bảng 3
Nếu điểm nối đầu cuối của dây dẫn bảo vệ là bộ phận của một khối (ví dụ, khối thiết bị đầu cuối) hoặc cụm lắp ráp và không đủ không gian thì có thể ghi nhãn bằng ký hiệu 5 của Bảng 3.
Không nên ghi nhãn trên các bộ phận dễ thay thế như ốc vít. Trường hợp kết nối nguồn điện và nối đất với thiết bị cắm/giắc cắm, không cần phải ghi nhãn điểm nối đất liền kề với thiết bị đó.
Các điểm nối mạch điện được thiết kế để có thể tiếp cận, không tải ở một điện áp không nguy hiểm, được phép nối với một thiết bị đầu cuối nối đất chức năng hoặc hệ thống (ví dụ hệ thống sàng lọc đồng trục). Thiết bị đầu cuối này phải được ghi nhãn bằng ký hiệu 7 của Bảng 3, nếu kết nối này không dễ nhận thấy.
Nếu thiết bị có tia laser hoặc điốt hồng ngoại cường độ cao ở cấp độ 2 hoặc cao hơn, và đầu ra của chúng có thể nhìn thấy được trong sử dụng bình thường hoặc điều kiện bảo trì bình thường, thì phải ghi nhãn thiết bị theo tiêu chuẩn IEC 60825-1.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.5 bằng cách xem xét.
6.1.6 Thiết bị được bảo vệ bởi lớp cách điện kép hoặc tăng cường
Thiết bị được bảo vệ bằng biện pháp cách điện kép hoặc tăng cường phải được ghi nhãn bằng ký hiệu 11 của Bảng 3, trừ khi thiết bị này được nối cùng điểm nối với dây dẫn bảo vệ hoặc thiết bị có thể được nối đất chức năng (ví dụ, thông qua màn chắn cáp), trong sử dụng bình thường.
Các thiết bị chỉ được bảo vệ một phần bởi lớp cách điện kép hoặc tăng cường không được mang ký hiệu 11 của Bảng 3.
CHÚ THÍCH 1: Vật liệu cách nhiệt cơ bản có thể chấp nhận được trong khu vực đầu cuối của thiết bị cấp II nếu nó chỉ được tiếp cận trong điều kiện bảo trì.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.6 bằng cách xem xét.
6.1.7 Acquy
6.1.7.1 Acquy có thể thay thế
Nếu thiết bị sử dụng acquy có thể thay thế và việc thay acquy bằng loại acquy không chính xác có thể gây nổ (ví dụ trong trường hợp sử dụng một loại pin Lithium cụ thể), thì
• nếu người sử dụng có thể tiếp cận với acquy, phải ghi nhãn ở gần acquy hoặc chỉ dẫn trong cả hướng dẫn vận hành và hướng dẫn công việc;
• nếu acquy ở một nơi khác trong thiết bị, thì bắt buộc phải ghi nhãn gần acquy hoặc chỉ dẫn trong hướng dẫn công việc.
Việc ghi nhãn hoặc chỉ dẫn có thể tương tự như sau:
LƯU Ý - Nguy cơ cháy nổ nếu thay thế acquy không đúng loại hoặc không đúng cực. Tiêu hủy acquy đã sử dụng theo hướng dẫn.
Nếu không gian trên thiết bị hạn chế, cho phép sử dụng ký hiệu 14 của Bảng 3.
Cực của acquy sẽ được ghi nhãn trên thiết bị, trừ khi không thể lắp acquy sai cực.
6.1.7.2 Nạp điện
Thiết bị có phương tiện để nạp lại acquy, mà phương tiện này có thể lắp và kết nối các acquy không nạp lại được trong ngăn chứa acquy phải được ghi nhãn trong hoặc gần ngăn này, cảnh báo phòng tránh nạp loại acquy không nạp lại được. Cảnh báo này cũng chỉ ra loại acquy có thể nạp lại và chỉ được sử dụng trong mạch nạp acquy.
Trong trường hợp không gian không cho phép, thông tin này sẽ được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn thiết bị. Trong trường hợp này, ký hiệu 14 của Bảng 3 sẽ được ghi nhãn liền kề acquy.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.7.1 và 6.1.7.2 bằng cách xem xét.
Bảng 3 - Các ký hiệu
STT |
Ký hiệu |
Phát hành |
Mô tả |
1 |
|
IEC 60417-5031 (2002-10) |
Điện một chiều |
2 |
|
IEC 60417-5032 (2002-10) |
Điện xoay chiều |
3 |
|
IEC 60417-5033 (2002-10) |
Cả điện một chiều và xoay chiều |
4 |
|
IEC 60417-5032-1 (2002-10) |
Điện xoay chiều 3 pha |
5 |
|
IEC 60417-5017 (2006-08) |
Đầu nối đất |
6 |
|
IEC 60417-5019 (2006-08) |
Đầu dây dẫn bảo vệ |
7 |
|
IEC 60417-5020 (2002-10) |
Đầu nối khung hoặc bệ |
8 |
|
IEC 60417-5021 (2002-10) |
Đẳng thế |
9A |
|
IEC 60417-5007 (2002-10) |
Bật (nguồn) |
9B |
|
IEC 60417-5008 (2002-10) |
Tắt (nguồn) |
10 |
|
IEC 60417-5010 (2002-10) |
Bật/Tắt (nguồn) |
11 |
|
IEC 60417-5172 (2003-02) |
Thiết bị được bảo vệ bởi cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (tương đương với cấp II của IEC 61140) |
12 |
|
IEC 60417-5036 (2002-10) |
Lưu ý, nguy cơ điện giật |
13 |
|
IEC 60417-5041 (2002-10) |
Lưu ý, bề mặt nóng |
14 |
|
ISO 7000-0434 (2004-01) |
Lưu ý, tham khảo tài liệu |
15 |
|
ISO 7000-017(2004-01) |
230/110 V Tự động |
hoặc 230/110 V |
|||
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, Bảng 10] CHÚ THÍCH 1: IEC 60417-1 cần được đề cập đến cho kích thước ký hiệu cảnh báo. CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu về màu đối với các ký hiệu 12, 13 và 14 không áp dụng cho ghi nhãn trên thiết bị được cung cấp mà ký hiệu được đúc hoặc khắc lên độ sâu hoặc độ cao được tới 0,5 mm hoặc biểu tượng và đường viền tương phản màu với nền. |
6.1.8 Ghi nhãn điện áp thử nghiệm
Các ký hiệu được chỉ ra trong Bảng 4 sẽ được sử dụng để ghi nhãn điện áp thử nghiệm nếu nhà chế tạo chọn ghi nhãn thiết bị.
Bảng 4 - Ký hiệu và ghi nhãn điện áp thử nghiệm
Điện áp thử nghiệm điện môi |
Ký hiệu |
Điện áp thử nghiệm 500 V |
|
Điện áp thử nghiệm
trên 500 V |
|
Điện áp thử nghiệm xung |
Ký hiệu |
Điện áp thử nghiệm 1 kV |
|
Điện áp thử nghiệm 5 kV |
|
[NGUỒN: IEC 60255-27:2013, Bảng 11] |
6.1.9 Ghi nhãn cảnh báo
Đối với các thiết bị gắn trên giá hoặc khung, chỉ dẫn thường được phép ghi nhãn trên bắt kỳ bề mặt nào của thiết bị có thể nhìn thấy được sau khi tháo rời thiết bị ra khỏi giá đỡ hoặc khung.
Nếu không có đủ không gian cho các ghi nhãn cảnh báo, có thể ghi nhãn trên giá gắn thiết bị hoặc khung gắn thiết bị, càng gần với bảng gắn càng tốt. Các ký hiệu 14 và/hoặc 12 của Bảng 3 sẽ được áp dụng trong trường hợp này.
Trường hợp tiếp cận trong sử dụng bình thường có nguy cơ bị điện giật, sử dụng ký hiệu 12 của Bảng 3; Ký hiệu này phải được nhìn thấy được từ vách phía trước hoặc nhìn thấy được sau khi tháo nắp hoặc mở cửa hoặc miếng che mà không cần sự trợ giúp của dụng cụ.
Nếu người sử dụng cần tham khảo tài liệu thiết bị hoặc tài liệu hướng dẫn, thiết bị phải được ghi nhãn bằng ký hiệu 14 của Bảng 3.
Nếu tài liệu thiết bị nêu rằng người sử dụng được phép tiếp cận, sử dụng dụng cụ, bất kỳ bộ phận nào trong sử dụng bình thường có thể có nguy hiểm về điện, thiết bị phải có một cảnh báo nêu rõ thiết bị phải được cách điện hoặc ngắt kết nối với điện áp nguy hiểm trước khi tiếp cận.
Kích thước của ghi nhãn cảnh báo như sau:
• các ký hiệu phải cao ít nhất 2,75 mm. Chữ viết phải có chiều cao tối thiểu 1,5 mm và có màu tương phản với nền;
• các ký hiệu hoặc chữ được đúc, đóng dấu hoặc khắc lên vật liệu phải cao ít nhất 2,0 mm. Nếu không tương phản về màu sắc, chúng phải có chiều sâu hoặc chiều cao được nâng lên ít nhất 0,5 mm.
Đối với các yêu cầu về acquy, xem mục 6.1.8.
Các ghi nhãn không nên ở dưới đáy của thiết bị, ngoại trừ các thiết bị cầm tay hoặc có không gian hạn chế.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.1.8 và 6.1.9 bằng cách xem xét.
6.1.10 Độ bền ghi nhãn
Tất cả các nhãn hiệu phải rõ ràng và rõ ràng trong các điều kiện sử dụng bình thường và sẽ chống lại tác động của chất làm sạch theo quy định của nhà chế tạo. Điều này cũng bao gồm tác động của ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo.
Một chất kết dính vĩnh cữu sẽ được sử dụng để bảo vệ nhãn dính.
Sau khi thử nghiệm tuân thủ các nhãn này sẽ không bị lỏng lẻo vá các cạnh và góc cuộn đều không bị cuộn lại.
Sự phù hợp được kiểm tra bằng cách xem xét và bằng cách chà xát, bằng tay, mà không có áp lực quá mức:
• trong 15 s với vải được ngâm bằng một chất làm sạch theo quy định của nhà chế tạo;
• nếu không có đại lý được chỉ định thì với nước.
6.2.1 Quy định chung
Tài liệu thiết bị phải xác định rõ thiết bị và bao gồm tên và địa chỉ nhà chế tạo hoặc đại diện của nhà chế tạo. Thông tin an toàn sẽ được gửi kèm với thiết bị.
Nhà chế tạo phải cung cấp, theo yêu cầu, tài liệu bao gồm kỹ thuật hướng dẫn vận hành và sử dụng thiết bị. Khi có liên quan, tài liệu sẽ bao gồm bất kỳ hiệu chuẩn, bảo trì và sau đó an toàn xử lý và dỡ bỏ thiết bị và bất kỳ bộ phận thay thế nào của nó.
Các nhà chế tạo phải cung cấp, theo yêu cầu, các tài liệu liên quan đến thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên thiết bị.
Nếu có thể, báo cáo cảnh báo và giải thích rõ ràng về các ký hiệu cảnh báo được ghi nhãn trên thiết bị sẽ được bao gồm trong tài liệu. Đặc biệt, bất kể ký hiệu 14 của Bảng 3 được sử dụng, sẽ có một tuyên bố về hiệu quả mà tài liệu sẽ được tư vấn đề xác định bản chất của bất kỳ mối nguy tiềm ẩn nào và bất kỳ hành động nào cần phải làm thực hiện để loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ này.
Tài liệu này bao gồm:
• tuyên bố rằng người sử dụng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính nguyên vẹn của bất kỳ sự bảo vệ dây dẫn trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào khác;
• tuyên bố rằng người sử dụng cũng có trách nhiệm kiểm tra xếp hạng thiết bị, hướng dẫn vận hành và hướng dẫn lắp đặt trước khi vận hành hoặc bảo trì;
• thông tin được nêu trong 6.2.2 đến 6.2.5;
• việc sử dụng thiết bị theo ý định.
6.2.2 Thông số danh định thiết bị
6.2.2.1 Quy định chung
Tài liệu thiết bị bao gồm:
• hạng mục lắp đặt (phân cấp quá áp) theo mục đích sử dụng của thiết bị (điều này liên quan đến khả năng chịu quá áp chuyển tiếp)
• thông số danh định của thiết bị như điện áp nguồn hoặc dải điện áp, tần số hoặc dải tần số và công suất hoặc dòng điện;
• sự biến thiên cho phép từ giá trị chức năng danh nghĩa cũng phải được nêu rõ, ví dụ, các điện áp chức năng thấp và cao;
• mô tả tất cả các kết nối đầu vào và đầu ra.
6.2.2.2 Cầu chảy và các thiết bị bảo vệ ngoại vi
Loại và dòng điện danh định và điện áp danh định của bất kỳ cầu chảy bên trong đều phải được ghi rõ theo mục 6.1.4, bao gồm các cầu chảy có thể hoặc không thể tiếp cận bởi người sử dụng cho mục đích thay thế.
Loại cầu chảy được đề nghị hoặc các biện pháp bảo vệ khác phải tính đến công suất chuyển đổi và tốc độ ngắt quãng.
Phân loại và dòng điện danh định và điện áp danh định của bất kỳ cầu chảy bên ngoài hoặc thiết bị bảo vệ cần thiết cho vận hành an toàn của thiết bị phải được đưa vào tài liệu thiết bị.
Nếu thiết bị chuyển mạch bên ngoài, thiết bị ngắt mạch hoặc thiết bị bảo vệ khác được khuyến nghị kết nối gần với thiết bị, thì khuyến nghị này phải được nêu rõ ràng.
6.2.2.3 Yêu cầu về môi trường
Tài liệu thiết bị phải nêu rõ những điều sau:
• công suất IP ở mặt trước của thiết bị khi thiết bị được gắn ở vị trí sử dụng bình thường;
• cấp độ nhiễm bẩn của thiết bị, ví dụ nhiễm bẩn độ 2 khi được lắp ở vị trí sử dụng bình thường.
Lớp cách điện của thiết bị ví dụ, thiết bị loại I khi gắn ở vị trí sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.2.1 đến 6.2.2.2 bằng cách xem xét.
6.2.3 Lắp đặt thiết bị
Cho mục đích lắp đặt thiết bị một cách đúng đắn, tài liệu thiết bị phải bao gồm:
• hướng dẫn liên quan đến việc lắp đặt an toàn thiết bị bao gồm bất kỳ vị trí cụ thể và yêu cầu lắp ráp:
• hướng dẫn liên quan đến việc nối đất bảo vệ thiết bị. Điều này bao gồm một khuyến nghị về kích thước của dây được sử dụng và một chỉ dẫn cho biết không nên tháo dỡ các thiết bị nối đất khi thiết bị đang được cấp điện;
• nêu rõ bất kỳ yêu cầu thông gió đặc biệt, liên quan đến vấn đề tỏa nhiệt của thiết bị;
• nhà chế tạo cũng phải chỉ ra số lượng tối đa hoặc tỷ lệ phần trăm của các mạch thu tín hiệu digital và các rơle đầu ra được kích hoạt đồng thời ở nhiệt độ môi trường tối đa;
• loại dây, kích cỡ và công suất cần thiết để lắp đặt đúng thiết bị;
• thông tin liên quan đến yêu cầu và thông số kỹ thuật của bất kỳ thiết bị ngoại vi cần thiết cho hoạt động an toàn của thiết bị, như được nêu trong 6.2.2.1.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.2.3 bằng cách xem xét.
6.2.4 Vận hành và bào trì thiết bị
Hướng dẫn thiết bị liên quan đến vấn đề bảo trì và kiểm tra phòng ngừa dành cho người sử dụng phải được cung cấp đầy đủ chi tiết nhằm đảm bảo sự an toàn khi thực hiện. Hướng dẫn phải bao gồm các khuyến nghị liên quan đến việc nối đất an toàn và ngắt nguồn của thiết bị, nếu có thể áp dụng.
Những điều sau cũng được đề cập, nếu áp dụng.
• hướng dẫn tìm kiếm và khắc phục lỗi, nếu được thực hiện bởi người sử dụng, phải được đưa ra trong phạm vi có liên quan đến quá trình vận hành và bảo trì.
• nhà chế tạo phải chỉ rõ bộ phận nào chỉ được kiểm tra hoặc cung cấp bởi nhà chế tạo hoặc đại lý của mình.
• nhà chế tạo phải chỉ rõ các phương pháp an toàn để thay đổi và tiêu hủy
- các cầu chảy có thể tiếp xúc bởi người sử dụng, bao gồm phân loại và công suất theo 6.1.4;
- các loại acquy có thể thay thế, ví dụ Lithium, và/hoặc các loại thay thế phù hợp, nếu áp dụng;
- phương pháp tái nạp và/hoặc thay thế acquy an toàn với hướng dẫn thay thế phù hợp nếu áp dụng;
- người sử dụng phải được cảnh báo rằng nếu thiết bị đầu ra truyền thông sợi cáp quang được lắp đặt thì không nên xem trực tiếp.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.2.4 bằng cách xem xét.
6.2.5 Vận hành thiết bị
Hướng dẫn vận hành thiết bị bao gồm:
• Chỉ dẫn nêu rõ người sử dụng phải đảm bảo rằng thiết bị được cài đặt, vận hành và sử dụng đúng chức năng của nó theo phương thức được nhà chế tạo quy định. Ngoài ra, nếu không thực hiện đúng như trên thì có thể làm giảm tính an toàn của thiết bị.
• Giải thích, kèm theo hình ảnh nếu có thể, ký hiệu được sử dụng trên thiết bị theo mục 6.1.
6.3.1 Quy định chung
Tiêu chuẩn này không quy định quy trình vận chuyển thiết bị từ nhà chế tạo đến người sử dụng. Tuy nhiên, nhà chế tạo phải có trách nhiệm đảm bảo việc vận chuyển phải được thực hiện một cách an toàn đối với thiết bị, người vận chuyển và người sử dụng.
Không thể định lượng đầy đủ sự va chạm và các tác động lên thiết bị trong quá trình vận chuyển đến địa điểm vận hành.
Nhà chế tạo phải đảm bảo rằng thiết bị được đóng gói phù hợp, thao tác xử lý hợp lý và đảm bảo các điều kiện môi trường phù hợp với (các) phương thức vận chuyển đến địa chỉ giao hàng của người sử dụng nhằm tránh hư hại xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Người sử dụng nên kiểm tra trực quan để xem thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển không.
6.3.2 Chỉ dẫn trên bao bì
6.3.2.1 Quy định chung
Các chỉ dẫn sau phải được thể hiện ở vị trí thích hợp trên bao bì của thiết bị:
THIẾT BỊ ĐIỆN, DỄ VỠ CẦN XỬ LÝ CẨN THẬN
• Tên và/hoặc logo của nhà chế tạo.
• Loại thiết bị để tham khảo.
• Nhằm hỗ trợ vận chuyển, các kiện hàng chứa nhiều hơn một thiết bị, nên được ghi nhãn tổng trọng lượng 'các gói nhỏ' (theo hệ đo lường mét).
6.3.2.2 Nhãn cảnh báo bổ sung, được ghi nhãn cho phù hợp
Dưới đây là các ví dụ tiêu biểu của phạm vi được thể hiện trong ISO 780:1997, Bảng 1.
Các ký hiệu khác được thể hiện trong bảng này có thể được áp dụng trên bao bì nếu được coi là thích hợp cho an toàn trong vận chuyển và xử lý thiết bị và các điều kiện vận chuyển được sử dụng.
• Cảnh báo “DỄ VỠ”, được viết bằng ngôn ngữ thích hợp, minh họa theo ký hiệu 1 của Bảng 1, tiêu chuẩn ISO 780:1997 hoặc cả hai.
• Hướng dẫn định hướng "HƯỚNG LÊN TRÊN" theo ký hiệu 2 của Bảng 1, ISO 780:1997
• “BẢO QUẢN NƠI KHÔ RÁO” theo ký hiệu 6 của Bảng 1, ISO 780:1997.
• “TREO Ở ĐÂY" theo ký hiệu 16 của Bảng 1, ISO 780:1997.
• “TRỌNG TÂM” theo ký hiệu 7 của Bảng 1, ISO 780:1997.
Nhà chế tạo cần phải khai báo kích thước của thiết bị. Tuy nhiên, nếu thiết bị được gắn trên giá thì kích thước phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60297-3-101.
Sự tuân thủ Điều 6.4 được kiểm tra bằng đo lường và xem xét.
6.5 Yêu cầu về thực hiện chức năng
Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu hiện hành của tiêu chuẩn IEC 61850, ví dụ IEC 61850-90-4 cho bộ chuyển mạch/bộ định tuyến Ethernet.
6.6.1 Khe hở không khí và chiều dài đường rò
6.6.1.1 Quy định chung
Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ nào về khe hở không khí và chiều dài đường rò có tuân thủ các giá trị trong bảng thích hợp ở Phụ lục C của IEC 60255-27:2013 thì phải tiến hành đo đạc kiểm tra. Trường hợp không đạt được giá trị khoảng hở tối thiểu thì khoảng hở phải được thử nghiệm.
Thử nghiệm để chứng minh khe hở không khí không được áp dụng để chứng minh sự tuân thủ quy định của chiều dài đường rò liên quan.
Trường hợp bộ triệt xung quá áp được sử dụng để giảm quá áp, mạch phải được thử nghiệm để chứng minh rằng mạch có thể chịu được 10 xung dương và 10 xung âm từ trở kháng nguồn 2 Ω. Đặc tính của máy tạo xung thử nghiệm và biên độ điện áp xung cho đầu vào nguồn cùng/ hoặc khác phương thức theo IEC 60255-26 phải được áp dụng.
6.6.1.2 Khe hở không khí cho các mạch chính
Khe hở không khí liên quan đến các mạch chính được xác định bởi điện áp xung điểm (tham khảo c.1.4 của IEC 60255-27:2013).
Biện pháp cách điện chính là yêu cầu tối thiểu giữa các mạch chính và các mạch khác (mạch chính hoặc mạch phụ) bao gồm các bộ phận có thể tiếp cận và các bộ phận nối đất. Cách điện bổ sung (ví dụ như cách điện chức năng hoặc phụ) có thể được yêu cầu tùy thuộc vào cấp cách điện (xem Phụ lục B của IEC 60255-27:2013). Để giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn, cách điện chức năng nhất thiết phải được thiết kế đúng cách, chẳng hạn như qua một mạch chính.
Trong trường hợp khe hở không khí không tuân thủ các chỉ dẫn trong Bảng C.3 đến C.10 của IEC 60255-27:2013, cần thử nghiệm bằng điện áp thử nghiệm xác định bởi sự gia tăng của điện áp với hệ số nhân thích hợp từ Bảng C.11 của IEC 60255-27:2013. Phương pháp thường được dùng để chứng minh thiết bị an toàn, khi khe hở không khí thấp hơn giá trị quy định tối thiểu, là sử dụng giá trị xoay chiều hay một chiều được đưa ra trong bảng chứ không phải là điện áp xung, trừ khi đặc tính máy tạo xung thử nghiệm và biên độ điện áp xung được áp dụng theo IEC 60255-26.
CHÚ THÍCH: Các điện áp chịu được trong các Bảng C.1 đến C.10 của IEC 60255-27:2013 được áp dụng cho các trường không đồng nhất. Trong nhiều trường hợp, khe hở không khí giữa hai phần của thiết bị nằm giữa 2 mức không đồng nhất và đồng nhất; cần phải thực hiện thử nghiệm đối với khe hở không khí.
Nội suy các giá trị khe hở không khí trong các Bảng C.1 đến C.12 của IEC 60255-27:2013 không áp dụng đối với lớp cách điện chính, phụ, tăng cường và và kép. Phép nội suy giá trị khe hở không khí được áp dụng đối với cách điện chức năng.
6.6.1.3 Khe hở không khí cho các mạch phụ
Khe hở không khí cho các mạch phụ phải chịu được quá áp chuyển tiếp cực đại có thể xảy ra trong mạch. Nếu quá áp quá độ không thể xảy ra, khe hở không khí được tính toán dựa trên điện áp làm việc danh nghĩa cao nhất.
Đối với mạch phụ, được phép nội suy các giá trị khe hở không khí trong các Bảng C.1 đến C.12 theo IEC 60255-27:2013.
6.6.1.4 Chiều dài đường rò
Giả thiết rằng thiết bị áp dụng tiêu chuẩn này phải chịu quá tải điện áp liên tục trong một thời gian dài, đòi hỏi phải thiết kế chiều dài đường rò thích hợp.
Chiều dài đường rò được xác định theo Phụ lục A và Phụ lục C của IEC 60255-27:2013.
Việc thiết kế chiều dài đường rò giữa hai mạch phải phù hợp với chiều dài đường rò lớn hơn của hai mạch.
Nếu nhiễm bẩn độ 3 hoặc 4 gây ra tính dẫn điện liên tục, ví dụ như do bụi cacbon hoặc bụi kim loại, thì không thể xác định chiều dài đường rò. Thay vào đó, bề mặt cách điện phải được thiết kế sao cho tránh được đường dẫn liên tục của nhiễm bẩn dẫn điện (ví dụ, bằng đường lườn hoặc rãnh, có chiều cao hoặc chiều sâu ít nhất là 2 mm).
Bảng C.12 của lEC 60255-27:2013 chỉ dẫn biện pháp bảo vệ bổ sung có thể được sử dụng để giảm độ nhiễm bẩn trong thiết bị. Nếu Bảng C.12 của IEC 60255-27:2013 được sử dụng để giảm chiều dài đường rò, cần đảm bảo rằng chiều dài đường rò không được thấp hơn hơn khe hở không khí cho phép tối thiểu.
Trường hợp nghi ngờ việc tuân thủ chiều dài đường rò, phải sử dụng các biện pháp đo đạc để xác minh chứ không không thể xác minh bằng thử nghiệm khả năng chịu điện áp.
Phép nội suy chiều dài đường rò trong các Bảng C.1 đến C.12 của IEC 60255-27:2013 được áp dụng cho cả mạch chính và mạch phụ.
6.6.2 Đánh giá IP
Thử nghiệm này nhằm xác định các vỏ ngoài, tấm chắn hoặc tấm lắp của thiết bị có thể ngăn cản sự tiếp xúc với các bộ phận có điện nguy hiểm trong sử dụng bình thường.
Thử nghiệm này sẽ được tiến hành như thử nghiệm điển hình cho thiết bị để kiểm tra xem những bộ phận mang điện nguy hiểm không thể tiếp xúc được bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn cho IP2X theo TCVN 4255 (IEC 60529) và điện áp hoặc năng lượng của ngón tay thử nghiệm không vượt quá giới hạn an toàn trong sử dụng bình thường.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, phải tiến hành kiểm tra để xác nhận rằng vỏ ngoài của thiết bị đáp ứng được cấp IP của nhà chế tạo công bố trong điều kiện sử dụng bình thường. Các thử nghiệm phải phù hợp với các thử nghiệm được quy định trong TCVN 4255 (IEC 60529) đối với loại vỏ ngoài thiết bị.
a) Mức điện áp: 33 V xoay chiều hay 70 V một chiều.
Đối với thiết bị được đánh giá để sử dụng ở những nơi ướt, mức điện áp là 25 V xoay chiều hoặc 37,5 V một chiều.
b) Mức dòng (xem Bảng 5):
Bảng 5 - Mức dòng trong điều kiện sử dụng bình thường
Vị trí lắp đặt |
Hình 3/Hình 5 của IEC 60990:1999 Mạch đo dược sử dụng |
Dạng sóng hình sin |
Dạng sóng không sin hoặc tần số hỗn hợp |
|
mA hiệu dụng |
mA đỉnh |
mA một chiều |
||
Khô |
Hình 4 |
0,5 |
0,7 |
2 |
Ướt |
Hình 3 với Rs = 375 Ω (thay vì 1 500 Ω) |
0,5 |
0,7 |
2 |
Khô |
Hình 3 với Rs = 75 Ω Liên quan đến cháy có thể xảy ra trong dải tần số 30 kHz đến 500 kHz |
70 |
------------ |
------------- |
c) Sạc hoặc năng lượng của mức điện dung (xem Bảng 6):
Bảng 6 - Mức năng lượng của mức điện dung
Mức lớn nhất |
Đối với điện áp đỉnh hoặc một chiều |
45 µC |
lên đến 15 kV |
350 mJ |
≥ 15kV |
CHÚ THÍCH: Hình 3 của IEC 61010-1:2010 cho thấy điện áp lớn nhất có thể chấp đối với giá trị điện dung cho cả sử dụng bình thường và trạng thái lỗi đơn. |
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, phải tiến hành thử nghiệm để xác nhận rằng vỏ thiết bị đáp ứng được cấp IP công bố của nhà chế tạo trong sử dụng bình thường. Các thử nghiệm phải phù hợp với các thử nghiệm được quy định trong TCVN 4255 đối với cấp vỏ thiết bị.
6.6.3 Điện áp xung
6.6.3.1 Quy định chung
Thử nghiệm điển hình điện áp xung được thực hiện với điện áp có dạng sóng 1,2/50 µs (xem Hình 1 của IEC 61180-1:1992) và được dùng để mô phỏng tình trạng quá áp trong môi trường không khí. Thử nghiệm này cũng áp dụng đối với tình trạng quá áp do chuyển đổi các thiết bị điện áp thấp.
6.6.3.2 Quy trình thử nghiệm
Thử nghiệm điện áp xung được thực hiện theo các bước sau.
Các thử nghiệm kiểm tra khe hở không khí phải được thực hiện cho tối thiểu ba xung ở mỗi cực với khoảng cách ít nhất là 1 s giữa các xung.
Quy trình thử nghiệm tương tự cũng áp dụng cho việc xác minh khả năng cách điện rắn; Tuy nhiên, trong trường hợp này phải áp dụng năm xung ở mỗi cực, và dạng sóng của mỗi xung phải được ghi lại.
Cả hai thử nghiệm, để xác minh khe hở không khí và để xác minh khả năng cách điện rắn, có thể được kết hợp trong một quy trình thử nghiệm chung.
6.6.3.3 Dạng sóng và đặc tính của máy phát
Cần sử dụng điện áp xung tiêu chuẩn theo IEC 61180-1. Các đặc tính của máy phát sẽ được xác minh theo IEC 61180-2.
Các thông số bao gồm:
• thời gian tiếp xúc đầu: 1,2 µs ± 30 %;
• thời gian đạt đến một nửa giá trị: 50 µs ± 20 %;
• trở kháng đầu ra: 500 Ω ± 10 %;
• năng lượng đầu ra: 0,5 J ± 10 %.
Mỗi dây thử nghiệm không được dài quá 2 m.
6.6.3.4 Chọn điện áp thử nghiệm xung
6.6.3.4.1 Quy định chung
Điện áp thử nghiệm xung áp dụng phải được lựa chọn từ một trong các giá trị danh định dưới đây: 0 kV, 1 kV, cao nhất 5 kV.
Khi thử nghiệm xung danh định không được chỉ định cho các mạch thiết bị đặc biệt, các mạch này sẽ được miễn thử nghiệm điện áp xung.
Thử nghiệm xung tại mức cao nhất 5 kV áp dụng cho các độ cao lên đến 200 m. Đối với các độ cao trên 200 m, áp dụng Bảng C.11 của IEC 60255-27:2013 để giảm điện áp thử nghiệm.
Dung sai điện áp thử nghiệm phải là +0 %, -10 %.
Khi thực hiện thử nghiệm giữa hai mạch thiết bị độc lập, điện áp xung cao hơn giữa hai điện áp được áp dụng cho thử nghiệm.
6.6.3.4.2 Thiết bị thử nghiệm ở mức đỉnh danh nghĩa 5 kV
Mạch thiết bị, được xếp loại là mạch chính, theo Điều 3, phải được thử nghiệm ở mức đỉnh danh nghĩa 5 kV, theo 6.6.3.3.
6.6.3.4.3 Thiết bị thử nghiệm ở mức đỉnh danh nghĩa 1 kV
Các mạch thiết bị có thể được thử nghiệm ở mức đỉnh danh nghĩa 1 kV, theo 6.6.3.3 nếu áp dụng các trường hợp sau:
• các mạch (nguồn cấp điện) phụ được nối với một acquy dùng riêng cho việc cấp điện cho các thiết bị áp dụng tiêu chuẩn này. Acquy này không được sử dụng để hoán đổi tải cảm ứng:
• thiết bị không được cấp điện qua máy chuyển đổi dòng điện hay máy biến áp;
• các mạch I/O được thử nghiệm chưa trải qua chuyển tải cảm ứng vượt quá mức cao nhất 1 kV.
6.6.3.4.4 Tiến hành thử nghiệm
Thử nghiệm điển hình điện áp xung được áp dụng dù thiết bị chịu thử nghiệm có được trang bị thiết bị giảm áp hay không.
Trừ trường hợp quy định khác, phải thực hiện thử nghiệm điện áp xung:
• giữa các mạch (hoặc mỗi nhóm mạch) được thiết lập ở cùng một điện áp xung và các bộ phận dẫn điện để hở ở điện áp xung cho mạch này (hoặc nhóm mạch này);
• giữa các mạch độc lập, các điểm nối của mỗi mạch độc lập đang được nối với nhau;
• qua các điểm nối của một mạch nhất định để xác minh công bố của nhà chế tạo.
Các mạch không tham gia vào các thử nghiệm sẽ được nối với nhau và nối đất.
Trừ trường hợp hiển nhiên, các mạch độc lập là những mạch được chỉ định bởi nhà chế tạo.
Đối với thiết bị có vỏ cách điện, các bộ phận dẫn điện để hở sẽ được bao bọc bởi lá kim loại bao phủ toàn bộ thiết bị ngoại trừ những điểm nối xung quanh cần phải để hở những khoảng thích hợp sẽ được để tránh trường hợp phóng điện xảy ra ở các điểm nối. Thử nghiệm giữa hai mạch độc lập phải được tiến hành, trừ trường hợp có quy định khác, tại điện áp xung cao hơn được xác định của hai mạch.
Việc điện áp xung dạng sóng áp dụng cho các điểm thử nghiệm được kết nối với các thiết bị giảm áp, thiết bị cảm ứng hoặc thiết bị điện áp bị suy yếu hoặc biến dạng được chấp nhận nếu suy yếu hoặc biến dạng không xảy ra do sự cố điện.
Dạng sóng áp dụng cho các điểm thử nghiệm không kết nối với các thiết bị nói trên, sẽ không bị biến dạng hoặc suy yếu đáng kể trừ khi lớp cách điện không chịu được thử nghiệm điện áp xung.
6.6.3.4.5 Tiêu chí chấp nhận thử nghiệm
Trong quá trình thử nghiệm, không cho phép có sự rò rỉ phóng điện (tia lửa điện, phóng điện hoặc đánh thủng). Phóng điện từng phần trong các khe hở không khí không gây ra sự cố điện được phép bỏ qua. Sau khi thử nghiệm điển hình, thiết bị phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về vận hành liên quan.
6.6.3.4.6 Lặp lại thử nghiệm điện áp xung
Đối với các thiết bị trong điều kiện tình trạng mới, việc thử nghiệm điện áp xung có thể được lặp lại, nếu cần thiết, để kiểm tra hiệu năng của thiết bị. Giá trị điện áp thử nghiệm bằng 0,75 lần giá trị ban đầu được chỉ định bởi nhà chế tạo.
6.6.4 Thử nghiệm điện áp điện môi xoay chiều hoặc một chiều
6.6.4.1 Thực hiện thử nghiệm điện áp điện môi
6.6.4.1.1 Thử nghiệm điển hình
Thử nghiệm điển hình phải được áp dụng:
• giữa mỗi mạch và các bộ phận dẫn điện có thể tiếp xúc, các điểm đầu cuối của mỗi mạch độc lập được nối với nhau;
• giữa các mạch độc lập, các điểm đầu cuối của mỗi mạch độc lập được kết nối với nhau.
Trừ trường hợp hiển nhiên, các mạch độc lập là những mạch được chỉ định bởi nhà chế tạo.
Nếu có thể, nhà chế tạo phải công bố mức điện áp điện môi chịu được, đối với các tiếp điểm kim loại hở và xác minh điều này bằng cách các thử nghiệm điển hình. Không nên thử nghiệm trên các tiếp điểm khi thiết bị ức chế quá độ đã được lắp đặt. Mạch điện không tham gia vào các thử nghiệm sẽ được nối với nhau và nối đất.
Các mạch được xác định có cùng điện áp cách điện có thể cùng được kết nối với các bộ phận dẫn điện để hở khi thực hiện thử nghiệm.
Điện áp thử nghiệm được áp dụng trực tiếp tới các điểm nối.
Đối với thiết bị có vỏ cách điện, các bộ phận dẫn điện để hở sẽ được bao bọc bởi lá kim loại bao phủ toàn bộ thiết bị ngoại trừ những điểm nối xung quanh cần phải để hở những khoảng thích hợp sẽ được để tránh trường hợp phóng điện xảy ra ở các điểm nối. Các thử nghiệm cách điện yêu cầu áp dùng lá kim loại này phải được tiến hành như thử nghiệm điển hình.
6.6.4.1.2 Thử nghiệm thường xuyên
Thử nghiệm điện môi thường xuyên phải được áp dụng giữa mỗi mạch độc lập và các bộ phận dẫn điện có thể tiếp xúc, các điểm đầu cuối của mỗi mạch độc lập được nối với nhau.
6.6.4.1.3 Thử nghiệm thường xuyên bằng cách lấy mẫu
Thử nghiệm mẫu các thiết bị đã lắp ráp có thể được thực hiện nếu đáp ứng các điểm sau:
• Các thẻ các mô đun mạch in đã lắp ráp đầy đủ được thử nghiệm điển hình 100 %.
• Nhà chế tạo đã tiến hành phân tích rủi ro và ghi nhận rằng, thiết kế và lắp ráp thiết bị, đối với tất cả các biến thể lắp ráp, đảm bảo xác suất rủi ro do vấn đề lắp ráp và xử lý thiết bị ở mức thấp khi hạng mục thử nghiệm thường xuyên được lắp ráp vào thiết bị.
• Thử nghiệm mẫu bất kỳ phải thực hiện theo kế hoạch lấy mẫu đã được cung cấp.
Thử nghiệm phải được thực hiện giữa mỗi mạch độc lập và các bộ phận dẫn điện có thể tiếp xúc, các điểm đầu cuối của mỗi mạch độc lập được nối với nhau.
Hai là số lượng mẫu tối thiểu, ngẫu nhiên được lựa chọn từ lô thử nghiệm.
Các tiêu chí chấp nhận đối với thử nghiệm an toàn này là: chấp nhận nếu không có thất bại, đánh rớt nếu thất bại một lần.
Trong trường hợp lô mẫu bị loại bỏ, lô mẫu phải được thử nghiệm 100 %, hoặc sau khi điều tra và sửa chữa nguyên nhân hỏng hóc, lô mẫu có thể được thử nghiệm lại theo kế hoạch lấy mẫu đã được cung cấp.
6.6.4.2 Giá trị của điện áp thử nghiệm điện môi
Thử nghiệm điện môi phải được thực hiện bằng cách áp dụng các điện áp thích hợp trong Bảng 7. Điện áp thử nghiệm phải được công bố bởi nhà chế tạo.
Bảng 7 - Điện áp thử nghiệm xoay chiều
Điện áp cách điện danh định V |
Điện áp thử nghiệm xoay chiều, 1 min kV |
lên tới 63 |
0,5 |
125 đến 500 |
2,0 |
600 |
2,3 |
800 |
2,6 |
1 000 |
3,0 |
Đối với các mạch được cấp điện trực tiếp qua máy biến áp (VT và CT chuẩn), hoặc kết nối với trạm acquy, điện áp thử nghiệm phải không dưới 2,0 kV hiệu dụng, 1 min.
Nếu điều kiện vừa nêu không xảy ra, Bảng 7 có thể được dùng để xác định điện áp thử nghiệm thích hợp.
Điện áp thử nghiệm cao hơn 2,5 kV hiệu dụng, 1 min đối với mạch CT có thể được nhà chế tạo yêu cầu. Các điện áp thử nghiệm cao hơn sẽ được chỉ định cho các mạch dây dẫn nhị thứ khi quá áp cảm ứng dòng điện đoản mạch có thể xảy ra trên dây dẫn nhị thứ. Trong trường hợp này điện áp thử nghiệm áp dụng phải được công bố bởi nhà chế tạo.
Đối với các mạch thông thường như CT, VT và đầu vào digital được kết nối chung với mặt đất hoặc điểm trung tính, có thể sử dụng điện áp thử nghiệm 500 V. Nếu có thể, nhà chế tạo phải khai báo điện áp điện môi chịu được cho các tiếp điểm kim loại mở và phải xác minh bằng thử nghiệm điển hình. Không áp dụng thử nghiệm trên các tiếp điểm khi thiết bị ức chế quá độ được lắp đặt.
6.6.4.3 Nguồn điện áp thử nghiệm
Nguồn điện áp thử nghiệm phải được xác định sao cho khi áp dụng một nửa giá trị quy định cho EUT (thiết bị được thử nghiệm), giảm điện áp quan sát thấy nhỏ hơn 10 %.
Giá trị điện áp nguồn phải được kiểm tra với độ chính xác cao hơn 5 %.
Điện áp thử nghiệm phải ở dạng hình sin và ở tần số từ 45 Hz đến 65 Hz. Tuy nhiên, các thử nghiệm có thể được thực hiện với một điện áp một chiều mà giá trị của nó sẽ cao gấp 1,4 lần so với Bảng 7.
Việc sử dụng các tụ điện nối đất để đảm bảo EMC sẽ làm tăng dòng điện thử nghiệm và do đó làm cho việc dò tìm sự cố trở nên khó khăn, vấn đề này chỉ có thể được khắc phục bằng cách sử dụng một điện áp thử nghiệm một chiều ( x hiệu dụng) hoặc bằng cách đo dòng điện xoay chiều trên điện trở.
6.6.4.4 Phương pháp thử nghiệm
Đối với các thử nghiệm điển hình, điện áp mạch hở của máy phát thử nghiệm được áp dụng cho thiết bị với điện áp bằng không. Điện áp thử nghiệm phải được nâng lên đều đặn đến một giá trị quy định mà không xảy ra các bước quá độ và sẽ được duy trì trong thời gian tối thiểu là 1 min. Sau đó sẽ được giảm xuống mức bằng không nhanh nhất có thể.
Đối với các thử nghiệm thường xuyên, điện áp thử nghiệm có thể được duy trì trong thời gian tối thiểu là 1 s. Trong trường hợp này, điện áp thử nghiệm phải cao hơn 10 % so với điện áp thử nghiệm điển hình 1 min.
6.6.4.5 Tiêu chí chấp nhận thử nghiệm
Trong quá trình thử điện áp điện môi, không để xảy ra sự cố hoặc phóng điện. Việc phóng điện từng phần không gây ra hiện tượng vượt quá mức dòng điện thử nghiệm tối đa mà nhà chế tạo đặt ra sẽ không được tính đến.
6.6.4.6 Lặp lại thử nghiệm điện áp điện môi (thử nghiệm cao áp tần số điện xoay chiều)
Đối với các thiết bị trong điều kiện tình trạng mới, việc thử nghiệm điện áp điện môi có thể được lặp lại, nếu cần thiết, để kiểm tra hiệu năng của thiết bị. Giá trị điện áp thử nghiệm bằng 0,75 lần giá trị ban đầu được nhà chế tạo chỉ định.
6.6.5 Điện trở liên kết bảo vệ
6.6.5.1 Điện trở liên kết bảo vệ - thử nghiệm điển hình
Các bộ phận dẫn điện để hở và các điểm đầu cuối kết nối với dây dẫn bảo vệ để tránh nguy cơ sốc giật sẽ không có điện trở quá mức.
Đối với thiết bị có kết nối dây dẫn bảo vệ bằng một lõi cáp đa lõi, cáp sẽ không được tính đến trong phép đo, với điều kiện cáp được bảo vệ bởi một thiết bị bảo vệ phù hợp với kích thước của dây dẫn.
Sự tuân thủ của các bộ phận với các yêu cầu thử nghiệm điển hình điện trở liên kết bảo vệ phải được xác định bằng các tham số thử nghiệm sau:
• dòng điện thử nghiệm phải gấp đôi công suất dòng điện cao nhất của các phương tiện bảo vệ quá dòng, được xác định trong tài liệu của người sử dụng:
• điện áp thử nghiệm không được vượt quá 12 V hiệu dụng xoay chiều, hoặc 12 V một chiều;
• thời gian thử nghiệm là 60 s;
• điện trở giữa các điểm nối của dây dẫn bảo vệ và bộ phận thử nghiệm không được vượt quá 0,1 Ω.
6.6.5.2 Tính liên tục của liên kết bảo vệ - thử nghiệm thường xuyên
Các bộ phận dẫn điện tiếp xúc được có thể mang điện trong trạng thái lỗi đơn phải được thử nghiệm tính liên tục của dòng điện thấp để xác định sự liên kết của các bộ phận này với điểm đầu cuối của dây dẫn bảo vệ.
Thử nghiệm liên tục điện áp mạch hở và dòng đoản mạch được khuyến nghị lựa chọn để tránh hư hỏng mạch bất kỳ.
6.6.6 Khả năng bắt lửa của vật liệu cách điện, các thành phần và vỏ ngoài chống cháy lan
6.6.6.1 Quy định chung
Thử nghiệm đối với các bộ phận bằng nhựa có thể được áp dụng nếu vật liệu không đạt được yêu cầu về tính dễ cháy tối thiểu được chỉ định, hoặc độ dày của nó thấp hơn mức tối thiểu được chỉ định nhằm đạt được yêu cầu về tính dễ cháy tối thiểu bắt buộc.
Thử nghiệm có thể được áp dụng để xác định tính dễ cháy của vật liệu cách điện và các thành phần và vỏ ngoài chống cháy lan.
6.6.6.2 Thông số về khả năng bắt lửa
6.6.6.2.1 Quy định chung
Trừ các quy định từ mục 6.6.6.2.2 đến mục 6.6.6.2.4, tất cả các vật liệu và linh kiện phải tuân thủ các điều sau:
• dây cách điện phải có cấp độ chống cháy tương đương V-1, hoặc cao hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10);
• đầu nối và vật liệu cách điện trên các bộ phận được lắp phải có tính dễ cháy V-2, hoặc cao hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
Sự phù hợp được kiểm tra bằng cách xem xét dữ liệu về vật liệu, hoặc bằng cách thực hiện các thử nghiệm bắt lửa theo quy định trong TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10) trên ba mẫu của các bộ phận có liên quan. Các mẫu có thể được lựa chọn như sau:
- toàn bộ các bộ phận;
- các phần của một bộ phận, bao gồm khu vực có độ dày thấp nhất và bất kỳ lỗ thông nào;
- mẫu phù hợp với TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
Trường hợp có yêu cầu về độ an toàn, các thành phần phải đáp ứng một trong các điều sau:
• các yêu cầu về khả năng dễ cháy của tiêu chuẩn thành phần IEC liên quan phù hợp
• nếu không có tiêu chuẩn IEC liên quan phù hợp, áp dụng yêu cầu về khả năng bắt lửa của tiêu chuẩn này;
• yêu cầu về khả năng bắt lửa có thể áp dụng không theo tiêu chuẩn IEC, ít nhất cũng cao như các tiêu chuẩn IEC phù hợp, với điều kiện là bộ phận này đã được một cơ quan thử nghiệm được công nhận phê duyệt theo tiêu chuẩn không phải của IEC.
6.6.6.2.2 Vật liệu cho các thành phần và bộ phận khác bên trong các vỏ ngoài chống cháy lan
Các điểm sau được miễn trừ khỏi các yêu cầu của mục 6.6.6.2.1.
• Các thành phần điện từ không gây ra hỏa hoạn trong điều kiện hoạt động bất thường.
• Vật liệu và linh kiện trong thiết bị có khối lượng từ 0,06 m trở xuống, gồm vật liệu toàn bộ bằng kim loại và không có lỗ thông, hoặc trong một đơn vị kín có chứa khí trơ.
• Một hoặc nhiều lớp vật liệu cách điện mỏng, chẳng hạn như băng keo, được sử dụng trực tiếp trên bất kỳ bề mặt nào trong vỏ ngoài chống cháy lan, kể cả bề mặt các bộ phận dẫn điện, với điều kiện sự kết hợp của vật liệu cách điện mỏng và bề mặt được áp dụng phù hợp với yêu cầu về chống cháy cấp V-2, hoặc cao hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
• Các linh kiện điện tử, chẳng hạn như các gói mạch tích hợp, các bộ ghép quang, tụ điện và các bộ phận nhỏ khác gắn trên vật liệu dễ cháy cấp V-1, hoặc cao hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
• Dây, cáp và đầu nối cách điện PVC, TFE, PTFE, FEP hoặc cao su tổng hợp hoặc polyamit.
• Kẹp cáp riêng biệt (không bao gồm các lớp vỏ bọc dạng xoắn hoặc các dạng liên tục khác), băng keo, sợi xoắn và dây buộc cáp được sử dụng với dây cáp.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.6.6.2.1 và 6.6.6.2.2 bằng cách xem xét thiết bị và bảng dữ liệu vật liệu.
6.6.6.2.3 Vật liệu cho vỏ ngoài chống cháy lan
Vật liệu cấu tạo nên các thành phần lấp đầy một khe hở của vò ngoài chống cháy lan và được lắp vào khe hở đó phải
• có tính dễ cháy cấp V-1, hoặc tốt hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10); hoặc là
• vượt qua bài thử nghiệm tính dễ cháy theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10); hoặc là
• tuân thủ các yêu cầu về khả năng bắt lửa theo tiêu chuẩn của tiêu chuẩn IEC phù hợp.
CHÚ THÍCH: Các thành phần này có thể là giá đỡ cầu chảy, công tắc, đầu nối và đầu vào thiết bị.
Vật liệu bằng nhựa của vỏ ngoài chống cháy lan phải được lắp đặt xa hơn 13 mm qua không khí với các bộ phận không có tia điện như các tiếp điểm chuyển đổi không bị bọc kín.
Vật liệu bằng nhựa của vỏ ngoài chống cháy được đặt không quá 13 mm từ các bộ phận không phóng điện, trong điều kiện sử dụng bình thường hoặc bất thường, có thể đạt được nhiệt độ đủ để đốt cháy vật liệu, có khả năng vượt qua được thử nghiệm theo IEC 60695-2-20. Thời gian bắt lửa trung bình của các mẫu không được nhỏ hơn 15 s. Nếu mẫu bị nóng chảy mà không bị đốt cháy, thời điểm nóng chảy diễn ra không được coi là thời điểm bắt lửa.
Kiểm tra sự phù hợp theo 6.6.6.2.1 và 6.6.6.2.2 bằng cách xem xét thiết bị và bảng dữ liệu vật liệu, và, nếu cần thiết, kiểm tra bằng các thử nghiệm tính dễ cháy phù hợp.
6.6.6.2.4 Vật liệu cho các thành phần và các bộ phận khác bên ngoài vỏ ngoài chống cháy lan
Trừ khi có ghi chú khác, vật liệu cho các thành phần và các bộ phận khác (bao gồm vỏ ngoài cơ khí, vỏ ngoài điện và các bộ phận trang trí), nằm ngoài vỏ ngoài chống cháy lan, phải có độ chống cháy tối thiểu HB75 nếu độ dày thấp nhất của vật liệu này < 3 mm, hoặc độ chống cháy HB40 nếu độ độ dày thấp nhất của vật liệu này ≥ 3 mm, hoặc độ chống cháy lớp HBF.
Trong trường hợp vỏ ngoài cơ học hoặc vỏ ngoài điện cũng đóng vai trò chống cháy, yêu cầu đối với các lớp chống cháy được áp dụng (xem 6.6.6.2.3).
Đầu nối phải tuân theo một trong các cách sau:
• được làm bằng vật liệu có độ chống cháy cấp V-2, hoặc cao hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10);
• vượt qua thử nghiệm TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10);
• tuân thủ các yêu cầu về độ chống cháy theo tiêu chuẩn của tiêu chuẩn vật liệu IEC phù hợp;
• được gắn trên vật liệu có độ chống cháy cấp V-1, hoặc cao hơn, theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10) và có kích thước nhỏ;
• được đặt trong một mạch thứ cấp được cấp điện bởi một nguồn điện giới hạn tối đa là 15 VA hoặc tuân thủ các yêu cầu mạch năng lượng bị giới hạn trong điều kiện sử dụng bình thường và sau khi xảy ra lỗi đơn trong thiết bị.
Yêu cầu về vật liệu cho các thành phần và các bộ phận khác có độ chống cháy lớp HB40, độ chống cháy lớp HB75, hoặc độ chống cháy lớp HBF, không áp dụng cho bất kỳ trường hợp nào sau đây:
• các vật liệu điện từ không gây hỏa hoạn trong điều kiện hoạt động bất thường;
• vật liệu và các thành phần trong vỏ ngoài có thể tích 0,06 m3 trở xuống, toàn bộ bằng kim loại và không có lỗ thông hoặc trong một đơn vị kín có chứa khí trơ;
• các bộ phận đáp ứng yêu cầu về độ chống cháy theo tiêu chuẩn của tiêu chuẩn vật liệu IEC phù hợp bao gồm các yêu cầu;
• các linh kiện điện tử, chẳng hạn như các gói mạch tích hợp, các bộ ghép quang, tụ điện và các bộ phận nhỏ khác phải
- gắn trên vật liệu dễ cháy cấp V-1, hoặc cao hơn, theoTCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
- được cấp nguồn từ nguồn điện không quá 15 VA, hoặc tuân thủ các yêu cầu mạch năng lượng bị hạn chế, trong điều kiện sử dụng bình thường hoặc sau khi xảy ra lỗi đơn trong thiết bị và gắn trên vật liệu có độ chống cháy cấp HB75 nếu vật liệu này có độ dày nhỏ nhất < 3 mm
- độ chống cháy cấp HB40 nếu vật liệu này có độ dày nhỏ nhất > 3 mm
6.6.7 Trạng thái lỗi đơn
6.6.7.1 Quy định chung
Đánh giá trạng thái lỗi đơn phải được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ chống cháy lan khi tiến hành thử nghiệm lỗi đơn tiêu chuẩn trên thiết bị lắp ráp hoàn toàn. Chỉ cần thực hiện một lần thử nghiệm lỗi đơn trên một biến thể mô đun cụ thể, khi mà mô đun chung được sử dụng thông qua một bảng điều khiển.
Việc thử nghiệm lỗi đơn phụ thuộc vào kết quả đánh giá trạng thái lỗi đơn.
6.6.7.2 Thử nghiệm trong trạng thái lỗi đơn
Thiết bị không có nguy cơ gây điện giật hoặc hỏa hoạn sau khi thử nghiệm lỗi đơn. Thiết bị không cần phải hoạt động sau thử nghiệm.
• việc kiểm tra thiết bị và sơ đồ mạch của thiết bị nói chung sẽ chỉ ra các trạng thái lỗi có thể dẫn đến điện giật hoặc nguy hiểm về hỏa hoạn và do đó các trạng thái lỗi sẽ được áp dụng;
• thử nghiệm lỗi phải được thực hiện ngoại trừ trường hợp có thể chứng minh rằng một mối nguy hiểm phát sinh từ một trạng thái lỗi cụ thể là không chắc chắn;
• không yêu cầu áp dụng trạng thái lỗi đơn đối với lớp cách điện kép hoặc tăng cường;
• thiết bị phải được vận hành dưới điều kiện kém nhất của điều kiện thử nghiệm chuẩn.
Các điều kiện này bao gồm dung sai cao nhất đối với điện áp và dòng điện, trường hợp xấu nhất của thiết bị, dù vỏ ngoài hoặc các bộ phận rời khác có thể không được lắp đặt trong sử dụng bình thường, công suất tối đa của cầu chảy bên ngoài.
CHÚ THÍCH: Các bộ phận nhỏ không được xem xét, như ốc vít và đinh tán không thể tiếp cận được và cách ly khỏi các mạch HLV bằng ít nhất là cách điện chính.
6.6.7.3 Áp dụng trạng thái lỗi đơn
6.6.7.3.1 Quy định chung
Một trạng thái lỗi đơn phải áp dụng một lần và phải được áp dụng tuần tự theo thứ tự thuận tiện nhất. Nhiều lỗi đồng thời không được áp dụng; tuy nhiên, chúng có thể là kết quả từ việc áp dụng một lỗi đơn.
Đánh giá trạng thái lỗi đơn bao gồm những điều sau đây.
6.6.7.3.2 Trở kháng bảo vệ
Các yêu cầu sau được áp dụng.
• Nếu trở kháng bảo vệ được hình thành bởi sự kết hợp của các thành phần, mỗi thành phần sẽ bị ngắn mạch hoặc bị ngắt kết nối, tùy theo điều kiện nào kém thuận lợi.
• Nếu trở kháng bảo vệ được hình thành bằng cách kết hợp cách điện chính với thiết bị hạn chế điện áp hoặc dòng điện, cả vật liệu cách điện chính và thiết bị hạn chế điện áp hoặc dòng điện đều phải chịu một lỗi đơn, áp dụng cùng một lúc. Cách điện chính phải ngắn mạch. Thiết bị hạn chế điện áp hoặc dòng điện phải bị ngắn mạch hoặc bị ngắt kết nối, tùy theo điều kiện nào kém thuận lợi.
Các bộ phận của trở kháng bảo vệ là các thành phần có tính nguyên vẹn cao không cần phải được nối ngắn hoặc bị ngắt.
6.6.7.3.3 Thiết bị hoặc bộ phận cho hoạt động ngắn hạn hoặc gián đoạn
Chúng sẽ được vận hành liên tục nếu hoạt động liên tục có thể xảy ra trong trạng thái lỗi đơn.
Các bộ phận riêng lẻ có thể bao gồm động cơ, rơle, các thiết bị từ tính khác và gia nhiệt.
6.6.7.3.4 Máy biến áp
Cuộn không phải sơ cấp và các phần của cuộn có nấc điều chỉnh của biến áp, được đặt tải trong sử dụng bình thường, phải được thử nghiệm tuần tự, cùng một lúc, để mô phỏng mạch ngắn trọng tải. Tất cả các cuộn dây khác được tải hoặc không tải, tùy theo điều kiện tải nào ít thuận lợi. Nếu cuộn sơ cấp và cuộn không phải sơ cấp của máy biến áp được phân cách bằng cách điện tăng cường hoặc kép thì không đặt ngắn mạch giữa chúng.
Ngắn mạch cũng được thực hiện ở phía tải của bất kỳ trở kháng hạn dòng hoặc thiết bị bảo vệ quá dòng được nối trực tiếp với cuộn dây.
6.6.7.3.5 Đầu ra
Các đầu ra phải được ngắn mạch lần lượt.
6.6.7.3.6 Cách điện giữa các mạch và bộ phận
Chức năng cách điện giữa mạch và bộ phận phải chịu ngắn mạch nơi có thể gây quá nhiệt cho bất kỳ vật liệu nào gây nguy cơ cháy trừ khi vật liệu đó có tính dễ cháy lớp V-1 hoặc tốt hơn theo TCVN 9900-11-10 (IEC 60695-11-10).
Cách điện chính trong các mạch sơ cấp nhỏ hơn khe hở không khí hoặc chiều dài đường dò quy định phải được nối tiếp để thử nghiệm chống cháy lan.
Cách điện phụ, tăng cường và kép không cần làm ngắn mạch. Ngoại trừ nhiệt độ làm hư hại đối với cách điện có thể gây nguy cơ điện giật.
6.6.7.3.7 Mạch sơ cấp và mạch không sơ cấp điện áp nguy hiểm
Các trạng thái lỗi đơn bên trong thiết bị phải được áp dụng bởi các thành phần hở mạch hoặc ngắn mạch trong mạch sơ cấp và các mạch không sơ cấp điện áp nguy hiểm, nếu chúng có thể gây nguy cơ điện giật hoặc cháy.
6.6.7.3.8 Quá tải
Các trạng thái lỗi đơn phải được áp dụng khi một mạch hoặc thành phần quá tải có thể gây ra nguy cơ gây cháy hoặc điện giật. Điều này bao gồm kết nối các trở kháng tải bất lợi nhất cho các đầu cuối và các đầu nối cung cấp điện hoặc tín hiệu đầu ra từ thiết bị.
Nó được phép sử dụng các liên kết cầu chảy, thiết bị bảo vệ quá dòng và tương tự để cung cấp sự bảo vệ đầy đủ.
Trường hợp có đầu ra với cùng một mạch điện bên trong, việc thử nghiệm lỗi đơn có thể được giới hạn ở một đầu ra.
6.6.7.3.9 Điện trở danh định gián đoạn
Tiêu tán liên tục trong điện trở được thiết kế để tiêu tán gián đoạn sẽ được xem xét trong đánh giá trạng thái lỗi đơn.
6.6.7.4 Thời gian thử nghiệm
Mỗi thử nghiệm thường được giới hạn trong 2 h kể từ khi lỗi thứ hai tạo ra do một trạng thái lỗi đơn thường tự xuất hiện trong thời gian đó và nhiệt độ của EUT đã ổn định. Nếu hết thúc 2 h có dấu hiệu nguy cơ điện giật, lan truyền lửa hoặc thương tích cho người thì phải tiếp tục thử nghiệm cho đến khi xảy ra một trong những nguy cơ này hoặc trong khoảng thời gian tối đa là 4 h.
6.6.7.5 Sự phù hợp
6.6.7.5.1 Sự phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ giật điện
Khả năng chịu điện áp theo thử nghiệm 6.6.4 có thể là cần thiết để chứng minh rằng thiết bị không gây nguy cơ giật điện khi áp dụng trạng thái lỗi đơn.
Các mạch PEB, PELV và SELV phải vẫn an toàn để chạm vào sau khi áp dụng trạng thái lỗi đơn.
Sau trạng thái lỗi đơn, các bộ phận tiếp cận được phải không mang điện nguy hiểm.
6.6.7.5.2 Giá trị trong trạng thái lỗi đơn
Các giá trị vượt quá mức/giới hạn từ a) đến c) do một trạng thái lỗi đơn được coi là nguy hiểm. Các giới hạn của b) và c) chỉ áp dụng nếu điện áp vượt quá các giá trị của mục a).
a) Mức điện áp là 55 V hiệu dụng hoặc 140 V một chiều.
Đối với thiết bị được cho phép để sử dụng ở những nơi ẩm ướt, mức điện áp là 33 V hiệu dụng hoặc 70 V một chiều. Đối với điện áp tạm thời, các mức này là trong 6.3 của IEC 61010-1:2010, được đo qua điện trở 50 kΩ.
b) Mức dòng điện (xem Bảng 8):
Bảng 8 - Mức dòng điện trong trạng thái lỗi đơn
Vị trí lắp đặt |
Hình 3/Hình 5 của IEC 60990:1999 Mạch đo được sử dụng |
Dạng sóng hình sin |
Dạng sóng không sin hoặc tần số hỗn hợp |
|
mA hiệu dụng |
mA đỉnh |
mA một chiều |
||
Khô |
Hình 4 |
3,5 |
5 |
15 |
Ướt |
Hình 3 với Rs = 375 QΩ (thay vì 1 500 Ω) |
3,5 |
5 |
15 |
Khô |
Hình 3 với Rs = 75 Ω Liên quan đến cháy có thể xảy ra trong dải tần số 30 kHz đến 500 kHz |
500 |
---------- |
------------ |
c) Mức điện dung của Hình 3 trong IEC 61010-1:2010.
6.7.1 Quy định chung
Các IED truyền thông và tự động hóa và các hệ thống trong môi trường nhà máy điện và trạm biến áp phải được thiết kế và thử nghiệm để chịu được nhiều loại nhiễu điện từ cảm ứng dẫn liên tục và quá độ và bức xạ xảy ra trong các trạm biến áp. Các nguồn nhiễu là, ví dụ:
• dâng áp khi sét đánh hoặc đóng cắt;
• phóng và đánh trong môi trường cách ly là khí, giống như SF6 thường được sử dụng, tạo ra quá độ nhanh
• sóng lan truyền trong GIS, tạo ra quá độ nhanh;
Các yêu cầu miễn nhiễm chung đối với môi trường công nghiệp được coi là không đủ cho các trạm biến áp. Vì vậy, yêu cầu dành riêng được xác định. Chi tiết về các yêu cầu này và các quy trình thử nghiệm được đưa ra trong các tiêu chuẩn của bộ IEC 61000 và IEC 60255. Các trường hợp và tài liệu quan trọng nhất được tham khảo dưới đây.
6.7.2 Môi trường điện từ
Các địa điểm điển hình được đề cập bởi quy định kỹ thuật này là các trạm điện, trạm trung áp (MV) và cao áp (HV) (trạm cách điện không khí (AIS) và cách điện bằng khí (GIS)).
Đối với mục đích của các quy định kỹ thuật được đưa ra trong đặc tả kỹ thuật này, thuật ngữ "HV" được hiểu là siêu cao áp và cao áp từ 36,5 kV trở lên. Một giới hạn khác giữa MV và HV có thể được thỏa thuận giữa hệ thống điện và nhà chế tạo.
Ngoài các nhà máy điện nói trên, hệ thống điện còn có thể lắp đặt các thiết bị trong các trung tâm điều khiển, bộ lặp radio hoặc các điểm phân phối điện hạ áp trong khu vực công nghiệp, thương mại hoặc dân cư. Các địa điểm này được để cập bởi các tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn sản phẩm khác.
Trong một số trường hợp, các đơn vị dịch vụ có các biện pháp giảm nhẹ đặc biệt (ví dụ như sử dụng đi cáp đặc biệt, che chắn một số khu vực, v.v.) để tạo ra một môi trường "được bảo vệ" và để giảm các yêu cầu miễn nhiễm cho phù hợp. Điều này cho phép đơn vị dịch vụ sử dụng thiết bị không đáp ứng các đặc tính của quy định kỹ thuật này.
Trong các trạm điện và trạm biến áp, cáp được che chắn và không dược che chắn được sử dụng để kết nối thiết bị. Trong trường hợp cáp được che chắn, lớp chắn được nối đất cục bộ theo các quy tắc liên quan đến loại tín hiệu có liên quan, ví dụ: mức thấp, điều khiển, v.v.
6.7.3 Yêu cầu miễn nhiễm và thử nghiệm điển hình
Các yêu cầu về miễn nhiễm và thử nghiệm điển hình được quy định sau đây dựa trên môi trường điện từ thực tế, xem xét hiện tượng điện từ được đưa ra trong Phụ lục A của IEC/TS 61000-6-5:2001.
Chúng được đưa ra trên cơ sở từng cổng, theo Bảng 9 đến 13.
Các yêu cầu đối với thiết bị của các trạm điện và trạm biến áp được dựa trên Hình 1 và Hình 2.
Các yêu cầu đối với vỏ ngoài, nguồn cấp điện và cổng nối đất chức năng được thiết lập theo vị trí có liên quan. Được coi nguồn cấp điện là chung cho tất cả các thiết bị trong đó được lắp đặt mà không có các quy định về EMC đặc biệt.
Các yêu cầu cho các cổng tín hiệu được thiết lập theo loại kết nối.
Trong các hình vẽ và bảng biểu dưới đây, các vị trí khác nhau được xác định bằng chữ viết hoa trong một hình vuông, trong khi loại kết nối được xác định bằng một chữ viết thường trong vòng tròn.
Địa điểm:
• G: trạm điện và trạm biến áp trạm MV;
• H: trạm biến áp HV;
• P: khu vực "được bảo vệ", nếu có.
Kết nối tín hiệu:
• I: kết nối cục bộ;
• f: kết nối trường;
• h: kết nối với thiết bị HV;
• t: viễn thông;
• p: kết nối trong khu vực "được bảo vệ", nếu có.
Các thử nghiệm sẽ được tiến hành theo cách thức được xác định rõ ràng và có khả năng tái lập, như được đưa ra trong các tiêu chuẩn cơ bản có liên quan được đề cập trong các Bảng 9 đến 13. Nội dung của các tiêu chuẩn cơ bản này không được lặp lại ở đây; tuy nhiên thông tin bổ sung cho các ứng dụng thực tế của các thử nghiệm được đưa ra trong quy định kỹ thuật này.
Các thử nghiệm phải được thực hiện dưới dạng các thử nghiệm điển hình và thực hiện tuần tự, như một thử nghiệm đơn.
Các yêu cầu về miễn nhiễm liên quan đến hiện tượng điện từ dẫn và bức xạ ở tần số thấp và cao; chúng có thể là liên tục, hiện tượng đột biến riêng lẻ hoặc lặp đi lặp lại, với sự xuất hiện cao và thấp.
Thiết bị được lắp đặt trong khu vực "được bảo vệ", không có kết nối trực tiếp với các khu vực khác, không cần phải tuân thủ các đặc tính kỹ thuật miễn nhiễm của quy định kỹ thuật này, nhưng là đối tượng của các tiêu chuẩn chung hoặc sản phẩm có liên quan.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.