QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BÌNH TUYỂN BÒ GIỐNG
Evaluating, selection procedure for breeding cattle
Lời nói đầu
TCVN 11909:2017 do Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BÌNH TUYỂN BÒ GIỐNG
Evaluating, selection procedure for breeding cattle
Tiêu chuẩn này quy định quy trình giám định, bình tuyển bò giống hướng sữa (Holstein Friesian, bò lai hướng sữa, Jersey) và bò giống hướng thịt (Sind, Brahman và Droughtmaster).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Giám định bò giống (Evaluating procedure for breeding cattle)
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được về ngoại hình, sinh trưởng và sinh sản.
2.2
Bình tuyển bò giống (Selection procedure for breeding cattle)
Tuyển chọn những cá thể bò giống có kết quả về ngoại hình, sinh trưởng và sinh sản đạt yêu cầu quy định để đưa vào làm giống hoặc tiếp tục làm giống.
2.3
Bê giống (Calf)
Bê non từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bao gồm bê đực và bê cái.
2.4
Bò hậu bị giống (Heifers)
Bò trong giai đoạn tuổi từ 7 tháng đến 18 tháng tuổi, bao gồm bò đực và bò cái.
2.5
Bò cái giống (Cow breed)
Bò cái từ 18 tháng tuổi trở lên được sử dụng làm giống.
2.6
Bò đực giống (Bulls)
Bò đực từ 18 tháng tuổi trở lên được sử dụng làm giống.
3.1 Nguồn gốc xuất xứ
Bò giống đưa vào giám định và bình tuyển phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có lý lịch đầy đủ (của ba thế hệ).
3.2 Đặc điểm ngoại hình
3.2.1 Đặc điểm về ngoại hình bò đực giống, được quy định các chỉ tiêu sau:
- Đặc điểm chung: Ngoại hình; đặc điểm giống;
- Các phần của cơ thể: đầu, cổ, vai, ngực, lưng, hông, bụng, mông, đuôi, chân và bộ phận sinh dục.
3.2.2 Đặc điểm ngoại hình bò cái giống, được quy định các chỉ tiêu sau:
- Đặc điểm chung: Ngoại hình; đặc điểm giống
- Các phần của cơ thể: đầu, cổ, vai, ngực, lưng, hông, bụng, mông, đuôi, chân;
- Hệ thống vú: hình dáng, núm vú, tĩnh mạch.
3.3 Quy định về năng suất
3.3.1 Năng suất bò đực giống, được quy định trong các tiêu chuẩn cụ thể, gồm các chỉ tiêu sau:
3.3.1.1 Chỉ tiêu sinh trưởng
- Khối lượng sơ sinh;
- Khối lượng 6 tháng tuổi;
- Khối lượng 12 tháng tuổi;
- Khối lượng 18 tháng tuổi;
3.3.1.2 Chỉ tiêu sinh sản
- Tuổi phối giống lần đầu;
- Khối lượng phối giống lần đầu;
- Khối lượng 24 tháng tuổi;
- Khối lượng 36 tháng tuổi;
- Khối lượng 48 tháng tuổi.
3.3.1.2.1 Bò đực giống nhảy trực tiếp
- Tỷ lệ thụ thai;
- Khối lượng bê sơ sinh.
3.3.1.2.2 Bò đực giống khai thác tinh (để thụ tinh nhân tạo)
- Thể tích tinh dịch (V);
- Hoạt lực tinh trùng (A);
- Nồng độ tinh trùng (C);
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K);
- Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu.
3.3.2 Năng suất bò cái giống, được quy định trong các tiêu chuẩn cụ thể, gồm các chỉ tiêu sau:
3.3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng
- Khối lượng sơ sinh;
- Khối lượng 6 tháng tuổi;
- Khối lượng 12 tháng tuổi;
- Khối lượng 18 tháng tuổi.
3.3.2.2 Chỉ tiêu sinh sản
- Tuổi phối giống lần đầu;
- Khối lượng phối giống lần đầu;
- Tuổi đẻ lửa đầu;
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ;
- Thời gian động dục lại sau đẻ.
* Bò cái giống hướng sữa
- Sản lượng sữa, chu kỳ 305 ngày;
- Tỷ lệ mỡ sữa.
4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
4.1 Chỉ tiêu ngoại hình
Các chỉ tiêu ngoại hình được đánh giá dựa theo sự quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Các đặc điểm ngoại hình bao gồm màu lông, kết cấu cơ thể, đặc điểm các phần trên cơ thể.
4.1.1 Màu lông
Đánh giá bằng phương pháp quan sát trực tiếp.
4.1.2 Kết cấu cơ thể
Cho gia súc đi lại ở trạng thái bình thường trên một cung đường bằng phẳng, hai khuỷu chân trước phải và trái; hai khuỷu chân sau phải và trái không chạm vào nhau. Kết cấu giữa các bộ phận trên cơ thể cân đối, chắc chắn.
4.1.3 Móng
Đế móng cùng nằm trên mặt phẳng với chu vi vành móng.
Móng tròn và khít: Vành móng hình tròn, hai móng chính khít nhau, khi đứng ở tư thế bình thường tạo vuông góc với mặt phẳng vị trí đứng.
Móng không bị nứt: Vành móng không bị nứt vỡ, thành móng nhẵn bóng.
4.2 Chỉ tiêu khối lượng
Khối lượng bê sơ sinh, tính bằng kg, được cân sau khi đã lau khô lông da và trước khi cho ăn sữa đầu. Xác định khối lượng bê bằng cân bàn hoặc cân điện tử với độ chính xác ± 0,1 kg.
Khối lượng xác định tại 6, 12, 18, 24, 36, 48 tháng tuổi, tính bằng kilogam, được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn và uống, được xác định bằng cân điện tử với độ chính xác ± 0,1 kg.
Khối lượng của bò khi phối giống lần đầu tiên, tính bằng kilogam, cân khi bò phối giống lần đầu tiên vào buổi sáng trước khi cho ăn và uống, được xác định bằng cân điện tử với độ chính xác ± 0,1 kg.
4.3 Chỉ tiêu sinh sản
4.3.1 Bò đực giống
- Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng số tháng, từ khi bò đực giống được sinh ra đến lúc bắt đầu được khai thác tinh hoặc bắt đầu được cho nhảy trực tiếp.
- Tỷ lệ thụ thai: Số bò cái phối giống có chửa trên tổng số bò cái đưa vào phối giống nhân với 100 %.
- Thể tích tinh dịch (V, ml): Thể tích tinh dịch trong một lần xuất tinh của bò đực giống sau khi đã lọc bỏ chất keo phèn.
- Hoạt lực tinh trùng (A, %): Tỷ lệ tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường quan sát được.
- Nồng độ tinh trùng (C, 106/ml): Số lượng tinh trùng có trong một mililit tinh nguyên chưa pha loãng.
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): Tỷ lệ tinh trùng không bình thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm mầu đã đếm được.
- Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên: Số bò cái phối giống có chửa lần đầu tiên trên tổng số bò cái đưa vào phối giống lần đầu tiên nhân với 100 %.
4.3.2 Bò cái giống
- Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng số tháng, từ khi bò cái giống được sinh ra đến lúc bắt đầu được phối giống lần đầu tiên.
- Tuổi đẻ lứa đầu: được tính bằng số tháng, từ khi sinh đến khi đẻ lần đầu.
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: được tính bằng số tháng, từ khoảng thời gian ngày bò cái đó đẻ đến ngày đẻ lứa tiếp theo.
- Thời gian động dục lại sau khi đẻ: được tính bằng số tháng, từ khoảng thời gian ngày bò cái đó đẻ đến ngày bò đó có biểu hiện động dục lại sau khi đẻ.
- Sản lượng sữa của chu kỳ 305 ngày: Sản lượng sữa của một chu kỳ được tính bằng lít, tính từ khi bò đẻ cho đến ngày vắt sữa thứ 305.
- Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ phần trăm của lipit có trong thành phần sữa.
5 Quy trình giám định, bình tuyển
5.1 Bước chuẩn bị
5.1.1 Nguyên tắc chung khi giám định, bình tuyển
Bò đực và bò cái hậu bị được giám định, bình tuyển ngoại hình và sinh trưởng sau khi kết thúc kiểm tra năng suất.
Bò đực hậu bị chỉ được giám định, bình tuyển chất lượng tinh dịch sau khi đã đạt được yêu cầu về ngoại hình và sinh trưởng.
Bò đực giống và bò cái giống được giám định, bình tuyển định kỳ ít nhất một lần/năm.
Bò đực giống chỉ giám định, bình tuyển chất lượng tinh dịch. Bỏ cái giống chỉ giám định, bình tuyển năng suất sinh sản.
Việc giám định được thực hiện theo từng cá thể, theo từng chỉ tiêu. Việc bình tuyển được thực hiện kết hợp đồng thời các chỉ tiêu giám định theo từng cá thể.
Không thực hiện giám định, bình tuyển đối với những con bò đang bị mắc bệnh.
5.1.2 Thành lập tổ giám định, bình tuyển
Tổ giám định, bình tuyển có từ 3 đến 5 người bao gồm: Cán bộ phụ trách công tác giống bò và cán bộ chăn nuôi hoặc chăn nuôi/thú y có trình độ từ đại học trở lên.
5.1.3 Chuẩn bị đàn bò để giám định, bình tuyển
Bò được đưa vào giám định, bình tuyển phải đạt yêu cầu đối với con giống quy định tại điều 3 của TCVN này.
5.2 Giám định, bình tuyển bò đực giống
Cho bò đi, đứng tự nhiên trên khu vực bằng phẳng (chuồng, sân hoặc vườn) để quan sát và đánh giá từng bộ phận.
Đánh giá ngoại hình bằng cách cho điểm từng bộ phận, mức điểm không cho quá 5 điểm và không dưới 1 điểm nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Đánh giá cho điểm ngoại hình
Mức độ đạt được |
Điểm |
- Toàn thân phát triển cân đối, cơ thể khỏe mạnh, biểu hiện được đặc điểm ngoại hình giống, không đốm lưỡi. - Đầu, cổ: Đầu to khỏe, trán rộng, gốc sừng to, cổ to nở nang, đầu và cổ kết hợp hài hòa. - Ngực: Ngực sâu, rộng và nở nang. - Vai, lưng và hông: Lưng dài, rộng và phẳng, lưng và hông kết hợp tốt. - Bụng: Bụng thon gọn, không xệ, tròn đều về phía sau kết hợp hài hòa. - Dịch hoàn: Hai dịch hoàn phát triển đều đặn, không lệch, da săn, màu hồng. - Mông: Mông rộng phẳng, to tròn, xương ngồi rộng. - Bốn chân: Bốn chân khỏe, chắc chắn, cân đối, không chạm kheo, móng tròn khít. |
5 |
Có 1 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
4 |
Có 2 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
3 |
Có 3 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
2 |
Có 4 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
1 |
Tổng điểm của từng chỉ tiêu là tích giữa điểm tối đa với hệ số quy định cho chỉ tiêu đó. Tổng cộng là tổng số điểm của các bộ phận được sử dụng để đánh giá ngoại hình trong Bảng 2.
Bảng 2 - Bảng hệ số và cho điểm đánh giá ngoại hình
TT |
Các bộ phận của cơ thể |
Điểm tối đa |
Hệ số |
Tổng điểm |
1 |
Đặc điểm giống, thể chất lông da |
5 |
5 |
25 |
2 |
Đầu và cổ |
5 |
1 |
5 |
3 |
Vai, ngực |
5 |
2 |
10 |
4 |
Lưng, hông, bụng |
5 |
2 |
10 |
5 |
Mông và đuôi |
5 |
2 |
10 |
6 |
Bốn chân |
5 |
2 |
10 |
7 |
Bộ phận sinh dục |
5 |
6 |
30 |
Tổng cộng |
|
100 |
Căn cứ vào điểm ngoại hình, năng suất đạt được của cá thể bò đực đưa vào giám định để bình tuyển chọn ra những bò đực đủ tiêu chí làm giống.
Tiêu chí bò đực giống được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Tiêu chí chọn bò đực giống
Loại bò |
Điểm giám định ngoại hình |
Kết quả giám định sinh trưởng |
Kết quả giám định sinh sản |
Bò đực hậu bị giống |
≥ 70 |
5 chỉ tiêu gồm: Khối lượng sơ sinh, 12, 18 tháng tuổi, khối lượng bắt đầu phối giống; tuổi bắt đầu phối giống. - Ít nhất có 4/5 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực giống hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất. |
4 chỉ tiêu gồm: Thể tích tinh dịch (V), hoạt lực (A); Nồng độ (C) và tỷ lệ kỳ hình (K). - Ít nhất 3/4 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất |
Bò đực giống phối trực tiếp |
≥ 70 |
3 chỉ tiêu gồm: Khối lượng 24, 36, 48 tháng tuổi. - Ít nhất có 2/3 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực giống hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất. |
02 chỉ tiêu: Tỷ lệ thụ thai; khối lượng bê sơ sinh. - Ít nhất 1/2 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực trong cùng kỳ giám định. |
Bò đực giống khai thác tinh |
≥ 70 |
3 chỉ tiêu gồm: Khối lượng 24, 36, 48 tháng tuổi. - Ít nhất có 2/3 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực giống hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất. |
5 chỉ tiêu gồm: Thể tích tinh dịch (V), hoạt lực (A); Nồng độ (C) Tỷ lệ kỳ hình (K) và tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu. - Ít nhất 4/5 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất |
5.3 Giám định, bình tuyển bò cái giống
Đánh giá ngoại hình bằng cách cho điểm từng bộ phận, mức điểm không cho quá 5 điểm và không dưới 1 điểm như hướng dẫn tại Bảng 4.
Bảng 4 - Đánh giá cho điểm ngoại hình
Mức độ đạt được |
Điểm |
- Mang đặc trưng của giống. - Cơ thể chắc, khỏe có kết cấu cân đối giữa các bộ phận với nhau; Lông mịn và mượt; Da mềm, đàn hồi. - Có hai tai nhỏ và thẳng hoặc hai tai to và rủ xuống; mắt to, sáng; mồm rộng; gương mũi to. - Vai đầy đặn; Ngực rộng và sâu. - Lưng rộng và phẳng; lưng và hông kết hợp hài hòa. - Bụng to đều về phía sau. - Mông rộng, cơ mông phát triển tốt; đuôi dài, cử động linh hoạt, lông đuôi mọc thành chùm. - Bốn chân chắc chắn và cân đối; móng tròn khít; khoảng cách giữa bốn chân rộng. - Bầu vú phát triển, bốn vú đều nhau; da vùng vú mỏng và mịn có sự đàn hồi tốt; bầu vú có cấu trúc chắc chắn. - Bốn núm cân xứng; khoảng cách giữa các núm vú xa nhau, da núm vú mỏng, mịn và đàn hồi. - Hệ thống tĩnh mạch vú phát triển nổi rõ tạo thành mạng lưới tĩnh mạch dưới da xung quanh bầu vú và dưới bụng. |
5 |
Có 1 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
4 |
Có 2 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
3 |
Có 3 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
2 |
Có 4 khiếm khuyết ở mức 5 điểm |
1 |
Tổng điểm của từng chỉ tiêu là tích giữa điểm tối đa với hệ số quy định cho chỉ tiêu đó. Tổng cộng là tổng số điểm của các bộ phận được sử dụng để đánh giá ngoại hình.
Bảng 5- Bảng hệ số và cho điểm đánh giá ngoại hình
TT |
Các bộ phận của cơ thể |
Điểm tối đa |
Hệ số |
Tổng điểm |
1 |
Đặc điểm giống, thể chất lông da |
5 |
5 |
25 |
2 |
Đầu và cổ |
5 |
1 |
5 |
3 |
Vai, ngực |
5 |
2 |
10 |
4 |
Lưng, hông, bụng |
5 |
2 |
10 |
5 |
Mông và đuôi |
5 |
2 |
10 |
6 |
Bốn chân |
5 |
2 |
10 |
7 |
Hệ thống vú |
5 |
6 |
30 |
Tổng cộng |
|
100 |
Căn cứ vào điểm ngoại hình, năng suất đạt được của cá thể bò cái đưa vào giám định để bình tuyển chọn ra những bò cái đủ tiêu chí làm giống.
Tiêu chí bò cái giống được quy định trong Bảng 6.
Bảng 6 - Tiêu chí chọn bò cái giống
Loại bò giống |
Điểm giám định ngoại hình |
Kết quả giám định sinh trưởng |
Kết quả giám định sinh sản |
Bò cái giống hậu bị |
≥ 70 |
4 chỉ tiêu gồm: Khối lượng sơ sinh, 6, 12, 18 tháng tuổi. - Ít nhất có 3/4 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực giống hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất. |
|
Bò cái giống hướng thịt |
≥ 70 |
Khối lượng phối giống lần đầu phải đạt yêu cầu. |
02 chỉ tiêu: Tuổi đẻ lứa đầu, và khoảng cách giữa hai lứa đẻ. - Ít nhất 1/2 chỉ tiêu phải đạt mức yêu cầu. - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của đàn bò cái trong cùng kỳ giám định. |
Bò cái giống hướng sữa |
≥ 70 |
Khối lượng phối giống lần đầu phải đạt yêu cầu. |
04 chỉ tiêu: Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, năng suất sữa và tỷ lệ mỡ sữa. - Ít nhất 3/4 chỉ tiêu phải đạt mức yêu cầu - 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của đàn bò cái trong cùng kỳ giám định |
Áp dụng tiêu chuẩn giám định, bình tuyển bò giống hướng sữa và hướng thịt để đánh giá chất lượng đàn bò sữa và bò thịt, qua đó chọn lọc được đàn bò giống hướng sữa và hướng thịt tốt làm nền cho công tác lai tạo, cải tiến chất lượng giống.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] 10TCN 533-2002; 10TCN 534-2002, TCVN 9120-2011, TCVN 8925: 2012.
[2] QCVN 01-43:2011, QCVN 01 - 44: 2011.
[3] Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN.
[4] Đinh Văn Cải (2007) Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam.
[5] Trần Quang Hạnh (2010) Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Hostein Fresian (HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 VÀ F3 giữa HF VÀ LAI SIND nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
[6] Nguyễn Xuân Trạch và cs (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) Giáo trình chăn nuôi trâu bò.
[7] Nguyễn Minh Thông và cs (2008) Giám định đàn bò lai sinds tỉnh Vĩnh Long.
[8] Phạm Văn Quyến (2010) Khả năng sản xuất của bò Droughtmaster thuần nhập nội và bò lai F1 (Droughtmaster và lai sind) tại miền Đông Nam bộ.
[9] Đinh Văn Cải (2005) Kết quả bước đầu nhân thuần giống bò thịt Droughtmaster và Brahman tại Việt Nam. Tạp chí Chăn Nuôi, số 77, tháng 7/2005. Trang 27-30.
[10] W. H. Mao, E. Albrecht, F. Teuscher, Q. Yang, R. Q. Zhao and J. Wegner (2008) Growth- and Breed-related Changes of Fetal Development in Cattle.
[11] Pershortam khatri, khuda bakhsh (2004) Productive Performance of Red Sindhi Cattle.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.