Plantation - Large timber plantation transformated from small wood - Part 3: Eucalyptus urophylla S.T.Blake
Lời nói đầu
TCVN 11567-3 : 2017 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11567: Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ gồm các phần sau:
TCVN 11567-1: Phần 1: Keo lai;
TCVN 11567-2: Phần 2: Keo tai tượng;
TCVN 11567-3: Phần 3: Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake).
RỪNG TRỒNG - RỪNG GỖ LỚN CHUYỂN HÓA TỪ RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ - PHẦN 3: BẠCH ĐÀN UROPHYLLA (EUCALYPTUS UROPHYLLA S.T.BLAKE)
Plantation - Large timber plantation transformated from small wood - Part 3: Eucalyptus urophylla S.T.Blake
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật chuyển hóa rừng Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) gỗ lớn từ rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Cây bài chặt (trees marked to be cut)
Cây không đủ tiêu chuẩn để lại nuôi dưỡng.
2.2
Cây mục đích (purpose trees)
Cây đủ tiêu chuẩn nuôi dưỡng để phát triển thành gỗ lớn.
2.3
Cây trung gian (intermediate trees)
Cây chưa đủ tiêu chuẩn của cây mục đích nhưng tốt hơn cây bài chặt, có thể bài chặt hoặc để lại cho lần tỉa thưa sau tùy theo phân bố không gian của chúng.
2.4
Cây ưu thế (dominant trees)
Cây chiếm ưu thế sinh thái, thuộc cây cấp I và cây cấp II theo phân cấp Kraft.
2.5
Cấp chiều cao (height class) / cấp năng suất (yield class)
Chỉ số biểu thị năng suất của rừng trồng một loài cây trên một điều kiện lập địa, dưới tác động tổng hợp của các biện pháp lâm sinh, được biểu thị dựa trên tương quan giữa chiều cao bình quân với tuổi rừng trồng. Cấp chiều cao được chia thành 3 cấp, ký hiệu từ tốt đến xấu bằng chữ số La mã I, II, III.
2.6
Chuyển hóa rừng (forest transformation)
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để thay đổi mục đích kinh doanh của rừng.
2.7
Gỗ lớn (large timber)
Gỗ có đường kính đầu nhỏ tối thiểu 15 cm, chiều dài tối thiểu 2 m.
2.8
Gỗ nhỏ (small timber)
Gỗ có đường kính đầu nhỏ nhỏ hơn 15 cm.
2.9
Phân cấp Kraft (Kraft’s classification)
Cây rừng trồng được phân thành 5 cấp từ I đến V tùy thuộc vào vị thế và khả năng cạnh tranh ánh sáng của chúng trong lâm phần từ tốt đến xấu (chi tiết xem Phụ lục A).
2.10
Tỉa thưa (thinning)
Chặt loại bỏ những cây sinh trưởng kém, phẩm chất xấu nhằm nâng cao tăng trưởng, chất lượng các cây để lại nuôi dưỡng.
3 Yêu cầu rừng đưa vào chuyển hóa
Rừng đưa vào chuyển hóa là rừng có cấp chiều cao I và cấp chiều cao II đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu rừng đưa vào chuyển hóa
TT |
Tiêu chí |
Cấp chiều cao I |
Cấp chiều cao II |
1 |
Nguồn gốc giống |
Đã được công nhận |
|
2 |
Tuổi rừng chuyển hóa (năm) |
Từ 5 đến 7 |
Từ 6 đến 8 |
3 |
Mật độ hiện tại (cây / ha) |
|
|
- |
Trường hợp tỉa thưa 1 lần |
Từ 1200 đến dưới 1400 |
Từ 1300 đến dưới 1500 |
- |
Trường hợp tỉa thưa 2 lần |
Từ 1400 đến 1600 |
Từ 1500 đến 1700 |
4 |
Chất lượng rừng |
Tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại dưới 20 %, số cây mục đích chiếm hơn 50 % mật độ rừng. |
Rừng sau chuyển hóa khi đạt ở 12 tuổi trở lên (xem thêm phụ lục C) cần đáp ứng các tiêu chí tại Bảng 2, trong đó cấp chiều cao theo Phụ lục D.
Bảng 2 - Yêu cầu rừng sau chuyển hóa
TT |
Tiêu chí |
Cấp chiều cao I |
Cấp chiều cao II |
||
Tỉa thưa |
Tỉa thưa |
Tỉa thưa |
Tỉa thưa |
||
1 lần |
2 lần |
1 lần |
2 lần |
||
1 |
Mật độ (cây / ha) |
Từ 650 đến 700 |
Từ 550 đến 600 |
Từ 750 đến 800 |
Từ 650 đến 700 |
2 |
Đường kính 1,3 m bình quân (cm) |
≥ 20 |
≥ 21 |
≥ 17 |
≥ 18 |
3 |
Tỷ lệ cây gỗ lớn (%) |
≥ 65 |
≥ 70 |
≥ 60 |
≥ 65 |
CHÚ THÍCH: Phụ lục C đưa ra Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng gỗ lớn từ rừng trồng gỗ nhỏ.
5 Phương pháp xác định các tiêu chí
Bảng 3 - Phương pháp xác định các tiêu chí
TT |
Các tiêu chí |
Phương pháp xác định |
1 |
Nguồn gốc giống của rừng trồng |
Căn cứ theo hồ sơ rừng trồng của chủ rừng và danh mục các giống Bạch đàn urophylla đã được công nhận. |
2 |
Cấp chiều cao |
Đo và tính chiều cao bình quân của 30 cây có đường kính trung bình, xác định tuổi rừng và đối chiếu chiều cao tại tuổi của lô rừng với biểu cấp chiều cao của rừng trồng Bạch đàn urophylla quy định ở Phụ lục D (chi tiết theo Phụ lục B). |
3 |
Tuổi rừng |
Căn cứ vào hồ sơ rừng trồng được lưu ở chủ rừng. |
4 |
Mật độ hiện tại, đường kính bình quân, chiều cao bình quân |
Rút mẫu 3% diện tích lô rừng, lập ô tiêu chuẩn có tối thiểu 30 cây đo đếm. Chi tiết lập ô tiêu chuẩn, đo đếm và tính toán các tiêu chí theo Phụ lục B. |
5 |
Cây bài chặt |
Mục trắc xác định cây cấp IV, cấp V là cây bị bệnh hoặc bị tổn thương, rỗng ruột, cây đỗ, gãy, cây mọc vóng lướt, cạnh tranh mạnh với cây mục đích; hoặc cây cấp I, II có chất lượng xấu (chi tiết theo Phụ lục A). |
6 |
Cây trung gian |
Mục trắc xác định cây cấp III là cây có dấu hiệu bị bệnh hoặc bị tổn thương nhẹ, cạnh tranh ít với cây mục đích (chi tiết theo Phụ lục A). |
7 |
Cây mục đích |
Mục trắc xác định cây cấp I, cấp II là cây khỏe mạnh, có khoảng cách tương đối đều nhau (chi tiết theo Phụ lục A). |
8 |
Mật độ, đường kính bình quân, tỷ lệ cây gỗ lớn của rừng sau chuyển hóa |
Rút mẫu 3% diện tích lô rừng, lập ô tiêu chuẩn có tối thiểu 30 cây đo đếm (chi tiết xem Phụ lục B). |
(Quy định)
Cây rừng trồng được phân chia theo 5 cấp tùy thuộc vào vị thế của chúng liên quan đến khả năng cạnh tranh ánh sáng:
Cây cấp I: cây ở tầng trên cùng, không bị che sáng, khả năng sinh trưởng tốt.
Cây cấp II: cây ở tầng thứ 2, chỉ bị che sáng một phần bởi các cây tầng trên cùng, khả năng sinh trưởng khá.
Cây cấp III: cây ở tầng thứ 3, bị che sáng bởi các cây tầng trên cùng và tầng thứ 2, khả năng sinh trưởng trung bình.
Cây cấp IV: cây ở tầng thứ 4, bị che sáng nhiều, độ dài tán lá nhỏ hơn 1/3 chiều cao cây, khả năng sinh trưởng kém.
Cây cấp V: cây ở tầng dưới cùng, bị che sáng hoàn toàn, độ dài tán lá nhỏ hơn 1/4 chiều cao cây, không có khả năng sinh trưởng.
(Quy định)
B1 Mục đích và nội dung điều tra
Để xác định yêu cầu của rừng được quy định ở Bảng 1 và Bảng 2 của tiêu chuẩn này.
B2 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
B2.1 Lập ô tiêu chuẩn theo phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên.
B2.2 Tỷ lệ rút mẫu là 3 % diện tích lô rừng, đối với những lô rừng có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1 ha thì lập tối thiểu 1 ô tiêu chuẩn.
B2.3 Kích thước ô tiêu chuẩn tùy thuộc vào mật độ rừng, mật độ trên 1000 cây/ha lập ô 300 m2, mật độ dưới 1000 cây/ha lập ô 400 m2. Hình dạng ô tiêu chuẩn là hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật.
B3 Đo đếm trong ô tiêu chuẩn
B3.1 Đo đường kính của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn tại vị trí 1,3 m tính từ mặt đất bằng thước kẹp kính hoặc thước đo vanh, sai số đến 1 cm.
B3.2 Đo chiều cao ít nhất 30 cây trong ô tiêu chuẩn phân bố đều theo các cỡ kính. Dùng sào hoặc thước đo cao chuyên dụng để đo chiều cao cây với độ chính xác đến 0,5 m.
B3.3 Phân loại cây thành 3 nhóm cây mục đích, cây trung gian, cây bài chặt theo tiêu chí ghi ở Bảng 3.
B3.4 Xác định số cây bị sâu bệnh hại.
B4. Tính toán nội nghiệp
B4.1 Xác định cấp chiều cao / cấp năng suất của lô rừng: đo và tính chiều cao bình quân của 30 cây có đường kính trung bình, xác định tuổi rừng và đối chiếu chiều cao bình quân tại tuổi của lô rừng với biểu cấp chiều cao của Bạch đàn urophylla (được quy định ở Phụ lục D).
B4.2 Tính mật độ rừng:
Trong đó n là số cây bình quân trong các ô tiêu chuẩn; s là diện tích ô tiêu chuẩn (m2).
B4.3 Tính đường kính bình quân
Trong đó là đường kính bình quân (cm); di là đường kính cây i (cm); n là số cây đo đường kính.
B4.4 Tính chiều cao bình quân
Trong đó là chiều cao bình quân (m); hi là chiều cao cây i (m); n là số cây đo chiều cao.
B4.5 Tính thể tích gỗ
Tra biểu thể tích cây đứng đã lập cho Bạch đàn urophylla hoặc tính theo công thức:
M (m3) = GHF, trong đó G là tổng tiết diện ngang lô rừng (m2) được tính theo công thức , H là chiều cao trung bình lô rừng (m), F là hình số của Bạch đàn urophylla lấy bằng 0,62.
B4.6 Xác định tỷ lệ cây bị sâu bệnh
Trong đó B là tỷ lệ cây bị sâu bệnh (%), n là số cây bị sâu bệnh xác định theo mục B3.4, N là tổng số cây trong ô tiêu chuẩn.
B4.7 Xác định tỷ lệ cây mục đích
Trong đó Cmd là tỷ lệ cây mục đích (%), Nmd là số cây mục đích xác định theo mục B3.3, N là tổng số cây trong ô tiêu chuẩn.
(Tham khảo)
Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng gỗ lớn từ rừng trồng gỗ nhỏ
C1 Nguyên lý chuyển hóa rừng trồng
C1.1 Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn dựa trên nguyên lý tạo điều kiện và môi trường để cây cá thể và toàn lâm phần sinh trưởng nhanh hơn, đặc biệt là sinh trưởng đường kính để sớm đạt tiêu chuẩn gỗ lớn.
C1.2 Có 3 cách để gia tăng sinh trưởng đường kính cây: (i) Kéo dài thời gian sinh trưởng; (ii) điều chỉnh không gian sinh trưởng hợp lý để cây phát triển về đường kính; và (iii) cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho cây bằng bón phân.
C1.3 Về kéo dài thời gian sinh trưởng: chu kỳ kinh doanh Bạch đàn urophylla trên 10 tuổi để sản xuất gỗ lớn thay vì thời gian ngắn hơn để sản xuất gỗ nhỏ. Do đó, biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng tập trung vào việc tỉa thưa điều chỉnh không gian sinh trưởng và bón phân.
C2 Chuyển hóa rừng trồng bằng kỹ thuật tỉa thưa
C2.1 Mục đích tỉa thưa; (i) Gia tăng sinh trưởng đường kính của các cây mục đích để lại nuôi dưỡng; (ii) nâng cao chất lượng lâm phần; (iii) tăng giá bản gỗ; (iv) tăng sức khỏe lâm phần bằng cách loại bỏ các cây bị sâu bệnh hại, khuyết tật, chất lượng kém; (v) tạo thu nhập trung gian.
C2.2 Thiết kế tỉa thưa
C2.2.1 Tiến hành điều tra lô rừng tỉa thưa theo Phụ lục B. So sánh kết quả điều tra với tiêu chuẩn rừng đưa vào chuyển hóa ở mục 3 để khẳng định lô rừng đảm bảo yêu cầu đưa vào chuyển hóa hay không.
C2.2.2 Nếu đảm bảo yêu cầu chuyển hóa, tiến hành thiết kế bằng cách chọn và đánh dấu các cây mục đích, cây trung gian và cây bài chặt theo tiêu chí ở mục 5.
C2.2.3 Không bài chặt 3 cây liền nhau tránh tạo khoảng trống lớn trong rừng.
C2.3 Mùa tỉa thưa
Vào mùa khô nhưng tránh những ngày thời tiết khô hanh, gió khô nóng.
C2.4 Phương pháp tỉa thưa
Tỉa thưa chọn lọc cây nhỏ ở tầng dưới kết hợp cây lớn nhưng chất lượng xấu ở tầng trên, giữ lại nuôi dưỡng các cây chất lượng tốt thành gỗ lớn.
C2.5. Số lần tỉa thưa và cường độ tỉa thưa
Tùy thuộc tuổi rừng, mật độ rừng hiện tại, cấp chiều cao theo Phụ lục D, điều kiện của chủ rừng và thị trường, tiến hành tỉa thưa 1 lần hoặc 2 lần.
C2.5.1 Trường hợp tỉa thưa 1 lần
TT |
Tiêu chí |
Cấp chiều cao I |
Cấp chiều cao II |
1 |
Mật độ hiện tại (cây / ha) |
Từ 1200 đến dưới 1400 |
Từ 1300 đến dưới 1500 |
2 |
Tuổi tỉa thưa (năm) |
Từ 6 đến 7 |
Từ 7 đến 8 |
3 |
Cường độ tỉa thưa (% số cây) |
Từ 42 đến 50 |
Từ 38 đến 47 |
4 |
Mật độ để lại (cây / ha) |
700 ± 25 |
800 ± 25 |
C2.5.2 Trường hợp tỉa thưa 2 lần
TT |
Tiêu chí |
Cấp chiều cao I |
Cấp chiều cao II |
1 |
Mật độ hiện tại (cây / ha) |
Từ 1400 đến 1600 |
Từ 1500 đến 1700 |
2 |
Tuổi tỉa thưa lần 1 (năm) |
5 |
6 |
3 |
Cường độ tỉa thưa lần 1 (% số cây) |
Từ 36 đến 38 |
Từ 33 đến 35 |
4 |
Mật độ để lại sau tỉa thưa lần 1 (cây / ha) |
Từ 900 đến 1000 |
Từ 1000 đến 1100 |
5 |
Tuổi tỉa thưa lần 2 (năm) |
9 |
10 |
6 |
Cường độ tỉa thưa lần 2 (% số cây) |
Từ 33 đến 40 |
Từ 30 đến 36 |
7 |
Mật độ để lại sau tỉa thưa lần 2 (cây / ha) |
600 ± 25 |
700 ± 25 |
C2.6 Chặt hạ, vận xuất
C.2.6.1 Xác định thứ tự cây chặt hợp lý để không ảnh hưởng quá trình khai thác, vận xuất và tác động môi trường.
C.2.6.2 Hướng đổ của cây vào khe giữa các cây chừa lại, theo hướng gió chính.
C.2.6.3. Khoảng cách thi công giữa 2 người phải lớn hơn chiều cao lớn nhất của cây rừng trong khu khai thác và vị trí thi công phải trên cùng một đường đồng mức.
C.2.6.4 Chiều cao gốc chặt nhỏ hơn 50% đường kính gốc cây.
C.2.6.5. Sau khi chặt hạ, tiến hành cắt cành, ngọn, cắt khúc gỗ theo quy cách sản phẩm, vận xuất gỗ củi ra khỏi rừng.
C2.7 Vệ sinh rừng và kiểm tra hiện trường sau tỉa thưa
C.2.7.1 Cành nhánh không sử dụng được chặt nhỏ và gom thành hàng trong rừng để tránh cháy, thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ.
C.2.7.2 Kiểm tra số lượng cây, khối lượng gỗ đã tỉa thưa, số lượng cây còn lại và lập hồ sơ để lưu.
C3 Chăm sóc và quản lý rừng chuyển hóa
C3.1 Bón phân sau tỉa thưa
C3.1.1 Đối tượng bón phân
Chỉ bón cho các cây mục đích.
C3.1.2 Loại phân và liều lượng bón
Bón 150 g phân NPK (5:10:3) hoặc (16:16:8) và 150 g phân hữu cơ vi sinh cho mỗi cây.
C3.1.3 Thời điểm bón
Sau khi tỉa thưa, vào đầu mùa mưa.
C3.1.4 Phương pháp bón
Tạo rạch dài 40 cm đến 50 cm, rộng 15 cm đến 20 cm, sâu 8 cm đến 10 cm ở nơi tiếp giáp giữa các cây giữ lại nuôi dưỡng. Trộn hai loại phân trên và bón đều cho các rạch, rồi lấp đất kín rạch.
C3.2 Luỗng phát dây leo, cây bụi
Mỗi năm một lần, vào giữa mùa mưa, tiến hành cắt luỗng dây leo trên toàn diện tích rừng và phát quang cây bụi xung quanh gốc cây mục đích với bán kính 1 m.
C3.3 Bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng trước tác động bất lợi của động vật, con người và phòng chống sâu, bệnh hại, lửa rừng.
(Quy định)
Biểu cấp chiều cao trung bình của rừng trồng Bạch đàn urophylla
Tuổi |
Chiều cao trung bình (m) |
|||||
Cấp chiều cao I |
Ranh giới |
Cấp chiều cao II |
Ranh giới |
Cấp chiều cao III |
Ranh giới |
|
1 |
2,9 |
2,6 |
2,2 |
1,9 |
1,6 |
1,3 |
2 |
6,8 |
6,2 |
5,5 |
4,9 |
4,4 |
3,9 |
3 |
9,9 |
9,1 |
8,4 |
7,6 |
6,9 |
6,2 |
4 |
12,5 |
11,6 |
10,7 |
9,9 |
9,1 |
8,3 |
5 |
14,6 |
13,6 |
12,7 |
11,8 |
10,9 |
10,1 |
6 |
16,4 |
15,4 |
14,5 |
13,5 |
12,6 |
11,7 |
7 |
17,9 |
16,9 |
16,0 |
15,0 |
14,0 |
13,1 |
8 |
19,3 |
18,3 |
17,3 |
16,3 |
15,3 |
14,4 |
9 |
20,5 |
19,5 |
18,5 |
17,5 |
16,5 |
15,5 |
10 |
21,6 |
20,6 |
19,6 |
18,6 |
17,6 |
16,5 |
11 |
22,6 |
21,6 |
20,6 |
19,5 |
18,5 |
17,5 |
12 |
23,5 |
22,5 |
21,5 |
20,4 |
19,4 |
18,4 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. Đặng Văn Thuyết, 2010. Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo, Bạch đàn và Thông caribê cung cấp gỗ lớn. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Tiêu chuẩn 04TCN 66-2003 - Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.