RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA - PHẦN 6: XOAN CHỊU HẠN (NEEM)
Plantation - Site requirements - Part 6: Azadirachta indica A.Juss
Lời nói đầu
TCVN 11366-6:2021 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11366, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa gồm các phần sau:
TCVN 11366 - 1: 2016, Phần 1: Keo tai tượng và Keo lai;
TCVN 11366 - 2: 2016, Phần 2: Bạch đàn lai;
TCVN 11366 - 3: 2019, Phần 3: Keo lá tràm;
TCVN 11366 - 4: 2019, Phần 4: Keo chịu hạn;
TCVN 11366 - 5: 2021, Phần 5: Phi lao;
TCVN 11366 - 6: 2021, Phần 6: Xoan chịu hạn (Neem).
RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA - PHẦN 6: XOAN CHỊU HẠN (NEEM)
Plantation - Site requirements - Part 6: Azadirachta indica A.Juss
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu lập địa và phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu về yêu cầu lập địa cho rừng trồng Xoan chịu hạn (Neem) (Azadirachta indica A.Juss).
CHÚ THÍCH: Xoan chịu hạn thường được trồng ở vùng cát các tỉnh Nam Trung bộ.
Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có):
TCVN 9487: 2012, Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Lập địa (Site)
Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng:
3.2
Bãi cát (Sand bank)
Địa mạo ổn định, khá bằng phẳng, đã cố định nhờ cây cỏ tự nhiên hay cây trồng che phủ hoặc do ẩm ướt.
3.3
Cồn cát (Sand dunes)
Địa mạo tương đối ổn định, đã cố định hoặc bán cố định nhờ che phủ của lớp thảm cỏ hoặc cây trồng.
3.4
Địa mạo (Geomorphology)
Hình thái bề mặt của các dạng địa hình.
3.5
Đụn cát (Shifting sand dunes)
Địa mạo không ổn định luôn thay đổi vị trí và hình dạng, được hình thành trên nền cát mới khô rời.
3.6
Cát nội đồng (Inland sand)
Cát phân bố khá xa bờ biển, gần khu dân cư, được sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
3.7
pHKCl của đất (Soil pHKCl)
Độ chua trao đổi của đất, được biểu thị bởi nồng độ ion H+ của dung dịch đất bám trên bề mặt keo đất bị đẩy ra ngoài dung dịch đất nhờ dung dịch muối trung tính KCl.
4 Điều kiện lập địa trồng rừng
Điều kiện lập địa trồng rừng Xoan chịu hạn được quy định tại Bảng 1.
Tên loại đất theo quy định tại Phụ lục A, trạng thái thực bì theo quy định tại Phụ lục B.
Bảng 1 - Điều kiện lập địa trồng rừng Xoan chịu hạn
Yếu tố/Tiêu chí |
Rất thích hợp (S1) |
Thích hợp (S2) |
Ít thích hợp (S3) |
Không thích hợp (N) |
1. Điều kiện khí hậu |
||||
Nhiệt độ trung bình năm (°C) |
Từ 24 đến nhỏ hơn 26 |
Từ 20 đến nhỏ hơn 24 |
Từ 26 đến 28 |
Nhỏ hơn 20 hoặc lớn hơn 28 |
Lượng mưa trung bình năm (mm) |
Từ 1.200 đến nhỏ hơn 1.800 |
Từ 1.800 đến nhỏ hơn 2.300 |
Từ 800 đến nhỏ hơn 1.200 |
Nhỏ hơn 800 hoặc lớn hơn 2.300 |
Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng) |
Từ 5 đến 7 |
4 hoặc 8 |
3 hoặc 9 |
Nhỏ hơn 3 hoặc lớn hơn 9 |
2. Điều kiện địa hình địa mạo |
||||
Độ dốc (°) |
Nhỏ hơn 8 |
Từ 8 đến nhỏ hơn 15 |
Từ 15 đến 25 |
Lớn hơn 25 |
3. Điều kiện đất |
||||
Loại đất |
Cđ; Cv |
Ct, Xf; Cnđ |
P |
Cg |
Thành phần cơ giới |
Cát pha |
Cát, Thịt nhẹ |
Thịt trung bình, Thịt nặng |
Sét nặng |
Độ pHKCl |
Từ 5,0 đến nhỏ hơn 6,0 |
Từ 4,5 đến nhỏ hơn 5,0 hoặc từ 6,0 đến nhỏ hơn 6,5 |
Từ 3,5 đến nhỏ hơn 4,5 hoặc từ 6,5 đến 7,0 |
Nhỏ hơn 3,5 hoặc lớn hơn 7,0 |
4. Điều kiện thực bì |
||||
Trạng thái thực bì |
BC1,BC2 |
DT1 |
DT2 |
DT1M,DT2D,DT2M và các dạng thực bì khác |
CHÚ THÍCH: Đánh giá tổng hợp chung 8 tiêu chí và xếp ở 4 mức thích hợp của lập địa như sau: - Mức rất thích hợp (S1): có tối thiểu 4 tiêu chí đạt mức S1, không có tiêu chí ở mức N; - Mức thích hợp (S2): có tối thiểu 4 tiêu chí đạt mức S2, không có tiêu chí ở mức N; - Mức ít thích hợp (S3): có tối thiểu 4 tiêu chí đạt mức S3, có tối đa 1 tiêu chí đạt mức N; - Mức không thích hợp (N) có từ 2 tiêu chí đạt mức N trở lên. |
5 Phương pháp xác định các tiêu chí lập địa trồng rừng
Phương pháp xác định các tiêu chí lập địa trồng rừng Xoan chịu hạn được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Phương pháp xác định các tiêu chí lập địa trồng rừng Xoan chịu hạn
TT |
Các tiêu chí |
Phương pháp xác định |
1 |
Nhiệt độ trung bình năm |
Căn cứ số liệu nhiệt độ trung bình hằng năm trong 5 năm gần nhất tại trạm khí tượng gần nhất so với khu đất để trồng rừng. |
2 |
Lượng mưa trung bình năm |
Căn cứ số liệu lượng mưa trung bình hằng năm trong 5 năm gần nhất tại trạm khí tượng gần nhất so với khu đất để trồng rừng. |
3 |
Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm |
Căn cứ số liệu lượng mưa trong 5 năm gần nhất của trạm khí tượng gần khu đất để trồng rừng. |
5 |
Độ dốc |
Xác định trên bản đồ địa hình, kết hợp dùng địa bàn cầm tay xác định tại ít nhất 03 điểm trên thực địa. |
6 |
Loại đất |
Xác định trên bản đồ thổ nhưỡng, kết hợp mô tả tại ít nhất 3 điểm trên thực địa. Tên loại đất theo quy định tại Phụ lục A. |
7 |
Độ pHKCl |
Ở mỗi lô đất trồng rừng lấy ít nhất 1 mẫu đất đại diện ở tầng 0 cm đến 50cm. Phân tích độ pHKCl đất theo TCVN 5979:2007. |
8 |
Trạng thái thực bì |
Xác định trên bản đồ hiện trạng, kết hợp mô tả trên thực địa theo quy định tại Phụ lục B. |
Bảng A.1 - Loại đất
TT |
Ký hiệu |
Tên loại đất |
Đặc trưng nhận biết |
1 |
Cđ |
Cồn cát đỏ |
Phân bố tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (Nam Trung bộ) bao gồm các cồn cát di động, bán di động và cố định, có độ cao trên mặt biển từ 30 m đến 100 m, có nơi cao tới 200 m. Cồn cát đỏ có độ phì cao hơn. |
2 |
Cv |
Cồn cát vàng |
Cồn cát có xác thực vật tích tụ nhiều và xuất hiện những lớp mùn cây đầu tiên trên mặt cồn. Cát trên cồn vẫn còn hơi mặn với độ pH kiềm nhẹ (khoảng 7,5) với những tích tụ muối kiềm và kiềm thổ nên thường có màu rám vàng trên bề mặt cồn., Những tích tụ mùn cây làm cho khả năng tích lũy chất dinh dưỡng và hơi nước tăng lên khiến cho thảm thực vật trên cồn cát cũng đa dạng hơn. Độ cao của cồn màu vàng có thể đạt đến 5 m đến 10 m. |
3 |
Ct |
Cồn cát trắng |
Đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Cát màu trắng có nguồn gốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển và các bãi biển, Hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao. |
4 |
Xf |
Đất xám bạc màu |
Đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa đá granit và các loại đá cát, là những loại đá giàu silic, nghèo khoáng vật chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, khi phong hóa cho ra đất có thành phần cơ giới nhẹ, thô, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Phân bố ở địa hình dốc, nên quá trình rửa trôi xảy ra mạnh, mùn bị rửa trôi và sắt cũng bị rửa trôi, nên tầng đất mặt bị bạc màu trở nên xám trắng. |
5 |
Cnđ |
Cát nội đồng |
Cát phân bố khá xa bờ biển, gần khu dân cư, được sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp. |
6 |
Cg |
Đất cát bị glây |
Đất cát bị ngập nước và yếm khí, cấu trúc đất không rõ ràng. |
7 |
P |
Đất phù sa |
Đất được bồi đắp từ các dòng sông, có khả năng giữ ẩm tốt, có độ phì nhiêu cao gấp nhiều lần so với các loại đất trồng khác. |
Bảng B.1 - Trạng thái thực bì
TT |
Ký hiệu |
Tên trạng thái thực bì |
Đặc trưng nhận biết |
1 |
DT1 |
Đất trống núi đất |
Đất đồi, núi đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng, chít, chè vè v.v... |
2 |
DT1D |
Đất trống núi đá |
Đất trên núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu chuẩn thành rừng. |
3 |
DT1M |
Đất trống ngập mặn |
Đất ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ; đất ngập nước phèn, nước lợ. |
4 |
BC1 |
Bãi cát |
Đất trên các cồn cát, bãi cát vùng ven biển, cửa sông. |
5 |
BC2 |
Bãi cát có cây rải rác |
Đất trên các cồn cát, bãi cát vùng ven biển, cửa sông có cây bụi và cây thân gỗ rải rác. |
6 |
DT2 |
Đất có cây gỗ tái sinh trên núi đất |
Đất trên núi đất chưa có rừng, quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha. |
7 |
DT2D |
Đất có cây gỗ tái sinh trên núi đá |
Đất trên núi đá chưa có rừng, quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 300 cây/ha. |
8 |
DT2M |
Đất có cây gỗ tái sinh ngập mặn |
Đất trên ngập mặn chưa có rừng, quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây ngập mặn tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 300 cây/ha. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Benge M.D. 1988, Cultivation and propagation of the neem tree. In M.Jacobson (Ed.) Focus on Phytochemical Pesticides Vol. 1. The Neem Tree. CRC Press. Inc BocaRaton. Florida, pp 2-17.
[2] Centre for Agriculture and Bioscience International (CABI), 2014. Invasive Species Compendium - Azadirachta indica (neem tree).
[3] Dennis Dearth I.R. 1992. Neem - A tree for solving global problem. National Academy Press. Washington D.C. USA. 141 pages.
[4] Gunasena H.P.M. Marambe B. 1998. Neem in Sri Lanka - A monograph. A publication of the University of Peradeniya - Oxford Forestry Institute. UK. Forestry Research Link, 62 pages.
[5] Quy trình trồng rừng xoan chịu hạn, 2016. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận.
[6] Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam - Bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.