RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA PHẦN 4: KEO CHỊU HẠN
Plantation - Site requirements - Part 4: Acacia difficilis maiden
Lời nói đầu
TCVN 11366-4 : 2019 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11366: Rừng trồng - Yêu cầu lập địa gồm các phần sau:
TCVN 11366-1 : 2016: Phần 1: Keo tai tượng và Keo lai
TCVN 11366-2 : 2016: Phần 2: Bạch đàn lai
TCVN 11366-3 : 2019: Phần 3: Keo lá tràm
TCVN 11366-4 : 2019: Phần 4: Keo chịu hạn
RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA PHẦN 4: KEO CHỊU HẠN
Plantation - Site requirements - Part 4: Acacia difficilis Maiden
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu lập địa trồng rừng Keo chịu hạn (Acacia ditticils Maiden) ở vùng cát ven biển miền Trung và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):
TCVN 9487 : 2012, Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Bãi cát (sand bank)
Địa mạo ổn định, khá bằng phẳng, đã cố định nhờ cây cỏ tự nhiên hay cây trồng che phủ hoặc do ẩm ướt.
3.2
Cồn cát (sand dunes)
Địa mạo tương đối ổn định, đã cố định hoặc bán cố định nhờ che chắn, bao phủ của lớp thảm cây cỏ hoặc cây trồng.
3.3
Địa mạo (geomorphology)
Hình thái bề mặt của các dạng địa hình.
3.4
Đụn cát (shifting sand dunes)
Địa mạo không ổn định luôn thay đổi vị trí và hình dạng, được hình thành trên nền cát mới khô rời.
3.5
Lập địa (Site)
Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.
3.6
pHKCl của đất (Soil pHKCl)
pHKCl của đất phản ánh mức độ chua (axit) hay kiềm của đất, được xác định bởi nồng độ ion H+ của dung dịch đất.
4 Điều kiện lập địa trồng rừng Keo chịu hạn
Điều kiện lập địa trồng rừng Keo chịu hạn theo Bảng 1. Quy định địa hình địa mạo và chế độ nước theo Phụ lục A, quy định tên loại đất theo Phụ lục B, quy định trạng thái thực bì theo Phụ lục C.
Bảng 1 - Điều kiện lập địa trồng rừng Keo chịu hạn
Tiêu chí / Yếu tố |
Rất thích hợp (S1) |
Thích hợp (S2) |
Ít thích hợp (S3) |
Không thích hợp (N) |
1. Điều kiện khí hậu |
|
|
|
|
Nhiệt đô trung bình năm (°C) |
Từ 23 đến nhỏ hơn 27 |
Từ 21 đến nhỏ hơn 23 hoặc từ 27 đến nhỏ hơn 29 |
Từ 19 đến nhỏ hơn 21 hoặc từ 29 đến 31 |
Nhỏ hơn 19 hoặc lớn hơn 31 |
Lượng mưa trung bình năm (mm) |
Từ 1500 đến nhỏ hơn 2100 |
Từ 1300 đến nhỏ hơn 1500 hoặc từ 2100 đến nhỏ hơn 2300 |
Từ 1100 đến nhỏ hơn 1300 hoặc từ 2300 đến 2500 |
Nhỏ hơn 1100 hoặc lớn hơn 2500 |
Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng) |
Từ 5 đến 7 |
4 hoặc 8 |
3 hoặc 9 |
Nhỏ hơn 3 hoặc lớn hơn 9 |
2. Điều kiện địa hình địa mạo và chế độ nước |
|
|
|
|
Dạng địa hình địa mạo và chế độ nước |
B1K |
CK |
ĐK |
B2M, B3N |
Độ dốc (°) |
Nhỏ hơn 15 |
Từ 15 đến nhỏ hơn 25 |
Từ 25 đến 35 |
Lớn hơn 35 |
3. Điều kiện đất |
|
|
|
|
Loại đất |
Cđ, Cv |
Ct, C |
Cz, Cg |
Cb, Cg |
Độ pHKCl |
Từ 5,0 đến nhỏ hơn 6,0 |
Từ 4,5 đến nhỏ hơn 5,0 hoặc từ 6,0 đến nhỏ hơn 6,5 |
Từ 3,5 đến nhỏ hơn 4,5 hoặc từ 6,5 đến 7,0 |
Nhỏ hơn 3,5 hoặc lớn hơn 7,0 |
4. Điều kiện thực bì |
|
|
|
|
Trạng thái thực bì |
T4, T5 |
T1, T3 |
T6, T7 |
T2, T8 |
Tổng hợp chung 8 tiêu chí xếp ở 4 mức: Mức chung S1 có tối thiểu 4 tiêu chí đạt mức S1, không có tiêu chí ở mức N; mức chung S2 có tối thiểu 4 tiêu chí đạt mức S2, không có tiêu chí ở mức N; mức chung S3 có tối thiểu 4 tiêu chí đạt mức S3, có tối đa 1 tiêu chí đạt mức N; mức chung N có tối thiểu 2 tiêu chí đạt mức N.
5 Phương pháp xác định các tiêu chí lập địa trồng rừng Keo chịu hạn
Bảng 2 - Phương pháp xác định các tiêu chí lập địa trồng rừng Keo chịu hạn
TT |
Các tiêu chí |
Phương pháp xác định |
1 |
Nhiệt độ trung bình năm |
Căn cứ số liệu nhiệt độ trung bình năm trong 3 năm gần nhất của trạm khí tượng gần khu đất để trồng rừng. |
2 |
Lượng mưa trung bình năm |
Căn cứ số liệu lượng mưa trung bình năm trong 3 năm gần nhất của trạm khí tượng gần khu đất để trồng rừng. |
3 |
Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm |
Căn cứ số liệu lượng mưa trong 3 năm gần nhất của trạm khí tượng gần khu đất để trồng rừng. |
4 |
Dạng địa hình địa mạo và chế độ nước |
Quan sát mô tả tại thực địa. Tên dạng địa hình địa mạo và chế độ nước theo phụ lục A. |
5 |
Độ dốc |
Xác định trên bản đồ địa hình hoặc dùng địa bàn cầm tay xác định trên thực địa. |
6 |
Loại đất |
Căn cứ bản đồ đất kết hợp mô tả trên thực địa. Tên loại đất theo phụ lục B. |
7 |
Độ pHKCl |
Xác định phẫu diện đất, quan trắc, mô tả phẫu diện, lấy mẫu đất, phân tích độ pHKCl đất theo TCVN 9487-2012. |
8 |
Trạng thái thực bì |
Mô tả trên thực địa, xác định trạng thái thực bì theo phụ lục C. |
Dạng địa hình địa mạo và chế độ nước
TT |
Tên dạng địa hình địa mạo và nước |
Ký hiệu |
1 |
Đụn cát di động khô |
ĐK |
2 |
Cồn cát bán di động khô |
CK |
3 |
Bãi cát cố định |
B |
- |
Bãi cát cố định không ngập |
B1K |
- |
Bãi cát ngập mùa mưa |
B2M |
- |
Bãi cát ngập quanh năm |
B3N |
TT |
Tên loại đất |
Ký hiệu |
1 |
Bãi cát bằng ven biển |
Cb |
2 |
Cồn cát trắng |
Ct |
3 |
Cồn cát vàng |
Cv |
4 |
Cồn cát đỏ |
Cđ |
5 |
Đất cát biển |
C |
6 |
Đất cát giồng |
Cz |
7 |
Đất cát bị glây |
Cg |
TT |
Tên trạng thái thực bì |
Ký hiệu |
Đặc trưng nhận biết |
1 |
Không có cây cỏ |
T1 |
Không có cây cỏ, gặp ở các đụn, cồn cát cao ở vùng ngoài và vùng giữa bị di động mạnh do gió và hầu như chưa có thực vật định cư. |
2 |
Cỏ chịu mặn |
T2 |
Cây cỏ chịu mặn, có cỏ Lông chông, Muống biển, Bạc đầu,... mọc trên các cồn cát mới hình thành ở sát biển. |
3 |
Cỏ chịu khô |
T3 |
Cây cỏ chịu khô, có cỏ Quăn đỏ, cỏ Quăn trắng, cỏ lá,... mọc ở các bãi cát cao, không bao giờ ngập nước, có mực nước ngầm sâu. |
4 |
Cây bụi chịu kho |
T4 |
Cây bụi chịu khô, có Quýt dại, Mẫu đơn, Găng, Dó niệt, Xương rồng,... thường mọc trên các cồn cát bán cố định, có mực nước ngầm sâu. |
5 |
Trảng truông, rú |
T5 |
Trảng truông, rú cát, có Trâm, Tràm gió, Hoa dẻ, Chạc trìu, Sở, Móc, Dó niệt, Găng gai, Sò đo, Xương rồng, Dứa bà,... thường mọc ở bãi cát cố định. |
6 |
Cỏ ưa ẩm |
T6 |
Cây cỏ ưa ẩm, có cỏ Ống, cỏ Gấu,... mọc ở các bãi cát cao nhưng đủ ẩm, không bị ngập nước. |
7 |
Cỏ chịu ẩm |
T7 |
Cây cỏ chịu ẩm, có cỏ Rười mọc dày đặc, có chỗ xen ít Mua bà, Thanh hao,... phân bố chủ yếu ở vùng ngoài gần sát biển. |
8 |
Cây bụi chịu ẩm |
T8 |
Cây bụi chịu ẩm, có Mua bà, Thanh hao, Tràm gió,... mọc rải rác ở bãi cát ẩm ướt quanh năm, đất thường chua, phèn. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Xuân Quát, Đặng Văn Thuyết, 2005. Mô hình trồng rừng phòng hộ và kết hợp sản xuất ở vùng cát ven biển Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.