TẤM THẠCH CAO - YÊU CẦU LẮP ĐẶT, HOÀN THIỆN
Standard specification for application and finishing of gypsum board
Lời nói đầu
TCVN10701:2016 được biên soạn trên cơ sở ASTM C840 -11, Standard Specification for Application and Finishing of Gypsum Board.
TCVN 10701:2016 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TẤM THẠCH CAO - YÊU CẦU LẮP ĐẶT, HOÀN THIỆN
Standard specification for application and finishing of gypsum board
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cho thi công lắp đặt và hoàn thiện tấm thạch cao, bao gồm cả các bộ phận và phụ kiện có liên quan. Các hệ thống lắp đặt khác nhau bao gồm:
I Lắp đặt một lớp tấm thạch cao vào khung gỗ;
II Lắp đặt hai lớp tấm thạch cao vào khung gỗ;
III Lắp đặt tấm thạch cao bằng keo dán, có đóng đinh trên các thành phần khung gỗ;
IV Lắp đặt vách ngăn bán đặc với tấm thạch cao;
V Lắp đặt vách ngăn đặc với tấm thạch cao;
VI Lắp đặt tấm thạch cao bằng keo dán vào tường xây hoặc tường bê tông trong nhà;
VII Lắp đặt tấm thạch cao vào hệ thống ngăn cách bằng xốp cứng;
VIII Lắp đặt tấm thạch cao vào khung và thanh kê bằng thép;
IX Lắp đặt dưới vòm và tấm uốn cong;
X Lắp đặt tấm thạch cao để dán gạch bằng cách sử dụng keo dán gạch;
XI Lắp đặt tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời và dưới mái hiên;
XII Lắp đặt tại góc tự do trong nhà;
XIII Lắp đặt tại khe co giãn;
XIV Lắp đặt tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại;
XV Lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1758:1986, Gỗ xẻ - Phân hạng chất lượng theo khuyết tật;
TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 8256:2009, Tấm thạch cao - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 8257:2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử;
TCVN 7899-1:2008, Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 1: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo dán gạch;
TCVN 9377-3:2012, Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng;
ASTM C11, Terminology Relating to Gypsum and Related Building Materials and Systems (Thuật ngữ cho thạch cao và các vật liệu và hệ thống xây dựng có liên quan);
ASTM C475/C475M, Specification for Joint Compound and Joint Tape for Finishing Gypsum Boad (Yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xử lý mối ghép và băng dán mối ghép dùng trong hoàn thiện tấm thạch cao);
ASTM C514, Specification for Nails for the Application of Gypsum Board (Yêu cầu kỹ thuật của đinh dùng trong lắp đặt tấm thạch cao);
ASTM C557, Specification for Adhesives for Fastening Gypsum Wallboardto Wood Traming (Yêu cầu kỹ thuật của keo dán tấm tường thạch cao vào khung gỗ);
ASTM C635, Standard Specification for the Manufacture, Performance, and Testing of Metal Suspension Systems for Acoustical Tile and Lay-in Panel Ceilings (Yêu cầu kỹ thuật đối với sản xuất, đặc tính và thử nghiệm hệ khung trần treo bằng kim loại sử dụng cho tấm cách âm, tấm trần thả);
ASTM C645, Specification for Nonstructural Steel Traming Members (Yêu cầu kỹ thuật của các thành phần khung thép không chịu lực);
ASTM C754, Specification for Installation of Steel Traming Members to Receive Screw-Attached Gypsum Panel Products (Yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt các thành phần khung thép để gắn tấm panen thạch cao vào khung bằng vít);
ASTM C920, Specification for Elastomeric Joint Sealants (Yêu cầu kỹ thuật của các chất xảm khe mối ghép có tính đàn hồi);
ASTM C954, Specification for Steel Drill Screws for the Application of Gypsum Panel Products or Metal Plaster Bases to Steel Studs from 0.033 in. (0.84 mm) to 0.112 in. (2.84 mm) in Thickness (Yêu cầu kỹ thuật của vít thép sử dụng cho lắp đặt tấm panen thạch cao hoặc tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại vào các thanh đứng bằng thép có chiều dày từ 0,84 mm tới 2,84 mm);
ASTM C1002, Specification for Steel Self-Piercing Tapping Screws for the Application of Gypsum Panel Products or Metal Plaster Bases to Wood Studs or Steel Studs (Yêu cầu kỹ thuật của các vít thép kết nối bằng cách tự tạo lỗ sử dụng cho lắp đặt tấm panen thạch cao hoặc tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại vào các thanh đứng bằng gỗ hoặc bằng thép);
ASTM C1007, Specification for Installation of Load Bearing (Transverse and Axial) steel Studs and Related Accessories (Yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt các thanh đứng bằng thép chịu tải trọng (theo phương ngang và theo trục) và các phụ kiện liên quan);
ASTM C1047, Specification for Accessories for Gypsum Wallboard and Gypsum Veneer Base (Yêu cầu kỹ thuật của các phụ kiện cho tấm thạch cao tường và các tấm trang trí thạch cao);
ASTM C1396/C1396M, Specification for Gypsum Board (Yêu cầu kỹ thuật cho tấm thạch cao);
ASTM C1546, Guide for Installation of Gypsum Products in Concealed Radiant Celling Heating Systems (Hướng dẫn lắp đặt các sản phẩm thạch cao vào hệ thống sưởi đặt tại trần).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Vật liệu đa chức năng (All-purpose compound)
Được thiết kế và sản xuất để sử dụng làm vật liệu dán băng hoặc vật liệu hoàn thiện, hoặc cả hai.
3.2
Ánh sáng chiếu xiên (Critical lighting)
Điều kiện tại đó các bề mặt trong nhà được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo tại một góc chiếu xiên.
3.3
Trang trí (Decoration)
Sơn (bao gồm sơn lót), hoa văn, lớp phủ và vật liệu che phủ chẳng hạn như giấy dán tường hoặc tấm nhựa được thiết kế để che kín hoặc bảo vệ bề mặt tấm thạch cao (xem Phụ lục A3).
3.4
Vật liệu dạng khô (Dry type)
Tồn tại ở dạng bột và được trộn với nước trước khi sử dụng.
3.5
Vật liệu đóng rắn do bay hơi (Drying type)
Đóng rắn do sự bay hơi dung môi được sử dụng để tạo hồ.
3.6
Sơn lót tường (Drywall primer)
Được thiết kế đặc biệt cho việc điền đầy các lỗ rỗng và làm nhỏ nhất sự khác biệt về sức hút giữa lớp giấy bề mặt của tấm thạch cao và vật liệu được sử dụng để hoàn thiện các mối ghép, góc, đầu chốt giữ, các phụ kiện và trên các lớp bả.
3.7
Tấm panen mặt (Face panel)
Lớp bên ngoài của tổ hợp tấm thạch cao nhiều lớp.
3.8
Tấm tường đã hoàn thiện (Finished wallboard)
Tấm tường có các mối ghép được dán băng, các mối ghép, các đầu chốt giữ và rìa phụ kiện được che kín bằng vật liệu xử lý mối ghép, và được đánh giấy ráp để chuẩn bị bề mặt cho việc trang trí.
3.9
Hoàn thiện (Finishing)
Quá trình chuẩn bị bề mặt tấm thạch cao để trang trí.
3.10
Vật liệu hoàn thiện, đôi khi được gọi là vật liệu phủ ngoài (Finishing compound, sometimes called topping compound)
Được sử dụng để phủ lên lớp băng dán hoặc để tạo ra một bề mặt nhẵn và phẳng cho việc trang trí.
3.11
Hoàn thiện các phụ kiện (Finishing of accessories)
Áp dụng vật liệu hoàn thiện ở rìa phụ kiện để tạo ra một bề mặt liền khối.
3.12
Rìa (Flange)
Phần phụ kiện kéo dài vượt qua bề mặt của tấm tường thạch cao dự định tạo thành một phần của mặt phẳng liền khối của bề mặt được chuẩn bị.
3.13
Thành phần khung (Framing member)
Bộ phận của khung, thanh kê và thanh giằng tại đó tấm thạch cao được gắn vào.
3.14
Đóng rắn (Harden)
Điều kiện đạt được khi vật liệu mất đi tính dẻo của nó ở một mức độ nào đó, được xác định bằng khả năng chống lại sự xuyên lún hoặc biến dạng.
3.15
Vết mối ghép (Joint photographing)
Vùng mối ghép đã hoàn thiện có thể nhìn thấy được sau quá trình trang trí cuối cùng.
3.16
Băng dán mối ghép (Joint tape)
Dải vật liệu dán vào các mối ghép, các vết nứt hoặc các khe hở nhỏ khác ở trên bề mặt tấm thạch cao hoặc giữa hai tấm thạch cao nhằm gia cường liên kết.
3.17
Xử lý mối ghép (Joint treatment)
Sử dụng băng dán mối ghép và vật liệu xử lý mối ghép để kết nối các tấm thạch cao.
3.18
Vật liệu ghép lớp (Laminating compound)
Vật liệu (nhám) dùng để dán tấm thạch cao vào tấm thạch cao hoặc vào các vật liệu liền khối khác.
3.19
Ghép tương đối (Moderate contact)
Các gờ và cạnh được ghép cạnh nhau tại các mối ghép nhưng không được ép chặt vào nhau. Có thể chấp nhận các khe hở nhỏ không lớn hơn 6 mm (xem 7.4).
3.20
Lắp đặt song song hoặc thẳng đứng (Parallel or vertical application)
Lắp đặt tấm thạch cao sao cho các gờ song song với thành phần khung mà tại đó nó được gắn vào.
3.21
Lắp đặt vuông góc hoặc nằm ngang (Perpendicular or horizontal application)
Lắp đặt tấm thạch cao sao cho các gờ vuông góc với thành phần khung mà tại đó nó được gắn vào.
3.22
Vật liệu trộn sẵn (Ready-mix type)
Vật liệu được sản xuất trước tại nhà máy, khi sử dụng không cần bổ sung nước.
3.23
Vật liệu đóng rắn dạng đông kết (Setting type)
Vật liệu đóng rắn bởi phản ứng hóa học và tăng cường độ thông qua quá trình làm khô.
3.24
Lớp bả (Skim coat)
Lớp mỏng của vật liệu trát được áp dụng lên toàn bộ bề mặt của tấm thạch cao đã hoàn thiện. Lớp bả về bản chất là lớp màng mỏng của vật liệu xử lý mối ghép và không quy định chiều dày (xem Phụ lục A7).
3.25
Vật liệu bả (Skim coat compound)
Hỗn hợp được chế tạo để trát lớp mỏng xử lý mối ghép.
3.26
Che phủ đầu chốt giữ (Spotting fastener heads)
Áp dụng vật liệu che phủ đầu chốt giữ để tạo ra một bề mặt liền khối.
3.27
Vật liệu dán băng, đôi khi được gọi là vật liệu trét (Taping compound, sometimes called embedding compound)
Vật liệu được sử dụng để trét và liên kết băng dán mối ghép và tạo ra lớp phủ thứ nhất che phủ đầu chốt giữ và rìa phụ kiện.
3.28
Dán băng các mối ghép (Taping of joints)
Sử dụng vật liệu và băng dán gia cường mối ghép để kết nối các tấm thạch cao liền kề.
3.29
Mối ghép đã xử lý (Treated joint)
Mối ghép giữa các tấm thạch cao được bao phủ bằng băng dán mối ghép và vật liệu xử lý mối ghép như quy định trong 23.3.3.1, 23.3.3.2 hoặc 23.3.3.3. Cho phép sử dụng các khuôn ghép từ các thanh hoặc các dụng cụ tương tự.
4.1 Lắp đặt tấm thạch cao, vật liệu xử lý mối ghép, và keo dán - Nhiệt độ phòng phải được duy trì không thấp hơn 4 °C trong suốt quá trình lắp đặt tấm thạch cao ngoại trừ khi keo dán được sử dụng để gắn kết tấm thạch cao. Khi sử dụng keo dán, xử lý các mối ghép, tạo hoa văn hay trang trí, nhiệt độ phòng phải được duy trì không thấp hơn 10 °C trong vòng 48 h trước khi lắp đặt và sau đó được tiếp tục duy trì cho tới khi khô hoàn toàn.
4.2 Duy trì sự thông gió ở khu vực thi công trong suốt quá trình lắp đặt và dưỡng hộ.
4.3 Tấm thạch cao phải được bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, tuyết, ánh nắng nhặt trời hoặc ở các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp nhà sản xuất có khuyến cáo khác với nội dung nêu trên, cần thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4.4 Vật liệu xử lý mối ghép ở dạng trộn sẵn phải được bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp với băng giá, nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời.
5.1 Tấm thạch cao: bao gồm các sản phẩm tấm thạch cao như được định nghĩa trong ASTM C11.
5.1.1 Tấm thạch cao tường loại X (chống cháy đặc biệt), tấm nền thạch cao, tấm nền thạch cao chịu ẩm, hoặc tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời. Tấm thạch cao chống cháy được định nghĩa trong ASTM C1396/1396M.
5.1.2 Tấm thạch cao tường có mặt sau tráng lớp kim loại hoặc tấm nền thạch cao: tấm thạch cao loại thường hoặc loại X có tráng lớp kim loại mỏng ở mặt sau. Lớp kim loại mỏng này đóng vai trò như một vật liệu ngăn hơi ẩm.
5.1.3 Tấm thạch cao trang trí trước: tấm thạch cao đã được trang trí bề mặt tại nhà máy sản xuất tấm thạch cao.
5.2 Tấm thạch cao tường, theo TCVN 8256:2009.
5.3 Lõi và tấm nền thạch cao, theo TCVN 8256:2009.
5.4 Tấm nền thạch cao chịu ẩm, theo TCVN 8256:2009.
5.5 Tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời, theo TCVN 8256:2009.
5.6 Tấm trần thạch cao, theo TCVN 8256:2009.
5.7 Vật liệu hoàn thiện
5.7.1 Vật liệu: Vật liệu dán băng, vật liệu hoàn thiện và vật liệu đa chức năng thỏa mãn các yêu cầu quy định trong ASTM C475/C475M.
5.7.2 Trộn vật liệu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5.7.3 Băng dán mối ghép, theo ASTM C475/C475M.
5.8 Chốt giữ
5.8.1 Đinh, theo ASTM C514.
Với gỗ đã được xử lý bằng áp suất, phải sử dụng loại đinh phù hợp.
5.8.2 Vít
5.8.2.1 Vít dùng để chốt giữ tấm thạch cao với thành phần khung gỗ, thành phần khung thép có chiều dày nhỏ hơn 0,76 mm và với tấm thạch cao, theo ASTM C1002.
5.8.2.2 Vít dùng để chốt giữ tấm thạch cao với thành phần khung thép có chiều dày từ 0,84 mm tới 2,84 mm, theo ASTM C754 và ASTM C954.
5.8.2.3 Với gỗ đã được xử lý bằng áp suất, phải sử dụng loại vít phù hợp.
5.8.3 Ghim dập: Ghim dập hình dây mạ kẽm cỡ No. 16 USS có chiều rộng mũ 11,1 mm. Các chân ghim phải được rẽ nhánh theo các hướng khác nhau.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ sử dụng với lớp nền khi lắp đặt hai lớp tấm thạch cao.
5.9 Keo dán
5.9.1 Dùng để gắn tấm thạch cao với khung gỗ, theo ASTM C557.
5.9.2 Dùng để gắn tấm thạch cao với khung thép, theo quy định của nhà sản xuất.
5.9.3 Ghép tấm thạch cao vào tấm thạch cao. Các vật liệu ghép lớp, vật liệu dán băng hoặc keo dán phải tuân theo quy định của nhà sản xuất.
5.10 Các thành phần khung
5.10.1 Các thành phần khung gỗ tuân theo TCVN 1758:1986. Bề mặt chứa mối ghép giữa các gờ và cạnh tiếp giáp có chiều rộng không nhỏ hơn 38 mm. Với các góc bên trong và góc tiếp giáp, bề mặt chứa mối ghép không nhỏ hơn 19 mm.
5.10.2 Các thành phần khung trần treo kim loại - Theo ASTM C 635.
5.10.3 Các thanh đứng, thanh kê và thanh đỡ dạng không chịu tải - Theo ASTM C645.
5.10.4 Các thanh đứng làm bằng thạch cao - Theo ASTM C1396/C1396M, có chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm và chiều rộng không nhỏ hơn 152 mm. Các thanh đứng có thể liền khối hoặc được ghép lớp.
5.11 Phụ kiện, theo ASTM C1047.
5.12 Nước, theo TCVN 4506:2012.
5.13 Tấm panen mặt: là các tấm dày 12,7 mm, 15,9 mm hoặc ghép nhiều lớp từ tầm thạch cao thông thường hoặc tấm thạch cao loại X.
5.14 Tấm lõi: là tấm có chiều dày 19,1 mm hoặc 25,4 mm ở dạng một lớp hoặc nhiều lớp.
6.1 Khoảng cách giữa bề mặt tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào của khung so với mặt phẳng của các thành phần khung liền kề không được lớn hơn 3 mm.
6.2 Khung gỗ phải thẳng. Khung gỗ cần được lắp chặt theo các hướng dẫn lắp đặt và theo yêu cầu của thiết kế.
CHÚ THÍCH 3: Lắp đặt khung gỗ, xem Phụ lục A4.
6.3 Các thành phần khung kim loại phải có kích thước và thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng và được lắp đặt theo ASTM C754 hoặc C1007.
6.4 Khi sử dụng kẹp góc và kẹp gờ thay thế cho khung, giá hoặc thanh giằng, Chúng phải được thiết kế đặc biệt và lắp đặt theo trình tự danh mục hoặc theo thỏa thuận và theo khuyến cáo của nhà sản xuất kẹp.
6.5 Các phụ kiện hoặc bộ phận gắn với thành phần khung, bao gồm các chốt giữ được sử dụng để gắn kết phụ kiện và bộ phận, không được nhô cao quá 3 mm so với bề mặt lắp đặt tấm thạch cao.
6.6 Tường xây hoặc tường bê tông phải để khô, không có bụi, dầu hoặc các chất chống dính khuôn, không lồi lõm hoặc có các hợp chất lạ làm giảm liên kết của tấm thạch cao lắp đặt bằng keo dán.
6.7 Tất cả các thành phần khung và mặt phẳng lắp đặt phải được hiệu chỉnh sao cho sau khi lắp đặt tấm thạch cao, bề mặt hoàn thiện phải bằng phẳng.
6.8 Đảm bảo tấm thạch cao không có chất bẩn, dầu hoặc tạp chất làm suy yếu liên kết. Tạp chất phải được loại bỏ.
6.9 Tất cả các vết lõm hoặc lỗ thủng trên bề mặt tấm thạch cao phải được làm bằng phẳng so với bề mặt của tấm.
6.10 Các chốt giữ phải được định vị ở vị trí thấp hơn so với bề mặt tấm.
6.11 Tất cả các mối ghép phải chính xác và được làm bằng phẳng.
6.12 Tất cả tấm thạch cao phải được gắn chặt với thành phần khung hoặc bề mặt lắp đặt.
6.13 Độ võng ở tải trọng thiết kế theo phương ngang (đối với trần) của các thành phần khung đỡ tấm thạch cao không được lớn hơn U240, trong đó L là chiều dài nhịp.
7.1 Quy định chung
7.1.1 Phương pháp cắt và lắp đặt
Tấm thạch cao được cắt bằng cách rạch khía và bẻ gãy hoặc bằng cách cưa, bắt đầu từ mặt phía trước. Khi cắt bằng phương pháp rạch khía, lớp giấy bề mặt phải được cắt bằng một con dao sắc hoặc bằng một dụng cụ phù hợp khác. Tấm thạch cao được bẻ gãy theo hướng ngược lại hoặc cắt đứt lớp giấy trên bề.mặt phía sau bằng dao hoặc dụng cụ phù hợp.
7.1.1.1 Khi cắt các tấm panen thạch cao bao gồm hai hay nhiều lớp tấm thạch cao ghép lại với nhau, cả hai mặt phải được rạch khía sâu và sau đó được bẻ gãy trực tiếp hoặc cắt đứt bằng tay hoặc bằng máy.
7.1.1.2 Khi cắt các tấm panen thạch cao có một lớp ghép, mặt của lớp ghép phải được khía hoặc cắt bằng dao hoặc tấm panen được cắt bằng tay hoặc máy.
7.1.2 Các gờ và cạnh của tấm thạch cao phải được làm nhẵn để các mối ghép được lắp đặt khít và gọn. Các lỗ chờ ống, chỗ để gá lắp thiết bị hoặc các ô hở nhỏ được rạch khía tạo hình trên mặt phía trước và phía sau trước khi cắt bỏ bằng cưa hoặc dụng cụ chuyên dùng. Tấm thạch cao được đánh dấu và cắt gọn gàng ở những vị trí tiếp xúc với các bề mặt nhô cao.
7.1.3 Khi tấm thạch cao được lắp đặt cho cả trần và tường, lắp đặt tấm thạch cao cho trần trước sau đó tiến hành lắp đặt cho tường, ở những vị trí có chỉ định hệ vách cách âm, chống cháy, cần lắp đặt vách thạch cao trước khi lắp trần. Khi lắp đặt tấm thạch cao lên tường, gờ đáy phải cách sàn một khoảng không nhỏ hơn 6 mm.
7.1.4 Các chốt giữ được lắp đặt với khoảng cách không lớn hơn 25 mm tính từ gờ và không nhỏ hơn 10 mm tính từ gờ và cạnh của tấm thạch cao (trừ những vị trí góc tự do trong nhà). Không cần cố định chặt mép tấm vào bản vách hoặc bề mặt đỡ tại đỉnh và đáy trừ những vị trí mà phân loại cháy, đặc tính cấu trúc hoặc các điều kiện đặc biệt khác có yêu cầu kết nối kiểu này. Khi sử dụng các chốt giữ, tấm thạch cao được giữ chặt với giá đỡ phía dưới. Việc lắp đặt các chốt giữ phải được tiến hành từ vùng tâm rồi tiến dần ra tới cạnh và gờ của tấm thạch cao.
7.1.5 Đóng đinh sao cho mũ đinh được định vị ở vị trí thấp hơn so với bề mặt tấm thạch cao, tránh làm rách lớp giấy bề mặt hoặc làm nứt gãy lớp lõi. Chiều dài của đinh được quy định trong Bảng 1.
7.1.6 Vít được lắp đặt tới vị trí thấp hơn so với bề mặt tấm thạch cao, tránh làm rách lớp giấy bề mặt hoặc xé rách thành phần khung xung quanh thân vít. Chiều dài của vít được quy định trong Bảng 1.
7.1.7 Dập ghim sao cho thân ghim song song với thành phần khung, bám chặt vào tấm thạch cao và không làm rách lớp giấy bề mặt.
7.1.7.1 Với hệ nhiều lớp tấm thạch cao, ghim dập chỉ được dập đến lớp nền.
7.1.7.2 Chiều dài ghim dập được quy định trong Bảng 1.
7.1.8 Tấm thạch cao được giữ chặt với khung.
Bảng 1 - Chiều dài chốt giữ dùng để lắp đặt tấm thạch cao vào khung gỗa
Chiều dày tấm thạch caob, mm |
Chiều dài tối thiểu của đỉnhc, mm |
Chiều dài tối thiểu của vít, mm |
Chiều dài tối thiểu của ghim dậpd, mm |
6,4 |
e |
e |
e |
9,5 |
32 |
25 |
25 |
12,7 |
35 |
28 |
28 |
15,9 |
38 |
32 |
32 |
a Ở vị trí có yêu cầu chống cháy cho cấu kiện sử dụng tấm thạch cao, phải sử dụng các chốt giữ có chiều dài, đường kính thân và tiết diện đầu bằng hoặc lớn hơn những giá trị được mô tả trong thiết kế chống cháy. b Khi lắp đặt các tấm có chiều dày khác hoặc lắp đặt nhiều lớp hoặc lắp đặt trên lớp ngăn cách bọt cứng, các chốt giữ phải có chiều dài đủ lớn để ngập sâu vào khung không nhỏ hơn 22 mm cho đinh, 15 mm cho vít và 15 mm cho ghim dập. c Đinh không được ngập sâu quá 32 mm. d Ghim dập chỉ được dập đến lớp nền của hệ thống nhiều lớp. Xem 7.1.7.1. e Chỉ dùng cho lắp đặt trên các bề mặt rắn hoặc cho lắp đặt nhiều lớp - xem chú thích b ở trên cho chiều dài quy định của chốt giữ. |
7.1.9 Các góc bên ngoài phải được bảo vệ bằng đầu bịt góc kim loại hoặc vật liệu bảo vệ góc phù hợp khác được gắn kết vào khung bằng các chốt giữ hoặc bằng dụng cụ kẹp chặt có với khoảng cách giữa các chốt hoặc dụng cụ kẹp chặt là 152 mm (Hình 1).
7.1.10 Yêu cầu thi công chống cháy cho một t63 hợp cụ thể phải dựa trên các báo cáo thử nghiệm chống cháy, các đánh giá kỹ thuật, hoặc các kết quả từ các phòng thử nghiệm cháy đã được công nhận. Với công trình được phân loại về cháy, nếu tiêu chuẩn này là chặt chẽ hơn (về kích thước hoặc chiều dày khung đỡ: kích thước và khoảng cách các chốt giữ) thì áp dụng tiêu chuẩn này.
7.1.11 Khi có yêu cầu cách âm thì các chi tiết của tổ hợp phải lấy theo báo cáo thí nghiệm âm học của các tổ hợp tấm có các giá trị âm học thỏa mãn yêu cầu.
7.1.12 Các khoảng không gian không sưởi phía trên trần thạch cao phải được thông gió một cách thích hợp (xem Phụ lục A2).
7.2 Không sử dụng tấm thạch cao ở nơi có nhiệt độ lớn hơn 52 °C trong thời gian kéo dài.
7.3 Các mối ghép tấm thạch cao phải được bố trí sao cho không trùng với cạnh của ô hở, trừ trường hợp các khe co giãn được lắp đặt tại đó.
7.4 Mối ghép giữa các tấm thạch cao phải được thi công sao cho gờ của các tấm chỉ tiếp xúc tương đối với nhau.
7.5 Các mối ghép phải được bố trí xen kẽ và các mối ghép trên các mặt đối diện nhau của tấm vách ngăn không được xuất hiện trên cùng một thanh đứng.
CHÚ THÍCH 1: Kích thước tính bằng mm
Hình 1 - Phụ kiện
7.6 Trong công trình nhà có hệ ván ốp tường ngoài được bảo vệ chống thấm, chống thời tiết toàn phần, tấm thạch cao phải được đặt cao hơn cốt hoàn thiện không nhỏ hơn 203 mm. Còn tại khu vực kỹ thuật dưới sàn được thoát nước và thông gió tốt, tấm thạch cao phải đặt cách nền không nhỏ hơn 305 mm. Bề mặt nền phải được che phủ bằng màng cản hơi tại những vị trí có độ ẩm nền cao và/hoặc liên tục.
8 Lắp đặt một lớp tấm thạch cao vào khung gỗ
8.1 Bước khung lớn nhất cho lắp đặt một lớp tấm thạch cao được quy định trong Bảng 2.
Không sử dụng tấm thạch cao có chiều dày 6,4 mm khi lắp đặt một lớp cho cả tường và trần.
8.2 Trong quá trình lắp đặt một lớp tấm thạch cao, tất cả cạnh và gờ của tấm thạch cao phải bao phủ các thành phần khung hoặc bề mặt đỡ rắn khác trừ những vị trí có mối ghép đã xử lý nằm vuông góc với các thành phần khung hoặc thanh kê.
8.3 Các mối ghép cạnh được bố trí so le và các mối ghép trên mặt đối diện của vách ngăn được bố trí xen kẽ trên các thành phần khung.
Bảng 2 - Bước khung lớn nhất trong lắp đặt một lớpa
Chiều dày tấm thạch cao trong lắp đặt một lớp, mm |
Lắp đặtb |
Bước khung lớn nhất tính từ tâm các thành phần khung, mm |
Trần |
||
9,5c |
Vuông góc |
406 |
12,7 |
Song song |
406 |
15,9 |
Song song |
406 |
12,7 |
Vuông góc |
610 |
15,9 |
Vuông góc |
610 |
Tường |
||
9,5 |
Vuông góc hoặc song song |
406 |
12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc hoặc Song song |
610 |
a Tấm trần thạch cao phủ hoa văn bằng quét tay hoặc phun vật liệu gốc nước được lắp đặt vuông góc với Khung và (i) tấm trần thạch cao 12,7 mm (xem TCVN 8256:2009) được lắp đặt vào khung với bước khung không lớn hơn 610 mm tính từ tâm hoặc (ii) các tấm thạch cao khác có chiều dày không nhỏ hơn 12,7 mm với bước khung không lớn hơn 406 mm tính từ tâm và có chiều dày không nhỏ hơn 15,9 mm với bước khung không lớn hơn 610 mm tính từ tâm. b Đinh dùng trong lắp đặt tấm thạch cao trên các bề mặt hiện hữu phải có đầu phẳng và mũi hình kim cương và phải được ngập sâu vào các thành phần khung một khoảng từ 22 mm tới 32 mm. c Không được lắp đặt một lớp tấm thạch cao có chiều dày 9,5 mm vào trần tại vị trí có cách âm và/hoặc cách nhiệt. |
8.4 Lắp đặt bằng đinh
8.4.1 Sử dụng các đinh có cùng chiều dài, đường kính thân và tiết diện đầu đinh, giống như những điều được mô tả trong báo cáo thử cháy, tại những vị trí có yêu cầu một mức cụ thể về khả năng chống cháy cho tổ hợp tấm thạch cao.
8.4.2 Lắp đặt một hàng đinh
Các đinh phải được bố trí cách nhau tối đa 178 mm tính từ tâm đinh đối với trần và cách nhau tối đa 203 mm tính từ tâm đinh đối với tường (xem Hình 2).
Lắp đặt trần theo hướng vuông góc
|
CHÚ DẪN 1 - Dầm trần 2 - Đinh thép cách nhau 178 mm 3 - Góc tự do trong nhà (bỏ đinh) 4 - Gờ liên kết 5 - Tấm thạch cao |
Lắp đặt trần theo hướng song song
|
CHÚ DẪN 1 - Dầm trần 2 - Góc tự do trong nhà 3 - Gờ liên kết 4 - Thanh đứng 5 - Tấm thạch cao (lắp đặt song song) 6 - Bỏ đinh thép 7 - Đinh thép cách nhau 203 mm 8 - Bỏ đinh thép 9 - Đinh thép cách nhau 178 mm 10 - Gờ liên kết 11 - Tấm thạch cao (lắp đặt vuông góc) 12 - Không nhỏ hơn 10 mm từ gờ/cạnh |
Hình 2 - Lắp đặt một hàng đinh
8.4.3 Lắp đặt hai hàng đinh
Các đinh phải được bố trí như ở Hình 3 và được đóng như sau:
|
CHÚ DẪN 1 - Không nhỏ hơn 10 mm hoặc lớn hơn 13 mm 2 - Không nhỏ hơn 10 mm hoặc lớn hơn 25 mm 3 - Cách nhau lớn nhất 178 mm trên trần 4 - Nhỏ nhất 51 mm, lớn nhất 64 mm 5 - Xấp xỉ 305 mm 6 - Cách nhau lớn nhất 203 mm trên tường |
Hình 3 - Lắp đặt hai hàng đinh
8.4.3.1 Hàng đinh thứ nhất được đóng vào bắt đầu tại tâm của tấm thạch cao như được ký hiệu bởi các chấm đen trong hàng 1, sau đó trong hàng 2 và 2A, 3 và 3A, 4 và 4A, luôn luôn đóng đinh từ tâm tới gờ của tấm. Tấm thạch cao phải được giữ chặt với khung đỡ.
8.4.3.2 Hàng đinh thứ hai, được ký hiệu bởi các vòng tròn, được đóng vào theo cách giống như đã làm với hàng đinh thứ nhất, cũng bắt đầu từ hàng 1.
8.4.3.3 Theo một cách khác, hàng đinh thứ hai này được đóng ngay lập tức sau khi tất cả các đinh trong mỗi hàng đinh thứ nhất được đóng vào như mô tả trong 8.4.3.2.
8.4.3.4 Chỉ sử dụng một hàng đinh dọc theo chu vi của tấm thạch cao, trừ khi có quy định khác.
8.4.3.5 Các đinh phải được kiểm tra theo 7.1.5 sau khi các đinh thứ hai đã được đóng vào.
8.5 Khoảng cách giữa các vít
Các vít phải được bố trí cách nhau tối đa 305 mm tính từ tâm vít dọc theo các thành phần khung đối với trần và 406 mm tính từ tâm vít đối với tường tại nơi có bước khung là 406 mm tính từ tâm các thành phần khung. Các vít phải được bố trí cách nhau tối đa 305 mm tính từ tâm vít dọc theo các thành phần khung đối với cả trần và tường tại nơi có bước khung là 610 mm tính từ tâm các thành phần khung.
Khi sử dụng kết hợp các chốt giữ bao gồm đinh dọc theo chu vi và vít trên, diện tích tấm thạch cao, khoảng cách giữa một đinh và một vít liền kề không lớn hơn khoảng cách quy định cho các vít.
9 Lắp đặt hai lớp tấm thạch cao vào khung gỗ
9.1 Bước khung lớn nhất trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao được quy định trong Bảng 3 và Bảng 4.
CHÚ THÍCH 4: Xem Điều 2 đối với phương pháp sử dụng keo dán.
9.2 Chiều dài chốt giữ cho lớp nền tấm thạch cao được chỉ ra trong Bảng 1.
9.2.1 Các mối ghép cạnh của tấm thạch cao ở lớp nền được bố trí song song và so le giữa các tấm thạch cao trên cùng một mặt và với các mối ghép ở lớp nền trên mặt đối diện của khung.
9.2.2 Các mối ghép gờ của tấm thạch cao ở lớp nền được bố trí song song và so le với các mối ghép ở lớp nền trên mặt đối diện của khung.
Bảng 3 - Bước khung lớn nhất trong lắp đặt hai lớp, chỉ dùng các chốt giữ, không sử dụng keo dán giữa các lớpa
Chiều dày tấm thạch cao, mm |
Hướng lắp đặt |
Bước khung lớn nhất tính từ tâm các thành phần khung, mm |
||
Lớp nền |
Lớp mặt |
Lớp nền |
Lớp mặt |
|
Trần |
||||
6,4 |
9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc |
Vuông góc |
406 |
9,5 |
9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc |
Vuông góc |
406 |
12,7 |
9,5 hoặc 12,7 |
Song song |
Vuông góc |
406 |
12,7 |
12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc |
Vuông góc |
610 |
15,9b |
12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc |
Vuông góc |
610 |
Tường |
||||
6,4 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
406 |
9,5 |
6,4 hoặc 9,5 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
406 |
12,7 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông, góc hoặc song song |
610 |
15,9 |
6,4; 9,5; 12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
610 |
a Tấm trần thạch cao phủ hoa văn bằng quét tay hoặc phun vật liệu gốc nước được lắp đặt vuông góc với khung đỡ và (i) tấm trần thạch cao 12,7 mm (xem TCVN 8256:2009) được lắp đặt vào khung đỡ với bước khung không lớn hơn 610 mm tính từ tâm, hoặc (II) các tấm thạch cao khác có chiều dày không nhỏ hơn 12,7 mm với bước khung không lớn hơn 406 mm tính từ tâm và có chiều dày không nhỏ hơn 15,9 mm với bước khung không lớn hơn 610 mm tính từ tâm. b Tấm có chiều dày 15,9 mm được cho phép lắp đặt vuông góc với bước khung 406 mm. |
Bảng 4 - Bước khung lớn nhất trong lắp đặt hai lớp sử dụng các chốt giữ kết hợp với keo dán giữa các lớpa
Chiều dày tấm thạch cao (mm) |
Hướng lắp đặt |
Bước khung lớn nhất tính từ tâm các thành phần khung, (mm) |
||
Lớp nền |
Lớp mặt |
Lớp nền |
Lớp mặt |
|
Trần |
||||
6,4 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc |
Vuông góc |
406 |
9,5 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc |
Vuông góc |
406 |
12,7 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Song song |
Vuông góc |
406 |
12,7 |
6,4; 12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc |
Vuông góc |
610 |
15,9 |
6,4; 12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc |
Vuông góc |
610 |
Tường |
||||
6,4 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
406 |
9,5 |
6,4 hoặc 9,5 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
406 |
12,7 |
6,4; 9,5 hoặc 12,7 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
610 |
15,9 |
6,4; 12,7 hoặc 15,9 |
Vuông góc hoặc song song |
Vuông góc hoặc song song |
610 |
a Keo dán giữa các lớp phải được làm khô hoặc dưỡng hộ trước khi thi công xử lý mối ghép. |
9.3 Khi không sử dụng keo dán giữa các lớp tấm thạch cao, hai lớp của tấm thạch cao được lắp đặt như hướng dẫn trong Bảng 3 và Bảng 5. Lớp mặt được lắp đặt bằng đinh hoặc bằng vít như yêu cầu trong việc lắp đặt một lớp thông thường. Chiều dài chốt giữ dùng cho lắp đặt lớp mặt được chỉ ra trong Chú thích b của Bảng 1. Các mối ghép lớp mặt ở vị trí song song với khung phải bao phủ các thành phần khung và lệch so với các mối ghép lớp nền khi hai lớp tấm thạch cao ở vị trí song song.
Bảng 5 - Khoảng cách chốt giữ trên lớp nền trong lắp đặt nhiều lớp tấm thạch cao
|
Khoảng cách giữa các đinh lớp nền, mm |
Khoảng cách giữa các vít lớp nền, mm |
Khoảng cách giữa các ghim dập lớp nền, mm |
||||
Vị trí |
Bước khung, mm |
Vị trí lớp mặt được ghép vào |
Vị trí lớp mặt được gắn kết cơ học |
Vị trí lớp mặt được ghép vào |
Vị trí lớp mặt được gắn kết cơ học |
Vị trí lớp mặt được ghép vào |
Vị trí lớp mặt được gắn kết cơ học |
Tường |
406 |
203 |
610 |
406 |
610 |
178 |
406 |
610 |
203 |
610 |
305 |
610 |
178 |
406 |
|
Trần |
406 |
178 |
406 |
305 |
610 |
178 |
406 |
610 |
178 |
406 |
305 |
610 |
178 |
406 |
9.4 Khi sử dụng keo dán giữa các lớp (ghép lớp mặt), hai lớp được lắp đặt như chỉ ra trong Bảng 4 và Bảng 5. Nếu hai lớp được lắp đặt theo hướng song song, các mối ghép trong lớp mặt phải lệch so với các mối ghép trong lớp nền.
9.4.1 Các mối ghép trong lớp mặt không cần phủ kín các thành phần khung. Quét đều keo dán vào mặt sau của lớp mặt trước khi tấm thạch cao được dựng lên hoặc ghép vào mặt trước của lớp nền. Lớp mặt của tấm thạch cao phải được đặt vào vị trí và được giữ cố định bằng đinh hoặc bằng vít cho tới khi keo dán phát huy tác dụng.
9.4.2 Các chốt giữ cố định được bố trí cách nhau 305 mm tính từ tâm chốt xung quanh chu vi và cách nhau 406 mm tính từ tâm chốt dọc theo các thành phần khung trong lắp đặt lớp mặt tấm thạch cao trên trần nhà.
9.4.3 Cột chống hoặc hệ thống chống đỡ tạm thời khác được sử dụng thay thế cho đinh và vít để giữ cố định lớp mặt của tấm thạch cao lắp đặt trên tường nhằm đảm bảo một áp lực cho liên kết. Các chốt giữ cố định ở đỉnh và đáy tường được lắp đặt cách nhau không quá 406 mm tính từ tâm chốt. Các định hoặc vít sử dụng để đảm bảo lớp mặt tấm thạch cao được giữ nguyên ở vị trí và được hoàn thiện theo cách giống như lắp đặt một lớp tấm thạch cao (xem Điều 10).
9.5 Không yêu cầu dán băng hoặc hoàn thiện các mối ghép và chốt giữ lớp nền. Không yêu cầu hoàn thiện các mối ghép và chốt giữ lớp mặt trong cấu kiện nhiều lớp trừ khi có yêu cầu về ngoại quan và trang trí hoặc yêu cầu về chống cháy.
10 Lắp đặt tấm thạch cao bằng keo dán, có đóng đinh trên các thành phần khung gỗ
10.1 Trừ những thay đổi được đề cập trong Điều này, quy trình lắp đặt tuân theo Điều 8.
10.2 Các bề mặt tấm thạch cao và khung có sử dụng keo dán phải sạch, không có bụi, chất bần, dầu mỡ, hoặc bất kỳ các hợp chất lạ làm suy giảm sự dính kết. Các hợp chất lạ phải được loại bỏ.
10.3 Quét một dải keo dán có đường kính 10 mm lên bề mặt của tất cả các thành phần khung gỗ, trừ các tấm kê. Keo dán được dàn trải ra với chiều rộng trung bình 19 mm và chiều dày trung bình 1,6 mm. Mô hình lắp đặt được trình bày trong Hình 4.
Ở những vị trí có sự kết nối hai tấm thạch cao liền kề trên cùng một thành phần khung, quét hai dải keo dán song song, mỗi dải gần mỗi cạnh của thành phần khung.
Hình 4 - Mô hình lắp đặt sử dụng keo dán
10.4 Chỉ bơm keo dán trong khu vực bị che phủ bởi tấm thạch cao sao cho trong khoảng thời gian công tác của keo dán có thể lắp đặt tấm thạch cao cho cả khu vực đó.
CHÚ THÍCH 5: “Thời gian công tác” là khoảng thời gian keo dán có thể làm việc trước khi nó đóng rắn theo công bố kỹ thuật của nhà sản xuất.
10.5 Khoảng cách chốt giữ
10.5.1 Nếu các tính chất của keo dán vừa áp dụng đảm bảo liên kết giữa tấm thạch cao và khung gỗ, không cần sử dụng đinh trong vùng che phủ của các tấm tường. Trong những trường hợp như vậy, đóng đinh theo chu vi và các đinh cách nhau 406 mm tính từ tâm đinh.
10.5.2 Khi các tính chất của keo dán vừa áp dụng không đảm bảo liên kết giữa tấm thạch cao và khung đỡ bằng gỗ, sử dụng đinh trong vùng che phủ hoặc những sự gia cố tạm thời để đảm bảo sự tiếp xúc giữa tấm thạch cao, keo dán và khung gỗ, cho tới khi keo dán tạo được sự dính kết.
10.5.3 Khoảng cách chốt giữ phải được tuân theo quy định trong Bảng 6 trừ khi có các yêu cầu khác được quy định bởi nhà sản xuất keo dán.
Bảng 6 - Khoảng cách chốt giữ khi lắp đặt có sử dụng keo dán hoặc matit và bổ sung chốt giữ
Bước khung tính từ tâm các thành phần khung, mm |
Trần, mm |
Vách ngăn chịu tải, mm |
Vách ngăn không chịu tải, mm |
|||
Đinh |
Vít |
Đinh |
Vít |
Đinh |
Vít |
|
406 |
406 |
406 |
406 |
610 |
610 |
610 |
610 |
305 |
406 |
305 |
406 |
406 |
610 |
11 Lắp đặt vách ngăn bán đặc với tấm thạch cao
11.1 Quy trình lắp đặt
11.1.1 Các thanh đỡ hoặc thanh đứng được lắp đặt ở những vị trí có yêu cầu gia cố tại tường ngoài, kết nối vách ngăn, hộp nối, góc bên ngoài, khung cửa và tại các vị trí khác.
11.1.2 Các tám panen mặt bằng tấm thạch cao và thanh đứng phải được lắp đặt theo chiều thẳng đứng.
11.1.3 Các thanh đứng phải được ghép vào các tấm panen mặt với khoảng cách không lớn hơn 610 mm tính từ tâm và được đặt tại các mối ghép tấm panen mặt theo phương thẳng đứng cũng như tại đường nối tâm theo phương thẳng đứng của tấm panen.
11.1.4 Các thanh đứng được ghép vào các tấm panen mặt trước khi lắp dựng lên hoặc theo phương pháp dụng vách ngăn. Tấm panen mặt đầu tiên phải được dựng theo phương thẳng đứng tại nơi tường giao nhau. Tấm panen mặt đầu tiên này phải thẳng và được giữ chặt với sàn, trần và với các thanh chính theo chiều thẳng đứng.
11.1.5 Tấm panen mặt liền kề với tấm panen mặt đầu tiên được lắp đặt bởi sự tiếp xúc chắc khít tại gờ và cạnh của nó với tấm panen mặt đầu tiên và trần. Quá trình lắp đặt các tấm panen mặt được tiếp tục bởi sự lắp ghép vào các thanh đứng theo tiến độ thi công.
11.1.6 Các ô hở dành cho cửa và đường điện ở các vách ngăn được đánh dấu và cắt bỏ một cách cẩn thận và chính xác.
11.1.7 Các vật liệu ghép lớp mỏng hoặc keo dán phải có độ sệt và lượng phù hợp để có thể bao phủ xấp xỉ 75 % bề mặt thanh đứng sau khi ghép.
11.1.8 Sử dụng vít loại G để liên kết các tấm panen mặt và thanh đứng, khoảng cách giữa các vít không quá 914 mm tính từ tâm vít.
11.1.9 Các ô hở hoặc những thay đổi về hướng của các vách ngăn được gia cố bằng các thanh đứng bổ sung được ghép tại những vị trí sau:
11.1.9.1 Các góc ở phía ngoài: Giữa các tấm panen mặt giao nhau tại góc và đối diện với các thanh đỡ theo chiều thẳng đứng.
11.1.9.2 Các tường tiếp giáp: Giữa các tấm panen mặt của một vách ngăn để gia cố liên kết của một tường tiếp giáp.
11.1.9.3 Các ô cửa đi: Bố trí một thanh đứng gia cố theo chiều thẳng đứng với khoảng cách 76 mm từ khung cửa và đặt một thanh đỡ theo phương nằm ngang ở phía trên đầu khung cửa.
12 Lắp đặt vách ngăn đặc với tấm thạch cao
12.1 Vách ngăn đặc không chịu tải bao gồm tấm lõi thạch cao được bao phủ bề mặt bằng các tấm panen thạch cao.
12.2 Quy trình lắp đặt
12.2.1 Các thanh đỡ ở sàn và trần được lắp đặt theo sơ đồ bố trí và được cố định với khoảng cách không lớn hơn 610 mm tính từ tâm. Các thanh đỡ theo chiều thẳng đứng được lắp đặt theo quy trình ở 11.1.1.
12.2.2 Với các vách ngăn ở vị trí song song và giữa các cấu kiện trần, các thanh giằng bằng thép hoặc bằng gỗ được bố trí ở khoảng cách không lớn hơn 610 mm tính từ tâm để giữ chặt các thanh đỡ của trần trước khi dựng trần.
12.2.3 Các tấm panen mặt được gắn vào các thanh đỡ bố trí cách nhau không quá 610 mm tính từ tâm.
12.2.4 Tấm lõi được lắp đặt trước khi lắp đặt tấm panen mặt. Tấm lõi được gắn vào các thanh đỡ chữ V bố trí cách nhau không quá 610 mm tính từ tâm. Khi các thanh thép chữ c được sử dụng làm thanh đỡ để giữ chặt lõi vách ngăn, không cần sự gắn kết.
CHÚ THÍCH 6 - Sự kết hợp giữa thanh gỗ và thanh thép chữ C, V bằng thép sẽ thay đổi quy trình lắp đặt.
12.2.5 Keo dán được áp dụng ở mặt sau của tấm panen mặt hoặc bề mặt của tấm lỗi như mô tả trong phần lắp đặt tấm thạch cao hai lớp (xem Điều 9).
12.2.6 Các tấm panen mặt được ghép với lõi bằng áp lực đủ lớn để đảm bảo liên kết. Các mối ghép của các tấm panen mặt và lõi được bố trí so le. Cho phép sử dụng các chốt giữ để đảm bảo liên kết giữa tấm panen mặt và lõi.
13 Lắp đặt tấm thạch cao bằng keo dán vào tường xây hoặc tường bê tông trong nhà
13.1 Khi lắp đặt tấm thạch cao với bê tông liền khối, tường gạch hoặc cấu kiện bê tông, keo dán được quét trực tiếp lên mặt sau của tấm thạch cao hoặc lên tường dưới dạng những dải keo liên tục cách nhau không quá 305 mm tính từ tâm hoặc những mảng keo cách nhau không quá 305 mm tính từ tâm theo mỗi hướng.
13.1.1 Các dải keo dán có đường kính không nhỏ hơn 10 mm để tạo ra một sự dính kết liên tục giữa tấm thạch cao và bề mặt tường.
13.1.2 Các mảng keo dán có đường kính từ 51 tới 76 mm.
13.2 Tấm thạch cao được bố trí cách sàn 3 mm và được ghép nối kín khít tại các gờ và cạnh tiếp giáp. Tấm thạch cao không được trượt trên keo dán. Sử dụng các chốt giữ cơ học hoặc gia cố tạm thời để giữ tấm thạch cao cho tới khi keo dán đóng rắn.
13.3 Chỉ xử lý mối ghép khi tấm thạch cao đã được liên kết chắc chắn.
13.4 Không áp dụng trực tiếp keo dán lên tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại.
13.5 Chỉ dùng keo dán trực tiếp cho mặt trong tường xây hoặc tường bê tông của các tầng nổi trên mặt đất, hoặc phía trong của tường xây hai lớp có khe hở giữa hai lớp ít nhất bằng 25 mm giữa lớp vữa tường bên trong và tường bên ngoài. Keo dán được dùng trên toàn bộ chiều cao tường ghép tấm thạch cao. Các bề mặt được ghép tầm thạch cao bằng keo dán phải phẳng, không có tạp chất gây ảnh hưởng xấu tới liên kết.
14 Lắp đặt tấm thạch cao vào hệ thống ngăn cách bằng xốp cứng
14.1 Lắp đặt thanh kê và vật liệu ngăn cách bằng xốp lên tường xây và tường bê tông.
14.1.1 Vật liệu ngăn cách bằng xốp cứng được lắp đặt vào tường xây hoặc bê tông theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất xốp.
14.1.2 Tùy thuộc vào cấu kiện sử dụng, các thanh kê hoặc các chi tiết kê đặc biệt được gắn vào bề mặt tường xây hoặc tường bê tông bằng phương pháp cơ học trước khi hoặc sau khi lắp đặt vật liệu ngăn cách. Các chi tiết kê được lắp đặt theo quy định trong Bảng 2 và tại những điểm kết thúc của tấm thạch cao ở phía trên trần treo, xung quanh cửa, cửa sổ hoặc các ô hở khác và tại các vị trí đặt tủ chứa đồ, vị trí gá lắp thiết bị.
14.2 Tấm thạch cao được lắp đặt vào thanh kê như mô tả trong 8.4.1 hoặc 8.5. Các chốt giữ không được ngập sâu hoàn toàn vào vữa hoặc bê tông.
15 Lắp đặt tấm thạch cao vào khung và thanh kê bằng thép
15.1 Vít được lắp đặt theo 7.1.6.
15.1.1 Vít phải có chiều dài đủ lớn để phần thân ren ngập sâu không nhỏ hơn 9 mm vào các thành phần khung.
15.1.2 Ở vị trí có sử dụng các thanh kê đàn hồi, các vít được sử dụng để gắn tấm thạch cao vào các thanh kê không được tiếp xúc với khung.
15.2 Bước khung
Bước khung lớn nhất của khung và thanh kê bằng thép khi sử dụng vít được quy định tại Bảng 2 trong lắp đặt một lớp tấm thạch cao và được quy định tại Bảng 3 và Bảng 4 trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao.
Việc lắp đặt khung thép tuân theo yêu cầu kỹ thuật quy định trong ASTM C754 hoặc ASTM C1007.
15.3 Khoảng cách vít
15.3.1 Khoảng cách vít trong lắp đặt một lớp tấm thạch cao và lớp mặt trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao không dùng keo dán tuân theo 8.5.
15.3.2 Khoảng cách vít cho lớp nền trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao đặt ở vị trí song song với khung thép, không sử dụng keo dán giữa các lớp, không được lớn hơn 305 mm tính từ tâm vít dọc theo các gờ của tấm thạch cao và không lớn hơn 610 mm tính từ tâm vít trên thanh đứng hoặc thanh kê trong vùng che phủ của tấm thạch cao.
15.3.3 Vít sử dụng cho lớp nền trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao đặt ở vị trí vuông góc với khung thép, không sử dụng keo dán giữa các lớp, được bố trí sao cho không được lớn hơn một vít tại mỗi gờ của tấm thạch cao tại mỗi thành phần khung và không lớn hơn một vít ở giữa các gờ tại mỗi thành phần khung.
15.3.4 Khoảng cách vít cho lớp nền trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao đặt ở vị trí vuông góc hoặc song song với khung thép, có sử dụng keo dán giữa các lớp, không được lớn hơn quy định cho lắp đặt một lớp tấm thạch cao trong 8.5.
15.3.5 Khoảng cách vít ở trần đối với lớp mặt trong lắp đặt hai lớp tấm thạch cao trên khung thép, có sử dụng keo dán giữa các lớp, giống như quy định cho lớp nền tấm thạch cao ở trong 15.3.2 và 15.3.3.
15.3.6 Trên các bề mặt tường có sử dụng keo dán giữa các lớp, chỉ cần một số lượng vít vừa đủ trên lớp mặt để giữ tấm thạch cao cố định ở vị trí của nó.
16 Lắp đặt dưới vòm và tấm uốn cong
Tấm thạch cao được uốn cong cẩn thận rồi lắp đặt vào mặt dưới vòm (xem Bảng 7). Nếu cần thiết, tấm thạch cao trước tiên được làm ẩm hoặc được khía với khoảng cách xấp xỉ 25 mm ở mặt sau. Trong trường hợp khía, sau khi lõi bị bẻ gãy tại vị trí khía, tầm thạch cao được lắp đặt vào thành phần khung đã uốn cong và được giữ chặt bằng chốt giữ. Tại các điềm lồi ra của vòm (“các góc” trong và ngoài được tạo thành bởi sự giao nhau của các bề mặt nghiêng liền kề), phải sử dụng vật liệu xử lý mối ghép và băng dán mối ghép hoặc phụ kiện bịt góc. Băng dán hoặc phụ kiện bịt góc được cắt thành từng đoạn dọc theo một mặt sao cho băng dán hoặc phụ kiện bịt góc được ốp sát theo cạnh bên ngoài của đường cong.
CHÚ THÍCH 7: Để lắp đặt tấm, giữ cố định một cạnh của tấm uốn cong, sau đó từ từ đẩy nhẹ cạnh kia của tấm, ép tấm của tấm sát vào khung đỡ cho tới khi tấm được uốn cong hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 8: Bằng cách tạo ẩm hoàn toàn lớp giấy mặt trước và mặt sau để nước thấm đều vào lớp lõi, tấm thạch cao số được uốn cong tới đường kính nhỏ hơn. Khi ở trạng thái khô hoàn toàn, tấm sẽ phục hồi lại độ cứng ban đầu. Không tiến hành xử lý mối ghép hoặc trang trí cho tới khi tấm thạch cao khô hoàn toàn.
Bảng 7 - Bán kính uốn cong
Chiều dày tấm thạch cao, mm |
Chiều dài uốn cong, m |
Chiều rộng uốn cong, m |
12,7 |
3,05a |
|
9,5 |
2,29 |
7,62 |
6,4 |
1,52 |
4,57 |
a Uốn cong hai mảnh (6,4 mm) liên tiếp cho phép bán kính có giá trị 6,4 mm. |
17 Lắp đặt tấm thạch cao để dán gạch bằng cách sử dụng keo dán gạch
17.1 Tấm thạch cao thông thường hoặc tấm nền thạch cao chịu ẩm được sử dụng làm bề mặt đỡ cho gạch tại các khu vực khô ráo. Tấm nền thạch cao chịu ẩm và tấm thạch cao thông thường không được sử dụng trong các khu vực ẩm ướt như bồn tắm và buồng tắm hoa sen, phòng xông hơi, phòng hơi nước hoặc dãy phòng tắm hoa sen.
17.2 Dùng các chốt giữ cơ học gắn kết một lớp và nhiều lớp tấm thạch cao tạo thành bề mặt đỡ để dán gạch ceramic.
Khoảng cách giữa các đinh hoặc vít gắn kết tấm thạch cao làm bề mặt đỡ cho gạch ceramic không lớn hơn 203 mm tính từ tâm đinh hoặc vít. Khi sử dụng gạch ceramic có chiều dày lớn hơn 9,5 mm, các đinh hoặc vít cách nhau không quá 102 mm tính từ tâm đinh hoặc vít.
17.3 Tất cả các gờ và khe hở xung quanh các ống và chỗ gá lắp thiết bị phải được bịt kín bằng một chất xám khe đàn hồi chịu nước để tạo ra một màng cản nước tại vị trí tấm thạch cao bị cắt và lõi thạch cao bị hở ra. Chất xám khe được quy định trong 17;3.1 và 17.3.2 hoặc tương đương.
17.3.1 Keo dán gạch ceramic tuân theo TCVN 7899-1:2008.
17.3.2 Chất xám khe đàn hồi tuân theo ASTM C920, loại S, hạng NS, lớp 25.
17.3.3 Tham khảo TCVN 9377-3:2012 cho việc lắp đặt gạch ceramic vào tấm thạch cao.
18 Lắp đặt tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời và dưới mái hiên
18.1 Sử dụng tấm thạch cao tường hoặc tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời có chiều dày 12,7 mm hoặc 15,9 mm để làm trần cho nhà để xe, hành lang đi bộ, cổng vòm, vòm dưới của mái hiên ở vị trí nằm ngang hoặc nghiêng xuống. Bước khung không lớn hơn 406 mm đối với tấm thạch cao dày 12,7 mm và không lớn hơn 610 mm đối với tấm thạch cao dày 15,9 mm. Tấm thạch cao phải được lắp đặt vuông góc theo các quy định đã nói ở trên trừ những thay đổi đề cập ở Điều này.
18.2 Phào và gờ phù hợp phải được lắp đặt xung quanh chu vi để ngăn cản tấm thạch cao tường và tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với nước. Trừ khi được bảo vệ bằng kim loại hoặc vật liệu cản nước khốc, gờ của tấm thạch cao tường và tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời được đặt cách các bề mặt thẳng đứng liền kề một khoảng không nhỏ hơn 6 mm (xem các Hình từ 5 đến 7). Các mối ghép và các đầu chốt giữ phải được xử lý như quy định trong Phụ lục A.3.6.
18.3 Các bề mặt lộ ra của tấm thạch cao và tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời được xử lý như quy định trong Phụ lục A.3.6.
18.4 Khoảng không gian ngay phía trên vùng lắp đặt phải được đảm bảo thông gió (xem Phụ lục A2).
Hình 5 - Khung tường
|
CHÚ DẪN 1 - Tấm thạch cao tường hoặc tấm trang trí vòm 2 - Gỗ trang trí 3 - Khoảng cách nhỏ nhất 6 mm |
Hình 6 - Tường xây
CHÚ DẪN
1 - Bề mặt gỗ
2 - Màn chắn côn trùng
3 - Tấm thạch cao tường hoặc tấm trang trí vòm
4 - Kim loại trang trí
5 - Tường hoặc bề mặt bằng gỗ
6 - Tấm thạch cao tường hoặc tấm trang trí vòm
7 - Kim loại trang trí
Hình 7 - Chi tiết mặt thay thế
19 Lắp đặt tại góc tự do trong nhà
19.1 Trước tiên lắp đặt tấm thạch cao vào trần (xem các Hình từ 8 đến 10).
Lắp đặt theo phương pháp góc tự do làm giảm tối đa khả năng sử dụng quá nhiều chốt giữ trong các vùng liền kề giao nhau giữa tường và trần khi lắp đặt một lớp hoặc hai lớp tấm thạch cao vào khung gỗ
|
CHÚ DẪN 1 - Thành phần khung trần 2 - Tấm thạch cao trần 3 - Một hàng đinh cách nhau 178 mm Hai hàng đinh cách nhau (279 ÷ 305) mm 4 - Một hàng đinh cách nhau 203 mm Hai hàng đinh cách nhau (279 ÷ 305) mm 5: Thành phần khung tường |
Hình 8 - Mặt cắt đứng, thành phần khung trần vuông góc với tường
19.2 Trần: Chốt giữ đầu tiên được lắp vào mỗi thành phần khung cho trần ở vị trí vuông góc với vùng giao nhau được bố trí ở vị trí cách vùng giao nhau của tường 118 mm trong trường hợp lắp đặt một hàng đinh và từ 279 mm tới 305 mm trong trường hợp lắp đặt hai hàng đinh hoặc vít.
19.3 Tường: Tấm thạch cao được lắp đặt trên tường để đỡ các gờ tự do của tấm trần thạch cao. Chốt giữ ở đỉnh được lắp đặt vào mỗi thành phần khung theo chiều thẳng đứng được bố trí cách 203 mm hướng xuống từ vùng giao nhau của trần trong trường hợp lắp đặt một hàng đinh và từ 279 tới 305 mm trong trường hợp lắp đặt hai hàng đinh hoặc vít (xem Hình 8 và Hình 9). Tại các góc tường theo chiều thẳng đứng, tấm che phủ được lắp đặt sao cho mặt sau của tấm lót được gắn chặt vào bề mặt của thành phần khung ngay sau nó. Không cần sử dụng các chốt giữ trên tấm lót tại vùng giao nhau (xem Hình 10).
|
CHÚ DẪN 1 - Thành phần khung trần 2 - Tấm thạch cao trần 3 - Một hàng đinh cách nhau 203 mm Hai hàng đinh cách nhau (279 ÷ 305) mm 4 - Thành phần khung tường |
Hình 9 - Mặt cắt đứng, khung trần song song với tường
|
CHÚ DẪN 1 - Chỉ không dùng chốt giữ ở tấm trần 2 - Thành phần khung tường |
Hình 10 - Mặt cắt bằng qua góc đứng trong nhà
20.1 Khe co giãn là chi tiết được sản xuất trước theo thiết kế cho mục đích nạy hoặc được chế tạo tại công trường từ các vật liệu phù hợp.
20.2 Khe co giãn được lắp đặt tại những vị trí được chỉ định theo bản vẽ. Khung cửa cao hết vách được xem xét tương đương với một khe co giãn.
20.3 Khe co giãn trong tấm thạch cao phải được quy định bởi kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế tại những vị trí có điều kiện được mô tả trong 20.3.1 đến 20.3.5.
20.3.1 Đặt khe co giãn khi vách ngăn, tường hoặc trần cắt qua khe thi công của kết cấu chính của nhà (khe co giãn, khe chống động đất hoặc phần tử kiểm soát công trình).
20.3.2 Đặt khe co giãn cho tường hoặc vách ngăn phẳng có chiều dài trên 9100 mm.
20.3.3 Khe co giãn của trần trong nhà có gờ nổi xung quanh chu vi được lắp đặt sao cho khoảng cách giữa các khe co giãn không lớn hơn 15000 mm và tổng diện tích giữa các khe co giãn không lớn hơn 230 m2.
20.3.4 Khe co giãn ở trần trong nhà không có gờ nổi xung quanh chu vi được lắp đặt sao cho khoảng cách giữa các khe co giãn không lớn hơn 9100 mm và tổng diện tích giữa các khe co giãn không lớn hơn 84 m2.
20.3.5 Khe co giãn ở trần ngoài nhà và vòm được lắp đặt sao cho khoảng cách giữa các khe co giãn không lớn hơn 9100 mm và tổng diện tích giữa các khe co giãn không lớn hơn 84 m2.
20.3.6 Khe co giãn hoặc thanh giằng trung gian được lắp đặt tại vị trí có sự thay đổi hướng của các thành phần khung trần.
20.3.7 Khe co giãn được lắp đặt tại vị trí do kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế quy định để làm điểm nhấn về thiết kế hoặc kiến trúc.
20.4 Ở vị trí có khe co giãn xuất hiện trong một hệ thống cách âm hoặc chịu lửa, phải gia cố ngay sau khe co giãn bằng cách sử dụng một vật liệu nền chẳng hạn như tấm thạch cao loại X dày 15,9 mm, tấm sợi khoáng hoặc các loại tương đương khác.
21 Lắp đặt tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại
Việc lắp đặt tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại tuân theo yêu cầu kỹ thuật quy định cho việc lắp đặt tấm thạch cao. Bề mặt phản chiếu được đặt sát với bề mặt của các thành phần khung. Không sử dụng tám thạch cao có mặt sau tráng kim loại tại các khu vực sau:
21.1 Làm vật liệu đỡ cho gạch ở vùng ẩm ướt.
21.2 Làm lớp thứ hai trong hệ thống ghép hai lớp.
21.3 Lắp ghép trực tiếp lên vữa hoặc bê tông.
21.4 Liên kết với các dây cáp điện tỏa nhiệt.
22 Lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl
22.1 Trừ những thay đổi đề cập trong Điều này, việc lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl tuân theo Điều 10.
22.2 Các phương pháp lắp đặt
22.2.1 Lắp đặt vào khung gỗ sử dụng đinh - Các đầu ghim dập hoặc đinh có màu phù hợp với hoặc làm nổi bật mặt vinyl được lắp đặt cách nhau không lớn hơn 305 mm tính từ tấm chốt giữ và không nhỏ hơn 10 mm từ các gờ của tấm panen.
22.2.2 Keo dán với các chốt giữ bổ sung - Keo dán được dùng với khung gỗ hoặc khung kim loại như đã mô tả trong 10.2 đến 10.4. Các chốt giữ được lắp đặt cách nhau không quá 203 mm tính từ tâm chốt giữ theo hướng tới thanh đỉnh và thanh đáy hoặc tới các gờ của ván.
22.2.2.1 Các chốt giữ dùng trong lắp đặt với khung gỗ được quy định trong Bảng 1. Các vít dùng trong lắp đặt với khung thép được quy định trong 15.1.
22.2.2.2 Các tấm panen được ấn vào để tăng cường sự tiếp xúc tại tâm của vách ngăn.
22.2.3 Ghép vào tường hoặc bề mặt rắn khác - Không lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl vào tường xây ẩm ướt, tường xây ngoài trời hoặc tường xây tầng hầm.
22.2.3.1 Các vật liệu ghép lớp (xem 5.9.3) hoặc keo dán tường không dung môi được sử dụng để ghép tấm thạch cao có mặt bọc vinyl vào tường hoặc bề mặt rắn.
CHÚ THÍCH 9 - Dung môi trong một số keo dán có dung môi có thể gây ra sự mất màu của vinyl.
22.2.3.2 Khi lắp đặt tấm thạch cao với vật liệu ghép lớp, vật liệu ghép lớp được dàn đều ra hoặc được dàn theo hình răng cưa trên toàn bộ bề mặt sau của tấm bằng bay răng cưa kích thước 6,4 x 6,4 mm.
22.2.3.3 Khi sử dụng keo dán tường không dung môi trong lắp đặt tấm thạch cao, keo dán được phủ trực tiếp lên mặt sau của tấm thạch cao hoặc lên bề mặt tường như đã mô tả ở 13.1.1 và 13.1.2.
22.2.3.4 Tấm thạch cao được đặt ở vị trí cách sàn 3 mm và các gờ, cạnh liền kề được ghép khít. Tấm thạch cao không được trượt trên keo dán. Sử dụng các chốt giữ hoặc gia cố tạm thời để giữ tấm thạch cao cho tới khi keo dán đóng rắn.
22.2.3.5 Bề mặt cần ghép tấm thạch cao có mặt bọc vinyl bằng keo dán phải phẳng, không có tạp chất gây ảnh hưởng xấu tới liên kết.
22.2.4 Kẹp gờ chuyên dụng cho khung hoặc thanh kê
Khi sử dụng kẹp gờ chuyên dụng để lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl, các kẹp được bố trí cách nhau không quá 406 mm tính từ tấm kẹp tại mỗi gờ của tấm panen. Kẹp được bố trí trong các tấm panen liền kề sao cho kẹp gờ của tấm panen trước và kẹp gờ của tấm panen kế tiếp cách nhau không quá 51 mm. Keo dán được sử dụng trên các thành phần khung trung gian dưới dạng các dải có đường kính 6 mm trên toàn bộ chiều dài của thành phần khung. Các tấm panen được đóng đinh hoặc bắt vít tại các thanh đỉnh và đáy và các chốt giữ cách nhau không quá 203 mm tính từ tâm chốt giữ. Liên hệ với nhà sản xuất kẹp để biết thêm các hướng dẫn cụ thể.
CHÚ THÍCH 10: Các cấu kiện phào chuyên dụng có thể được cung cấp bởi nhà sản xuất tấm panen và được lắp đặt tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
22.3 Không lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl trên vật liệu cản hơi. Mặt vinyl có chức năng giống như một vật liệu cản hơi và một vật liệu cản hơi thứ hai không được đặt ở phía sau vật liệu này.
22.4 Không lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl phía sau các lò sưởi hoặc các nguồn tạo nhiệt hoặc hơi vì có thể phá hủy hoặc làm mất màu mặt vinyl.
22.5 Không lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl xung quanh bồn tắm hoặc buồng tắm hoa sen hoặc các khu vực khác có tiếp xúc với nước.
22.6 Khi được lắp đặt trên ván gỗ đã xử lý, phải thử nghiệm để khẳng định tính tương thích hóa học giữa chất bảo quản gỗ và mặt vinyl.
23 Hoàn thiện thi công tấm thạch cao
23.1 Quy định chung
23.1.1 Vật liệu dùng cho dán băng và hoàn thiện thuộc loại vật liệu đóng rắn dạng bay hơi hoặc vật liệu đóng rắn dạng đông kết. Các vật liệu đóng rắn dạng bay hơi và dạng đông kết không được trộn với nhau trừ khi có những quy định khác từ nhà sản xuất vật liệu xử lý mối ghép.
23.1.2 Khi được sử dụng, các vật liệu này phải có thành phần hóa học tương thích với các lớp phủ trước và sau.
23.1.3 Chỉ bắt đầu tiến hành quá trình hoàn thiện khi nhiệt độ trong nhà được duy trì tối thiểu 48 h ở nhiệt độ khống nhỏ hơn 10 °C và sau đó được tiếp tục duy trì cho tới khi các vật liệu khô hoàn toàn.
23.1.4 Khi sử dụng keo dán cho lắp đặt hai lớp, phải đảm bảo keo dán đã khô hoàn toàn trước khi tiến hành việc hoàn thiện trang trí.
23.1.5 Đảm bảo thông gió vừa đủ và liên tục để các vật liệu khô và đóng rắn thích hợp.
23.2 Quá trình chuẩn bị bề mặt
23.2.1 Loại bỏ chất bẩn, dầu và các vật liệu khác làm yếu liên kết trên tất cả các bề mặt áp dụng vật liệu xử lý mối ghép.
23.2.2 Điền đầy tất cả các chỗ lõm, lỗ cắt, hốc hoặc các phần lõm khác bằng vật liệu xử lý mối ghép và làm phẳng theo bề mặt tấm.
23.3 Dán băng
23.3.1 Thi công băng dán mối ghép và các vật liệu xử lý mối ghép bằng các dụng cụ thích hợp như dao bản rộng cầm tay, bay trát hoặc các dụng cụ cơ học khác.
23.3.2 Các mối ghép có chiều rộng không lớn hơn 3 mm được điền đầy trước bằng vật liệu xử lý mối ghép trộn sẵn hoặc đóng rắn dạng đông kết. Các mối ghép có chiều rộng lớn hơn 3 mm được điền đầy trước bằng vật liệu xử lý mối ghép đóng rắn dạng đông kết.
23.3.3 Băng dán mối ghép được sử dụng như mô tả trong 23.3.3.1,23.3.3.2 hoặc 23.3.3.3.
23.3.3.1 Băng giấy được thi công bằng cách trát vật liệu xử lý mối ghép lên mối ghép (kiểu phết bơ), xác định tâm rồi ép băng giấy vào, sau đó lau sạch vật liệu dư thừa hoặc vệ sinh bằng các dụng cụ cơ học được thiết kế cho mục đích này. Vật liệu nằm dưới lớp băng giấy có nhiệm vụ liên kết băng giấy với tấm thạch cao.
23.3.3.2 Băng lưới thủy tinh tự dính được dán lên các tấm thạch cao sạch, khô bằng cách đặt tâm băng lưới phủ qua mối ghép và ép chặt băng lưới để đảm bảo sự kết dính phù hợp. Phủ lớp vật liệu xử lý mối ghép đóng rắn dạng đông kết lên băng lưới và ép vật liệu này qua mắt lưới sao cho nó điền đầy mối ghép của tấm thạch cao nằm dưới và che kín hoàn toàn các mắt lưới của băng lưới thủy tinh.
23.3.3.3 Băng lưới thủy tinh không tự dính được đặt lên mối ghép và được giữ ở vị trí bằng chốt giữ chống gỉ (ghim dập hoặc đinh, v.v...). Phủ lớp vật liệu xử lý mối ghép đóng rắn dạng đông kết lên băng lưới và ép vật liệu này qua mắt lưới sao cho nó điền đầy mối ghép của tấm thạch cao nằm dưới và che kín hoàn toàn các mắt lưới của băng lưới thủy tinh.
23.4 Hoàn thiện
23.4.1 Vật liệu hoàn thiện và vật liệu đa chức năng được thi công bằng các dụng cụ có chiều rộng đủ lớn để tạo khoảng rộng tối thiểu 89 mm về cả hai phía tính từ tâm của băng dán mối ghép. Vật liệu được làm phẳng. Sau khi vật liệu khô, bề mặt được đánh giấy ráp (xem 23.5) hoặc được lau bằng bọt xốp ẩm để loại bỏ các điểm lồi và vật liệu dư thừa.
23.4.1.1 Các lớp phủ bằng vật liệu đóng rắn dạng không đông kết được để khô hoàn toàn trước khi đánh giấy ráp hoặc áp dụng các lớp phủ bổ sung.
23.4.1.2 Các lớp phủ bổ sung được phủ lên lớp phủ vật liệu đóng rắn dạng đông kết sau khi lớp phủ này đã đông kết hoặc sau khi đã đông kết và khô.
23.4.2 Các lớp phủ bổ sung của vật liệu hoàn thiện được thi công bằng các dụng cụ có khả năng tạo ra khoảng rộng không nhỏ hơn 152 mm về cả hai phía tính từ tâm của băng dán mối ghép. Sau đó vật liệu được làm phẳng.
CHÚ THÍCH 11: Làm nhẵn bề mặt bằng cách đánh giấy ráp hoặc lau vật liệu xử lý mối ghép bằng bọt xốp ẩm. Không loại bỏ lớp lông mềm của giấy bọc tấm thạch cao (xem 23.5). Xem Phụ lục A3.
23.4.3 Các đầu chốt giữ được che phủ bằng các lớp phủ vật liệu xử lý mối ghép. Lớp phủ đầu tiên là vật liệu dán băng hoặc vật liệu đa chức năng; các lớp phủ tiếp theo là vật liệu hoàn thiện hoặc vật liệu đa chức năng.
23.4.4 Tất cả các vị trí cắt bỏ được điền đầy bằng vật liệu dán băng và vật liệu hoàn thiện sao cho không có khe hở lớn hơn 6 mm giữa tấm thạch cao và thiết bị lắp vào.
23.4.5 Các phụ kiện được hoàn thiện bằng các lớp phủ vật liệu xử lý mối ghép. Sau khi kết thúc, bề mặt này được làm phẳng so với bề mặt của tấm thạch cao. Lớp phủ đầu tiên là vật liệu dán băng hoặc vật liệu đa chức năng; các lớp phủ bổ sung là vật liệu hoàn thiện hoặc vật liệu đa chức năng.
23.4.6 Lớp bả bằng vật liệu xử lý mối ghép hoặc bằng một vật liệu đặc biệt được sản xuất cho mục đích này được phủ trên toàn bộ bề mặt có yêu cầu hoàn thiện ở mức 5.
23.4.7 Tất cả dụng cụ và thùng chứa được làm sạch và không chứa các vật liệu lạ.
23.4.8 Sử dụng nước dùng cho bê tông và vữa để trộn các vật liệu dạng bột hoặc để pha loãng các vật liệu trộn sẵn.
23.5 Phải đeo khẩu trang bảo vệ phù hợp khi trộn hợp chất khô hoặc khi đánh giấy ráp.
23.6 Các mức hoàn thiện
CHÚ THÍCH 12: Mức yêu cầu hoặc phạm vi hoàn thiện các mối ghép tấm thạch cao tường, các đầu chốt giữ và toàn bộ bề mặt có thể thay đổi theo vị trí của kết cấu và loại hình trang trí dự định tiến hành. Phần này mô tả các mức hoàn thiện khác nhau, bao gồm số lần áp dụng vật liệu xử lý mối ghép, đánh giấy ráp hoặc các kỹ thuật hoàn thiện khác; các khuyến cáo của nhà sản xuất có thể khác so với những quy định ở đây và không phải là một phần của tiêu chuẩn này. Sự liên hệ giữa các mức hoàn thiện với vị trí và loại hình trang trí dự định tiến hành được mô tả trong Phụ lục A7.
23.6.1 Mức 0
Không yêu cầu dán băng, hoàn thiện hoặc bịt góc.
23.6.2 Mức 1
23.6.2.1 Tất cả các mối ghép và các góc trong nhà được dán băng lên vật liệu xử lý mối ghép. Vật liệu xử lý mối ghép dư thừa được làm sạch khỏi bề mặt. Cho phép có các vết của dụng cụ và các gờ gợn.
23.6.2.2 Khi sử dụng băng lưới thủy tinh, dán hoặc gắn kết băng lưới thủy tinh vào tường và phủ một lớp vật liệu xử lý mối ghép đóng rắn dạng đông kết lên bề mặt mối ghép.
23.6.3 Mức 2
23.6.3.1 Tất cả các mối ghép và các góc trong nhà được dán băng lên vật liệu xử lý mối ghép và ngay lập tức được gạt làm phẳng bằng dao hoặc bay trát để tạo thành một lớp phủ mỏng trên tất cả các mối ghép và các góc trong nhà. Các đầu chốt giữ và các phụ kiện được phủ. bằng một lớp vật liệu xử lý mối ghép. Vật liệu xử lý mối ghép dư thừa được làm sạch khỏi bề mặt. Cho phép có các vết của dụng cụ và các gờ gợn.
23.6.3.2 Vật liệu xử lý mối ghép được phủ lên băng dán tại thời điểm dán băng được xem là một lớp phủ riêng biệt của vật liệu xử lý mối ghép và thỏa mãn các điều kiện ở mức này.
23.6.4 Mức 3
Tất cả các mối ghép và các góc trong nhà được dán băng lên vật liệu xử lý mối ghép và ngay lập tức được gạt làm phẳng bằng dao hoặc bay trát để tạo thành một lớp phủ mỏng trên tất cả các mối ghép và các góc trong nhà như đã mô tả trong mức 2. Một lớp vật liệu xử lý mối ghép bổ sung được phủ lên tất cả các mối ghép và các góc trong nhà. Các đầu chốt giữ và các phụ kiện được phủ bằng hai lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt. Bề mặt vật liệu xử lý mối ghép được làm nhẵn và không có các vết của dụng cụ hoặc các gờ gợn (xem 23.4.1.1).
23.6.5 Mức 4
Tất cả các mối ghép và các góc trong nhà được dán băng lên vật liệu xử lý mối ghép và được gạt làm phẳng ngay lập tức bằng dao hoặc bay trát để tạo thành một lớp phủ mỏng trên tất cả các mối ghép và các góc trong nhà như đã mô tả trong mức 2. Hai lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt được phủ lên tất cả các mối ghép phẳng. Một lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt được phủ lên các góc trong nhà. Các đầu chốt giữ và các phụ kiện được phủ bằng ba lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt. Bề mặt vật liệu xử lý mối ghép được làm nhẵn và không có các vết của dụng cụ và các gờ gợn (xem 23.4.1).
23.6.6 Mức 5
Tất cả các mối ghép và các góc trong nhà được dán băng lên vật liệu xử lý mối ghép và được gạt làm phẳng ngay lập tức bằng dao hoặc bay trát để tạo thành một lớp phủ mỏng trên tất cả các mối ghép và các góc trong nhà như đã mô tả trong mức 2. Hai lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt được phủ lên tất cả các mối ghép phẳng. Một lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt được phủ lên các góc trong nhà. Các đầu chốt giữ và các phụ kiện được phủ bằng ba lớp vật liệu xử lý mối ghép riêng biệt. Một lớp mỏng vật liệu xử lý mối ghép được phủ bằng bay trát trên toàn bộ bề mặt. Vật liệu dư thừa được loại bỏ ngay lập tức, tạo thành một màng phủ che kín toàn bộ lớp giấy. Có thể sử dụng vật liệu chuyên dụng cho việc này thay thế cho vật liệu bả. Bề mặt phải được làm nhẵn và không có các vết của dụng cụ và các gờ gợn (xem 23.4.1.1).
Trước khi áp dụng công đoạn trang trí cuối cùng, các bề mặt được hoàn thiện tới các mức 3, 4, 5 được che phủ bằng sơn lót tường phù hợp với việc trang trí.
CHÚ THÍCH 13: Tiêu chuẩn này không nêu ra đặc tính cho các mặt hàng thương mại cụ thể.
A.1 Thông tin tổng quát
Giới thiệu
Phụ lục này đưa ra các thông tin tổng quát cũng như các gợi ý cho các tài liệu kèm theo. Chúng không phải là một phần của tiêu chuẩn này.
A.1.1 Tuân thủ nghiêm ngặt luật và quy định hiện hành về lắp đặt và bảo trì giàn giáo.
A.1.2 Công việc này được kết hợp một cách phù hợp với các hoạt động thương mại khác.
A.1.3 Tấm thạch cao được bảo vệ tránh tác động của các yếu tố thời tiết trước, trong và sau khi lắp đặt.
A.2 Thông gió ở phía trên trần thạch cao
Phải có sự thông gió đầy đủ ở gác mái hoặc không gian tương tự không sưởi ờ phía trên trần thạch cao để đảm bảo an toàn khi sử dụng các hệ thống này.
A.3 Trang trí
A.3.1 Tấm thạch cao để lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể gây ra các vấn đề về trang trí.
A.3.2 Khi xử lý các mối ghép và các điểm lõm gây ra bởi đầu chốt giữ như quy định trong Điều 10, tường thạch cao bên trong nhà có thể được trang trí theo bất kỳ loại hình hoàn thiện phổ biến nào, chẳng hạn như hoa văn hoặc khắc chấm, sơn mờ hoặc sơn men mờ, giấy dán tường hoặc bọc tường bằng tấm vinyl.
A.3.3 Do tấm thạch cao và mối ghép xử lý có độ xốp và cấu trúc khác nhau, bề mặt phải được sơn lót và bịt kín theo yêu cầu cho các lớp phủ hoàn thiện tiếp theo.
A.3.4 Trong các phòng có độ ẩm cao như bếp, nhà tắm hoặc phòng tiện ích, khuyến cáo hoàn thiện bằng men bán bóng hoặc men mờ.
A.3.5 Sơn lót và sơn bịt kín được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo cung cấp đầy đủ và thỏa mãn các chức năng sau:
A.3.5.1 Cân bằng những thay đổi về hút ẩm trên toàn bộ bề mặt.
A.3.5.2 Cung cấp bề mặt liên kết cho việc sơn phủ.
A.3.5.3 Tránh để sợi giấy xù lên.
A.3.6 Sử dụng chổi mềm để quét hoặc vải khô để lau nhằm loại bỏ chất bẩn và bụi bám trên bề mặt trước khi thi công chất bịt kín. Đảm bảo mối ghép xử lý khô hoàn toàn trước khi thi công chất bịt kín hoặc sơn.
A.3.7 Khi thi công sơn lót hoặc chất bịt kín, sử dụng lượng vừa đủ để đảm bảo bề mặt được che phủ hoàn toàn. Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất và không pha quá loãng. Trong thi công nên tạo màu cho chất bịt kín xấp xỉ với bóng mờ của lớp phủ hoàn thiện. Điều này sẽ tạo ra các kết quả hoàn thiện tốt hơn.
A.3.8 Trong tất cả các trường hợp sử dụng sơn hoàn thiện có tông màu đậm, kết quả tốt nhất sẽ đạt được nếu như bề mặt được bịt kín trước. Phải phủ ít nhất hai lớp chất bịt kín. Mỗi lớp phủ phải khô hoàn toàn trước khi thi công lớp phủ tiếp theo.
A.3.9 Dưới các điều kiện khí quyển thông thường, sau khi thi công sơn lót - chất bịt kín cần phải chờ từ 12 h đến 18 h mới tiến hành quá trình hoàn thiện. Trong điều kiện thời tiết có mưa, độ ẩm và lạnh, cần thiết phải chờ lâu hơn, đôi khi kéo dài đến 36 h tới 48 h, để đảm bảo chắc chắn lớp phủ chất bịt kín khô hoàn toàn.
A.3.10 Các bề mặt lộ ra ngoài của tấm thạch cao, như quy định trong Điều 10 được sơn không ít hơn hai lớp phủ sơn ngoài nhà.
A.3.11 Ở vị trí có yêu cầu sơn bán bóng hoặc sơn có độ bóng cao hoặc ở vị trí có chiếu sáng mạnh, trước khi thi công sơn lót, bả một lớp bột bả lên toàn bộ bề mặt của tấm tường, các mối ghép đã được dán băng, các chốt giữ đã được che phủ và các phụ kiện, nhằm giảm sự hấp thụ và sự khác biệt về cấu trúc giữa vật liệu xử lý mối ghép và bề mặt tấm tường.
A.4 Yêu cầu cho khung gỗ
A.4.1 Những yêu cầu sau đây bao gồm những yêu cầu kỹ thuật cho khung và thanh kê và cần thiết để tạo thành một bề mặt đỡ thích hợp cho lắp ghép tấm thạch cao.
A.4.2 Tất cả các thành phần khung dùng để gắn kết cơ học với tấm thạch cao phải thẳng. Khung được sắp xếp và bố trí không vượt quá các bước khung lớn nhất như đã chi ra trong Bảng 2. Khung, cầu nối và thanh kê được phân loại phù hợp với mục đích sử dụng và các thành phần khung có kích thước danh nghĩa 51 x 102 mm hoặc lớn hơn phải được đóng dấu phân hạng của cơ sở kiểm tra được công nhận. Khung, cầu nối và thanh kê phải đủ để thỏa mãn thiết kế hoặc quy định chịu tải hoặc cả hai. Ở những vị trí có áp dụng quy định của địa phương, khung phải tuân theo sách hướng dẫn lắp đặt khung nhà của nhà sản xuất ván gỗ. Khi cần thiết phải gia cố các bộ phận lắp ghép.
A.4.3 Khi tấm thạch cao được đóng đinh vào thanh kê bằng gỗ nằm ngang ở trên trần, các thanh kê này phải có tiết diện ngang tối thiểu 38 x 38 mm và được bố trí theo quy định trong 9.2 và 9.3. ở vị trí có sử dụng vít, có thể dùng các thành phần khung với kích thước thực 19 x 64 mm.
A.4.4 Ở vị trí có sử dụng thanh kê bằng gỗ trên vữa xây hoặc bê tông, các chốt giữ có chiều dài không tiếp xúc vào bề mặt vữa xây.
A.4.5 Các lớp vải ngăn cách hoặc mép của lớp vải không được phủ qua các thành phần khung tại đó lắp đặt tấm thạch cao.
A.4.6 Các tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại có thể được sử dụng tại vị trí có yêu cầu vật liệu cản hơi ẩm.
A.5 Các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ cong vênh
A.5.1 Đảm bảo bước khung thích hợp đủ chịu lực cho chiều dày tấm sử dụng. Đảm bảo tấm được lắp đặt vuông góc với khung.
A.5.2 Tính toán sao cho không có vật liệu cách âm/cách nhiệt dư thừa làm tăng khối lượng cấu kiện.
A.5.3 Đảm bảo thông gió vừa đủ trước, trong và sau khi lắp đặt tấm để kiểm soát độ ẩm tương đối trong kết cấu. Cần thận trọng khi đổ bê tông nền tầng hầm sau khi đã lắp tấm thạch cao.
A.5.4 Khi trời lạnh, duy trì nhiệt độ bên trong nhà giữa 10 °C và 20 °C. Ở vị trí có sử dụng các lò sưởi di động, đảm bảo loại bỏ hơi ẩm do các lò sưởi này tạo ra.
A.5.5 Đảm bảo tấm thạch cao khô hoàn toàn và ở nhiệt độ môi trường trước khi lắp đặt.
A.5.6 Đảm bảo mối ghép đã xử lý khô hoàn toàn trước khi tiến hành trang trí.
A.5.7 Đảm bảo các lớp sơn lót và sơn phủ khô trước khi thi công các lớp phủ tiếp theo.
A.5.8 Ở vị trí có sử dụng sơn nước hoàn thiện tạo hoa văn dưới hình thức phun hoặc dùng tay lên trần thạch cao trong tiêu chuẩn này thì (1) tấm trần thạch cao 12,7 mm (xem TCVN 8256:2009) được lắp đặt vuông góc với khung với bước khung không lớn hơn 610 mm, hoặc (2) các tấm thạch cao khác được lắp đặt vuông góc với khung đỡ và chiều dày tấm không nhỏ hơn 12,7 mm với bước khung 406 mm tính từ tâm và chiều dày tấm không nhỏ hơn 15,9 mm với bước khung 610 mm.
A.6 Các hệ thống sưởi bằng điện lắp trong trần thạch cao
Lắp đặt tấm thạch cao liên quan đến hệ thống sưởi được lắp đặt ở trên trần chế tạo từ các tấm panen gia nhiệt bức xạ dạng tấm mỏng có thể di động hoặc lắp đặt tám thạch cao sau khi sửa chữa các hệ thống sưởi có sẵn được che kín ở trần mà được chế tạo từ dây cáp gia nhiệt hoặc các tấm panen gia nhiệt bức xạ dạng tấm mỏng có thể di động thực hiện theo ASTM C1546.
A.7 Mức hoàn thiện
CHÚ THÍCH A7.1 - Các vật liệu xử lý mối ghép được sử dụng để che kín các mối ghép và các đầu chốt giữ có thể khác về tỷ trọng và đặc tính bề mặt so với bề mặt tấm tường liền kề. Các thuật ngữ như "tiêu chuẩn công nghiệp" hoặc “hoàn thiện do còn người” thường được sử dụng nhưng không cụ thể và có thể dẫn tới sự giải thích chủ quan.
Kiến trúc sư, nhà thầu chính và chủ đầu tư thường dự đoán hoặc mong đợi một mức hoàn thiện cao hơn mức các nhà thầu phụ có thể xác định từ các yêu cầu kỹ thuật được cung cấp trong quá trình đấu thầu.
Các lý do cho các mức quy định gồm: (1) nhiều tòa nhà được thiết kế với tường và vách ngăn nằm cạnh chán song cửa sổ, tiền sảnh dài hoặc hội trường với diện tích bề mặt lớn được chiếu sáng toàn bộ bởi ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo; (2) các loại sơn và các phương pháp sơn thay đổi theo thời gian tính bằng năm với các thiết bị phun được sử dụng nhiều hơn và hàm lượng rắn trong sơn được giảm đi; và (3) sự khác biệt về khả năng hấp thụ và làm khô, độ co ngót của vật liệu, các vết của dụng cụ và các gờ gợn trên bề mặt hoặc sự cọ mòn hoặc tránh để sợi giấy xù lên trên lớp giấy bề mặt có thể được kết hợp tất cả hoặc một phần để nhấn mạnh những sự khác biệt có thể nhìn thấy.
Quá trình sơn phủ phải được quy định để cho ra sự xử lý phù hợp nhằm đảm bảo sự hấp thụ đồng nhất trên toàn bộ bề mặt. Bất kỳ sự hoàn thiện đặc biệt chẳng hạn như độ bóng, cần yêu cầu một quy định nghiêm ngặt hơn các bề mặt tiêu chuẩn, phải được chỉ ra cụ thể trong quá trình thiết kế.
A. 7.1 Mức 0
A.7.1.1 Như đã công bố, không yêu cầu hoàn thiện. Được áp dụng trong việc xây dựng tạm thời hoặc ở bất cứ thời điểm nào mà không xác định mức hoàn thiện cuối cùng.
A.7.1.2 Mức này cũng có thể được áp dụng ở vị trí có sử dụng các tấm panen không được trang trí trước trong các vách ngăn có thể tháo lắp. Các vách ngăn này được hoàn thiện bằng phương pháp sơn.
A.7.2 Mức 1
A.7.2.1 Thường được áp dụng trong các vùng thông gió ở trên trần, trên gác mái, trong những khu vực mà tại đó sự lắp đặt thông thường được che kín hoặc trong các hành lang kỹ thuật của tòa nhà và các khu vực kín, được trang bị một mức độ nhất định về kiểm soát âm thanh và khói; trong một số khu vực cần được bảo vệ cháy, ở vị trí có yêu cầu một mức độ chống cháy cho tổ hợp tấm thạch cao, chi tiết về quá trình lắp đặt phải tuân theo các báo cáo về các thử nghiệm cháy của Các tổ hợp đáp ứng được các yêu cầu quy định cho chống cháy. Các phụ kiện được lựa chọn cần thận theo quy định dành cho hành lang và các khu vực khác dành cho người đi bộ. Băng dán và các đầu chốt giữ không được che phủ bởi vật liệu xử lý mối ghép.
A.7.3 Mức 2
Có thể được áp dụng cho tấm nền thạch cao chịu ẩm, theo TCVN 8256:2009, làm nền hoặc trong gara, nhà kho hoặc các khu vực tương tự khác khi ngoại quan bề mặt không phải là điều quan tâm chính.
A.7.4 Mức 3
Được áp dụng trong các khu vực có sử dụng vật liệu hoàn thiện tạo hoa văn tối màu (phun hoặc dùng tay) trước quá trình sơn cuối cùng. Không nên áp dụng ở dưới các bề mặt được sơn nhẵn.
A.7.5 Mức 4
A.7.5.1 Mức này được áp dụng ở những vị trí quy định phủ giấy dán tường, sơn mờ hoặc hoa văn sáng màu.
A.7.5.2 Các tác nhân chống dính dùng trong việc dán tường được thiết kế đặc biệt để làm giảm tối đa sự phá hủy nếu lớp giấy dán tường được loại bỏ sau này.
A.7.5.3 Mật độ hoa văn và độ bóng của giấy dán tường được xem xét khi sự che phủ tường theo quy định vượt quá mức hoàn thiện này. Các mối ghép và các chốt giữ phải được che phủ đủ kín nếu vật liệu có khối lượng nhẹ, mang một số hình dạng giới hạn, có một mức hoàn thiện bóng hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa các đặc tính này. Không dùng các tám vinyl không có bọc ngoài cho mức hoàn thiện này.
A.7.5.4 Trong các khu vực có ánh sáng chiếu xiên, sơn mờ được phủ lên các hoa văn sáng màu để giảm vết mối ghép. Không sử dụng sơn men, sơn bán bóng và sơn bóng để che phủ ở mức hoàn thiện này.
A.7.6 Mức 5
A.7.6.1 Mức hoàn thiện cao nhất là phương pháp hiệu quả nhất để có bề mặt đồng nhất và làm giảm tối đa khả năng lộ vết mối ghép và lộ các chốt giữ xuyên qua lớp trang trí cuối cùng.
A.7.6.2 Mức hoàn thiện này được yêu cầu ở vị trí có áp dụng sơn mờ, sơn bán bóng, sơn bóng như quy định hoặc ở vị trí có ánh sáng chiếu xiên.
A.7.6.3 Lớp bả bằng vật liệu xử lý mối ghép
A.7.6.3.1 Sự hoàn thiện tấm thạch cao ở mức 5 bao gồm các mối ghép được hoàn thiện bằng băng dán mối ghép chìm trong vật liệu xử lý mối ghép, tiếp theo phủ một số lớp vật liệu bổ sung lên băng dán theo quy định, phủ vật liệu xử lý mối ghép lên tất cả các đầu chốt giữ và các phụ kiện, sau đó thi công một “lớp bả” vật liệu xử lý mối ghép trên toàn bộ bề mặt.
A.7.6.3.2 Lớp bả vật liệu xử lý mối ghép được dự định sẽ che kín những khiếm khuyết nhỏ trong mối ghép và trên bề mặt tấm thạch cao, làm nhẵn hoa văn của giấy, làm nhỏ nhất những sự khác biệt về độ xốp bề mặt và tạo ra một bề mặt đồng nhất hơn tới mức có thể áp dụng được sự trang trí cuối cùng.
A.7.6.3.3 “Lớp bả” cần thiết là một “màng” vật liệu xử lý mối ghép, không dễ dàng đo được chiều dày. Không có quy định về chiều dày cho một “lớp bả” thích hợp.
A.7.6.3.4 “Lớp bả” vật liệu xử lý mối ghép khi được “thi công bằng bay trát” có độ sệt (độ nhớt) đảm bảo để có thể thi công bằng bay trát được mô tả trong 23.6.6.1. Các dụng cụ khác có thể được sử dụng cho công việc này miễn là đảm bảo đạt được độ sệt để thi công bằng bay trát.
A.7.6.3.5 Mục đích của việc thi công lớp bả là để bao phủ toàn bộ bề mặt. Công việc này được hoàn thành bằng cách đưa vật liệu xử lý mối ghép lên bề mặt và sử dụng dao bản rộng để ép vật liệu xử lý mối ghép vào các lỗ và khuyết tật trên bề mặt trong khi giãn mỏng vật liệu xử lý mối ghép trên bề mặt.
A.7.6.3.6 "Lớp bả” không giống với bề mặt được trát vữa.
A.7.6.3.7 Khi lớp bả khô, lớp giấy tấm thạch cao có thể được nhìn thấy và các mối ghép đã được xử lý, các lỗ rỗng đã được điền đầy và các đầu chốt giữ đã được che phủ cũng có thể sẽ được nhìn thấy.
A.7.6.4 Các vật liệu thay thế
A.7.6.4.1 Khi các vật liệu thay thế như mô tả trong 3.25, 23.4.6, và 23.6.6.1 được sử dụng để tạo lớp bả, những hướng dẫn trong A.7.6.3 có thể được áp dụng, ngoại trừ độ sệt (độ nhớt) của vật liệu và quy trình thi công do nhà sản xuất khuyến cáo.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Điều kiện môi trường
5 Vật liệu và chế phẩm
6 Công tác chuẩn bị
7 Lắp đặt tấm thạch cao
8 Lắp đặt một lớp tấm thạch cao vào khung gỗ
9 Lắp đặt hai lớp tấm thạch cao vào khung gỗ
10 Lắp đặt tấm thạch cao bằng keo dán, có đóng đinh trên các thành phần khung gỗ
11 Lắp đặt vách ngăn bán đặc với tấm thạch cao
12 Lắp đặt vách ngăn đặc với tấm thạch cao
13 Lắp đặt tấm thạch cao bằng keo dán vào tường xây hoặc tường bê tông trong nhà
14 Lắp đặt tấm thạch cao vào hệ thống vách ngăn bằng xốp cứng
15 Lắp đặt tấm thạch cao vào khung và thanh kê bằng thép
16 Lắp đặt dưới vòm và tấm uốn cong
17 Lắp đặt tấm thạch cao để dán gạch bằng cách sử dụng keo dán gạch
18 Lắp đặt tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời và dưới mái hiên
19 Lắp đặt tại góc tự do trong nhà
20 Lắp đặt tại khe co giãn
21 Lắp đặt tấm thạch cao có mặt sau tráng kim loại
22 Lắp đặt tấm thạch cao có mặt bọc vinyl
23 Hoàn thiện thi công tấm thạch cao
24 Trang trí
Phụ lục A (tham khảo)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.