TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
10685-8:2024
ISO 1927-8:2012
VẬT LIỆU CHỊU LỬA KHÔNG ĐỊNH HÌNH - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT BỔ SUNG
Monolithic (unshaped) refractory products - Part 8: Determination of complementary properties
Lời nói đầu
TCVN 10685-8:2024 hoàn toàn tương đương ISO 1927-8:2012.
TCVN 10685-8:2024 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10685 (ISO 1927), Vật liệu chịu lửa không định hình gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 10685-1:2016 (ISO 1927-1:2012), Phần 1: Giới thiệu và phân loại;
- TCVN 10685-2:2018 (ISO 1927-2:2012), Phần 2: Lấy mẫu thử;
- TCVN 10685-3:2018 (ISO 1927-3:2012), Phần 3: Đặc tính khi nhận mẫu;
- TCVN 10685-4:2018 (ISO 1927-4:2012), Phần 4: Xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông chịu lửa;
- TCVN 10685-5:2018 (ISO 1927-5:2012), Phần 5: Chuẩn bị và xử lý viên mẫu thử;
- TCVN 10685-6:2018 (ISO 1927-6:2012), Phần 6: Xác định các tính chất cơ lý;
- TCVN 10685-7:2024 (ISO 1927-7:2012), Phần 7; Thử nghiệm trên các sản phẩm định hình trước;
- TCVN 10685-8:2024 (ISO 1927-8:2012), Phần 8: Xác định các tính chất bổ sung.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA KHÔNG ĐỊNH HÌNH - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT BỔ SUNG
Monolithic (unshaped) refractory products - Part 8: Determination of complementary properties
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các tính chất của vật liệu chịu lửa không định hình được chuẩn bị và bảo quản mẫu thử theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5). Phương pháp này bổ sung cho các phương pháp đã được mô tả trong TCVN 10685-6 (ISO 1927-6).
Các phương pháp này dựa trên các tiêu chuẩn sản phẩm chịu lửa định hình để áp dụng cho bê tông sít đặc, cách nhiệt, vật liệu đầm theo định nghĩa trong TCVN 10685-1 (ISO 1927-1), trước và sau khi nung.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10685-1 (ISO 1927-1), Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 1: Giới thiệu và phân loại;
TCVN 10685-2 (ISO 1927-2), Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 2: Lấy mẫu thử;
TCVN 10685-3 (ISO 1927-3), Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 3: Đặc tính khi nhận mẫu;
TCVN 10685-4 (ISO 1927-4), Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 4: Xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông chịu lửa;
TCVN 10685-5 (ISO 1927-5), Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 5: Chuẩn bị và xử lý viên mẫu thử;
TCVN 10685-6 (ISO 1927-6), Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 6: Xác định các tính chất cơ lý;
TCVN 12004-2 (ISO 8894-2), Vật liệu chịu lửa - Xác định độ dẫn nhiệt - Phần 2: Phương pháp dây nóng (song song);
TCVN 12204 (ISO 8841), Sản phẩm chịu lửa sít đặc định hình - Xác định độ thấm khí;
TCVN 12205 (ISO 10060), Sản phẩm chịu lửa sít đặc định hình - Phương pháp thử đối với sản phẩm chứa cacbon;
TCVN 13948 (ISO 8890), Dense shaped refractory products - Determination of resistance to sulfuric acid (sản phẩm vật liệu chịu lửa sít đặc định hình - Xác định độ bền axit sunfuric);
ISO 8894-1, Refractory material- Determination of thermal conductivity-Part 1: Hot-Wire methods (cross-array and resistance thermometer) (Vật liệu chịu lửa - Xác định độ dẫn nhiệt - Phần 1: Phương pháp dây nóng hình chữ thập và nhiệt điện trở);
ISO 12676, Refractory products - Determination of resistance to carbon monoxide (sản phẩm vật liệu chịu lửa - Xác định độ bền khí CO);
ISO 16282, Methods of test for dense shaped refractory products-Determination of resistance to abrasion at ambient temperature (Phương pháp thử đối với vật liệu chịu lửa sít đặc định hình-Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường);
EN 993-11, Methods of test for dense shapes refractory products - Part 11: Determination of resistance to thermal shock (Phương pháp thử nghiệm đối với sản phẩm chịu lửa định hình - Phần 11: Xác định độ bền sốc nhiệt).
3 Nguyên tắc
Các tính chất bổ sung của sản phẩm chịu lửa không định hình được xác định theo các quy trình nêu trong TCVN 13948:(ISO 8890), TCVN 12004-2 (ISO 8894-2), TCVN 6530-11, TCVN 12205 (ISO 10060), TCVN 12204 (ISO 8841), TCVN 10685-1 (ISO 1927-1), TCVN 10685-2 (ISO 1927-2), TCVN 10685-3 (ISO 1927-3),TCVN 10685-4 (ISO 1927-4), TCVN 10685-5 (ISO 1927-5), TCVN 10685-6 (ISO 1927-6), ISO 8894-1, ISO 12676 và EN 993-11.
Những phương pháp này bổ sung cho những phương pháp đã được mô tả trong TCVN 10685-6 (ISO 1927-6). Không nhất thiết phải sử dụng tất cả phương pháp này để xác định đặc tính của vật liệu.
4 Xác định độ thấm khí
4.1 Nguyên tắc
Việc xác định này được thực hiện trên các mẫu thử sau sấy hoặc sau nung ở nhiệt độ và thời gian được thoả thuận giữa các bên.
4.2 Mẫu thử
Sử dụng mẫu thử hình trụ với kích thước theo TCVN 12204 (ISO 8841), nhận được từ các dạng A, B hoặc C bằng cách cưa hoặc khoan lõi, và chuẩn bị, bảo quản, sấy hoặc nung theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5). Hướng cắt mẫu thử so với hướng tạo hình phải được ghi trong báo cáo, các bề mặt của mẫu thử cách bề mặt ban đầu của viên mẫu ít nhất 4 mm.
Nếu mẫu thử không thể chế tạo bằng cách cưa hoặc khoan lõi, do bản chất của vật liệu, thì phải tạo mẫu trực tiếp và phải ghi trong báo cáo thử nghiệm.
Trong mọi trường hợp, phải sấy mẫu thử ở 110 °C ± 5°C ít nhất là 24 h ở cùng nhiệt độ và thời gian được ghi chú trong báo cáo thử nghiệm.
4.3 Cách tiến hành
Xác định độ thấm khí theo TCVN 12204 (ISO 8841).
5 Xác định độ chịu sốc nhiệt
5.1 Nguyên tắc
Xác định độ chịu sốc nhiệt phải được thực hiện trên mẫu thử đã nung ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ thử nghiệm.
Nhiệt độ tôi chuẩn là 950 °C và các mẫu thử phải được nung trước ở nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 950 °C trong 5 h.
Nhiệt độ tôi, xử lý mẫu và thời gian phải được sự thỏa thuận giữa các bên và phải ghi trong báo cáo thử nghiệm.
5.2 Mẫu thử
Mẫu thử có kích thước của dạng B (230 x 64 x 54) mm. Mẫu nên được chuẩn bị và nung theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5) và phải được sự thỏa thuận giữa các bên (xem 5.1).
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng nhiệt độ và thời gian khác được sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng kết quả không dùng để so sánh với các mẫu thử nói trên.
5.3 Cách tiến hành
Xác định độ chịu sốc nhiệt trên mẫu thử được nung trước theo phương pháp B của EN 993-11.
6 Xác định độ dẫn nhiệt
6.1 Nguyên tắc
Xác định độ dẫn nhiệt phải được thực hiện trên mẫu sấy, nung hoặc không nung theo ISO 8894-1 (xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp dây nóng, hình chữ thập) hoặc theo TCVN 12004-2 (ISO 8894-2) (xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp dây nóng, song song)
Đối với cả hai, mẫu thử sấy, nung và không nung, độ dẫn nhiệt thay đổi có thể do sự biến đổi vi cấu trúc và thành phần khoáng theo thời gian nếu mẫu thử không được nung trước tới nhiệt độ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ đo.
Cần phải cẩn thận giữ trạng thái ổn định khi thử nghiệm mẫu thử. Điều này đòi hỏi giữ lò thử nghiệm ở nhiệt độ đo trong thời gian kéo dài.
6.2 Mẫu thử
Mẫu thử phải theo dạng A như trong TCVN 10685-5 (ISO 1927-5).
Với mẫu đã qua nung, việc nung mẫu phải thực hiện theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5) hoặc phải có sự thỏa thuận giữa các bên.
6.3 Cách tiến hành
Xác định độ dẫn nhiệt ở mỗi nhiệt độ đo theo ISO 8894-1 (xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp dây nóng hình chữ thập) hoặc TCVN 12004-2 (ISO 8894-2) (xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp dây nóng, song song). Đối với mẫu thử không nung, tốc độ tăng nhiệt thử nghiệm của lò phải theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5) cho mỗi loại vật liệu dưới điều kiện thử nghiệm.
Trong mọi trường hợp mẫu thử đã được gia nhiệt (trước hoặc trong quá trình thử nghiệm) ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thử, cần duy trì nhiệt lò để đạt trạng thái ổn định. Trong một vài trường hợp, có thể phải duy trì nhiệt qua đêm.
7 Xác định độ bền axit sunfuric
7.1 Nguyên tắc
Xác định độ bền axit sulfuric bao gồm độ ăn mòn bởi axit sunfuric trên mẫu thử đã được nghiền lấy cỡ hạt theo quy định.
7.2 Mẫu thử
Sử dụng mẫu dạng A theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5), bảo quản và sấy ở (110 ± 5) °C tối thiểu trong 24 h. Lấy mẫu theo TCVN 13948 (ISO 8890).
Bất kỳ cách xử lý mẫu thử nào phải được sự thỏa thuận giữa các bên và ghi trong báo cáo.
7.3 Cách tiến hành
Xác định độ bền axit sunfuric theo TCVN 13948 (ISO 8890).
8 Thử nghiệm về các sản phẩm có chứa carbon
8.1 Nguyên tắc
Tính chất cơ lý của sản phẩm chứa carbon được xác định trước và sau khi loại bỏ các chất bốc bằng carbon hóa và loại bỏ tất cả hàm lượng carbon.
8.2 Mẫu thử
Các mẫu thử phải được quy định kích thước cho từng phương pháp thử riêng biệt được lấy từ dạng A, B hay C, và được chuẩn bị theo TCVN 10685-5 (ISO 1927-5).
8.3 Cách tiến hành
8.3.1 Thử nghiệm trước khi carbon hóa
Các tính chất vật lý của các mẫu thử đã chuẩn bị được xác định theo TCVN 12205 (ISO 10060).
8.3.2 Các thử nghiệm sau khi carbon hóa
Loại bỏ chất bốc theo qui trình carbon hóa theo TCVN 12205 (ISO10060) và xác định các thông số sau :
- mất khối lượng khi carbon hóa;
- hàm lượng carbon tàn dư;
- hàm lượng carbon.
Xác định các tính chất cơ lí của mẫu thử được carbon hóa được thực hiện theo TCVN 12205 (ISO 10060).
8.3.3 Các thử nghiệm sau khi loại bỏ tất cả hàm lượng carbon
Tổng hàm lượng carbon từ mẫu thử được carbon hóa thực hiện theo TCVN 12205 (ISO 10060), Các mẫu phải được thử nghiệm bằng các phương pháp mô tả trong TCVN 12204 (ISO 8841), ISO 8894-1, TCVN 12004-2 (ISO 8894-2), EN 993-11, ISO 16282, TCVN 10685-1 (ISO 1927-1), TCVN 10685-2 (ISO 1927-2), TCVN 10685-3 (ISO 1927-3), TCVN 10685-4 (ISO 1927-4), TCVN 10685-5 (ISO 1927-5), TCVN 10685-6 (ISO 1927-6), ISO 12676.
9 Xác định độ chịu khí CO
Xác định độ chịu khí co theo ISO 12676.
10 Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường
Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường theo ISO 16282.
11 Báo cáo kết quả
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau:
a) tất cả thông tin cần thiết để nhận biết mẫu thử, bao gồm; kí hiệu của mẫu, kiểu, nhóm,...;
b) tiêu chuẩn thử nghiệm TCVN 10685-8 (ISO 1927-8);
c) phương pháp thử nghiệm, bao gồm tham khảo những tiêu chuẩn khác, nếu cần thiết;
d) trạng thái viên mẫu hoặc mẫu thử cho mỗi lần thực hiện, bao gồm cả việc chuẩn bị hay bất kì thông tin yêu cầu nào cho việc chuẩn bị mẫu theo TCVN 10685-1 (ISO 1927-1), TCVN 10685-2 (ISO 1927-2), TCVN 10685-3 (ISO 1927-3) và TCVN 10685-5 (ISO 1927-5);
e) kết quả thử nghiệm mẫu, bao gồm các kết quả riêng và giá trị trung bình, tính toán tùy theo tiêu chuẩn sử dụng, ví dụ:
1) xác định độ thấm khí theo Điều 4 và TCVN 12204 (ISO 8841);
2) xác định độ bền sốc nhiệt theo Điều 5 và EN 993-11;
3) xác định độ dẫn nhiệt theo Điều 6 và ISO 8894-1 hoặc TCVN 12004-2 (ISO 8894-2);
4) xác định độ bền axit sunfuric theo Điều 7 và TCVN 13948 (ISO 8890);
5) kết quả thử nghiệm với các sản phẩm chứa carbon theo Điều 8 và TCVN 12205 (ISO 10060);
6) xác định độ chịu khí CO theo Điều 9 và ISO 12676;
7) xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường theo ISO 16282;
f) bất kì yêu cầu thông tin bổ sung nào kèm theo tiêu chuẩn sử dụng;
g) bất kì sai lệch so với phương pháp lí thuyết;
h) bất kì điểm bất thường nào quan sát thấy trong quá trình thử nghiệm;
i) tên của đơn vị thử nghiệm;
j) ngày thử nghiệm.
Bản báo cáo này cũng nên bao gồm các thông tin bổ sung theo phương pháp thử nghiệm trong TCVN 13948 (ISO 8890), TCVN 12204 (ISO 8841), TCVN 12205 (ISO 10060), ISO 8894-1, TCVN 12004-2 (ISO 8894-2), ISO 16282, TCVN 10685-1 (ISO 1927-1), TCVN 10685-2 (ISO 1927-2), TCVN 10685-3 (ISO 1927-3), TCVN 10685-4 (ISO 1927-4), TCVN 10685-5 (ISO 1927-5), TCVN 10685-6 (ISO 1927-6), ISO 12676.
Mục lục
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Nguyên tắc
4 Xác định độ thẩm khí
5 Xác định độ bền sốc nhiệt
6 Xác định nhiệt độ dẫn nhiệt
7 Xác định độ bền axit sunfuric
8 Thử nghiệm về các sản phẩm có chứa carbon
9 Xác định độ bền khí CO
10 Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường
11 Báo cáo thử nghiệm
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.