TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6311:1997
DẦU DỪA THỰC PHẨM
Edible coconut oil
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dầu dừa thực phẩm nhưng không áp dụng cho dầu dừa cần phải chế biến để trở thành dầu thực phẩm.
2. Mô tả
Dầu dừa được chế biến từ cơm dừa (cocos nucifera).
3. Thành phần cơ bản và đặc trưng chất lượng
3.1. Đặc trưng1)
3.1.1. Tỷ khối (40oC/ nước ở 20oC) |
0,908 |
- 0,921 |
3.1.2. Chỉ số khúc xạ () |
1,448 |
- 1,450 |
3.1.3. Chỉ số xà phòng (mg KOH / g dầu) |
248 |
- 265 |
3.1.4. Chỉ số iot (Wijs) |
6 |
- 11 |
3.1.5. Chất không xà phòng hóa |
không lớn hơn 15 g/kg |
|
3.1.6. Chỉ số Reichert |
6 |
- 8,5 |
3.1.7. Chỉ số polenske |
13 |
- 18 |
3.1.8. Phạm vi GLC theo thành phần của axit béo (%)
C 6 : 0 |
|
0,4 |
- 0,6 |
C 8 : 0 |
|
5 |
- 10 |
C 10 : 0 |
|
4,5 |
- 8,0 |
C 12 : 0 |
|
43 |
- 51 |
C 14: 0 |
|
16 |
- 21 |
C 16 : 0 |
|
7,5 |
- 10 |
C 18 : 0 |
|
2,0 |
- 4,0 |
C 18 : 1 |
|
5,0 |
- 10,0 |
C 18 : 2 |
|
1,0 |
- 2,5 |
C 18 : 3 – C 24 : 1 |
< |
0,5 |
|
3.2. Đặc trưng chất lượng
3.2.1. Màu sắc: đặc trưng của sản phẩm đã định.
3.2.2. Mùi và vị: đặc trưng của sản phẩm đã định và không có mùi vị lạ.
3.2.3. Chỉ số axit
Dầu chưa tinh chế: |
không lớn hơn 4 mg KOH/g dầu |
Dầu đã tinh chế: |
không lớn hơn 0,6 mg KOH/g dầu |
3.2.4. Chỉ số peroxit: không lớn hơn 10 mili đương đượng peroxit oxy/ kg dầu.
4. Phụ gia thực phẩm
4.1. Phẩm màu
Nhưng phẩm màu sau đây được phép dùng với mục đích khôi phục lại màu sắc đã bị mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa màu sắc sao cho các phẩm màu thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu nhầm qua việc che dấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém hoặc làm cho sản phẩm dường như tốt hơn giá trị thực có.
Mức tối đa
4.1.1. Beta – caroten |
25 mg/kg |
4.1.2. Các chất chiết annatto |
20 mg/kg (tính theo tổng bixin hoặc norbixin) |
4.1.3. Curcumin hoặc turmeric |
5 mg/kg (tính theo tổng curcumin) |
4.1.4. Beta-apo-8’-carotenal |
25 mg/kg |
4.1.5. Metyl và etyl este của beta-apo-8’-axit carotenoic |
25 mg/kg |
4.2. Hương liệu
Các hương liệu tự nhiên và các chất tổng hợp tương đương chúng, loại trừ những chất được biết là độc hại nguy hiểm và những hương liệu tổng hợp khác được Ủy ban Thực phẩm Codex công nhận, cho phép dùng với mục đích khôi phục lại hương tự nhiên đã bị mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa hương thơm, sao cho hương liệu được thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu nhầm qua việc che dấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém hoặc qua việc làm cho sản phẩm dường như tốt hơn giá trị thực có.
4.3. Chất chống oxy hóa
4.3.1. Propyl galat |
100 mg/kg |
4.3.2. Butyl hydroxytoluen (BHT) |
75 mg/kg |
4.3.3. Butyl hydroxyanisol (BHA) |
175 mg/kg |
|
Mức tối đa |
4.3.4. Hỗn hợp của propyl galat, BHA và BHT |
200 mg/kg nhưng không được vượt quá giới hạn ở 4.3.1 – 4.3.3. |
4.3.5. Tocopherol tự nhiên và tổng hợp |
500 mg/kg |
4.3.6. Ascorbyl palmitat ) |
500 mg/kg, riêng biệt |
4.3.7. Ascorbyl stearat ) |
hay kết hợp |
4.3.8. Dilauryl thiodipropionat |
200 mg/kg. |
4.4. Chất điều phối chống oxy hóa
4.4.1. Axit xitric |
giới hạn bởi GMP. |
4.4.2. Natri xitrat |
giới hạn bởi GMP. |
4.4.3. Hỗn hợp isopropyl xitrat ) |
100 mg/kg riêng biệt |
4.4.4. Axit photphoric ) |
hay kết hợp. |
4.4.5. Monoglyxerit xitrat ) |
|
4.5. Chất chống tạo bọt
Dimetyl polysiloxan (dimetyl silicon) riêng biệt hay kết hợp với silicon dioxit 10 mg/kg
5. Chất nhiễm bẩn
5.1. Chất bay hơi ở nhiệt độ 105oC |
0,2% m/m |
5.2. Tạp chất không tan |
0,05% m/m |
5.3. Hàm lượng xà phòng |
0,005% m/m |
5.4. Sắt (Fe) |
|
Dầu chưa tinh chế |
5 mg/kg. |
Dầu đã tinh chế |
1,5 mg/kg. |
5.5. Đồng (Cu) |
|
Dầu chưa tinh chế |
0,4 mg/kg. |
Dầu đã tinh chế |
0,1 mg/kg. |
5.6. Chì (Pb) |
0,1 mg/kg. |
5.7. Asen (As) |
0,1 mg/kg |
6. Vệ sinh
Sản phẩm tuân theo những điều khoản của tiêu chuẩn này phải được chế biến phù hợp với các điều tương ứng trong TCVN 5603 – 1991 Qui phạm về các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm.
7. Ghi nhãn
Áp dụng các điều khoản của tiêu chuẩn chung về ghi nhãn cho thực phẩm bao gói sẵn 23/TĐC-QĐ của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng [CODEX STAND 1 – 1985 (Rev.1 - 1991)].
7.1. Tên của thực phẩm
7.1.1. Tên của thực phẩm được ghi rõ trên nhãn là “Dầu dừa”.
7.1.2. Khi dầu dừa đã được este hóa hoặc đã qua bất kỳ quá trình chế biến nào làm thay đổi thành phần axit béo hoặc tính chất của nó thì tên “Dầu dừa” hoặc bất kỳ từ đồng nghĩa nào đều không được sử dụng, trừ khi ghi rõ bản chất của sự chế biến.
7.2. Ghi nhãn trên bao bì không bán lẻ1)
Việc ghi nhãn trên bao bì không dùng để bán lẻ sẽ tuân theo điều 5.3 của Hướng dẫn ghi nhãn trong các Tiêu chuẩn Codex và 23/TĐC-QĐ của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng.
8. Phương pháp phân tích và lấy mẫu
8.1. Xác định tỷ khối: theo TCVN 6117 : 1996.
8.2. Xác định chỉ số khúc xạ: theo ISO 6320 : 1995.
8.3. Xác định chỉ số xà phòng: theo TCVN 6126 : 1996.
8.4. Xác định chỉ số iốt: theo TCVN 6122 : 1996.
8.5. Xác định chất không xà phòng hóa: theo TCVN 6123-1 : 1996 và TCVN 6123 – 2 : 1996.
8.6. Xác định chỉ số axit: theo TCVN 6127 : 1996.
8.7. Xác định chỉ số peroxit: theo TCVN 6121 : 1996.
8.8. Xác định hàm lượng chất bay hơi ở nhiệt độ 105oC: theo TCVN 6120 : 1996.
8.9. Xác định tạp chất không tan: theo TCVN 6125 : 1996.
8.10. Xác định hàm lượng sắt: theo ISO 8294 : 1994.
8.11. Xác định hàm lượng đồng: theo ISO 8294 : 1994.
8.12. Xác định hàm lượng chì: theo ISO 12193 : 1994.
8.13. Xác định hàm lượng asen: theo AOAC 952 – 13.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.