Wheat - Specification
Lời nói đầu
TCVN 6095 : 1995 hoàn toàn tương đương với ISO 7970:1989 (E);
TCVN 6095 : 1995 do ban kỹ thuật TCVN/TC/F1 Ngũ cốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường ban hành.
HẠT LÚA MÌ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Wheat - Specification
Tiêu chuẩn này đề ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hạt lúa mì giống Triticum aestivum sử dụng làm thức ăn cho người và là đối tượng dùng trong buôn bán quốc tế.
Trong tiêu chuẩn này có danh mục các hạt độc, có hại (phụ lục A), danh mục côn trùng gây hại không chấp nhận trong ngũ cốc được bảo quản (phụ lục B) và phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất (phụ lục C).
Để xây dựng tiêu chuẩn này đã trích dẫn các tiêu chuẩn quốc tế sau đây. Tại thời gian ban hành, lấn xuất bản chỉ ra hiệu lực của tiêu chuẩn. Các bên đã thỏa thuận các tiêu chuẩn đã ban hành trước có liên quan sẽ được rà soát xét lại dựa trên tiêu chuẩn này và đồng thời xem xét khả năng áp dụng những tiêu chuẩn ban hành gần đây nhất (được liệt kê dưới đây). Các thành viên của tổ chức IEC và ISO duy trì việc đăng ký các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành đang có hiệu lực.
ISO 712:1985 Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn thường quy)
ISO 950: 1979 Ngũ cốc. Lấy mẫu (dạng hạt).
ISO 3093:1982 Ngũ cốc. Xác định chỉ số rơi.
ISO 5223:1993 Sàng thí nghiệm dùng cho ngũ cốc.
ISO 7971:1986 Ngũ cốc. Xác định dung trọng của khối hạt còn được gọi là khối lượng của 100 lít (phương pháp chuẩn).
Theo mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
Tạp chất: Những hạt lúa mì hư hỏng và tất cả các chất hữu cơ và vô cơ khác lẫn trong hạt lúa mì.
Tạp chất bao gồm 4 loại chính sau: hạt lúa mì bị hư hỏng (3.1), hạt ngũ cốc khác (3.2), vật ngoại lai (3.3) và hạt độc, hại; hạt bị thối và hạt bị nấm cựa gà (3.4) (xem Bảng C1).
3.1. Hạt lúa mì bị hư hỏng
3.1.1. Hạt gãy: Hạt lúa mì mà trong một phần của nội nhũ bị bóc trần. Khái niệm này bao gồm cả hạt mất phôi.
3.1.2. Hạt teo: Những hạt lọt qua sàng với chiều rộng lỗ 1,70 mm.
3.1.3. Hạt không bình thường
3.1.3.1. Hạt mốc: Hạt khi quan sát bằng mắt thường thấy mốc đến 50% diện tích bề mặt và/ hay ở bên trong hạt
3.1.3.2. Hạt hỏng do nhiệt: Hạt có màu nâu hạt dẻ đến màu đen do ảnh hưởng của nhiệt.
3.1.4. Hạt bị sinh vật có hại xâm nhập: Hạt bị hư hỏng nhìn thấy được bằng mắt thường do loài gặm nhấm, côn trùng, nhệt mạt và các vi sinh gây hại khác tấn công.
3.1.5. hạt nảy mầm: hạt nảy mầm không được tính đến song do sự hoạt động của a - amylase mà kết quả thể hiện sự có mặt chất này và được biểu thị bằng chỉ số rơi (xem 4.2.4).
3.2. Hạt ngũ cốc khác
Hạt ngũ cốc không phải là hạt lúa mì Triticum aestivum.
3.3. Vật ngoại lai
Sau khi loại bỏ nấm cựa gà, vật ngoại lai bao gồm:
- Tất cả các thành phần mẫu sau khi đã loại trừ hạt ngũ cốc khác (3.2) hạt cây lúa mì, hạt độc, hại (3.4.1) và hạt bị thối (3.4.2) được giữ lại trên sàng có chiều rộng lỗ 3,55 mm và tất cả thành phần mẫu lọt qua sàng có chiều rộng lỗ 1,00 mm (theo quy ước thành phần sau cùng được coi như là tạp chất vô cơ).
- Tất cả các thành phần hữu cơ khác không phải là hạt lúa mì, hạt ngũ cốc khác (3.2), hạt độc hại (3.4.1), hạt bị thối (3.4.2), hạt lạ, mảnh rơm, xác côn trùng và mảnh côn trùng v.v… và các thành phần vô cơ như đá và cát mà lọt qua sàng có chiều rộng lỗ 3,55 mm và bị giữ trên sàng có chiều rộng lỗ 1 mm.
3.4. Hạt độc hại, hạt bị thối và hạt bị nấm cựa gà
3.4.1. Hạt độc, hại: Các hạt mà nếu sự có mặt với số lượng vượt quá mức quy định có thể có tác dụng nguy hại đến sức khỏe, đến các tính chất cảm quan hay có hại đến đặc tính kỹ thuật. Danh mục chỉ định các hạt này đã được ghi ở phụ lục A.
3.4.2. Hạt bị thối: Hạt lúa mì ngửi thấy có mùi hôi do có chứa bào tử của các nấm mọc trên hạt như Tilletia caries, Tilletia controversa, Tilletia foetida, Tilletia intermedia, Tilletia triticoides và Neovossia indica.
3.4.3. Hạt bị nấm cựa gà: vỏ hạt bị cứng do nấm Claviceps purpurea.
4.1. Những đặc tính chung, cảm quan và sức khỏe
Hạt lúa mì phải có độ giòn, sạch, không có mùi lạ, hay mùi chứng tỏ hạt bị hư hỏng và hạt không có chất phụ gia và chất độc hại.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép trong luật hiện hành của nước nhập lúa mì hay nếu nước nhập lúa mì thiếu luật như vậy thì theo mức tối đa cho phép của ủy ban Codex Alimentarius mà FAO và WHO phối hợp ban hành.
Hạt lúa mì không có các côn trùng sống (quan sát thấy bằng mắt thường) ghi ở phụ lục B.
4.2. Những đặc tính lý học và hóa học
4.2.1. Hàm lượng nước
Hàm lượng nước của hạt lúa mì, xác định theo ISO 712, không được vượt quá 15,5%.
Chú thích - Hàm lượng nước có thể quy định thấp hơn do yêu cầu của bên nhận hàng, việc quy định thấp hơn này có liên quan tới khí hậu và thời gian vận chuyển, bảo quản. Cần tham khảo thêm ISO 6322 mục 1, 2 và 3.
4.2.2. Dung trọng
Dung trọng (khối lượng của 100 lít) của hạt lúa mì được xác định bằng dụng cụ chia độ theo phương pháp chuẩn ghi ở ISO 7971, và dung trọng không được thấp hơn 70 kg/100 lít.
4.2.3. Tạp chất
Lượng tạp chất tối đa xác định theo phương pháp trình bày ở phụ lục C, không được vượt quá giá trị ở bảng 1.
Lượng tối đa hạt mì hư hỏng (hạt gãy, hạt teo, hạt không bình thường, hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập) và các hạt ngũ cốc khác, xác định theo phương pháp trình bày ở phụ lục C, không được vượt quá 15% (m/m) tổng số.
Bảng 1 - Mức tối đa của tạp chất
Tạp chất |
Xác định theo mục |
Mức tối đa cho phép theo % khối lượng |
Hạt gãy 1) |
3.1.1 |
7 1) |
Hạt teo 1) |
3.1.2 |
8 1) |
Hạt không bình thường 1) |
3.1.3 |
1 1) |
Hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập 1) |
3.1.4 |
2 1) |
Hạt ngũ cốc khác 1) |
3.2 |
3 1) |
Vật ngoại lai |
3.3 |
2 |
Chất vô cơ |
|
0,5 |
Hạt độc hại, hạt bị thối, bị nấm cựa gà |
3.4 |
0,5 |
Hạt bị nấm cựa gà |
3.4.3 |
0,05 |
1) Lượng tối đa hạt gãy, hạt teo, hạt không bình thường, hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập và hạt ngũ cốc khác không được vượt quá 15% tổng khối lượng. |
4.2.4. Hoạt tính a - Amylase
Hoạt tính a - Amlase (xem 3.1.5) được xác định theo ISO 3093 và được biểu thị bằng chỉ số rơi, không được thấp hơn 160.
Lấy mẫu theo ISO 950.
Các phương pháp thử thực hiện theo các phương pháp quy định ở mục 4.2.
A.1. Hạt độc
Tên La tinh |
Tên phổ thông |
Acroption repens (L.)DC |
|
Agrostemma githago L. |
Cây họ thạch trúc |
Coronilla varia L. |
Đậu tấm |
Crotalaria spp. |
Cây lục lạc |
Datura fastuosa L. |
Cây cà độc dược |
Datura stramonium L. |
Cây cà độc |
Heliotropium lasiocarpum Fisher và C.A.Meyer |
Cây vòi voi |
Lolium temulentum |
Cỏ lùng |
Ricinus communis L. |
Cây thầu dầu |
Sophora alopecuroides L. |
Cây xa cúc |
Sophora pachycarpa Schrank ex C.A. Meyer |
|
Thermopsis montana |
Buffalo pen (tên tiếng Anh) |
Thermopsis Lanceolata R.Br.in Aiton |
|
Trichodesma incamum |
|
A.2. Hạt có hại |
|
Tên La tinh |
Tên phổ thông |
Allium sativum L. |
Cây tỏi |
Cephalaria syriaca (L) Roemer và Shultes |
Cây mạch lam (cây túc đoạn) |
Melampyrum arvense |
Cây đuôi cáo |
Melilotus spp. |
Cây ngạc ba |
Sorghum halepense (L) Pers. |
Cỏ lúa miến |
Trionella foenum-graecum L. |
Cây hồ lô ba |
CÔN TRÙNG GÂY HẠI KHÔNG CHẤP NHẬN TRONG NGŨ CỐC ĐƯỢC BẢO QUẢN
Tên La tinh |
Tên phổ thông |
Cryptolestes spp. |
Mọt rỉ sắt ngũ cốc (mọt râu dài) |
Ephestia spp |
Sâu mái che nhiệt đới (sâu bột mì) |
Nemapogon granella (L) |
Ngài kho |
Orizaephilus spp. |
Mọt răng cưa |
Plodia interpunctella (Hubu) |
Sâu Ấn độ (ngài Ấn độ) |
Prostephanus truncatus (Horn) |
Mọt hạt (mọt đục hạt lớn) |
Phizopertha dominica (F). |
Mọt gạo nhỏ (mọt đục hạt nhỏ) |
Sitophilus spp. |
Mọt ngũ cốc (mọt hạt, mọt thóc) |
Sitotroga cerealella (Oliv) |
Sâu Angoumois (ngài thóc mạch) |
Tenebroides mauritanicus (L.) |
Bọ cánh cứng Cadelle (mọt thóc lớn) |
Tribolium spp. |
Mọt rỉ sắt bột mì (mọt thóc đỏ, mọt bột) |
Trogoderma granarium Everts |
Bọ cánh cứng Khapra (mọt TG, mọt cứng đốt) |
C.1. Nguyên tắc
Tách các tạp chất bằng sàng và phân loại theo bảng C1
Bảng C1 - Các loại tạp chất
Loại tạp chất |
Tương ứng với loại |
Hạt gãy Hạt teo Hạt không bình thường Hạt bị vật gây hại xâm nhập |
Hạt lúa mì hỏng |
Hạt ngũ cốc khác |
Hạt ngũ cốc khác |
Tạp chất ngoại lai hữu cơ Tạp chất ngoại lai vô cơ |
Vật ngoại lai |
Hạt độc, hại và hạt bị thối Hạt bị nấm cựa gà |
Hạt độc hại, hạt bị thối, và hạt bị nấm cựa gà |
C.2. Thiết bị dụng cụ
C.2.1. Bộ sàng thử với lỗ sàng dài mà các sàng đó được sắp xếp theo trật tự từ dưới lên 1,00 mm x 20 mm; 1,7 mm x 20 mm và 3,55 mm x 20 mm, phù hợp với ISO 5223, có đáy thu nhập và nắp đậy.
C.2.2. Dụng cụ chia mẫu như dụng cụ lấy mẫu hình nón hay dụng cụ lấy mẫu khía với hệ thống phân chia.
C.2.3. Cặp, dao và chổi quét.
C.2.4. Đĩa.
C.2.5. Hộp chứa có diện tích bề mặt tối thiểu là 200 cm2.
C.2.6. Cân, chính xác đến 0,01 g.
C.3. Lấy mẫu
Xem mục 5.
C.4. Các bước tiến hành (xem sơ đồ ở mục C7)
Nếu hạt biểu hiện có một số khuyết tật thì phải xếp loại theo bảng với mức độ tối đa cho phép (xem bảng 1)
Bất cứ phần nào đó còn lại ở các khe của sàng thì được xem như phần còn lại trên sàng.
C.4.1. Chuẩn bị mẫu thử
Trộn cẩn thận mẫu thí nghiệm tới khi thấy đồng nhất rồi giảm khối lượng mẫu nếu thấy cần thiết bằng dụng cụ chia mẫu (C.2.2) cho đến khi mẫu có khối lượng khoảng 1000g.
Cân mẫu thử với độ chính xác đến 1g và đặt mẫu thử vào hộp chứa (C.2.5) Trong thời gian chuẩn bị mẫu thử, lưu ý phát hiện xem có mùi đặc biệt hoặc mùi lạ trong khối hạt lúa mì thì bỏ hạt đó ra ngoài và ghi nhận bất cứ sự hiện diện của các côn trùng sống (quy định ở phụ lục B) hay các vật dị thường khác.
C.4.2. Xác định hạt bị nấm cựa gà
Tách hạt bị nấm cựa gà (3.4.3) khỏi mẫu thử (C.4.1) đặt những hạt này trên đĩa (C.2.4) và cân chính xác đến 0,01g.
C.4.3. Chia lần đầu
Trộn kỹ mẫu sau khi đã bỏ ra ngoài hết các hạt bị nấm cựa gà và chia mẫu này bằng dụng cụ chia mẫu (C.2.2) tới khi thu được khối lượng mẫu xấp xỉ 250 g.
Cân phần thử đến độ chính xác đến 0,01 g và nếu thấy các hạt bị tróc vỏ, thì phải tách các hạt này ra khỏi vỏ của chúng trước khi rây lần đầu.
C.4.4. Rây lần đầu
Lắp cùng một lúc các sàng 3,55 mm; 1,00 mm và đáy thu nhận, sao cho lỗ ở các sàng song song với nhau.
Cho phần thử (C.4.3) lên mặt sàng 3,55 mm và đậy nắp. Lắc sàng bằng tay trong 45 giây với chuyển động tịnh tiến khứ hồi theo hướng chiều dài lỗ sàng, cần giữ cho mặt sàng nằm ngang.
Những vật không lọt qua sàng 3,55 mm được lấy ra và bỏ vào các đĩa (C.2.4): hạt ngũ cốc khác (3.2), tạp chất hữu cơ và vô cơ (3.3), hạt độc, hại (3.4.1) và hạt bị thối (3.4.2) cũng như các hạt lúa mì không lọt qua sàng 3,55 m. Những hạt lúa mì không lọt qua sàng thì được gộp chung với vật bị giữ lại không lọt qua sàng 1,00 mm. Cộng thêm tạp chất vô cơ đã lọt qua sàng 1,00 mm. Cân từng thành phần trên với độ chính xác đến 0,01g.
C.4.5. Chia lần 2
Trộn kỹ vật không lọt qua sàng 1,00 mm rồi chia nhỏ bằng dụng cụ chia mẫu (C.2.2) cho đến khi khối lượng mẫu còn khoảng 60 g. Cân với độ chính xác đến 0,01 g.
Dàn đều phần thử, sau đó tách ra và phân loại các thành phần có ở phần thử bằng cách để vào các đĩa: hạt gãy (3.1.1) hạt ngũ cốc khác (3.2) tạp chất hữu cơ và vô cơ (3.3), hạt không bình thường (3.1.3), hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập (3.1.4) hạt độc hại (3.4.1) và hạt bị thối (3.4.2). Cân từng phần trên với độ chính xác đến 0,01 g. Thử lại xem tổng số tạp chất và hạt lúa mì xem có bằng khối lượng ban đầu phân thử.
C.4.6. Rây lần 2
Cho phần thử còn lại sau khi đã tách các tạp chất được quy định ở mục C.4.5 lên sàng 1,70 mm, dưới sàng đã lắp sẵn đáy thu nhận và trên sàng được đậy nắp. Lắc sàng bằng tay trong 45 giây với chuyển động tịnh tiến khứ hồi theo hướng chiều dài lỗ và cần giữ cho mặt sàng nằm ngang.
Cân những hạt lọt qua sàng với độ chính xác đến 0,01 g, những hạt này quy định là những hạt teo (3.1.2)
C.4.7. Số lần xác định
Lặp lại thêm lần xác định nữa trên cùng mẫu thử, dùng một phần khác của phần thử đã thu được theo quy định ở mục C.4.3.
C.5. Tính toán kết quả
Tính lượng của mỗi loại tạp chất, theo công thức dưới đây tính bằng phần trăm khối lượng của khối hạt thu được. Lấy kết quả trung bình cộng của hai lần xác định (C.4.7).
Kết quả được tính đến 1/10 ngoại trừ với các hạt độc, hại, hạt bị thối và hạt bị nấm cựa gà thì kết quả được tính đến số lẻ thứ hai (đến 1/100).
Hạt gãy: C x m6
Hạt teo: C x m13
Hạt không bình thường: C x m10
Hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập: C x m11
Hạt ngũ cốc khác:
Vật ngoại lai (hữu cơ và vô cơ):
(m3 + m4) + C (m8 + m9)
Tạp chất vô cơ
x m4 + C x m9
Hạt độc, hại, hạt bị thối và hạt bị nấm cựa gà
x m1 + x m5 + C x m12
Hạt bị nấm cựa gà
x m1
Trong đó:
C là hệ số chung với các loại tạp chất thu được sau khi chia mẫu lần 2 tính theo:
x
mw là khối lượng mẫu thử, tính bằng g (khoảng 1000 g);
mx là khối lượng phần thử chia lần đầu, tính bằng g (khoảng 250 g);
my là khối lượng vật bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, có nghĩa là:
my = mx - (m2 + m3 + m4 + m5), tính bằng g;
mz là khối lượng phần thử thu được theo mục C.4.5 (khoảng 60 g), tính bằng g;
m1 là khối lượng hạt bị nấm cựa gà trong mẫu thử, tính bằng g;
m2 là khối lượng hạt ngũ cốc bị giữ lại trên mặt sàng 3,55 mm, tính bằng g;
m3 là khối lượng tạp chất hữu cơ bị giữ lại trên mặt sàng 3,55 mm, tính bằng g;
m4 là khối lượng tạp chất vô cơ bị giữ lại trên mặt sàng 3,55 mm và vật đã lọt qua sàng 1,00 mm, tình bằng g;
m5 là khối lượng hạt độc, hại và hạt bị thối bị giữ lại trên mặt sàng 3,55 mm, tính bằng g;
m6 là khối lượng hạt gãy bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, tính bằng g;
m7 là khối lượng của hạt ngũ cốc khác bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, tính bằng g;
m8 là khối lượng tạp chất hữu cơ bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, tính bằng g;
m9 là khối lượng tạp chất vô cơ bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, tính bằng g;
m10 là khối lượng hạt không bình thường bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, tính bằng g;
m11 là khối lượng hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm, tính bằng g;
m12 là khối lượng hạt độc, hại, hạt bị thối bị giữ lại trên mặt sàng 1,00 mm tính bằng g;
m13 là khối lượng hạt teo lọt qua sàng 1,70 mm, tính bằng g.
C.6. Biên bản thử
Biên bản thử phải trình bày phương pháp thử đã áp dụng và kết quả thu được. Cũng cần phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hay những chi tiết quan sát được trong trường hợp lựa chọn, cũng như trong các trường hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Biên bản thử phải bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết đối với việc phát hiện và nhận dạng mẫu một cách hoàn hảo.
C.7. Sơ đồ tiến hành
ISO 6322-1: 1981 Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ, Phần 1: Cân nhắc chung trong bảo quản ngũ cốc.
ISO 6322-2: 1981 Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ. Phần 2: Những yêu cầu cơ bản.
ISO 6322-3: 1989 Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ. Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của sinh vật gây hại.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.