TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5984:1995
ISO 6107-5: 1993
CHẤT
LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ - PHẦN 5
Water quality. Terminology - Part 5
1. Mở đầu
Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm cung cấp thuật ngữ tiêu chuẩn cho đặc tính chất lượng nước. Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thể giống với các thuật ngữ do các tổ chức quốc tế khác xuất bản, song các định nghĩa có thể khác vì chúng được soạn thảo cho các mục đích khác nhau
2. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng trong các lĩnh vực đặc tính chất lượng nước. Danh mục thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương được cho trong phụ lục A
1. Sự làm thích nghi (1): Quá trình thích nghi của các sinh vật đối với những điều kiện môi trường nhất định được biến đổi nhằm các mục đích thí nghiệm (ngược với sự thích nghi)
2. Sự thích nghi (1): Quá trình thích nghi của các quần thể sinh vật đối với những thay đổi tự nhiên của môi trường hợc đối với các thay đổi kéo dài do hoạt động của con người
(chẳng hạn như việc thải liên tục nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt)
3. Lọc kép luân phiên; ADF: Quá trình xử lí nước cống bằng lọc sinh học qua hai giai đoạn với việc tách trung gian chất mùn. Qua từng khoảng thời gian, cần đổi thứ tự sử dụng bộ lọc (chứ không phải thứ tự của bình chứa mùn). Điều này cho phép trạm xử lí hoạt động ở tải lượng BOD cao hơn so với lọc đơn hoặc kép thông thường vì không bị cản trở do sự tích tụ một lớp màng trên bề mặt lớp lọc và không bị bịt
4. Khủng hoảng (thiếu) ôxi: Điều kiện trong đó nồng độ ôxi hoà tan thấp đến mức một số nhóm vi sinh vật phải dùng các dạng ôxi hoá cao của nitơ, lưu huỳnh hoặc cacbon làm chất nhận eletron
5. Vùng nước tối: Phần của lưu vực, vùng nước, ở đó không đủ ánh sáng cho sự quang hợp có hiệu quả
6. Lọc bằng bờ: Sự lọc cưỡng bức nước sông qua các vỉa sỏi ở ven bờ (bằng cách bơm nước khỏi các giếng đào ở các vỉa sỏi để tạo gradien thuỷ lực) nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước
7. Trữ nước gần bờ: Trữ nước sông thô trong một hồ chứa nước ở bờ sông
8. Chất sinh ung thư: Chất có khả năng gây ra các khối u ác tính cho người, động vật hay thực vật
9. Bể gạn: Bể chứa nằm dưới mặt đất không thầm nước dùng để thu thập nước thải từ khu dân cư không nối với hệ thống nước thải công cộng và khác với hố rác phân tự hoại, không có lối chảy ra (Xem TCVN 598 (ISO 6107 - 1) bể tự hoại)
10. Hệ thống thoát nước chung hay kết hợp: Hệ thống trong đó nước thải và nước tràn bể mặt được dẫn vào cùng kênh và cống
11. Chất bền: Chất mà thành phần hoá học của nó không thay đổi bởi các quá trình tự
nhiên hoặc thay đổi cực chậm, thí dụ chất không bị phân huỷ sinh học trong quá trình xử lí nước cống
1) Các thuật ngữ này đôi khi dùng như các thuật ngữ đồng nghĩa
12. Nước tan đồng: Loại nước có khả năng hoà tan đồng từ ống và các chỗ nối bằng đồng
13. Cypinid: Cá thuộc loài Cyprinidal như cá chép, cá rutilus, cá chày, đôi khi được dùng làm chỉ thị sinh học cho chất lượng nước
14. Sự mất phân tầng: Sự trộn lẫn của các lớp nước dưới bề mặt với lớp nước bề mặt trong hồ hoặc bể chứa, thí dụ do các lực tự nhiên (như gió) hoặc bằng phương pháp nhân tạo
15. Tách (loại) kẽm: Hoà tan chọn lọc kẽm từ đồng thau, thí dụ ở các chỗ nối trong hệ thống ống dẫn nước, bằng cách cho tiếp xúc với nước có các tính chất hoá học xác định
16. Bùn đã phân huỷ: Bùn thải, từ nước cống đã được ổn định do tác động của các vi sinh vật khi có hoặc không có ôxi
17. Cacbon hữu cơ hoà tan; DOC: Phần cacbon hữu cơ trong nước, không thể lấy ra được bởi quá trình lọc nhất định (Xem TCVN 5981 (ISO 6107m - 2), cacbon hữu cơ toàn phần)
18. Virut đường ruột: Nhóm virut có thể sinh sôi nảy nở trong đường tiêu hoá của người và
động vật
19. Eukaryotic: Mô tả các sinh vật mà tế bào của chúng có nhân biểu hiện rõ rệt
20.Tính lọc được: Liên quan đến quá trình xử lí bùn, đó là chỉ thị độ dễ tách chất lỏng ra khỏi chất rắn bằng cách lọc
21.Máy lọc ép: Thiết bị lọc có bộ lọc làm từ các lớp vải được kẹp giữa một dãy các bản thoát nước hoặc bản phẳng và khung, bùn được bám vào đó dưới áp lực. Nước được ép ra từ bùn đi qua màng lọc vào hệ thống thoát nước và bùn ép được chuyển ra ngoài sau mỗi chu kì lọc (Xem bánh bùn)
22.Tầng sôi: Một lớp các hạt nhỏ được "treo " tự do nhờ một dòng đi lên của chất lỏng, chất khí hoặc kết hợp cả lỏng và khí
23.Axit fulvic: Phần của các chất mùn hoà tan trong cả dung dịch axit và dung dịch kiềm
24.Xử lí nhiệt (cho bùn): Đốt nóng bùn, thường là dưới áp lực để loại nước dễ hơn bằng quá trình tĩnh hoặc động
25.Vi khuẩn dị dưỡng: Vi khuẩn đòi hỏi chất hữu cơ như là một nguồn năng lượng ngược lại với vi khuẩn tự dưỡng
26.Các axit bumic: Phần của các chất humic hoà tan trong dung dịch kiềm loãng nhưng bị kết tủa bằng sự axit hoá
27.Các chất humic: Chất polyme hữu cơ, phức tạp vô định hình, tạo ra từ sự phân huỷ thực vật và động vật trong đất và trầm tính, và tạo ra màu vàng nâu đặc trưng của nhiều loại nước mặt
28.Sự thấm (vào cống rãnh): Quá trình nước ngầm đi vào ống thoát nước hoặc cống, rãnh qua các vết nứt hoặc chỗ nối có khuyết
Chú thích - Nước có thể thấm vào đường ống dẫn nước chính trong điều kiện áp suất âm
29.Sự thấm(vào đất): Sự đưa (nạp lại) nước vào đất một cách tự nhiên hoặc nhân tạo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.