TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5393 - 1991
NỒI CƠM ĐIỆN TỰ ĐỘNG
YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Lời nói đầu
TCVN 5393-1991 do Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng Khu vực I biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 370/QĐ ngày 24 tháng 6 năm 1991.
NỒI CƠM ĐIỆN TỰ ĐỘNG
YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Automatic rice cooker. General technic requirements
1. Thông số cơ bản
1.1. Nồi cơm điện được chế tạo để sử dụng với điện áp xoay chiều 1 pha có tần số 50Hz với điện áp danh định 220V hoặc 127V (110V).
1.2. Các thông số cơ bản của nồi cơm điện tự động nên chế tạo phù hợp với các số liệu ghi trong bảng 1
Bảng 1
Dung tích, I |
Công suất, W |
1,0 |
500 ± 10% |
1,8 |
600 ± 10% |
2,2 |
800 ± 10% |
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Vật liệu chế tạo vỏ nồi phải bằng tôn lá hoặc nhôm bản cứng; bề mặt phải nhẵn, mịn không rạn nứt và có lớp sơn bảo vệ chịu nhiệt không bị biến màu.
2.2. Vật liệu chế tạo nồi nấu phải thuộc loại nhôm dẻo, thành phần tạp chất kim loại không có độc tố ảnh hưởng tới vệ sinh trong sử dụng.
2.3. Bề mặt nồi nấu phải nhẵn mịn, không khuyết tật, phải có lớp xi mạ bóng sáng.
2.4. Các chi tiết sản phẩm bằng nhựa (quai nồi, quai nắp, vỏ công tắc, chân đế nồi, ổ - phích …) phải chịu được nhiệt độ tối thiểu 1050C trong 4 h liên tục không bị phồng rộp, rạn, nứt, biến dạng.
2.5. Điện trở cách điện của nồi cơm điện không được nhỏ hơn 2 MΩ sau khi thử nóng ẩm 48h theo TCVN 1611-75.
2.6. Nồi cơm điện ở trạng thái nguội phải chịu được điện áp thử 1500V xoay chiều tần số 50Hz trong 1 phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.
2.7. Dòng điện rò ra các bộ phận vỏ ngoài mà người có thể chạm tới không vượt quá 0,5inA.
2.8. Nhiệt độ đáy nồi khi rơ le ngắt mạch phải đạt 1050
2.9. Đối với nồi cơm điện có bộ phận hâm nóng, nhiệt độ tại đáy nồi khi hâm cần đạt 600
2.10. Thời gian nấu chín cơm với dung lượng danh định không lớn hơn 45 phút.
2.11. Nồi cơm điện phải có đèn báo hiệu khi có điện.
2.12. Nồi nấu không được có hiện tượng rò rỉ.
2.13. Cơ cấu đóng ngắt của công tắc phải nhạy, đảm bảo tiếp xúc tốt. Độ bền của công tắc phải chịu được 3000 lần đóng ngắt ở tải danh định, sau khi thao tác các chi tiết không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của công tắc.
2.14. Quai nồi phải chắc chắn, chịu được tải trọng gấp 3 lần trọng lượng của nồi khi chứa lượng nước danh định. Nhiệt độ của quai nồi và quai nắp khi nấu không lớn hơn 500C.
2.15. Dây dẫn nối với nguồn phải là loại tháo rời mềm mại, dễ uốn, chiều dài không ngắn hơn 1,5m.
2.16. Ổ ra của nồi cơm điện và phích cắm của dây dẫn phải phù hợp với TCVN 2048-77.
2.17. Tất cả các chi tiết gia công cơ khí, lắp xiết phải chắc chắn được xử lý chống rỉ, đảm bảo độ tin cậy, tháo lắp dễ dàng. Các bộ phận và chi tiết mau hỏng của cùng một cỡ, một loại nồi phải lắp lẫn được với nhau.
3. Quy tắc nghiệm thu
3.1. Để kiểm tra sự phù hợp của nồi cơm điện với sự yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan cần tiến hành các dạng thử kiểm tra:
a) Giao nhận (xuất xưởng);
b) Điển hình.
3.2. Thử xuất xưởng:
a) Các sản phẩm trước khi nhập kho và chuẩn bị trao bán cho khách hàng đều phải tiến hành thử xuất xưởng;
b) Nội dung kiểm tra xuất xưởng bao gồm:
- Kiểm tra ngoại quan sơn mạ bên ngoài và nhãn ghi trên sản phẩm;
- Đo công suất tiêu thụ (điều 1.2);
- Đo điện trở cách điện ở trạng thái nguội hoặc nóng theo mức qui định của từng cơ sở sản xuất cho phù hợp với công nghệ và vùng lãnh thổ (độ ẩm tương ứng) và thỏa mãn điều 2.5;
- Thử độ bền điện cao áp (điều 2.6);
- Kiểm tra sự rò rỉ của nồi (điều 2.12);
- Thử tác động đóng ngắt của cơ cấu công tắc (điều 2.13) (phương pháp thử nhanh) theo khả năng và qui định cụ thể của cơ sở sản xuất.
3.3. Thử điển hình:
a) Thử điển hình được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Sản phẩm mới chế tạo, thử trước khi sản xuất loạt lớn;
- Khi thiết kế, công nghệ hoặc nguyên liệu có sự thay đổi lớn;
- Các sản phẩm sản xuất thường xuyên hoặc loạt lớn định kỳ thử điển hình ít nhất nửa năm 1 lần.
b) Thử điển hình được tiến hành cho tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Số mẫu thử một lần không ít hơn 3 và nếu có bất kỳ mẫu nào có chỉ tiêu nào đó không phù hợp với các qui định trong thử điển hình thì phải tiến hành thử lại hạng mục đó trên các mẫu mới với số lượng gấp đôi. Nếu thử lại có bất kỳ mẫu nào không phù hợp với một chỉ tiêu trong qui định thử thì loạt sản phẩm đó coi như không đạt tiêu chuẩn.
4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
4.1. Mỗi sản phẩm nồi cơm điện khi xuất xưởng phải có nhãn trên đó ghi đầy đủ các hạng mục sau:
a) Tên, ký hiệu sản phẩm;
b) Dung tích nồi nấu;
c) Công suất tiêu thụ;
d) Điện áp danh định;
e) Tên cơ sở sản xuất;
g) Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn này.
Nhãn phải ghi rõ ràng, bền, không cong vênh hoặc bong khỏi nồi.
4.2. Nồi cơm điện được bao gói để trong hộp bìa cứng, bao gói có khả năng chống ẩm, chống bụi giữ cho cách điện và vỏ kim loại không bị hư hỏng trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển.
4.3. Mỗi nồi cơm điện phải có kèm các tài liệu sau:
a) Bản thuyết minh hướng dẫn sử dụng và bảo quản;
b) Phiếu kiểm tra chất lượng của bộ phận KCS.
4.4. Nồi cơm điện phải được bảo quản trong kho thoáng, khô ráo, không có bụi bẩn và các chất ăn mòn.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.