TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Wooden furniture – Test methods
TCVN 5372-1991 do Hội Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường Chất lượng dề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các kích thước cơ bản, các khuyết tật gỗ và gia công, độ ẩm của gỗ, độ ổn định, độ bền và độ biến dạng đồ gỗ.
1.1 Lô hàng đồ gỗ là một lượng sản phẩm cùng loại, cùng hạng chất lượng, và do cùng một đơn vị sản xuất.
1.2. Mẫu được lấy ngẫu nhiên ở các điểm khác nhau trong lô theo số lượng mẫu được quy định trong bảng 1:
Số lượng sản phẩm trong lô |
Số sản phẩm cần lấy mẫu |
Dưới 20 |
1 |
Từ 20 đến 50 |
2 |
Từ 50 đêna 100 |
3 |
Từ 100 đến 200 |
4 |
Trên 200 |
5 |
1.3. Tiến hành xác định các kích thước cơ bản, các khuyết tật gỗ và gia công trên tất cả các sản phẩm được lấy mẫu. Tiến hành đo độ ẩm, độ ổn định, độ bền và độ biến dạng của đồ gỗ trên sản phẩm mẫu.
1.4. Mẫu để thử độ ổn định, độ bền và độ biến dạng phải được bảo quản sơ bộ ít nhất 3 ngày trong nhà.
2.1. Xác định kích thước cơ bản, độ hở của mỗi ghép mộng, nứt dọc, vết xước và độ cong vênh.
2.1.1. Dụng cụ
- Thước thẳng dài 1m, chia vạch tới mm.
- Thước đo góc, chia độ tới 0,5 o.
- Các lá thép mỏng có kích thước sau:
(0,3, 0,5, 0,7, 1,0, 1,3, 1,50 x 10 x 10mm.
2.1.2. Tiến hành xác định
- Dùng thước gỗ đo cách kích thước cơ bản và sai số về kích thước của đồ gỗ theo các quy định cho từng sản phẩm cụ thể.
- Dùng thước gỗ đo các kích thước dài, rộng, sâu của các vết nứt và vết xướ theo quy định.
- Dùng thước gỗ thẳng đặt lên bề mặt mẫu thử để xác định độ cong vành, khoảng cách lớn nhất từ các chỗ không tiếp xúc giữa bề mặt mẫu thử và thước gỗ thẳng là độ cong vênh, đo bằng mm/m.
- Dùng các lá thép để xác định độ hở mối ghép mộng bằng cách lần lươltj cho các lá thép từ mỏng đến dầy vào khe hở.
Độ hở mối ghép mộng được tính bằng tổng bề dày của các lá thép cho lọt vào khe.
2.2. Xác định mắt gỗ
2.2.1. Dụng cụ: thước kẹp panme
2.2.2. Tiến hành xác định
- Dùng thước kẹp đo đường kính của mắt gỗ ở vị trí lớn nhất trên mỗi chi tiết ở cả hai mặt theo từng laoi mắt gỗ như quy định.
2.3. Xác định độ xiên thớ.
2.3.1 Dụng cụ: Thước gỗ thẳng dài 1m, chia vạch tới mm
2.3.2. Tiến hành xác định.
- Xác định độ xiên thế theo đường xiên thớ ở vị trí sao cho hình chiếu chiều dài đường xiên thớ lên chiều dài chi tiết lớn hơn hoặc bằng hai lần chiều rộng chi tiết (l2b).
Độ xiên thớ xác định theo công thức:
Z = a/e %; l 2b
Trong đó: a, l – hai hình chiếu đường xiên thớ tương ứng lên chiều rộng và chiều dài chi tiết
b - chiều rộng chi tiết.
2.4. Xác định độ nhẵn bề mặt
2.4.1. Dụng cụ: Kính hiển vi do độ nhẵn bề mặt từ 10 đến 200 m
2.4.2. Tiến hành xác định
- Đặt kính hiển vi đo độ nhẵn bề mặt trên từng chi tiết sản phẩm mẫu. Khoảng cách các điểm không lớn hơn 0,5m.
- Độ nhẵn bề mặt của sản phẩm mẫu tính bằng micron mét theo công thức:
Trong đó: Rn - độ nhẵn bề mặt tại điểm đo thứ n.
n – số điểm đo trên một sản phẩm mẫu.
2.5. Xác định độ bóng lớp phủ bề mặt
2.5.1. Dụng cụ: máy đo độ bóng M-2
2.5.2. Tiến hành xác định
- Đặt máy đo độ bóng lớp phủ bề mặt trên từng chi tiết sản phẩm mẫu. Khoảng cách các điểm đo không lớn hơn 0,5m.
Độ bóng lớp phủ bề mặt tính bằng % (so với độ bóng chuẩn 100% của lớp kính tráng gương đen trong máy đo độ bóng) theo công thức:
Trong đó: Xn - độ bóng bề mặt tại điểm đo thứ n
n – số điểm đo trên một sản phẩm mẫu.
2.6. Xác định độ ẩm
2.6.1 Dụng cụ: máy điện cầm tay có giới hạn đo hàm lượng ẩm 7-20%. Độ chính xác khi đo hàm lượng ẩm 7 – 14% là 1%, 14-20 là 2%.
2.6.2. Tiến hành xác định
- Đặt máy do độ ẩm từng chi tiết của sản phẩm mẫu. Khoảng cách các điểm đo không lớn hơn 0,5m.
- Khi có tín hiệu báo gỗ quá ướt hoặc quá khô (ngoài khoảng 7-20%) phải tắt máy ngay.
- Hàm lượng ẩm của sản phẩm thử (W), tính bằng % khối lượng theo công thức
Trong đó W1... WWn - Hàm lượng ẩm tại các điểm đo
n – Số điểm đo trên một sản phẩm.
2.7. Xác định độ ổn định
2.7.1. Thiết bị và dụng cụ
- Để tiến hành thử nghiệm phải sử dụng máy thí nghiệm có các khả năng sau:
+ Có thể đặt một tải trọng tĩnh nằm ngang lên mặt bên hay mặt sau sản phẩm tới 1000 N và tải trọng tỉnh thẳng đứng lên mặt bàn tới 150 N. Độ chính xác đo tải trọng – 3% + chi tiết chuyển tải vào sản phẩm hình hộp phải phù hợp với hình 2.
+ Kích thước cơ bản của chi tiết mang tải trọng thẳng đứng cần phải tuân theo chỉ dẫn ở hình 3 (xem Phụ lục)
2.7.2. Tiến hành xác định
a) Đồ gỗ dạng hộp
+ Thử đồ gỗ có chiều rộng không lớn hơn 500 mm (theo hình 4 sơ đồ 1) bằng cách đặt tải trọng P1 = 30 N một lần vào mặt bên sản phẩm .
+ Thử đồ gỗ có chiều rộng lớn hơn 500 mm (hình 4, sơ đồ 2) bằng cách đặt tải trọng P2 = 10 N một lần vào mặt sau sản phẩm .
+ Mở cửa có trục quay nằm ngang, kéo ngăn kéo ra 2/3 chiều sâu của ngăn kéo, rồi đặt quả chuẩn lên theo quy định ở bảng 1. (xem Phụ lục)
b) Bán
- Bản ở trạng thái mở đặt vào máy thí nghiệm trên một tấm nằm ngang cứng phẳng.
- Đặt lên mặt bàn gián tiếp quả chi tiết (xem hình 3) tải trọng một lần P1 = 150 N liên tiếp ở các điểm I, II và III theo chỉ dẫn ở các hình 13-20.
- Chịu tải trọng trong vòng 60 giây, sau đó đo ở các điểm I, II và III độ võng mặt bàn với độ chính xác 0,1 mm.
- Trị số độ võng mặt bàn xác định bằng cách đo vị trí của các điểm I, II và III trước và trong khi đặt tải trọng.
- Xác định độ ổn định của bàn tiến hành đồng thời với xác định độ võng mặt bàn dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng P1 ở các điểm I và II (xem hình 9-16).
2.7.3. Tính kết quả
Sản phẩm được coi là đạt yêu cầu khi đặt tải trọng P1 và P2 mà không bị nghiêng lệch tựa lên hai chấn. Đối với bàn thì độ vòng mặt bàn không được vượt quá chỉ số cho phép.
2.8. Xác định độ bền và độ biến dạng
2.8.1. Thiết bị và dụng cụ
- Thiết bị thử phải đảm bảo kẹp chặt sản phẩm ở vị trí cần thiết có thể dặt tải trọng nằm ngang tới 1000 N nhiều lần lên sản phẩm với tần số 15-25 chu kỳ trong một phút. Độ chính xác đo tải trọng-3%.
- Chi tiết của thiết bị thử chuyển tải vào sản phẩm khi thử đồ gỗ dạng nằm ngang P2 và P3 phải không nhỏ hơn 50 mm.
Bề mặt các chi tgiết tiếp xúc với bàn phải được phủ lớp phớt chiều dày 5 mm.
- Bộ ke để chân bàn tựa vào trong thời gian thử phải tiếp xúc với chân bàn trên khoảng 10 mm từ sàn nhà. Kích thước cơ bản của bộ ke phải phù hợp với chỉ dẫn ở hình 17.
- Vật nặng với khối lượng m = (75,0 ± 0,7) kg và diện tích mặt đáy (0,09 ± 0,01) m2 để đặt lên ghế.
2.8.2. Tiến hành xác định
a) Đồ gỗ dạng hộp
- Các thiết bị truyền tải phải được lắp đặt phù hợp với sơ đồ 1 và 2 của hình 5 và 6 (Xem Phụ lục).
- Cửa mở ở một góc định vị 90 o so với khung sản phẩm. Đặt tải trọng sử dụng bằng quả chuẩn lên sản phẩm theo bảng 1. (Xem Phụ lục).
- Theo hình 6 lần lượt đặt tải trọng P3 một lần thay nhau lên thành bên trái và bên phải.
Tải trọng P3 xác định theo công thức:
Nếu a < 0,6 H thì
(5)
Trong đó: Q1 - Khối lượng sản phẩm , kg
Q2 – Tổng tải trọng sử dụng tác dụng lên các chi tiết tính theo kg, bao gồm các tải trọng tính theo công thức 1, 2, 3 (Xem Phụ lục) loại trừ tải trọng tác dụng lên tấm nóc.
a, b, H, Tính theo mm, phù hợp với hình 6 nếu
a≥ 0,6 H thì P3 = 0,3 (Q1 + Q2)
Trong đó: 0,3 – Hệ số ma sát.
Tải trọng P3 được tính chính xác tới 0,5 N. Nếu P3 tính được giá trị vươltj quá 800 N làm tải trọng thử, khi đó tuân theo các điều kiện sau:
Q2 max = 270 kg – Q1
- Sau khi tháo tải 1 phút thì đo sự xệ dịch của tấm mặt trên so với tấm mặt dưới (biến dạng E1).
- Đặt lên thành bên sản phẩm một tải trọng theo chu kỳ P3 với tần số định mức.
- Qua từng đợt 50 chu kỳ thì tháo tải một lần, xem xét sản phẩm và đô độ biến dạng (sự xê dịch của tấm mặt trên so với tấm mặt đáy En). Xác định độ biến dạng với độ chính xác 0,5 mm.
b. Bàn
- Trước khi thử chọn sơ đồ đặt tải trọng phụ thuộc vào kết cấu của bộ phận kẹp chân với khung bàn hoặc là với mặt bàn (hình 18a hoặc 19a) cho phép tiến hành thử theo sơ đồ hình 18b và 19b).
Giá trị tải trọng nằm ngang P2 khi thử bàn về độ cứng vững của kết cấu phụ thuộc vào khối lượng bàn (Mct) và lấy theo bảng 2:
Bảng 2
Khối lượng của bản Mct , kg |
Tải trọng nằm ngang P2, da N |
≥10 |
10 Mct.g |
< 10 |
|
Giá trị tải trọng nằm ngang P3 khi thử bàn về độ bên lâu phụ thuộc vào khối lượng bàn (Mct) và lấy theo bảng 3:
Bảng 3
Khối lượng của bản Mct , kg |
Tải trọng nằm ngang P3, da N |
<20 |
20 |
từ 20 đến 60 |
Mct |
> 60 |
60 |
Tấm mặt bàn và nửa tấm mặt bàn xếp không được dịch chuyển trong quá trình thử nghiệm.
Hai chân I bàn kẹp chặt cố định, còn hai chân kia II đặt trên ổ di động của máy thí nghiệm (hình 18)
Trên bề mặt tấm mặt bàn vật nặng khối lượng chính bằng P2- Khi thử độ cứng vững và P3 . Khi thử độ bến lâu để cho tổng hợp lực của nó đi qua trung tâm tấm mặt bàn.
Nếu trong quá trình thử nghiệm xảy ra sự nhấc chân khỏi bề mặt sàn nhà thì phải đặt lên mặt bàn quả nặng mà có thể chống tại trọng thử nghiệm.
Để thử các loại bàn có kết cấu đối xứng hoặc là không đối xứng về độ cứng vững mởcơ cấu truyền động của máy thí nghiệm và cho tải trọng tác dụng theo chu kỳ P2 đến 8 chu kỳ đặt tải trọng (xem hình 18).
Sau mỗi chu kỳ trong số 3 chu kỳ đặt tải trọng cuối cùng trong quá trình thử nghiệm, đo giá trị dịch chuyển ngang của tấm mặt bàn (a6, a7, a8) với độ chính xác ± 0,5 mm. Sau đó tắt cơ cấu truyền động của máy thí nghiệm và tháo đưa bàn ra.
Thử các loại bàn có kết cấu đối xứng hoặc là không đối xứng về độ bền lâu tiến hành theo cách đặt tải trọng tác dụng theo chu kỳ nhiều lần P3 lên tấm mặt bàn theo sơ đồ. (Xem hình 19).
Số lượng chu kỳ đặt tải trọng được xác định bằng những tiêu chuẩn phù hợp của yêu cầu kỹ thuật.
Tiến hành lại việc thử nghiệm như trên và đo giá trị chuyển dịch ngang của tấm mặt bàn a’6, a’8 (xem hình 18).
Thử bàn trong hai hướng dọc và ngang tiến hành trên các mẫu khác nhau.
c) Ghế
Đặt ghế vào máy thí nghiệm kẹp đòn bẩy vào lưng ghế ở độ cao không nhỏ hơn 300 mm từ mặt ghế đến điểm giữa của dụng cụ đặc biệt.
Máy thử nghiệm được điều chỉnh sao cho khi giao động lắc hai chân trước và hai chân sau của ghế lần lượt thay nhau nhấc lên một khoảng (40 ± 10) mm:
Trên chân trước và chân sau, thuộc mặt bên ghế, ở chỗ liên kết với thanh khung hoặc thanh giằng đặt dụng cụ tháo gỡ được trên khoảng 100 mm phù hợp với hình 20 sao cho đầu mũi đo của đồng hồ tiếp xúc với bề mặt dưới của thanh khung ghế hoặc là thanh giằng chân ghế.
Thử ghế tiến hành theo sơ đồ hình 21. Bật máy thí nghiệm và bắt đầu thử ghế. Sau 1000 chu kỳ dao động lắc và sau đó qua mỗi hoạt 500-1000 chu kỳ đến số chu kỳ định mức thì tắt máy thí nghiệm, để nguyên vật nặng và đo biến dạng của ghế với sai số ± 0,15 mm.
Trong quá trình thử nghiệm cho phép đánh giá biến dạng của ghế bằng mắt thường.
2.8.3. Tính kết quả
a) Đồ gỗ dạng hộp
Chỉ số biến dạng khôi của sản phẩm (E) xác định theo công thức sau:
E = En - E1
Trong đó: E1 – Trị số biến dạng khối đo được sau khi gia tải một lần P3, mm.
En – Trị số biến dạng khối đo được sau khi kết thúc thử, mm.
b) Bàn
Chỉ số cứng vững X1 theo mỗi sơ đồ trhử xác định với độ chính xác đến 0k1 da N/mm theo công thức sau:
Chỉ số độ bền lâu X2 theo mỗi sơ đồ thử xác định với độ chính xác đến 0,1 da N/mm theo công thức sau:
ở đây: P2 , P3 – Tải trọng nằm ngang, da N.
a6, a7, a8, a’6, a’7, a’8 – Chuyển dịch nằm ngang của tấm mặt bàn ở các chu kỳ đặt tải trọng thứ 6, 7, 8, mmm.
- Sản phẩm đạt độ bền và độ biến dạng nếu sau khi đạt được định mức chu kỳ gia tải, trị số biến dạng không vượt quá chỉ tiêu định mức.
Trong sản phẩm không phát hiện thấy vết nứt của chi tiết, mộng không bị suy yếu hoặc không bị vỡ chức năng các chi tiết động không bị pháhuỷ.
c. Ghế
Mẫu ghế được coi là hư hỏng nếu khi thử nghiệm có xuất hiện một trong những khuyết tật sau:
- Gộy bát kỳ một chi tiết nào của ghế.
- Phá vỡ liên kết cột lưng ghế với thanh khung hoặc là khung ghế.
- Biến dạng liên kết ghế vượt quá chỉ số định mức.
Biến dạng của các mối liên kết đo ở vị trí ngoài mép ghế.
3.1. Tên và địa chỉ Nhà máy sản xuất sản phẩm
3.2. Tên, ký hiệu (thiết bị, mã số, ký hiệu sản phẩm )
Mục địch sử dụng của sản phẩm.
3.3. Ngày xuất xưởng
3.4. Sơ đồ hình vẽ hay mô tả cấu trúc sản phẩm
3.5. Khối lượng sản phẩm
3.6. Số liệu và tên gọi TC yêu cầu kỹ thuật
3.7. Phương pháp thử (số liệu và tên gọi tiêu chuẩn)
3.8. Kết quả thử
3.8.1. Kết quả xác định các kích thước cơ bản, các khuyết tật gỗ và gia công, hàm lượng ẩm của gỗ.
3.8.2. Kết quả thử độ ổn định, độ bền do biến dạng
a) Kết quả quan sát độ ổn định của sản phẩm
b) Trị số biến dạng
c) Số chu kỳ gia tải và và giá trị của tải trọng đối với trường hợp, nếu sản phẩm không vượt quá chu kỳ gia tải định mức.
d) Mô tả các khuyết tật phát hiện trên sản phẩm
e) Dự đoán nguyên nhân gây ra khuyết tật.
3.9. Ngày tháng tiến hành thử nghiệm
3.10. Tên cơ quan thử nghiệm
3.11. Chữ ký lãnh đạo và người thực hiện thử nghiệm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.