TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4994-89
RÂY THỬ CHO NGŨ CỐC
Test sives for cereals
Cơ quan biên soạn:
Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng khu vực I
Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:
Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Quyết định ban hành số 715/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989
TCVN 4994-89
RÂY THỬ CHO NGŨ CỐC
Test sives for cereals
1. Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 5223 - 1983 và quy định các rây thử ngũ cốc thông dụng nhất trong thương mại, đó là:
a) Các rây thử lỗ dài có chiều rộng 1,00 và 3,55 mm dùng để tách các chất mà kích thước nhỏ nhất khác nhiều với kích thước của loại ngũ cốc đang được kiểm nghiệm
b) Các rây thử lỗ dài có chiều rộng 1,70 - 1,80 - 1,90 - 2,00 và 2,24 mm, dùng trong trường hợp đặc biệt để tách các hạt bị “nhăn” khỏi lúa mạch đen, lúa mì hạt cứng, lúa mì thường và lúa mạch;
c) Các rây thử lỗ tròn có đường kính 4,50 mm, dùng để tách các hạt ngô gẫy.
2. Tiêu chuẩn này chỉ rõ những yêu cầu cho rây thử dùng cho phòng thí nghiệm để xác định các chất lạ có trong mẫu ngũ cốc và những chất đó đi qua các rây thử có kích thước danh định của lỗ rây như dưới đây:
a) Rây thử lỗ dài
1,00 x 20,00 mm
1,70 x 20,00 mm
1,80 x 20,00 mm
1,90 x 20,00 mm
2,00 x 20,00 mm
2,24 x 20,00 mm
3,55 x 20,00 mm
b) Rây thử lỗ tròn:
Đường kính 4,50 mm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại rây thử dùng để xác định mức độ nhiễm sâu mọt của hạt.
3. Định nghĩa
Những định nghĩa riêng biệt dưới đây áp dụng cho tiêu chuẩn này.
3.1. Rây: Thiết bị dùng để rây bao gồm một mặt rây trong một khung rây.
3.2. Rây thử: rây nhằm phân tích cỡ hạt của chất cần rây, cỡ đó phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của tiêu chuẩn rây thử.
4. Các bộ phận của rây (1)
Vì các lý do thực tế, nó có khác đi trong phần qui định độ sâu của khung rây (4.2.1).
Cần sử dụng một nắp đậy và một ngăn chứa
Trong trường hợp dùng nhiều rây lỗ dài, việc rây thử được tiến hành bằng cách sử dụng một hay nhiều rây thử. Trong trường hợp dùng nhiều rây, các rây có kích thước danh định của lỗ khác nhau tập hợp thành một bộ rây đều hoặc không đều.
Tất cả các bộ phận phải được chế tạo bằng kim loại
4.1. Mặt rây:
Mặt rây phải gồm có tấm đục lỗ bằng thép không rỉ ví dụ từ loại thép sustenitic được gắn liền với khung bằng cách hàn hay bằng các phương pháp khác sao cho không thể tách rời khỏi khung.
Các lỗ trong tấm đục lỗ phải được làm trơn nhẵn. Các lỗ rây được lắp ghép với nhau bởi các ô lắp ở phía trên cùng.
4.1.1. Rây thử lỗ dài
Các đặc tính của 7 loại rây thử cho trong bảng. Các lỗ rây phải được xếp thành hàng như chỉ trong hình 1.
4.1.2. Rây thử lỗ tròn:
Trừ khi có những qui định khác trong tiêu chuẩn này các rây thử lỗ tròn theo văn bản pháp qui hiện hành và cụ thể phải có các đặc trưng dưới đây:
- Đường kính danh định của các lỗ (W): 4,50 mm;
- Dung sai của lỗ: 0,14 mm;
Khoảng cách tâm (a) các lỗ danh định 6,3 mm, tối đa 6,6 mm, tối thiểu 5,9 mm.
Các lỗ rây phải được xếp thành hình tam giác đều như hình 2.
4.2. Khung
4.2.1. Hình dạng và kích thước:
Các rây thử phải có hình tròn.
Các rây thử lỗ dài phải có đường kính trong 200 ± 0,5 mm.
Các rây thử lỗ tròn phải có đường kính trong 300 ± 0,5 mm.
Độ sâu của khung, tức là khoảng cách giữa hai mặt rây liên tiếp hay giữa mặt rây và nắp hay đáy của ngăn chứa phải là giữa 40 và 50 mm.
4.2.2. Cấu trúc của khung rây thử, nắp và ngăn chứa.
Khung của mỗi rây thử phải đảm bảo ghép nối bằng phẳng với khung khác, nắp và ngăn chứa thuộc cùng một loại
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.