TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4613:1988
HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG
– KẾT CẤU THÉP – KÍ HIỆU QUY ƯỚC VÀ THỂ HIỆN BẢN VẼ
System of documents for building design – steel structures – conventional
symbols and representation on drawings
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2234:1977: tài liệu thiết kế – thiết lập bản vẽ kết cấu thép.
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuản này áp dụng để thể hiện các bản vẽ kết cấu thép trong thiết kế mới hoặc thiết kế cải tạo, ở các giai đoạn thiết kế.
1.2. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân theo những quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 2: 1974; TCVN 12:1974 "tài tiệu thiết kế"; TCVN95:1963 ”bulông”; TCVN1091:1975 ”hàn”:TCXD 09:1972 ”tiêu chuẩn thiết kế. Kết cấu thép” và các tiêu chuẩn có liên quan khác.
1.3. Những kí hiệu quy ước chung về loại vật liệu thép và các dạng liên kết trong kết cấu thép được trình bày trong bảng 1. Nếu sử dụng những kí hiệu không có trong bảng này thì phải chú thích trên bản vẽ
2. Quy định về thể hiện bản vẽ
2.1. Sơ đồ hình học của kết cấu thép được thể hiện ở vị trí làm việc với tỉ lệ nhỏ(1:50; 1:100; 1:200;…) và vẽ ở chỗ rõ nhất trên bản vẽ đầu tiên của kết cấu đó (hình 1).Sơ đồ được vẽ bằng nét liền mảnh tượng trưng cho đường trục của thanh.
Chú thích: trên sơ đồ không cần thể hiện chi tiết ghép nối và phải ghi kích thước tổng quát của kết cấu. Trường hợp cần thiết đối với kết cấu dàn mái, trị số chiều dài thanh – bằng mm, trị số nội lực – bằng kN, được ghi ngay trên sơ đồ và ở từng thanh tương ứng- trị số nội lực ghi dưới, trị số chiều dài ghi trên.
2.2. Nếu kết cấu đối xứng được phép thể hiện sơ đồ 1 nửa kết cấu. Nếu kết cấu không đối xứng phải thể hiện sơ đồ toàn kết cấu
2.3. Tỉ lệ thể hiện bản vẽ kết cáu thép được dùng như sau:
a) Sơ đồ hình học:1:50; 1:100;1:200; 1:500
b) Hình thể hiện cấu tạo:1:20;1:50;1:100
c) Hình thể hiện chi tiết:1:5; 1:10; 1:20; đối với chi tiết quá nhỏ được dùng tỉ lệ
1:1 để thuận tiện cho việc gia công chế tạo.
Trên các hình vẽ của 1 cấu kiện cho phép dùng 2 loại tỉ lệ:
- Tỉ lệ nhỏ(1:50; hoặc 1:100 hoăc 1:200) cho chiều dài các thanh
- Tỉ lệ lớn(1:5 hoặc 1:10 hoặc 1:20) cho kích thước mặt cắt các thanh và chi tiết các nút kết cấu.
2.4. Trên hình vẽ toàn thể 1 cấu kiện phải thể hiện:
- Kích thước chính từng phần và tổng quát tính theo đường trục;
- Chiều dài thanh thép và số thứ tự (đánh số) cho từng cấu kiện thành phần;
- Mặt cắt các thanh thép.
Chú thích: đối với những nút, mắt liên kết cần vẽ chi tiết theo tỉ lệ lớn phải thể hiện tất cả các kích thước, đánh số thứ tự và ghi số thứ tự đó trong vòng tròn có đường kính từ 8 đến 10 mm (vòng tròn nay chia thành 2 nửa – nửa trên ghi số thứ tự của nút, mắt liên kết; nửa dưới ghi số kí hiệu của bản vẽ có nút, mắt liên kết đó). Số kí hiệu của các thanh, các chi tiết kết cấu thép được ghi trong vòng tròn có đường kính từ 6 đến 8 mm. Trong kết cấu có những thanh hoặc chi tiết giống nhau về kích thước và cấu tạo thì ghi cùng số kí hiệu nhưng đối xứng trục vơi nhau thì phải vẽ tách cách cấu tạo, còn trong bảng kê vật liệu thì phải ghi thêm chú thích thuận (T) hoặc nghịch (N) bên cạnh số kí hiệu để tránh nhầm lẫn khi gia công. Đối với những thanh chính tổ hợp nhiều thanh phải vẽ mặt cắt theo đúng kiểu (hình thức) tổ hợp thực tế khi tính toán thiết kế kết cấu.
2.5. Trên bản vẽ kết cấu phải ghi rõ
- Các kích thước cần thiết cho việc gia công sản xuất, thi công lắp dựng;
- Số kí hiệu của các thanh thép, các nút, chi tiết, các cấu kiện;
- Kí hiệu của các cấu kiện, các mặt cấu kiện (dùng các chữ in hoa – thường là chữ đầu của tên cấu kiện – và các chữ A rập để kí hiệu);
- Cường độ chịu kéo, cắt của các loại thép dùng làm kết cấu;
- Số hiệu thép, loại que hàn, cường độ đường hàn, chiều cao, chiều dài đường hàn;
- Cốt cao độ của chân đỉnh cột, đế đèn, đỉnh dầm…;
- Những điểm cần chú ý khi gia công cấu kiện và khi thi công lắp dựng;
- Sự liên quan giữa các tờ bản vẽ.
2.6. Khi thể hiện các kết cấu phức tạp phải vẽ tách một số chi tiết như các nút, các mắt liên kết ba chiều.v.v…Các chi tiết vẽ tách này cũng phải có các hình chiếu, hình cắt, hình khai triển cần thiết để thể hiện rõ các bộ phận phức tạp khó thấy.
2.7. Các bản vẽ kết cấu thép phải có bảng thống kê vật liệu theo hình thức trình bày dưới đây. Nếu kết cấu thể hiện trên nhiều bản vẽ thì bản thống kê vật liệu được ghi ở bản vẽ cuối cùng và thường đặt ngay trên khung tên.
Bảng thống kê các loại thép
Tên và số lượng cấu kiện |
Số kí hiệu |
Hình dáng kích thước(mm) |
Chiều dài (m) diện tích (m2) |
Số lượng |
Tổng chiều dài (m) diện tích (m2) |
|
|
|
|
|
Một cấu kiện |
Toàn bộ cấu kiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng phân loại thép
Loại thép |
|
|
Chiều dài (m) hay diện tích (m2) |
|
|
Trọng lượng (T) |
|
|
Chú thích: Diện tích (m2) đẻ thống kê thép tấm |
Phụ lục
1. Bản vẽ kết cấu dàn mái. Ví dụ minh hoạ (hình 2)
2. Các hình vẽ tách những chi tiết kết cấu thép. Ví dụ minh hoạ (hình 3).So với hình chiếu đứng vị trí các hình chiếu khác đặt như sau: nhìn từ trên xuống - đặt ở dưới; nhìn từ dưới lên - đặt ở trên; nhìn từ phải sang - đặt bên phải; nhìn từ trái sang - đặt bên trái. Phía trên mỗi hình chiếu đứng phải đánh dấu bằng một chữ in hoa kèm theo mũi tên chỉ hướng, còn trên hình chiếu kia cũng phải ghi chữ in hoa tương ứng (ví dụ: AA)
3. Kết cấu hỗn hợp thép tròn với thép hình, chủ yếu là thép tròn. Ví dụ minh hoạ (hình4)
Hình 2
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.