TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QUY TRÌNH LẬP THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ THI CÔNG - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Procedures for formulation of the building organization design and the building works design - Codes for construction, check and acceptance
1.1. Quy trình này quy định thành phần, nội dung, trình tự lập và xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công khi xây dựng mới, cải tạo và mở rộng các xí nghiệp, nhà và công trình xây dựng
Thiết kế tổ chức xây dựng (viết tắt là TKTCXD) là một phần của thiết kế kĩ thuật (nếu công trình thiết kế hai bước) hoặc của thiết kế kĩ thuật bản vẽ thi công (nếu công trình thiết kế một bước) các công trình sản xuất và phục vụ đời sống.
Thiết kế thi công (viết tắt là TKTC) được lập trên cơ sở thiết kế tổ chức xây dựng đã được duyệt và theo bản vẽ thi công để thực hiện các công tác xây lắp và các công tác chuẩn bị xây lắp.
1.2. Lập kế hoạch tổ chức xây dựng nhằm mục đích: đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng thời hạn và vận hành đạt công suất thiết kế với giá thành hạ và đảm bảo chất lượng trên cơ sở áp dụng các hình thức tổ chức, quản lí và kĩ thuật xây lắp tiên tiến.
Thiết kế tổ chức xây dựng là cơ sở để phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và khối lượng xây lắp (tính bằng tiền) theo thời gian xây dựng và là căn cứ để lập dự toán công trình
1.3. Lập thiết kế thi công nhằm mục đích: xác định biện pháp thi công có hiệu quả nhất để giảm khối lượng lao động, rút ngắn thời gian xây dựng, hạ giá thành, giảm mức sử dụng vật tư, nâng cao hiệu quả sử dụng máy và thiết bị thi công, nâng cao chất lượng công tắc xây lắp và đảm bảo an toàn lao động.
Kinh phí lập thiết kế thi công được tính vào phụ phí thi công.
1.4. Khi lập TKTCXD và TKTC cần phải chú ý đến:
a) áp dụng các hình thức và phương pháp tiên tiến về tổ chức, kế hoạch hoá và quản lí xây dựng nhằm đưa công trình vào sử dụng đúng thời gian quy định.
b)Bảo đảm tiến độ thực hiện các công tác chuẩn bị sản xuất để công trình vào vận hành đồng bộ đúng thời hạn và đạt công suất thiết kế.
c) Sử dụng triệt để các phương tiện kĩ thuật thông tin, điều độ hiện có.
d)Sử dụng các công nghệ phù hợp nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng xây dựng.
e) Cung ứng kịp thời, đồng bộ các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân lực và thiết bị thi công theo tiến độ cho từng bộ phận hoặc từng hạng mục công trình .
f) Ưu tiên các công tác ở giai đoạn chuẩn bị.
g)Sử dụng triệt để điện thi công, khéo kết hợp các quá trình xây dựng với nhau để đảm bảo thi công liên tục và theo dây chuyền, sử dụng các tiềm lực và công suất của các cơ sở sản xuất hiện có một cách cân đối.
h) Sử dụng triệt để nguồn vật liệu xây dựng địa phương, các chi tiết, cấu kiện và bán thành phẩm đã được chế tạo sẵn tại các xí nghiệp.
i) áp dụng thi công cơ giới hoá đồng bộ hoặc kết hợp giữa cơ giới và thủ công một cách hợp lí để tận dụng hết công suất các loaị xe máy và thiết bị thi công, đồng thời phải tận dụng triệt để các phương tiện cơ giới nhỏ và công cụ cải tiến, đặc biệt chú ý sử dụng cơ giới vào công việc còn quá thủ công nặng nhọc (công tác đất v.v..) và các công việc thường kéo dài thời gian thi công (công tác hoàn thiện
j) Tổ chức lắp cụm các thiết bị và cấu kiện thành khối lớn trước khi lắp ráp.
k) Tận dụng các công trình sẵn có, các loại nhà lắp ghép, lưu động để làm nhà tạm và công trình phụ
l) Bố trí xây dựng trước các hạng mục công trình sinh hoạt y tế thuộc công trình vĩnh cửu để sử dụng cho công nhân xây dựng.
m) Tuân theo các quy định về bảo hộ lao động, kĩ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và an toàn về phòng cháy, nổ.
n) áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo vệ môi trường đất đai trong phạm vi chịu ảnh hưởng của các chất độc hại thải ra trong quá trình thi công và biện pháp phục hồi đất canh tác sau khi xây dựng xong công trình .
o)Bảo vệ được các di tích lịch sử đồng thời kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và an toàn xã hội của địa phương.
p)Đối với các công trình do nước ngoài thiết kế kĩ thuật khi lập TKTCXD và TKTC cần chú ý đến các điều kiện thực tế ở Việt Nam và khả năng chuyển giao các thiết bị do nước ngoài cung cấp.
1.5. Khi lập TKTCXD và TKTC các công trình xây dựng ở vùng lãnh thổ có đặc điểm riêng về điạ hình, địa chất, khí hậu (vùng núi cao, trung du v.v..) cần phải:
a) Lựu chọn các kiểu, loại xe, máy, thiết bị thi công thích hợp với điều kiện làm việc ỏ các sườn mái dốc, nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, có nước mặn, đầm lầy v.v..
b)Xác định lượng dự trữ vật tư cần thiết theo tiến độ thi công căn cứ vào tình hình cung ứng, vận chuyển do đặc điểm của vùng xây dựng công trình (lũ, lụtm, bão, ngập nước).
c) Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp với điều kiện giao thông ở những xây dựng công trình (kể cả phương tiện vận chuyển đặc biệt).
d)Lựa chọn các biện pháp phòng hộ lao động cần thiết cho công nhân khi làm việc ở vùng núi cao do điều kiện áp xuất thấp, lạnh, ở vùng có nắng, gió nóng kho kéo dài.
e) Xác định các nhu cầu đặc biệt về đời sống như: ăn, ở, chữa bệnh, học hành cho cán bộ công nhân công trình . ở những vùng thiếu nước cần có biện pháp khi thác nguồn nước ngầm hoặc có biện pháp cung cấp nước từ nơi khác đến.
f) f) Phải đặc biệt chú ý đến hiện tượng sụt lở các sườn mái dốc khi lập biện pháp thi công cũng như khi bố trí các khu nhà ở, công trình phục vụ công cộng cho cán bộ, công nhân công trình .
1.6. Việc lựa chọn phương án TKTCXD và TKTC phải dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Giá thành xây lắp;
- Vốn sản xuất cố định và vốn lưu động;
- Thời gian xây dựng;
- Khối lượng lao động; Khi so sánh các phương án cần tính toán theo chi phí quy đổi, trong đó cần tính đến hiệu quả do đưa công trình vào sử dụng sớm.
1.7. Đối với những công trình xây dựng chuyên ngành hoặc những công tác xây lắp đặc biêt, khi lập TKTCXD và TKTC được phép quy định riêng cho Bộ, ngành, trong đó phải thể hiện được các đặc điểm riêng về thi công các công trình hoặc công tác xây lắp thuộc chuyên ngành đó, nhưng không được trái với những quy định chung của quy trình này.
1.8. Khi lập TKTCXD và TKTC phải triệt để sử dụng các thiết kế điển hình về tổ chức và công nghệ xây dựng như sau:
- Phiếu công nghệ
- Sơ đồ tổ chức - công nghệ
- Sơ đồ cơ giới hoá đồng bộ;
- Phiếu lao động.
1.9. Các biểu mẫu dùng để lập TKTCXD và TKTC nên tham khảo phụ lục 2 và phụ lục 3 của quy trình này.
1.1. Thiết kế tổ chức xây dựng do tổ chức nhận thầu chính về thiết kế lập cùng với thiết kế kĩ thuật (hoặc thiết kế kĩ thuật -bản vẽ thi công) hoặc giao thầu từng phần cho các tổ chức thiết kế chuyên ngành làm. Khi xây dựng những xí nghiệp hoặc công trình đặc biệt phức tạp thì phần thiết kế tổ chức xây dựng các công tác xây lắp chuyên ngành phải do tổ chức thiết kế chuyên ngành đảm nhiệm.
2.2. Khi xác định thành phần và nội dung của TKTCXD phải căn cứ vào mức độ phức tạp của từng công trình. Việc phân loại này do từng Bộ, ngành xác định theo đặc điểm xây dựng riêng của từng chuyên ngành, phụ thuộc vào. Sự cần thiết và quy mô các công trình phụ trợ, các thiết bị thi công đặc biệt:
- Vốn đầu tư và vốn xây lắp;
- Số lượng nhà và công trình phải xây dựng;
- Mức độ thống nhất hoá, điển hình hoá và tiêu chuẩn hoá; trong giải pháp thiết kế;
- Mức độ phức tạp và tính đa dạng của các kết cấu;
- Tính đa dạng của các giải pháp công nghệ;
- Số lượng đơn vị nhận thầu tham gia xây dựng công trình
- Khi phân loại cần căn cứ theo phụ lục 1 của quy trình này.
2.3. Thiết kế tổ chức xây dựng phải lập đồng thời với các phần của thiết kế kĩ thuật để phối hợp chặt chẽ giữa các giải pháp quy hoạch không gian, giải pháp kết cấu, giải pháp công nghệ và các điều kiện về tổ chức xây dựng. Phần thiết kế tổ chức xây dựng do các tổ chức thiết kế chuyên ngành lập phải phù hợp với những giải pháp
2.4. Những tài liệu làm căn cứ để lập TKTCXD gồm có:
a) Luận chứng kinh tế - kĩ thuật đã được duyệt để xây dựng công trình;
b)Những tài liệu về khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và khí hậu vùng xây dựng;
c) Những giải pháp sử dụng vật liệu và kết cấu, các phương pháp tổ chức xây dựng, các thiết bị cơ giới sẽ sử dụng để xây lắp các hạng mục công trình chính;
d)Khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp về các mặt: vật tư, nhân lực, xe máy và thiết bị thi công để phục vụ các yêu cầu xây dựng công trình ;
e) Các tài liệu có liên quan về nguồn cung cấp: điện, nước, khí nén, hơi hàn, đường liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, đường vận chuyển nội bộ;
f) Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung cấp nhân lực và đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân trên công trường.
g)Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung cấp các chi tiết, cấu kiện và vật liệu xây dựng của các xí nghiệp trong vùng và khả năng mở rộng sản xuất các xí nghiệp này trong trường hợp xét thấy cần
h) Các hợp đồng kí với nước ngoài về việc lập TKTCXD và cung cấp vật tư, thiết bị.
2.5. Thành phần, nội dung của TKTCXD gồm có:
a) Kế hoạch tiến độ xây dựng (biểu 1, phụ lục 2), phải căn cứ vào sơ đồ tổ chức công nghệ xây dựng để xác định:
- Trình tự và thời hạn xây dựng các nhà và công trình chính và phụ trợ, các tổ hợp khởi động;
- Trình tự và thời hạn tiến hành các công tác ở giai đoạn chuẩn bị xây lắp.
- Phân bổ vốn đầu tư và khối lượng xây lắp tính bằng tiền theo các giai đoạn xây dựng và theo thời gian.
b)Tổng mặt bằng xây dựng, trong đó xác định rõ:
- Vị trí xây dựng cácloại nhà và công trình vĩnh cửu và tạm thời;
- Vị trí đường sá vĩnh cửu và tạm thời (xe lửa và ôtô);
- Vị trí các mạng lưới kĩ thuật vĩnh cửu và tạm thời (cấp điện, cấp nước, thoát nước)
- Vị trí kho bãi, bến cảng, nhà ga, các đường cần trục, các xưởng phụ trợ (cần ghi rõ những công trình phải xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị).
- Vị trí các công trình phải để lại và những công trình phải phá bỏ trong từng thời đoạn xây dựng công trình.
c) Sơ đồ tổ chức công nghệ để xây dựng các hạng mục công trình chính và mô tả biện pháp thi công những công việc đặc biệt phức tạp.
d)Biểu thống kê khối lượng công việc (biểu 2, phụ lục 3) kể cả phần việc lắp đặt các thiết bị công nghệ, trong đó phải tách riêng khối lượng các công việc theo hạng mục công trình riêng biệt và theo giai đoạn xây dựng.
e) Biểu tổng hợp nhu cầu về các chi tiết, cấu kiện thành phẩm, bán thành phẩm, vật liệu xây dựng và thiết bị, theo từng hạng mục công trình và giai đoạn xây dựng (biểu 3, phụ lục 2)
f) Biểu nhu cầu về xe, máy và thiết bị thi công chủ yếu.
g)Biểu nhu cầu về nhân lực;
h) Sơ đồ mạng lưới cọc mốc cơ sở, độ chính xác, phương pháp và trình tự xác định mạng lưới cọc mốc. Đối với công trình đặc biệt quan trọng và khi địa hình quá phức tạp phải có một phần riêng để chỉ dẫn cụ thể về công tác này.
i) Bản thuyết minh, trong đó nêu:
- Tóm tắt các đặc điểm xâydựng công trình-Luận chứng về biện pháp thi công các công việc đặc biệt phức tạp và biện pháp thi công các hạng mục công trình chính;
- Luận chứng để chọn các kỉêu, lại xe máy và thiết bị thi công chủ yếu;
- Luận chứng để chọn phương tiện vận chuyển, bốc xếp và tính toán nhu cầu về kho bãi ...
- Luận chứng về cấp điện, cấp nước, khí nén, hơi hàn...;
- Luận chứng về các nhu cầu phục vụ đời sống và sinh hoạt của cán bộ, công nhân;-Tính toán nhu cầu xây dựng nhà tạm và công trình phụ trợ (các xưởng gia công, nhà kho, nhà ga, bến cảng, nhà ở và nhà phục vụ sinh hoạt của công nhân);
- Luận chứng để chọn, xây dựng các loại nhà tạm và công trình phụ trợ theo thiết kế điển hình hoặc sử dụng loại nhà lắp ghép lưu động v.v..
- Chỉ dẫn về tổ chức bộ máy công trường, các đơn vị tham gia xây dựng (trong đó có đơn vị xây dựng chuyên ngành cũng như thời gian và mức độ tham gia của các đơn vị này);
- Những biện pháp bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp, biện pháp phòng cháy, nổ;
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chủ yếu.
2.6. Thành phần, nội dung của TKTCXD các công trình quy mô lớn, đặc biệt phức tạp ngoài những quy định ở điều 2.5. của quy định này, phải thêm:
a) Sơ đồ mạng tổng hợp, trong đó xác định:
- Thời gian thiết kế và xây dựng từng hạng mục công trình cũng như của toàn bộ công trình.
- Thời gian chuyển giao các thiết bị công nghệ;
b)Tổng mặt bằng vùng xây dựng công trình, trong đó chỉ rõ:
- Vị trí công trình sẽ xây dựng, vị trí các nhà máy và cơ sở cung cấp vật tư kĩ thuật phục vụ thi công nằm ngoài hàng rào công trường.
- Vị trí các tuyến đường giao thông hiện có và cần có nằm ngoài hàng rào công trường, trong đó chỉ rõ vị trí nối với các tuyến đường nội bộ công trường (đường ô tô, đường sắt);
- Vị trí các mạng lưới kĩ thuật cần thiết dùng trong thời gian thi công (đường dây cao thế, thông tin, tín hiệu truyền thanh, hệ thống cấp, thoát nước, hơi hàn, khí nén)
- Vị trí khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng;
- Giới hạn khu đất xây dựng;
- Khu đất mượn trong thời gian xây dựng';
- Giới hạn khu vực hành chính;
c) Các công việc chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng bao gồm:
- Thử thiết bị, hiệu chỉnh và khởi động;
- Cung ứng nguyên vật liệu điện, nước cho sản xuất; Nhu cầu bổ sung cán bộ, công nhân vận hành cho xí nghiệp;
d)Các giải pháp thông tin, điều độ ở bên trong và bên ngoài công trình để phục vụ yêu cầu thi công ở từng giai đoạn, liêt kê các thiết bị thông tin, điều độ cần thiết.
2.7. Thành phần, nội dung của TKTCXd các công trình không phức tạp cần phải ngắn gọn như, gồm có:
a) Kế hoạch tiến độ xây dựng (biểu 1, phụ lục 2), kể cả công việc ở giai đoạn chuẩn bị.
b)Tổng mặt bằng xây dựng
c) Biểu thống kê khối lượng công việc, kể cả các công việc chuyên ngành và các công việc ở giai đoạn chuẩn bị (biểu 2, phụ lục 2).
d)Biểu tổng hợp nhu cầu về các chi tiết, cấu kiện, thành phẩm, bán thành phẩm, vật liệu xây dựng, các loại xe máy và thiết bị thi công chủ yếu (biểu 3, phụ lục 2).
e) Thuyết minh vắn tắt.
2.8. Đối với các thiết kế điển hình nhà và công trình, phải nêu nhưng nguyên tắc cơ bản về tổ chức xây dựng gồm các yếu tố về tổng thể mặt bằng xây dựng, về biện pháp thi công và khối lượng các công tác xây lắp chủ yếu.
2.9. Khi lập thiết kế tổ chức xây dựng, giữa cơ quan thiết kế và tổ chức tổng thầu xây dựng phải có sự thoả thuận về việc sử dụng các loại vật liệu địa phương, về việc sử dụng các loại thiết bị xây lắp hiện có của tổ chức xây lắp, về chọn phương án vận chuyển vật liệu địa phương cũng như đơn giá kèm theo việc vận chuyển này.
2.10. Đối với các công trình do nước ngoài thiết kế và nhập thiết bị toàn bộ, cơ quan chủ đầu tư phải tổ chức lập TKTCXD theo quy định của quy trình này và phải được sự thoả thuận của cơ quan nhận thầu chính, đồng thời phải chú ý đến thời hạn nhập vật tư, thiết bị, vật liệu do nước ngoài cấp và khả năng cung ứng các loại vật liệu xây dựng trong nước cấp.
2.11. Thiết kế tổ chức xây dựng được xét duyệt cùng với thiết kế kĩ thuật. Cơ quan xét duyệt thiết kế kĩ thuật là cơ quan xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng. THủ tục và trình tự thiết kế kĩ thuật cũng là thủ tục và trình tự xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng.
2.2. Thiết kế thi công do tổ chức nhận thầu chính xây lắp lập. Đối với những công việc do tổ chức thầu phụ đảm nhiệm thì từng tổ chức nhận thầu phải lập TKTC cho công việc mình làm. Đối với những hạng mục công trình lớn và phức tạp hoặc thi công ở địa hình đặc biệt phức tạp, nếu tổ chức nhận thầu chính xây lắp không thể lập được TKTC thì có thể kí hợp đồng với tổ chức thiết kế làm cả phần TKTC cho các công việc hoặc hạng mục công trình đó.
2.2. Đối với các công trình đặc biệt phức tạp hoặc phức tạp, khi thi công phải dùng đến thiết bị thi công đặc biệt như: ván khuôn trượt, cọc ván cừ thép, thiết bị thi công giếng chìm, thiết bị lắp ráp các thiết bị công nghệ có kích thước lớn với số lượng ít hơn đơn chiếc và tải trọng nặng, thiết bị mở đường lò, gia cố nền móng bằng phương pháp hoá học, khoan nổ gần các công trình đang tồn tại ...phải có thiết kế riêng phù hợp với thiết bị được sử dụng.
2.2. Khi lập TKTC phải căn cứ vào trình độ tổ chức, quản lí và khả năng huy động vật tư nhân lực, xe, máy, thiết bị thi công của đơn vị đó.
3.4. Các tài liệu làm căn cứ để lập TKTC gồm:
- Tổng dự toán công trình;
- TKTCXD đã được duyệt;
- Các bản vẽ thi công
- Nhiệm vụ lập TKTC, trong đó ghi rõ khối lượng và thời gian lập thiết kế;
- Các hợp đồng cung cấp thiết bị, cung ứng vật tư và sản xuất các chi tiết, cấu kiện, vật liệu xây dựng, trong đó phải ghi rõ chủng loại, số lượng, quy cách, thời gian cung ứng từng loại cho từng hạng mục công trình hoặc cho từng công tác xây lắp;
- Những tài liệu về khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, nguồn cung cấp điện, nước, đường sá, nơi tiêu nước, thoát nước và các số liệu kinh tế -kĩ thuật có liên quan khác.
- Khả năng điểu động các loại xe, máy và các thiết bị thi công cần thiết.
- Khả năng phối hợp thi công giữa các đơn vị xây lắp chuyên ngành với đơn vị nhận thầu chính;
- Các quy trìnhh, quy phạm, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức hiện hành có liên quan.
3.5. Thành phần, nội dung TKTC ở giai đoạn chuẩn bị xây lắp gồm có:
a) Tiến độ thi công (biểu 4, phụ lục 3) các công tác ở giai đoạn chuẩn bị có thể lập theo sơ đồ ngang hoặc sơ đồ mạng.
b)Lịch cung ứng các chi tiết, cấu kiện, vật liệu xây dựng, xe máy, thiết bị thi công và thiết bị công nghệ cần đưa về công trường trong giai đoạn này (biểu 5, phụ lục3).
c) Mặt bằng thi công, trong đó phải xác định:
- Vị trí xây dựng các loại nhà tạm và công trình phụ trợ.
- Vị trí các mạng lưới kĩ thuật cần thiết có trong giai đoạn chuẩn bị (đường sá, điện, nước...) ở trong và ngoài phạm vi công trường, trong đó cần chỉ rõ vị trí và thời hạn lắp đặt các mạng lưới này để phục vụ thi công.
d)Sơ đồ bố trí các cọc mốc, cốt san nền để xác định vị trí xây dựng các công trình tạm và các mạng kĩ thuật, kèm theo các yêu cầu về độ chính xác và danh mục thiết bị đo đạc.
e) Bản vẽ thi công các nhà tạm và công trình phụ trợ.
f) Bản vẽ thi công hoặc sơ đồ lắp đặt hệ thống thông tin, điều độ.
g)Thuyết minh vắn tắt.
3.6. Thành phần nội dung của TKTC trong giai đoạn xây lắp chính gồm có:
a) Tiến độ thi công (biểu 4, phụ lục 3) trong đó xác định:
- Tên và khối lượng công việc (kể cả phần việc do các đơn vị xây lắp chuyên ngành đảm nhiệm) theo phân đoạn, trình tự thi công và công nghệ xây lắp;
- Trình tự và thời gian hoàn thành từng công tác xây lắp;
- Nhu cầu về lao động và thời hạn cung ứng các loại thiết bị công nghệ.
b)Lịch vận chuyển đến công trường (theo tiến độ thi công) các chi tiết, cấu kiện, vật liệu xây dựng và thiết bị công nghệ (biểu 5, phụ lục 3).
c) Lịch điều động nhân lực đến công trường theo số lượng và ngành nghề (biểu 6, phụ lục 3), cần chú ý đến nhu cầu về công nhân có kĩ năng đặc biệt.
d)Lịch điều động các loại xe, máy và thiết bị thi công chủ yếu (biểu 7, phụ lục 3).
e) Mặt bằng thi công, trong đó ghi rõ:
- Vị trí các tuyến đường tạm và vĩnh cửu (bao gồm các vùng đường cho xe cơ giới, người đi bộ và các loại xe thô xơ; các tuyến đường chuyên dùng như:đường di chuyển của các loại cần trục, đường cho xe chữa cháy, đường cho người thoát nạn khi có sư cố nguy hiểm...)
- Vị trí các mạng kĩ thuật phục vụ yêu cầu thi công (cấp điện, cấp nước, khí nén, hơi hàn...)
- Các biện pháp thoát nước khi mưa lũ;
- Vị trí và tầm hoạt động của các loại máy trục chính;
- Vị trí các kho, bãi để cấu kiện, vật liệu xây dựng, xe máy và các thiết bị thi công chủ yếu;
- Vị trí làm hàng rào ngăn vùng nguy hiểm, biện pháp chống sét để đảm bảo an toàn.
- Vị trí các nhà tạm và công trình phụ trợ phục vụ cho yêu cầu thi công.
f) Phiếu công nghệ (phụ lục 4) lập cho các công việc phức tạp hoặc các công việc thi công theo phương pháp mới, trong đó cần chỉ rõ trình tự và biện pháp thực hiện từng việc, xác định thời gian cần thiết để thực hiện cũng như khối lượng lao động, vật tư, vật liệu và xe, máy thiết bị thi công cần thiết để thực hiện các công việc đó.
g)Sơ đồ mặt bằng bố trí mốc trắc đạc để kiểm tra vị trí lắp đặt các bộ phận kết cấu và thiết bị công nghệ, kèm theo các yêu cầu về thiết bị và độ chính xác về đo đạc.
h) Các biện pháp về kĩ thuật an toàn như: gia cố thành hố móng, cố định tạm các kết cầu khối lắp ráp, đặt nối tạm thời, bảo vệ cho chỗ làm việc trên cao v.v...
i) Các yêu cầu về kiểm tra và đánh giá chất lượng vật liệu cấu kiện và công trình (các chỉ dẫn về sai lệch giới hạn cho phép, các phương pháp và sơ đồ kiểm tra chất lượng v.v.v Lịch nghiệm thu từng bộ phận công trình hoặc công đoạn xây dựng
j) Các biện pháp tổ chức đội hạch toán độc lập và tổ chức khoán sản phẩm, kèm theo là các biện pháp tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị thi công cho các đội xây lắp được tổ chức theo hình thức khoán này.
k) Bản thuyết minh, trong đó nêu rõ:
- Luận chứng về các biện pháp thi công được lựa chọn, đặc biệt chú ý đến các biện pháp thi công thích hợp với các mùa trong năm (nóng, lạnh, mưa, bão...)
- Xác định nhu cầu về hơi hàn, khí nén, điện nước phục vụ thi công và sinh hoạt của cán bộ, công nhân, các biện pháp chiếu sáng chung trong khu vực thi công và tại nơi làm việc. Trong trường hợp cần thiết phải có bản vẽ thi công hoặc sơ đồ lắp mang điện kèm theo (tính từ trạm cấp đến từng hộ tiêu thụ điện);
- Bảng kê các loại nhà tạm và công trình phụ trợ, kèm theo các bản vẽ và chỉ dẫn cần thiết khi xây dựng các nhà máy đó;
- Biện pháp bảo vệ các mạng kĩ thuật đang vận hành khỏi bị hư hỏng trong quá trình thi công;
- Luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động;
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật chủ yếu của các biện pháp thi công được lựa chọn.
3.7. Đối với công trình đặc biệt phức tạp và phức tạp khi lập TKTC ngoài những quy định ở điều 3.6. cần lập sơ đồ mạng tổng hợp.
3.8. Thành phần, nội dung của TKTC những công trình không phức tạp (bao gồm những công trình thiết kế 1bước) gồm có:
a) Tiến độ thi công lập theo sơ đồ ngang (biểu 4, phụ lục 3) trong đó bao gồm cả công việc chuẩn bị và công việc xây lắp chính (kể cả phần việc do các đơn vị xây lắp chuyên ngành đảm nhiệm).
b)Mặt bằng thi công
c) Sơ đồ công nghệ thi công các công việc chủ yếu
d)Thuyết minh vắn tắt.
3.9. Đối với các công trình được xây dựng theo thiết kế điển hình, trong phần bản vẽ thi công phải có phần chỉ dẫn những nguyên tắc cơ bản về thi công, kèm theo thuyết minh về biện pháp thi công các công tác chủ yếu và các giải pháp thi công thích hợp với các mùa trong năm (nóng, lạnh, mưa, bão), biện pháp đảm bảo an toàn và bảo hộ lao động, bản kê các thiết bị và dụng cụ cần dùng trong quá trình xây lắp công trình. Trong phần chỉ dẫn những nguyên tắc cơ bản về thi công cần có:
a) Tiến độ thi công mẫu (lập theo biểu 4, phụ lục 3) trong đó chỉ rõ khối lưọng các công việc và số ngày thực hiện các công việc này.
b)Mặt bằng thi công mẫu phần trên mặt đất của nhà và công trình.
c) Phiếu công nghệ mẫu cho những công việc chính (mẫu phiếu công nghệ theo phụ lục 4).
d)Biểu tổng hợp nhu cầu về các chi tiết, cấu kiện, vật liệu xe, máy và thiết bị thi công chủ yếu.
3.10. Để đánh giá, kiểm tra chất lượng công tác, xây lắp, trong thiết kế thi công cần phải có:
- Vẽ phác thảo cắt các chi tiết, cấu kiện, bộ phận công trình cần kiểm tra đánh giá chất lượng ;
- Chỉ rõ vị trí cho phép có dung sai và trị số sai lệch giới hạn cho phép theo quy dịnh của các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
- Cách kiểm tra, thời điểm kiểm tra và phương tiện dùng để kiểm tra (đặc biệt là với các công việc bị che khuất);
l) Các chỉ dẫn về kiểm tra mẫu thử nghiệm vật liệu và cấu kiện, các chế độ nhiệt ẩm cũng như các chỉ dẫn kiểm tra và thử từng phần thiết bị.
3.11. Trong TKTC phải dự kiến tất cả những công việc có thể gây nguy hiểm về cháy nổ để đề ra biện pháp phòng cháy, nổ cần thiết và những yêu cầu về bảo quản vật liệu cháy, nổ khi thi công gần những nơi để các vật liệu này.
3.12. Khi so sánh lựa chọn phương án TKTC cần phải dựa trên các chi tiết kinh tế kĩ thuật chủ yếu sau:
- Giá thành xây lắp
- Vốn sản xuất cố định và vốn lưu động;
- Thời hạn thi công;
- Khối lượng lao động;
- Một số chỉ tiêu khác đặc trưng cho sự tiến bộ của công nghệ (mức độ cơ giới hoá các công việc chủ yếu v.v.)
3.13. TKTC phải do giám đốc của tổ chức xây lắp phê duyệt. Tổ chức xây lắp này là cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ (thầu chính) việc thi công công trình. Các thiết kế thi công do tổ chức thầu phụ lập TKTC thì phải được giám đốc tổ chức thầu phụ duyệt và được tổ chức thầu chính nhất trí. Các hồ sơ TKTC đã được duyệt phải giao cho các đơn vị thi công trước hai tháng kể từ lúc bắt đầu khởi công hạng mục công trình hoặc công việc đó. Trường hợp gặp khó khăn có thể giao trước một tháng tính đến ngày khởi công hạng mục công trình đó. Chỉ được tiến hành thi công khi đã có TKTC đã được duyệt.
3.4. Khi cải tạo và mở rộng các xí nghiệp công nghiệp, trong TKTCXD ngoài những quy định ở chương 2 của quy trình này cần phải làm các việc sau:
a) Quy định trình tự xây lắp cho từng bộ phận hoặc phân xưởng mà trong quá trình thi công phải ngừng sản xuất hoặc phải thay đổi dây chuyền sản xuất chính.
b)Chỉ rõ trên tổng mặt bằng các mạng lưới kĩ thuật đang vận hành, sẽ phải bỏ đi hoặc di chuyển những vị trí tiếp nối các mạng kĩ thuật để thi công, các đường đi trong khu vực xây dựng v.v.
c) Lập các biện pháp che chắn tạm thời dây chuyền sản xuất còn tiếp tục vận hành mà trong quá trình thi công lắp ráp cấu kiện có thể bị hư hại các thiết bị đó.
d)Xác định rõ các công việc cần làm trong giai đoạn chuẩn bị để khi thi công các công việc chủ yếu thì việc phải ngừng sản xuất từng bộ phận hoặc ngưngf sản xuất toàn bộ xí nghiệp là ít nhất.
e) Xác định rõ những công việc cũng như khối lượng và biện pháp thi công những công việc phải thực hiện trong điều kiện chật hẹp.
3.4. Việc lập TKTC để cải tạo và mở rộng các công trình công nghiệp cũng bao gồm công việc như khi xây dựng mới, nhưng phải tính kĩ những đặc điểm của công trình là phải tiến hành thi công trong điều kiện các dây chuyền sản xuất đang vận hành. Trên tổng mặt bằng cần ghi rõ những mạng lưới kĩ thuật đang có và sẽ còn tồn tại, những mạng lưới kĩ thuật mới và những mạng lưới sẽ bỏ đị, những vị trí tiếp nối của mạng lưới kĩ thuật, các đường có thể dùng cho công tác xây lắp. Trong tiến độ thi công phải xác định rõ sự phối hợp giữa công tác xây dựng và sản xuất, xác định rõ thời hạn cần phải ngừng sản xuất để thi công. Trong thiết kế thi công để cải tạo và mở rộng các xí nghiệp, phải đặc biệt chú ý đến các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và biện pháp phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ.
3.5. Việc lắp đặt các kết cấu đặc biệt phức tạp, các thiết bị công nghệ lớn, các hệ thống kĩ thuật vệ sinh, chống thấm, cách nhiệt, chống rỉ các công trình ngầm và dưới mặt đất làm trong điều kiện địa hình, địa chất đặc biệt phức tạp cần phải lập TKTC riêng cho từng công việc. Trong đó, cần ghi rõ: Khối lượng và giá thành công việc, biểu đồ thi công, sơ đồ hoạt động của xe máy và thiết bị thi công chủ yếu, biểu đồ nhân lực, phiếu công nghệ, tổng mặt bằng, biểu đồ cung ứng các chi tiết, cấu kiện chế tạo sẵn tại nhà máy, các loại thành phẩm và bán thành phẩm, các loại vật liệu xây dựng, các loại xe máy và thiết bị thi công chủ yếu, bản vẽ các thiết bị chuyên dùng cho công tác lắp ráp, thuyết minh tóm tắt. Trên tổng mặt bằng cần ghi rõ các phần có liên quan đến quá trình lắp đặt thiết bị công nghệ như diện tích sử dụng, trong đó kể cả phần dùng để tổ hợp thiết bị, các tuyến vận chuyển thiết bị, loại cần trục dùng để lắp ráp, bảng liệt kê thiết bị.
4.4. Trong phiếu công nghệ hoặc sơ đồ hướng dẫn công nghệ lắp đặt các thiết bị kĩ thuật cần ghi rõ:
- Trình tự vận chuyển, xếp đặt các thiết bị công nghệ, kết cấu, các loại đường ống làm sẵn trong khu vực lắp ráp;
- Các phương pháp lắp ráp và gia cường kết cấu chịu lực trong thời gian lắp thiết bị công nghệ;
- Chỉ dẫn về công nghệ hàn;
- Biện pháp lắp đặt, thử nghiệm và tháo dỡ các thiết bị neo chằng;
- Thử nghiệm và chạy thử các thiết bị công nghệ, hệ thống đường ống đã lắp đặt;
- Biện pháp an toàn trong quá trình lắp ráp'
4.5. Các phần của TKTC và lắp đặt các thiết bị công nghệ phải được thảo luận nhất trí với các cơ quan có liên quan sau: Với giám đốc xí nghiệp có công trình xây dựng mở rộng hoặc cải tạo về thời gian tập kết thiết bị công Với các nhà máy chế tạo (đơn vị cấp thiết bị) khi có sự thay đổi về phương pháp cẩu lắp hoặc các thay đổi khác với quy định của nhà máy chế tạo. Thiết kế thi công để cải tạo và mở rộng xí nghiệp đang hoạt động phải được giám đốc xí nghiệp này thông
Xây dựng các công trình hầm mỏ lò và khai thác mỏ
4.6. Việc lập TKTC các công trình hầm lò và khai thác mỏ cần phân biệt 3 dạng sau:
- Dạng công trình trên mặt đất như:xưởng làm giàu quặng, xưởng nghiền, trạm máy nâng chuyển,trạm sửa chữa, đường sá, các hệ thống cấp điện, nước, khí nén v.v. khu vực hành chính và phục vụ đời sống sinh hoạt của cán bộ, công nhân.
- Dạng công trình hầm lò (lò đứng, lò bằng, lò nghiêng)
- Dạng công trình khai thác mỏ lộ thiên;
- Thành phần và nội dung TKTCXD và TKTC các công trình thuộc dạng thứ nhất phải theo các quy định ở chương 2 và chương 3 của quy trình này.
4.7. Khi lập TKTCXD các công trình hầm lò thuộc dạng thứ 2 (điều 4.6) ngoài những quy định chung của quy trình này còn phải làm các việc sau:
- Luận chứng về lựa chọn phương pháp đào lò và thiết bị cũng như lựa chọn vật liệu chống lò;
- Lập phiếu công nghệ cho các công việc mở lò giếng, lò bằng, lò nghiêng (khi không có phiếu công nghệ mẫu);
- Lập mặt bằng bố trí các thiết bị đào lò, trong đó chỉ rõ cự li thích hợp để bảo vệ các công trình hiện có;
- Lập tiến độ thi công hầm lò;
- Xác định trình tự khoan và tốc độ khoan lò giếng, lò bằng, lò nghiêng;
- Xác định nhu cầu về lao động, vật tư thiết bị cần thiết theo khối lượng đào lò;
- Lập sơ đồ và quy định về chế độ thông gió khi thi công hầm lò;
- Lập sơ đồ thoát nước và biện pháp làm sạch nước hầm lò.
- Lập biện pháp vận chuyển đất đá ở hầm lò ra ngoài.
4.8. Khi lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình khai thác mỏ lộ thiên thuộc dạng thứ 3 (điểu 4.6) ngoài những quy định chung của quy trình này cần phải làm các việc sau:
- Lập tiến độ thi công bóc các lớp đất đá phủ;
- Lập hồ sơ thi công bóc các lớp đất đá phủ, sơ đồ lắp đặt các thiết bị phức tạp, sơ đồ khoan lò, đào đường lò xả và đường lò ra;
- Lập biện pháp thoát nước bề mặt;
- Lập sơ đồ thi công các đường liên lạc, hào mở vỉa;
- Lập các phiếu công nghệ (hộ chiếu kĩ thuật) về khoan nổ mìn cho các trường hợp đặc biệt. Khi lập thiết kế thi công hầm lò thuộc dạng thứ nhất và khai thác mỏ lộ thiên thuộc dạng thứ 3 của điều 4.6 ngoài những yêu cầu chung của quy định này cần phải làm thêm các việc sau:
- Biểu đồ nhu cầu về máy và thiết bị thi công phân bố theo thời gian;
- Phiếu công nghệ cho các loại công việc xây dựng mở rộng và lắp đặt thiết bị phức tạp;
- Thiết kế bản vẽ thi công các công trình ngầm tạm thời khi không có thiết kế điển hình;
- Biện pháp yêu cầu trắc đạc mỏ;
- Biện pháp chống bụi và bảo vệ môi trường theo yêu cầu của thiết kế;
Xây dựng các công trình dạng tuyến
4.9. Các công trình dạng tuyến bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường ống dẫn dầu, khí, đường dây tải điện cao thế, đường dây thông tin liên lạc...
4.10. Khi lập TKTCXD và TKTC các công trình dạng tuyến cần phải chú ý đến các đặc điểm sau: Các chi tiết, cấu kiện xây dựng, các dạng công việc và khối lượng công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần (dọc theo tuyến), cần phải áp dụng phương pháp tổ chức xây dựng theo dây chuyền và các đội xây lắp chuyên môn hoá cùng với các nhóm máy, thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển phù hợp.
4.11. Khi lập TKTCXD các công trình dạng tuyến ngoài những quy định chung cần chú ý các việc sau đây (chỉ rõ trong tổng tiến độ, trong tổng mặt bằng và trong bảng thuyết minh):
- Phân đoạn thi công hợp lí và xác định công việc của từng đoạn;
- Chỉ rõ những chỗ và biện pháp tránh hoặc vượt qua các chướng ngại tự nhiên (sông, đầm lầy v.v..)
- Xác định các cơ sở cung ứng vật tư, thiết bị và cấp điện ... nước phục vụ cho yêu cầu thi công và sinh hoạt của cán bộ và công nhân xây dựng trên từng đoạn thi công;
- Biện pháp tổ chức thông tin, liên lạc giữa các đơn vị thi công và các cơ quan có liên quan;
- Lập sơ đồ vận chuyển vật liệu cấu kiện;
- Thuyết minh về khả năng sử dụng các trạm, bến bãi, kho trung chuyển và đường giao thông hiện có cũng như các tuyến cố định sẽ xây dựng trước để dùng trong quá trình thi công.
- Xác định phạm vi hoạt động và sự phối hợp công tác giữa các đơn vị thi công trên toàn tuyến cũng như sơ đồ di chuyển của các đơn vị trong quá trình thi công;
- Lập biên bản bảo đảm liên lạc và điều độ;
- Lập biện pháp bóc lớp đất trồng trọt, vận chuyển và bảo quản lớp đất trồng trọt, phương pháp phục hồi lớp đất trồng trọt sau khi thi công xong.
4.12. Đối với các công trình dạng tuyến ngoài những quy định chung của quy trình này, trong nội dung và thành phần của thiết kế thi công cần phải thêm các công việc sau:
- Tiến độ thi công, trong đó xác định trình tự và thời gian bóc lớp đất trồng trọt và thi công đất, làm lớp kết cấu trên mặt đường, lắp đường ống, làm móng cột, dẫn điện, hàn các mối nối, đặt sứ cách điện, thử nghiệm các kết cấu và đường ống dẫn, phục hồi lớp đất màu;
- Lập sơ đồ mặt bằng tuyến xây dựng hoặc khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ chỗ vượt qua các chướng ngại vật tự nhiên, điều kiện địa chất, vị trí đặt đường, giao thông tạm thời và cố định, vị trí các trạm cấp điện, đường dây thông tin, kho bãi và các công trình phụ trợ khác phục vụ cho yêu cầu thi công;
- Lập sơ đồ vận chuyển và lịch cung ứng các loại vật tư thiết bị, lịch sử dụng và điều độ các thiết bị, công cụ thi công, các phương tiện vận chuyển ... ;
- Lập phiếu công nghệ để thi công các công việc phức tạp ở từng đoạn thi công cụ thể và các biện pháp đặc biệt để vượt qua các chướng ngại vật thiên nhiên;
- Vẽ sơ đồ các tuyến đường giao thông nội bộ nối với các tuyến đường giao thông hiện có ở địa phương;
- Lập quy hoạch bố trí các nhà tạm và công trình phụ trợ cho từng đoạn thi công (bãi lắp ghép, trạm nấu nhựa đường, kho bãi...)
Xây dựng các công trình thủy lợi
4.13. Khi xây dựng các công trình thủy lợi, trong thiết kế tổ chức xây dựng, ngoài những quy định chung, còn phải làm các việc sau:
- Đối với các công trình tưới nước phải chia ra những công trình đầu mối, kênh mương chính, kênh mương nội đồng và kênh mương sử dụng kết hợp, những đường ống dẫn nước và các công trình kèm theo nó, các máng tưới tạm thời, mạng lưới đường sá, các hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc, khu nhà ở của công nhân viên vận hành;
- Đối với các công trình tiêu nước, phải chia ra công trình thu nước, các trạm bơm đê bao, hồ chứa nước, các kênh tiêu, hệ thống điều tiết, mạng lưới đường xá, hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc, khu nhà ở của công nhân vận hành;
- Chỉ rõ trong kế hoạch tiến độ xây dựng thời hạn dẫn dòng thị công cho từng giai đoạn, thời hạn ngăn dòng và thời gian tích nước vào hồ chứa v.v.. dự kiến thời gian tối thiểu phải ngừng vận hành đối với các công trình sửa chữa cải tạo.
- Chỉ rõ trên tổng mặt bằng xây dựng vị trí những công trình dẫn dòng trong từng giai đoạn xây lắp, chỉ rõ sự phân chia ra theo từng giai đoạn, đợt xây dựng, xây dựng đầu mối hay toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi, trình tự đưa từng phần diện tích được tưới nước vào sử dụng;
- Đối với những hệ thống tưới nước và tiêu nước cần phải vạch rõ ranh giới vùng tưới và vùng tiêu, trình tự đưa từng phần vào sử dụng, ranh giới giữa vùng đang thi công và vận hành, vị trí các bãi lầy đất, đối với những công trình lớn ranh giới vùng ngập nước và vùng thoát nước, kênh tưới ngập và những cầu cống tạm thời;
- Vạch rõ sơ đồ dẫn dòng thi công và những biện pháp ngăn dòng và thoát lũ trong từng giai đoạn xây lắp;
- Trong trường hợp cần thiết phải tính toán những chi phí mở rộng các cơ sở sản xuất phục vụ thi công, có tính đến khả năng sử dụng các xí nghiệp công nghiệp hoá xây dựng, đường sá và các công trình hạ tầng do địa phương quản lí, đồng thời cần xem xét khả năng góp vốn cũng với các cơ quan khác để đầu tư xây dựng mở rộng các cơ sở loại này;
- Khi sửa chữa, cải tạo các công trình tưới nước hoặc từng bộ phận công trình thuỷ nông phải có biện pháp bảo đảm tưới đều đặn, không được gián đoạn các vùng đất canh tác nông nghiệp.
4.14. Khi thiết kế thi công các công trình thuỷ lợi, trong tiến độ thi công còn phải chỉ rõ cả công tác lắp đặt thiết bị điện -cơ khí vào các kết cấu lắp ghép. Những công tác đặc biệt như trình tự lắp răng lược, khép kín đê quai, ngăn dòng chảy cần phải vạch chi tiết trong tiến độ thi công.
4.15. Khi lập thiết kế thi công công trình đầu mối và hệ thống kênh mương phải đảm bảo trong điều kiện cho phép phát huy từng phần năng lực tưới tiêu của hệ thống trong quá trình thi công.
4.16. Trường hợp mở rộng, hoàn chỉnh, nâng cao các hệ thống cũ, thiết kế tổ chức xây dựng bảo đảm vừa xây dựng vừa vận hành các công trình đã có.
4.17. Khi lập thiết kế thi công các hệ thống công trình thuỷ lợi cần bổ sung các tài liệu sau:
- Các giải pháp xử lí nước mặt và nước ngầm trong hố móng;
- Các giải pháp xử lí nền (khoan phụt xi măng, gia cố nền, tạo nền chống thấm...)
- Các biện pháp xử lí toả nhiệt các kết cấu bê tống liền khối;
- Tính toán dẫn dòng thi công và chặn dòng chảy.
Xây dựng các công trình dân dụng
4.18. Khi lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình dân dụng cần chú ý đến quy hoạch toàn diện khu và tiểu khu nhà ở và đưa vào sử dụng nhà ở và công trình phục vụ công cộng đồng bộ, đúng thời hạn quy định, đồng thời phải kịp thời làm vườn hoa cây xanh.
4.19. Khi lập thiết kế tổ chức xây dựng để xây dựng khu hoặc tiểu khu nhà ở cần thể hiện rõ trong kế hoạch tiến độ xây dựng thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Xây dựng các công trình hạ tầng (đặt đường ống cấp thoát nước, dây điện, ...) và xây dựng bộ phận nhà dưới mặt đất.
Giai đoạn 2:
Xây dựng bộ phận nhà và công trình trên mặt đất. Phải lập thiết kế thi công riêng cho từng giai đoạn xây dựng dưới mặt đất và giai đoạn xây dựng trên mặt đất.
4.20. Khi thiết kế điển hình các nhà và công trình dân dụng, trong thuyết minh cần có phần quy định chung về tổ chức xây dựng. Nội dung và khối lượng của phần quy định chung này phải được quy định trong luận chứng thiết kế điển hình các công trình.
4.21. Khi thiết kế điển hình nhà ở và công trình dân dụng trong thiết kế bản vẽ thi công phải có phần nguyên tắc cơ bản về thiết kế thi công, trong đó luận chứng rõ về các phưong pháp tổ chức và công nghệ được chọn để thi công những công việc chủ yếu, các yêu cầu về an toàn lao động, các trang bị cần có cho công tác xây lắp.
4.22. Các khoản chi phí để lập thiết kế thi công các công trình xây dựng đơn chiếc ở khu vực đông dân cư với điều kiện thi công chật hẹp hoặc các công trình mở rộng cải tạo, các công trình sử dụng các loại vật liệu mới, sử dụng các kết cấu mới ... được tính vào tiền thiết kế.
4.23. Các khoản chi phí để lập thiết kế thi công các công trình xây dựng thực nghiệm để kiểm tra kết quả áp dụng các kết cấu mới, kiểm tra các loại thiết kế điển hình sẽ xây dựng hàng loạt, kiểm tra các giải pháp kiến trúc và không gian mặt bằng mới, kiểm tra các loại vật liệu xây dựng mới hoặc các phương pháp thi công mới v.v.. được tính vào vốn xây dựng cơ bản và do bên A chịu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.