TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2602-87
KIỂM TRA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
KIỂM TRA NGHIỆM THU ĐỊNH LƯỢNG
KHI THÔNG SỐ KIỂM TRA CÓ PHÂN BỐ CHUẨN
Statistical control of quiality
Acceptance inspection by variables
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 2602-78.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1672-79 và ISO 3951-81.
Tiêu chuẩn này quy định cách lập và sử dụng các phương án kiểm tra định lượng chủ yếu dùng để kiểm tra nghiệm thu các lô liên tiếp nhưng có thể dùng để kiểm tra nghiệm thu các lô riêng lẻ.
1. Nguyên tắc chung
1.1. Điều kiện áp dụng tiêu chuẩn
Để áp dụng tiêu chuẩn cần bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Các lô liên tiếp đưa kiểm tra phải do cùng một nơi sản xuất trong điều kiện như nhau. Nếu đo nhiều nơi sản xuất, phải áp dụng tiêu chuẩn riêng cho từng nơi;
b) Thông số kiểm tra đo trên thang đo liên tục có phân bố chuẩn bị hay xấp xỉ chuẩn.
c) Sản xuất phải ổn định.
d) Thông số kiểm tra có giới hạn cho phép (trên hay/và dưới) quy định trong các văn bản pháp quy kỹ thuật. Khi sử dụng các phương án của tiêu chuẩn để kiểm tra các lô riêng lẻ, cần tham khảo các đường hiệu quả để chọn phương án thích hợp thỏa mãn yêu cầu của người giao và người nhận (xem 2.5)
1.2. Để lập phương án kiểm tra cần xác định:
a) Cỡ lô hay khoảng cỡ lô
b) Bậc kiểm tra
c) Mức khuyết tật chấp nhận
d) Phương pháp kiểm tra
e) Chế độ kiểm tra
Chú thích: Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này phù hợp với TCVN 3691-81, riêng các thuật ngữ liên quan tới “mức chất lượng” được thay bằng “mức khuyết tật” nhằm tránh hiểu lầm cho người sử dụng và phù hợp với cách dùng các tiêu chuẩn HĐTTKT ban hành trong thời gian gần đây.
Các ví dụ minh họa cách lập và sử dụng phương án trình bày trong phụ lục.
1.3. Bậc kiểm tra
Tiêu chuẩn này quy định năm bậc kiểm tra (ba bậc thông dụng I, II, III và hai bậc đặc biệt S.3 và S.4) cho phép xác định cỡ mẫu khác nhau xuất phát từ một cỡ lô.
Các bậc kiểm tra thông dụng I, II, III được áp dụng phổ biến nhất. Bậc kiểm tra III được áp dụng khi việc nhận nhằm những lô có mức khuyết tật cao hơn quy định sẽ gây tổn thất lớn hay khi chi phí kiểm tra không đáng kể. Bậc kiểm tra I được áp dụng khi việc nhận những lô có mức khuyết tật cao hơn quy định không gây ra tổn thất lớn. Khi không có những quy định gì thêm thì áp dụng bậc kiểm tra II
Các bậc kiểm tra đặc biệt S.3 và S.4 được áp dụng nếu đòi hỏi phải lấy cỡ mẫu nhỏ (ví dụ khi kiểm tra phá hủy) hay khi không đòi hỏi mức độ nghiêm ngặt cao.
1.4. Mức khuyết tật chấp nhận AQL
Mức khuyết tật chấp nhận trong trường hợp kiểm tra các lô liên tiếp là tỉ lệ phần trăm sản phẩm có khuyết tật tối đa có thể được coi là thỏa mãn như mức khuyết tật trung bình của sản xuất. Với phương án lấy mẫu đã cho, mức khuyết tật này tương ứng với sác xuất chấp nhận cao.
AQL đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng về mặt trung bình nhưng không bảo đảm được điều này cho mỗi lô riêng rẽ. Khi thông số kiểm tra có hai giới hạn cho phép: trên và dưới (giới hạn hai phía) có thể quy định mức khuyết tật chấp nhận riêng cho từng giới hạn – ký hiệu tương ứng là AQLt AQLd – hoặc có thể quy định bởi một mức khuyết tật chấp nhận tổng cộng chung cho cả hai phía. Hai cách quy định trên tương ứng được gọi là “giới hạn hai phía riêng biệt” và “giới hạn hai phía kết hợp”
Trong tiêu chuẩn chỉ quy định cách lập phương án theo các giá trị AQL ưu tiên: 0,04; 0,05.. Với những giá trị AQL khác, cần quy về các giá trị ưu tiên trên theo bảng 1.
1.5. Phương pháp kiểm tra
Tùy theo độ lệch tiêu chuẩn “d” của lô đã biết hay được ước lượng bằng độ lệch tiêu chuẩn s hoặc độ rộng trung bình mẫu R mà sử dụng phương pháp “d” “ps” hay “R”. Phương pháp “d” là kinh tế nhất, nhưng đòi hỏi phải biết dựa vào thông tin quá khứ. Phương pháp “R” đơn giản hơn khi tính toán nhưng đòi hỏi cỡ mẫu lớn hơn. Phương pháp “s” có tính ưu việt hơn phương pháp “R” về cỡ mẫu nhưng tính toán phức tạp hơn.
Khi bắt đầu kiểm tra cần sử dụng phương pháp “s” hay “R”, nhưng nếu chất lượng sản phẩm là tốt và ổn định thì có thể chuyển sang phương pháp “d” (xem 2.4).
1.6. Chế độ kiểm tra
Tùy theo kết quả ở những lô trước, có thể áp dụng một trong ba chế độ kiểm tra:
a) Thường
b) Ngặt
c) Giảm
Kiểm tra ngặt có cùng cỡ mẫu như kiểm tra thường nhưng giá trị AQL nhỏ hơn. Kiểm tra giảm đòi hỏi cỡ mẫu nhỏ hơn so với kiểm tra thường.
Khi bắt đầu kiểm tra, nếu không có ý kiến gì khác của cơ quan có thẩm quyền thì áp dụng chế độ kiểm tra thường. Chế độ kiểm tra thường được tiếp tục áp dụng cho tới khi phải chuyển sang chế độ kiểm tra ngặt hay giảm theo các quy định trong điều 1.6.1 hay 1.6.3.
1.6.1. Kiểm tra thường được chuyển sang kiểm tra ngặt khi hai trong năm lô liên tiếp bị bác bỏ khi kiểm tra thường. Việc chuyển sang kiểm tra ngặt có nghĩa là mức khuyết tật trung bình của các lô đưa kiểm tra lớn hơn giá trị AQL quy định.
1.6.2. Kiểm tra ngặt được chuyển về kiểm tra thường khi năm lô liên tiếp được nhận. Nếu 10 lô liên tiếp vẫn bị duy trì ở chế độ kiểm tra ngặt thì ngừng kiểm tra mẫu và tìm hiểu nguyên nhân của sự sút giảm chất lượng.
1.6.3. Kiểm tra thường được chuyển sang kiểm tra giảm nếu có đồng thời các điều kiện sau:
a) 10 lô liên tiếp được nhận ở chế độ kiểm tra thường.
b) Sản xuất ổn định và được theo dõi thường xuyên.
c) Điều kiện sản xuất không thay đổi, không có sự gián đoạn lâu.
Việc chuyển sang chế độ kiểm tra giảm có nghĩa là mức khuyết tật trung bình của các lô trước kiểm tra nhỏ hơn giá trị AQL quy định.
1.6.4. Kiểm tra giảm được chuyển về kiểm tra thường nếu chỉ một trong các điều kiện sau đây xảy ra:
a) Một lô bị loại khi kiểm tra giảm
b) Công nghệ hay điều kiện sản xuất thay đổi
c) Việc giao hàng không đều đặn hay quy trình sản xuất không liên tục
d) Những điều kiện khác đòi hỏi phải trở lại kiểm tra thường
1.7. Đặc trưng hiệu quả
Đặc trưng hiệu quả của phương án kiểm tra xác định xác suất nhận lô Ps theo mức khuyết tật thực p của lô. Các đường hiệu quả biểu diễn sự phụ thuộc của Ps vào p cho trong các hình 40 – 63.
Các đường hiệu quả cần được tham khảo khi kiểm tra các lô riêng lẻ, trong đó rủi ro được người giao và người nhận là những yếu tố quan trọng.
1 - và tương ứng là xác suất nhận lô có mức khuyết tật chấp nhận AQL và mức khuyết tật giới hạn LQ.
1.8. So sánh phương án kiểm tra định lượng và định tính.
a) Số mẫu n của phương án kiểm tra định tính (TCVN 2600-78) lớn hơn so với các phương án kiểm tra định lượng có cùng chữ mã và giá trị AQL, bảng 14 cho cỡ mẫu của các phương án kiểm tra. Tuy nhiên để khẳng định tính kinh tế của các phương án cần tính chi phí tổng cộng của việc lấy và kiểm tra các sản phẩm trong mẫu.
b) Kiểm tra định lượng cho thông tin chính xác hơn về tình trạng chất lượng của sản phẩm và báo trước được xu hướng diễn biến của chất lượng.
c) Phương pháp kiểm tra định tính dễ hiểu và dễ chấp nhận hơn đối với người kiểm tra (xem ví dụ 5 phụ lục).
d) Kiểm tra định lượng đặc biệt thích hợp khi sử dụng cùng với biểu đồ điều chỉnh quá trình sản xuất.
e) Kiểm tra định lượng rất thích hợp khi chi phí kiểm tra lớn (kiểm tra phá hủy).
f) Kiểm tra định lượng không thuận lợi khi sản phẩm có nhiều thông số phải kiểm tra, khi đó với mỗi thông số phải lập một phương án kiểm tra riêng.
2. Lập và sử dụng các phương án kiểm tra
2.1. Phương pháp “s“
2.1.1. Trường hợp giới hạn một phía (chỉ có một giới hạn trên Gt hoặc dưới Gd)
a) Theo cỡ lô N và bậc kiểm tra xác định chữ mã cỡ mẫu chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã và mức khuyết tật chấp nhận AQL xác định cỡ mẫu n và số chấp nhận k theo bảng 3, 4 hay 5 tùy theo chế độ kiểm tra là thường, ngặt hay giảm.
c) Đo giá trị của thông số kiểm tra trên n sản phẩm của mẫu. Từ n giá trị x1 , x2 … xn nhận được, tính giá trị trung bình.
(1)
và độ lệch tiêu chuẩn
s = (2)
Từ đó tính các thông số chất lượng
Qt = (3)
hay
Qd = (4)
d) Lô được nhận nếu
Qt ≥ k hay Qd ≥ K
trong trường hợp ngược lại, lô bị loại (ví dụ 1 phụ lục)
2.1.2. Trường hợp giới hạn hai phía (Gt và Gd) với AQL riêng biệt (AQLt và AQLd)
a) Theo cỡ lô N và bậc kiểm tra, xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã và các mức khuyết tật chấp nhận đã quy định, xác định cỡ mẫu n và các số chấp nhận kt và kd từ bảng 3, 4 hay 5 tùy theo chế độ kiểm tra là thường, ngặt hay giảm.
c) Tính và s theo (1) và (2), từ đó tính Qt và Qd theo (3) và (4).
d) Lô được nhận nếu Qt ≥ kt hay Qd ≥ kd. Lô bị loại nếu hoặc Qt < kt hay Qd < kd (ví dụ 2 phụ lục)
2.1.3. Trường hợp giới hạn hai phía với một AQL kết hợp
a) Theo cỡ lô và bậc kiểm tra xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã xác định cỡ mẫu n từ bảng 3, 4 hay 5 tùy theo chế độ kiểm tra là thường, ngặt hay giảm.
c) Với các giá trị và s nhận được theo (1) và (2) tính giá trị các đại lượng
và
d) Theo chữ mã và giá trị AQL, chọn đường cong chấp nhận tương ứng trên các hình 2 – 13. Đặt điểm (;) lên toán đồ. Nếu điểm nằm ở miền bên trong đường cong thì lô được nhận, nếu nằm ngoài thì lô bị loại (hình 1 và ví dụ 3)
Hình 1
e) Lô bị loại ngay, không cần đến sử dụng đồ thị khi s lớn hơn độ lệch tiêu chuẩn cực đại MSĐ xác định theo công thức
MSĐ = f (Gt - Gd) (5)
trong đó hệ số f xác định theo cỡ mẫu n và AQL từ bảng 12
2.2. Phương pháp “d”
2.2.1. Trường hợp giới hạn một phía (Gt hay Gd)
a) Theo cỡ lô N và bậc kiểm tra, xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã và AQL xác định cỡ mẫu và số chấp nhận k theo bảng 6, 7 hay 8 tùy theo chế độ kiểm tra là thường ngặt hay giảm.
c) Tính và các thông số chất lượng
Qt = (6)
hay
Qd = (7)
d) Lô được nhận biết Qt ≥ k hay Qd ≥ k, trong trường hợp ngược lại, lô bị loại (ví dụ 4 phụ lục)
2.2.2. Trường hợp giới hạn hai phía với AQL riêng biệt (AQL và AQLd)
a) Theo cỡ lô N và bậc kiểm tra, xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã và các giá trị AQLt, AQLd đã quy định, xác định các cỡ mẫu nt và nd từ bảng 6, 7 hay 8 tùy theo chế độ kiểm tra.
Theo số nhỏ nhất trong hai số nt , nd : n = min (nt, nd) và từ một trong các bảng 6, 7, 8 tùy theo chế độ kiểm tra xác định các số chấp nhận kt và kd.
c) Với tính theo (1) và d đã biết, tính các đại lượng Qt và Qd theo (6) và (7).
d) Lô được nhận biết Qt ≥ kt hay Qd ≥ kd. Lô bị loại nếu hoặc Qt < kt hoặc Qd < kd (ví dụ 5 phụ lục)
2.2.3. Trường hợp giới hạn hai phía với AQL kết hợp
a) Theo cỡ lô và bậc kiểm tra xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã và giá trị AQL, xác định cỡ mẫu từ bảng 6, 7 hoặc 8 tùy theo chế độ kiểm tra.
c) Từ giá trị tính theo (1) và d, tính các đại lượng
và
d) Theo chữ mã và giá trị AQL, chọn đường chấp nhận tương ứng trên các hình 14 – 26 và đặt điểm (d/())
()/() lên toán đồ.
Nếu điểm nằm ở miền phía trong đường cong thì lô được nhận, trong trường hợp ngược lại, lô bị loại (hình 1 và ví dụ 6 phụ lục).
2.3. Phương pháp “R”
2.3.1. Trường hợp giới hạn một phía (Gt hay Gd)
a) Theo cỡ lô và bậc kiểm tra, xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã và AQL, xác định cỡ mẫu n và số chấp nhận k từ bảng 9, 10 hay 11 tùy theo chế độ kiểm tra
c) Từ n giá trị x1 , x2 … xn của mẫu, tính theo (1).
Để xác định độ rộng trung bình , xếp các kết quả quan trắc theo trình tự ghi nhận và ghép thành các nhóm con, mỗi nhóm chứa năm kết quả. Nếu n < 10 thì coi toàn bộ các kết quả là một nhóm. Trong mỗi nhóm con, xác định độ rộng Rj bằng hiệu giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong nhóm.
Độ rộng trung bình được tính theo công thức
= (8)
trong đó m là số nhóm con trong mẫu.
Với các giá trị và đã biết, tính các thông số chất lượng
Qt = (9)
hay
Qd = (10)
d) Lô được nhận nếu Qt ≥ k hay Qd ≥ k. Trong trường hợp ngược lại, lô bị loại (ví dụ 7)
2.3.2. Trường hợp giới hạn hai phía với AQL riêng biệt (AQLt và AQLd)
a) Theo cỡ lô và bậc kiểm tra xác định chữ mã theo bảng 2.
b) Theo chữ mã và các giá trị AQL xác định cỡ mẫu n và các số chấp nhận kt và kd theo bảng 9, 10 hay 11 tùy theo chế độ kiểm tra.
c) Với giá trị và xác định theo (1) và (8) tính Qt và Qd theo (9) và (10)
d) Lô được nhận nếu Qt ≥ kt hay Qd ≥ kd. Lô bị loại nếu hoặc Qt < kt hoặc Qd < kd (ví dụ 8 phụ lục)
2.3.3. Trường hợp giới hạn hai phía với AQL kết hợp
a) Theo cỡ lô và bậc kiểm tra xác định chữ mã từ bảng 2.
b) Theo chữ mã đã cho, xác định cỡ mẫu n từ bảng 9, 10 hay 11 tùy theo chế độ kiểm tra.
c) Với và xác định theo (1) và (8), tính các đại lượng
và
d) Theo chữ mã và giá trị AQL, chọn đường chấp nhận tương ứng trong các hình 27 – 38 và đặt điểm (;)
Nếu điểm thuộc miền phía trong đường chấp nhận thì lô được nhận, trong trường hợp ngược lại, lô bị loại (hình 1)
a) Lô bị loại ngay, không cần đến sử dụng đồ thị khi R lớn hơn độ rộng trung bình hình cực đại MAR xác định theo công thức
MAR = F () (12)
trong đó hệ số F cho trong bảng 13, xác định theo cỡ mẫu n và AQL (ví dụ 9 phụ lục).
2.4. Chuyển sang phương pháp “d”
Nếu giá trị n hoặc ổn định trong quá trình kiểm tra Liên tiếp nhiều lô thì có thể chuyển sang phương pháp “d”, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trong trường hợp này dùng S hay thay cho d (hệ số cho trong bảng 13)
Để xác nhận sản xuất vẫn ổn định, cần luôn luôn tính giá trị s và đồng thời theo dõi trên biểu đồ kiểm tra quá trình sản xuất.
2.5. Lập phương án kiểm tra theo mức khuyết tật giới hạn LQ.
Trong các phương án kiểm tra được lập theo các quy định trong 2.1 đến 2.3 các giá trị AQL và cỡ mẫu N đã được xác định trước. Trong những trường hợp cần xuất phát từ mức khuyết tật giới hạn LQ và mức khuyết tật chấp nhận AQL để lập phương án kiểm tra, có thể dựa trên biểu đồ 39 để lựa chọn phương án thích hợp: từ giá trị LQ trên trục hoành và mức khuyết tật mong muốn (xấp xỉ AQL) trên trục tung, kẻ các đường thẳng song song với các trục tọa độ. Đường xiên nằm ngay phía trên giao điểm sẽ tương ứng với chữ mã của phương án lập theo phương pháp bình thường (quy định trong 2.1 đến 2.3) và thỏa mãn mẫu các yêu cầu đặt ra. Từ chữ mã này, theo các đường hiệu quả trên các hình 40 – 63 chọn giá trị AQL thích hợp với mức khuyết tật mong muốn đã đặt ra (ví dụ 10 phụ lục)
Nếu giao điểm nằm phía trên mọi đường xiên thì cần cỡ n mẫu lớn hơn 200 và trong tiêu chuẩn này không chỉ ra được phương án thỏa mãn yêu cầu đặt ra. Trong trường hợp này phải tạo ra một phương án kiểm tra đặc biệt phối hợp cả ba yêu cầu: AQL, LQ và n. Chú ý rằng, trong ba đại lượng đó, chỉ có thể chọn hai, còn đại lượng thứ ba thì suy từ hai đại lượng đã chọn.
3. Các bảng và hình vẽ
Bảng 1
Giá trị mức khuyết tật chấp nhận AQL, %
Giá trị AQL thiết lập |
Giá trị AQL sử dụng |
Dưới 0,049 |
0,04 |
Từ 0,050 đến 0,069 |
0,065 |
Từ 0,070 đến 0,109 |
0,10 |
Từ 0,110 đến 0,164 |
0,15 |
Từ 0,165 đến 0,279 |
0,25 |
Từ 0,280 đến 0,439 |
0,40 |
Từ 0,440 đến 0,699 |
0,65 |
Từ 0,700 đến 1,09 |
1,0 |
Từ 1,10 đến 1,64 |
1,5 |
Từ 1,65 đến 2,79 |
2,5 |
Từ 2,80 đến 4,39 |
4,0 |
Từ 4,40 đến 6,99 |
6,5 |
Từ 7,00 đến 10,9 |
10,0 |
Từ 11,0 đến 16,4 |
15,0 |
Bảng 2
Chữ mã và các bậc kiểm tra
Dùng H cho cỡ lô từ 281 đến 400 và I cho cỡ lô từ 401 đến 500.
Chú thích :
¯ - Dùng chữ mã ngay dưới mũi tên
- Dùng chữ mã ngay trên mũi tên
Bảng 3
Phương án “s”
Số chấp nhận k cho kiểm tra thường
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên (đối với cả n và k).
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 4
Phương án “s”
Số chấp nhận k cho kiểm tra ngặt
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên (đối với cả n và k).
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 5
Phương án “s”
Số chấp nhận k cho kiểm tra giảm
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 6
Phương án “d”
Số chấp nhận k cho kiểm tra thường
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 7
Phương án “d”
Số chấp nhận k cho kiểm tra ngặt
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 8
Phương án “d”
Số chấp nhận k cho kiểm tra giảm
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 9
Phương pháp “R”
Số chấp nhận k cho kiểm tra thường
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 10
Phương pháp “R”
Số chấp nhận k cho kiểm tra ngặt
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 11
Phương án “R”
Số chấp nhận k cho kiểm tra giảm
Chú thích
– Dùng phương án ngay dưới mũi tên.
– Có thể dùng phương án ngay trên mũi tên để tiết kiệm mẫu, nếu được phép.
– Phạm vi có phương án kiểm tra định tính tương đương trong TCVN 2600-78.
Bảng 12
Phương pháp “s”
Hệ số f để tính độ lệch tiêu chuẩn cực đại MSD
Cỡ mẫu |
Mức khuyết tật chấp nhận AQL (kiểm tra thường) |
||||||||||||
|
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0,40 |
0,65 |
1,00 |
1,50 |
2,50 |
4,00 |
6,50 |
10,00 |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
0,436 |
0,453 |
0,475 |
0,502 |
0,538 |
4 |
|
|
|
|
|
|
0,339 |
0,353 |
0,374 |
0,399 |
0,432 |
0,472 |
0,528 |
5 |
|
|
|
|
|
0,294 |
0,308 |
0,323 |
0,346 |
0,372 |
0,408 |
0,452 |
0,511 |
7 |
|
|
|
0,242 |
0,253 |
0,266 |
0,280 |
0,295 |
0,318 |
0,345 |
0,381 |
0,425 |
0,485 |
10 |
|
|
0,214 |
0,224 |
0,235 |
0,248 |
0,261 |
0,276 |
0,298 |
0,324 |
0,359 |
0,403 |
0,460 |
15 |
0,188 |
0,195 |
0,202 |
0,211 |
0,222 |
0,235 |
0,248 |
0,262 |
0,284 |
0,309 |
0,344 |
0,386 |
0,442 |
20 |
0,183 |
0,190 |
0,197 |
0,206 |
0,216 |
0,229 |
0,242 |
0,255 |
0,277 |
0,302 |
0,336 |
0,377 |
0,432 |
25 |
0,180 |
0,187 |
0,193 |
0,203 |
0,212 |
0,225 |
0,238 |
0,251 |
0,273 |
0,297 |
0,331 |
0,372 |
0,426 |
35 |
0,176 |
0,183 |
0,189 |
0,198 |
0,208 |
0,220 |
0,232 |
0,245 |
0,266 |
0,291 |
0,323 |
0,364 |
0,416 |
50 |
0,172 |
0,178 |
0,184 |
0,194 |
0,203 |
0,214 |
0,227 |
0,241 |
0,261 |
0,284 |
0,317 |
0,356 |
0,408 |
75 |
0,168 |
0,174 |
0,181 |
0,189 |
0,199 |
0,211 |
0,223 |
0,235 |
0,255 |
0,279 |
0,310 |
0,348 |
0,399 |
100 |
0,166 |
0,172 |
0,179 |
0,187 |
0,197 |
0,208 |
0,220 |
0,233 |
0,253 |
0,276 |
0,307 |
0,345 |
0,395 |
150 |
0,163 |
0,170 |
0,175 |
0,185 |
0,193 |
0,206 |
0,216 |
0,230 |
0,249 |
0,271 |
0,302 |
0,341 |
0,388 |
200 |
0,163 |
0,168 |
0,175 |
0,183 |
0,193 |
0,203 |
0,215 |
0,228 |
0,248 |
0,269 |
0,302 |
0,338 |
0,386 |
|
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0,40 |
0,65 |
1,00 |
1,50 |
2,50 |
4,00 |
6,50 |
10,00 |
|
|
Mức khuyết tật chấp nhận AQL (kiểm tra ngặt) |
|||||||||||||
|
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0,40 |
0,65 |
1,00 |
1,50 |
2,50 |
4,00 |
6,50 |
10,00 |
||
Mức khuyết tật chấp nhận AQL (kiểm tra giảm) |
Bảng 13
Phương pháp “R”
Hệ số F để tính độ rộng cực đại MAR
Cỡ mẫu |
Mức khuyết tật chấp nhận AQL (kiểm tra thường) |
C |
||||||||||||
|
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0,40 |
0,65 |
1,00 |
1,50 |
2,50 |
4,00 |
6,50 |
10,00 |
|
||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
0,833 |
0,865 |
0,907 |
0,958 |
1,028 |
1,910 |
4 |
|
|
|
|
|
|
0,756 |
0,788 |
0,836 |
0,891 |
0,965 |
1,056 |
1,180 |
2,234 |
5 |
|
|
|
|
|
0,730 |
0,764 |
0,801 |
0,857 |
0,923 |
1,011 |
1,118 |
1,263 |
2,474 |
7 |
|
|
|
0,695 |
0,727 |
0,765 |
0,804 |
0,846 |
0,910 |
0,985 |
1,086 |
1,209 |
1,374 |
2,830 |
10 |
|
|
0,529 |
0,553 |
0,579 |
0,610 |
0,642 |
0,677 |
0,730 |
0,793 |
0,876 |
0,977 |
1,112 |
2,405 |
15 |
0,460 |
0,477 |
0,493 |
0,517 |
0,542 |
0,572 |
0,602 |
0,637 |
0,688 |
0,748 |
0,830 |
0,928 |
1,058 |
2,379 |
25 |
0,432 |
0,447 |
0,463 |
0,486 |
0,509 |
0,537 |
0,567 |
0,600 |
0,649 |
0,707 |
0,785 |
0,879 |
1,004 |
2,358 |
30 |
0,426 |
0,442 |
0,457 |
0,480 |
0,503 |
0,531 |
0,560 |
0,593 |
0,642 |
0,699 |
0,776 |
0,870 |
0,993 |
2,353 |
40 |
0,417 |
0,432 |
0,447 |
0,469 |
0,492 |
0,519 |
0,548 |
0,580 |
0,628 |
0,684 |
0,761 |
0,852 |
0,968 |
2,346 |
60 |
0,403 |
0,419 |
0,434 |
0,455 |
0,478 |
0,505 |
0,533 |
0,564 |
0,608 |
0,666 |
0,740 |
0,830 |
0,949 |
2,339 |
85 |
0,398 |
0,412 |
0,427 |
0,448 |
0,470 |
0,497 |
0,525 |
0,555 |
0,602 |
0,656 |
0,729 |
0,818 |
0,934 |
2,335 |
115 |
0,392 |
0,406 |
0,421 |
0,442 |
0,464 |
0,490 |
0,517 |
0,548 |
0,594 |
0,648 |
0,720 |
0,808 |
0,923 |
2,333 |
175 |
0,384 |
0,399 |
0,413 |
0,434 |
0,455 |
0,481 |
0,508 |
0,538 |
0,584 |
0,637 |
0,708 |
0,794 |
0,908 |
2,331 |
230 |
0,384 |
0,397 |
0,412 |
0,432 |
0,454 |
0,480 |
0,507 |
0,536 |
0,582 |
0,633 |
0,706 |
0,792 |
0,906 |
2,330 |
|
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0,40 |
0,65 |
1,00 |
1,50 |
2,50 |
4,00 |
6,50 |
10,00 |
|
|
|
|
Mức khuyết tật chấp nhận (kiểm tra ngặt) |
|
|
|
||||||||||
|
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0,40 |
0,65 |
1,00 |
1,50 |
2,50 |
4,00 |
6,50 |
10,00 |
|
||
Mức khuyết tật chấp nhận (kiểm tra giảm) |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.