TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 2235-77
TÀI LIỆU THIẾT KẾ - THIẾT KẾ BẢN VẼ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
Design documents - Forming drawings of reinforced concrete structures
Tiêu chuẩn này được áp dụng thiết lập các bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép của các công trình thiết kế mới, được sửa chữa (không phụ thuộc vào các giai đoạn thiết kế).
1. QUI ĐỊNH CHUNG
1.1. Ngoài những điều qui định trong tiêu chuẩn này, cần phải tuân theo qui định trong TCVN 2 - 74 ¸ TCVN 12 - 74 "Tài liệu thiết kế" và TCXD 41 - 70 "Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép".
1.2. Để thể hiện một cấu kiện bê tông cốt thép, có thể vẽ:
- Hình biểu diễn của cấu kiện với tất cả các chi tiết ở ngoài bề mặt (bản vẽ ván khuôn). Muốn thấy cốt thép bên trong phải dùng hình cắt trích.
- Hình biểu diễn của cấu kiện với các cốt thép bên trong và coi bê tông như là trong suốt.
1.3. Khi biểu diễn, phải chọn hình chiếu nào thể hiện nhiều đặc trưng hình học nhất làm hình biểu diễn chính.
Cốt thép chịu lực bản vẽ bằng nét đậm nhất (b ¸ 2b).
Cốt phân bố, cốt đai, cốt cấu tạo được vẽ bằng nét đậm vừa ().
Đường bao xung quanh cấu kiện được vẽ bằng nét mảnh ().
Bề rộng của nét vẽ cho phép không phụ thuộc vào đường kính của thanh thép.
1.4. Để biểu diễn cách bố trí cốt thép trong cấu kiện, người ta dùng các mặt cắt ở các vị trí khác nhau sao cho mỗi thanh cốt thép được thể hiện trên đó ít nhất một lần. Trên các mặt cắt không cần ghi kí hiệu vật liệu (hình 1).
1.5. Trên hình biểu diễn chính và trên các mặt cắt, các thanh cốt thép đều được ghi số kí hiệu và chú thích như trên hình 2.
1.6. Mỗi con số được ghi trong một vòng tròn đường kính từ 7 đến 10 mm; dùng để kí hiệu một loại thép có cùng đường kính, kích thước và làm bằng cùng một loại thép.
1.7. Số ký hiệu cốt thép trên hình biểu diễn chính, trên các mặt cắt, trên hình khai triển và trong bảng kê vật liệu phải như nhau.
1.8. Các số liệu ghi kèm với kí hiệu cốt thép qui định như sau:
- Con số ghi trước kí hiệu f (hoặc ) chỉ số lượng thanh cốt thép (hình 2c). Nếu dùng một thanh thì không cần ghi (hình 2b).
- Sau con số chỉ đường kính thanh cốt thép có thể ghi nhóm thép được dùng, nếu trong kết cấu dùng nhiều loại thép.
- Ở dưới đoạn dóng nằm ngang, con số đứng sau chữ l chỉ chiều dài thanh thép kể cả các đoạn uốn móc ở đầu nếu có; Con số đứng sau chữ a chỉ khoảng cách giữa hai trục thanh thép liên tiếp cùng loại (hình 2c).
1.9. Cần ghi đầy đủ số lượng, đường kính, chiều dài khoảng cách của cốt thép tại hình biểu diễn nào gặp thanh thép đó lần đầu tiên. Các lần sau gặp lại những thanh cốt thép đó thì chỉ cần ghi số ký hiệu mà thôi.
1.10. Trên hình biểu diễn chính, nếu hình chiếu của một số thanh thép trùng nhau, thì đối với mỗi thanh thép phải ghi số ký hiệu ở hai chỗ đặc trưng nhất của thanh. Thí dụ: ghi ở đầu và cuối thanh.
Hình 1: Cách biểu diễn cốt thép
Kí hiệu Æ chỉ đường kính cốt thép trơn
Kí hiệu chỉ đường kính cốt thép có gờ
Hình 2: Cách ghi số kí hiệu các thanh cốt thép
Hình 3: Dùng bảng số để ghi cốt thép
Hình 4: Khai triển một số thanh cốt thép
a) Kích thước bên trong
b) Kích thước bên ngoài
Hình 5: c) Cách ghi kích thước cốt thép
1.11. Các mặt cắt phải bố trí gần hình biểu diễn chính. Nếu mặt cắt không vẽ theo cùng một tỉ lệ với hình biểu diễn chính, thì phải ghi rõ tỷ lệ của từng mặt cắt.
1.12. Trên hình biểu diễn, nếu các cốt thép đặt cách nhau trên suốt chiều dài của cấu kiện (ví dụ: cốt dai trong dầm, cột…) thì cho phép chỉ ghi khoảng cách (bước) của chúng mà không cần ghi số lượng (hình 1).
1.13. Nếu dùng cốt cứng (thép hình) thì việc chú thích các kí hiệu cốt này phải theo TCVN 2234 - 77 . " Thiết lập bản vẽ kết cấu thép".
1.14. Trên mặt cắt của kết cấu bê tông cốt thép, cho phép dùng bản số để chỉ rõ vị trí các thanh cốt thép (hình 3)
1.15. Để diễn tả cách uốn các thanh cốt thép, gần hình biểu diễn chính nên vẽ tách các thanh thép với đầy đủ kích thước (hình khai triển cốt thép) (hình 4) hoặc ghi các kích thước đó trên sơ đồ ở bảng kê vật liệu. Trường hợp sau này chỉ dùng khi thanh thép có hình dáng đơn giản.
1.16. Các thanh thép vẽ tách được đặt ở vị trí có liên hệ dóng với hình biểu diễn chính và đặt ở vị trí tương ứng trong cấu kiện (hình 4).
Trên các đoạn uốn của thanh cốt thép, cho phép không vẽ đường dóng và đường ghi kích thước (hình 5c). Kích thước ghi trên mỗi đoạn cốt thép chỉ là kích thước phần thẳng của nó mà không kể chiều dài của móc neo ở đầu thanh (nếu có móc đó). Đoạn dài của móc vuông cần được ghi rõ. Đối với cốt đường kính lớn (Æ ³ 22 mm) cần ghi kích thước của móc neo. Kích thước toàn bộ của thanh thép (kể cả móc neo) được ghi trong bảng kê vật liệu.
1.17. Với các cốt thép được uốn, nên ghi trị số các kích thước đó theo mép ngoài hoặc mép trong của cốt thép sao cho tiện việc thi công các cốt thép (ví dụ: các kích thước 150, 210 trên hình 5a, b).
1.18. Đơn vị chiều dài ghi trên cốt thép và bê tông đều lấy là mm.
1.19. Trên hình biểu diễn chính cũng như trên hình khai triển; nếu số lượng một loại thanh thép nào đó khá lớn thì cho phép chỉ vẽ tượng trưng một số thanh nếu không sợ gây ra nhầm lẫn (hình 6).
1.20. Trên bản vẽ hình chiếu bằng của kết cấu, cho phép quay thanh thép nằm trong mặt phẳng thẳng đứng một góc 90o về phía trên hoặc sang trái quanh trục để cho thanh thép tới nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng bản vẽ để người đọc dễ hình dung được hình dạng của nó. Nếu số lượng thanh thép đó nhiều và phân bố đều thì cho phép chỉ vẽ một số thanh điển hình (hình 6).
Để diễn tả việc quay thanh thép này, gần hình biểu diễn và ở chỗ dễ nhìn nhất, cho phép vẽ kí hiệu qui ước chỉ dẫn trên hình 7.
1.21. Ở chỗ giao nhau của cấu kiện (ví dụ: dầm ngang và dầm dọc, khung ngang và dầm dọc…), qui ước chỉ cần thể hiện cốt thép trong bộ phận của cấu kiện nằm song song với mặt phẳng bản vẽ mà không cần thể hiện cốt thép của bộ phận giao với nó (hình 4). Cốt thép của bộ phận này cần được thể hiện trong hình vẽ khác.
Chú thích:
1. Trong trường hợp cần thiết thể hiện thứ tự các cốt thép của hai cấu kiện giao nhau, thì cho phép vẽ các cốt vuông góc với mặt phẳng bản vẽ (hình 8a) hoặc chú thích như trên hình 8b.
2. Ngoài việc dùng nét đứt, cho phép dùng hình thức nào đó (như chấm, tô chì mờ) thể hiện phần hình chiếu của cấu kiện vuông góc bị che khuất (hình 8c).
Hình 6
Hình 7: a) Quay về phía trên
b) Quay sang phía trái
Hình 8a
Hình 8b
Chú thích: Cốt số 5 (D2) đặt trên cốt số 4 (D1)
1.22. Trên bản vẽ cuối cùng của mỗi kết cấu bê tông cốt thép phải có bảng kê cốt thép và phân loại vật liệu (xem phụ lục).
Nếu bảng kê vật liệu đặt sát ngay trên khung tên thì số thứ tự các thanh thép được ghi từ dưới lên trên và từ nhỏ đến lớn.
1.23. Trên bản vẽ bê tông cốt thép, cho phép chú thích ngắn gọn những điểm cần thiết chưa được thể hiện trên bản vẽ. Ví dụ: mác bê tông của cấu kiện, mác bê tông và vữa để chèn các mối nối, các biện pháp chống ăn mòn và chống tác dụng của môi trường… (xem điều 1.21 và 1.22 của TCXD 41.70 "Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép".
2. Kí hiệu qui ước
Những kí hiệu nào dùng trên bản vẽ mà không có trong tiêu chuẩn này phải có chú thích
Tên gọi |
Kí hiệu |
1. Thanh cốt thép Chú thích: Thanh cốt thép có móc và được uốn lấy làm ví dụ |
|
2. Đầu thanh cốt thép không có móc tròn hoặc móc vuông vẽ trên hình khai triển hoặc trên hình biểu diễn mà hình chiếu của thanh đó không trùng với hình chiếu của các thanh thép khác. |
|
3. Đầu thanh cốt thép không có móc vẽ trên hình biểu diễn mà hình chiếu của thanh trùng với hình chiếu của các thanh khác |
|
4. Đầu thanh cốt thép có móc tròn nằm song song với mặt phẳng bản vẽ |
|
5. Đầu thanh cốt thép có móc tròn nằm vuông góc với mặt phẳng bản vẽ |
|
6. Đầu thanh cốt thép có móc vuông nằm song song với mặt phẳng bản vẽ |
|
7. Đầu thanh cốt thép có móc vuông nằm vuông góc với mặt phẳng bản vẽ |
|
8. Mối nối hàn ghép, hàn điện một bên |
|
9. Mối nối hàn ghép, hàn điện hai bên |
|
10. Mối nối hàn ghép hai bên có thanh cặp |
|
11. Mối nối hàn ghép, bốn bên có thanh cặp |
|
12. Mối nối hàn điện đối đầu |
|
13. Mối nối bằng hàn máng |
|
14. Chỗ giao của hai thanh cốt thép không hàn hoặc buộc |
|
15. Chỗ giao của hai thanh cốt thép có buộc |
|
16. Chỗ giao của hai thanh cốt thép có hàn (hàn điểm) |
|
17. Bó cốt thép (dây cáp) trên mặt cắt |
|
18. Bó cốt thép (dây cáp) ở trong đường lỗ trên mặt cắt |
|
19. Bó cốt thép (dây cáp) trong ống bọc, trên mặt cắt |
|
20. Khung phẳng hoặc lưới |
|
21. Khung phẳng hoặc lưới vẽ chồng |
|
Chú thích:
1. Ở kí hiệu 17; 18; 19: Bó cốt thép ở mặt cắt trên bản vẽ có tỉ lệ nhỏ đều kí hiệu như thanh thép thường.
2. Ở kí hiệu 20; 21 : kí hiệu được vẽ theo tỉ lệ của bản vẽ. Các kí hiệu này được áp dụng cho những bản vẽ không yêu cầu phải thể hiện một cách chi tiết từng thanh thép của khung (hoặc lưới).
PHỤ LỤC
Bảng kê cốt thép
Tên và số lượng cấu kiện |
Số kí hiệu thép |
Hình dáng |
Đường kính Æ (mm) |
Chiều dài l (mm) |
Số thanh |
Tổng chiều dài (m) |
|
Một cấu kiện |
Toàn bộ cấu kiện |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng phân loại vật liệu
Đường kính Æ (mm) |
Chiều dài l (mm) |
Trọng lượng (T) |
Thể tích bê tông (m3) |
|
|
|
|
ĐÍNH CHÍNH
Trang |
Dòng |
In là |
Xin chữa lại là |
10 |
3 tx |
Documents |
Documentation |
13 |
Dưới hình vẽ |
8b |
8c, |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.