BỘ VĂN HOÁ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63-VH/TT | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1988 |
"Người sáng tác ra tác phẩm công trình hưởng quyền tác giả trong cả cuộc đời mình và cho đến hết 30 năm sau khi chết. Đối với đồng tác giả thì mốc để tính 30 năm kể từ khi tác giả cuối cùng chết. Thời điểm để tính 30 năm là từ ngày 1 tháng giêng năm tiếp theo năm tác giả chết".
"Tác giả có quyền viết chúc thư cho cá nhân hoặc một tổ chức tiếp tục hưởng quyền tác giả đối với toàn bộ hay một phần những tác phẩm, công trình của mình sau khi tác giả chết. Trường hợp không có chúc thư, người thừa kế tài sản theo pháp luật quy định được hưởng quyền tác giả. Tổ chức hoặc người thừa kế chỉ được hưởng các quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm, công trình, hưởng nhuận bút; không được phép đứng tên, không được sửa chữa hoặc cho sửa chữa nội dung của tác phẩm, công trình".
"Trường hợp người thừa kế của tác giả chết trong thời hạn 30 năm hưởng quyền tác giả, thì người thừa kế tiếp theo được hưởng cho đến hết thời hạn 30 năm".
"Bản quyền đối với một tổ chức là không hạn định. Nếu tổ chức đó giải thể, thì bản quyền thuộc về Nhà nước".
Theo tinh thần nói trên, các tác phẩm dân gian, khuyết danh, các tác phẩm có tên tác giả đã công bố từ trước đến nay, tính từ năm tác giả chết tới nay đã hết 30 năm hưởng quyền tác giả, những tác phẩm đó đều là tài sản công cộng và quyền tác giả của những tác phẩm đó thuộc về Nhà nước.
Do đó, các cơ quan, đoàn thể khi sử dụng các tác phẩm hết thời hạn hưởng quyền tác giả đều phải tính nhuận bút để trích nộp theo quy định của thông tư này.
Sau khi được sự thoả thuận của Bộ Tài chính tại công văn số 633- TC/ HCVX ngày 12-7-1988 và công văn thoả thuận của bộ lao động - Thương binh và xã hội tại công văn số 720-LĐTBXH/VC ngày 24-3-1988, Bộ Văn hoá hướng dẫn việc sử dụng và trích nộp nhuận bút như sau:
- Các tác phẩm, công trình viết (văn học, nghệ thuật, khoa học, chính trị, dịch, v.v...).
- Các tác phẩm điện ảnh, vô tuyến truyền hình, băng ghi hình.
- Các tác phẩm âm nhạc.
- Các tác phẩm sân khấu.
- Các tác phẩm tạo hình.
- Các tác phẩm kiến trúc.
- Các tác phẩm nhiếp ảnh.
- Các tác phẩm thu thanh bằng cơ giới, băng từ tính hoặc bằng các phương pháp khác cho hiệu quả tương đương.
Khi hết thời hạn 30 năm hưởng quyền tác giả, các cơ quan, đoàn thể hoặc cá nhân đều có quyền sử dụng, nhưng phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
1. Nêu đúng tên tác giả, tên tác phẩm và nguồn gốc của tác phẩm.
2. Không được thêm, bớt, sửa chữa nội dung của tác phẩm.
3. Tính nhuân bút để nộp theo quy định.
1. Cơ quan, đoàn thể sử dụng tác phẩm được giữ lại 20% nhuận bút.
2. Nộp ngân sách Nhà nước 50%.
3. Nộp cho quỹ của các hội văn học, nghệ thuật 20%. Các địa phương chưa có tổ chức hội, thì nộp cho Sở Văn hoá - thông tin. (Tác phẩm hết thời hạn hưởng quyên tác giả được sử dụng ở địa phương nào, tỷ lệ nhuận bút được chuyển cho quỹ của hội văn học, nghệ thuật ở địa phương đó dùng để chi phí cho các hoạt động của hội, trợ cấp khó khăn cho các gia đình tác giả đã hết thời hạn hưởng quyền tác giả, xây dựng, tu bổ các phần mộ cho tác giả, v.v...).
4. Nộp cho hãng bảo hộ quyền tác giả Việt Nam 10%. (Hãng dùng để chi phí cho các hoạt động bảo hộ chung cho các tác giả).
Các cơ quan, đoàn thể sử dụng tác phẩm hết thời hạn hưởng quyền tác giả có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ những quy định của thông tư này.
Thông tư này có hiệu đối với tác phẩm được xuất bản và nộp lưu chiểu từ ngày 1-9-1988. Sau khi sách được phát hành 1 tháng, các cơ quan, đoàn thể sử dụng tác phẩm có trách nhiệm trích nộp tiền nhuận bút cho các cơ quan được quy định ở điều 2. Đối với các loại hình nghệ thuật khác, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-9-1988.
| Trần Đình Hoan (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.