PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 586-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1957 |
VỀ CHỦ TRƯƠNG CÔNG TÁC SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT NĂM 1958
Kính gửi: | - Các Bộ Thương nghiệp, Tài chính, Công an, Y tế, Nông lâm, Văn hóa, |
Xét tình hình chính trị, đời sống và tập quán hiện nay của các vùng dân tộc sản xuất sản phẩm đặc biệt và căn cứ vào nghị quyết của hội nghị sản phẩm đặc biệt toàn miền Bắc họp ngày 20-9-1957, Thủ tướng phủ chủ trương công tác sản phẩm đặc biệt năm 1958 sẽ tiến hành theo hướng sau đây:
Chủ trương của Chính phủ là sẽ tiến tới hạn chế từng bước căn cứ vào tình hình cụ thể từng địa phương. Nhưng hiện nay, Chính phủ chủ trương tạm thời duy trì sản xuất theo diện tích của từng năm trước (từ 1954 trở lại đây), Cụ thể là:
Ở những nơi vẫn trồng sản phẩm đặc biệt chưa có cách nào chuyển hướng hoặc đã chuyển hướng nhưng thất bại, thì để cho nhân dân tiếp tục trồng.
Nhất thiết không để phát triển sang các địa phương từ trước đến nay chưa trồng sản phẩm đặc biệt.
Ở khu vực nào có điều kiện chuyển hướng tốt, nhân dân tự nguyện thì hết sức giúp đỡ chuyển hướng.
Để chuẩn bị kế hoạch chuyển hướng sau này, Bộ Nông lâm và Bộ Thương nghiệp cùng Ban Dân tộc trung ương nghiên cứu với từng địa phương đề nghị Thủ tướng phủ xét và quyết định.
Để thực hiện đúng chính sách đoàn kết giữa các dân tộc vùng thiểu số và chính sách thuế của Chính phủ, tất cả các khu vực sản xuất sản phẩm đặc biệt trên miền Bắc nước ta đều phải thực hiện thuế sản phẩm đặc biệt kể cả Nghệ an và Thanh hóa theo thuế suất thống nhất 25% của sản lượng thu hoạch.
Việc thu mua sản phẩm đặc biệt phải kết hợp chặt với việc thu thuế sản phẩm đặc biệt và đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ủy ban Hành chính địa phương trong một thời gian nhất định và theo một lịch công tác nhất định. Việc thu thuế và thu mua phải có sự vận động nhân dân, phải dựa vào quần chúng cơ bản thì mới có thể thực hiện được tốt.
Bộ Thương nghiệp và Bộ Tài chính cần đề ra một kế hoạch cụ thể thực hiện chủ trương trên. Để đảm bảo cho việc thu mua và thu thuế được tốt cần chú trọng chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thích hợp với địa phương , có phương thức bán và đổi hàng thích hợp và có chế độ khen thưởng cho những nơi cá nhân đã thực hiện vượt mức kế hoạch thu của Chính phủ.
4) Quản lý sản phẩm đặc biệt và chống lậu:
Muốn quản lý sản phẩm đặc biệt và chống lậu một cách chắc chắn, điểm căn bản là nắm chắc tình hình sản phẩm ngay từ khi bắt đầu trồng. Thi hành chế độ cam kết bán hết số sản phẩm đặc biệt còn thừa ngoài số nộp thuế và số để lại hút do địa phương đề nghị.
Trong thời hạn đã định cho việc thu thuế và thu mua các ngành có trách nhiệm phải kết hợp với nhau, và tăng cường chỉ đạo công tác ở các vùng có sản phẩm đặc biệt.
Bộ Thương nghiệp, Bộ Công an, Bộ Tài chính sẽ quy định các điểm cụ thể để quản lý sản phẩm đặc biệt và ngăn chặn, trừng trị bọn buôn lậu theo các hướng trên và các thể lệ hiện hành.
Bộ Thương nghiệp cần nghiên cứu ngay một cuộc vận động trong tòan quốc đề phòng nạn nghiện phát triển, trình Thủ tướng Phủ xét duyệt.
Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Bộ Thương nghiệp cần xúc tiến nghiên cứu biện pháp quản lý hàn đèn, quản lý người nghiện và phương pháp cai nghiện.
6) Tổ chức và lãnh đạo công tác sản phẩm đặc biệt:
Ở Trung ương, việc theo dõi chỉ đạo công tác sản phẩm đặc biệt cần thống nhất vào một Bộ, Bộ Thương nghiệp và Bộ Tài chính nghiên cứu đề nghị Thủ tướng phủ xét duyệt.
Ở các tỉnh và xã các mặt công tác quản lý sản phẩm đặc biệt như thu thuế, thu mua, chống lậu đều do Ủy ban Hành chính địa phương có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo.
Yêu cầu các Bộ và Ủy ban Hành chính các cấp nghiên cứu những điềm trên và thi hành cho đúng.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.