BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 530/TT-KHTC | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 1994 |
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỬA CHỮA, TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ CHO CÁC CƠ QUAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Trong những năm qua, cùng với các dự án viện trợ Quốc tế, Nhà nước ta đã dành nguồn kinh phí đáng kể để tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT). Những phương tiện kỹ thuật này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiềm lực khoa học, công nghệ (KHCN) và đã giải quyết những nhiệm vụ quan trọng hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua một thời gian sử dụng, số trang thiết bị này đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là do thiếu nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bổ sung hàng năm hoặc định kỳ.
Trước tình hình đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) đã thống nhất với các cơ quan quản lý Nhà nước, hàng năm trích một phần kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học (SNNCKH) thuộc Ngân sách Trung ương để thực hiện việc sửa chữa và tăng cường trang thiết bị khoa học nhằm đáp dứng yêu cầu phát triển KHCN hiện nay.
Để đưa công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này đi vào nề nếp và có hiệu quả, Bộ KHCNMT hướng dẫn tạm thời việc thực hiện như sau:
1. Các thuật ngữ dùng trong văn bản
- Kinh phí SNNCKH cho “Sửa chữa và tăng cường trang thiết bị” gọi tắt là tăng cường trang thiết bị (TCTTB) là kinh phí dùng để sửa chữa và mua sắm các thiết bị khoa học hoặc tổ hợp các thiết bị khoa học và các thiết bị phụ trợ, phụ tùng linh kiện, vật tư hóa chất tiêu hao (trong trường hợp rất cần thiết khi mua thiết bị mới)... nhằm hoàn chỉnh và nâng cao năng lực và chất lượng phân tích, thí nghiệm, đo lường, kiểm định... của các cơ quan NCPT.
- Thiết bị khoa học là những thiết bị được dùng trong phân tích, thí nghiệm, đo lường, kiểm định, kiểm trắc môi trường... phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường. Các thiết bị này mang mã số từ 1.700.000 đến 2.317.000 trong bảng “Danh mục các thiết bị khoa học” đã được Nhà nước ban hành trong đợt Tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ ngày 1-07-1990. Trong “Danh mục các thiết bị khoa học” này, Thiết bị khoa học loại “A” là các thiết bị khoa học quý hiếm, có giá trị sử dụng lớn thuộc các nhóm thiết bị khoa học (nếu ở phụ lục 1 kèm theo Thông tư) và các thiết bị khoa học khác có đơn giá từ 8.000 USD trở lên.
- Tổ hợp các thiết bị khoa học là cụm máy móc thiết bị gồm từ 2 hoặc nhiều thiết bị khoa học lắp đặt liên kết với nhau để thực hiện các chức năng phân tích, thí nghiệm, đo lường, kiểm định, v.v...
2. Mục tiêu
Tăng cường và bổ sung phương tiện kỹ thuật cho các cơ quan NCPT nhằm tạo nên một hệ thống thiết bị khoa học thích hợp, đồng bộ và tương đối hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích, thí nghiệm, đo lường, kiểm định của các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tương ứng.
3. Đối tượng
Bao gồm các cơ quan NCPT đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ KHCNMT, các cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, các cơ quan thông tin KHCN thuộc Trung ương và một số Sở KHCNMT Tỉnh/Thành phố.
Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Các cơ quan NCPT thuộc hai Trung tâm khoa học Quốc gia;
- Các cơ quan NCPT quan trọng chủ trì các hướng khoa học ưu tiên và công nghệ mũi nhọn;
- Một số cơ quan NCPT chuyên ngành, chuyên đề đặt tại một số Bộ và tại một số trường Đại học chủ trì các hoạt động nghiên cứu và triển khai một số nhiệm vụ khoa học thuộc các hướng KHCN ưu tiên hoặc, có tính liên ngành và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân;
- Một số cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và thông tin KHCN thuộc Trung ương;
- Một số Sở KHCNMT thực sự khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật.
4. Nguyên tắc:
4.1. Tập trung đầu tư trang bị đồng bộ, dứt điểm để sớm đưa thiết bị vào sử dụng.
4.2. Đầu tư ưu tiên cho các cơ quan khoa học có tầm quan trọng lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và đối với việc xây dựng và phát triển tiềm lực KHCN của đất nước.
4.3. Khuyến khích sử dụng các thiết bị hiện đại, tiên tiến, có khả năng nhập khẩu phù hợp với năng lực và điều kiện khai thác sử dụng cho cơ quan được trang bị.
Do kinh phí có hạn nên các hoạt động đầu tư này chỉ mang tính chất hỗ trợ, vì thế trong quá trình đầu tư cần phải xem xét kỹ các nguồn gốc có thể huy động của các đối tượng đầu tư để xem xét quyết định mức hỗ trợ.
5. Điều kiện
Các cơ quan nêu tại điểm 3 phần I được TCTTB phải có các điều kiện sau đây:
- Trong cùng năm kế hoạch không được đầu tư trang bị từ các nguồn kinh phí khác thuộc ngân sách Nhà nước hoặc thuộc các dự án viện trợ quốc tế;
- Có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính năng, công dụng của thiết bị đồng thời có nhu cầu sử dụng từ 60% công suất thiết bị trở lên;
- Có năng lực tổ chức, khai thác, vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa trang thiết bị;
- Có đầy đủ các điều kiện lắp đặt như nhà xưởng, điện, nước...;
- Nếu là đầu tư để sửa chữa, cơ quan phải được quyền sử dụng tiếp thiết bị đó ít nhất là 5 năm và giá trị sử dụng còn lại của trang thiết bị trước khi được đầu tư sửa chữa tối thiểu là 70%;
6. Nguồn vốn
- Vốn ngân sách Nhà nước trích từ kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học;
- Vốn trích từ Quỹ phát triển KNCN tập trung của các Bộ, Tỉnh/Thành phố;
- Vốn của cơ sở (tự có, vốn vay, liên doanh liên kết...).
7. Nội dung TCTTB
- Đầu tư mua sắm dụng cụ, thiết bị phụ trợ, phụ tùng linh kiện, vật tư hóa chất tiêu hao trong trường hợp rất cần thiết khi mua thiết bị mới).
- Đầu tư mua sắm các thiết bị khoa học lẻ, đơn chiếc;
- Đầu tư trang bị tổ hợp các thiết bị khoa học;
- Đầu tư để sửa chữa khôi phục hoặc nâng cao tính năng kỹ thuật của thiết bị khoa học hiện có.
II. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG, DUYỆT, TRIỂN KHAI VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TCTTB
1. Xây dựng dự án TCTTB
Các cơ quan NCPT, cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, cơ quan thông tin KHCN, Sở KHCNMT thuộc các đối tượng đầu tư ở trên (sau đây gọi là chủ đầu tư) nếu có nhu cầu đều phải xây dựng dự án TCTTB (mẫu thuyết minh dự án nêu ở phụ 1c 2 kèm theo Thông tư).
Đối với nhu cầu đầu tư để sửa chữa thiết bị dưới 20 (hai mươi) triệu đồng và đầu tư để mua sắm trang thiết bị mới dưới 50 (năm mươi) triệu đồng: Chủ đầu tư không phải xây dựng dự án mà chỉ lập dự toán để Bộ, Tỉnh/Thành phố xét duyệt.
Việc lập dự án TCTTB phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, nhu cầu sử dụng và trình độ khoa học công nghệ của trang thiết bị, quy mô, tiến độ và hiệu quả đạt được.
2. Duyệt dự án TCTTB
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ KHCNMT về phương hướng, mục tiêu phát triển tiềm lực KHCN cho từng giai đoạn để duyệt dự án.
- Hội đồng xét duyệt dự án TCTTB cấp Bộ gồm các thành viên: Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính Kế toán, Vụ quản lý KHKT..., do Vụ quản lý KHKT làm thường trực và Lãnh đạo Bộ là Chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra có sự tham gia của đại diện Bộ KHCNMT và Bộ Tài chính.
- Hội đồng xét duyệt dự án TCTTB cấp Tỉnh/Thành phố gồm các thành viên: Uỷ ban Kế hoạch Tỉnh/Thành phố, Sở Tài chính, Sở KHCNMT..., do Sở KHCNMT làm thường trực và Lãnh đạo Tỉnh/Thành phố là Chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra có sự tham gia (hoặc có ý kiến thoả thuận trước đối với các tỉnh ở xa điều kiện đi lại khó khăn) của Bộ KHCNMT.
- Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng xét duyệt dự án, Bộ, Tỉnh/Thành phố sẽ phê duyệt các dự án TCTTB do mình quản lý. Riêng các dự án TCTTB có giá trị từ 500 (năm trăm) triệu đồng trở lên phải có sự thoả thuận trước với Bộ KHCNMT.
Nội dung xét duyệt dự án TCTTB phải cụ thể về mục tiêu, nhu cầu sử dụng và danh mục các thiết bị cần đầu tư, tổng kinh phí (trong đó phải nêu cụ thể nguồn vốn Nhà nước, Bộ, Tỉnh/Thành phố, của cơ sở...).
Việc lập và phê duyệt dự án TCTTB được làm thường xuyên trong cả năm và gửi đến Bộ KHCNMT để làm căn cứ xem xét chủ trương đầu tư trong kỳ kế hoạch.
3. Kế hoạch và cân đối kế hoạch TCTTB hàng năm
3.1. Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCNMT của Bộ KHCNMT về phương hướng phát triển tiềm lực KHCN, Bộ, Tỉnh/Thành phố (sau đây gọi là chủ quản đầu tư) hướng dẫn chủ đầu tư lập kế hoạch TCTTB bao gồm nội dung, khối lượng, kinh phí..., đồng thời tổng hợp, xử lý và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thảo luận với Bộ KHCNMT trước hoặc cùng với kế hoạch KHCNMT hàng năm.
3.2. Trên cơ sở kế hoạch TCTTB đã thảo luận và thống nhất với các Bộ, Tỉnh/Thành phố và tổng mức kinh phí hàng năm dành cho TCTTB, Bộ KHCNMT sẽ cân đối và phân bổ kinh phí cho từng dự án TCTTB.
3.3. Kế hoạch và kinh phí của các dự án TCTTB sẽ được Bộ KHCNMT thông báo trong kế hoạch KHCNMT của Bộ, Tỉnh/Thành phố.
4. Lập, duyệt thiết kế và dự toán của dự án TCTTB
4.1. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch TCTTB đã được Bộ KHCNMT thông báo, các Bộ, Tỉnh/Thành phố sẽ giao chỉ tiêu cụ thể cho các chủ đầu tư trực thuộc và hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư tiến hành lập thiết kế, dự toán cho từng nội dung và kinh phí tương ứng theo trình tự sau:
a/ Phối hợp với Bộ KHCNMT tổ chức Hội đồng lựa chọn thiết bị để tư vấn cho cơ quan chủ đầu tư và chủ quản đầu tư xem xét tính hợp lý, trình độ công nghệ của trang thiết bị đã dự kiến trong dự án. Hội đồng lựa chọn thiết bị được tổ chức gọn nhẹ, gồm không quá 9 thành viên và phải có ít nhất 2/3 số thành viên là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực thiết bị khoa học tương ứng.
- Hội đồng lựa chọn thiết bị có trách nhiệm phản biện toàn bộ dự án TCTTB và phải khẳng định được các thiết bị khoa học loại A trong dự án về: Tên thiết bị, kiểu loại, trình độ KHCN của thiết bị, tính năng kỹ thuật, công dụng, nước sản xuất, giá cả, phương pháp phân tích, phương thức cung ứng, v.v...
- Những ý kiến phản biện của Hội đồng không thống nhất với chủ đầu tư hoặc chủ quản đầu tư sẽ được bảo lưu và báo cáo cho cơ quan quản lý đầu tư là Bộ KHCNMT để xem xét và quyết định.
b/ Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng lựa chọn thiết bị, tiến hành tuyển chọn cơ quan cung ứng thiết bị, lập thiết kế dự toán chi tiết bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp:
- Đối với sửa chữa thiết bị: Chi phí mua sắm phụ tùng, linh kiện thay thế, công sửa chữa, chi phí vận hành thử...
- Đối với đầu tư trang thiết bị mới:
Chi phí mua thiết bị chính, các thiết bị phụ trợ và vật tư, hóa chất tiêu hao đi kèm (trong trường hợp rất cần thiết khi mua thiết bị mới), chi phí vận chuyển, thi công lắp đặt, vận hành thử và đào tạo bổ túc cán bộ...
+ Chi phí quản lý hành chính: Chủ đầu tư các dự án đầu tư để sửa chữa thiết bị trên 50 (năm mươi) triệu đồng hoặc dự án đầu tư để mua sắm thiết bị mới trên 200 (hai trăm) triệu đồng sẽ dự toán khoản kinh phí quản lý hành chính để: Chi phí cho Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu dự án, chi phí cho các chuyên gia trong Hội đồng lựa chọn thiết bị, các khoản chi hành chính khác... và được tính theo công thức:
2.000.000 đồng + 0,5% G
Trong đó G là giá trị dự án, nhưng tổng chi phí quản lý hành chính không được quá 10 (mười) triệu đồng cho 01 (một) dự án.
Các dự án TCTTB có giá trị dưới mức nêu trên: Chủ đầu tư sử dụng nguồn kinh phí để chi phí quản lý hành chính.
c/ Xây dựng phương án và tiến độ triển khai thực hiện dự án.
4.2. Các cơ quan chức năng của Bộ, Tỉnh/Thành phố phối hợp với Bộ KHCNMT và Bộ Tài chính tiến hành xem xét thiết kế, dự toán của các dự án TCTTB trong năm kế hoạch để Lãnh đạo Bộ, Tỉnh/Thành phố phê duyệt.
Khi lập, duyệt thiết kế và dự toán dự án hoặc hạng mục dự án TCTTB, có thể vận dụng các định mức vật tư, định mức công lao động, đơn giá các loại vật tư hóa chất, phụ tùng linh kiện và giá nhập thiết bị lẻ... của các cơ quan cung ứng dịch vụ vật tư khoa học kỹ thuật của Nhà nước.
Thiết kế và dự toán chi tiết đã được phê duyệt sẽ gửi đến Bộ KHCNMT và Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp phát, kiểm tra và thanh quyết toán.
5. Cấp phát và kiểm tra
5.1. Căn cứ vào thiết kế, dự toán được duyệt của các dự án hoặc hạng mục dự án TCTTB, sau khi rà xét và đối chiếu với chỉ tiêu kinh phí của Bộ KHCNMT thông báo, Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí cho chủ quản đầu tư để chủ quản đầu tư cấp trực tiếp tới từng dự án. Nhằm phát huy sớm hiệu quả của nguồn kinh phí này, đề nghị nên cấp tập trung dứt điểm từng dự án để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng, trách cấp phát dàn trải và không được sử dụng kinh phí này vào mục đích khác.
Các chủ đầu tư sau khi nhận được kinh phí, cần chủ động triển khai sớm các nội dung công việc theo kế hoạch. Chủ đầu tư nhất thiết phải mở sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ, hạch toán từng hạng mục và toàn bộ dự án theo các quy định và chế độ tài chính kế toán hiện hành để thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao các hạng mục trong dự án và sử dụng.
5.2. Trong quá trình chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, cơ quan chủ quản đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ KHCNMT và Bộ Tài chính kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, nội dung đã đề ra và có quyền đình chỉ việc thực hiện khi chủ đầu tư có sai phạm nghiêm trọng.
6. Nghiệm thu
Tuỳ theo mức độ phức tạp của dự án, công tác nghiệm thu phải tiến hành ngay từ đầu, trong từng khâu chủ yếu, từng hạng mục dự án và toàn bộ dự án. Nhìn chung công tác nghiệm thu phải tiến hành ở 2 cấp:
- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở: Khi hạng mục dự án hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần, cần tổ chức Hội đồng nghiệm thu do chủ đầu tư chủ trì, có sự tham gia của các cơ quan quản lý chức năng như: Khoa học, kế hoạch, tài chính....
- Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ, Tỉnh/Thành phố: Khi dự án hoàn thành toàn bộ và đi vào hoạt động ổn định, chủ đầu tư lập hồ sơ nghiệm thu đề nghị Bộ, Tỉnh/Thành phố tổ chức Hội đồng nghiệm thu có sự tham gia (hoặc ý kiến thoả thuận trước đối với các tỉnh ở xa điều kiện đi lại khó khăn) của Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính và có từ 2 -3 chuyên gia về thiết bị khoa học đã tham gia Hội đồng lựa chọn thiết bị tương ứng trước đây.
- Đối với nhu cầu TCTTB không phải lập dự án: Chỉ nghiệm thu ở cấp cơ sở nhưng vẫn phải báo cáo đầy đủ như quy định ở điểm 7.1 trong phần II Thông tư này.
7. Báo cáo và thanh quyết toán
7.1 Chủ đầu tư lập báo cáo đầy đủ về tình hình thực hiện dự án TCTTB bao gồm nội dung, chất lượng, khối lượng, kinh phí... đã thực hiện và các kiến nghị nếu có cho cơ quan chủ quản, Bộ KHCNMT và Bộ Tài chính.
7.2 Việc duyệt quyết toán kinh phí TCTTB được thực hiện theo chế độ hiện hành như đối với kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học nói chung.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Các Bộ, Tỉnh/Thành phố có thể vận dụng Thông tư này để thực hiện các dự án TCTTB bằng nguồn vốn khác của mình.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì bất hợp lý cần điều chỉnh, đề nghị các Bộ, Tỉnh/Thành phố trao đổi bằng văn bản với Bộ KHCNMT để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.