BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 48-TT/VTU | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 1961 |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI NGUYÊN TẮC CUNG CẤP VẬT TƯ
Để phục vụ sự nghiệp phát triển giao thông vận tải công tác cung cấp vật tư có một tầm quan trọng quyết định.
Để đảm bảo cung cấp vật tư đủ số, kịp thời, chất lượng tốt, giá thành hạ cho các xí nghiệp, công trường và các địa phương, bước đầu quản lý tốt công tác cung cấp vật tư, Bộ tạm thời quy định các nguyên tắc sau đây:
Đối với các kế hoạch công tác đột xuất, Cục Cung cấp vật tư có trách nhiệm cùng các ngành bảo đảm hoàn thành. Các đơn vị cũng phải lập kế hoạch vật tư và cũng theo nguyên tắc ký hợp đồng kinh tế.
Các nhu cầu ngoài kế hoạch, Cục Cung cấp vật tư sẽ giải quyết theo khả năng cố gắng của mình.
II. LẬP KẾ HOẠCH, XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ KÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Điều 4. – Việc lập kế hoạch vật tư quy định như sau:
1. Căn cứ vào nhiệm vụ công tác, nhiệm vụ thiết kế và đồ án thiết kế đã được duyệt, các đơn vị sử dụng vật tư phải căn cứ vào các chỉ tiêu định mức đã được công bố lập kế hoạch nhu cầu gửi cho Cục chủ quản của mình. Các Cục chủ quản xét duyệt, tổng hợp và gửi cho Cục Cung cấp vật tư Bộ để lập kế hoạch nhu cầu vật tư của Bộ.
Các Khu, Sở, Ty lập kế hoạch những mặt hàng chuên dụng về giao thông vận tải do Cục Cung cấp vật tư trực tiếp quản lý (thuốc nổ, kíp mìn, nhựa đường, phụ tùng…).
2. Đối với nhu cầu vật tư cho kiến thiết cơ bản:
a) Nếu là công trình do Bộ quản lý (kể cả công trình phân cấp cho Cục Kiến thiết cơ bản và công trình do kinh phí trung ương đài thọ, địa phương nhận thi công) thì do Cục Kiến thiết cơ bản lập kế hoạch.
b) Nếu là công trình đã phân cấp cho các Cục, Vụ, Viện thì do các Cục, Vụ, Viện lập kế hoạch.
3. Đối với các công trình trung, đại tu cầu, đường bộ và quản lý đường sông do kinh phí sự nghiệp trung ương đài thọ thì do các Cục chủ quản lập kế hoạch.
4. Việc lập kế hoạch nhu cầu vật tư trong Tổng cục đường sắt cũng tiến hành theo như quy định trên (Cục Kiến thiết cơ bản, Tổng cục đường sắt lập kế hoạch nhu cầu vật tư cho các công trình do Tổng cục quản lý, các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Tổng cục đường sắt lập kế hoạch nhu cầu vật tư cho các công trình do Cục, Vụ, Viện quản lý hoặc tự làm). Cục Cung cấp vật tư Tổng cục đường sắt xét duyệt tổng hợp thành kế hoạch nhu cầu chung của Tổng cục và cũng gửi cho Cục Cung cấp vật tư Bộ.
Sau ngày thông báo chậm nhất là một tháng, các Cục chủ quản, các công ty và các địa phương phải ký hợp đồng nguyên tắc về bảo đảm cung cấp và tiêu thụ với Cục Cung cấp vật tư.
Việc ký hợp đồng cụ thể thì tùy theo điều kiện cụ thể hoặc là theo tiến độ thi công công trình, hoặc là theo kế hoạch từng quý, các Cục hướng dẫn cho các xí nghiệp, công trường, các khu, ty và xưởng, kho vật liệu tiến hành ký kết với nhau; chậm nhất là 20 ngày trước ngày thực hiện kế hoạch phải ký kết xong hợp đồng cụ thể.
- Đối với các Khu, Sở, Ty, Cục Cung cấp vật tư đảm nhận cung cấp những mặt hàng chuyên dùng do Cục trực tiếp quản lý như đã nói ở điều 4 (tiết 1).
- Cục Cung cấp vật tư thuộc Tổng cục đường sắt đảm nhận mua sắm, cung cấp cho các đơn vị trong ngành đường sắt (theo danh mục phân loại vật tư do Tổng cục ban hành).
- Việc cung cấp vật tư cho các công trường kiến thiết cơ bản mà Bộ giao nhận thầu với các Bộ khác phải theo đúng thông tư 139-TTg ngày 28-06-1960 của Phủ Thủ tướng (thể lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản).
Các xí nghiệp, nhà máy, Khu, Sở, Ty, Đoạn… nhân vật tư trực tiếp tại kho, xưởng vật liệu theo khu vực quy định.
Nếu khi hàng về, đơn vị thay đổi kế hoạch không nhận hàng nữa nhưng chỉ tiêu kế hoạch vẫn còn thì đơn vị vẫn phải xin kinh phí để thanh toán, Cục Cung cấp sẽ nhận bảo quản và nghiên cứu điều động cho đơn vị khác sử dụng để tránh ứ đọng.
Nếu việc thay đổi kế hoạch do Bộ và Nhà nước quyết định, các đơn vị đặt hàng kịp thời báo cho Cục Cung cấp vật tư để điều chỉnh hợp đồng đã ký với Ngoại thương hay với các xí nghiệp sản xuất trong nước.
Đối với Tổng cục đường sắt cũng thực hiện như trên, riêng việc cung cấp gỗ do Cục Cung cấp vật tư thuộc Tổng cục đảm nhiệm và việc cung cấp than đá do Cục đầu máy toa xe đảm nhận.
Điều 13. – Việc quản lý và cho thuê máy móc công trình do công ty thi công cơ giới đảm nhận.
IV. THU HỒI, ĐIỀU PHỐI VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ
a) Nếu là vật tư còn dùng được mà đơn vị không có kế hoạch hay không thể chuyển đi được thì giao lại cho Cục Cung cấp vật tư trị giá theo chất lượng còn lại của vật tư (trên cơ sở giá xuất kho của Cục Cung cấp vật tư). Cục Cung cấp vật tư sẽ hoàn lại vốn cho đơn vị sau khi giải quyết cấp phát được số vật tư trên, sau khi trừ mọi khoản chi phí về nghiệp vụ.
b) Nếu là vật tư không dùng được nữa, do Cục Cung cấp vật tư xác nhận thì đơn vị phải thành lập hội đồng được tổ chức bán tại chỗ cho cơ quan Mậu dịch (theo thông tư số 63-CP ngày 14-11-1960 của Hội đồng Chính phủ).
Đối với những vật tư cũ tháo ra trong các công trình trung, đại tu (như ray, tà vẹt tháo ra để thay mới) cũng giải quyết theo như đã nói trên.
Các cơ quan kỹ thuật, thiết kế phải căn cứ vào các loại vật tư trên mà nghiên cứu kỹ thuật thiết bị, quy định sử dụng vật tư cho thích hợp, đảm bảo chính sách sử dụng vật tư nói ở điều 1.
Các đơn vị sử dụng vật tư phải tính toán việc sử dụng vật tư cho sát, theo đúng chính sách tiết kiệm và chế độ sử dụng vật tư của Nhà nước, không được dùng ít xin nhiều, lấy dài cắt ngắn, lấy to xé nhỏ…
Điều 20. – Giá cả thanh toán theo giá của Nhà nước và Thương nghiệp đã ban hành.
Nếu chưa có giá chính thức thì áp dụng theo giá danh điểm của Bộ.
Trong lúc thi hành có gì khó khăn hoặc có những chỗ nào chưa hợp lý các đơn vị phát hiện, báo cáo về Bộ để hướng dẫn thêm hoặc sửa đổi cho thích hợp.
| K.T. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.