BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG-BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 409-VP/NH | Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1960 |
Trong mấy năm qua, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài vụ ở các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh đã có những tiến bộ nhất định, góp phần tăng cường thêm một bước chế độ hạch toán kinh tế và hoàn thành tương đối các chỉ tiêu nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước đề ra cho xí nghiệp. Song, qúa trình đó, cũng không khỏi có những kế hoạch còn chưa sát với thực tế, gây ra những hiện tượng sử dụng vốn thiếu chặt chẽ, thừa vốn, đọng vốn và lãng phí vốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, chế độ tiết kiệm và tích lũy xã hội chủ nghĩa.
Tình trạng đó, đương nhiên là có những khó khăn khách quan và do trình độ kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân nói chung và ở các xí nghiệp nói riêng còn yếu, nhưng đồng thời, cũng cần nhận thấy những khuyết điểm thiếu nghiên cứu, phân tích, tính toán kỹ càng và dựa vào cơ sở thực tế một cách đầy đủ, toàn diện, còn tồn tại khá phổ biến ở một số xí nghiệp khi xây dựng kế hoạch.
Vì vậy, thực hiện phương châm dân chủ hóa quản ký xí nghiệp, đi theo đường lối quần chúng trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch kỹ thuật, sản xuất, tài vụ, chúng ta, không những cần quán triệt tinh thần đó trong nội bộ xí nghiệp, mà còn tranh thủ sự phối hợp tham gia của các ngành hữu quan vào các công tác đó từ cơ sở lên đến Trung ương để dần dần khắc phục các thiếu sót đã phạm phải như đã nói trên.
Hiện nay, quan hệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh đang được mở rộng, đã góp phần giúp đỡ xí nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh tế, thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước. Tuy vậy, nhìn chung, kết qủa ấy mới chỉ là bước đầu, trong thời gian qua, các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng Nhà nước cũng vẫn còn chưa làm tròn trách nhiệm phục vụ và giúp đỡ xí nghiệp một cách tích cực và có hiệu qủa cũng như tiêu cực phát sinh ra trong các qúa trình hoạt động kinh tế và tài vụ của xí nghiệp để góp phần ý kiến với xí nghiệp thúc đẩy hoạt động của mình.
Đối với việc tham gia xây dựng kế hoạch tài vụ trực tiếp với xí nghiệp, các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng cũng chưa tiến hành được nhiều mà công việc đó mới chỉ làm được ở bên trên, giữa Ngân hàng Trung ương với Bộ chủ quản xí nghiệp và xí nghiệp trong việc xét duyệt định mức vốn lưu động, do đó phần nào kết qủa cũng còn hạn chế.
Để nâng cao một bước trách nhiệm của các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng Nhà nước trong việc phục vụ sản xuất và góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp, Bộ công nghiệp nặng, Bộ công nghiệp nhẹ và Ngân nhàng Nhà nước Việt Nam ta thông tư Liên bộ này chính thức quy định những điểm về nguyên tắc trong việc tham gia xây dựng kế hoạch tài vụ hàng năm giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ và các xí nghiệp như sau:
1. Tất cả các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch tài vụ hàng năm trực tiếp tại các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh thuộc Bộ công nghiệp nặng, Bộ công nghiệp nhẹ quản lý, kể cả những xí nghiệp công nghiệp quốc doanh địa phương, công tư hợp doanh thuộc phạm vi quản lý của các Sở, Ty công nghiệp các thành phố, khu, tỉnh.
2. Khi bắt đầu xây dựng cũng như khi tổng hợp kế hoạch tài vụ, xí nghiệp cần báo cho đơn vị Ngân hàng trong địa phương mình (Chi điếm hoặc Chi nhánh trực tiếp cho vay) tới tham gia. Như vậy là trước khi xí nghiệp đưa ra kế hoạch trình Bộ duyệt, đã có ý kiến tham gia của đơn vị Ngân hàng cơ sở.
3. Các cán bộ Ngân hàng Nhà nước ở các Chi nhánh, Chi điếm sẽ tùy theo sự hiểu biết tình hình của mình mà tham gia ý kiến với xí nghiệp. Nội dung chủ yếu của biệc tham gia ý kiến với xí nghiệp. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các định mức vốn lưu động của xí nghiệp, cụ thể là:
- Tham gia vào việc xây dựng các nhân tố thời gian định mức kỳ luân chuyển vật tư sát với tình hình thực tế của việc cung cấp, sản xuất, dự trữ, tiêu thụ.
- Tham gia vào việc ấn định mức luân chuyển theo đúng những nguyên tắc và phương pháp định mức vốn lưu động của Nhà nước đã đề ra đối với các xí nghiệp dự trữ, sản xuất, tiêu dùng hay không theo thời vụ.
- Ngoài ra, giúp đỡ và góp ý kiến với xí nghiệp trong việc lập kế hoạch vay vốn Ngân hàng về các loại trong định mức, trên định mức, sửa chữa lớn và thanh toán.
4. Trên cơ sở xuất phát từ tình hình khách quan một cách đứng đắn, xuất phát từ tinh thần công tác đồng chí, tương trợ xã hội chủ nghĩa và vì lợi ích của việc tăng cường hơn nữa chế độ hạch toán kinh tế, nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, chúng ta cần tranh thủ sự thống nhất ý kiến giữa hai bên xí nghiệp và Chi nhánh, Chi điếm ngân hàng để làm tốt công tác xây dựng kế hoạch. Tuy vậy, nếu có ý kiến không nhất trí về một số vấn đề nào đó, thì trong trường hợp này, xí nghiệp vẫn làm theo ý kiến của mình, nhưng cần ghi lại ý kiến của hai bên để phản ảnh cho Bộ chủ quản biết. Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng cũng đồng thời cần phản ảnh cho Ngân hàng Trung ương để phối hợp thảo luận với Bộ chủ quản xí nghiệp khi xét duyệt kế hoạch cho xí nghiệp.
Trên đây là một số điểm quy định nguyên tắc chung trong việc tham gia của Ngân hàng Nhà nước vào việc xây dựng kế hoạch tài vụ hàng năm tại các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.
Nhận được thông tư này, yêu cầu các đơn vị nghiên cứu phối hợp bàn bạc với nhau để thi hành, trước mắt là tham gia xây dựng kế hoạch tài vụ năm 1961.
Nếu gặp khó khăn gì, yêu cầu các đơn vị phản ảnh cho Bộ chủ quản của mình biết để nếu cần, Liên bộ sẽ bổ sung thêm thông tư này.
KT. BỘ TRƯỞNG | TỔNG GIÁM ĐỐC | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.