BỘ NỘI VỤ | VIỆT |
Số: 31-TC/TT | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1957 |
GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ CƯ TRÚ QUY ĐỊNH TRONG ĐIỀU 2 SẮC LUẬT BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Điều 2 Sắc luật kể trên định rằng: “Các công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.”
Không phân biệt thời hạn cư trú có nghĩa là không đòi hỏi một ngwời công dân phải cư trú ở một địa phương trong một thời gian tối thiểu nào đó (như 3 tháng trở lên theo các Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 và số 77 ngày 21-12-1945) mới có quyền bầu cử ở địa phương ấy. Những cử tri phải cư trú ở một địa phương mới có quyền bầu cử ở địa phương ấy.
Thế nào là cư trú ở một địa phương? Một người cư trú ở một địa phương khi người đó có chỗ ở chính làm ăn sinh sống chính, sinh hoạt chính trị chính thức ở địa phương đó và đã được chính quyền xác nhận đã đăng ký vào một hộ khẩu chính của địa phương).
Căn cứ vào định nghĩa trên, được coi như cư trú tại một địa phương:
a) Nhân dân quê quán và vẫn làm ăn ở địa phương đó.
b) Nhân dân mới đến ở địa phương nhưng có đủ điều kiện như đã nói trên.
c) Các cán bộ, công nhân viên công tác trong các cơ quan đoàn thể, xí nghiệp Nhà nước tại địa phương.
d) Các quân nhân tại ngũ thuộc các đơn vị đóng tại địa phương.
Ngoài ra, những người có cơ sở nhất định để hoạt động tôn giáo, văn hóa, v.v... ở một địa phương cũng coi là cư trú ở địa phương đó như:
1) Các linh mục, thầy dòng, bà phước v.v... thuộc các nhà thờ, nhà tu hành địa phương, các tăng ni, đạo hữu chụ trì tại các nhà chùa địa phương.
2) Các sinh viên, học sinh theo học các trường công và tư của địa phương có gia đình cư trú tại địa phương khác.
Coi như tạm trú tại một địa phương và không có quyền bầu cử ở địa phương đó:
a) Những người chỉ đến ở địa phương một thời gian nhất định (một vài tháng) để làm các nghề phụ, giải quyết một việc riêng, chữa bệnh v.v... rồi lại về quê quán hay nơi có chỗ ở chính của mình.
b) Các cán bộ, công nhân viên, quân nhân, linh mục, sư vãi, sinh viên, học sinh đến địa phương nghỉ phép, dưỡng bệnh, dự hội nghị, giảng dạo, thuyết pháp, tham quan, thực tập, làm một công tác nhất định v.v... rồi lại trở về cơ quan, đoàn thể, xí nghịêp, doanh trại, nơi chụ trì, trường, sở của mình.
Những người đăng ký hộ khẩu ở một nơi gọi là ký túc cũng không có quyền bầu cử ở địa phương ấy?
Theo điều 3 Nghị định chi tiết hóa Sắc luật số 004/SL thì mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi. Nơi mà người công dân được quyền bầu cử và ứng cử phải là nơi mà người đó có nhiều quyền lợi chính trị và kinh tế hơn cả, tức là nơi cư trú như đã định nghĩa ở trên. Còn các nơi ở khác (tạm trú hay ký túc) mà người công dân không có quyền lợi chính trị và kinh tế hay có rất ít thì không nên cho ghi tên họ vào danh sách cử tri ở những nơi đó.
Nếu để một người công dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hay ký túc, mà không ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi cư trú thì trái với quyền lợi chính đáng của họ. Nếu để họ ghi tên ở cả 2 nơi (cư trú và tạm trú hay là ký túc) thì trái với Luật bầu cử hiện hành.
Quan niệm vấn đề “cư trú” như trên là căn cứ vào tình hình thực tế nước nhà.
Khi tiến hành xây dựng danh sách cử tri, nếu gặp trường hợp đặc biệt mà Thông tư không nói đến, các cơ quan có trách nhiệm cần báo cáo cụ thể lên Bộ ngay để Bộ kịp thời góp ý kiến giải quyết.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.