BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2016/TT-BCA | Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC CỦA CẢNH SÁT QUẢN GIÁO Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định công tác của Cảnh sát quản giáo ở cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn Cảnh sát quản giáo, kiểm tra, bồi dưỡng, bố trí, trang bị, Điều kiện làm việc và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, giáo dục trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc của Cảnh sát quản giáo ở các cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là Cảnh sát quản giáo).
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Cảnh sát quản giáo.
3. Cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là trại viên).
5. Cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác của Cảnh sát quản giáo.
1. Những việc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm.
2. Vay, mượn, xin, mua, bán, đổi hoặc nhận tiền, quà biếu của trại viên và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Tự ý tiếp xúc với thân nhân của trại viên nhằm Mục đích cá nhân. Trường hợp phải tiếp xúc với thân nhân trại viên để phối hợp quản lý, giáo dục trại viên thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là Giám đốc) và gặp tại phòng thăm gặp thuộc nhà thăm gặp.
4. Cho trại viên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, cho tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong thời gian quản lý trại viên.
5. Có lời nói, hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, phân biệt đối xử, trù dập trại viên; Tiết lộ bí mật đời tư của trại viên không đúng quy định.
6. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến trại viên; sử dụng trại viên thực hiện Mục đích cá nhân.
Điều 4. Tiêu chuẩn Cảnh sát quản giáo
1. Phải là người có phẩm chất chính trị tốt, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ.
2. Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các trường Cảnh sát, An ninh hoặc các ngành khác. Trường hợp tốt nghiệp các trường ngoài Công an nhân dân thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ an ninh hoặc cảnh sát.
Điều 5. Kiểm tra, bồi dưỡng Cảnh sát quản giáo
Định kỳ hai năm một lần, Cảnh sát quản giáo phải tham dự kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lí, giáo dục và nghiệp vụ Công an do Giám đốc tổ chức. Chương trình kiểm tra, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Điều 6. Bố trí Cảnh sát quản giáo
1. Mỗi cơ sở giáo dục bắt buộc được tổ chức một Đội Cảnh sát quản giáo do Đội trưởng phụ trách, trường hợp cơ sở giáo dục bắt buộc có nhiều phân khu thì mỗi phân khu thành lập một Tổ Cảnh sát quản giáo do một Phó Đội trưởng phụ trách.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục trại viên, Giám đốc quyết định bố trí cán bộ làm Cảnh sát quản giáo cho phù hợp.
Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CẢNH SÁT QUẢN GIÁO Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
1. Khi tiếp nhận trại viên về tổ, đội trại viên, Cảnh sát quản giáo phải thực hiện các công việc sau:
a) Nghiên cứu hồ sơ, cho trại viên viết bản tự thuật;
b) Nắm được đặc Điểm nhận dạng, gồm khuôn mặt, dáng đi, giọng nói của trại viên;
c) Nắm được họ, tên khai sinh, tên thường gọi, bí danh của trại viên;
d) Nắm được lý lịch, hành vi vi phạm pháp luật của trại viên, gồm: quê quán, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng, các con, người thân khác, quá trình hoạt động của bản thân, nguyên nhân, hoàn cảnh, Điều kiện vi phạm;
đ) Nắm được diễn biến tư tưởng, quan Điểm, lối sống, thái độ đối với quyết định và việc chấp hành quyết định của trại viên.
2. Lập hồ sơ tóm tắt của từng trại viên, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên và thực hiện việc quản lý hồ sơ theo quy định.
3. Phối hợp với Cảnh sát bảo vệ - cơ động và các Đội nghiệp vụ khác xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống tình huống đột xuất, bạo loạn, phá hoại cơ sở giáo dục bắt buộc, xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, trại viên khác; phòng, chống trại viên trốn hoặc có các hành vi vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc; ngăn chặn đối tượng từ bên ngoài tấn công, gây rối cơ sở giáo dục bắt buộc; bảo vệ cơ sở giáo dục bắt buộc an toàn trong mọi tình huống.
4. Phối hợp với các Đội nghiệp vụ vẽ sơ đồ, bố trí chỗ nằm cho trại viên theo yêu cầu nghiệp vụ, quy định về phân loại trại viên và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn trại viên thực hiện đúng quy định.
5. Nắm chắc diễn biến, tình hình tổ, đội trại viên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, giải quyết những dấu hiệu phức tạp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Mỗi tuần, Cảnh sát quản giáo phải dành ít nhất 04 (bốn) giờ nghiên cứu hồ sơ trại viên để phục vụ cho công tác quản lý, giáo dục trại viên.
6. Khi có thông tin của trại viên cung cấp phải ghi vào sổ công tác, báo cáo ngay cho lãnh đạo đơn vị về tình hình an ninh ở cơ sở giáo dục bắt buộc và phải giữ bí mật, chỉ cung cấp thông tin khi có yêu cầu của lãnh đạo đơn vị.
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục tuần, tháng, quý đối với tổ, đội trại viên, từng trại viên phù hợp với tính chất, hành vi vi phạm, thời hạn phải chấp hành, đặc Điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của trại viên.
2. Hướng dẫn trại viên đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của trại viên.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát trại viên chấp hành Nội quy, quy định của cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho trại viên các quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; phối hợp với cán bộ giáo dục tổ chức cho trại viên nghe phổ biến thời sự, chính sách, học pháp luật, giáo dục công dân, học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình theo quy định.
5. Hàng tuần, gặp gỡ trại viên ít nhất 02 lần để nắm bắt diễn biến tư tưởng, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để họ yên tâm chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; quan tâm thăm hỏi, động viên trại viên bị ốm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi tháng, Cảnh sát quản giáo phải thực hiện giáo dục, tư vấn cho 08 (tám) lượt trại viên trở lên.
6. Hàng tháng, hàng quý hoặc khi có yêu cầu, hướng dẫn trại viên viết kiểm Điểm (dựa vào quy định về thi đua đối với trại viên), tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập, lao động, rèn luyện của mình, nêu phương hướng phấn đấu và tự nhận loại thi đua trong kỳ xếp loại; trường hợp trại viên chưa biết chữ hoặc vì lý do ốm đau không thể viết được thì nhờ trại viên khác viết, đọc cho trại viên đó nghe lại, đồng ý với nội dung đã viết thì Điểm chỉ vào bản kiểm Điểm, có chữ ký xác nhận của Cảnh sát quản giáo.
Điều 9. Tổ chức lao động, học nghề, hướng nghiệp cho trại viên
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, định mức và tổ chức cho trại viên lao động, học nghề theo quy định.
2. Giáo dục trại viên nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động của trại viên.
3. Đề xuất định lượng mức ăn thêm cho trại viên lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật; đề xuất khen thưởng cho trại viên lao động vượt định mức, chỉ tiêu, kế hoạch hoặc có cải tiến kỹ thuật.
4. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, trang thiết bị, phương tiện được giao và sử dụng kết quả lao động theo quy định.
5. Chủ động, phối hợp với cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc hướng nghiệp, dạy nghề cho trại viên theo quy định; tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho trại viên khi được Giám đốc đồng ý.
Điều 10. Quyền hạn của Cảnh sát quản giáo
1. Được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục trại viên.
2. Phối hợp với Đội Cảnh sát bảo vệ - cơ động, các đội nghiệp vụ khác để phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc; kiểm tra thư, các loại quà của trại viên; giám sát nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của trại viên theo quy định của Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đội nghiệp vụ trong việc quản lý, giáo dục trại viên.
4. Chủ động, phối hợp, đề xuất và tham gia cuộc họp xét, đề nghị nâng, hạ loại và tổ chức quản lý trại viên theo loại; xếp loại chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính còn lại của quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho trại viên.
5. Phối hợp với cán bộ trực cơ sở giáo dục bắt buộc lựa chọn, giới thiệu trại viên thuộc tổ, đội trại viên để bầu vào Ban tự quản trại viên; đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc tổ, đội trại viên khi trại viên đó vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác.
6. Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề nghị khen thưởng, kỷ luật, gia hạn kỷ luật, giảm thời hạn kỷ luật cho trại viên thuộc tổ, đội trại viên.
Điều 11. Thực hiện quản lý, giáo dục trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Mười lăm phút trước khi nhận trại viên đi lao động, học tập, Cảnh sát quản giáo phải nắm tình hình, kiểm tra trật tự nội vụ và phối hợp với cán bộ y tế giải quyết cho những trại viên ốm, đau được nghỉ lao động, học tập.
2. Khi đưa trại viên đi lao động, học tập, Cảnh sát quản giáo phải ký nhận vào sổ giao, nhận trại viên, hết giờ làm việc phải trực tiếp đưa trại viên về khu quản lý, bàn giao cho cán bộ trực cơ sở giáo dục bắt buộc và ký vào sổ giao, nhận trại viên. Việc nhận, đưa trại viên ra khỏi khu quản lý ngoài giờ hành chính phải có ý kiến bằng văn bản của Giám đốc.
3. Khi tổ chức lao động phải bố trí phân công Cảnh sát bảo vệ - cơ động thực hiện nhiệm vụ khi dẫn tổ, đội trại viên đi lao động, ở hiện trường lao động theo các phương án quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Hết giờ lao động hoặc đột xuất Cảnh sát quản giáo phải tập trung trại viên, Điểm danh, kiểm diện trước khi bàn giao cho cán bộ trực cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Trong thời gian tổ chức cho trại viên lao động, học tập và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, Cảnh sát quản giáo không được tự ý rời khỏi vị trí. Khi có yêu cầu của Giám đốc hoặc có lý do chính đáng khác cần phải rời khỏi vị trí, Cảnh sát quản giáo phải trao đổi với Cảnh sát bảo vệ - cơ động, nếu Cảnh sát bảo vệ - cơ động không đủ khả năng quản lý, giám sát trại viên thì phải đưa tổ, đội trại viên về khu quản lý.
5. Trường hợp khi đang hướng dẫn trại viên lao động, học tập, sinh hoạt mà có cán bộ cấp trên hoặc khách đến thăm, kiểm tra tổ, đội trại viên do mình phụ trách, Cảnh sát quản giáo hô tổ, đội trại viên đứng hoặc ngồi tại chỗ, chào theo đúng Điều lệnh Công an nhân dân, báo cáo rõ số lượng trại viên và công việc đang làm.
6. Thứ sáu hàng tuần và ngày 25 hàng tháng (nếu là thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết thì trước 01 ngày) Cảnh sát quản giáo dành 02 (hai) giờ cuối ngày để hướng dẫn tổ, đội trại viên sinh hoạt, kiểm Điểm, đánh giá kết quả hoạt động, bình xét, xếp loại chấp hành quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời thông qua chương trình kế hoạch thời gian tiếp theo.
7. Trường hợp trại viên vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc phải tiến hành lập biên bản, báo cáo Chỉ huy Đội Cảnh sát quản giáo để báo cáo Giám đốc; đồng thời, phối hợp với các đội nghiệp vụ tổ chức tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, ghi tường trình của người vi phạm, người có liên quan và đề xuất hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Ngày nghỉ, ngày lễ, Tết và ngoài giờ làm việc nếu được phân công thì Cảnh sát quản giáo phải trực để quản lý, duy trì các hoạt động của trại viên và được nghỉ bù theo quy định.
9. Hai tháng trước khi trại viên chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Cảnh sát quản giáo phải phối hợp với cán bộ Đội Giáo dục - hồ sơ đề xuất Giám đốc tổ chức cho trại viên đó học chương trình về tái hòa nhập cộng đồng, thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trại viên về cư trú để theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ, gia đình hoặc người thân của trại viên biết ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
10. Đến ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc, Cảnh sát quản giáo phối hợp với cán bộ có trách nhiệm của cơ sở giáo dục bắt buộc làm các thủ tục cho trại viên đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trả lại giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà trại viên đã gửi lưu ký, cấp hỗ trợ kinh phí cho người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ quỹ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, cấp 01 bộ quần áo thường (nếu trại viên không có quần áo), cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc theo quy định.
1. Hàng ngày, Cảnh sát quản giáo phải ghi cập nhật thông tin kết quả lao động, học tập của tổ, đội trại viên và cá nhân trại viên thuộc tổ, đội mình phụ trách vào sổ theo dõi và báo cáo Đội trưởng Đội Cảnh sát quản giáo, nếu cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu, khu sản xuất thì báo cáo Tổ trưởng Tổ Cảnh sát quản giáo.
Đối với trường hợp xảy ra vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của Đội trưởng Đội Cảnh sát quản giáo thì Đội trưởng Đội Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm báo cáo Giám đốc.
2. Hàng tuần, hàng tháng, quý, 06 tháng, 01 năm, Cảnh sát quản giáo phải viết báo cáo kết quả công tác quản lý, giáo dục trại viên thuộc tổ, đội trại viên do mình phụ trách cho Đội trưởng Đội Cảnh sát quản giáo. Đội trưởng Đội Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Giám đốc.
3. Cảnh sát quản giáo đi công tác, nghỉ phép, ốm đau phải bàn giao việc quản lý tình hình tổ, đội trại viên cho cán bộ được giao nhiệm vụ thay thế (có biên bản bàn giao kèm theo, nếu dài ngày hoặc chuyển công tác khác phải bàn giao đầy đủ tài sản, sổ theo dõi tổ, đội trại viên và cá nhân trại viên cùng tài liệu có liên quan cho cán bộ được giao nhiệm vụ thay thế).
Mục 2. TRANG BỊ, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC ĐỐI VỚI CẢNH SÁT QUẢN GIÁO Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
Điều 13. Trang bị, Điều kiện làm việc của Cảnh sát quản giáo
1. Cảnh sát quản giáo được sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, sổ, sách, tài liệu theo dõi quá trình chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên; được bố trí phòng làm việc, bàn, ghế, tủ đựng sổ sách, tài liệu và các phương tiện khác để phục vụ công tác quản lý, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trại viên theo quy định của pháp luật.
2. Đối với trại viên lao động trong nhà xưởng, Cảnh sát quản giáo được sử dụng một phòng làm việc diện tích là 06 m2 tại khu vực nhà xưởng của cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Đối với trại viên lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc những công việc ngoài trời khác trên một diện tích cố định, được sử dụng tối thiểu là 40 m2 nhà làm việc để sinh hoạt tổ, đội trại viên, thực hiện việc giáo dục trại viên, bảo quản dụng cụ, sản phẩm lao động của trại viên và các tài sản khác.
Điều 14. Kinh phí bảo đảm công tác của Cảnh sát quản giáo
Kinh phí bảo đảm công tác của Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2016.
1. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.