THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 297-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 1958 |
BAN HÀNH BẢN QUY TẮC TỔ CHỨC TẠM THỜI HỢP TÁC XÃ THỦ CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: | Các Bộ, |
Để giúp những người làm nghề thủ công cá thể tổ chức lại nhằm đẩy mạnh sản xuất và cải thiện đời sống của mình.
Theo đề nghị của Bộ Nội thương,
Thủ tướng phủ ban hành “bản quy tắc tổ chức tạm thời hợp tác xã thủ công nghiệp” trên toàn miền Bắc nước Việt Nam.
Công tác tổ chức hợp tác xã thủ công nghiệp là một công tác mới mẻ ở nước ta trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều. Nên bản quy tắc mới nêu lên một số nguyên tắc tổ chức để bước đầu giúp thủ công nghiệp cá thể tổ chức lại, chưa thể đề ra những nguyên tắc cụ thể một cách đầy đủ được. Qua công tác thực tế, sẽ có nhiều vấn đề mới đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu để bổ sung bản quy tắc tổ chức tạm thời.
Cán bộ hoạt động cho phong trào hợp tác xã thủ công nghiệp phải hết sức chú trọng mấy vấn đề căn bản sau đây:
1) Nắm vững nguyên tắc và phương châm. Việc tổ chức người lao động thủ công cá thể lại, bất cứ dưới hình thức nào đều phải dựa trên nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ” và theo đúng phương châm “tích cực nhưng thận trọng, tiến hành từng bước vững chắc, có lãnh đạo chặt chẽ, tránh nóng vội, hấp tấp, phát triển phải đi đôi với củng cố, hết sức tránh buông lỏng để cho phong trào tự phát”.
2) Phải linh hoạt cao độ đối với việc chấn chỉnh các tổ chức thợ thủ công hiện có. Việc tiến hành chấn chỉnh lại các tổ chức hiện đang hoạt động (điều 23 – chương thứ ba trong bản quy tắc) đòi hỏi một mặt phải làm đúng quy tắc tổ chức tạm thời ấn định trong bản quy tắc, một mặt phải căn cứ tình hình cụ thể, thực tế của thợ thủ công, của các tổ chức thợ thủ công hiện có nhìn thấy và nắm đúng thực chất, không câu nệ về hình thức, có như vậy mới tiến hành việc đưa người lao động thủ công vào con đường hợp tác xã một cách vững chắc, đúng đắn và tốt đẹp.
Bộ Nội thương chịu trách nhiệm giải thích và hướng dẫn các địa phương thi hành bản quy tắc này.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
TỔ CHỨC TẠM THỜI CỦA HỢP TÁC XÃ THỦ CÔNG NGHIỆP
Điều 2. - Nhiệm vụ căn bản của hợp tác xã thủ công nghiệp là:
Tập hợp, tổ chức những người lao động thủ công nghiệp lại để tiến hành giáo dục chính trị, cải biến dần lối sản xuất riêng lẻ, lạc hậu, mù quáng và có xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa trong thủ công nghiệp cá thể, thành lối sản xuất tập thể, tiến bộ theo con đường hợp tác hóa xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, luôn luôn cải tiến kỹ thuật, nâng cao sản xuất, nhằm sản xuất nhanh, nhiều, tốt, giá rẻ, phục vụ thiết thực nền kinh tế quốc dân, cải thiện dần đời sống của người lao động thủ công, tích lũy vốn để mở rộng sản xuất, đồng thời thắt chặt quan hệ với kinh tế quốc doanh và các loại hợp tác xã khác cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Việc xin vào và xin ra tổ sản xuất hoặc hợp tác xã là do tự nguyện, không cưỡng ép, bắt buộc.
Tài sản của hợp tác xã được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã bằng cách thông qua Mậu dịch quốc doanh và Hợp tác xã mua bán cung cấp nguyên liệu, thu mua sản phẩm, gia công đặt hàng; bằng cách Ngân hàng cho vay vốn, bằng cách chiếu cố về mặt thuế khóa và bằng cách công nghiệp quốc doanh hướng dẫn, giúp đỡ cải tiến kỹ thuật. Bản thân hợp tác xã phải phát huy tinh thần tự lực cánh sinh của xã viên, nỗ lực thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích lũy vốn để phát triển sản xuất, tránh ỷ lại vào Nhà nước.
Chương trình, điều lệ của hợp tác xã phải được đại hội xã viên thông qua, được cơ quan Quản lý hợp tác xã cấp trên duyệt và đăng ký ở cơ quan Công thương theo đúng điều lệ đăng ký các loại kinh doanh công thương nghiệp, thì mới được chính thức thi hành.
Hợp tác xã phải xin phép và đăng ký lại trong trường hợp sau đây:
- Thay đổi hình thức tổ chức.
- Thay đổi phạm vi hoạt động và chuyên nghiệp.
- Tạm nghỉ mở lại, nghỉ hẳn, sát nhập hay giải tán.
CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC XÃ THỦ CÔNG NGHIỆP
- Tổ sản xuất.
- Hợp tác xã cung tiêu sản xuất,
- Hợp tác xã sản xuất.
Tổ sản xuất.
Tổ viên từ chỗ nhận hàng, giao hàng chung trong việc làm gia công cho Mậu dịch quốc doanh, Hợp tác xã mua bán, mua chung nguyên liệu, bán chung sản phẩm theo từng lúc, từng việc, tiến đến thực hiện việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và sản xuất theo một kế hoạch thống nhất. Tuy nhiên sản xuất vẫn còn phân tán và công cụ vẫn là của riêng của tổ viên. Tổ này gọi là tổ cung tiêu sản xuất.
Tổ viên vào tổ từ chỗ đi nhận việc về làm chung tiến đến góp công cụ và tiền vốn của mình vào tổ, cùng nhau tiến hành sản xuất tập thể và hưởng thụ theo khả năng lao động. Tổ này tương tự như hợp tác xã sản xuất, nhưng vì ít người nên gọi là tổ sản xuất hợp tác.
Sau khi vào tổ sản xuất, tổ viên không được thuê mượn thêm người làm công việc sản xuất chủ yếu.
Tổ cử ra tổ trưởng, tổ phó để đôn đốc tổ viên làm nhiệm vụ theo sự quy định của tổ và thay mặt tổ viên ký hợp đồng làm gia công cho Mậu dịch quốc doanh, Hợp tác xã mua bán, và giao dịch mua bán với các khách hàng khác trong công việc kinh doanh của tổ.
Tổ sản xuất cần xây dựng quỹ chung, gồm các khoản sau đây:
Tổ phí do tổ viên góp khi vào tổ,
Có thể trích một phần nhỏ trong số thu nhập của tổ viên
Những món tiền thừa sau mỗi kỳ thanh toán mà tổ viên tán thành bỏ vào quỹ.
Việc đóng góp và sử dụng quỹ chung do hội nghị toàn thể tổ viên quyết định. Việc đóng góp, sử dụng quỹ và phân phối lãi trong tổ sản xuất hợp tác có thể áp dụng theo điều 17 và điều 20 trong phần thứ ba nói về hợp tác xã sản xuất.
Xã viên vào Hợp tác xã, không được thuê mượn người làm công tác sản xuất chủ yếu. Đối với người thuê mượn để làm công việc phụ và người học nghề, xã viên phải đối xử bình đẳng, thực lòng dạy nghề cho họ và chuyển dần quan hệ thêu mượn, qun hệ thợ cả với học việc thành quan hệ hợp tác tương trợ, giúp đỡ những người ấy trở thành xã viên của Hợp tác xã.
Xã viên có quyền biểu quyết ngang nhau, thiểu số phục tùng đa số, và phải được quá bán xã viên dự Đại hội thì biểu quyết mới có giá trị thi hành.
Đại hội xã viên thường kỳ cứ 6 tháng họp một lần để tổng kết công tác và quyết định những công việc hoạt động của Hợp tác xã cho thời gian tới. Ngoài ra, sẽ mở đại hội bất thường nếu có hơn nửa số xã viên yêu cầu.
Ban quản trị phải chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên và trước pháp luật về việc quản lý công việc của Hợp tác xã.
Nếu Hợp tác xã đông người và xét cần thiết, có thể bầu ra một ban kiểm soát để kiểm tra sổ sách, tài chính và kiểm tra sự thực hiện các điều lệ của Hợp tác xã và nghị quyết của đại hội xã viên. Những người trong ban kiểm soát nhất thiết không có chân trong Ban quản trị
Công việc quản lý của Hợp tác xã như: phân công sản xuất, phân phối nguyên liệu, thu hồi thành phẩm, kiểm nghiệm phẩm chất, tổ chức thi đua, học tập chính trị và văn hóa… đều phải đặt thành chế độ sinh hoạt thường xuyên của Hợp tác xã, phải được đại hội xã viên thông qua, và áp dụng cho tất cả xã viên.
a) Xã phí do xã viên nộp khi vào Hợp tác xã,
b) Phần đóng góp của xã viên theo số thu nhập của mỗi người,
c) Những khoản tiền thừa sau mỗi kỳ thanh toán.
Vốn chung là tài sản chung của Hợp tác xã không phân chia được. Vốn này chủ yếu dùng để mở rộng sản xuất; cũng có thể dùng vào việc phúc lợi tập thể cho xã viên. Việc đóng góp và sử dụng quỹ chung do đại hội xã viên quyết định.
Hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp
Hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp có thể tổ chức theo hai trình độ:
a) Công cụ sản xuất và tài sản trong Hợp tác xã hoàn toàn là của chung, của tập thể, xã viên hưởng thụ theo lao động, khi thanh toán lỗ lãi, nếu có lãi, sẽ dành một phần để tích lũy vốn chung, một phần chia theo công lao động của mỗi người, và một phần nhỏ bỏ vào quỹ xã hội để dùng vào việc phúc lợi tập thể cho xã viên.
Như vậy, loại Hợp tác xã sản xuất này có tính chất hoàn toàn xã hội chủ nghĩa.
b) Công cụ sản xuất chủ yếu thuộc của chung, sản xuất tập thể, xã viên hưởng thụ theo lao động, những cổ phần góp vào Hợp tác xã vẫn còn là của riêng của xã viên, khi thanh toán lỗ lãi, nếu có lãi vẫn dành cho các phần: tích lũy vốn, chia cho lao động và bỏ vào quỹ xã hội, còn để một phần nhỏ dành chia lãi cho cổ phần.
Như vậy, loại Hợp tác xã này có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa.
Xã viên góp tiền xã phí ngang nhau và góp ngay một lần khi vào Hợp tác xã.
Về cổ phần, thì đại hội xã viên sẽ tùy theo yêu cầu về vốn hoạt động của Hợp tác xã và khả năng đóng góp của xã viên, mà quy định mức đóng góp thích hợp.
Những máy móc, công cụ sản xuất chủ yếu của xã viên, xét thấy tập thể sử dụng có lợi, thì Ban quản trị đề nghị đưa vào hợp tác xã sử dụng chung, Hợp tác xã sẽ khấu hao và trả dần trong thời gian nhất định, hoặc xã viên có thể bán cho Hợp tác xã với giá thích đáng. Trường hợp người quá nghèo không có tiền góp cổ phần, thì có thể dùng các hiện vật đó quy thành cổ phần góp vào Hợp tác xã.
Đối với những thợ học việc và người làm công trong Hợp tác xã, phải có chế độ hay dạy nghề cho họ (thợ học việc) và được ưu tiên kết nạp vào Hợp tác xã, nếu họ tự nguyện và có đủ điều kiện.
- Tích lũy vốn chung từ 40 đến 50%,
- Chia cho lao động không quá 40%,
- Bỏ vào quỹ xã hội từ 10 đến 20%
Nếu Hợp tác xã còn ở trình độ thứ hai theo điểm b trong điều thứ 15, thì sẽ dành một phần nhỏ chia cho cổ phần, phần lãi cho cổ phần không nên cao quá mức lãi tiền gửi Ngân hàng.
Việc quyết toán lỗ lãi và việc phân phối lãi nói trên phải được đại hội xã viên thông qua.
Việc chia lãi cho lao động căn cứ vào số tiền công của người làm trong Hợp tác xã mà chia chứ không căn cứ vào số xã viên, phần của xã viên thì chia cho xã viên hưởng, còn phần của người làm công, thì bỏ vào quỹ tích lũy vốn chung, chứ người ấy không được hưởng, vì họ chưa phải là xã viên của Hợp tác xã.
Hợp tác xã sản xuất chỉ được giải tán khi đại hội xã viên quyết định và được cơ quan quản lý Hợp tác xã cấp trên cho phép. Khi được phép giải tán, phải thành lập Ban thanh toán do đại hội xã viên cử ra để thanh toán các khoản nợ và tài sản của Hợp tác xã. Sau khi trả xong các món nợ, đối với quỹ chung và quỹ xã hội, nếu còn thừa, thì giao cho cơ quan lãnh đạo Hợp tác xã tỉnh, thành phố, hoặc chính quyền địa phương dùng vào việc công ích.
Tổ chức nào thành lập không đúng bản quy tắc này, thì không gọi là Hợp tác xã thủ công nghiệp và không được sự ưu đãi của Nhà nước.
Việc thi hành điều 23 này đòi hỏi, một mặt phải làm đúng quy tắc tổ chức tạm thời ấn định trong bản này, một mặt phải căn cứ tình hình cụ thể, thực tế của người thợ thủ công, của các tổ chức thợ thủ công hiện có, nhìn thấy và nắm đúng thực chất, không câu nệ về hình thức; có như vậy mới tiến hành việc đưa người lao động thủ công vào con đường Hợp tác xã một cách vững chắc, đúng đắn và tốt đẹp.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.