BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 29-TC/CNKT | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1971 |
HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ VỀ MẶT TÀI CHÍNH NHỮNG THIỆT HẠI VÀ THANH TOÁN HẬU QUẢ LŨ LỤT Ở CÁC XÍ NGHIỆP VÀ CÔNG TRƯỜNG
Lũ lụt năm nay đã gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ở nhiều địa phương. Theo chỉ thị của Đảng và Chính phủ, các đơn vị cơ sở, các ngành, các cấp cần đề cao tinh thần tự lực cánh sinh, tận dụng mọi khả năng tài chính sẵn có, nhanh chóng khôi phục, ổn định và đẩy mạnh sản xuất để bù đắp thiệt hại, đảm bảo hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1971.
Thi hành Nghị quyết số 165-CP ngày 25-8-1971 của hội nghị liên tịch Ban bí thư trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả lũ lụt, quyết định số 169-CP ngày 07-9-1971 của hội nghị về một số chính sách đối với đồng bào vùng bị lũ lụt, chỉ thị số 237-TTg ngày 31-8-1971 của Phủ Thủ tướng về việc huy động và sử dụng lao động khắc phục hậu quả lũ lụt, chỉ thị số 238-TTg cùng ngày về việc kiểm tra và xử lý tài sản bị tổn thất vì lũ lụt, và Thông tư số 186-TTg ngày 02-7-1971 về việc xử lý và hạch toán các khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông; đồng thời, vận dụng các nguyên tắc, chế độ, thể lệ quản lý tài chính hiện hành. Thông tư này của Bộ Tài chính hướng dẫn về mặt tài chính, cách xử lý những thiệt hại về tài sản và thanh toán hậu quả của lũ lụt ở các xí nghiệp và công trường. Thông tư này bổ sung Thông tư số 217-TC/CNKT ngày 10-12-1968.
a) Đối với vật tư hàng hóa.
Vật tư, hàng hóa bị ngâm nước, sau khi được cứu vớt kịp thời, có loại cần lau chùi, có loại cần phơi khô, hấp sấy, có loại cần vận chuyển đến nơi bảo quản an toàn, có loại trở thành kém phẩm chất hoặc thành phế liệu, phế phẩm, có loại bị vất bỏ vì không thể tận dụng được v.v... Những nhu cầu chỉ tiêu trên đây, cần phân biệt giải quyết như sau:
Chi phí cứu vớt, lau chùi, phơi khô, hấp sấy, vận chuyển đến nơi bảo quản mới, đều hạch toán vào lỗ. Trường hợp xí nghiệp nhờ, hoặc được ngành chủ quản hay Ban chống lũ lụt huy động lực lượng của các đơn vị bạn đến làm hộ, thì các chi phí trên vẫn do đơn vị có vật tư, hàng hóa phải gánh chịu và thanh toán.
Thiệt hại do lũ lụt gây ra, làm giảm giá trị của vật tư, hàng hóa vì bị kém hoặc mất phẩm chất, bị hư hỏng, hao hụt, mất mát, sau khi đã lập biên bản xác nhận và được cấp có thẩm quyền duyệt y theo đúng thủ tục, được giải quyết như sau:
- Thiệt hại vừa: hạch toán vào lỗ như trường hợp trên;
- Thiệt hại nhiều đến vốn, trở ngại nhiều đến sản xuất, kinh doanh không hoạt động trở lại bình thường được: sau khi đã làm đầu đủ các thủ tục cần thiết, được xét cho giảm vốn và được cấp vốn bổ sung, căn cứ vào định mức vốn lưu động trong năm. Bộ chủ quản hoặc Sở, Ty chủ quản điều hòa vốn từ xí nghiệp thừa để bổ xung cho xí nghiệp thiếu, nếu không điều hòa được thì mới xin ngân sách cấp thêm.
b) Đối với tài sản cố định:
- Chi phí cứu vớt, lau chùi, phơi khô, hấp sấy, thu dọn, phục hồi tài sản cố định, ở mức độ nhẹ: ghi vào kinh phí sửa chữa thường xuyên (trong giá thành và phí lưu thông). Nếu ở mức độ nặng thì được lấy vốn sửa chữa lớn để chi và hạch toán theo chế độ hiện hành; nếu đơn vị không có đủ vốn sửa chữa lớn thì được vay vốn sửa chữa lớn của Ngân hàng.
Trường hợp nhu cầu vốn để phục hồi tài sản cố định quá lớn, (ở mức độ phải xây dựng lại), vốn sửa chữa lớn hiện có - kể cả phần được vay thêm ngân hàng – không đủ, việc sửa chữa phục hồi đòi hỏi phải có phương án được duyệt, thì xin cấp phát toàn bộ bằng vốn kiến thiết cơ bản và được áp dụng theo thông tư liên Bộ Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước – Tài chính số 274-TT-LB ngày 20-7-1969 hướng dẫn việc sửa chữa khôi phục các công trình bị địch đánh giá. Trước khi tiến hành phục hồi phải thanh lý tài sản cố định cũ, nộp tiền biến giá tài sản cố định (nếu có). Chú ý thu nhặt vật liệu để sử dụng trong phục hồi, giảm bớt cấp phát tài sản cố định, sửa chữa phục hồi xong, phải trị giá để tính khấu hao.
- Phục hồi, xây dựng lại tài sản cố định thuộc các công trình phúc lợi (nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ…) thì phải vận dụng quỹ phúc lợi và cho các đơn vị xét có thể hoàn thành kế hoạch năm 1971 được phép tạm trích trước quỹ phúc lợi để chi. Nếu không có quỹ phúc lợi thì phải xin cấp vốn kiến thiết cơ bản như trường hợp trên. Sửa chữa lớn các công trình này phải sử dụng vốn sửa chữa lớn theo như quy định của thông tư số 186-TTg ngày 2-7-1971.
2. Thiệt hại do phải ngừng sản xuất vì lũ lụt.
Những thiệt hại này bao gồm những trường hơp sau: xí nghiệp, công trường phải ngừng hoạt động thời gian bị ngập nước; đơn vị tuy không bị ngập nước nhưng phải ngừng hoạt động vì bị đe dọa, như trường hợp đề phòng vỡ đê, cấp trên ra lệnh tháo dỡ, vận chuyển thiết bị, kho tàng đi nơi khác; những đơn vị không thuộc 2 trường hợp trên nhưng bị huy động nhân lực, vật tư và tài sản cố định gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, nên phải ngừng hoạt động. Thiệt hại do phải ngừng sản xuất trong tất cả các trường hợp trên đây đều được hạch toán vào lỗ.
Đối với trường hợp vì lũ lụt mà nguyên nhiên, vật liệu về không đúng kỳ hạn nên đơn vị bị thiệt hại do phải ngừng sản xuất, thì cần phân biệt: nếu về chậm nhưng trong phạm vi thời hạn định mức dự trữ bảo hiểm (của vốn lưu động) thì phải hạch toán khoản thiệt hại vào giá thành hay phí lưu thông; nếu ngoài phạm vi thời hạn định mức dự trữ bảo hiểm (của vốn lưu động) thì hạch toán số thiệt hại vào lỗ.
3. Vật tư, hàng hóa, tài sản được lệnh huy động để chống lại lũ lụt.
- Đối với vật tư, hàng hóa bị huy động đi hẳn (không được trả lại hiện vật), thì các đơn vị phải trực tiếp thanh toán với Ban chống lũ lụt đã ra lệnh huy động (vì ngân sách Nhà nước đã cấp kinh phí này cho Ban lũ lụt). Trường hợp Ban chống lũ lụt không chịu thanh toán hoặc không thanh toán được, thì đơn vị yêu cầu Ban chống lũ lụt cùng lập biên bản xác nhận việc huy động để gửi lên ngành chủ quản và cơ quan tài chính liên quan xét, giải quyết.
- Vật tư, hàng hóa được huy động tạm thời (sau lũ lụt được trả lại hiện vật) thì các đơn vị có nhiệm vụ phải thu hồi. Trường hợp có hao hụt, mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất thì hoạch toán trị giá thiệt hại đó vào lỗ.
- Tiền khấu hao ô-tô, máy móc, cần cẩu, máy phát điện và tiền chi phí xăng, dầu, mỡ, tiền lương công nhân đi theo phục vụ trong thời gian được huy động đi chống lũ lụt tối đa đến 3 ngày: ghi vào lỗ xí nghiệp. Từ 4 ngày trở đi, thì Ban chống lũ lụt thanh toán toàn bộ chi phí theo tinh thần nghị định số 323-CP ngày 24-11-1965 của Hội đồng Chính phủ ban hành chế độ huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực ở địa phương. Trường hợp Ban chống lũ lụt không chịu thanh toán hoặc không thanh toán được thì đơn vị cần yêu cầu Ban chống lũ lụt cùng lập biên bản xác nhận việc huy động để gửi lên ngành chủ quản và cơ quan tài chính liên quan xét, giải quyết.
Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm xét cấp kinh phí cho ngành nông nghiệp và thuỷ lợi để sữa chữa các công trình này. Vì vậy, mọi việc cung cấp vật tư và lao động cần thiết cho việc sửa chữa này đều coi như là hoạt động sản xuất và cung cấp lao vụ bình thường đối với khách hàng. Trường hợp có lệnh, phải một mặt thì xuất kho những thành phẩm như là trạm biến thế, động cơ điện, máy bơm cho ngành nông nghiệp và thủy lợi để cho các ngành này hoạt động, đồng thời phải thu lại các tài sản cùng loại của các ngành nông nghiệp và thuỷ lợi để sửa chữa, thì thanh toán với khách hàng như sau: khi xuất kho thành phẩm thì coi là tiêu thụ, khi nhận tài sản để sửa chữa thì coi là làm công tác lao vụ sửa chữa.
- Chỉ để xây dựng lại hoặc sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản thì do vốn kiến thiết cơ bản chịu. Bên A xác nhận cho bên B khối lượng phải làm thêm, có sự tham gia của Ngân hàng kiến thiết, để làm cơ sở thanh toán cho bên B hạch toán chi phí vào vốn kiến thiết cơ bản khác, xin điều chỉnh lại dự toán nếu cần.
- Chi để xây dựng lại hoặc sửa chữa các công trình của các đoàn thăm dò, khảo sát thì kinh phí sự nghiệp thăm dò, khảo sát chi. Các ngành chủ quản có nhiệm vụ tiết kiệm và điều hòa trong dự toán kinh phí sự nghiệp thăm dò khảo sát, nếu không đủ, thì xin cơ quan tài chính cấp phát phần còn thiếu.
6. Chi phục vụ đời sống trong và sau thời gian lũ lụt.
- Tiền thuê phương tiện đi lấy nước uống, tiền mua phèn đánh nước uống cho cán bộ, công nhân viên (kể cả gia đình ở cùng với tập thể đơn vị) ở các xí nghiệp và công trường trong thời gian bị ngập nước: chi bằng quỹ phúc lợi trong quỹ xí nghiệp. Nếu đơn vị không có quỹ xí nghiệp thì chi vào quản lý phí xí nghiệp.
- Chi để chữa bệnh và phòng bệnh thì thanh toán vào giá thành và phí lưu thông. Trường hợp bệnh nhân đi nằm điều trị tại bệnh xá hoặc bệnh viện thì do kinh phí của bệnh xá hoặc bệnh viện chi.
- Chi cứu tế đột xuất cho cá nhân và gia đình cán bộ, công nhân viên bị nạn trong lũ lụt thì Nhà nước đã có kế hoạch cứu tế chung cho những vùng bị lũ lụt. Ngoài ra đơn vị cơ sở xét trợ cấp cứu tế đột xuất đối với công nhân viên bằng quỹ cứu tế trong quỹ xí nghiệp theo chế độ hiện hành.
7. Chi tiền đi đò, thuyền đi công tác và nghỉ phép:
Đi công tác trong thời gian lũ lụt, nếu bắt buộc phải đi bằng đò, thuyền thì được thanh toán công tác phí theo giá cả của địa phương quy định trong thời gian đó. Trường hợp nhà đò, thuyền không xuất biên lai thu tiền, thì người xin thanh toán phải làm giấy kê khai để kế toán trưởng xác nhận thanh toán. Chi phí này vẫn hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.
Trong thời gian lũ lụt, đi nghỉ phép hoặc trả phép nếu bắt buộc phải đi bằng đò, thuyền thì không xét thanh toán khoản chi đó cao hơn giá cả địa phương quy định trong thời gian đó.
8. Trả lương trong thời gian đơn vị phải ngừng việc vì lũ lụt;
Các đơn vị cơ sở, ngành chủ quản, địa phương có nhiều công tác đột xuất phòng, chống và thanh toán hậu quả lũ lụt. Như đã hướng dẫn trong các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của đơn vị cơ sở, ngành chủ quản và địa phương là phải điều phối tốt lao động, tránh tình trạng nơi việc nhiều thì thiếu người, nơi ngưng việc thì thừa người và nghỉ ngơi, nơi cần hoạt động bình thường thì lại huy động người đi, v.v… vì vậy, trường hợp phải ngừng việc và trả lương ngừng việc chỉ là trường hợp bất đắc dĩ, vì không còn khả năng điều phối lao động.
Việc trả lương cho các trường hợp này như sau:
- Trong thời gian phải ngưng việc vì lũ lụt nhưng được huy động đi làm nhiệm vụ chống lũ lụt hoặc công việc khác, thì vẫn được trả lương 100%.
- Trong thời gian phải ngưng việc vì lũ lụt, nghỉ vì không có việc cần huy động hoặc được nghỉ việc để thu xếp công việc gia đình, thì được trả lương ngừng việc 70%. Trường hợp thời gian ngừng việc trên đây được kết hợp giải quyết với nghỉ phép hàng năm theo chế độ, thì vẫn được trả lương 100%.
9. Thù lao cho lao động phục vụ chóng lũ lụt.
Trả thù lao cho lao động phục vụ chống lũ lụt phải thi hành đúng chỉ thị số 237-TTg ngày 31-8-1971 của Thủ tướng Chính phủ về việc huy động và sử dụng lao động khắc phục hậu quả của lũ lụt.
Chi tiền thù lao thì tùy theo công tác, như các trường hợp đã nói từ điểm 1 đến điểm 8 trên đây, mà lấy vào nguồn kinh phí có liên quan. Riêng đối với lực lượng cán bộ, công nhân viên, học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp được huy động phục vụ chống lũ lụt, thì lương, học bổng và khoản chi tiền thù lao này, đều do kinh phí của nhà trường chi, đơn vị cơ sở không phải trả.
Lũ lụt đã làm tổn thất đến nền kinh tế quốc dân và gây khó khăn trong sinh hoạt và đời sống. Vệc cân đối thu chi tài chính trong lúc này rất là căng thẳng. Nhiệm vụ của đơn vị cơ sở, các ngành, các cấp phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, nhanh chóng phục hồi, ổn định và đẩy mạnh sản xuất; soát xét lại khả năng thu và tiết kiệm chi, đẩy mạnh thu và quản lý chặt chẽ từng khoản chi, không được tùy tiện giải quyết trái với nguyên tắc và chế độ đã quy định.
Bộ Tài chính đề nghị các ngành, các cấp phổ biến thông tư này xuống tận các đơn vị cơ sở, phản ánh kịp thời những mắc mứu trong việc thi hành để nghiên cứu giải quyết cụ thể.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.