NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2018/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC NHẬN, QUẢN LÝ TIỀN KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn việc xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Thông tư này hướng dẫn việc xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
1. Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp (sau đây gọi là doanh nghiệp).
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Điều 3. Nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp
1. Khi có nhu cầu ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ), doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
Hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng) nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; Mục đích ký quỹ; Lãi suất tiền gửi ký quỹ; Hình thức trả lãi tiền ký quỹ; Sử dụng tiền ký quỹ; Rút tiền ký quỹ; Tất toán tài khoản ký quỹ; Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục mở tài khoản ký quỹ theo hướng dẫn của ngân hàng nhận ký quỹ và nộp số tiền ký quỹ (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) vào tài khoản ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sau đây gọi là Nghị định số 40/2018/NĐ-CP).
3. Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ hạch toán tiền ký quỹ vào tài khoản tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam, cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP .
4. Khi có thay đổi thông tin về doanh nghiệp trên giấy Xác nhận ký quỹ như: Tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, người đại diện theo pháp luật, số tiền ký quỹ, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ điều chỉnh thông tin theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu). Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin cung cấp cho ngân hàng nhận ký quỹ.
Nếu các thông tin đề nghị điều chỉnh trong văn bản đề nghị của doanh nghiệp khớp đúng so với các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh, ngân hàng nhận ký quỹ cấp giấy Xác nhận ký quỹ mới cho doanh nghiệp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP thay thế giấy Xác nhận ký quỹ cũ.
5. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng ký quỹ hoặc ký kết hợp đồng ký quỹ mới và thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 4. Quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp
Ngân hàng nhận ký quỹ quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo đúng quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Lãi suất tiền ký quỹ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ đảm bảo phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
1. Khi có nhu cầu rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần cung cấp thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính); hoặc văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
2. Ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Điều 7. Xử lý khoản tiền đã ký quỹ
1. Khi nhận được văn bản của Bộ Công thương yêu cầu trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp để xử lý các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện trích tiền ký quỹ cho người tham gia bán hàng đa cấp hoặc theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trường hợp số tiền trên tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp không đủ để sử dụng chi trả theo yêu cầu tại văn bản của Bộ Công thương, ngân hàng nhận ký quỹ phải có văn bản thông báo cho Bộ Công thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) biết và xử lý theo văn bản phản hồi của Bộ Công thương.
Điều 8. Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
1. Hướng dẫn doanh nghiệp và thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, trả lãi số dư tiền gửi ký quỹ, quản lý tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và khi doanh nghiệp thay đổi thông tin trên giấy Xác nhận ký quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Có văn bản xác nhận và thông báo cho Bộ Công thương theo các quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và Thông tư này.
4. Báo cáo về tình hình ký quỹ của các doanh nghiệp khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Vụ Thanh toán là đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình ký quỹ của các doanh nghiệp tại ngân hàng nhận ký quỹ; hướng dẫn và xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp tại các ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2019.
2. Đối với khoản tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, việc quản lý, rút và sử dụng tiền ký quỹ tại ngân hàng nhận ký quỹ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và Thông tư này.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-NHNN ngày 30/11/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……. | ………, ngày…….tháng…….năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN TRÊN GIẤY XÁC NHẬN KÝ QUỸ
Kính gửi: Ngân hàng……………………
1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):...................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số: ................................................ Do:………………………………………………………….
Cấp lần đầu ngày:……/……../……….
Lần thay đổi gần nhất ngày:……./……./………
Người đại diện theo pháp luật:…………………………………Chức vụ: ...........................
Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
Điện thoại ............................................................Fax..................................................
2. Xác nhận ký quỹ số............................do Ngân hàng ................................................
Cấp lần đầu ngày:……/……./………
Cấp lần thứ ……..ngày:……/……/……..
Đề nghị Ngân hàng ……………………………………………. điều chỉnh thông tin trên giấy Xác nhận ký quỹ cho Doanh nghiệp, cụ thể như sau:
(1) Nội dung đề nghị điều chỉnh trên giấy Xác nhận ký quỹ: ...........................................
(2) Lý do đề nghị điều chỉnh: ........................................................................................
(3) Văn bản, tài liệu kèm theo: ......................................................................................
Doanh nghiệp cam đoan chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực những thông tin cần điều chỉnh và văn bản, tài liệu kèm theo.
| Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.